You are on page 1of 101

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
Định hướng nghiên cứu
CHUYÊN NGÀNH:
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TIẾNG
TRUNG QUỐC
MÃ SỐ: 8140111

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2020


PHẦN I:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH

2
1. Mục tiêu chương trình đào tạo

+ Về kiến thức: Chương trình cung cấp kiến thức đại cương về các khoa học
ngôn ngữ, đặc biệt là về phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, mở rộng và cập nhật kiến
thức chuyên sâu về lý luận và thực tiễn giảng dạy tiếng Trung Quốc.

+ Về kỹ năng: Chương trình phát triển các kỹ năng tiếng Trung Quốc, đặt biệt là
các kỹ năng phục vụ nghiệp vụ giảng dạy;

+ Về nghiên cứu: Học viên tốt nghiệp có các phương pháp nghiên cứu phù hợp
để độc lập thực hiện nghiên cứu về các lĩnh vực chuyên môn thuộc chuyên ngành Lý
luận và phương pháp dạy học (bộ môn tiếng Trung Quốc): Các vấn đề về tiếp thụ ngôn
ngữ thứ hai, lý luận dạy học tiếng Trung Quốc, phương pháp dạy học tiếng Trung
Quốc và các vấn đề chuyên môn khác. Học viên tự định hình hướng nghiên cứu và
phương pháp nghiên cứu để tiếp tục học tập và nghiên cứu xa hơn trong lĩnh vực Lý
luận và phương pháp dạy học (bộ môn tiếng Trung Quốc).

2. Giới thiệu chung về chương trình đào tạo


Chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học
bộ môn Tiếng Trung Quốc tổ chức theo hệ thống tín chỉ (TC). Mỗi tín chỉ tương
đương với 15 tiết lý thuyết hoặc 30 tiết thực hành hay thảo luận. Chương trình được
xây dựng và cân đối để phù hợp với điều kiện thực tế của Trường ĐHSP Tp. HCM.
Khung chương trình đào tạo
Tổng khối lượng tín chỉ đào tạo: 60 TC 100%
 Kiến thức chung 12 TC 20%
 Kiến thức cơ sở và chuyên ngành(bắt buộc) 16 TC 27%
 Kiến thức chuyên ngành tự chọn 20 TC 33%
 Kiến thức luận văn 12 TC 20%

3. Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo
HS
HS
Mã học Số kết
Stt Tên học phần giữa
phần TC thúc
HP
HP
I Học phần chung 12
1 THXH 501 Triết học 4 0,4 0,6

3
2 NNCH 502 Ngoại ngữ 8
II Học phần chuyên ngành: Bắt buộc 19

3 CHND 503 Ngôn ngữ học đại cương 2 0,4 0,6

4 CHNU 504 Ngôn ngữ học ứng dụng 2 0,4 0,6


5 CHTD 505 Quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai 3 0,4 0,6
Phương pháp luận giảng dạy ngôn ngữ thứ
6 CHPG 506 3 0,4 0,6
hai
Phương pháp giảng dạy các kỹ năng ngôn
7 CHKN 507 3 0,4 0,6
ngữ tiếng Trung Quốc
Phương pháp giảng dạy các bình diện ngôn
8 CHBD 508 3 0,4 0,6
ngữ tiếng Trung Quốc
Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên
9 CHKH 524 3 0,4 0,6
ngành
III Học phần chuyên ngành: Tự chọn 20
10 CHTV 509 Từ vựng học tiếng Trung Quốc 3 0,4 0,6
11 CHNP 510 Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc 3 0,4 0,6
12 CHNA 511 Ngữ âm học tiếng Trung Quốc 3 0,4 0,6
13 CHVT 512 Văn tự học tiếng Trung Quốc 3 0,4 0,6
14 CHTT 513 Tu từ học tiếng Trung Quốc 3 0,4 0,6
15 CHTC 514 Tiếng Trung Quốc cổ đại 3 0,4 0,6
16 CHCV 515 Chuyên đề Văn học Trung Quốc 3 0,4 0,6
17 CHCH 516 Chuyên đề văn hóa Trung Quốc 3 0,4 0,6
18 CHNV 517 Ngôn ngữ học văn hoá Trung Quốc 3 0,4 0,6
19 CHGX 518 Giao tiếp xuyên văn hóa 3 0,4 0,6
20 CHLP 519 Lịch sử phương pháp giảng dạy ngoại ngữ 3 0,4 0,6
21 CHLD 520 Lý luận dịch Trung - Việt 3 0,4 0,6
22 CHDN 521 Đối chiếu ngôn ngữ Trung - Việt 3 0,4 0,6
Kiểm tra - đánh giá trình độ tiếng Trung
23 CHKD 522 3 0,4 0,6
Quốc
24 CHUC 523 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 2 0,4 0,6

4
ngoại ngữ
V Luận văn tốt nghiệp 15
TỔNG CÔNG 66

4. Dự kiến kế hoạch đào tạo


Hàng năm các thí sinh tham dự các kỳ thi tuyển sinh sau đại học tại Trường
ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh theo đúng quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục & Đào tạo và
quy định của Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.
Sau khi tuyển sinh, các học viên trúng tuyển sẽ được đào tạo tập trung 1.5 năm-
2 năm tại trường.

Mã học phần Số Thời gian đào tạo


Phần Phần Tên học phần tín
HK1 HK2 HK3 HK4
chữ số chỉ

KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (12 tín chỉ)

THTN 501 Triết học 4 X

NNCH 502 Tiếng Anh 8 X X

KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ VÀ CHUYÊN NGÀNH BẮT BUỘC (16 tín chỉ)

CHND 503 Ngôn ngữ học đại cương 语言 2 X


学概论
CHNU 504 Ngôn ngữ học ứng 应用语言学 2 X
Quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ
CHTD 505 hai 第二语言习得 3 X

Phương pháp luận giảng dạy


CHPG 506 ngôn ngữ thứ hai 第二语言教学 3 X
理论

Phương pháp giảng dạy các kỹ


CHKN 507
năng ngôn ngữ tiếng Trung 3 X
Quốc 汉语语言技能教学法
Phương pháp giảng dạy các
CHBD 508 bình diện ngôn ngữ tiếng Trung 3 X
Quốc 汉语语言平面刚教学法
KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH TỰ CHỌN (21 tín chỉ)

5
Mã học phần Số Thời gian đào tạo
Phần Phần Tên học phần tín
HK1 HK2 HK3 HK4
chữ số chỉ
Từ vựng học tiếng Trung Quốc
CHTV 509 汉语词汇学 3 X

CHNP 510 Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc 3 X


汉语语法学
Ngữ âm học tiếng Trung Quốc
CHNA 511 汉语语音 3 X

Văn tự học tiếng Trung Quốc 汉


CHVT 512 语文字学 3 X

Tu từ học tiếng Trung Quốc 汉


CHTT 513 语修辞学 3 X

Tiếng Trung Quốc cổ đại 古代


CHTC 514 汉语 3 X

Chuyên đề văn học Trung Quốc


CHCV 515 中国文学专题 3 X

Chuyên đề văn hóa Trung Quốc


CHCH 516 中国文化专题 3 X

Ngôn ngữ học văn hoá Trung


CHNV 517 Quốc 汉语语言文化学 3 X

Giao tiếp xuyên văn hóa 跨文化


CHGX 518 交际 3 X

Lịch sử phương pháp giảng dạy


CHLP 519 ngoại ngữ 第二语言教学史 3 X

Lý luận dịch Trung- Việt 汉—


CHLD 520 —越翻译理论 3 X

Đối chiếu ngôn ngữ Trung-Việt


CHDN 521 汉——越语言对比 3 X

CHKD 522 Kiểm tra - đánh giá trình độ 3 X


tiếng Trung Quốc 汉语教学评
6
Mã học phần Số Thời gian đào tạo
Phần Phần Tên học phần tín
HK1 HK2 HK3 HK4
chữ số chỉ

Ứng dụng CNTT trong dạy học


CHUC 523 ngoại ngữ 多媒体教学 2 X

LUẬN VĂN (12 tín chỉ)

Luận văn 12 X

7
PHẦN II
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

8
1. Mô tả vắn tắt các học phần
1.1. THTN501. Triết học: 4 (3, 1)
Học phần trang bị cho học viên hệ thống những nội dung cơ bản về thế giới
quan và phương pháp luận của Triết học Mác - Lênin; giúp học viên biết vận dụng các
nguyên lý cơ bản của Triết học Mác - Lênin và các học thuyết triết học vào nghiên cứu
và ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy, nghiên cứu,...
1.2. NNCH502. Ngoại ngữ (Tiếng Anh): 8 (8, 0)
Học phần ngoại ngữ không chuyên dành cho học viên cao học với 8 tín chỉ
nhằm giúp cho học viên tiếp thu những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kĩ năng
cùng với vốn từ vững cần thiết cho giao tiếp; định hướng tự học để đạt trình độ yêu
cầu theo Quy định về đào tạo thạc sĩ của Bộ GD&ĐT
1.3. CHND503. Ngôn ngữ học đại cương :2(2,0)
Học phần dành cho năm thứ nhất đào tạo Cao học chuyên ngành Lý luận và
phương pháp dạy học bộ môn tiếng Trung Quốc. Nội dung tập trung vào ngôn ngữ,
ngôn ngữ học, ngữ âm học, ngữ nghĩa học, ngữ pháp học, văn tự học, ngữ dụng học,
ngôn ngữ học liên ngành. Môn học giúp học viên có thể nắm bắt được các khái niệm
quan trọng trong ngôn ngữ và ngôn ngữ học, giúp học viên làm chủ được những khái
niệm liên quan đến bản chất, chức năng, cấu trúc ngôn ngữ, những nguyên tắc trong
dụng ngôn ngôn ngữ, các bước trong tiếp nhận tri thức và phương pháp phân tích ngôn
ngữ.
1.4. CHNU504. Ngôn ngữ học ứng dụng:2(2,0)
Ngôn ngữ học ứng dụng cung cấp cho người học những tri thức về đặc điểm
cốt lõi của ngôn ngữ học ứng dụng; Các nội dung cơ bản của Ngôn ngữ học ứng dụng;
Cách thức tiếp nhận các phương diện của Ngôn ngữ học ứng dụng. Bên cạnh đó, môn
học còn cung cấp các tri thức về phương pháp và kỹ năng trong phân tích từng phương
diện của Ngôn ngữ học ứng dụng.
1.5. CHTD505. Quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai:3(2,1)
Học phần dành cho học viên Cao học chuyên ngành Phương pháp giảng dạy
tiếng Trung. Nội dung chính của học phần là giới thiệu các vấn đề chủ yếu trong quá
trình học tập và thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, các vấn đề về lý luận và phương pháp

9
nghiên cứu. Trọng tâm của học phần này là nhằm nêu bật các mối quan hệ giữa quá
trình học tập, quá trình thụ đắc và quá trình giảng dạy ngôn ngữ.
1.6. CHPG506 Phương pháp luận giảng dạy ngôn ngữ thứ hai:3(2,1)
Học phần dành cho học viên Cao học chuyên ngành Phương pháp giảng dạy
tiếng Trung. Nội dung chính là giới thiệu các vấn đề chủ yếu về mặt lý luận trong
giảng dạy Hán ngữ như là ngôn ngữ thứ hai. Trong phạm vi của học phần này, giới
thiệu hai phần cơ bản:
-Ngôn ngữ và học ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ học và việc giảng dạy ngôn ngữ thứ hai. Nội dung phần này nhấn
mạnh sự ảnh hưởng của phương pháp luận ngôn ngữ học đối với các ngành khoa học
liên quan, sự ảnh hưởng của ngôn ngữ học qua các giai đoạn phát triển đối với giảng
dạy ngôn ngữ.
1.7. CHKN507. Phương pháp giảng dạy các kỹ năng ngôn ngữ tiếng Trung
Quốc:3(2,1)
Học phần bao gồm các nội dung chính sau:
- Giới thiệu một số vấn đề lý luận về phương pháp giảng dạy các kỹ năng ngôn ngữ
thứ hai nói chung và tiếng Trung nói riêng
- Lý luận và phương pháp giảng dạy các kỹ năng ngôn ngữ tiếng Trung: Nghe, Nói,
Đọc, Viết
1.8. CHBD508. Phương pháp giảng dạy các bình diện ngôn ngữ tiếng Trung
Quốc: 3(2,1)
Học phần bao gồm các nội dung chính sau:
- Giới thiệu các bình diện ngôn ngữ tiếng Trung và lý luận chung về phương pháp
giảng dạy các bình diện ngôn tiếng Trung
- Lý luận và phương pháp giảng dạy Ngữ âm ; Phương pháp giảng dạy Ngữ pháp ;
Phương pháp giảng dạy Từ vựng ; Phương pháp giảng dạy chữ Hán
1.9. CHTV509. Từ vựng học tiếng Trung Quốc: 3(2,1)
Học phần cung cấp những kiến thức sâu rộng về Từ vựng học tiếng Trung như
cấu tạo của từ, nghĩa của từ, mối quan hệ giữa từ và từ, , việc qui chuẩn hóa từ ngữ
v.v... Ngoài ra, học phần còn mở rộng đi sâu vào các vấn đề như nguồn gốc, đặc điểm
về hình thức và nội dung của các ngữ cố định trong tiếng Trung, mối quan hệ giữa từ

10
vựng tiếng Trung và văn hóa Trung Quốc; mối quan hệ giữa từ vựng tiếng Trung và từ
vựng tiếng Việt v.v...
1.10. CHNP510. Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc: 3(2,1)

Môn Ngữ pháp học tiếng Hán hiện đại cung cấp cho học viên cao học ngành
tiếng Trung Quốc các kiến thức tổng quan về ngữ pháp học tiếng Hán hiện đại một
cách hệ thống. Các đơn vị ngữ pháp cơ bản và mối quan hệ giữa chúng. Thông qua các
ví dụ cụ thể, Học phần sẽ cung cấp cho học viên những phương pháp phân tích ngữ
pháp cơ bản, giúp học viên có thể lí giải được các hiện tượng ngữ pháp một cách khoa
học. Ngoài ra Học phần còn giới thiệu mối quan hệ khăng khít giữa ngữ pháp với các
bình diện ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ dụng, văn hóa…Học phần còn dành một thời lượng
đáng kể để rèn luyện kĩ năng đọc hiểu và thuyết trình một số chuyên khảo ngữ pháp
kinh điển hoặc một số thành quả nghiên cứu ngữ pháp mới.
1.11. CHNA511. Ngữ âm học tiếng Trung Quốc: 3(2,1)
Học phần tập trung vào quá trình hình thành ngữ âm, nguyên âm, phụ âm, âm
tiết, thanh điệu, biến âm, vận luật, âm vị tiếng phổ thông Trung Quốc. Mục tiêu nhằm
giúp học viên có thể nắm bắt được các khái niệm của ngữ âm học tiếng Trung Quốc,
giúp học viên nắm vững các nội dung mà ngữ âm học quan tâm xử lý, biết cách nhận
diện, phân tích và xử lý các vấn đề ngữ âm học trong những nghiên cứu cụ thể.
1.12. CHVT512. Văn tự học tiếng Trung Quốc: 3(2,1)
Nội dung học phần ngoài những vấn đề chung về Văn tự học tiếng Trung
như quá trình diễn biến phát triển của chữ Hán, phương pháp tạo chữ, qui chuẩn hóa
Hán tự và vấn đề qui tắc giản hóa Hán tự, mà còn tập trung đi sâu vào các vấn đề như
mối quan hệ ngữ nghĩa của chữ Hán và từ vựng, văn hóa và Hán tự, Hán tự ở Việt
Nam...
1.13. CHTT513. Tu từ học tiếng Trung Quốc: 3(2,1)
Học phần tập trung vào hoạt động tu từ và tu từ học, môi trường ngôn ngữ,
nguyên tắc tu từ, biến thể ngôn ngữ, phong cách ngôn ngữ...Mục tiêu nhằm giúp học
viên có thể nắm bắt được các khái niệm quan trọng trong tu từ học, giúp học viên nắm
được các quy luật tu từ trong tiếng Trung Quốc, nâng cao khả năng diễn đạt, năng lực
lý giải tu từ, phục vụ cho công tác giảng dạy về sau.
1.14. CHTC514. Tiếng Trung Quốc cổ đại : 3(3,0)

11
Nội dung của học phần ngoài những khái niệm chung về kiến thức tổng quát và
phương pháp cũng như yêu cầu của môn học, môn học này còn cung cấp cho học viên
những kiến thức tổng thể về những từ ngữ thường gặp trong sách Hán văn cổ, ngữ
pháp Hán ngữ cổ đại. Đặc biệt là thông qua các câu chuyện thần thoại cổ đại Trung
Hoa, sinh viên không những có được khối lượng kiến thức Hán ngữ để đọc sách dịch
thuật mà còn hiểu thêm về đất nước con người Trung Quốc thời cổ đại và sự ảnh
hưởng của nó đến văn hóa hôm nay.
1.15. CHCV515. Chuyên đề văn học Trung Quốc: 3(3,0)

