You are on page 1of 66

11/4/2020

CHƯƠNG 2
CÁC HIỆN TƯỢNG
TÂM LÝ CƠ BẢN

Nội dung

Cảm
Tri giác Chú ý
giác

Ngôn
Trí nhớ Tư duy
ngữ

1
11/4/2020

CẢM GIÁC
TRI GIÁC

Cửa sổ hướng ra thế giới


⚫ Phụ thuộc vào 2 quá trình cơ bản:
➢ Cảm giác (Sensation): thu thập
thông tin
➢ Tri giác (Perception): giải thích
thông tin

2
11/4/2020

Nội dung bài học


1. Cảm giác
• Khái niệm
• Ngưỡng
• Nhiễu và thích ứng
2. Tri giác
• Khái niệm tri giác
• Các quy luật của tri giác

11/4/2020 5

3
11/4/2020

1. Khái niệm cảm giác

Cảm giác (Sensation) là gì?

Kích Cơ quan
cảm giác
thích

11/4/2020 7

Cảm giác (Sensation)


• Cảm giác là quá trình những kích thích vật lý
tác động lên cơ quan cảm giác được chuyển
hoá thành xung thần kinh, được não bộ dùng
để tạo ra trải nghiệm về thị giác, xúc giác, thính
giác,v.v. (Nevid, 2009)
• Là quá trình mà trong đó có sự kích thích lên
các cơ quan cảm giác sinh ra hưng phấn thần
kinh thể hiện những trải nghiệm bên trong và
bên ngoài cơ thể.

4
11/4/2020

• Kích thích (stimulus): Là một dạng năng


lượng gây ra một đáp ứng ở một cơ quan
cảm giác
• Chúng ta cảm nhận được sự khác biệt
của mỗi loại kích thích dựa trên cường
độ (intensity) của chúng.

Ngưỡng cảm giác


1. Cường độ ánh sáng như thế nào để
chúng ta có thể thấy?
2. Cường độ âm thanh như thế nào để
chúng ta có thể nghe?

11/4/2020 10

5
11/4/2020

Ngưỡng cảm giác


Ngưỡng tuyệt đối (Absolute threshold)
• Cường độ nhỏ nhất một kích thích cần
phải có để được nhận ra (Feldman,
2011)
• Mỗi cá nhân có những ngưỡng tuyệt
đối khác nhau
• Ngưỡng tuyệt đối càng thấp nghĩa là
càng nhạy cảm

11/4/2020 11

Ngưỡng cảm giác


Cảm giác Ngưỡng
Thị giác Ngọn lửa của 1 cây nến bập bùng cách xa khoảng 50m
trong đêm trời trong
Thính Tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ đặt cách khoảng 6m
giác trong căn phòng yên tĩnh
Vị giác ~ 1 muỗng đường hoà tan trong 7.5l nước
Khứu giác ~ 1 giọt nước hoa lan toả trong một căn nhà nhỏ
Xúc giác Cánh một con ong rơi trên má từ độ cao 1cm

6
11/4/2020

Nhiễu (noise)

• Là những kích thích gây trở ngại cho việc


tri giác những kích thích khác.
• VD: trong bữa tiệc mọi người nói chuyện
ồn ào, người hút thuốc lá…
• Tiếng ồn ào khiến khó nghe được âm
thanh của một người
• Khói thuốc lá, mùi thuốc lá khiến người
trong bữa tiệc không nhìn rõ, khó lòng
thưởng thức mùi vị của món ăn
11/4/2020 13

Ngưỡng sai biệt


(Difference threshold)
• Luật Weber (Weber’s Law)
• Teghtsoonian (1971): để nhận thấy sự thay đổi
về mặt khối lượng vật 1 kg thì chúng ta phải
thêm vào khối lượng bn?
• Công thức:

• I : lượng thêm vào


• I: cường độ gốc
• K: hằng số
11/4/2020 14

7
11/4/2020

Ngưỡng sai biệt


(Difference threshold)
• Luật Weber (Weber’s Law)
• Trọng lượng: K = 0.02
• Cường độ ánh sáng: K = 0.08
• Độ dài: K = 0.03
• Để cảm nhận được sự tăng cường độ ánh
sáng trong phòng có 100 ngọn nến thì cần
thêm vào bao nhiêu ngọn nến?

