You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA MARKETING
------

MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU

Đề tài thảo luận:

PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CỦA TẬP ĐOÀN


HONDA VỚI CÁC ÁP LỰC TÍCH HỢP TOÀN CẦU
VÀ ÁP LỰC THÍCH ỨNG ĐỊA PHƯƠNG? TỪ ĐÓ
NHẬN DẠNG CHIẾN LƯỢC TRONG KINH
DOANH CỦA HONDA

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Hoàng Nam


Lớp học phần : 2307SMGM2211
Nhóm thực hiện : 04

Hà Nội, tháng 4 năm 2023


BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 4
Tự Nhóm
Chức Chữ
STT Họ và tên MSV Nhiệm vụ đánh đánh
vụ ký
giá giá
Thành Phần 2.2.1.4 8,4 8,4
Phạm Thị Thu
1 20D120201 viên + 2.2.1.5 +
Trang
2.2.1.6
Thành Phần 2.2.2.4 8,5 8,5
2 Bùi Thanh Trà 20D120128 viên + 2.2.2.5 +
2.2.2.6
Thành Phần I + phần 8,4 8,4
3 Tạ Ngọc Trâm 20D120272
viên 2.1
Thành Phần kết luận 8,4 8,4
Ngô Thị Hoàng
4 20D120022 viên + Power
Hiếu
Point
Thành Phần 2.2.1.1 8,6 8,6
Ngô Thị Minh
5 20D120122 viên + 2.2.1.2 +
Tuyết
2.2.1.3
Nhóm Phần 2.2.2.1 8,7 8,7
trưởng + 2.2.2.2 +
6 Trần Thị Hồng Vân 20D120135 2.2.2.3
Thuyết trình
Word
BIÊN BẢN THẢO LUẬN
Buổi 1:

HỌC PHẦN: Quản trị chiến lược toàn cầu


LỚP: 2307SMGM2211
NHÓM: 04
GIẢNG VIÊN: Nguyễn Hoàng Nam

- Thời gian: 15h20 – 18h ngày 28/4/2023


- Địa điểm: Phòng V503
- Thành viên tham gia: 6/6
- Nội dung: Nhận xét, phản biện nhóm thuyết trình

Nhóm Nhận xét Câu hỏi Thành viên phản


biện
Thuyết trình: bạn Câu hỏi 1: Trong phần quyết định
thuyết trình rõ ràng, về Tham vọng toàn cầu thì Toyota
rành mạch, ko phụ định vị mình là nhà KD toàn cầu,
thuộc vào tài liệu. nhà KD khu vực, nhà KD toàn cầu
chiếm ưu thế trong khu vực hay
Slide đơn giản, dễ nhà xuất khẩu toàn cầu.
nhìn, có hình ảnh minh
hoạ nhưng vẫn còn Câu hỏi 2: Mình thấy các bạn đã
một số slide hơi nhiều phân tích hoạch định nội dung Bùi Thanh Trà &
chữ. chiến lược toàn cầu của Toyota thì Trần Thị Hồng
trong phần Hệ thống kinh doanh Vân
Nội dung word: lý toàn cầu các bạn mới chỉ nói đến
thuyết các bạn phân giai đoạn xuất khẩu còn hai giai
tích sai, không đi đúng đoạn là chi nhánh mkt và sản xuất
3 trọng tâm khi đề tài là cung ứng và dịch vụ chưa thấy có.
về hoạch định chiến Các bạn có thể làm rõ hai phần
lược toàn cầu thì các này không ?
bạn lại đi phân tích
quản trị chiến lược
toàn cầu. Các giai
đoạn cũng bị sai vì
theo đúng thì nó gồm 5
giai đoạn chứ ko phải
3 như các bạn đã chỉ ra
trước đó. Phần thực
trạng hoạch định chiến
lược toàn cầu của
Toyota mà các bạn
phân tích cũng đang đi
rất lộn xộn vì theo quy
trình đúng thì các bạn
phải phân tầm nhìn &
sứ mệnh trước, sau
mới tới phân tích
TOWS, rồi mới là mục
tiêu chiến lược. Các
bạn thì lại đi ngược lại.

NHÓM TRƯỞNG
Trần Thị Hồng Vân
Buổi 2:
HỌC PHẦN: Quản trị chiến lược toàn cầu
LỚP: 2307SMGM2211
NHÓM: 04
GIẢNG VIÊN: Nguyễn Hoàng Nam

- Thời gian: 15h20 – 18h ngày 05/05/2023


- Địa điểm: Phòng V503
- Thành viên tham gia: 6/6
- Nội dung: Thuyết trình, trả lời câu hỏi phản biện

Nhóm Câu hỏi Trả lời phản biện Thành viên trả
lời
Nhận xét: Các bạn Phần nhận xét các bạn nói là
chọn phân tích ở Mỹ, nhóm mk chọn phân tích ở Mỹ,
Châu Âu thì nhóm Châu Âu thì nhóm mình đánh giá
mình đánh giá chưa chưa hợp lý vì đa số các thị
hợp lý vì đa số các thị trường này thường sử dụng ô tô
trường này thường sử nên theo nhóm mình các bạn nên
dụng ô tô nên theo phân tích ở các thị trường châu Á
nhóm mình các bạn nhiều hơn, nhưng chúng mình
nên phân tích ở các thị đang nói chung về đáp ứng nhu Trần Thị Hồng
trường châu Á nhiều cầu địa phương của sản phầm của Vân
hơn ví dụ Thái Lan cty Honda chứ ko phải riêng về xe
3 hoặc malaysia. máy hay oto, mỗi địa phương thì
Honda sẽ đáp ứng những nhu cầu
Câu 1: Trong phần sử dụng xe khác nhau.
điều chỉnh thích hợp
với sự khác biệt về văn Phần câu hỏi nhóm chúng mình đã
hóa nhóm mình thấy có bổ sung phần trả lời trong bản
các bạn đề cập đến word.
Việt Nam vậy còn đối
với các nước khác như
châu Âu và Mỹ thì
Honda đã có sự điều
chỉnh như thế nào để
phù hợp với sự khác
biệt hóa về văn hóa.

Câu 2 ở phần đáp ứng


các quy định và yêu
cầu của chính phủ
nước nhà, nhóm mình
thấy bạn phân tích ở
thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên theo nhóm
mình thì Việt Nam
được xếp là nước sở
tại còn nước chủ nhà là
Nhật Bản. Các bạn có
thể giải thích rõ hơn về
phần này được
không ?
Giữa áp lực tích hợp Những áp lực tích hợp toàn cầu và
toàn cầu và áp lực áp lực thích ứng địa phương đều
thích ứng địa phương quan trọng đối với Honda và cần
Honda nên giải quyết phải được giải quyết. Tuy nhiên,
áp lực nào trước ? Tại tùy thuộc vào tình huống cụ thể
sao mà một áp lực nào nên được ưu
tiên giải quyết trước.

Nếu Honda đang đối mặt với áp


lực tích hợp toàn cầu như thay đổi
trong chính sách kinh tế quốc tế, Ngô Thị Minh
2 biến đổi khí hậu hoặc thay đổi nhu Tuyết
cầu thị trường toàn cầu, thì đây có
thể là một ưu tiên cần giải quyết
trước.

Nếu áp lực thích ứng địa phương,


chẳng hạn như các quy định pháp
luật địa phương, sự cạnh tranh từ
các đối thủ cạnh tranh trong khu
vực, hoặc nhu cầu đặc biệt của
khách hàng địa phương, thì đây có
thể là ưu tiên cần giải quyết trước.

TRƯỞNG NHÓM
Trần Thị Hồng Vân
MỤC LỤC
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 4............................................................1
BIÊN BẢN THẢO LUẬN.............................................................................................2
MỤC LỤC......................................................................................................................6
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................................1
1.1. Tích hợp toàn cầu................................................................................................1
1.2. Áp lực tích hợp toàn cầu....................................................................................1
1.3. Thích ứng địa phương........................................................................................1
1.4. Áp lực thích ứng địa phương.............................................................................2
PHẦN II: THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CỦA MỘT CÔNG TY HONDA
VỚI CÁC ÁP LỰC TÍCH HỢP TOÀN CẦU VÀ ÁP LỰC THÍCH ỨNG ĐỊA
PHƯƠNG.......................................................................................................................3
2.1. Tổng quan về công ty Honda.............................................................................3
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty Honda..............................................................3
2.1.2. Sứ mệnh, quan điểm và tầm nhìn của công ty Honda.................................3
2.1.3. Danh mục sản phẩm của Honda..................................................................3
2.2. Mức độ đáp ứng các áp lực tích hợp toàn cầu và áp lực thích ứng địa
phương........................................................................................................................4
2.2.1. Áp lực tích hợp toàn cầu............................................................................4
2.2.1.1. Tìm cách giảm thiểu chi phí qua lợi thế kinh tế toàn cầu....................4
2.2.1.2. Tận hưởng xu hướng tập trung của người tiêu dùng và nhu cầu mang
tính toàn cầu..........................................................................................................5
2.2.1.3. Cung cấp dịch vụ thống nhất cho khách hàng toàn cầu......................6
2.2.1.4. Tìm nguồn cung ứng toàn cầu..............................................................7
2.2.1.5. Theo dõi và đáp ứng lại tính cạnh tranh toàn cầu...............................8
2.2.1.6. Tận dụng lợi thế của Internet và truyền hình xuyên quốc gia để quảng
cáo sản phẩm của mình tại nhiều nước cùng một lúc...........................................9
2.2.2. Áp lực thích ứng địa phương..................................................................10
2.2.2.1. Tận dụng các giá trị của mỗi quốc gia...............................................10
2.2.2.2. Sản xuất các sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng địa phương....11
2.2.2.3. Thích ứng với sự khác biệt trong các kênh phân phối:......................13
2.2.2.4. Đáp ứng với cạnh tranh địa phương..................................................15
2.2.2.5. Điều chỉnh thích hợp với sự khác biệt về văn hóa.............................15
2.2.2.6. Đáp ứng các quy định và yêu cầu của Chính phủ nước chủ nhà.......16
PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................19
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Tích hợp toàn cầu


Tích hợp toàn cầu là khả năng phối kết hợp các hoạt động toàn cầu trong chuỗi
giá trị của công ty tại các quốc gia khác nhau để đạt được hiệu suất và năng lực cộng
sinh toàn cầu nhằm tận dụng tối đa sự tương đồng giữa các quốc gia.
Theo đuổi mục tiêu này có nghĩa là công ty tìm kiếm việc cắt giảm chi phí nhờ
lợi thế kinh tế theo quy mô và hiệu ứng đường cong kinh nghiệm (số lượng thành
phẩm trong một đơn vị thời gian tăng, làm giảm chi phí bình quân thành phẩm tức là
phân bổ chi phí cố định cho khối lượng đầu ra lớn), lợi thế kinh tế của vị trí (phát tán
các hoạt động sáng tạo giá trị đến vị trí tối ưu nhất) và thúc đẩy học tập giữa các đơn
vị kinh doanh của nó trên toàn thế giới.