Nội dung của học phần gồm kiến thức tổng quan về lịch sử văn học Trung
Quốc xuyên suốt từ thời kỳ cổ đại đến thời kỳ hiện đương đại, giới thiệu và phân tích
một số hiện tượng, trào lưu trong đời sống văn học qua từng thời kỳ, qua đó trích
giảng một số tác phẩm kinh điển và tiêu biểu trong suốt tiến trình lịch sử văn học
Trung Quốc.
1.16. CHCH516. Chuyên đề văn hóa Trung Quốc: 3(2,1)
Nội dung chủ yếu của học phần là cung cấp cho học viên đặc trưng cơ bản của
văn hóa truyền thống Trung Hoa thông qua việc tìm hiểu những chuyên đề như là: tư
tưởng – triết học – tôn giáo, chế độ gia đình – xã hội, văn học, ẩm thực, hội họa, thư
pháp, âm nhạc, công nghệ dân gian, khoa học kỹ thuật, kiến trúc… Thông qua kiến
thức của những chuyên đề, học viên có thêm kiến thức bổ trợ để nghiên cứu ngôn ngữ,
từ đó hoàn thiện kiến thức và ứng dụng vào việc giảng dạy ngoại ngữ tiếng Trung
Quốc
1.17. CHNV517. Ngôn ngữ học văn hóa Trung Quốc: 3(3,0)
Nội dung chính của học phần là giới thiệu về mối quan hệ mật thiết giữa ngôn
ngữ Trung Quốc và văn hóa Trung Quốc, cụ thể là mối quan hệ giữa ngữ âm, từ vựng,
ngữ pháp tiếng Trung Quốc với văn hóa Trung Quốc.Trong phạm vi học phần này, chủ
yếu mở rộng đi sâu vào các vấn đề như sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với
tu từ trong tiếng Trung Quốc, cách vận dụng phối hợp yếu tố văn hóa và ngôn ngữ
trong việc dạy tiếng Trung Quốc
1.18. CHGX518.Giao tiếp xuyên văn hóa: 3(3,0)
Nội dung học phần ngoài những khái niệm chung về kiến thức tổng quát và
phương pháp tiếp cận văn hóa phi ngôn ngữ, môn học này còn cung cấp cho học viên

12
những kiến thức tổng thể về những giá trị quan và văn hóa trong giao tiếp ngôn ngữ
trong tiếng Trung. Đặc biệt là vấn đề xuyên văn hóa trong giao tiếp tiếng Trung và
việc dạy văn hóa trong giảng dạy tiếng Trung như là ngôn ngữ thứ hai.
1.19. CHLP519. Lịch sử phương pháp giảng dạy ngoại ngữ: 3(3,0)
Nội dung chính là giới thiệu các trường phái giảng dạy ngoại ngữ và sự phát
triển, đúc kết kinh nghiệm trong suốt chiều dài lịch sử của nó. Trong phạm vi của học
phần này chủ yếu đề cập đến vấn đề lịch sử phương pháp giảng dạy tiếng nước ngoài
dưới bốn góc độ khác nhau: góc độ của các phương pháp giảng dạy ngoại ngữ truyền
thống, góc độ giảng dạy ngoại ngữ xây dựng trên nền tảng lý luận ngôn ngữ học, góc
độ giảng ngoại ngữ xây dựng trên nền tảng lý luận tâm lý học, các trường phái giảng
dạy ngoại ngữ của Liên xô trước đây.
1.20. CHLD520. Lý luận dịch Trung – Việt: 3(2,1)
Nội dung ngoài những vấn đề chung về Lí luận Dịch, còn tập trung vào từng
chuyên đề cụ thể về cú pháp, từ vựng …, trong đó đi sâu vào cách dịch các kiểu câu,
từ vựng…. đặc thù trong tiếng Trung Quốc khi dịch sang tiếng Việt.
Các bài tập thông qua các bài dịch về kinh tế, văn hóa xã hội…, từ đó giúp học
viên có thể nắm được cách dịch của từ , cũng như các cấu trúc câu đặc thù trong tiếng
Trung Quốc khi dịch sang tiếng Việt hay tiếng Việt dịch sang tiếng Trung Quốc.
1.21. CHDN521. Đối chiếu ngôn ngữ Trung – Việt:3(2,1)

Học phần Đối chiếu ngôn ngữ Hán–Việt cung cấp cho học viên cao học ngành
tiếng Trung Quốc các kiến thức tổng quan về đối chiếu ngôn ngữ một cách hệ thống.
Thông qua các ví dụ cụ thể, Học phần sẽ cung cấp cho học viên những phương pháp
phân tích đối chiếu ngôn ngữ cơ bản và những nội dung chủ yếu trong đối chiếu ngôn
ngữ Hán–Việt. Ngoài ra Học phần còn giới thiệu các thành quả nghiên cứu đối chiếu
ngôn ngữ Hán–Việt và những gợi mở cho các đề tài phân tích đối chiếu Hán-Việt tiếp
theo.
1.22. CHKD522. Kiểm tra đánh giá trình độ tiếng Trung Quốc: 3(2,1)

Học phần giới thiệu với học viên về một số vấn đề sau: (1) Lý luận chung về
kiểm tra - đánh giá (KTĐG) trình độ ngôn ngữ nói chung như: Các nguyên lý cơ bản
của KTĐG trình độ ngôn ngữ (mục đích, tầm quan trọng, phương thức tiến hành, các
hình thức kiểm tra đánh giá trình độ ngôn ngữ); (2) Một trong những nội dung quan
trọng của học phần là vấn đề liên quan đến Lý thuyết và kỹ năng ra các kiểu đề thi

13
khác nhau trong KTĐG trình độ ngôn ngữ; (3) Kiến thức cơ bản về KTĐG trình độ
tiếng Trung Quốc (HSK).
1.23. CHUC523. Ứng dụng CNTT trong dạy học ngoại ngữ: 2(1,1)
Nội dung chủ yếu của học phần là cung cấp những kiến thức về vấn đề ứng
dụng CNTT trong dạy ngoại ngữ, cụ thể là ứng dụng CNTT trong quá trình giảng dạy
Hán ngữ đối ngoại v.v... Ngoài ra, học phần còn mở rộng đi sâu vào các vấn đề như
ứng dụng giáo án điện tử vào giờ dạy trên lớp khi giảng dạy Hán ngữ đối ngoại; ứng
dụng kỹ thuật CNTT cụ thể trong từng giờ dạy các môn học khác nhau nhằm đạt được
hiệu quả cao trong giảng dạy. Đặc biệt, thông qua kiến thức của toàn bộ học phần này,
học viên có thêm kiến thức bổ trợ để nghiên cứu và tận dụng những tính năng ưu việt
của một số phần mềm khi biên soạn giáo án điện tử và tổ chức các hoạt động nhóm
dành cho người học.
Luận văn tốt nghiệp : 12(12,0)
Sau khi hoàn thành các học phần, học viên được yêu cầu nghiên cứu một đề
tài mang tính chất giải quyết một vấn đề thực tiễn có liên quan đến lý luận ngôn ngữ
học ứng dụng, tạo cơ sở ban đầu để học viên có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu ở
bậc học cao hơn. Luận văn được trình bày bằng tiếng Trung Quốc, không dài quá 80
trang (khoảng 20.000 chữ).

14
2. Đề cương chi tiết các học phần
A. PHẦN KIẾN THỨC CHUNG

1. THTN501. TRIẾT HỌC

1.1. Giảng viên


1. TS. Nguyễn Ngọc Khá
2. TS. Nguyễn Chương Nhiếp

1.2. Mô tả học phần


Môn học trang bị cho học viên hệ thống những nội dung cơ bản về thế giới
quan và phương pháp luận của Triết học Mác - Lênin; giúp học viên biết vận dụng các
nguyên lý cơ bản của Triết học Mác - Lênin và các học thuyết triết học vào nghiên cứu
và ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy, nghiên cứu,…
Tổng số tiết: 75 tiết (Lý thuyết: 45; Thực hành, thảo luận: 30)

1.3. Phân bố thời gian


Số tín chỉ: 4 (3,1)

1.4. Điều kiện tiên quyết: Không

1.5. Mục tiêu học tập học phần: Sau khi học xong học phần, học viên có khả
năng:
Về kiến thức
- Nắm vững những nội dung cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận của
Triết học Mác - Lênin.
- Có khả năng tiếp cận, nghiên cứu kiến thức chuyên ngành qua góc nhìn của
Triết học Mác - Lênin.
Về kỹ năng
Vận dụng được các nguyên lý cơ bản của Triết học Mác - Lênin và các học
thuyết triết học vào nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy, công tác nghiên
cứu, giảng dạy và ứng dụng Giáo dục học vào thực tiễn.

15
Về thái độ
Có hứng thú học tập, có thái độ học tập khoa học, nghiêm túc, hợp tác trong
quá trình học tập học phần. Tích cực, chủ động, sáng tạo trong nghiên cứu và thực
hiện các chuyên đề nghiên cứu do giảng viên hướng dẫn.

1.6. Nhiệm vụ của học viên


- Dự lớp đầy đủ.
- Nghiên cứu tài liệu và thực hiện các hoạt động thực hành theo nhóm.
- Thực hiện các bài tập cụ thể theo từng chương.

1.7. Nội dung chi tiết học phần


Phân bố chương trình
Số tiết
Chương
Lý thuyết Thảo luận/ Thực hành Tổng số

Chương 1,2 9 6 15

Chương 3,4 9 6 15

Chương 5 9 6 15

Chương 6 9 6 15

Chương 7, 8 9 6 15

45 30 75

Nội dung chương trình chi tiết


Chương 1: Triết học và vai trò của triết học trong đời sống xã hội
I. Khái niệm triết học và đối tượng nghiên cứu của triết học
1. Khái niệm triết học
2. Đối tượng của triết học
II. Tính quy luật về sự hình thành và phát triển của triết học
III. Vai trò của triết học trong đời sống xã hội
1. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học
2. Vai trò của triết học đối với các khoa học cụ thể và đối với tư duy lý
luận

16
Chương 2: Chủ nghĩa duy vật biện chứng - cơ sở lý luận của thế giới
quan khoa học
I. Thế giới quan và thế giới quan khoa học
1. Thế giới quan và các hình thức cơ bản của thế giới quan
2. Kết cấu của thế giới quan
3. Thế giới quan duy vật và lịch sử phát triển của thế giới quan duy vật
II. Nội dung, bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là
hạt nhân của thế giới quan khoa học
1. Nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng
a. Quan điểm duy vật về thế giới
b. Quan điểm duy vật về xã hội
2. Bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng
a. Giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực
tiễn
b. Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và pháp biện chứng
c. Quan niệm duy vật triệt để
d. Tính thực tiễn - cách mạng
III. Những nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và việc vận dụng nó vào sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
1. Tôn trọng tính khách quan
2. Phát huy tính năng động chủ quan
Chống bệnh « hữu khuynh », bảo thủ, trì trệ
Chống bệnh « tả khuynh », chủ quan, duy ý chí
Chương 3: Phép biện chứng duy vật-Phương pháp luận nhận thức khoa
học và thực tiễn
I. Khái quát lịch sử phát triển của phép biện chứng và nội dung cơ bản
của phép biện chứng duy vật
1. Siêu hình và biện chứng
2. Khái quát lịch sử phát triển của phép biện chứng
a. Phép biện chứng tự phát, ngây thơ thời cổ đại
b. Phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức

17
c. Phép biện chứng duy vật
3. Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật
a. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật
b. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
c. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
II. Phương pháp và phương pháp luận. Một số nguyên tắc cơ bản của
phép biện chứng duy vật
1. Phương pháp và phương pháp luận
a. hái niệm phương pháp và các cấp độ phương pháp
b. Khái niệm phương pháp luận và các cấp độ phương pháp luận
2. Một số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của phép biện chứng duy
vật
a. Nguyên tắc toàn diện
b. Nguyên tắc phát triển
c. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể
Chương 4: Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của triếthọc
Mác-Lênin
I. Phạm trù thực tiễn và phạm trù lý luận
1. Phạm trù thực tiễn
2. Phạm trù lý luận
II. Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn
1. Lý luận phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn
2. Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận; lý luận phải được vận dụng vào
thực tiễn, tiếp tục được bổ sung, phát triển trong thực tiễn
III. Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và
thực tiễn trong giai đoạn hiện nay ở nước ta
1. Lý luận phải luôn luôn bám sát thực tiễn, phản ánh được yêu cầu của
thực tiễn, khái quát được những kinh nghiệm của thực tiễn
2. Hoạt động thực tiễn phải lấy lý luận chỉ đạo, khi vận dụng lý luận phải
phù hợp với điều kiện lịch sử- cụ thể

18
3. Ngăn ngừa và khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều
Chương 5: Lý luận hình thái kinh tế - xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam
I. Lý luận hình thái kinh tế - xã hội và vai trò phương pháp luận của lý
luận đó
1. Những tiền đề xuất phát để xây dựng lý luận hình thái kinh tế - xã hội
2. Cấu trúc của xã hội. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội
3. Biện chứng của sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội
a. Biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
b. Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
c. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử
- tự nhiên
4. Tính khoa học và vai trò phương pháp luận của lý luận hình thái kinh tế
- xã hội
II. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam
1. Dự báo của C.Mác và V. I. Lênin về chủ nghĩa xã hội
2. Chủ nghĩa xã hội theo mô hình kế hoạch hóa tập trung và vai trò lịch sử
của mô hình đó
3. Những biến đổi của thời đại và vấn đề quá độ lên chủ nghĩa xã hội
4. Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
a. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt
Nam
b. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
c. Kết hợp giữa phát triển lực lượng sản xuất với xây dựng quan hệ sản
xuất phù hợp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
d. Kết hợp giữa phát triển kinh tế với chính trị và các mặt khác của đời
sống xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chương 6: Giai cấp, dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận
dụngvào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

19
I. Giai cấp và đấu tranh giai cấp
1. Khái quát các quan điểm ngoài mácxít về giai cấp và đấu tranh giai cấp
a. Quan niệm của các nhà tư tưởng trước Mác về giai cấp và đấu tranh
giai cấp
b. Quan điểm của các nhà tư tưởng tư sản về giai cấp và đấu tranh giai
cấp
2. Quan điểm mácxít về giai cấp và đấu tranh giai cấp
a. Quan niệm về giai cấp, nguồn gốc và kết cấu giai cấp
b. Quan niệm về đấu tranh giai cấp và vai trò của nó đối sự phát triển của
xã hội có giai cấp
c. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trong điều kiện hiện nay
3. Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam
a. Đặc điểm giai cấp và quan hệ giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ
b. nghĩa xã hội ở Việt Nam
c. Nội dung và hình thức đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam
II. Quan hệ giai cấp với dân tộc và nhân loại trong giai đoạn hiện nay
1. Dân tộc và quan hệ giai cấp với dân tộc
a. Khái niệm dân tộc và sự hình thành dân tộc
b. Quan hệ giữa giai cấp và dân tộc trong lịch sử
c. Vấn đề dân tộc và quan hệ giai cấp với dân tộc trong thời đại hiện nay
2. Nhân loại và quan hệ giai cấp với nhân loại
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại trong
cách mạng Việt Nam
4. Quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại trong cách mạng Việt Nam hiện
nay
Chương 7: Lý luận về nhà nước và nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
I. Những nội dung cơ bản của lý luận về nhà nước
1. Nguồn gốc, bản chất và đặc trưng của nhà nước

20
2. Chức năng và vai trò kinh tế của nhà nước
3. Các kiểu và hình thức nhà nước trong lịch sử
a. Các kiểu và hình thức nhà nước dựa trên sự đối kháng giai cấp
b. Nhà nước vô sản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
II. Nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
1. Khái niệm nhà nước pháp quyền và lịch sử triết học về nhà nước pháp
quyền
2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a. Bản chất nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
b. Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa
Chương 8: Quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người và vấn đề
xây dựng con người Việt Nam hiện nay
I. Một số quan điểm triết học phi mácxít về con người
1. Quan niệm về con người trong lịch sử triết học phương Đông
2. Quan niệm về con người trong lịch sử triết học phương Tây
II. Quan điểm của triết học Mác-Lênin về con người
1. Quan điểm của triết học Mác - Lênin về bản chất con người
a. Con người là thực thể sinh vật - xã hội
b. Con người là chủ thể của lịch sử
2. Quan điểm của triết học Mác - Lênin về giải phóng con người
III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong sự nghiệp cách mạng do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
a. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng nhân dân lao động
b. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của cách mạng

21
c. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện
IV. Vấn đề xây dựng con người Việt Nam giai đoạn hiện nay
1. Con người Việt Nam trong lịch sử
a. Điều kiện lịch sử hình thành con người Việt Nam
b. Mặt tích cực và hạn chế của người Việt Nam trong lịch sử
2. Con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
a. Cách mạng Việt Nam giai đoạn hiện nay và những vấn đề đặt ra đối
với con người Việt Nam
b. Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay

1.8. Tài liệu học tập


- Sách, giáo trình chính:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình triết học (Dùng cho học viên cao
học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), Nxb. Lý luận chính trị,
Hà Nội.
- Sách tham khảo:
2. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa
học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (1999), Giáo trình triết học Mác - Lênin,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Nguyễn Hữu Vui (chủ biên) (1998), Lịch sử triết học, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
4. Bùi Thanh Quất, Vũ Tình (chủ biên) (2001), Lịch sử triết học, Nxb Giáo dục
Hà Nội.

1.9. Đánh giá kết quả học tập


Thang điểm 10:
- Bài tập cá nhân: Luận đề = 20% tổng điểm học phần.
- Bài tập nhóm: Luận đề = 20% tổng điểm học phần.
- Thi kết thúc học phần: Hình thức: Tự luận (đề mở) = 60% tổng điểm học
phần.

22
2. NNCH602. NGOẠI NGỮ (TIẾNG ANH)

2.1. Giảng viên


1. PGS.TS. Nguyễn Thanh Tùng
2. TS. Nguyễn Ngọc Vũ

2.2. Mô tả học phần


Môn ngoại ngữ không chuyên dành cho học viên cao học với 8 tín chỉ nhằm
giúp cho học viên tiếp thu những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kĩ năng cùng với
vốn từ vững cần thiết cho giao tiếp; định hướng tự học để đạt trình độ yêu cầu theo
Quy định về đào tạo thạc sĩ của Bộ GD-ĐT.
- Cung cấp kiến thức cơ bản về dạng thức bài kiểm tra trình độ ngoại ngữ theo
khung tham chiếu châu Âu ở mức B1.
- Phát triển trình độ nói, nghe, đọc và viết tiếng Anh ở mức tương đương cấp độ
B1 của khung châu Âu.
Tổng số tiết: 120 (Lý thuyết: 120, Thực hành: 0)

2.3. Phân bố thời gian: 8 (8, 0)

2.4. Điều kiện tiên quyết: Không

2.5. Mục tiêu học tập phần


Sau khi học xong học phần, học viên có khả năng:
Về tri thức
- Cung cấp cho học viên những kiến thức về ngôn ngữ tiếng Anh, rèn luyện
và phát triển các kỹ năng giao tiếp, hướng dẫn học viên xây dựng và hình thành
phương pháp, chiến lược học có tiếng Anh hiệu quả.
- Nắm vững các phương pháp phát triển kĩ năng ngôn ngữ, nhất là 4 kĩ năng
chính gồm nghe, nói, đọc và viết tiếng Anh.
- Hiểu rõ các tiêu chí đánh giá năng lực tiếng Anh ở cấp độ B1 theo khung
tham chiếu châu Âu.
- Có khả năng tích lũy kiến thức chuyên ngành thông qua việc đọc các tài
liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh.

