You are on page 1of 2

TỐ TỤNG HÌNH SỰ.

2.2. Hành vi không cấu thành tội phạm.

Hành vi không cấu thành tội phạm là hành vi của người hoặc pháp nhân
nào đó không thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của một cấu thành tội phạm
cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự. Điều 157 Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2015 quy định rằng không được khởi tố vụ án hình sự khi có
một trong các căn cứ sau: không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu
thành tội phạm, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến
tuổi chịu trách nhiệm hình sự, người mà hành vi phạm tội của họ đã có
bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật, đã hết thời
hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, tội phạm đã được đại xá

Trường hợp này được hiểu là đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra,
nhưng hành vi đó không có đủ những dấu hiệu cấu thành một tội phạm cụ
thể nào quy định trong Bộ luật hình sự. Về mặt hình thức có thể có những
hành vi có một số dấu hiệu giống như tội phạm, thậm chí có một số dấu
hiệu đã được quy định trong cấu thành tội phạm cụ thể nào đó trong Bộ
luật hình sự, nhưng không đầy đủ. Để xác định là có tội phạm cụ thể nào
đó, hành vi được xem xét phải có đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành một
tội phạm trong một điều luật cụ thể của Bộ luật hình sự hiện hành. Trong
thực tế, có thể những hành vi giống như tội phạm như thế đã được thực
hiện một cách không có lỗi, hoặc có hậu quả xấu gây ra cho xã hội nhưng
không đáng kể, hoặc số lượng tài sản chiếm đoạt, hay thiệt hại chưa đạt
đến mức điều luật của Bộ luật hình sự quy định về tội phạm đó. Căn cứ
vào các quy định của Bộ luật hình sự thì hành vi tuy về hình thức có dấu
hiệu cấu thành tội phạm cụ thể nhưng tính chất mức độ nguy hiểm không
đáng kể thì không phải là tội phạm. Hành vi đã có những tình tiết loại trừ
tính nguy hiểm cho xã hội như sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tình
thế cấp thiết, thi hành mệnh lệnh, bắt giữ người phạm tội, những rủi ro
trong nghiên cứu khoa học… thì không thể bị khởi tố về hình sự.

Ví dụ: Người thực hiện hành vi gây thiệt hại không có năng lực trách
nhiệm hình sự, không có lỗi; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội do sự kiện bất ngờ, hành vi thực hiện là hành vi phòng vệ chính đáng,
là hành vi thực hiện trong tình thế cáp thiết…

=> Tóm lại, khi mà hành vi hoặc là không có lỗi, hoặc là gây thiệt hại
hoặc đe doạ gây thiệt hại cho xã hội không đáng kể; hoặc là hành vi được
thực hiện không phải bởi những chủ thể mà Bộ luật hình sự quy định có
thể là chủ thể của tội phạm đó, hoặc đã có những tình tiết loại trừ tính
chất tội phạm của hành vi, thì có căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự.
2.3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu
trách nhiệm hình sự
Theo Bộ luật Hình sự hiện hành, người trưởng thành chịu trách nhiệm
hình sự từ 16 tuổi trở lên. Điều này có nghĩa là từ 16 tuổi, một người
trưởng thành có thể bị truy cứu trách nhiệm về mặt hình sự nếu phạm tội.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt khi người trưởng thành
không chịu trách nhiệm hình sự dù đã đủ tuổi. Điều này có thể xảy ra khi
người đó bị mất trí hay mắc phải một số tình trạng không đủ khả năng
nhận thức và kiểm soát hành vi của mình

Đối với người chưa trưởng thành, quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự được áp dụng khác so với người trưởng thành. Theo Bộ luật Hình
sự hiện hành, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách
nhiệm hình sự về việc thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng ở 28 tội danh trong số 314 tội danh thuộc 04 nhóm tội
phạm.

Nếu người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu
trách nhiệm hình sự, thì họ sẽ không bị xử lý theo quy định của Bộ luật
Hình sự. Tuy nhiên, có thể có các biện pháp khác để giáo dục và giúp họ
hiểu biết về hành vi của mình.

2.4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định
đình chỉ vụ án đã có hiệu lực pháp Luật

Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ
vụ án đã có hiệu lực pháp luật là một trong những trường hợp không
được khởi tố theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm
2021. Điều này có nghĩa là nếu một người đã bị xử lý hình sự về một tội
phạm nhất định, thì không thể khởi tố lại về tội phạm đó. Ngoài ra, nếu
trong quá trình xét xử phúc thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm (HĐXXPT)
phát hiện ra người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết
định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật thì HĐXXPT phải hủy bản án
sơ thẩm và đình chỉ vụ án đối với bị cáo. Đây là một trong những quyền
của HĐXXPT theo Bộ luật Tố tụng hình sự.

Đây là một quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị
can, bị cáo, tránh trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhiều lần về
cùng một hành vi phạm tội. Đồng thời, quy định này cũng góp phần nâng
cao hiệu quả và tính kỷ luật của các cơ quan tố tụng trong việc giải quyết
các vụ án hình sự.

You might also like