You are on page 1of 16

Đề cương Logic họ c

111Equation Chapter 1 Section 1ĐỀ CƯƠNG LOGIC


Câu 1:Tư duy là gì? Tư duy logic là gì? Hình thức của tư duy logic?
Tư duy là gì?
Tư duy là sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con người một cách gián tiếp và khái
quát.
Đúng như quan niệm của Mác: Tư duy chẳng qua là cái vật chất được di chuyển vào trong
đầu óc con người và được cải biến trong đó.
- Cái vật chất là sự vật hiện tượng khách quan.
- Được di chuyển là được phản ánh vào bộ óc con người.
- Được cải biến là hoạt động của bộ não ngưỡi, từ đó hình thành khái niệm, phán đoán, suy
luận …
Nhận xét:
- Tư duy là thuộc tính đặc biệt của vật chất có tổ chức cao: bộ não con người.
- Tư duy là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
- Tư duy giúp con người hiểu biết thế giới một cách khái quát và gián tiếp, góp phần chỉ đạo
hoạt động thực tiễn của con người.
Tư duy logic là gì?
Tư duy logic là tư duy một cách có hệ thống, tất yếu, chặt chẽ và chính xác.
- Hệ thống: là một đặc điểm của quá trình tư duy logic, trong đó các tư tưởng được sắp xếp
theo một trình tự nhất định với một kết cấu chặt chẽ, nhất quán và không mâu thuẫn, giúp ta
thấy rõ tính chỉnh thể của đối tượng mà tư duy phản ánh.
- Tất yếu: trong những điều kiện nhất định, để đảm bảo tính chân lý của nhận thức thì tư duy
phải diễn ra như thế, không thể khác được.
- Chặt chẽ: tư duy theo những quy tắc nhất định, dựa trên cơ sở vững chắc và có lý do đầy đủ.
- Chính xác: tư duy phản ánh những nội dung cơ bản xác định của đối tượng; nắm bắt cái bản
chất của nó như khái niệm; xác định
được giá trị chân lý của các tư tưởng trong quá trình phản ánh hiện thực như phán đoán, suy
luận, chứng minh, bác bỏ … Tính chính xác của tư duy đòi hỏi tư duy phải rõ ràng, mạch lạc

Bù i Thạch Ngọ c ….. Vũ khí 2 K51


Đề cương Logic họ c

để cho người khác hiểu đúng tư tưởng, không làm người khác hiểu sai đối tượng mà tư tưởng
chúng ta đề cập.
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, tính hệ thống, tính tất yếu, tính chặt chẽ, tính chính
xác dần dần được hình thành. Với việc hình thành ngôn ngữ, thông qua giao tiếp, học tập,
rèn luyện, tư duy logic ngày càng phát triển.
Hình thức logic của tư duy?
Tư duy có nội dung xác định, đó là những tư tưởng của con người khi phản ánh hiện thực
khách quan.
Tư tưởng là sự phản ánh đối tượng nào đó của thế giới khách quan; đối tượng đó có nội dung
cụ thể, nội dung đó được biểu đạt dưới dạng ngôn ngữ xác định. Đồng thời, trong mỗi tư
tưởng đều có kết cấu nội tại của nó.
Phương thức liên kết các bộ phận cấu thành của nội dung tư tưởng tạo nên ý nghĩa tương đối
hoàn chỉnh về đối tượng – tức là ý nghĩ mà ta có thể đánh giá được tính chân thực hay giả
dối của nó gọi là kết cấu logic của tư tưởng.
Kết cấu logic của tư tưởng đã được hình thành trong tư duy gọi là hình thức logic của tư duy
như khái niệm, phán đoán, suy luận…
Câu 2: Trình bày bản chất và các đặc điểm cơ bản của khái niệm. Tại sao nói khái niệm
là 1 hình thức logic của tư duy?
Bản chất: Khái niệm là một hình thức của tư duy, phản ánh những thuộc tính, những mối
liên hệ chung, bản chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
Đặc điểm cơ bản:
- KN là sự phản ánh tương đối toàn diện về đối tượng. Bởi vì, những thuộc tính, những mối
liên hệ được phản ánh trong KN chi phối toàn bộ các mặt của đối tượng phản ánh.
- KN là sự phản ánh tương đối chính xác về đối tượng. Bởi vì, KN phản ánh sự vật, hiện
tượng trong trạng thái tương đối ổn định. Các thuộc tính và các mối quan hệ được phản ánh
trong KN quyết định sự tồn tại của trạng thái tương đối ổn định đó.
- KN là sự hiểu biết tương đối có hệ thống về đối tượng. Bởi vì, các thuộc tính và mối quan
hệ được phản ánh trong KN có quan hệ và quy định lẫn nhau một cách chặt chẽ, chúng cho
ta một hình ảnh tương đối trọn vẹn về đối tượng.
- KN là sự phản ánh đối tượng trong hiện thực nhưng nó góp phần chỉ đạo hoạt động thực
tiễn của con người trong quan hệ với đối tượng. Bởi vì, suy đến cùng, thực tiễn là cơ sở, là
mục đích và động lực của sự nhận thức. Nếu ko có nhu cầu của thực tiễn, con người không

