You are on page 1of 48

BÀI 1:SỰ VỤ VIỄN THÔNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ

International Aeronautical Telecommunication


Service (IATS)
I. GIỚI THIỆU

Sự vụ viễn thông hàng không quốc tế được tạo thành bởi 4 loại sự vụ, mỗi loại cung
cấp một sự vụ viễn thông cần thiết cho ngành Hàng không dân dụng thế giới, nhằm
đảm bảo an toàn cho nền không vận và đáp ứng được các yêu cầu của dịch vụ không
lưu. Các sự vụ đó là:
- Sự vụ cố định hàng không (Aeronautical Fixed Service - AFS)
- Sự vụ lưu động hàng không (Aeronautical Mobile Service - AMS)
- Sự vụ vô tuyến dẫn đường hàng không (Aeronautical Radio Navigation
Service)
- Sự vụ truyền bá tin tức hàng không (Aeronautical Broadcast Service)

II. SỰ VỤ CỐ ĐỊNH HÀNG KHÔNG (AERONAUTICAL FIXED SERVICE -


AFS)

Sự vụ cố định hàng không (AFS) là một sự vụ vô tuyến giữa các điểm cố định được
định rõ để đảm bảo chủ yếu cho sự an toàn không vận và khai thác, điều hoà, hiệu
quả, kinh tế của các dịch vụ hàng không. ( Annex 10 Vol 2 ghi rõ hơn, có thể tham
khảo thêm )

AFS là sự vụ liên lạc đất đối đất toàn thế giới, những trạm liên lạc này có thể ở là tầm
xa, ngắn hay cục bộ.

AFS bao gồm tất cả các loại hệ thống liên lạc điểm đối điểm trong điện báo
(Telegraphy), Thoại vô tuyến (Telephone), Vô tuyến truyền chữ (Teletypewriter).

AFS ( Aeronautical - Fixed Service ) bao gồm các mạch liên lạc sau:

a) Mạch trực thoại dùng cho công tác Không lưu (Air Traffic Service Direct Speech
Circuits) : là mạch trực thoại được dùng cho Kiểm soát viên không lưu để trao đổi
tin tức trực tiếp giữa các đơn vị không lưu trong nước hay vùng kế cận với nhau.

b) Mạng viễn thông khai thác khí tượng (Meteorological operation


Telecommunication Network): là hệ thống các kênh khai thác khí tượng thuộc
dịch vụ cố định hàng không, mạng dùng để trao đổi tin tức khí tượng hàng không
giữa các đài cố định hàng không nằm trong hệ thống.

c) Mạng cố định viễn thông hàng không (Aeronautical Fixed Telecommunication


Network - AFTN) : là hệ thống các mạch cố định hàng không phối hợp toàn thế

1
giới thuộc sự vụ cố định hàng không để trao đổi điện văn giữa các đài cố định
hàng không nằm trong hệ thống.

2
III. SỰ VỤ LƯU ĐỘNG HÀNG KHÔNG (AERONAUTICAL MOBILE
SERVICE -AMS)
Sự vụ lưu động hàng không là sự vụ liên lạc vô tuyến giữa các đài hàng không và các
máy bay hoặc giữa các máy bay với nhau, nó bao gồm:

- Sự vụ lưu động hàng không giữa các đơn vị kiểm soát không lưu như trung
tâm Kiểm soát không lưu đường dài (ACC), Kiểm soát tiếp cận (APP), trung
tâm thông báo bay (FIC), Đài chỉ huy (TWR) và máy bay sử dụng thoại vô
tuyến trên băng tần VHF/UHF.
- Sự vụ lưu động hàng không giữa các đài hàng không (A/G) và máy bay dùng
thoại vô tuyến trên băng tần HF/VHF.
- Sự vụ lưu động hàng không giữa các đài hàng không thuộc các công ty bay
với máy bay dùng thoại vô tuyến trên băng tần HF/VHF.

3
IV. SỰ VỤ VÔ TUYẾN DẪN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG (AERONAUTICAL
RADIO NAVIGATION SERVICE)

Sự vụ vô tuyến dẫn đường hàng không là sự vụ sử dụng các thiết bị vô tuyến để


giúp máy bay xác định vị trí, phương hướng, đường bay, sân bay hoặc báo trước các
chướng ngại vật trong khi bay.

Các thiết bị dẫn đường như NDB, VOR, DME, ILS v.v.... được đặt dọc theo các
đường bay hay sân bay.

V. SỰ VỤ TRUYỀN BÁ TIN TỨC HÀNG KHÔNG (AERONAUTICAL


BROADCAST SERVICE)

Sự vụ truyền bá tin tức hàng không là sự vụ truyền những tin tức liên quan đến không
vận, bao gồm tất cả những tin tức khí tượng và hàng không. Các tin tức này được
cung cấp bởi các đơn vị Kiểm soát không lưu, các đài hàng không, trung tâm AFTN.
Sự vụ này sử dụng các loại phát như: Thoại vô tuyến, vô tuyến điện báo, vô tuyến
truyền chữ và được liệt kê như sau:

- Trung tâm AFTN cung cấp tin tức khí tượng dùng vô tuyến điện báo hay vô
tuyến truyền chữ phát theo thời biểu hay liên tục trên sóng HF.
- Các đơn vị kiểm soát không lưu cung cấp tin tức tại sân một cách tự động, bao
gồm tin tức khí tượng và sân bay cho tất cả máy bay đi và đến trên sóng VHF,
4
những tin tức này được phát liên tục bằng thoại vô tuyến và được cập nhật
hàng giờ hay theo yêu cầu.
- Đài hàng không cung cấp tin tức khí tượng cho máy bay đang bay trên sóng
HF theo thời biểu hay liên tục. Tin tức được cập nhật hàng giờ hay khi cần
thiết trong giờ.
- Sự vụ viễn thông hàng không thực sự là lĩnh vực của thế giới, nó đảm bảo
nhu cầu về thông tin và phù trợ vô tuyến cần thiết cho sự an toàn, điều hoà
hữu hiệu cho nền không vận thế giới bằng cách cung cấp các sự vụ giữa các
đơn vị, văn phòng hay các đài của các quốc gia khác nhau, giữa các đài lưu
động không cùng nằm trong một nước.

Bài 2: Các quy định chung cho sự vụ


viễn thông hàng không
I/ Các đài:

- Aerodrome control radio station: Đài vô tuyến kiểm soát sân bay là 1 đài phụ
trách liên lạc vô tuyến giữa các đài kiểm soát sân bay và máy bay hoặc các đài
lưu động hàng không
- Aeronautical fixed station: Đài cố định hàng không
- Aeronautical station: Đài hàng không là 1 đài thuộc sự vụ lưu động hàng
không
- Aeronautical Telecommunication station: Đài viễn thông hàng không là 1 đài
nằm trong sự vụ viễn thông hàng không.
- Network station: Đài hàng không thuộc thành phần vô tuyến thoại.
- Aeronautical station: Đài hàng không là đài thuộc sự vụ lưu động hàng
không. Trong 1 số trường hợp đài Hàng không có thể được đặt trên boong tàu
biển hoặc hạm đội trên biển
- Radio direction finding station: Đài định hướng vô tuyến mà mục đích là xác
định hướng của các đài khác nhờ vào sự phát sóng của đài này
- Regular station: Một đài được chọn trong hệ thống các đài thuộc hệ thống
không địa, dùng thoại vô tuyến đường dài để liên lạc hoặc nhận từ máy bay
trong điều kiện bình thường
- Tributary station: Là 1 đài cố định Hàng không có thể nhận, chuyển diện văn
hay dữ liệu nhưng không chuyển tiếp, ngoại trừ mục đích phục vụ cho các đài
tương tự với nó được nối liền với nhau qua trung tâm truyền tin

II/ Các phương pháp liên lạc:

- Air-ground communication: Là liên lạc 2 chiều giữa tàu bay và các đài trên
mặt đất (Liên lạc không địa 2 chiều)
5
- Air to ground // : Là liên lạc 1 chiều từ máy bay tới các đài hay địa điểm trên
mặt đất (Liên lạc không địa 1 chiều)
- Blind transmission: Là chuyển từ 1 đài này đến 1 đài khác trong tình trạng mà
liên lạc 2 chiều không thể thiết lập được, nhưng đài chuyển tin rằng đài được
gọi có thể nhận được
- Broadcast
- Duplex
- Interpilot air to air communication: Là liên lạc 2 chiều trên kênh liên lạc
không đối không được chỉ định cho các máy bay đang bay xa trong vùng biển
vượt ra ngoài tầm phủ sóng VHF của đài mặt đất, để có thể trao đổi tin tức
hoạt động cần thiết, giúp dễ dàng giải quyết các vấn đề khai thác (Liên lạc
không đối không 2 chiều)
- Ground to air communication: Là liên lạc 1 chiều từ mặt đất lên tàu bay (Liên
lạc không đối đất 1 chiều)

III/ Tần số

- Primary frequency: Tần số thoại chính được chỉ định cho tàu bay làm tần số
thứ nhất cho liên lạc không địa trong hệ thống thoại vô tuyến
- Secondary frequency: Tần số phụ

IV/ Các vấn đề khác

- Aeronautical fixed circuit: 1 mạch thuộc thành phần của dịch vụ cố định hàng
không
- Aeronautical fixed telecommunication network circuit: Một mạch thuộc thành
phần của hệ thống cố định viễn thông hàng không
- Aeronautical telecommunication log: Là 1 biên bản hoạt động của 1 đài viễn
thông hàng không
- Air - Report: Là báo cáo của máy bay đang bay soạn ra tuân theo các yêu cầu
về báo cáo vị trí, hoạt động bay và khí tượng
- Altitude
- Flight level
- Frequency Channel: Là sự phân chia phổ tần số thích hợp cho từng loại sóng
phát được chỉ rõ để phát

Bài 3: Các quy định chung cho sự vụ viễn


thông hàng không
6
I/ Các điều khoản hành chính liên quan đến sự vụ viễn thông

1) Giờ làm việc


- Giới chức thẩm quyền phải thông báo giờ làm việc bình thường của các đài,
dưới quyền kiểm soát của mình cho các cơ quan viễn thông hàng không liên
hệ. Mọi sự thay đổi về giờ làm việc bình thường phải phổ biến bằng NOTAM
trước khi những thay đổi đó có hiệu lực
2) Chuyển thừa
- Mỗi nước phải đảm bảo rằng sẽ không cho phép 1 đài nào thuộc nước của
mình chuyển những dấu hiệu, điện văn, dữ liệu thừa không cần thiết/
3) Nhiễu loạn
- Để tránh gây nhiễu có hại, giới chức trước khi cho 1 đài nào thử hoặc thực
nghiệm nên chỉ thị là phải thận trọng như chọn tần số thử, thời gian thuận tiện,
giả cường độ phát. Mọi sự gây nhiễu có hại nên loại bỏ ngay lập tức.

III/ Nới rộng giờ hoạt động và đóng của đài

- Các đài thuộc sự vụ viễn thông hàng không quốc tế phải nới rộng giờ làm việc
bình thường khi được yêu cầu để phục vụ hoạt động cần thiết cho chuyến bay
- Trước khi đóng đài nên báo cho các đài liên lạc trực tiếp và thông báo giờ hoạt
động trở lại nếu giờ này không phải là giờ làm việc bình thường đã quy định

2) Chấp nhận chuyển và phân phối điện văn

- Khi điện văn đã được chấp nhận ( Đài gốc ) thì phải chuyển tiếp hoặc giao phù
hợp với thứ tự độ khẩn, không phân biệt hay chậm trễ. Trách nhiệm quyết
định chấp nhận điện văn sẽ phụ thuộc vào đài mà điện văn được mang đến để
chuyển

3) Hệ thống giờ

- Tất cả các đài thuộc sự vụ viễn thông hàng không phải dùng giờ quốc tế UTC,
2400 được dùng để chỉ cuối ngày và 0000 được dùng để chỉ đầu ngày. Nhóm
ngày giờ
4) Cách dùng chữ tắt và mã hiệu
- Chữ tắt và mã hiệu phải được sử dụng trong dịch vụ viễn thông hàng không
khi thích hợp, việc sử

7
BÀI 2: LÝ THUYẾT VÔ TUYẾN CƠ BẢN ( Tạm thời bỏ qua )
Có 2 phương thức truyền dữ liệu bằng sóng vô tuyến, đó là AM và FM. Sóng
vô tuyến là một dạng dao động sóng, không nhìn thấy được và được lan tỏa theo mọi
hướng

1.1 BIÊN ĐỘ (Amplitude):

Chính là "độ cao" của một cột sóng. Biên độ càng lớn, cột sóng càng cao.

1.2 TẦN SỐ (frequency):

Tần số là độ gần giữa các cột sóng. Tần số càng lớn, các cột sóng càng gần nhau.

1.3 PHÂN LOẠI SÓNG VÔ TUYẾN

Sóng điện từ : Là sóng truyền dẫn trong không gian với vận tốc bằng vận tốc ánh
sáng, có tần số từ 30KHz đến hàng ngàn MHz, con người đã sử dụng sóng điện từ
trong các lĩnh vực thông tin , vô tuyến điện , truyền thanh, truyền hình, trong đó
Radio là lĩnh vực truyền thanh chiếm giải tần từ 30KHz đến khoảng 16MHz với các
sóng điều chế AM, và từ 76MHz đến 130MHz với các sóng điều chế FM.

1.3.1. Sóng dài


Sóng dài là sóng điện từ có tần số trong khoảng từ 3(kHz) ÷ 300(kHz), bước
sóng > 3000(m).
Được dùng để thông tin dưới nước, và ít được dùng để thông tin trên mặt đất, vì
năng lượng của chúng thấp, không truyền được đi xa.
1.3.2. Sóng trung
Sóng trung là sóng điện từ có tần số trong khoảng từ 300(kHz) ÷ 3000(kHz),
bước sóng trong khoảng 3000(m) ÷ 200(m).
Các sóng trung truyền dọc theo bề mặt của trái đất. Ban ngày chúng bị tầng điện
li hấp thụ mạnh, nên không truyền được xa. Ban đêm, tầng điện li phản xạ các sóng
trung nên chúng truyền được xa. Vì vậy ban đêm nghe đài bằng sóng trung rõ hơn
ban ngày.
1.3.3 Sóng ngắn
Sóng ngắn là sóng điện từ có tần số trong khoảng từ 3000(kHz) ÷ 30 000(kHz),
bước sóng trong khoảng 200(m) ÷ 10(m).
Các sóng ngắn có năng lượng lớn hơn sóng trung. Chúng phản xạ rất tốt trên
tầng điện li, cũng như trên mặt đất và mặt nước biển (giống như sóng ánh sáng).

