You are on page 1of 57

PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 1.

Đại cương về không gian topo

Bài 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ KHÔNG GIAN TÔPÔ

1 TÔPÔ, KHÔNG GIAN TÔPÔ.


Định nghĩa 1.1.
1. Cho tập hợp X 6= ∅, một họ τ ⊂ P(X) được gọi là tôpô trên X nếu
τ thoả mãn các tính chất sau:
(I). ∅, X ∈ τ.
(II). G1 , G2 ∈ τ =⇒ G1 ∩ G2 ∈ τ
S
(III). Gi ∈ τ, ∀i ∈ I =⇒ Gi ∈ τ
i∈I
2. Nếu τ là một tôpô trên X thì cặp (X, τ ) được gọi là không gian tôpô.
Mỗi G ∈ τ gọi là một tập mở trong X (hay G là τ - mở). Tập F ⊂ X
gọi là tập đóng (hay τ - đóng) nếu X \ F là τ - mở.
3. Cho τ, θ là hai tôpô trên X; ta nói τ là tôpô mạnh hơn θ nếu τ ⊃ θ.
Ví dụ 1.1. Cho không gian metric (X, d), định nghĩa họ τd như sau: G ∈ τd
khi và chỉ khi G = ∅ hoặc có tính chất ∀x ∈ G, ∃r > 0 : B(x, r) ⊂ G.
Khi đó τd là tôpô trên X và ta gọi là tôpô của không gian metric (X, d).

2 CƠ SỞ CỦA TÔPÔ.
Định nghĩa 2.1. Cho τ là tôpô trên X, họ σ ⊂ τ được gọi là cơ sở của
tôpô τ nếu mỗi G ∈ τ là hợp của một họ nào đó các tập thuộc σ. Tức
là: [
∀G ∈ τ =⇒ ∃{∆i }i∈I ⊂ σ : G = ∆i
i∈I

Định lý 2.1. Cho họ σ ⊂ τ là cơ sở của tôpô τ khi và chỉ khi

∀G ∈ τ, ∀x ∈ G : ∃ ∆ ∈ σ : x ∈ ∆ ⊂ G.

Chứng minh.
Điều kiện cần: Suy từ định nghĩa 2.1.
Điều kiện đủ: Xét tùy ý G ∈ τ, G 6= ∅. Với mỗi x ∈ G ta ký hiệu ∆x ∈ σ

1 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 1. Đại cương về không gian topo

S
là tập thỏa mãn x ∈ ∆x ⊂ G. Khi đó, G ⊂ x∈G ∆x ⊂ G nên
[
G= ∆x .
x∈G


Ví dụ 2.1. Từ định nghĩa của tập mở trong không gian metric (X, d)
ta thấy họ σ = {B(x, r)/ x ∈ X, r > 0} là cơ sở của không gian metric
(X, d) và họ σ 0 = {B(x, n1 ) x ∈ X, n ∈ N∗ } cũng là cơ sở.
Định lý 2.2. Cho tập X và họ σ các tập con của Xcó các tính chất:
1. ∀x ∈ X, ∃∆ ∈ σ : x ∈ ∆,
2. ∀∆1 , ∆2 ∈ σ, ∀x ∈ ∆1 ∩ ∆2 , ∃∆ ∈ σ : x ∈ ∆ ⊂ ∆1 ∩ ∆2 .
Khi đó tồn tại tôpô trên X nhận σ làm cơ sở.
Chứng minh.
Điều kiện cần: Ta giả sử rằng σ là cơ sở của topo τ trên X. Vì X ∈ τ
nên ta có tính chất 1. Với ∆1 , ∆2 ∈ σ thì ∆1 ∩ ∆2 ∈ τ nên từ Định lý 2.1
ta có tính chất 2.
Điều kiện đủ: Ta định nghĩa họ τ ⊂ P(X) như sau

G=∅
G ∈ τ ⇐⇒
G là hợp của một họ các tập thuộc σ

Do tính chất 1 ta thấy X ∈ τ và đo Định nghĩa 1.1 thì τ có tính chất (III)
của topo τ . Xét G1 , G2 ∈ τ, ta cần chứng minh G = G1 ∩ G2 ∈ τ. Thật
vậy, với mỗi x ∈ G ta có

∃∆1 , ∆2 ∈ σ : x ∈ ∆k ∈ Gk , k = 1, 2 (do định nghĩa G1 , G2 )


∃∆x ∈ σ : x ∈ ∆x ⊂ ∆1 ∩ ∆2 (do tính chất 2)
S
Khi đó, G = x∈G ∆x .
Nhận xét, nếu họ σ có tính chất

∀∆1 , ∆2 ∈ σ : ∆1 ∩ ∆2 6= ∅ =⇒ ∆1 ∩ ∆2 ∈ σ

thì σ có tính chất 2. 

2 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 1. Đại cương về không gian topo

3 LÂN CẬN, CƠ SỞ LÂN CẬN.


Định nghĩa 3.1. Cho không gian tôpô (X, τ ).
1. Với x ∈ X, U ⊂ X ta nói U là lân cận của x nếu

∃G ∈ τ : x ∈ G ⊂ U.

Họ gồm tất cả các lân cận của x được ký hiệu là Ux .


2. Họ Vx ⊂ Ux , được gọi là cơ sở lân cận của x nếu

∀U ∈ Ux =⇒ ∃V ∈ Vx : V ⊂ U

Hiển nhiên nếu σ là cơ sở của tôpô τ thì họ Vx = {∆ ∈ σ/ x ∈ ∆} là cơ


sở lân cận của x.
N
Nói riêng họ Vx = {B(x, n1 ) : n ∈ ∗ } là cơ sở lân cận của x trong (X, d).
3. Không gian tôpô (X, τ ) gọi là thoả tiên đề đếm được thứ nhất nếu
mỗi x ∈ X có cơ sở lân cận không quá đếm được.
4. Không gian topo X được gọi là T2 -không gian hay không gian Haus-
dorff nếu

∀x, y ∈ X, x 6= y, ∃V ∈ Ux , ∃W ∈ Uy : V ∩ W = ∅.

4 PHẦN TRONG, BAO ĐÓNG CỦA TẬP HỢP.


Định nghĩa 4.1.
1. Tập mở lớn nhất chứa trong A (hoặc là hợp tất cả các tập mở, chứa
trong A) được gọi là phần trong của A, ký hiệu là Å hay IntA.
2. Mỗi x ∈ IntA gọi là điểm trong của A.

Tính chất 4.1.


1. (A là tập mở ) ⇐⇒ (A = IntA).
2. (x là điểm trong của A) ⇐⇒ (∃ G mở sao cho x ∈ G ⊂ A)
⇐⇒ (A là một lân cận của x).

Suy ra, (A mở) ⇐⇒ (A là lân cận của mọi điểm của nó).
Định nghĩa 4.2.
1. Tập đóng nhỏ nhất chứa A (hay giao tất cả các tập đóng, chứa A) gọi
là bao đóng của A, ký hiệu là A hay ClA.

3 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 1. Đại cương về không gian topo

2. Mỗi x ∈ A gọi là điểm dính của A.


Tính chất 4.2.
1. A là tập đóng ⇐⇒ A = A. 
2. x ∈ A ⇐⇒ ∀U ∈ Ux =⇒ U ∩ A 6= ∅
Chứng minh.
Tính chất 1. Đọc giả tự chứng minh.
Tính chất 2.

x ∈ A ⇐⇒ (∃F đóng : F ⊃ A, x ∈
/ F)
⇐⇒ (∃G mở : x ∈ G ⊂ X \ F )
⇐⇒ (∃U ∈ Ux : U ∩ A = ∅).

5 ÁNH XẠ LIÊN TỤC, ÁNH XẠ ĐỒNG PHÔI.


Định nghĩa 5.1. Cho các không gian tôpô là (X, τ ), (Y, θ) và một ánh
xạ f : X −→ Y . Ta nói:
1. f liên tục tại x◦ ∈ X nếu

∀ V là lân cận của f (x◦ ) =⇒ ∃ U là lân cận của x◦ : f (U ) ⊂ V (1)

hay

∀ V là lân cận của f (x◦ ) =⇒ f −1 (V ) là lân cận của x◦ .



(2)

Hiển nhiên, trong (1), (2) chỉ cần lấy V thuộc một cơ sở lân cận của
f (x◦ ).
2. f liên tục trên X nếu f liên tục tại mọi x ∈ X.
3. f là ánh xạ đồng phôi nếu f là song ánh, liên tục và f −1 liên tục.
Định lý 5.1. Các mệnh đề sau đây tương đương.
(i). f liên tục trên X
(ii). ∀A ⊂ X thì f (A) ⊂ f (A).
(iii). Với mọi tập đóng B ⊂ Y thì f −1 (B) là tập đóng trong X.
(iv). Với mọi tập mở B ⊂ Y thì f −1 (B) là tập mở trong X.
Chứng minh.

4 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 1. Đại cương về không gian topo

(i) =⇒ (ii). Với y = f (x), x ∈ A, ta chứng minh y ∈ f (A). Thật vậy, với
V ∈ Uy , do tính liên tục của f tại x thì

f −1 (V ) ∈ Ux

thế nên với x ∈ A, ta có được

f −1 (V ) ∩ A 6= ∅.

Do đó, V ∩ f (A) 6= ∅ dẫn đến y ∈ f (A).


(ii) =⇒ (iii). Áp dụng (ii), cho A := f −1 (B) chúng ta có

f (A) ⊂ f (A) = f f −1 (B) ⊂ B = B

Suy ra, f −1 f (A) ⊂ f −1 (B). Vậy A ⊂ A nên A đóng.




(iii) =⇒ (iv). Nếu B ⊂ Y là tập mở thì Y \ B đóng nên

f −1 (Y \ B) = X \ f −1 (B)

là tập đóng. Vậy f −1 (B) là tập mở.


(iv) =⇒ (i). Xét tùy ý x ∈ X và V là lân cận của f (x). Ta có,

∃G mở : f (x) ∈ G ⊂ V =⇒ (x ∈ f −1 (G) ⊂ f −1 (V ), với f −1 (G) mở).

Do đó, f −1 (V ) là lân cận của x. Vậy, f liên tục tại x. 


Hệ quả 5.1. Cho τ, θ là hai tôpô trên X. Khi đó:
1. θ yếu hơn τ ⇐⇒ I : (X, τ ) −→ (X, θ) liên tục.
2. τ = θ ⇐⇒ I : (X, τ ) −→ (X, θ) là ánh xạ đồng phôi.

6 TÔPÔ CẢM SINH, KHÔNG GIAN CON


Định nghĩa 6.1. Cho không gian tôpô (X, τ ) và ∅ 6= A ⊂ X.
1. Họ τA = {A ∩ G : G ∈ τ } là một tôpô trên A và gọi là tôpô cảm sinh
trên A của τ .
2. Không gian tôpô (A, τA ) gọi là không gian con (hay không gian tôpô
con) của (X, τ ).
Định lý 6.1. Cho không gian tôpô (X, τ ) và A ⊂ X.
1. Nếu ∅ 6= B ⊂ A thì (τA )B = τB .
2. Nếu f : (X, τ ) −→ Y liên tục thì f |A : (A, τA ) −→ Y liên tục.

5 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 1. Đại cương về không gian topo

7 Tích của hai không gian topo


Định nghĩa 7.1. Cho các không gian topo (X1 , τ1 ), (X2 , τ2 ). Xét họ các
tập con của X1 × X2 sau:

σ = {A1 × A2 : A1 ∈ τ1 , A2 ∈ τ2 }

Do X1 × X2 ∈ σ và nếu ∆1 , ∆2 ∈ σ thì ∆1 ∩ ∆2 ∈ σ nên tồn tại một


topo trên X1 × X2 nhận σ làm cơ sở, gọi là topo tích của các topo τ1 , τ2 .
Định lý 7.1. Cho các không gian topo lần lượt là (X1 , τ1 ), (X2 , τ2 )
1. Topo tích trên X1 × X2 là topo yếu nhất để các ánh xạ chiếu

pi : X1 × X2 −→ Xi
(x1 , x2 ) 7−→ xi

với i = 1, 2 là liên tục.


2. Cho không gian topo X và ánh xạ

f : X −→ X1 × X2

x 7−→ f (x) := f1 (x), f2 (x)

trên X1 × X2 ta xét topo tích. Khi đó, f liên tục khi và chỉ khi f1 , f2 liên
tục.

6 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 2. Sự hội tụ trong không gian topo

Bài 2
SỰ HỘI TỤ TRONG KHÔNG GIAN
TÔPÔ

1 SỰ HỘI TỤ THEO LƯỚI (E.Moore - H.Smith).

1.1 LƯỚI.
Định nghĩa 1.1. Tập hợp A được gọi là tập có hướng nếu trong A
có quan hệ “ 6 ” thoả mãn các tính chất sau:
(I). ∀α ∈ A : α 6 α
(II). ∀α, β, γ ∈ A : α 6 β, β 6 γ =⇒ α 6 γ
(III). ∀α1 , α2 ∈ A =⇒ ∃α ∈ A : α > α1 , α > α2 .
Ví dụ 1.1. Nếu Bx là cơ sở lân cận của x trong không gian tôpô với quan
hệ thứ tự được định là: V1 6 V2 ⇐⇒ V2 ⊂ V1 thì (Bx , 6) là tập có
hướng.
Định nghĩa 1.2. Cho A là tập có hướng và X là tập tuỳ ý
1. Một ánh xạ từ A vào X, α 7−→ xα gọi là một lưới (hay dãy suy rộng)
trong X và kí hiệu là {xα }α∈A .
2. Nếu B là tập có hướng và a : B −→ A là ánh xạ thoả mãn
∀α◦ ∈ A, ∃β◦ ∈ B : ∀β ∈ B, β > β◦ =⇒ a(β) > α◦
thì lưới {xa(β) }β∈B gọi là lưới con của {xα }α∈A .
Khi đó, đặt yβ = xa(β) thì {yβ } có tính chất sau:
∀α◦ ∈ A, ∃β◦ ∈ B : ∀β ∈ B, β > β◦ =⇒ ∃α > α◦ : yβ = xα .

1.2 LƯỚI HỘI TỤ.


Định nghĩa 1.3. Lưới {xα }α∈A trong không gian tôpô X gọi là hội
tụ về x ∈ X (viết là lim xα = x hay xα −→ x) nếu
α∈A
∀V ∈ Ux , ∃α◦ ∈ A : ∀α > α◦ =⇒ xα ∈ V.
Ví dụ 1.2. Trong cơ sở lân cận Bx (nói riêng trong Ux ) ta xét thứ tự như
trong ví dụ 1.1. Nếu lưới {xV : V ∈ Bx } thoả mãn xV ∈ V thì lim xV = x.
V

7 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 2. Sự hội tụ trong không gian topo

Thật vậy, cho U ∈ Ux , chọn V◦ ∈ Bx : V◦ ⊂ U thì ∀ V > V◦ =⇒ xV ∈ U.


Mệnh đề 1.1. Để mỗi lưới có không quá một giới hạn thì điều kiện cần
và đủ là X là T2 - không gian.
Chứng minh.
Điều kiện cần.
Nếu X không là T2 - không gian thì
∃x, y ∈ X, (x 6= y) : ∀V ∈ Ux , ∀U ∈ Uy =⇒ V ∩ U 6= ∅

V2 ⊂ V1
Sắp A := Ux × Uy bởi (V1 , U1 ) 6 (V2 , U2 ) ⇐⇒
U2 ⊂ U1
Xây dựng lưới {xα }α thoả mãn: Nếu α = (V, U ) thì xα ∈ V ∩ U (do tiên
đề chọn).
Ta có: lim xα = x, lim xα = y vì cho V◦ ∈ Ux , U◦ ∈ Uy chọn α◦ = (V◦ , U◦ )
 
V ⊂ V◦ xα ∈ V◦
∀α = (V, U ) > α◦ =⇒ =⇒
U ⊂ U◦ xα ∈ U◦

Điều kiện đủ.


Giả sử lim xα = x, lim xα = y với x 6= y. Chọn V ∈ Ux , U ∈ Uy :
V ∩ U = ∅. Ta có:

∃α1 : ∀α > α1 =⇒ xα ∈ V
∃α2 : ∀α > α2 =⇒ xα ∈ U

Suy ra xα ∈ V ∩ U, nếu α > α1 và α > α2 (!). 


Mệnh đề 1.2. Cho lim xα = x, và {xa(β) }β là lưới con của lưới {xα }α .
Khi đó lim xα(β) = x.
β
Chứng minh.
Xét V ∈ Ux , ta có

∃α◦ : ∀α > α◦ =⇒ xα ∈ V
∃β◦ : ∀β > β◦ =⇒ a(β) > α◦

Suy ra ∀β > β◦ =⇒ xa(β) ∈ V. 

