You are on page 1of 6

Câu 1: Câu 1 (3 điểm): Dựa vào nội dung và mối quan hệ của các chức năng quản trị,

Anh/chị hãy làm rõ nhận định “Quản trị là một tiến trình nhằm đảm bảo cho tổ chức đạt
được mục tiêu đã đề ra”.

- Quản trị quyết định sự tồn tại và phát triển của một tổ chức. Quản trị một tổ
chức là sự phối hợp của nhiều nhóm người, nhiều công cụ khác nhau để
cùng nhau hoàn thành một loạt các nhiệm vụ, mục tiêu của tổ chức đó.
Không có hoạt động quản trị, mọi người trong tổ chức sẽ không biết phải
làm những công việc gì, làm lúc nào, từ đó khiến công việc diễn ra một cách
lộn xộn.
- Bằng cách hoạch định những kế hoạch và định hướng cho doanh nghiệp
trong tương lai. Với sự chi tiết và hợp lý giúp doanh nghiệp được hoạt động
có lộ trình và phát triển theo từng giai đoạn, hướng mọi người cùng phối hợp
hoạt động vì mục tiêu đề ra.
- Quản trị cũng giúp các tổ chức điều khiển và kiểm soát quá trình thực hiện,
tạo ra hệ thống, quy trình phối hợp hợp lý, sử dụng tốt các nguồn lực để duy
trì hoạt động và đạt mục tiêu với mức chi phí thấp nhất.
- Chức năng kiểm tra sẽ giúp doanh nghiệp có được góc nhìn rộng và thực tế
trong hiệu quả kinh doanh, đưa ra các dự báo rủi ro và kế hoạch phòng ngừa
cũng như phát triển hợp lý trong tương lai.
 Các chức năng của quản trị có mối quan hệ gắn kết với nhau, chức năng
này bổ trợ cho chức năng kia, các chức năng quản trị phối hợp hài hòa sẽ
giúp tổ chức phát triển và lớn mạnh hơn qua thời gian.
- Sự cần thiết của quản trị thể hiện rõ nhất trong trường hợp tổ chức là doanh
nghiệp. Thực tế cũng đã cho thấy, đa phần các công ty thất bại trong kinh
doanh là do thiếu năng lực, thiếu kinh nghiệm quản trị.
- Thậm chí ngay cả khi chỉ có một mình thì quản trị cũng rất quan trọng. Bởi
lẽ mỗi người đều phải sắp xếp và tổ chức các nguồn lực mình đang có để
hướng về mục tiêu cuối cùng và đạt đến kết quả tốt nhất.
- Ví dụ: khi công ty A muốn sản xuất sản phẩm B thì cần phải có quy trình rõ
ràng theo bốn chức năng của quản trị. Nhà quản trị cần thực hiện công việc
hoạch địch đề ra mục tiêu mà công ty muốn đạt được trong tương lai là gì?
Tổ chức hệ thống sản xuất, nguồn nhân lực,... như thế nào? Lãnh đạo đội
ngũ nhân viên ra làm sao để quy trình sản xuất diễn ra phù hợp, đạt hiệu
quả? Và sau khi tiến hành xong cần thực hiện kiểm tra sản phẩm theo tiêu
chí nào để hoạt động của công ty đạt kết quả cao theo mục tiêu đề ra?
 Như vậy, quản trị doanh nghiệp là những quy tắc liên quan đến hoạch định,
tổ chức, lãnh đạo,kiểm tra; ứng dụng các quy tắc đó để khai thác hiệu quả
nguồn lực hiện tại như cơ sở vật chất, con người, tài chính, thông tin,....
nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Trong cùng hoàn cảnh như
nhau nhưng một tổ chức có hoạt động quản trị tốt hơn, khoa học hơn thì khả
năng đạt kết quả tốt sẽ cao hơn. Các chức năng quản trị có sự liên kết với
nhau, dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, các chức năng quản trị cũng sẽ giúp
doanh nghiệp quản trị được nguồn lực và duy trì sự phát triển bền vững
trong tương lai.

Câu 2: Câu 2 (3 điểm): Anh/ chị hãy nêu một phong cách lãnh đạo mà anh chị muốn
theo đuổi sau này nếu làm nhà quản trị. Để đạt được phong cách đó, anh/chị cần phải
đáp ứng những yêu cầu nào về kiến thức, kỹ năng, thái độ?