1.2. Áp lực tích hợp toàn cầu


Lợi thế theo quy mô: Công ty cần tập trung sản xuất tại một số vị trí thuận lợi
cho việc sản xuất hàng loạt để đạt được tính kinh tế theo quy mô.
Thỏa mãn khách hàng có sự tương đồng về nhu cầu và xu hướng tiêu dùng
trên toàn cầu: Sản phẩm đó phải được chấp nhận rộng rãi ở các thị trường khác
nhau mà không cần có sự khác biệt đáng kể nào đối với sản phẩm về kiểu dáng,
chất lượng, chi phí...
Cung ứng các dịch vụ chuẩn mực cho khách hàng toàn cầu: Việc này sẽ
giúp công ty tiết kiệm trong việc phải thiết kế, tổ chức và thực thi các dịch vụ ở các
nước khác nhau. Hơn nữa sẽ tạo thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm
của công ty khi có yêu cầu về dịch vụ như bảo hành, sửa chữa... Mặt khác đem lại
sự yên tâm cho khách hàng khi mua và sử dụng sản phẩm.
Tận dụng các nguồn lực bên ngoài: Để nâng cao khả năng cạnh tranh, đặc
biệt là áp lực cắt giảm chi phí, nhiều công ty đã di chuyển bộ phận sản xuất sang
những quốc gia có nguồn lao động dồi dào, tay nghề tốt, chi phí rẻ hay tiếp cận và
tập trung mua nguyên liệu đầu vào với số lượng lớn. Hoặc có thể tận dụng lợi thế
của đối tác khi có thể đảm bảo đầu vào linh kiện với chi phí tối ưu hơn. Do đó,
chuyển giao nguồn lực toàn cầu hay quá trình quốc tế hóa chuỗi giá trị của doanh
nghiệp phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí tối ưu hơn.
Áp lực cạnh tranh toàn cầu: Công ty nội địa sẽ bị sức ép cạnh tranh lớn từ
công ty hoạt động trên nhiều thị trường. Vì vậy, tích hợp toàn cầu sẽ gia tăng sức
mạnh cho công ty khi mà việc cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn, công ty phản ứng
tốt hơn với áp lực cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế.
Phối hợp hoạt động truyền thông toàn cầu: Đòi hỏi sự thống nhất và phù hợp
để có thể đạt được hiệu ứng tốt tại các quốc gia khác nhau bên cạnh tác động cắt giảm
chi phí cũng như hiệu quả truyền đạt thông điệp đồng nhất trên quy mô toàn cầu. Sự
phát triển của công nghệ thông tin đã giúp cho các chương trình truyền thông lan tỏa
toàn cầu nhanh là một trong những nguyên nhân đóng góp vào sự thành công của
Apple với dòng sản phẩm điện thoại thông minh iPhone.

1.3. Thích ứng địa phương


Đáp ứng nhu cầu địa phương là khả năng của công ty có thể thỏa mãn được nhu
cầu, thị hiếu đặc trưng của khách hàng ở các thị trường địa phương khác nhau. Công ty
theo đuổi mục tiêu này khi công ty tìm kiếm sự linh hoạt cho hoạt động kinh doanh ở
các địa phương khác nhau. Công ty có thể phải bổ sung những đặc tính mới phù hợp
với mỗi thị trường, các yếu tố như cấu trúc hạ tầng, kênh phân phối, điều kiện cạnh
tranh cũng như yêu cầu bo của chính phủ sở tại.

1.4. Áp lực thích ứng địa phương


Nguồn lực tự nhiên có sẵn của địa phương: Công ty có thể tiếp cận, tận dụng
những nguồn lực sẵn có ở địa phương (nguồn nhân lực, nguồn nguyên vật liệu...) để
tiết kiệm chi phí cũng như thỏa mãn nhu cầu khách hàng địa phương.
Đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng địa phương: Với một số ngành như
thực phẩm, may mặc thì mỗi quốc gia, mỗi vùng có đòi hỏi khác nhau đối với sản
phẩm. Điều đó bị chi phối bởi nhiều yếu tố như lịch sử, văn hóa, truyền thống, thói
quen, luật pháp...
Sự khác biệt trong hệ thống phân phối: Hệ thống phân phối giữa các quốc gia
cũng có sự khác biệt khiến công ty phải xem xét đáp ứng. Vì nếu không chú ý, không
lựa chọn và thiết kế kênh phân phối phù hợp thì khả năng người tiêu dùng tiếp cận,
biết đến, tin tưởng và quyết định mua hàng trở nên khó hơn.
Khác biệt văn hóa: Mỗi quốc gia có những nét văn hóa đặc trưng riêng và có
tác động trực diện đến hành vi tiêu dùng của khách hàng với nhiều ngành hàng. Sự
khác biệt văn hóa điển hình như ngôn ngữ, thị hiếu, thói tín ngưỡng...
Phản ứng với cạnh tranh nội địa: Để cạnh tranh với các đối thủ thị trưởng địa
phương có lợi thế am hiểu thị trường thì công ty kinh doanh quốc tế càng cần phải hiểu
rõ thị trường và tập trung đáp ứng tốt nhu cầu khác biệt của thị trường đó.
Giải quyết yêu cầu và chính sách của chính phủ địa phương: Chính phủ các
nước đều muốn bảo hộ ngành sản xuất trong nước cũng như nhằm mục đích điều hành
nền kinh tế nên đã đưa ra những rào cản đối với các công ty nước ngoài. Những rào
cản điển hình như thuế quan, hạn ngạch, tiêu chuẩn kỹ thuật... Do đó, công ty có thể
thiết lập chi nhánh địa phương để vừa tránh những rào cản vừa xâm nhập thị trường
mới. Những công ty hoạt động kinh doanh trong ngành như ăn uống, bán lẻ, xuất bản
sách, may mặc, hàng tiêu dùng sinh hoạt... luôn lựa chọn đáp ứng thị trường địa
phương vì sự khác biệt rõ ràng về ngôn ngữ và văn hóa giữa các thị trường có tác động
sâu sắc và mạnh mẽ đến hành vi mua của khách hàng.
PHẦN II: THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CỦA MỘT CÔNG TY HONDA
VỚI CÁC ÁP LỰC TÍCH HỢP TOÀN CẦU VÀ ÁP LỰC THÍCH ỨNG ĐỊA
PHƯƠNG
2.1. Tổng quan về công ty Honda.
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty Honda.
Công ty: Honda Motor Co., Ltd.
Thành lập: 1946
Trụ sở: Minato, Tokyo, Nhật Bản
Ngành công nghiệp: Đa ngành
Sản phẩm: Xe thương mại, xe hạng sang, xe máy, thiết bị làm cỏ và sân vườn, máy
xới đất, động cơ gắn ngoài, động cơ phản lực, pin mặt trời màng mỏng, viễn thông.
Honda Motor Co., Ltd. là một tập đoàn đa quốc gia đại chúng về lĩnh vực xe
máy và thiết bị điện, có trụ sở tại Minato, Tokyo, Nhật Bản.
Honda là nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới kể từ năm 1959, đạt sản lượng
400 triệu vào cuối năm 2019, cũng như là nhà sản xuất động cơ đốt trong lớn nhất thế
giới tính theo khối lượng, sản xuất hơn 14 triệu động cơ đốt trong mỗi năm. Honda trở
thành nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai của Nhật Bản vào năm 2001. Năm 2015, Honda là
nhà sản xuất ô tô lớn thứ tám trên thế giới.
Được thành lập vào năm 1996, công ty Honda Việt Nam là liên doanh giữa
Công ty Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan) và Tổng
Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam với 2 ngành sản phẩm chính:
xe máy và xe ô tô. Gần 30 năm có mặt tại Việt Nam, Honda Việt Nam đã không
ngừng phát triển và trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất
xe gắn máy và nhà sản xuất ô tô uy tín tại thị trường Việt Nam.
Honda Việt Nam tự hào mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng
cao, dịch vụ tận tâm và những đóng góp vì một xã hội giao thông lành mạnh. Với khẩu
hiệu “Sức mạnh của những Ước mơ”, Honda mong muốn được chia sẻ và cùng mọi
người thực hiện ước mơ thông qua việc tạo thêm ra nhiều niềm vui mới cho người dân
và xã hội.

2.1.2. Sứ mệnh, quan điểm và tầm nhìn của công ty Honda.


Sứ mệnh: Duy trì quan điểm toàn cầu, chúng tôi nỗ lực hết mình cung cấp các
sản phẩm có chất lượng tốt nhất, với giá cả hợp lý nhằm thỏa mãn khách hàng trên
toàn thế giới.
Quan điểm kinh doanh then chốt: Sử dụng hiệu quả nguồn lực.
Tầm nhìn 2030: Mang lại "cuộc sống tự do, an toàn và thoải mái", nhân rộng
niềm vui của tất cả mọi người: Dẫn đầu sự phát triển xã hội và hoàn thành sứ mệnh
nâng cao chất lượng cuộc sống; Dẫn đầu sự phát triển lành mạnh của "xã hội di
chuyển" và theo đuổi sứ mệnh nâng cao chất lượng cuộc sống.

