You are on page 1of 23

LIÊN QUAN NHA CHU

VÀ KHỚP CẮN
M16.ĐT.B11 (SỐ TIẾT: 01 TIẾT)
THS NGUYỄN NGỌC TÂM ĐAN
TÓM TẮT BÀI GIẢNG

Hai kẻ thù nguy hiểm của răng và mô nha chu là vi khuẩn và


sang chấn khớp cắn. Vi khuẩn là nguyên nhân thường xuyên liên
tục của bệnh, sang chấn là nguyên nhân bất thường sinh ra từ lệch
lạc khớp cắn, khớp thái dương hàm. Tuy nhiên lực cắn vừa phải
có tác động kích thích, duy trì, bảo vệ mô nha chu, những lực quá
yếu hoặc quá mạnh sẽ gây suy yếu mô nha chu.
MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân và hậu quả do lực cắn quá
yếu hoặc quá mạnh gây nên bệnh nha chu.
2. Trình bày được mối liên quan giữa cường độ lực và cấu trúc mô nha
chu trong quá trình hình thành nên bệnh nha chu.
3. Trình bày được triệu chứng và sự thay dổi mô học nha chu đối với
sang chấn khớp cắn.
1. MỞ ĐẦU

Hai kẻ thù nguy hiểm của răng và mô nha chu là vi khuẩn và sang
chấn khớp cắn. Vi khuẩn là nguyên nhân thường xuyên, liên tục
của bệnh nha chu. Sang chấn là nguyên nhân bất thường được
sinh ra từ sự lệch lạc nào đó của khớp cắn hoặc của khớp thái
dương hàm hoặc do bệnh nha chu. Rất hiếm gặp trường hợp sang
chấn do khớp cắn lại có nguyên nhân ở các cơ nhai.
1. MỞ ĐẦU (TT)

Chỉ có vi khuẩn thì bệnh nha chu dừng lại ở viêm nướu, nhưng nếu có thêm
sang chấn khớp cắn bệnh nha chu tiến triển thành viêm nha chu. Nếu nguyên nhân
chủ yếu là do sang chấn khớp cắn thì sang thương nha chu được gọi là chấn thương
do khớp cắn, đây không phải là bệnh viêm nha chu thông thường.
Lực cắn tác động thường xuyên trên răng, trong một giới hạn nào đó lực cắn
nhai rất cần thiết để kích thích, duy trì, bảo vệ mô nha chu.
• Nếu lực quá yếu không đủ kích thích, mô nha chu sẽ bị suy yếu.
• Nếu lực quá mạnh, vượt quá ngưỡng thì mô nha chu sẽ bị tổn thương.
Sang thương trong trường hợp này được gọi là chấn thương do khớp cắn.
2. CHẤN THƯƠNG DO KHỚP CẮN

2.1. Định nghĩa


• Chấn thương do khớp cắn là tổn thương ở mô nha chu có nguyên nhân là lực
cắn bất thường.
2.2. Nguyên nhân
• Sự biến đổi của lực cắn như: răng mọc lệch, trám răng và phục hình sai, nhổ
răng không làm răng giả,... hoặc sự lệch lạc của khớp thái dương hàm hoặc do
bệnh nha chu.
• Sự biến đổi về khả năng chống đỡ lực cắn của mô nha chu: bệnh nha chu
• Kết hợp cả hai điều kiện trên.
2.3. HẬU QUẢ

