You are on page 1of 60

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO CUỐI KỲ


MÔN HỌC: MARKETING TOÀN CẦU

Đề tài(/Chủ đề):
CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
CANADA CỦA TH TRUE MILK

Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Thanh Vân


Nhóm Sinh Viên thực hiện: NHÓM SLUMBER (NHÓM 3 THỨ 7 CA 4)
Ngành: MARKETING
Khóa: 2019-2020 (K23)

TP HCM, THÁNG 5 NĂM 2022


1
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

2
DANH SÁCH PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÓM
NHÓM: SLUMBER
MÔN HỌC: MARKETING TOÀN CẦU

Tỷ lệ
Tỷ lệ
hoàn
Họ tên sinh Nội dung công việc phân đóng
STT MSSV thành Ký tên
viên công góp
(tối đa
(%)
100%)

- Phần 1: 1.2.4 Phân tích


bên ngoài DN (Yếu tố
công nghệ).
Trần Anh Tuấn 71901982 - Phần 7: Kết luận. 14,2% 100%
1
- Tổng hợp và chỉnh sửa
văn bản.
- Thuyết trình.

- Phần 1: 1.3.1 và 1.3.2


Phân tích SWOT (điểm
mạnh + yếu).
- Phần 4: 4.1 và 4.2 Lựa
chọn sản phẩm và dịch
Nguyễn Thanh
2 71900038 vụ cho thị trường mục 14,2% 100%
Tuyền
tiêu + Tiêu chuẩn hóa và
sự thích nghi.
- Phần 6: 6.1 Dự báo
doanh thu.
- Powerpoint.

3
- Phần 1: 1.2.2 Phân tích
bên ngoài DN (Yếu tố
chính trị- pháp luật).
- Phần 4: 4.3 và 4.4 Chiến
3 Lìn Khánh Linh 71901962 lược giá + Điều khoản 14,2% 100%
và thủ tục.
- Phần 6: 6.3 Sơ đồ
Canvas.
- Thuyết trình.

- Phần 1: 1.1 Phân tích


bên trong DN.
- Phần 2: 2.3 và 2.4 Xác
định + lựa chọn TT mục
4 Trần Văn Hà 71900094 tiêu. 14,2% 100%
- Phần 5: 5.1 và 5.2
Thương hiệu + Định vị
thị trường mục tiêu.
- Powerpoint.

- Phần 1: 1.3.3 và 1.3.4


Phân tích SWOT (Cơ
hội + Thách thức).
- Phần 2: 2.1 và 2.2 Chiến
5 Hoàng Thu An 71801211 lược tập trung khác biệt 14,2% 100%
hóa sp + Khu vực
thương mại tốt nhất.
- Phần 6: 6.1 Các chi phí.
- Thuyết trình.

4
- Phân nhiệm vụ công
việc.
- Phần 1: 1.2.1 Phân tích
bên ngoài DN (Yếu tố
kinh tế).
Vũ Ngọc Kiều - Phần 3: 3.3 và 3.4 Lựa
6 My 71901985 chọn KH, nhà phân phối 14,2% 100%
(Nhóm trưởng) và bên đối tác + Điều
khoản đàm phán.
- Phần 6: 6.3 Sơ đồ
Canvas.
- Trình bày nội dung bản
Excel.

- Phần 1: 1.2.3 Phân tích


bên ngoài DN (Yếu tố
VH-XH).
- Phần 3: 3.1 và 3.2 Chiến
lược + Lựa chọn phương
Phạm Hoài Bảo thức thâm nhập TT.
7 71901969 14,2% 100%
Trân - Phần 5: 5.3 và 5.4 Công
cụ truyền thông + Ngân
sách thực hiện chiến
lược marketing.
- Tổng hợp và chỉnh sửa
văn bản.

5
MỤC LỤC

BÁO CÁO CUỐI KỲ 1


PHẦN 1: PHÂN TÍCH TỔNG QUAN 9
1.1 Phân tích bên trong doanh nghiệp 9
1.1.1 Thông tin: 9
1.1.2 Tầm nhìn: 9
1.1.3 Sứ mệnh: 10
1.1.4 Người sáng lập TH True Milk: 10
1.1.5 Dòng sản phẩm của TH True Milk: 10
1.2 Phân tích bên ngoài doanh nghiệp 11
1.2.1 Yếu tố kinh tế: 11
1.2.2 Yếu tố Chính trị- Pháp luật: 11
1.2.3 Yếu tố văn hóa - xã hội: 12
1.2.4 Yếu tố công nghệ: 14
1.3. Phân tích SWOT 18
1.3.1. Điểm mạnh: 18
1.3.2. Điểm yếu: 19
1.3.3. Cơ hội: 19
1.3.4 Thách Thức: 20
PHẦN 2 – THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU 22
2.1 Chiến lược tập trung khác biệt hóa sản phẩm 22
2.2 Khu vực thương mại tốt nhất 23
2.3 Xác định thị trường mục tiêu 24
PHẦN 3 – THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG 26
3.1 Chiến lược thâm nhập thị trường 26
3.1.1 Nghiên cứu thị trường: 26
3.1.2 Chiến lược sản phẩm: 28
3.1.3 Chiến lược giá: 29
3.1.4 Chiến lược phân phối: 29
3.1.5 Chiến lược truyền thông: 30
3.2 Phương thức thâm nhập thị trường 31
3.2.1 Những phương thức khả thi: 31
3.2.2 Lựa chọn phương thức thâm nhập 32
3.3 Lựa chọn khách hàng, nhà phân phối và các bên đối tác 35
6
3.3.1 Khách hàng: 35
3.3.2 Nhà phân phối: 35
3.3.3 Đối tác: 35
3.4 Điều kiện đàm phán 36
PHẦN 4 – CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM VÀ GIÁ CẢ 38
4.1 Lựa chọn sản phẩm và dịch vụ cho thị trường mục tiêu 38
4.1.1 Sản phẩm: 38
4.1.2. Dịch vụ: 39
4.2. Tiêu chuẩn hoá và sự thích nghi 39
4.2.1. Tiêu chuẩn hoá: 39
4.2.2. Sự thích nghi: 39
4.3. Chiến lược giá 40
4.4 Điều khoản và thủ tục 42
4.4.1 Điều khoản: 42
4.4.2 Thủ tục: 44
PHẦN 5 – CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG 45
5.1 Thương hiệu 45
5.2 Định vị trong thị trường mục tiêu 45
5.3 Công cụ truyền thông 47
5.3.1 Quảng cáo: 47
5.3.2 Quan hệ công chúng: 51
5.3.3 Khuyến mãi: 51
5.4 Ngân sách truyền thông 52
PHẦN 6 – KẾ HOẠCH KINH DOANH 55
6.1 Chi Phí 55
6.2. Dự báo doanh thu 56
6.2.1. Chi phí cố định cho năm đầu 56
6.2.2. Chi phí logistics 56
6.3 Sơ đồ Canvas 56
PHẦN 7 – KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

7
DANH MỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Dự báo FCR năm 2022 cho ngành sữa ............................................................ 27
Bảng 2: Chi phí thuê KOL tại Canada với hợp đồng 12 tháng ..................................... 49
Bảng 3: Tổng chi phí ngân sách truyền thông ............................................................... 52
Bảng 4: TH True Milk xuất khẩu 10.000 thùng sữa với mỗi thùng 50 túi 220ml ........ 55
Bảng 5: Chi phí cố định cho năm đầu. (Đơn vị tính: USD) .......................................... 56
Bảng 6: Các chi phí logistics năm đầu tiên ................................................................... 56
Bảng 7: Mô tả sơ đồ Canvas .......................................................................................... 56
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Khảo sát thói quen tiêu dùng của người Việt thay đổi do Covid ............... 13
Biểu đồ 2: Lượng tiêu thụ sữa trên đầu người ở Canada từ năm 2014 đến năm 2019 . 21
Biểu đồ 3: Tỷ lệ đồ uống tốt cho sức khỏe tại Canada 2019 ......................................... 22
Biểu đồ 4: Lượng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Canada 2010-2020 .................. 24
Biểu đồ 5: Lạm phát đối với các sản phẩm được chọn từ tháng 12 năm 2020 đến tháng
12 năm 2021 .................................................................................................................. 27
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Công ty cổ phần sữa TH ..................................................................................... 9
Hình 2: Hinh họa đàn bò tại hệ thống TH ..................................................................... 15
Hình 3: Sản phẩm sữa tươi hữu cơ TH true MILK Organic ......................................... 17
Hình 4:Trang trại bò sữa TH True Milk được xây dựng theo tiêu chuẩn sạch, thân thiện
với môi trường ............................................................................................................... 18
Hình 5: Hình ảnh thủ đô Toronto của Canada ............................................................... 23
Hình 6: Sữa Devondale đối thủ cạnh tranh của TH....................................................... 46
Hình 7: Sữa Beatrice đối thủ cạnh tranh của TH........................................................... 46
Hình 8: Chân dung nam diễn viên Hayden Christensen ............................................... 47
Hình 9: Cynthia Menard giành chiến thắng trước 56 người đẹp trong đêm chung kết
Miss World Canada 2017 tại thành phố Ontario ........................................................... 48

8
PHẦN 1: PHÂN TÍCH TỔNG QUAN
1.1 Phân tích bên trong doanh nghiệp
1.1.1 Thông tin:
• Công ty cổ phần Sữa TH
• Tên giao dịch: TH Joint Stock Company
• Tên viết tắt: TH true MILK Điện thoại - Fax: 0388.609018

Hình 1: Công ty cổ phần sữa TH


TH True Milk có tên gọi đầy đủ là công ty cổ phần thực phẩm sữa TH, trực thuộc
sự quản lý của tập đoàn TH. Doanh nghiệp được thành lập dựa trên sự cố vấn về tài
chính đến từ ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á. Bắt đầu kinh doanh từ năm 2010,
TH True Milk luôn muốn hướng đến mục tiêu cho ra đời những sản phẩm sữa tươi sạch
theo đúng nghĩa của nó đến với người tiêu dùng.
Công ty TH True Milk bắt đầu được xây dựng kể từ năm 2008. Ý nghĩa của thương
hiệu được doanh nghiệp giải thích dựa theo ý nghĩa của từ True Happy – Hạnh phúc
đích thực. Tuy nhiên, nhiều người lý giải rằng đó là viết tắt của tê bà Thái Hương – sáng
lập viên của doanh nghiệp.
1.1.2 Tầm nhìn:
Tập đoàn TH mong muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam trong ngành
hàng thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên. Với sự đầu tư nghiêm túc và dài hạn

9
kết hợp với công nghệ hiện đại nhất thế giới, chúng tôi quyết tâm trở thành thương hiệu
thực phẩm đẳng cấp thế giới được mọi nhà tin dùng, mọi người yêu thích và quốc gia tự
hào.
1.1.3 Sứ mệnh:
Với tinh thần gần gũi với thiên nhiên, Tập đoàn TH luôn nỗ lực hết mình để
nuôidưỡng thể chất và tâm hồn Việt bằng cách cung cấp những sản phẩm thực phẩm có
nguồn gốc từ thiên nhiên – sạch, an toàn, tươi ngon và bổ dưỡng.
1.1.4 Người sáng lập TH True Milk:
Người sáng lập, chủ tịch HĐQT của công ty TH True Milk hiện tại là bà Thái
Hương. Bà hiện đang nằm trong top 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á. Bà
Hương là người dẫn dắt, chèo lái doanh nghiệp để có được những thành công như hiện
tại. Mặc dù vậy, bà đã quyết định lui về hậu trường làm người tư vấn cho hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp sau hơn 10 năm gắn bó.
Dự án TH True Milk được bắt đầu khởi động kể từ 2009 với việc nhập khẩu công
nghệ chăn nuôi bò sửa từ Isarel, hàng ngàn giống bò từ New Zealand. Tính từ thời điểm
đó, hoạt động kinh doanh của công ty phát triển nhanh chóng. Dù mới ra đời được 12
năm, nhưng TH True Milk gặt hái được rất nhiều thành tựu đáng tự hào. Năm 2013,
công tу khánh thành nhà máу ѕản хuất ѕữa tươi ѕạch ᴠới công ѕuất đạt 500.000 tấn/năm.
Đàn bò ѕữa được nuôi theo tiêu chuẩn công nghệ cao, ᴠới hơn 45.000 con bò được chọn
lọc kỹ lưỡng từ Neᴡ Zealand, Auѕtralia, Canada,..
1.1.5 Dòng sản phẩm của TH True Milk:
Hiện nay, thương hiệu TH True Milk cho ra đời nhiều dòng sản phẩm khác nhau.
Các dòng sản phẩm phổ biến của thương hiệu có thể kể tới:
● Các sản phẩm từ sữa: Sữa tươi thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng, Sữa tươi công thức
Topkid, sữa chua tự nhiên, sữa hạt, sữa chua uống tiệt trùng
● Các sản phẩm bơ, phomat: Bơ lạt tự nhiên, phomat que Mozzarella
● Nước giải khát: Nước uống trái cây TH True Milk Juice, nước uống sữa trái cây
TH True Milk Juice, nước gạo rang TH True Milk RICE
● Nước Tinh khiết
● Các sản phẩm kem: Kem ốc quế, kem que các vị, kem hộp
● Sản phẩm gạo Japonica FVF

10
1.2 Phân tích bên ngoài doanh nghiệp
1.2.1 Yếu tố kinh tế:
Số liệu của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, trong giai đoạn 2016 - 2018, giá trị
kim ngạch xuất khẩu sữa và sản phẩm từ sữa liên tục tăng, từ 84,47 triệu USD năm 2016
tăng lên 82,65 triệu USD năm 2017 và 129,68 triệu USD năm 2018. Giá trị kim ngạch
XK trung bình cả giai đoạn tăng trưởng là 27,37%. Trong 3 tháng đầu năm 2019, giá trị
kim ngạch XK sữa đạt 48,6 triệu USD. Trong đó, các thị trường XK chính là: Iraq, Hồng
Kông, Trung Quốc, Afganistan, Philippines và một số nước khác như UAE, Lào,
Myanma, Nhật Bản…
Thống kê của Hiệp hội Sữa Việt Nam cho thấy, trong 2 năm 2020-2021 mặc dù
khó khăn do dịch Covid-19, nhưng doanh thu thị trường sữa Việt Nam vẫn duy trì ở
mức cao. Năm 2020, doanh thu ước tính đạt 113.700 tỷ đồng và năm 2021 ước đạt
119.300 tỷ đồng. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu sữa đã tăng lên trong năm 2020, 2021
với trị giá gần 300 triệu USD/năm.
Bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế đất nước, dù còn nhiều khó khăn, song Hiệp
hội Sữa Việt Nam dự báo triển vọng phát triển ngành sữa Việt vẫn rất lớn. Theo đó, nhu
cầu về sữa và sản phẩm sữa, thực phẩm dinh dưỡng tăng cường miễn dịch được ưu tiên
lựa chọn; riêng sản phẩm sữa có giá trị cao cũng dự báo sẽ tăng mạnh. Nắm bắt nhu cầu
đó, các doanh nghiệp sữa đang chủ động nghiên cứu, đầu tư đưa ra thị trường nhiều sản
phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
1.2.2 Yếu tố Chính trị- Pháp luật:
Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động, sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Bởi vì, khi kinh doanh thì doanh nghiệp bắt buộc phải tuân theo các
quy định pháp luật tại khu vực đó. Ví dụ: các quy định về thuế xuất khẩu, nhập khẩu,
thuế thu nhập, luật doanh nghiệp, luật lao động, luật chống độc quyền, luật chống bán
phá giá, …
Ngoài ra, các chính sách của chính phủ cũng ảnh hưởng đến công ty, nó có thể tạo
ra cơ hội hoặc thách thức, đặc biệt là các chính sách liên quan đến thuế, chính sách điều
tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, an toàn và bảo vệ môi trường, …
Việt Nam và Canada thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 21/8/1973, đến nay đã
được gần 50 năm quan hệ ngoại giao tốt đẹp. Quan hệ đối tác thể hiện rõ rệt sự kiện toàn

