You are on page 1of 3

NGOẠI TÂM THU THẤT

I.Tổng quan:
1: Ngoại tâm thu thất là nhát ngoại lại mà có nguồn gốc từ hai buồng thất,
những nhát bóp ngoại lại này thỉnh thoảng gây mất sự đồng đều của tim, hồi
hộp, choáng váng.
2. Thông thường ngoại tâm thu thất ở người không có bệnh tim tiềm ẩn, không
gây triệu chứng gì thì không cần cân nhắc điều trị. Ngoại tâm thu thất cần cân
nhắc điều trị khi có triệu chứng thường xuyên, và có bệnh tim tiềm ẩn.
II. Triệu chứng
Ngoại tâm thu thất thường không có triệu chứng, nếu tần số nhiều hơn triệu
chứng xuất hiện như là:
1: Hồi hộp
2: Đánh trống ngực
3: Hụt hẫn do mất nhịp hoặc bỏ nhịp
Khì nào đến gặp bác sĩ: Khi có cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, hụt hẫn
trong ngực hãy liên hệ với bác sĩ. Bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân cho bạn, vì cùng
triệu chứng nhưng có rất nhiều nguyên nhân như: lo lắng, thiếu máu, bệnh lý
tuyến giáp, có thể là nhiễm trùng vv…
III. Nguyên nhân:
1: Đề hiểu về nguyên nhân ngoại tâm thu thất, ta cần hiểu cơ bản về nhịp tim
bình thường là như thế nào.
Tim cấu tạo từ bốn buồng 2 buồng nhĩ, 2 buồn thất.
Nhịp tim được điều khiển bởi những bộ máy tạo nhịp tự nhiên như: nút xoang
nằm ở nhĩ phải, nút nhĩ thất nằm ở nút liên thất, bó his.
Nút xoang thường là nút chủ nhịp, phát xung điện để khởi phát nhịp tim. Tín
hiệu điện đi xuyên qua nhĩ là cơ nhĩ co bóp máu xuống thất.
Sau đó tin hiệu truyền xún thất qua nút nhĩ thất và bó his giúp cơ thất co bóp
đẩy máu lên phổi và nuôi toàn bộ cơ thể.
Ở nhịp tim bình thường rất đều, tần số từ 60 – 100 lần/phút.
Ngoại tâm thu thất là những nhát bóp không đều, bắt nguồn từ thất thay vì nhĩ.
Những nhịp này thường đến sớm hơn nhịp dự kiến.
2: Về nguyên nhân của ngoại tâm thu thất không phải lúc nào cũng rõ ràng.
Nhưng đa phần là do bệnh lý tim mạch tìm ẩn.
- Một số loại thuốc như: thuốc điều trị rối loạn nhịp, điều trị tâm thần,
- Rượu, chất gây nghiện.
- Các chất kích thích như: cà phê, thuốc lá.
- Tăng nồng độ aldrenalin trong máu như: vận động, căng thẳng
- Tổn thương cơ tim như: viêm cơ tim, bệnh lý mạch vành, bệnh cơ tim cấu
trúc, sau phẩu thuật, thủ thuật tim mạch…
III. Biến chứng:
Ngoại tâm thu thấ kéo dài, tần số nhiều (> 10% trên holter ECG 24h) có thề gây
suy yếu co bóp cơ tim ( Bệnh cơ tim do rối loạn nhịp).
Hiếm hơn khi có bênh tim mạch đi kèm, ngoại tâm thu thất có thể gây cơn
nhanh thất, xoắn đình, ngừng tim.
IV. Chẩn đoán:
Để chẩn đoán bác sĩ cần thăm khám hỏi bệnh nhân về triệu chứng, tiền sử bệnh
lý tim mạch, bệnh lý hệ thống, lối sống, thuốc đang dùng.
Thăm khám bằng nghe tim bắt mạch …
Các xét nghiệm cận lâm sàng như:
1: ECG: Phát hiện những nhát ngoại lại nguồn gốc của chúng, ngay tại thời
điểm đo. Có thể phát hiện những rối loạn nhịp khác như nhịp chậm, nhịp nhanh.
Trong trường hợp ngoại tâm thu thất không xuất hiện thường xuyên, ECG có
thể không phát hiện được tại thời điểm đo. Bác sĩ sẽ chỉ định thêm holter ECG
nếu nghi ngờ có ngoại tâm thu cho người bệnh.
2: Holter ECG: là thiết bị gắng trên người bệnh nhân khoảng 24h, giúp ghi lại
hoạt động điện tim xuyên suốt thời gian gắng máy. Giúp bác sĩ kiểm tra những
rối loạn nhịp của người bệnh trong thời gian đo, trong đó có ngoại tâm thu.
3: Ngoài ra bác sĩ sẽ chỉ định đo ECG gắng sức nếu nghi ngờ ngoại tâm thu
khời phát khi vận động.
4: Thêm vào đó bác sĩ có thể thêm các xét nghiệm khác nếu nghi ngờ triệu
chứng của bệnh nhân không phải là ngoại tâm thu đều tiềm các nguyên nhân
khác.
V. Điều trị:
Phần lớn ngoại tâm thu thất không cần điều trị nếu không có triệu chứng.
Điều trị chủ yếu dựa vào nguyên nhân gây ngoại tâm thu, tần số xuất hiện của
nó và bệnh lý tim mạch nền của người bệnh.
- Thay đổi lối sống, tránh các chất khởi phát cơn ngoại tâm thu như thuốc
lá cà phê
- Thuốc rối loạn nhịp như: Chẹn beta, chẹn kênh canxi
- Nếu hai biện pháp trên không hiệu quả có thể cân nhắc đến phương pháp
triệt đốt RF nếu có chỉ định từ bác sĩ lâm sàng.

You might also like