23
Về kỹ năng
- Cụ thể, sau khi kết thúc khóa học, học viên phải đạt được năng lực giao
tiếp tiếng Anh ở trình độ trung cấp (intermediate level hoặc bằng C) bao gồm tri thức
về các bình diện ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp), kiến thức hiểu biết về văn hoá
của các nước nói tiếng Anh và kỹ năng thực hành ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) trong
đó kỹ năng đọc hiểu, dịch phải đạt mức thành thạo.
- Đạt được các yêu cầu về trình độ nói, nghe, đọc và viết trong phụ lục III
của quy chế đào tạo thạc sỹ kèm theo thông tư số 10/2011/TT-BGD ĐT ngày
28/2/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về trình độ cấp B1 của khung châu Âu áp dụng
cho đào tạo trình độ thạc sĩ.
Về thái độ
- Có hứng thú học tập, có thái độ học tập khoa học, nghiêm túc, trách
nhiệm, hợp tác trong quá trình học tập học phần.
- Tích cực, chủ động, sáng tạo trong nghiên cứu và thực hiện các chuyên đề
nghiên cứu do giảng viên hướng dẫn.

2.6. Nhiệm vụ của học viên


- Dự lớp đầy đủ.
- Nghiên cứu tài liệu và thực hiện các hoạt động thực hành theo nhóm.
- Thực hiện các bài tập cụ thể theo từng chương.

2.7. Nội dung chi tiết học phần


Phân bố chương trình
Số tiết
Tên bài
Bài LT TH TS

1 I love meeting new people 6 0 6

2 Keeping in touch 6 0 6

3 He's the youngest brother 6 0 6

4 Such a messy room 6 0 6

5 It used to be different 6 0 6

24
Số tiết
Tên bài
Bài LT TH TS

6 The street is lined with trees 6 0 6

7 Shall we have a party? 6 0 6

8 You 'll be given a lot to eat 6 0 6

9 It's terribly painful 6 0 6

10 Exercise needn't be boring 6 0 6

11 The wind was blowing hard 6 0 6

12 Into the rainforest 6 0 6

13 I could easily swim further 6 0 6

14 He has just won first prize 6 0 6

15 Students don't have to study! 6 0 6

16 A job that you enjoy 6 0 6

17 We will have robots 6 0 6

18 Nless we act now… 6 0 6

19 If I visited your country 6 0 6

20 CDs can be bought online 6 0 6

Tổng 120 0 120

Nội dung chương trình chi tiết


Language
Bài Tên bài Exam practice Vocabulary
focus
I love meeting new Reading part 1 hobbies and verbs of likes
1
people Speaking part 1 interests and dislikes
Reading part 5 communication
2 Keeping in touch present tenses
Writing part 2 and technology

3 He's the youngest Reading part 4 family, ages, comparative

25
Language
Bài Tên bài Exam practice Vocabulary
focus
brother describing people & superlative
adjectives
so/such …
Writing part 1 furniture &
4 Such a messy room that and
Listening part 1 furnishings
too/enough
Listening part 4
past simple &
5 It used to be different Speaking parts daily life
used to
3&4
The street is lined with Reading part 3 passive and
6 in the city
trees Review 1 active
Writing part 3 agreeing,
food & special
7 Shall we have a party? (letter) disagreeing &
occasions
Speaking part 2 suggesting
You 'll be given a lot food & restaurant
8 Reading part 2 Quantifiers
to eat adjectives
adverbs &
going to the
9 It's terribly painful Listening part 1 adverbial
doctor
phrases
Exercise needn't be compound -ing & -ed
10 Reading part 5
boring adjectives adjectives
past
The wind was blowing
11 Reading part 3 travel & transport continuous &
hard
past simple
Listening part 2
12 Into the rainforest Writing part 3 the natural world Conjunctions
(story)
comparative
I could easily swim Review 2
13 sport & superlative
further Reading part 2
adverbs

26
Language
Bài Tên bài Exam practice Vocabulary
focus
present
He has just won first Listening part 3 feelings &
14 perfect &
prize Writing part 2 opinions
past simple
obligation,
Students don't have to
15 Reading part 1 school & study prohibition
study!
&permission
relative
16 A job that you enjoy Listening part 2 jobs
pronouns
computers & predicting the
17 We will have robots Reading part 3
technology future
Listening part 3 first
18 Unless we act now… Speaking part 2 weather conditional &
Review 3 unless
If I visited your Listening part 4 second
19 holidays
country Reading part 4 conditional
CDs can be bought modal
20 Reading part 2 music & fesitivals
online passives

2.8. Tài liệu học tập


Tài liệu chính:
1. Ireland, S., & Kosta, J. (2009). Target PET. Cambridge: Richmonds
Publishing.
2. Department of English, HCMCUniversity of Education. (2011).
Post - graduate English exam preparation handouts.

2.9. Đánh giá kết quả học tập


Thang điểm 10:
- Tiểu luận khoa học: Hình thức: Luận đề = 40% tổng điểm học phần.
- Thi kết thúc học phần: Hình thức: Tự luận (đề mở) = 60% tổng điểm học
phần.

27
B. PHẦN KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH (BẮT BUỘC)

3. CHDC503.NGÔN NGỮ HỌC ĐẠI CƯƠNG


语言学概论

3.1. Giảng viên


TS. Châu A Phí
TS. Nguyễn Phước Lộc

3.2. Thông tin chung về môn học


1. Tên học phần: Ngôn ngữ học đại cương
2. Tên học phần bằng tiếng Anh: General Linguistics
3. Tổng số tiết: 30 (Lý thuyết: 30; Thực hành, thảo luận: 0)

3.3. Phân bố thời gian: 2 (2, 0)

3.4. Điều kiện tiên quyết: không

3.5. Mô tả học phần


Học phần dành cho năm thứ nhất đào tạo Cao học chuyên ngành Lý luận và
phương pháp dạy học bộ môn tiếng Trung Quốc. Nội dung tập trung vào ngôn ngữ,
ngôn ngữ học, ngữ âm học, ngữ nghĩa học, ngữ pháp học, văn tự học, ngữ dụng học,
ngôn ngữ học liên ngành.

3.6. Mục tiêu và yêu cầu học phần


Mục tiêu nhằm giúp học viên có thể nắm bắt được các khái niệm quan trọng
trong ngôn ngữ và ngôn ngữ học, giúp học viên làm chủ được những khái niệm liên
quan đến bản chất, chức năng, cấu trúc ngôn ngữ, những nguyên tắc trong dụng ngôn
ngôn ngữ, các bước trong tiếp nhận tri thức và phương pháp phân tích ngôn ngữ.

3.7. Nhiệm vụ của học viên


- Dự lớp đầy đủ.
- Nghiên cứu tài liệu và thực hiện các hoạt động thực hành theo nhóm.
- Thực hiện các bài tập cụ thể theo từng chương.

28
3.8. Nội dung học phần
Phân bố chương trình
Tham
Số tiết
khảo
Chương Tên chương
LT TH TS

1 Ngôn ngữ và Ngôn ngữ học 3 0 [1],[2]

2 Ngữ âm học 4 0 [1],[2]

3 Ngữ nghĩa học 4 0 [1],[5]

4 Ngữ pháp học 4 0 [1],[2]

5 Văn tự học 4 0 [1],[3]

6 Ngữ dụng học 4 0 [1],[4]

7 Ngôn ngữ học lịch sử 4 0 [1],[2]


[1],[2],
8 Ngôn ngữ học liên ngành 3 0 [3],[4],
[5],[6]
Tổng cộng 30 0 30

Nội dung chương trình chi tiết


Chương 1: Ngôn ngữ và Ngôn ngữ học
1. Tính chất và phạm vi ngôn ngữ
2. Kết cấu ngôn ngữ
3. Chức năng ngôn ngữ
4. Ngôn ngữ học và sự phát triển của ngôn ngữ học
Chương 2: Ngữ âm học
1. Ngữ âm và ngữ âm học
2. Âm tố và âm vị
3. Tổ hợp ngữ âm
Chương 3: Ngữ nghĩa học
1. Ngữ nghĩa và ngữ nghĩa học
2. Phân tích nghĩa tố
3. Tổ hợp ngữ nghĩa

29
Chương 4: Ngữ pháp học
1. Ngữ pháp và ngữ pháp học
2. Từ pháp
3. Cú pháp
Chương 5: Văn tự học
1. Văn tự và văn tự học
2. Nguồn gốc và sự phát triển của văn tự
3. Xử lý thông tin văn tự
Chương 6: Ngữ dụng học
1. Ngữ dụng và ngữ dụng học
2. Môi trường ngôn ngữ
3. Nguyên tắc ngữ dụng
4. Hành vi lời nói
5. Phân tích diễn ngôn
6. Kết cấu thông tin
Chương 7: Ngôn ngữ học lịch sử
1. Nguồn gốc ngôn ngữ
2. Sự phát triển của ngôn ngữ
3. Sự phân hóa của ngôn ngữ
4. Tiếp xúc ngôn ngữ
Chương 8: Ngôn ngữ học liên ngành
1. Tâm lý ngôn ngữ học
2. Ngôn ngữ học tri nhận
3. Ngôn ngữ học xã hội và ngôn ngữ học văn hóa
4. Ngôn ngữ học ứng dụng

3.9. Tài liệu tham khảo


1. Sầm Vận Cường, Ngôn ngữ học đại cương, NXB Đại học Nhân dân Trung
Quốc, năm 2004.
2. Trương Á Quân, Ngôn ngữ học đại cương, NXB Đại học Sư phạm Hoa
Đông, năm 2013.

30
3. Thôi Hi Lượng, Ngôn ngữ học đại cương, NXB Thương vụ ấn thư quán,
năm 2004.
4. Hình Phúc Nghĩa, Ngô Trấn Quốc, Ngôn ngữ học đại cương, NXB Đại học
Sư phạm Hoa Trung, năm 2004.
5. Văn Húc, Dẫn luận Ngôn ngữ học, NXB Đại học Sư phạm Bắc Kinh, năm
2013.
6. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán, Đại cương ngôn ngữ học (tập 1&2), NXB
Giáo Dục, Hà Nội.năm 1996.

3.10. Đánh giá kết quả học tập


Thang điểm 10:
- Tiểu luận hoặc kiểm tra giữa kỳ: 40% tổng điểm học phần.
Hình thức: Thi viết
- Thi kết thúc học phần: 60% tổng điểm học phần.
Hình thức: Viết tiểu luận

31
4. CHNU504. NGÔN NGỮ HỌC ỨNG DỤNG
应用语言学

4.1. Giảng viên


TS. Châu A Phí
TS. Nguyễn Phước Lộc

4.2. Thông tin chung về môn học


1.Tên học phần: Ngôn ngữ học ứng dụng
2.Tên học phần bằng tiếng Anh: Applied Linguistics
3.Tổng số tiết: 30 (Lý thuyết: 30; Thực hành, thảo luận: 0)

4.3. Phân bố thời gian: 2 (2, 0)

4.4. Điều kiện tiên quyết:không

4.5. Mô tả học phần


Học phần dành cho năm thứ nhất đào tạo Cao học chuyên ngành Lý luận và
phương pháp dạy học bộ môn tiếng Trung Quốc. Nội dung tập trung vào tính chất,
phạm vi, lý luận, phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học ứng dụng và ngôn ngữ
học ứng dụng tại Trung Quốc.

4.6. Mục tiêu và yêu cầu học phần


Mục tiêu nhằm giúp học viên có thể nắm được các lý luận trong ngôn ngữ học
ứng dụng, giúp học viên làm chủ được những khái niệm liên quan đến nội dung và
phương pháp của ngôn ngữ học ứng dụng, nắm được kỹ năng phân tích nội dung quan
yếu.

4.7. Nhiệm vụ của học viên


- Dự lớp đầy đủ.
- Nghiên cứu tài liệu và thực hiện các hoạt động thực hành theo nhóm.
- Thực hiện các bài tập cụ thể theo từng chương.

4.8. Nội dung học phần

32
Phân bố chương trình
Tham
Số tiết
khảo
Chương Tên chương
LT TH TS

1 Mở đầu 2 0 [1],[2]
Tính chất và phạm vi của Ngôn ngữ học [1],[2],
2 6 0
ứng dụng [3],[4]
Phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học [1],[2],
3 6 0
ứng dụng [3],[4]
Lý luận cơ bản của ngôn ngữ học ứng [1],[2],
4 6 0
dụng [3],[4]
Ngôn ngữ học ứng dụng tại Trung Quốc
5 6 0 [1],[2]
(1)
Ngôn ngữ học ứng dụng tại Trung Quốc
6 4 0 [1],[2]
(2)
Tổng cộng 30 0 30

Nội dung chương trình chi tiết


Chương 1: Mở đầu
1.Ý nghĩa nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng
2.Tình hình trước khi ngôn ngữ học ứng dụng ra đời
3.Tình hình ngôn ngữ học ứng dụng ra đời cho đến nay
4.Nhiệm vụ của ngôn ngữ học ứng dụng
Chương 2: Tính chất và phạm vi của Ngôn ngữ học ứng dụng
1.Định nghĩa ngôn ngữ học ứng dụng
2.Vị trí của ngôn ngữ học ứng dụng trong ngôn ngữ học
3.Phạm vi của ngôn ngữ học ứng dụng
4.Nghĩa rộng của ngôn ngữ học xã hội
5.Quy hoạch ngôn ngữ
6.Giảng dạy ngôn ngữ
7.Ngôn ngữ học máy tính
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng
1.Khái quát
2.Điều tra và đối sánh

33
3.Nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính
4.Phương pháp thực nghiệm
5.Phương pháp dự báo
Chương 4: Lý luận cơ bản của ngôn ngữ học ứng dụng
1.Lý luận giao tiếp
2.Lý luận động thái
3.Lý luận trung gian
4.Lý luận thứ bậc
5.Lý luận thì (quá khứ, hiện tại, tương lai)
6.Lý luận tính nhân văn
Chương 5: Ngôn ngữ học ứng dụng tại Trung Quốc (1)
1.Đẩy mạnh mở rộng tiếng Phổ thông Trung Quốc
2.Quy phạm hóa tiếng Hán hiện đại
3.Giảng dạy ngôn ngữ ở Trung Quốc
4.Ngôn ngữ học máy tính
Chương 6: Ngôn ngữ học ứng dụng tại Trung Quốc (2)
1.Từ ngữ mới xuất hiện
2.Ngôn ngữ truyền thông
3.Ngôn ngữ pháp luật
4.Ngôn ngữ quảng cáo
5.Ngôn ngữ mạng
6.Ngôn ngữ giao tiếp

4.9. Tài liệu tham khảo


7. Vu Căn Nguyên chủ biên, Khái luận Ngôn ngữ học ứng dụng, NXB Thương
vụ ấn thư quán, năm 2003.
8. Vu Căn Nguyên chủ biên, Giáo trình Ngôn ngữ học ứng dụng, NXB Giảng
dạy Hoa ngữ, năm 2008.
9. Vương Vỹ, Tả Niên Niệm, Dẫn luận Ngôn ngữ học ứng dụng, NXB Đại học
địa chất Trung Quốc, năm 2012.
10. Tề Hộ Dương, Trần Xướng Lai, Ngôn ngữ học ứng dụng cương yếu, NXB
Đại học Phúc Đán, năm 2004.

34
11. Đinh Văn Đức, Ngôn ngữ học Đại cương: Những nội dung quan yếu: dùng
phần: Chương 12: Về Ngôn ngữ học ứng dụng, NXB Giáo dục, Hà nội, năm 2012.

4.10. Đánh giá kết quả học tập


Thang điểm 10:
- Tiểu luận hoặc kiểm tra giữa kỳ: 40% tổng điểm học phần.
Hình thức: Thi viết
- Thi kết thúc học phần: 60% tổng điểm học phần.
Hình thức: Viết tiểu luận

35
5. CHTD505. QUÁ TRÌNH THỤ ĐẮC NGÔN NGỮ THỨ HAI
第二语言习得

5.1. Giảng viên


1.TS. Vương Khương Hải
2.TS. Châu A Phí

5.2 Thông tin chung về môn học


1.Tên học phần: Quá Trình Thụ Đắc Ngôn Ngữ Thứ hai
2.Tên học phần bằng tiếng Anh: Acquisition of Second Language
3.Tổng số tín chỉ: 60 ( lý thuyết 30, thảo luận, bài tập : 30)

5.3. Phân bố thời gian: 3( 2,1)

5.4 Điều kiện tiên quyết: không

5.5. Mô tả học phần


Học phần dành cho học viên Cao học chuyên ngành Phương pháp giảng dạy
tiếng Trung. Nội dung chính của học phần là giới thiệu các vấn đề chủ yếu trong quá
trình học tập và thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, các vấn đề về lý luận và phương pháp
nghiên cứu. Trọng tâm của học phần này là nhằm nêu bật các mối quan hệ giữa quá
trình học tập, quá trình thụ đắc và quá trình giảng dạy ngôn ngữ.
5.6. Mục tiêu và yêu cầu học phần
Mục tiêu của học phần này nhằm giúp học viên nắm bắt được các khái niệm
quan trọng thuộc phạm trù ứng dụng của chuyên ngành Ứng dụng ngôn ngữ học trong
giảng dạy. Giúp học viên phân biệt rõ các bản chất của quá trình học tập, quá trình thụ
đắc ngôn ngữ thứ hai. Học viên biết vận dụng các kiến thức đã trình bày trong phần
này vào việc giảng dạy tiếng Trung dưới góc độ ngôn ngữ thứ hai.