11
quan hệ giữa hai nước về quốc phòng, an ninh và phát triển. Quan hệ giữa dân tộc của
hai nước rất chặt chẽ, với 250,000 người Canada gốc Việt sinh sống tại Canada.
Canada và Việt nam đều là thành viên của nhiều diễn đàn quốc tế như ASEAN,
trong đó Canada là một Đối tác Đối thoại; Việt nam là Quốc gia Phối hợp cho Canada
năm 2006-09. Canada và Việt nam cũng là hội viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu
Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Vùng
ASEAN, Cộng đồng Pháp ngữ, và Liên Hiệp Quốc hay gần đây nhất là Hiệp định Đối
tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là hiệp
định thương mại tự do (FTA) gồm 11 nước thành viên là Australia, Brunei, Canada,
Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam được
ký kết và có hiệu lực vào năm 2018. Sau 2 năm triển khai Hiệp định tại Việt Nam, kim
ngạch thương mại hàng hóa song phương Canada-Việt Nam đạt mức kỷ lục 8,9 tỷ USD
trong năm 2020, tăng 12% so với năm trước và 37% trong 2 năm khi hiệp định đi vào
hiệu lực, bất chấp tác động từ đại dịch COVID-19.
Kể từ năm 2015 đến nay, Việt Nam luôn giữ vững vị thế là đối tác thương mại lớn
nhất của Canada trong ASEAN. Kim ngạch thương mại Canada-Việt Nam năm 2021
vượt 6 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020.
Bộ công thương Việt Nam (07/02/2022), “Xuất khẩu sang Canada tiếp tục tăng
trưởng”
1.2.3 Yếu tố văn hóa - xã hội:
a) Cơ cấu dân số:
Theo thống kê trên trang danso.org: Dân số hiện tại của Việt Nam là 98.821.377
người vào ngày 30/04/2022 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Việt Nam
hiện chiếm 1,24% dân số thế giới. Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng
xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số của Việt Nam là 319
người/km2. Với tổng diện tích đất là 310.060 km2. 38,05% dân số sống ở thành thị
(37.198.539 người vào năm 2019). Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 33,3 tuổi.
b) Tình hình xã hội:
Chính sách thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 giúp
cho thị trường lao động quý I năm 2022 có nhiều tín hiệu khởi sắc. Lực lượng lao động,
số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý

12
trước và so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ
tuổi lao động đều giảm so với quý trước, tuy vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm trước
nhưng mức độ giảm dần.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý I năm 2022 ước tính là 51,2
triệu người, tăng 441,1 nghìn người so với quý trước và tăng 158,9 nghìn người so với
cùng kỳ năm 2021; tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đạt 68,1%, tăng 0,4 điểm phần
trăm so với quý trước và giảm 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; lao động
15 tuổi trở lên có việc làm ước tính là 50 triệu người, tăng 132,2 nghìn người so với
cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của cả nước quý I năm 2022 ước tính là
2,46%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 2,88%; khu vực nông thôn là
2,19%.
Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của cả nước quý I năm 2022 ước tính
là 3,01%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 2,39%; khu vực nông thôn
là 3,40%.
Thuốc quen tiêu dùng của người dân Việt Nam những năm gần đây:
Biểu đồ 1: Khảo sát thói quen tiêu dùng của người Việt thay đổi do Covid

13
Trừ ngành du lịch, khách sạn bị giảm 40,5%, các ngành hàng khác trên thương mại
điện tử tăng trưởng mạnh. Trong đó, thực phẩm và chăm sóc sức khỏe tăng mạnh nhất,
45,9%, kế đến là thời trang, làm đẹp (37,2%) và trò chơi (35,3%). Từ biểu đồ cho thấy
ngành thực phẩm và chăm sóc sức khỏe đang rất được quan tâm nhất.
Người dùng ngày càng trở nên quan tâm hơn đối với các sản phẩm về giá cả, chất
lượng cũng như thông tin nhà sản xuất. Trên thị trường hiện nay ngày càng nhiều các
nhãn hiệu khác nhau về các sản phẩm sữa có chứa các chất hóa học như melamine làm
cho người dùng tâm lý hoang mang.
Tuy nhiên, sữa cũng có những lợi ích nhất định:
Sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu dễ tiêu dùng đối với người dùng, sử dụng sản
phẩm sữa là điều cần thiết.
Thị trường tiêu thụ ở Việt Nam vẫn còn rất màu mỡ với dân số tốc độ tăng trưởng
cơ cấu còn nhanh trong vòng vài năm tới, đối với người tiêu dùng trẻ lại có xu hướng
sử dụng loại sữa làm từ thiên nhiên hơn.
Thị hiếu tiêu dùng chuyển sang đối với các sản phẩm ăn uống dinh dưỡng.
1.2.4 Yếu tố công nghệ:
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0) với nền
tảng tích hợp kết nối số hóa - vật lý - sinh học với sự đột phá của Internet vạn vật (IoT)
và trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi nền sản xuất của thế giới; tối ưu hóa quá trình sản
xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng và quản trị... Nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là
ngành chăn nuôi bò sữa, sản xuất sữa tươi cũng không đứng ngoài cuộc cách mạng này.
Hệ thống trang trại bò sữa TH đang áp dụng công nghệ chăn nuôi bò sữa của Israel,
sử dụng chip điện tử đeo chân (Pedometer) để quản lý đàn bò.
Khâu vắt sữa, bảo quản sữa nguyên liệu được khép kín hoàn toàn. Bò được tắm
sạch và làm mát trước khi vắt sữa. Sữa bò lưu chuyển bên trong đường ống kín không
tiếp xúc với môi trường bên ngoài rồi qua hệ thống lọc trước khi được làm lạnh ở nhiệt
độ 2-4oC sau đó được chuyển đến bồn chứa tổng trước khi vận chuyển đến nhà máy chế
biến.

14
Hình 2: Hinh họa đàn bò tại hệ thống TH
Để chất lượng sữa hoàn toàn được kiểm soát, hệ thống máy tính dò soát toàn bộ
bò đi vào khu vắt sữa và nhận dạng bò thông qua chip điện tử đeo chân; mọi dữ liệu
thông tin về cá thể bò vắt sữa được cập nhật vào hệ thống máy tính, nhờ đó đã loại bỏ
những khả năng sữa kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do bị
các bệnh liên quan đến viêm vú và bò đang điều trị kháng sinh.
Giống bò nuôi tại TH là giống bò HF được nhập khẩu từ New Zealand – đây là
một trong những giống bò sữa cho chất lượng sữa tốt nhất và không mang những mầm
bệnh phổ biến trên thế giới. Tại các trang trại TH bò sữa được phối giống với các nguồn
tinh nhập từ Israel, Mỹ và Canada nhằm cải tiến di truyền và chọn lọc ra những cá thể
tốt nhất nhằm tạo ra đàn bò sữa năng suất và chất lượng cao mang thương hiệu TH.
Trang trại TH sử dụng nguồn nước sạch phục vụ cho đàn bò từ nhà máy nước sạch
công nghệ của Amiad - Israel. Nước được lọc thô bằng 16 bộ lọc cát và than hoạt tính
áp suất cao với nhằm loại bỏ các tạp chất thô (cát, rác, các chất rắn lơ lửng và hấp phụ
các kim loại nặng và các độc tố trong nước…), sau đó chuyển đến hệ thống lọc tinh. Từ
nhà máy sản xuất nước sạch, nước được bơm thẳng đến các trang trại vào các máng
uống tự động tại các chuồng nên đảm bảo nước luôn trong, sạch, mát lành nhằm đảm
bảo sức khỏe cho bò và chất lượng sữa.

15
Mỗi cụm trại của TH có một Trung tâm thức ăn ứng dụng công nghệ cao. Đây là
Trung tâm tiếp nhận nguồn nguyên liệu thức ăn thô xanh sản xuất từ cánh đồng TH,
không sử dụng hóa chất độc hại. Tại đây thức ăn thô xanh sẽ được kiểm nghiệm các chỉ
tiêu lý, hóa, vi sinh để đảm bảo không có dư lượng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trước
khi chế biến ủ chua, dự trữ nhằm đảm bảo ổn định nguồn thức ăn cho đàn bò.
Sữa tươi nguyên liệu trước khi chuyển sang nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH
đều được lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra các chỉ tiêu dinh dưỡng, an toàn thực phẩm.
Tại nhà máy chế biến sữa TH, sữa tiếp tục được chế biến và đóng gói theo chu trình
khép kín, được quản trị với công nghệ đo lường và điều khiển hiện đại bậc nhất thế giới:
Simen, Danfoss, Grundfoss.
Tất cả các quy trình trên đã được Đoàn Giám sát của Uỷ ban Khoa học Công nghệ
và Môi trường của Quốc hội kiểm tra thực tế khi giám sát vấn đề an toàn thực phẩm
trong trang trại TH của Tập đoàn.
Cùng với Dự án sữa tươi sạch TH true MILK, tập đoàn TH tiếp tục triển khai các
Dự án rau củ quả sạch (mang thương hiệu FVF), dược liệu sạch (thương hiệu TH
Herbals) và Dự án rau củ quả hữu cơ và gạo chất lượng cao tại Thái Bình.
Các sản phẩm của TH được sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP và tiêu chuẩn
Organic (hữu cơ) (chứng nhận EC 834-2007, EC 889-2008 của Châu Âu và USDA-
NOP của Mỹ) theo hướng “5 không”: Không phân bón hóa học, không thuốc bảo vệ
thực vật hóa học, không kích thích tăng trưởng, không chất bảo quản và không giống
biến đổi gen...
Tiến trình sản xuất áp dụng quy trình kiểm soát dịch hại tổng hợp (nguồn giống
được lựa chọn kỹ càng có sức đề kháng cao và không mang mầm bệnh; đất trồng, nước
tưới an toàn; phương pháp canh tác khoa học có nhật ký hành trình theo dõi sát sao quá
trình phát triển của cây cũng như thu hoạch, sơ chế, bảo quản và phân phối, luôn đạt yêu
cầu cao về tính kỷ luật và tuân thủ).
Trên mỗi sản phẩm đều có cam kết về chất lượng và nguồn gốc sản phẩm rõ ràng.
Bởi vậy, các sản phẩm của Tập đoàn TH đều đảm bảo an toàn thực phẩm ở mức cao
nhất, người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc, nguyên liệu một cách rõ ràng, minh
bạch.

16
Từ năm 2015, Tập đoàn TH thực hiện một bước tiến cao hơn nữa trong sản xuất
đó là việc chính thức ký kết việc thực hiện sản xuất sữa tươi organic ngay trên đồng đất
Việt Nam.
Sau ký kết, TH bắt tay ngay vào việc thực hiện chuyển đổi những cánh đồng trồng
cây thức ăn theo chuẩn organic của châu Âu và Mỹ. Sau một thời gian dài tuân thủ tiêu
chuẩn sản xuất organic, trang trại bò sữa hữu cơ TH, nhà máy sữa TH đã hoàn thành
đánh giá và nhận chứng nhận hữu cơ châu Âu EC 834/2007, EC 889/2008.

Hình 3: Sản phẩm sữa tươi hữu cơ TH true MILK Organic


Ngày 17/8, tại thị trường Việt Nam, Tập đoàn đã chính thức giới thiệu sản phẩm
sữa tươi hữu cơ TH true MILK Organic đến người tiêu dùng với bao bì 500ml.
Ban tổ chức Triển lãm thực phẩm thế giới Moscow 2017 - Liên bang Nga (World
Food Moscow 2017) đã công bố sản phẩm sữa tươi TH true MILK Organic (hữu cơ)
của Tập đoàn TH đoạt giải Sản phẩm mới xuất sắc nhất.
Sự ra đời của Dự án Sữa tươi sạch TH đã làm thay đổi bản chất của ngành sữa Việt
Nam, đóng vai trò chính trong việc đưa tỷ lệ tươi tăng từ 8% năm 2008 lên hơn 30%
năm 2016 tính trên toàn bộ sản lượng sữa nước. Tập đoàn TH cũng tiên phong, đồng
hành cùng Chương trình Sữa học đường Quốc gia của Chính phủ, là nhân tố tích cực đề
xuất những giải pháp khả thi để hiện thực hóa chương trình này trên cả nước.

17
1.3. Phân tích SWOT
Sản phẩm sữa tiệt trùng TH True Milk là dòng sản phẩm nổi bật của tập đoàn TH
hiện nay. Để khách hàng dễ dàng tiếp cận sữa ở khắp mọi nơi, Tập đoàn hiện đang dần
phát triển nhiều điểm bán lẻ sữa tiệt trùng TH True Milk, những hệ thống này đảm bảo
cung cấp sản phẩm chất lượng nhất đến tận tay của người tiêu dùng. Qua việc phân tích
SWOT cụ thể sau đây, công ty sẽ có được cái nhìn tổng quan hơn về chính doanh nghiệp
và những yếu tố luôn có tầm ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công của công ty.
1.3.1. Điểm mạnh:
TH True Milk có sự đầu tư lớn cho nhà máy, trang trại với quy mô lớn và máy
móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu, tiên tiến nhất Đông Nam Á: Với slogan “Thật sự
thiên nhiên” cùng với quy trình chăn nuôi, chăm sóc bài bản chuyên nghiệp cho từng
con bò sữa đạt chuẩn đã tạo ra sự khác biệt, nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh
trong ngành. Quy trình sản xuất sữa của TH True Milk đồng bộ từ nuôi đại trà đến phân
phối rộng rãi. Những nhà xưởng, trang trại nuôi bò có vị trí thuận lợi và thích hợp trong
việc chăn nuôi bò sữa. Quy trình được khép kín hiện đại, đảm bảo chất lượng của từng
sản phẩm khi tới tay khách hàng, vì vậy mà thu hút cùng như xây dựng được lòng tin
của người tiêu dùng đối với công ty.