11/4/2020 15

Thuyết phát hiện tín hiệu


(Signal detection theory)
• Việc phân biệt kích thích cảm giác yếu không
chỉ phụ thuộc vào độ nhạy cảm sinh lý học của
một người với kích thích đó
• mà còn phụ thuộc vào các yếu tố tâm lý đối với
khả năng nhận diện các kích thích của con
người như: đặc tính nhân cách, sự mong đợi,
sự tỉnh táo, động lực, thành kiến…

8
11/4/2020

Sự thích ứng cảm giác

Thích ứng cảm giác (sensing adaptation)


Là sự điều chỉnh khả năng cảm giác sau một
thời gian dài tiếp xúc với những kích thích
không đổi (Feldman, 2011).

11/4/2020 17

Cơ chế của thích ứng cảm giác


• Hiện tượng thích ứng cảm giác xảy ra khi
người ta bị kích thích lâu dài đến mức quen
thuộc với kích thích ấy và không còn phải
ứng đối với nó nữa.
• VD: Sống trong môi trường ồn ào thì sẽ quen
dần và không nhận ra nó ồn nữa
• Tuy nhiên, chúng ta không thích ứng với
cường độ cực lớn, đặc biệt là kích thích đau
(vd đau răng nghiêm trọng hay tiếng ồn cực
lớn).

9
11/4/2020

Khái niệm tri giác


• Là quá trình não bộ tổng hợp, tổ chức và diễn
dịch các tín hiệu cảm giác để tạo ra hình ảnh
về thế giới.
• Tri giác và cảm giác khác nhau thế nào?
✓ Cảm giác: hoạt động của cơ quan cảm giác
được kích hoạt bởi năng lượng vật lý.
✓ Tri giác: quá trình phân loại, diễn dịch, phân
tích & tổng hợp các kích thích của cơ quan
cảm giác & não bộ.

11/4/2020 20

10
11/4/2020

• Tri giác sử dụng dữ liệu trực quan do


cảm giác đang mang lại
• đồng thời sử dụng cả các kinh nghiệm đã
học được trong quá khứ để có được hình
ảnh của 1 sự vật trọn vẹn, để gọi tên sự
vật
• Khác biệt so với cảm giác

Tri giác là sự kết hợp của


quá trình từ trên xuống và
từ dưới lên
• Quá trình từ dưới lên (bottom – up
processing): là quá trình dựa trên dữ liệu đi
vào.
• Quá trình từ trên xuống (Top – down
processing): quá trình dựa trên sự hiểu biết
(knowledge), đôi khi chúng ta không nhận thức
sự hiện diện của nó

11
11/4/2020

Tổ chức tri giác

Ảnh hưởng ngữ cảnh (Context


Effect) trên Tri giác

12
11/4/2020

Tổ chức tri giác


Perceptual Organization
Gestalt có nghĩa là “tổ chức tổng thể”
(“organized whole”)
– Nhà TLH Gestalt tin rằng chúng ta tri giác sự vật
tuân theo quy luật của tổ chức tri giác
– Các quy luật tổ chức tri giác:
▪ Chuyển đổi hình nền (figure-and-ground
principle)
▪ Closure xu hướng hoàn thành một hình ảnh
chưa hoàn toàn thành 1 đối tượng có ý
nghĩa
▪ Subjective contours đường thẳng hoặc
hình xuất hiện nhưng không thực sự tồn tại.

Chuyển đổi hình nền

13
11/4/2020

An Example of a
Subjective Contour

Quy tắc gần gũi (Proximity):


Các đơn vị gần nhau thường được gộp thành
một nhóm.

14
11/4/2020

Luật đơn giản (Pragnanz)


• Mọi hình ảnh kích thích được nhìn một
cách đơn giản nhất có thể.