2.1.3. Danh mục sản phẩm của Honda.


Danh mục sản phẩm của Honda bao gồm xe số, xe tay ga, xe tay côn, xe mô tô
và ô tô:
 Xe số:
 Wave Alpha 110cc
 Blade 110
 Future 125 FI
 Super Cub C125
 Wave RSX FI 110
 Xe tay ga:
 Air Blade 125/160
 Vision
 Vision (Phiên Bản Cá Tính)
 Sh Mode 125cc
 LEAD 125cc
 SH350i
 SH125i/150i
 Xe côn tay:
 CB150R The Streetster
 Winner X
 CBR150R
 Xe mô tô:
 CBR500R 2022
 CB500X 2022
 CB500F 2022
 CB650R Phiên Bản 2021
 Rebel 500 Phiên Bản 2022
 Gold Wing Phiên Bản 2022
 CB1000R 2021
 Rebel 1100 Phiên Bản 2022 DCT
 Rebel 1100 Phiên Bản 2022
 CBR650R Phiên Bản 2021
 Africa Twin Adventure Sport 2021
 Africa Twin 2021
 CBR1000RR-R Fireblade SP
 CBR1000RR-R Fireblade
 Ô tô:
 CITY
 CIVIC
 HR-V
 CR-V
 ACCORD

2.2. Mức độ đáp ứng các áp lực tích hợp toàn cầu và áp lực thích ứng địa phương
2.2.1. Áp lực tích hợp toàn cầu
2.2.1.1. Tìm cách giảm thiểu chi phí qua lợi thế kinh tế toàn cầu.
Những năm 1997 khi xảy ra cuộc khủng hoảng tiền tệ ở châu Á, Honda đã phải
sắp xếp và cải tổ lại các hoạt động sản xuất tại địa phương để đảm bảo lợi nhuận trong
phạm vi sản xuất quy mô nhỏ. Những nỗ lực của Honda bao gồm giảm chi phí, chuyển
giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và xuất khẩu sang các khu vực khác. Kết
quả, Honda đã có thể khống chế được tổn thất tiêu cực do nền kinh tế toàn cầu gây ra
cũng như nâng cao lợi nhuận và sự hiện diện của hãng tại khu vực này.
Năm 2001, một số yếu tố đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất ôtô tại
châu Âu bao gồm sự tăng giá của đồng yên, sự suy yếu của đồng Euro so với bảng
Anh và áp lực về giá ở Vương quốc Anh. Khi vạch ra chiến lược làm giảm nhẹ tác
động của đồng yên, Honda đã quyết định tăng tỷ lệ thành phần nhập từ nước ngoài cho
các xe sản xuất tại Nhật cùng với việc thúc đẩy tốc độ sản xuất tại các khu vực và nhập
thêm ít mẫu xe từ Nhật hơn. Honda tiếp tục mở rộng quan hệ giao dịch các loại phụ
tùng và vật liệu lắp ráp từ các nhà cung cấp Bắc Mỹ. Honda đã mua các bộ phận cấu
thành xe với tổng trị giá tới 13,3 tỷ USD từ 590 nhà cung cấp Bắc Mỹ, chủ yếu đến từ
Mỹ.
Honda không còn nhiều khả năng để tăng sản lượng xe chế tạo tại Mỹ thêm nữa
nên bước tiếp theo là phải cắt giảm chi phí bằng cách nhập khẩu hoặc mở thêm nhà
máy sản xuất linh kiện tại các nước đang phát triển, mặc dù hàng rào thuế quan và luật
lệ có thể là vật cản đối với những chiến dịch này. Những đối thủ của Honda lại chuyển
dịch theo hướng khác khi họ cố gắng giảm các mẫu xe giá rẻ nhập khẩu vào Mỹ và
tăng số xe thành phẩm chế tạo tại thị trường Bắc Mỹ. Với Honda, "việc nội địa hóa tại
Mỹ dẫu trước đây được đánh giá là một hành động mạo hiểm, nhưng giờ đang mang
lại cho hãng không ít lợi thế".
Mục tiêu của Honda là tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm với chi
phí thấp nhất. Như vậy, xuất phát từ việc sử dụng chiến lược đa quốc gia cho sản phẩm
là xe máy. Honda đã tập trung phát triển nhà máy sản xuất tại Việt Nam để tận dụng
được ưu thế về tính kinh tế theo địa điểm của Việt Nam. So với các nước trong khu
vực, Việt Nam có lợi thế về chi phí nhân công, chi phí sử dụng tài nguyên thấp. Chính
phủ Việt Nam có nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó, Honda cũng chú trọng
đến chiến lược phát triển đa dạng nhiều dòng sản phẩm nhắm tới các khách hàng mục
tiêu khác nhau, từ dòng xe phân khúc giá rẻ đến dòng xe phân khúc cao cấp. Chiến
lược cạnh tranh chi phí thấp này đã giúp Honda chiếm lĩnh được thị trường nông thôn
70% dân số Việt Nam.
Trong thời gian tới Honda khai tử xe, cắt giảm chi phí sản xuất. Honda khai tử
xe nếu có thể hợp nhất các mẫu ô tô tương tự từ các khu vực khác nhau thành một sản
phẩm duy nhất. Theo đó, hãng sẽ tìm cách gia tăng việc chia sẻ linh kiện giữa các sản
phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất. Đến năm 2025, kế hoạch của Honda là "giảm
tổng số biến thể và cấp độ tùy chọn của các mẫu xe toàn cầu xuống còn 1/3 so với hiện
tại". Ông Hachigo tin rằng công ty đang cung cấp quá nhiều sự kết hợp trang bị để nỗ
lực thu hút các khu vực thị trường khác nhau và điều này làm giảm hiệu quả sản xuất.
Vị giám đốc điều hành Honda hy vọng việc đơn giản hóa sẽ giúp cắt giảm 10% chi phí
sản xuất toàn cầu vào năm 2025. Trong cùng thời gian đó, quá trình phát triển sản
phẩm sẽ cần ít hơn 30% giờ làm việc và công ty muốn tái đầu tư thời gian đó vào
nghiên cứu và phát triển công nghệ mới.

2.2.1.2. Tận hưởng xu hướng tập trung của người tiêu dùng và nhu cầu mang tính
toàn cầu.
Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và phong phú, yêu cầu về sản phẩm
ngày càng cao. Trước đây, chiếc xe máy được nhắc tới với quan niệm là chiếc xe để di
chuyển, vận chuyển, giúp con người đi lại thuận tiện hơn. Hiện nay, chiếc xe còn
mang phong cách, cá tính riêng của người sử dụng và lái chiếc xe đó. Vì vậy, Honda
đã thiết kế và đưa ra thị trường những sản phẩm xe tay ga thỏa mãn nhu cầu này của
khách hàng. Những chiếc xe AirBlade với kiểu dáng thể thao, hợp với giới trẻ, hay
chiếc xe Honda Lead đáp ứng nhu cầu cốp đựng đồ rộng, kiểu dáng thời trang.
Để đáp ứng đa dạng mục đích sử dụng và nhu cầu của khách hàng trên toàn thế
giới, Honda đã và đang cung cấp đa dạng sản phẩm xe máy dùng chung toàn cầu, từ
các mẫu xe phổ thông cỡ nhỏ đến các mẫu xe phân khối lớn ở các quốc gia mới nổi và
các quốc gia phát triển. Đặc biệt, đối với các nước mới nổi, nhu cầu về các sản phẩm
xe máy thông dụng rất cao, với mục đích sử dụng chính là phương tiện di chuyển hàng
ngày của người dân. Tuy nhiên, việc phổ biến các mẫu xe điện ở những nước này đang
phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến trọng lượng xe còn nặng và giá thành
đắt đỏ. Bên cạnh đó, nhu cầu đối với các mẫu xe điện phụ thuộc phần lớn vào các
chính sách ưu đãi của chính phủ, các quy định và sự sẵn có của cơ sở hạ tầng trạm sạc
pin ở từng thị trường đặc thù. Căn cứ tình hình thực tế, Honda sẽ đẩy nhanh quá trình
điện khí hóa xe máy như là chiến lược môi trường trọng tâm hàng đầu của lĩnh vực
kinh doanh xe máy và vẫn tiếp tục cải tiến động cơ đốt trong (ICE), nhằm đạt được
mục tiêu trung hòa carbon cho tất cả các sản phẩm xe máy của mình trong giai đoạn
những năm 2040. Cùng với đó, Honda sẽ tiếp tục dẫn đầu ngành công nghiệp trong
các sáng kiến về môi trường.
Xe muốn vận hành được cần có xăng, mà giá xăng mỗi ngày một tăng. Mặc dù
có sự điều chỉnh giá nhưng hiện nay, giá xăng vẫn cao. Vì thế, khách hàng lựa chọn
những chiếc xe vừa hợp túi tiền, tiết kiệm xăng mà hợp thời trang. Nắm bắt được xu
thế này, Honda đã cải tiến hệ thống phun xăng trước thành hệ thống phun xăng điện tử
mới nhất do chính Honda chế tạo và sản xuất. Cải tiến công nghệ là quyết định đúng
lúc và kịp thời của Honda, một phương án đầu tư hợp lý, chính điều đó đã duy trì và
tăng thị phần cạnh tranh khách hàng với Honda.
Để hiện thực hóa mục tiêu trung hòa cacbon đồng thời đáp ứng được nhu cầu đa
dạng của khách hàng cũng như thị trường riêng của xe máy, Honda tiếp tục đưa ra các
sáng kiến nhằm giảm lượng CO2 từ các mẫu xe động cơ đốt trong (ICE), đồng thời
phát triển các mẫu xe có khả năng tương thích với nhiên liệu thân thiện môi trường
như xăng sinh học. Cụ thể hơn, ngoài Brazil, nơi đã có sẵn các mẫu xe máy sử dụng
nhiên liệu hỗn hợp (E100), Honda còn có kế hoạch giới thiệu các mẫu xe máy chạy
bằng nhiên liệu hỗn hợp tại Ấn Độ, một trong những thị trường xe máy lớn của Honda.
Theo kế hoạch thì Honda sẽ lần đầu tiên giới thiệu các mẫu xe sử dụng nhiên liệu hỗn
hợp (E20) từ năm 2023 và các mẫu xe sử dụng nhiên liệu hỗn hợp (E100) sẽ được ra
mắt vào năm 2025.
Kỳ vọng vào tiềm năng mở rộng thị trường, Honda sẽ ra mắt những mẫu xe
máy điện đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng từ các dòng xe phổ thông đến
các dòng xe điện cỡ lớn.