2.3.1. Hậu quả của lực cắn quá yếu hay thiếu lực cắn
• Nếu lực cắn quá yếu hay thiếu lực cắn do tình trạng cắn hở, mất
răng đối kháng, thói quen nhai một bên có thể đưa đến mỏng dây
chằng nha chu, teo các sợi, làm loãng xương và giảm chiều cao
xương ổ (do các huỷ cốt bào bị kích thích gây huỷ xương), cuối
cùng làm suy yếu mô nha chu.
2.3. HẬU QUẢ (TT)
2.3.2. Hậu quả của lực cắn quá mạnh
Mức độ trầm trọng của tổn thương thay đổi theo cường độ lực.
Vị trí và kiểu sang thương tuỳ thuộc theo phương hướng của lực:
• Lực nhẹ: các huỷ cốt bào kích thích gây huỷ xương các dây chằng nha chu bị kéo
dài (ở mặt răng ngược với hướng của lực).
• Lực vừa: có thể chảy máu, đông máu và hoại tử vùng dây chằng nha chu.
• Lực cắn quá mạnh vượt quá ngưỡng và đột ngột: Như răng mọc lệch lạc, răng
ngả nghiêng do nhổ răng kế bên, dùng răng để cắn chỉ, miếng trám cao, phục hình
sai, làm tăng lực cắn trên từng răng hoặc nhóm răng, hoặc làm thay đổi phương
hướng của lực cắn. Cuối cùng gốc răng chạm vào xương ổ gây hoại tử ở xương và
dây chằng nha chu. Xương ổ bị tiêu theo một cơ chế tiêu xương ngầm, tạo chỗ trống
có thể làm thay đổi vị trí của răng.
2.4. TÍNH HOÀN NGUYÊN CỦA CHẤN THƯƠNG
DO LỰC CẮN
Lực cắn nhai gây thương tổn cho mô nha chu, đồng thời mô kích thích những quá
trình tự sửa chữa của mô nha chu. Khi lực bất thường được cất đi, mô nha chu trở lại
trạng thái bình thường sau thời gian tự sửa chữa.
Những tương quan cắn khít có thể đưa đến chấn thương cắn khít. Bất cứ trừơng
hợp nào sai lệch về vị trí hoặc chức năng đều có khả năng đưa đến chấn thương do
cắn khít. Những điều kiện ấy được gọi là sự mất hài hoà của khớp cắn hoặc chứng
loạn dưỡng của khớp cắn.
Nên nhớ: Lực cắn khít quá mạnh, bất thường không gây ra chấn thương khi nào
mô nha chu có thể thích nghi được.
Một lực trong giới hạn sinh lý vẫn có thể gây chấn thương khớp cắn một khi mô
nha chu đã bị thương tổn hoặc suy yếu.
2.5. NHỮNG YẾU TỐ LÀM BIẾN ĐỔI KHẢ NĂNG
CHỐNG ĐỠ LỰC CẮN CỦA MÔ NHA CHU

• Viêm ở vùng dây chằng nha chu.


• Tiêu huỷ xương ổ và dây chằng nha chu làm lực cắn bình
thường trở thành lực quá tải đối với phần mô còn lại.
• Tuổi và bệnh tổng quát ức chế những hoạt động đồng hoá, đẩy
mạnh thoái hoá, kết quả làm giảm khả năng chống đỡ lực cắn của
mô nha chu và làm tăng sự huỷ hoại.
Ảnh hưởng của lực nhai lên mô nha chu

Lực yếu Lực sinh lý Lực quá mức

Suy yếu Khoẻ mạnh Chấn thương


Di lệch Vững ổn Tiêu xương
trồi răng

Ít Nhiều

Thích nghi Lan rộng bệnh


Sửa chữa Sự phá huỷ

Sơ đồ M16.ĐT.B11.1. Mô tả tác động của các mức độ lực nhai lên mô nha chu:
lực yếu, lực sinh lý, hay lực quá mức.
3. PHÂN LOẠI CHẤN THƯƠNG KHỚP CẮN

3.1. Phân loại của Glickman (1953)


3.1.1. Theo thời gian của nguyên nhân
3.1.1.1. Chấn thương khớp cắn cấp tính
Hậu quả do lực cắn mạnh đột ngột như nhai phải vật cứng (hạt olive...vv). Ngoài ra,
các phục hồi hay phục hình gây cản trở hoặc thay đổi hướng của lực nhai trực tiếp tác
động lên răng gây chấn thương cấp tính.
3.1.1.2. Chấn thương khớp cắn mạn tính
Phổ biến hơn chấn thương khớp cắn cấp tính và có các triệu chứng lâm sàng điển
hình hơn. Chấn thương hầu hết tiến triển dần dần và tạo ra các thay đổi trong hình thái
khớp căn như răng bị mòn, răng di chuyển, răng lung lay, răng bị đẩy lệch ra khỏi cung
hàm (không thẳng hàng), kết hợp với các thói quen cận chức năng như nghiến răng, cắn
chặt răng, hơn thế nữa nó sẽ diễn tiến tình trạng chấn thương nha chu cấp tính.
3. PHÂN LOẠI CHẤN THƯƠNG KHỚP CẮN (TT)