- Phong cách lãnh đạo mà em muốn theo đuổi sau này làm nhà quản trị là
phong cách lãnh đạo dân chủ (thuộc nhóm các phong cách dựa trên việc sử
dụng quyền lực).
 Đặc điểm của phong cách lãnh đạo kiểu dân chủ:
+ . Phong cách lãnh đạo này có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào, từ các doanh
nghiệp tư nhân đến trường học cho đến chính phủ.
+ Nhà lãnh đạo có phong cách kiểu dân chủ thường thu hút tập thể tham gia thảo
luận ra quyết định.
+ Họ chỉ tự quyết định các vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm, các vấn đề khác
thường ủy quyền cho cấp dưới.
+ Những người có phong cách này thường tôn trọng nhân cách, biết lắng nghe và
tiếp thu ý kiến của người khác một cách tự nguyện.
+ thực hiện rộng rãi chế độ phân quyền, ủy quyền
+ chú trọng thông tin phản hồi để định hướng, hướng dẫn cấp dưới
 Lựa chọn phong cách dân chủ vì có những ưu điểm sau:
+ lãnh đạo dân chủ là sự trung hòa trọn vẹn của hai phong cách trên, là chìa khóa
để giải quyết những xung đột quyền lực trong tổ chức.
+ phát huy được tính sáng tạo của đội ngũ nhân viên, lãnh đạo và nhân viên đều có
trách nhiệm, hoàn thành tốt công việc.
+ tạo ra bầu không khí tin tưởng, thân thiện, gần gũi, thống nhất cao trong tổ chức
+ lãnh đạo và nhân viên đều có trách nhiệm, hoàn thành tốt công việc.
+ tạo ra nhiều mối quan hệ tốt trong công việc.
+ là phong cách được ưa chuộng, có hiệu quả nhất đối với các nha lãnh đạo hầu
hết ở các tổ chức.
+ năng suất cao kể cả khi không có mặt lãnh đạo.
+ Nếu các công ty đang gặp khó khăn trong việc giữ nhân viên gắn bó với công
việc thì phong cách lãnh đạo dân chủ có thể là một lựa chọn khả thi mà các nhà
lãnh đạo nên xem xét.
 Tuy nhiên phong cách này còn một số nhược điểm sau:
+ nếu người lãnh đạo là người nhu nhược dễ dẫn đến tình trạng “theo đuổi quần
chúng”.
+ thường xuyên họp hành, trao đổi thảo luận nên mất nhiều thời gian, tốn kém.
+ các quyết định đưa ra chậm trễ, dễ đánh mất thời cơ.
- Để đạt được phong cách lãnh đạo dân chủ cần một số yêu cầu sau:
+ yêu cầu về kiến thức: chúng ta phải có nền tảng kiến thức cơ bản, sự hiểu biết
về năng lực trình độ của bản thân và sự sáng tạo không ngừng say mê học hỏi
và tìm hiểu ,hiểu được cần gì và cần gì, còn thiếu sót những gì, biết được ưu
nhược điểm của bản thân những kiến thức cần thiết. Nắm rõ được quy trình
hoạt động của tổ chức.
+ yêu cầu về kỹ năng:
 Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch: Đây là một kỹ năng không thể thiếu
của nhà lãnh đạo. Họ xây dựng tầm nhìn chiến lược cho công ty, đồng
thời cũng phải quản lý và lập kế hoạch cho các mục tiêu mà công ty
cần đạt tới. Có khả năng quản lý và lập kế hoạch, thì nhà lãnh đạo mới
có thể duy trì, phát triển và thay đổi được tầm nhìn chiến lược khi cần
thiết.
 Kỹ năng giao quyền hiệu quả: Nhà lãnh đạo phải biết phát hiện nhân
tài – người có khả năng bổ sung những khiếm khuyết của bạn thay vì
biết cách khen ngợi mà hãy phân quyền và phân bổ công việc một
cách hợp lý. Bên cạnh đó, người lãnh đạo cần phải có chính sách đãi
ngộ đặc biệt cho những con người giỏi, những người dám đặt những
mục tiêu vô cùng thách thức và tìm cách để thực hiện nó.
 kỹ năng truyền cảm hứng: Biết cách truyền cảm hứng cho người khác
và bạn sẽ nhận được những điều mà bạn mong đợi khi bạn quan tâm
nhiều đến họ. Muốn trở thành nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần phải hiểu
nhân viên của mình, biết lắng nghe và chia sẻ với cấp dưới chứ không
phải chỉ biết ra lệnh và quát tháo. Khi có vấn đề rắc rối, phải đặt mình
vào hoàn cảnh cụ thể để từ đó có hướng giải quyết hợp tình hợp lý.
 Kỹ năng giao tiếp: Nhà lãnh đạo phải có một kỹ năng giao tiếp tốt
bằng cả văn nói và văn viết, vì điều đó sẽ bộc lộ được khả năng nhiều
mặt của bạn và có ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành công của công
ty. Muốn thuyết phục được nhân viên tin mình, theo mình, nhà lãnh
đạo phải biết cách truyền đạt thông tin. Muốn thúc đẩy tinh thần làm
việc của nhân viên, nhà lãnh đạo phải biết cách khuyến khích, động
viên, hay muốn có các bản hợp đồng, nhà lãnh đạo cũng phải biết
cách thương thuyết.
+ yêu cầu về thái độ:
 cần rèn luyện các phẩm chất, tính cách tốt: Trung thực, sự thông minh,
lòng can đảm, sáng tạo.
 thể hiện sự tôn trọng bằng cách tạo ra các cuộc trò chuyện thẳng thắn và
cởi mở với các cá nhân.
 Tôn trọng thành viên tham gia trao đổi, để mọi người phát biểu ý kiến
của mình, góp ý trung thực, nhưng họ vẫn có tiếng nói cuối cùng, quyết
định ý kiến của ai được lựa chọn.
 biết lăng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, công bằng với mọi
người, phải biết phân biệt cái nào phù hợp và không phù hợp
 phải có tính quyết đoán sẵn sàng đối mặt chấp nhận rủi ro hơn người
khác,dám nghĩ dám làm.
 Biết từ chối để biến thành cơ hội khác.
Câu 3: Câu 3 (4 điểm): Hãy làm rõ các bước của chức năng kiểm tra. Lấy một ví dụ
minh họa cho tiến trình này.