Luật tương tự (Similarity)


• Những thứ giống nhau xuất hiện thì
được nhóm lại với nhau

15
11/4/2020

Tính bất biến của nhận thức

Các sự vật nhận


thức không biến
đổi và có tính
Trái
dâu nhất trí, bất kể
các thay đổi về
hình dáng, màu
sắc, kích thước

Sự ổn định về hình dáng và kích thước


• Chúng ta có khả năng tri giác kích thước thực
của đối tượng dù có nhiều biến đổi về kích
thước hình ảnh trên võng mạc
• Nếu kích thước đối tượng được tri giác dựa
trên cơ sở các tín hiệu về khoảng cách, bạn có
thể bị kích thước đánh lừa do ảnh hưởng của
khoảng cách.
• Sự ảo tưỏng như vậy xuất hiện trong căn
phòng Ames

16
11/4/2020

Sự ổn định về hình dáng


• Sự ổn định về hình dáng liên quan chặt chẽ với
sự ổn định về kích thước
• Chúng ta tri giác được ngay cả khi đối tượng
này nằm nghiêng và làm cho hình dáng trên
võng mạc khác biệt so với đối tượng thực.
• Ví dụ: hình chữ nhật khi nghiêng sẽ tạo thành
hình thang trên võng mạc; hình tròn khi
nghiêng là hình elip.

17
11/4/2020

Sự ổn định về độ sáng
• Sự ổn định của độ sáng là xu hướng tri giác
màu trắng, màu xám hay màu đen của đối
tượng liên quan đến những mức độ thay đổi độ
sáng.
• Tri giác ổn định về độ sáng của một đối tượng
phụ thuộc vào hiểu biết, kinh nghiệm và độ
sáng tương đối của đối tượng đó với hậu cảnh.
• VD: Đặt 1 mẩu than củi ngoài ánh nắng và 1 tờ
giấy trắng trong bóng râm. Dù cường độ chiếu
sáng có như thế nào thì mẩu than vẫn rất đen
và tờ giấy vẫn rất trắng vì bạn biết rằng mẩu
than có màu đen và tờ giấy có màu trắng.

Nhận thức chiều sâu


Depth Perception
** Các thí nghiệm về “vực thị giác”
• Walk và Gibson (1961) thiết kế một thiết bị
thông minh để nghiên cứu tri giác ở trẻ em.
• Thiết bị này gọi là vực thị giác (visual cliff) gồm
một chiếc bàn đặc biệt được chia làm 3 phần.
– Một tấm ván ở giữa là nơi người mẹ đặt con mình
lên đó trong giai đoạn đầu của thí nghiệm.
– Hai bên tấm ván là các hình kẻ caro được phủ lên
bằng tấm kính chắc chắn.

18
11/4/2020

Nhận thức chiều sâu


Depth Perception
- Một bên ván người
ta để các hình kẻ
caro chỉ cách tấm
kinh bên dưới = 3
cm.
- Còn bên kia cách
tâm kính = 10 cm.

Nhận thức chiều sâu


Depth Perception

19
11/4/2020

Nhận thức chiều sâu


Depth Perception
** Kết quả:
• Trẻ ở độ tuổi từ 6 – 12 tháng từ chối bò sang
bên “vực thị giác” mặc dù các bà mẹ khuyến
khích.
• Chúng háo hức bò về bên nông (cách tấm kính
3 cm)
→ Trẻ nhỏ có thể phát hiện được độ sâu.

Nhận thức chiều sâu


Depth Perception
• Walk và Gibson cho thấy gà và cừu có khả
năng tránh “vực” khi chúng được 1 ngày tuổi.
• Campos, Langer và Krowitz (1970) đặt những
đứa trẻ mới một tháng rưỡi tuổi lên từng phía
của ván gỗ và đo nhịp tim của chúng.
• Họ thấy những thay đổi nhịp tim của đứa trẻ
được đặt ở bên “vực”.
→ Trẻ em phát hiện được độ sâu trước khi chúng
biết bò.

