You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA LUẬT

BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH

MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ (KL371)

NHÓM HỌC PHẦN: H01

NHÓM 01

KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
Giảng viên giảng dạy: Thành viên nhóm:
Thầy Nguyễn Chí Hiếu Trần Văn Bảo B2108748
Đặng Ngọc Đạt B2108751
Lê Nguyễn Mạnh Cường B2101686
Nguyễn Minh Khôi B2108759
Nguyễn Cao Thiên B2108780
Nguyễn Văn Toàn B2108785
Lê Trương Vĩnh Khang B2101694
Trương Quốc Đăng B2108752
Nguyễn Huy Chân B2101685
Nguyễn Sỹ Tính B2108784
Phạm Phúc Hưng B2108757
ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

NHÓM 01

Chịu trách nhiệm phản biện Nhóm 02

ĐÁNH GIÁ
MSSV HỌ VÀ TÊN
Hậu Giang, tháng 08 năm 2023 (%)
B2108748 Trần Văn Bảo 100%
B2108751 Đặng Ngọc Đạt 100%
B2101686 Lê Nguyễn Mạnh Cường 100%
B2108759 Nguyễn Minh Khôi 100%
B2108780 Nguyễn Cao Thiên 100%
B2108785 Nguyễn Văn Toàn 100%
B2101694 Lê Trương Vĩnh Khang 100%
B2108752 Trương Quốc Đăng 100%
B2101685 Nguyễn Huy Chân 100%

B2108784 Nguyễn Sỹ Tính 100%


B2108757 Phạm Phúc Hưng 100%
MỤC LỤC
KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
I. KHÁI NIỆM CHUNG:………………………………………………1
1. Khái niệm……………………………………………………………1
2. Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự……………………1
3. Đặc điểm của khởi tố vụ án hình sự………………………………..1
II. CĂN CỨ ĐỂ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ…………………………2
1. Căn cứ đẻ khởi tốc vụ án hình sự…………………………………..2
1.1. Tố giác của công dân……………………………………………………….2
1.2. Tin báo của cơ quan tổ chức……………………………………………….3
1.3. Căn cứ theo yêu cầu khởi tố của bị hại…………………………………..4
1.4. Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng……………………...5
1.5. Cơ quan điều tra,viện kiểm sát, tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan,
Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an
nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra…………………………………………………………...6
1.6. Người phạm tội tự thú………………………………………………………6
2. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự……………………………….7
2.1. Không có sự việc phạm tội…………………………………………………7
2.2. Hành vi không cấu thành tội phạm……………………………………….7
2.3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến đọ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự…………………………………………………………7
2.4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình
chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật……………………………………………8
2.5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự………………………….8
2.6. Tội phạm đã được đại xá…………………………………………………..8
2.7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chết, trường hợp cần tái
thẩm đối với người khác……………………………………………………8
2.8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141,
143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại
diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.
…………………………………………………………………………………9
III. QUYẾT ĐỊNH KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ………………………9
1. Thẩm quyền khởi tố………………………………………………...9
1.1. Cơ quan điều tra…………………………………………………………..11
1.2. Viện kiểm sát……………………………………………………………….11
1.3. Cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra…………...12
1.4. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của tòa án………………………..12
2. Thời hạn và trình tự thủ tục giải quyết việc khởi tố……………13
3. Thay đỗi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự………15
IV. KIỂM SÁT VIỆC KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ………………….16
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.………………………………………………………………………………………
KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

I. KHÁI NIỆM CHUNG

1. Khái niệm

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng hình sự,
trong đó cơ quan có thẩm quyền thu thập, xử lý các thông tin ban đầu và ra quyết
định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Thời điểm bắt đầu của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự được tính từ khi cơ
quan tiến hành tố tụng nhận được những tin tức về tội phạm và kết thúc khi cơ quan
tiến hành tố tụng ra một trong hai quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định
không khởi tố vụ án hình sự.

2. Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự

Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là nhằm “phát hiện chính xác
nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội
phạm, không làm oan người vô tội” thì khởi tố vụ án hình sự là phát hiện chính xác,
nhanh chóng những tội phạm đã xảy ra để từ đó đề ra những biện pháp phù hợp cho
việc điều tra làm rõ và xử lý công minh đối với mọi tội phạm.

Bằng cách đó, khởi tố không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu chung của tố
tụng hình sự mà còn là một bảo đảm quan trọng để toàn bộ quá trình tố tụng hình sự
được tiến hành và tiến hành theo đúng hướng, đúng mục tiêu.

3. Đặc điểm

Chủ thể: cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là Cơ quan tiến hành
tố tụng và các cơ quan được giao quyền tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu.

Hành vi tố tụng đặc trưng: kiểm tra, xác minh nguồn tin tiếp nhận được về
tội phạm dưới các hình thức như lấy lời khai của người bị tạm giữ, xem xét dấu vết
trên thân thể của người bị tạm giữ theo quy định, khám nghiệm hiện trường…

Văn bản tố tụng đặc trưng: quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố
vụ án hình sự. Trong đó:

+ Quyết định khởi tố vụ án hình sự là hành vi tố tụng hình sự của cơ quan


có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự biểu hiện bằng một văn bản tố tụng hình sự xác
định một sự kiện pháp lý là có dấu hiệu của tội phạm cụ thể được quy định tại Bộ luật
hình sự.

1
+ Quyết định không khởi tố vụ án hình sự là hành vi pháp lý của người có
thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự biểu hiện bằng một văn bản quyết định không tiến
hành hoặc chấm dứt mọi hoạt động tố tụng hình sự đã hoặc đang tiến hành đối với
hành vi đã bị cho là tội phạm khi có những căn cứ nhất định.

II. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự. 