Nội dung các bước kiểm tra:


Bước 1: thiết lập các tiêu chuẩn kiểm tra:
- Tiêu chuẩn kiểm tra là gì?
Tiêu chuẩn là các tiêu chí được dùng làm mốc để so sánh các hoạt động tương lai,
hiện tại và quá khứ. Vì vậy, chúng cung cấp cơ sở xác định loại thông tin cần thiết
để tiến hành đo lường và so sánh hợp lý.
- Tại sau phải thiết lập tiêu chuẩn kiểm tra?
Cung cấp cơ sở xác định loại thông tin cần thiết để tiến hành đo lường và so sánh
hợp lý, đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch đã được xây dựng.
- Yêu cầu đối với tiêu chuẩn kiểm tra?
Trình bày rõ ràng, có quan hệ logic với các mục tiêu được xác định trong kế
hoạch. Vì vậy, về mặt nguyên tắc, tất cả các chỉ tiêu trong kế hoạch đều có thể trở
thành tiêu chuẩn kiểm tra. Nhưng trong thực tế, các kế hoạch thường khác nhau về
mức độ phức tạp và các chỉ tiêu lại khác nhau về mức độ quan trọng. Điều này đòi
hỏi nhà quản trị phải lựa chọn những chỉ tiêu cơ bản và quan trọng nhất mà những
phép đo lường tại đó có thể cung cấp những thông tin chủ yếu về tình hình thực
hiện kế hoạch mà không cần quan sát hết toàn bộ mọi thứ được đưa ra trong kế
hoạch.
- Kiểm tra gồm những loại tiêu chuẩn nào?
+ Tiêu chuẩn định lượng là những tiêu chuẩn đươc thể hiện bằng các đơn vị vật lý
như số giờ công, số ngày công, số phế phẩm, số ca máy, số diện tích v.v...hoặc
bằng đơn vị tiền tệ nhu doanh thu, chi phí, lợi nhuận, giá thành v.v...
+ Tiêu chuẩn định tính là những tiêu chuẩn không thể thể hiện trực tiếp bằng các
con số cụ thể thường phản ánh tính chất, xu hướng hay mức độ của một sự vật,
hiện tượng nào đó. Ví dụ, cải thiện vị trí doanh nghiệp, nâng cao chất lượng phục
vụ khách hàng, phát huy vị thế cạnh tranh trên thị trường v.v...
Bước 2: Đo lường kết quả thực tế và so sánh với các tiêu chuẩn
+ Cách thức đo lường kết quả thực tế đối với từng loại tiêu chuẩn?
+ So sánh kết quả đo lường với tiêu chuẩn, xác định sai lệch so với tiêu chuẩn?
+ Các khả năng xảy ra sau khi so sánh và hướng xử lý? => Nếu kết quả thực hiện
phù hợp với các tiêu chuẩn, nhà quản trị có thể kết luận mọi việc diễn ra theo đúng
kế hoạch và không cần sự điều chỉnh. Nếu kết quả thực hiện không phù hợp với
tiêu chuẩn thì sự điều chỉnh sẽ là cần thiết.
+ Tìm và đi sâu phân tích nguyên nhân dẫn đến sai lệch? Hậu quả của nó đối với
hoạt động của tổ chức?
 Lúc này phải tiến hành phân tích nguyên nhân của sự sai lệch và hậu quả của
nó đối với hoạt động của tổ chức để đi đến kết luận có cần tiến hành điều
chỉnh hay không và nếu cần thì xây dựng một chương trình điều chỉnh cụ thể