Hình 4:Trang trại bò sữa TH True Milk được xây dựng theo tiêu chuẩn sạch, thân
thiện với môi trường
18
Đội ngũ nhân sự, ban lãnh đạo công ty giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết và chuyên
nghiệp: TH True Milk có văn hoá công ty rất thân thiện với môi trường và xã hội. Điểm
mạnh này góp phần nâng cao sự phát triển trong nội bộ công ty cũng như hình ảnh
thương hiệu trước đại chúng. Công ty có những quy tắc riêng được xem như tiêu chí
tuyển dụng của TH True Milk và giúp doanh nghiệp dễ dàng chọn ra các ứng viên phù
hợp với tiêu chuẩn. Nhờ vậy mà TH True Milk đã tạo nên thương hiệu đầy tính nhân
văn và tạo được niềm tin đối với khách hàng.
Năng lực đàm phán với nhà cung ứng sữa: Nguồn nguyên liệu đầu vào của TH
True Milk vẫn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài như Canada,
New Zealand, Hoa Kỳ, Hà Lan. TH True Milk có điều kiện thuận lợi để đàm phán với
các nhà cung cấp sữa tươi trong nước và ngoài nước. TH True Milk có năng lực đàm
phán tốt đảm bảo nguồn sữa nguyên liệu ổn định sẽ làm cho tình hình sản xuất sữa của
công ty ngày càng phát triển.
1.3.2. Điểm yếu:
Chưa có kinh nghiệm ở thị trường Châu Mỹ: TH True Milk chủ yếu kinh doanh
và phụ thuộc nhiều vào thị trường trong nước, thị trường nước ngoài chưa thực sự có
chỗ đứng. Trong 12 năm được thành lập và phát triển, TH True Milk đã xuất khẩu ở
Trung Quốc, Nga, Singapore. Tuy đã có kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm sang nước
ngoài nhưng Canada vẫn còn là một thị trường mới đối với TH True Milk, song song
với đó là rủi ro khi sản phẩm không phù hợp về nhu cầu thị hiếu, không tạo được sự ấn
tượng với khách hàng tại nơi đây.
Độ nhận diện thương hiệu chưa cao: Độ nhận diện là yếu tố then chốt để xây dựng
nên hình ảnh của thương hiệu. Tại Việt Nam, TH True Milk luôn có vị trí nhất định
trong lòng người tiêu dùng tuy nhiên thương hiệu vẫn chưa để lại dấu ấn sâu đậm trên
thị trường quốc tế. Người tiêu dùng không phân biệt được các loại sữa do thiếu hiểu biết
về thông tin sản phẩm và thiết kế bao bì gây nhầm lẫn. TH True Milk cũng là một thương
hiệu trong số muôn vàn các thương hiệu sữa khác. Vậy nên, điều này khiến cho TH True
Milk luôn trong trạng thái phải tìm ra những cách tiếp cận khách hàng mới hoặc các
chiến dịch nhận diện thương hiệu trong quá trình kinh doanh của mình.
1.3.3. Cơ hội:
Sữa là sản phẩm phổ biến trên thế giới và Canada cũng phải ngoại lệ. Tổng sản
lượng trung bình một người dân Canada tiêu thụ sữa là 64.2L mỗi năm. Theo thống kê

19
2019, có khoảng 87% dân số Canada tiêu dùng các sản phẩm từ sữa. Ngày nay, khoảng
50% người tiêu dùng Canada trên toàn quốc chọn mua sữa đóng gói thân thiện với môi
trường và giá cả phải chăng hơn các lựa chọn đóng gói khác. Với dây chuyền đóng gói
bao bì hộp giấy thân thiện với môi trường như hiện tại, TH True Milk có đủ khả năng
cạnh tranh với các thương hiệu trên thị trường Canada.
Canada là một quốc gia có chính trị ổn định, kinh tế phát triển. Canada và Việt
nam là hội viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO). Với các chính sách phù hợp từ hai tổ chức trên sẽ
giúp giảm các rào cản đối với thương mại hàng hóa như quy trình xuất nhập khẩu và các
chứng nhận liên quan khác. Với quy mô dân số đông cùng nhu cầu trong nước cao, thế
nên mở ra nhiều cơ hội cho TH True Milk thâm nhập vào thị trường Canada.
1.3.4 Thách Thức:
Thách thức lớn mà TH True Milk phải đối mặt khi thâm nhập thị trường Canada
đó là có quá nhiều đối thủ cạnh tranh sở hữu dây chuyền công nghệ tiên tiến sẵn có trong
khi nhu cầu thị trường đang có xu hướng giảm. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm sản lượng
tiêu dùng sữa ở Canada là do 3% dân số có chế độ ăn thuần chay, không sử dụng bất kì
các sản phẩm nào từ động vật trong những năm gần đây. Ngoài ra các chế độ ăn kiêng,
eat clean đặc biệt cũng hạn chế việc sử dụng sữa. Có thể thấy thói quen của người tiêu
dùng Canada đang dần thay đổi. Đòi hỏi TH True Milk phải có hướng phát triển, cải
tiến sản phẩm phù hợp với thị trường Canada.

20
Biểu đồ 2: Lượng tiêu thụ sữa trên đầu người ở Canada từ năm 2014 đến năm 2019

21
PHẦN 2 – THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU
2.1 Chiến lược tập trung khác biệt hóa sản phẩm
Chiến lược tập trung khác biệt hoá sản phẩm là việc doanh nghiệp sẽ cung cấp các
sản phẩm hoặc dịch vụ chỉ ở một thị trường cụ thể với một tầm khách hàng nhất định.
TH True Milk sử dụng chiến lược này làm chiến lược chung để tạo lợi thế cạnh tranh. Từ
đó, họ sẽ tập trung làm cho sản phẩm của bản thân có một sự khác biệt cụ thể nhất định.
Ưu điểm của chiến lược này là có được lợi thế cạnh tranh cao cũng như dễ dàng trong
việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dự đoán các biến đổi trong nhu cầu và hành vi
sử dụng - mua sắm của khách hàng và thị trường.
Trọng tâm chính của chiến lược chung này là sự nhấn mạnh vào các lợi ích mà sữa
hạt, sữa organic mang lại làm cho sản phẩm của công ty nổi bật so với các đối thủ cạnh
tranh. Ví dụ, TH True Milk sản xuất sản phẩm sữa hạt giúp bổ sung năng lượng hỗ trợ
sức khỏe và chế độ eat clean của khách hàng. Mặc dù có giá bán tương đối cao nhưng
các sản phẩm như vậy của TH True milk vẫn có tính cạnh tranh vì chúng nổi bật so với
phần lớn các loại sữa truyền thống. Sản phẩm của TH True Milk sẽ nhấn mạnh vào quy
trình chăn nuôi sạch, không chất kích thích đem đến dòng sữa tươi ngon nhất cho khách
hàng.
Biểu đồ 3: Tỷ lệ đồ uống tốt cho sức khỏe tại Canada 2019

22
Trong chiến lược này, công ty thu hút khách hàng vào các sản phẩm được thiết kế
đặc biệt từ bao bì hộp giấy nhưng phải đảm bảo sự tinh tế dành cho nhóm khách hàng
có lối sống lành mạnh, chú trọng nhiều vào dinh dưỡng có trong thực phẩm.
Nhóm đối tượng mà TH True Milk hướng đến là những khách hàng có thói quen
ăn uống lành mạnh sẽ sử dụng sữa organic và sữa hạt. Còn những đối tượng có chế độ
ăn thuần chay sẽ quan tâm đến sữa hạt và các lợi ích tuyệt vời mà chỉ có sản phẩm của
TH True Milk có thể mang lại. TH True Milk sẽ tập trung phân phối trên các siêu thị
lớn với số lượng ban đầu là 2000 thùng tương đương 100.000 hộp tại thành phố Toronto.
2.2 Khu vực thương mại tốt nhất
Toronto là thủ đô tài chính và kinh doanh của Canada , một trung tâm tài chính
đang phát triển ở Bắc Mỹ và là một trong mười trung tâm tài chính toàn cầu hàng đầu.
Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Toronto đang vượt xa mức trung bình
cả nước một cách đáng kể. GDP của khu vực Toronto đã tăng trung bình 2,4 phần trăm
hàng năm kể từ năm 2009 so với tỷ lệ toàn quốc là 1,8 phần trăm. Năm 2017, GDP của
khu vực Toronto tăng khoảng 3,3%.

Hình 5: Hình ảnh thủ đô Toronto của Canada

23
Toronto là thủ đô tài chính và kinh doanh của Canada , một trung tâm tài chính
đang phát triển ở Bắc Mỹ và là một trong mười trung tâm tài chính toàn cầu hàng đầu.
Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Toronto đang vượt xa mức trung bình
cả nước một cách đáng kể. GDP của khu vực Toronto đã tăng trung bình 2,4 phần trăm
hàng năm kể từ năm 2009 so với tỷ lệ toàn quốc là 1,8 phần trăm. Năm 2017, GDP của
khu vực Toronto tăng khoảng 3,3%. Toronto có khả năng cạnh tranh trong hầu hết
các lĩnh vực kinh doanh chính khác từ công nghệ và khoa học đời sống đến năng lượng
xanh; từ thời trang và thiết kế đến thực phẩm và đồ uống; từ sản xuất phim và truyền
hình đến âm nhạc và phương tiện kỹ thuật số. Sự đa dạng công nghiệp phong phú của
Toronto thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới và hiệp lực giữa các ngành và lan tỏa kiến thức
đã tạo ra các lĩnh vực kết hợp hàng đầu mới bao gồm công nghệ y tế, công nghệ xanh
và công nghệ thực phẩm. Sữa là thực phẩm thiết yếu hàng ngày, người dân tại Toronto
có thể sẵn lòng chi trả cho một sản phẩm tốt cho sức khỏe với mức giá cao hơn các sản
phẩm sữa khác. Điều này mở đường cho TH True Milk thâm nhập vào thị trường Canada
mà cụ thể là thành phố Toronto bằng các sản phẩm sữa hạt, sữa organic.
2.3 Xác định thị trường mục tiêu
Theo các chuyên gia, Canada được đánh giá là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng
cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài tác động của hiệp định CPTPP, cuộc
chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng khiến nhiều doanh nghiệp Canada muốn
chuyển một số nhà máy, đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Đây là cơ hội để Việt
Nam tăng cường xuất khẩu sang Canada trong những năm tới.
Biểu đồ 4: Lượng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Canada 2010-2020

24
Xuất khẩu của Việt Nam sang Canada tăng liên tục trong giai đoạn 2010 đến 2020.
Năm 2019 năm đầu tiên thực hiện CPTPP kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt
gần 3,9 tỷ USD tăng 28% so với năm 2018 mức tăng trưởng này cao hơn mức trung
bình 18% của giai đoạn 2010-2018 nhưng vẫn thấp hơn mức 32% - 35% các năm 2013-
2014.
Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch covid-19, xuất khẩu của
Việt Nam sang Canada vẫn tăng trưởng ấn tượng 13% cao gấp đôi so với tăng trưởng
xuất khẩu chung của Việt Nam năm 2020 là 6,5% và đạt gồm 4,4 tỷ USD. Tuy nhiên,
xét theo bình diện chung xuất khẩu sang Canada mới chỉ chiếm 1,48% trong tổng số
xuất khẩu đi thế giới của Việt Nam. Cũng như vậy, từ góc độ của Canada, mặc dù Việt
Nam nằm trong top 10 nguồn nhập khẩu lớn nhất của nước này(2019), hàng hóa từ Việt
Nam chỉ chiếm 1,16% thị phần nhập khẩu hàng hóa của nước này. Điều này do nhập
khẩu của Canada chủ yếu từ ba nước Mỹ Trung Quốc và Mexico. Mặc dù tỷ trọng thấp
hơn nhưng trong số các nước đang phát triển Việt Nam là nước có lượng xuất khẩu hàng
hóa sang Canada lớn nhất năm 2019.

25
PHẦN 3 – THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
3.1 Chiến lược thâm nhập thị trường
3.1.1 Nghiên cứu thị trường:
Theo FCC Economics vào năm 2022, thị trường sữa tại Canada có nhiều chuyển
hóa ổn định và bước tiến mới cho ngành công nghiệp này. Ủy ban Sữa Canada (CDC)
đã thông báo vào cuối tháng 10 năm 2021 về việc tăng giá hỗ trợ bơ có hiệu lực từ ngày
01 tháng 02 năm 2022. Vào thời điểm đó, các dự đoán rằng điều này sẽ làm tăng giá sữa
thêm 8,4%. Quyết định này là do chi phí sản xuất tăng mạnh, đáng chú ý nhất là do giá
thức ăn chăn nuôi tăng cao. Mặc dù giá tăng sẽ hỗ trợ lợi nhuận của trang trại bò sữa,
nhưng nó sẽ làm giảm triển vọng tăng sản lượng vào năm 2022. Dự báo doanh thu từ
sữa sẽ tăng 8,9% vào năm 2022 dựa trên sự tăng đáng kể của giá chăn nuôi và sản lượng
tăng nhẹ. Giá nông sản cao hơn xuất phát từ việc tăng giá hỗ trợ bơ, trong khi dự báo số
lượng được thúc đẩy bởi nhu cầu chậm chạp và doanh số bán hàng tăng trưởng chậm
hơn do giá cao hơn.
Nhu cầu đối với các sản phẩm sữa: Lạm phát đối với các sản phẩm sữa vào năm
2022 sẽ cao hơn mức trung bình 5 năm và câu hỏi đặt ra là điều này sẽ ảnh hưởng như
thế nào đến các quyết định mua thực phẩm.
Lạm phát đối với các sản phẩm từ sữa đã thấp hơn trong năm ngoái so với hầu hết
các sản phẩm, bao gồm cả các loại protein động vật khác. Điều này cho thấy rằng nhu
cầu đối với các sản phẩm sữa có thể đủ để hấp thụ sự tăng giá mà không có quá nhiều
thay thế đối với các sản phẩm khác đang xảy ra. Tuy nhiên, điều còn thiếu trong con số
này là lạm phát đối với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật cạnh tranh với sữa. Theo
dữ liệu của Nielsen, lạm phát đối với các sản phẩm thay thế sữa có nguồn gốc thực vật
đã tăng khoảng 1% trong tháng 12 so với 4,5% đối với các sản phẩm từ sữa. Nếu tỷ lệ
lạm phát thấp đối với các sản phẩm thay thế dựa trên thực vật tiếp tục, chúng ta có thể
thấy ngày càng nhiều người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các sản phẩm đó thay vì sữa.
Qua đó chúng ta có thể thấy nhu cầu người tiêu dùng tại Canada đang có xu hướng sử
dụng các sản phẩm sữa từ hữu cơ nhiều hơn.