20
11/4/2020

Ảo ảnh tri giác


Visual Illusions

- Sự phản ánh
không chính
xác về sự vật,
hiện tượng (có
tính quy luật)
- Nguyên nhân:
vật lý, sinh lý
hoặc tâm lý

Ảo ảnh tri giác


Visual Illusions
Trong ảo giác Ponzo
(Ponzo illusion) hai
đường thẳng bằng nhau,
nhưng cảm giác 1 cái dài
hơn

21
11/4/2020

Visual Illusions
Ảo giác Muller
(Müller-Lyer
illusion)

22
11/4/2020

Khái niệm Sự chú ý


• Sự chú ý (attention): là một quá trình tập
trung vào những nét đặc trưng riêng biệt trong
môi trường.
• Tập trung vào những nét đặc trưng riêng biệt
trong môi trường thường dẫn đến loại trừ
những nét đặc trưng khác của môi trường
(Colman, 2001; Reber, 1995)

Chú ý có chọn lựa


sàng lọc thông tin về thế giới xung
quanh
• Là tiến trình nhận thức có chọn lựa loại kích thích nào
phải chú ý đến.
• Chúng ta đặc biệt chú ý đến các loại kích thích tỏ ra
đặc biệt tương phản nhau về độ sáng, bề rộng, mức ồn
ào, mức độ mới lạ, hoặc mức độ cao thấp.
VD: quảng cáo
• Chúng ta chú ý nhiều đến các kích thích có ý nghĩa đặc
biệt phù hợp với các kỳ vọng riêng tư của chúng ta.
VD: lúc đói dễ chú ý đến đồ ăn

23
11/4/2020

Sự chú ý có lựa chọn


• Nghe phân
đôi
• Colin Cherry
(1953) sử
dụng phương
pháp nghe
phân đôi
(dichotic
listening).

Thí nghiệm nghe phân đôi


• Người tham gia
được yêu cầu chú ý
vào 1 thông điệp
(thông điệp chú ý) và
bỏ qua cái kia (thông
điệp không chú ý).
• nhắc lớn lại thông
điệp chú ý để đảm
bảo người tham gia
chú ý vào thông điệp
chú ý.

24
11/4/2020

Thí nghiệm nghe phân đôi


• Người tham gia theo dõi thông điệp chú ý,
nhưng họ vẫn nhận thức được thông điệp
bên tai không chú ý.
• Chỉ nghe thấy có thông điệp và có thể nhận
ra đó là giọng nam hay giọng nữ, không thể
cho biết nội dung thông điệp.
→ Thí nghiệm này đã chứng thực sự thiếu
nhận biết những thông tin bên tai không chú
ý, ngay cả khi nó được lặp lại 35 lần (Moray,
1959).

Thí nghiệm nghe phân đôi


• Hiện tượng tiệc cocktail (cocktail
party phenomenon)
• Con người có khả năng chú ý vào 1
thông điệp và bỏ qua thông điệp
khác xuất hiện cùng lúc.

25
11/4/2020

Nội dung

• Mô hình trí nhớ


• Mã hóa thông tin trong trí nhớ
• Khôi phục thông tin từ trong
trí nhớ

26
11/4/2020

Mô hình trí nhớ


• 1968, Atkinson và Shiffrin đã đưa ra
mô hình trí nhớ gồm nhiều giai đoạn
với những khoảng thời gian khác
nhau.
• Mô hình này có sức ảnh hưởng rất
lớn.
• Những giai đoạn được gọi là cấu trúc
đặc trưng (structural features).

Mô hình trí nhớ


• Có 3 cấu trúc chính:
(1) trí nhớ tạm thời (sensory memory): vài
giây hoặc phần giây.
(2) trí nhớ ngắn hạn (short-term memory): 15
– 30s
(3) trí nhớ dài hạn (long-term memory): nhiều
năm, nhiều thế kỷ

27
11/4/2020

Mô hình trí nhớ

Mô hình trí nhớ của Atkinson và Shiffrin (1968)

Mô hình trí nhớ


• Hệ thống trí nhớ gồm quá trình điều khiển
(control processing).
• Ví dụ: sự nhắc lại – nhắc lại kích thích để nhớ
hoặc các phương pháp khác (liên hệ với kiến
thức khác).

28
11/4/2020

Mô hình trí nhớ


• Những thành tố của trí nhớ không hoạt động
riêng lẻ.
• Mỗi giai đoạn giữ thông tin khác nhau
• Khả năng nhớ của chúng ta phụ thuộc vào
cách những giai đoạn làm việc với nhau.