và phù hợp với kết quả phân tích nguyên nhân dẫn đến sự lai lệch.
Nếu các tiêu chuẩn được vạch ra một cách thích hợp và nếu các phương tiện đo
lường có khả năng xác định chính xác các kết quả hoạt động thì việc đánh giá kết
quả thực tế hoặc tương lai là điều tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, cũng có nhiều
trường hợp khó đánh giá, đặc biệt khi liên quan đến các tiêu chuẩn định tính. Ví
dụ: Đánh giá chất lượng phục vụ của phòng Hành chính, đánh giá uy tín sản phẩm.
Trong trường hợp như vậy đòi hỏi nhà quản trị phải sử dụng hàng loạt các tiêu
chuẩn gián tiếp để thông qua đó thể hiện các kết quả thực hiện bằng các con số cụ
thể.
Bước 3: thực hiện điều chỉnh nếu có sai lệch
Bước này cần thiết khi có sự sai lệch giữa hoạt động và kết quả so với các tiêu
chuẩn và qua phân tích thấy rằng cần phải tiến hành điều chỉnh. Việc điều chỉnh sai
lệch thường liên quan đến quá trình thực hiện các chức năng khác của quản trị:
+ Thông qua chức năng hoạch định: Có thể tiến hành điều chỉnh mục tiêu, thời
gian thực hiện, lộ trình, điều chỉnh các nguồn lực, cách thức thực hiện v.v…
+ Thông qua chức năng tổ chức: Thành lập thêm bộ phận, tuyển dụng thêm nhân
lực, làm rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cá
nhân, các bộ phân, đào tạo, bồi dưỡng thêm về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ,
tay nghề hoặc sa thải những nhân viên không đáp ứng yêu cầu nếu xét thấy cần
thiết.
+ Thông qua điều khiển (lãnh đạo): thay đổi phong cách và kỹ thuật lãnh đạo, giải
thích, cung cấp thông tin đầy đủ; đưa ra các hình thức thưởng, phạt, tăng cường
thêm động cơ hoạt động, hướng dẫn, giải thích thêm về công việc cho nhân viên.
- Ví dụ: dịch vụ khách sạn
 Bước 1: Xác định tiêu chuẩn
- Tiêu chuẩn kiểm tra: đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ
của khách hàng đối với dịch vụ tại khách sạn.
- Mục tiêu: nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tại khách sạn
 Bước 2: Đo lường kết quả và so sánh
Điều tra khảo sát du khách về chất lượng dịch vụ
+dịch vụ lưu trú: chất lượng phòng, giá phòng, dịch vụ kèm theo: bữa sáng, quảng
cáo,...
+nhân viên: thái độ, nghiệp vụ, trang phục,...
+thuận tiện khác: vị trí gần trung tâm, phương thức thanh toán,...
 Bước 3: Năm 2015 70% KH hài lòng
Năm 2016 50% KH hài lòng
Điều chỉnh: + Chức năng hoạch định: mục tiêu, kế hoạch
+ Chức năng tổ chức: nguồn lực, cơ cấu hoạt động tổ chức,...
+ Chức năng điều khiển: phong cách lãnh đạo, động viên, khuyến khích,...

You might also like