26
Biểu đồ 5: Lạm phát đối với các sản phẩm được chọn từ tháng 12 năm 2020 đến tháng
12 năm 2021

Doanh thu từ sữa tăng từ giá cao hơn: Nhu cầu đối với các sản phẩm sữa đã tăng
vào năm 2021 nhưng với tốc độ thấp hơn kỳ vọng. Mặc dù năm 2021 đáng thất vọng vì
không đạt được kỳ vọng, chúng tôi ước tính doanh thu từ sữa đã tăng 3,7% đáng kể theo
bảng sau.
Bảng 1: Dự báo FCR năm 2022 cho ngành sữa

Để đối phó với chi phí thức ăn và năng lượng ngày càng tăng, Ủy ban Sữa Canada
sẽ tăng giá hỗ trợ cho bơ vào ngày 1 tháng 2 , ước tính giá sữa tại nông trại sẽ tăng 6,31
đô la / hl. Theo đó, dự báo giá chăn nuôi bò sữa sẽ tăng 8,5%. Các dự báo về tăng trưởng
sản lượng trang trại được giới hạn ở mức tăng 0,4%.
Ngoài ra, cuộc khủng hoảng COVID19 đã ảnh hưởng đáng kể đến thị trường. Đã
có sự thay đổi trong hành vi mua của người tiêu dùng. Điều này là do thực tế là người
tiêu dùng thích phần lớn các sản phẩm từ sữa trong chế độ ăn uống của họ vì việc tiêu

27
thụ các sản phẩm từ sữa cung cấp sức mạnh và giúp xây dựng và duy trì xương chắc
khỏe. Do đó, nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm sữa tăng lên trong thời
kỳ đại dịch. Trong thời gian diễn ra đại dịch, việc tiêu thụ các sản phẩm sữa từ gia đình
đã giảm xuống, nhưng mức tăng trưởng lại tăng lên ở việc tiêu thụ các sản phẩm sữa tại
nhà. Theo Dairy Global, Lactalis, một công ty khổng lồ trong ngành này, có mức tăng
trưởng doanh số ước tính là 5,9% trong năm tài chính 2021.
Nhận thức ngày càng cao của người tiêu dùng đối với sức khỏe và tiêu thụ thực
phẩm bổ dưỡng để duy trì sức khỏe tốt hơn là một trong những yếu tố chính thúc đẩy
thị trường. Đây cũng chính là nhóm khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng
đến.
3.1.2 Chiến lược sản phẩm:
TH là công ty đầu tiên tuyên bố họ là “sữa sạch” bắt nguồn từ những đồng cỏ xanh
và công nghệ hiện đại. Sạch là một đặc tính chung của các nhãn sữa. Tuy nhiên, khi TH
True Milk là đơn vị đầu tiên danh xưng rằng họ là thương hiệu sữa sạch, đặc tính này
đã trở thành một đặc điểm riêng của TH trong tâm trí người tiêu dùng, mặc dù hãng sữa
này mới gia nhập thị trường không lâu.
Và các lựa chọn về sữa của người Canada đang có xu hướng rời bỏ sữa truyền
thống và các sản phẩm chế biến hoặc có hàm lượng chất béo cao để hướng tới các nguồn
sữa ít chất béo hơn và các sản phẩm thay thế từ sữa.
Đặc điểm này mang lại cho TH một liên tưởng giá trị (sạch) khi khách hàng nghĩ
về thương hiệu này. Thương hiệu TH True Milk bỗng nhiên được giới truyền thông nói
đến rất nhiều mà không mất một đồng quảng cáo nào. Trong thời buổi khủng hoảng, đó
là một phần thưởng vô cùng đáng giá cho công ty (Mặc dù các quảng cáo của TH True
Milk không có gì đặc sắc về sáng tạo so với các đối thủ cạnh tranh). Thành công tại thị
trường Việt Nam một cách dễ dàng nhằm đánh và chất lượng sữa sạch. Vì vậy TH True
Milk quyết tâm mang đến thị trường Canada loại sữa mới và sẽ cạnh tranh lại với các
thương hiệu địa phương.
Chiến lược sản phẩm mà TH true MILK tại thị trường Canada bao gồm:
• Chiến lược chuẩn hóa bao gồm chuẩn hóa về kiểu dáng hộp dựng, chất lượng
thành phần và độ bền sản phẩm và nguyên vật liệu hữu cơ.
• Thương hiệu uy tín, nổi bật về danh tiếng và chất lượng sản phẩm lên hàng
đầu. Uy tín thành phần hữu cơ và đảm bảo 100% sữa sạch của thương hiệu

28
• Chiến lược bao bì sản phẩm: Sử dụng bao bì in thiên nhiên, dễ phân biệt, có
hướng dẫn sử dụng, bảo quản và hạn sử dụng, dùng ngôn ngữ Tiếng Anh.
• Định vị sản phẩm: Sản phẩm phân khúc tầm trung mang thương hiệu quốc tế
với giá cả hợp lý và rẻ so với thị trường.
3.1.3 Chiến lược giá:
Sau khi nghiên cứu về mức thu nhập như trên TH True Milk lựa chọn chiến lược
giá để đưa thương hiệu trở thành thương hiệu cao cấp. TH định vị sản phẩm với mức
giá cao hơn so với các thương hiệu khác nhưng đánh mạnh vào chất lượng sản phẩm.
Ban đầu, TH True Milk chấp nhận giảm giá mức thấp nhất, chịu lỗ để nâng cao
nhận thức thương hiệu và sản phẩm. Chiến lược giá của TH True Milk không khiến
doanh thu của thương hiệu này giảm đi, mà ngược lại sẽ giúp doanh nghiệp trở thành bệ
phóng đưa một thương hiệu còn mới lên ngang hàng với các tên tuổi lâu năm. Chiến
lược giá công ty sử dụng 3 giai đoạn: Giai đoạn mới thâm nhập thị trường, giai đoạn
định vị thương hiệu, giai đoạn phát triển bền vững.
3.1.4 Chiến lược phân phối:
a) Phân phối trực tiếp tại cửa hàng:
Canada có những hệ thống cửa hàng mua sắm rộng lớn sang trọng như mall (khu
phức hợp nhiều cửa hàng), supermarket (siêu thị), store (cửa hàng), outlet (điểm bán
hàng xuất phát thẳng từ nhà máy sản xuất) và mart (chợ). Với hệ thống cửa hàng dày
đặc và hoành tráng như thế, mua cái gì, ở đâu… để có được đồ như ý và giá tốt cũng là
một nghệ thuật mua sắm.
Đối với người tiêu dùng khi đi mua sắm tại Canada, cũng cần nên biết một số hệ
thống cửa hàng nổi tiếng ở Canada để tiện cho việc mua sắm.
• Thực phẩm: Super Store, Safeway, Save On Food, Sobeys, IGA, Costco…
• Hàng giảm giá: Winners, The Bargain Shop, Giant Tiger, Dollarama…
Doanh nghiệp TH cần nắm bắt các kênh phân phối này và cả những chương trình
khuyến mãi như trên các khách hàng trực tiếp như: các đại lý phân phối nhỏ lẻ,, và đặc
biệt là kênh phân phối hiện đại ngày càng trở nên phổ biến hiện nay các siêu thị thực
phẩm hiện đại như Super Store, Safeway, Save On Food, Sobeys, IGA, Costco… có khả
năng động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
b) Phân phối trực tuyến thông qua các trang thương mại điện tử:

29
Thị trường thương mại điện tử, nơi người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể mua
và bán các sản phẩm và dịch vụ độc quyền thông qua các kênh điện tử, đã không ngừng
phát triển trong thập kỷ qua. Doanh số bán lẻ từ thương mại điện tử trên toàn thế giới
được dự báo sẽ tăng từ 3,53 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2019 lên hơn 6,54 nghìn tỷ vào
năm 2023. Nhờ dân số kỹ thuật số lớn, Canada đã trở thành một thị trường có lợi nhuận
đặc biệt trong những năm gần đây. Vào cuối năm 2019, doanh thu thương mại bán lẻ
thương mại điện tử đạt gần 1,85 tỷ đô la Canada, với khoảng 28,1 triệu người Canada
đã mua hàng trực tuyến. Doanh thu được tạo ra trong thị trường thương mại điện tử bán
lẻ dự kiến sẽ vượt qua 33 tỷ đô la Mỹ vào năm 2024, tăng từ 25,4 tỷ vào năm 2019. Nhìn
chung, người Canada đang thể hiện sự sẵn sàng ngày càng tăng trong việc tiếp nhận thế
giới thương mại điện tử, ngày càng dễ tiếp nhận các phương thức thanh toán mới và
sáng tạo, đồng thời ngày càng tự tin hơn khi lưu trữ dữ liệu và mua hàng trực tuyến.
Nếu doanh nghiệp lựa chọn phân phối trực tuyến thông qua các trang mạng điện
tử, doanh nghiệp TH cần thay đổi hình thức thanh toán sang ứng dụng PayPal. PayPal
ứng dụng thanh toán được sử dụng nhiều nhất tại các quốc gia Châu Âu và có cả Canada
vì sự nhanh chóng, an toàn và dễ dàng.
3.1.5 Chiến lược truyền thông:
a) Chiến lược nội dung:
Thông điệp TH muốn gửi đến người tiêu dùng Canada cho sử dụng sản phẩm ít
chất béo và hữu cơ rất phù hợp với xu hướng sử dụng các chất dinh dưỡng ở người tiêu
dùng Canada hiện nay. Định vị lại thương hiệu sữa sạch và xây dựng sản phẩm sữa khác
biệt mới so với các đối thủ cạnh tranh. Hơn hết chất lượng bò sữa tại Việt Nam tất cả
đều là bò sữa nhập từ chính đất nước Canada này với chi phí sản xuất thấp hơn nhưng
vẫn giữ được chất lượng tốt hàng đầu Việt Nam. Đều này cho thấy công ty TH sẽ lại
phát triển mạnh mẽ tại thị trường mới. Ngoài ra nội dung thông điệp cũng được gửi đến
khách hàng thông qua hình thức trình chuyển tải thông điệp như: hình thức chuyển tải
thông điệp qua bao bì sản phẩm, qua chất lượng hình ảnh, âm thanh của TVC, của hình
thức thiết kế các mẫu quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.
b) Chiến lược sử dụng các phương tiện truyền thông:
Việc lựa chọn các phương tiện truyền thông là yếu tố quan trọng, chiến lược truyền
thông hiệu quả là truyền thông quá trình trao đổi và tương tác thông tin giữa ít nhất hai
tác nhân nhằm tăng cường độ hiểu biết và thay đổi nhận thức. Để có một chiến lược

30
truyền thông hiệu quả đòi hỏi phải có các bước chuẩn bị, lên plan và những kỹ năng cần
thiết. Tạo dự thông điệp phù hợp từ bước nội dung để xây dựng hình ảnh thương hiệu
rõ nét nhất.
Xây dựng thông điệp truyền thông ý nghĩa, triển khai các chiến dịch quảng cáo
hiệu quả cũng như tận dụng trade marketing (tiếp thị tại điểm bán) là các chiến lược
Marketing của TH True Milk Organic về xúc tiến hỗn hợp (Promotion).
Đầu tiên là về thông điệp truyền thông, một số thông điệp quảng cáo cũng như xây
dựng thương hiệu mà TH True Milk Organic muốn truyền tải bao gồm:
c) Thông điệp chính: “Thật sự thiên nhiên”
Chất lượng: Sản phẩm sữa tươi hữu cơ TH true MILK Organic vượt qua những
tiêu chuẩn gắt gao về quy trình, công nghệ, với sự đầu tư nghiêm túc, bài bản, mang lại
chất lượng vượt trội, đạt chứng nhận hữu cơ châu Âu.
Thể chất: Những giọt sữa chắt lọc từ thiên nhiên qua quy trình xử lý khép kín mang
đến nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
Vóc dáng và phong cách: Giữ gìn và cải thiện vóc dáng, tạo cảm giác nhẹ nhàng,
khỏe khoắn, trẻ trung đầy cuốn hút.
Nhờ những thông điệp trên, TH True Milk Organic đã thành công trong việc thu
hút sự chú ý của khách hàng bởi thương hiệu này có thể hiểu rõ customer insight (insight
của khách hàng) là chất lượng sản phẩm cũng như lợi ích mà sản phẩm đem lại.
3.2 Phương thức thâm nhập thị trường
3.2.1 Những phương thức khả thi:
a) Xuất khẩu trực tiếp:
Phương thức tham gia thương mại quốc tế xuất khẩu trực tiếp phổ biến trên thế
giới, các doanh nghiệp trao đổi hàng hóa với đối tác nước ngoài nhằm tạo lợi thế so sánh
giữa các quốc gia, nâng cao lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy doanh nghiệp
phải đủ lớn mạnh để đảm trách toàn bộ hoạt động marketing xuất khẩu và đặc biệt am
hiểu kỹ nhu cầu và mong muốn của thị trường nước ngoài để đáp ứng khách hàng. Hình
thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải đàm phán với các bên, tìm hiểu cũng như thông qua
luật lệ của quốc gia thị trường, do đó các chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cũng khá
cao cần nguồn lực tài chính lớn.
• Trực tiếp tiếp xúc với thị trường sản phẩm sữa tại Canada và trực tiếp hiểu rõ được
tình hình thị trường và nhu cầu thị trường.

31
• Doanh nghiệp nắm bắt xu hướng để cải tiến sản phẩm cho phù hợp với thị trường
Canada nơi là ngành sữa bò phát triển mạnh mẽ nhất thế giới.
• Doanh nghiệp không phải chịu chi phí xuất khẩu trung gian và không phải chia sẻ
phần lợi nhuận đạt được. Ngoài ra doanh nghiệp còn nắm bắt được các biến động
trên thị trường.
• Việc tự xuất khẩu trực tiếp sẽ an toàn và hiệu quả nắm rõ các thông tin và chi phí
giúp doanh nghiệp kiểm soát được lượng hàng hóa trên thị trường Canada.
b) Xuất khẩu gián tiếp qua trung gian:
Cung cấp hàng hoá ra thị trường Canada thông qua các trung gian xuất khẩu như
đại lý hoặc môi giới. Hải quan, văn phòng đại diện, công ty xuất nhập khẩu ủy thác…
bằng những phương tiện đường hàng không hoặc đường thủy khác nhau.
Để rút ngắn các thời gian và nghiên cứu các chi phí và chính sách về xuất khẩu thì
các doanh nghiệp có thể chọn phương pháp xuất khẩu gián tiếp này. Xuất khẩu gián tiếp
rất được các doanh nghiệp có thể quan tâm.
• Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường từ các doanh nghiệp trung gian nước ngoài
khác họ có nhiều kinh nghiệm hơn và giúp sản phẩm của họ dễ dàng thâm nhập
vào các thị trường mới.
• Giảm rủi ro xuất khẩu và giảm chi phí chiến dịch tiếp thị một thị trường hoàn toàn
mới.
• Hình thức xuất khẩu qua trung gian không cần nhiều vốn và kinh nghiệm doanh
nghiệp không cần hiểu biết sâu sắc về thị trường.
• Xuất nhập khẩu từ đóng gói, vận chuyển, thuê tàu đến mua bảo hiểm, ... đã có bên
trung gian lo hết kế hoạch trọn gói và doanh nghiệp chúng ta chỉ cần giao sản phẩm
và xem xét tiến trình xuất khẩu.
• Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian đầu tư thực hiện xuất khẩu.
3.2.2 Lựa chọn phương thức thâm nhập
Sau khi xem xét các phương thức xuất nhập khẩu và nghiên cứu các chi phí xuất
nhập khẩu doanh nghiệp cần đưa ra các quyết định về quy trình xuất khẩu tại Việt Nam
và quy trình nhập khẩu tại Canada.
Cảng biển Toronto tọa lạc tại số 60 Harbour Street Toronto, Ontario M5J 1B7
Canada. Tên cổng là Port of Toronto, cảng vụ là The Toronto Port Authority. Đây là

