You are on page 1of 6

BÀI 21.

PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX.
Câu 1. Mục tiêu của phong trào Cần vương là gì?
A. Nhân dân giúp vua đánh Pháp, bảo vệ đất nước.
B. Nhân dân cần vua lãnh đạo nhân dân chống Pháp.
C. Vua cần nhân dân giúp vua đánh Pháp.
D. Vua cùng nhân dân chống thực dân Pháp.
Câu 2. Cuộc khởi nghĩa nào đưới đây không thuộc phong trào Cần vương?
A. Ba Đình. B. Bãi Sậy. C. Hương Khê. D. Yên Thế.
Câu 3. Vì sao phong trào Cần vương thất bại?
A. Hoạt động lẻ tẻ, thiếu liên kết thống nhất trong cả nước.
B. Không được nhân dân hưởng ứng phong trào.
C. Mâu thuẫn trong nội bộ lãnh đạo phong trào.
D. Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết bị thực dân Pháp bắt.
Câu 4. Điểm khác biệt giữa lực lượng lãnh đạo phong trào Cần vương trong giai đoạn 1888 –
1896 với giai đoạn 1885 – 1888 là gì ?
A. Văn thân, sĩ phu. B. Sĩ phu. C. Nông dân. D. Sĩ phu tiến bộ.
Câu 5. Vì sao khởi nghĩa Hương Khê được xem là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong
trào Cần vương?
A. Địa bàn rộng khắp 4 tỉnh Trung Kỳ, tổ chức quy củ, thời gian dài nhất.
B. Địa bàn lan rộng khắp các tỉnh Bắc Kỳ, thời gian dài nhất.
C. Phong trào có nhiều thắng lợi tiêu biểu, buộc thực dân Pháp đầu hàng.
D. Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết chỉ huy, thời gian dài nhất.
Câu 6. Khởi nghĩa Yên Thế có gì khác so với phong trào Cần vương?
A. Thời gian kéo dài, do giai cấp nông dân lãnh đạo, xây dựng căn cứ chống Pháp.
B. Thời gian kéo dài, do giai cấp nông dân lãnh đạo, hai lần giảng hòa với Pháp.
C. Kết thúc muộn, do giai cấp nông dân lãnh đạo, hai lần giảng hòa với Pháp.
D. Kết thúc sớm, do giai cấp nông dân lãnh đạo, sử dụng chiến tranh du kích.
Câu 7. Hai Hiệp ước Harmand (1883) và Patenotre (1884) đã chứng tỏ
A. Pháp hoàn thành công cuộc bình định ở Nam Kỳ.
B. Pháp xác lập chế độ cai trị ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ.
C. Pháp hoàn thành cơ bản công cuộc xâm lược Việt Nam.
D. Pháp đánh bại phe chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn.
Câu 8. Chiếu Cần vương có tác dụng gì?
A. Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỉ XX.
B. Vạch trần bản chất xâm lược của Pháp, thổi bùng ngọn lửa đấu tranh trong nhân dân ta.
C. Thổi bùng ngọn lửa đấu tranh của nhân dân ta, hình thành phong trào vũ trang chống
Pháp.
D. Thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân ta, làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ.
Câu 9. Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến thất bại của phái chủ chiến trong cuộc phản công
quân Pháp ở Kinh thành Huế (1885)?
A. Thiếu sự chuẩn bị chu đáo nên sức chiến đấu nhanh chóng giảm sút.
B. Quân Pháp được tăng viện ngay sau cuộc phản công của phái chủ chiến.
C. Kế hoạch tiến công của phái chủ chiến bại lộ, Pháp có sự chuẩn bị đối phó.
D. Quân Pháp mạnh trang bị vũ khí hiện đại, được huấn luyện kĩ càng.
Câu 10. Nguyên nhân chủ quan nào dẫn tới thất bại của phái chủ chiến trong cuộc phản công
quân Pháp ở Kinh thành Huế (1885)?
A. Thiếu sự chuẩn bị chu đáo nên sức chiến đấu nhanh chóng giảm sút.
B. Quân Pháp được tăng viện ngay sau cuộc tiến công của phái chủ chiến.
C. Kế hoạch tiến công của phái chủ chiến bại lộ, Pháp có sự chuẩn bị đối phó.
D. Quân Pháp mạnh trang bị vũ khí hiện đại, được huấn luyện kĩ càng.
Câu 11. Tại sao địa bàn chủ yếu của phong trào Cần vương diễn ra ở Bắc – Trung Kỳ?
A. Sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874), Pháp đã xác lập quyền thống trị ở Nam Kỳ, ảnh hưởng của
triều Nguyễn không còn.