2.2.1.3. Cung cấp dịch vụ thống nhất cho khách hàng toàn cầu
 Phổ biến hóa việc chia sẻ pin
Việc nâng cao cơ sở hạ tầng trạm sạc và tiêu chuẩn hóa các thông số kỹ thuật
của pin là điều quan trọng nhất giúp tăng tính phổ biến cho xe máy điện. Honda đang
nỗ lực hướng tới việc phổ biến cơ chế đổi pin như là một phần của việc nâng cao cơ sở
hạ tầng trạm sạc.
Honda đã thành lập một công ty liên doanh tại Indonesia để vận hành dịch vụ
đổi pin bằng cách sử dụng pin di động (MPP) và xe máy sử dụng pin có thể tháo rời
(MPP). Liên doanh này hiện đang vận hành dịch vụ chia sẻ pin ở Bali. Tại Ấn Độ,
Honda đang có kế hoạch bắt đầu dịch vụ đổi pin cho xe taxi ba bánh chạy điện vào
cuối năm nay. Honda cũng đang có kế hoạch mở rộng các sáng kiến của mình để phổ
biến việc đổi pin tới các quốc gia châu Á khác.
 Tiêu chuẩn hóa pin
Tại Nhật Bản, 4 nhà sản xuất xe máy lớn của Nhật Bản đã đồng ý về các thông
số kỹ thuật chung cho các loại pin sạc có thể đổi dựa trên hướng dẫn JASO. Bằng việc
tham gia vào một liên danh pin ở Châu Âu, đồng thời làm việc với một công ty đối tác
ở Ấn Độ, Honda đang hướng tới việc tiêu chuẩn hóa việc đổi pin.

2.2.1.4. Tìm nguồn cung ứng toàn cầu


 Trong sản xuất
Honda là một tập đoàn sản xuất ô tô và xe máy có quy mô toàn cầu, do đó, họ
sử dụng các nguồn cung ứng toàn cầu để đáp ứng nhu cầu sản xuất của mình. Dưới
đây là một số nguồn cung ứng toàn cầu của Honda:
- Nhà cung cấp ở châu Á: Honda có nhiều nhà cung cấp ở châu Á, bao gồm
Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á khác. Những nhà
cung cấp này cung cấp các linh kiện và phụ tùng cho xe máy và ô tô của Honda.
- Nhà cung cấp ở châu Âu: Honda có các nhà cung cấp ở châu Âu, bao gồm Anh,
Đức, Ý, Pháp và các quốc gia khác. Các nhà cung cấp này cung cấp các linh
kiện và phụ tùng cho xe máy và ô tô của Honda sản xuất tại châu Âu.
- Nhà cung cấp ở Bắc Mỹ: Honda có các nhà cung cấp ở Bắc Mỹ, bao gồm Hoa
Kỳ và Canada. Những nhà cung cấp này cung cấp các linh kiện và phụ tùng cho
xe máy và ô tô của Honda sản xuất tại khu vực Bắc Mỹ.
- Nhà cung cấp quốc tế: Honda cũng có nhiều nhà cung cấp quốc tế, bao gồm các
công ty sản xuất linh kiện ô tô và xe máy từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế
giới.
Các nguồn cung ứng toàn cầu trong sản xuất của Honda đa dạng và phong phú,
đảm bảo rằng họ có đủ các linh kiện và phụ tùng để sản xuất các sản phẩm ô tô và xe
máy trên toàn thế giới. Sự đa dạng của các nhà cung cấp cũng giúp Honda giảm thiểu
rủi ro khi phải tìm kiếm các nguồn cung ứng khác nhau.
Ngoài ra, việc có các nhà cung cấp quốc tế còn giúp Honda tăng tính cạnh tranh
và tiết kiệm chi phí sản xuất, vì các nhà cung cấp này có thể cung cấp linh kiện và phụ
tùng với giá thành thấp hơn so với các nhà cung cấp địa phương.
Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào các nhà cung cấp quốc tế cũng đồng nghĩa với
việc Honda phải đối mặt với rủi ro từ các vấn đề thương mại và chính trị, như cắt giảm
mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia hoặc thay đổi chính sách thuế quan. Điều
này có thể ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của Honda và tác động đến khả năng cạnh
tranh của họ.
Tóm lại, các nguồn cung ứng toàn cầu của Honda đa dạng và giúp tăng tính
cạnh tranh, tuy nhiên, việc phụ thuộc vào các nhà cung cấp quốc tế cũng có rủi ro và
ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của Honda. Do đó, việc quản lý các nguồn cung ứng
này là rất quan trọng đối với Honda và các tập đoàn sản xuất khác.
 Trong phân phối:
Honda là một công ty sản xuất ô tô, mô tô và các sản phẩm công nghiệp khác.
Vì vậy, nguồn cung ứng của Honda là rất phức tạp và bao gồm nhiều loại nhà cung cấp
khác nhau trên toàn cầu.
Các nhà cung cấp của Honda bao gồm các nhà sản xuất bộ phận ô tô, nhà cung
cấp vật liệu, nhà cung cấp linh kiện, nhà cung cấp công nghệ và dịch vụ hậu cần.
Honda đã xây dựng một hệ thống cung ứng toàn cầu, với các nhà cung cấp
chính được phân bố trên khắp thế giới, bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Âu và
Bắc Mỹ.
Tuy nhiên, các nhà cung cấp chính của Honda được tập trung chủ yếu tại Nhật
Bản, với hầu hết các bộ phận ô tô được sản xuất trong nước này. Honda cũng có một
số nhà máy sản xuất tại các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Thái Lan,
Indonesia và Ấn Độ.

2.2.1.5. Theo dõi và đáp ứng lại tính cạnh tranh toàn cầu
Thành công của Honda trong việc chiếm lĩnh thị trường không chỉ dựa trên mẫu
mã và chất lượng sản phẩm của họ mà một phần quan trọng không kém, đó là chiến
lược Marketing của Honda về định giá sản phẩm.
Các sản phẩm của Honda luôn được định giá phù hợp với đối tượng khách hàng
mục tiêu mà thương hiệu này hướng tới, từ những sản phẩm bình dân đáp ứng nhu cầu
đi lại thiết yếu đến những sản phẩm cao cấp có giá rất cao nhằm thỏa mãn nhu cầu sử
dụng, thể hiện đẳng cấp của người sử dụng.
Chiến lược định giá của công ty Honda chủ yếu nhắm vào khách hàng mục tiêu
của họ, đó là tầng lớp có mức thu nhập trung bình trong xã hội. Đây chính là lực lượng
khách hàng chủ yếu của công ty trong suốt những năm qua. Vì thế, công ty luôn đặt
đối tượng khách hàng này lên hàng đầu trong những chính sách của mình.
Tuy nhiên, Honda không dừng lại ở đó, họ đã có những sản phẩm cao cấp được
nhập khẩu từ nước ngoài nhằm tiếp cận những khách hàng thuộc tầng lớp cao. Việc
định giá những sản phẩm này cũng được Honda thực hiện khá thành công, mức giá mà
Honda đưa ra là tương đối cao, tuy nhiên, khách hàng dễ dàng chấp nhận mức giá này
để có thể sở hữu một chiếc xe máy thuộc hạng sang.
Với những giá trị khác nhau mà từng loại sản phẩm của Honda cũng có mức
định giá khác nhau. Đây là chiến lược định giá sản phẩm theo giá trị mà Honda đang
áp dụng.
Chiến lược định giá sản phẩm dựa trên giá trị là một chiến lược định giá chủ
yếu dựa trên giá trị mà khách hàng cảm nhận được về sản phẩm hoặc dịch vụ của
doanh nghiệp. Định giá theo giá trị là định giá tập trung vào khách hàng, có nghĩa là
các doanh nghiệp định giá dựa trên mức giá mà khách hàng tin rằng giá bán đó phù
hợp với giá trị mà sản phẩm cung cấp.
Đối với các sản phẩm cao cấp hơn dành cho đối tượng khách hàng có thu nhập
cao, giá của loại sản phẩm này cũng sẽ cao hơn so với các sản phẩm dành cho đối
tượng khách hàng có thu nhập trung bình. Khách hàng sẵn sàng trả giá cao cho những
sản phẩm chất lượng. Những chiếc xe do Honda sản xuất đã nổi tiếng từ lâu về chất
lượng và kiểu dáng. Trước đây những chiếc xe CUB đã rất nổi tiếng trên thế giới.
Hình 1. Bảng giá xe Honda Ô tô cập nhật tháng 04/2023

Hình 2. Chiến lược giá của Honda

2.2.1.6. Tận dụng lợi thế của Internet và truyền hình xuyên quốc gia để quảng cáo
sản phẩm của mình tại nhiều nước cùng một lúc.
Honda là một trong những tập đoàn lớn trong ngành công nghiệp xe hơi, với
mạng lưới phân phối toàn cầu và thương hiệu mạnh mẽ. Sự tận dụng lợi thế Internet và
truyền hình xuyên quốc gia đã giúp Honda tăng cường hoạt động marketing, quảng bá
sản phẩm, nâng cao nhận thức thương hiệu và tăng doanh số bán hàng.