Mệnh đề 1.3.
1. x ∈ E ⇐⇒ ∃{xα }α ⊂ E : xα −→ x, 
2. Eđóng ⇐⇒ ∀{xα }α ⊂ E, xα −→ x =⇒ x ∈ E .

8 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 2. Sự hội tụ trong không gian topo

Chứng minh.
1. (=⇒) : Sắp Bx là một cơ sở lân cận của x bởi V1 6 V2 ⇐⇒ V2 ⊂ V1 .
Xây dựng lưới {xV }V ∈Bx thoả mãn: xV ∈ V ∩ E (6= ∅). Ta có xV −→ x.
1 
2. E đóng ⇐⇒ E ⊂ E ⇐⇒ ∀{xα }α ⊂ E, xα −→ x =⇒ x ∈ E . 
Mệnh đề 1.4. Cho các không gian tôpô X, Y và ánh xạ f : X −→ Y .
Khi đó các mệnh đề sau đây tương đương:
(i). f liên tục tại x◦ ,
(ii). ∀{xα }α ⊂ X, xα −→ x◦ =⇒ f (xα ) −→ f (x◦ ).
Chứng minh.
[(i) =⇒ (ii)]. Với V ∈ Uf (x◦ ) ta có f −1 (V ) ∈ Ux◦ , nên

∃α◦ : ∀α > α◦ =⇒ xα ∈ f −1 (V ) hay f (xα ) ∈ V.

[(ii) =⇒ (i)]. Nếu f không liên tục tại x◦ , ta có

∃U◦ ∈ Uf (x◦ ) : ∀V ∈ Ux◦ =⇒ f (V ) 6⊂ U

Lập lưới {xV }V ∈Ux◦ thoả mãn xV ∈ V, f (xV ) 6∈ U , ta có

xV −→ x◦ , f (xV ) 6−→ f (x◦ ) (!) 

Mệnh đề 1.5. Nếu X thoả mãn tiên đề đếm được thứ I, thì trong mệnh
đề 1.3 và 1.4 có thể thay lưới {xα }α bằng dãy {xn }n∈N∗ .
Chứng minh.
Ta cần chứng minh “=⇒” trong 1/ của mệnh đề 1.3 và (ii/ =⇒ i/) của
mệnh đề 1.4 có thể thay lưới {xα }α bằng dãy {xn }n∈N∗ .
Chọn {Vn }n∈N∗ là cơ sở lân cận của x thoả mãn Vn+1 ⊂ Vn và chọn {xn }n
thoả mãn xn ∈ Vn . 
Mệnh đề 1.6. Cho không gian tôpô (X, τ ), E ⊂ X, {xα } ⊂ E, x ∈ E.
Khi đó:
(E,τE ) (X,τ )
xα −−−→ x ⇐⇒ xα −−−→ x.
Chứng minh.
Học viên tự chứng minh.

1.3 SIÊU LƯỚI.


Định nghĩa 1.4.
1. Lưới {xα } ⊂ X được gọi là siêu lưới nếu ∀A ⊂ X, ∃α◦ sao cho tập

9 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 2. Sự hội tụ trong không gian topo

{xα : α > α◦ } chứa trong A hoặc X \ A (ta nói {xα } thuộc A hoặc X \ A
từ lúc nào đó).
2. Lưới {xα } được gọi là thường gặp trong A nếu
∀α◦ , ∃α > α◦ : xα ∈ A
hay
∀α◦ , {xα : α > α◦ } 6⊂ X \ A
Mệnh đề 1.7.
1. Nếu {xα } là siêu lưới trong X và f : X −→ Y thì {f (xα )} là siêu lưới
trong Y.
2. Lưới con của siêu lưới là siêu lưới.
Định lý 1.1. Mọi lưới đều có lưới con là siêu lưới.
Chứng minh.
Cho lưới {xα : α ∈ A} trong X. Ta gọi một họ σ ⊂ P(X) là tốt nếu
(i). B ∈ σ thì {xα } thường gặp trong B.
(ii). B1 , B2 ∈ σ thì B1 ∩ B2 ∈ σ.
Họ σ = {X} là tốt. Đặt B là tập tất cả các họ tốt; trong B ta xét thứ
tự được định nghĩa như sau:
σ1 6 σ2 ⇐⇒ σ1 ⊂ σ2 .
S
Mọi xích (σi )i∈I ⊂ B có σ = i∈I σi là cận trên cho nên B có phần tử
tối đại σ◦ theobổ đề Zorn.
Xét tập P = (B, α) ∈ σ◦ × A : xα ∈ B với thứ tự được định nghĩa
như sau:
(B, α) 6 (B 0 , α0 ) ⇐⇒ B 0 ⊂ B, α0 > α
và ánh xạ f : P −→ A, (B, α) 7−→ α. Khi đó y(B,α) = xf (B,α) là lưới
con của {xα }, ta chứng minh nó là siêu lưới. Giả sử trái lại, tồn tại tập
S ⊂ X, sao cho {y(B,α) } là thường gặp trong S và trong X \ S. Xét
B 0 ∈ σ◦ , cần chứng minh {xα } là thường gặp trong B 0 ∩ S. Với α◦ ∈ A,
ta có
∃α0 : xα0 ∈ B 0 , α0 > α◦ (do {xα } là thường gặp trong B 0 )
∃(B 00 , α00 ) > (B 0 , α0 ) : y(B 00 ,α00 ) ∈ S (do {y(B,α) } là thường gặp trong S),
nên xα00 ∈ S ∩ B với α00 > α◦ . Vậy {xα } là thường gặp trong B 0 ∩ S với
mọi B 0 ∈ σ◦ . Suy ra σ◦ ∪ {S} ∪ {B 0 ∩ S : B 0 ∈ σ◦ } là họ tốt, chứa σ◦ . Do
tính tối đại của σ◦ ta suy ra S ∈ σ◦ .

10 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 2. Sự hội tụ trong không gian topo

Tương tự, cũng có {y(B,α) } thường gặp trong X \ S nên X \ S ∈ σ◦ vì


thế ∅ = S ∩ (X \ S) ∈ σ◦ là điều vô lý. 

2 SỰ HỘI TỤ THEO LỌC (H.Cartan).


2.1 LỌC.
Định nghĩa 2.1.
1. Họ F 6= ∅ các tập con của X gọi là lọc trong X nếu F thoả mãn các
điều kiện dưới đây:
(I). A ∈ F =⇒ A 6= ∅,
(II). A1 , A2 ∈ F =⇒ A1 ∩ A2 ∈ F,
(III). B ⊃ A, A ∈ F =⇒ B ∈ F.
2. Nếu F1 , F2 là các lọc trong X và F1 ⊂ F2 ta nói lọc F2 mạnh hơn
lọc F1
Nhận xét. X ∈ F.

Định nghĩa 2.2. Họ B 6= ∅, B ⊂ P(X) được gọi là cơ sở lọc trong X


nếu B thoả mãn các điều kiện sau đây:
(I). A ∈ B =⇒ A 6= ∅,
(II). A1 , A2 ∈ B =⇒ ∃A ∈ B : A ⊂ A1 ∩ A2 .
Khi đó lọc F = A ∈ P(X) ∃B ∈ B, B ⊂ A gọi là lọc sinh bởi B.
Ví dụ 2.1.
1. Họ Ux tất cả các lân cận của x trong không gian tôpô là lọc. Nếu Bx
là cơ sở lân cận của x thì Bx là cơ sở
 lọc. Ux làlọc sinh bởi Bx .
2. Cho X 6= ∅, x◦ ∈ X, họ Fx◦ := A ∈ P(X) x◦ ∈ A là lọc.
3. Cho B là một cơ sở lọc trong X, f : X −→ Y thì f (B) là cơ sở lọc
trong Y .
4. Giả sử G là họ có tâm các tập con của X. Gọi G 0 là họ các giao hữu
hạn các tập thuộc G thì G 0 là một cơ sở lọc. Suy ra tồn tại lọc yếu nhất
chứa G.

2.2 SIÊU LỌC.


Định nghĩa 2.3. Lọc F trong X gọi là siêu lọc nếu

F 0 là lọc trong X, F 0 ⊃ F =⇒ F = F 0 .


11 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 2. Sự hội tụ trong không gian topo

Định lý 2.1. Giả sử F là lọc trong X, khi đó các mệnh đề dưới đây là
tương đương:
(i). F là siêu lọc,
(ii). A ∪ B ∈ F =⇒ A ∈ F hay B ∈ F.
Chứng minh.
 Giả sử F là
[(i) =⇒ (ii)].  siêu lọc, A ∪ B ∈ F nhưng A 6∈ F, B 6∈ F. Khi
đó F := M ∈ P(X) A ∪ M ∈ F là lọc trong X, F ⊃ F, F 0 6= F
0 0

(vô lý).
[(ii) =⇒ (i)]. Xét lọc F 0 ⊃ F. Với A ∈ F 0 ta có:

A 6∈ F (do AC 6∈ F 0 ), AC ∪ A = X ∈ F =⇒ A ∈ F.
 C 

Vậy F 0 = F. 

Hệ quả 2.1. Lọc F là siêu lọc khi và chỉ khi

∀A ∈ P(X) =⇒ A ∈ F hay AC ∈ F


Hệ quả 2.2. Cho f : X −→ Y và F là siêu lọc trong X. Khi đó f (F)


là cơ sở của siêu lọc.
Chứng minh.
Gọi F 0 là lọc sinh bởi f (F). Xét A, B ⊂ Y mà A ∪ B ∈ F 0 , ta có

∃C ∈ F : f (C) ⊂ A ∪ B.

Khi đó f −1 (A) ∪ f −1 (B) ∈ F. Coi f −1 (A) := D ∈ F, ta có A ⊃ f (D)


nên A ∈ F.
Ví dụ 2.2. Lọc Fx◦ ở ví dụ 2.1 là siêu lọc.
Định lý 2.2. Với mỗi lọc F tồn tại siêu lọc mạnh hơn F.
Chứng minh.
Trong họ F(X) các lọc trong X, chứa F ta xét thứ tự:

F1 6 F2 ⇐⇒ F1 ⊂ F2.
 S
Nếu {Fi }i∈I là một xích của F(X), 6 thì F◦ := i∈I Fi là lọc và
Fi 6 F◦ , ∀i ∈ I. Phần tử tối đại của F(X), 6 là siêu lọc cần tìm.


12 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 2. Sự hội tụ trong không gian topo

2.3 LỌC HỘI TỤ.


Định nghĩa 2.4. Lọc (hay cơ sở lọc) F gọi là hội tụ về x◦ , viết
F −→ x◦ nếu:
∀V ∈ Ux◦ , ∃A ∈ F : A ⊂ V.
Như vậy: F −→ x◦ ⇐⇒ F (hay lọc sinh bởi F) mạnh hơn Ux◦
Mệnh đề 2.1. Điều kiện cần và đủ để mỗi lọc trong X có không quá
một giới hạn là X là T2 - không gian.
Chứng minh.
Điều kiện cần. Giả sử trái lại
∃a 6= b : ∀ V ∈ Ua , ∀ U ∈ Ub =⇒ V ∩ U 6= ∅.
Họ Ua ∪ Ub có tâm, gọi F là lọc sinh bởi họ này thì F −→ a, F −→ b (!)
Điều kiện đủ.
(F −→ a, F −→ b) =⇒ (F ⊃ Ua , F ⊃ Ub )
=⇒ V ∩ U 6= ∅, ∀V ∈ Ua , ∀U ∈ Ub hay a = b. 

Mệnh đề 2.2. x ∈ E ⇐⇒ Tồn tại lọc F : F 3 E, F −→ x .
Chứng minh.
(=⇒) x ∈ E =⇒ {E ∩ V / V ∈ Ux } là cơ sở lọc. Gọi F là lọc sinh bởi
cơ sở này thì F 3 E (lấy V = X), F ⊃ Ux nên F −→ x.
(⇐=). Ta có:
(E ∈ F, F −→ x) =⇒ (E ∈ F, Ux ⊂ F)
=⇒ E ∩ V 6= ∅, ∀V ∈ Ux hay x ∈ E. 
Mệnh đề 2.3. Cho f : X −→ Y , các mệnh đề sau đây là tương đương:
(i). f liên tục tại x◦ ,
(ii). ∀F −→ x◦ =⇒ f (F) −→ f (x◦ )
Chứng minh.
Ta có nhận xét:
f liên tục tại x◦ ⇐⇒ ∀U ∈ Uf (x◦ ) , ∃V ∈ Ux◦ : f (V ) ⊂ U
⇐⇒ f (Ux◦ ) −→ f (x◦ ) (1)
[(1) =⇒ (ii)]
F −→ x◦ =⇒ F ⊃ Ux◦ =⇒ f (F) ⊃ f (Ux◦ ) =⇒ f (F) −→ f (x◦ )
[(ii) =⇒ (1)]. Lấy F = Ux◦ 

13 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 2. Sự hội tụ trong không gian topo

2.4 LIÊN HỆ LỌC VỚI LƯỚI.


Định nghĩa 2.5. Cho lưới {xα }α∈A , đặt Mα := {xβ / β > α}. Họ
{Mα }α∈A là một cơ sở lọc; lọc tương ứng gọi là lọc liên kết với lưới
{xα }α∈A .
Định lý 2.3. Lưới {xα } hội tụ về x ⇐⇒ lọc liên kết hôi tụ về x.
Chứng minh.

xα −→ x ⇐⇒ ∀V ∈ Ux , ∃α◦ : α > α◦ =⇒ xα ∈ V
⇐⇒ ∀V ∈ Ux , ∃α◦ : Mα◦ ⊂ V
⇐⇒ Mα −→ x. 

Định lý 2.4. Cho F là lọc, trên F ta xét thứ tự A1 6 A2 ⇐⇒ A2 ⊂ A1 .


Khi đó các mệnh đề sau đây là tương đương:
(i). F −→ a,
(ii). Nếu lưới {xA }A∈F thoả mãn xA ∈ A thì xA −→ a
Chứng minh.
[(i) =⇒ (ii)]. ∀V ∈ Ua , ∃A◦ ∈ F : A◦ ⊂ V nên xA ∈ V, ∀A > A◦ .
[(ii) =⇒ (i)]. Nếu F 6−→ a thì ∃V◦ ∈ Ua sao cho:

∀A ∈ F =⇒ A 6⊂ V◦ hay ∃xA ∈ A, xA 6∈ V◦

Khi đó xA 6−→ a điều này mâu thuẫn với giả thiết. 

14 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 3. Tính chât liên thông, compact

Bài 3
TÍNH CHẤT LIÊN THÔNG, COMPACT

1 TẬP LIÊN THÔNG.


Định nghĩa 1.1. Cho không gian tôpô X và A ⊂ X
1. Tập A được gọi là liên thông nếu không tồn tại các tập mở G1 , G2
sao cho:
A ∩ G1 6= ∅, A ∩ G2 6= ∅, A ⊂ G1 ∪ G2 , A ∩ G1 ∩ G2 = ∅ (1)
Chú ý. Khi A = X thì (1) trở thành
G1 6= ∅, G2 6= ∅, X = G1 ∪ G2 , G1 ∩ G2 = ∅
2. Tập A gọi là liên thông đường nếu với mọi cặp a, b ∈ A tồn tại hàm
liên tục f : [0, 1] −→ X thoả mãn: f (0) = a, f (1) = b, f ([0, 1]) ⊂ A.
Bổ đề 1.1. Cho không gian tôpô (X, τ ), A ⊂ X và không gian tôpô rời
rạc Y = {y1 , y2 }. Khi đó các mệnh đề sau đây tương đương.
(i). A liên thông,
(ii). Không tồn tại toàn ánh liên tục từ (A, τA ) vào Y (hay mọi ánh
xạ liên tục từ (A, τA ) vào Y phải là ánh xạ hằng).
Chứng minh.
[(i) =⇒ (ii)]. Nếu f : (A, τA ) −→ Y là toàn ánh liên tục thì tồn tại các
tập mở G1 , G2 trong (X, τ ) sao cho f −1 ({yk }) = A ∩ Gk , k = 1, 2. Khi
đó G1 , G2 thoả mãn (1) là điều vô lý.
[(ii) =⇒ (i)]. Nếu A không liên thông và G1 , G2 mở thoả mãn (1) thì ánh
xạ f : A −→ Y cho bởi f (A ∩ Gk ) = {yk }, k = 1, 2 là toàn ánh liên tục,
điều này vô lý. 
Định lý 1.1. Cho không gian tôpô (X, τ ).
1. Nếu A ⊂ X có tập con liên thông B\
trù mật (A ⊂ B)
[ thì A liên thông.
2. Nếu Ai ⊂ X liên thông ∀i ∈ I và Ai 6= ∅ thì Ai liên thông.
i∈I i∈I
3. Giả sử A có tính chất: “hai điểm bất kỳ của A luôn được chứa trong
một tập con liên thông của A”. Khi đó A liên thông.
4. Nếu X liên thông và f : X −→ X 0 liên tục thì f (X) liên thông.

