You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN


TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LENIN VỀ CON


NGƯỜI. ÁP DỤNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM
NHẰM ĐÁP ỨNG CHO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI.

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Quỳnh Hương


Lớp học phần: 2232MLNP0221
Nhóm thực hiện: Nhóm 8

Việt Nam, 2022

1
Danh sách thành viên nhóm

STT Họ và tên Mã sinh Nhiệm vụ Đánh giá


viên
106 Nguyễn Thị Thanh 21D180197 Phần 1.3
Thủy
107 Vũ Thu Thủy 21D180146 Đặt câu hỏi, làm
pp
108 Nguyễn Minh Trang 21D180148 Đặt câu hỏi, làm
pp
109 Nguyễn Phương Trang 21D180201 Phần 1.2

110 Phan Thị Thu Trang 21D180149 Phần 1.3

111 Trần Thị Hà Trang 21D180202 Phần 2.1

112 Trần Minh Trí 20D280057 Phần 1.4

113 Đỗ Thị Cẩm Tú 21D180203 Thuyết trình

114 Nguyễn Đức Tú 21D180204 Phần 2.2

115 Nguyễn Thanh Tùng 21D180151 Làm word

116 Nguyễn Thị Kim 21D180150 Thuyết trình


Tuyến
117 Nguyễn Minh Uyên 21D180152 Phần 1.1

118 Quản Thị Thanh Vân 21D180205 Phần 2.2

119 Đoàn Thị Hải Yến 21D180153 Chương 3

120 Lê Hải Yến 21D180206 Lời mở đầu

1
121 Nguyễn Minh Yến 21D180010 Nhóm trưởng

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................3
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:............................................................................4

1.1 Con người đóng vai trò quan trọng như thế nào trên hành tinh...................4
1.2 Trước khi chủ nghĩa Mác-Lênin xuất hiện thì những nhà triết học trước đó
có lý luận như thế nào về con người......................................................................4

1.2.1 Ở Phương Tây........................................................................................4


1.2.2 Ở Phương Đông......................................................................................6

1.3 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người....................................6


1.3.1: Khái niệm con người.............................................................................6
1.3.2: Bản chất con người..............................................................................10

1.4 Tầm quan trọng của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người ..........................10

CHƯƠNG II : QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ CON NGƯỜI:.....................14

2.1 Thực trạng của con người Việt Nam hiện nay:.......................................14
2.2 Phương hướng phát triển trong tương lai................................................17
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN..............................................................................24

3.1.Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người:..............................24


3.2 Vận dụng vào việc xây dựng con người Việt Nam nhằm đáp ứng cho
công cuộc đổi mới...............................................................................................25

2
LỜI KẾT VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................26

LỜI MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài

Nguồn lực con người luôn có vai trò quan trọng với sự phát triển của mỗi quốc gia.
Đặc biệt là trong bối cảnh thế kỉ XXI, khi thế giới đang dần chuyển sang nền kinh tế
tri thức, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, nguồn lực con người ngày càng thể hiện vai
trò quyết định của nó. Phát triển nguồn lực con người là xu hướng phát triển của thế
giới, đó cũng là con đường phát triển tất yếu của Việt Nam để bắt đầu công cuộc đổi
mới đất nuớc. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng
định: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt
Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa”.
Thực tế đã chứng tỏ rằng nếu không có nguồn nhân lực chất lượng thì nền kinh tế của
Việt Nam chưa thể thoát khỏi sự nghèo nàn, lạc hậu. Với những yêu cầu cấp thiết đó,
trong công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta cần phải xem xét, đánh giá nguồn nhân lực
hiện tại ở Việt Nam đang bộc lộ những ưu điểm gì, tồn tại những hạn chế nào để xây
dựng chính sách phát triển bền vững, nâng cao chất lượng lao động, phát huy sức
mạnh của nhân tố con người để phục vụ tốt nhất cho công cuộc đổi mới. Và tư tưởng
Mác-Lênin là cơ sở, là nền tảng để xây dựng nên những chính sách, tầm nhìn chiến về
nguồn lực con người ở Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của con người với
sự phát triển của quốc gia nhóm em đã chọn đề tài thảo luận: “Quan điểm của triết học
Mác- Lênin về con người và vận dụng vào việc xây dựng con người Việt Nam nhằm
đáp ứng cho công cuộc đổi mới.”
II. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu của đề tài là đưa ra cái nhìn tổng quát về thực trạng nguồn lực con người ở
Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế nhân tố con
người Việt Nam
III. Nhiệm vụ nghiên cứu

3
Bài thảo luận tập trung triển khai, phân tích 3 nội dung chủ yếu:
- Cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về con người.
- Quan điểm của Đảng về con người.
- Giải pháp khắc phục

Chương I. Cơ Sở Lý Luận:

1.1: Con người đóng vai trò quan trọng như thế nào trên hành tinh?
- Mác-Lê nin có quan điểm: “Con người là thực thể sinh học xã hội. Con
người là một sinh vật có tính xã hội, sản phẩm cao nhất của quá trình tiến
hóa tự nhiên, là chủ thể sáng tạo mọi thành tựu văn hóa trên Trái đất.
Triết học coi nhân tố con người về bản chất là nhân tố con người, quy định
vai trò chủ thể của con người.”Khái niệm về nhân tố con người đã được
nhiều nhà nghiên cứu đề cập qua những cách tiếp cận khác nhau. Trong tài liệu
triết học – xã hội về nhân tố con người có nhiều cách tiếp cận khác nhau, trong
đó có hai
- cách tiếp cận chính:
 Thứ nhất, coi nhân tố con người như là hoạt động của con người riêng
biệt, những năng lực và khả năng của họ do các nhu cầu và lợi ích cũng
như tiềm năng trí lực và thể lực của mỗi người quyết định.
 Thứ hai, coi nhân tố con người là tổng thể những phẩm chất, thuộc tính,
đặc trưng, năng lượng đa dạng của con người, biểu hiện trong các dạng
thức hoạt động khác nhau.Con người có mặt tự nhiên, vật chất, nhục
thể, sinh vật, tộc loại …Đồng thời, con người có mặt xã hội, tinh thần,
ngôn ngữ, ý thức, tư duy, lao động, giao tiếp, đạo đức. Con người là chủ
thể hoạt động thực tiễn, con người sáng tạo ra mọi của cải vật chất, tinh
thần, sáng tạo ra cả bộ óc và tư duy của mình.

1.2: Trước khi chủ nghĩa Mác-Lênin xuất hiện thì những nhà triết học
trước đó có lý luận như thế nào về con người?

1.2.1: Ở Phương Tây:


Trường phái triết học tôn giáo phương Tây

4
Khi nói về quan điểm trước Mác về con người không thể không thể kể đến các trường
phái triết học tôn giáo phương Tây, đặc biệt là Ki tô giáo. Theo Ki tô giáo, cuộc sống
con người do đấng tối cao an bài, sắp đặt. Bản chất con người là kẻ có tội. Con người
gồm hai phần là thể xác và linh hồn, trong đó, linh hồn là thứ có giá trị cao nhất trong
con người và tồn tại vĩnh cửu. Ki tô giáo khuyên con người cần nuôi dưỡng linh hồn
để hướng đến nơi Thiên đường.
Ta thấy, triết học tôn giáo phương Tây còn nhận thức vấn đề con người trên cơ sở thế
giới quan duy tâm thần bí.
Triết học Hy Lạp cổ đại

Khác với Ki tô giáo, triết học Hy Lạp cổ đại cho rằng con người là điểm khởi nguồn
của tư duy triết học. Con người và thế giới xung quanh là tấm gương phản chiếu lẫn
nhau. Chẳng hạn như Arixtốt có quan niệm rằng chỉ có linh hồn, tư duy, trí nhớ, ý chí,
năng khiếu nghệ thuật là làm cho con người nổi bật lên, con người là thang bậc cao
nhất của vũ trụ.
Như vậy, triết học Hy Lạp cổ đại bước đầu đã có sự phân biệt con người với tự nhiên.
Tuy nhiên, sự hiểu biết về con người mới chỉ dừng lại ở hình thức bên ngoài.
Triết học Tây Âu trung cổ

Triết học Tây Âu trung cổ xem con người là sản phẩm của Thượng đế sáng tạo.
Thượng đế chi phối, sắp xếp đối với số phận của con người, kể cả niềm vui, nỗi buồn,
sự may rủi. Theo đó, ý chí của Thượng đế là tối thượng, trí tuệ con người thấp hơn lý
chí anh minh của Thượng đế.
Triết học thời kỳ phục hưng – cận đại

Triết học thời kỳ này đặc biệt đề cao vai trò trí tuệ, lý tính của con người, xem con
người là một thực thể có trí tuệ.
Triết học cổ điển Đức

Trong Triết học cổ điển Đức, những nhà triết học nổi tiếng như Can tơ, Hê ghen đã
phát triển quan niệm con người theo khuynh hướng chủ nghĩa duy tâm.
- Hê ghen cho rằng con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối. Ý niệm tuyệt đối hình
thành trong quá trình tự ý thức của tư tưởng con người, quá trình này đưa con người
trở về với giá trị tinh thân, giá trị bản thể và cao nhất trong đời sống con người. Bên
cạnh đó, Hê ghen còn trình bày một cách hệ thống các quy luật của quá trình tư duy
của con người, làm rõ cơ chế đời sống tinh thần cá nhân trong mọi hoạt động của con
người. Từ đó, khẳng định vai trò chủ thể của con người đối với lịch sử.