5.7. Nhiệm vụ của học viên


- Dự lớp đầy đủ.
- Nghiên cứu tài liệu.
- Thực hiện các bài tập.

5.8. Nội dung học phần

36
Phân bố chương trình
Tham
Số tiết
khảo
Phần Tên bài học
LT TH TS
Bản chất việc nghiên cứu quá trình học tập
1 và thụ đắc ngôn ngữ thứ hai 6 6 [1][2]
第二语言学习与习得研究的性质
Nội dung nghiên cứu lí luận của quá trình
2 học tập và thụ đắc ngôn ngữ thứ hai 8 8 [1][2]
第二语言学习与习得理论的研究内容
Các trường phái lý luận quá trình học tập
3 và thụ đắc ngôn ngữ thứ hai 8 8 [3][4]
第二语言学习与习得理论流派
Phương pháp nghiên cứu quá trình học tập
4 và thụ đắc ngôn ngữ thứ hai 8 [3][4]
第二语言学习与习得研究的方法
Tổng cộng 30 30 60

Nội dung chương trình chi tiết


Phần 1: Bản chất việc nghiên cứu quá trình học tập và thụ đắc ngôn ngữ thứ hai
1.Bối cảnh xã hội hình thành việc nghiên cứu quá trình học tập và thụ đắc
ngôn ngữ thứ hai
2.Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu
Phần 2: Nội dung nghiên cứu lí luận của quá trình học tập và thụ đắc ngôn ngữ
thứ hai
1. Khái niệm cơ bản
2.Các vấn đề cơ bản trong nghiên cứu quá trình học tập và thụ đắc ngôn ngữ
thứ hai.
Phần 3: Các trường phái lý luận quá trình học tập và thụ đắc ngôn ngữ thứ hai
1.Trường phái phân tích so sánh
2.Trường phái ngôn ngữ trung gian
3.Trường phái ngôn ngữ phổ quát
4.Trường phái ngôn ngữ tri nhận
5.Trường phái dung hoà văn hoá và ngôn ngữ hoá hợp
6.Trường phái lý luận về mô hình kiểm soát trong học tập ngôn ngữ.

37
Phần 4: Phương pháp nghiên cứu quá trình học tập và thụ đắc ngôn ngữ thứ hai
1.Các phương pháp cơ bản trong nghiên cứu
2.Tập hợp và xử lý ngữ liệu

5.9. Tài liệu tham khảo

1.朱志平(2008)《汉语第二语言教学理论概要》

2.徐子亮 吴仁甫(2005)《实用对外汉语教学法》

3.章兼中主编(1983)《国外外语教学主要流派》

4.王魁京(1998)《第二语言学习理论研究》

5.10. Đánh giá kết quả học tập


Thang điểm 10:
- Bài báo cáo hoặc kiểm tra giữa kỳ: 40% tổng điểm học phần.
Hình thức : viết
- Viết tiểu luận: 60% tổng điểm học phần.
Hình thức: viết

38
6. CHPG506. PHƯƠNG PHÁP LUẬN GIẢNG DẠY NGÔN NGỮ
THỨ HAI
汉语第二语言教学理论

6.1.Giảng viên
1.TS. Vương Khương Hải
2.TS. Châu A Phí

6.2. Thông tin chung về môn học


1.Tên học phần: Phương pháp luận giảng dạy ngôn ngữ thứ hai
2.Tên học phần bằng tiếng Anh: Theories in Foreign Language Teaching
3.Tổng số tiết: 60( lý thuyết :30, thảo luận, bài tập :30)

6.3. Phân bố thời gian: 3(2,1)

6.4. Điều kiện tiên quyết: không

6.5. Mô tả học phần


Học phần dành cho học viên Cao học chuyên ngành Phương pháp giảng dạy
tiếng Trung. Nội dung chính là giới thiệu các vấn đề chủ yếu về mặt lý luận trong
giảng dạy Hán ngữ như là ngôn ngữ thứ hai. Trong phạm vi của học phần này, giới
thiệu hai phần cơ bản:
Ngôn ngữ và học ngôn ngữ.
Ngôn ngữ học và việc giảng dạy ngôn ngữ thứ hai. Nội dung phần này nhấn
mạnh sự ảnh hưởng của phương pháp luận ngôn ngữ học đối với các ngành khoa học
liên quan. Và, sự ảnh hưởng của ngôn ngữ học qua các giai đoạn phát triển đối với
giảng dạy ngôn ngữ.
6.6. Mục tiêu và yêu cầu học phần
Mục tiêu của học phần này nhằm giúp học viên hiểu được tính chất đặc điểm
của ngôn ngữ nói chung và các đặc tính riêng lẽ của ngôn ngữ thứ nhất và ngôn ngữ
thứ hai; nắm bắt được ý nghĩa về tính khoa học và sự phát triển về mặt lịch sử của
ngôn ngữ học; hiểu rõ các trường phái ngôn ngữ học chủ yếu cũng như ảnh hưởng của
chúng về mặt phương pháp luận; hiểu rõ mối quan hệ giữa ngôn ngữ học và giảng dạy
ngôn ngữ.

39
6.7. Nhiệm vụ của học viên
- Dự lớp đầy đủ.
- Nghiên cứu tài liệu.
- Thực hiện các bài tập.

6.8. Nội dung học phần


Phân bố chương trình
Tham
Số tiết
khảo
Chương Tên bài học
LT TH TS

1 Ngôn ngữ và học tập ngôn ngữ 15 15 30 [1][2]


Ngôn ngữ học và giảng dạy ngôn ngữ thứ
2 15 15 30 [3][4]
hai
Tổng cộng 30 30 60

Nội dung chương trình chi tiết


Chương 1: Ngôn ngữ và học tập ngôn ngữ
1.Tính chất của ngôn ngữ (1)
2.Khái niệm ngôn ngữ thứ nhất và ngôn ngữ thứ hai
3.Mục tiêu của việc học tập ngôn ngữ thứ hai
4.Các chuẩn mực của sự đánh giá trình độ ngôn ngữ thứ hai
Chương 2: Ngôn ngữ học và giảng dạy ngôn ngữ thứ hai

1.Tính chất của ngôn ngữ (2)


2.Lịch sử ngôn ngữ học so sánh và tác động của nó đối với phương pháp
3.nghiên cứu so sánh.
4.Ngôn ngữ học cấu trúc và trào lưu chủ nghĩa cấu trúc
5.Lý luận của Noamchomsky và việc giảng dạy ngôn ngữ
6.Ngôn ngữ học chức năng và giảng dạy ngôn ngữ
7.Các tác động qua lại giữa dạy ngôn ngữ và ngôn ngữ học

6.9. Tài liệu tham khảo

1. 朱志平(2008)《汉语第二语言教学理论概要》

2. 徐子亮 吴仁甫(2005)《实用对外汉语教学法》

40
3. 章兼中主编(1983)《国外外语教学主要流派》

4. 王魁京(1998)《第二语言学习理论研究》

6.10. Đánh giá kết quả học tập


Thang điểm 10:
- Bài báo cáo hoặc kiểm tra giữa kỳ: 40% tổng điểm học phần.
Hình thức : viết
- Viết tiểu luận: 60% tổng điểm học phần.
Hình thức: viết

41
7. CHKN507. LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
CÁC KỸ NĂNG NGÔN NGỮ TIẾNG TRUNG QUỐC
汉语语言技能教学理论和方法

7.1. Giảng viên


1.TS. Nguyễn Phước Lộc
2.TS. Vương Khương Hải

7.2. Thông tin chung về môn học


1.Tên học phần: Lý luận và phương pháp giảng dạy các kỹ năng ngôn ngữ
tiếng Trung Quốc
2.Tên học phần bằng tiếng Anh: Methods of Teaching Chinese skills
3.Tổng số tiết: 60 (Lý thuyết: 30; Thực hành, thảo luận: 30)

7.3. Phân bố thời gian: 3 (2, 1)

7.4. Điều kiện tiên quyết: không


7.5. Mô tả học phần
Học phần bao gồm các nội dung chính sau:
- Giới thiệu một số vấn đề lý luận về phương pháp giảng dạy các kỹ năng
ngôn ngữ thứ hai nói chung và tiếng Trung nói riêng
- Phương pháp giảng dạy các kỹ năng ngôn ngữ tiếng Trung: Nghe, Nói, Đọc,
Viết
7.6. Mục tiêu và yêu cầu học phần
Mục tiêu nhằm giúp học viên có thể nắm bắt được các vấn đề về lý luận và
phương pháp giảng dạy kỹ năng ngôn ngữ thứ hai nói chung và kỹ năng ngôn ngữ
tiếng Trung nói riêng. Sau khi học xong học phần này, học viên có khả năng vận dụng
các lý luận về giảng dạy các kỹ năng tiếng của ngôn ngữ thứ hai nói chung và tiếng
Trung nói riêng vào quá trình giảng dạy các kỹ năng cụ thể như : Nghe; Nói; Đọc;
Viết. Có khả năng thiết kế, thực hiện, đánh giá hoạt động giảng dạy các kỹ năng tiếng.

7.7. Nhiệm vụ của học viên


- Dự lớp đầy đủ.
- Nghiên cứu tài liệu và thực hiện các hoạt động thực hành theo nhóm.

42
- Thực hiện các bài tập cụ thể theo từng chương.

7.8. Nội dung học phần


Phân bố chương trình
Tham
Số tiết
khảo
Chương Tên chương
LT TH TS

1 汉语听力教学理论和方法 6 6 12 [1],[2]

2 汉语口语教学理论和方法 6 6 12 [1],[3]

3 汉语阅读教学理论和方法 6 6 12 [4],[5]

4 汉语写作教学理论和方法 6 6 12 [5]

5 汉语综合课教学理论和方法 6 6 12 [5],[6]

Tổng cộng 30 30 60

Nội dung chương trình chi tiết


Chương 1: 汉语听力教学理论和方法
1.汉语听力教学概说
2.听力理解认知策略分析及教学策略
3.初级阶段汉语听力教学
4.中级阶段汉语听力教学
5.高级阶段汉语听力教学
6.听力教学活动设计
7.教材的选择与使用
Chương 2: 汉语口语教学理论和方法
1.会话技能训练的原理与途径
2.初级阶段汉语口语教学
3.中级阶段汉语口语教学
4.高级阶段汉语口语教学
5.口语教学活动设计
43
6.教材的选择与使用
Chương 3: 汉语阅读教学理论和方法
1.汉语阅读教学概述
2.字、词、句阅读教学
3.语段篇章阅读教学
4.专项阅读教学
5.阅读技能训练技巧
6.教材的选择与使用
Chương 4: 汉语写作教学理论和方法
1.汉语写作技能训练的目的与原则
2.汉语写作技能训练的层次
3.汉语写作技能训练的教学准备
4.汉语写作技能训练的环节设计
5 汉语写作技能训练的教学方法和技巧
6.教材的选择与使用
Chương 5: 汉语综合技能教学理论和方法
1.汉语综合技能训练的目的与性质
2.汉语综合技能训练的教学任务与目标
3.初级阶段汉语综合技能教学
4.中级阶段汉语综合技能教学
5.高级阶段汉语综合技能教学
6.教材的选择与使用

7.9. Tài liệu tham khảo


1.赵金铭(2006), 《对玩汗与课堂教学技巧研究》,商务印书馆.
2.胡波(2007), 《汉语听力课教学法》, 北京语言大学出版社.
3.蔡整莹(2010), 《汉语听力课教学法》, 北京语言大学出版社.
4.彭志平 (2007), 《汉语阅读课教学法》, 北京语言大学出版社.
5.赵金铭(2010), 《汉语可以这样教——语言技能篇》,商务印书馆.
44
6.张辉,杨楠 (2006), 《汉语综合课教学法》, 北京语言大学出版社.

7.10. Đánh giá kết quả học tập


Thang điểm 10:
- Tiểu luận hoặc kiểm tra giữa kỳ: 20% tổng điểm học phần.
Hình thức : trắc nghiệm, tự luận
-Thực hành, hoạt động nhóm :20 %
- Thi kết thúc học phần: 60% tổng điểm học phần.
Hình thức: trắc nghiệm, tự luận

45
8. CHBD508. LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
CÁC BÌNH DIỆN NGÔN NGỮ TIẾNG TRUNG QUỐC
汉语语言技能教学理论和方法

8.1. Giảng viên


1.TS. Nguyễn Phước Lộc
2.TS. Châu A Phí

8.2. Thông tin chung về môn học


1.Tên học phần: Lý luận và phương pháp giảng dạy các bình diện ngôn ngữ
2. tiếng Trung Quốc
3.Tên học phần bằng tiếng Anh: Methods of Teaching Chinese categories
4.Tổng số tiết: 60 (Lý thuyết: 30; Thực hành, thảo luận: 30)

8.3. Phân bố thời gian: 3 (2, 1)

8.4. Điều kiện tiên quyết: không

8.5. Mô tả học phần


Học phần bao gồm các nội dung chính sau:
- Giới thiệu các bình diện ngôn ngữ tiếng Trung và lý luận chung về phương
pháp giảng dạy các bình diện ngôn tiếng Trung
- Phương pháp giảng dạy Ngữ âm; Phương pháp giảng dạy Ngữ pháp ;
Phương pháp giảng dạy Từ vựng ; Phương pháp giảng dạy chữ Hán
8.6. Mục tiêu và yêu cầu học phần
Mục tiêu nhằm giúp học viên có thể nắm bắt được các vấn đề về lý luận và
phương pháp giảng dạy các bình diện ngôn ngữ của ngôn ngữ thứ hai nói chung và các
bình diện ngôn ngữ tiếng Trung nói riêng. Sau khi học xong học phần này, học viên có
khả năng vận dụng vào quá trình giảng dạy các bình diện ngôn ngữ cụ thể như : Ngữ
âm ; Ngữ pháp; Từ vựng; Chữ viết . Có khả năng thiết kế, thực hiện, đánh giá hoạt
động giảng dạy các bình diện ngôn ngữ tiếng Trung.

8.7. Nhiệm vụ của học viên


- Dự lớp đầy đủ.
- Nghiên cứu tài liệu và thực hiện các hoạt động thực hành theo nhóm.

46
- Thực hiện các bài tập cụ thể theo từng chương.

8.8. Nội dung học phần


Phân bố chương trình
Tham
Số tiết
khảo
Chương Tên chương
LT TH TS

1 汉语语言要素概论 6 6 12 [6],[7]

2 汉语语音教学理论和方法 6 6 12 [1],[5]

3 汉语语法教学理论和方法 6 6 12 [2],[5]

4 汉语词汇教学理论和方法 6 6 12 [3],[5]

5 汉语汉字教学理论和方法 6 6 12 [4],[5]

Tổng cộng 30 30 60

Nội dung chương trình chi tiết


Chương 1: 汉语语言要素概论
1.汉语语音概论
2.汉语语法概论
3.汉语词汇概论
4.汉字概论
Chương 2: 汉语语音教学理论和方法
1.会话技能训练的原理与途径
2.初级阶段汉语口语教学
3.中级阶段汉语口语教学
4.高级阶段汉语口语教学
5.口语教学活动设计
6.教材的选择与使用
Chương 3: 汉语语法教学理论和方法
1.汉语阅读教学概述

47
2.字、词、句阅读教学
3.语段篇章阅读教学
4.专项阅读教学
5.阅读技能训练技巧
6.教材的选择与使用
Chương 4: 汉语词汇教学理论和方法
1.汉语写作技能训练的目的与原则
2.汉语写作技能训练的层次
3.汉语写作技能训练的教学准备
4.汉语写作技能训练的环节设计
5.汉语写作技能训练的教学方法和技巧
6.教材的选择与使用
Chương 5: 汉语汉字教学理论和方法
1.汉语综合技能训练的目的与性质
2.汉语综合技能训练的教学任务与目标
3.初级阶段汉语综合技能教学
4.中级阶段汉语综合技能教学
5.高级阶段汉语综合技能教学
6.教材的选择与使用

8.9. Tài liệu tham khảo


1.宋海燕(2013), 《国际汉语-语音与语音教学》,高等教育出版社.
2.杨宝铃(2013), 《国际汉语-语法与语法教学》,高等教育出版社.
3.刘座箐(2013), 《国际汉语-词汇与词汇教学》,高等教育出版社.
4.王秀容(2013), 《国际汉语-汉字与汉字教学》,高等教育出版社.
5.张和生(2010), 《汉语可以这样教——语言要素篇》,商务印书馆.
6.周小兵(2009),《对外汉语教学导论》, 商务印书馆.

7.周一民,杨润路( 2004 ),《现代汉语》,北京师范大学出版社

48
8.10. Đánh giá kết quả học tập
Thang điểm 10:
- Tiểu luận hoặc kiểm tra giữa kỳ: 20% tổng điểm học phần.
Hình thức : trắc nghiệm, tự luận
-Thực hành, hoạt động nhóm :20 %
- Thi kết thúc học phần: 60% tổng điểm học phần.
Hình thức: trắc nghiệm, tự luận

49
9. CHTV509. TỪ VỰNG HỌC TIẾNG TRUNG QUỐC
汉语词汇学

9.1. Giảng viên


1.TS. Tô Phương Cường
2.TS. Nguyễn Thị Quỳnh Vân

9.2. Thông tin chung về môn học


1.Tên học phần: Từ vựng học tiếng Trung Quốc
2.Tên học phần bằng tiếng Anh: Chinese Lexicology
3.Tổng số tiết: 60 (Lý thuyết: 30; Thực hành, thảo luận: 30)

9.3. Phân bố thời gian: 3 (2, 1)

9.4. Điều kiện tiên quyết: không

9.5. Mô tả học phần


Học phần dành cho chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành phương pháp
giảng dạy tiếng Trung. Học phần cung cấp những kiến thức sâu rộng về Từ
vựng học tiếng Trung như cấu tạo của từ, nghĩa của từ, mối quan hệ giữa từ và
từ, , việc qui chuẩn hóa từ ngữ v.v... Ngoài ra, học phần còn mở rộng đi sâu vào
các vấn đề như nguồn gốc, đặc điểm về hình thức và nội dung của các ngữ cố
định trong tiếng Trung, mối quan hệ giữa từ vựng tiếng Trung và văn hóa
Trung Quốc; mối quan hệ giữa từ vựng tiếng Trung và từ vựng tiếng Việt v.v...

