You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

----------

BÀI TẬP NHÓM

Tên đề tài: Trình bày văn hóa kinh doanh của quốc gia Mỹ

Nhóm :1
Môn : Xã hội học
Thành viên: Đỗ Thị Thu Quyên-11216600
Phạm Thị Duyên-11211718
Nguyễn Thị Ngọc Khánh-11216558
Phạm Thị Trà Giang-11216534
Nguyễn Thị Thùy Dương- 11200974
Nguyễn Thu Hiền- 11212164
Trương Ngọc Ánh- 11216512
Nguyễn Phương Linh- 11192838

PHẦN ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM


Deadline Bài tập nhóm Xã hội học ( 18 h thứ 3 ngày 28/2/2023)
Nội dung Tên Link Check

I. Cơ sở lí luận về văn hóa kinh doanh Phương Linh Link

II. Văn hóa kinh doanh của nước Mỹ


1. Tổng quan về nước Mỹ Hiền 
phần 1+2
2. Nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh Mỹ Hiền + Quyên
3. Những nét đặc trưng của văn hóa kinh doanh Mỹ

Duyên Link HD ko che
3.1. Văn hóa kinh doanh Mỹ mang tính cạnh tranh cao
3.2. Văn hóa kinh doanh Mỹ có tính năng động cao 
Khánh Link
3.3. Văn hóa kinh doanh Mỹ coi trọng luật pháp

Ánh link
3.4. Văn hóa kinh doanh Mỹ coi trọng thời gian và hiệu quả công việc

3.5. Văn hóa trong giao dịch đàm phán và kí kết hợp đồng của Mỹ

3.6. Văn hóa trong tiêu dùng Mỹ Quyên+chị Dương Linka
3.7. Văn hóa doanh nghiệp

III. Bài học cho Việt Nam Quyên Phần III


Slide Trà Giang + Phương Linh


Word Quyên + Ánh


Thuyết trình Duyên + Trà Giang

Phần đánh giá kết quả làm việc nhóm


Đánh
STT Họ và tên MSV giá Nhận xét chung
Đỗ Thị Thu
1 Quyên 11216600 10/10
Phạm Thị
2 Duyên 11211718 10/10
Nguyễn Thị
Ngọc Trong quá trình họp và làm việc nhóm, các bạn rất tích cực đưa ra ý kiến.
3 Khánh 11216558 10/10 Các bạn cũng có thái độ làm việc chăm chỉ, chủ động nhận việc và hoàn
Phạm Thị thành deadline đúng hạn, có ý thức đọc phần phân công của các bạn khác
4 Trà Giang 11216534 10/10 trong nhóm và đưa ra nhận xét có ích.
Trương
5 Ngọc Ánh 11216512 10/10
Nguyễn
6 Thu Hiền 11212164 10/10
7 Nguyễn Thị 11200974 10/10
Thùy
Dương
Lê Phương
8 Linh 11192838 10/10

I. Tổng quan về văn hóa kinh doanh

1. Khái niệm văn hóa kinh doanh

Theo nghĩa rộng : Văn hóa kinh doanh là toàn bộ các giá trị vật chất và các
giá trị tinh thần do chủ thể kinh doanh sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt
động kinh doanh trong sự tương tác giữa chủ thể kinh doanh và môi trường
kinh doanh.

Theo nghĩa hẹp : Văn hóa kinh doanh là một hệ thống các giá trị, các chuẩn
mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình
kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở
một cộng đồng hay một khu vực.

2. Các yếu tố cấu thành nên văn hóa kinh doanh

Văn hóa kinh doanh được cấu thành bởi các yếu tố chính sau : 

 Triết lý kinh doanh : Những tư tưởng chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh
 Đạo đức kinh doanh : Các nguyên tắc, chuẩn mực điều chỉnh đánh giá,
hướng dẫn, kiểm soát hành vi kinh doanh
 Văn hóa doanh nhân : Các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành
vi của doanh nhân trong quá trình lãnh đạo và quản lí doanh nghiệp
 Văn hóa doanh nghiệp : Các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và
hành vi của doanh nghiệp, chi phối hoạt động của mọi thành viên trong
doanh nghiệp và tạo nên bản sắc riêng của doanh nghiệp
 Văn hóa ứng xử trong hoạt động kinh doanh : Những phản ứng, cách cư
xử thể hiện bằng thái độ, hành động, cử chỉ, lời nói đối với khách hàng,
đối tác, với cấp trên, cấp dưới với đồng nghiệp

II. Văn hóa kinh doanh của nước Mỹ

1. Tổng quan về nước Mỹ

Mỹ hay Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, là quốc gia đông dân thứ ba thế giới.
Mỹ cũng là quốc gia lớn thứ tư trên thế giới về diện tích. Với 50 tiểu bang và
một quận liên bang, Hệ thống chính phủ là một nước cộng hòa liên bang dựa
trên hiến pháp với truyền thống dân chủ mạnh mẽ; nguyên thủ quốc gia và
người đứng đầu chính phủ là tổng thống.