1.4. ÂM THANH VÀ SÓNG ÂM THANH (Sound wave)

Âm thanh là sóng cơ học có biên độ nhỏ mà thính giác của con người có thể
nhận biết được. Thí dụ: sóng âm phát ra từ một nhánh âm thoa, một dây đàn, một mặt
trống đang rung động. Mỗi âm đơn có một tần số riêng.
8
Ðơn vị tần số là Hertz (viết tắt là Hz). Hertz là tần số của một quá trình dao
động âm mà cứ mỗi giây vật thực hiện được một dao động. Dao động âm có tần số
khoảng từ 20 - 20.000 Hz. Những dao động cơ có tần số dưới 20Hz gọi là hạ âm, trên
20.000 Hz gọi là siêu âm. Như vậy, sóng âm nghe được có bước sóng từ 20m ( 2cm
trong chân không).

f < 20 Hz 20 Hz < f < 20.000 Hz f > 20000 Hz


Hạ âm Âm (nghe được) Siêu âm

1.5 PHỔ TẦN SỐ VÔ TUYẾN

Phổ tần số vô tuyến (còn gọi là phổ vô tuyến hay phổ tần vô tuyến) là phần phổ
điện từ tương ứng với tần số vô tuyến – có nghĩa là các tần số thấp hơn khoảng
300 GHz (hoặc tương đương với bước sóng dài hơn khoảng 1 mm). Một băng tần là
một dải nhỏ trong phổ tần thông tin vô tuyến, trong băng tần các kênh thông tin
thường được sử dụng hoặc dành cho cùng mục đích.
Ở tần số trên 300 GHz, bầu khí quyển Trái đất hấp thụ mạnh bức xạ điện từ, bức xạ
điện tử không thể xuyên qua được. Ở dải tần số nằm trong cửa sổ tần số quang và cận
hồng ngoại, khí quyển hấp thụ yếu và bức xạ điện từ dễ dàng xuyên qua bầu khí
quyển.
Để chống nhiễu và sử dụng hiệu quả phổ tần vô tuyến, các dịch vụ sẽ được phân bổ
các dải tần khác nhau. Ví dụ, các thiết bị di động, quảng bá hay dẫn đường sẽ được
ấn định hoạt động trong các dải tần không chồng lấn nhau.
Mỗi một băng tần có một sơ đồ băng tần cơ bản cho biết băng tần đó được sử dụng
và chia sẻ như thế nào, để tránh nhiễu và thiết lập giao thức cho tính tương thích của
máy phát và máy thu.
Các băng tần được chia thành các bước sóng 10n mét hay ở tần số 3×10n hertz. Dưới
đây là bảng phân bổ băng tần.

Tần số và
Tên gọi Viết Băng
bước sóng trong không Ứng dụng
băng tần tắt tần ITU
khí

< 3 Hz Tạp âm điện từ tự nhiên và do


> 100,000 km con người tạo ra

Tần số cực 3–30 Hz


ELF 1 Thông tin dưới nước
kỳ thấp 100,000 km – 10,000 km

Tần số siêu SLF 2 30–300 Hz Thông tin dưới nước


9
thấp 10,000 km – 1000 km

Tần số cực 300–3000 Hz Thông tin dưới nước, thông tin


ULF 3
thấp 1000 km – 100 km trong hầm mỏ

Dẫn đường, tín hiệu thời gian,


Tần số rất 3–30 kHz thông tin dưới nước, thiết bị
VLF 4
thấp 100 km – 10 km hiển thị nhịp tim không dây,
địa vật lý

Dẫn đường, tín hiệu thời gian,


30–300 kHz quảng bá (sóng dài) AM (Châu
Tần số thấp LF 5
10 km – 1 km Âu và một phần châu
Á), RFID, vô tuyến nghiệp dư

Quảng bá (sóng trung) AM, vô


Tần số trung 300–3000 kHz
MF 6 tuyến nghiệp dư, cảnh báo
bình 1 km – 100 m
tuyết lở

Quảng bá sóng ngắn, vô tuyến


nghiệp dư, thông tin ngoài
đường chân trời, RFID, radar
3–30 MHz ngoài đường chân trời, thông
Tần số cao HF 7
100 m – 10 m tin vô tuyến thiết lập liên kết
tự động (ALE) / (NVIS), điện
thoại vô tuyến di động và hàng
hải

Vô tuyến FM, thông tin quảng


bá, thông tin giữa máy bay-
Tần số rất 30–300 MHz máy bay và máy bay-mặt đất.
VHF 8
cao 10 m – 1 m Thông tin di động mặt đất và
hàng hải, vô tuyến nghiệp dư
và vô tuyến thời tiết

Tần số cực UHF 9 300–3000 MHz Quảng bá truyền hình, lò vi


10
sóng, thông tin/thiết bị vi
ba, thiên văn vô tuyến, điện
thoại di
động,WLAN, Bluetooth, ZigB
cao 1 m – 100 mm
ee, GPS và vô tuyến hai chiều
như vô tuyến di động mặt
đất, FRS và GMRS, vô tuyến
nghiệp dư

thiên văn vô tuyến, thông


tin/thiết bị vi ba, WLAN,
Tần số siêu 3–30 GHz
SHF 10 radar, vệ tinh thông tin, truyền
cao 100 mm – 10 mm
hình vệ tinh, DBS, vô tuyến
nghiệp dư

thiên văn vô tuyến, thông tin vi


ba cao tần, viễn thám, vô tuyến
Tần số cực 30–300 GHz
EHF 11 nghiệp dư, vũ khí định hướng
kỳ cao 10 mm – 1 mm
chùm năng lượng trực tiếp,
máy quét sóng milimet

Ứng dụng tiềm năng trong y


Terahertz ha THz
300–3,000 GHz học, thay thế cho tia-X, thông
y Tần số or 12
1 mm – 100 μm tin/tính toán terahertz, viễn
cực cực cao THF
thám, vô tuyến nghiệp dư…

1.6 ĐIỀU CHẾ AM VÀ FM


1.6.1. Sóng AM
Sóng A.M là viết tắt của từ amplitude modulation - (điều chế hoặc thay đổi)
biên độ. Điều đó có nghĩa là, các thông tin sẽ được truyền vào sóng bằng cách thay
đổi biên độ của các cột sóng. Ví dụ, nếu chúng ta muốn gửi các thông tin đã được mã
hóa thành các bit 0 hoặc 1, thì ta chỉ việc gửi một vệt sóng vô tuyến với 2 mức biên
độ tương ứng (1 là HIGH, 0 là LOW).
1.6.2. Điều chế AM ( Amplitude Modulation : Điều chế biên độ )

Điều chế AM là quá trình điều chế tín hiệu tần số thấp( như tín hiệu âm tần, tín
hiệu video ) vào tần số cao tần theo phương thức => Biến đổi biên độ tín hiệu cao tần
theo hình dạng của tín hiệu âm tần => Tín hiệu cao tần thu được gọi là sóng mang.

11
Tín hiệu âm tần có thể lấy từ Micro sau đó khuếch đại qua mạch khuếch đại âm
tần, hoặc có thể lấy từ các thiết bị khác như đài Cassette, Đầu đĩa CD .. Tín hiệu
cao tần được tạo bởi mạch tạo dao động, tần số cao tần là tần số theo quy định của
đài phát.
Tín hiệu đầu ra là sóng mang có tần số bằng tần số cao tần, có biên độ thay
đổi theo tín hiệu âm tần.
1.6.3. Sóng F.M

Viết tắt của từ frequency modulation - (điều chế hoặc thay đổi) tần số. Lúc này,
biên độ sẽ không thay đổi nữa mà được giữ nguyên cố định ở một hằng số nhất định,
cái thay đổi chính là tần số.

1.6.4. Điều chế FM ( Frequency Modulation)

FM là viết tắt của ( Frequency Modulation : Điều chế tần số ) là điều chế theo
phương thức làm thay đổi tần số của tín hiệu cao tần theo biên độ của tín hiệu âm tần,
khoảng tần số biến đổi là 150KHz. Sóng FM là sóng cực ngắn đối với tín hiệu
Radio, sóng FM thường phát ở dải tần từ 76MHz đến 108MHz

Với mạch điều chế tần số thì sóng mang có biên độ không đổi, nhưng tần số
thay đổi theo biên độ của tín hiệu âm tần, khi biên độ tín hiệu âm tần tăng thì tần số
cao tần tăng, khi biên độ âm tần giảm thì tần số cao tần giảm. Như vậy sóng mang
FM có tần số tăng giảm theo tín hiệu âm tần và giới hạn tăng giảm này là +150KHz
và -150KHz , như vậy tần số sóng mang điều tần có dải thông là 300KHZ.
Thí dụ nếu đài tiếng nói việt nam phát trên sóng FM 100MHz thì nó truyền đi một
dải tần từ 99,85 MHz đến 100,15 MHz.