Về phía Internet, Honda đã phát triển các trang web đa ngôn ngữ để giới thiệu
các sản phẩm và dịch vụ của mình tới khách hàng trên toàn thế giới. Bên cạnh đó,
Honda cũng tạo ra các ứng dụng di động và kênh truyền thông xã hội như Facebook,
Twitter, Instagram để tương tác với khách hàng và tạo ra sự tương tác giữa thương
hiệu và người dùng. Honda cũng sử dụng công nghệ SEO và quảng cáo trên các trang
web tìm kiếm để giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy sản phẩm của mình.
Bên cạnh đó, Honda cũng tận dụng truyền hình xuyên quốc gia để quảng bá sản
phẩm và nâng cao nhận thức thương hiệu. Honda thường xuyên xuất hiện trong các
chương trình thể thao và giải trí trên các kênh truyền hình để quảng cáo sản phẩm của
mình. Ngoài ra, Honda cũng đầu tư vào quảng cáo trên các kênh truyền hình xuyên
quốc gia để giới thiệu các sản phẩm mới nhất của mình.
Đáng phải kể đến là chiến dịch quảng cáo của Honda tại Trung Quốc vào năm
2020. Trong chiến dịch này, Honda đã sử dụng một kênh truyền thông xã hội phổ biến
tại Trung Quốc là Douyin (hay TikTok) để quảng cáo xe hơi Honda City.
Honda đã tạo ra một chiến dịch quảng cáo đầy màu sắc và năng động trên
Douyin, bao gồm cả những trò chơi thú vị như đua xe và xếp hình. Những video quảng
cáo ngắn trên Douyin đã thu hút được sự chú ý của đông đảo người dùng trên nền tảng
này. Đồng thời, Honda cũng sử dụng công nghệ SEO và quảng cáo trên các trang web
tìm kiếm để giúp khách hàng tìm thấy thông tin về chiếc xe Honda City.
Bên cạnh đó, Honda cũng tận dụng truyền hình xuyên quốc gia tại Trung Quốc
để quảng bá sản phẩm của mình. Honda đã tài trợ cho chương trình truyền hình thực tế
"I Am the Actor" trên kênh truyền hình Zhejiang TV, trong đó các diễn viên cạnh
tranh nhau trong các thử thách về kỹ năng diễn xuất. Honda đã xuất hiện trong các tập
của chương trình để quảng cáo sản phẩm của mình và tạo ra sự chú ý đối với thương
hiệu.
Nhờ sự tận dụng lợi thế Internet và truyền hình xuyên quốc gia, Honda đã tạo ra
một chiến dịch quảng cáo toàn diện, thu hút được sự chú ý của đông đảo người dùng
tại Trung Quốc và nâng cao nhận thức thương hiệu của mình trên thị trường này.
Nhìn chung, việc tận dụng lợi thế Internet và truyền hình xuyên quốc gia đã
giúp Honda tạo ra một chiến lược marketing toàn cầu hiệu quả, giúp nâng cao nhận
thức thương hiệu và tăng doanh số bán hàng.

2.2.2. Áp lực thích ứng địa phương


2.2.2.1. Tận dụng các giá trị của mỗi quốc gia.
 Honda tại thị trường Mỹ:
Năm 1959 Honda thành lập American Honda motor Co. tại los Angeles, bắt đầu
đưa một số sản phẩm, điển hình là xe máy Honda 50 vào thị trường Mỹ. Kawashima
(chủ tịch chi nhánh american Honda) nắm bắt cơ hội và áp dụng slogan "gặp những
người dễ thương nhất trên chiếc xe Honda" nhận được nhiều hưởng ứng hoàn toàn đối
lập với hãng xe mô tô phân khối lớn "hầm hố" như Harleys Davidson. Cần biết thêm
rằng, trước năm 1960, hình ảnh của những người lái xe mô tô ở Hoa Kỳ là nhóm
những thiếu niên cá biệt, hay quậy phá. Chính vì cả lý tính và cảm tính của Super Cub
đều bộc lộ ưu điểm, giải quyết được nhu cầu xã hội Mỹ, mẫu xe nhanh chóng trở thành
cơn sốt, đặc biệt là với những người trẻ bài trừ văn hóa "gangster" - gây rối, chị có nhu
cầu cho một phương tiện cá nhân rẻ, tiện lợi và không phát sinh quá nhiều phụ phí
phục vụ cho những chuyến đi ngắn trong thành phố.
Doanh số tăng vọt từ 500.000 USD năm 1960 lên 77 triệu USD năm 1965 (ghi
nhận bởi American Honda), trong đó phần lớn đến từ sản phẩm Super Cup. Khảo sát
năm 1962 của tạp chí lâu năm Raider tại mỹ chỉ ra rằng hầu hết độc giả của họ đã từng
trải nghiệm qua Super Cub đều rất ấn tượng với cảm giác mới lạ mà chiếc xe này đem
lại. Thiết kế này còn tiếp tục làm mưa làm gió trên toàn thế giới với hơn 10 tỷ USD
doanh thu toàn cầu trong thập niên 60 của thế kỷ XX. Như đã nói Honda ưu tiên
những sản phẩm nhỏ gọn có tính đa dụng cao và tiết kiệm xăng bằng chứng là chiếc
N360 (1967) sau đó là Z600 sedan - bạn nâng cấp N360 (1972) có thể phục vụ bất cứ
đối tượng nào. Những mẫu xe này không cần quá màu mè về vẻ bề ngoài nhưng tạo
được sự đối lập, khác biệt với những chiếc ô tô phân khối lớn cho các hãng nội địa Mỹ
sản xuất. Tính riêng trong năm ra mắt Z600 đã bán được hơn 20.000 chiếc ở California
- nơi đặt trụ sở của american Honda. Trong những năm 70, Z600 là ô tô bán chạy nhất
nước Mỹ.
 Honda tại thị trường Châu Âu:
Honda gia nhập thị trường châu Âu vào năm 1961 với tư cách là một nhà sản
xuất xe máy, với các hoạt động sản xuất ô tô sau đó vài năm. Năm 1963, Honda mở
một nhà máy sản xuất xe máy tại Bỉ, tiếp theo vào năm 1976 là một nhà máy sản xuất
xe máy ở Ý Năm 1986, Honda bắt đầu sản xuất động cơ ở Anh, và 6 năm sau đó,
Honda bắt đầu sản xuất động cơ ở châu Âu tại Swindon ở Somerset, Vương quốc Anh.
Honda đã mở cơ sở sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1999 để nhắm đến thị trường
Trung Đông và Đông Âu. Hoạt động tại châu Âu chiếm một phần nhỏ trong hoạt động
toàn cầu của Honda.
Môi trường chính trị - pháp luật ở châu Âu được coi là ổn định, tuy nhiên cũng
phải nói chính phủ các các quốc gia châu Âu có áp dụng những chính sách bảo vệ các
hãng xe nội địa. Điều này tạo ra không ít khó khăn cho Honda.
Về kinh tế, khỏi phải nói châu Âu là một vùng đất vô cùng phát triển, nơi đây
bao gồm những quốc gia vô cùng giàu có như: Pháp, Đức, Anh, Ý,..Chính vì điều đó
làm tiêu chuẩn hàng hóa người dân nơi đây là rất cao. Ngành công nghiệp ô tô là tác
nhân quan trọng trong nền kinh tế châu Âu, nó chiếm hơn 7% GDP của EU và số
lượng nhân công trong ngành là vô cùng lớn.
Tại châu Âu xe chạy bằng động cơ diesel chiếm phần lớn từ 30-50%. Lý do cho
sự phổ biến rộng rãi của ô tô động cơ diesel có thể là do giá xăng cao ở các nước này.
Xe động cơ diesel rẻ hơn để bảo dưỡng về lâu dài, so với xe động cơ xăng.
 Honda tại thị trường Việt Nam:
Việt Nam là nước đang phát triển, thu nhập của người dân hiện nay là do các
nguồn: tiền lương thu nhập ngoài lương thu nhập từ lãi suất tiền gửi. Thu nhập của
người dân tăng nhanh trong những năm gần đây (từ năm 2010 thu nhập bình quân đầu
người trên 1168 USD vào năm 2011 thu nhập bình quân đầu người trên 1300 USD
trong khi đó năm 2007 là 835 USD), điều này làm thay đổi cơ cấu chi tiêu cho các sản
phẩm. Sự phát triển đa dạng các thành phần kinh tế tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ
của hàng sản xuất và tiêu dùng. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để hãng xe Honda phát
triển sản xuất và kinh doanh xe máy tay ga.
Xe máy là phương tiện phổ biến nhất ở Việt Nam và có thể nói xe máy là một
nét văn hóa của người Việt. Ở Việt Nam xe máy dường như là một thành viên trong
gia đình là phương tiện kiếm sống phương tiện hẹn hò yêu đương của giới trẻ,... Nhu
cầu về xe máy ở Việt Nam là rất lớn.
Có thể nói một đơn vị sản xuất kinh doanh chịu tác động rất lớn của hình thức
chính trị luật pháp. Mỗi quyết định mở rộng quy mô tiêu thụ giá cả đều bị chi phối bởi
chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước. Ngành sản xuất xe máy cũng vậy nó
chịu tác động của thuế Luật thương mại luật kinh doanh,... Honda Việt Nam được thừa
hưởng công nghệ của Honda Nhật Bản vì thế nó phải đáp ứng những tiêu chí và luật
sở hữu trí tuệ luật bản quyền trong quá trình chuyển giao công nghệ. Khi tham gia vào
các tổ chức kinh tế hàng rào thuế quan giành được bãi bỏ. Vì thế cần có chất lượng giá
cả và hệ thống phân phối để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong và
ngoài nước đồng thời tránh những vi phạm pháp luật và các điều khoản về tự do
thương mại.
2.2.2.2. Sản xuất các sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng địa phương
 Tại thị trường Mỹ:
Với người Mỹ xu hướng tiêu dùng của họ về xe ô tô là những dạng có dung tích
xi lanh lớn với kiểu dáng hầm hố và cá tính như Cadillac, camaro, hay những dòng xe
bán tải pickup đa năng. Đây là những dạng xe có mức tiêu thụ nhiên liệu lớn.
Điểm kỳ lạ là quyết định tiến vào thị trường Mỹ của Soichiro Honda được đưa
ra trong thời điểm Nhật Bản vừa bước ra khỏi chiến tranh thế giới thứ hai vẫn là một
đất nước nghèo cả về tài chính lẫn tài nguyên. Tư duy bán hàng của Honda khá tương
đồng với các hãng xe đến từ châu lục khác khi tham gia thị trường Mỹ lúc bấy giờ, tất
cả đều tập trung hướng tới nhóm khách hàng là thế hệ thanh niên sinh ra sau thế chiến
thứ hai. Những khách hàng này sinh ra sau thế chiến thứ hai, luôn phải đối diện với
yêu cầu từ cha mẹ về việc sở hữu một chiếc xe của riêng mình, nhưng phải theo phong
cách xưa: to và dài. Mong muốn đi ngược lại những thông lệ già nua. Họ không cần
những chiếc ô tô to bự thay vì thế họ có thể thoải mái cùng chiếc Beetle nhỏ gọn đơn
giản.
Honda ưu tiên những sản phẩm nhỏ gọn có tính đa dụng cao và tiết kiệm xăng.
Năm 1963 mọi chuyện thay đổi với sản phẩm Xe máy 50cc Super Cup. Những công
nhân của Honda tại Mỹ đã vô tình tạo ra một cú hích lớn cho hãng này. Những chiếc
xe đạp có gắn động cơ để di chuyển từ nhà tới xưởng cho công nhân đã thu hút sự chú
ý của người dân bang Los Angeles. Vậy là ý tưởng cho chiếc Super cub 50cc ra đời.
 Tại thị trường Châu Âu:
Khác với Mỹ người châu Âu thích những dòng xe gia đình nhỏ nhắn tiết kiệm
nhiên liệu với dung tích xi lanh không quá lớn vì châu Âu là khu vực có những quy
định khắt khe nhất với các tiêu chuẩn về độ an toàn tiết kiệm nhiên liệu và khí thải môi
trường.
Giao thông ở châu Âu rất đông đúc nên những chiếc xe mà người châu Âu mua
nhiều chủ yếu là xe cỡ nhỏ hay Hatchback có khả năng chứa được nhiều hành lý hơn.
Đa số người Châu Âu có xu hướng chọn xe thực dụng. Họ không mấy quan tâm tới
thiết kế thể thao hay những mẫu xe đắt tiền. Một số đất nước như Pháp, Ý: người dân
thường có suy nghĩ không tốt về Honda. Họ cho rằng đây là dòng xe giá rẻ, chất lượng
thấp. Họ rất chú trọng vào cảm giác và phong cách. Văn hóa được phản ánh trong lối
sống hàng ngày của họ, điều này mang lại cảm giác lãng mạn cho những người sống ở
đó. Ngoài ra họ cũng không dám mạo hiểm khi dùng xe ngoài Châu Âu vì lo sợ rủi ro.
Tuy nhiên Honda đang có cải thiện trong mắt họ. Còn người dân Anh và Đức
họ quan tâm đến sự thực dụng của chiếc xe từ đó tạo bàn đạp cho Honda phát triển.
Bởi tại Ý và Pháp là hai nền kinh tế có bối cảnh cao, người dân nơi đây quan
tâm đến sản phẩm theo thiên hướng nghệ thuật, nên họ thường hướng tới những mẫu
xe cao cấp hạng sang. Họ có tư tưởng coi Honda là loại xe giá rẻ và ít tin tưởng. Họ
đặt niềm tin lớn vào các công ty trong nước và lòng yêu nước khiến họ dễ chọn sản
phẩm của các hãng nội địa. Tuy nhiên Honda đang có cải thiện trong mắt họ. Còn
người dân Anh và Đức họ quan tâm đến sự thực dụng của chiếc xe từ đó tạo bàn đạp
cho Honda phát triển.
Trong số 4 quốc gia châu Âu chính mà Honda được bán ra thì Đức có doanh số
bán hàng cao thứ hai. Đức là một nền văn hóa có bối cảnh thấp nơi tính thực dụng và
độ bền là một trong những mối quan tâm chính của một sản phẩm. Người tiêu dùng
quan tâm đến từng chi tiết liên quan đến một sản phẩm và muốn biết tất cả các thông
tin liên quan trước khi mua hàng. Phong cách quảng cáo được Honda sử dụng trên
internet bùng nổ thông tin về ô tô của họ, dường như là một hình thức quảng bá thích
hợp cho bản chất hoàn cảnh thấp của người Đức.
Và tại Anh, vì nhà máy sản xuất của Honda tại đây nên đã củng cố niềm tin cho
người dân xứ sương mù. Cùng với đó là người dân Anh không quá khắt khe trong việc
chọn xe như người Pháp và Ý. Họ ít quan tâm đến rủi ro nhiều. Nên tại nước Anh
doanh thu của Honda vô cùng tốt.
 Tại thị trường Việt Nam:
Việt Nam là quốc gia có dân số đông, kết cấu dân số trẻ số người trong độ tuổi
lao động chiếm tỷ trọng lớn phương tiện chủ yếu là xe đạp và xe máy. Tuy nhiên
những năm gần đây đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện nhu cầu về phương
tiện đi lại càng gia tăng đặc biệt là tầng lớp trẻ. Trình độ học vấn của người dân ngày
càng nâng cao số người có trình độ đại học và cao đẳng chiếm tỷ trọng càng lớn. Thu
nhập của người dân ngày càng tăng. Chính những hiểu biết và thu nhập hiện tại làm họ
có xu hướng lựa chọn những sản phẩm không chỉ có giá thành phù hợp mà còn yêu
cầu cả về chất lượng.
Mục tiêu của Honda là tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm với chi
phí thấp nhất. Như vậy, xuất phát từ việc sử dụng chiến lược đa quốc gia cho sản phẩm
là xe máy. Honda đã tập trung phát triển nhà máy sản xuất tại Việt Nam để tận dụng
được ưu thế về tính kinh tế theo địa điểm của Việt Nam. Bên cạnh đó, Honda cũng chú
trọng đến chiến lược phát triển đa dạng nhiều dòng sản phẩm nhắm tới các khách hàng
mục tiêu khác nhau, từ dòng xe phân khúc giá rẻ đến dòng xe phân khúc cao cấp.
Honda đưa ra dòng xe máy Wave alpha có giá từ 13.000.000 VNĐ, chất lượng bền,
kiểu dáng nhỏ gọn phù hợp nhu cầu người tiêu dùng nông thôn – thu nhập thấp. Chiến
lược cạnh tranh chi phí thấp này đã giúp Honda chiếm lĩnh được thị trường nông thôn
70% dân số Việt Nam.
Sản phẩm của Honda được biết đến bền, đẹp, động cơ khỏe và tiết kiệm nhiên
liệu. Với bất kì dòng sản phẩm nào, Honda luôn cách tân kiểu dáng, kỹ thuật để phù
hợp với người tiêu dùng. Ngoài ra Honda còn đưa vào thị trường Việt Nam dòng sản
phẩm chất lượng cao như xe máy SH và mới đây nhất là CPX. Đây là dòng sản phẩm
cao cấp với nhiều tính năng được trang bị riêng, vượt trội để nhằm hướng đến lượng
khách hàng có thu nhập cao, giới trẻ, thích sản phẩm thời thượng, đẳng cấp.
Ngoài dòng sản phẩm trên, Honda còn đưa ra 1 số dòng sản phẩm phù hợp với
khách hàng là nữ như tính tiện dụng và thời trang trong khi giá thành chỉ ở mức trung
bình. Đây là loại xe sử dụng rất dễ dàng, không cần đến côn, số, Box đựng đồ lớn có
thể chứa được nhiều thứ quan trọng... loại xe này có nhiều thiết kế phong phú, độc
đáo, sang trọng, phù hợp với cá tính của lớp trẻ, đặc biệt phụ nữ. Vì vậy mà xe tay ga
của Honda ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Công ty Honda Việt Nam đã tung
ra thị trường loại xe tay ga mới mang tên Click, và sau đó lần lượt là: Air Blade (4-
2007), Click Play (9- 2008), Lead (12- 2008)
=> Như vậy bằng chiến lược toàn cầu, tập đoàn Honda luôn cố gắng thay đổi
phát triển đưa ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của người dân trong từng thị
trường của mình. Chính điều này đã tạo nên một công ty thành công trong mắt người
tiêu dùng thế giới: rằng Honda là một công ty có sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã đa
dạng, tiết kiệm nhiên liệu, giá thành rẻ và độ an toàn cao.