Bù i Thạch Ngọ c ….. Vũ khí 2 K51


Đề cương Logic họ c

đặt các sự vật, hiện tượng thành đối tượng của sự nhận thức và cũng ko khái quát thành các
KN.
KN là 1 hình thức logic của tư duy vì: Con người chỉ có thể tư duy dưới hình thức khái
niệm và sự nhận thức về thế giới của con người cũng chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở
xây dựng nên các khái niệm và sử dụng chúng trong quá trình tư duy.
Câu 3: Thế nào là phép định nghĩa KN? Cấu trúc phép đ/n KN? Nêu các quy tắc đ/n KN.
Lấy 1 số đ/n KN Triết học?
Định nghĩa KN là xét KN về mặt nội hàm của nó. Đ/n KN là thao tác logic dùng để tách KN
cần đ/n với các đối tượng kề cận, qua đó chỉ ra các thuộc tính bản chất của nó.
Ví dụ: “Luật là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành điều chỉnh những quan hệ
xã hội cơ bản và ổn định”
Trong định nghĩa khái niệm này, luật là đối tượng cần định nghĩa, phải phân biệt được văn
bản luật với văn bản khác. Thuộc tính bản chất của văn bản luật là: “Hình thức văn bản quy
phạm luật được Quốc hội ban hành để cụ thể hóa Hiến pháp, quy định các vấn đề thuộc
thẩm quyền của Quốc hội, có hiệu lực pháp lí sau Hiến pháp”
Đây là định nghĩa tuân thủ những thao tác cơ bản của logic học
Cấu trúc phép đ/n:
KN đc định nghĩa gọi là a
KN dùng để đ/n gọi là b
2 KN a và b được nối với nhau bằng liên từ “là”
Công thức chung của đ/n là a là b
Ví dụ: “Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được nâng lên thành luật”(Mác)
Trong định nghĩa trên:
- Pháp luật là khái niệm cần được định nghĩa
- Khái niệm “ý chí … thành luật” là khái niệm dung để định nghĩa, nó làm sáng tỏ cho khái
niệm “PL”
Các quy tắc đ/n KN:
- Định nghĩa phải tương xứng
Sự tương xứng của định nghĩa là ngoại diên của khái niệm được định nghĩa và ngoại diên
của khái niệm dung để định nghĩa phải bằng nhau

Bù i Thạch Ngọ c ….. Vũ khí 2 K51


Đề cương Logic họ c

Ví dụ: Trong định nghĩa khái niệm “PL” thì ngoại diên của K/n “PL” và “ý chí …luật” là
bằng nhau
- Định nghĩa không được vòng vo
Đ/n vòng vo: sử dụng KN dùng để đ/n ko rõ ràng hoặc lặp lại khái niệm cần được đ/n.
Ví dụ: Người quan liêu là người dung thái độ quan liêu để giải quyết vấn đề
- Định nghĩa ko thể chỉ là phủ định
Khi Đ/n KN chính là nhằm làm rõ những thuộc tính bản chất của đối tượng mà KN phản ánh
dưới dạng khẳng định, còn phủ định mới chỉ ra cái mà đối tượng ko có, chưa khẳng định
được gì cả. Do vậy, phủ định không thể là định nghĩa
Ví dụ: Người không phải là vật vô tri vô giác
- Định nghĩa phải ngắn gọn, rõ ràng
Là Ko đc dùng những từ mập mờ nước đôi làm người ta hiểu sai bản chất đối tượng, ko dùng
những thuộc tính có thể suy ra từ thuộc tính khác mà ta đã dùng trong đ/n.
Ví dụ: Tam giác đều là tam giác có 3 cạnh và 3 góc bằng nhau
Thực ra 3 cạnh bằng nhau suy ra 3 góc bằng nhau nên khi định nghĩa chỉ cần dùng 1 thuộc
tính
- Một số đ/n Triết học:
+Thời cổ đại: TH là các tri thức hiểu biết của con người về thế giới, hiểu biết vũ trụ và giải
thích bằng hệ thống tư duy.
+Thời cận đại: TH là mẹ của các môn khoa học khác
+Quan điểm Mác-xit: TH là hệ thống tri thức lí luận chung nhất của con người về thế giới, vị
trí vai trò của con người trong thế giới ấy.
Câu 4:Thế nào là phân chia KN? Cấu trúc của phép pc KN? Trình bày các quy tắc pc
KN? Lấy ví dụ trong KH cho thấy phép pc sai khi vi phạm từng quy tắc đã nêu.
Đ/n KN: Phân chia KN là thao tác logic nhằm vào ngoại diên KN pc để vạch ra ngoại diên
của các KN thành phần khác hẹp hơn đc bao chứa trong KN pc. ( chỉ sd với KN chung chứ
ko sd với KN riêng)
Cấu trúc phép pc KN: KN bị pc  KN thành phần
Quy tắc pc KN:

Bù i Thạch Ngọ c ….. Vũ khí 2 K51


Đề cương Logic họ c

- Pc KN phải cân đối: tổng ngoại diên của các KN thành phần bằng ngoại diên của KN bị
phân chia.
Ví dụ: Khi phân chia k/n “chiến tranh” theo t/c ta có “ctranh chính nghĩa” và “ctranh phi
nghĩa”.
- Nếu pc KN ko cân đối sẽ dẫn đến:
+ Ngoại diên của các KN thành phần ko bao hàm hết ngoại diên của KN bị pc do bỏ sót một
phần đối tượng của KN đó
+ Ngoại diên của các KN thành phần lớn hơn ngoại diên của KN bị pc do đưa cả những đối
tượng ko thuộc ngoại diên của KN bị pc vào.
- Pc KN phải dựa trên cơ sở cùng thuộc tính bản chất(cùng cơ sở): Chỉ dựa trên cùng thuộc
tính bản chất để làm cơ sở cho sự pc sẽ làm cho sự pc cân đối, nghĩa là tổng các KN thành
phần bằng KN bị pc, các KN thành phần ko có sự chồng chéo.
Ví dụ: Phân chia k/n “chiến tranh”
Theo quy mô có: ctranh cục bộ và ctranh toàn TG
Theo t/c có: ctranh chính nghĩa và ctranh phi nghĩa
Theo mục đích chính trị có: ctranh xâm lược, ctranh giải phóng và ctranh phi nghĩa
- Các KN thành phần pc phải loại trừ lẫn nhau: Các KN thành phần ko thể là những KN giao
nhau hay phụ thuộc lẫn nhau. Nếu giao nhau thì có đối tượng vừa thuộc nhóm này vừa thuộc
nhóm kia, ta ko làm sõ đc các nhóm khi pc KN
- Pc KN phải thể hiện tính liên tục: Tính liên tục trong quá trình pc KN là chuyển dần sang
lớp KN ở cấp thấp hơn và gần nhất.
Ví dụ:
Nhà nước
Nhà nước chủ nô Nhà nước XHCN Nhà nước PK Nhà nước TS
Nhà nước Việt Nam …… Nhà nước CuBa
Lấy ví dụ trong khoa học cho thấy phép p/c sai khi vi phạm các quy tắc ở trên: (tự lấy)
Câu 5: Trình bày mối quan hệ giá trị logic giữa các phán đoán đơn vơ bản trên hình
vuông logic?
A --------------------Đối chọi toàn thể------------------ E
Lệ Mâu thuẫn Lệ
Thuộc thuộc
I ----------------------Đối chọi bộ
Mâu thuẫn
phận------------------ O
* Đối chọi toàn thể A-E
Quan hệ đối lập toàn thể là q/h giữa các phán đoán khẳng định toàn thể (A) và phủ định toàn
thể (E). Đặc trưng của cặp q/h này là giá trị logic của các phán đoán đó có thể cùng giả dối
Bù i Thạch Ngọ c ….. Vũ khí 2 K51
Đề cương Logic họ c

nhưng ko thể cùng chân thực và như vậy từ tính chân thực của 1 trong 2 phán đoán trong q/h
này sẽ x/đ đc tính giả dối của phán đoán kia
Ví dụ:
A: Mọi kim loại là chất rắn (sai)
E: Mọi kim loại ko là chất rắn (sai)
*quan hệ đối lập bộ phận I-O
Quan hệ đối lập bộ phận là quan hệ giữ các phán đoán khẳng định bộ phận I và phủ định bộ
phận O . đây là các phán đoán cùng lượng nhưng khác chất. đặc trưng của cặp quan hệ này là
giá trị logic của các phán đoán I,O cùng đúng nhưng không thể cùng sai.
Ví dụ:
I: một số học viên học logic hoc. (đúng)
O: một số học viên không hoc logic học. (đúng)
*Quan hệ lệ thuộc A-I, E-O
- Quan hệ lệ thuộc là q/h giữa các phán đoán khẳng định toàn thể (A) và khằng định bộ phận
(I); giữa phủ định toàn thể (E) và phủ định bộ phận (O)
- Đây là q/h giữa các phán đoán cùng chất nhưng khác lượng. Trong cặp q/h này, các phán
đoán toàn thể (A,E) là các phán đoán chi phối; các phán đoán (I,O) là các phán đoán lệ thuộc
Ví dụ:
A: Mọi công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Đúng)
I: Các công dân A,B,C có quyền bất khả xâm phạm thân thể (Đúng)
Như vậy, giá trị logic của phán đoán A mà đúng thì giá trị logic của phán đoán I cũng đúng
Nhưng giá trị logic của phán đoán A, E mà sai thì việc x/đ giá trị sai của phán đoán I, O như
sau:
+ Nếu phán đoán A, E sai về lượng thì phán đoán I, O luôn đúng
A: Tất cả khoa học đều mang tính giai cấp (Sai)
I: Một số khoa học mang tính giai cấp (Đúng)
+ Nếu đoán A, E mà sai về chất thì phán đoán I, O luôn sai
E: Công dân ko có quyền có tài sản riêng (Sai)
O: Một số công dân ko có quyền có tài sản riêng (Sai)
* Quan hệ mâu thuẫn A-O; E-I
Quan hệ mâu thuẫn là q/h giữa 2 nhóm phán đoán khác nhau cả chất lẫn lượng giữa A với O,
E với I. Trong q/h này, giá trị logic của các phán đoán mâu thuẫn nhau ko thể cùng đúng
hoặc cùng sai được.Nghĩa là giá trị logic của phán đoán này là đúng thì giá trị logic của phán
đoán kia sai
Ví dụ:
A: Mọi hv HVKTQS đều mưu cầu tiến bộ (Đúng)
O: Hv HVKTQS ko mưu cầu tiến bộ (Sai)

Bù i Thạch Ngọ c ….. Vũ khí 2 K51


Đề cương Logic họ c

E: Mọi hành vi phòng vệ chính đáng ko phạm tội (Đúng)


I: Một số hành vi phòng vệ chính đáng phạm tội (Sai)