9.6. Mục tiêu và yêu cầu học phần


Mục tiêu nhằm giúp học viên có thể hiểu được các khái niệm quan trọng về Từ
vựng học, phân tích và lý giải được cách tạo từ, mối quan hệ từ và từ tố, mối
quan hệ giữa từ và từ, mối quan hệ giữa cấu tạo từ và nghĩa của từ v.v... Trên cơ
sở đó, học viên có thể xác định được những điểm khó khi học và dạy từ vựng
tiếng Trung, đồng thời có thể phát hiện ra cách tiếp cận từ vựng tiếng Trung,
cách học, cách dạy từ vựng tiếng Trung giúp người học dễ nhớ, nhớ lâu và vận
dụng tốt.

9.7. Nhiệm vụ của học viên


50
- Dự lớp đầy đủ.
- Đọc và nghiên cứu tài liệu liên quan đến môn học, thực hiện các hoạt động
theo nhóm.
- Thực hiện các bài tập cụ thể theo yêu cầu của giáo viên.

9.8. Nội dung học phần


Phân bố chương trình

Số tiết Tham khảo


Chương Tên chương
LT TH TS

1 对词汇的再认识 5 5 10 [1],[2],[7]

2 词汇概说 5 5 10 [2],[3]

3 词义及其相关问题 6 6 12 [2],[4],[7]

4 固定用语 5 6 11 [4],[5],[6]

5 词语的规范化 4 4 8 [5],[6]

6 越南语中的汉语借词 5 4 9 [8],[9], [10]

Tổng cộng 30 30 60

Nội dung chương trình chi tiết


Chương 1: 对词汇的再认识
1.词汇的内容
2.词汇在语言中的地位和作用
Chương 2: 词汇概说
1. 语素、词、词语、词汇
2. 词的形成及其构造形式
Chương 3: 词义及其相关问题
1.词义的内容
2.词义的性质
3.词义的变化
4.词义的类聚

51
Chương 4: 词语的规范化
1. 异形词的规范
2. 方言词语的规范
3. 外来词语的规范
4. 缩略词语的规范
5. 新词语的规范
Chương 5: 固定用语
1. 成语
2. 惯用语
3. 歇后语
4. 谚语
Chương 6: 越南语中的汉语借词
1. 早期借入越南语的汉语借词
2. 借入越南语后的汉语借词

9.9. Tài liệu tham khảo


1.周荐(2004), 汉语词汇结构论,上海辞书出版社。
2.周荐.词汇学词典学研究,商务印书馆,2004

3.刘叔新(2006),词汇研究, 外语教学与研究出版社。
4.符淮青(2004), 现代汉语词汇学(修订本), 北京大学出版社
5.黄伯荣、廖序东(2002), 现代汉语(增订三版上册), 高等教育出版社
6.齐沪扬主编(2007), 现代汉语, 商务印书馆
7.葛本仪(2001), 现代汉语词汇学(修订本),山东人民出版社。
8.林明华 (1986 ), 汉越词初探, 东南亚研究资料, 第 4 期
9.范宏贵、刘志强(2008), 越南语言文化探究, 民族出版社
10.黄华(1990),现代越语中的汉越词,现代汉语,第 3 期
9.10. Đánh giá kết quả học tập
Thang điểm 10:
- Giữa kì : Tiểu luận hoặc kiểm tra giữa kỳ ( 40% tổng điểm học phần).

52
- Cuối kì : Tiểu luận hoặc thi kết thúc học phần( 60% tổng điểm học phần).

53
10. CHNP510. NGỮ PHÁP HỌC TIẾNG TRUNG QUỐC
汉语语法学

10.1. Giảng viên


1.Bùi Thị Mai Hương
2.Châu A Phí

10.2. Thông tin chung về môn học


1.Tên học phần: Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc
2.Tên học phần bằng tiếng Anh: Chinese Grammar
3.Tổng số tiết: 60 (Lý thuyết: 30; Thực hành, thảo luận: 30)

10.3. Phân bố thời gian: 3 (2, 1)

10.4. Điều kiện tiên quyết: không

10.5. Mô tả học phần

Môn Ngữ pháp học tiếng Hán hiện đại cung cấp cho học viên cao học ngành
tiếng Trung Quốc các kiến thức tổng quan về ngữ pháp học tiếng Hán hiện đại
một cách hệ thống. Các đơn vị ngữ pháp cơ bản và mối quan hệ giữa chúng.
Thông qua các ví dụ cụ thể, Học phần sẽ cung cấp cho học viên những phương
pháp phân tích ngữ pháp cơ bản, giúp học viên có thể lí giải được các hiện
tượng ngữ pháp một cách khoa học. Ngoài ra Học phần còn giới thiệu mối quan
hệ khăng khít giữa ngữ pháp với các bình diện ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ dụng,
văn hóa…Học phần còn dành một thời lượng đáng kể để rèn luyện kĩ năng đọc
hiểu và thuyết trình một số chuyên khảo ngữ pháp kinh điển hoặc một số thành
quả nghiên cứu ngữ pháp mới.
10.6. Mục tiêu và yêu cầu học phần
Mục tiêu nhằm giúp học viên có thể nắm bắt được các khái niệm quan trọng về
ngữ pháp tiếng Trung Quốc, qua đó học viên có thể thông qua thực tiễn việc
học và giảng dạy của mình phát hiện tìm ra các lỗi sai về ngữ pháp, nguyên
nhân gây lỗi sai và cách giải quyết nhằm giúp người Việt khắc phục các lỗi sai
có thể mắc phải khi học tiếng Trung Quốc.

10.7. Nhiệm vụ của học viên


54
- Dự lớp đầy đủ.
- Đọc và nghiên cứu tài liệu liên quan đến các chuyên đề về ngữ pháp tiếng
Trung Quốc.
- Thực hiện các bài tập cụ thể theo từng chuyên đề ngữ pháp .

10.8. Nội dung học phần


Phân bố chương trình
Tham
Số tiết
khảo
Chương Tên chương
LT TH TS

1 语法单位 2 2 4 [3]

2 词的构造 2 2 4 [3]

3 词类的划分 8 8 16 [5]

4 单句 8 8 16 [3]

5 复句 6 6 12 [2]

6 常见的语法错误 4 4 8 [2]

Tổng cộng 30 30 60

Nội dung chương trình chi tiết


Chương 1:语法单位
1.语素
2.词
3.词组
4.句子
Chương 2: 词的构造
1.句法和词法
2.重叠
3.附加
4.前缀
5.后缀

55
Chương 3: 词类的划分
1.实词
1.1 体词
1.1.1 名词
1.1.2 代词
1.1.3 数量词
1.2 谓词
1.2.1 动词
1.2.2 形容词
1.2.3 谓词的体词化
2.虚词
2.1 副词
2.2 介词
2.3 连词
2.4 助词
2.5 语气词
2.6 拟声词,感叹词
Chương 4: 单句
1.述语和宾语
2.述语和补语
3.修饰语和中心语
Chương 5: 复句
1.单句和复句
2.分句之间的联系
3. 复句和连词
Chương 6: 常见的语法错误
1.误代
2.误加

56
3.遗漏
4.错序
5.杂糅

10.9. Tài liệu tham khảo


1.陆俭明(1985),现代汉语虚词散论,北京大学出版社.
2.陆俭明(2003),现代汉语语法研究教程,北京大学出版社.
3.朱德熙(1997),语法讲义,商务印书馆.
4.朱德熙(2001),现代汉语语法研究,商务印书馆.
5.郭锐(2002),现代汉语词类研究,商务印书馆.
6.马真(1996),简明实用汉语语法教程,北京大学出版社.
7.周小兵(2009),对外汉语教学入门,中山大学出版社

10.10. Đánh giá kết quả học tập


Thang điểm 10:
- Giữa kì : Tiểu luận hoặc kiểm tra giữa kỳ ( 40% tổng điểm học phần).
- Cuối kì : Tiểu luận hoặc thi kết thúc học phần( 60% tổng điểm học phần).

57
11.CNNA511. NGỮ ÂM HỌC TIẾNG TRUNG QUỐC
汉语语音学

11.1. Giảng viên


1. TS. Châu A Phí
2. TS. Vương Khương Hải

11.2. Thông tin chung về môn học


1.Tên học phần: Ngữ âm học tiếng Trung Quốc
2.Tên học phần bằng tiếng Anh: Chinese Phonetics
3.Tổng số tiết: 60 (Lý thuyết: 30; Thực hành, thảo luận: 30)

11.3. Phân bố thời gian: 3 (2, 1)

11.4. Điều kiện tiên quyết: không

11.5. Mô tả học phần


Học phần dành cho năm thứ nhất đào tạo Cao học chuyên ngành Lý luận và
phương pháp dạy học bộ môn tiếng Trung Quốc. Nội dung tập trung vào quá trình
hình thành ngữ âm, nguyên âm, phụ âm, âm tiết, thanh điệu, biến âm, vận luật, âm vị
tiếng phổ thông Trung Quốc.

11.6. Mục tiêu và yêu cầu học phần


Mục tiêu nhằm giúp học viên có thể nắm bắt được các khái niệm của ngữ âm
học tiếng Trung Quốc, giúp học viên nắm vững các nội dung mà ngữ âm học quan tâm
xử lý, biết cách nhận diện, phân tích và xử lý các vấn đề ngữ âm học trong những
nghiên cứu cụ thể.

11.7. Nhiệm vụ của học viên


- Dự lớp đầy đủ.
- Nghiên cứu tài liệu và thực hiện các hoạt động thực hành theo nhóm.
- Thực hiện các bài tập cụ thể theo từng chương.

11.8. Nội dung học phần


Phân bố chương trình

58
Tham
Số tiết
khảo
Chương Tên chương
LT TH TS
[1],[2],
1 Sự hình thành ngữ âm 3 3 6
[3]
[1],[2],
2 Nguyên âm 3 3 6
[3]
[1],[2],
3 Phụ âm 3 3 6
[3]
[1],[2],
4 Âm tiết và kết cấu âm tiết 3 3 6
[3]
[1],[2],
5 Thanh điệu 3 3 6
[3]
[1],[2],
6 Biến âm 3 3 6
[3]
[1],[2],
7 Vận luật 3 3 6
[3]
[1],[2],
8 Ngữ âm học và âm vị học 3 3 6
[3]
Phân tích và thảo luận hệ thống âm vị tiếng [1],[2],
9 3 3 6
Phổ thông Trung Quốc [3]
Quan hệ giữa phương án phiên âm tiếng
[1],[2],
10 Hán với âm vị tiếng Phổ thông Trung 3 3 6
[3]
Quốc
Tổng cộng 30 30 60

Nội dung chương trình chi tiết


Chương 1: Sự hình thành ngữ âm
1.Sóng âm
2.Cơ chế phát âm
3.Nhận biết âm thanh
Chương 2: Nguyên âm
1.Tính chất của nguyên âm
2.Phân loại nguyên âm
3.Nguyên âm đơn
4.Đặc tính âm thanh của các nguyên âm
Chương 3: Phụ âm
1.Phát âm phụ âm
2.Phương pháp phát âm phụ âm

59
3.Các tính năng khác của phụ âm
4.Phụ âm tiếng Phổ thông Trung Quốc
5.Đặc tính âm thanh của phụ âm
Chương 4: Âm tiết và kết cấu âm tiết
1.Phân chia âm tiết
2.Kết cấu âm tiết
3.Kết cấu âm tiết tiếng Trung Quốc
4.Phân tích kết cấu âm tiết tiếng Trung Quốc
Chương 5: Thanh điệu
1.Tính chất của thanh điệu
2.Thanh điệu tiếng Trung Quốc
3.Nhận biết và đo lường âm thanh
Chương 6: Biến âm
1.Tính chất biến âm
2.Biến âm liên tiếp
3.Biến âm “儿”
Chương 7: Vận luật
1.Trọng âm của từ
2. Trong âm của câu
3. Tiết tấu
4. Ngữ điệu
Chương 8: Ngữ âm học và âm vị học
1. Âm vị và phân tích âm vị
2. Quy tắc quy nạp âm vị
3. Âm vị và biến thể âm vị
4. Tổ hợp âm vị
5. Khả năng quy nạp âm vị
6. Âm vị học và lý luận khu biệt âm vị
Chương 9: Phân tích và thảo luận hệ thống âm vị tiếng Phổ thông Trung
Quốc
1. Vấn đề vận mẫu tiếng Phổ thông Trung Quốc

60
2. Vấn đề âm vị nguyên âm cao tiếng Phổ thông Trung Quốc
3. Vấn đề âm vị nguyên âm giữa tiếng Phổ thông Trung Quốc
4. Vấn đề âm vị nguyên âm thấp tiếng Phổ thông Trung Quốc
5. Vấn đề âm vị phụ âm và âm vị thanh điệu tiếng Phổ thông Trung Quốc
6. Vấn đề quy nạp hệ thống âm vị
Chương 10: Quan hệ giữa phương án phiên âm tiếng Hán với âm vị tiếng
Phổ thông Trung Quốc
1. Chữ cái và ngữ âm
2. Chữ cái phiên âm tiếng Trung Quốc và quan hệ đối ứng với âm vị tiếng
Phổ thông Trung Quốc
3. Quan hệ giữa chữ cái thanh mẫu với ngữ âm
4. Nguyên tắc đọc chữ cái nguyên âm giữa trong bảng vận mẫu
5. Phương án phiên âm tiếng Phổ thông Trung Quốc
11.9. Tài liệu tham khảo
1.Lâm Đào, Vương Lý Gia, Giáo trình ngữ âm học, NXB Đại học Bắc Kinh,
năm 2013.
2.Vương Lực, Lịch sử ngữ âm tiếng Trung Quốc, NXB Thương vụ ấn thư quán,
năm 2010.
3.Đinh Sùng Minh, Vinh Tinh, Giáo trình ngữ âm tiếng Trung Quốc hiện đại,
NXB Đại học Bắc Kinh, năm 2012.
4.Tăng Dục Mỹ, Ngữ âm tiếng Trung Quốc - Giảng dạy tiếng Trung Quốc cho
người nước ngoài, NXB Đại học Sư phạm Hồ Nam, năm 2008.
5.Tôn Đức Kim, Triệu Kim Minh, Nghiên cứu và giảng dạy ngữ âm tiếng
Trung Quốc cho người nước ngoài, NXB Thương vụ ấn thư quán, năm 2006.

11.10. Đánh giá kết quả học tập


Thang điểm 10:
- Tiểu luận hoặc kiểm tra giữa kỳ: 40% tổng điểm học phần.
Hình thức: Thi viết
- Thi kết thúc học phần: 60% tổng điểm học phần.
Hình thức: Viết tiểu luận

61
12. CHVT512. VĂN TỰ HỌC TIẾNG TRUNG QUỐC
汉语文字学

12.1. Giảng viên


1.TS. Tô Phương Cường
2.TS. Nguyễn Thị Quỳnh Vân

12.2. Thông tin chung về môn học


1.Tên học phần: Văn tự học tiếng Trung Quốc
2.Tên học phần bằng tiếng Anh: Chinese characters
3.Tổng số tiết: 60 (Lý thuyết: 30; Thực hành, thảo luận: 30)

12.3. Phân bố thời gian: 3 (2, 1)

12.4. Điều kiện tiên quyết: không

11.5. Mô tả học phần


Học phần dành cho chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành phương pháp
giảng dạy tiếng Trung. Nội dung ngoài những vấn đề chung về Văn tự học tiếng Trung
như quá trình diễn biến phát triển của chữ Hán, phương pháp tạo chữ, qui chuẩn hóa
Hán tự và vấn đề qui tắc giản hóa Hán tự, mà còn tập trung đi sâu vào các vấn đề như
mối quan hệ ngữ nghĩa của chữ Hán và từ vựng, văn hóa và Hán tự, Hán tự ở Việt
Nam...

12.6. Mục tiêu và yêu cầu học phần


Mục tiêu nhằm giúp học viên có thể nắm bắt được các khái niệm quan trọng về
Hán tự học và mối quan hệ giữa Hán tự và lịch sử văn hóa Trung Quốc cũng như chữ
Hán đối với văn hóa Việt Nam. Qua đó học viên có thể thông qua thực tiễn việc học
và giảng dạy của mình phát hiện tìm ra những cách thức tiếp cận chữ Hán, mối quan
hệ ngữ nghĩa của chữ Hán và từ vựng, mối quan hệ với lịch sử văn hóa...

12.7. Nhiệm vụ của học viên


- Dự lớp đầy đủ.
- Đọc và nghiên cứu tài liệu liên quan đến các chuyên đề.

62
- Thực hiện các bài tập cụ thể theo từng chuyên đề yêu cầu.