32
cảng biển ghi nhận hàng ngàn tàu thuyền vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Canada
bằng đường biển.
• Hàng hóa vận chuyển hàng hóa từ cảng HCM đi sang Toronto: Khởi hành vào thứ
3 hàng tuần và thời gian dao động 17 ngày.
• Hàng hóa hóa vận chuyển hàng hóa từ cảng Hải Phòng đi sang Toronto: Khởi hành
vào thứ 2 và thứ 5 hàng tuần. Thời gian vận chuyển dao động 24 ngày.
TH nhận thấy rằng, Canada là một thị trường hoàn toàn mới và TH lần đầu xuất
khẩu đến đất nước này. Tuy nhiên, TH đã nghiên cứu kỹ và am hiểu thị trường, nhu cầu
và thị hiếu của người tiêu dùng Canada, các chính sách hàng rào thuế quan và đặc biệt
là kinh nghiệm xuất khẩu của doanh nghiệp TH có thể đáp ứng được các tiêu chí mà
nước Canada đưa ra.
Ông Yu Hoan Chun, Tổng giám đốc - CEO của Công ty thương mại Quốc tế Kim
Kiều (Vô Tích, Trung Quốc) – đối tác phân phối sản phẩm của TH tại thị trường Trung
Quốc khẳng định, các sản phẩm TH true MILK có chất lượng không thua kém sản phẩm
của các nước Âu, Mỹ đang có mặt trên thị trường Trung Quốc và bày tỏ tin tưởng TH
true MILK – sản phẩm thương hiệu quốc gia của Việt Nam - cũng sẽ gây dựng được
lòng tin của những người tiêu dùng Trung Quốc với chất lượng quốc tế đã được khẳng
định. Chính vì thế, mà doanh nghiệp nên chọn phương thức thâm nhập thị trường Canada
theo hình thức xuất khẩu trực tiếp giúp TH giảm thiểu rủi ro trong việc thuê các trung
gian không có kinh nghiệm hoặc phải trả một khoản chi phí rất đắt cho nhà môi giới.
Ngoài ra, xuất khẩu trực tiếp giúp TH am hiểu thật kỹ nhu cầu thị trường quốc tế
và có chính sách nâng cao sản phẩm của mình để đáp ứng thị trường tốt nhất. Một phần
sản phẩm doanh nghiệp còn hợp tác với nhà phân phối tại thị trường Canada để thúc đẩy
doanh số.
• Quy trình xuất khẩu sản phẩm từ Việt Nam đến thị trường Canada:
Bước 1: Doanh nghiệp đáp ứng lượng hàng cần xuất khẩu đóng vào container và
thực hiện đặt chỗ trên tàu trước để xếp hàng trước khi làm các thủ tục để xuất khẩu hàng
hóa.
Doanh nghiệp liên lạc với các nhà, hãng tàu cụ thể để tham khảo giá cước, không
gian cần và lịch trình chạy. Lịch trình chạy sẽ có cả ngày rời cảng và ngày cập cảng.
Doanh nghiệp xem xét một số hãng tàu vận tải tuyến Việt Nam đi Canada như Hapag

33
Lloyd, PIL, Yang Ming, MSC, ONE, Maersk, APL,Hamburg Sud… Cụ thể doanh
nghiệp chọn tuyến đường biển Hồ Chí Minh (Cát Lái) – Canada ( Toronto).
Cảng biển Toronto tọa lạc tại số 60 Harbour Street Toronto, Ontario M5J 1B7
Canada. Tên cổng là Port of Toronto, cảng vụ là The Toronto Port Authority. Đây là
cảng biển ghi nhận hàng ngàn tàu thuyền vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Canada
bằng đường biển. Hàng hóa vận chuyển hàng hóa từ cảng HCM đi sang Toronto: Khởi
hành vào thứ 3 hàng tuần và thời gian dao động 17 ngày.
Sau khi chọn được tàu có lịch trình và các yêu cầu khác phù hợp thì doanh
nghiệpliên lạc với bên đối tác để thống nhất. Sau khi thống nhất, doanh nghiệp chốt
book tàu với nhà tàu bằng cách liên lạc, gửi email hoặc gọi hotline để làm việc, bàn bạc
về giá, cước phí cũng như lịch hẹn. Vấn đề giá cũng được thống nhất cả 3 bên, doanh
nghiệp xuất khẩu hàng, đơn vị vận chuyển và đối tác nhận hàng.
Bước 2: Thực hiện phát hành chứng từ xuất khẩu để xuất khẩu hàng hóa.
Thống nhất với đối tác về số lượng bộ chứng từ để yêu cầu phát hành. Một bộ
chứng từ phát hành gồm: Hợp đồng (Sales Confirmation) hoặc đơn đặt hàng đã có xác
nhận từ cả hai bên giao và nhận; Invoice/Packing List; Tờ khai hồng; Vận đơn biển: do
hãng tàu phát hành, gồm 3 bản gốc, bạn có thể yêu cầu thêm số bản copy. Vận đơn biển
thường được nhà tàu giao cho doanh nghiệp gần ngày giao hàng; Chứng nhận xuất xứ:
có thể cần hoặc không tùy theo yêu cầu bên đối tác.
Doanh nghiệp tính toán để phát hiện đủ lượng chứng từ cần thiết. Gửi cho bên đối
tác nước ngoài để họ có giấy tờ nhận hàng (1 hợp đồng, 2 Invoice, 2 Packing, 2 Vận đơn
gốc, 2 vận đơn copy và C/O). Lưu trong doanh nghiệp để đòi tiền, báo cáo nội bộ, quyết
toán thuế quan. Làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa (Bản copy hợp đồng, 1 Packing, 1
Invoice, 2 tờ khai bản gốc.)
Bước 3: Khi hàng hóa đã lên tàu rời cảng thì doanh nghiệp làm các công việc
sau:
• Thông báo, liên lạc với bên đối tác để hai bên tiện theo dõi tiến độ chuyển hàng
hóa.
• Chuẩn bị và chuyển bộ chứng từ cho bên đối tác để bên đối tác có thể nhận hàng
đúng lịch.
• Làm thẻ ghi nợ (debit) để nhận tiền hàng khi tới hạn thanh toán.
• Kiểm toán kết thúc.

34
Trước đó, doanh nghiệp đã ký hợp đồng với tập đoàn ICA Sverige AB là đơn vị
phân phối độc quyền sản phẩm sữa đóng hộp của TH vào thị trường Canada. Sản phẩm
khi được vận chuyển tới kho của nhà phân phối, họ sẽ kiểm tra và giao nhận các đơn
hàng. Nhà phân phối này sẽ liên kết, ký hợp đồng với khách hàng mà TH chọn lọc từ
mạng lưới khách hàng của nhà cung cấp. Sau đó sản phẩm sẽ được vận chuyển tới các
địa điểm như các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ tại Canada để
tiến hành các bước quảng bá và xúc tiến bán hàng tới người dân tại đây.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu một trong các bên vi phạm hợp đồng thì
bên còn lại có thể khiếu nại về việc vi phạm đó. Việc khiếu nại có thể thông qua bên
trung gian thứ 3 hoặc tòa án.
3.3 Lựa chọn khách hàng, nhà phân phối và các bên đối tác
3.3.1 Khách hàng:
Có thể nói độ tuổi thiếu nhi và thiếu niên là 2 độ tuổi tiêu thụ các sản phẩm về sữa
lớn nhất. Tiếp theo đó là người già và trẻ sơ sinh.
Các ông bố bà mẹ có con, có cha mẹ, người thân nằm trong nhóm khách hàng trên
sẽ là người trực tiếp chi tiền để mua sản phẩm. Sản phẩm không chỉ cần đạt yêu cầu về
hương vị mà còn phải đảm bảo giá trị dinh dưỡng mang lại đạt chuẩn, chất lượng tốt.
Thêm vào đó, sản phẩm của TH True Milk nằm ở phân khúc giá tầm trung, phần
lớn các hộ gia đình đều có thể mua và sử dụng.
3.3.2 Nhà phân phối:
Đầu tiên, TH True Milk cung cấp sản phẩm cho những của hàng tạp hóa, đại lý tạp
hóa, siêu thị phân phối các sản phẩm, chế phẩm từ sữa của TH True Milk.
Nhưng so với nhóm khách hàng tiêu thị thì nhóm khách hàng này và TH True Milk
có những cam kết, hợp đồng về giá bán, phần trăm lãi, thưởng doanh số, thưởng hoa
hồng,...
Tiếp đến là những tổ chức tiêu thị, sử dụng sản phẩm Vinamilk như các trường,
nhà ăn tập thể, các cửa hàng kinh doanh đồ ăn đồ uống, tiệm bánh… tiêu thụ sản phẩm
của TH True Milk trong các bữa ăn, trong việc chế biến,.. Mức giá những đơn vị này
nhận được cũng sẽ “mềm” hơn so với các khách hàng cá nhân.
3.3.3 Đối tác:
Công ty lựa chọn đối tác khi xuất khẩu qua thị trường Canada là Saputo - công ty
đa quốc gia được thành lập vào năm 1954 có trụ sở tại Montréal, Canada. Saputo sản

35
xuất, tiếp thị và phân phối nhiều loại sản phẩm từ sữa với chất lượng tốt nhất, bao gồm
pho mát, sữa nước, sữa và các sản phẩm kem có thời hạn sử dụng kéo dài, các sản phẩm
nuôi cấy và nguyên liệu từ sữa.
• Lý do chọn công ty Saputo:
- Mạng lưới rộng, đa quốc gia
- Chi phí hợp lý
- Am hiểu địa phương
- Dịch vụ đa dạng, đảm bảo được chất lượng sản phẩm khi vận chuyển.
3.4 Điều kiện đàm phán
Đàm phán về điều kiện và thời gian giao hàng trong hợp đồng ngoại thương là điều
khoản rất quan trọng của hợp đồng, vì nó sẽ quy định nghĩa vụ cụ thể của người bán
(NB); đồng thời cũng là ràng buộc các bên hoàn thành trách nhiệm của mình đối với đối
phương. Quy định về điều kiện hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Canada phải đầy đủ
các thông tin và điều kiện như sau:
• Tên thông thường của sản phẩm sữa sẽ được xuất khẩu;
• Tên thông thường của các sản phẩm sữa có trong sản phẩm sẽ được xuất khẩu;
• Điểm đến của sản phẩm sữa sẽ được xuất khẩu;
• Số lượng sản phẩm sữa sẽ được xuất khẩu;
• Thành phần của sản phẩm sữa sẽ được xuất khẩu
• Ngày muộn nhất mà sản phẩm sữa sẽ được xuất khẩu.
Điều khoản và điều kiện thanh toán:
Ủy ban có thể ủy quyền hỗ trợ xuất khẩu cho một nhà xuất khẩu:
(a) Đối với sản phẩm sữa là bơ hoặc sữa bột tách béo, với số lượng không vượt
quá chênh lệch giữa:
(i) Giá hỗ trợ của Canada đối với bơ hoặc sữa bột tách béo mà Ủy ban phải trả tại thời
điểm hỗ trợ xuất khẩu được Ủy ban cho phép.
(ii) Giá thị trường thế giới đối với bơ hoặc sữa bột tách béo tại thời điểm đó.
(b) Đối với pho mát, trừ pho mát được đề cập trong đoạn (c) hoặc (d), hoặc bất kỳ
sản phẩm sữa nào khác ngoài bơ hoặc sữa bột gầy, với số lượng không vượt quá chênh
lệch giữa:
(i) Giá cho pho mát hoặc sản phẩm sữa khác, tùy từng trường hợp, được tính toán trên
cơ sở giá thị trường đối với sữa được xác định bởi giá hỗ trợ của Canada đối với bơ và

36
sữa bột tách béo mà Ủy ban phải trả tại thời điểm hỗ trợ xuất khẩu được ủy quyền bởi
Ủy ban.
(ii) Giá thị trường thế giới đối với pho mát hoặc sản phẩm sữa khác tại thời điểm đó.
(c) Đối với pho mát cheddar lâu năm sẽ được xuất khẩu sang một quốc gia thành
viên của Cộng đồng Kinh tế Châu Âu, với số lượng không vượt quá số lượng sẽ làm
giảm giá pho mát cheddar lâu năm xuống mức thấp hơn biên giới tự do các giá trị theo
thỏa thuận giữa Canada và Cộng đồng Kinh tế Châu Âu theo Biểu thuế hải quan chung
của Cộng đồng Kinh tế Châu Âu thuộc nhóm số 04.04E vì nhóm đó liên quan đến pho
mát cheddar lâu năm.
(d) Đối với pho mát được xuất khẩu sang Hoa Kỳ, với số lượng không vượt quá
chênh lệch giữa:
(i) Tổng giá FOB của pho mát được sản xuất tại Canada, chi phí vận chuyển đối với
pho mát đó đến điểm đến tại Hoa Kỳ và thuế hải quan của Hoa Kỳ đối với pho mát.
(ii) Giá bán buôn pho mát tương tự của Hoa Kỳ được sản xuất tại Hoa Kỳ.

37
PHẦN 4 – CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM VÀ GIÁ CẢ
4.1 Lựa chọn sản phẩm và dịch vụ cho thị trường mục tiêu
4.1.1 Sản phẩm:
a) Mục đích sử dụng:
• Sản phẩm phù hợp với mọi đối tượng:
- Những đối tượng chủ yếu cần bổ sung chất dinh dưỡng, vitamins, các khoáng
chất thiết yếu cho cơ thể để đạt sự phát triển tối ưu.
- Cải thiện vóc dáng, giảm cân, cung cấp năng lượng cho quá trình vận động ngoài
ra còn giúp làm đẹp da, làm chậm quá trình lão hoá.
- Khách hàng có nhận thức cao nên sẽ kỹ tính trong việc lựa chọn sản phẩm, chú
trọng giá trị dinh dưỡng mà sữa cung cấp.
• Sản phẩm dành cho nơi cung cấp thức ăn nhanh:
- Tại Super Store, Safeway, Save On Food, Sobeys, IGA, Costco.
- Tại các trạm dừng chân.
- Tại các mall, supermarket, store, outlet và mart.
• Sản phẩm có thể dùng để chế biến thành các thực phẩm khác:
- Dùng làm nguyên liệu để chế biến các thực phẩm đa dạng như bánh, nước sốt
kem.
- Đa dạng sản phẩm để khách hàng thoải mái lựa chọn như sữa hạt, sữa chua tự
nhiên, kem, thức uống giải khát, nước tinh khiết.
b) Tính năng vượt trội của sản phẩm:
TH true MILK là thương hiệu có những sản phẩm được phát triển bởi công nghệ
hiện đại nhất ngày nay trên thế giới. Thương hiệu này của tập đoàn TH đã thể hiện vị trí
đi đầu trong lĩnh vực sản xuất sữa tươi sạch áp dụng công nghệ 4.0 với quy mô lớn.
Hệ thống trang trại bò sữa TH đang áp dụng công nghệ chăn nuôi bò sữa của Israel,
sử dụng chip điện tử đeo chân (Pedometer) để quản lý đàn bò, phát hiện động dục, tự
động hóa việc kiểm soát hệ thống vắt sữa và chất lượng sữa, phát hiện viêm vú sớm,
kiểm soát bệnh tật… giúp cho việc quản lý chất lượng một cách chính xác và hiệu quả.
Điều đặc biệt của TH True Milk nằm ở chỗ không gây ảnh hưởng xấu đến hormone tăng
trưởng của trẻ, khắc phục vấn đề không đủ dinh dưỡng cho trẻ, dễ dẫn đến còi xương,
suy nhược cơ thể.

