You are on page 1of 13

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

KHOA KHÔNG LƯU




BÁO CÁO TIỂU LUẬN


DỊCH VỤ BÁO ĐỘNG

Giảng viên hướng dẫn: Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 4
HỒ THỊ VŨ HIỀN LÒ HÀ VY
Mã số SV: 1856060030
ĐỖ THÁI HÀ
Mã số SV: 1856060035
ĐÀO HÀ THU
Mã số SV: 1751010242
LÊ HUY LƯU
Mã số SV: 1856060025
LÊ TRỌNG HẢI
Mã số SV: 1856060039
NGUYỄN TRÀ MY
Mã số SV: 1856060003
QUYỀN HỒNG VÂN
Mã số SV: 1856060016
NGUYỄN DUY THƯỢNG
Mã số SV: 1856060045
VƯƠNG HỒ VIẾT KHANG
Mã số SV: 1856060005
LÊ NGUYỄN TRUNG TRỰC
Mã số SV: 1856060028

 TP. Hồ Chí Minh, năm 2019 


DỊCH VỤ KHÔNG LƯU

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian
từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, nhóm chúng tôi đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Không Lưu –
Trường Học Viện Hàng Không Việt Nam đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình
để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Và đặc biệt, trong học kỳ này, Khoa đã tổ chức cho chúng tôi được tiếp cận với môn
học mà theo tôi là rất hữu ích đối với sinh viên ngành Quản Lí Hoạt Động Bay cũng như
tất cả các sinh viên thuộc các chuyên ngành khác. Đó là môn học “Dịch vụ không lưu”.
Xin chân thành cảm ơn giảng viên Hồ Thị Vũ Hiền đã tận tâm hướng dẫn từng
cá nhân trong nhóm qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảo
luận về lĩnh vực ngành học. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì
tôi nghĩ bài tiểu luận này của chúng tôi rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, xin
chân thành cảm ơn cô!
Bài báo cáo được thực hiện trong khoảng thời gian gần 1 tháng. Bước đầu đi vào
thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực ngành học, kiến thức của chúng tôi còn hạn chế và còn
nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp
để kiến thức của chúng tôi trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

II HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM


DỊCH VỤ KHÔNG LƯU

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đề tài: “Dịch vụ báo động” là một công trình nghiên cứu độc
lập, không có sự sao chép của người khác. Đề tài là một sản phẩm mà chúng tôi đã nỗ
lực trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu tại trường Học Viện Hàng Không Việt
Nam. Mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong tiểu luận này là hoàn toàn trung thực.
Trong quá trình viết bài có sự tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng và thông
tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc, cho phép công bố. Tôi xin cam
đoan nếu có vấn đề gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 2020
Trưởng nhóm thực hiện
(ký và ghi rõ họ tên)

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM III


DỊCH VỤ KHÔNG LƯU

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TỪNG THÀNH VIÊN

Việc chọn đề tài cũng như lên ý tưởng nghiên cứu đều được từng thành viên của
nhóm thống nhất và thực hiện. Sau khi nghiên cứu đề tài xác định được mục đích cũng
như mục tiêu, mỗi thành viên đều có những công việc riêng.
Thành viên Nhiệm vụ Ghi chú

Lê Huy Lưu Tìm kiếm tài liệu, hình ảnh

Quyền Hồng Vân Tìm kiếm tài liệu, hình ảnh Thuyết trình
Tổng hợp hoàn thiện
Nguyễn Trà My Tìm kiếm tài liệu, hình ảnh PowerPoint.
Tổng hợp hoàn thiện
Lê Trọng Hải Tìm kiếm tài liệu, hình ảnh phần nội dung chính tiểu
luận.
Nguyễn Duy Thuyết trình
Tìm kiếm tài liệu, hình ảnh
Thượng
Lê Nguyễn Trung
Tìm kiếm tài liệu, hình ảnh
Trực
Lò Hà Vy Tìm kiếm tài liệu, hình ảnh
Tổng hợp hoàn thiện
Đỗ Thái Hà Tìm kiếm tài liệu, hình ảnh PowerPoint.
Vương Hồ Viết
Tìm kiếm tài liệu, hình ảnh
Khang
Đào Hà Thu Tìm kiếm tài liệu, hình ảnh