3.1.2. Theo tính chất của nguyên nhân


3.1.2.1. Chấn thương khớp cắn nguyên phát
Thường là hậu quả của tình trạng lực ăn nhai bất thường lên mô nha chu còn khỏe
mạnh. Sang chấn ở răng với mô nha chu nâng đỡ bình thường sẽ tốt hơn là sang chấn
khớp căn trên một răng có mô nha chu bị tổn thương.
3.1.2.2. Chấn thương khớp cắn thứ phát
Xảy ra khi lực nhai bình thường hoặc bất thường tác động lên bộ răng suy yếu do mất
xương ổ răng nâng đỡ. Sự thiếu hụt mô nha chu nâng đỡ không chỉ là hậu quả do bệnh
nha chu, mà có thể do phẫu thuật cắt bỏ xương trong điều trị bệnh nha chu hay phẫu
thuật miệng, chấn thương do tai nạn, tiêu xương vùng chóp quá mức liên quan đến chỉnh
nha hay điều trị nội nha.
3. PHÂN LOẠI CHẤN THƯƠNG KHỚP CẮN (TT)

3.2. Phân loại của Box


Khớp cắn sinh lý: được định nghĩa (theo Box) là một trạng thái, trong đó hệ thống
các lực tác động lên răng trong quá trình ăn khớp đều ở trạng thái cân bằng, và chúng
không thể thay đổi mối quan hệ bình thường giữa răng và các cấu trúc hỗ trợ.
Chấn thương khớp cắn: Các sang thương được hình thành trong mô nha chu là do lực
cắn quá.
3.3. Phân loại của Hamp, Nyman và Lindhe (1975)
Phân loại này dựa trên sự phá hủy mô nha chu tại vùng giữa các chân răng, tức là
mức độ tiêu xương ngang hoặc mất bám dính.
- Độ I: Tiêu xương theo chiều ngang không vượt quá một phần ba chiều rộng của răng.
- Độ II: Tiêu xương theo chiều ngang vượt quá một phần ba chiều rộng của răng.
- Độ III: Tổn thương ngang và phá hủy các mô nha chu xuyên qua vùng chẽ.
4. CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG

Dấu chứng lâm sàng quan trọng nhất của sang chấn là tăng sự lung lay răng. Lung lay
răng do sang chấn khớp cắn xảy ra trong 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu là do tiêu xương ổ,
tăng khoảng dây chằng nha chu và giảm số lượng các sợi nha chu. Giai đoạn 2 xảy ra
sau khi sửa chữa tổng thương do sang chấn và thích nghi với sự gia tăng lực nhai, điêu
này làm rộng khoảng dây chằng nha chu vĩnh viễn.
Sự hiện diện của mòn mặt nhai có thể do sự bất thường trong chế độ ăn uống của
bệnh nhân và không tương xứng với tuổi bệnh nhân.
Có sự nghiêng và di chuyển của từng răng hoặc cả một nhóm răng.
4. CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG (TT)

4.1. Dấu hiệu lâm sàng của sang chấn khớp cắn
1. Một hay nhiều răng lung lay đột ngột.
2. Đau dữ dội nhất là khi cắn khít hai hàm (không có răng sâu).
3. Túi nha chu sâu, có thể có áp xe nha chu.
4. Mòn răng (diện mòn nhẹ hoặc mòn răng tiếp xúc rõ).
5. Các đường nứt ở men hoặc các phục hồi.
6. Cản trở khớp cắn( từ vị trí tiếp xúc lui sau đến vị trí lồng múi tối đa hoặc trong vận
động đưa hàm sang bên/ra trước).
7. Đường lằn (Ridging) ở niêm mạc má.
8. Các đường lõm ở bờ ngoài của lưỡi.
9. Đầu lưỡi đỏ.
4. CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG (TT)

Box and Stillman coi sang chấn khớp cắn là yếu tố nguyên nhân cho các dấu hiệu của
bệnh nha chu sớm dưới đây nên khi phát hiện các bệnh này, sang chấn khớp cắn có thể là
nguyên nhân trong đó:
1. Chấn thương hình liềm - Vùng nướu đỏ sẫm có hình liềm khoảng 1/6 chu vi chân
răng.
2. Tụt nướu, có thể không đối xứng, liên quan với tiêu mào xương ổ.
3. Khe hở Stillman - lõm ở viền nướu, thường ở 1 bên răng.
4. McCall’s festoons - viền nướu hình bán nguyệt.
5. Mất sự hiện diện của nhú nướu (stippling) / Mất bề mặt lấm tấm da cam – được mô tả
như dấu hiệu phù nề thứ phát sau sang chấn.
4. CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG (TT)

