You are on page 1of 2

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 2

Bài tập Chương 3: Chi phí định mức và Phân tích chênh lệch

3.1. Tính giá thành định mức


Công ty M sản xuất sản phẩm E qua hai phân xưởng X và Y. Định mức giá vật liệu trực tiếp
là 620 ngđ một đơn vị vật liệu A và 13,4 ngđ một đơn vị vật liệu B. Tiêu hao theo định mức cho một
sản phẩm E là một đơn vị vật liệu A và 95 đơn vị vật liệu B. Định mức lao động trực tiếp như sau:
16 giờ/sản phẩm ở phân xưởng X và 19 giờ/sản phẩm ở phân xưởng Y. Đơn giá lao động trực tiếp là
11 ngđ/giờ ở phân xưởng X và 9,5 ngđ/giờ ở phân xưởng Y. Hệ số biến phí sản xuất chung định mức
là 16 ngđ/giờ lao động trực tiếp và 10 ngđ/giờ lao động trực tiếp đối với định phí sản xuất chung
định mức.
Sử dụng định mức đã cho hãy tính giá thành định mức của một sản phẩm E.

3.3. Chênh lệch giá và chênh lệch lượng vật liệu trực tiếp
Công ty M sản xuất thang máy nhỏ với sức chứa tối đa 10 người mỗi lần. Một trong những
loại vật liệu trực tiếp được bộ phận sản xuất sử dụng là vật liệu A cho cửa của thang máy. Định mức
vật liệu sử dụng vào cuối tháng 4/x2 là 6m 2 / thang máy. Trong tháng 4, bộ phận mua đã mua vật
liệu này với giá 11 ngđ/ m2; giá định mức trong kỳ là 12 ngđ/ m2. Có 90 thang máy đã hoàn thành và
đã bán trong tháng 4, và bộ phận sản xuất đã dùng 6,6 m2 vật liệu A/thang máy.
Tính chênh lệch về giá và lượng vật liệu A trong tháng 4/x2.

3.4. Chênh lệch giá và chênh lệch hiệu suất lao động
Công ty V sản xuất khuôn đúc cho các công ty khác sản xuất máy. Trong hai năm gần đây,
khuôn để sản xuất block máy 8 cylinder bán nhiều nhất. Định mức lao động cho một block máy là
1,8 giờ. Hợp đồng lao động yêu cầu trả 17 ngđ/ giờ cho tất cả nhân công trực tiếp. Trong tháng 6, có
16.500 block máy được sản xuất. Số giờ lao động trực tiếp và chi phí tương ứng trong tháng 6 là
29.900 giờ và 523.250 ngđ.
Tính chênh lệch giá và chênh lệch hiệu suất lao động trong tháng 6.

3.5. Chênh lệch chi phí sản xuất chung


Công ty L sản xuất sản phẩm A. Trong tháng 5, tại công ty A, phát sinh chi phí sản xuất
chung thực tế là 11.100 ngđ (Trong đó, định phí 1.300ngđ/tháng). Theo dự toán, tỷ lệ phân bổ biến
phí sản xuất chung định trước cho tháng 5 là 4 ngđ biến phí sản xuất chung / giờ lao động trực tiếp
và định phí sản xuất chung dự toán cho tháng 5 là 1.250 ngđ định phí sản xuất chung. Năng lực
thông thường được xác định là 2.000 giờ lao động trực tiếp /tháng. Trong tháng 5, công ty đã sản
xuất 9.900 sản phẩm A (mất 2.100giờ). Định mức lao động là 0,2 giờ lao động trực tiếp /sản phẩm
A.
Phân tích chênh lệch CPSXC (4 chênh lệch)

3.6. Phân tích chênh lệch CPVLTT; CPNCTT; CPSXC


Ztt/sp:
CPVLTT(10kg/sp;10ngđ/kg) 100 ngđ/sp
CPNCTT(8g/sp; 20ngđ/g) 160
BPSXC(8g/sp;15ngđ/g) 120

Bài tập Kế toán quản trị 2 Lê Đình Trực 2021

1
ĐPSXC(8g/sp;30ngđ/g) 240
620 ngđ/sp
Zđm/sp
CPVLTT(11kg/sp;11ngđ/kg) 121 ngđ/sp
CPNCTT(7g/sp; 21ngđ/g) 147
BPSXC(7g/sp;10ngđ/g) 70
ĐPSXC(7g/sp;25ngđ/g) 175
513 ngđ/sp
Trong tháng, sx 100 sp. Năng lực sx thông thường 1.000 giờ lđ trực tiêp /tháng.
Yêu cầu:
1) Phân tích chênh lệch CPVLTT.
2) Phân tích chênh lệch CPNCTT
3) Phân tích chênh lệch CPSXC (4 chênh lệch)

Bài tập Kế toán quản trị 2 Lê Đình Trực

You might also like