Câu 6: Trình bày công thức nội dung, cơ sở, yêu cầu khách quan của quy luật đồng nhất
đối với tư duy. Cho ví dụ về các trường hợp vi phạm quy luật này?
- Nội dung:
Mỗi tư tưởng đúng đắn hay khái niệm về một đối tượng nào đó phải rõ ràng và giữ nguyên
nghĩa của nó trong suốt quá trình tư duy.
Điều đó nói lên rằng khi tư duy của chúng ta đề cập đối tượng A hoặc tư duy bằng khái niệm
A thì trong quá trình tư duy A luôn đồng nhất với chính bản thân nó (A=A)
- Yêu cầu:
+ Trong suốt quá trình tư duy luôn phải xác định đúng và giữ nguyên đối tượng, ko được lẫn
lộn từ đối tượng này sang đối tượng khác hoặc không được tự ý thay đổi đối tượng (nghĩa là
không được đánh tráo đối tượng)
+ Trong quá trình tư duy ko đc lẫn lộn và tự ý thay đổi KN (không được đánh tráo k/n).Điều
đó có nghĩa là trong suốt quá trình tư duy phải giữ nguyên nội hàm của k/n
- Cơ sở khách quan: Xuất phát từ cơ sở khách quan của nó là tư tưởng bao giờ cũng có tính
xác định. Tính xác định của tư tưởng là sự phản ánh tính ổn định về chất của các sự vật, hiện
tượng vào đầu óc con người. Nếu ko có tính ổn định tương đối thì ko có bất cứ sự vật nào tồn
tại. Vì vậy khi tư duy đang đề cập đến đối tượng nào thì phải giữ nguyên p/c của nó trong
suốt quá trình tư duy.
- Ví dụ các trường hợp vi phạm:
+ Những người khi tư duy ko rõ ràng mạch lạc.Chẳng hạn những người tâm thần, những
người bị rối loạn thần kinh nhất thời do nhiễm chất kích thích do quá nóng nảy hoặc quá mệt
mỏi, không làm chủ được q/t tư duy hoặc do ảnh hưởng của 1 nền văn hóa thấp ngôn ngữ
nghèo nàn
+ Có những trường hợp vi phạm quy luật đồng nhất 1 cách cố ý. Đó là cố ý đánh tráo đối
tượng hoặc cố ý đánh tráo k/n trong q/t tư duy
Câu 7: Trình bày công thức nội dung, cơ sở, yêu cầu khách quan của quy luật cấm mâu
thuẫn. Cho ví dụ về các trường hợp vi phạm quy luật này?
- Nội dung: Hai ý kiến đối lập với nhau khi xem xét cùng một đối tượng trong cùng thời
gian, cùng mối quan hệ thì ko thể cùng đúng mà 1 trong 2 phải sai.
- Yêu cầu:
+ Cần phân biệt mâu thuẫn vốn có của sự vật hiện tượng với mâu thuẫn trong tư duy. Mâu
thuẫn trong tư duy là ko chấp nhận đc bởi vì không thể có 2 ý kiến đối lập lại cùng đúng đc.
Đã đối lập thì chắc chắn phải có 1 ý kiến sai

Bù i Thạch Ngọ c ….. Vũ khí 2 K51


Đề cương Logic họ c

+ Trong tư duy của chúng ta đã thừa nhận 1 tiền đề là chân lý thì trong suốt q/t suy luận ko
đc phép coi tiền đề đối lập là chân lý.
- Cơ sở khách quan: Thể hiện trong tư duy, phản ánh các mặt, các khía cạnh, các thuộc tính
xác định của hiện thực, nghĩa là những thuộc tính vốn có của đối tượng phản ánh cũng như
sự tồn tại của bản thân nó ko thể vừa thuộc về nó vừa ko thuộc về nó trong cùng thời gian,
xét trong cùng mối quan hệ nhất định. Nếu phản ánh đúng đắn thực tế khác quan thì tư duy
của chúng ta ko mâu thuẫn.
- Ví dụ các trường hợp vi phạm:
+ Trong tư duy có sự nhầm lẫn hoặc tự ý thay đổi quan hệ của đối tượng khi đang xem xét về

Ví dụ: Anh X giải thích việc đến cơ quan muộn của mình lúc thì do xe hỏng lúc thì do tắc
đường
+ Khi diễn đạt 1 sự vật hiện tượng có 2 thuộc tính đối lập nhau
Ví dụ: Người làm chứng nói về màu áo của thủ phạm vụ án mà anh ta chứng kiến lúc thì nói
rằng thủ phạm mặc áo màu xanh, lúc nói màu trắng
Câu 8: Trình bày công thức nội dung, cơ sở, yêu cầu khách quan của quy luật bài trung.
Cho ví dụ về các trường hợp vi phạm quy luật này?
- Nội dung: Trong 2 ý kiến về cùng sự vật, trong cùng thời điểm mà mâu thuẫn nhau, nếu 1
ý kiến đúng thì ý kiến kia nhất định sai, ko có ý kiến trung gian.
- Yêu cầu:
+ Nếu chọn 2 ý kiến mâu thuẫn cùng về 1 vấn đề trong cùng 1 thời điểm thì chỉ có 1 trong 2
là chân lý, ngoài ra ko còn ý kiến thứ 3 nào là chân lý cả
+ Quy luật này chỉ là tương đối, bởi ta chỉ xét tư duy của chúng ta phản ánh đối tượng trong
1 giới hạn nhất định, đó là trạng thái ổn định tương đối của sự vật mà ko tính tới sự biến đổi
và phát triển của nó. Phản ánh trạng thái đó tư tưởng của chúng ta hoặc đúng hoặc sai ko có
cái thứ ba. Trong giới hạn nhất định các ý kiến mâu thuẫn nhau hoàn toàn loại trừ nhau
- Cơ sở khách quan: Là sự phản ánh trong tư duy của con người trạng thái tồn tại của các
sự vật, hiện tượng. Đó là sự vật hoặc thuộc tính nào đó của nó hoặc tồn tại hoặc ko tồn tại.
Nghĩa là trong thực tế cùng lúc, đối tượng ko thể có cả 2 trạng thái tồn tại mâu thuẫn nhau;
nếu có trạng thái này thì trạng thái kia ko tồn tại ko thể khẳng định có cả 2 trạng thái cùng 1
lúc
- Ví dụ các trường hợp vi phạm:
+ Tư tưởng tự do trong khi đòi hỏi quyết định dứt khoát trong công việc. Lỗi thường xảy ra ở
những người thiếu tính quyết đoán.
+ Ý kiến ko thể hiện rõ chính kiến của người phát biểu, trong khi đòi hỏi phải có sự biểu
hiện rõ ràng chính kiến để tập thể ra quyết định. Lỗi này thường mắc với những người có tư
tưởng cơ hội ko dám thể hiện chính kiến của mình trc tập thể nên phải mập mờ, ba phải