Ghi chú:
 Sau khi xong nhiệm vụ của mình thì thành viên giúp đỡ thành viên cùng nhóm và
các thành viên còn lại để hoàn thành đề tài.
 Sau khi tất cả cùng hoàn thành nhiệm vụ của mình thì nhóm trưởng là kiểm tra lại
toàn bộ nội dung.Tất cả cùng đưa ra kết luận cuối cùng cho đề tài.

IV HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM


DỊCH VỤ KHÔNG LƯU

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Ngày …. tháng ….. năm 2020


Giảng viên hướng dẫn
(ký và ghi rõ họ tên)

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM V


DỊCH VỤ KHÔNG LƯU

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG ......................................................................................... 2
2.1. Mục đích, phạm vi, trách nhiệm .................................................................. 2
2.1.1. Mục đích ......................................................................................................... 2
2.1.2. Phạm vi áp dụng ............................................................................................. 2
2.1.3. Trách nhiệm thu thập tin tức về tình trạng lâm nguy, lam nạn của tàu bay .. 2
2.1.4. Trách nhiệm cung cấp dịch vụ báo động ....................................................... 2
2.2. Các giai đoạn khẩn nguy .............................................................................. 3
2.2.1. Giai đoạn hồ nghi (INCERFA)....................................................................... 3
2.2.2. Giai đoạn báo động (ALERFA) ...................................................................... 3
2.2.3. Giai đoạn khẩn nguy (DETRESFA) ............................................................... 3
2.3. Các tín hiệu khẩn nguy, khẩn cấp ............................................................... 4
2.3.1. Tín hiệu khẩn nguy ......................................................................................... 4
2.3.2. Tín hiệu khẩn cấp ........................................................................................... 4
2.4. Thông báo cho các trung tâm tin hiệp đồng tìm kiếm cứu nạn ................ 4
2.5. Hành động đối với các tín hiệu khẩn nguy ................................................. 5
2.5.1. Nhiệm vụ trung tâm khẩn nguy: ..................................................................... 5
2.5.2. Nhiệm vụ của Cơ quan không lưu .................................................................. 6
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN ......................................................................................... 7
3.1. Kết luận đề tài ................................................................................................. 7
3.2. Ưu điểm và nhược điểm đề tài ....................................................................... 7

VI HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM


DỊCH VỤ KHÔNG LƯU

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Sau khi nghiên cứu đề tài, nhóm sẽ hiểu rõ hơn về “Dịch vụ báo động”:
- Trình bày được mục đích và phạm vi áp dụng của dịch vụ báo động;
- Liệt kê được thứ tự của các giai đoạn khẩn nguy;
- Phân biệt các nội dung của các giai đoạn khẩn nguy;
- Phân biệt được các tín hiệu khẩn nguy, khẩn cấp;
- Trình bày được trách nhiệm cung cấp dịch vụ báo động cũng như hành động
đối với cac tín hiệu khẩn nguy, khẩn cấp.