B. Thực dân Pháp chưa tổ chức được bộ máy cai trị ở Bắc - Trung Kỳ, phong trào có điều
kiện phát triển mạnh.
C. Sau Hiệp ước Patenotre (1884), Pháp đã xác lập quyền thống trị ở Bắc - Trung Kỳ, nhân dân
nổi dậy chống Pháp.
D. Sau Hiệp ước Harmand (1883), triều đình ra lệnh bãi binh ở Bắc – Trung Kỳ, nhân dân nổi
dậy chống Pháp.
Câu 12. Đại diện cho phái chủ chiến trong triều đình Huế là ai?
A. Tôn Thất Thuyết. B. Phan Thanh Giản.
C. Trương Quang Ngọc. D. Phan Đình Phùng.
Câu 13. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (11-1888), phong trào Cần vương đã
A. quy tụ lại thành những trung tâm lớn, đi vào chiều sâu.
B. hoạt động cầm chừng.
C. tiếp tục hoạt động nhưng thu hẹp vào Nam Trung Bộ.
D. chấm dứt hoạt động.
Câu 14. Từ sự thất bại của phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX để lại bài học kinh
nghiệm gì?
A. Vai trò lãnh đạo của lực lượng cách mạng tiên tiến.
B. Kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị.
C. Phát huy sự đoàn kết của toàn dân tộc.
D. Tranh thủ sự ửng hộ giúp đỡ bên ngoài.
Câu 15. Nhận xét về tính chất của phong trào Cần vương là
A. nhằm chống lại triều đình nhà Nguyễn.
B. nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên của mình.
C. giúp vua cứu nước và mang tính tự phát.
D. giúp vua cứu nước và mang tính dân tộc sâu sắc.
BÀI 22. XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA
LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP.
Câu 1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp tập trung vào lĩnh vực
nào?
A. Nông nghiệp – công nghiệp – bưu điện.
B. Nông nghiệp – công thương nghiệp – giao thông vận tải.
C. Nông nghiệp – thu thuế - công nghiệp.
D. Công thương nghiệp – quân sự - giao thông vận tải.
Câu 2. Cây cầu nào dài nhất Đông Dương do Pháp xây dựng trong công cuộc khai thác thuộc địa
lần thứ nhất (1897 – 1914) ở Việt Nam?
A. Long Biên. B. Tràng Tiền. C. Bình Lợi. D. Sài Gòn.
Câu 3. Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), phương thức sản xuất mới nào
được du nhập vào Việt Nam?
A. Phong kiến. B. Tư bản chủ nghĩa. C. Xã hội chủ nghĩa. D. Tư sản.
Câu 4. Đặc điểm chủ yếu trong phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX là
A. đấu tranh tự phát. B. đấu tranh tự giác.
C. đòi dân sinh, dân chủ. D. đòi tự do, dân chủ.
Câu 5. Đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có những giai cấp, tầng lớp nào?
A. Địa chủ, công nhân, nông dân, tư sản, tiểu tư sản.
B. Địa chủ, công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản.
C. Địa chủ, công nhân, nông dân, tư sản mại bản, tiểu tư sản.
D. Công nhân, nông dân, tư sản mại bản, tư sản dân tộc, tiểu tư sản.
Câu 6. Điểm mới của nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
nhất (1897 – 1914) là gì?
A. kinh tế phong kiến giữ vai trò chủ đạo. B. kinh tế tư bản chủ nghĩa giữ vai trò chủ
đạo.
C. kinh tế phong kiến không còn tồn tại. D. kinh tế tư bản chủ nghĩa bước đầu du
nhập.
Câu 7. Viên toàn quyền Pháp đầu tiên gắn với chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất là
A. A. Sarraut. B. P. Doumer. C. M. Merlin. D. A. Varenne.
Câu 8. Giai cấp và tầng lớp ra đời gắn với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta là
A. địa chủ phong kiến và nông dân. B. tư sản, tiểu tư sản và công nhân.
C. nông dân, công nhân và tiểu tư sản. D. tư sản và tiểu tư sản.
Câu 9. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp làm cho xã hội Việt Nam trở
thành
A. xã hội thuộc địa. B. xã hội thuộc Pháp.
C. xã hội thuộc địa nửa phong kiến. D. xã hội phong kiến nửa thuộc địa.
BÀI 23. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT.