1.6.5. Ưu và khuyết điểm của sóng AM và FM

⮚ Sóng A.M:
o Sóng AM có khả năng truyền đi rất xa (tùy theo cường độ máy phát)
o Nhưng không xuyên tường tốt và khi không gian có các loại vật cản
như mưa, âm thanh (tiếng ồn), sức cản không khí (nhiễu khí quyển) thì sẽ truyền
không tốt.
⮚ Sóng F.M:
o Xuyên tường tốt, các tiếng ồn và việc nhiễu khí quyển sẽ không ảnh
hưởng đến việc truyền sóng.
o Không truyền xa được
-

12
BÀI 2: SỰ VỤ CỐ ĐỊNH HÀNG KHÔNG AERONAUTICAL
FIXED SERVICE (AFS )
I. VÙNG LUÂN CHUYỂN ĐIỆN VĂN

ICAO chia thế giới ra thành nhiều vùng luân chuyển điện văn để đảm bảo
cho việc chuyển tiếp điện văn không bị gián đoạn. Mỗi vùng được chỉ định 1 chữ
đứng trước nhóm địa danh, vùng luân chuyển điện văn thường gồm có nhiều nước
nhưng có vùng chỉ có một nước như vùng C , K, Y....

Một số nước ôm trọn vùng luân chuyển (VD: Nga (U), Mỹ (K), Canada (C),
TQ (Z), Úc (Y))
II. ĐỊA DANH

Địa danh là một nhóm kết hợp 4 chữ được các nước đặt đúng theo thể thức do ICAO
quy định để chỉ vị trí của đài HK. Mỗi nước được chỉ định 1 chữ riêng biệt với các
nước khác trong cùng 1 vùng.

1.1 Nguyên tắc thành lập:


Nhóm địa danh 4 chữ gồm:

a) Chữ thứ nhất chỉ vùng luân chuyển


b) Chữ thứ hai chỉ tên nước hay lãnh thổ
c) Chữ thứ ba và thứ tư chỉ vị trí đặt đài

Trường hợp chữ thứ ba chỉ khu vực hay thủ đô của nước đó thì chữ thứ tư sẽ chỉ
vị trí đặt đài.
EX: LFPO - L chỉ vùng trung âu

F chỉ nước Pháp

P chỉ thủ đô Paris

O chỉ sân bay Orly

1.2 Thay đổi nhóm địa danh:


Các địa danh có tính cách sử dụng lâu dài chỉ được sửa đổi sau khi đã nghiên cứu kỹ
lưỡng và thông báo cho các nơi có sử dụng liên quan biết về sự thay đổi này . Nếu
muốn thay đổi phải thông báo ít nhất là 6 tháng trước khi hủy bỏ địa danh cũ. Mọi
thay đổi về địa danh phải được phổ biến bằng NOTAM hoặc tập san không báo (AIP)
trước khi thay đổi có hiệu lực.
III. CÁC KÝ TỰ ĐƯỢC DÙNG TRONG ĐIỆN VĂN AFTN :
Sau đây là những kí tự được dùng trong các điện văn :
Chữ: A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W Y Z
13
Số : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0

Các dấu khác: - (gạch ngang)


? (dấu hỏi)
: (hai chấm)
( ( mở ngoặc đơn)
) (đóng ngoặc đơn)
. (dấu chấm)
, (dấu phẩy)
' ( dấu nháy)
= (dấu bằng)
/ (gạch chéo)
+ (dấu cộng)

Các kí tự khác với danh sách trên không được phép dùng trong điện văn trừ khi rất
cần thiết để bổ nghĩa cho bản văn, khi sử dụng thì viết ra nguyên chữ.

IV. CÁC LOẠI ĐIỆN VĂN AFTN:


Các loại điện văn AFTN sau sẽ được chuyển trên hệ thống Cố Định Viễn Thông
Hàng Không AFTN :

1.1 Các điện văn nguy cấp (độ khẩn SS): loại điện văn này gồm các điện văn
do đài lưu động báo cáo sự nguy hiểm đang đe dọa trực tiếp hoặc các điện
văn khác liên quan đến việc yêu cầu trợ giúp ngay lập tức của các đài lưu
động đang lâm nguy.

1.2 Các điện văn khẩn nguy (độ khẩn DD): Loại điện văn bao gồm các điện
văn liên quan đến an toàn của một tàu thủy, máy bay hoặc những xe cộ khác
hoặc của những người trên tàu hay của những người trong tầm nhìn

1.3 Các điện văn an toàn bay (độ khẩn FF):


Điện văn kiểm soát hoạt động bay được định rõ trong PANS-R (Doc 4444)
phần 8;
Điện văn gốc từ cơ quan khai thác máy bay liên quan trực tiếp đến máy bay
đang bay hoặc đang chuẩn bị cất cánh.

1.4 Các điện văn khí tượng ( độ khẩn GG)


● Điện văn liên quan đến tiên đoán khí tượng tại sân, khu vực , trên đường
bay;

● Điện văn liên quan đến quan trắc và báo cáo khí tượng như METAR,
SPECI.

1.5 Các điện văn điều hòa chuyến bay (độ khẩn GG)
● Điện văn chuyên chở đòi hỏi tính toán về trọng lượng và thăng bằng.

14
● Điện văn liên quan đến việc thay đổi lịch hoạt động máy bay;

● Điện văn liên quan đến các dịch vụ của máy bay;

● Điện văn liên quan đến việc thay đổi các yêu cầu chung của hành khách,
phi hành đoàn, hàng hóa, bao gồm cả những sự thay đổi trong lịch bay
bình thuờng;

● Điện văn liên quan đến hạ cánh bất thường của máy bay;

● Điện văn liên quan đến sắp xếp các dịch vụ dẫn đường trước khi bay cho
những chuyến bay bất thường, thí dụ xin huấn lệnh bay quá cảnh.

● Điện văn từ các cơ quan khai thác máy bay báo giờ hạ, cất cánh của máy
bay;

● Điện văn liên quan đến thiết bị, máy móc cần gấp cho hoạt động của máy
bay.

1.6 Các điện văn không báo (độ khẩ n GG)


● Điện văn liên quan đến NOTAMs;

● Điện văn liên quan đến SNOWTAMs

1.7 Các điện văn hành chánh Hàng Không (độ khẩn KK)
● Điện văn các động hay bảo trì các phương tiện cần thiết cho sự an toàn
và điều hành hoạt động của máy bay;

● Điện văn liên quan đến việc điều hành các dịch vụ viễn thông hàng
không;

● Điện văn trao đổi giữa các giới chức hàng không dân dụng liên quan đến
các dịch vụ hàng không .

15
1.8 Điện văn sự vụ (độ khẩn tùy trường hợp)

● Loại này gồm các điện văn do các đài cố định gửi đến chứa đựng tin tức
hoặc xác minh các sai lầm trong các điện văn khác hoặc xác nhận số thứ
tự điện văn trong sự vụ Cố Định Hàng Không.

● Các điện văn sự vụ phải được soạn đúng hình thức của một điện văn,
điện văn sự vụ gửi cho các đài cố định hàng không thì để địa danh của
đài này ngay theo sau là 3 chữ ICAO chỉ định YFY, theo sau là chữ thứ 8
thích hợp.

● Điện văn sự vụ phải được chỉ định độ khẩn thích hợp.


V. THỨ TỰ ĐỘ KHẨN
Thứ tự độ khẩn để phát điện văn trong hệ thống Cố Định Viễn Thông Hàng
Không như sau:

ĐỘ ƯU TIÊN PHÁT CHỈ DANH ĐỘ KHẨN


1 SS
2 DD FF
3 GG KK

KHUYẾN CÁO - ĐIỆN VĂN MANG CÙNG ĐỘ KHẨN PHẢI ĐƯỢC


CHUYỂN ĐI THEO THỨ TỰ MÀ ĐIỆN VĂN ĐÓ ĐƯỢC NHẬN ĐỂ PHÁT.