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 1


DỊCH VỤ KHÔNG LƯU

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG


2.1. Mục đích, phạm vi, trách nhiệm
2.1.1. Mục đích
Dịch vụ được cung cấp nhằm mục đích thông báo cho các cơ quan có liên quan
về các tàu bay cần sự giúp dươc của cơ quan tìm kiếm, cứu nạn và hỗ trợ các cơ quan
này theo yêu cầu.
2.1.2. Phạm vi áp dụng
Dịch vụ báo động được cung cấp cho:
- Tàu bay được cung cấp dịch vụ điều hành bay;
- Tàu bay khác đã nộp kế hoạch bay không lưu hoặc tàu bay đã được cơ sở
cung cấp dịch vụ không lưu nhận biết bằng các cách khác;
- Tàu bay khi đã biết hoặc cho rằng đang bị can thiệp bất hợp pháp.
2.1.3. Trách nhiệm thu thập tin tức về tình trạng lâm nguy, lam nạn của tàu bay
- Trung tâm kiểm soát đường dài là đầu mối chính thu thập tin tức về tình
trạng lâm nguy, lâm nạn của tàu bay hoạt động trong khu vực trách nhiệm của
trung tâm và thông báo tin tức này cho cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn
liên quan.
- Khi xuất hiện tình trạng lâm nguy, lâm nạn của tàu bay đang chịu sự kiểm
soát của đài kiểm soát tại sân bay hoặc cơ sở kiểm soát tiếp cận, các cơ sở điều
hành bay này phải thông báo ngay cho trung tâm kiểm soát đường dài và trung
tâm này thông báo lại cho cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn.
- Tùy theo tính chất khẩn nguy có thể không thực hiện theo qui định nêu trên.
Trong trường hợp đó, đài kiểm soát tại sân bay hoặc cơ sở kiểm soát tiếp cận trước
hết phải thực hiện báo động và áp dụng các biện pháp để triển khai đến các cơ
quan, đơn vị tìm kiếm, cứu nạn tại địa phương nhằm trợ giúp kịp thời.
2.1.4. Trách nhiệm cung cấp dịch vụ báo động
- Cơ quan chịu trách nhiệm về công tác báo động phải:
 Thông báo về giai đoạn hoặc các giai đoạn khẩn cấp cho cơ quan
cung cấp dịch vụ báo động trong vùng thông báo bay hoặc vùng kiểm
soát bị ảnh hưởng bên cạnh việc thông báo cho trung tâm hiệp đồng tìm
kiếm cứu nguy có liên quan;
 Sử dụng tất cả các phương tiện thích hợp, đặc biệt là các phương tiện
nêu trong mục 5.3 của Phụ ước 11 (Sử dụng các phương tiện thông tin
liên lạc), yêu cầu các cơ quan trợ giúp tìm kiếm bất kỳ tin tức hữu ích
nào về tàu bay được cho rằng đang trong tình trạng khẩn nguy;