Bù i Thạch Ngọ c ….. Vũ khí 2 K51


Đề cương Logic họ c

Câu 9: Trình bày công thức nội dung, cơ sở, yêu cầu khách quan của quy luật lý do đầy
đủ. Cho ví dụ về các trường hợp vi phạm quy luật này?
- Nội dung: Mọi tư tưởng đáng tin cậy đều phải có tư tưởng khác đã được chứng minh là
đúng hoặc quá rõ ràng làm căn cứ.
- Yêu cầu:
+ Ko 1 tư tưởng nào đc thừa nhận là chân lý mà ko có căn cứ.
+ Lý do dùng để chứng minh cho luận điểm nào đó là chân thực thì trước hết nó phải đc xác
định là chân thực và phải có quan hệ tất yếu với luận điểm cần phải chứng minh.
- Cơ sở khách quan: Mọi sự xuất hiện, tồn tại và biến đổi của các sự vật, hiện tượng trong
thế giới khách quan đều có nguyên nhân của nó. Bởi vì đó là k/q của sự lien hệ tác động giữa
các mặt các yếu tố bên trong của mỗi sự vật hiện tượng với nhau. Quy luật lí do đầy đủ là
quy luật của tư duy.Nó phản ánh sự tác động qua lại đó. Khi phản ánh hiện tượng, muốn
khẳng định hiện tượng nào đó phải chỉ ra được đầy đủ lý do tồn tại, biến đổi của nó.
- Ví dụ các trường hợp vi phạm:
+ Đưa ra lý do để làm luận cứ để chứng minh cho 1 vấn đề nào đó nhưng bản thân nó chưa
đc chứng minh. Hay nói cách khác luận cứ ko có tính thuyết phục
+ Lý do dùng để chứng minh ko liên quan đến luận điểm cần chứng minh.
Câu 10: Suy luận là gì? Đặc điểm của suy luận?
- K/n: Suy luận là 1 hình thức của tư duy, trong đó từ 1 hay nhiều phán đoán đã có ta rút ra
được phán đoán mới.
+ Phán đoán đã có gọi là phán đoán tiền đề
+ Phán đoán mới gọi là phán đoán kết luận
Ví dụ:
. Mọi hành vi trốn thuế đều phải xử lí theo PL (1)
. Buôn lậu là hành vi trốn thuế (2)
. Buôn lậu phải xử lí theo PL (3)
Trong v/d trên, phán đoán (1), (2) là phán đoán tiền đề, phán đoán (3) là phán đoán kết luận
- Đặc điểm:
+ Suy luận là hình thức nhận thức hiện thực khách quan thuần túy bằng thao tác của tư duy.
Thông qua quá trình suy luận con người đi từ tri thức về cái chung, cái toàn thể đến tri thức
về cái riêng, cía bộ phận; hoặc ngược lại
+ Tri thức con người thu nhận được từ suy luận là hoàn toàn đáng tin cậy. Trong suy luận
nếu tiền đề chân thực, suy luận theo đúng các quy tắc logic thì kết luận cũng tất yếu chân
thực
+ Suy luận có nhiều hình thức suy luận, nhưng người ta chia thành 2 hình thức suy luận cơ
bản là: suy luận diễn dịch và suy luận quy nạp.

Bù i Thạch Ngọ c ….. Vũ khí 2 K51


Đề cương Logic họ c

Câu 11: Phát biểu và chứng minh các quy tắc cho loại hình 1. Cho ví dụ về vi phạm quy
tắc
* Quy tắc
- Tiền đề lớn là phán đoán toàn thể
- Tiền đề nhỏ là phán đoán khẳng định
* Chứng minh quy tắc
- Công thức tổng quát của loại hình 1:
M------------P
S-------------M
------------------
S-------------P
- Giả sử: Tiền đề lớn là phán đoán A
Tất cả M+ là P-
+ Trong tiền đề lớn P ko chu diên. Theo quy tắc 3 cho thuật ngữ thì P trong phán đoán kết
luận cũng không chu diên. Để có được P ko chu diên trong phán đoán kết luận thì kết luận
phải là phán đoán khẳng định. Muốn phán đoán kết luận là khảng định thì 2 tiền đề đều là
phán đoán khẳng định. Như vậy, nếu phán đoán A là tiền đề lớn thì phán đoán tiền đề nhỏ
phải là phán đoán A hoặc I. Ta có, AAA, AII
- Giả sử phán đoán tiền đề lớn là “E”
Tất cả M+ ko là P+
+ Nếu phán đoán tiền đề lớn là phủ định thì theo quy tắc 1 cho thuật ngữ, tiền đề nhỏ là phán
đoán khẳng định mới có thể có được kết luận tất yếu đúng. Ta có, EAE; EIO
- Giả sử: Tiền đề lớn là phán đoán I
Một số M- là P-
+ Để thuật ngữ M chu diên ít nhất 1 lần thì phán đoán tiền đề nhỏ phải là phủ định toàn thể.
Theo các quy tắc cho tiền đề, tiền đề là IE thì kết luận là O. Trong phán đoán O, thì P lại chu
diên
Vậy thuật ngữ P trong luận 3 đoạn vi phạm quy tắc 3 cho thuật ngữ. Do đó, trong loại hình 1,
nếu tiền đề lớn là phán đoán I thì ko có đc phán đoán kết luận đúng.
- Giả sử tiền đề lớn là phán đoán O
Một số M- ko là P+
+ Để thuật ngữ giữa xhu diên ít nhất 1 lần thì phán đoán tiền đề nhỏ phải là phán đoán phủ
định toàn thể. Tất cả S+ ko là M+. Nhưng 2 phán đoán phủ định ko cho ta kết luận tất yếu
đúng . Loại hình 1 ko có dạng thức mà tiền đề lớn là phán đoán phủ định bộ phận
>>Tóm lại, ta xét trong cả 4 TH trên các dạng thức của luận 3 đoạn trong loại hình 1 là:
AAA, AII, EAE, EIO
* Ví dụ vi phạm quy tắc:

Bù i Thạch Ngọ c ….. Vũ khí 2 K51


Đề cương Logic họ c

Câu 12: Phát biểu và chứng minh các quy tắc cho loại hình 2. Cho ví dụ về vi phạm quy
tắc
* Quy tắc
- Phán đoán tiền đề lớn phải là phán đoán toàn thể
- Một trong hai tiền đề phải là phán đoán phủ định
* Chứng minh quy tắc
- Công thức tổng quát cho loại hình2
P-M
S-M
-------
S-P
Giả sử tiền đề lớn là phán đoán khẳng định toàn thể:
P+là M-
Để không vi phạm quy tắc 2 cho thuật ngữ thì phán đoán ở tiền đề nhỏ M phải chu diên. Làm
sao cho M chu diên trong trường hợp này, chỉ có phán đoán phủ định: tất cả S+ không là M+
hoặc:Một số S- không là M+.
Thay vào ta thấy:
Tất cả P+ là M-
Tất cả S+ không là M+
Kết luận :tất cả S+ không là P+
Như vậy, suy ra trên(AEE)không vi phạm quy tắc;
Tất cả P+là M-
Một số S- không là M+
Kết luận:một số S- không là P+
Kết luận trên đây AOO không vi phạm quy tắc nào;
-giả sử:tiền đề lớn là phán đoán phủ định toàn thể.
Tất cả P+không là M-
Theo quy tắc 1 cho tiền đề thì phán đoán tiền đề nhỏ phải là phán đoán khẳng định.
-tất cả P+ không là M+
-tất cả s+ làM-
Kết luận:tất cả S+ không là P-
Kết luận trong suy luận trên EAE không vi phạm quy tắc nào:
Giả sử tiền đề lớn là phán đoán khẳng định bộ phận:
Một số P-là M-
Để M chu diên một lần ở tiền đề thì tiền đề nhỏ phải là phán đoán phủ định.để không vi
phạm quy tắc cho tiền đề thì phải là phán đoán phủ định toàn thể.
Một số P- là M-
Tất cả S+ không là M+
Kết luận: một số S- không là P+
Trong suy luận trên, thuật ngữ “P” không chu diên ở tiền đề lại chu diên ở kết luận,vi phạm
quy tắc ba cho thuật ngữ.
-giả sử:tiền đề lớn là phán đoán phủ định bộ phận.
Một số P- không là M-
Bù i Thạch Ngọ c ….. Vũ khí 2 K51
Đề cương Logic họ c

Để phán đoán kết luận co thuật ngữ P không chu diên thì phải là phán đoán khẳng định.
Nhưng tiền đề đã có một phán đoán phủ định thì kết luận không thể là phán đoán khẳng định
được. do đó, trong loại hình 2 tiền đề lớn không thể là phán đoán phủ định bộ phận được.
Ta có các dạng thức đúng:AEE,AOO,EAE,EIO.
* Ví dụ vi phạm quy tắc:
Câu 13: Phát biểu và chứng minh các quy tắc cho loại hình 3. Cho ví dụ về vi phạm quy
tắc
* Quy tắc
- Tiền đề nhỏ là phán đoán khẳng định
- Kết luận là phán đoán bộ phận
* Chứng minh quy tắc
- Công thức tổng quát cho loại hình 3
M-P
M-S
------
S-P
Gỉa sử:tiền đề lớn là phán đoán khẳng định toàn thể:
Tất cả M+ là P-
Để phán đoán kết luận P không chu diên như ở tiền đề thì nó phải là phán đoán khẳng định.
Để phán đoán kết luận là khẳng định thì tiền đề nhỏ phải là phán đoán khẳng định. Nếu tiền
đề nhỏ là phán đoán khẳng định toàn thể: tất cả M+ là S-. trong cả hai trường hợp thì phán
đoán kết luận đều phải là phán đoán khẳng định bộ phận mới phù hợp ( vì các thuật ngữ biên
đều không chu diên ở tiền đề).
- Tất cả M+ là P-
- Tất cả M+ là S-
Kết luận:Một số S- là P-
Với tiền đề lớn ở phán đoán A ta có các dạng thức:AAI;AII
- Giả sử:tiền đề lớn là phán đoán phủ định toàn thể:tất cả M+ không là P+.
Theo quy tắc 1 cho tiền đề thì tiền đề nhỏ là phán đoán khẳng định toàn thể:tất cả M+ là S-.
để có phán đoán kết luận phù hợp thì nó phải là phán đoán phủ định bộ phận.
Tất cả M+ không là P+
Tất cả M+ là P-
Kết luận:một số S- là P+
+nếu tiền đề nhỏ là phán đoán khẳng định bộ phận: một số M+ là S-.
Để phán đoán kết luận không vi phạm quy tắc này thì nó phải là phán đoán phủ định bộ
phận. ta có công thức:EAO,EIO
-giả sử:tiền đề lớn là phán đoán khẳng định bộ phận:”một số M- là P”.
Để có thể kết luận thì phán đoán tiền đề nhỏ phải là phán đoán toàn thể.