VI. LƯU TRỮ CÁC ĐIỆN VĂN AFTN

1.1 Lưu trữ dài hạn :


- Bản sao của tất cả điện văn được phát bởi đài AFTN gốc phải được giữ lại một
thời gian ít nhất là 30 ngày.

Ghi chú : Đài AFTN gốc mặc dù có trách nhiệm ghi lại các điện văn đã gửi trên
AFTN nhưng không nhất thiết phải giữ lại biên bản. Theo thỏa hiệp nội bộ của các
nước với nơi liên hệ có thể cho phép các cơ quan gốc thảo điện văn thực hiện nhiệm
vụ này.

- Những đài AFTN cuối phải lưu giữ biên bản tối thiểu 30 ngày. Biên bản này chứa
đựng các tin tức cần thiết để truy tìm tất cả điện văn đã được nhận và các biện
pháp thực hiện.

Ghi chú : Những tin tức để nhận diện các điện văn có thể gồm các phần tiêu đề, địa
chỉ và phần gốc của điện văn.

16
Khuyến cáo: Các trung tâm thông tin AFTN phải lưu giữ biên bản chứa đựng những
tin tức cần thiết cho việc nhận diện tất cả điện văn đã chuyển tiếp hay chuyển lại
cùng biện pháp thực hiện ít nhất là 30 ngày.

Ghi chú : Những tin tức để nhận diện các điện văn có thể gồm các phần tiêu đề, địa
chỉ, phần gốc của điện văn.

1.2 Lưu trữ ngắn hạn các biên bản của điện văn AFTN:

Trung tâm truyền tin AFTN phải lưu giữ bản sao tất cả các điện văn do đài đã chuyển
tiếp hay chuyển lại trong vòng ít nhất 1 giờ.

Trong trường hợp mà việc báo nhận đã được thực hiện giữa các trung tâm AFTN.
trung tâm chuyển tiếp sẽ được xem không còn trách nhiệm chuyển lại hoặc lập lại
điện văn mà điện văn đó đã được báo nhận rõ ràng và những điện văn này có thể hủy
bỏ trong biên bản.

17
VII.HÌNH THỨC ĐIỆN VĂN AFTN

+ Dòng đầu tiên là hàng tiêu đề


1.1. Hàng tiêu đề:
a) Dấu hiệu khởi đầu điện văn, các kí tự ZCZC.
b) Chỉ danh phát gồm:
1) Chỉ danh mạch
18
2) Số thứ tự kênh
c) Thông tin phụ thêm vào (nếu cần thiết) gồm:
1) Một khoảng cách
2) Không hơn 10 kí tự
d) Dấu hiệu cách khoảng .
Chỉ danh mạch sẽ gồm có 3 chữ được chọn và chỉ định bởi đài chuyển. Chữ thứ nhất
chỉ đài chuyển, chữ thứ hai chỉ đài nhận, chữ thứ ba chỉ kênh liên lạc. Nơi nào chỉ có
1 kênh liên lạc giữa các đài phát và thu. Kênh chữ A sẽ được chỉ định, nơi nào có
hơn 1 kênh liên lạc giữa các đài thì các kênh được chỉ định như A, B, C theo thứ tự
thích ứng.

Số thứ tự :
Gồm ba số chỉ số thứ tự kênh từ 001 - 000 (thể hiện 1000) sẽ được chỉ định cho tất cả
các điện văn phát thẳng từ đài này tới đài khác. Số thứ tự chỉ định riêng cho từng
kênh và dãy số mới sẽ được bắt đầu (số 001) từ lúc 00:00 giờ mỗi ngày.
Thông tin phụ là không bắt buộc, thông tin này được phép thêm vào sau chỉ danh
phát tùy vào thỏa thuận của các giới chức trách nhiệm khai thác mạch. Việc thêm
thông tin phụ sẽ bao gồm 1 khoảng cách ở trước và theo sau không quá 10 kí tự

1.2. Địa chỉ của điện văn:


Hàng địa chỉ của điện văn sẽ gồm có:
a) Chỉ danh độ khẩn
b) Chỉ danh địa chỉ

Chỉ danh độ khẩn sẽ gồm một nhóm 2 chữ giống nhau do người soạn thảo điện văn
chỉ định theo đúng quy định sau đây:

Loại điện văn Chỉ danh độ khẩn


Điện văn nguy cấp SS
Điện văn khẩn nguy DD
Điện văn an toàn bay FF
Điện văn khí tượng GG
Điện văn điều hoà chuyến bay GG
Điện văn của công tác không báo GG
Điện văn hành chánh hàng không KK
Điện văn sự vụ (tùy trường hợp)

Chỉ danh địa chỉ sẽ gồm:

● Địa danh 4 chữ của nơi nhận

● 3 chữ chỉ định cho tổ chức, cơ quan (giới chức hàng không , dịch vụ hay
cơ quan khai thác máy bay)

19
● 1 chữ được thêm vào để chỉ phòng ban hay các bộ phận xử lý công việc
trong tổ chức , cơ quan.
Chữ X sẽ được dùng để làm đầy đủ địa chỉ, khi không có nhu cầu chỉ rõ
ràng.

Ghi chú 1: Các địa danh 4 chữ được liệt kê trong tài liệu Doc7910 - Các địa
danh.

Ghi chú 2: Các chỉ danh 3 chữ được liệt kê trong Doc8585- Chỉ danh cơ quan
khai thác máy bay, giới chức hàng không và các dịch vụ.

- Khi một điện văn được gởi cho một tổ chức không có trong nhóm 3 chữ do ICAO
chỉ định, địa danh nơi nhận sẽ được theo sau là 3 chữ do ICAO chỉ định YYY chỉ
cơ quan dân sự (hoặc 3 chữ ICAO chỉ định YXY trong trường hợp của tổ chức,
dịch vụ quân sự). Tên của tổ chức sau đó phải được thêm vào nhóm đầu tiên của
bản văn. Chữ thứ tám theo sau 3 chữ ICAO chỉ định YYY hay YXY sẽ được
điền vào là chữ X.

- Khi một điện văn gởi cho một máy bay đang bay và do có nhu cầu chuyển qua
mạng AFTN trước khi chuyển tiếp tới Dịch vụ lưu động thì địa danh của đài hàng
không chuyển tiếp điện văn tới máy bay sẽ được theo sau 3 chữ ICAO chỉ định
ZZZ. Phiên hiệu máy bay sau đó sẽ được thêm vào nhóm đầu tiên của bản văn.
Chữ thứ tám sau 3 chữ ICAO chỉ định ZZZ sẽ được điền vào là chữ X.

Ghi chú: Những thí dụ sau minh họa cho việc áp dụng các chuẩn trên

⮚ Chỉ danh địa chỉ (các loại có thể dùng) :

VVTSZTZX Đài kiểm soát tại sân (ZTZ) tại VVTS

VVTSYMYF Bộ phận (F) của văn phòng khí tượng (YMY) tại VVTS

VVTSYYYX Tên cơ quan khai thác máy bay đặt ở đầu bản văn mà văn
phòng của nó sẽ được đài VVTS chuyển tới.

VVTSZZZX Đài hàng không (VVTS) được yêu cầu chuyển tiếp
điện văn này trên Dịch vụ lưu động đến máy bay mà
phiên hiệu máy bay ghi nơi đầu bản văn.

20
⮚ Chỉ danh 3 chữ YYY của ICAO :

Thí dụ một điện văn gửi cho phòng Vận chuyển ở VVDN do cùng văn
phòng công ty đặt tại VVTS. Hàng tiêu đề và phần cuối điện văn không được
trình bày trong thí dụ

(Địa chỉ) GG VVDNYYYX

(phần gốc) 311521 VVTSYYYX

(bản văn) VAN CHUYEN VIETNAM AIRLINES

FLIGHT 831 CANCELLED

⮚ Chỉ danh 3 chữ ZZZ của ICAO

Thí dụ trong điện văn gửi cho máy bay THA631 qua đài hàng không VVTS từ trung
tâm kiểm soát vùng ở VTBB. Hàng tiêu đề và phần cuối của điện văn không được
trình bày trên giấy truyền chữ.