5
- Ngược lại, Phoiơbắc lại phê phán tính chất siêu tự nhiên, phi vật chất, phi thể xác về
bản chất con người trong triết học Hêghen, đồng thời khẳng định con người do sự vận
động của thế giới vật chất tạo nên. Phoiơbắc đề cao vai trò và trí tuệ của con người với
tính cách là những cá thể người. Từ đó nhằm giải phóng cá nhân con người. Tuy
nhiên, quan điểm này cũng bộc lộ hạn chế, đó là không phản ánh được bản chất xã hội
trong đời sống con người, tách co người khỏi những điều kiện lịch sử cụ thể.
Ở thời hiện đại, quan điểm về con người trong triết học phương Tây hiện đại thể hiện
rõ nét qua các quan điểm của phân tâm học, chủ nghĩa nhân vị, chủ nghĩa thực dụng,
chủ nghĩa phê phán, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa cấu trúc v.v, trong đó các quan
điểm về con người của chủ nghĩa hiện sinh giữ vai trò chủ yếu.

1.2.2: Ở Phương Đông:


Quan điểm về con người trong triết học Phật giáo.

- Phật giáo phủ nhận vai trò của Đấng sáng tạo, phủ nhận cái Tôi của con người.
- Trong quá trình tồn tại, con người có trần tục tính và phật tính. Bản tính con người
vốn tự có cái ác và cái thiện. Cuộc đời con người do chính con người quyết định qua
quá trình tạo nghiệp.
- Con đường tu nghiệp để trở thành La Hán, Bồ tát hay Phật được coi là đạo làm
người.
Quan điểm về con người trong triết học Nho giáo.

- Con người và vạn vật được tạo nên từ sự hỗn hợp giữa Trời với Đất trong khoảng
giữa âm - dương và do bẩm thụ tính Trời nên bản tính con người vốn thiện.
- Bản chất con người bị quy định bởi Mệnh Trời “Nhân giã kỹ thiên địa chi đức, âm
dương chi giao, quỷ thần chi hội, ngũ hành chi trí khí giã- Con người là cái đức của
Trời Đất, sự giao hợp của âm dương, sự tụ hội của quỷ thần, cái khí tinh tú của ngũ
hành”.

1.3: Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người?

1.3.1: Khái niệm con người


6
 Con người là thực thể sinh học - xã hội
Theo C.Mác, con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát triển cao
nhất của giới tự nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất cả
các thành tựu của văn minh và văn hóa. Về phương diện sinh học, con người là một
thực thể sinh vật, là sản phẩm của giới tự nhiên, là một động vật xã hội. “Bản thân cái
sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng đã quyết định việc con người không
bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của con vật”?. Điều đó có nghĩa
rằng con người cũng như mọi động vật khác phải tìm kiếm thức ăn, nước uống, phải
“đấu tranh sinh tồn” để ăn uống, sinh đẻ con cái, tồn tại và phát triển. Nhưng không
được tuyệt đối hóa điều đó. Không phải đặc tính sinh học, bản năng sinh học, sự sinh
tồn thể xác là cái duy nhất tạo nên bản chất của con người, mà con người còn là một
thực thể xã hội. Khi xem xét con người, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
không thể tách rời hai phương diện sinh học và xã hội của con người thành những
phương diện biệt lập, duy nhất, quyết định phương diện kia.
Không chỉ là một thực thể sinh học, mà con người cũng còn là một bộ phận của
giới tự nhiên. “Giới tự nhiên...là thân thể vô cơ của con người,... đời sống thể xác và
tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên”. Và phương diện thực thể sinh học,
con người còn phải phục tùng các quy luật của giới tự nhiên, các quy luật sinh học như
di truyền, tiến hóa sinh học và các quá trình sinh học của giới tự nhiên. Con người là
một bộ phận đặc biệt, quan trọng của giới tự nhiên, nhưng lại có thể biến đổi giới tự
nhiên và chính bản thân mình, dựa trên các quy luật khách quan. Đây chính là điểm
khác biệt quan trọng giữa con người và các thực thể sinh học khác. Về mặt thể xác,
con người sống bằng những sản phẩm tự nhiên, dù là dưới hình thức thực phẩm, nhiên
liệu, áo quần, nhà ở, vv... . Bằng hoạt động thực tiễn con người trở thành một bộ phận
của giới tự nhiên có quan hệ với giới tự nhiên, thống nhất với giới tự nhiên, bởi giới tự
nhiên là “thân thể vô cơ của con người”. Vì thế con người phải dựa vào giới tự nhiên,
gắn bó với giới tự nhiên, hòa hợp với giới tự nhiên mới có thể tồn tại và phát triển.
Quan điểm này là nền tảng lý luận và phương pháp luận rất quan trọng, có tính thời sự
trong bối cảnh khủng hoảng sinh thái và yêu cầu phát triển bền vững hiện nay.
Con người còn là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội. Hoạt động xã hội
quan trọng nhất của con người là lao động sản xuất. Người là giống vật duy nhất có thể
bằng lao động mà thoát khỏi trạng thái thuần túy là loài vật nào. Nếu con vật phải sống
dựa hoàn toàn vào các sản phẩm của tự nhiên, dựa vào bản năng thì con người lại sống
bằng lao động sản xuất, bằng việc cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra các vật phẩm để thỏa
mãn nhu cầu của mình. Nhờ có lao động sản xuất mà con người về mặt sinh học có thể
trở thành thực thể xã hội, thành chủ thể của “lịch sử có tính tự nhiên”, có lý tính, có
7
“bản năng xã hội”. Lao động đã góp phần cải tạo bản năng sinh học của con người,
làm cho con người trở thành con người đúng nghĩa của nó. Lao động là điều kiện liên
quyết, cần thiết và chủ yếu quyết định sự hình thành và phát triển của con người cả về
phương diện sinh học lẫn phương diện xã hội
Trong hoạt động con người không chỉ có các quan hệ lẫn nhau trong sản xuất, mà
còn có hàng loạt các quan hệ xã hội khác. Những quan hệ đó ngày càng phát triển
phong phú, đa dạng, thể hiện những tác động qua lại giữa họ với nhau. Xã hội, xét đến
cùng, là sản phẩm của sự tác động qua lại lẫn nhau giữa những con người. Tính xã hội
của con người chỉ có trong xã hội loài người”, con người không thể tách khỏi xã hội và
đó là điểm cơ bản làm cho con người khác với con vật. Hoạt động của con người gắn
liền với các quan hệ xã hội không chỉ phục vụ cho con người mà còn cho xã hội, khác
với hoạt động của con vật chỉ phục vụ cho nhu cầu bản năng sinh học trực tiếp của nó.
Hoạt động và giao tiếp của con người đã sinh ra ý thức người. Tư duy, ý thức của con
người chỉ có thể phát triển trong lao động và giao tiếp xã hội với nhau. Cũng nhờ có
lao động và giao tiếp xã hội mà ngôn ngữ xuất hiện và phát triển. Ngôn ngữ và tư duy
của con người thể hiện tập trung và nổi trội tính xã hội của con người, là một trong
những biểu hiện rõ nhất phương diện con người là một thực thể xã hội. Chính vì vậy,
khác với con vật, con người chỉ có thể tồn tại và phát triển trong xã hội loài người.
 Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin phê phán quan niệm của Feuerbach
đã xem xét con người tách khỏi điều kiện lịch sử cụ thể và hoạt động thực tiễn của họ,
xem xét con người chỉ như là đối tượng cảm tính, trừu tượng, không có hoạt động thực
tiễn. Feuerbach đã không nhìn thấy những quan hệ hiện thực, sống động giữa người
với người trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong sản xuất. Do vậy, ông đã tuyệt đối
hóa tình yêu giữa người với người. Hơn thế nữa, đó cũng không phải là tình yêu hiện
thực mà là tình yêu đã được ông lý tưởng hóa . Phê phán quan niệm sai lầm của
Feuerbach và của các nhà tư tưởng khác về con người, kế thừa các quan niệm tiến bộ
trong lịch sử tư tưởng nhân loại và dựa vào những thành tựu của khoa học, chủ nghĩa
Mác khẳng định con người vừa là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên,
vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người và của chính bản thân con người. Mác đã
khẳng định trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức rằng, tiền đề của lý luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của các ông là những con người hiện thực đang hoạt động,
lao động sản xuất và làm lịch sử của chính mình, làm cho họ trở thành những con
người như đang tồn tại Cần lưu ý rằng con người là sản phẩm của lịch sử và của bản
thân con người, nhưng con người, khác với con vật, không thụ động để lịch sử làm