 Quốc khánh: 04/07/1776


 Ngôn ngữ chính: Tiếng Anh
 Diện tích: 9.372.610 km2
 Dân số: 274,028 triệu
 Tín ngưỡng: Tin lành, Kitô Giáo, Do Thái
 Đơn vị tiền tệ: Dollar
 Chủng tộc: 5 (Da trắng, Người Mỹ gốc Phi, châu Á, Alaska bản địa và
người Hawaii).

a. Vị trí địa lý: 

Thủ đô là Washington DC nằm giữa Bắc Mỹ. Mỹ giáp Thái Bình Dương
ở phía Tây, Đại Tây Dương ở phía Đông, Canada ở phía Bắc và Mexico ở
phía Nam. Mỹ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác
trong biển Caribe và Thái Bình Dương. New York là thành phố lớn nhất nước
Mỹ.
Với diện tích lớn và có nhiều địa hình rộng lớn nên gần như có tất cả các
loại khí hậu, một số tiểu bang với khí hậu đặc trưng là một trong những điều
giúp kinh tế và du lịch phát triển mạnh mẽ. Địa lý của Hoa Kỳ rất đa dạng với
núi ở phía Tây, đồng bằng trung tâm rộng và núi thấp ở phía Đông; những
ngọn núi hiểm trở và thung lũng sông rộng ở Alaska; địa hình núi lửa gồ ghề
ở Hawaii.

b. Vị trí kinh tế

Mỹ có một nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài
nguyên thiên nhiên phong phú và cơ sở hạ tầng phát triển tốt. Mỹ đứng hạng
thứ 8 về tổng sản lượng nội địa trên đầu người (GDP/người) và hạng 4 về
tổng sản phẩm nội địa trên đầu người theo sức mua giá tương đương (PPP); là
nền công nghiệp mạnh nhất.

Mỹ là nước nhập khẩu hàng hóa và là nước xuất khẩu lớn nhất trên thế
giới (máy tính, máy móc điện tử, xe cộ, sản phẩm hóa chất, thực phẩm và
thiết bị quân sự).  Đây cũng là một trong những lí do khiến rất nhiều người
dân trên thế giới muốn tham gia các chương trình định cư Mỹ, trong đó có
Việt Nam.

Mỹ thường đóng vai trò lãnh đạo trong các tổ chức quốc tế và là lực lượng
sáng lập đằng sau các tổ chức như Liên Hợp Quốc, NATO và World Bank.

Vì những lí do trên mà Mỹ có sức ảnh hưởng đến nền kinh tế trên thế giới
bởi đây là một nguồn vốn đầu tư đáng kể. 

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh của nước Mỹ

a. Nền văn hóa xã hội (ngôn ngữ, tôn giáo, tín ngưỡng, con người)

 Ngôn ngữ và bản sắc dân tộc


Tiếng anh là ngôn ngữ được sử dụng tại mọi nơi trừ những cộng đồng
nước ngoài biệt lập. Cho đến tận ngày nay, Mỹ vẫn chưa có ngôn ngữ chính
thức, ⅓ số bang lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức, ⅔ số bang còn lại lại
coi tiếng Mỹ hoặc không ngôn ngữ nào là chính thức. Riêng bang đảo Hawai
lại coi hai ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và Hawai. Việc ủng hộ tiếng anh
là ngôn ngữ chính thức cũng khác nhau. Tuy nhiên, trong kinh doanh quốc tế,
tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng ở tất cả mọi nơi trừ cộng đồng
nước ngoài biệt lập.

 Tôn giáo

Mỹ là một quốc gia đa chủng tộc, hiện nay ở Mỹ có khoảng 219 tôn giáo
nhỏ phân chia thành 341 nghìn tổ chức địa phương. Tôn giáo lớn nhất và quan
trọng nhất nước này là Christmas (còn gọi là đạo Kito hay Cơ đốc giáo), có
khoảng 76.8 triệu tín đồ, Protestant (Tân giáo) với 52 triệu tín đồ, Roman
Catholics (Thiên chúa La Mã) với 3.9 triệu tín đồ, Judaism (Do Thái ) với 4
triệu tín đồ,...Với một nền tôn giáo đa giáo phái và với một số lượng khổng lồ
người tham gia các hoạt động tôn giáo như vậy mà trên nước Mỹ hiện nay
không hề xảy ra các cuộc tàn sát hay xung đột tôn giáo.

Ở Mỹ, hiện tượng trong một gia đình có năm người mà có ba, bốn quốc tịch
là chuyện bình thường. Như vậy, sự hòa đồng trong tôn giáo chỉ có ở một đất
nước như Mỹ khi mà quyền tự do cá nhân được tôn trọng: Tự do ngôn luận, tự
do hội họp, tự do điều trần và không ngoại trừ tự do tín ngưỡng. Tóm lại, phần
lớn người Mỹ coi tín ngưỡng là một vấn đề riêng tư, họ có trình độ tin theo và
thực hành tôn giáo rất cao. Mặc dù tôn giáo không có vai trò tích cực trong
việc quyết định các phương án kinh doanh, nhưng đức tin của mỗi cá nhân đôi
khi ảnh hưởng đến việc ra quyết định. Đây là một vấn đề nhạy cảm cần lưu ý
khi giao dịch thương mại.
 Tính cách, lối sống và suy nghĩ của con người Mỹ

Khác với một số nền văn hóa khác, nhất là văn hóa châu Á, nhìn chung,
người Mỹ rất coi trọng tự do cá nhân và tính tự lập. Gia đình, cộng đồng, tổ
chức là thứ yếu so với quyền cá nhân.

Phong cách chung của người Mỹ là ít chú ý đến nghi lễ, đi thằng vào vấn
đề và muốn có kết quả nhanh

Người Mỹ thích nói thẳng, rõ ràng và dễ hiểu. Họ không thích kiểu nói
vòng vo, xa xôi hoặc ví von. (Nhìn chung người Mỹ nói “được” có nghĩa là
“được” và “không được” có nghĩa là “không được”).