(Địa chỉ) FF VVTSZZZX

(phần gốc) 031451 VTBBZQZX

(bản văn) THA 631 CLR DES 5000FT NDB

Một số nhóm 3 chữ do ICAO quy định gồm có: ( học cái đống này nữa )

YAY: Cục trưởng Cục HKDD

YCY: Tìm kiếm cứu nguy

YDY: Giám đốc sân bay

YMY: Khí tượng

YOY: Phòng Không báo

21
YTY: Trưởng Phòng Thông tin

YFY: Trung tâm Truyền Tin

YNY: Notam

YSY: Phòng liên lạc Không/Địa

ZAZ: Tiếp cận tại sân

ZPZ : Thủ tục bay

ZQZ: Trung tâm Kiểm soát Không lưu điện toán

ZRZ : Trung tâm Kiểm soát Không Lưu

ZTZ : Đài chỉ huy

ZIZ : Trung tâm thông báo bay

ICO : Cơ quan của ICAO

22
1.3. Phần gốc của điện văn :
Phần gốc gồm có :
a) Thời gian điền vào
b) Chỉ danh địa chỉ gốc
c) Cảnh báo độ khẩn (khi cần)
23
Thời gian điền vào sẽ gồm nhóm ngày giờ 6 số để chỉ ngày giờ điền vào điện văn để
chuyển

Chỉ danh địa chỉ gốc, sẽ gồm :


a) Địa danh 4 chữ nơi điện văn thảo;
b) Chỉ danh 3 chữ chỉ tổ chức, cơ quan (giới chức hàng không, dịch vụ hoặc
cơ quan khai thác máy bay) nơi thảo điện văn .
c) Một chữ được thêm vào để chỉ bộ phận, phòng, ban nằm trong tổ chức, cơ
quan thảo điện văn. Chữ X sẽ được dùng để làm đầy đủ địa chỉ khi không
có nhu cầu chỉ rõ.

Khi cơ quan thảo điện văn chưa được đặt chỉ danh 3 chữ của ICAO, địa danh
của nơi thảo điện văn sẽ được theo sau nhóm chỉ danh 3 chữ ICAO chỉ định YYY,
tiếp theo sau điền thêm chữ X, (hay chỉ danh 3 chữ ICAO chỉ định YXY trong trường
hợp của tổ chức, dịch vụ quân sự). Tên của tổ chức (hoặc dịch vụ quân sự) sau đó sẽ
chỉ định trong nhóm đầu tiên ở phần bản văn của điện văn.

Khi một điện văn được soạn thảo bởi máy bay đang bay có yêu cầu chuyển
điện văn đó qua AFTN trước khi được phân phối, chỉ danh gốc sẽ gồm địa danh của
đài hàng không có trách nhiệm chuyển giao điện văn đó trên AFTN và theo ngay sau
là 3 chữ ICAO chỉ định ZZZ sau đó điền thêm chữ X. Phiên hiệu của máy bay sau đó
sẽ được chỉ định trong nhóm đầu tiên ở phần bản văn của điện văn .

1.4. Phần bản văn của điện văn:


Bản văn của điện văn được nhận bởi đài AFTN gốc sẽ không được dài quá
1800 kí tự .

Ghi chú: Khi cần phải gửi bản văn vượt quá 1800 kí tự qua hệ thống cố định
viễn thông hàng không, đài AFTN gốc phải phân chia thành các điện văn mà
mỗi bản văn của nó không vượt quá 1800 kí tự. Tài liệu hướng dẫn về hình
thức phân chia các điện văn từ một điện văn dài nằm trong phần Phụ đính D
ANNEX 10, Vol-II.

1.5. Phần cuối của điện văn :

Phần cuối của điện văn sẽ gồm:


7 dấu lên hàng [≡ ≡ ≡ ≡ ≡ ≡ ≡ ]
Dấu hiệu chấm dứt điện văn gồm có 4 chữ N liên tục

VIII. MỘT SỐ MẪU ĐIỆN VĂN AFTN:


a. Điện văn cất cánh:

ZCZC TVA001 160230

FF VVTSZPZX VVTZAZX VVNBZAZX

24
160229 VVTSZTZX

(DEP-UAL123-VVTS0250- VVNB – 0)

NNNN

25
b. Điện văn hạ cánh:

26
ZCZC TVA001 251310

FF VVTSZPZX VVTZAZX VVDNZAZX

251310 VVTSZTZX

(ARR-HVN339-VVDN-VVTS1327)

NNNN

27
c. Điện văn hoãn chuyến bay:

ZCZC KVA001 251320

FF WSSSZPZX VTBBZAZX WSSSZAZX

251318 WSSSZTZX

28
(DLA-AMX122-WSSS0910-VTBB-0)

NNNN ( Cách ít nhất 7 dòng )

d. Điện văn hủy bỏ kế hoạch bay

ZCZC PVA001 251320

FF WMKKZPZX WMKKZAZX VVTSZAZX

251318 WMKKZTZX

(CNL-UAL1-WMKK0900-VVTS-0)

NNNN

3. Delay ( Điện văn hoãn chuyến bay )

(DLA - Aircraft Identification - Departure Aerodrome and time - Destination


Aerodrome - Other Information

Thêm trường 18 nếi có thông tin

. (DLA-AMX122-RPLL0610-2MKK-DOF/150629)

Hoặc trường 18 không có thông tin

. (DLA-AMX122-RPLL0610-WMKK-0)

4. ĐIỆN VĂN HỦY BỔ KẾ HOẠCH BAY:

. (CNL - Aircraft Indentification - Departure Aerodrome - Destination


Aerodrome - Other Information)

Thêm vào trường 18 nếu có thông tin

. (CNL-UAL1-VHHH0840-VTBB-DOF/150630

Thêm vào trường 18 nếu không có thông tin

. (CNL-UAL1-VHHH0840-VTBB-0)

5. Điện văn thay đổi (CHG-Modification)

29
(CHG - Aircraft Identification and SSR Mode and Code - Departure aerodrome
and time - Destination aerodrome and total estimated elapsed time, alternate
aerodrome(s) - other information - Amendment)

Thêm vào trường 18 nếu có thông tin

(CHG-GABWE/A2173-VVTS-VVNB-DOF/110630-8/I-16/VVDN)

Hoặc nếu trường 18 không có thông tin

(CHG-GABWE/A2173-VVTS-V-- VNB-0-8/I-16/VVDN)

6. Request flight plan (RQP)message

(RQP-Aircraft identification and SSR Mode and COde-Departure aerodrome and


time-Destination aerodrome and total estimated elapsed time, alternate
aerodrome(s)-other information)

Thêm vào trường 18 nếu có thông tin

(RQP-JAL124-RPLL-RCTP-DOF/110630)

Hoặc nếu trường 18 không có thông tin

(RQP-JAL124-RPLL-RCTP-0)7. Request Supplementary Flight Plan (RQS)


Message: Yêu cầu gửi kế hoạch bay bổ sung

(RQS-Aircraft identification and SSR Mode and Code-Departure aerodrome and


time-Destination aerodrome and total estimated elapsed time, alternate
aerodrome(s)-other information

Thêm vào trường 18 nếu có thông tin

. (RQS-UAL123/A1234-WMKK0600-WSSS-DOF/110628)

Hoặc nếu trường 18 không có thông tin

. (RQS-UAL123/A1234-WMKK0600-WSSS-0)

8. EST Message (EST-Estimate)

(EST-Aircraft identification and SSR Mode and Code-Departure aerodrome and


time-Estimated data-Destination aerodrome and total estimated elapsed time,
alternate aerodrome(s))

Ex: (EST-BAW671/A5631-LFPO-ABB/1548F140F110A-EGLL)

LFPO: Paris/Orly
30
EGLL: London Heathrow

9. ACP Message

(ACP-Aircraft identification and SSR Mode and Code-Departure aerodrome and


time-Destination aerodrome and total estimated elapsed time, alternate
aerodrome(s))

Ex: (ACP-EIN065/A4570-LFPO-EGLL)

10. Điện văn sự vụ


10.1: Điện văn Missing

Kiểm soát lượng điện văn

Khi thiếu 1 số thứ tự:

SVC QTA MIS BVA123

Khi 1 vài số thứ tự bị thiếu

SVC QTA MIS BVA123-126

11. Điện văn xin lặp lại

SVC QTA RPT BVA123

SVC QTA RPT BVA123-126

31
. XIN LẶP LẠI ĐIỆN VĂN THEO NHÓM GỐC

SVC QTA RPT OGN

SVC QTA RPT 120340 VVTSYMYX

32
12. Điện văn kiểm tra số thứ tự

SVC LR BVA123 LS VBA321

ZCZC...