8
mình thay đổi, mà còn của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử người còn là chủ thể
của lịch sử.
 Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử
Con người vừa là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội, nhưng đồng
thời, lại là chủ thể của lịch sử bởi lao động và sáng tạo là thuộc tính xã hội tối cao của
con người. Con người và động vật đều có lịch sử của mình, nhưng lịch sử con người
khác với lịch sử động vật. Lịch sử của động vật “là lịch sử nguồn gốc của chúng và sự
phát triển dần dần của chúng cho đến trạng thái hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy
không phải do chúng làm ra, và trong chừng mực mà chúng có tham dự vào việc làm
ra lịch sử ấy, thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của
chúng. Ngược lại, con người càng cách xa con vật hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao
nhiêu, thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy
nhiêu ". Hoạt động lịch sử đầu tiên khiến con người tách khỏi con vật, có ý nghĩa sáng
tạo chân chính là hoạt động chế tạo công cụ lao động, hoạt động lao động sản xuất.
Nhờ chế tạo công cụ lao động mà con người tách khỏi loài vật, tách khỏi tự nhiên trở
thành chủ thể hoạt động thực tiễn xã hội. Chính ở thời điểm đó con người bắt đầu làm
ra lịch sử của mình. “Sáng tạo ra lịch sử” là bản chất của con người, nhưng con người
không thể sáng tạo ra lịch sử theo ý muốn tùy tiện của mình, mà là phải dựa vào những
điều kiện do quá khứ, do thế hệ trước để lại trong những hoàn cảnh mới. Con
người,một mặt phải tiếp tục các hoạt động trên các tiền đề, điều kiện cũ của thế hệ
trước để lại, mặt khác, lại phải tiến hành các hoạt động mới của mình để cải biến
những điều kiện cũ. Lịch sử sản xuất ra con người như thế nào thì tương ứng, con
người cũng sáng tạo ra lịch sử như thế ấy. Từ khi con người tạo ra lịch sử cho đến nay
con người luôn là chủ thể của lịch sử, nhưng cũng luôn là sản phẩm của lịch sử.
Con người tồn tại và phát triển luôn luôn ở trong một hệ thống môi trường xác
định. Đó là toàn bộ điều kiện tự nhiên và xã hội, cả điều kiện vật chất lẫn tinh thần, có
quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của con người và xã hội. Đó là những
điều kiện cần thiết, tất yếu, không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của con
người. Một mặt, con người là một bộ phận của giới tự nhiên, để tồn tại và phát triển
phải quan hệ với giới tự nhiên, phải phụ thuộc vào giới tự nhiên, thu nhận và sử dụng
các nguồn lực của tự nhiên để cải biến chúng cho phù hợp với nhu cầu của chính mình.
Mặt khác, là một bộ phận của tự nhiên, con người cũng phải tuân theo các quy luật của
tự nhiên, tuân theo các quá trình tự nhiên như cơ học, vật lý, hỗa học, đặc biệt là các
quá trình y, sinh học, tâm sinh lý khác nhau. Về phương diện sinh thì hay sinh học,
con người là một tiểu vũ trụ có cấu trúc phức tạp, là một hệ thống mở, biến đổi và phát
triển không ngùng, thay đổi và thích nghi khá nhanh chóng so với các động vật khác
9
trước những biến đổi của môi trường. Nó vừa tiếp nhận, thích nghi, hòa nhịp với giới
tự nhiên, nhưng cũng bằng cách đó cải tiến giới tự nhiên để thích ứng và biến đổi
chính mình.
Con người cũng tồn tại trong môi trường xã hội. Chính nhờ môi trường xã hội mà
con người trở thành một thực thể xã hội và mang bản chất xã hội. Con người là sản
phẩm của hoàn cảnh, của môi trường trong đó có môi trường xã hội. Môi trường xã
hội cũng là điều kiện và tiền đề để con người có thể thực hiện quan hệ với giới tự
nhiên ở quy mô rộng lớn và hữu hiệu hơn.Trong thực chất thì môi trường xã hội cũng
là một bộ phận của tự nhiên với những đặc thù của nó. So với môi trường tự nhiên môi
trường xã hội có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến con người, sự tác động của
môi trường tự nhiên đến từng cá nhân con người thường phải thông qua môi trường xã
hội và chịu ảnh hưởng sâu sắc của các nhân tố xã hội. Môi trường xã hội cũng như mỗi
cá nhân con người thường xuyên phải có quan hệ với môi trường tự nhiên và tồn tại
trong mối quan hệ tác động qua lại, chi phối và quy định lẫn nhau.
Do sự phát triển của công nghiệp, của cách mạng khoa học - công nghệ, nhiều loại
môi trường khác đã và đang được phát hiện. Đó là những môi trường, như môi trường
thông tin, kiến thức, môi trường từ tính, môi trường điện, môi trường hấp dẫn, môi
trường sinh học, vv.. Nhưng cần lưu ý rằng, có những môi trường trong số đó mới
được phát hiện và đang được nghiên cứu, nên còn có nhiều ý kiến, quan niệm khác
nhau, thậm chí đối lập nhau. Môi trường sinh học, môi trường cận tâm lý, môi trường
tương tác yếu, đang được nghiên cứu trong khoa học tự nhiên là những môi trường
như vậy. Tuy nhiên, dù chưa được nhận thức đầy đủ, mới được phát hiện hay còn có
những ý kiến, quan niệm khác nhau, thì chúng đều hoặc là thuộc về môi trường tự
nhiên, hoặc là thuộc về môi trường xã hội. Tính chất, phạm vi, vai trò và tác động của
chúng đến con người là khác nhau, không giống hoàn toàn như môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội. Chúng là những hiện tượng, quá trình cụ thể của tự nhiên hoặc xã
hội, có tác động, ảnh hưởng ở một khía cạnh hẹp, cụ thể và xác định ở phương diện tự
nhiên hoặc xã hội.

1.3.2: Bản chất con người

 Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội


Trong sinh hoạt xã hội, khi hoạt động ở những điều kiện lịch sử nhất định con
người có quan hệ với nhau để tồn tại và phát triển “Trong tính hiện thực của nó, bản
chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”. Bản chất của con người luôn được
hình thành và thể hiện ở những con người hiện thực, cụ thể trong những điều kiện lịch
sử cụ thể. Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất của con người, nhưng không phải là sự
10
kết hợp giản đơn hoặc là tổng công chúng lại với nhau mà là sự tổng hòa chúng; mối
quan hệ xã hội có vị trí, vai trò khác nhau, có tác động qua lại, không tách rời nhau.
Các quan hệ xã hội có nhiều loại: Quan hệ quá khứ, quan hệ hiện tại, quan hệ vật chất,
quan hệ tinh thần, quan hệ trực tiếp, gián tiếp, tất nhiên hoặc ngẫu nhiên, bản chất hoặc
hiện tượng, quan hệ kinh tế, quan hệ phi kinh tế, v... Tất cả các quan hệ đó đều góp
phần hình thành lên bản chất của con người. Các quan hệ xã hội thay đổi thì ít hoặc
nhiều, sớm hoặc muộn, bản chất con người cũng sẽ thay đổi theo. Trong các quan hệ
xã hội cụ thể, xác định, con người mới có thể bộc lộ được bản chất thực sự của mình,
và cũng trong những quan hệ xã hội đó thì bản chất người của con người mới được
phát triển. Các quan hệ xã hội khi đã hình thành thì có vai trò chi phối và quyết định
các phương diện khác của đời sống con người khiến cho con người không còn thuần
túy là một động vật mà là một động vật xã hội. Con người"bẩm sinh đã là sinh vật có
tính xã hội" .Khía cạnh thực thể sinh vật là tiền đề trên đó thực thể xã hội tồn tại phát
triển và chi phối.

1.4: Tầm quan trọng của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người?