15 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 3. Tính chât liên thông, compact

Chứng minh.
1. Xét f là ánh xạ liên tục từ (A, τA ) vào Y = {y1 , y2 } với tôpô rời rạc.
Khi đó f |B : (B, τB ) −→ Y liên tục nên là ánh xạ hằng. Do B trù mật
trong A vàSsử dụng sự hội tụ ta có f là ánh xạ hằng trên A.
2. Nếu f : i∈I Ai −→ Y liên tục thì f là hằng trên mỗi Ai (∀i ∈ I) nên
là hằng trên hợp của chúng do các Ai có điểm chung.
S a ∈ A, với T
3. Cố định x ∈ A gọi Bx là tập con liên thông của A, chứa
a, x thì x∈A Bx = A, Bx 6= ∅
4. Nếu g : f (X) −→  Y liên tục thì g ◦ f : X −→ Y liên tục. Do đó
g ◦ f (X) = g f (X) là tập một điểm. 

2 TẬP COMPACT.
Định nghĩa 2.1. Cho không gian tôpô X. Tập A gọi là tập compact
nếu từ mỗi phủ mở của A có thể lấy phủ con hữu hạn. Tức là:
[ n
[
A⊂ Gi , Gi mở ∀i ∈ I =⇒ ∃i1 , . . . , in ∈ I : A ⊂ Gik .
i∈I k=1

T {Fi : i ∈ I} ⊂ P(X) gọi là có tâm (hay có tính


Định nghĩa 2.2. Họ
giao hữu hạn) nếu i∈J Fi 6= ∅ ∀J ⊂ I, J hữu hạn.
Định lý 2.1. Các mệnh đề sau đây tương đương:
(i). X là không gian compact
(ii). Mọi họ có tâm gồm các tập đóng trong X thì có giao khác rỗng.
Định lý 2.2. Các mệnh đề sau đây tương đương:
(i). X là không gian compact
(ii). Mọi siêu lưới trong X thì hội tụ
(iii). Mọi lưới trong X có lưới con hội tụ.
Chứng minh.
[(i) =⇒ (ii)]. Giả sử {xα } là siêu lưới không hội tụ. Khi đó ∀x ∈ X, ∃Gx
mở chứa x sao cho
∀β =⇒ {xα : α > β} 6⊂ Gx
dẫn đến ∃βx : {xα : α > βx } ⊂ X \ Gx (do {xα } là siêu lưới).
n
[
Họ {Gx : x ∈ X} phủ X nên ∃x1 , . . . , xn : X = Gxi .
i=1

16 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 3. Tính chât liên thông, compact

Chọn α > βxi , i = 1, n thì xα ∈


/ Gxi , i = 1, n (!).
[(ii) =⇒ (iii)]. Suy từ tính chất mọi lưới có lưới con là siêu lưới.
[(iii) =⇒ (i)] Xét họ các tập đóng {Fi : i ∈ I} có tính giao hữu hạn. Đặt
A = {J ⊂ I : J hữu hạn}, ta T xét thứ tự J1 6 J2 ⇐⇒ J1 ⊂ J2 . Lập lưới
{xJ : J ∈ A} sao cho xJ ∈ i∈JTFi và gọi {yβ } là lưới con của {xJ }, hội
tụ về a. Ta sẽ chứng minh a ∈ i∈I Fi .
Cố định i◦ ∈ I, do định nghĩa của lưới con thì có β◦ sao cho:
∀β > β◦ =⇒ yβ = xJ với J > {i◦ }
\
=⇒ yβ ∈ Fi ⊂ Fi◦ .
i∈J

Vậy lưới {yβ : β > β◦ } ⊂ Fi◦ , hội tụ về a nên a ∈ Fi◦ . 

Định lý 2.3.
1. Nếu A compact, B đóng và B ⊂ A thì B compact.
2. Nếu A compact và X là T2 - không gian thì A đóng.
3. Nếu X là không gian compact và f : X −→ Y liên tục thì f (X) là tập
compact.
Chứng minh. Sử dụng định lý 2.2. 

3 COMPACT ĐỊA PHƯƠNG, σ- COMPACT


Đinh nghĩa 3.1. Không gian tôpô X được gọi là
1. compact địa phương nếu mỗi điểm có một lân cận là tập compact.
2. σ- compact nếu nó là hợp của không quá đếm được các tập compact.
Ví dụ. Rn là compact địa phương và σ- compact.

Mệnh đề 3.1. Giả sử X là T2 - không gian compact địa phương, K là


tập compact, G là tập mở và G ⊃ K. Khi đó tồn tại tập mở V sao cho
V là compact và K ⊂ V ⊂ V ⊂ G
Chứng minh.
 Bước I. G = X, mỗi x ∈ K có lân cận mở Vx mà V S x compact. Suy ra
K được phủ bởi hữu hạn các Vx1 , . . . , Vxn . Tập U = ni=1 Vxi thoả mãn
K ⊂ U, U compact.
 Bước II. Coi F = X \ G 6= ∅. Sử dụng kết quả về tách các tập compact
trong T2 - không gian ta có:
∀x ∈ F, ∃Wx là tập mở : K ⊂ Wx , x ∈
/ W x.

17 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 3. Tính chât liên thông, compact

{F ∩ U ∩ W x : x ∈ F } là họ các tập đóng trong U có giao bằng rỗng


(với U là tập tìm được ở bước trên) nên có hữu hạn x1 , . . . , xn sao cho:

F ∩ U ∩ W x1 ∩ . . . ∩ W xn = ∅.

Tập V = U ∩ Wx1 ∩ . . . ∩ Wxn cần tìm. 

Mệnh đề 3.2. Nếu X là T2 - không gian, compact địa phương và là σ-


compact thì tồn tại dãy {Gn : n ∈ N} gồm các tập mở, compact tương
đối sao cho ∞
[
X= Gn , Gn ⊂ Gn+1 .
n=1

Chứng minh.
Ta xây dựng các G Sn∞theo qui nạp.
Giả sử rằng X = n=1 Kn , Kn - compact.
Xây dựng tập mở G1 sao cho: K1 ⊂ G1 , G1 - compact. Giả sử đã có các
tập Gi , i = 1, n là mở, compact tương đối sao cho:

Ki ⊂ Gi , Gi ⊂ Gi+1 , (i = 1, n − 1).

Khi đó ta chọn Gn+1 là tập mở, compact tương đối thoả mãn:

Gn ∪ Kn+1 ⊂ Gn+1 . 

4 COMPACT HOÁ
Định nghĩa 4.1. Giả sử (X, τ ) không là không gian compact, p là
một điểm không thuộc X. Đặt:

X ∗ = X ∪ {p}, Bp = G ∪ {p} : G ∈ τ, X \ G compact , τ ∗ = τ ∪ Bp .




 Ta có:
1. (X ∗ , τ ∗ ) là không gian compact. Thật vậy, xét phủ mở {Gi : i ∈ I}
của X ∗ ; giả sử p ∈ Gi◦ .
X ∗ \ Gi◦ là tập compact trong (X, τ ), phủ bởi họ {Gi ∩ X : i ∈ I}
nên có phủ hữu hạn {Gi1 , . . . , Gin }.
Họ {Gi◦ , Gi1 , . . . , Gin } phủ X ∗ .
2. Hiển nhiên τX∗ = τ ; X là không gian con trù mật của (X ∗ , τ ∗ ). Thật
vậy, xét V ∈ Bp , ta cần chứng minh V ∩ X 6= ∅. Ta có V = G ∪ {p} với

18 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 3. Tính chât liên thông, compact

G 6= ∅ do X không là không gian compact. Do đó V ∩ X 6= ∅.


3. Giả sử rằng X là T2 - không gian, compact địa phương (không compact).
Khi đó (X ∗ , τ ∗ ) là T2 - không gian. Thật vậy, xét x 6= p và K là một lân
cận compact của x (trong τ và τ ∗ ) thì V = X ∗ \ K là tập mở của τ ∗ ,
chứa p và V ∩ K = ∅.

 Không gian tôpô (X ∗ , τ ∗ ) được gọi là compact hoá theo Aleksandroff


của (X, τ ).

Định nghĩa 4.2. Không gian tôpô Y được gọi là một compact hoá của
không gian compact X nếu:
(I). Y là compact,
(II). X đồng phôi với một không gian con trù mật của Y.
 
Ngoài ra: Nếu Y \ f (X) với f là ánh xạ đồng phôi được đề cập ở (II)
gồm một điểm thì Y gọi là compact hoá bởi một điểm của X.

Mệnh đề 4.1. Nếu Y1 , Y2 là các T2 - không gian, compact hoá bởi một
điểm của X thì Y1 , Y2 đồng phôi.
Chứng minh.
Giả sử fi : X −→ Yi sao cho X, fi (X) đồng phôi và fi (X) trù mật,
Yi \ fi (X) = {pi } (i = 1, 2). Xét ánh xạg : Y1 −→ Y2 định bởi:

g(p1 ) = p2 , g(y) = f2 f1−1 (y) , y ∈ f1 (X).




Xét tập mở G trong Y2 . Nếu G ⊂ f2 (X) thì g −1 (G) mở trong f1 (X) (và
trong Y1 ). Nếu p2 ∈ G thì K = Y2 \ G là tập compact trong f2 (X). Vì
g là đồng phôi từ f1 (X) vào f2 (X) nên g −1 (K) là compact trong f1 (X)
(và cũng trong Y1 ) và do đó đóng trong Y1 . Vì g −1 (K) = Y1 \ g −1 (G) nên
g −1 (G) mở trong Y1 .
Vậy g là liên tục. Chứng minh g −1 liên tục cũng tương tự như trên. 

19 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 4. Tích các không gian topo

Bài 4
TÍCH CÁC KHÔNG GIAN TÔPÔ

1 TÔPÔ ĐẦU XÁC ĐỊNH BỞI HỌ ÁNH XẠ.


Định nghĩa 1.1. Cho tập X 6= ∅, họ các không gian tôpô {(Yi , θi )}i∈I
và họ các ánh xạ {fi : X −→ Yi }i∈I . Họ σ các tập con của X có dạng:
\
fi−1 (Gi ), (1)
i∈J

trong đó Gi ∈ θi ∀i ∈ J và J hữu hạn trong I là cơ sở của tôpô trên X,


được gọi là tôpô đầu trên X xác định bởi họ ánh xạ {fi }i∈I
Định lý 1.1. Giả sử rằng τ là tôpô đầu trên X xác định bởi họ ánh xạ
{fi }i∈I . Khi đó:
1. τ là tôpô yếu nhất trên X để các ánh xạ fi : (X, τ ) −→ (Yi , θi ) là liên
tục ∀i ∈ I.
(X,τ ) (Yi ,θi )
2. xα −−−→ x ⇐⇒ fi (xα ) −−−→ fi (x), ∀i ∈ I.
3. Cho Z là không gian tôpô. Khi đó:
f : Z −→ (X, τ ) liên tục ⇐⇒ fi ◦ f : Z −→ Yi liên tục ∀i ∈ I.
Chứng minh.
1. ∀Gi ∈ θi ta có fi−1 (Gi ) ∈ τ nên fi liên tục.
Nếu fi : (X, τ 0 ) −→ (Yi , θi ) liên tục ∀i ∈ I thì các tập có dạng (1) thuộc
τ 0 nên τ 0 ⊃ τ.
2. (=⇒) đúng là vì fi liên tục ∀i ∈ I.
(⇐=) Xét V là lân cận của x có dạng (1), ta có với mọi i ∈ J, Gi là lân
cận của fi (x). Suy ra:
∃αi : ∀α > αi =⇒ fi (xα ) ∈ Gi hay xα ∈ fi−1 (Gi ), ∀i ∈ J.
Tập J hữu hạn nên ∃α◦ > αi , ∀i ∈ J. Khi đó ∀α > α◦ =⇒ xα ∈ V.
3. (=⇒) Ta có f, fi liên tục nên f ◦fi liên tục ∀i ∈ I
(⇐=) Xét G là tập mở trong (X, τ ) có dạng (1), ta có
\  \
−1
f (G) = f fi (Gi ) = (fi ◦ f )−1 (Gi )
−1 −1

i∈J i∈J

mà (fi ◦ f )−1 (Gi ) mở trong Z nên f −1 (G) mở trong Z. 

20 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 4. Tích các không gian topo

Chú ý. Giả sử ∆i là cơ sở của θi ∀i ∈ I thì họ các tập có dạng (1) với


J hữu hạn và Gi ∈ ∆i cũng là cơ sở của tôpô đầu.

2 TÔPÔ TÍCH (Tychonoff).

2.1 CÁC ĐỊNH NGHĨA.


Định nghĩa 2.1. Cho Q các tập (Xi )i∈I .
1. Ta định nghĩa tập i∈I Xi (tíchSDescarter của các tập Xi , i ∈ I)
là tập tất cả các ánh xạ x : I −→ i∈I Xi thoả x(i) ∈ Xi , ∀i ∈ I. Ta
ký hiệu x(i) = xi (i ∈ I) và đồng nhất ánh xạQx với miền giá trị của
nó: x = {xi / i ∈ I}, ta sẽ coi mỗi phần tử của i∈I Xi là một tập hợp:
x = (xi )i∈I với xi ∈ Xi . Q
2. Với mỗi i◦ ∈ I, ánh xạ từ i∈I Xi vào Xi◦ , x = (xi ) 7−→ xi◦ , gọi là
ánh xạ chiếu lên Xi◦ , ký hiệu là pi◦ . Với A ⊂ Xi◦ , ta có:
Y
−1
pi◦ (A) = {x = (xi )i∈I / xi◦ ∈ A} = Ai
i∈I

trong đó 
Xi nếu i 6= i◦
Ai =
A nếu i = i◦
ĐịnhQnghĩa 2.2. Cho các không gian tôpô {(Xi , τi )}i∈I . Xét tập tích
X = i∈I Xi và các ánh xạ chiếu pi : X −→ Xi . Tôpô đầu trên X, xác
định bởi họ ánh xạ pi gọi là tôpô tích hay tôpô Tychonoff của các tôpô
τi . Như vậy: Q
1. Tôpô tích trên i∈I Xi là tôpô yếu nhất để các ánh xạ chiếu liên tục.
2. Cơ sở của tôpô tích là họ các tập có dạng
\
p−1
i (Gi ), (2)
i∈J

trong đó Gi ∈ τi ∀i ∈ J và J hữu hạn trong I; hay


Y
Gi , (3)
i∈I

trong đó Gi ∈ τi ∀i ∈ I và J = {i ∈ I/ Gi 6= Xi } hữu hạn.


Q
3. Ánh xạ f : X −→ i∈I Xi liên tục khi và chỉ khi pi ◦ f liên tục với
mọi i ∈ I.
4. Họ các tập có dạng (2) và (3) chứa a ∈ X là một cơ sở lân cận của a.

21 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 4. Tích các không gian topo

2.2 CÁC ĐỊNH LÝ CƠ BẢN.


Y
Cho các không gian tôpô (Xi )i∈I , trên X = Xi ta xét tôpô tích.
i∈I

Định lý 2.1. Lưới {xα } trong X hội tụ về điểm a = (ai ) khi và chỉ khi
lưới {pi (xα )} hội tụ về ai trong Xi với mọi i ∈ I.
Q
Định lý 2.2. Nếu Xi (i ∈ I) liên thông thì X = i∈I Xi liên thông.
Chứng minh.
Bước I. I hữu hạn và X = X1 × · · · × Xn .
Xét a = (ai ) và b = (bi ), với j = 1, n ta định nghĩa

Yj = {x = (xi ) : xi = bi với i < j; xj ∈ Xj ; xi = ai với i > j}

Ta có a ∈ Y1 , b ∈ Yn , (b1 , . . . , bi , ai+1 , . . . , an ) ∈ Yi ∩SYi+1 và Yi liên thông


(do ảnh của Xi qua một ánh xạ liên tục). Do đó ni=1 Yi là tập con liên
thông của X chứa a, b.
Bước II. Cố định a = (ai ), ta đặt

Y = x = (xi ) : tập {i ∈ I : xi 6= ai } hữu hạn

Với mỗi α ⊂ I và α hữu hạn ta định nghĩa



Yα = (xi ) : xi = ai , ∀i ∈ I \ α
S T
Ta có Y =Q α Yα , a ∈ α Yα , cần chứng minh Yα liên thông. Thật vậy,
đặt Xα = i∈α Xi , qi : Xα −→ Xi là ánh xạ chiếu. Xét hàm

ai nếu i ∈

f : Xα −→ X, x 7−→ (yi )i∈I , yi =
qi (x) nếu i ∈ α

Để chứng minh f liên tục cần chứng minh pi ◦ f : Xα −→ Xi liên tục với
mọi i, điều này đúng vì pi ◦ f là ánh xạ hằng nếu i ∈
/ α, pi ◦ f = qi nếu
i ∈ α. Vì Yα = f (Xα ) và Xα liên thông nên Yα liên thông và do đó Y
liên thông.
Bước III. Ta chứng minh Y trù mật trong X. Giả sử rằng b = (bi ) và G
là tập dạng (3), chứa b; cần chứng minh G ∩ Y 6= ∅.
Xây dựng điểm c = (ci ) thoả mãn:

bi nếu i ∈ J
ci =
ai nếu i ∈ I \ J

22 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 4. Tích các không gian topo

ta có được c ∈ G ∩ Y.
Qua ba bước chứng minh trên suy ra X liên thông. 
Định lýQ 2.3. (Tychonoff). Nếu Xi (i ∈ I) là các không gian compact
thì X = i∈I Xi là không gian compact.
Chứng minh.
Với {xα } là siêu lưới trong X, ta có {pi (xα )} là siêu lưới trong Xi nên
hội tụ về xi , ∀i ∈ I. Do đó xα −→ x = (xi ). 
Q
Định lý 2.4. X = i∈I Xi là không gian compact địa phương nếu và
chỉ nếu Xi là compact địa phương ∀i ∈ I, trong đó các Xi , trừ ra hữu
hạn không gian, là compact.
Chứng minh.
Điều kiện cần. Giả sử rằng X là compact địa phương. Lấy a ∈ X, có tập
compact V , sao cho: Y
V ⊃ Gi 3 a
i∈I

trong đó Gi mở trong Xi , Gi = Xi ∀i 6∈ J, J hữu hạn.