2.2.2.3. Thích ứng với sự khác biệt trong các kênh phân phối:
 Tại thị trường Mỹ:
Bằng cách sản xuất những chiếc xe máy nhỏ nhất, nhẹ nhất với hộp số 3 tốc độ
tự động Honda đã bán cho đại lý tại Mỹ của mình những chiếc xe với giá bán lẻ 250
USD so với giá thành 1.000 đến 1500 USD của các hãng xe Mỹ như Harley thời bây
giờ là quá khác biệt. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đánh giá dầu tăng cao buộc
người dân Mỹ phải tìm kiếm phương tiện nhỏ và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Đây là thời
điểm các hãng chế tạo ô tô Nhật Bản tận dụng ưu thế cạnh tranh so với đối thủ Mỹ.
Người dân Mỹ bắt đầu nhìn nhận Honda là một ưu thế thay vì một mối đe dọa bởi họ
biết Honda tạo công ăn việc làm cho người dân Mỹ mang về nhiều lợi ích cho nền
kinh tế.
Honda còn đẩy mạnh hoạt động bán xe hạng sang điển hình là mẫu xe Honda
Acura nhằm cạnh tranh với dạng xe cỡ trung lâu nay vốn là cần câu cơm của các hãng
chế tạo ô tô Mỹ. Khi Honda thích nghi với bối cảnh chính trị tại Mỹ hoạt động kinh
doanh của hãng thật sự khởi sắc.
Honda sản xuất ra chiếc ô tô tại Mỹ thứ 25 triệu vào năm 2018, sở hữu lực
lượng lao động hơn 31.000 người tại xứ sở cờ hoa xuất xưởng hàng loạt sản phẩm như
xe ô tô xe tải xe thể thao đa dụng (SUV), xe máy máy cắt cỏ người máy (robot). Xung
quanh khuôn viên nhà máy của Honda ở Marysville, Ohio, hãng trồng 64 cái cây biểu
tượng cho 64 nhân viên được tuyển dụng ban đầu vào nhà máy này. Honda môtô thiết
lập quan hệ với hơn 15.000 đối tác và hơn 134 nhà cung ứng tại Mỹ.
 Tại thị trường Châu Âu:
Tại châu Âu những thị trường lớn mà Honda đặc biệt quan tâm đó là Đức, Anh,
Ý, Pháp. Bởi nhà máy sản xuất của Honda được đặt tại vương quốc Anh nên xe từ đây
xuất sang các nước khác của Châu Âu. Thường thì các loại xe của mỗi nơi sẽ giống
nhau ngoại trừ tại Anh có thêm một vài dòng xe khác biệt.
Giá của Honda gần như tương đương với các nhà sản xuất nội địa, điều này
khẳng định Honda đang định hình mức giá cạnh tranh so với đối thủ. Hơn nữa họ tạo
ra sự đồng bộ khi sản xuất và bán tại các châu Âu. Vì các dòng xe cao cấp dường như
được thống trị bởi các hãng xe nội địa lâu đời tại châu Âu nên Honda chủ động hạ
phân khúc của mình xuống họ đánh vào dòng tầm trung giá rẻ và đó là một bước đi
đúng đắn.
Việc quảng bá sản phẩm của Honda gần như giống nhau ở khắp châu Âu. Họ
tin khả năng làm ra những sản phẩm tiết kiệm nhiên liệu so với quãng đường đi được
là một khả năng tuyệt vời. Cùng với việc họ thắng trong cuộc đua F1 càng củng cố
niềm tin rằng những khách hàng sẽ dùng lời truyền miệng để quảng cáo cho họ trên
internet và các trang web khác nhau của công ty. Trong lần ra mắt Jazz vào năm 2002
(được gọi là Fit ở Nhật Bản), công ty chủ yếu dựa vào truyền thông miệng và trên một
trang web được tạo đặc biệt cho dịp này. Trang web thiết kế giống nhau cho tất cả các
nước châu Âu quảng cáo chiếc xe này phù hợp với phụ nữ trẻ đi làm. Trang web đã cố
gắng tạo cho chiếc xe một hình ảnh trẻ trung mát mẻ bằng cách kết hợp nó với yoga và
các hoạt động tương đối thời thượng khác. Một cảm giác thích thú cũng gắn liền với
chiến dịch trong một nỗ lực để thu hút người phụ nữ trẻ.
 Tại thị trường Việt Nam:
Nhờ chính sách áp dụng công nghệ tự động hóa và quá trình sản xuất, giúp
Honda tăng năng suất chất lượng sản phẩm giảm thiểu những sai sót trong quá trình
sản xuất lắp ráp sản phẩm. Những công nghệ tiên tiến nhất được Honda Việt Nam tích
cực áp dụng vào dự án này với quyết tâm hạn chế đến mức tối đa chất thải ra môi
trường. Đồng thời đảm bảo sự kinh tế tiết kiệm trong việc tái chế chất thải. Chế tạo ra
các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Ngày nay môi trường tự nhiên đang là yếu tố quan tâm hàng đầu của quốc gia
nhằm bảo vệ và giữ gìn môi trường tránh tình trạng ô nhiễm gây tổn hại đến sức khỏe
con người. Vì vậy Honda Việt Nam đã đưa ra các cam kết bảo vệ môi trường cũng như
các cam kết về lượng khí thải.
Hiện tại Honda Việt Nam đã hoàn toàn loại bỏ chì khỏi sơn sử dụng, thay thế
toàn bộ Crom 6 + bằng crom 3+. Tại Honda Việt Nam chất amiăng không được sử
dụng để chế tạo má phanh vì chất này là tác nhân gây ung thư phổi. Công ty cũng đầu
tư và ứng dụng các công nghệ môi trường tiên tiến tạo ra các sản phẩm thân thiện với
môi trường ví dụ như: ống xả xe máy do công ty sản xuất được thiết kế theo tiêu chuẩn
Honda toàn cầu đảm bảo quy chuẩn cho phép và lượng khí thải, đặc biệt khí thải của
xe máy không gây tác hại cho những người đi phía sau. Trong năm 2006 công ty đã
giới thiệu một kiểu xe máy mới rất thân thiện với môi trường mang tên CLICK được
trang bị động cơ mới 108cc làm mát bằng dung dịch có bộ tản nhiệt thích hợp với
lượng khí thải Nox, HC và CO2 còn thấp hơn cả tiêu chuẩn Euro-2.
Bên cạnh đó vấn đề giao thông ở Việt Nam thực sự là một bài toán khó, khi sự
phát triển không cân xứng giữa dân số và cơ sở hạ tầng đường xá tình trạng tắc đường
cục bộ đặc biệt là vào những dịp lễ, Tết. Vì thế, xe máy dường như là lựa chọn tối ưu
khi tham gia giao thông ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù là một phương tiện cơ động phù
hợp với điều kiện Việt Nam tuy nhiên vấn đề an toàn khi lưu thông bằng xe máy lại
thực sự là một vấn đề nghiêm trọng. Theo thống kê mỗi ngày nước ta có hàng trăm vụ
tai nạn giao thông và phần lớn trong số đó là tai nạn xe máy. Hậu quả của người và của
sau mũi tai nạn là không thể tính được. Vấn đề đặt ra là làm sao việc sử dụng xe máy
nói chung và xe máy Honda nói riêng an toàn và thực sự hữu ích. Từ đấy Honda đã có
chương trình dạy lái xe an toàn mang tên Tôi yêu Việt Nam. Chương trình này thực sự
là một phương pháp truyền thông hiệu quả cho các sản phẩm của Honda.