1. Căn cứ để khởi tố vụ án hình sự. 

Để loại trừ những trường hợp oan sai, Điều 143 BLTTHS 2015 quy định khả
năng duy nhất cho phép khởi tố vụ án. Đó là khi đã xác định có dấu hiệu tội  phạm.  

Dấu hiệu phạm tội được xác định trên cơ sở những thông tin thu được
từ những nguồn nhất định.  

Căn cứ KTVA và căn cứ xác định dấu hiệu phạm tội là khác nhau.
Khởi tố vụ án hình sự giai đoạn đầu tiên của hoạt động tố tụng hình sự.
Theo đó, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng điều tra, xác minh xem có
hay không có dấu hiệu của tội phạm. Trường hợp có dấu hiệu của tội phạm, các cơ
quan có thẩm quyền sẽ ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự. Trường hợp
không có dấu hiệu của tội phạm, cơ quan có thẩm quyền sẽ không tiến hành khởi
tố vụ án hình sự.

Trong đó, dấu hiệu tội phạm được xác định trên cơ sở những thông tin thu
được từ những nguồn nhất định. Theo Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

1.1. Tố giác của công dân 

Tố giác của công dân là sự tố cáo về những hành vi nào đó mà họ cho rằng đó
là tội phạm. Công dân có quyền và nghĩa vụ tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật
hình sự mà họ biết với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào không nhất thiết phải là cơ quan
tiến hành tố tụng. 

Tố giác có thể trực tiếp bằng miệng, có thể bằng thư, điện thoại,văn bản…
Trường hợp người bị hại trình báo về sự kiện phạm tội (Điều 105) cũng được coi là tố
giác của công dân. 

Trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm ?


Theo điểm a ,b khoảng 2 điều 145 luật TTHS 2015 :
+ Cơ quan điều ,Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác ,tin báo về tội phạm ,kiến
nghị khởi tố ;
+ Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác ,tin báo về tội phạm .

2
Viện Kiểm sát được trực tiếp giải quyết tố giác , tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố sau khi chính mình tiếp nhận hay không?
Là không. Vì căn cứ theo khoản 2 Điều 146 thì Viện Kiểm sát có trách
nhiệm chuyển ngay tố giác tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu
có liên quan đã tiếp nhận cho cơ quan có thẩm quyền.
1.2. Tin báo của cơ quan, tổ chức  

Tin báo của cơ quan, tổ chức về tội phạm là những thông tin, thông báo,báo
cáo, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức với cơ quan tiến hành tố tụng về những hành
vi, vụ việc đã xảy ra mà các cơ quan, tổ chức cho đó là tội phạm. 

- Theo  khoảng 2 điều 143 (LTTHS 2015): Tin báo của cơ quan,tổ chức cá
nhân là 1 trong những căn cứ để khởi tố vụ án hình sự . 

- Điều 83 của BLTTHS 1988 quy định “tin báo của cơ quan Nhà
nước  hoặc tổ chức xã hội” cũng là một căn cứ để khởi tố vụ án hình sự. Điều 100
của  BLTTHS 2003 đã thay thế cụm từ cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội
bằng cụm từ cơ quan, tổ chức nói chung. Điều đó khẳng định rằng không chỉ có
cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội mà cả các cơ quan (như cơ quan của sứ quán  nước
ngoài, các cơ quan ngoại giao, các tổ chức phi chính phủ) và các tổ chức  khác (tổ
chức nghề nghiệp, tổ chức chính trị xã hội…) cũng phải có trách nhiệmbáo cho cơ
quan tiến hành tố tụng những tin tức về tội phạm. 

Tòa án có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến
nghị khởi tố hay không?
Là không. Vì Tòa án là cơ quan xét xử, căn cứ theo khoản điều 145 Bộ
luật tố tụng hình sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố thuộc các cơ quan sau đây:

Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
theo thẩm quyền điều tra của mình.

Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình.

Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động
kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu
bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được
khắc phục.

3
1.3. căn cứ theo yêu cầu kiến nghị khởi tố của bị hại.

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại (Điều 155 BLTTHS 2015 sửa
đỏi bổ sung 2021)
Chủ thể yêu cầu khởi tố: bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người
dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
Phạm vi các vụ án bị khởi tố theo yêu cầu của bị hại: Chỉ được khởi tố vụ
án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141,
143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự.
Chu thể có quyền rút yêu cầu khởi tố và vụ án bị đình chỉ: Bị hại hoặc
người đại diện của bị hại người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần
hoặc thể chất hoặc đã chết.
Rút yêu cầu khởi tố thì buộc vụ án phải bị đình chỉ: . Trường hợp người
đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn
cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép
buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Có được quyền yêu cầu khởi tố lại sao khi rút yêu cầu không: Bị hại hoặc
người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ
trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Trách nhiệm tiếp nhận kiến nghị khởi tố ?
Theo điểm a khoảng 2 điều 145 Luật TTHS 2015 : Cơ quan điều tra ,Viện
kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận kiến nghị khởi tố.

Trách nhiệm giải quyết tố giác ,tin báo về tội phạm ,kiến nghị khởi tố ?
Theo khoảng 3 điều 145 Luật TTHS 2015 .
+ Cơ quan điều tra giải quyết tố giác ,tin báo về tội phạm ,kiến nghị khởi tố
theo thẫm quyền điều tra của mình .
+ Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết
tố giác,tin báo về tội phạm theo thẫm quyền điều tra của mình;
+ Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động

kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu
hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được
khắc phục.
4
Tòa án có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến
nghị khởi tố hay không?
Theo khoảng 3 điều 145 thì Tòa án không có thẫm quyền giải quyết tố
giác ,tin báo về tội phạm ,kiến nghị khởi tố .Chỉ có CQĐT ,Cơ quan được giao
một số nhiệm vụ tiến hành hoạt động điều tra ,VKS mới có thẫm quyền.