2 HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM


DỊCH VỤ KHÔNG LƯU

 Thu thập các tin tức tích lại trong từng giai đoạn khẩn cấp và sau khi
tiến hành những kiểm tra cần thiết thì chuyển các tin tức đó đến trung
tâm hiệp đồng tìm kiếm cứu nạn;
 Tùy thuộc hoàn cảnh, thông báo chấm dứt tình trạng khẩn nguy.
- Trừ những trường hợp có quy định khác, các cơ quan không lưu phải báo
ngay cho các trung tâm hiệp đồng tìm kiếm cứu nạn khi tàu bay được coi là ở
trong tình trạng khẩn cấp.
- Ngoài ra, cơ quan không lưu phải cung cấp cho trung tâm hiệp đồng tìm
kiếm cứu nạn:
 Bất kỳ một tin tức có ích nào, đặc biệt là sự thay đổi tình trạng lâm
nguy, lâm nạn qua từng giai đoạn;
 Sự chấm dứt tình trạng lâm nguy.
2.2. Các giai đoạn khẩn nguy
2.2.1. Giai đoạn hồ nghi (INCERFA)
Khi không nhận được liên lạc từ tàu bay trong vòng 30 phút sau giờ cần phải liên
lạc hoặc kể từ lần liên lạc không được đầu tiên với tàu bay, chọn giờ sớm hơn;
Khi tàu bay không đến trong vòng 30 phút sau giờ dự tính đến do tổ lái thông báo
lần cuối cùng hoặc do cơ sở ATS dự tính, chọn giờ nào trễ hơn
2.2.2. Giai đoạn báo động (ALERFA)
- Tiếp theo sau giai đoạn hồ nghi, khi các cố gắng tiếp theo để liên lạc với tàu bay
hoặc hỏi các nơi có liên quan về tin tức tàu bay đều không có kết quả
- Khi tàu bay đã được phép hạ cánh nhưng không hạ cánh trong vòng 5 phút sau
giờ dự tính và vẫn không liên lạc được với tàu bay
- Khi tin tức nhận được cho thấy rằng khả năng hoạt động của tàu bay bị suy giảm
nhưng chưa tới mức độ phải hạ cánh bắt buộc trừ trường hợp có căn cứ làm giảm bớt
mối lo ngại về an toàn cho tàu bay và những người trên tàu bay;
- Khi đã biết hoặc cho rằng tàu bay đang bị can thiệp bất hợp pháp.
2.2.3. Giai đoạn khẩn nguy (DETRESFA)
- Tiếp theo giai đoạn báo động, khi các cố gắng tiếp theo để liên lạc với tàu bay và
đã hỏi trên một phạm vi lớn hơn mà không có kết quả, cho thấy khả năng tàu bay đang
bị lâm nguy, lâm nạn
- Khi cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu xác định rằng nhiên liệu trên tàu bay đã
cạn hoặc không đủ cho tàu bay đến vị trí an toàn
- Khi tin tức nhận được cho thấy khả năng hoạt động của tàu bay bị suy giảm tới
mức có thể phải hạ cánh bắt buộc
- Khi có tin tức nhận được hoặc khi có cơ sở chắc chắn rằng tàu bay đang chuẩn
bị tiến hành hoặc đã hạ cánh bắt buộc trừ trường hợp có cơ sở chắc chắn rằng tàu bay,
những người trên tàu bay không bị đe dọa trực tiếp, không nghiêm trọng và không cần
phải trợ giúp ngay tức khắc

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 3


DỊCH VỤ KHÔNG LƯU

2.3. Các tín hiệu khẩn nguy, khẩn cấp


2.3.1. Tín hiệu khẩn nguy
Các tín hiệu sau đây, khi được sử dụng đồng thời hay riêng rẽ, nói lên rằng có
nguy hiểm nghiêm trọng và cấp bách đang đe dọa tàu bay, và yêu cầu giúp đỡ ngay tức
khắc:
- Tín hiệu phát bằng vô tuyến ddienj hoặc bằng một cách phát nào khác gồm các
nhóm SOS (tín hiệu Mooc xơ là …---…);
- Tín hiệu thoại vô tuyến dùng từ MAYDAY
- Tín hiệu khẩn nguy gửi bằng truyền dữ liệu phát MAYDAY;
- Tín hiệu pháo hiệu đỏ bắn mỗi lần vứi giãn cách ngắn;
- Tín hiệu pháo sáng màu đỏ.
2.3.2. Tín hiệu khẩn cấp
Các tín hiệu sau đây,, khi được sử dụng đồng thời hay riêng rẽ, nói lên rằng tàu
bay muốn thông báo là đang gặp khó khăn và buộc phải hạ cánh, nhưng không yêu cầu
trợ giúp tức khắc:
- Tắt mở liên tục đèn pha hạ cánh; hoặc
- Tắt mở liên tục đèn tín hiệu giao thông – đèn vị trí nhưng phải khác với sự nhấp
nháy bình thường của các đèn này.
Các tín hiệu sau đây, khi được sử dụng đồng thời hay riêng rẽ, có nghĩa rằng tàu
bay phát tín hiệu muốn chuyển một điện văn khẩn cấp liên quan đến vấn đề an toàn
của tàu bay, tàu thuyền, xe cộ mà tàu bay phát hiện thấy, hay liên quan đến tính mạng
của người trên tàu bay:
- Tín hiệu gồm 3 chữ XXX được phát bằng vô tuyến điện báo hoặc bằng bất cứ
cách nào khác;
- Tín hiệu thoại vô tuyến bằng tiếng nói PAN, PAN;
- Tín hiệu khẩn cấp được gửi bằng phương thức truyền dữ liệu các từ PAN.PAN
2.4. Thông báo cho các trung tâm tin hiệp đồng tìm kiếm cứu nạn
- Trừ trường hợp máy bay đang ở trong tình trạng không chắc chắn hoặc trong
giai đoạn cảnh báo thì cơ quan phải thông báo cho người điều hành trước, các cơ quan
không lưu phải báo ngay cho các trung tâm hiệp đồng tìm kiếm cứu nạn khi tàu bay
được coi là ở trong tình trạng khẩn cấp.
- Thông báo sẽ bao gồm các thông tin sau đây như có sẵn theo thứ tự được liệt
kê:
 INCERFA, ALERFA hoặc DETRESFA, tùy theo từng giai đoạn khẩn
cấp;
 Cơ quan hoặc người gọi;
 Tính chất khẩn cấp;
 Số liệu chủ yếu từ kế hoạch bay;
 Cơ quan có liên lạc lần cuối cùng, giờ và tần số đã sử dụng;