Ta có pj (a) ∈ Gi ⊂ pi (V ), pi (V ) compact. Suy ra
 ∀i 6∈ J thì Xi compact.
 ∀i ∈ J, ∀xi ∈ Xi chọn a sao cho pi (a) = xi thì pj (V ) là lân cận
compact của xi .
Điều kiện đủ. giả sử có tập hữu hạn J ⊂ I thoả mãn

Xi compact, ∀i 6∈ J
Xi compact địa phương, ∀i ∈ J

Xét a = (ai )i∈I . Lập tập V như sau:



Y Vi = Xi , ∀i 6∈ J
V = Vi với
Vi là lân cận compact của ai , ∀i ∈ J
i∈I

Khi đó V là lân cận của a, V compact theo định lý Tychonoff. 

23 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 5. Không gian đều

Bài 5
KHÔNG GIAN ĐỀU

1 CẤU TRÚC ĐỀU.


Định nghĩa 1.1. Cho tập X 6= ∅. Với A ⊂ X, V, W ⊂ X 2 = X × X
ta định nghĩa:
1. V −1 = {(y, x) : (x, y) ∈ V }. Tập V gọi là đối xứng nếu V −1 = V.
2. W ◦ V = {(x, y) : ∃z, (x, z) ∈ V, S(z, y) ∈ W }.
3. V [x] = {y : (x, y) ∈ V }, V [A] = x∈A V [x].
4. ∆ = {(x, x) : x ∈ X} gọi là đường chéo của X 2 .
Ta có các kết quả:
(W ◦ V )−1 = V −1 ◦ W −1 , (W ◦ V )[A] = W V [A] ,
 

(W ◦ V ) ◦ U = W ◦ (V ◦ U ), V ◦ ∆ = ∆ ◦ V = V.

Bổ đề 1.1. Nếu V là tập đối xứng và M ⊂ X 2 thì


[
V ◦M ◦V = V [p] × V [q].
(p,q)∈M

Chứng minh.
(x, y) ∈ V ◦ M ◦ V ⇐⇒ ∃p : (x, p) ∈ V, (p, y) ∈ V ◦ M
⇐⇒ ∃(p, q) ∈ M : (x, p) ∈ V, (q, y) ∈ V
⇐⇒ ∃(p, q) ∈ M : x ∈ V [p], y ∈ V [q]. 

Định nghĩa 1.2. Một họ O 6= ∅ gồm các tập con của X 2 được gọi là
một cấu trúc đều trên X nếu:
(I). ∆ ⊂ V, ∀V ∈ O
(II). V ∈ O, V ⊂ W =⇒ W ∈ O
(III). V1 , V2 ∈ O =⇒ V1 ∩ V2 ∈ O
(IV). V ∈ O =⇒ V −1 ∈ O
(V). ∀V ∈ O =⇒ ∃W ∈ O : W ◦ W ⊂ V
Khi đó cặp (X, O) gọi là không gian đều.
Ví dụ. Họ tất cả các tập con của X 2 , chứa ∆ là một cấu trúc đều trên
X, được gọi là cấu trúc đều rời rạc.

24 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 5. Không gian đều

Bổ đề 1.2. ∀W ∈ O, ∃V ∈ O : V đối xứng, V ◦ V ◦ V ⊂ W.


Chứng minh.
Theo tính chất (V) của định nghĩa 1.2 thì ∃U ∈ O : U ◦ U ⊂ W
Đặt V 0 = U ∩ U −1 ta có V 0 đối xứng, V 0 ◦ V 0 ⊂ W .
Chọn V ∈ O, đối xứng, thoả mãn V ◦ V ⊂ V 0 , ta có V cần tìm. 

Định nghĩa 1.3 Họ B gọi là cơ sở của cấu trúc đều O nếu



B⊂O
∀V ∈ O, ∃W ∈ B : W ⊂ V.

Ví dụ.
1. Họ B = {∆} là cơ sở của cấu trúc đều rời rạc.
2. Họ B = {V ∈ O/ V đối xứng} là cơ sở của O.

Định lý 1.1. Họ B ⊂ P(X 2 ) là cơ sở của cấu trúc đều khi và chỉ khi có
tính chất:
1. ∆ ⊂ V, ∀V ∈ B
2. V1 , V2 ∈ B =⇒ ∃V ∈ B : V ⊂ V1 ∩ V2
3. ∀V ∈ B, ∃W ∈ B : W ⊂ V −1
4. ∀V ∈ B, ∃W ∈ B : W ◦ W ⊂ V.
Khi đó họ O = {U/ ∃V ∈ B : V ⊂ U } là cấu trúc đều nhận B làm cơ
sở.

Ví dụ.
1. Giả sử C ⊂ X 2 là quan hệ tương đương; ta có C −1 = C, C ◦ C = C
nên {C} là cơ sở của cấu trúc đều trên X.
2. Cho không gian metric (X, d); ta ký hiệu Vr = {(x, y) : d(x, y) < r}
với r > 0. Họ B = {Vr : r > 0} là cơ sở của một cấu trúc đều trên X gọi
là cấu trúc đều của không gian metric (X, d).

2 TÔPÔ SINH BỞI CẤU TRÚC ĐỀU.


Định nghĩa 2.1. Cho không gian đều (X, O) và B là cơ sở của O.
Họ τ ⊂ 2X gồm tập ∅ và các tập G có tính chất

∀x ∈ G, ∃V ∈ B : V [x] ⊂ G

là một tôpô trên X, gọi là tôpô sinh bởi cấu trúc đều O.

25 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 5. Không gian đều

Ví dụ, ta kiểm tra rằng: G1 , G2 ∈ τ =⇒ G1 ∩ G2 ∈ τ .


Giả sử G = G1 ∩ G2 6= ∅, ta có:
∀x ∈ G1 ∩ G2 =⇒ ∃V 0 , V 00 ∈ B : V 0 [x] ⊂ G1 , V 00 [x] ⊂ G2 .
Chọn V ∈ B để V ⊂ V 0 ∩ V 00 ta có V [x] ⊂ G1 ∩ G2 .

Định lý 2.1. Nếu B là cở sở của cấu trúc đều O thì Bx = {V [x] : V ∈ B}


là cở sở lân cận của điểm x trong tôpô sinh bởi O.
Chứng minh.
 Xét V ∈ B; ta chứng minh A = V [x] là lân cận của x.
Đặt G = {y : ∃W ∈ B, W [y] ⊂ A}, ta có x ∈ G ⊂ A và sẽ chứng minh
rằng tập G mở.
Xét y ∈ G. Chọn W ∈ B : W [y] ⊂ A và W 0 ∈ B : W 0 ◦ W 0 ⊂ W .
Ta có W 0 [y] ⊂ G vì:
∀z ∈ W 0 [y] =⇒ W 0 [z] ⊂ W 0 ◦ W 0 [y] ⊂ W [y] ⊂ A
=⇒ z ∈ G.
 Nếu U là một lân cận của x, ta có x ∈ G ⊂ U với G là tập mở. Do đó
∃V ∈ B : V [x] ⊂ G hay V [x] ⊂ U. 

Mệnh đề 2.1 Nếu trong X xét tôpô sinh bởi cấu trúc đều O thì mỗi
W ∈ O là một lân cận của ∆ trong X 2 .
Chứng minh.
Cho W ∈ O, chọn V ∈ O : V đối xứng và V ◦ V ◦ V ⊂ W . Khi đó
[
W ⊃ V [x] × V [y] (do bổ đề 1.1)
(x,y)∈V

=⇒ (x, y) ∈ IntW ∀(x, y) ∈ V =⇒ ∆ ⊂ IntW.

3 TÍNH LIÊN TỤC ĐỀU.

Định nghĩa 3.1. Ánh xạ f giữa các không gian đều (X, OX ), (Y, OY )
được gọi là liên tục đều nếu:

∀W ∈ OY , ∃V ∈ OX : ∀(x, y) ∈ V =⇒ f (x), f (y) ∈ W.

Nếu xét F : X 2 −→ Y 2 , F (x, y) = f (x), f (y) thì f liên tục đều, có
nghĩa là:
∀W ∈ OY , ∃V ∈ OX : F (V ) ⊂ W

26 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 5. Không gian đều

hay
∀W ∈ OY =⇒ F −1 (W ) ∈ OX .
Mệnh đề 3.1. Nếu f liên tục đều thì f liên tục đối với tôpô sinh bởi
cấu trúc đều.
Chứng minh.
Xét a ∈ X; đặt b = f (a). Ta có f liên tục tại a vì
Họ {W [b] : W ∈ OY } là cơ sở lân cận của b,
f −1 (W [b]) = {x : f (x) ∈ W [b]} = {x : f (a), f (x) ∈ W }


= {x : (a, x) ∈ F −1 (W )} = F −1 (W ) [a]


F −1 (W ) [a] là lân cận của a do F −1 (W ) ∈ OX , ∀W ∈ OX . 




Định lý 3.1. Cho các không gian đều là (X, OX ), (Y, OY ) và ánh xạ
f : X −→ Y thoả mãn:
1. X với tôpô sinh bởi OX là T2 - không gian compact.
2. f liên tục.
Khi đó f liên tục đều.
Chứng minh.
Giả sử trái lại: ∃W◦ ∈ OY sao cho ∀V ∈ OX thì F (V ) 6⊂ W◦ .
Trong OX ta xét thứ tự
V1 6 V2 ⇐⇒ V2 ⊂ V1 .
Xây dựng lưới {(xV , yV ) : V ∈ OX } thoả mãn:

(xV , yV ) ∈ V, f (xV ), f (yV ) 6∈ W◦
Lưới {(xV , yV )} có lưới con {(x0β , yβ0 )} hội tụ về (x, y) nào đó do X 2
compact.
 Ta chứng minh x = y. Nếu như x 6= y thì có U ∈ OX thoả mãn
U [x] ∩ U [y] = ∅. Chọn V 0 ∈ OX , V 0 đối xứng, V 0 ◦ V 0 ◦ V 0 ⊂ U. Do định
nghĩa lưới con và sự hội tụ, ta tìm được β◦ thoả mãn:
· ∀β > β◦ =⇒ (x0β , yβ0 ) = (xV , yV ) (với V > V 0 ) =⇒ (x0β , yβ0 ) ∈ V 0 .
· ∀β > β◦ =⇒ x0β ∈ V 0 [x], yβ0 ∈ V 0 [y] hay (x, x0β ) ∈ V 0 , (y, yβ0 ) ∈ V 0
Do đó (x, y) ∈ V 0 ◦ V 0 ◦ V 0 ⊂U , mâu thuẫn với U [x] ∩ U [y] = ∅.
 Vậy ta có lim f (x0β ), f (yβ0 ) = f (x), f (x) ∈ ∆
Do W◦ là lân cận của ∆, ta có:
∃β1 : ∀β > β1 =⇒ f (x0β ), f (yβ0 ) ∈ W◦ (!) 


27 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 5. Không gian đều

4 TÍNH ĐẦY ĐỦ.


Định nghĩa 4.1. Cho không gian đều (X, O)
1. Lưới {xα } gọi là lưới Cauchy nếu:

∀V ∈ O, ∃α◦ : ∀α, α0 > α◦ =⇒ (xα , xα0 ) ∈ V.

2. Không gian đều (X, O) được gọi là đầy đủ nếu mỗi lưới Cauchy đều
có giới hạn.

Mệnh đề 4.1.
1. Mọi lưới hội tụ là lưới Cauchy.
2. Nếu lưới Cauchy có lưới con hội tụ về a thì nó hội tụ về a.
Chứng minh.
1. Giả sử xα −→ a, cho V ∈ O, chọn:

 W ∈ O : W đối xứng, W◦ W ⊂ V
 α◦ : ∀α > α◦ =⇒ xα ∈ W [a]

Ta có: ∀α, α0 > α◦ =⇒ (xα , a), (xα0 , a) ∈ W =⇒ (xα , xα0 ) ∈ V.


2. Giả sử rằng {xα } là lưới Cauchy, {yβ } là lưới con của {xα }, yβ −→ a.
Xét lân cận của a dang V [a] với V ∈ O. Ta có:

 ∃W ∈ O : W đối xứng, W◦ W ⊂ V.
 ∃α◦ : ∀α, α0 > α◦ =⇒ (xα , xα0 ) ∈ W.
 ∃β◦ : yβ◦ ∈ W [a], yβ◦ = xα0 với α0 > α◦ .

Khi đó với mọi α > α◦ thì xα ∈ V [a]. Vậy xα −→ a. 

Hệ quả 4.1. Nếu X với tôpô sinh bởi cấu trúc đều là không gian compact
thì X đầy đủ.
Chứng minh.
Học viên tự chứng minh.

28 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 6. Không gian các hàm liên tục

Bài 6
KHÔNG GIAN CÁC HÀM LIÊN TỤC
K CR
Cho không gian tôpô X; ta ký hiệu CK (X) ( = , ) là tập các hàm liên
tục từ X vào trường . K
Nếu X là không gian compact thì kf k = sup |f (x)| là chuẩn trên CK (X).
x∈X

1 ĐỊNH LÝ Dini.
Cho X là không gian compact và {fn }n ⊂ CR (X) là dãy đơn điệu, hội
tụ tại mọi điểm của X về hàm f ∈ CR (X). Thế thì dãy {fn }n hội tụ đều
trên X về f (nói cách khác lim kfn − f k = 0).
n
Chứng minh.
Có thể coi f1 (x) > f2 (x) > · · · , lim fn (x) = 0 ∀x ∈ X, do đó fn (x) > 0.
n
Cho ε > 0, đặt Gn = {x ∈ X/ fn (x) < ε}. Ta có:

[
Gn - mở, Gn = X, X - compact
n=1

k
[
nên tồn tại n1 , n2 , . . . , nk : Gni = X.
i=1
Vì Gn ⊂ Gn+1 nên nếu đặt n◦ = max{n1 , n2 , . . . , nk }, ta có Gn◦ = X.
Như vậy ∀ε > 0, ∃n◦ : ∀n > n◦ =⇒ fn (x) < ε ∀x ∈ X hay kfn k < 

2 ĐỊNH LÝ Stone - Weierstrass.

√ dãy đa thức {Pn (t)}, Pn (0) = 0 hôi tụ đều trên


Bổ đề 2.1. Tồn tại
[0, 1] về hàm u(t) = t.
Chứng minh.
Đặt:

P1 (t) = 0,
1

Pn+1 (t) = Pn (t) + 2 t − Pn2 (t) (1)

29 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 6. Không gian các hàm liên tục

√ 
√ √

Pn (t) + t
Chú ý rằng Pn+1 (t) − t = Pn (t) − t 1 − , ta có thể
√ 2
dùng qui nạp để chứng minh Pn (t) 6 t, Pn (t) 6 Pn+1 (t).
Do đó lim Pn (t) tồn tại ∀t ∈ [0, 1]. Cho n −→ ∞ trong (1) ta có
n √
lim Pn (t) = t, ∀t ∈ [0, 1]. Sự hội tụ là đều theo định lý Dini. 
n

Định nghĩa 2.1. Một họ A các hàm số f : X −→ K được gọi là:


1. Tách các điểm của X nếu:

∀x1 , x2 ∈ X, x1 6= x2 ∃f ∈ A sao cho: f (x1 ) 6= f (x2 ).