GG VVTSYMYX

... VVVTSYFYX

SVC REF 150400 VVTSYMYX STP

LS VQA016

LR QVA060

CFMD

NNNN

33
13. Điện văn thông báo sai địa chỉ hoàn toàn:

SVC QTA ADS AVA123 CORRUPT

SVC QTA OGN AVA123 CORRUPT

34
Địa chỉ không rõ

Địa chỉ Unknown là địa chỉ có đầy đủ 8 kí tự nhưng không được cài vào hệ
thống, thường là không tồn tại đài đó trên thực tế

SVC ADS HTA0019

FF VVNBZEZXX

UNKNOWN VVNBZEZX

35
14. Điện văn địa chỉ thừa hoặc thiếu

SVC ADS VHA123

GG VVTSZRZX VVTSZPZX VVSTYSYX

CHECK VVSTYSYX

36
15. Điện văn kiểm soát mạch

ZCZC VQA0123 121020

CH

DE XVZ

NNNN

ZCZC VQA0123 121020

CH

NNNN

16. Thủ tuc thiếu phần kết thúc

. CHECK

TEXT

NEW ENDING ADDED VVTSYFYX


37
NNNN

Cấu hình và tính năng của hệ thống AMSS

. SUP: Máy giám hành và điều khiển chạy trên hệ điều hành WINDOWS

Cấu hình và tính năng của hệ thống AMSS (Automatic Message Switching
System)

Phần mềm do mỗi quốc gia tự viết

Bao gồm các thành phần như:

CVA: Máy chủ của toàn hệ thống AFTN, là bộ não của hệ thống

Thông thường sẽ gồm 2 máy: Một máy chính (Main) và 1 máy ở trạng thái chờ
(Standby) để dự phòng cho máy chính

38
SUP (Supervisor): Máy giám hành và điều khiển chạy trên Windows (Có 6 cặp lệnh
trên hệ thống)

 System General gồm 4 lệnh (Change System Clock, AUTO mode, SEMI
mode, Recover)

AUTO: Hệ thống chạy hoàn toàn tự động

SEMI: Bán tự động, nếu có sự cố trên đường truyền thì chuyển đài sang SEMI
ngay

 Channel and Port Status gồm 2 lệnh (Change Incoming(mở đóng kênh truyền
and Outgoing(mở đóng kênh phát) Hold Status)
 Rys test and Queing gồm 7 lệnh (Chạy thử trên kênh sau khi sửa chữa nhằm
kiểm tra đường truyền còn nhiễu hay biến dạng)
 Repeat and Copy gồm 6 lệnh (Lặp lại điện văn và gửi bản sao)
 Address Routing Table gồm 2 lệnh (Display Address Routing Table, ) (Hiện
thị và thiết lập bảng địa chỉ của hệ thống)
 Message Assurance gồm 5 lệnh

Máy Journal: Giám sát và truy tìm lịch sử phân kênh của điện văn (Có thể kết hơp
với máy SUP nhằm giám sát và đánh số thứ tự các điện văn thông qua đài)

SVC (Service): Máy nhận các điện văn sự vụ chạy trên Windows

Nhận các điện văn sự vụ có địa chỉ gửi đến trung tâm, không đảm nhận việc chuyển
tiếp. chỉ SOẠN và GỬI điện văn

REJ: Máy nhận các điện văn sai chạy trên Windows

Các máy đầu cuối được nối trên đường truyền mạng, chạy bằng Windows

Thông thường thì đài nhận chỉ xin phép đài gốc hoặc trung tâm AFTN lặp lại 3 lần

Nếu vượt quá 3 lần thi cần đưa đài đó về chế độ “SEMI” và ngừng gửi điện văn đến
đài đó (nghi ngờ đường truyền đến đài nhiễu hoặc đài hỏng)

Một cửa sổ AFTN Terminal gồm: Cửa số thu và phát điện văn, Thông báo hoạt động
phát và thu trên AFTN, Trạng thái kết nối (Online hoặc Offline – ON hoặc OFF)

Cái qua chế độ SEMI - Chỉ nhận các điện văn bị lỗi về đường truyền
của trung tâm. Sẽ có 1 người sửa các lỗi của điện văn. Cái gì sửa được
thì sửa, không sửa được thì xin Repeat

39
IX. ĐIỆN VĂN SITA (SOCIÉTÉ INTERNATIONALE DE
TÉLÉCOMMUNICATIONS AÉRONAUTIQUES)
1.1 PHÂN LOẠI ĐIỆN VĂN SITA
⮚ Điện văn dạng văn bản tự do (free text): Là dạng điện văn có cấu trúc về nội
dung không tuân theo quy định của IATA

(Duy chỉ có Điện văn hành chính – KK sẽ dùng văn bản dạng free text)

⮚ Điện văn không ở dạng tự do: là điện văn có cấu trúc về nội dung tuân theo
quy định của IATA. Tuy nhiên, các hãng thường có những thay đổi nhất
định để phù hợp với hệ thống nội bộ của hãng mình

1.2 BỐ CỤC CHUNG CỦA MỘT ĐIỆN VĂN SITA


1.2.1 Hàng tiêu đề

⮚ Message ID : Ngày và giờ điện văn được gửi

⮚ Ex: Message ID: 210700 21 DEC 16

316 210659 DEC 16

Trong đó:

• 210700 21 DEC 16 là ngày và giờ bức điện được gửi

• 21: ngày trong tháng

• 0700 : Giờ gửi điện (GMT)

• 21 DEC 16 : Ngày tháng năm gửi điện

• 316 : Số của điện văn trong hộp inbox

• 316 210659 DEC 16

• Lưu ý: Format này chỉ có nếu SITA chạy trên hệ điều hành WINDOWS

1.2.2. Địa chỉ đài nhận

Địa chỉ đài nhận bao gồm :

Độ khẩn (QX, QU, QK, QN, QD): Gồm 2 ký tự đầu chỉ tốc độ điện theo thứ tự
ưu tiên (gọi là độ khẩn) giảm dần: QX (Express), QU , QK (gửi chậm nhất sau
10 phút), QN, QD (Delivery).