Câu 1. Phong trào đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật du học đầu thế kỷ XX gọi là
A. Đông Kinh nghĩa thục. B. phong trào Đông du.
C. phong trào Duy tân. D. phong trào dân chủ.
Câu 2. Phan Bội Châu chủ trương muốn dựa vào thế lực nào để đánh Pháp?
A. Nga. B. Nhật Bản. C. Trung Quốc. D. Mỹ.
Câu 3. Điểm khác biệt giữa chủ trương giành độc lập của Phan Châu Trinh với Phan Bội Châu là
gì?
A. Dùng bạo lực cách mạng đánh Pháp, giành độc cho đất nước.
B. Dùng cải cách nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để lật đổ phong kiến.
C. Dựa vào Nhật để đánh Pháp, đưa du học sinh sang Nhật du học.
D. Tổ chức các nghiệp đoàn đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho các giai cấp, tầng lớp.
Câu 4. Tại sao Phan Bội Châu chủ trương dựa vào Nhật Bản để đánh Pháp?
A. Nhật Bản có hoàn cảnh kinh tế - chính trị giống Việt Nam.
B. Nhật Bản có điều kiện tự nhiên - xã hội giống Việt Nam.
C. Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á giữ được độc lập.
D. Nhật Bản là nước đồng chủng đồng văn với Việt Nam.
Câu 5. Vì sao vào những năm đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước Việt Nam muốn đi theo con
đường cứu nước của Nhật Bản?
A. Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng”, là nước duy nhất ở châu Á thoát khỏi số
phận một nước thuộc địa nhờ cuộc duy tân Minh Trị.
B. Nhật Bản là nước châu Á duy nhất trở thành nước đế quốc và tiến hành chiến tranh xâm lược,
tranh giành thuộc địa với các nước phương Tây.
C. Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á giữ được độc lập một cách tuyệt đối.
D. Nhật Bản là quốc gia duy nhất ở châu Á lúc bấy giờ đánh thắng đế quốc Nga.
Câu 6. Tư tưởng nào ngày càng mất vai trò chi phối phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ
XX?
A. Trung quân, ái quốc. B. Vì nước, vì dân.
C. Độc lập, tự do. D. Dân sinh, dân chủ.
BÀI 24. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
(1914 – 1918)
Câu 1. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) bùng nổ, Đông Dương là nơi
A. cung cấp cho Pháp nguyên liệu, tư liệu phục vụ cho cuộc chiến.
B. cung cấp cho Pháp nhân lực, vật lực và tài lực ở mức tối đa.
C. sản xuất vũ khí, đạn dược phục vụ cho chiến tranh.
D. Pháp tăng cường thu thuế bù đắp thiệt hại do chiến tranh.
Câu 2. Nhà tư sản Bạch Thái Bưởi được mệnh danh là
A. “Vua tàu hỏa”. B. “Vua đường sắt”.
C. “Vua tàu thủy”. D. “Vua đường biển”.
Câu 3. Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì khác so với những nhà yêu
nước đi trước?
A. Nhờ Nhật giúp đỡ. B. Đi sang Trung Quốc.
C. Đi sang Phương Đông. D. Đi sang Phương Tây.
Câu 4. Điểm khác biệt giữa trình độ công nhân Việt Nam với thế giới trong thời kỳ Chiến tranh
thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?
A. Phát triển nhanh về số lượng nhưng còn đấu tranh tự phát.
B. Phát triển nhanh về số lượng và chuyển sang đấu tranh tự giác.
C. Số lượng ít nhưng đấu tranh chủ yếu đòi quyền lợi chính trị.
D. Số lượng phát triển nhanh, đấu tranh vì độc lập dân tộc.
Câu 5. Vì sao Nguyễn Tất Thành khâm phục tinh thần yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu
Trinh nhưng lại không tán thành con đường cứu nước của họ?
A. Xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn
B. Nguyễn Tất Thành được chứng kiến cảnh nước mất nhà tan
C. Nguyễn Tất Thành nhìn thấy được mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam
D. Nguyễn Tất Thành được sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước.
SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 – 1918)
Câu 1. Từ thất bại của triều Nguyễn trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1858 – 1884), Việt
Nam rút ra bài học lịch sử gì trong cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước hiện nay?
A. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và sẵn sàng chuyển hóa thành thế trận chiến tranh nhân
dân.
B. Mở rộng hội nhập quốc tế và khu vực, dựa vào sức mạnh thời đại, sự ủng hộ của bạn bè quốc
tế.
C. Không tham gia các liên minh quân sự, không sử dụng vũ lực giải quyết các tranh chấp lãnh
thổ.
D. Lấy sức mạnh nội tại của quốc gia làm nền tảng duy trì hòa bình, thực hiện đại đoàn kết
dân tộc.
Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến việc triều Nguyễn để mất nước vào tay thực dân Pháp
cuối thế kỷ XIX?
A. Triều Nguyễn bác bỏ đề nghị canh tân của nhóm trí thức yêu nước.
B. Chính sách cấm đạo và tàn sát đạo Thiên chúa của triều Nguyễn.
C. Tinh thần đoàn kết dân tộc rạn nứt làm sức mạnh đất nước suy yếu.
D. Trình độ phát triển giữa chủ nghĩa thực dân với chế độ phong kiến.
Câu 3. Đánh giá trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất nước vào tay thực dân Pháp
cuối thế kỷ XIX?
A. Không phát động kháng chiến toàn dân. B. Vừa sợ Pháp vừa sợ dân.
C. Có tư tưởng chủ hòa với Pháp. D. Thi hành chính sách bảo thủ.
Câu 4. Từ thất bại của trào lưu canh tân đất nước cuối thế kỷ XIX, hãy cho biết điều kiện tiên
quyết nhất để thực hiện một cuộc cải cách thành công là gì?
A. Sự đồng thuận từ trên xuống dưới, quyết tâm của người lãnh đạo, ủng hộ của nhân dân.
B. Phải có điều kiện thuận lợi đảm bảo công cuộc cải cách giành thắng lợi.
C. Đề nghị cải cách phù hợp với tình hình của đất nước (thiên thời, địa lợi, nhân hòa).
D. Đất nước hòa bình, không bị đe dọa bởi hiểm họa ngoại xâm.

 CHÚC CÁC EM HỌC TỐT 

You might also like