2. Không suy biến tại x◦ ∈ X nếu:

∃f ∈ A : f (x◦ ) 6= 0.

Định nghĩa 2.2. Một họ A các hàm số f : X −→ K


được gọi là một
đại số nếu:
(I). A là một không gian vector đối với các phép toán thông thường
về cộng hàm và nhân hàm với số thuộc trường . K
(II). Nếu f, g ∈ A thì f g ∈ A.
Bổ đề 2.2. Cho A là một đại số, tách các điểm của X và không suy
biến tại mỗi x ∈ X.
Khi đó với mỗi cặp điểm x1 , x2 ∈ X và cặp số c1 , c2 ∈ K
(nếu x1 = x2
thì c1 = c2 ) tồn tại f ∈ A thoả mãn: f (x1 ) = c1 , f (x2 ) = c2 .
Chứng minh.
c1
Nếu x1 = x2 ta chọn h ∈ A thoả h(x1 ) 6= 0; khi đó hàm f = h(x 1)
h
thoả mãn điều kiện f (x1 ) = c1 .
Giả sử x1 6= x2 . Đầu tiên ta tìm f1 ∈ A : f1 (x1 ) = 1, f1 (x2 ) = 0 như
sau: Chọn g, h ∈ A thoả mãn: g(x1 ) 6= g(x2 ), h(x1 ) 6= 0. Khi đó:
g(x) − g(x2 ) h(x)
f1 (x) = · cần tìm.
g(x1 ) − g(x2 ) h(x1 )

Tương tự, có hàm f2 ∈ A thoả mãn f2 (x1 ) = 0, f2 (x2 ) = 1.


Khi đó f = c1 f1 + c2 f2 sẽ thoả điều kiện f (x1 ) = c1 , f (x2 ) = c2 . 
Định lý 2.1. Giả sử X là không gian compact, A ⊂ CR (X) thoả mãn:

30 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 6. Không gian các hàm liên tục

(i). A là một đại số,


(ii). A tách các điểm của X và không suy biến tại mỗi điểm của X.
Khi đó A trù mật trong CR (X).
Chứng minh.
Trước tiên ta thấy rằng bao đóng A cũng có tính chất (I), (II) của định
nghĩa 2.2. Thật vậy để làm ví dụ ta kiểm tra rằng nếu f, g ∈ A thì
f g ∈ A. Giả sử {fn }, {gn } ⊂ A, fn −→ f, gn −→ g; từ đánh giá:
kfn gn − f gk 6 kfn k.kgn − gk + kgk.kfn − f k,
ta có fn gn −→ f g và vì {fn gn } ⊂ A nên f g ∈ A.
Bước I. Ta chứng minh rằng nếu f, g ∈ A thì max{f, g} và min{f, g}
thuộc về A.
Do max{f, g} = 12 (f + g + |f − g|) và min{f, g} = 12 (f + g − |f − g|) nên
chỉ cần chứng minh nếu: f ∈ A thì |f | ∈ A.
Gọi Pn (t) là các đa thức ở bổ đề 2.1; g(x) = fkf(x)k .
Ta có g ∈ A và do đó fn := kf kPn ◦g 2 ∈ A. Ta sẽ chứng minh fn −→ |f |.
Thật vậy:
fn − |f | = kf k. Pn ◦ g 2 − |g|
 p
2
= kf k. sup Pn g (x) − g 2 (x)
x∈X

6 kf k. sup Pn (t) − t −−−−→ 0.
t∈[0,1] n−→∞

Bước II. Cho f ∈ CR (X), t ∈ X, ε > 0. Ta chứng minh có hàm gt ∈ A


thoả mãn:
gt (t) = f (t), gt (x) > f (x) − ε (2)

 Với mỗi s ∈ X ta chọn theo bổ đề 2.2 hàm hs ∈ A sao cho:


hs (t) = f (t), hs (s) = f (s)
Do tính liên tục của hs − f , tập Vs = {x/ hs (x) > f (x) − ε} mở, chứa s.
 Từ họ {Vs }s∈X lấy họ hữu hạn {Vs1 , Vs2 , . . . , Vsn } phủ X. Khi đó ta có
hàm gt = max{hs1 , hs2 , . . . , hsn } cần tìm.
Bước III. Cho f ∈ CR (X), ε > 0. Ta chứng minh có g ∈ A, kg − f k < ε.
 Với mỗi t ∈ X ta chọn hàm gt ∈ A thoả mãn (2); tập
Vt = {x/ gt (x) < f (x) + ε} mở, chứa t.

31 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 6. Không gian các hàm liên tục

Chọn họ {Vt1 , Vt2 , . . . , Vtm } phủ X và đặt g = min{gt1 , gt2 , . . . , gtm }. Ta


có: f (x) − ε < g(x) < f (x) + ε, ∀x ∈ X; nên kf − gk < ε.
 Ta có g ∈ A = A.
Bước IV. Từ bước III. ta suy ra ∀f ∈ CR (X) =⇒ f ∈ A = A. 

Định lý 2.2. Nếu tập A ⊂ CC (X) thoả mãn điều kiện (i), (ii) của định
lý 2.1 và thoả mãn thêm điều kiện : “f ∈ A =⇒ f ∈ A.” thì A trù mật
trong CC (X).
Chứng minh.
Đặt AR = A ∩ CR (X), ta thấy AR là đại số trong CR (X).
f −f
 Nếu f = u + iv u, v ∈ CR (X) thuộc A thì do u = f +f

2 , v = 2i , ta
có u, v ∈ AR .  
u(x1 ) 6= u(x2 ) u(x◦ ) 6= 0
Vì: f (x1 ) 6= f (x2 ) ⇒ ; f (x◦ ) 6= 0 ⇒
v(x1 ) 6= v(x2 ) v(x◦ ) 6= 0
ta suy ra AR là tách các điểm của X và không suy biến tại mọi x ∈ X.
Vậy AR trù mật trong CR (X).
 Cho f = u + iv ∈ CC (X) và ε > 0.
Ta chọn u1 , v1 ∈ AR thoả mãn ku − u1 k < 2ε , kv − v1 k < 2ε và đặt
g = u1 + iv1 , ta có g ∈ A, kf − gk < ε. 

Định lý 2.3. (Weierstrass) Tập các đa thức trù mật trong CR ([a, b]).

3 ĐỊNH LÝ Asocli - Arzela.


Định nghĩa 3.1. Cho không gian metric (X, d). Họ F ⊂ CK (X) được
gọi là liên tục đồng bậc nếu

∀ε > 0, ∃δ > 0 : ∀f ∈ F, ∀x, x0 ∈ X, d(x, x0 ) < δ =⇒ |f (x) − f (x0 )| < ε.

Mệnh đề 3.1. Cho X là không gian compact, dãy {fn } ⊂ CK (X) là họ


liên tục đồng bậc và limn fn (x) = f (x) ∀x ∈ X. Khi đó dãy {fn } hội tụ
đều trên X về hàm f. (do đó f liên tục.)
Chứng minh.
 Họ {fn } là liên tục đồng bậc nên có số δ > 0 sao cho:

|fn (x) − fn (x0 )| < 3ε



0 0
∀n ∈ N, ∀x, x ∈ X, d(x, x ) < δ =⇒
|f (x) − f (x0 )| 6 3ε

32 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 6. Không gian các hàm liên tục

Từ họ {B(x, δ)}x∈X lấy phủ hữu hạn {B(x1 , δ), . . . , B(xk , δ)} của X. Do
limn fn (xi ) = f (xi ), i = 1, k nên có n◦ thoả mãn:
ε
∀n > n◦ , ∀i = 1, k =⇒ |fn (xi ) − f (xi )| <
3
 Khi đó ∀n > n◦ , ∀x ∈ X ta có
∃i = 1, k : x ∈ B(xi , δ)

=⇒ |fn (x) − f (x)| 6 |fn (x) − fn (xi )| + |fn (xi ) − f (xi )| +


+ |f (xi ) − f (x)| < ε. 

Định lý 3.1. Cho X là không gian metric compact. Tập F ⊂ CK (X) là


compact tương đối khi và chỉ khi F thoả mãn hai điều kiện sau đây:
(i). F bị chặn đều (tức là ∃M > 0 : kf k 6 M ∀f ∈ F).
(ii). F liên tục đồng bậc.
Chứng minh.
Điều kiện cần. giả sử rằng F là tập compactStương đối. Cho ε > 0, ta
tìm được g1 , . . . , gn ∈ CK (X) thoả mãn F ⊂ ki=1 B(gi , 3ε ).
 Ta đặt M = max {kgi k + ε} thì có kf k 6 M ∀f ∈ F.
16i6k
 Do tính liên tục đều của các hàm gi , i = 1, k, tồn tại số δ > 0 thoả
mãn ∀i = 1, k, ∀x, x0 ∈ X, d(x, x0 ) < δ =⇒ |gi (x) − gi (x0 )| < 3ε .
Với số δ > 0 trên, thì ∀f ∈ F và ∀x, x0 ∈ X, d(x, x0 ) < δ ta có tồn tại
i = 1, k : f ∈ B(gi , 3ε )

=⇒ |f (x) − f (x0 )| 6 |f (x) − gi (x)| + |gi (x) − gi (x0 )| + |gi (x0 ) − f (x0 )|
< 2kf − gi k + 3ε < ε

Điều kiện đủ. Xét dãy {fn } ⊂ F, ta chứng minh nó có dãy con hội tụ
trong C(X). Do X là không gian metric compact nên có dãy {xn } trù
mật trong X.
 Dãy số {fn (x1 )} bị chặn nên có dãy con {fn1 } của {fn } sao cho {fn1 (x1 )}
hội tụ. Lặp lại lý luận trên cho dãy {fn1 (x2 )} ta xây dựng được dãy con
{fn2 } của {fn1 } sao cho {fn2 (x2 )} hội tụ. Bằng cách này ta xây dựng được
các dãy {fnk }n , k = 1, 2, . . . thoả mãn các tính chất sau:
(a). {fnk+1 }n là dãy con của {fnk }n .
(b). limn→∞ fnk (xi ) tồn tại với i = 1, k.
 Lập dãy đường chéo {fnn }n . Ta có limn→∞ fnn (xi ) tồn tại với ∀i = 1, 2, . . .
vì {fnn : n > i} là dãy con của {fni }.

33 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 6. Không gian các hàm liên tục

Ta sẽ chứng minh limn→∞ fnn (x) tồn tại với ∀x ∈ X.


Xét một phần tử a thuộc X. Cho ε > 0, gọi δ > 0 là số đã được đề cập
trong định nghĩa của sự liên tục đồng bậc. Vì {xi } trù mật trong X, ta
tìm được xi◦ thoả mãn d(a, xi◦ ) < δ. Ta có:
m
|fnn (a) − fm (a)| 6 |fnn (a) − fnn (xi◦ )| + |fnn (xi◦ ) − fm
m
(xi◦ )| +
m m
+ |fm (xi◦ ) − fm (a)| < 2ε + |fnn (xi◦ ) − fm
m
(xi◦ )| < 3ε,
khi n, m đủ lớn. Vậy {fnn (a)} là dãy Cauchy trong K
nên hội tụ.
n
Áp dụng mệnh đề 3.1 ta có dãy {fn } hội tụ đều trên X hay hội tụ trong
CK (X). 

4 BỔ ĐỀ Urysohn.
Định nghĩa 4.1. Không gian tôpô X được gọi là chuẩn tắc nếu nó
là T2 - không gian và nếu có F1 , F2 là các tập đóng, không giao nhau thì
tồn tại các tập mở G1 , G2 , không giao nhau sao cho:

G1 ⊃ F1 , G2 ⊃ F2 .

Mệnh đề 4.1. Không gian metric và T2 - không gian compact là các


không gian chuẩn tắc.

Định lý 4.1. Nếu X là không gian chuẩn tắc và A, B là các tập đóng,
R
không giao nhau thì tồn tại hàm ϕ : X −→ liên tục sao cho:

0 6 ϕ(x) 6 1, ∀x ∈ X
ϕ(A) = {0}, ϕ(B) = {1}

Chứng minh.
N
Ký hiệu I = { 2kn / k = 0, 2n , n ∈ }, ta thấy rằng I trù mật trong [0, 1];
số 2kn với k lẻ gọi là số hạng n; số 0, 1 gọi là số hạng 0.
Bước I. Ta xây dựng họ tập mở {Gr / r ∈ I} có các tính chất:
(a). A ⊂ G◦ , X \ B = G1
(b). r < s =⇒ Gr ⊂ Gs

Ta xây dựng Gr bằng qui nạp theo hạng của r.


 Với n = 0. Có các tập mở V1 , V2 thoả mãn V1 ∩V2 = ∅, V1 ⊃ A, V2 ⊃ B;
đặt G◦ = V1 , G1 = X \ B.

34 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 6. Không gian các hàm liên tục

 Giả sử Gr đã được xây dựng cho các r hạng bé hơn hay bằng n − 1.
 Xét r = 2m+1
2n
m
Ta có: r1 = 2n−1 < r < m+1
2n−1 = r2 .
Ta có: Gr1 ⊂ Gr2 nên Gr1 và X \ Gr2 là các tập đóng, không giao nhau
nên có các tập mở V1 ⊃ Gr1 , V2 ⊃ X \ Gr2 , V1 ∩ V2 = ∅. Đặt Gr = V1 ,
ta có Gr1 ⊂ Gr , Gr ⊂ Gr2 .
Bước II. Đặt:

0 , nếu x ∈ G◦
ϕ(x) =
sup{r ∈ I : x 6∈ Gr } , nếu x ∈
6 G◦

Để chứng minh ϕ liên tục ta chứng minh {x/ ϕ(x) < α}, {x/ ϕ(x) > α}
là các tập mở. S
 Coi α 6 1, ta chứng minh {x/ ϕ(x) < α} = r<α Gr . Thật vậy:
ϕ(x◦ ) < α =⇒ ∃r ∈ I : ϕ(x◦ ) < r < α (do tính trù mật của I) suy ra
x◦ ∈ Gr .
Nếu x◦ ∈ Gr , r < α ta có ϕ(x◦ ) 6 r vì nếu như trái lại, ta sẽ có
s > r, x◦ ∈/ Gs vô lý (do Gs ⊃ Gr 3 x◦ ).
Vậy ϕ(x◦ ) < α. S
 Coi α > 0, ta chứng minh {x/ ϕ(x) > α} = r>α (X \ Gr ). Thật vậy:
Nếu ϕ(x◦ ) > α thì có r > α, x◦ ∈ / Gr . Chọn s ∈ I, s ∈ (α, r) ta có
Gs ⊂ Gr nên x◦ ∈ / Gs .
Nếu x◦ ∈ X \ Gr với r > α thì x◦ ∈/ Gr , do đó ϕ(x◦ ) > r.
Vậy ϕ(x◦ ) > α.
 Ta có Gr ⊂ G1 = X \ B ∀r ∈ I nên B ⊂ X \ Gr ∀r ∈ I.
Do đó nếu x ∈ B thì ϕ(x) = sup{r : r ∈ I} = 1. 

5 ĐỊNH LÝ Tietze - Urysohn.


Cho X là không gian chuẩn tắc, M ⊂ X là tập đóng và hàm f :
M −→ R liên tục, bị chặn. Khi đó tồn tạ hàm liên tục F : X −→ R
thoả mãn:
(i). F (x) = f (x) ∀x ∈ M
(ii). supx∈X |F (x)| = supx∈M |f (x)|.
Chứng minh.
Đầu tiên ta suy ra từ bổ đề Urysohn rằng nếu a < b và A, B là các tập

35 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 6. Không gian các hàm liên tục

đóng, không giao nhau thì có hàm liên tục ϕ : X −→ R thoả mãn

a 6 ϕ(x) 6 b, ∀x ∈ X
ϕ(A) = {a}, ϕ(B) = {b}.

 Đặt f◦ = f, a◦ = supx∈M |f (x)|,


A◦ = {x ∈ M/ f◦ (x) 6 − a3◦ }, B◦ = {x ∈ M/ f◦ (x) > a3◦ }. Ta có: A◦ , B◦
là các tập đóng trong M nên cũng đóng ở trong X, không giao nhau (coi
a◦ 6= 0). Do đó tồn tại hàm liên tục g◦ : X −→ thoả mãn: R
g◦ (A◦ ) = − a3◦ , g◦ (B◦ ) = a3◦ , |g◦ (x)| 6 a3◦ .
 

nếu A◦ = ∅ hoặc B◦ = ∅ ta lấy g◦ (x) ≡ a3◦ hoặc g◦ (x) ≡ − a3◦




R
 Lập hàm f1 : M −→ , f1 = f◦ − g◦ ; đặt a1 = supx∈M |f1 (x)|, ta có
a1 6 2a3◦ . Đặt A1 = {x ∈ M/ f1 (x) 6 − a31 }, B1 = {x ∈ M/ f1 (x) > a31 }
rồi xây dựng hàm liên tục g1 : X −→ thoả mãn: R
g1 (A1 ) = − a31 , g1 (B1 ) = a31 , |g1 (x)| 6 a31 .
 