Người Mỹ thường không tin vào sự may rủi hoặc số phận. Họ rất tự hào về
thành tựu mà cá nhân đạt được. 

b. Thể chế xã hội (chính trị)

Hoa Kỳ là một nước cộng hòa liên bang, trong đó Tổng thống, Quốc hội,
và Toà án cùng nắm giữ và chia sẻ quyền lực của chính quyền liên bang theo
Hiến pháp của Mỹ năm 1787. Trong khi đó, chính quyền liên bang lại chia sẻ
quyền lực với chính quyền của từng tiểu bang. Mô hình này kết hợp phân chia
quyền lực theo cả chiều ngang (tam quyền phân lập) và chiều dọc (giữa liên
bang với tiểu bang).

Chính quyền liên bang được thiết lập bởi Hiến pháp Hoa Kỳ. Hiện nay hai
đảng chính trị lớn, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa, đang có ảnh hưởng
thống trị trên nền chính trị Hoa Kỳ mặc dù vẫn tồn tại các nhóm hoặc các
đảng chính trị với ảnh hưởng ít quan trọng hơn.

c. Tập quán và văn hóa của Mỹ.


 Tiền boa cho phục vụ (tipping): Tỷ lệ tiền tip tiêu chuẩn thường dao động
từ 15% đến 20% tổng số tiền thanh toán trên hóa đơn cho hầu hết các dịch
vụ vì nhân viên dịch vụ thường được trả lương thấp hơn kỳ vọng. Trong
trường hợp dịch vụ không có hóa đơn, bạn có thể tùy ý tip cho họ từ 1 đến
5 đô la.
 Ôm hoặc bắt tay khi chào hỏi: Điều phổ biến ở các nước phát triển, nhưng
người Mỹ không có thói quen hôn người khác khi gặp gỡ ngoại trừ trẻ em
như một lời chào.
 Hát Quốc ca tại mọi sự kiện thể thao: Người Mỹ rất yêu đất nước của mình
và có niềm tự hào mạnh mẽ về Quốc ca. Trước khi bắt đầu trận đấu, vận
động viên và khán giả đứng nghiêm chỉnh với bàn tay đặt trân trọng trên
trái tim thể hiện niềm tự hào về đất nước của họ.
 Bữa tối gia đình vào cuối tuần.
 Sống tự lập khi 18 tuổi.
 Ngồi ở ghế sau trên taxi: thay vì ngồi ở ghế phụ như một số quốc gia khác
ở Châu Âu, người Mỹ có xu hướng ghế sau trên phương tiện công cộng
thể hiện sự tôn trọng với người lái xe và khoảng cách hợp lí khi không quá
thân thiết.
 Vừa di chuyển vừa uống cà phê: Người Mỹ có nhịp sống khá nhanh và tận
dụng hết thời gian của họ, vì thế họ có thói quen vừa đi lại vừa trò chuyện,
trên tay cầm theo một cốc cà phê. Bạn dễ dàng tìm được rất nhiều quán cà
phê mang đi “take away” khi du lịch ở Mỹ.
 Có nhiều ngày lễ, lễ hội trong dịp cuối năm: Lễ Tạ ơn, Halloween,
Christmas, Black Friday…

Chính những đặc trưng về phong tục, tập quán và văn hóa đã phần nào ảnh
hưởng đến văn hóa trong kinh doanh của nước Mỹ.
3. Những nét đặc trưng của văn hóa kinh doanh Mỹ
3.1. Văn hóa kinh doanh Mỹ mang tính cạnh tranh cao

Cạnh tranh trong kinh doanh ở Mỹ rất gay gắt và khốc liệt. Trong kinh
doanh, người Mỹ luôn muốn vượt lên đồng nghiệp, vượt qua đối thủ và chạy
đua với chính bản thân mình. Họ cố gắng đạt được doanh số bán cao hơn, lợi
nhuận lớn hơn, có nhiều khách hàng hơn. Tính cạnh tranh cao của người Mỹ
bắt nguồn từ sự đề cao cá nhân và tính hiệu quả của xã hội Mỹ. Chủ nghĩa cá
nhân dẫn đến một tính cách nổi bật của người Mỹ là cạnh tranh và luôn chấp
nhận mạo hiểm. Người Mỹ thường quan niệm:“Nếu hành động trong mạo
hiểm sẽ có một nửa cơ hội thành công và một nửa nguy cơ thất bại, nhưng
nếu không hành động thì không có gì cả. Vậy, nên hành động để có thể thành
công”. Đối với người Mỹ, cạnh tranh là cách thức chủ yếu để đạt được tham
vọng và khẳng định mình giỏi hơn, vượt trội hơn người khác. Người Mỹ tin
rằng chỉ có cạnh tranh hay sự điều tiết tự động của thị trường mới là xung lực
kích thích sự phát triển của nền kinh tế một cách có hiệu quả nhất. Nền kinh
tế Mỹ vận hành theo cơ chế thị trường - nơi cạnh tranh diễn ra sôi động và
gay gắt. Người Mỹ không sợ cạnh tranh mà trái lại lao vào cuộc cạnh tranh
khốc liệt. Doanh nghiệp Mỹ luôn luôn bị ám ảnh bởi câu hỏi làm thế nào để
trở nên cạnh tranh hơn, bởi họ không chỉ tranh giành miếng bánh thị phần với
các doanh nghiệp trong nước mà còn với các công ty, các tập đoàn của Tây
Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ...đang mở rộng thị trường tại Mỹ. Bản
thân việc cạnh tranh là điều kiện không thể thiếu để các doanh nghiệp tồn tại
và phát triển. Điều đáng nói là ở đây cạnh tranh trong kinh doanh ở Mỹ được
đầy lên đến mức độ khốc liệt. Thị trường Mỹ là mảnh đất màu mỡ, quy tụ các
công ty và doanh nghiệp có tiềm lực lớn, năng động, luôn luôn muốn bành
trướng thị phần và thôn tính đối thủ. Nếu muốn tồn tại và phát triển ở trường
này, tính cạnh tranh cao phải trở thành phẩm chất cơ bản của doanh nghiệp.