38
c) Giải pháp:
Thông báo trả lời tự động: Tin nhắn sẽ được tự động gửi đến cho bộ phận hoặc
người chịu trách nhiệm vào đúng thời điểm khi khách hàng đặt câu hỏi về sản phẩm.
4.1.2. Dịch vụ:
a) Tư vấn:
Thông tin sản phẩm: Đội ngũ tư vấn của TH True Milk bao gồm một số lượng lớn
các nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình giải đáp thắc mắc của khách hàng. Khách
hàng có thể chắc chắn rằng ngay cả những câu hỏi thắc mắc phức tạp cũng được giải
đáp một cách chính xác. Nói cách khác, TH True Milk giúp kết nối với khách hàng hơn
với thương hiệu.
b) Sẵn sàng:
• Hỗ trợ từ xa: Hỗ trợ qua điện thoại 24/7 - rút ngắn thời gian khắc phục sự cố.
• Dịch vụ điện tử: Khách hàng có thể lên website chính thức của TH True Milk để
đặt câu hỏi về sản phẩm.
4.2. Tiêu chuẩn hoá và sự thích nghi
4.2.1. Tiêu chuẩn hoá:
Về công nghệ: Khi xuất khẩu vào thị trường Canada, TH True Milk chọn tiêu
chuẩn hóa các yếu tố về mặt kỹ thuật như công nghệ của Amiad - Israel. Các sản phẩm
của TH được sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP và tiêu chuẩn Organic (hữu cơ)
(chứng nhận EC 834-2007, EC 889-2008 của Châu Âu và USDA-NOP của Mỹ)
Về kỹ thuật: Tiến trình sản xuất áp dụng quy trình kiểm soát dịch hại tổng hợp
(nguồn giống được lựa chọn kỹ càng có sức đề kháng cao và không mang mầm bệnh;
đất trồng, nước tưới an toàn; phương pháp canh tác khoa học có nhật ký hành trình theo
dõi sát sao quá trình phát triển của cây cũng như thu hoạch, sơ chế, bảo quản và phân
phối, luôn đạt yêu cầu cao về tính kỷ luật và tuân thủ). Trên mỗi sản phẩm đều có cam
kết về chất lượng và nguồn gốc sản phẩm rõ ràng. Bởi vậy, các sản phẩm của Tập đoàn
TH đều đảm bảo an toàn thực phẩm ở mức cao nhất, người tiêu dùng có thể truy xuất
nguồn gốc, nguyên liệu một cách rõ ràng, minh bạch.
4.2.2. Sự thích nghi:
TH True Milk cũng sẽ thay đổi một số yếu tố như kích thước kệ hàng, điều kiệnbảo
quản, tùy chọn ngôn ngữ và đơn vị đo để phù hợp hơn với nhu cầu khách hàng,thích
nghi với thị trường Canada.

39
Về điều kiện bảo quản: tùy vào điều kiện sản phẩm và các yếu tố môi trường. Luôn
bảo quản nghiêm ngặt ở 2 – 6ºC trong suốt thời hạn sử dụng. Sử dụng ngay sau khi mở
nắp.
Về bao bì : công ty sẽ đổi bao bì sang tiếng Anh phù hợp với ngôn ngữ của khách
hàng.
4.3. Chiến lược giá
Định giá cho một sản phẩm là một điều vô cùng quan trọng, vì đây có thể chính là
mấu chốt quan trọng ảnh hưởng sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Giá
là sự cân nhắc kỹ lưỡng của các yếu tố tài chính (lợi nhuận mong đợi, chi phí bỏ ra) và
cả của những yếu tố phi tài chính (như sự hài lòng của khách hàng, tăng trưởng của công
ty...). Không những thế, giá còn chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố như nhu cầu trên thị
trường, tình hình cạnh tranh và các chính sách luật pháp. Chính vì thế, việc định giá luôn
luôn là một vấn đề khó đó với doanh nghiệp.
Canada là quốc gia phát triển với mức thu nhập bình quân đầu người cao, đạt
43,258.3 USD vào năm 2021, vì thế nhu cầu và mức sống của họ khá cao. Vào năm
2020, giá bán lẻ của một lít sữa ở Canada trung bình là 1,61 CAD, với một số khác biệt
giữa các khu vực như ở ở Quebec, một lít sữa có giá trung bình là 1,98 CAD, trong khi
giá 1,48 CAD ở Ontario.. ( Theo báo cáo của Statista )
Hiện nay, mức giá cho Sữa Tươi Tiệt Trùng Nguyên Chất TH true MILK 1L là
34,400 VND/ 1.9 CAD, Sữa Tươi Tiệt Trùng Nguyên Chất TH true MILK 220ml là
7,800VND/ 0.5 CAD hay các sản phẩm sữa hạt có mức giá 54,000 VND/ 3.00 CAD.
Mặc dù mức giá này cao hơn so với các sản phẩm khác trên thị trường, nhưng đây
là mức giá khá thấp so với thu nhập và nhu cầu của người tiêu dùng đối với một sản
phẩm chất lượng.
• Chiến lược giá được thực hiện chủ yếu qua 3 giai đoạn:
Trong giai đoạn mới thâm nhập thị trường: đây là giai đoạn quan trọng nhất, sau
khi nghiên cứu thị trường và tìm hiểu về các chính sách thuế, vận chuyển,... chúng tôi
quyết định đề ra những chiến lược định giá để có thể xuất khẩu sản phẩm một cách tốt
nhất.
a) Chiến lược định giá xâm nhập:
Đầu tiên, khi gia nhập thị trường Canada, đối với mặt hàng thực phẩm khi thâm
nhập vào thị trường mới mẻ, chúng tôi lựa chọn phương án định giá thâm nhập thị trường

40
bằng những sản phẩm cơ bản để có thể khuyến khích người mua nhằm nhanh chóng mở
rộng thị trường và tăng khối lượng tiêu thụ sản phẩm. Mục tiêu trong tương lai là doanh
nghiệp sẽ chiếm được thị phần lớn và tiếp cận được những đối tượng khách hàng tiềm
năng. Do Canada có thị trường có ngành công nghiệp bò sữa phát triển, sản phẩm đa
dạng. Vì vậy TH True Milk đánh vào tâm lý người tiêu dùng bằng hình ảnh thương hiệu,
câu chuyện của thương hiệu và sản phẩm chất lượng. Bước đầu tạo nên giá cả cạnh tranh
và dễ dàng tiếp cận với đa số người tiêu dùng bằng chất lượng sản phẩm. Sau khi cộng
thêm các chi phí xuất nhập khẩu và hải quan khác, TH True Milk sẽ cố gắng định vị
mức giá thấp nhất có thể. TH True Milk chấp nhận chịu lỗ 2 năm đầu với mục tiêu tăng
nhận thức thương hiệu, cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
b) Chiến lược định giá theo tâm lý:
Chúng tôi vẫn muốn đánh mạnh vào yếu tố chất lượng đến để có thể cạnh tranh vị
trí thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Chúng tôi quyết định sử dụng chiến lược
định giá theo tâm lý. Ví dụ, một sản phẩm giá 29,900 VND sẽ tạo được ấn tượng tốt hơn
nhiều so với mức giá 30,000VND. Rõ ràng con số 100 ở đây rất nhỏ nhưng có thể đem
lại sự thỏa mãn đối với khách hàng. Sự giải thích cho điều này khá đơn giản, bởi vì phần
lớn tâm lý khách hàng sẽ dựa vào những con số đầu tiên của giá để đi đến quyết định
mua hàng. Chiêu trò này đã trở thành một đề tài nghiên cứu và thực sự đem lại một kết
quả có giá trị.
Chính vì lý do đó, các sản phẩm của TH True Milk sẽ có mức giá xoay quanh đuôi
9 thay vì làm tròn thành số chẵn.
c) Chiến lược định giá theo khuyến mãi:
Định giá theo khuyến mãi là một hình thức giảm giá tạm thời nhằm kích thích nhu
cầu mua hàng của người tiêu dùng, thu hút nhóm khách hàng mục tiêu và gia tăng thị
phần. Trong khoảng thời gian đầu sau khi gia nhập, TH True Milk sẽ xây dựng các
chương trình khuyến mãi nhằm giảm giá, kích thích mua hàng, gia tăng nhận thức về
thương hiệu. Thêm vào đó, dựa vào các sự kiện trong năm, TH True Milk dự kiến sẽ
tung ra các chương trình khuyến mãi. Ví dụ, trong mùa Happy New Year, Noel, TH
True Milk sẽ giảm từ 10%- 30% cho các sản phẩm.
d) Chiến lược định giá theo gói:
Chiến lược định giá theo gói là một chiến lược định giá với mục tiêu gia tăng doanh
số bán hàng. Khi sử dụng chiến lược này, doanh nghiệp sẽ tiến hành giảm giá cho khách

41
hàng khi họ mua cùng lúc nhiều sản phẩm. Hình thức này vừa tạo ra sự thỏa mãn cho
khách hàng vừa giảm thiểu số hàng tồn kho của doanh nghiệp.
Chiến lược này phù hợp với các sự kiện mang tính tập thể để kích thích nhu cầu
mua hàng của mọi người người. Khi bạn mua số lượng nhiều, bạn sẽ được nhận các
khuyến mãi tặng kèm, đặc biệt trong các dịp lễ:
• Giảm 20% khi mua 3 hộp sữa cùng loại.
• Giảm 30% khi mua 4 hộp sữa cùng loại.
• Mua 2 hộp sữa tặng 1 hộp.
Tuy nhiên, việc thực hiện nhiều chính sách về giá với mục đích lấy giá làm tiêu
chí cạnh tranh như TH True Milk cũng có thể gặp các rủi ro như rủi ro lợi nhuận, rủi ro
hình ảnh. Rủi ro lợi nhuận là việc không thể bù đắp được chi phí bỏ ra dẫn đến không
có chi phí vận hành. Rủi ro hình ảnh là việc hình ảnh thương hiệu được định giá thấp
với chất lượng sản phẩm không cao. Do đó, các chính sách giảm giá của TH True Milk
luôn cân nhắc tất cả yếu tố để đưa ra các chương trình phù hợp.
Trong giai đoạn định vị thương hiệu: áp dụng chiến lược định giá cao cấp bằng
cách tăng nhẹ giá sản phẩm qua từng năm.
Trong giai đoạn phát triển bền vững: giữ tên thương hiệu khi công ty đạt được mức
phí bảo hiểm mong muốn và việc kinh doanh phát triển tăng trưởng ổn định trong chiến
lược định giá này.
Nhìn chung, mức giá của TH true milk ở mức phổ thông, dễ tiếp cận so với thu
nhập của mọi người. Do đó nhiều gia đình có thể thoải mái sử dụng để làm nguồn dinh
dưỡng bổ sung cho các thành viên, đặc biệt là các em nhỏ và trẻ đang trong độ tuổi
trưởng thành.
4.4 Điều khoản và thủ tục
4.4.1 Điều khoản:
Căn cứ Điều 3 Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy
định:
Điều 3. Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
Khoản 1: Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước
ngoài (gọi tắt là thương nhân):
Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu,
Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này

42
và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không
phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.
Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của
thương nhân.
Khoản 3: Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập
khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này, thương nhân phải thực hiện quy
định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó”
Căn cứ Điểm 1 Mục II Thông tư 04/2007/TT-BTM ngày 04/04/2007 của Bộ
Thương mại (nay là Bộ Công thương) quy định:
Đối với hàng hoá thuộc diện xuất khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại, hàng
hoá xuất khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành, thủ tục xuất khẩu thực hiện theo quy
định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006”.
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BCT ngày 22/04/2013 của Bộ Công
thương quy định:
Điều 3. Thực hiện quyền xuất khẩu
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu,
được mua hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài, bao gồm hàng hóa do
doanh nghiệp sản xuất hoặc doanh nghiệp khác nhập khẩu vào Việt Nam đã hoàn thành
nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ tài chính khác, theo các điều kiện sau:
a) Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, danh mục
hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu theo
cam kết quốc tế;
b) Hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu có điều kiện, doanh
nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;
c) Hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo lộ trình trong các
cam kết quốc tế, doanh nghiệp phải thực hiện theo lộ trình cam kết;
d) Mặt hàng xuất khẩu phải phù hợp với nội dung quyền xuất khẩu doanh nghiệp
đã được cấp phép thực hiện”.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp TH True Milk không có vốn đầu tư nước
ngoài thì được trực tiếp xuất khẩu sản phẩm sữa không phụ thuộc vào ngành nghề.
Trường hợp TH True Milk kêu gọi được vốn đầu tư nước ngoài thì được trực tiếp xuất

43
khẩu sữa khi TH True Milk có ngành nghề là sản xuất hoặc được cấp phép quyền xuất
khẩu mặt hàng này thể hiện trong Giấy chứng nhận đầu tư.
- Về mã HS:
Để xác định chính xác mã số hàng hóa xuất khẩu, trước khi làm thủ tục hải quan,
có thể đề nghị xác định trước mã số hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Điều 7 Thông
tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.
- Về thuế suất thuế xuất khẩu:
Sau khi xác định được mã số HS của hàng hóa thực tế xuất khẩu, có thể tra cứu
mức thuế suất thuế xuất khẩu quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm
theo. Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính và các văn bản
sửa đổi, bổ sung:
+ Căn cứ Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành
kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính thì: Các
mặt hàng thuộc Chương 61 và Chương 62 không được quy định cụ thể trong Biểu thuế
xuất khẩu;
+ Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 164/2013/TT-BTC thì:
“Trường hợp mặt hàng xuất khẩu không được quy định cụ thể tên trong Biểu thuế xuất
khẩu thì khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan vẫn phải kê khai mã hàng của
mặt hàng xuất khẩu tương ứng với mã hàng 08 chữ số của mặt hàng đó trong Biểu thuế
nhập khẩu ưu đãi quy định tại Mục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và ghi
mức thuế xuất khẩu là 0% (không phần trăm)”.
4.4.2 Thủ tục:
Mặt hàng sữa không thuộc diện cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện theo
quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ nên công
ty có thể làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa thông thường khác.
Thủ tục gồm: hồ sơ xuất khẩu thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều 16 và 18
Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.