Địa chỉ đài nhận (SGNKLVN)

40
Cấu trúc địa chỉ SITA là một chuỗi gồm 7 ký tự :

● 3 ký tự đầu là code thành phố hay sân bay (HAN, PAR, SGN, CDG…nơi đặt
máy SITA)

● 2 ký tự tiếp theo đại diện cho cơ quan văn phòng nơi nhận hoặc gửi điện

● Hai ký tự sau cùng là code của hãng Hàng Không sở hữu máy SITA

⮚ Đôi khi các điện văn SITA được gửi từ các bộ quản lý của các Airlines thì code 3
ký tự đầu không phải là code thành phố mà là HDQ (Head quarter)

Ví dụ: - HDQOOVN : điều hành bay của hãng Vietnam Airlines

⮚ Hiện các thành viên của SITA không nhất thiết là các hãng Hàng Không nên đôi
khi 2 ký tự sau cùng không phải biểu thị code hãng Hàng Không

Ví dụ 1 :SGNRSVN

SGN : Tân Sơn Nhất

RS : Phòng vé Vietnam Airlines

VN : Vietnam Airlines

EX 2 : PNHLLXH

PNH : Phnom Penh

LL : Lost and Found

XH : Ground Handling in PNH

1.2.3. Địa chỉ đài gửi

• Luôn bắt đầu bằng dấu chấm

• Là một nhóm gồm 7 ký tự

☞ 3 ký tự đầu là code thành phố

☞ 2 ký tự tiếp theo đại diện cho cơ quan văn phòng nơi gửi điện

☞ Hai ký tự sau cùng là code của hãng Hàng Không

41
∙ Ngày giờ gửi điện

EX: .SGNKLVN 210700 21 DEC 13

1.2.4. Tên điện văn

Thường là code 3 ký tự biểu thị cho nội dung điện văn (thí dụ PNL, ADL,
PTM…)

1.2.5. Phần bản văn

Có định dạng tùy thuộc vào từng loại điện văn. Đối với hệ thống SITA, mỗi
điện văn chỉ tối đa 2000 ký tự

1.2.6. Phần kết thúc

• Đối với điện văn không phải là dạng văn bản tự do : Kết thúc điện là END và
theo sau là tên điện (ví dụ: ENDMVT). Nếu điện văn được chia làm nhiều
phần, thì cuối mỗi phần là ENDPART1,2…. Sau đó, phần kết thúc điện giống
như điện văn chỉ có một phần

• Đối với điện văn là dạng văn bản tự do, hoàn toàn không có quy định nào. Tuy
nhiên người gửi thường viết TKS N BRGS (thanks and best regards), BRGDS,
MNY TKS (many thanks)…rồi viết tên mình

Ví dụ: 2 loại điện văn SITA

❖ Dạng có format theo tiêu chuẩn của IATA

• Message ID: 151000

120 150959 NOV


QD SGNKKVN SGNKPVN SGNKTVN SGNKOVN SGNKLVN
SGNKDVN SGNHHVN
.SINYLSQ VN/260636
SOM
VN0740/26FEB/SIN
–SGN. 01A 03D 04ROW 05ROW 06ADEF 07AB 09ABCE 10ABCE
11ABCEF 12ROW 14ROW 15ROW 16CDEF 18ROW 19ROW
20ROW 21ROW 22ROW 23ROW 24ROW 25ABCDF 26ABCDE
–HAN. 02AD 06BC 07CDEF 08ROW 09DF 10DF 16AB 17ROW
25EF
PROTEX
–SGN. NIL
SI
PAD–SGN. 01A 10C
SOC
42
–HAN. 26F
ENDSOM

❖ Dạng văn bản tự do

QN BKKKKVN BKKKOVN
.SGNHHVN 240312 24MAY16
ATTN : BKKVN
SUBJ : AHL BKKVN12559
PLZ FWD ORGNL FILE OF SA CAZ TO SGN WZ ADV
BCS PAX NOW ASK 4 COMPENSATION IN SGN X THS 4 YR
HOT COOP N BRGDS/NAM OCC TSN

43
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐIỆN VĂN MVT (MOVEMENT MESSAGE)
TRONG SITA

VD:

MVT

LH404/15.DABYD.FRA

AD151230/151240 EA 1640 JFK

PX293

TOW 325000

TOF 100000

ENDMVT

GIẢI NGHĨA

Chuyến bay 404 của Lufthansa khởi hành ngày 15, số đăng ký tàu bay D-
ABYD, khởi hành từ Frankfurt

Giờ rút chèn tàu bay thực tế 1230 ngày 15

Giờ khởi hành dự kiến: 12:40 ngày 15

Sân bay đến là New York

Số hành khách là 293

Tổng khối lượng tàu bay cất cánh: 325 tấn

Tổng khối lượng nhiên liệu cất cánh: 100 tấn

Kết thúc điện MVT

44
VD2:
MVT

LH404/09.DABTC.JFK

DL81/0020

PX79

TOW323700

TOF97000

ENDMVT

2. Điện văn đến (Arrival Message)

VD:

MVT

LH404/09.DABYD.JFK

AA1647/1653

ENDMVT

GIẢI NGHĨA

Điện văn MVT

Chuyến bay 404 của Lufthansa hạ cánh ngày 9, số reg D-ABYD, sân bay đi là
JFK (New York)

Giờ hạ cánh thực tế: 16:47 (Touchdown), đóng chèn lúc 16:53

Kết thúc điện văn

45
MẠNG VIỄN THÔNG HÀNG KHÔNG

(AERONAUTICAL TELECOMMUNICATION NETWORK – ATN)

1. Khái niệm

Các ứng dụng đất đối đất (Ground – Ground)

- Hệ thống AMHS (ATC Message Handling System)


- Thông tin liên trung tâm bên ngoài (ICC – Inter – Center
Communications) và áp dụng AIDC (ATS Inter-facility Data
Communications)
2. Hệ thống AMHS
- Máy chủ SAN (Storage Area Network – Mạng lưu trữ cục bộ)

Nhiệm vụ: Lưu trữ tài nguyên và dữ liệu hệ thống, sẵn sàng cấp cho các cụm
máy chủ còn lại. Dữ liệu luôn đồng bộ với các máy chủ SAN 1, 2, 3 và hệ
thống dự phòng thảm họa

- Máy chủ MTS (Message Transfer Server – Máy chủ chuyển điện văn)

Nhiệm vụ: Nằm trong hệ thống AMHS, đóng vai trò luân chuyển điện văn
trong AMHS, đồng thời thực hiện chuyển đổi điện văn sang dạng AFTN để
chuyển sang hệ thống AFTN của máy chủ Gateway (Có khả năng tương
thích ngược)

- Gateway

Nhiệm vụ: Thực hiện chuyển đổi điện văn giữa hệ thống AMHS và AFTN

- Phần mềm SUP_AMHS

Nhiệm vụ: Giám sát queue (hàng chờ), các kênh trên queue và hộp thư, điều
khiển kênh trên queue, gửi lại điện văn trên hộp thư, truy xuất và kiểm soát
điện văn gửi/nhận qua MTA, thống kê điện văn

- Phần mềm CM (Control Monitor – Theo dõi điều khiển)


46
Nhiệm vụ:

+ Giám sát tình trạng hoạt động các thiết bị trong hệ thống

+ Giám sát và điều khiển các dịch vụ của hệ thống máy chủ

+ Xem nhật ký can thiệp vào từng máy chủ của hệ thống (Cảnh báo nếu thiết
bị gặp sự cố)

- Phần mềm UA (User Agent – Máy chủ của Admin hoặc người dùng)

(Có thể xem như đài đầu cuối)

Nhiệm vụ:

+ Gửi nhận điện văn

+ Tìm kiếm, truy xuất điện văn

+ Quản lý, lưu trữ và phục hồi điện văn

- Máy chính đặt ỏ Trung tâm ACC HCM, máy standby đặt ở ACC Nội Bài
- Thời gian chuyển giao của hệ thống dự phòng thảm họa giữa các máy là 45
phút
3. Tính ưu việt
- Có khả năng hỗ trợ 200 đầu cuối, lưu trữ 100.000 điện văn trong hàng
đợi
- Lưu lượng 100 điện văn/s. Lưu lượng hỗn hợp 50 điện AFTN/s và 50 điện
AMHS/s
- AFTN/AMHS gateway hỗ trợ chuyển đổi 30 điện/giây theo 2 chiều với
dung lượng trung bình: 1.500 bytes (lớn nhất là 15.000 bytes và nhỏ nhất
là 100 bytes)

47
-

48

You might also like