Kinh tế chính trị

You might also like

You are on page 1of 6

Phân tích nhận định này theo quan điểm của nhóm:

“Chảy máu chất xám là một giả định vô căn cứ vì hiện tượng di cư lao động chất lượng
cao là chất xúc tác cho tăng trưởng kinh tế.”

A. Tìm hiểu chung:


1) Khái niệm:
Chảy máu chất xám là khái niệm ám chỉ sự di cư của lực lượng lao động được đào tạo, có
trình độ chuyên môn cao từ nước nghèo sang các nước giàu.
Đào tạo vào năng lực chuyên môn chính là đầu tư vào vốn nhân lực và ở các nước nghèo
thường rẻ hơn, vì việc cung cấp chúng là một hoạt động sử dụng nhiều lao động. Những
người có năng lực chuyên môn hoặc được đào tạo thường chuyển sang sống ở các nước phát
triển, vì ở đó lợi suất thu được từ vốn nhân lực của họ cao hơn.
Sự di cư này thường được luật pháp và các yếu tố thể chế khuyến khích. Hầu hết các nước
phát triển đều có cơ chế mở để tiếp nhận những người di cư có trình độ chuyên môn cao.

2) Biểu hiện:

- Biểu hiện thứ nhất: Những trí thức có khả năng, có năng lực, được đào tạo bài bản, đang
công tác tại các cơ quan đầu não nhà nước chuyển ra làm việc cho các công ty ngoài quốc
doanh, công ty 100% vốn nước ngoài. Tình hình này xảy ra phổ biến trong những năm 1990.

- Biểu hiện thứ hai: Hiện tượng một số cán bộ đang công tác tại các vụ, viện, trung tâm
nghiên cứu, các cơ quan nhà nước nhưng lại làm bán thời gian cho các tổ chức, các công ty
nước ngoài cũng có thể được coi là chảy máu chất xám. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng đã
được khắc phục phần nào sau khi Pháp lệnh về Cán bộ công chức được ban hành.

- Biểu hiện thứ ba: Chảy máu chất xám diễn ra ở các đối tượng sinh viên cao đẳng đại học
và học sinh trung học chuyên nghiệp. Nhiều sinh viên tốt nghiệp loại ưu không chấp nhận ở
lại trường, hoặc về công tác tại các vụ, viện, trung tâm nghiên cứu. Nhiều học sinh trung học
chuyên nghiệp có tay nghề cao sau khi ra trường cũng có hiện tượng tương tự.

- Biểu hiện thứ tư: Một số trí thức công tác tại các cơ quan khoa học đầu não được cử đi học
tập hoặc công tác ở nước ngoài, nhưng sau đó lại ở lại nước đó làm việc theo đúng chuyên
môn đã được đào tạo.

- Biểu hiện thứ năm: Vấn đề suy giảm chất xám hay mất dần chất xám cũng được coi là
chảy máu chất xám. Nhiều nhà khoa học có tên tuổi ở Việt Nam quan tâm đến vấn đề này
như: Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, GS.TS Nguyễn Duy Quý, GS.TS Hồ Uy Liêm... Hiện trạng
suy giảm chất xám được thể hiện ở chỗ: một số người được đào tạo bài bản ở nước ngoài
nhưng lại bỏ nghề và làm việc không theo đúng chuyên môn.

Mặt khác suy giảm chất xám trong nước cũng xảy ra khá phổ biến. Nhiều sinh viên sau khi
tốt nghiệp chỉ muốn công tác tại các đô thị lớn, vì vậy buộc họ phải làm các công việc khác
không đúng chuyên môn.

B. Nguyên nhân:

Những năm gần đây, chúng ta nhắc nhiều về vấn đề “chảy máu chất xám”. Thực trạng này
cũng xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Cụ thể là chất xám chuyển từ các nước đang phát triển
sang các nước phát triển, từ các nước phát triển ít sang các nước phát triển hơn.

Trong thời đại tri thức và bùng nổ thông tin, sức mạnh của mỗi quốc gia thường được đo
bằng khả năng tạo ra và sử dụng hiệu quả nguồn lực chất xám. Nếu quốc gia nào không kiểm
soát được nguồn lực chất xám mà để xảy ra tình trạng thất thoát, chảy máu chất xám thì sẽ
làm khánh kiệt nguồn lực trí tuệ và sinh lực của quốc gia đó

Thực tế hiện nay cho thấy khoảng cách giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển
trong khả năng tạo ra tri thức mới - vẫn còn rất lớn, vì vậy dẫn đến tình trạng sinh viên,
những người có trình độ chuyên môn cao, các nhà nghiên cứu giỏi tìm đến các nước phát
triển để học tập và nghiên cứu hoặc làm việc tại đó mà không quay trở lại

❖ Ở các nước phát triển:

- Thứ nhất, nền khoa học – công nghệ ở các nước phát triển có trình độ phát triển vượt bậc
so với các nước còn lại. Ở các nước phát triển, họ đã sớm nhận thấy rằng đây là một trong
những yếu tố quan trọng để có thể thu hút lực lượng lao động trí óc có trình độ cao. Ví dụ:
Năm 1998, tổng số vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát minh của Mỹ là 215 tỷ
USD. Phòng thí nghiệm Bel, được thành lập từ năm 1925 đến nay luôn là nơi thu hút các nhà
khoa học đến nghiên cứu, sáng tạo. Từ năm 1990 đến 1998, riêng Mỹ đã có 54 nhà khoa học
trong tổng 72 nhà khoa học nhận giải thưởng Nobel trên thế giới. Trong đó, phần lớn là các
nhà khoa học nước ngoài đến định cư tại Mỹ

- Thứ hai, môi trường học tập, làm việc tốt và tiềm năng phát triển trong tương lai cũng là
“một thỏi nam châm lớn” thu hút chất xám. Điển hình là các công viên công nghệ cao có sự
tham gia của các trường ĐH lớn như Berkeley, Stanford đã đào tạo ra trên 6000 nhà khoa học
có học vị tiến sĩ cho các ngành quốc phòng, hàng không vũ trụ, điện tử công nghiệp,… mà
phần lớn là các nhà khoa học nước ngoài

- Thứ ba, nắm bắt cơ hội để thu hút chất xám, các nước phát triển đặc biệt có những chính
sách ưu đãi để thu hút nhân tài các nước khác. Ví dụ: Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ
năm 1997 đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vật chất của lưu học sinh châu Á tại Mỹ.
Tận dụng cơ hội đó, các trường ĐH, các tổ chức phi chính phủ của Mỹ đã đồng loạt đưa ra
những biện pháp khác nhau nhằm giúp đỡ sinh viên châu Á và lôi kéo họ. Trường ĐH
George Washington có 2600 lưu học sinh nước ngoài, quá nửa là châu Á, trường này đã bỏ ra
250 nghìn USD để hỗ trợ học bổng cho số sinh viên đó. Ngoài ra các tổ chức phi chính phủ
và các công ty còn giúp lưu học sinh giải quyết chỗ ăn ở, giúp tìm việc làm sau khi tốt nghiệp
nhằm giữ họ lại và làm việc tại Mỹ. Hiện nay có rất nhiều học bổng Chính phủ, Doanh
nghiệp nước ngoài hỗ trợ việc du học và săn đón ngay khi sinh vừa tốt nghiệp hoặc đi thực
tập. Đây là một trong những chính sách phổ biến để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cho
tương lai của các nước phát triển

❖ Ở các nước đang phát triển:

- Thứ nhất, tại nhiều nước đang phát triển, sự phát triển kinh tế/khoa học công nghệ có phần
kém hơn so với các nước phát triển. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận lại một số mặt, ta có thể thấy
được đây là một trong những tiềm năng để thu hút những nhà khởi nghiệp (startups) thay vì
phải chật vật với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn ở các nước phát triển hơn.

- Thứ hai, hiện nay, sự trỗi dậy của các nền kinh tế đến từ 2 quốc gia đang phát triển là Ấn
Độ và Trung Quốc. Hiệp hội Điện tử Mỹ (AEA) cho rằng, nhiều nhân tài Trung Quốc, đặc
biệt là Ấn Độ từng đổ xô đến Mỹ để làm việc nay bắt đầu trở lại quê nhà. Xu hướng này dẫn
đến điều mà AEA mô tả là “Biến tình trạng chảy máu chất xám của Mỹ trở thành nguồn lợi
chất xám cho Trung Quốc và Ấn Độ”

C. Tác động:

Không thể phủ nhận rằng vấn đề chảy máu chất xám có cả mặt lợi và hại, sau đây chúng ta sẽ
cùng nhìn qua một số tác động của chảy máu chất xám và từ đó kết luận rằng liệu chảy máu
chất xám có thật chỉ là một giả định vô căn cứ.
★ Phân tích một số mặt lợi của chảy máu chất xám:

- Di cư sang các nước phát triển hơn giúp những người tài có cơ hội phát triển, hoàn thiện
bản thân đồng thời có cơ hội được tiếp xúc với những nền tri thức hàng đầu thế giới và điều
này thúc đẩy toàn cầu hóa, làm tăng mức vốn nhân lực bình quân và mức năng suất của nền
kinh tế.

- Những người dân đang cư trú làm việc tại nước ngoài với thu nhập tăng lên gấp nhiều lần
so với mức thu nhập trong nước sẽ đóng góp cho đất nước qua khoản tiền họ gửi về cho
người thân hoặc đầu tư vào trong nước, họ mang lợi cho quê hương qua kiều hối. Chỉ tính
riêng trong năm 2017, Việt Nam đã nhận ước tính hơn 13 tỷ USD kiều hối, và luôn nằm
trong top 10 quốc gia có kiều hối lớn nhất trên toàn cầu.

➔ Từ hai ý được nêu ở trên, có thể nói chảy máu chất xám cũng sẽ phần nào đóng vai trò
là chất xúc tác cho tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên liệu một số tác động tích cực này có thể thật sự khiến ta bỏ ngơ được các mặt tiêu
cực mà chảy máu chất xám đang gây ra.