TRÍ NHỚ TẠM THỜI


(Sensory memory)
• Trí nhớ tạm thời là sự ghi nhớ trong khoảng
thời gian ngắn, ảnh hưởng do những kích thích
vào giác quan.
• Ví dụ: vệt được tạo ra khi di chuyển đèn cầy
pháo hoa

29
11/4/2020

Vệt của cây đèn pháo hoa

Trí nhớ ngắn hạn


Short-Term Memory
• Là giai đoạn nhận thông tin từ trí nhớ tạm thời:
Quá trình nhận thức có ý thức
⚫ Là nơi nhẩm lại thông tin để có thể
chuyển vào trí nhớ dài hạn và
mang thông tin từ trí nhớ dài hạn
ra khi muốn nhớ lại
⚫ Phải tập trung vào thông tin trong
trí nhớ ngắn hạn hoặc bị mất đi
trong 30s.
⚫ Con người có khoảng số từ 7+/- 2
(5 to 9) tập hợp các thông tin

30
11/4/2020

QUÃNG SỐ
• Quãng số (digit span) – số lượng những con
số mà một người có thể nhớ.

Tập hợp (chunking)


• Miller giới thiệu một thủ thuật gọi là tập hợp
(chunking): kết nối những đơn vị nhỏ thành
đơn vị lớn hơn có nghĩa (cụm từ, câu).
• Tập hợp lại (chunking): sự tập hợp lại những
yếu tố có liên hệ mạnh mẽ với những yếu tố
này; có mối liên hệ yếu hơn với những yếu tố
khác (Gobet và cs, 2001).

31
11/4/2020

Tập hợp (chunking)


• Tập hợp lại (chunking) về ngữ nghĩa có thể tăng
khả năng giữ thông tin trong STM.
• Chúng ta có thể nhớ chuỗi từ 5 – 8 từ không liên
quan, nhưng sắp xếp thành câu có nghĩa với
những từ có liên hệ mạnh mẽ có thể tăng quãng
nhớ lên 20 từ hoặc hơn (Butterworth và cs, 1990).
• Ericcson và cộng sự (1980) chứng minh sự ảnh
hưởng của tập hợp lại (chunking) bằng cách chỉ ra
một sinh viên đại học với khả năng trí nhớ thông
thường có khả năng đạt thành tích ngạc nhiên về
trí nhớ.

Thí nghiệm của Ericcson và cộng sự


(1980)
• S.F được yêu cầu nhắc lại chuỗi những chữ số mà
người ta đọc cho anh.
• Quãng số của S.F là 7.
• Sau 230 giờ tập luyện: anh có thể nhắc lại một chuỗi
79 chữ số mà không mắc lỗi.
• S.F đã sử dụng tập hợp lại (chunking) để tái mã hóa
những con số thành một đơn vị lớn hơn thành
chuỗi có nghĩa.
• Ví dụ: 3493 thành “3 phút và 49 điểm 2 giây” (gần
với kỷ lục thế giới). 893 → “89 điểm và 3 người đàn
ông rất già”. S.F là một vận động viên chạy đua.

32
11/4/2020

Thí nghiệm của William Chase và Herbert


Simon (1973)

• Thí nghiệm
chứng minh về
tập hợp lại dựa
trên sự tương
tác giữa STM
và LTM.

• Người tham gia được xem 1 bàn cờ


đang chơi trong 5s.

Thí nghiệm của William Chase và Herbert


Simon (1973)
• Người tham gia được y/c mô phỏng lại các
con cờ.
• So sánh kết quả giữa người chơi chuyên
nghiệp (chơi hơn 10,000 giờ) và người chơi
nghiệp dư (ít hơn 100 giờ).

33
11/4/2020

• Người chơi chuyên


nghiệp sắp xếp
đúng 16/24 con.
• Người mới chơi
đúng 4/24 con.
• Người chơi
ch.nghiệp cần 4 lần
để mô phỏng chính
xác.
• Người mới sau 7
lần vẫn bị mắc lỗi

• Khi ván cờ được


sắp xếp ngẫu
nhiên → người
chơi chuyên
nghiệp thực hiện
kém như người
mới chơi.