- Do nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề con người đặc biệt là vấn
đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta hiện nay.
Đảng và nhân dân ta đã và đang xây dựng và phát triển đất nước toàn diện về nhiều
mặt đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, nó phụ thuộc rất nhiều vào nhiều chiến lược con
người: Cần đào tạo con người một cách có chiều sâu lấy tư tương và chủ nghĩa Mác -
Lênin làm nền tảng, cũng như trên thế giới ở nước ta chiến lược con người nó có một ý
nghĩa hết sức quan trọng và để phát triển đúng hướng chiến lược đó cần có một chính
sách phát triển con người, không để con người đi lệch tư tưởng tuy nhiên trong thực tế
không ít người sẽ ngang đi tìm khả năng phát triển nó trong chủ nghĩa tư bản. Nhiều
người trở về phục sinh và tìm sự hoàn thiện con người trong các tôn giáo và các hệ tư
tưởng truyền thống. Có người lại sáng tạo ra tư tưởng tôn giáo mới cho phù hợp với
con người Việt Nam. Song nhìn lại một cdách khách quan và khoa học sự tồn tại của
chủ nghĩa Mác - Lênin trong xã hội Việt Nam có lẽ không ai có thể phủ nhận được vai
trò ưu trội và triển vọng cuả nó trong sự nghiệp phát triển con người tạo đà cho bước
phát triển tiếp theo của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì một nước đang còn
ở tình trạng kém phát triển như nước ta không thể không xây dựng một chính sách
phát triển lâu dài, có tầm nhìn xa trông rộng phát triển con người nâng cao chất lượng
của người lao động. Hơn bất cứ một lĩnh vực nghiên cứu nào khác, lĩnh vực phát triển
con người là mục tiêu cao cả nhất của toàn dân, đưa loài người tới một kỷ nguyên mới,
mở ra nhiều khả năng để tìm ra những con đường tối ưu đi tới tương lai con đường khả
quan nhất cho sự nghiệp phát triển con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện
đại hoá đất nước. Trong đời sống xã hội thực tiễn cơ sở vận dụng khoa học và sáng tạo

11
chủ nghĩa Mác - Lênin về con người tại hội nghị lần thứ tư của ban chấp hành trung
ương Đảng khoá VII đề ra nghị quyết và thông qua nghị quyết về việc phát triển con
người Việt Nam toàn diện với tư cách là "Động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội
mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội" Đó là "con người phát triển cao về trí
tuệ, cường tráng về thể chất phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức". Bởi lẽ,
người lao động nước ta ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội và trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước theo cớ chế thị trường, dưới
sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì chất lượng của người
lao động là nhân tố quyết định nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của
Đảng đã khẳng định "Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của
con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi cuả công cuộc đổi mới đất nước".
Thực tiễn đã chứng tỏ xã hội ta hiện nay tình trạng mất hài hoà về mặt bản thể của
mỗi cá nhân là chủ yếu, là tất cả bản thể cá nhân phát triển toàn diện và hài hoà về đạo
đức, trí tuệ, thể lực là mục tiêu xây dựng con người trong chủ nghĩa xã hội nhưng mục
tiêu cơ bản và quan trọng hơn cả là vấn đề con người phải trở thành nhân tố quyết định
lịch sử xã hộivà lịch sử của chính mình.
- Các nhà tư tưởng tư sản xuyên tạc chủ nghĩa Mác cho rằng đó là "chủ
nghĩa không có con người" thực tế thì, chủ nghĩa Mác là một chỉnh thể thống
nhất của ba bộ phận triết học nghiên cứu các quy luật của thế giới, giúp ta
hiểu bản chất, mới quan hệ tự nhiên - xã hội - con người, chính trị kinh tế
vạch ra quy luật đi lên của xã hội, chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ ra con đường
và phương pháp nghiên cứu con người. Chủ nghĩa Mác là một chủ nghĩa vì con
người, chủ nghĩa nhân đạo. Học thuyết đó không chỉ chứng minh bản chất của
con người ("tổng hoà của các quan hệ xã hội") và bản tính con người ("luôn
vươn tới sự hoàn thiện") mà còn vạch hướng đưă con người đi đúng bản chất
và bản tính của mình, giải phóng, xoá bỏ sự tha hoá, tạo điều kiện phát huy
mọi sức mạnh bản chất người, phát triển toàn diện, hài hoà cho từng cá nhân.
Sự phù hợp giữa tư tưởng Mác Xít với bản chất và bản tính người đã thu phục
và làm say mê những con người hằng mong vươn lên xây dựng xã hội mới,
mở ra mọi khả năng cho sự phát triển con người.
- Chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin mới có thẻ vạch rõ được hướng đi đúng
cho con đường đi lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, thực tế cho thấy cùng với
tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam đã làm nên
thắng lợi cách mạng giải phòng dân tộc (1945), thống nhất đất nước (1975)
thực hiện ý chí độc lập tự do con người việt Nam điều mà bao nhiêu học
thuyết trước Mác không thể áp dụng được, và chính chủ nghĩa Mác - Lênin đã
làm thay đổi, trở thành hệ tư tưởng chính thống của toàn xã hội, thay đổi
nhanh chóng đời sống tinh thần đại đa số nhân dân Việt Nam. Thực tiễn hoạt
động cách mạng xã hội chủ nghĩa vừa nhanh chóng nâng cao trình độ nhận
thức toàn diện. Bằng hệ thống giáo dục với các hình thức đào tạo đa dạng, với
các hình thức khoa học thấm nhuần tinh thần cơ bản của chủ nghĩa Mác -
12
Lênin đã hình thành kế tiếp nhau những lớp người lao động mới ngày càng có
tư tưởng, trình độ chung, chuyên môn cao ngày nay chúng ta đã có một đội
ngũ cán bộ văn hoá khoa học công nghệ với trình độ lý luận và quản lý tốt
đồng đều trong cả nước.
- Có thể nói chỉ trong một thời gian ngắn hệ tư tưởng Macxít đã thể hiện
xu hướng của mình đối với nền văn hoá dân dã, xoá bỏ dần dần sự thống trị
của các loại tư tưởng tự phát, lạc hậu, thấp kém trong con người cũ, mê tín dị
đoan, các niềm tin mù quáng… Với sức mạnh có tính khoa học, học thuyết
Mác - Lênin đã vạch rõ được những yếu tố phi khoa học, phi nhân đạo, các
loại thế giới quan, nhân sinh quan sai lệch mà trước đó đã làm mai một trí tuệ,
tính tích cực trong con người của các hệ tư tưởng truyền thống. Mặt khác, chủ
nghĩa Mác - Lênin còn thể hiện rõ tính ưu việt trong con người đối với các
luồng tư tưởng tư sản ngoại nhập của Phương Tây, và các trào lưu tư tưởng tư
sản hiện tại đang làm lệch hướng đi của những con người chân chính trong
điều kiện đời sống vật chất khó khăn. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc xiềng
xích của chân lý cổ truyền, của nền sản xuất tiểu nông với tư duy còn hạn chế,
kinh nghiệm, phi khoa học trong con người thiếu văn hoá do xã hội cũ để lại
đã được tri thức khoa học Mác xít phá tan. Một ý thức tiên tiến ra đời. Các tín
ngưỡng dần dần cũng phải nhường chỗ cho niềm tin khoa học. Các yếu tố tư
duy duy vật biện chứng hình thành trong đời sống thường ngày, trong lao
động, cũng như trong mọi hoạt động của xã hội. Thế giới quan khoa học ngày
càng ăn sâu ở những con người luôn phấn đấu cho thắng lợi của chủ nghĩa xã
hội nó nhìn thế giới, xã hội, con người trong sự vận động và phát triển trong
tính hiện thực và tiềm ẩn những khả năng, sự tồn tại khách quan là điều kiện
sống và sự phát triển con người.
- Thế giới quan đó hàm chứa nhân sinh quan tiến bộ, khắc phục dần
những quan niệm sai lầm, phiến diện về con người của các hệ tư tưởng khác.
Sự chuyển đổi hệ tư tưởng dẫn đến chuyển đổi hệ giá trị của xã hội và
giá trị con người, con người từ chỗ phục tùng chuyển sang tự chủ, sáng tạo, từ
chỗ dựa trên tập quán chuyển sang lý trí, dân chủ, từ chí tìm cách hoà đồng
chuyển sang tôn trọng cả cá tính và bản lĩnh riêng. Các chuẩn mực mới của
con người đòi hỏi không chỉ phát triển từng mặt riêng lẻ mà phải là cá nhân
phát triển hài hoà tính cách mạng của học thuyết Mác xít khắc phục dần lối
sống thụ động, hẹp hòi, làm cơ sở cho lối sống tích cực, vì xã hội, phát triển ý
thức luôn vươn lên làm chủ và xây dựng cuộc sống mới xuất hiện những nhân
cách mới.
- Tuy nhiên sự phát triển con người ngày nay không chỉ là sản phẩm của
hệ tư tưởng Mác xít vì ngay khi chủ nghĩa Mác xít trở thành hệ tư tưởng
chính thống ở Việt Nam thì các tôn giáo, các hệ tư tưởng và văn hoá bản địa
hệ tư tưởng khoa học vượt hẳn lên cái nền văn hoá bản địa, nhưng nó cũng
chịu sự chi phối tác động đan xen của các yếu tố sai - đúng, yếu - mạnh, mới -
13
cũ, v.v.. Các yếu tố tích cực đã thúc đẩy, còn các yếu tố tiêu cực thì kìm hãm
sự phát triển con người.
- Sự văn minh, phát triển hoá con người Việt Nam của chủ nghĩa Mác -
Lênin vừa có lợi thế song cũng không tránh khỏi những sai lầm. Sai lầm là sự
chống trả của tư tưởng văn hoá bản địa đã thành truyền thống. Lợi thế là văn
hoá bản địa chưa có một hệ tư tưởng khoa học định hình vững chắc, nó dường
như đang thiếu một lý thuyết khoa học. Nếu như không có chủ nghĩa Mác -
Lênin xã hội Việt Nam phát triển hơn, đó là tư tưởng của những người thiếu
hiểu biết về một xã hội tiến bộ, luôn coi cái trước mắt mình là những thứ vô
giá trị mà chỉ chạy theo trào lưu, điều đáng trách hơn là họ cần cho rằng văn
hoá Việt Nam sẽ phong phú hơn, đặc sắc hơn. Thực tế, từ khi xuất hiện chủ
nghĩa Mác - Lênin xã hội Việt Nam như được tiếp thêm sức mạnh, phát triển
có khoa học hơn, ở khía cạnh nào đó trình độ dân trí, trình độ năng lực, văn
hoá, khoa học, nghệ thuật… Con người Việt Nam không thua kém con người
của các nước văn minh khác.
- Theo chủ nghĩa Mác - Lênin con người chỉ những cá thể, là sự thống
nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội của nó. Cái mà chủ nghĩa Mác - Lênin
đã làm được đó là lý luận con người trong xã hội chứ không chỉ mặt sinh học
như trước đây. Và chính vậy mà nó đã được áp dụng vào xã hội Việt Nam,
trong cách mạng xã hội chủ nghĩa con người là yếu tố quyết định vừa là điểm
xuất phát vừa là mục tiêu của mọi chính sách kinh tế - xã hội. Xây dựng chủ
nghĩa xã hội là xây dựng được một xã hội mà ở đó có đủ những điều kiện vật
chất và tinh thần để thực hiện trong thực tế nguyên tắc "Sự phát triển tự do
của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người" và ở
một đất nước ta, một đất nước đang còn nghèo nàn thì việc phát triển yếu tố
con người là một vấn đề mà Đảng ta đã xác định đó là vấn đề then chốt cho sự
phát triển kinh tế đất nước lấy chủ nghĩa Mác - Lênin là kim chỉ nam cho mọi
hoạt động.
- Chúng ta cũng đã có những đổi mới rõ rệt, sự phát triển hàng hoá nhiều
thành phần theo cơ chế thị trường, sự phân hoá giàu nghèo sự phân tầng xã
hội, việc mở rộng dân chủ đối thoại trong sinh hoạt chính trị của đất nước,
việc mở cửa và phát triển giao lưu quốc tế về các mặt kinh tế, văn hoá và
chính trị, trên thế giớ. Sự biến đổi nhanh chóng của tình hình chính trị quốc
tế, sự phát triển vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ… Điều
đó đòi hỏi chúng ta phải biết vận dụng chủ nghĩa Mác một cách khoa học,
hợp lý và sáng tạo để đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội mới nếu muốn
tồn tại và vươn lên một tầm cao mới.