Từ đây có thể thấy rõ được sự khác biệt về tố giác, tin báo về tội phạm và
kiến nghị khởi tố.
Tố giác tội phạm Tin báo về tội phạm Kiến nghị khởi tố

Tố giác về tội phạm là Tin báo về tội phạm là Kiến nghị khởi tố : Là
việc cá nhân phát hiện thông tin về vụ việc có việc cơ quan nhà nước
và tố cáo hành vi có dấu dấu hiệu tội phạm do cơ có thẫm quyền kiến nghị
hiệu tội phạm với cơ quan ,tổ chức ,cá nhân bằng văn bản và gửi
quan có thẫm quyền . thông báo với cơ quan kèm theo chứng cứ tài
(khoảng 1 điều có thẫm quyền hoặc liệu liên quan cho Cơ
144 ,TTHS 2015 ) thông tin về tội phạm quan điều tra,Viện kiểm
trên phương tiện thông sát có thẫm quyền xem
tin đại chúng .(Khoảng 2 xét ,xử lý vụ việc có dấu
điều 144 ,TTHS 2015) hiệu tội phạm .
Cả 2 hình thức trên có
thể bằng lời nói hoặc
bằng văn bản.

1.4. Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng  

Khi có tin tức về tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng (báochí,
phát thanh, truyền hình…) thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét và giải
quyết thông tin đó theo quy định của pháp luật. 

Trong giai đoạn khởi tố, CQ có thẩm quyền kiểm tra, xác minh tố giác,
tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có quyền tiến hành hoạt động điều tra
không?

Là Có. Vì căn cứ theo các điểm a, b, c, d khoản 3 điều 147 Bộ luật tố tụng
hình sự 2015, khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ
quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động:

5
a) Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
để kiểm tra xác minh nguồn tin;

b) Khám nghiệm hiện trưởng;

c) Khám nghiệm tử thi;

d) Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.

1.5. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải
quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân
dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm:

Đây là những chủ thể đặc biệt mà trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm
vụ của mình, những thông tin mà họ thu được có giá trị làm căn cứ xác định việc khởi
tổ vụ án hình sự. Trong đó các cơ quan là Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm,
lực lượng Cảnh sát biển và một số cơ quan khác thuộc Công an nhân dân, Quân đội
nhân dân là các cơ quan quản lý Nhà nước, chức năng chính của họ là hành chính -
quản lý. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quản lý Nhà nước trên lĩnh vực cụ thể,
các cơ quan này phải thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra và do đó có khả năng
phát hiện tội phạm. Vì vậy, dấu hiệu tội phạm do những cơ quan này phát hiện được
cũng là căn cứ để khởi tố vụ án hình sự.

1.6. Người phạm tội tự thú:

Người phạm tội tự thú là người sau khi đã thực hiện hành vi phạm tội đã tự ăn
năn về tội lỗi của mình mà tự nguyện khai báo và giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật
nhanh chóng làm rõ các tình tiết của vụ án và ngăn chặn các hành vi phạm tội khác.
Người phạm tội được coi là tự thú khi chính người đó tự đến cơ quan có thẩm quyền
để khai báo về hành vi phạm tội của mình.

Phân biệt giữa đầu thú/tự thú?


Theo điểm h và điểm i ,khoản 1, điều 4 của BLTTHS thì:
“h) Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức
về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát
hiện.
i) Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra
trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.”

6
Chúng ta có thể thấy rõ sự khác biệt rằng việc tự thú là thừa nhận cái sai
của mình một cách tự nguyên trước khi bản thân họ và tội phạm của họ tạo ra bị
phát hiện, còn đầu thú cũng khá tương đồng với tự thú, chỉ có điều là việc họ thừa
nhận cái sai của mình một cách tự nguyên khi đã bị cơ quan thẩm quyền phát hiện
và bắt giữ về tội phạm mình tạo ra.
Tóm lại, đầu thú liên quan đến việc bắt giữ và tiếp nhận người bị tình nghi
làm cho họ khai báo, trong khi tự thú là hành động thừa nhận tội ác hoặc hành vi
phạm tội của bản thân
2. Căn cứ không khởi tố vụ án.

2.1. Không có sự việc phạm tội:

Không có sự việc phạm tội có thể là thông tin về tội phạm là không chính xác,
hoàn toàn không có sự việc xảy ra như thông tin mà các cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng tiếp nhận hoặc có sự việc xảy ra như nhưng sự việc đó không có dấu
hiệu của tội phạm

2.2. Hành vi không cấu thành tội phạm.

Hành vi không cấu thành tội phạm là hành vi của người hoặc pháp nhân nào
đó không thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của một cấu thành tội phạm cụ thể được quy
định trong Bộ luật Hình sự.

Ví dụ: Người thực hiện hành vi gây thiệt hại không có năng lực trách nhiệm
hình sự, không có lỗi; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội do sự kiện bất
ngờ, hành vi thực hiện là hành vi phòng vệ chính đáng, là hành vi thực hiện trong tình
thế cáp thiết…

2.3 Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu
trách nhiệm hình sự .

Theo khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định về tuổi chịu trách
nhiệm hình sự như sau:

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm,
trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

Khoản 2 điều 12 Bộ luật Hình sự hiện hành người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151,
168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290,
299, 303 và 304.
7
=> Từ quy định trên cho thấy rằng có trường hợp người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì không khởi tố vụ án
hình sự.

2.4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định
đình chỉ vụ án đã có hiệu lực pháp Luật.

Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ
án đã có hiệu lực pháp luật là một trong những trường hợp không được khởi tố theo
Khoản 4 điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021.