Các công ty cạnh tranh với nhau khốc liệt, tìm cách chiêu mộ nhân tài, lấy
thông tin và bí quyết kĩ thuật của công ty khác. Họ luôn tìm để kiếm ra nhiều
tiền hơn với chi phí ít hơn.

Mỹ là một trong những nước dẫn đầu thế giới về số bằng phát minh và
sáng chế mỗi năm. Sự cạnh tranh khốc liệt thể hiện ở xu thế mua lại và sáp
nhập diễn ra mạnh mẽ ở Mỹ. Các công ty sáp nhập với nhau để trở nên mạnh
hơn nhằm thôn tính thị trường hoặc đề tránh bị mua lại bởi các đối thủ cạnh
tranh mạnh hơn. Điền hình cho xu thế mua lại sáp nhập ở Mỹ là Microsoft.
Từ khi thành lập, Microsoft — công ty máy tính nổi tiếng của Mỹ đã thực
hiện hơn 131 vụ mua lại.Trung bình Microsoft thôn tính sáu công ty một năm
thông qua mua lại. Bằng cách này, Microsoft đã xóa sổ các đối thủ cạnh tranh
và biến sức mạnh các công ty bị mua lại thành nguồn lực phát triển của mình.

Sự cạnh tranh diễn ra không chỉ ở bên ngoài doanh nghiệp mà ngay ở
chính bên trong doanh nghiệp. Người dân ở miền Nam nước Pháp thường nói:
“Chúng tôi làm việc đề sống, còn người Mỹ sống để làm việc”. Vậy nên đời
sống ở miền Nam nước Pháp khá là chậm rãi. Người ta thích tập trung vào
việc kiếm đủ tiền để thưởng thức những món ăn, rượu ngon và những lúc vui
vẻ. Các doanh nghiệp thường đóng cửa suốt cả tháng Tám, khi người lao
động hưởng những kỳ nghỉ dài cả tháng ở nước ngoài. Điều này hoàn toàn
khác với Mỹ khi đây được coi là một trong những quốc gia có nhịp sống
nhanh nhất thế giới.

Người lao động ở Mỹ được trả lương theo kết quả làm việc nên họ tập
trung phát triển kỹ năng và trình độ của mình. Họ chuyên chú vào phát triển
cá nhân để cạnh tranh hơn là quan tâm đến mối liên hệ với tập thể. Mối liên
hệ giữa những người lao động trong một cơ sở kinh doanh không chặt chẽ và
gắn bó theo kiểu Nhật Bản. Công nhân Nhật Bản gắn bó với công ty, coi đó là
gia đình của mình; họ cống hiến cho công ty một cách tận tụy, trung thành và
hiếm khi nghỉ việc để tìm đến một công ty khác. Điều này trái ngược với Mỹ.
Việc đào tạo và môi trường kinh doanh ở Mỹ được thiết kế sao cho mỗi cá
nhân có thể được thay thế dễ dàng mà không ảnh hưởng gì đến sự vận hành
chung của cả một doanh nghiệp hoặc dây chuyền sản xuất. Người lao động ở
Mỹ dễ dàng thay đổi chỗ làm để tìm kiếm một môi trường làm việc tốt hơn và
mức lương cao hơn. Họ sử dụng tên công ty cũ để làm cho bản sơ yếu lí lịch
của mình hấp dẫn hơn, khiến họ có giá trị hơn khi thi tuyển vào các công ty
khác. Điều này hoàn toàn được xã hội Mỹ chấp nhận. Chính bởi sự thuyên
chuyển lao động dễ dàng như vậy nên những người lao động trong cùng một
công ty, doanh nghiệp của Mĩ ít cởi mở thông tin. Người Mỹ không thích câu
hỏi về mức lương và công việc, bởi vì những người cùng làm việc với họ có
thể trở thành đối thủ trong tương lai khi họ hoặc những người này chuyển
công ty.

Tính cạnh tranh cao là nguồn lực thúc đầy sự năng động và hiệu quả của
nền kinh tế, và làm tăng năng suất lao động. Tuy nhiên nó cũng gây ra một số
hậu quả là sự chia sẻ thông tin nội bộ không thông suốt, thậm chí hạn chế
hiệu quả lao động của cả tập thể. Sự cạnh tranh thái quá của các doanh nghiệp
mỹ dẫn đến tính độc quyền.

3.2. Văn hóa kinh doanh Mỹ có tính năng động cao

Nền kinh tế Mỹ vận động theo nhịp độ nhanh, khẩn trương. Các chủ thể
kinh doanh luôn luôn hoạt động để nâng cao lợi nhuận. Do quan niệm về thời
gian đơn chiều và do sức ép cạnh tranh khốc liệt, người Mỹ luôn tìm cách để
kiếm được nhiều tiền hơn so với đối thủ cạnh tranh và vượt qua doanh số bán
của mình trong chu kỳ kinh doanh trước. Thương nhân Mỹ rất nhanh nhẹn và
đúng giờ. Tính năng động của người Mỹ trong kinh doanh không chỉ đo bằng
tác phong khẩn trương và nhanh nhẹn mà còn ở sự chịu khó suy nghĩ và tư
duy. Người Mỹ thích tìm tòi và luôn tìm ra các chiến lược cạnh tranh hiệu
quả, không ngừng cải tiến kỹ thuật và tăng năng suất lao động.

Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế dịch vụ. Những lĩnh vực dịch vụ phát triển
nhất ở Mỹ là dịch vụ tài chính, giáo dục, chăm sóc y tế. Ngành dịch vụ đáp
ứng nhiều nhu cầu và các nhu cầu của.khách hàng trong ngành dịch vụ
thường đa dạng, phong phú. Với tư cách là một nền kinh tế dịch vụ, công việc
kinh doanh ở Mỹ phát triển rất năng động để thỏa mãn đủ loại nhu cầu của
khách hàng. Thậm chí các hãng của Mỹ còn dẫn hướng, sáng tạo ra xu hướng
tiêu dùng mới khi khách hàng chưa xuất hiện nhu cầu.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng là nước có nền kinh tế thị trường tự do, chịu sự
điều chỉnh của “bàn tay vô hình”. Chính phủ chỉ đóng vai trò rất nhỏ điều tiết
nền kinh tế. Mọi thành phần kinh tế ở Mỹ đều được khuyến khích kinh doanh.
Việc kinh doanh được tạo điều kiện để phát triển tốt nhất. Sự tác động của cái
lợi và sự hạn chế tối đa các trở ngại từ phía chính phủ đền việc kinh doanh đã
khích lệ người Mỹ thỏa sức sáng tạo, kích thích hoạt động, phát huy hết năng
lực để kiếm ra nhiều tiền và thu về nhiều lợi nhuận hơn. 

Một trong những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu
ở Mỹ năm 2008 chính là do sự năng động của các ngân hàng thương mại Mỹ
trong việc sáng tạo ra các khoản cho vay tiền gửi tiết kiệm từ dân chúng, các
ngân hàng thương mại của Mỹ tìm cách bán lại cho nhà đầu tư như những
giấy tờ có giá. Ngay cả với các khoản nợ, các ngân hàng Mỹ cũng tìm ra cách
để biển chúng ra tiền, họ không thỏa mãn với các công cụ có lợi nhuận thấp
mà nghĩ ra các công cụ cho lợi nhuận cao hơn nữa. Điều này thể hiện rõ nét
tính năng động, sáng tạo của người Mỹ trong kinh doanh dịch vụ tài chính. 

Sự năng động của nền kinh tế Mỹ còn thể hiện ở sự ra đời và phá sản của
các công ty Mỹ. Người Mỹ quan niệm thất bại không phải là điều cay đắng
đặt dầu chấm hết cho cả sự nghiệp mà nó là quá trình tích lũy kinh nghiệm
cần thiết trong kinh doanh. Trong năm 2006 ở Mỹ có khoảng 671.800 công ty
mới thành lập và 644.800 công ty khác được chuyển nhượng. Có khoảng
10.000 công ty phá sản mỗi năm. Hơn 39.000 công ty ở Mỹ thông báo phá
sản trong năm 2006. Ngay cả các công ty lớn của Mỹ là Trans World Airline,
United Airlines, Delta Airline, Northwest Airline, US Airways, Continental
Airlines, Eastern Airlines và Pan Am đã bị phá sản trong năm 1979 khi chính
phủ bãi bỏ quy định du lịch hàng không. Tính năng động của nền kinh tế Mỹ
được thể hiện rõ ở sự biến động khôn lường của các công ty trong nền kinh tế.

3.3. Văn hóa kinh doanh Mỹ coi trọng luật pháp

Người Mỹ tôn trọng luật pháp vì họ tin rằng có thể sử dụng các quy định
của luật pháp để bảo vệ sự tự do và quyền lợi của mình. Điều này hơi trái với
những gì chúng ta hay mường tượng về Mỹ - một xã hội “tự do”. Thực sự dân
Mỹ rất tự do nhưng tự do trong khuôn khổ của pháp luật, những gì pháp luật
không cấm người dân sẽ có quyền làm. 

Xã hội Mỹ là điển hình của một xã hội được vận hành theo luật lệ (rule-
based society), tức là tất cả đều được quy định, viết thành văn bản, và truyền
thông rộng rãi. Tòa án là mồi quan trọng phân xử mọi tranh chấp trong xã hội.
Người dân biết quyền lợi và nghĩa vụ của mình, cũng như ý thức được vai trò
của các cơ quan chính phủ. Do vậy họ rất tự tin trong chức năng công dân của
mình và nếu các viên chức hay cơ quan chính phủ vi phạm quyền của công
dân họ sẽ bị kiện ra tòa. Tòa án thực sự có ý nghĩa và quyền lực vì nó là một
thể chế hoàn toàn độc lập so với hành pháp và lập pháp. Và đây chính là cơ
chế để hạn chế tham nhũng, lạm quyền, vượt quyền của các viên chức nhà
nước. Xã hội kiểu này khác nhiều với các xã hội Á Đông - các xã hội vận
hành dựa nhiều trên các mối quan hệ (relation-based society) cá nhân. Mỗi cá
nhân hay mỗi nhóm tự thiết lập các mối quan hệ và sử dụng các mối quan hệ
đó để đạt các mục tiêu xã hội của mình thay vì sử dụng hệ thống pháp luật
chung. Luật pháp không rõ ràng, đầy đủ và không được nghiêm túc thực thị
chính là cơ sở của các xã hội nhóm này. Không cấm nhưng cũng không có
quyền làm - điều này làm cho dân chúng đánh mắt tự tin và tính tự tôn công
dân cần thiết cho một xã hội dân chủ. 