★ Nhìn nhận về các tác động tiêu cực của chảy máu chất xám lên nền kinh tế và sự
phát triển xã hội của các quốc gia nơi đang diễn ra thực trạng này:

- Các đất nước đang trải qua tình trạng chảy máu chất xám phải đối mặt với một vấn đề lớn
đó là: thiếu thốn nguồn nhân lực chất lượng cao. Càng nhiều người thuộc tầng lớp lao
động trí thức cao quyết định di cư tới các quốc gia phát triển hơn thì cơ hội phát triển của đất
nước sở tại lại càng bị thu hẹp. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học không có nhân lực thực
hiện, thành tựu khoa học kỹ thuật không được phổ biến và ứng dụng do thiếu lao động chất
lượng cao. Thực trạng này diễn ra đặc biệt nhiều ở các nước đang phát triển và diễn ra trong
mọi lĩnh vực.

Một ví dụ điển hình tại Việt Nam có thể kể đến như chương trình “Đường lên đỉnh Olympia"
được tổ chức từ năm 1999, với giải thưởng cho thí sinh chiến thắng chung cuộc là 1 phần học
bổng 100% của Đại học Kỹ thuật Swinburne Úc. Tính đến năm 2019 đã có 19 quán quân, tuy
nhiên trong số họ chỉ có 2 người sau khi hoàn thành việc học tại Úc quyết định trở về và cống
hiến cho nước nhà.
- Các quốc gia đang diễn ra tình trạng chảy máu chất xám cũng đồng thời phải đối mặt với
những ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế. Không chỉ mất đi một khoản chi phí đào tạo
nhân lực, các quốc gia này cũng đang mất dần đi những người có thể cải thiện nền kinh tế
nói riêng và đất nước nói chung.

Người trong độ tuổi lao động từ 25-64 đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của một quốc
gia, chỉ tính riêng trong giai đoạn từ 2009 – 2019 tại Việt Nam, số người trong độ tuổi lao
động tăng lên hằng năm đã đóng góp trung bình 1.2% cho tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó
khoảng 86.5% lao động di cư nước ngoài lại thuộc nhóm tuổi này và đồng thời xu hướng di
cư ở người trẻ (25- 34 tuổi) cũng tăng nhanh với tỷ lệ từ 8.3% lên 10% chỉ trong khoảng thời
gian từ năm 2017 – 2019. Để từ đó ta thấy được rõ việc di cư lao động, đặc biệt là lao động
chất lượng cao đang gây ra những ảnh hưởng đến nền kinh tế của các quốc gia đang phát
triển.

- Sự di cư này tác động tới sự phát triển ổn định của xã hội. Những người di cư lao động
trình độ cao là chìa khóa để tạo ra một xã hội chuyên nghiệp hơn với cơ sở hạ tầng hiện đại
hơn, chính vì vậy sự vắng mặt của họ sẽ là tổn thất lớn cho các quốc gia, Ví dụ, nếu tất cả các
bác sĩ giỏi nhất của một đất nước rời đi, các bác sĩ mới sẽ khó có được nền giáo dục, kinh
nghiệm làm việc tốt nhất , các bệnh nhân cũng sẽ khó tiếp cận được phương pháp điều trị phù
hợp nhất. Từ đó ta có thể thấy rằng với việc di cư đến các nước phát triển hơn của nguồn
nhân công có tri thức và kiến thức cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến những người quyết định
tiếp tục cư trú tại các quốc gia đang phát triển .

Một trong những quốc gia phải gánh chịu hậu quả này là Ấn Độ. Người Mỹ gốc Ấn là nhóm
người di cư nhiều thứ hai, đồng thời cũng là nhóm người có tỷ lệ học vấn cao nhất tại Mỹ.
Vào năm 2019, 79% người nhập cư Ấn Độ từ 25 tuổi trở lên có ít nhất một bằng cử nhân, cao
hơn nhiều so với tỷ lệ của người gốc Mỹ và nhóm người di cư từ nước khác với chỉ 33%. Tại
Thung lũng Silicon hiện nay, hầu hết các công ty công nghệ đều có CEO là người gốc Ấn
tiêu biểu có thể kể đến như ông Shantanu Narayen (CEO Adobe), ông Satya Narayana
Nadella (CEO Microsoft) hay ông Rajeev Suri (CEO Nokia),… Tuy vậy, tại chính đất nước
Ấn Độ, 68.8% dân số vẫn sống trong đói nghèo , khoảng 25% trẻ em không được tới trường
đi học và là một trong những nước có tình trạng báo động về sự thiếu dinh dưỡng.(2018)
➔ Ta có thể thấy rằng mặc dù chảy máu chất xám có thể mang lại lợi ích kinh tế trong
tương lai, nhưng ở thời điểm hiện tại đây vẫn nên được coi là một vấn đề tiêu cực có
thể gây ảnh hưởng lớn tới các quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.

You might also like