14
CHƯƠNG II: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ CON NGƯỜI :

2.1: Thực trạng của con người Việt Nam hiện nay:
 Con người Việt Nam hiện nay
Việc đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đòi hỏi chúng ta
phải nhận thức một cách sâu sắc đầy đủ những giá trị lớn lao và có ý nghĩa quyết định
của nhân tố con người chủ thể của mọi sáng tạo, mọi người của cải vật chất và văn hóa
tinh thần. Phải có sự thay đổi sâu sắc cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động của con
người và coi việc bồi dưỡng phát huy nhân tố con người Việt Nam hiện đại như một
cuộc các mạng. Hơn nữa, với tính tất yếu khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và cách
mạng con người phải được nhận thức là hai mặt thống nhất, không thể tách rời của sự
nghiệp xây dựng đó. 
Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam dồi dào về số lượng, nhưng lại thiếu hụt
nhân lực có trình độ cao, năng suất lao động xã hội thấp hiện nay đặt ra nhiều thách
thức cho nên kinh tế trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sau vào nền kinh tế thế giới. 
Một là, thách thức về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Lợi thế cạnh tranh của
một quốc gia được cấu thành từ những yếu tố như: hạ tầng, thể chế, môi trường kinh
doanh, nhân lực,…. Trong đó nhân lực được coi là yếu tố cạnh tranh có tính riêng biệt,
quyết định đối với mỗi quốc gia. 
Mặc dù Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trường kinh tế khá trong 10 năm qua,
những năng lực cạnh tranh của nền kinh tế vẫn chưa được hoàn thiện nhiều. Theo báo
cáo của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), trong 5 năm qua Việt Nam không có những
cải thiện đáng kể nào về vị trí xếp hạng và năng lực cạnh tranh. Điều này có nhiều
nguyên nhâ, một trong những nguyên nhân quan trong là do chất lượng nguồn nhân
lực của Việt Nam hiện đang còn thấp. Vì vậy Việt Nam muốn nâng cao năng lực cạnh
tranh của Việt Nam thì một trong những yếu tố quyết định là phải nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực. 
Hai là, hạn chế khả năng chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chủ yếu dự
vào cốn và nguồn nhân lực với số lượng dồi dào, giá trị nhân công rẻ sang mô hình
tăng trưởng dựa vào nguồn nhân lực có chất lượng cao, nâng cao sự đống góp của
nhân tố năng suất cao. 
Ba là, Việt Nam đang sẽ khó vượt qua ngưỡng thu nhập trung bình nếu tăng
trưởng kinh tế chỉ dự vào vốn, nguồn tài nguyên và lao động giản đơn chưa qua đào
tạo. Do đó phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được xem là các yếu tốc
then chốt đưa nước ta thoát khỏi thu nhập trung bình trong những năm tới. 
 Tình hình hội nhập quốc tế
Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâu dài và có nguồn
gốc, bản chất xã hội của lao động và sự phát triển văn minh của quan hệ giữa con
người với con người. Trong xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển phải có mối

15
liên kết chặt chẽ với nhau. Rộng hơn, ở phạm vi quốc tế, một quốc gia muốn phát triển
phải liên kết với các quốc gia khác.
Cho đến nay, đối với Việt Nam, hội nhập quốc tế được triển khai trên 3 lĩnh vực
chính gồm: Hội nhập trong lĩnh vực kinh tế (hội nhập kinh tế quốc tế), hội nhập trong
lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa - xã
hội, giáo dục, khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế
quốc tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế; hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo
thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế.
Cùng với nhận thức về toàn cầu hóa, Việt Nam từng bước tiến hành hội nhập quốc
tế. Đại hội IX của Đảng đã đề ra chủ trương: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và
khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo
đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh
quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường”. Đại hội X của Đảng
(năm 2006) tiến thêm một bước trong nhận thức và hành động hội nhập quốc tế; đề ra
chủ trương: “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp
tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong
cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”. Đến
Đại hội XI của Đảng, Việt Nam nhấn mạnh đến hội nhập quốc tế: “Thực hiện nhất
quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương
hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin
cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc,
vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”

Có thể hiểu quá trình hội nhập quốc tế của một đất nước (quốc gia) là sự tham gia
vào hệ thống thế giới và trở thành một bộ phận cấu thành của chỉnh thể thế giới, trước
hết là bộ phận cấu thành của “nền kinh tế thế giới”, “nền chính trị thế giới” và “nền
văn minh nhân loại”. Sự tham gia ở đây là thông qua các hoạt động tương tác (hợp tác,
cạnh tranh và đấu tranh...) với các bộ phận cấu thành khác nhau trong “hệ thống”, bao
gồm cả việc gia nhập hay rút khỏi các “phân hệ” khác nhau trong hệ thống. Tất cả các
hoạt động này đều là hoạt động có chủ đích, nhằm: 1- Phát triển quốc gia; 2- Khẳng
định bản sắc quốc gia; 3- Giành vị thế xứng đáng cho quốc gia trong hệ thống; 4-
Tham gia hoàn thiện và phát triển hệ thống...
Do vậy, để phát triển đất nước trong bối cảnh mới của “toàn cầu hóa” và giai đoạn
mới của “hội nhập quốc tế”, Việt Nam cần quan tâm một số vấn đề lớn sau:

Thứ nhất, nhận thức đúng về “toàn cầu hóa” và “hội nhập quốc tế” để làm cơ sở cho
việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước, kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

16
Thứ hai, Việt Nam hiện tham gia các mặt đời sống chính trị - xã hội quốc tế, tức là đã
hội nhập rộng vào chỉnh thể thế giới, nhưng mới chỉ dừng ở mức độ hội nhập tương
đối sâu với vị trí, vai trò nhất định trong một số lĩnh vực.