12.8. Nội dung học phần


Phân bố chương trình
Tham
Số tiết
khảo
Chương Tên chương
LT TH TS

1 汉字特点产生与发展问题 5 5 10 2,4,5

2 汉字构造与汉语标准化问题 5 5 10 1,3

3 汉字文化与教学 5 5 10 7

4 《说文解字》—认识汉字入门 5 5 10 6

5 汉字在越南 5 5 10

6 汉字在越南 5 5 10

Tổng cộng 30 30 60

Nội dung chương trình chi tiết


Chương 1: 现代汉语文字
1.汉字特点、产生、发展
2.汉字构造
3.汉字整理与标准化
4.正字法
Chương 2: 汉字与文化
1.汉字与历史文化
2.汉字与词语在语义平面的关系
3.说文解字
Chương 3: 汉字在越南
1.越南语言文字历史概说
2.汉字在越南的传播与影响
3.从汉字到汉语词

63
12.9. Tài liệu tham khảo
1.苏培成等编(1995),现代汉字规范化问题,语文出版社.
2.万业馨(2005),应用汉字学概要,安徽大学出版社,2005。
3.刘又辛(2000),汉语汉字问答,商务印书馆,,2000。
4.苏培成(1994),现代汉字学纲要,北京大学出版社,1994。
5.杨润陆(2000),现代汉字通论,长城出版社。
6.许慎撰、段玉裁注(2009),说文解字注,上海古籍出版社。
7.万业馨(2012),汉字与汉字教学研究论文集,北京语言大学出版社。

12.10. Đánh giá kết quả học tập


Thang điểm 10:
- Giữa kì : Tiểu luận hoặc kiểm tra giữa kỳ ( 40% tổng điểm học phần).
- Cuối kì : Tiểu luận hoặc thi kết thúc học phần( 60% tổng điểm học phần).

64
13. CHTT513. TU TỪ HỌC TIẾNG TRUNG QUỐC
汉语修辞学

13.1. Giảng viên


1.TS. Châu A Phí
2. TS. Nguyễn Thị Minh Hồng

13.2. Thông tin chung về môn học


1.Tên học phần: Tu từ học tiếng Trung Quốc
2.Tên học phần bằng tiếng Anh: Chinese Rhetoric
3.Tổng số tiết: 60 (Lý thuyết: 30; Thực hành, thảo luận: 30)

13.3. Phân bố thời gian: 3 (2, 1)

13.4. Điều kiện tiên quyết:không

13.5. Mô tả học phần


Học phần dành cho năm thứ hai đào tạo Cao học chuyên ngành Lý luận và
phương pháp dạy học bộ môn tiếng Trung Quốc. Nội dung tập trung vào hoạt
động tu từ và tu từ học, môi trường ngôn ngữ, nguyên tắc tu từ, biến thể ngôn
ngữ, phong cách ngôn ngữ...

13.6. Mục tiêu và yêu cầu học phần


MụTc tiêu nhằm giúp học viên có thể nắm bắt được các khái niệm quan trọng
trong tu từ học, giúp học viên nắm được các quy luật tu từ trong tiếng Trung
Quốc, nâng cao khả năng diễn đạt, năng lực lý giải tu từ, phục vụ cho công tác
giảng dạy về sau.

13.7. Nhiệm vụ của học viên


- Dự lớp đầy đủ.
- Nghiên cứu tài liệu và thực hiện các hoạt động thực hành theo nhóm.
- Thực hiện các bài tập cụ thể theo từng chương.

13.8. Nội dung học phần


Phân bố chương trình

65
Tham
Số tiết
khảo
Chương Tên chương
LT TH TS
[1],[2],
1 Tu từ học và tu từ 4 5 9
[3],[4]
[1],[2],
2 Ngữ cảnh 6 5 11
[3],[4]
[1],[2],
3 Hình thức ngữ âm 6 5 11
[3],[4]
[1],[2],
4 Gọt giũa từ ngữ 6 5 11
[3],[4]
[1],[2],
5 Cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ 4 5 9
[3],[4]
[1],[2],
6 Ngữ thể 4 5 9
[3],[4]
Tổng cộng 30 30 60

Nội dung chương trình chi tiết


Chương 1: Tu từ học và tu từ
1.Tu từ học là môn khoa học có nguồn gốc lâu đời
2.Tu từ và nguyên tắc tu từ
3.Tu từ là hoạt động diễn đạt lời nói có tính sáng tạo
Chương 2: Ngữ cảnh
1.Khái quát về tình hình nghiên cứu ngữ cảnh
2.Nhân tố tạo nên ngữ cảnh
3.Quan hệ giữa tu từ và ngữ cảnh
Chương 3: Hình thức ngữ âm
1.Luật bằng trắc
2.Hài âm
3.Điệp âm
Chương 4: Gọt giũa từ ngữ
1.Cách lựa chọn từ ngữ
2.Cách sử dụng từ ngữ
3.Cách phối hợp từ ngữ
Chương 5: Cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ
1.Khái quát cách sử dụng các phương tiên ngôn ngữ

66
2.Các biện pháp tu từ
Chương 6: Ngữ thể
1. Ngữ thể và cấu tạo ngữ thể
2. Ngữ thể văn nói
3. Ngữ thể văn viết
4. Ngữ thể đan xen

13.9. Tài liệu tham khảo


1.Ngô Lễ Quyền, Tu từ học tiếng Trung Quốc hiện đại, NXB Đại học Phúc
Đán, năm 2012.
2.Lê Vận Hán, Thịnh Vĩnh Sinh, Tu từ học tiếng Trung Quốc hiện đại, NXB
Giáo dục Quảng Đông, năm 2006.
3.Vương Hi Kiệt, Tu từ học tiếng Trung Quốc hiện đại, NXB Thương vụ ấn thư
quán, năm 2014.
4.Dương Kiến Quốc chủ biên, Giáo trình tu từ học tiếng Trung Quốc, NXB
Giáo dục An Huy, năm 2011.

13.10. Đánh giá kết quả học tập


Thang điểm 10:
- Tiểu luận hoặc kiểm tra giữa kỳ: 40% tổng điểm học phần.
Hình thức: Thi viết
- Thi kết thúc học phần: 60% tổng điểm học phần.
Hình thức: Viết tiểu luận

67
14. CHTC514. TIẾNG TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
古代汉语

14.1. Giảng viên


1.TS. Tô Phương Cường
2. TS. Nguyễn Thị Quỳnh Vân

14.2. Thông tin chung về môn học


1.Tên học phần: tiếng Trung Quốc cổ đại
2.Tên học phần bằng tiếng Anh: Ancient Chinese
3.Tổng số tiết: 45 (Lý thuyết: 45; Thực hành, thảo luận: 0)

14.3. Phân bố thời gian: 3 (3, 0)

14.4. Điều kiện tiên quyết: Học viên đã có một số kiến thức cơ bản về tiếng Hán
hiện đại, Hán tự, từ pháp, lịch sử văn hóa cổ Trung Hoa.

14.5. Mô tả học phần


Học phần dành cho chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành phương pháp
giảng dạy tiếng Trung. Nội dung ngoài những khái niệm chung về kiến thức tổng quát
và phương pháp cũng như yêu cầu của môn học, môn học này còn cung cấp cho học
viên những kiến thức tổng thể về những từ ngữ thường gặp trong sách Hán văn cổ, ngữ
pháp Hán ngữ cổ đại. Đặc biệt là thông qua các câu chuyện thần thoại cổ đại Trung
Hoa, sinh viên không những có được khối lượng kiến thức Hán ngữ để đọc sách dịch
thuật mà còn hiểu thêm về đất nước con người Trung Quốc thời cổ đại và sự ảnh
hưởng của nó đến văn hóa hôm nay.

14.6. Mục tiêu và yêu cầu học phần


Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Hán ngữ cổ đại, những từ
ngữ thường gặp trong văn bản cổ đại cũng như trong văn viết của Hán hiện đại. Đồng
thời nâng cao khả năng đọc hiểu những tác phẩm thiên về văn hóa cổ Trung Hoa. Qua
đó học viên có thể tự tìm đề tài nghiên cứu những vấn đề liên quan đến văn bản Hán
văn cổ đại.

14.7. Nhiệm vụ của học viên


68
- Dự các buổi giảng và tham gia thuyết trình trên lớp đầy đủ.
- Tham khảo tài liệu liên quan, có ghi chép tóm tắt và chuẩn bị các ý kiến để bổ
sung vào bài giảng sau khi được sự thống nhất của giảng viên.
- Trao dồi kiến thức, tăng khả năng đọc hiểu và dịch đúng văn bản Hán cổ đại
cũng như tài liệu liên quan Hán văn cổ.
- Thực hiện đầy đủ các bài tập cụ thể theo từng chuyên đề.

14.8. Nội dung học phần


Phân bố chương trình
Tham
Số tiết
khảo
Chương Tên chương
LT TH TS

1 古代汉语和工具书的简介 5 0 4 [1]

2 古代汉语常用虚词 8 0 16 [1][2]

3 古代汉语常用结构 8 0 10 [3][4]

4 古代汉语常用句式 8 0 10 [3][4]

5 古代汉语特殊语法点 8 0 10 [5][6]

6 省略和活用现象 8 0 10 [5][6]

Tổng cộng 45 0 45

Nội dung chương trình chi tiết


Chương 1: 古代汉语的重要性
为什么要学习古代汉语
工具书的使用
Chương 2: 古代汉语常用虚词
之、焉、矣、而、者
也、乎、盖、耳、邪
何、曷、盍、哉、诸
然、胡、其、于、但、以
Chương 3: 古代汉语常用结构与句式

69
常用结构:宁……无…...;以……为……;有……者;谓……曰;者……也;
亦矣;不……不;虽……不;止耳;虽……必;可得……邪;何……所;不
亦……乎;为……所;若……然;如……何;得无……耶/乎;无……者;
何……之有;奈……何;乃尔;三……两。
常用句式:
1.被动句
2.判断句
3.意动用法
4.使动用法
Chương 4: 古代汉语特殊语法点
宾语前置(使用助词:之/是)
否定句中的代词宾语前置
定语后置
数词的特殊用法
Chương 5: 省略与活用现象
省略现象:介词的省略、主语的省略、宾语的省略
活用现象:名词的活用、形容词的活用、动词的活用

14.9. Tài liệu tham khảo


1.王硕(1998),汉语古文读本,北京大学出版社.
2.严北溟(1998),中国古代哲学寓言,上海人民出版社.
3.康瑞琮(2008),古代汉语语法上海古籍出版社.
4.王海棻(2002),古代汉语简明读本,社会科学文献出版社.
5.中国社科院语言研究所古代汉语研究室编(2002),古代汉语虚词词
典,商务印书馆.
6.古代汉语常用字典编委会(2008)古代汉语常用字典,商务印书馆.
7.周小兵(2009),对外汉语教学入门,中山大学出版社

14.10. Đánh giá kết quả học tập


Thang điểm 10:
70
- Giữa kì : Tiểu luận hoặc kiểm tra giữa kỳ ( 40% tổng điểm học phần).
- Cuối kì : Tiểu luận hoặc thi kết thúc học phần( 60% tổng điểm học phần).

71
15. CHCV515. CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG QUỐC
中国文学专题

15.1. Giảng viên


1.TS. Nguyễn Thị Minh Hồng
2.TS. Trương Vĩ Quyền

15.2. Thông tin chung về môn học


1.Tên học phần: Chuyên đề văn học Trung Quốc
2.Tên học phần bằng tiếng Anh: Disquisition on Chinese Literature
3.Tổng số tiết: 45 (Lý thuyết: 45; Thực hành, thảo luận: 0)

15.3. Phân bố thời gian: 3 (3, 0)

15.4. Điều kiện tiên quyết: không

15.5. Mô tả học phần

Nội dung môn học nhằm trang bị kiến thức tổng quan về lịch sử văn học
Trung Quốc xuyên suốt từ thời kỳ cổ đại đến thời kỳ hiện đương đại, giới thiệu
và phân tích một số hiện tượng, trào lưu trong đời sống văn học qua từng thời
kỳ, qua đó trích giảng một số tác phẩm kinh điển và tiêu biểu trong suốt tiến
trình lịch sử văn học Trung Quốc.

15.6. Mục tiêu và yêu cầu học phần

Nắm vững được các kiến thức cơ bản về văn học sử Trung Quốc trong
một số giai đoạn lịch sử nổi bật trong tiến trình phát triển lịch sử văn học Trung
Quốc, cũng như các kiến thức về yếu tố lịch sử, tư tưởng và xã hội tác động lên
đời sống văn học. Qua đó nắm được nội dung cơ bản các tác phẩm mà môn học
tuyển chọn, cũng như nhận thức được các giá trị tư tưởng mà nội dung tác phẩm
truyền tải.

15.7. Nhiệm vụ của học viên


- Dự lớp đầy đủ.
- Biết cách trình bày, phân tích nội dung một tác phẩm thông qua các buổi thảo
luận nhóm và tự nghiên cứu tài liệu. Ngoài ra, môn học cũng yêu cầu người học

72
phải nắm được các kỹ năng trình bày ngôn ngữ văn học, tạo tiền đề cho người
học có hứng thú tiếp tục nghiên cứu về lĩnh vực văn học Trung Quốc.
15.8. Nội dung học phần
Phân bố chương trình
Tham
Số tiết
khảo
Chương Tên chương
LT TH TS

0 Phần dẫn nhập 3 0 3 [1][2]


Chương 1
01 Văn học tiên Tần và Văn học lưỡng Hán 8 0 8 [1][2]

Chương 2
02 Văn học đời Ngụy Tấn và Tùy Đường 8 0 8 [3][4]

Chương 3
03 Văn học đời Nguyên, Minh và Thanh 8 0 8 [3][4]

Chương 4
04 8 0 8 [5][6]
Văn học thời kỳ Ngũ Tứ
Chương 5
05 8 0 8 [5][6]
Chuyên đề về Lỗ Tấn
Chương 6
06 Văn học cánh tả và khu tự do 8 0 8 [6][7]

Chương 7
07 8 0 8 [6][7]
Văn học thập niên 80 ở Trung Quốc
Tổng cộng 45 0 45

Nội dung chương trình chi tiết


Phần dẫn nhập:
- Giới thiệu một số phương pháp tiên tiến trong nghiên cứu khoa học
văn học
- Cách sử dụng và trình bày ngôn ngữ văn học
Chương 1:
- Tổng quan về lịch sử Trung Quốc thời Xuân thu Chiến quốc
- Thể loại và thành tựu thời kỳ này
- Bách gia chư tử

73
- Giới thiệu nội dung cơ bản về “Thi kinh”, “Sơn hải kinh” , “Sở từ”, “Luận
ngữ”, “Sử ký”, “thơ ca nhạc phủ”
Chương 2
- Thể loại và thành tựu nghệ thuật thời Ngụy Tấn và Tùy Đường
- Trích giảng văn thơ Kiến An thất tử, Đào Uyên Minh, Lý Bạch và Đỗ Phủ
Chương 3:
- Thể loại và thành tựu nghệ thuật tiểu thuyết đời Nguyên Minh Thanh.
- Quan Hán Khanh với “Nỗi oan Đậu Nga”
- Vương Thực Phổ với “Tây Sương Ký”.
- La Quán Trung với “Tam quốc diễn nghĩa”
- Kim Thánh Thán với “Truyện Thủy Hử”.
- Ngô Thừa Ân với “Tây Du ký”
- Tào Tuyết Cần với “Hồng Lâu Mộng”
- Bồ Tùng Linh với “Liêu trai chí dị”
Chương 4:
- Tổng quan về lịch sử và bối cảnh xã hội.
- Sự ra đời của thơ mới và tiểu thuyết hiện đại.
- Quách Mạt Nhược với tập thơ “Nữ Thần” và “Phượng Hoàng niết bàn”
- Tản văn của Chu Tác Nhân và Chu Tự Thanh
Chương 5:
- Đặc điểm tư tưởng văn học nghệ thuật Lỗ Tấn
- Lỗ Tấn với “A.Q chính truyện” và “Chúc phúc”
Chương 6
- Thành tựu và thể loại nghệ thuật
- Ba Kim với “Gia đình”
- Lão Xá với “Lạc đà Tường tử”
- Tào Ngu với kịch “Lôi vũ”
- Trương Ái Linh với thành tựu nghệ thuật đặc sắc
Chương 7
- Thể loại và thành tựu văn học nghệ thuật.

74
- Trích giảng một số đoạn trích trong tác phẩm của các tác gia như Trương
Khiết, Vương Mông và Lộ Diêu

15.9. Tài liệu tham khảo


1.袁行霈(2002),《中国文学史》,高等教育出版社
2.郭预衡(2004),《中国古代文学史》,上海古籍出版社
3.丁凡(2002),《中国现代文学》,高等教育出版社
4.严家炎(1987),《中国现代文学思潮与流派》,人民文学出版社
5.程光炜(2005),《中国当代文学发展史》,人民文学出版社
6.邱运华(2010),《文学批评方法与案例》,北京大学出版社
7.乐黛云(2004),《比较文学简明教程》,北京大学出版社

15.10. Đánh giá kết quả học tập


Thang điểm 10:
- Tiểu luận hoặc kiểm tra giữa kỳ: 40% tổng điểm học phần.
Hình thức : Tiểu luận
- Thi kết thúc học phần 60% tổng điểm học phần:
Hình thức: tự luận

75
16. CHCV516. CHUYÊN ĐỀ VĂN HÓA TRUNG QUỐC
中国文化专题

16.1. Giảng viên


1.TS. Tô Phương Cường
2.TS. Nguyễn Thị Quỳnh Vân

16.2. Thông tin chung về môn học


1.Tên học phần: Chuyên đề văn hóa Trung Quốc
2.Tên học phần bằng tiếng Anh: Disquisition on Chinese Culture
3.Tổng số tiết: 60 (Lý thuyết: 30; Thực hành, thảo luận: 30)

16.3. Phân bố thời gian: 3 (2, 1)

16.4. Điều kiện tiên quyết: không

16.5. Mô tả học phần


Học phần dành cho chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành phương pháp
giảng dạy tiếng Trung. Nội dung chủ yếu môn học là cung cấp cho học viên đặc trưng
cơ bản của văn hóa truyền thống Trung Hoa thông qua việc tìm hiểu những chuyên đề
như là: tư tưởng – triết học – tôn giáo, chế độ gia đình – xã hội, văn học, ẩm thực, hội
họa, thư pháp, âm nhạc, công nghệ dân gian, khoa học kỹ thuật, kiến trúc… Thông qua
kiến thức của những chuyên đề, học viên có thêm kiến thức bổ trợ để nghiên cứu ngôn
ngữ, từ đó hoàn thiện kiến thức và ứng dụng vào việc giảng dạy ngoại ngữ tiếng Trung
Quốc

16.6. Mục tiêu và yêu cầu học phần


Mục tiêu nhằm giúp học viên có thể nắm bắt được các khái niệm quan trọng về
nội hàm văn hóa, đặc điểm văn hóa Trung Quốc, tiến trình lịch sử văn hóa, tư tưởng
tín ngưỡng của người Trung Quốc, chữ Hán và nghệ thuật thư pháp, phong tục tập
quán, kiến trúc truyền thống...qua đó học viên có thể hoàn thiện bản thân về mặt kiến
thức và mối tương quan giữa văn hóa và ngôn ngữ, từ đó có thể ứng dụng kiến thức
văn hóa vào trong việc nghiên cứu và hoạt động giảng dạy tiếng Trung Quốc.