2.2.2.4. Đáp ứng với cạnh tranh địa phương


Honda có thể giảm bớt mối đe dọa của các sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế bằng
cách nhấn mạnh rõ ràng rằng sản phẩm/dịch vụ được cung cấp của họ tốt hơn như thế
nào so với các sản phẩm thay thế hiện có. (như là: yêu cầu về độ bền, mẫu mã đẹp, tiết
kiệm xăng,…)
Honda phải cung cấp lý do thuyết phục cho khách hàng bằng cách cung cấp trải
nghiệm tốt hơn và giá trị cao hơn. Công ty cần luôn theo dõi và phân tích thị trường, từ
đó cho ra mắt những sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người dùng tại thời điểm
hiện tại.
Công ty có thể làm tăng chi phí chuyển đổi bằng cách làm việc dựa trên lòng
trung thành. Cuối cùng, Honda có thể cải thiện chất lượng, tối đa hóa giá trị sản phẩm
và thiết lập cơ sở khác biệt mạnh mẽ để không khuyến khích khách hàng sử dụng sản
phẩm thay thế.

2.2.2.5. Điều chỉnh thích hợp với sự khác biệt về văn hóa
 Tại thị trường Mỹ:
Khách hàng tại Mỹ họ ưa thích các xe có khả năng vận hành mạnh mẽ, tiết
kiệm nhiên liệu và có độ bền cao. Vì vậy Honda đã tập trung cung cấp phát triển các
dòng xe phù hợp với nhu cầu và sở thích của họ. thị trường Mỹ đặc biệt quan tâm đến
kích thước sản phẩm, Honda đã tạo ra các sản phẩm xe hơi có kích thước lớn và rộng
rãi hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Mỹ. Trang bị các tính năng an toàn cho
sản phẩm như hệ thống phanh ABS, túi khí, hỗ trợ lái và các cảm biến để giúp người
lái tránh va chạm và giảm thiểu các tai nạn. Không những thế Honda trên mỗi chiếc xe
còn có các hệ thống giải trí và điều hòa không khí thông minh, hệ thống điều khiển từ
xa thông qua các thiết bị di động. Ngoài ra sử dụng các kênh truyền thông xã hội và
quảng cáo trên Interner để tiếp cận với khách hàng Mỹ. Đặc biệt khách hàng Mỹ có xu
hướng ưa thích các sản phẩm có tính năng tiên tiến và công nghệ hiện đại. Do đó,
Honda cần tích hợp công nghệ tiên tiến vào các sản phẩm của mình để đáp ứng nhu
cầu của khách hàng Mỹ.
 Tại thị trường Châu Âu:
Honda đã thực hiện một số điều chỉnh sản phẩm phù hợp với văn hóa, nhu cầu
với khách hàng tại thị trường Châu Âu. Tập trung vào việc thiết kế sản phẩm phù hợp
với gu thẩm mỹ của khách hàng. Điều này bao gồm việc sử dụng các chất liệu và màu
sắc khác nhau, tạo ra các sản phẩm có thiết kế hiện đại và tinh tế hơn. Cụ thể các mẫu
xe hơi Honda được bán tại Châu Âu có thiết kế hiện địa, tinh tế và thường có nhiều
tính năng tiện ích. Cập nhật tính năng và công nghệ áp dụng trên các sản phẩm của
mình để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Ví dụ các mẫu xe hơi tại thị trường này có tính
năng an toàn cao, công nghệ tiên tiến như hệ thống áp suất lốp, hệ thống lỗ hỗ trợ đỗ
xe, hệ thống giải trí và thông tin giải trí kết nối thông minh. Honda không ngừng tăng
cường quảng bá cho các sản phẩm của mình thông qua các kênh truyền thông và sự
kiện được tổ chức tại Châu Âu, nhằm tăng cường nhận thức thương hiệu của mình tại
khu vực này. Bên cạnh đó, yếu tố tiếng ồn và khí thải cũng được Honda phát hiện để
từ đó tập trung vào việc giảm thiểu tiếng ồn – giảm thiểu khí thải thông qua các sản
phẩm xe hơi của mình. Từ đó đáp ứng được các quy định về mô trường và tiêu chuẩn
khí thải tại Châu Âu.
 Tại thị trường Việt Nam:
Hơn 10 năm hoạt động tại Việt Nam, do thấu hiểu và khai thác các yếu tố của
văn hóa, công ty Honda Việt Nam đã đạt được những thành công rực rỡ trong nhiều
lĩnh vực. Từ việc dẫn đầu về số lượng sản phẩm bán ra, dẫn đầu về xuất khẩu, đào tạo
nguồn nhân lực cho đến các hoạt động xã hội, giáo dục, văn hóa,...
Việc nắm bắt được thẩm mỹ, tâm lý của nền văn hóa nước ngoài sẽ giúp cho
doanh nghiệp xác định được mẫu sản phẩm phù hợp với kiểu dáng, màu sắc, tránh
được những sai lầm tai hại về sự khác biệt thẩm mỹ. Khi nắm bắt được thẩm mỹ và
tâm lý người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ có bước đi đúng đắn trong các cách tiếp cận
thị trường, các hoạt động Marketing, quảng bá và tiếp thị.
Hiểu biết được những cảm nhận về giá trị, giao tiếp, đối thoại và hợp tác của
nền văn hóa nước ngoài thì doanh nghiệp sẽ tạo được những mối quan hệ tốt với các
thành phần trong xã hội. Từ đó sẽ giúp công việc sản xuất, kinh doanh diễn ra thuận
tiện hơn rất nhiều.
Việt Nam được xem là một nước có dân số trẻ, trên 70% dân số có độ tuổi từ 17
- 35. Bên cạnh việc giữ được những nét văn hóa truyền thống, xu thế toàn cầu hóa đưa
Việt Nam hội nhập nhiều nền văn hóa khác nhau. Việc tìm hiểu những thay đổi trong
thẩm mỹ, thị yếu, lối sống mới của người tiêu dùng để có thể cung cấp cho thị trường
những sản phẩm phù hợp sẽ giúp Honda tiếp tục giữ vị trí số 1 trên thị trường xe gắn
máy. Và có thể cạnh tranh được với các đối thủ trên thị trường.