Ưa thích kiện cũng là một thói quen của người Mỹ, điều này cũng có bởi
lòng tin của họ vào luật pháp Mỹ. Tòa án Mỹ xử án theo án lệ. Bản chất của
án lệ là sử dụng các phần quyết của các vụ án có trước như là căn cứ để xét
xử các vụ án sau. Kết quả của một vụ án mới phát sinh phụ thuộc phần lớn
vào khả năng của luật sư bào chữa trong việc tìm ra và chứng tỏ mối liên hệ
giữa vụ án này với một án lệ đã có kết quả xét xử có lợi cho thân chủ của họ.
Hơn nữa luật pháp Mỹ rất phức tạp, quy định pháp luật của mỗi bang với
cùng một vấn đề là rất khác nhau. Do vậy việc xét xử một vụ án ở Mỹ cho
những kết quả bất ngờ, không lường trước được. Điều này thúc đẩy người Mỹ
đi kiện. Nếu như ở Việt Nam kiện tụng là việc cần tránh né vì nó làm hỏng
mối quan hệ và mang lại tiếng xấu cho cả hai bên thì chuyện kiện tụng ở Mỹ
là điều bình thường. Các doanh nghiệp Mỹ nắm rất chắc các quy định luật
pháp ở Mỹ và luật pháp quốc tề, luật pháp nước ngoài. Bởi vậy, nếu các
doanh nghiệp nước ngoài chấp nhận sử dụng luật của Mỹ mà không tìm hiểu
thấu đáo sẽ bị thua kiện và thiệt hại nặng nề khi có tranh chấp xảy ra.

3.4. Văn hóa kinh doanh Mỹ coi trọng thời gian và hiệu quả công việc
Tính hiệu quả coi kết quả thực tế mới là điều đáng lưu tâm và có giá trị
nhất. Nó kích thích các cá nhân, tổ chức hành động với kết quả tốt nhất với
các nguồn lực có hạn. Tính hiệu quả của người Mỹ có liên quan đến chủ
nghĩa thực dụng. Chủ nghĩa thực dụng đề cao hiệu quả và kinh nghiệm, trong
đó coi mọi hành động của con người là nhằm mục đích kiếm lợi nhuận. Chủ
nghĩa thực dụng có ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội Mỹ và trở thành học thuyết
triết học đặc trưng của người Mỹ.

Người Mỹ coi hiệu quả mới là thước đo quan trọng nhất. Việc tuyển mộ
nhân viên mới vào ngành thường căn cứ vào thành tích hay hiệu quả làm việc
của người này trong quá khứ. Người Mỹ không đề cao mối quan hệ trong làm
ăn như người Nhật và người Trung Quốc. Với họ, việc làm ăn chỉ tiến hành
với những người có hiệu quả, tức là có khả năng làm tăng lợi nhuận của họ.
Trong kinh doanh, người Mỹ đặt con người ra khỏi công việc “seperate
people out of business” và cái họ nhắm đến là hiệu quả làm việc của người đó
chứ không phải thái độ.

Sự đề cao tính hiệu quả và áp lực cạnh tranh buộc người Mỹ phải tôn trọng
thời gian và sử dụng thời gian hợp lý. Khác với quan niệm thời gian đa chiều
của người châu Á, với người Mỹ thời gian là đơn chiều, thời gian đã qua sẽ
không bao giờ khôi phục lại được nữa. Bởi vậy, cách duy nhất và hiệu quả
nhất là sử dụng thời gian triệt để.

Sự tôn trọng thời gian của người Mỹ thể hiện ở việc họ luôn đúng giờ
trong các buổi hẹn hay công việc. Nếu một người Mỹ được mời đi ăn nhưng
đến muộn thì phải gọi điện báo trước cho người mời, nếu không sự lỡ hẹn
hoặc đến muộn của người này sẽ là mất lịch sự và gây khó chịu cho người
mời. Người Mỹ luôn luôn ám ảnh với việc đúng giờ, với lịch làm việc đã sắp
đặt sẵn, thời hạn chót và ngày hoàn thành kế hoạch. Họ lập kế hoạch trước để
hoàn thành tối đa công việc trong quỹ thời gian của mình. Người Mỹ luôn
xem đồng hồ, kiểm tra trong điện thoại và trên máy tính. Các câu hỏi thường
gặp của người Mỹ là “Mấy giờ rồi?”, “Tôi có bị muộn không?”, “Khi nào thì
dự án hoàn thành?”, “Chúng ta đã tiến hành được bao lâu rồi”, “Chúng ta còn
bao nhiêu thời gian nữa?”. Với đức tính như vậy, họ tạo ra cho mình một
không khí và nhịp độ làm việc khẩn trương, vào việc ngay, giải quyết vấn đề
nhanh. Tuy vậy, những nghiên cứu so sánh phương pháp làm việc Đông-Tây
cũng chỉ ra rằng người Mỹ ra quyết định nhanh nhưng thực hiện quyết định,
nghĩa là triển khai dự án chậm. Ngược lại, người Nhật chậm trong khi ra
quyết định nhưng một khi đã ra quyết định thì việc triển khai dự án lại nhanh.

3.5. Văn hóa trong giao dịch đàm phán và kí kết hợp đồng của Mỹ

Người Mỹ không ngại làm việc với người lạ, chính vì vậy, các doanh
nghiệp hoàn toàn có thể tự làm quen với thương nhân Mỹ qua thư từ, email
hay điện thoại trực tiếp. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tìm người giới thiệu
hay tìm cơ hội gặp gỡ với bạn hàng  tại các hội chợ, triển lãm,...Còn nếu tự
làm quen, doanh nghiệp nên chuẩn bị đầy đủ những tài liệu về tư cách pháp
nhân, khả năng kinh doanh của mình để chiếm được lòng tin của đối tác. Dù
làm quen theo phương pháp nào, cũng chỉ nên gặp đối tác khi đã hẹn trước.
Những cuộc viếng thăm bất ngờ được coi là rất bất lịch sự tại nơi này..