Điều này có nghĩa là nếu một người đã bị xử lý hình sự về một tội phạm nhất
định, thì không thể khởi tố lại về tội phạm đó.

Hành vi không cấu thành tội phạm ( Khoản 2 điều 157 Bộ Luật Tố tụng
hình sự)

Cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu pháp lý đặc trưng cho một tội
phạm cụ thể và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Hành vi không cấu thành tội phạm được hiểu là đã có hành vi nguy hiểm cho xã
hội xảy ra, nhưng hành vi đó không có đủ những dấu hiệu cấu thành một tội
phạm cụ thể nào quy định trong Bộ luật hình sự.

Về mặt hình thức có thể có những hành vi có một số dấu hiệu giống như tội
phạm, thậm chí có một số dấu hiệu đã được quy định trong cấu thành tội phạm
cụ thể nào đó trong Bộ luật hình sự, nhưng không đầy đủ. Để xác định là có tội
phạm cụ thể nào đó, hành vi được xem xét phải có đầy đủ các dấu hiệu của cấu
thành một tội phạm trong một điều luật cụ thể của Bộ luật hình sự hiện hành.

Trong thực tế, có thể những hành vi giống như tội phạm như thế đã được thực
hiện một cách không có lỗi, hoặc có hậu quả xấu gây ra cho xã hội nhưng không
đáng kể, hoặc số lượng tài sản chiếm đoạt, hay thiệt hại chưa đạt đến mức điều
luật của Bộ luật hình sự quy định về tội phạm đó.

Căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự thì hành vi tuy về hình thức có dấu
hiệu cấu thành tội phạm cụ thể nhưng tính chất mức độ nguy hiểm không đáng
kể thì không phải là tội phạm. Hành vi đã có những tình tiết loại trừ tính nguy
hiểm cho xã hội như sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, thi
8
hành mệnh lệnh, bắt giữ người phạm tội, những rủi ro trong nghiên cứu khoa
học... thì không thể bị khởi tố về hình sự.

=> Tóm lại, hành vi không cấu thành tội phạm là hành vi không đủ các dấu hiệu
trong cấu thành tội phạm theo quy định của Luật hình sự như: Có hành vi nguy
hiểm cho xã hội, nhưng hành vi đó không được quy định trong BLHS; hoặc là
hành vi nguy hiểm cho xã hội đó không có lỗi; hành vi nguy hiểm do người
không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện; cũng như hành vi có những
tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội: Sự kiện bất ngờ , Phòng vệ chính
đáng, Tình thế cấp thiết... Trong trường hợp hành vi xảy ra không thỏa mãn các
dấu hiệu của cấu thành tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền không được ra
quyết định khởi tố vụ án.

2.5 Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách
nhiệm hình sự ( Khoản 3 điều 157 Bộ Luật Tố tụng hình sự)
Theo điều 12 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình
sự như sau:

Khoản 1: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

-> Điều này có nghĩa là từ 16 tuổi, một người trưởng thành có thể bị truy cứu
trách nhiệm về mặt hình sự nếu phạm tội.

Khoản 2: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về
tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một
trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173,
178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304.

Nếu người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách
nhiệm hình sự, thì họ sẽ không bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự. Tuy
nhiên, có thể có các biện pháp khác để giáo dục và giúp họ hiểu biết về hành vi
của mình.

9
=> Từ quy định trên cho thấy rằng có trường hợp người thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì không khởi tố vụ án
hình sự.
2.6 Người mà hành vi phạm tội đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ
án đã có hiệu lực pháp luật ( khoản 4 điều 157 Bộ Luật Tố tụng hình sự)

Hành vi phạm tội của một người sau khi đã có bản án có hiệu lực của Toà án tức
là đã được phán quyết. Khi hành vi của một người đã được Toà án nhân danh
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phán quyết và bản án đó đã có
hiệu lực pháp luật, thì cũng có nghĩa là công lý về vấn đề và sự kiện pháp lý làm
phát sinh các quan hệ tố tụng hình sự ban đầu đã được xác lập. Đó là căn cứ để
không khởi tố vụ án hình sự. Tóm lại, người đã có bản án, và bản án đó đã có
hiệu lực pháp luật là người đã được đưa ra xét xử tại phiên tòa theo tội phạm mà
người đó đã thực hiện. Như vậy, tội phạm mà họ thực hiện đã được đem ra xét
xử rồi, có bản án rồi thì không thể khởi tố để xét xử lần thứ hai.

Quyết định đình chỉ vụ án có thể là văn bản của Viện kiểm sát hoặc Toà án
nhằm chấm dứt việc tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự. Trong quá trình
kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử
Viện kiểm sát phải quyết định việc đình chỉ vụ án khi có đủ căn cứ luật định và
quyết định đó có hiệu lực pháp luật ngay. Trong quá trình thực hiện các hoạt
động tố tụng hình sự, thực tế có thể có nhận thức khác nhau từ phía các cơ quan
có thẩm quyền tố tụng ngay từ giai đoạn khởi tố vụ án hình sự đối với sự kiện
pháp lý đã diễn ra. Tuy nhiên, Viện kiểm sát là cơ quan thay mặt Nhà nước,
kiểm sát việc tuân thủ pháp luật, và theo quy định của pháp luật, quyết định
đúng thẩm quyền của Viện Kiểm sát đình chỉ đối với những hành vi áp dụng
pháp luật của pháp nhân và thể nhân nào đó phải được thi hành nghiêm chỉnh.
Quyết định của Viện Kiểm sát đình chỉ vụ án là căn cứ không khởi tố vụ án hình
sự

Toà án là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ
quan duy nhất được quyền ra bản án, nhân danh Nhà nước để quyết định bị cáo
có phạm tội hay không, bị áp dụng hình phạt hay không, hình phạt gì và các
biện pháp tư pháp. Thông qua nghiên cứu hồ sơ vụ án hoặc qua xét xử sơ thẩm
mà Toà án đi đến quyết định đình chỉ vụ án đối với hành vi nào đó hoặc với
những người nào đó thì dù các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự có

10
nhất trí hay không và có phát hiện những tình tiết mới nào đó thì cũng phải thi
hành. Và đó là căn cứ không khởi tố vụ án hình sự.

