You are on page 1of 6

ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ PHÁT ÂM

Học viên hay ngắt nghỉ sai chỗ


Học viên hay không phân biệt được ranh giới giữa các từ
=> Ngắt câu từng từ, ngắt câu từng cụm, …
Học viên hay có lỗi phát âm phụ âm thành tiếng => Sửa lỗi, đừng để sai thành thói quen
Lỗi nối âm => Tiếng Việt Không nối âm => Vì phụ âm không phát thành tiếng => Chú ý
để sửa
Phải phân biệt và dạy cách phát âm các chữ cái thay vì tên gọi. VD: /b/ bờ, /đ/ đờ

Bảng nguyên âm quyền lực


Người Hàn Quốc phát âm nguyên âm hay bị đưa môi ra
“y” luôn đi sau nguyên âm có phát âm ngắn (ă,â,u* là âm đệm nên có phát âm ngắn, uyê)
Ao* /au/
Au* /ău/
Bảng 14 nguyên âm (đơn + đôi)
Tiếng Việt chỉ có 3 nguyên âm đôi: iê=ia=yê=ya (đều đọc là ia), ươ=ưa (đều đọc là ưa),
uô=ua (đều đọc là ua)
3 NA đôi cứ đứng cuối thì viết là a
Vị trí đứng:
Không dạy đánh vần khi dạy phát âm

QUY TẮC CHÍNH TẢ


- K: i, e, ê, ia, iê
- q: u
- c: còn lại
- g: còn lại
- gh: i, e, ê, ia, iê
- ngh: i, ê, e, iê, ia
- ng: còn lại
THANH ĐIỆU
- Có 6 thanh điệu, không có quy tắc biến âm, học viên hay sợ thanh điệu
=> Lúc đầu nói với HV: Thanh điệu giống trái tim của TV, phải phát âm lên xuống theo
nhịp, giống như trái tim chúng ta đập
=> Đừng hùa theo thanh điệu khó, HV cứ yên tâm, cô sẽ dạy từ từ, sau thời gian luyện
tập thì sẽ phát âm đúng thanh điệu được, và sẽ thấy thanh điệu rất hay
- 6 dấu: không, huyền , sắc, hỏi, ngã, nặng

- Khi HV sai:
1. Chỉ cho học viên biết họ sai như thế nào: cao độ, đường nét (Bạn đang nói như
thế này…)
2. Chỉ cho học viên biết đúng là như thế nào: Nói đúng là như thế này ….., đọc cái
đúng và cái sai cùng nhau để cho học viên họ so sánh
- Phát âm chậm thôi
Ngang: cao: đi ngang thẳng
Sắc: âm cao, đi lên mềm mại, không đi lên nhanh
Ngã: thanh gãy, lên 1 chút, xuống chút xíu rồi lại đi lên
Hỏi: âm thấp, đi xuống rồi đi lên
Huyền: âm thấp, đi xuống từ từ
Nặng: âm thấp, đi xuống nhanh
- Dạy thanh:
1. Dạy theo cặp
2. Không dạy 1 buổi cả 6 thanh
3. Luyện tập theo cặp mà học viên hay nhầm
- Các bước dạy phát âm
1. Đọc mẫu cho HV nghe và lặp lại theo giáo viên (Không cho HV xem âm: cảm
âm tốt nhất, kêu HV nhìn miệng: để bắt chước theo, đọc mẫu: chậm + to, để khẩu hình
miệng + đọc mẫu + giữ nguyên khẩu hình khi kết thúc khoảng 1s, đưa miệng gần camera)
* Dạy thanh điệu:
2. Cho HV nhìn âm + đọc (nhớ mặt chữ, ví dụ chỉ nên lấy 1 hoặc 2 từ, từ đơn + dễ
+ thường xuyên dùng
3. Luyện tập (Phải áp dụng viết chính tả)
- Buổi học đầu và đầu tất cả các buổi học: chào bằng tiếng việt
- GV hãy nói tiếng Việt nhiều nhất có thể trong lớp
- Khi phát âm mẫu thì không cười

DẠY NÓI CHO HỌC VIÊN


Nói được => Được nói
- Thói quen nghe – nói: bắt đầu từ giáo viên, nói tiếng Việt những câu ngắn và hay lặp lại
- Từ => Cụm từ => Câu => Đoạn => Hội thoại (văn bản)
1. Từ
- Phát âm đúng từ => Sửa lỗi cho HV khi phát âm sai
- Ưu tiên từ phổ biến, có tần suất sử dụng cao
2. Câu
- Dạy từ vựng trong câu / cấu trúc
3. Văn bản
- Độc thoại
- Hội thoại
* Giới hạn thời gian cho hội thoại: VD hội thoại trong 1 phút,…

You might also like