4.2. Dấu hiệu trên X quang


1. Dãn khoảng dây chằng nha chu, thường đi kèm với dày đường lamina dura dọc theo
mặt bên chân răng vùng chóp và vùng chẻ.
2. Có sự phá hủy vách giữa cách răng theo chiều dọc nhiều hơn chiều ngang, hình
thành các khuyết hổng trong xương.
3. Thấu quang và đặc xương ổ.
4. Ngoại tiêu chân răng.
5. Tăng sản cement.
6. Ngà thứ phát tích tụ trong buồng tuỷ.
5. CHẨN ĐOÁN

Bởi vì sang chấn khớp cắn được xác định và chẩn đoán dựa trên những thay đổi mô
học trong cấu trúc nha chu nâng đỡ, chẩn đoán là không thể nếu không có sinh thiết
khối. Thường thì phân loại Angle là một phần của phân tích khớp cắn. Tuy nhiên, phân
loại Angle được thiết lập để phân loại mối quan hệ xương giữa xương hàm dưới và
xương hàm trên và sự ảnh hưởng nhỏ lên mối quan hệ khớp cắn tồn tại giữa các bề mặt
múi khác nhau. Do đó, chính mối quan hệ giữa các múi đối nhau là khía cạnh quan trọng
nhất của khớp cắn. Các dấu hiệu lung lay răng và mòn răng vô cùng khó để tạo mối
tương quan với các tiếp xúc khớp cắn. Trong trường hợp lung lay răng, nhiều yếu tố
khác như mất bám dính có thể ảnh hưởng đến sự hiện diện và mức độ nghiêm trọng của
lung lay răng.
5. CHẨN ĐOÁN (TT)

1. Biểu hiện chính của sang chấn khớp cắn nguyên phát là lung lay răng tăng. Độ
lung lay có thể được đánh giá bằng dụng cụ cơ học và điện tử. Đánh giá chủ quan về tính
di động được thực hiện như trong phân loại Miller được định mức từ 0 đến 3 điểm.
2. Nghiêng lệch và di chuyển của từng răng hoặc toàn bộ các phân hàm. Thử nghiệm
gõ của răng bằng dụng cụ đầu cùn/ bằng (blunt) thay đổi từ tiếng gõ trong với cấu trúc
nâng đỡ khoẻ mạnh sang tiếng gõ đục nếu có sang chấn khớp cắn nguyên phát trong hệ
thống bám dính.
3. Sờ khám cẩn thận các cơ nhai để xác nhận chắc chắn xem có phì đại hoặc có dấu
hiệu tăng trương lực với khả năng co rút của một nhóm cơ.
5. CHẨN ĐOÁN (TT)

4. Sờ khám khớp thái dương hàm và quan sát mọi sai lệch của hàm dưới trong các
đường đóng hàm khác nhau.
5. Thử nghiệm Fremitus: Fremitus là phép đo các dấu hiệu rung động của răng khi
răng được đặt ở vị trí và chuyển động tiếp xúc. Ngón trỏ thả lỏng (dampened) được đặt
dọc theo mặt má và mặt môi của răng hàm trên, và bệnh nhân được yêu cầu cắn chạm
các răng với nhau trong vị trí lồng múi tối đa và nghiến một cách hệ thống trong các
chuyển động và vị trí tiếp xúc bên, ra trước và trước bên. Các răng được chuyển đổi bởi
bệnh nhân ở các vị trí hàm này sau đó được xác định. Nói chung, điều này bị giới hạn ở
răng hàm trên; tuy nhiên, trong trường hợp khớp cắn tiếp xúc cạnh-cạnh (edge-to-edge)
hoặc khi có sự cắn phủ nhỏ, thì các răng hàm dưới cũng có thể đánh giá được.
5. CHẨN ĐOÁN (TT)

Hệ thống phân loại sau đây được sử dụng:


- Loại I: Đã phát hiện rung động hoặc chuyển động nhẹ.
- Loại II: Dễ dàng sờ thấy rung nhưng không có chuyển động rõ ràng.
- Loại III: Chuyển động có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Box HK. Traumatic occlusion and traumatogenic occlusion. Oral Health


1930;20:642-6.
2. Glickman I, Smulow JB. Further observations on the effects of trauma from
occlusion in humans. J Periodontol 1967;38:280-93.
3. Hallmon WW. Occlusal trauma: Effect and impact on the periodontium. Ann
Periodontol 1999;4:102-8.
4. Pihlstrom BL, Anderson KA, Aeppli D, Schaffer EM. Association between signs
of trauma from occlusion and periodontitis. J Periodontol 1986;57:1-6.

You might also like