Ngoài ra, thực tế có thể xảy ra những trường hợp mà người có hành vi phạm tội
sau khi đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, và đã được xét xử, bản án đã có hiệu
lực pháp luật, có thể phát sinh những sự đánh giá nào đó về chính hành vi đã
được xét xử, cả những tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
nhưng tuyệt nhiên, điều đó không thể là căn cứ để phát sinh bất cứ những quan
hệ tố tụng hình sự nào. Trường hợp khác, người có hành vi phạm tội sau khi đã
bị truy cứu trách nhiệm hình sự, và đã được xét xử, bản án đã có hiệu lực pháp
luật, do di trú đi nơi khác, sau thời gian dài, bị lãng quên, khi người này xuất
hiện trở lại, có những người do nhầm lẫn mà tố giác họ về hành vi phạm tội
trong quá khứ, thậm chí có thể nêu ra những tình tiết mới về hành vi đã được xét
xử (mà không phải là một tội phạm khác) thì bản án đã có hiệu lực pháp luật
chính là căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự.

Tóm lại, người thực hiện hành vi phạm tội đã có quyết định đình chỉ vụ án theo
tội phạm mà người đó đã thực hiện, tức là tội phạm mà người đó thực hiện đã
được điều tra, nhưng vì những tình tiết được quy định trong luật mà các cơ quan
THTT ra quyết định đình chỉ vụ án, và quyết định này đã có hiệu lực pháp luật.
2.7 Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự ( khoản 5 Điều 157 Bộ
luật tố tụng hình sự 2015 )
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật hình sự quy định
cho phép cơ quan có thẩm quyền được tiến hành các hoạt động truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với người phạm tội, khi hết thời hạn đó thì người phạm tội
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tại khoản 5 Điều 157 Bộ luật tố tụng
hình sự 2015 quy định việc hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là một
căn cứ không khởi tố vụ án hình sự hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 27
Bộ luật hình sự 2015 về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Lưu ý rằng kể cả khi có các hành vi bị coi là tội phạm như hành vi nguy
hiểm cho xã hội, hành vi có lỗi, được quy định trong luật hình sự, nhưng
khi đã hết thời hạn thì người phạm tội vẫn sẽ không bị truy cứu trách
nhiệm hình sự.
*VD: một người phạm tội ít nghiêm trọng, hành vi phạm tội họ xảy ra ngày 1
tháng 1 năm 2005 mà tội ít nghiêm trọng thời hiệu là 5 năm, như vậy thì nếu
như muốn khởi tố thì tối đa đến ngày 1 tháng 1 năm 2010 là hết còn nếu qua

11
ngày 01 tháng 01 năm 2010 thì lúc đó không còn khởi tố được nữa vì đã hết thời
hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
2.8 Tội phạm đã được đại xá ( khoản 6 Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự
2015 )
Đại xá được hiểu là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Quốc hội
quyết định bằng Nghị quyết nhằm tha tội hoàn toàn và triệt để cho người
phạm tội, kể cả khi họ có dấu hiệu tội phạm.
Văn bản đại xá thường được ban hành khi có sự kiện chính trị đặc biệt quan
trọng của đất nước và có hiệu lực đối với những tội phạm xảy ra trước và khi
văn bản đại xá đó được ban hành. Khi có tội phạm nào đó được đại xá thì những
hoạt động tố tụng liên quan như khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đều được đình
chỉ.
 2.7 Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần
tái thẩm đối với người khác ( khoản 7 Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 )
Trong quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố mà xác
định được người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết thì cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng phải ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự,
trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác. Mục đích của việc áp dụng
trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người phạm tội là nhằm giáo dục họ ý
thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội
mới. Nên mục đích đó chỉ có thể đạt được nếu áp dụng đối với người còn sống.
Việc không khởi tố vụ án hình sự này cũng sẽ không áp dụng với các đối
tượng đã chết mà trước khi họ còn sống hành vi của họ mang dấu hiệu tội
phạm.
2.8 Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141,
143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của
bị hại không yêu cầu khởi tố. ( khoản 8 Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự
2015 )
Theo Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, cơ quan có thẩm quyền tiến hành
tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều
134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự 2015 khi
có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người
có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. Nếu bị hại hoặc người
đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc
thể chất hoặc đã chết không yêu cầu khởi tố thì cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng không được khởi tố vụ án hình sự.

12
Lưu ý rằng căn cứ không khởi tố vụ án hình sự này cũng sẽ được áp dụng
kể cả khi trường hợp của người bị hại của các điều khoản trên có dấu hiệu
tội phạm.

III. Quyết định khởi tố vụ ván hình sự.

Trong giai đoạn khởi tố, có tư cách người bị buộc tội chưa (người bị bắt,
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo)? Cá nhân, pháp nhân?
Theo điểm g, khoản 1, điều 4 BLTTHS thì “Người bị buộc tội gồm người bị
bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo”
Vậy trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự thì chỉ xác định xem là có dấu
hiệu tội phạm hay không để ra quyết định có nên khởi tố vụ án hay không khởi tố
vụ án, nên vì thế sẽ không có một cá nhân hay pháp nhân cụ thể nào mang tư cách
là bị can hay bị cáo, khởi tố bị can là chỉ có trong giai đoạn điều tra và truy tố
trong các giai đoạn này thì mới có một cá nhân cụ thể để làm điều đó. Nhưng trong
giai đoạn khởi tố thì có thể có người bị bắt và người bị tạm giữ vì nếu có sự nghi
ngờ thì cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành bắt người bị nghi ngờ hoặc tạm
giữ họ.
1. Thẩm quyền khởi tố.