Sau đó lại áp dụng quá trình trên cho f2 = f1 − g1 , . . .


 Kết quả ta có hai dãy hàm liên tục fn : M −→ , gn : M −→ thoả R R
mãn:
supx∈M |fn (x)| = an , |gn (x)| 6 a3n , an 6 23 an−1


fn = f − (g◦ + · · · + gn ).
Ta có |fn (x)| 6 ( 23 )n a◦ , |gn (x)| 6 ( 32 )n · a3◦ · Do đó chuỗi hàm ∞
P
n=0 gn (x)
hội tụ đều trên X về hàm F (x). Ta có:
X n
·f (x) = fn (x) + gk (x) ∀x ∈ M =⇒ f (x) = F (x) ∀x ∈ M .
k=0

X
a◦
·|F (x)| 6 ( 32 )n · 3 = a◦ , ∀x ∈ X.
n=0
Vậy F thoả mãn các điều kiện của định lý. 

36 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Phần bài tập không gian topo

PHẦN BÀI TẬP


Bài 1. Cho các không gian tôpô (X, τ ), (Y, θ) và ánh xạ f : X −→ Y .
Nếu A ⊂ X ta ký hiệu f |A là thu hẹp của f trên A.
1. Giả sử f là τ - θ liên tục, chứng minh f |A là τA - θ liên tục.
2. Giả sử A, B ⊂ X là các tập mở(đóng) sao cho A ∪ B = X và f |A , f |B
là các τA - θ và τB - θ liên tục. Chứng minh f là τ - θ liên tục.

Bài 2. Cho các không gian tôpô là X, Y, Z và các ánh xạ f : X −→ Y,


g : Y −→ Z. Giả sử g ◦ f là các ánh xạ mở. Chứng minh rằng:
1. Nếu g là đơn ánh liên tục thì f là ánh xạ mở.
2. Nếu f là toàn ánh liên tục thì g là ánh xạ mở.

Bài 3. Cho không gian tôpô X và ánh xạ f : X −→ (−∞, +∞]. Ta nói:


(i). f là nửa liên tục dưới (nltd) tại x◦ nếu:

∀α < f (x◦ ), ∃V ∈ Ux◦ : ∀x ∈ V =⇒ α < f (x).

(ii). f là nửa liên tục dưới trên X nếu f nltd tại mọi x ∈ X.
Chứng minh rằng:  
1. f nltd tại x◦ ⇐⇒ ∀{xα } nếu lim xα = x◦ thì lim inf f (xβ ) > f (x◦ ) .
α α β>α

2. f nltd trên X ⇐⇒ {x ∈ X : α < f (x)} mở ∀α ∈ . R


⇐⇒ {x ∈ X : f (x) 6 α} đóng ∀α ∈ . R
3. Nếu fi là nltd ∀i ∈ I thì f (x) = supi∈I fi (x) là nltd trên X.
4. Nếu f là nltd trên không gian compact X thì nó đạt giá trị nhỏ nhất
trên X.

RR
Bài 4. Trên , 2 ta xét tôpô thông thường.
1. Cho f : R R
−→ liên tục, đơn ánh. Chứng minh rằng f đơn điệu
nghiêm ngặt.
R R R
2. Cho f : 2 −→ liên tục. Để ý rằng nếu A ⊂ 2 là tập không quá
R
đếm được thì 2 \ A liên thông, hãy chứng minh nếu f (x1 ) < r < f (x2 )
thì tập nghiệm của phương trình f (x) = r là không đếm được.

Bài 5.
1. Cho X là không gian liên thông và (Gi )i∈I là một phủ mở của X.

37 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Phần bài tập không gian topo

Chứng minh rằng với mỗi cặp x, y ∈ X tồn tại hữu hạn i1 , . . . , in ∈ I
sao cho:

x ∈ Gi1 , Gik ∩ Gik+1 6= ∅, (k = 1, n − 1), y ∈ Gin .

2. Chứng minh rằng một tập mở, liên thông trong không gian định chuẩn
là tập liên thông đường.

N
6= ∅ (n ∈ ∗ ) là các tập
Bài 6. Cho X là T2 - không gian compact, Fn T
N
đóng thoả mãn Fn ⊃ Fn+1 (n ∈ ∗ ). Đặt F = ∞ n=1 Fn ; chứng minh:
1. F 6= ∅.
2. Nếu G mở, chứa F thì ∃n◦ sao cho Fn◦ ⊂ G.
3. Nếu Fn liên thông ∀n thì F liên thông.

Bài 7. Trên tập X không đếm được ta xét tôpô

τ = {G ⊂ X : G = ∅ hoặc X \ G không quá đếm được}

1. Chứng minh rằng dãy {xn }n∈N∗ hội tụ về x ⇐⇒ ∃n◦ : xn = x ∀n > n◦ .


2. Trong τ \ {∅} xét thứ tự G1 6 G2 ⇐⇒ G2 ⊂ G1 . Với G ∈ τ \ {∅} lấy
xG ∈ G. Chứng minh rằng lưới {xG } hội tụ về mọi x ∈ X.
3. Cho A ⊂ X là tập không đếm được và a ∈ / A. Chứng minh rằng a ∈ A
nhưng không tồn tại dãy {xn }n∈N∗ ⊂ A hội tụ về a.

Bài 8. Cho các không gian tôpô X, Y vàánh xạ f : X −→ Y . Trên


X × Y ta xét tôpô tích và xét tập G = x, f (x) : x ∈ X . Chứng
minh rằng:
1. Nếu f liên tục trên X và Y là T2 - không gian thì G là tập đóng.
2. Nếu G là tập đóng và Y là không gian compact thì f liên tục.

Bài 9. Cho X là T2 - không gian compact và f : X −→ X liên tục.


Chứng minh rằng tồn tại tập đóng A 6= ∅ sao cho f (A) = A bằng hai
cách sau đây:
Cách 1. Đặt A1 = f (X), An+1 = f (An ) thì A = ∞
T
n=1 An cần tìm.
Cách 2. Trong tập {B ⊂ X : B 6= ∅, đóng, f (B) ⊂ B} ta xét thứ tự
B1 6 B2 ⇐⇒ B2 ⊂ B1 . Phần tử tối đại của tập này là tập cần tìm.
Q
Bài 10. Cho các không gian tôpô Xi (i ∈ I); trên X = i∈I Xi ta xét
tôpô tích. Q Q
1. Cho Ai ⊂ Xi , i ∈ I, Chứng minh rằng Ai = Ai .

38 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Phần bài tập không gian topo

Q 
Giả sử rằngQInt  AQ i 6= ∅, chứng minh rằng {i ∈ I : Ai 6= Xi } hữu
hạn và Int Ai = intAi .
2. Chứng minh
S tôpô tích có tính chất kết hợp theo Q nghĩa sau đây:
Q
Giả sử I = t∈T It , It ∩ Is = ∅ (t 6= s), trên Yt = i∈It Xi , Y = t∈T Yt
ta xét tôpô tích. Khi đó X, Y đồng phôi.

Bài 11. Đặt S = {z ∈ C : |z| = 1} và


n
C, f (z) = N , ck ∈ C
n X o
k ∗
A = f : S −→ ck z , n ∈
k=0
n
C, f (z) = N , ck ∈ C
n X o
k ∗
B = f : S −→ ck z , n ∈
k=−n

1. Chứng minh B trù mật trong CC (S) còn A thì không trù mật.
e 2π] = {f ∈ CR [0, 2π] : f (0) = f (2π)}, P là tập các đa thức
2. Đặt C[0,
lượng giác có dạng
n
N∗ , R.
X
p(x) = a◦ + (ak cos kx + bk sin kx), n ∈ ak , bk ∈
k=1

Chứng minh rằng P là tập trù mật trong C[0,


e 2π].

Bài 12. Cho X là T2 - không gian compact địa phương và K ⊂ X là


tập compact, G ⊃ K là tập mở. Chứng minh rằng tồn tại hàm liên tục
R
f : X −→ thoả mãn

f (X) ⊂ [0, 1], f (K) = {1}, f (X \ G) = {0}.

PHẦN HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP


Bài 1. (f |A )−1 (G) = A ∩ f −1 (G). 

Bài 2. 1/. f (A) = g −1 g f (A)


 


Bài 3. 3/ sử dụng 2/.


4/. Đặt a = inf f (X), chọn dãy giảmTnghiêm ngặt {an }, thoả lim an = a.
Đặt An = {x : f (x) 6 an } thì x◦ ∈ ∞n=1 An cần tìm. 

Bài 4. 1/. Xét F (x, y) = f (x) − f (y) trên tập liên thông {(x, y) : x > y}.

39 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Phần bài tập không gian topo

R
2/. Nếu A = f −1 ({r}) không quá đếm được thì f ( 2 \ A) = f ( R2) \ {r}
R
tập bên trái liên thông trong còn bên phải thì không. 

Bài 5. 1/. Ta định nghĩa x ∼ y nếu x, y có tính chất đã nêu. Cố định x,


đặt A = {y : y ∼ x} thì A mở, đóng.
2/. Quả cầu trong không gian định chuẩn là lồi cho nên liên thông đường.


Bài 6. 2/. Nếu Fn 6⊂ G ∀n thì xét dãy {Fn \ G}n , sử dụng 1/ để có điều
vô lý.
3/. Nếu F không liên thông thì tồn tại P1 , P2 đóng sao cho:

Pi 6= ∅ (i = 1, 2), F = P1 ∪ P2 , P1 ∩ P2 = ∅

Chọn G1 , G2 mở thoả mãn Pi ⊂ Gi (i = 1, 2), G1 ∩ G2 = ∅ thì ta có


được điều vô lý. 

Bài 7. 1/. V = {x} ∪ X \ {xn : n ∈ N∗ } là lân cận của x. 




Bài 8. 1/. Áp dụng sự hội tụ của lưới.


2/. Xét F ⊂ Y đóng, chứng minh f −1 (F ) đóng bằng cách sử dụng sự
hội tụ. 

Bài 10. 2/. Ký hiệu pi là ánh xạ chiếu từ X lên Xi (i ∈ I), ta xét các
ánh xạ:

qt : X −→ Yt , qt (x) = pi (x) i∈It

q : X −→ Y, q(x) = qt (x) t∈T .

Để chứng minh q, q −1 liên tục sử dụng điều kiện để ánh xạ từ một không
gian tôpô vào không gian tích là liên tục. 

Bài 11. 3/. Do F liên tục đồng bậc nên f liên tục. Áp dụng định lý Dini
cho dãy gn (x) = sup |fk (x) − f (x)|. 
k>n

40 Topo đại cương


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 7. Không gian vector topo

Bài 7
KHÔNG GIAN VECTƠ TÔPÔ

1 TÔPÔ VÀ CẤU TRÚC VECTƠ.


Định nghĩa 1.1. Cho X là không gian vectơ trên trường (= , ). K CR
1. Một tôpô trên tập X được gọi là tương hợp với cấu trúc đại số của
X nếu như ánh xạ (x, y) 7−→ x + y từ X × X vào X và (λ, x) 7−→ λx từ
K × X vào X là liên tục. Như vậy:
(i). Với mỗi lân cận V của x + y tồn tại lân cận Vx của x, Vy của y
sao cho:
Vx + Vy ⊂ V
(ii). Với mỗi lân cận V của λx tồn tại lân cận Vx của x, số ε > 0 để:

∀(λ′ , x′ ) ∈ B(λ, ε) × Vx =⇒ λ′ x′ ∈ V

hay nếu xα −→ x, yα −→ y, λα −→ λ thì xα +yα −→ x+y, λα xα −→ λx.


2. Không gian X cùng với tôpô tương hợp với cấu trúc đại số của X được
gọi là không gian vectơ tôpô.

Mệnh đề 1.1. Nếu X là không gian vector tôpô, a ∈ X và λ ∈ \ {0} K


thì các ánh xạ f (x) = x + a, g(x) = λx từ X vào X là đồng phôi.
Chứng minh.
f, g có ánh xạ ngược là f −1 (y) = y − a, g −1 (y) = λ1 · y. Do sự tương hợp
của tôpô ta thấy f, f −1 , g, g −1 liên tục. □

Hệ quả 1.1. Tập V ⊂ X là lân cận của gốc θ khi và chỉ khi V + a là
lân cận của a.
Như vậy, cấu trúc tôpô của không gian được hoàn toàn xác định bởi họ các
lân cận của gốc θ.

Mệnh đề 1.2. Nếu X là không gian vectơ tôpô, A ⊂ X, B ⊂ X và


λ ∈ K \ {0} thì
A + B ⊂ A + B, λA = λA.
Suy ra, nếu A là tập lồi (tương ứng: không gian con) thì A cũng là tập
lồi (tương ứng: không gian con).

41 Không gian Topo tuyến tính


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 7. Không gian vector topo

Chứng minh.
Ta có ánh xạ f : X × X −→ X, f (x, y) = x + y liên tục nên
 
A + B = f A × B = f A × B ⊂ f (A × B) = A + B.

 ra ánh xạ g : X −→ X, g(x) = λx là ánh xạ đồng phôi nên


Ngoài
g A = g(A). □

2 HỆ LÂN CẬN CỦA GỐC.


Định nghĩa 2.1. Tập A trong không gian vector X được gọi là:
K
1. hấp thụ nếu ∀x ∈ X, ∃λ◦ > 0 : ∀λ ∈ (|λ| ⩾ λ◦ ) =⇒ x ∈ λA.
K
2. cân đối nếu ∀α ∈ , |α| ⩽ 1 =⇒ αA ⊂ A. Khi đó, θ ∈ A. Thật
vậy, dễ thấy nếu A ̸= ∅ là tập cân đối thì θ ∈ A và với |α| ⩽ |B| thì
αA ⊂ BA.
Mệnh đề 2.1. Cho V là một lân cận của gốc trong không gian vector
tôpô. Khi đó:
1. V là tập hấp thụ.
2. λV là lân cận của gốc, ∀λ ∈ \ {0}. K
3. Tồn tại lân cận cân đối W của gốc sao cho W + W ⊂ V .
Chứng minh.
K
1. Lấy x ∈ X tuỳ ý. Hàm f : −→ X, f (λ) = λx liên tục tại λ = 0 và
f (0) = θ nên

∃ε > 0 : ∀λ ∈ K, |λ| ⩽ ε =⇒ λx ∈ V.

Do đó ∀α ∈ K, |α| ⩾ 1
ε thì x ∈ αV.
2. Ánh xạ g : X −→ X, g(x) = λx là đồng phôi.
3. Ánh xạ (x, y) 7−→ x+y liên tục tại (θ, θ) nên ∃V1 , V2 ∈ Uθ : V1 +V2 ⊂ V.
Đặt U = V1 ∩ V2 ta có U + U ⊂ V.
Mặt khác ánh xạ (λ, x) 7−→ λx liên tục tại (0, θ) nên ∃ε > 0, ∃W ′ ∈ Uθ
⩽ ε thì αW ′ ⊂ U .
sao cho |α|[
Đặt W = αW ′ ta có W cân đối, W + W ⊂ V. □
|α|⩽ε

Mệnh đề 2.2. Giả sử B là một cơ sở lân cận của θ trong không gian vectơ
tôpô X. Với mỗi V ∈ B ta định nghĩa OV = {(x, y) ∈ X 2 : x − y ∈ V }.

42 Không gian Topo tuyến tính


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 7. Không gian vector topo

Họ {OV : V ∈ B} là cơ sở của một cấu trúc đều trên X. Tôpô sinh bởi
cấu trúc đều này trùng với tôpô đã cho trên X.
Định lý 2.1. Giả sử trong không gian vectơ X được cho một họ B ̸= ∅
các tập con thoả mãn các điều kiện sau đây:
(i). Mỗi V ∈ B là tập cân đối và hấp thụ.
K
(ii). ∀V ∈ B, ∀α ∈ \ {0} =⇒ αV ∈ B.
(iii). ∀V ∈ B, ∃W ∈ B : W + W ⊂ V.
(iv). ∀V1 , V2 ∈ B, ∃V ∈ B : V ⊂ V1 ∩ V2 .
Khi đó tồn tại duy nhất một tôpô trên X tương hợp với cấu trúc đại số
của X nhận B là cơ sở lân cận của gốc.
Chứng minh.
Ta định nghĩa tập G là mở nếu như G = ∅ hoặc có tính chất:

∀x ∈ G, ∃V ∈ B : x + V ⊂ G.