16.7. Nhiệm vụ của học viên


76
- Dự lớp đầy đủ.
-Đọc và Nghiên cứu tài liệu các tài liệu liên quan đến văn hóa và ngôn ngữ,
văn hóa Trung Quốc và tiếng Trung Quốc, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến từng
chuyên đề về lịch sử văn hóa, tư tưởng triết học, phong tục tập quán, chữ Hán và nghệ
thuật thư pháp, giao lưu văn hóa của Trung Quốc và Việt Nam.
- Thực hiện các hoạt động thực hành theo nhóm.
- Thực hiện các bài tập cụ thể theo từng chương.

16.8. Nội dung học phần


Phân bố chương trình
Tham
Số tiết
khảo
Chương Tên chương
LT TH TS

1 中国文化简论 6 6 0 [1][2]

2 中国历史进程与学术思想 6 6 0 [1][2]

3 风俗习惯与艺术 6 6 0 [3][4]

4 中国传统建筑与灵物 6 6 0 [4]

5 中越文化交流研究 6 6 0 [5][6]

Tổng cộng 30 30 60

Nội dung chương trình chi tiết

Chương 1: 中国文化简论
1.文化的含义
2.了解中国文化的必要性
3.中国文化的民族特点
4.中国文化的未来
Chương 2: 中国历史进程与学术思想
1.中国文化的源头—三皇五帝—夏代文明—商周社会
2.春秋战国(孔孟之道;老庄思想;墨家法家学说)

77
3.秦汉帝国(汉代经学)
4.魏晋南北朝(魏晋玄学)
5.隋唐时代(佛教)
6.宋元明清(宋明理学;清代朴学)
7.近现代历史
Chương 3: 风俗习惯与艺术
1.风俗习惯
1.1 饮食与服饰
1.2 节日与婚丧礼俗
1.3 祥瑞动物与名贵花木
1.4 其他崇尚与禁忌
2.各类艺术
2.1 汉字与书法艺术
2.2 传统绘画艺术
2.3 雕刻与楹联艺术
2.4 戏曲与音乐艺术
Chương 4: 中国传统建筑与灵物
1.中国传统建筑
2.中国传统建筑与灵物
Chương 5: 中越文化交流研究
1.汉语文在越南的传播与喃字的产生
2. 古代中越音乐的交流、
3. 古代中越科技交流(医药、建筑、农业技术等)

16.9. Tài liệu tham khảo

1. 张岱年、方克立(1994),中国文化概况,北京师范大学出版社.

2. 史仲文、陈桥生(2010),中国文化,传播五洲出版社.

3.程裕祯(2003),中国文化要略,外语教学与研究出版社.

78
4.韩鉴堂(2005),中国文化,北京语言大学出版社.

5.范宏贵、刘志强(2008),越南语言文化探究,民族出版社.

6.李未醉(2006),中外文化交流与华侨华人研究,华龄出版社.

16.10. Đánh giá kết quả học tập


Thang điểm 10:
- Giữa kì : Tiểu luận, báo cáo ( 40% tổng điểm học phần).
- Cuối kì : Tiểu luận ( 60% tổng điểm học phần).

79
17. CHNV517. NGÔN NGỮ HỌC VĂN HÓA TRUNG QUỐC
汉语语言文化学

17.1. Giảng viên


1.TS. Tô Phương Cường
2.TS. Nguyễn Thị Quỳnh Vân

17.2.Thông tin chung về môn học


1.Tên học phần: Ngôn ngữ học văn hóa Trung Quốc
2.Tên học phần bằng tiếng Anh: Study of Chinese Language and Culture
3.Tổng số tiết: 45(Lý thuyết: 45; Thực hành, thảo luận: 0)

17.3. Phân bố thời gian: 3 (3, 0)

17.4. Điều kiện tiên quyết: Học viên đã có một số kiến thức cơ bản về ngữ âm,
từ vựng, ngữ pháp tiếng Trung Quốc và văn hóa Trung Quốc.

17.5. Mô tả học phần


Học phần dành cho chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành phương pháp
giảng dạy tiếng Trung. Nội dung chính là giới thiệu về mối quan hệ mật thiết
giữa ngôn ngữ Trung Quốc và văn hóa Trung Quốc, cụ thể là mối quan hệ giữa
ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp tiếng Trung Quốc với văn hóa Trung Quốc.Trong
phạm vi học phần này, chủ yếu mở rộng đi sâu vào các vấn đề như sự ảnh
hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với tu từ trong tiếng Trung Quốc, cách vận
dụng phối hợp yếu tố văn hóa và ngôn ngữ trong việc dạy tiếng Trung Quốc và
phiên dịch từ tiếng Trung Quốc sang tiếng Việt tại Việt Nam v.v...

17.6. Mục tiêu và yêu cầu học phần


Mục tiêu nhằm giúp học viên có thể hiểu được các khái niệm quan trọng về văn
hóa, ngôn ngữ, đặc điểm nổi bật của tiếng Hán hiện đại cũng như nét đặc trưng
của nền văn hóa Trung Hoa; phân tích và lý giải được mối quan hệ giữa ngữ
âm, từ vựng, ngữ pháp, biện pháp tu từ tiếng Trung Quốc với văn hóa Trung
Quốc v.v... Trên cơ sở đó, học viên ý thức được tầm quan trọng của việc tìm
hiểu văn hóa khi học ngôn ngữ, có khả năng vận dụng tốt ngôn ngữ trong văn
hóa giao tiếp. Mặt khác, trên cơ sở hiểu kỹ về mối quan hệ chặt chẽ giữa ngôn

80
ngữ và văn hóa, học viên có thể phát hiện ra cách tiếp cận tiếng Trung và văn
hóa Trung Quốc, đồng thời có thể có định hướng rõ hơn về phương pháp học và
dạy tiếng Trung.

17.7. Nhiệm vụ của học viên


- Dự lớp đầy đủ.
- Đọc và nghiên cứu tài liệu liên quan đến môn học, thực hiện các hoạt động
theo nhóm.
- Thực hiện các bài tập cụ thể theo yêu cầu của giáo viên.

17.8. Nội dung học phần


Phân bố chương trình

Số tiết Tham khảo


Chương Tên chương
LT TH TS

1 汉语言文化概说 7 0 8 [1],[6] ,[8]

2 语音、文字与文化 7 0 10 [3]

3 词汇与文化 7 0 12 [2],[5]

4 语法与文化 7 0 12 [6],[7]

5 修辞与文化 7 0 8 [7]
语言与文化在越南汉语教学及
6 10 0 10 [8]
汉越翻译中的运用
Tổng cộng 45 0 45
Nội dung chương trình chi tiết
Chương 1: 汉语言文化概说
1.“文化” 的含义
2.语言与现代汉语
3.语言与文化之间的关系
4.中国文化的民族特点
Chương 2: 语音、文字与文化
1. 语音与文化
2. 汉字与文化
81
Chương 3: 词汇与文化
5.词义分类
6.词义与语境
7.汉语国俗词语
8.文化词语
9.新词新语与流行文化
Chương 4: 语法与文化
1. 词法与文化
2. 句法与文化
Chương 5: 修辞与文化
1. 辞格与文化
2. 句法修辞与文化
Chương 6: 语言与文化在越南汉语教学及汉越翻译工作中的运用
1. 语言与文化在越南汉语教学中的运用
2. 语言与文化在汉越翻译工作中的运用
17.9. Tài liệu tham khảo
1.罗常培 (2004), 语言与文化, 北京出版社
2.刘伯奎(2004), 中华文化与汉语语用, 暨南大学出版社
3.申小龙(2004), 汉语与中国文化, 复旦大学出版社
4.苏新春(2006),文化语言学教程,外语教学与研究出版社
5.林宝卿(2000), 汉语与中国文化, 科学出版社
6.王平(2007),汉语修辞与文化,浙江大学出版社
7.朱文俊(1990),语言与文化(上),语言教学与研究,第 2 期
8.林明华(1997),汉语与越南语言文化(上), 现代外语,第 1 期
17.10. Đánh giá kết quả học tập
Thang điểm 10:
- Giữa kì : Tiểu luận hoặc kiểm tra giữa kỳ ( 40% tổng điểm học phần).
- Cuối kì : Tiểu luận hoặc thi kết thúc học phần( 60% tổng điểm học phần).

82
18. CHGX518. GIAO TIẾP XUYÊN VĂN HÓA
跨文化交际

18.1. Giảng viên


1.TS. Tô Phương Cường
2.TS. Nguyễn Thị Quỳnh Vân

18.2. Thông tin chung về môn học


1.Tên học phần: Giao tiếp xuyên văn hóa
2.Tên học phần bằng tiếng Anh: Intercultural Communication
3.Tổng số tiết: 45 (Lý thuyết: 45; Thực hành, thảo luận: 0)

18.3. Phân bố thời gian: 3 (3, 0)

18.4. Điều kiện tiên quyết: Học viên đã có một số kiến thức cơ bản về văn hóa
Trung Hoa, ngôn ngữ học đại cương và lí luận giảng dạy ngôn ngữ thứ hai.

18.5. Mô tả học phần


Học phần dành cho năm thứ hai chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành
phương pháp giảng dạy tiếng Trung. Nội dung ngoài những khái niệm chung về kiến
thức tổng quát và phương pháp tiếp cận văn hóa phi ngôn ngữ, môn học này còn cung
cấp cho học viên những kiến thức tổng thể về những giá trị quan và văn hóa trong giao
tiếp ngôn ngữ trong tiếng Trung. Đặc biệt là vấn đề xuyên văn hóa trong giao tiếp
tiếng Trung và việc dạy văn hóa trong giảng dạy tiếng Trung như là ngôn ngữ thứ hai.

18.6. Mục tiêu và yêu cầu học phần


Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về văn hóa và vấn đề văn hóa
phi ngôn ngữ trong giao tiếp bằng tiếng Trung, từ đó học viên nắm được những đặc
điểm cơ bản của vấn đề văn hóa trong giao tiếp của người Trung Quốc, nắm được sự
khác nhau trong giao tiếp trên bình diện so sánh văn hóa, hiểu rõ những tiêu chuẩn đạo
đức cũng như giá trị quan và tầm quan trọng của nó trong việc dạy tiếng Trung như
ngôn ngữ thứ hai.

18.7. Nhiệm vụ của học viên


- Dự các buổi giảng và tham gia thuyết trình trên lớp đầy đủ.
83
- Tham khảo tài liệu liên quan, có ghi chép tóm tắt và chuẩn bị các ý kiến để bổ
sung vào bài giảng sau khi được sự thống nhất của giảng viên.
- Trao dồi kiến thức, đồng thời thực hiện đầy đủ các bài tập cụ thể theo từng
chuyên đề.

18.8. Nội dung học phần


Phân bố chương trình
Tham
Số tiết
khảo
Chương Tên chương
LT TH TS

1 跨文化交际基本概念 6 0 6 [1][2]

2 跨文化交际基本特点 6 0 6 [1][2]

3 中外交际习俗的具体差异 6 0 6 [3][4]

4 非语言交际与社交用语 6 0 6 [4]

5 价值观和文化 6 0 6 [5]

6 跨文化交际与第二语言教学 15 0 15 [6]

Tổng cộng 45 0 45

Nội dung chương trình chi tiết


Chương 1: 跨文化交际的基本概念
1.什么是文化
2.什么是交际
3.什么是跨文化交际
Chương 2: 跨文化交际的基本特点
Chương 3: 中外交际习俗的具体差异
Chương 4: 非语言交际与社交用语
Chương 5: 价值观和文化
Chương 6: 跨文化交际与第二语言就学
1.跨文化交际研究与第二语言教学
2.第二语言教学中的文化差异

84
3.跨文化交际意识

18.9. Tài liệu tham khảo


1.胡文仲,(1999),跨文化交际概论,外语教学与研究出版社.
2.胡文仲、高一虹,(1997),外语教学与文化,湖南教育出版社.
3.贾玉新(1997),跨文化交际学,上海外语教育出版社.
4.李晓琪(2006),对外汉语文化教学研究,商务印书馆.
5.毕继万,(1999)跨文化非语言交际,外语教学与研究出版社.
6.毕继万,(2013)跨文化交际与第二语言教学,北京语言大学出版社.

18.10. Đánh giá kết quả học tập


Thang điểm 10:
- Giữa kì : Tiểu luận hoặc kiểm tra giữa kỳ ( 40% tổng điểm học phần).
- Cuối kì : Tiểu luận hoặc thi kết thúc học phần( 60% tổng điểm học phần).

85
19. CHLP519. LỊCH SỬ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ
语言教学法流派

519.1. Giảng viên


TS. Vương Khương Hải
TS. Nguyễn Thị Minh Hồng

519.2. Thông tin chung về môn học


Tên học phần: Lịch sử phương pháp giảng dạy ngoại ngữ
Tên học phần bằng tiếng Anh: History of Second Language Teaching
Tổng số tiết: 45 (Lý thuyết: 45; Thực hành, thảo luận: 0)

519.3.Phân bố thời gian: 3(3,0)

519.4. Điều kiện tiên quyết: không

19.5. Mô tả học phần


Học phần dành cho năm thứ nhất đào tạo Cao học chuyên ngành Phương pháp
giảng dạy tiếng Trung. Nội dung chính là giới thiệu các trường phái giảng dạy
ngoại ngữ và sự phát triển, đúc kết kinh nghiệm trong suốt chiều dài lịch sử của
nó. Trong phạm vi của học phần này chủ yếu đề cập đến vấn đề lịch sử phương
pháp giảng dạy tiếng nước ngoài dưới bốn góc độ khác nhau:
Thứ nhất là góc độ của các phương pháp giảng dạy ngoại ngữ truyền thống,
khởi nguyên của việc giảng dạy ngôn ngữ, là cơ sở lý luận của các phương pháp
giảng dạy ngoại ngữ hiện đại sau này.
Thứ hai là góc độ giảng dạy ngoại ngữ xây dựng trên nền tảng lý luận ngôn ngữ
học.
Thứ ba là nhìn dưới góc độ giảng ngoại ngữ xây dựng trên nền tảng lý luận tâm
lý học.
Thứ tư là các trường phái giảng dạy ngoại ngữ của Liên xô trước đây.
19.6. Mục tiêu và yêu cầu học phần
Mục tiêu của học phần này nhằm giúp học viên hiểu rõ lịch sử hình thành và
phát triển của các trường phái giảng dạy ngôn ngữ trên thế giới, nắm được
nguyên nhân hình thành và động lực phát triển.v.v. nhằm mục đích nâng cao sự

86
nhận thức về phương pháp giảng dạy ngoại ngữ và ứng dụng vào thực tiễn
giảng dạy.

19.7. Nhiệm vụ của học viên


- Dự lớp đầy đủ.
- Nghiên cứu tài liệu.
- Thực hiện các bài tập.

19.8. Nội dung học phần


Phân bố chương trình
Tham
Số tiết
khảo
Phần Tên bài học
LT TH TC
Tính chất và đặc điểm của phương pháp
1 5 0 5 [1]
dạy ngoại ngữ
Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ thứ hai
2 8 0 8 [1]
trong lịch sử
Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ thứ hai
3 8 0 8 [2]
thiên về lý luận ngôn ngữ
Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ thứ hai
4 8 0 8 [2]
thiên về lý luận tâm lý học
Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ thứ hai
5 8 0 8 [3][4]
của Liên xô
Đánh giá – so sánh phương pháp giảng dạy
6 8 0 8 [3][4]
ngoại ngữ thứ hai
45 0 45

Nội dung chương trình chi tiết


Phần 1: Đặc điểm và tính chất của phương pháp giảng dạy ngôn ngữ
1.Tính lý luận của phương pháp giảng dạy ngôn ngữ
2.Tính hệ thống của phương pháp giảng dạy ngôn ngữ
3.Tính hiện thực và kế thừa phương pháp giảng dạy ngôn ngữ

Phần 2: Các trường phái phương pháp giảng dạy ngôn ngữ truyền thống.
1.Phương pháp phiên dịch ngữ pháp
2.Phương pháp trực tiếp

87
Phần 3: Các trường phái phương pháp giảng dạy ngôn ngữ dựa trên nền tảng lý luận
ngôn ngữ.
1.Phương pháp khẩu ngữ và xây dựng bối cảnh
2.Phương pháp nghe nói
3.Phương pháp nghe nhìn
4.Phương pháp giao tiếp
Phần 4: Các trường phái phương pháp giảng dạy ngôn ngữ dựa trên nền tảng lý luận
tâm lý học.
1.Phương pháp tri nhận
2.Phương pháp phản xạ
3.Phương pháp trầm mặc
4.Phương pháp xã hội
5.Phương pháp tự nhiên
Phần 5: Các trường phái phương pháp giảng dạy ngôn ngữ của Liên xô
Phương pháp so sánh
Phương pháp thực tiễn
Phần 6: Đánh giá – so sánh phương pháp giảng dạy ngoại ngữ thứ hai
1.So sánh các phương pháp giảng dạy ngôn ngữ
2.Đánh giá

19.9. Tài liệu tham khảo

1.朱志平(2008)《汉语第二语言教学理论概要》

2.徐子亮 吴仁甫(2005)《实用对外汉语教学法》

3.章兼中主编(1983)《国外外语教学主要流派》

4.王魁京(1998)《第二语言学习理论研究》

19.10. Đánh giá kết quả học tập


Thang điểm 10:
- Bài báo cáo hoặc kiểm tra giữa kỳ: 40% tổng điểm học phần.
Hình thức : viết
- Viết tiểu luận: 60% tổng điểm học phần.