4 HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM


DỊCH VỤ KHÔNG LƯU

 Báo cáo cuối cùng về vị trí và phương pháp xác định vị trí đó;
 Màu sơn và dấu hiệu tàu bay;
 Hàng hóa nguy hiểm chuyên chở trên tàu bay;
 Những biện pháp do cơ quan thông báo đã thực hiện;
 Các tin tức thích đáng khác.
- Một phần thông tin nêu trên, không có sẵn tại thời điểm thông báo cho trung
tâm điều phối ứng cứu, nên được đơn vị dịch vụ không lưu tìm kiếm trước khi tuyên
bố giai đoạn gặp nạn , nếu có sự chắc chắn hợp lý rằng giai đoạn này sẽ xảy ra.
Ngoài ra, cơ quan không lưu phải cung cấp cho trung tâm hiệp đồng tìm kiếm cứu
nạn:
 Bất kỳ một tin tức có ích nào, đặc biệt là sự thay đổi tình trạng lâm nguy,
lâm nạn qua từng giai đoạn; hoặc
 Sự chấm dứt tình trạng lâm nguy.
Lưu ý: Việc hủy bỏ hành động do trung tâm điều phối cứu hộ khởi xướng là trách
nhiệm của cơ quan đó.
2.5. Hành động đối với các tín hiệu khẩn nguy
2.5.1. Nhiệm vụ trung tâm khẩn nguy:
- Chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, phương án khẩn nguy, kế hoạch
đào tạo, huấn luyện và diễn tập khẩn nguy cứu nạn hàng không phù hợp với Kế hoạch
khẩn nguy sân bay.
- Tổ chức, xây dựng lực lượng ứng phó ban đầu và phối hợp với các đơn vị liên
quan để giải quyết các tình huống khẩn nguy tại Cảng HK.
- Chỉ huy các đơn vị trong và ngoài ngành hàng không hoạt động tại Cảng HK thực
hiện phương án khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp; các tình huống
khẩn nguy về hoạt động bay, các sự cố trên mặt đất, cơ sở hạ tầng; các tình huống khẩn
nguy thiên tai lụt, bão, y tế.
- Bảo đảm lực lượng, phương tiện, trang thiết bị sẵn sàng làm nhiệm vụ tìm kiếm,
cứu nạn 24/24 giờ.
- Nắm vững tình hình, nhu cầu của hiện trường khi xảy ra tình trạng khẩn nguy để
thực hiện quyền chỉ huy ban đầu và đáp ứng các yêu cầu cho việc giải quyết khẩn nguy
cứu nạn tại hiện trường được nhanh chóng, thường xuyên nắm chắc diễn biến tình hình
các yêu cầu cụ thể để điều động và báo cáo cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.
- Thông báo kết thúc tình trạng khẩn nguy tới các cơ quan, đơn vị, cơ sở, lực lượng
tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
- Phối hợp với các đơn vị thực hiện bảo vệ hiện trường, tùy tình huống bàn giao
cho các cơ quan có thẩm quyền điều tra tai nạn.
- Trong suốt quá trình triển khai phương án đối phó ban đầu, báo cáo kịp thời cho
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn Cục Hàng không Việt Nam, Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và tìm