2.2.2.6. Đáp ứng các quy định và yêu cầu của Chính phủ nước chủ nhà
 Tại thị trường Mỹ:
Khách hàng tại Mỹ họ ưa thích các xe có khả năng vận hành mạnh mẽ, tiết
kiệm nhiên liệu và có độ bền cao. Vì vậy Honda đã tập trung cung cấp phát triển các
dòng xe phù hợp với nhu cầu và sở thích của họ. thị trường Mỹ đặc biệt quan tâm đến
kích thước sản phẩm, Honda đã tạo ra các sản phẩm xe hơi có kích thước lớn và rộng
rãi hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Mỹ. Trang bị các tính năng an toàn cho
sản phẩm như hệ thống phanh ABS, túi khí, hỗ trợ lái và các cảm biến để giúp người
lái tránh va chạm và giảm thiểu các tai nạn. Không những thế Honda trên mỗi chiếc xe
còn có các hệ thống giải trí và điều hòa không khí thông minh, hệ thống điều khiển từ
xa thông qua các thiết bị di động. Ngoài ra sử dụng các kênh truyền thông xã hội và
quảng cáo trên Interner để tiếp cận với khách hàng Mỹ. Đặc biệt khách hàng Mỹ có xu
hướng ưa thích các sản phẩm có tính năng tiên tiến và công nghệ hiện đại. Do đó,
Honda cần tích hợp công nghệ tiên tiến vào các sản phẩm của mình để đáp ứng nhu
cầu của khách hàng Mỹ.
 Tại thị trường Châu Âu:
Honda đã thực hiện một số điều chỉnh sản phẩm phù hợp với văn hóa, nhu cầu
với khách hàng tại thị trường Châu Âu. Tập trung vào việc thiết kế sản phẩm phù hợp
với gu thẩm mỹ của khách hàng. Điều này bao gồm việc sử dụng các chất liệu và màu
sắc khác nhau, tạo ra các sản phẩm có thiết kế hiện đại và tinh tế hơn. Cụ thể các mẫu
xe hơi Honda được bán tại Châu Âu có thiết kế hiện địa, tinh tế và thường có nhiều
tính năng tiện ích. Cập nhật tính năng và công nghệ áp dụng trên các sản phẩm của
mình để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Ví dụ các mẫu xe hơi tại thị trường này có tính
năng an toàn cao, công nghệ tiên tiến như hệ thống áp suất lốp, hệ thống lỗ hỗ trợ đỗ
xe, hệ thống giải trí và thông tin giải trí kết nối thông minh. Honda không ngừng tăng
cường quảng bá cho các sản phẩm của mình thông qua các kênh truyền thông và sự
kiện được tổ chức tại Châu Âu, nhằm tăng cường nhận thức thương hiệu của mình tại
khu vực này. Bên cạnh đó, yếu tố tiếng ồn và khí thải cũng được Honda phát hiện để
từ đó tập trung vào việc giảm thiểu tiếng ồn – giảm thiểu khí thải thông qua các sản
phẩm xe hơi của mình. Từ đó đáp ứng được các quy định về mô trường và tiêu chuẩn
khí thải tại Châu Âu.
 Tại thị trường Việt Nam:
Với tâm nguyện đó trong suốt 10 năm có mặt tại Việt Nam, bên cạnh các hoạt
động sản xuất kinh doanh. Honda Việt Nam đã luôn đóng góp tích cực vào sự phát
triển chung của xã hội trên nhiều lĩnh vực. Trong đó có: đóng góp cho ngân sách nhà
nước, tuyên truyền An toàn giao thông và hướng dẫn lái xe an toàn, hỗ trợ phát triển
giáo dục,...
Đóng thuế đầy đủ theo quy định: Khi nào thị trường Việt Nam Honda luôn tuân
thủ những quy định về thuế do nhà nước quy định. Đóng thuế đầy đủ và đúng hạn, đặc
biệt vào năm 2016 Honda đã vượt mặt tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) leo lên vị trí
thứ hai - những doanh nghiệp nộp thuế thu nhập cao nhất.
Góp phần tăng trưởng GDP và tạo việc làm cho xã hội. Honda xác định rõ trách
nhiệm xã hội của mình đối với xã hội và cam kết đóng góp trở lại cho xã hội như là
một nội dung giá trị cốt lõi trong triết lý kinh doanh của tập đoàn. Và thực tế Honda
xác định các mục tiêu và ưu tiên cho chính sách trách nhiệm xã hội thông qua việc trao
đổi, giao tiếp với tất cả các bên có liên quan cả trong và ngoài nước. CÔng ty luôn duy
trì khuôn khổ quản lý và các biện pháp khuyến khích cần thiết để thực hiện chiến lược
phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu. Định kỳ, Honda đều tiến hành rà soát, đánh
giá lại các nội dung, chủ đề của chính trách trách nhiệm xã hội để tập trung nguồn lực
của mình.
PHẦN KẾT LUẬN

Hiện nay thị trường xe máy Việt Nam đang vô cùng sôi động với rất nhiều các
hãng sản xuất xe máy đang cạnh tranh vô cùng khốc liệt như: Honda, Yamaha, Suzuki,
SYM, Piaggio. Tuy nhiên, trong số đó thì Honda chiếm ưu thế hơn cả với hơn 70% thị
phần. Hình ảnh chiếc xe máy đã gắn liền với thương hiệu Honda, bằng chứng là khi
nói đến xe máy, người dân Việt Nam hay gọi đó là Honda chứ không gọi là xe máy,
thương hiệu Honda đã đi sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Ngoài xe máy,
công ty Honda cũng kinh doanh sản xuất ô tô tuy nhiên xe máy vẫn là thành công nhất
tại thị trường Việt Nam. Có thể thấy, Honda Việt Nam đã có chiến lược kinh doanh
vô cùng hiệu quả đem lại thành công đáng ngưỡng mộ.
Không giống hầu hết các công ty đa quốc gia khác trong bất kỳ ngành nghề
nào, Honda không phải là công ty được kiểm soát bởi trụ sở chính. Thay vào đó, các
công ty con sản xuất của Honda có mặt ở hầu hết mọi nơi trên thế giới và hoạt động
như những công ty tự chủ, thiết kế và sản xuất xe dựa trên điều kiện của địa phương và
hành vi của người tiêu dùng.
Như đa số công ty kinh doanh hiện đại, kể cả trong nước cũng như thế giới,
việc nhà bán hàng bán sản phẩm qua trung gian phân phối (được gọi là nhà phân phối,
đại lý, hoặc đại lý ủy quyền) là rất phổ biến. Việc này có những ưu điểm vượt trội so
với mô hình bán hàng trực tiếp từ chính hãng. Bằng mô hình này, Honda VN tận dụng
được nguồn lực sẵn có của các trung gian, từ tiền vốn, con người, quản lý đến dịch vụ
khách hàng và cả mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng cũng như các cơ quan
công quyền tại thị trường ở các địa phương. Hơn ai hết, Honda hiểu rằng nhà phân
phối là cánh tay nối dài của họ trên thị trường, họ đã biết tận dụng sức mạnh của các
Head để thâm nhập và chinh phục thị trường Việt Nam với những con số sau ta có thể
thấy được đều này với: Công suất 2 nhà máy sản xuất xe máy là 1,5 triệu xe/năm và
nhà máy lắp ráp ô tô là 10.000 xe/năm. Doanh thu hàng năm trên 1 tỷ USD, Honda
Việt Nam là doanh nghiệp FDI lớn nhất Việt Nam.
 Tóm lại, Honda đã sử dụng chiến lược đa quốc gia trong kinh doanh quốc tế
để tối đa hóa đáp ứng nhu cầu địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. "Phân Tích Chiến Lược Marketing Của Honda Tại Việt Nam - MISA
AMIS". MISA AMIS, 2021, https://amis.misa.vn/28666/chien-luoc-marketing-
cua-honda/. Accessed 13 Apr 2023.
2. "Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty Honda Việt Nam - Lý Do Thành Công
- Nhanh.Vn". Nhanh.Vn, 2023, https://nhanh.vn/chien-luoc-kinh-doanh-cua-
cong-ty-honda-viet-nam-ly-do-thanh-cong-n56577.html. Accessed 13 Apr
2023.
3. "Honda|GiớiThiệu|HondaViệtNam". Honda.Com.Vn,2023,https://
www.honda.com.vn/gioi-thieu/gioi-thieu-honda-viet-nam. Accessed 13 Apr
2023.
4. "Honda Motor Company | Brade Mar", https://brademar.com/honda-motor-
company/
5. "CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA HONDA TẠI VIỆT NAM - Góc Học
Tập - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - Đại Học Duy Tân ". Kqtkd.Duytan.Edu.Vn,
2023, https://kqtkd.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/88/1704/chien-luoc-
kinh-doanh-cua-honda-tai-viet-nam. Accessed 13 Apr 2023.
6. Chiến lược Marketing của Honda: Thương hiệu không bao giờ "lỗi thời".
(2018). Retrieved 7 May 2023, from https://marketingai.vn/chien-luoc-
marketing-cua-honda-thuong-hieu-khong-bao-gio-loi-thoi/
7. Picar.vn - Chuyên trang tin tức Ô tô, https://picar.vn/honda/

You might also like