44
PHẦN 5 – CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG
5.1 Thương hiệu
Chiến lược định vị thương hiệu khác biệt gắn với “Sữa sạch” và câu chuyện thương
hiệu thật, TH True Milk bước lên vị trí thương hiệu dẫn đầu trên thị trường Việt Nam
(với tuổi đời thương hiệu tính đến nay là 10 năm) và là một niềm tự hào của người Việt.
Định vị thương hiệu “Sữa tươi sạch” từ lợi ích chân chính. Bà Thái Hương đã từng
chia sẻ “Làm sữa bột pha lại thì có lãi ngay nhưng tôi không làm mà chọn con đường
đầu tư dài hạn là chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa tươi sạch cho người tiêu dùng. Tới giờ,
tôi tự hào thấy người tiêu dùng đã có “lãi” là được sử dụng sản phẩm sữa tươi tốt nhất
từ đồng đất quê mình”…
Triết lý kinh doanh ngay từ đầu của bà Thái Hương là không bằng mọi cách tối ưu
hóa lợi nhuận, mà hợp lý hóa lợi ích, luôn hướng tới cộng đồng, vì lợi ích của người tiêu
dùng. Để từng ly sữa “thật sự thiên nhiên”, bà chọn con đường gian khổ nhất là đầu tư
vào nông nghiệp – trồng cỏ, nuôi bò, chế biến sữa.
5.2 Định vị trong thị trường mục tiêu
Vì Th True Milk là thương hiệu còn khá xa lạ đối với thị trường Canada nên hiện
tại Th True Milk sẽ tập trung tại các thành phố lớn như: Toronto, Quebec, vì:
• Toronto là thành phố đông dân, sầm uất nhất tại Canada và Quebec là thành phố
trung tâm của Canada
• Cả hai đều là thành phố lớn nhất ở Canada và cũng là thành phố giàu có nhất ở đất
nước lá phong. Toronto là một trong những thành phố nổi tiếng của tỉnh bang
Ontario nói riêng và cả Canada nói chung.
• Luôn đứng đầu trong các cuộc điều tra toàn cầu – Toronto là một trong những
thành phố xanh, sạch nhất thế giới. Nơi đây cũng cung cấp cơ hội giáo dục tốt nhất,
hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất và là nơi đáng sống nhất.
Tại đây, Th True Milk sẽ phải cạnh tranh với các thương hiệu lớn và lâu đời như
Saputo, Lactalis Canada,...Tuy nhiên điểm mạnh của Th true Milk sẽ là về giá cả, từ đó
nhắm đến các khách hàng thích đồ nhập khẩu, đồ giá rẻ. Đặc biệt, sẽ sử dụng phương
thức truyền thông thu hút sự chú ý tập trung vào nhóm khách hàng nữ, độ tuổi 15 đến
35 và tập trung vào đối tượng từ 25 đến 35, hoặc các đối tượng ở khu vực thành thị, tập
trung các thành phố lớn sống năng động, hiện đại quan tâm đến sức khỏe của bản thân
và gia đình.

45
• Đối thủ cạnh tranh:
Saputo: Saputo là công ty đa quốc gia chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
sữa, các sản phẩm từ sữa và kem. Công ty được thành lập vào năm 1954 có trụ sở tại
Montréal, Canada. Sản phẩm sữa của công ty đứng trong top 20 hãng sữa hàng đầu Thế
Giới với doanh thu đạt hơn 8 tỷ USA.

Hình 6: Sữa Devondale đối thủ cạnh tranh của TH


Lactalis Canada: là thương hiệu sữa của công ty Beatrice Foods Canada của
Lactalis Canada có trụ sở tại Toronto. Đơn vị Beatrice Foods của Canada được thành
lập vào năm 1969 và được tách ra từ công ty mẹ ở Mỹ, Beatrice Foods vào năm 1978.
Thương hiệu Beatrice ở Canada thuộc sở hữu của Lactalis Canada. Loại sữa chất lượng
cao và giàu dinh dưỡng này được sản xuất và chế biến tại Canada bởi những người phụ
nữ và nam giới địa phương đam mê sữa. Các sản phẩm chính của Beatrice Canada là
sữa, nước cam, bơ và pho mát.

Hình 7: Sữa Beatrice đối thủ cạnh tranh của TH

46
5.3 Công cụ truyền thông
5.3.1 Quảng cáo:
a) Marketing kết hợp với Influencer:
Việc chọn các gương mặt đại mặt đại diện cho hãng sữa hữu cơ tại thị trường
Canada thật sự rất khó khăn cho các bộ phận Marketing của doanh nghiệp. Chọn những
gương mặt cho ảnh hưởng và sức hút nhất định sẽ mang lại người ảnh hưởng không chỉ
giúp cho doanh nghiệp tiếp cận khách hàng dễ dàng và còn tăng độ tin tưởng của người
dùng đối với thương hiệu của doanh nghiệp. Đặc biệt với những sản phẩm, nhãn hiệu
mới tung ra thị trường thì việc sử dụng người ảnh hưởng trong chiến dịch Marketing
còn giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng và gây sự
chú ý của công chúng trong thời gian ngắn.
Hayden Christensen sinh ra tại thành phố Vancouver của Canada. Anh từng được
đề cử một giải Quả Cầu Vàng và bắt đầu nổi tiếng sau khi tham gia bộ phim lừng danh
Star Wars.

Hình 8: Chân dung nam diễn viên Hayden Christensen


Cynthia Menard là một hoa hậu người Canada đã giành danh hiệu Hoa hậu Thế
giới Canada 2017 và đại diện cho Canada tại Hoa hậu Thế giới 2017 khi mới 17 tuổi.
Cô đang heo học ngành y tế sau khi kết thúc trung học. Cô mong muốn tìm hiểu thêm

47
về cơ thể con người. Để chọn cô hoa hậu này vì là đại diện cho cái đẹp về hình thể cũng
như đi đầu về phong trào ăn uống đồ thể mạnh và thực phẩm organic.

Hình 9: Cynthia Menard giành chiến thắng trước 56 người đẹp trong đêm chung kết
Miss World Canada 2017 tại thành phố Ontario
Mặc khác doanh nghiệp vừa thu hút truyền thông thị trường Canada mà còn tạo ấn
tượng đến truyền thông tại thị trường Việt Nam. Hayden Christensen và Cynthia Menard
sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp sữa TH true milk organic trong vòng 12 tháng. Hai đại
diện sẽ có các kế hoạch quảng cáo khác nhau.
- Tăng nhận diện thương hiệu: Mức độ phủ sóng và lòng tin của khách hàng dành
cho KOL sẽ giúp thương hiệu được biết đến một cách rộng rãi hơn.
- Tiếp cận sâu rộng với khách hàng mục tiêu: Sản phẩm TH được KOL chia sẻ/
giới thiệu sẽ nhận được sự quan tâm và tin dùng của nhóm người theo dõi họ.
- Tăng độ uy tín cho sản phẩm TH: Khách hàng ngày nay là những người mua
hàng thông minh, họ rất khắt khe trong việc lựa chọn và đánh giá những sản phẩm. Do
đó, những kiến thức chuyên môn về một lĩnh vực của KOL vô cùng giá trị.
- Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm TH: KOL đã có quá trình nhận diện thương hiệu và
đã có được lòng tin từ khách hàng thì hành vi mua hàng sẽ được diễn ra nhanh chóng
hơn.
- Cải thiện thứ hạng từ khóa khi làm SEO: Những người theo dõi sẽ ưu tiên lựa
chọn những thông tin được KOL chia sẻ. Bài viết của KOL có liên quan đến sản phẩm

48
mà khách hàng quan tâm cũng nhận được nhiều sự quan tâm và tin đọc. Thứ hạng SEO
cũng vì đó mà tăng lên.
Bảng 2: Chi phí thuê KOL tại Canada với hợp đồng 12 tháng

Hợp đồng
Gương mặt đại diện Kế hoạch quảng bá
thời hạn

Thực hiện quay TVC quảng cáo,


Nam diễn viên Hayden chụp poster,
12 tháng
Christensen Người đại diện sẽ đăng bài PR trên
trang cá nhân.

Thực hiện quay TVC quảng cáo,


chụp poster,
Người đại diện sẽ đăng bài PR trên
Nữ hoa hậu người mẫu trang cá nhân.
12 tháng
Cynthia Menard Tiếp tục đăng lên các trang mạng
cá nhân.
Tham dự sự kiện mở quầy hàng
sữa tại siêu thị lớn.

b) Marketing tại các siêu thị và cửa hàng:


Chiến dịch Marketing của hãng sữa TH true milk tại Canada được thực hiện trực
tiếp thông qua các siêu thị nhỏ lẻ, cửa hàng tiện lợi. Nhằm mục đích quảng bá thương
mại, sự chú ý của khách hàng và doanh số được bán ra đều, cụ thể là:
• Quảng cáo sản phẩm thông qua poster của cửa hàng, những poster này sẽ được đặt
ở trước cửa, quầy thu ngân và trên các kệ chứa sản phẩm. Những chỗ được đặt
quảng cáo này thường sẽ dễ nhìn thấy để khách hàng dễ tiếp cận
• Quảng cáo thông qua màn hình led của siêu thị, với cách thức này tuy phải chi trả
khá cao nhưng mang lại rất nhiều thị hiếu của khách hàng
• Quảng cáo trực tiếp của nhãn hàng trước các siêu thị và cửa hàng tiện lợi, nhằm
mang lại sự tò mò của người dùng, chương trình quảng cáo này được tổ chức với
49
ưu đãi được dùng thử miễn phí sản phẩm sữa TH true milk và được giảm giá khi
mua từ 2-3 sản phẩm cùng loại trở lên.
c) Các chiến lược có thể sử dụng được với các cửa hàng tại Canada đánh vào tâm
lý khách hàng:
1. Giảm giá ‘giả vờ’: Sử dụng phương pháp giảm giá hờ đánh vào tâm lý khách
hàng mua hàng nhưng thích các sản phẩm giảm giá. Với sự giảm giá này thì giá giảm sẽ
không quá chênh lệch so với giá thật.
Ví dụ: 1 hộp sữa TH true milk organic sẽ bán 3.00 CAD mắc chưa tới 2 lần giá tại
thị trường Việt Nam với chiến lược giảm giá còn 2.99 CAD.
2. Giờ (ngày hoặc tuần lễ) vàng: các chiến lược truyền thông sẽ theo suốt các chiến
lược khuyến mãi tại các siêu thị cửa hàng như sau một năm thường có hai mùa sale lớn
nhất: mùa hè và mùa đông. Ngoài hai mùa chính này ra còn có những ngày giảm giá đặc
biệt như các ngày Black Friday (thứ sáu đen tối, tháng 11), ngày Boxing day (ngày
26/12) và những dịp trước Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving rơi vào thứ 2 của tuần thứ 2 trong
tháng 10, khác với Thanksgiving của Mỹ vào tháng 11), Mother’s day (Ngày của mẹ rơi
vào chủ nhật thứ 2 trong tháng 5), Father’s day (Ngày của cha rơi vào chủ nhật thứ 3
trong tháng 6), Quốc khánh Canada (ngày 1/7)… Những dịp lễ và mùa sale giá có thể
giảm nhẹ từ 20% đến 40% nhưng vào những dịp đặc biệt như Boxing day hay Black
Friday, hàng hóa có thể giảm mạnh từ 50% đến 80%, thậm chí có những hàng giảm đến
90%.
3. Giảm giá theo thời gian:
Chương trình giảm giá theo thời gian nhưng không báo trước cho khách hàng và
không tiết lộ cho khách hàng biết. Khách hàng chỉ được biết mức giảm giá của ngày
hôm đó.
4. Giảm giá khi mua nhiều sản phẩm:
Rất nhiều nhà siêu thị; cửa hàng khi bán một sản phẩm họ không giảm giá hoặc có
nhưng rất ít cho riêng sản phẩm đó. Họ thường đề ra chương trình giảm giá tới 30%;
40% khi bạn mua từ 2 hoặc 3 sản phẩm cùng loại trở lên. TH cũng sẽ giảm giá và khuyến
mãi từ 5 đến 10% cho khách hàng mua nhiều sản phẩm từ 2 thùng sữa trở lên.
5. Chương trình bốc thăm trúng thưởng:
Trên bao bì từng hộp của TH sẽ in các mã QR may mắn khi khách hàng quét mã
sẽ nhận được các con số và khách hàng điền thông tin và xác nhận đã quét mã hệ thống

50
siêu thị sẽ ghi nhận. Khách hàng mỗi đầu tháng đến siêu thị sẽ tổ chức quay trúng
thưởng. Khi có kết quả trúng thưởng, hệ thống sẽ gửi về và ghi nhận khách hàng trúng
thưởng.
5.3.2 Quan hệ công chúng:
Là sản phẩm gắn liền với sức khỏe và đời sống người tiêu dùng nên các hoạt động
PR thương hiệu của TH luôn gắn liền với các sự kiện hướng về xã hội, phát triển cộng
đồng. Trở thành nhà tài trợ cho các sinh viên du học song hành Việt Nam - Canada.
Tổng chức các cuộc thi trí tuệ cho sinh viên các trường tiểu học, trung học tạo điều kiện
các học sinh sinh viên du học song hành liên kết đại học Canada và các trường đại học
Việt Nam.
5.3.3 Khuyến mãi:
Đối với chiến lược xúc tiến, nhằm mục đích nhanh chóng để lại ấn tượng đẹp và
khó phai trong tâm trí khách hàng người Canada, TH true Milk đã không ngừng nỗ lực
trong việc quảng bá, xây dựng hình ảnh từ việc kỳ công thiết kế logo, thiết kế slogan
ngắn gọn mà hàm ý , thực hiện những quảng cáo độc đáo, xây dựng thương hiệu qua
các hoạt động thiết thực và có ý nghĩa cho đến việc quan tâm đến thực hiện công tác
quản lý môi trường và tiết kiệm năng lượng. Những chiến dịch này luôn được các thương
hiệu lớn khác tham khảo như một “kim chỉ nam” của nghệ thuật marketing.
a) Truyền tải thông điệp:
Kế hoạch truyền thông của TH chính là xây dựng niềm tin với khách hàng là một
nhãn hiệu trung thực, có kiến thức và ưu tiên sức khỏe của khách hàng.
b) Các kênh quảng cáo:
• Trên truyền hình: đây được coi là phương thức quảng cáo chủ yếu và được nhiều
người biết đến. Sản phẩm được chiếu trên nhiều kênh để người xem cả nước đều
biết đến sản phẩm. Không những thế sản phẩm thường được chiếu vào các khung
giờ vàng (giữa giờ chiếu phim hay chương trình giải trí,…) để dễ dàng thu hút
khách hàng. Thông qua kênh truyền hình mua sắm SSTV, Tamil One và Tamil
Vision tại Canada.
• Trên báo: thường xuất hiện trên các tờ báo, đặc biệt là các trang báo điện tử nhằm
đánh vào các khách hàng có thói quen đọc báo và tạp chí chủ yếu là thông qua báo
The Windsor Star.