Tùy vào từng đặt điểm, đối tượng, căn cứ khởi tố và thẩm quyền khởi tố có
thể chia làm hai đối tượng là chủ thể của khởi tố bao gồm khởi tố vụ án và khởi tó bị
can:

Khởi tố vụ án hình sự
Khởi tố bị can
Đối tượng khởi tố Hành vi có dấu hiệu Người hoặc pháp nhân
phạm tội có dấu hiệu phạm tội
Căn cứ khởi tố Tại Điều 143 quy định, Theo khoản 1 Điều 179,
chỉ được khởi tố vụ án sau khi khởi tố vụ án và
khi đã xác định có dấu có đủ căn cứ để xác
hiệu tội phạm. Việc xác định một người hoặc
định dấu hiệu tội phạm pháp nhân đã thực hiện
dựa trên những căn cứ: hành vi mà Bộ luật
hình sự 2015 quy định
- Tố giác của cá nhân;
là tội phạm thì Cơ quan

13
- Tin báo của cơ quan, tổ điều tra ra quyết định
chức, cá nhân; khởi tố bị can.
- Tin báo trên phương
tiện thông tin đại chúng;
- Kiến nghị khởi tố của
cơ quan nhà nước;
- Cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng
trực tiếp phát hiện dấu
hiệu tội phạm;
Thẩm quyền ra Căn cứ Điều 153, Có 04 Tại điều 179 quy định,
quyết định khởi tố cơ quan có quyền ra có 03 cơ quan có quyền
quyết định khởi tố vụ án, ra quyết định khởi tố bị
đó là: can là:
- Cơ quan điều tra; - Cơ quan điều tra;
- Cơ quan được giao - Cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra; số hoạt động điều tra;
- Viện kiểm sát; - Viện kiểm sát.
- Hội đồng xét xử ra
quyết định khởi tố hoặc
yêu cầu Viện kiểm sát
khởi tố vụ án hình sự
nếu qua việc xét xử tại
phiên tòa mà phát hiện
có việc bỏ lọt tội phạm.
Giai đoạn ra quyết Theo Điều 153, có 04 Căn cứ Điều 179,
định khởi tố giai đoạn tố tụng hình sự có 02 giai đoạn có thể ra
có thể ra quyết định khởi quyết định khởi tố bị
tố vụ án là: can là:
- Giai đoạn khởi tố; - Giai đoạn điều tra;
- Giai đoạn điều tra; - Giai đoạn truy tố.
- Giai đoạn truy tố;
- Giai đoạn xét xử.

14
Khi có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự, xác định được những dấu hiệu tội
phạm đối với hành vi vi phạm pháp luật, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải
khởi tố vụ án. Điều 153 BLTTHS 2015 sửa đổi bổ sung 2021 quy định chủ thể của
việc khởi tố vụ án hình sự bao gồm các cơ quan sau:

1.1. Cơ quan điều tra.

Cơ quan điều tra có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự trong mọi trường hợp.
Trong đó:

Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân ra quyết định khởi tố vụ án hình sự
đối với tất cả các tội phạm trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều
tra trong Quân đội nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân ra quyết định khởi tố vụ án hình
sự đối với những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.

Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra quyết định khởi tố
vụ án hình sự đối với một số loại tội phạm trong hoạt động tư pháp mà người phạm
tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp.

1.2. Viện kiểm sát.

Khác với quy định tại Điều 104 BLTTHS 2003, tại Điều 153 BLTTHS 2015
SĐ, BS 2021 đã mở rộng phạm vi khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát. Viện kiểm
sát ra quyết định khởi tố vụ án trong ba trường hợp:

Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan
điều tra và các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra. Đó là
những trường hợp mà quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra,
Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác
trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân không đủ căn cứ pháp lý.

Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tinh báo về tội phạm, kiến nghị khởi
tố.

Viện kiểm sát trược tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm hoặc theo yêu cầu
khởi tố của HĐXX.

1.3. Cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra.

Cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra bao gồm: cơ quan của
Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Lực lượng cảnh sát biển, Kiểm ngư và các
cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến

15
hành một số hoạt động điều tra. Điểm a, điểm b khoản 1 điều 164 BLTTHS 2015 sửa
đổi bổ sung 2020.

Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng
cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng thì các cơ quan trên có quyền quyết định khởi tố
vụ án hình sự, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho viện kiểm sát có
thẩm quyền ( trong thời hạn trong 1 tháng kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình
sự).

Đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặt biệt
nghiêm trọng hoặc tội ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định khởi tố vụ án
hình sự, tiến hành hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan điều
tra có thầm quyền (trong thời hạn trong 1 tháng kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ
án hình sự).

Trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, ngoài các Cơ quan điều tra quy
định tại Điều 163 của Bộ luật này, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra trong khi làm nhiệm vụ của mình, nếu phát hiện sự việc có
dấu hiệu tội phạm thì có quyền khởi tố vụ án hình sự, tiến hành hoạt động điều tra
ban đầu và chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07
ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

1.4. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Tòa án.

Việc BLTTHS 2015 xác định rõ thẩm quyền khởi tố của Hội đồng xét xử đã
nói lên sự thay đổi cách thức xử lý thông tin về tội phạm. Điều này thể hiện ở những
điểm sau:

Thứ nhất, không phải là Tòa án nói chung mà chính là Hội đồng xét xử thông
qua việc xét xử mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm;

Thứ hai, khi phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm tại phiên tòa, Hội đồng xét xử
có hai cách xử lý sau:

+Ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, sau đó gửi tới Viện kiểm sát để xem xét
và quyết định giao cho Cơ quan điều tra tiến hành điều tra
+Yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự. Viện kiểm sát phải thông báo
cho Hội đồng xét xử biết kết quả việc giải quyết yêu cầu khởi tố đó.