Bước I. Ta chứng minh tôpô có được nhận B là cơ sở lân cận của θ


 Lấy V ∈ B, a ∈ X ta chứng minh a + V là lân cận của a; nói riêng
V là lân cận của θ.
Đặt G = {x ∈ V / ∃W ∈ B : x + W ⊂ a + V }, ta có a ∈ G ⊂ a + V và
sẽ chứng minh G là mở. Với x ∈ G ta chọn

W ∈ B : x + W ⊂ a + V (do định nghĩa G),


W ′ ∈ B : W ′ + W ′ ⊂ W do tính chất (iii)


thì sẽ có:
x + W′ ⊂ G do (x + W ′ ) + W ′ ⊂ a + V


 Nếu U là một lân cận của θ ta có tồn tại G mở sao cho: θ ∈ G ⊂ U.


Do đó theo định nghĩa tập mở ta có V ∈ B để V ⊂ U.
Bước II. Ta chứng minh tôpô có được sẽ tương hợp với cấu trúc đại số.
 Giả sử U là một lân cận của x + y. Ta chọn

V ∈ B : x + y + V ⊂ U,
W ∈B :W +W ⊂V

thì sẽ có:
(x + W ) + (y + W ) ⊂ U.

43 Không gian Topo tuyến tính


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 7. Không gian vector topo

 Giả sử U là một lân cận của λx. Ta chọn


V ∈ B : λx + V + V ⊂ U,
λ◦ > 0 : x ∈ λ◦ V (do V hấp thụ)
−1
Với x′ ∈ x + |λ| + λ1◦ V và λ′ ∈ K, |λ′ − λ| < λ1◦ ta có:
−1
λ′ x′ −λx = λ′ (x′ −x)+(λ′ −λ)x ∈ λ′ |λ|+ λ1◦ V +(λ′ −λ)λ◦ V ⊂ V +V
(do V là cân đối) hay λ′ x′ ∈ U. □

3 SỰ LIÊN TỤC CỦA ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH.


Định nghĩa 2.2. Tập A trong không gian vector topo gọi là tập bị chặn
nếu
∀V ∈ Uθ , ∃t > 0 : A ⊂ tV.
Định lý 3.1. Cho các không gian vectơ tôpô X, Y và ánh xạ tuyến tính
A : X −→ Y . Khi đó:
1. Nếu A liên tục tại θ thì A liên tục đều, tức là:
∀V ∈ UθY , ∃W ∈ UθX : ∀x, y ∈ X, (x − y ∈ W ) =⇒ Ax − Ay ∈ V.
2.Nếu A liên tục thì A bị chặn, ở đây tính bị chặn được hiểu theo nghĩa:
B ⊂ X, B bị chặn thì A(B) bị chặn.
3. Nếu X thoả mãn tiên đề đếm được thứ nhất và A bị chặn thì A liên
tục.
Chứng minh.
2. Xét B ⊂ X là tập bị chặn. Lấy tuỳ ý V ∈ UθY , ta chọn:
W ∈ UθX : A(W ) ⊂ V,
t > 0 : B ⊂ tW

thì sẽ có A(B) ⊂ tV .
3. Có thể coi X có cơ sở lân cận của θX là {Vn } thoả mãn Vn ⊃ Vn+1 , Vn
cân đối với mọi n. Nếu A không liên tục tại θX thì tồn tại U ∈ UθY với
U cân đối sao cho:
∀V ∈ UθX =⇒ A(V ) ̸⊂ U.
Cho V = n1 Vn ta tìm được dãy {xn } thoả mãn: xn ∈ n1 Vn , A(xn ) ̸∈ U.

44 Không gian Topo tuyến tính


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 7. Không gian vector topo

 Ta có {nxn }n là tập bị chặn. Thật vậy, cho V ∈ UθX , V cân đối, ta


chọn n◦ để Vn◦ ⊂ V thì {nxn : n ⩾ n◦ } ⊂ V và {nxn : n ∈ 1, n◦ − 1} ⊂
αV khi α đủ lớn. Do đó {nxn }n ⊂ αV khi α đủ lớn.
 {A(nxn )}n không bị chặn vì với mọi α > 0 ta có A(nxn ) ̸∈ αU khi
n ⩾ α. □

Định lý 3.2. Cho f : X −→ K là phiếm hàm tuyến tính, f ̸= 0. Khi đó


các mệnh đề sau đây là tương đương:
(i). f là liên tục.
(ii). Kerf là tập đóng.
(iii). f bị chặn trên một lân cận của gốc.
Chứng minh.
[(i) =⇒ (ii)]. Kerf = f −1 ({0}), {0} là tập đóng trong K.
[(ii) =⇒ (iii)]. Lấy a ̸∈ Kerf , ta chọn V ∈ Uθ thoả mãn

V cân đối và (a + V ) ∩ Kerf = ∅.

Tập f (V ) cân đối trong trường K nên nếu như 0 ̸= λ ∈ f (V ) thì


B(0, |λ|) ⊂ f (V ). Do đó, f (V ) hoặc là bị chặn, hoặc là trùng với trường
K. Nhưng −f (a) ̸∈ f (V ) phải có f (V ) bị chặn.
[(iii) =⇒ (i)]. Giả sử ∃V ∈ Uθ , ∃M > 0 : |f (x)| ⩽ M (∀x ∈ V ).
Cho ε > 0, lấy W = Mε V ta có |f (x)| ⩽ ε (∀x ∈ W ).
Vậy f liên tục tại θ, do đó f liên tục tại mọi x ∈ X. □

4 THÍ DỤ.
Thí dụ dưới đây chỉ ra rằng không gian vectơ tôpô có thể khá nghèo nàn.

Cho p ∈ (0, 1), ta ký hiệu X là tập các hàm x = x(t) đo được và bị chặn
trên [0, 1]. Với quan hệ “=” cho bởi:

x = y ⇐⇒ x(t) = y(t) h.k.n trên [0, 1].

Từ bất đẵng thức (a + b)p ⩽ ap + bp (a, b ⩾ 0) ta thấy d được định nghĩa


dưới đây là metric trên X.
Z 1
d(x, y) = |x(t) − y(t)|p dt
0

45 Không gian Topo tuyến tính


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 7. Không gian vector topo

1. Tôpô sinh bởi metric d tương hợp với cấu trúc đại số của X.
Thật vậy ta có

 d(xn + yn , x + y) ⩽ d(xn , x) + d(yn , y)


 d(λn xn , λx) ⩽ |λn |p d(xn , x) + |λn − λ|p d(x, 0)
d d
nên với xn −−→ x, yn −−→ y trong X và λn −→ λ trong K thì
xn + yn −→ x + y và λn xn −→ λx. □

2. Trong X không có tập lồi, mở nào khác ∅ và X.


Giả sử V ̸= ∅ là tập lồi, mở, ta sẽ chứng minh V = X. Có thể coi V ∋ θ
(vì nếu không ta chuyển sang xét V ′ = V − x◦ với x◦ ∈ V ) và do đó:

∃r > 0 : Br = {x ∈ X : d(x, θ) < r} ⊂ V.

Xét tuỳ ý Rx ∈ X \ {0}, đặt a = d(x, θ), chọn n đủ lớn để np−1 a < r.
t
Vì f (t) = 0 |x(s)|p ds liên tục, f (0) = 0, f (1) = a nên tồn tại t1 ∈ (0, 1)
Rt
sao cho f (t1 ) = 0 1 |x(s)|p ds = na ·
RLýti luận tương tự ta có được 0 = t◦ < t1 < · · · < tn = 1 thoả mãn
p a
ti −1 |x(s)| ds = n (i ∈ 1, n).
Xây dựng các hàm x1 , . . . , xn bởi:

xi (0) = x(0), xi (t) = nx(t) nếu t ∈ (ti−1 , ti ] và xi (t) = 0 nơi khác.

Ta có: x = n1 (x1 + · · · + xn ), xi ∈ Br , nên x ∈ V. □


3. Trên X không có phiếm hàm tuyến tính, liên tục f khác 0. 
Nếu f : (X, d) −→ R là tuyến tính, liên tục thì f −1 (−1, 1) là tập mở,
lồi, khác ∅ nên trùng với X. Ta có f (X) ⊂ (−1, 1) và f (X) là không
R
gian vector con của nên f (X) = {0}. □

46 Không gian Topo tuyến tính


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 8. Không gian lồi địa phương

Bài 8
KHÔNG GIAN LỒI ĐỊA PHƯƠNG

1 ĐỊNH NGHĨA.
Định nghĩa 1.1. Không gian vectơ tôpô được gọi là không gian lồi địa
phương nếu nó có một cơ sở lân cận của gốc gồm các tập lồi.

Mệnh đề 1.1. Trong không gian lồi địa phương tồn tại cơ sở lân cận
của θ gồm các tập lồi, cân đối.
Chứng minh.
Cho V là một lân cận lồi của θ, ta chứng minh V chứa một lân cận lồi,
cân đối. \
Đặt W = αV , ta có W là tập lồi.
|α|=1
 W là một lân cận của θ vì: chọn lân cận cân đối V ′ ⊂ V ta có

∀α ∈ K, |α| = 1 =⇒ 1
α V ′ = V ′ =⇒ V ′ ⊂ αV

nên W ⊃ V ′ .
 W cân đối vì: viết λ ∈ K, |λ| ⩽ 1 ở dạng λ = rβ với 0 ⩽ r ⩽ 1, |β| = 1,
ta có:
\ \
λW = rβαV = rαV, rαV ⊂ αV (do αV là tập lồi chứa θ)
|α|=1 |α|=1

nên λW ⊂ W. □

2 XÁC ĐỊNH TÔPÔ NHỜ HỌ NỬA CHUẨN.

Định nghĩa 2.1. Cho X là không gian vectơ. Ánh xạ p : X −→ R được


gọi là:
1. Nửa chuẩn nếu ∀x, y ∈ X, ∀λ ∈ K :
(i). p(x + y) ⩽ p(x) + p(y)
(ii). p(λx) = |λ|p(x)
Dễ thấy nếu p là nửa chuẩn thì p(θ) = 0, p(x) ⩾ 0, ∀x.

47 Không gian Topo tuyến tính


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 8. Không gian lồi địa phương

2. Sơ chuẩn nếu p thoả mãn (i) và (ii′ ) : p(αx) = αp(x) ∀α ⩾ 0.

Bổ đề 2.1.
1. Giả sử p, q là các nửa chuẩn có tính chất:

∀x ∈ X p(x) ⩽ 1 =⇒ q(x) ⩽ 1 (1)

Khi đó q(x) ⩽ p(x), ∀x ∈ X.. Các dấu “=” trong (1) có thể thay bởi dấu
“<”.
2. Nửa chuẩn p trên không gian vectơ tôpô là liên tục khi và chỉ khi tập
V = {x : p(x) < 1} là một lân cận của θ.
Chứng minh.  
x
1. ∀ε > 0 ta có p p(x)+ε ⩽ 1 nên q(x) ⩽ p(x) + ε. Cho ε → 0 ta có điều
phải chứng minh.
2.
 Nếu p liên tục thì V = p−1 (−∞, 1) là mở, chứa θ.


 Nếu V là lân cận của θ ta suy ra p liên tục tại θ. Do, với mọi ε > 0 thì
p(εV ) ⊂ [0, ε), vì |p(x) − p(a)| ⩽ p(x − a) ta có p liên tục tại a ∈ X. □

Định nghĩa 2.2. Cho A là tập lồi và hấp thụ trong không gian vectơ
X. Ánh xạ:

pA : X −→ R, pA (x) = inf{t > 0 : x ∈ tA}

được gọi là phiếm hàm Minkowski (hay hàm cỡ) của tập A.

Bổ đề 2.2. Hàm cỡ pA của tập lồi, hấp thụ A có các tính chất sau:
1. pA là sơ chuẩn.
2. pA là nửa chuẩn nếu A cân đối.
3. {x : pA (x) < 1} ⊂ A ⊂ {x : pA (x) ⩽ 1}.
Chứng minh.
1.
 Chọn tn −→ pA (x), sn −→ pA (y); tn > 0, sn > 0 thoả mãn x ∈
tn A, y ∈ sn A thì x + y ∈ (tn + sn )A (do tính lồi của A) nên pA (x + y) ⩽
tn + sn . Cho n −→ ∞ ta có được pA (x + y) ⩽ pA (x) + pA (y).
 pA (λx) = inf{t > 0 : λx ∈ tA} = λ inf λt : t > 0, x ∈ λt A = λ pA (x)
(coi λ ̸= 0).
t
2. Chú ý rằng: λx ∈ tA ⇐⇒ x ∈ |λ| A.
3.

48 Không gian Topo tuyến tính


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 8. Không gian lồi địa phương

 Nếu x ∈ A thì chú ý rằng x ∈ 1.A ta có pA (x) ⩽ 1


 Nếu pA (x) < 1 thì ta có t ∈ (0, 1) để x ∈ tA.
Do tA ⊂ A (vì A lồi, chứa θ) nên x ∈ A. □

Định lý 2.1.
1. Cho họ P = {pi }i∈I các nửa chuẩn trên không gian vectơ X. Khi đó
tồn tại trên X một tôpô lồi địa phương nhận họ các tập có dạng như dưới
đây là cơ sở lân cận của θ.

VJ,ε = x ∈ X : max pi (x) < ε với ε > 0, J ⊂ I, J hữu hạn.
i∈J

và làm cho mọi nửa chuẩn thuộc họ P là liên tục.


2. Tôpô của mọi không gian lồi địa phương luôn có thể xác định bởi họ
nửa chuẩn theo phương pháp nếu trên.
Chứng minh.
1. Họ B = {VJ,ε : ε > 0, J hữu hạn J ⊂ I} thoả mãn các điều kiện từ (i)
đến (iv) của định lý 2.1 trong bài 1. Do bổ đề 2.1, ta có mọi pi ∈ P là
liên tục.
2. Giả sử B là một cơ sở lân cận của θ gồm các tập lồi và cân đối. Khi
đó tôpô sinh bởi họ nửa chuẩn {pV : V ∈ B} (pV là hàm cỡ của V ) trùng
với tôpô của không gian. □

Định lý 2.2. Giả sử tôpô của không gian lồi địa phương X xác định bởi
họ nửa chuẩn P. Khi đó:
1. X là T2 không gian khi và chỉ khi ∀x ̸= θ, ∃p ∈ P : p(x) ̸= 0.
2. lim xα = x ⇐⇒ lim p(xα − x) = 0, ∀p ∈ P.
3. M ⊂ X bị chặn ⇐⇒ p(M ) bị chặn ∀p ∈ P.
4. Giả sử P có tính chất
∀p1 , p2 ∈ P, ∃p ∈ P sao cho pi (x) ⩽ p(x) (i = 1, 2)
Thế thì phiếm hàm tuyến tính f : X −→ K liên tục khi và chỉ khi:
∃p ∈ P, ∃a > 0 : |f (x)| ⩽ ap(x), ∀x ∈ X.
Chứng minh.
1. Điều kiện cần: Giả sử rằng X là T2 không gian và x0 ̸= θ. Khi đó, tồn
tại lân cận của θ:
n o
V = x : max pk (x) < ε , pk ∈ P, k = 1, n
1⩽k⩽n

49 Không gian Topo tuyến tính


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 8. Không gian lồi địa phương

sao cho x0 ∈
/ V. Do đó, tồn tại pk sao cho pk (x0 ) ⩾ ε.
Điều kiện đủ: Xét x ̸= y ta có p ∈ P sao cho p(x − y) := r > 0. Đặt
V = z : p(z) < 2r thì (x + V ) ∩ (y + V ) = ∅.
2.
(=⇒) lim(xα − x) = θ nên lim p(xα − x) = p(θ) = 0 (do tính liên tục
của p).
(⇐=) Xét một lân cận của x dạng x + V với
n o
V = z : max pk (z) < ε , pk ∈ P, k = 1, n
1⩽k⩽n

Do lim pk (xα − x) = 0, với mọi k = 1, n nên

∃α0 : ∀α ⩾ α0 =⇒ pk (xα − x) < ε, ∀k = 1, n


=⇒ xα − x ∈ V hay xα ∈ x + V

3.
(=⇒) Cho p ∈ P, tập V = {x : p(x) < 1} là lân cận của θ và M bị chặn
nên
∃t > 0 : M ⊂ tV
hay
p(M ) ⊂ [0, t)].
(⇐=) Xét một lân cận của θ dạng
n o
V = x : max pk (x) < ε , pk ∈ P, k = 1, n
1⩽k⩽n

Do pk (M ) bị chặn với mọi k = 1, n nên tồn tại a > 0 và với mọi x ∈ M


thỏa mãn
max pk (x) < a
1⩽k⩽n

hay
ε
ax ∈ V.
Do đó chúng ta có M ⊂ aε V .
4. Ta có:
n tục thì theo địnholý 3.2 trong bài 1 f bị chặn trên một lân
 Nếu f liên
cận V = x : max pk (x) < ε , pk ∈ P.
1⩽k⩽n
Như vậy, ∃M > 0 : ∀x ∈ V =⇒ |f (x)| ⩽ M

50 Không gian Topo tuyến tính


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 8. Không gian lồi địa phương

1 1
Chọn p ∈ P, p(x) ⩾ max pk (x), ta có: ε p(x) ⩽ 1 =⇒ M |f (x)| ⩽ 1.
1⩽k⩽n
Do đó |f (x)| ⩽ Mε p(x).
 Nếu f có tính chất được nêu thì f bị chặn trên V = {x : p(x) < 1} nên
f liên tục. □
Định lý 2.3. Cho X là không gian lồi địa phương. Khi đó:
1. Topo của X có thể cho bằng một họ nửa chuẩn.
2. Nếu X là T2 không gian và có một lân cận θ là tập bị chặn thì topo
của X được cho bằng một nửa chuẩn.
Chứng minh.
1. Giả sử rằng {Vi }i∈I là một cơ sở lân cận của θ gồm các tập lồi, cân
đối, pi là hàm cỡ của Vi . Gọi τ là topo của X và τ ′ là topo sinh bởi họ
{pi }i∈I , IX là ánh xạ đồng nhất của X. Để chứng minh τ = τ ′ , ta chỉ
cần chứng minh IX : (X, τ ) −→ (X, τ ′ ) là ánh xạ đồng phôi. Ta có IX
liên tục tại θ. Thật vậy, xét một lân cận θ trong τ ′ dạng
\
VJ,ε = {X : pi (x) ⩽ ε}
i∈J

với J là tập hữu hạn. Ta có,


{x : pi (x) ⩽ ε} = ε{x : pi (x) ⩽ 1}
⊃ εVi

vì thế cho nên \


VJ,ε ⊃ εVi
i∈J

Do đó, VJ,ε là lân cận của θ trong topo τ.