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 5


DỊCH VỤ KHÔNG LƯU

kiếm cứu nạn Bộ Giao thông vận tải và thực hiện các quyết định, ý kiến chỉ đạo của Ban
Chỉ huy các cấp.
- Tổ chức rút kinh nghiệm về xây dựng và thực hiện Kế hoạch khẩn nguy sân bay,
phương án triển khai, hiệu chỉnh các phương án, tổ chức thực hành các phương án khẩn
nguy.
- Lưu trữ hồ sơ, kết quả hoạt động khẩn nguy, tìm kiếm cứu nạn của Cảng HK
2.5.2. Nhiệm vụ của Cơ quan không lưu
- Các cơ quan không lưu khi cần thiết phải sử dụng tất cả các phương tiện thông
tin liên lạc sẵn có để thiết lập và duy trì liên lạc với tàu bay đang trong tình trạng khẩn
cấp và yêu cầu cung cấp các tin tức về tàu bay.
- Khi cho rằng tàu bay đang trong tình trạng khẩn cấp, lâm nguy, lâm nạn cơ sở
cung cấp dịch vụ không lưu phải vẽ đường bay của tàu bay trên bản đồ để xác định vị
trí tiếp theo có thể của tàu bay và tầm hoạt động tối đáo với vị trí được biết lần cuối.
Đồng thời trên bản đồ vẽ đường bay của những tàu bay khác khi biết rằng chúng hoạt
động gần tàu bay lâm nạn để xác định vị trí tiếp theo của chúng và thời gian bay tối đa.
- Trung tâm kiểm soát đường dài khi quyết định là tàu bay trong giai đoạn hồ nghi
hoặc giai đoạn báo động và điều kiện thực tế cho phép, phải thông báo cho nhà khai thác
tàu bay trước khi thông báo cho cơ sở SAR.
- ( Lưu ý: Nếu tàu bay đang trong giai đoạn khẩn nguy, thì phải thông báo ngay
cho cở sở SAR)
- Cơ sở ATS khi xác định được rằng một tàu bay đang trong tình trạng lâm nguy,
lâm nạn thì phải thông báo ngay về tính chất của tình trạng lâm nguy, lâm nạn cho các
tàu bay hoạt dộng gần tàu bay lâm nguy, lâm nạn theo khả năng sớm nhất, trừ trường
hợp nếu ở dưới đây.
- Cơ sở khi biết hoặc cho rằng một tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp, thì không
được đề cập đến tính chất của tình trạng khẩn nguy trên hệ thống liên lạc không địa nếu
như trong các báo cáo của tauf bay liên quan chưa đề cập đến, và nếu có cơ sở chắc chắn
rằng việc đề cập này sẽ làm tình huống trầm trọng hơn.

6 HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM


DỊCH VỤ KHÔNG LƯU

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN


3.1. Kết luận đề tài
Với việc nghiên cứu về dịch vụ báo động, ta thấy rõ được mục đích, vai trò của
dịch vụ báo động trong ngành hàng không nói chung và ngành hàng không Việt Nam
nói riêng. Nhờ có dịch vụ báo động mà chúng ta có thể thông báo kịp thời cho các cơ
quan có liên quan về các tàu bay cần sự giúp đỡ của các cơ quan tìm kiếm, cứu nạn và
hỗ trợ các cơ quan này theo yêu cầu.
3.2. Ưu điểm và nhược điểm đề tài
Ưu điểm: Đề tài nghiên cứu của nhóm là một đề tài hoàn toàn mới đối với
nhóm. Đề tài đã đem đến cho một vốn kiến thức mới mẻ.
Nhược điểm: Trong quá trình nghiên cứu, nhóm đã không thể tìm hiểu sâu về
những dịch vụ báo động hiện đại mà hiện nay đã ra đời.

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 7

You might also like