Người Mỹ nổi tiếng là người có tác phong giao tiếp cởi mở, thân thiện và
không cầu kỳ trong cách ăn mặc, đặc biệt là các doanh nhân. Hình ảnh Bill
Gates, người giàu nhất thế giới, thường xuất hiện trước công chúng trong bộ
trang phục quần Jean và áo chui đầu, có thể coi như phong cách điển hình của
Mỹ. 

Người Mỹ không coi trọng việc tặng quà (họ coi trọng nhất là hiệu quả
công việc, “business is business”). Vì vậy, việc tặng quà hay tổ chức các bữa
tiệc tiếp đón không thật sự cần thiết. Hơn nữa, luật pháp nước Mỹ quy định
rất chặt chẽ việc chống tham nhũng nên các thương nhân không được trao và
nhận những món quà đắt tiền. Vì vậy, khi gặp nhau các bên chỉ nên chuẩn bị
những món quà mang tính lưu niệm có logo của doanh nghiệp.

Người Mỹ có khuynh hướng định đoạt mau chóng mọi chuyện. Nếu họ
không bán được hàng ngay cho bạn, họ sẽ bỏ đi bán cho người khác. Chính vì
thế, khi giao dịch với thương nhân Mỹ, các doanh nghiệp phải đẩy nhanh tốc
độ.

Trong giao tiếp, người Mỹ ưa thích sự thẳng thắn và phô trương. Một
trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến nhận xét này là người Mỹ thường
có xu hướng thích nói to, thích nhìn thẳng vào người đối diện và có thái độ
đòi hỏi quyền lợi một cách công khai…

Trong công tác chuẩn bị đàm phán, người Mỹ luôn giành thế chủ động vì
họ tin đây là khâu quan trọng chiếm tới 70% thành công của một cuộc đàm
phán. Người Mỹ có một câu nổi tiếng “If you want something done right, do
it yourself”-”Nếu bạn muốn điều gì diễn ra tốt đẹp, hãy tự làm điều đó” chính
là để thể hiện tinh thần chủ động này.

Thẳng thắn là điểm nổi bật trong cách trình bày thông tin của doanh nhân
Mỹ. Khi đàm phán với đối tác, họ đi thẳng vào vấn đề cần nói, chỉ rõ ra đối
tác có lợi gì từ lời đề nghị của họ. Nhà đàm phán Mỹ có thể thẳng thừng thể
hiện sự không đồng ý của mình với phía đối tác. Họ tôn trọng ý kiến cá nhân
nên không lưu tâm nhiều đến vấn đề giữ thể diện cho đối tác. Với họ, cách
thức thực hiện không quan trọng bằng nội dung thông điệp cần truyền tải.
Trong khi phía đối tác trình bày các lập luận, phía Mỹ có thể cắt ngang và chỉ
trích trực tiếp nếu như họ thấy lập luận đó không hợp lý. 
Doanh nhân Mỹ không coi trọng chuyện chiêu đãi sau đàm phán vì tính
hiệu quả mới là điều họ đặt lên hàng đầu

Người Mỹ luôn sử dụng hợp đồng trong mọi tình huống. Với họ hợp đồng
là kết thúc. Sau khi ký hợp đồng họ sẽ không chịu mang theo bất cứ một trách
nhiệm nào ngoài hợp đồng. Do vậy một bản hợp đồng của Mỹ thường rất dài
và được soạn thảo một cách tỉ mỉ, cẩn thận. Doanh nghiệp Mỹ thường thuê
những luận sư nhiều kinh nghiệm để giúp họ soạn thảo hợp đồng.

3.6. Văn hóa trong tiêu dùng Mỹ

Thị trường Mỹ luôn chú ý đến việc bảo vệ người tiêu dùng. Nước Mỹ là
quốc gia có pháp luật bảo vệ người tiêu dùng khá hiệu quả.

Thị trường Mỹ là một thị trường dễ tính và thực dụng: Vì Mỹ là một đất
nước đa sắc tộc, mỗi nơi đều có nhu cầu và thị hiếu riêng do quá trình di cư
trước đây mang lại. Người Mỹ thực dụng trong tiêu dùng ở chỗ họ thích hàng
hóa có nhiều công dụng, càng nhiều tính năng càng tốt. Ví dụ: ô tô con của
Mỹ được sản xuất với nhiều chức năng phù hợp cho gia đình khi đi du lịch, xe
tải cỡ lớn, cỡ trung bình đều có các dụng cụ vá lắp để có thể xoay trở dễ dàng
tránh va đập khi di chuyển. 

Thị trường Mỹ là một thị trường rất lớn, sức tiêu thụ của người tiêu dùng
Mỹ được xếp vào loại cao nhất thế giới, trung bình một người dân Mỹ tiêu
dùng gấp đôi người Nhật hay là người châu Âu. Cũng tại Mỹ số lượng hàng
hóa và sản phẩm được chào bán nhiều nhất trên thế giới và có nguồn gốc từ
khắp nơi trên thế giới. Chính vì sự đa dạng về lựa chọn sản phẩm hàng hóa và
sản phẩm trong tiêu dùng, người Mỹ luôn chuộng những sản phẩm có mẫu mã
đa dạng, độc đáo và giá rẻ. Nhu cầu của người Mỹ về chất lượng sản phẩm
cũng đa dạng. Ở Mỹ, có hệ thống cửa hàng dành cho người có thu nhập cao,
hệ thống cửa hàng dành cho người có thu nhập trung bình và cũng có cửa
hàng dành cho người nghèo chủ yếu bán hàng của các nước châu Á (Trung
Quốc), châu Mỹ La Tinh có chất lượng thấp. 