Ngoài ra, Vi ⊃ {x : pi (x) < 1} nên mỗi Vi cũng là một lân cận của θ
trong topo τ ′ . Vậy nên IX liên tục tại θ.
2. Giả sử V là một lân cận lồi, cân đối, bị chặn.
 Hàm cỡ pV là một chuẩn. Thật vậy, với x ̸= θ ta chọn lần lượt
Lân cận W của θ sao cho x ∈
/ W,
t > 0 sao cho V ⊂ tW (vì V bị chặn)

Ta có tx ∈/ V nên pV (tx) ⩾ 1 (do bổ đề 2.2 bài 8) hay pV (x) ̸= 0.


 Tôpô sinh bởi pV trùng với tôpô ban đầu của X. Điều này được suy ra
từ các điều sau:

51 Không gian Topo tuyến tính


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 8. Không gian lồi địa phương

· Họ n1 V, n ∈ N là cơ sở lân cận của θ trong tôpô của X (do mệnh




đề 2.2, bài 7).


· Mỗi họ x : pV (x) < n1 n∈N , x : pV (x) ⩽ n1 n∈N là cơ sở lân cận


của θ trong tôpô sinh bởi {pV 


}.
· x : pV (x) < n ⊂ n V ⊂ x : pV (x) ⩽ n1 (do bổ đề 2.2 bài 8) □
1 1

3 ĐỊNH LÝ TÁCH TẬP LỒI.


Bổ đề 3.1. Cho X là không gian lồi địa phương và ánh xạ f : X −→ K
là phiếm hàm tuyến tính mà f (X) ̸= {0}. Khi đó, f là ánh xạ mở.
Chứng minh.
 Ta giả sử rằng V là lân cận, cân đối của θ, cần chứng minh
S∞f (V ) là lân
K
cận của 0 trong . Thật vậy, V là tập hấp thu nên X = n=1 nV . Kết
hợp với f (X) ̸= {0} ta suy ra f (V ) ̸= {0}.
Do V cân đối nên f (V ) cân đối, vì thế nếu lấy λ ∈ f (V ), λ ̸= 0 thì
f (V ) ⊃ B(0, |λ|).
 Xét G ⊂ X là tập mở và với x ∈ G ta chọn V là một lân cận, cân đối
của θ sao cho x + V ⊂ G. Khi đó,

f (G) ⊃ f (x) + f (V )

nên theo bước trên f (G) là lân cận của f (x). Từ đó, f (G) là tập mở.
Định lý 3.1. Cho X là không gian lồi địa phương, A, B là các tập lồi,
khác rỗng và không giao nhau.
1. Nếu A là tập mở thì tồn tại phiếm hàm tuyến tính, liên tục f và số
R
γ ∈ sao cho

Re f (x) < γ ⩽ Re f (y), ∀x ∈ A, ∀y ∈ B.

hay
Re f (x) < inf Re f (y), ∀y ∈ B.
y∈B

2. Nếu A compact, B đóng thì tồn tại phiếm hàm tuyến tính, liên tục f
sao cho
sup Re f (x) < inf Re f (y)
x∈A y∈B

ta nói f tách chặt các tập lồi A, B.

52 Không gian Topo tuyến tính


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 8. Không gian lồi địa phương

Chứng minh.
Nếu f : X −→ R là ánh xạ tuyến (theo nghĩa f (x + y) = f (x) +
R
f (y), f (λx) = λf (x), với mọi λ ∈ ) và liên tục thì phiếm hàm
C
g : X −→ cho bởi g(x) = f (x) − if (x), x ∈ X cũng tuyến tính (theo
C
nghĩa g(x + y) = g(x) + g(y), g(λx) = λg(x), với mọi λ ∈ ). Do đó, ta
có thể coi X là không gian vector trên trường số thực . R
1. Lấy a ∈ A, b ∈ B và đặt x0 := b − a, C = A − B + x0 . Ta có, C là tập
lồi, mở, chứa θ. Gọi p là phiếm hàm Minkowskii của tập C thì p là sơ
chuẩn và vì x0 ∈ / C nên p(x0 ) ⩾ 1.
R
Phiếm hàm g : ⟨x0 ⟩ −→ , g(tx0 ) = t là tuyến tính, thỏa mãn
g(tx0 ) ⩽ p(tx0 ) với mọi t ∈ R nên theo định ly Hahn-Banach tồn tại
phiếm hàm tuyến tính f : X −→ R thỏa mãn f (tx0 ) = g(tx0 ) với mọi
R
t ∈ , f (x) ⩽ p(x) với mọi x ∈ X. Dễ dàng thấy được f (x) ⩽ 1 với
mọi x ∈ C và f (x) ⩾ −1 với mọi x ∈ (−C). Do đó, |f (x)| ⩽ 1 với mọi
x ∈ C ∩ (−C) (là một lân cận của θ). Vậy f liên tục.
Với x ∈ A, y ∈ B, ta có

f (x) − f (y) + 1 = f (x − y + x0 )
⩽ p(x − y + x0 )
⩽ 1 (do x − y + x0 ∈ C)

Vậy f (x) ⩽ f (y), ∀x ∈ A, ∀y ∈ B. Đặt γ := sup f (A) chúng ta có

f (x) < γ, ∀x ∈ A (do f (A) là tập mở trong R)



γ ⩽ f (y), ∀y ∈ B.
2. Do B − A là tập đóng và θ ∈ / B − A nên có tập lồi V mở, chứa θ sao
cho V ∩ (B − A) = ∅. Áp dụng kết quả trên, ta tìm được phiếm hàm
R
tuyến tính, liên tục f và số α ∈ thỏa mãn

f (u) < γ ⩽ f (y − x), ∀u ∈ V, ∀x ∈ A, ∀y ∈ B.

Ta suy ra γ > 0 (do ta chọn u = θ) và

sup f (x) + γ ⩽ inf f (y)


x∈A y∈B

Vậy f là phiếm hàm tuyến tính cần tìm. □

53 Không gian Topo tuyến tính


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 9. Không gian Banach có thứ tự

Bài 9
KHÔNG GIAN BANACH CÓ THỨ TỰ

1 NÓN VÀ THỨ TỰ CỦA KHÔNG GIAN BANACH.

Định nghĩa 1.1. Cho không gian Banach X trên trường R.


1. Tập K ⊂ X gọi là nón nếu:
(i). K là tập đóng,
(ii). K + K ⊂ K, λK ⊂ K (∀λ ⩾ 0),
(iii). K ∩ (−K) = {θ}.
2. Nếu K là nón thì thứ tự của X sinh bởi nón K được định nghĩa
như sau:
x ⩽ y ⇐⇒ y − x ∈ K.
Mỗi x ∈ K được gọi là phần tử dương.

Định nghĩa 1.2. Nón K ⊂ X được gọi là:


1. Nón chuẩn nếu tồn tại số N sao cho:

∀x, y ∈ K (x ⩽ y) =⇒ ∥x∥ ⩽ N ∥y∥.

2. Nón sinh nếu tồn tại số M sao cho:



x = u − v,
∀x ∈ X, ∃u, v ∈ K :
∥u∥, ∥v∥ ⩽ M ∥x∥.

Thí dụ.
1. Nón K các hàm không âm trong không gian C[a, b] là nón chuẩn, nón
sinh.
2. Nón K các hàm không âm trong không gian C 1 [a, b] không là nón
chuẩn.

Mệnh đề 1.1.
1. 
x + z ⩽ y + z ∀z ∈ X,
x ⩽ y =⇒
λx ⩽ λy ∀λ ⩾ 0.
 
2. xn ⩽ yn (∀n ∈ N), lim xn = x, lim yn = y =⇒ x ⩽ y.
3. Nếu {xn } là dãy tăng, hội tụ về x thì xn ⩽ x (∀n ∈ N).

54 Không gian Topo tuyến tính


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 9. Không gian Banach có thứ tự

Chứng minh.
2. Ta có: yn − xn ∈ K, lim(yn − xn ) = y − x, K đóng, nên y − x ∈ K
hay x ⩽ y.
3. Cho m → ∞ trong bất đẵng thức xn ⩽ xn+m ta có xn ⩽ x. □

Mệnh đề 1.2. Giả sử thứ tự của X được sinh bởi nón chuẩn. Khi đó :
1. Nếu u ⩽ v thì tập [u, v] := {x/ u ⩽ x ⩽ v} bị chặn.
2. Nếu xn ⩽ yn ⩽ zn (∀n ∈ N), lim xn = lim zn = x thì lim yn = x.
3. Nếu dãy {xn } là đơn điệu, có dãy con hội tụ về x thì lim xn = x.
Chứng minh.
1.
∀x ∈ [u, v] =⇒ θ ⩽ x − u ⩽ v − u
=⇒ ∥x − u∥ ⩽ N ∥v − u∥
=⇒ ∥x∥ ⩽ ∥u∥ + N ∥v − u∥.
2. Ta có ∥yn −xn ∥ ⩽ N ∥zn −xn ∥ nên lim(yn −xn ) = θ hay lim yn = lim xn .
3. Giả sử {xn } tăng và xnk −→ x.
Với mỗi n ∈ N ta có xn ⩽ xnk (với mọi k đủ lớn), nên xn ⩽ x.
Cho ε > 0, ta chọn k◦ thoả mãn ∥xnk◦ − x∥ < Nε . Khi đó
∀n ⩾ nk◦ =⇒ θ ⩽ x − xn ⩽ x − xnk◦
=⇒ ∥x − xn ∥ ⩽ N ∥x − xnk◦ ∥ < ε. □
Định nghĩa 1.3. Nếu K là nón trong X thì
K ∗ = {f ∈ X ∗ : f (x) ⩾ 0, ∀x ∈ K}
được gọi là nón liên hiệp của K.

Mệnh đề 1.3. a ∈ K ⇐⇒ f (a) ⩾ 0, ∀f ∈ K ∗ .


Chứng minh.
(⇐=) Giả sử trái lại f (a) ⩾ 0 ∀f ∈ K ∗ nhưng a ̸∈ K. Do định lý tách
tập lồi thì ∃g ∈ X ∗ : g(a) < g(x) ∀x ∈ K.
Thay x bởi tx với x ∈ K, t > 0 và chọ t → ∞ thì g ∈ K ∗ . Cho x = θ ta
thấy ngay sự vô lý.

2 SỰ LIÊN TỤC CỦA ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH.

Mệnh đề 2.1. Giả sử rằng:

55 Không gian Topo tuyến tính


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 9. Không gian Banach có thứ tự

(i). KX là nón sinh trong X, KY là nón chuẩn trong Y .


(ii). Ánh xạ tuyến tính A : X −→ Y thoả mãn điều kiện A(KX ) ⊂ KY ∗
Khi đó A liên tục.
Chứng minh.
Gọi M, N là các hằng số trong định nghĩa nón sinh và nón chuẩn.
 Ta chứng minh:
∃k > 0 : ∀x ∈ KX =⇒ ∥Ax∥ ⩽ k∥x∥. (1)
Nếu (1) không
Pn đúng, ta có: ∀n ∈ N, ∃xn ∈ KX : ∥Axn ∥ > n3 ∥xn ∥.
Dãy sn = k=1 ∥xk1∥.k2 · xk (∀n ∈ N) là dãy Cauchy nên hội tụ.
Đặt a = lim sn  
Ta có: a ⩾ ∥xn ∥.n2 · xn do sm+n ⩾ ∥xn ∥.n2 =⇒ A(a) ⩾ ∥xAx
1 xn n
n ∥.n
2.

∥Axn ∥
Do đó N ∥A(a)∥ ⩾ ∥x n ∥.n
2 > n (∀n ∈ N), điều này vô lý.

 Ta có: ∀x ∈ X =⇒ ∃u, v ∈ KX : x = u − v, ∥u∥, ∥v∥ ⩽ M ∥x∥.


Vậy:
∥Ax∥ = ∥Au − Av∥ ⩽ ∥Au∥ + ∥Av∥ ⩽ k(∥u∥ + ∥v∥) (do bước trên)
⩽ 2kM ∥x∥
Nên A liên tục. □

3 ÁNH XẠ TĂNG.
Định nghĩa 3.1. Cho X, Y là các không gian Banach với thứ tự sinh
bởi các nón KX , KY .
1. F : M ⊂ X −→ Y được gọi là ánh xạ tăng nếu
x, y ∈ M, x ⩽ y =⇒ F (x) ⩽ F (y).
Thí dụ. Nếu F : X −→ Y là ánh xạ tuyến tính dương thì F là ánh xạ tăng.
2. Tập D ⊂ X được gọi là KX - mở nếu
∀x ∈ D, ∃r > 0 : x + B(θ, r) ∩ KX ⊂ D.
3. Cho D ⊂ X là tập KX - mở, x◦ ∈ D. Ta nói ánh xạ F : D −→ Y là
khả vi theo nón tại điểm x◦ nếu tồn tại A ∈ L(X, Y ) sao cho:
F (x◦ + th) − F (x◦ )
lim+ = A(h) ∀h ∈ KX .
t→0 t

Như vậy ∀x ∈ X (x ⩾ θ) =⇒ A(x) ⩾ θ; ta nói A là ánh xạ dương.

56 Không gian Topo tuyến tính


PGS.TS. Nguyễn Bích Huy Bài 9. Không gian Banach có thứ tự

Ánh xạ A được ký hiệu là F+′ (x◦ )

R
Bổ đề 3.1. Cho hàm φ : [0, 1] −→ liên tục, có φ′+ (t) ⩾ 0 ∀t ∈ [0, 1).
Khi đó φ(0) ⩽ φ(1).
Chứng minh.
Đầu tiên giả sử rằng φ′+ (t) > 0. Đặt A = {t ∈ [0, 1] : φ(0) ⩽ φ(t)} và
a = sup A. Do φ liên tục, ta có φ(a) ⩾ φ(0), và sẽ chứng minh a = 1.
Nếu a < 1 thì

φ′+ (a) > 0 =⇒ ∃s > 0 : φ(a + s) > φ(a)

nên a + s ∈ A (!)

Mệnh đề 3.1. Cho X, Y là các không gian Banach có thứ tự sinh bởi các
nón KX , KY ; D ⊂ X là tập KX - mở và ánh xạ F : D −→ Y liên tục,
khả vi theo nón tại mọi x ∈ D. Khi đó các mệnh đề sau tương đương:
(i). F là ánh xạ tăng.
(ii). F+′ (x) là ánh xạ dương ∀x ∈ D.
Chứng minh.
(i) =⇒ (ii). Hiển nhiên.
(ii) =⇒(i). Xét x,y ∈ D, x ⩽ y và f ∈ KY∗ , ta cần phải chứng minh
f F (x) ⩽ f F (y)
R  
Xét hàm φ : [0, 1] −→ , φ(t) = f F x + t(y − x) . Ta có φ liên tục

φ(t + s) − φ(t)
φ′+ (t) = lim+ = f F+′ x + t(y − x) (y − x) ⩾ 0.
  
s→0 s
 
Do đó theo bổ đề 3.1 thì φ(0) ⩽ φ(1) hay f F (x) ⩽ f F (y) . □

57 Không gian Topo tuyến tính

You might also like