88
20. CHLD520. LÍ LUẬN DỊCH TRUNG – VIỆT
汉越翻译理论

20.1. Giảng viên


1.TS. Bùi Thị Mai Hương
2.TS. Nguyễn Thị Minh Hồng

20.2. Thông tin chung về môn học


1.Tên học phần: Lí luận Dịch Trung – Việt
2.Tên học phần bằng tiếng Anh: Methodology for Translation from Chinese to
Vietnamese
3.Tổng số tiết: 60(Lý thuyết: 30; Thực hành, thảo luận: 30)

20.3. Phân bố thời gian: 3 (2, 1)

20.4. Điều kiện tiên quyết: không

20.5. Mô tả học phần


Học phần dành cho chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành phương pháp
giảng dạy tiếng Trung. Nội dung ngoài những vấn đề chung về Lí luận Dịch,
còn tập trung vào từng chuyên đề cụ thể về cú pháp, từ vựng …, trong đó đi sâu
vào cách dịch các kiểu câu, từ vựng…. đặc thù trong tiếng Trung Quốc khi dịch
sang tiếng Việt.
Các bài tập thông qua các bài dịch về kinh tế, văn hóa xã hội…, từ đó giúp học
viên có thể nắm được cách dịch của từ , cũng như các cấu trúc câu đặc thù
trong tiếng Trung Quốc khi dịch sang tiếng Việt hay tiếng Việt dịch sang tiếng
Trung Quốc.

20.6. Mục tiêu và yêu cầu học phần


Mục tiêu nhằm giúp học viên có thể nắm bắt được các khái niệm quan trọng về
Lí luận Dịch, thông qua các bài dịch, học viên có thể nắm bắt được cách dịch
của các hiện tượng ngôn ngữ đặc thù trong tiếng Trung và tiếng Việt, đồng thời
cung cấp cho người học các kiến thức về kĩ năng dịch .

20.7. Nhiệm vụ của học viên


- Dự lớp đầy đủ.
89
- Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến lí luận Dịch , các vấn đề về từ vựng, cú
pháp trong tiếng Việt và tiếng Trung Quốc.
- Thực hiện các bài tập cụ thể theo từng chương.

20.8. Nội dung học phần


Phân bố chương trình
Tham
Số tiết
khảo
Chương Tên chương
LT TH TS

1 翻译概说 5 5 10 [3]

2 翻译过程的语言学基础 5 5 10 [2]

3 词汇处理 10 10 20 [2]

4 句法处理 10 10 20 [2]

Tổng cộng 30 30 60

Nội dung chương trình chi tiết


Chương 1: 翻译概说
1.翻译及其类型
2.翻译理论的语言学基础与翻译必备条件
Chương 2: 翻译过程的语言学基础
1.翻译的标准
2.翻译的过程
3.翻译过程中的语法分析
4.翻译过程中的语义分析
5.翻译过程中的修饰对比分析
6.翻译的总倾向与方法
Chương 3: 词汇处理
1.词汇处理
1.1 词的类别
1.2 确定词义

90
2.词的选择与搭配
3.汉语常用连词的翻译
4.越语常用虚词的翻译
5.数词的翻译
Chương 4:句法处理
1.句子类别
1.1 句法处理的前提条件
1.2 句子类别
1.3“在”字的译法
1.4“把”字句和“被”字句的译法
2.句子成分的译法
2.1 定语的译法
2.2 状语的译法
3.复句的译法
4.句群、段落的译法

20.9. Tài liệu tham khảo


1.梁远、温日豪(2005),实用汉越互译技巧,民族出版社.
2.乔海清(1993),翻译新论,北京语言学院.
3.Nguyễn Hữu Cầu (1997), Lí luận Dịch Trung – Việt, NXB Đại học Quốc gia
Hà nội.

20.10. Đánh giá kết quả học tập


Thang điểm 10:
- Kiểm tra giữa kì ( 40% tổng điểm học phần).
- Thi cuối kì( 60% tổng điểm học phần).

91
21. CHDN521. ĐỐI CHIẾU NGÔN NGỮ TRUNG – VIỆT
汉——越语言对比

21.1. Giảng viên


1.TS.Bùi Thị Mai Hương
2.TS.Nguyễn Phước Lộc

21.2. Thông tin chung về môn học


1.Tên học phần: Đối chiếu ngôn ngữ Trung – Việt
2.Tên học phần bằng tiếng Anh: Chinese-Vietnamese Contrastive Linguistics
3.Tổng số tiết: 60 (Lý thuyết: 30; Thực hành, thảo luận: 30)

21.3. Phân bố thời gian: 3 (2, 1)

21.4. Điều kiện tiên quyết: Học viên đã có một số kiến thức cơ bản về Lí luận
ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu.

21.5. Mô tả học phần


Học phần dành cho năm thứ nhất chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành
phương pháp giảng dạy tiếng Trung. Nội dung ngoài những vấn đề chung về Lí luận
Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu, còn tập trung vào các điểm nổi bật của ngôn ngữ
Trung – Việt về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng. Các bài tập sẽ thông qua từng chuyên
đề về so sánh đối chiếu ngôn ngữ, cụ thể học viên có thể thông qua thực tiễn giảng dạy
và học tập của mình, phát hiện tìm ra điểm giống và khác nhau của 2 ngôn ngữ về ngữ
âm, ngữ pháp, từ vựng, trên cơ sở đó ứng dụng vào việc giảng dạy ngoại ngữ (tiếng
Trung Quốc).

21.6. Mục tiêu và yêu cầu học phần


Mục tiêu nhằm giúp học viên có thể nắm bắt được các khái niệm quan trọng về
ngôn ngữ học so sánh đối chiếu, đồng thời thông qua việc so sánh đối chiếu 2 ngôn
ngữ Trung – Việt , học viên có thể dự đoán được khó khăn của học sinh có thể gặp
phải khi học tiếng Hán khi 2 ngôn ngữ có sự chuyển di tiêu cực(负迁移 - negative
transfer), hoặc có thể vận dụng những mặt tích cực của sự giống nhau giữa 2 ngôn

92
ngữ(正迁移 - positive transfer), ứng dụng vào trong hoạt động dạy và học ngoại
ngữ.

21.7. Nhiệm vụ của học viên


- Dự lớp đầy đủ.
-Đọc và Nghiên cứu tài liệu các tài liệu liên quan đến ngôn ngữ học so sánh –
đối chiếu , nghiên cứu các tài liệu liên quan đến từng chuyên đề về ngữ âm, ngữ pháp,
từ vựng của ngôn ngữ Trung – Việt
- thực hiện các hoạt động thực hành theo nhóm.
- Thực hiện các bài tập cụ thể theo từng chương.

21.8. Nội dung học phần


Phân bố chương trình
Tham
Số tiết
khảo
Chương Tên chương
LT TH TS

1 什么是对比语言学 6 6 12 [4]

2 对比语言学的一般理论与方法 6 6 12 [4]

3 词汇对比 6 6 12 [3]

4 语法对比 6 6 12 [3]

5 语音对比 6 6 12 [2]

Tổng cộng 30 30 60

Nội dung chương trình chi tiết


Chương 1: 什么是对比语言学
1.什么是对比语言学
1.1 语言学中的比较与对比
1.2 对比语言学的定义
2.对比语言学的分类、目的与意义
2.1 对比语言学的分类
2.2 理论对比语言学

93
2.3 应用对比语言学
3.语言对比等级
Chương 2: 对比语言学的一般理论与方法
1.语言的可比性
1.2 语言变体与可比性
1.2 语言的结构系统与可比性
2.对比描述的基础与内容
3.对比语言材料的选择
3.1 对比语言材料的类型
3.2 对比语言材料的选择标准
对比研究的一般程序
Chương 3: 词汇对比
1.词汇研究与词汇对比
1.1 词汇研究的对象与方法
1.2 词汇对比的方法问题
2.词汇语义学对比
2.1 词汇的理据性对比
2.2 词化程度对比
2.3 语义场对比
2.4 词的搭配对比
3.词汇形式与语用功能
Chương 4: 语法对比
1.语法研究与语法对比
1.1 语法研究的对象与方法
1.2 语法对比的方法问题
2.表层句法对比
3.深层句法对比
4.语法形式与语用功能

94
Chương 5: 语音对比
1.语音研究与语音对比
1.1 语音研究的对象与方法
1.2 语音对比的方法问题
2.语音学对比
3.音位学对比
4.生成音学对比

21.9. Tài liệu tham khảo


1.许余龙(1989),对比语言学概论,上海外语教育出版社.
2.赵永新、毕继万(1997),汉外语言文化对比与对外汉语教学,北京语
言文化大学出版社.
3.高远(2002),对比分析与错误分析,北京航空航天大学出版社.
4.周小兵(2010),对外汉语教学导论,商务印书馆

5. Ellis R.(1999), Understanding second language acquisition. 上海外语教育出版

21.10. Đánh giá kết quả học tập


Thang điểm 10:
- Giữa kì : Tiểu luận ( 40% tổng điểm học phần).
- Cuối kì : Tiểu luận ( 60% tổng điểm học phần).

95
21. CHKD522. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ
TIẾNG TRUNG QUỐC
汉语教学评估

22.1. Giảng viên


1.TS. Nguyễn Phước Lộc
2.TS. Châu A Phí

22.2. Thông tin chung về môn học


1.Tên học phần: Kiểm tra đánh giá trình độ tiếng Trung Quốc
2.Tên học phần bằng tiếng Anh: Testing and Evaluation in Chinese Language
Teaching
3.Tổng số tiết: 60 (Lý thuyết: 30; Thực hành, thảo luận: 30)

22.3. Phân bố thời gian: 3 (2, 1)

22.4. Điều kiện tiên quyết: không

22.5. Mô tả học phần


Học phần bao gồm các nội dung chính sau:
Học phần giới thiệu với học viên về một số vấn đề sau: (1) Lý luận chung về
kiểm tra - đánh giá (KTĐG) trình độ ngôn ngữ nói chung như: Các nguyên lý cơ bản
của KTĐG trình độ ngôn ngữ (mục đích, tầm quan trọng, phương thức tiến hành, các
hình thức kiểm tra đánh giá trình độ ngôn ngữ); (2) Một trong những nội dung quan
trọng của học phần là vấn đề liên quan đến Lý thuyết và kỹ năng ra các kiểu đề thi
khác nhau trong KTĐG trình độ ngôn ngữ; (3) Kiến thức cơ bản về KTĐG trình độ
tiếng Trung Quốc (HSK).
22.6. Mục tiêu và yêu cầu học phần
Giúp học viên nắm được các nguyên lý cơ bản của kiểm tra đánh giá trình độ
ngôn ngữ nói chung và nguyên lý đánh giá trình độ tiếng Trung Quốc như là một ngôn
ngữ thứ hai. Học viên hiểu rõ và thành thạo các hình thức kiểm tra đánh giá các kỹ
năng ngôn ngữ tiếng Trung Quốc.

22.7. Nhiệm vụ của học viên


- Dự lớp đầy đủ.
- Nghiên cứu tài liệu và thực hiện các đề tài được giao.
96
515.8. Nội dung học phần
Phân bố chương trình
Tham
Số tiết
khảo
Chương Tên chương
LT TH TS

1 语言测试的基本概念,性质和特点 5 5 10 [1],[2]
[1],[2]
2 语言测试的目的和类别 5 5 10
[1],[2]
3 语言测试的功能和原则 5 5 10
[1],[2]
4 汉语测试题型 5 5 10
[1],[2]
5 汉语成绩测试 5 5 10
[1],[2]
6 汉语水平考试(HSK ) 5 5 10

Tổng cộng 30 30 60

Nội dung chương trình chi tiết


Chương 1: 语言测试的基本概念,性质和特点
1.语言测试性质
2.语言测试的质量指标
3.语言测试的特点
Chương 2 语言测试的目的和类别
1.语言测试的目的
2.语言测试的类别
Chương 3: 语言测试的功能和原则
1.语言测试的功能
2. 语言测试的原则

Chương 4: 汉语测试题型
1.填空题
2.翻译题
3. 正误题
97
4.连线题
5.排序题
6.改写句子题
7.开放试问答题
Chương 5: 汉语成绩测试
1.汉语言要素成绩测试设计
2.汉语言技能成绩测试设计
3.汉语综合成绩测试设计流程
Chương 6: 汉语水平考试(HSK )

22.9. Tài liệu tham khảo


1.宋海燕(2013), 《国际汉语教学设计》,高等教育出版社.
2.张凯(2005)《语言测试及测量理论研究》, 北京语言文化大学出版社

22.10. Đánh giá kết quả học tập


Thang điểm 10:
- Tiểu luận hoặc kiểm tra giữa kỳ: 40% tổng điểm học phần.
Hình thức : tiểu luận
- Thi kết thúc học phần 60% tổng điểm học phần:
Hình thức: tự luận, trắc nghiệm

98
22. CHUC523. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ
多媒体教学

23.1. Giảng viên


1.TS. Tô Phương Cường
2.TS. Nguyễn Thị Quỳnh Vân

23.2. Thông tin chung về môn học


1.Tên học phần: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ
2.Tên học phần bằng tiếng Anh: Computer Assisted Instruction (CAI)
3.Tổng số tiết: 45 (Lý thuyết: 15; Thực hành, thảo luận: 30)

23.3. Phân bố thời gian: 2 (1, 1)

23.4. Điều kiện tiên quyết: Học viên đã có một số kiến thức cơ bản về tin học
như: biết thao tác cơ bản liên quan đến phần cứng, biết sử dụng một số chương
trình ứng dụng Word, Excel, Power Point, Windows media player v.v..., biết truy
cập internet, biết cách tải hình ảnh, âm thanh, video clipv.v...

23.5. Mô tả học phần


Học phần dành cho chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành phương pháp
giảng dạy tiếng Trung. Nội dung chủ yếu của học phần là cung cấp những kiến
thức về vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy ngoại ngữ, cụ thể là ứng dụng CNTT
trong quá trình giảng dạy Hán ngữ đối ngoại v.v... Ngoài ra, học phần còn mở
rộng đi sâu vào các vấn đề như ứng dụng giáo án điện tử vào giờ dạy trên lớp
khi giảng dạy Hán ngữ đối ngoại; ứng dụng kỹ thuật CNTT cụ thể trong từng
giờ dạy các môn học khác nhau nhằm đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy.
Đặc biệt, thông qua kiến thức của toàn bộ học phần này, học viên có thêm kiến
thức bổ trợ để nghiên cứu và tận dụng những tính năng ưu việt của một số phần
mềm khi biên soạn giáo án điện tử và tổ chức các hoạt động nhóm dành cho
người học.

23.6. Mục tiêu và yêu cầu học phần

99
Mục tiêu nhằm giúp học viên có thể hiểu được quá trình hình thành phát triển
của việc ứng dụng CNTT trong dạy ngoại ngữ, đồng thời có thể phân tích lý
giải được ưu và khuyết điểm của việc ứng dụng CNTT trong dạy ngoại ngữ;
giúp học viên có khả năng vận dụng giáo án điện tử, áp dụng kỹ thuật CNTT
một cách phù hợp và hiệu quả trong các môn học khác nhau khi dạy Hán ngữ
đối ngoại. Bên cạnh đó, học phần còn bổ sung kiến thức áp dụng kỹ thuật
CNTT để tìm tư liệu, hình ảnh, video clip liên quan đến giáo án điện tử của các
môn như ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp tiếng Trung v.v...

23.7. Nhiệm vụ của học viên


- Dự lớp đầy đủ.
- Đọc và nghiên cứu tài liệu liên quan đến môn học
- Thực hiện các hoạt động theo nhóm
- Thực hiện các bài tập sau mỗi lần giảng của giáo viên.

23.8. Nội dung học phần


Phân bố chương trình

Số tiết Tham khảo


Chương Tên chương
LT TH TS

1 多媒体教学及其相关问题 6 5 11 [1], ,[3]


多媒体课件在对外汉语课堂教
2 10 10 20 [4],[6],[7]
学中的应用
多媒体技术对外汉语教学中的
3 14 15 29 [2], [5]
应用
Tổng cộng 30 30 60

Nội dung chương trình chi tiết


Chương 1: 多媒体教学及其相关问题
1.多媒体教学的发展历史
2.多媒体教学的结构特点及功能
3.多媒体教学系统的组成
4.多媒体教学的改革优势

100
5.多媒体汉语教学
Chương 2: 多媒体课件在对外汉语课堂教学中的应用
1.课堂应用原则
2.多媒体课堂教学评价
3.多媒体课件在对外汉语不同课型中的应用分析
Chương 3: 多媒体技术对外汉语教学中的应用
1.多媒体技术在对外汉语教学中的应用情况
2.多媒体技术在对外汉语语音教学中的应用
3.多媒体技术在对外汉语词汇教学中的应用
4.多媒体技术在对外汉语语法教学中的应用
23.9. Tài liệu tham khảo
1.刘珣主编(2004), 对外汉语教学概论, 北京语言大学出版社
2.杨惠元(2007), 课堂教学与实践, 北京语言大学出版社
3.郑艳群 (2009) , 汉语多媒体教学课件设计, 北京语言大学出版社,
4.曹文 (2003), 对外汉语课堂教学教案设计, 华语教学出版
5.崔秉秦(2012), 多媒体技术在对外汉语教学中的应用研究, 上海师范大
学硕士学位论文
6.刘欣 (2014), 对外汉语教学多媒体课件运用实践研究,云南师范大学硕
士学位论文
7.赵鑫(2011), 多媒体课件在对外汉语课堂教学中的设计与应用研究,云
南师范大学硕士学位论文

23.10. Đánh giá kết quả học tập


Thang điểm 10:
- Giữa kì : Tiểu luận hoặc kiểm tra giữa kỳ ( 40% tổng điểm học phần).
- Cuối kì : Tiểu luận hoặc thi kết thúc học phần( 60% tổng điểm học phần).

101

You might also like