Bù i Thạch Ngọ c ….. Vũ khí 2 K51


Đề cương Logic họ c

Nếu tiền đề nhỏ là phán đoán khẳng định toàn thể :tất cả M+ là S-
Một số M- là P-
Tất cả M+ là S-
Kết luận:một số S- là P-
Kết luận trên đây không vi phạm quy tắc nào.ta có dạng thức:IAI.
+nếu tiền đề nhỏ là phán đoán phủ định toàn thể :
Một số M- là P-
Tất cả M+ không là S+
Kết luận: một số S- không là P+
Trong luận ba đoạn trên P không chu diên ở tiền đề nhưng lại chu diên ở kết luận, vi phạm
quy tắc 3 cho thuận ngữ. như vậy, tiền đề nhỏ là phán đoán phủ định ta không có được kết
luận tất yếu đúng.
-giả sử:tiền đề lớn là phán đoán phủ định bộ phận:một số M- không là P+
Để có thể có được kết luận thì phán đoán tiền đề nhỏ phải là phán đoán khẳng định toàn
thể:OAO
Nếu tiền đề nhỏ là phán đoán khẳng định toàn thể, nghĩa là: tất cả M+ là S-:
Ta có: một số M- không là P+
Tất cả M+ là S-
Như vậy, các dạng thức đúng của luận ba đoạn trong loại hình 3 là:AAI,AII,OAO,EIO.
* Ví dụ vi phạm quy tắc:
Câu 14: Phát biểu và chứng minh các quy tắc cho loại hình 4. Cho ví dụ về vi phạm quy
tắc
* Quy tắc
- Nếu cả hai tiền đề là phán đoán khẳng định thi tiền đề nhỏ phải là phán đoán toàn thể và kết
luận là phán đoán bộ phận(IAI,AAI).

- Nếu một trong hai tiền đề là phán đoán phủ định(phải là phủ định toàn thể) thì tiền đề lớn
phải là phán đoán toàn thể(AEE,EAO,EIO)
* Chứng minh quy tắc
- Công thức của loại hình 4:
Tất cả P+ không là M+
Tất cả M+ là S-
Kết luận:một số S- không là P+
Đây là dạng thức:EAO
+ Nếu tiền đề nhỏ là phán đoán khẳng định bộ phận ta có luận ba đoạn:
Tất cả P+ không là M+
Một số M- là S-
Kết luận: Một số S- không là P+
Bù i Thạch Ngọ c ….. Vũ khí 2 K51
Đề cương Logic họ c

Đây là dạng thức:EIO


- Giả sử : tiền đề lớn là phán đoán khẳng định bộ phận:”một số P- là M-“.
Để không vi phạm quy tắc cho thuật ngữ thì tiền đề nhỏ phải là phán đoán toàn thể.nếu tiền
đề nhỏ là phán đoán khẳng định toàn thể thì ta có luận ba đoạn sau:
Một số P- là M-
Tất cả M+ là S-
Kết luận:một số S- là P-
Đây là dạng thức:IAI
+ Nếu tiền đề nhỏ là phán đoán phủ định toàn thể thì ta có luận ba đoạn sau:
Một số P- là M-
Tất cả M+ không là S+
Vì P trên tiền đề không chu diên nên ta không thể có được kết luận đúng quy tắc cho P(trong
phán đoán phủ định P luôn luôn chu diên)
-giả sử:tiền đề lớn là phán đoán phủ định bộ phận:một số P- không là M+.
Để có được luận ba đoạn đúng với các quy tắc tiền đề thì tiền đề nhỏ là phán đoán khẳng
định toàn thể.ta có luận ba đoạn sau:
Một số P- không là M+
Tất cả M+ là S+
Vì P và S đều không chu diên nên ta không có được kết luận phù hợp với quy tắc cho ba
thuật ngữ
Như vậy, đối với loại hình 4 ta có các dạng thức đúng:AAI,IAI,AEE,EAO,EIO.
* Ví dụ vi phạm quy tắc:
Câu 15: Trình bày đ/n chứng minh, đặc điểm cấu trúc chứng minh và các quy tắc chứng
minh.
- Đ/n chứng minh: Chứng minh là quá trình tư tưởng nhằm luận chứng tính chân thực của
luận điểm nào đó nhờ các luận điểm khác đã được xác nhận là chân thực.
Có 2 trường hợp đc gọi là chứng minh:
+ Chứng minh các luận điểm cần chứng minh được phát biểu trước.
+ Chứng minh các luận điểm cần chứng minh ko đc phát biểu trước.
- Cấu trúc chứng minh:
+ Phần thứ nhất gọi là luận đề. Đó là luận điểm cần chứng minh. Nó trả lời cho câu hỏi
Chứng minh cái j?
+ Phần thứ hai gọi là luận cứ: Đó là sử dụng những phán đoán đã đc xác nhận là chân thực
để làm sáng tỏ tính chân thực của luận đề. Trả lời cho câu hỏi: Dựa vào cái gì để chứng
minh?