2. Thời hạn, trình tự và thủ tục giải quyết việc khởi tố( Đ147 )

 Thời hạn giải quyết việc khởi tố.

16
  Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định: Quyết
định khởi tố vụ án hình sự; quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định
tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có
nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn
giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02
tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định
tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm
sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại
khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm
quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.           

Trình tự, thủ tục giải quyết việc khởi tố

Trình tự của việc khởi tố bao gồm:

Những bước tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định
dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ: Tố giác của cá nhân; tin báo của cơ quan,
tổ chức, cá nhân; tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng; kiến nghị khởi tố của
cơ quan nhà nước; cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu
hiệu tội phạm; người phạm tội tự thú. Điều 143 BLTTHS 2015

Trong giai đoạn này cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng một số biện pháp
cưỡng chế đối với pháp nhân và cá nhân.

Đối với pháp nhân Đối với cá nhân


- Kê biên tài sản liên quan đến hành vi Áp, dẫn giải: Người bị tố giác, người
phạm tội của pháp nhân; bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra,
- Phong tỏa tài khoản của pháp nhân xác minh có đủ căn cứ xác định người
liên quan đến hành vi phạm tội của đó liên quan đến hành vi phạm tội
pháp nhân; được khởi tố vụ án, đã được triệu tập
- Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất
của pháp nhân liên quan đến hành vi khả kháng hoặc không do trở ngại
phạm tội của pháp nhân; khách quan.
- Buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm Kê biên tài sản: Kê biên tài sản chỉ áp

17
thi hành án. dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà
Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền
hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để
bảo đảm bồi thường thiệt hại.

Phong tỏa tài khoản: Phong tỏa tài


khoản chỉ áp dụng đối với người bị
buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy
định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản
hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại
khi có căn cứ xác định người đó có tài
khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho
bạc Nhà nước. Phong tỏa tài khoản
cũng được áp dụng đối với tài khoản
của người khác nếu có căn cứ cho rằng
số tiền trong tài khoản đó liên quan
đến hành vi phạm tội của người bị
buộc tội.

Ngoài ra pháp luật còn đặt ra một số biện pháp ngăn chặn nhằm đảm bảo các
chủ thể bị khởi tố chấp hành nghiêm quyết định của cơ quan tiến hành khởi tố.

Biện pháp ngăn chặn được áp dụng trong khởi tố

+ Biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm: Biện pháp này là
biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Trong trường hợp bị can, bị
cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì cơ quan tiến hành tố tụng có
trách nhiệm trả lại cho họ số tiền hoặc tài sản đã đặt.

+ Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú: Biện pháp này chỉ áp dụng đối với bị
can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng. Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo
cư trú có trách nhiệm quản lý, theo dõi họ. Bị can, bị cáo vi phạm lệnh cấm đi khỏi
nơi cư trú sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

+Biện pháp bảo lĩnh: Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện
pháp tạm giam. Điều kiện của chủ thể nhận bảo lĩnh quy định tại khoản 4 Điều 92
Bộ Luật tố tụng hình sự 2015. Bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện
pháp ngăn chặn khác nếu cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã
cam đoan.

+Biện pháp bắt gồm các trường hợp: bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt
người trong trường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
Việc bắt người phải tiến hành đúng thẩm quyền theo luật định, trừ trường hợp bắt
18
người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Phải có biên bản về việc bắt người và
phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn
hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết.

Thủ tục khởi tố

Để bảo đảm việc khởi tố đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự, bảo
đảm không vi phạm các quyền và lợi ích của công dân, Điều 154 BLTTHS 2015 đã
quy định rõ những trách nhiệm và công việc mà cơ quan tiến hành tố tụng  phải tiến
hành trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm ra quyết định khởi tố. Cụ thể như sau:

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện
kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành
điều tra.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan
điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi
quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm
sát việc khởi tố.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Tòa án
phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp.

Ngay sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền
phải xem xét áp dụng các biện pháp ngăn chặn và thực hiện ngay mọi biện pháp thu
thập chứng cứ để làm rõ vụ án.

3. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự

Được quy định tại điều 156 Bộ Luật Hình sự hiện hành(các bạn có thể xem
qua điều luật trên).

Có thể nói từ lúc vụ án hình sự được khởi tố thì thay đổi hoặc bổ sung những
phát hiện, thông tin, tài liệu mới là bất cứ lúc nào làm cho những tình tiết về vụ án
được rõ ràng, đầy đủ hơn trong đó không loại trừ khả năng những thông tin, tài liệu,
chứng cứ này cho thấy quyết định khởi tố ban đầu là chưa hoàn toàn chính xác hoặc
chưa đầy đủ, cần phải thay đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế theo đó cũng chỉ cơ
quan điều tra và viện kiếm sát của vụ án mới có thẩm quyền thay đổi hoặc bổ sung
quyết định khởi tố vụ án hình sự cũng như đảm bảo tính khách quan của điều luật.

Vậy từ lần đầu tiên được thêm vào ở điều 106 BLTTHS năm 2003 đến hiện
tại là điều 156 BLTTHS nắm 2015 sửa đổi bổ năm 2021 thì vẫn không có sự thay
đổi. Từ đó cho thấy được sự tiến bộ trong tố tụng được thấy được sự cần thiết và
quan trọng của việc thay đổi hoặc bổ sung quyết định.

19
IV. KIỂM SÁT VIỆC KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ.

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm Sát trong giai đoạn khởi tố vụ án
hình sự ?