51
• Trên Internet: Quảng cáo qua logo-banner trên các website nổi tiếng, có lượng truy
cập lớn. Quảng cáo bằng đường textlink đó là thông tin về nhãn hàng quảng cáo
sẽ được xuất hiện trên nền đoạn phim, video clip trước khi mở…
• Quảng cáo ngoài trời: Các biển quảng cáo đặt trên các tuyến phố, trước cửa siêu
thị, băng rôn các cửa hàng, đại lý…Tại các điểm chờ xe buýt. Các hình thức
khuyến mãi cho sản phẩm: Giảm giá, quà tặng kèm, dùng thử miễn phí, tăng thể
tích sữa giá không đổi.
5.4 Ngân sách truyền thông
Chiến dịch truyền thông sẽ bắt đầu trong 12 tháng kể từ ngày doanh nghiệp TH
xuất khẩu và thực hiện chiến lược truyền thông tại thị trường Canada. Chi phí truyền
thông được hiểu là tổng số tiền bỏ ra để thực hiện việc quảng bá bán sản phẩm, dịch vụ
hay thương hiệu.
Bảng 3: Tổng chi phí ngân sách truyền thông

Thời gian Tổng chi


STT Hoạt động
thực hiện phí (CAD)

Thuê nam diễn viên Hayden Christensen (Bao 100,000


1 12 tháng
gồm đăng bài, quảng cáo và quay TVC) (CAD)

Thuê nữ hoa hậu người mẫu Cynthia Menard


50,000
2 (Bao gồm đăng bài, quảng cáo và quay TVC và 12 tháng
(CAD)
tham dự sự kiện)

Chi phí thuê Agency trọn gói dịch vụ quay TVC 10,000
3 1 tháng
với diễn viên đại điện (CAD)

10,000
4 Quảng cáo poster tại siêu thị, cửa hàng. 12 tháng
(CAD)

52
8,800
5 Quảng cáo màn hình led 12 tháng
(CAD)

7,600
6 Quảng cáo trực tiếp (thử đồ uống) 12 tháng
(CAD)

8,000
7 Các quảng cáo ưu đãi 12 tháng
(CAD)

Quảng cáo thông báo trên thương mại điện tử của 12,000
8 12 tháng
siêu thị (CAD)

Chương trình sự kiện ra mắt quầy hàng sữa mới 1,200


9 10 ngày
tại siêu thị (CAD)

3,000
10 Booking các tờ báo viết bài 2 tháng
(CAD)

7,000
11 Thuê thời gian chạy quảng cáo TVC 2 tháng
(CAD)

Thuê công ty thiết kế các ấn phẩm poster, banner 2,000


12 1 tháng
cho quảng cáo website. (CAD)

2,000
13 Chạy quảng cáo trên trang web. 1 năm
(CAD)

1,000
14 Xây dựng nội dung khuyến mãi 1 tháng
(CAD)

48,000
15 Chạy quảng cáo truyền hình 1 năm
(CAD)

14,000
16 Quảng cáo ngoài trời 6 tháng
(CAD)

53
50,000
17 Suất học bổng du học 2 năm
(CAD)

5,000
18 Chi phí tổng chức cuộc thi trí tuệ 4 ngày
(CAD)

10,000
19 Chi phí khuyến mãi hàng trực tuyến trong năm. 12 tháng
(CAD)

10,000
20 Chi phí khuyến mãi tại cửa hàng trong năm. 12 tháng
(CAD)

359,600
Tổng chi phí
(CAD)

Mỗi loại chi phí đều được xem xét và nghiên cứu lấy các thông tin từ những
nguồn tin cậy và giá cả từ các trang website chính thống. Dự tính ngân sách truyền thông
theo giá đô của quốc gia Canada là 359,600 (CAD) quy đổi sang tiền Việt Nam là
6,454,353,282.51 VNĐ tương đương chi phí chính thức ~ 6,454,353,283 VNĐ.

54
PHẦN 6 – KẾ HOẠCH KINH DOANH
6.1 Chi Phí
Bảng 4: TH True Milk xuất khẩu 10.000 thùng sữa với mỗi thùng 50 túi 220ml

Loại chi phí Đơn giá Thành tiền

Phí xếp dỡ tại cảng Container 3,325,000 VND

Phí niêm chì Container 210,000 VND

Phí truyền tờ khai Container 337,000 VND

Phí phát hành vận


Lô hàng 1,025,000 VND
đơn
Chi phí xuất khẩu
Phí phát hành điện
Lô hàng 675,000 VND
giao hàng

Phí khai hải quan Lô hàng 825,000 VND

Phí dịch vụ làm


chứng nhận xuất Bộ 1,200,000 VND
xứ

Tổng và VAT 10% 8,357,000 VND

Chi phí truyền thông 359,600 CAD tương đương 6,454,353,283 VND

Tổng chi phí 6,540,703,280 VND

55
6.2. Dự báo doanh thu
6.2.1. Chi phí cố định cho năm đầu
Bảng 5: Chi phí cố định cho năm đầu. (Đơn vị tính: USD)

Phân loại chi phí Chi phí Thành tiền

Chi phí cố định Chi phí xây dựng trang tại 3 triệu USD

Tổng 3 triệu USD

6.2.2. Chi phí logistics


Bảng 6: Các chi phí logistics năm đầu tiên

Chi phí logistics Tổng chi phí năm nhất

Phí xếp dỡ tại cảng 3,325,000 VND

Phí niêm chì 210,000 VND

Phí truyền tờ khai 337,000 VND

Phí phát hành vận đơn 1,025,000 VND

Phí phát hành điện giao hàng 675,000 VND

Phí khai hải quan 825,000 VND

Phí dịch vụ làm chứng nhận xuất xứ 1,200,000 VND

Tổng và VAT 10% 8,357,000 VND

6.3 Sơ đồ Canvas
Bảng 7: Mô tả sơ đồ Canvas

BUSSINESS MODEL CANVAS

Giải pháp Quan hệ khách Phân


Đối tác chính Hoạt động chính
giá trị hàng khúc

56
Đối tác vận Chăn nuôi, phát triển Sản phẩm Tư vấn qua nền khách
chuyển CPC trang trại bò. Vắt sữa, sữa đa dạng tảng trực tuyến hàng
Logistics thu mua sữa, chế biến Chất lượng Tư vấn qua điện Theo
Sàn thương mại Đóng gói cao, tốt cho thoại lứa tuổi
điện tử: sức khỏe, (trẻ
Amazon, Ebay, Quảng cáo, tăng chiều con,
Lancome,.. marketing, bán hàng cao người
Đối tác truyền Giả cả hợp lớn,
Kênh phân phối
thông lý người
Bán trực tiếp tại
Hệ thống siêu thị Nguồn lực chính Dễ dàng, già)
cửa hàng trong
Đội ngũ nhân sự lâu thuận tiện Theo
mall, cửa hàng
năm, nhiều kinh khi sử dụng yêu cầu
bán lẻ,..
nghiệm đặc biệt
Bán trực tuyến
(mới
qua website,
Giá trị thương hiệu sinh,
sàn thương mại
tăng
điện tử
Tài chính lớn mạnh canxi,..)
Amazon, Ebay,
Lancome,..

Cấu trúc chi phí


Nguyên vật liệu nhập khẩu Dòng doanh thu
Chi phí sản xuất, đóng gói Doanh thu bán hàng trực tiếp từ cửa
Chi phí marketing, quảng cáo sản hàng.
phẩm Doanh thu bán hàng từ website.
Chi phí nhân sự Doanh thu bán hàng từ các trang thương
Chi phí vận chuyển mại điện tử.
Các chi phí khác

57
PHẦN 7 – KẾT LUẬN
Sự ra đời của TH true Milk (năm 2009) không chỉ làm thay đổi cơ bản ngành sữa
Việt Nam khi đẩy mạnh cung cấp cho người tiêu dùng trong nước sản phẩm sữa tươi,
thay cho sữa bột nhập khẩu rồi pha lại thành sản phẩm sữa nước. Việc xuất khẩu sữa
tươi sang thị trường Canada là một bước tiến mới cho ngành chăn nuôi và sản xuất sữa
Việt Nam bởi, trước khi TH true Milk đi vào vận hành, nhiều nhà quản lý và chuyên gia
trong nước cho rằng, khí hậu Việt Nam không thể chăn nuôi bò sữa quy mô lớn, đạt hiệu
quả cao.
Để được cấp phép xuất khẩu chính ngạch vào Canada, sản phẩm sữa tươi của bất
kỳ quốc gia nào cũng phải tuân thủ, trải qua sự kiểm tra, kiểm định đánh giá toàn diện
từ phía các cơ quan chức năng Canada.
Để thích ứng được với những thay đổi trong chính sách nhập khẩu của Canada ,
Tập đoàn TH nếu không nghiên cứu thị trường một cách bài bản, nếu không có khoa
học công nghệ để áp dụng từ khâu đầu và chứng minh sản phẩm bảo đảm chất lượng
trong chuỗi sản xuất thì tính cạnh tranh và khả năng vượt qua hàng rào kỹ thuật mà các
nước đang xây dựng là rất khó.
Hành trình chinh phục thị trường các nước còn không ít chông gai, đòi hỏi Tập
đoàn TH không ngừng nỗ lực, sáng tạo để hướng tới phát triển bền vững, khẳng định
giá trị đẳng cấp của một thương hiệu Việt trên toàn cầu.
Với mô hình trang trại tập trung, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 trong sản
xuất và quản trị, khép kín từ đồng cỏ xanh tới ly sữa sạch, các sản phẩm thương hiệu
TH true MILK hoàn toàn đáp ứng các quy chuẩn, quy định khắt khe của thị trường
Canada.
TH true MILK – thương hiệu quốc gia Việt Nam là thương hiệu sữa kết hợp tinh
hoa từ trí tuệ Việt, tài nguyên thiên nhiên Việt với công nghệ cao, công nghệ 4.0 đầu
cuối của thế giới và khoa học quản trị tiên tiến. Ngay từ đầu, chiến lược của TH là không
chỉ làm sữa tươi cho người dân Việt Nam, mà còn phải đưa ly sữa Việt Nam ra thế giới.

58
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ công thương Việt Nam (07/02/2022), “Xuất khẩu sang Canada tiếp tục tăng trưởng”
https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/xuat-khau-sang-canada-tiep-tuc-
tang-truong.html
2. Hương giang ( 28/04/2022), “CVS nhấn mạnh vai trò quan trọng của Việt Nam với
doanh nghiệp Canada” https://www.vietnamplus.vn/cvs-nhan-manh-vai-tro-quan-
trong-cua-viet-nam-voi-doanh-nghiep-canada/787278.vnp
3. Thu Phương (16/11/2018), “Sữa TH: Sữa tươi công nghệ 4.0”, Tạp chí điện tử Nhà đầu
tư, từ: https://nhadautu.vn/sua-th-sua-tuoi-cong-nghe-40-d15483.html
4. M. Shahbandeh (24/1/2022), “Leading healthy food trends of Canadians 2019”,
Statista:https://www.statista.com/statistics/438584/consumption-of-milk-per-capita-
canada/
5. M. Shahbandeh (24/1/2022), “Leading healthy food trends of Canadians 2019”, Statista:
https://www.statista.com/statistics/1041160/interest-in-healthy-food-trends-in-canada/
6. Đăng, H. (2022, 6 9). Thói quen tiêu dùng của người Việt thay đổi do Covid. Retrieved
from Chuyên trang báo VietNamNet: https://ictnews.vietnamnet.vn/cuoc-song-so/thoi-
quen-tieu-dung-cua-nguoi-viet-thay-doi-do-covid-286581.html [Truy cập 01/05/2022]
7. DanSo. (n.d.). Dân số Việt Nam. Retrieved from https://danso.org/:
https://danso.org/viet-nam/ [Trup cập 30/04/2022]
8. Đường, M. (n.d.). Doanh nghiệp sản xuất sữa Canada được trao quyền kiểm soát nhập
khẩu sữa trong hạn ngạch. Retrieved from Bizc.vn: https://bizc.vn/doanh-nghiep-san-
xuat-sua-canada-duoc-trao-quyen-kiem-soat-nhap-khau-sua-trong-han-ngach/ [Truy
cập 30/04/2022]
9. ET. (n.d.). THÔNG TIN MUA SẮM TẠI CANADA. Retrieved from Thông tin du lịch
ET:
http://www.dulichonline.vn/camnang_dulich_nuocngoai/10/525/Cam_nang_du_lich_
Canada/Thong_tin_mua_sam_tai_Canada.etv [Truy cập 01/05/2022]
10. FTA, B. s. (2021, 4 26). CPTPP và Thị trường Canada: Đặc điểm người tiêu dùng của
người Canada. Retrieved from VCCT: https://trungtamwto.vn/chuyen-de/17571-cptpp-
va-thi-truong-canada-dac-diem-tieu-dung-cua-nguoi-canada [Truy cập 30/04/2022]

59
11. Mai, P. (2019, 1 29). Canada loại bỏ sữa khỏi nhóm dinh dưỡng quan trọng. Retrieved
from Zingnews : https://zingnews.vn/canada-loai-bo-sua-khoi-nhom-dinh-duong-quan-
trong-post911419.html [Truy cập 30/04/2022]
12. Minh, N. (2022, 5 2). 7 lợi ích của sữa hạt đối với sức khỏe, người đái tháo đường cũng
có thể dùng. Retrieved from Sức khỏe va Đời sống: https://suckhoedoisong.vn/7-loi-ich-
cua-sua-hat-doi-voi-suc-khoe-nguoi-dai-thao-duong-cung-co-the-dung-
169210926234516378.htm [Truy cập 01/05/2022]
13. PLAZA, C. T. (n.d.). GIỚI THIỆU ĐẤT NƯỚC CANADA. Retrieved from Canada
Plaza: https://canada.vn/gioi-thieu-dat-nuoc-canada/ [Ttruy cập 30/04/2022]
14. PRAZ, C. T. (n.d.). 6 chiến lược Marketing sử dụng hiệu quả cho thị trường bán lẻ.
Retrieved from PRAZ: https://praz.vn/6-chien-luoc-marketing-cho-ban-le/ [Truy cập
30/04/2022]
15. soạn, B. (2022, 1 6). THÔNG CÁO BÁO CHÍ TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VIỆC LÀM QUÝ
IV NĂM 2021 VÀ CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI VIỆT NAM 2016-2020. Retrieved
from TỔNG CỤC THỐNG KÊ: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-
ke/2022/01/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-iv-nam-2021-va-chi-
so-phat-trien-con-nguoi-viet-nam-2016-2020 [Truy cập 30/04/2022]
16. Thương, C. p. (n.d.). Quá trình hình thành CPTPP. Retrieved from Bộ Công Thương
tài liệu: http://cptpp.moit.gov.vn/?page=overview&category_id=9040e56c-c3f5-4592-
9fe7-baa47f75a7c0 [Truy cpa65 01/05/2022]
17. Thủy, C. (2022, 03 29). Thị trường lao động quý I khởi sắc sau khi dịch Covid-19 được
kiểm soát. Retrieved from VOV.VN: https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/thi-truong-lao-dong-
quy-i-khoi-sac-sau-khi-dich-covid-19-duoc-kiem-soat-post933642.vov [Truy cập
30/04/2022]
18. Tuấn, A. (2022, 4 29). TH true MILK: Ly sữa tươi sạch tạo dựng thế hệ vàng. Retrieved
from Sức khỏe và Đời sống: https://suckhoedoisong.vn/th-true-milk-ly-sua-tuoi-sach-
tao-dung-the-he-vang-169220429110536702.htm [Truy cập 01/05/2022]
19. Vinalogs., C. t. (n.d.). Quy trình làm hàng xuất - đường biển. Retrieved from Vận tải -
VinaLogs: https://www.container-transportation.com/quy-trinh-lam-hang-xuat.html
[Truy cập 30/04/2022]

60

You might also like