Thứ ba, khi triển khai các hoạt động hội nhập quốc tế, luôn nảy sinh những vấn đề cần
xử lý về mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.

Thứ tư, Việt Nam cần chủ động và tích cực tham gia vào việc đổi mới, cải tổ, cải cách
hay thiết lập các định chế toàn cầu và khu vực; đóng góp nhiều hơn vào xây dựng “luật
chơi”, coi đây là lợi ích quan trọng của quốc gia.
Thứ năm, trong quá trình hội nhập quốc tế, luôn nảy sinh ngày càng nhiều những tranh
chấp. Ngoài những cơ chế quốc tế phổ biến, thế giới còn có những cơ chế giải quyết
tranh chấp quốc tế mang tính khu biệt, chuyên ngành mà ta chưa có nhiều kinh
nghiệm. Do đó, vấn đề cấp bách trong quá trình hội nhập là nâng cao năng lực phòng,
chống, xử lý, giải quyết những tranh chấp quốc tế, gắn với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
chuyên sâu về các lĩnh vực này.

2.2: Phương hướng phát triển trong tương lai


 Những phương phướng phát triển con người Việt Nam hiện nay và kết quả đạt
được:
 Trong hơn 30 năm đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành và
thực hiện trên thực tế nhiều đường lối và chủ trương, chính sách, giải pháp phát
triển toàn diện con người Việt Nam, cả về trí lực lẫn thể lực, cả về “lý tưởng
sống, lối sống, năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt
Nam” nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển nguồn nhân lực có chất
lượng cao cho công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
 Phát triển con người có ý nghĩa rất quan trọng quyết định sự thành công của sự
nghiệp cách mạng ở nước ta. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn:
“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội
chủ nghĩa”. Năm 2014, sau khi tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung
ương 5 khóa VIII về văn hóa, Hội nghị Trung ương 9 khóa XI của Đảng đã ban
hành Nghị quyết 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, trong đó, đề cao việc
xây dựng con người phát triển toàn diện:

17
- Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và
nhân cách. Đây là tư tưởng xuyên suốt trong chăm lo xây dựng con người.
Lấy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc là giá trị cơ bản, cốt lõi đoàn kết
mọi người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước để xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc; lấy chuẩn mực đạo đức, lối sống và nhân cách làm thước đo đánh giá
con người trong quan hệ ứng xử với tự nhiên, xã hội, hướng tới giá trị nhân
văn.
- Xây dựng con người có thế giới quan khoa học, hướng tới chân – thiện –
mỹ. Sống trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập sâu rộng
quốc tế, đang diễn ra cuộc cách mạng 4.0, đòi hỏi mỗi con người Việt Nam
phải có thế giới quan khoa học trong nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng
và xử lý các vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra. Muốn có thế giới quan khoa
học, Đảng yêu cầu: “Nâng cao trí lực, bồi dưỡng tri thức cho con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế, của kinh tế tri thức và xã hội học tập”.
- Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chuẩn của con người Việt Nam thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đây là nhiệm vụ có tính cấp
thiết và thời sự đảm bảo cho đất nước phát triển nhanh và bền vững.
- Xây dựng và phát huy lối sống “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi
người”; hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo
Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ môi trường”. Đây là lối sống thể hiện bản
chất chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, thể hiện mối quan hệ “cái chung” và
“cái riêng”, đặt “cái ta” lên trên “cái tôi”, đề cao trách nhiệm cá nhân đối với
bản thân, gia đình và xã hội.
- Tăng cường giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho
nhân dân, đặc biệt là thanh niên, thiếu niên. Xét đến cùng, văn hóa là nghệ
thuật của cái đẹp, mọi hoạt động của văn hóa đều vận động theo quy luật
của cái đẹp. Muốn hiểu đúng cái đẹp cần phải giáo dục để mọi người dân
nhận biết đúng đắn chuẩn mực, giá trị của cái đẹp.
- Xây dựng con người phát triển toàn diện, quy lại trong bốn giá trị cốt lõi là
trí – đức – thể – mỹ. Thực tiễn cho thấy thể lực, tầm vóc, sức dẻo dai của

18
con người Việt Nam còn hạn chế. Do vậy cần phải nâng cao thể lực, tầm
vóc con người Việt Nam, gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo
đức, kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Xây dựng phẩm chất tốt đẹp, nhân cách nhân ái, cao thượng, bao dung, thân
thiện của người Việt Nam đồng thời với đấu tranh với mọi biểu hiện cản trở,
làm tha hóa nhân cách, lối sống tốt đẹp của con người. Mọi người dân cần
phải đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các
quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến phát triển con
người.
 Phương hướng xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện được thể hiện
thông qua Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng:
- Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành mục tiêu
của chiến lược phát triển, là một trong những nhiệm vụ tổng quát phát triển
đất nước 5 năm 2016 – 2020, đó là “xây dựng con người phát triển toàn diện
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa”. Đây là một bước tiến quan trọng của Đảng ta không chỉ
coi trọng phát triển con người về mặt nhận thức, về mặt lý luận, mà còn biến
thành nhiệm vụ cụ thể và hoạt động thực tiễn. Căn cứ để đưa ra nhiệm vụ
tổng quát dựa trên sự đúc kết những giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực
của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế. Đảng tạo điều kiện để con người giai đoạn hiện nay phát triển về
nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, tâm hồn, trách nhiệm xã hội,
nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật một cách toàn diện. Tạo
chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tự hào dân tộc, tôn vinh lịch sử,
văn hóa dân tộc. Đấu tranh phê phán, đẩy lùi những hành vi sai trái, tiêu cực
ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người, sự xuống
cấp về đạo đức xã hội, để xây dựng thành công một xã hội tốt đẹp, văn minh
và phát triển.
- Gắn mục tiêu xây dựng, phát triển văn hóa với xây dựng con người. Đại hội
XII của Đảng khẳng định chủ trương gắn việc xây dựng văn hóa, con người
với xây dựng và phát triển đất nước, bởi vì con người vừa là chủ thể sáng

19
tạo văn hóa, đồng thời là sản phẩm của chính nền văn hóa do mình sáng tạo
ra. Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, nói tới văn hóa là nói
tới con người, con người giữ gìn phát huy giá trị văn hóa, nhưng chính con
người cũng có thể làm mất đi giá trị tốt đẹp của văn hóa. Đảng đã khẳng
định và nhấn mạnh vấn đề trọng tâm, cốt lõi của việc xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là xây dựng con người mới, con
người phát triển toàn diện với nhân cách, lối sống, đạo đức tốt đẹp.
- Vấn đề xây dựng con người là bốn trong sáu nhiệm vụ trung tâm của nhiệm
kỳ Đại hội XII. Trong đó có hai nhiệm vụ đề cập tới phát triển năng lực cho
con người. Ngay ở nhiệm vụ đầu tiên về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn
Đảng, Đảng ta nhấn mạnh cần phải: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ,
nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín,
ngang tầm nhiệm vụ”. Ở nhiệm vụ thứ 3, về tập trung các giải pháp nâng
cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền
kinh tế, Đảng ta yêu cầu tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến
lược, trong đó có: “phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao”, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu phát triển của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với quan điểm nguồn nhân lực là
vốn quý của đất nước, trong nhiệm vụ thứ 5, Đại hội XII của Đảng xác định:
“Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân”.
Khi đề cập tới vấn đề đạo đức, lối sống, nhân cách của con người để xây
dựng con người phát triển toàn diện, trong nhiệm vụ thứ sáu, Đảng ta khẳng
định: “Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội;
tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và
năng lực làm việc”. Việc cụ thể hóa những yêu cầu trong xây dựng và phát
triển con người toàn diện là thể hiện sự nhận thức đúng đắn của Đảng trước
yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, của quá trình hội nhập quốc tế và xu thế toàn
cầu hóa hiện nay.
- Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện gắn với sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự
nghiệp nhân dân ta đang thực hiện, diễn ra trên mọi mặt của đời sống và sản

