You are on page 1of 2

Luận điểm 2: Sau khi ra tù

Trước khi gặp Thị Nở


- Chí Phèo ra tù, “lớp này trông khác hẳn”, hắn chẳng còn là chàng trai chất phác như ngày nào
mà giờ đây đã biến thành “con quỷ của làng Vũ Đại”. Đầu tiên là về ngoại hình khiến mọi
người đều phải khiếp sợ. "Trông đặc như thằng săng đá. Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng
hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gờm gờm trông gớm chết". Nào là "quần nái đen
với áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm
chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!".

- Chí Phèo đã đánh mất đi cái nhân hình trước kia rồi. Một anh canh điền hiền lành, chất phác
ngày nào giờ đây lại "đặc như thằng săng đá" khiến cho tất thảy làng Vũ Đại "mới đầu chẳng ai
biết hắn là ai", khiến ai đi qua cũng phải khiếp sợ.

- Cái nhà tù đương thời ấy không chỉ biến đổi hình dạng của Chí, biến hắn trở nên gớm ghiếc,
kinh hoàng trong mắt những người làng Vũ Đại mà còn thay đổi cả nhân cách của hắn. Giờ đây,
hắn trở thành một tên lưu manh thứ thiệt, luôn triền miên trong cơn say, khi say hắn lại chửi: “
Chửi trời, chửi đất, chửi cả làng Vũ Đại, chửi đứa nào không chửi nhau với hắn và cuối cùng là
chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn.”

- Hắn chửi như thế bởi lẽ hắn hận trời bất công, hận đời bạc bẽo, hận làng Vũ Đại độc ác, hận
đứa nào đẻ ra thân hắn rồi lại tàn nhẫn vứt bỏ hắn để rồi giờ đây hắn phải khổ như thế này. Và
hắn chửi như chỉ để xả cơn tức giận, chửi để có người chửi lại. Phải chăng đằng sau vẻ hung
hăng ấy là tiếng gào thét vô vọng của một khát khao được hòa nhập lại với xã hội. Trong cơn
say hắn nhận ra những nỗi đau tột cùng của một con người bị xã hội ruồng bỏ. Nhưng thật đắng
cay làm sao cái xã hội phong kiến đương thời tàn ác ấy nào đâu chịu chấp nhận, mở lòng với
một người như Chí.

- Dù có chửi ngày, chửi đêm thì thứ duy nhất đáp lại lời hắn là tiếng sủa của ba con chó dữ. Và
hình ảnh duy nhất mà người ta thấy được “Chỉ có ba con chó dữ và một thằng say rượu”. Nam
Cao đã lột tả hết sự cô độc, đáng thương, lẻ loi, một khoảng cách vô tận với thế giới của nhân
vật Chí Phèo. Từ đó mà ta thấy được sự đau khổ đến tột cùng của nhân vật, đồng thời cũng lên
án cái xã hội thối nát đã vùi dập những người nông dân thiện lành.

- Nếu như trước kia Chí chăm chỉ làm ăn, kiếm sống bằng sức lao động của chính mình thì giờ
đây hắn triền miên trong cơn say và sống bằng cái nghề “ăn vạ”, “ dọa nạt hay cướp giật”.
“Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế
chiều"…”mang cái vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến gọi tân tên tục ra mà chửi…lấy mảnh chai
cào vào mặt, máu ra loe loét trông gớm quá ..”
- Hắn trở thành một tên lưu manh chính hiệu, một Chí Phèo tàn ác, hung hãn và liều lĩnh. Bởi
hắn đâu còn mục đích gì để sống hiền lành như xưa, bởi cái nhà tù ấy đã cướp đi cái bản tính
hiền lành ngày nào của hắn mất rồi, bởi cái xã hội ấy đâu chịu cho hắn cơ hội để làm lại. Mãi
cho đến sau này, sau một lần ăn vạ Bá Kiến không thành và được Bá Kiến dỗ ngọt, Chí Phèo đã
trở thành tay sai cho cụ Bá và càng trở nên hung hãn hơn, vô nhân tính hơn. Hắn cướp giật, đốt
nhà, phá phách làng xóm, đâm thuê chém mướn. Và thế là cái thằng Chí Phèo kia lại càng khiến
người dân làng Vũ Đại thêm xa lánh hắn. Bởi hắn đâu còn là một con người nữa, hắn đã bán
linh hồn mình cho quỷ dữ mất rồi! Hắn đánh mất cả nhân hình nhân tính của mình mất rồi.

- Cái xã hội phong kiến ấy đã biến một người nông dân chất phác, có ước mơ và hòai bão giờ
đây chỉ còn là một tên lưu manh, nát rượu. Những hạnh phúc đơn giản của Chí trước kia giờ
đây lại quá đỗi xa vời. Bây giờ thứ duy nhất hắn mong muốn là uống thật say để rồi làm "bất cứ
điều gì người ta cần hắn cả". Chính Bá Kiến và cái xã hội phong kiến đương thời ấy đã làm mất
đi một người nông dân lương thiện và trả lại cho đời một con quỷ dữ.

→Sự thay đổi của Chí Phèo là lời tố cáo đanh thép và chân thật nhất dành cho giai cấp thống trị,
là hình ảnh của người nông dân chất phác bị áp bức, đè nén để rồi phải từ bỏ luôn nhân cách của
chính mình.

→Mang đến một sự kết hợp sâu sắc giữa giá trị hiện thực đầy đau thương và giá trị nhân đạo vô
cùng tinh tế.

→ Là tấm gương phản chiếu lại những xót xa của một tầng lớp xã hội thời bấy giờ, nhưng chất
chứa trong đó vẫn là sự cảm thông đầy sâu sắc số phận của những người dân lao động khốn khổ
bị chà đạp.
→ Một cái nhìn vô cùng mới mẻ, độc đáo nhưng vô cùng sâu sắc, thể hiện nỗi đau trăm chiều
của những người nông dân nghèo bị áp bức trong xã hội thực dân phong kiến.

You might also like