Theo quy định tại điều 159, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định chức
năng thực hành quyền công tố được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác tin báo
về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Theo đó, khi thực hành quyền công tố trong việc giải
quyết nguồn tin về tội phạm, viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

Phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người bị giữ trong trường họp khẩn
cấp, gia hạn tạm giữ; phê chuẩn, không phê chuẩn các biện pháp khác hạn chế quyền
con người, quyền công dân trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định
của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Khi cần thiết, đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh và yêu cầu cơ quan có thẩm
quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm thực hiện.

Quyết định gia hạn thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố; quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Yêu cầu cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra khởi tố vụ án hình sự.

Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong các
trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định.

Huỷ bỏ quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết
định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội
phạm và các quyết định tố tụng khác trái pháp luật của cơ quan điều tra, cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc thực hành quyền công tố
theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 nhằm chống bỏ lọt tội phạm,
chống làm oan người vô tội.

Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát trong việc tiếp nhận và kiểm sát việc
giải quyết nguồn tin về tội phạm (Điều 160 BLTTHS năm 2015)

Thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong việc giải quyết nguồn
tin tội phạm, viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

Kiểm sát việc tiếp nhận, trực tiếp kiểm sát, kiểm sát việc kiểm tra, xác minh
và việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm của cơ quan điều tra, cơ quan được

20
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; kiểm sát việc tạm đình chỉ việc
giải quyết nguồn tin về tội phạm; kiểm sát việc phục hồi giải quyết nguồn tin về tội
phạm.

Khi phát hiện việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm không đầy đủ,
vi phạm pháp luật thì yêu cầu cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra thực hiện các hoạt động: tiếp nhận, kiểm tra, xác minh, ra
quyết định giải quyết nguồn tin về tội phạm đầy đủ, đúng pháp luật; kiểm tra việc tiếp
nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và thông báo kết quả cho viện kiểm sát; cung
cấp tài liệu về vi phạm pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội
phạm; khắc phục vi phạm pháp luật và xử lí nghiêm người vi phạm; yêu cầu thay đổi
điều tra viên, cán bộ điều tra.

Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm.

Yêu cầu cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội
phạm.

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc tiếp nhận, giải
quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 161 BLTTHS năm 2015, thì Viện kiểm sát
có nhiệm vụ và quyền hạn khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố vụ án
hình sự như sau:

Yêu cầu cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Huỷ bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi
tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ và trái
pháp luật.

Trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của hội đồng xét xử không có
căn cứ thì viện kiểm sát kháng nghị lên toà án trên một cấp;

Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự trong các trường
hợp do Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định.

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để thực hành quyền công tố trong việc
khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Nhiệm vụ quyền hạn của viện kiểm sát khi kiểm sát việc khởi tố vụ án hình
sự (khoản 2 Điều 161, BLTTHS năm 2015)

21
Khi kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, viện kiểm sảt có những nhiệm vụ,
quyền hạn sau:

Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố của cơ quan điều tra, cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, bảo đảm mọi tội phạm
được phát hiện đều phải được khởi tố, việc khởi tố vụ án có căn cứ và đúng pháp luật.

Yêu cầu cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự.

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc khởi tố vụ án hình
sự theo quy định của Bộ luật này.

2. Viện Kiểm Sát được quyền hủy bỏ tất cả các quyết định khởi tố vụ án
hình sự/ quyết định không khởi tố vụ án của các chủ thể khác nếu xét thấy
không có căn cứ và trái pháp luật ?

Theo điểm b, c khoản 1 điều 161, BLTTHS năm 2015 quy định như sau:

Hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi
tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ và trái
pháp luật

Trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử không có
căn cứ thì Viện kiểm sát kháng nghị lên Tòa án trên một cấp

3. Quyền công tố (sự buộc tội nhân danh Nhà Nước) trong Tố tụng hình
sự nói chung và trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự nói riêng thuộc về chủ thể
nào ?

Tại Khoản 1, Điều 107 Hiến pháp năm 2013 có quy định: “Viện kiểm sát
nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” và Điều 2 Luật tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 cũng quy định: “Viện kiểm sát nhân dân là
cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam”. Như vậy, thực hành quyền công tố là một trong hai chức
năng hiến định Viện kiểm sát nhân dân.

22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Châu, M. G.(2015). Sách hướng dẫn học tập Luật Tố tụng Hình sự.
Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

[2]. Kiện, N. N.(2020). Giáo trình Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam. Nhà
xuất bản Tư pháp.

[3]. Mai, V. T.(2023). Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định theo quy
định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Đại học Quốc gia Hà Nội.

23
[4]. Thực, Đ. V.(2021). Hoạt động của kiểm sát viên khi kiểm sát việc tạm
đình chỉ điều tra vụ án hình sự. Tạp chí Khoa học Kiểm sát, 6(53), 63–68.
https://khoahockiemsat.hpu.vn/portal/article/view/126

VĂN BẢN PHÁP LUẬT CĂN CỨ

[5]. Quốc hội.(2015). Bộ luật Tố tụng hình sự (Số 101/2015/QH13).


https://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-toanvan.aspx?ItemID=96172&Keyword=

[6]. Quốc hội.(2021). Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố
tụng hình sự (Số 02/2021/QH15). https://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-toanvan.aspx?
ItemID=153151&Keyword=

[7]. Quốc hội.(2015). Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (Số


99/2015/QH13). https://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-toanvan.aspx?
ItemID=96121&Keyword=

[8]. Chính phủ.(2018). Nghị định về Quy định chi tiết việc thành lập và hoạt
động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng
hình sự (Số 30/2018/NĐ–CP).https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?
pageid=27160&docid=193157

24

You might also like