20
xuất. Sự nghiệp này được thực hiện bằng chính nguồn lực con người. Đó là
những con người có tri thức khoa học, kỹ thuật và công nghệ, về quản lý và
dịch vụ. Để phát triển, con người phải được trang bị vững chắc về học vấn
nền tảng, đào tạo con người có trình độ tay nghề, nắm vững công nghệ, khoa
học, kĩ thuật trong sản xuất, hình thành phong cách lao động công nghiệp,
lao động sáng tạo. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi
người lao động phát triển cả đạo đức và nhân cách. Đó là đạo đức trung
thực, đạo đức trong hành động, tự giác trong lao động. Biểu hiện của đạo
đức cách mạng là sự thống nhất giữa lời nói với việc làm, giữa nhận thức và
hành động, giữa động cơ và hiệu quả. Đạo đức đó đáp ứng được chuẩn mực
đạo đức của xã hội mới, là điều kiện cơ bản để thực hiện thành công công
cuộc đổi mới đất nước hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
 Những thành tựu Việt Nam ta đạt được từ những phương hướng trên:
- Việc thông qua Hiến pháp 2013 với một chương riêng về “Quyền con
người, quyền và nghĩa vụ công dân” và sau đó là hàng loạt văn bản quy
phạm pháp luật khác liên quan đến quyền con người, là những nỗ lực hết
sức có ý nghĩa, tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng cho việc bảo đảm trên
thực tế quyền con người, quyền công dân.
- Theo “Kết quả thu thập các chỉ tiêu đầu vào HDI” giai đoạn 2016 – 2020
được công bố thì tuổi thọ trung bình (chỉ số sức khỏe) của người Việt Nam
tăng từ 73,4 năm (2016) lên 73,7 năm (2020); số năm đi học bình quân (chỉ
số giáo dục) tăng từ 8,5 năm lên 9,1 năm và GNI bình quân (chỉ số thu
nhập) tăng mạnh nhất, từ 6.634 USD/người năm 2016 lên 8.132 USD/người
vào năm 2020.
- Với những quan điểm của Đảng ta về phát huy nhân tố con người trong suốt
chặng đường phát triển đất nước đã phát huy hiệu quả và đạt được nhiều
thành tựu to lớn: trình độ dân trí ngày càng cao, kinh tế cũng ngày càng khởi
sắc và trên đà phát triển ổn định, đời sống của người dân được cải biến rõ
nét, con người được tạo điều kiện phát triển toàn diện, nhân dân ngày càng
tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Điều này một lần nữa khẳng định

21
đường lối đúng đắn của Đảng và thể hiện sự quan tâm, coi con người là vốn
quý nhất; chăm lo cho hạnh phúc của con người là tư tưởng xuyên suốt
trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng, là mục tiêu phấn đấu cao nhất
của Đảng ta.
 Các ưu nhược điểm:
Chủ nghĩa yêu nước, ý thức độc lập, tinh thần tự tôn dân tộc đã từng được phát huy
cao độ trong chống ngoại xâm, giành và giữ độc lập thống nhất đất nước phải được
chuyển sang cả lĩnh vực xây dựng đất nước với ý thức coi nghèo nàn, lạc hậu cũng
là nỗi nhục không kém gì nỗi nhục mất nước.
 Con người Việt Nam truyền thống có ưu điểm đó là: lao động cần cù, thông
minh, sáng tạo, tinh thần hiếu học, năng lực trí tuệ, lòng nhân ái, tính cách cởi
mở, dễ thích nghỉ, hội nhập. Truyền thống cộng đồng cho đến nay vẫn giữ vị trí
quan trọng trong đời sống tỉnh cảm và quan hệ xã hội của con người Việt Nam.
Nhưng trong bản thân truyền thống này hàm chứa cả mặt tích cực và tiêu cực
trong tác động đối với sự phát triển hiện nay của đất nước. Đó là mối liên hệ
giữa cá nhân và cộng đồng. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường và sự cạnh
tranh gay gắt, những mẫu thuẫn đó càng được bộc lộ nghiêm trọng đến mức cần
nghiên cứu và xử lý một cách khoa học trên yêu cầu phát triển mới của kinh tế -
xã hội. Mỗi nguy hại lớn nhất là người ta nhân danh cộng đồng, tập thể để mun
lợi cá nhân và dùng cộng đồng, tập thể để kiềm chế, vùi dập, thậm chí đề nén,
hãm hại cá nhân Vấn đề cần giải quyết là kế thừa truyền thông cộng đồng trên
một cấu trúc và quan niệm mới vẽ vẽ mối quan hệ gia cá nhân, gia đình và làng
nước, trong đó con người phái được thừa nhận và tôn trọng trong sự phát triển
nhân cách, tài năng và những lợi ích chính đáng.
 Ngoài những ưu điểm về đặc tính quý báu của con người Việt Nam thị chúng ta
không thể không nhắc đến những nhược điểm của con người Việt Nam hiện
nay. Theo những đúc kết của giáo sư tiến sỹ Hoàng Tụy thì con người Việt
Nam trong thời đại ngày nay ở một số bộ phận, tầng lớp còn mắc phải những
nhược điểm như là: thiếu tự tin và ốc phê phán do lối sống khép kín, bệnh hình
thúc trong các trường học và cơ quan, không tiết kiệm tiêu xài hoang phi ở một
số tầng lớp trẻ, thiếu trách nhiệm cá nhân và thừa trách nhiệm tập thể, thế lực

22
kém, thiếu thực tế, tinh thần hợp tác theo nhóm còn hạn chế...Vậy, để khắc
phục những hạn chế trên cần phải có chiến học xây dựng phát triển con người
Việt Nam trong thời đại hiện nay như thế nào?
 Đề xuất những giải pháp mới để phát triển con người Việt Nam:

Bước vào thế kỉ mới, với những biến đổi lớn lao, đặt ra nhiều thách thức mà con người
phải đối mặt như: cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang phát triển; vấn đề môi
trường, dân số, dịch bệnh; vấn đề dân chủ, nhân quyền, nhân sinh, an sinh xã hội; vấn
đề dân tộc, tôn giáo, khủng bố và các tệ nạn xã hội mới phát sinh. Điều đó khiến con
người đứng trước những mâu thuẫn to lớn và hết sức gay gắt, buộc con người phải tự
hoàn thiện bản thân để theo kịp xu thế mới của thời đại. Để làm được như vậy con
người phải phát triển một cách toàn diện. Nói tới con người Việt Nam phát triển toàn
diện là nhằm tới mục tiêu xây dựng xã hội mới, thực hiện công bằng xã hội, dân chủ
trong quản lý đất nước, đó là bản chất của chế độ xã hội mới mà chúng ta đang hướng
tới. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển con người
toàn diện trong quá trình đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế những năm qua, để góp phần phát triển con người toàn diện Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay cần có một số giải pháp như sau:
 Về kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường, xây dựng mô hình
tăng trưởng kinh tế bền vững, gắn với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
của nhân dân lao động, tạo tiền đề vật chất để xây dựng và phát triển con người
Việt Nam toàn diện.
 Về chính trị - xã hội, tiếp tục củng cố và giữ vững ổn định chính trị, phát triển
đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam nhằm tạo lập quan hệ xã hội và môi trường sống lành mạnh để
con người có điều kiện phát triển toàn diện. Trong lĩnh vực này Nhà nước cần
có chính sách, cách thức tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát nhằm giảm thiểu
những nguy cơ tiểm ẩn đối với việc phát triển con người hiện nay, như vấn đề
việc làm, thu nhập, lạm phát, dinh dưỡng, nghèo đói, ô nhiễm môi trường, lao
động không được bảo hộ, tệ nạn xã hội, bạo lực, con người ít có điều kiện tiếp
cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, văn hóa…
23
 Về văn hóa - giáo dục, tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc; xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc làm nền tảng tinh thần
cho mỗi cá nhân; tiếp tục đổi mới giáo dục – đào tạo theo hướng dân tộc, hiện
đại, toàn diện nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đất nước và thời đại đặt ra.
 Việc phát triển con người Việt Nam toàn diện cần được quán triệt trong các chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong từng giải pháp của
các cấp, các ngành, các địa phương và đến từng cá nhân. Để có được điều này,
sự tham gia một cách chủ động, tích cực của các phương tiện truyền thông là
điều không thể thiếu.
 Xây dựng lối sống “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”, tuân thủ
pháp luật, bảo vệ môi trường, uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, tương
thân, tương ái, quan tâm giúp đỡ người khác, tôn vinh, nhân rộng các giá trị tốt
đẹp, nhân văn.
 Phổ cập rộng rãi các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các chương trình giáo dục
văn hóa, nghệ thuật truyền thống và hiện đại nhằm nâng cao năng lực cảm thụ
thẩm mỹ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm nhân văn, tạo bản lĩnh và sức đề kháng
giúp người dân chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, bảo vệ truyền thống văn
hóa tốt đẹp của dân tộc. Giáo dục thể chất, đưa phong trào “Toàn dân rèn luyện
thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” lan tỏa sâu rộng trong cuộc sống.
 Phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi người, mỗi chủ thể văn hóa, phối hợp và
có giải pháp đồng bộ đấu tranh loại trừ các sản phẩm văn hóa độc hại, nội dung
trái thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hưởng xấu đến xây dựng con người.
 Đấu tranh chống các quan điểm sai trái, các khuynh hướng sáng tác phản tiến
bộ, nhân văn, tha hóa con người trong lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật.
Chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, hành vi
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong nội bộ cán bộ, đảng viên và nhân dân.
 Tập trung nghiên cứu làm rõ những mặt hạn chế của con người Việt Nam, có
giải pháp khắc phục. Từng bước khắc phục mâu thuẫn trong nhận thức, lối sống
giữa các thế hệ người Việt Nam, tạo sự kết nối, đồng thuận cao trong xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
24
 Vấn đề xây dựng con người phát triển toàn diện đang được đặt ra một
cách cấp thiết, khi nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Để phát triển toàn diện con người, mọi
hoạt động của hệ thống giáo dục và đào tạo cần phải hướng vào việc xây
dựng, phát triển con người Việt Nam có thế giới quan khoa học, trí tuệ và
đạo đức; gắn với thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân,
nâng cao trí lực và kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, của kinh tế tri thức và
xã hội học tập, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam. Đảng ta cũng khẳng định muốn phát huy nhân tố con người cần
phải biết đấu tranh chống lại sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức để con
người có thể phát triển một cách toàn diện: “Đấu tranh phê phán, đẩy lùi
cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái,
tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con
người. Có giải pháp ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội,
khắc phục những mặt hạn chế của con người Việt Nam”.

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN


3.1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người:
1. Về khái niệm và bản chất con người:
- Con người là thực thể sinh học - xã hội
  Con người là kết quả của sự tiến hóa và phát triển lâu dài của giới TN.
 Giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người vì thế con người phải dựa
vào giới tự nhiên, gắn bó với tự nhiên, hòa hợp với giới tự nhiên mới có
thể tồn tại và phát triển.
 Con người còn là một  thực thể xã hội có các hoạt động xã hội để nảy
sinh tính xã hội của họ, trong đó quan trọng nhất là LĐSX.
 Tư duy, ý thức của con người chỉ có thể phát triển trong lao động và giao
tiếp xã hội với nhau.
- Con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của lịch sử.
 Xã hội sản xuất ra con người như thế nào thì con người cũng SX ra XH
như thế. Do vậy, phải xuất phát từ các quan hệ kinh tế để lí giải các hiện
tượng lịch sử.

25
 Khi các QHSX biến đổi và phát triển thì bản chất con người cũng biến
đổi và phát triển theo ( qua các HT KT-XH từ thấp đến cao), cuộc sống
con người ngày càng văn minh, hiện đại…
 Con người tạo ra lịch sử một cách có ý thức.
- Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội
 Đời sống xã hội của con người xét về bản chất là có tính thực tiễn. Mọi
bí ẩn liên quan đến con người chỉ có thể lí giải thông qua hoạt động thực
tiễn và hiểu biết về hoạt động thực tiễn của họ.
 Trong quá trình hoạt động thực tiễn, con người sống chủ yếu bằng
phương thức XH ( PTSX ), và chỉ tồn tại, phát triển nhờ các quan hệ XH.
 XH là biểu hiện tổng số các mối quan hệ và liên hệ cá nhân; chỉ thông
qua các quan hệ XH con người mới hoàn thiện và phát triển bản tính của
mình.
2.Về quan hệ giữa cá nhân và xã hội
- Trong bất cứ giai đoạn nào, cá nhân cũng không tách rời khỏi xã hội.
- Sự thống nhất cá nhân - xã hội còn thể hiện ở một góc độ khác trong quan hệ
con người giai cấp và con người nhân loại.
- Tính giai cấp và tính nhân loại trong mỗi con người vừa thống nhất vừa khác
biệt.
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải luôn chú ý giải quyết đúng đắn
mối quan hệ xã hội - cá nhân, tránh đề cao quá mức cá nhân hoặc xã hội.

3.2: Vận dụng vào việc xây dựng con người Việt Nam nhằm đáp ứng cho công
việc mới:
- Những định hướng chung: Có thể nói, Đảng ta luôn đề cao vai trò của việc xây
dựng con người trong bất kì thời đại nào. Đảng ta khẳng định “xây dựng con
người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành mục tiêu của chiến lược
phát triển”. Như vậy, con người, trước hết là nhân dân lao động phải đặt vào
trung tâm của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, mọi chương trình, dự án, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội đều phải xuất phát từ con người và vì con
người, không đánh đổi lợi ích kinh tế bằng mọi giá, bất chấp pháp luật và đạo lí
xã hội.
- Những giải pháp cho việc vận dụng quan điểm triết học Mác- Lênin về con
người để xây dựng con người Việt Nam nhằm đáp ứng công cuộc đổi mới
  Ưu tiên chăm lo phát triển y tế, mạng lưới bệnh viện, trạm xá và các cơ
sở y tế.
 Đổi mới triệt để hệ thống giáo dục.
 Giải quyết triệt để vấn đề lao động việc làm, chế độ lương hợp lí.
 Thực hiện dân chủ một cách triệt để.

26
LỜI KẾT
 Trước hết, nhóm em xin gửi tới giảng viên Nguyễn Quỳnh Hương lòng biết ơn
sâu sắc nhất vì cô đã luôn tận tâm giúp đỡ, là nguồn cảm hứng của chúng em để
có thể hoàn thành tốt học phần môn Triết nói chung cũng như đề tài thảo luận
này nói riêng.
 Bài thảo luận này là kết quả của sự tìm tòi và tham khảo của các tài liệu đã nêu.
Trong quá trình tìm hiểu, do còn hạn chế về kiến thức nên nhóm em vẫn còn
nhiều thiếu sót. Vì vậy, chúng em mong sẽ nhận được sự chỉ bảo và đóng góp
từ cô ạ.
 Một lần nữa, nhóm em xin chân thành cảm ơn cô đã nhiệt tình giúp đỡ để nhóm
có thể hoàn thành bài thảo luận một cách hoàn hảo nhất ạ.

Các tài liệu tham khảo:

1.Lý luận về con người trong triết học Phương Đông


2.Lý luận về con người trong triết học Phương Tây
3. C.Mác và Ăngghen (1999). Toàn tập, t.39. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
4. C. Mác và Ăngghen ( 1997). Toàn tập, t.37. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
5. C. Mác và Ăngghen ( 1994). Toàn tập, t.20, Sđd
6. C. Mác và Ăngghen ( 2000). Toàn tập, t.42, Sđd
7. Phương hướng phát triển của con người Việt Nam:
 https://www.qdnd.vn/van-hoa/doi-song/xay-dung-va-phat-trien-van-hoa-con-
nguoi-o-nuoc-ta-hien-nay-413447
 https://tcnn.vn/news/detail/39349/
Tu_tuong_Ho_Chi_Minh_ve_con_nguoi_su_van_dung_cua_Dang_ta_trong_giai_
doan_hien_nayall.html
 https://vnuhcm.edu.vn/sinh-vien_33386864/phat-trien-con-nguoi-toan-dien-tu-
hoc-thuyet-mac-den-tu-tuong-ho-chi-minh-va-quan-diem-cua-dang-cong-san-viet-
nam-trong-cong-cuoc-doi-moi-ncs-pham-thi-doat/3331336864.html
 http://www.xaydungdang.org.vn/Home/dien-dan/2018/12380/Quan-diem-cua-
Dang-ve-phat-huy-nhan-to-con-nguoi-trong.aspx

8. Kết luận
9.Giáo trình trường Đại học Thương Mại

27
28

You might also like