3.7. Văn hóa doanh nghiệp

 Giờ làm việc:

Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy người Mỹ làm việc nhiều hơn khoảng
20% so với các đối tác châu Âu (tương đương với một ngày bổ sung mỗi
tuần) và nghỉ ít ngày hơn mỗi năm. 

Không giống như nhiều quốc gia, Hoa Kỳ không có luật giới hạn số giờ
làm việc mỗi tuần. Tuần làm việc tiêu chuẩn là Thứ Hai đến Thứ Sáu, 9:00
sáng đến 5:00 chiều, nhưng sẽ linh hoạt với thời gian của bạn.

 Các cuộc họp:

Các cuộc họp thường từ 30 đến 60 phút, với một chương trình nghị sự rõ
ràng. Đúng giờ rất quan trọng, ông chủ có thể đến muộn, nhưng nhân viên
phải đến đúng giờ. Người tham dự cần tích cực lắng nghe và tham gia. Giữ
yên lặng, sử dụng máy tính xách tay hoặc điện thoại có thể được ngầm hiểu là
không quan tâm.

 Phỏng vấn:

Đối với các cuộc phỏng vấn trực tiếp, bạn có thể sẽ cần mang một bản lý
lịch được in, ngay cả khi họ có trong tay hồ sơ của bạn. Hãy mang nhiều bản
sao trong trường hợp phỏng vấn nhóm.

Biết khi nào nên nhắc đến lương: Khi bắt đầu quá trình phỏng vấn, bạn
thường sẽ được hỏi lương. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán lương không nên
bắt đầu cho đến sau này trong quá trình phỏng vấn, tốt nhất là sau khi một đề
nghị được người phỏng vấn đưa ra. Đó cũng là một cử chỉ lịch sự để gửi một
lời cảm ơn đến người phỏng vấn của bạn, cho dù là viết tay hoặc qua email.

 Cách chào hỏi

Đối với doanh nhân Mỹ, bắt tay là một cách chào hỏi phổ biến. Họ thường
dùng cả bàn tay và bắt chặt tay để thể hiện sự thân thiện, nhiệt tình cũng như
thể hiện sự tự tin. Người Mỹ cũng ít khi đụng chạm khi chào hỏi, trừ khi thân
thiết với nhau hoặc có tình cảm đặc biệt.

III. Bài học cho Việt Nam

1. Sự cần thiết phải học hỏi văn hóa kinh doanh từ doanh nghiệp Mỹ

Không thể phủ nhận rằng một trong những yếu tố làm nên sự thành công
của nền kinh tế nước Mỹ-nền kinh tế dẫn đầu trên thế giới chính là văn hóa
kinh doanh. Là một nước đi sau và với mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh
nhằm thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển, Việt Nam hướng đến tiếp
thu tinh hoa, văn minh của những nước đi trước nhưng vẫn giữ được truyền
thống, văn hóa cốt lõi, hòa nhập chứ không hòa tan. Trong bối cảnh toàn cầu
hóa, Việt Nam cần học hỏi và áp dụng những tư duy văn hóa kinh doanh văn
minh của nước Mỹ, từ tác phong làm việc đúng giờ; tinh thần trách nhiệm cao
cho đến phong thái làm việc năng động, sáng tạo. Đặc biệt, sự sáng tạo ngày
nay được đề cao hơn cả, vì trong thời đại công nghiệp 4.0 đi kèm với toàn cầu
hóa, sự cạnh tranh đã buộc các tổ chức kinh doanh phải có những bước đi đổi
mới nhằm bứt phá hoặc là bị bỏ lại phía sau. 

Bên cạnh đó, khác với văn hóa kinh doanh của phần đông các nước châu Á
như Nhật Bản, Hàn Quốc,...luôn coi trọng lễ nghi, cách ứng xử trong giao
tiếp,... thì Mỹ được coi là một đất nước tôn trọng sự bình đẳng, tự do, ưu tiên
sự thoải mái, tự nhiên. Không những thế, lối ra quyết định dứt khoát, thẳng
thắn giúp cho việc đàm phán nhanh gọn, đi thằng vào vấn đề và trình bày
thuyết phục hơn.

2. Giải pháp văn hóa nhằm thúc đẩy mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Việt
Nam

Bối cảnh toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển,
trong đó có Việt Nam. Để xây dựng quan hệ kinh tế với các nước phát triển,
việc hiểu biết và đề ra các giải pháp là cần thiết không chỉ đối với nhà nước
mà còn đối với các doanh nghiệp.

Về phía nhà nước, cần nâng cao nhận thức chung về văn hóa kinh doanh;
đẩy mạnh quan hệ song phương, kết hợp với giao lưu kinh tế và giao lưu văn
hóa, cung cấp thông tin về thị trường Mỹ nói chung và văn hóa Mỹ nói riêng;
đồng thời cần đào tạo những nhà kinh doanh có kiến thức, kỹ năng và thích
nghi về văn hóa kinh doanh

Về phía doanh nghiệp, cần xây dựng đội ngũ doanh nghiệp hiểu biết về thị
trường Mỹ, văn hóa kinh doanh Mỹ; cần sử dụng dịch vụ tư vấn luật khi làm
việc với các đối tác Mỹ; tích cực áp dụng thương mại điện tử để dễ dàng giao
dịch với các doanh nghiệp Mỹ; đồng thời tăng cường xúc tiến thương mại ở
các thị trường Mỹ.

You might also like