Bù i Thạch Ngọ c ….. Vũ khí 2 K51


Đề cương Logic họ c

+ Phần thứ 3 gọi là luận chứng: là thao tác sử dụng các quy tắc logic để lien hệ, kết hợp các
luận cứ với nhau, làm rõ quan hệ tất yếu của luận cứ với luận đề. Trên cơ sở dó rút ra kết
luận với luận đề.
- Quy tắc chứng minh:
+ Quy tắc cho luận đề:
. Luận đề phải rõ ràng, nếu ko ta ko xác định đc mục đích c/m, ko biết phải c/m cái gì?
. Luận đề trong suốt quá trình c/m phải là một, ko đc đánh tráo luận đề hoặc lẫn lộn luận đề
cần phải c/m với luận đề khác.
Ví dụ: Khi c/m quy luật hình thành nhà nước nói chung, lại trình bày quy luật hình thành nhà
nước XHCN. Như vậy, đã thay đổi luận đề phải c/m
+ Quy tắc cho luận cứ: Luận cứ phải chân thực. Nó là cơ sở để chúng ta rút ra kết luận chân
thực. Chứng minh là hình thức suy luận mà trong suy luận chúng ta đã thừa nhận: tiền đề ko
chân thực thì ko thể rút ra kết luận tất yếu chân thực.
+ Quy tắc cho luận chứng: Trong suốt quá trình c/m, ko đc vi phạm những quy tắc logic.
Nếu vi phạm các quy tắc logic,tư duy sẽ không chặt chẽ, sẽ dẫn đến nhầm lẫn giữa cái tất
yếu và ko tất yếu, giữa cái quy luật và ko quy luật. Do đó, những kết luận rút ra ko phải là
kết luận tất yếu đúng.
Ví dụ:
- Mọi hv HVKTQS đều học logic
- Anh Y học logic
KL: Anh Y là hv HVKTQS
Trong v/đ này đã vi phạm quy tắc đối với thuật ngữ giữa (mà từ “logic” đang giữ vai trò đố
trong 2 phán đoán tiền đề) là phải chu diên ít nhất 1 lần. Nhưng trong suy luận này ko chu
diên lần nào. Nên kết luận ko phải kết luận tất yếu đúng
Câu 16: Qua học tập và nghiên cứu logic học, đồng chí rút ra ý nghĩa của học logic học
đối với chuyên nghành mà bạn đang theo học ?

Học tập và nghiên cứu logic học có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với tất cả các ngành lĩnh vực
của đời sống xã hội ,đặc biệt đối với ngành quân đội .học tập và nghiên cứu logic học góp
phần:

-Một là việc nghiên cứu lôgíc học giúp tư duy của con người chủ động, tự giác và thông
minh hơn, góp phần thể hiện tính chính xác, tính triệt để, tính có căn cứ, chứng mình được
các lập luận, nâng cao hiệu quả và tính thuyết phục của các tư tưởng.

-Hai là, việc nghiên cứu khoa học lôgíc giúp con người tìm kiếm những con đường ngắn
nhất, đúng đắn nhất và hiệu quả nhất để đạt tới chân lý.

- Ba là, việc nghiên cứu lôgíc học giúp chúng ta phát hiện ra những sai lầm lôgíc của chúng
ta và người khác, cũng như để tránh khỏi sai lầm lôgíc do vô tình hay hữu ý phạm phải.
Bù i Thạch Ngọ c ….. Vũ khí 2 K51
Đề cương Logic họ c

Tư duy lôgíc là tư duy chính xác, tuân thủ các quy luật và hình thức lôgíc trên cơ sở tiền đề
tư duy chân thực, giúp con người không phạm phải sai lầm trong lập luận, biết phát hiện ra
mâu thuẫn. Phầm chất đó của tư duy có giá trị to lớn trong hoạt động khoa học và thực tiễn,
trong toàn bộ quá trình sống của con người. Tất nhiên, tư duy lôgíc của con người không
phải là bẩm sinh, mà do rèn luyện mà hình thành. Sự rèn luyện đó qua thực tiễn hoạt động
của con người và trong giao tiếp của họ, thông qua việc học tập, nghiên cứu có hệ thống các
lý luận của khoa học lôgíc. Trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đặc biệt là
cuộc cách mạng trong lĩnh vực công nghệ thông tin phát triển như vũ bão và quá trình toàn
cầu hóa, hội nhập kinh tế hiện nay đang diễn ra trên thế giới, tư duy lôgíc càng cần hiết hơn
bao giờ hết để nhận thức đúng đắn thực tế khách quan, giúp con người tìm ra con đường gần
nhất tới chân lý và sự phát triển, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. đặc biệt là đối với ngành quân đội trong tình hình mới hiên nay, các thế lực phản
đông trong nước và quốc tế lien tục công kích chống phá nhà nước ta bằng những luận
điệu ,thủ đoạn vô cùng tinh vi và sảo quyệt, cuộc chạy đua vũ trang của các cường quốc quân
sự lớn trên thế giới, cac cuộc chiến tranh hạt nhân, khủng bố và đặc biêt bây giờ là cuộc
chiến ở các quốc gia châu phi … .tình hình đó đòi hỏi nhưng người sĩ quan quân đội phải
tích cực học tập rèn luyện nghiên cứu khoa học, quân sự ,có cái nhìn khách quan, tư duy
chính xác, không phạm sai lầm trong việc đưa ra các kết luận có thể anh hưởng đến an ninh
quốc gia và hòa bình của thế giới cho nên việc học tập và nghiên cứu logic học có ý nghĩa rất
to lớn.

Bù i Thạch Ngọ c ….. Vũ khí 2 K51

You might also like