34
11/4/2020

Trí nhớ dài hạn


Long-Term Memory

Cho phép lưu trữ


thông tin trong khoảng
thời gian dài và sức
chứa của nó là không
giới hạn

Các loại trí nhớ dài hạn

35
11/4/2020

Các loại trí nhớ dài hạn


• Trí nhớ rõ ràng (Explicit memory) là loại LTM
cho những kiến thức thực tế và kinh nghiệm cá
nhân, yêu cầu nhớ lại có ý thức
• Hai loại trí nhớ rõ ràng:
– Nhớ ngữ nghĩa (Semantic memories) là loại trí
nhớ về những thực tế trong cuộc sống (ví dụ, hiệu
trưởng của trường ĐH KHXH & VN)
– Nhớ tình tiết (Episodic memories) là trí nhớ liên
quan đến kinh nghiệm cá nhân (ví dụ, buổi liên hoan
cuối tuần)

Các loại LTM


• Trí nhớ ẩn (Implicit memory) là loại trí nhớ có ảnh
hưởng lâu dài đến hành vi của chúng ta, không yêu
cầu phải nhận thức về nó (ví dụ: ở người trưởng
thành: lái xe, đi bộ)
• Nhớ phương thức (procedural memories) liên
quan đến khía cạnh phương thức vật lý

36
11/4/2020

Các quá trình trí của hệ thống trí


nhớ

Lưu trữ Khôi phục


Mã hóa
(Storage) (Retrieval)
(Encoding)
Chuyển thông tin
Quá trình duy trì Quá trình lấy
vào trong bộ nhớ
thông tin trong 1 thông tin ra khỏi
giai đoạn cụ thể trí nhớ dài hạn

Các quá trình trí của hệ thống trí


nhớ
• Mã hóa là quá trình xử lý thông tin đầu
tiên đem tới sự hình dung trong trí nhớ.
• Lưu trữ là giữ lại tư liệu đã được mã hóa
qua thời gian.
• Phục hồi là lấy lại thông tin đã lưu trữ vào
một thời gian sau đó.

37
11/4/2020

Mã hóa thông tin trong trí


nhớ
• Xử lý tự động xảy ra trong tiềm
thức và không yêu cầu sự chú ý
• Xử lý có cố gắng là quá trình
xuất hiện có ý thức và tập trung
chú ý
Thực hành nhiều là điều cần thiết

Khôi phục thông tin từ trong


Trí nhớ
• Nhớ lại (Recall) là một cách đo sự khôi phục yêu
cầu tái hiện thông tin mà không nhất thiết phải có
gợi ý khôi phục
• Ghi nhận (Recognition) là cách đo lường sự khôi
phục chỉ yêu cầu nhận diện thông tin khi có gợi ý
khôi phục
• Học lại (Relearning) cũng được gọi là phương
pháp tiết kiệm, là phương pháp đo lường phần lớn
thời gian được tiết kiệm khi học thông tin trong lần
thứ 2.

38
11/4/2020

Bản chất tái tạo của sự khôi phục


The Reconstructive Nature of Retrieval

• Khôi phục được hướng dẫn bởi giản đồ


(schemas) – tổ chức khung hiểu biết của chúng
ta về con người, sự vật và những sự kiện về
những gì thường xảy ra trong 1 hoàn cảnh.
• Giản đồ có thể dẫn chúng ta đến việc nhớ
nhầm (misremember) thông tin để làm cho nó
phù hợp với giản đồ của chúng ta.

Văn phòng
mà người
tham gia
trong thí
nghiệm của
Brewer &
Treyen
(1981) đợi
trước khi
kiểm tra trí
nhớ của họ
về những
vật trong văn
phòng

39
11/4/2020

MÃ HÓA ẢNH HƯỞNG ĐẾN


KHÔI PHỤC

Hình thành hình ảnh trực quan

* Thí nghiệm của Bower và Winzenz (1970)


• Đưa ra list 15 cặp danh từ (ví dụ: boat và tree),
mỗi cặp có 5s.
• Một nhóm được y/cầu nhắc thầm cặp từ đó
• Một nhóm khác được y/cầu hình thành bức
tranh trong đầu về 2 từ đó.
• Sau đó họ được y/cầu nhớ lại những từ đó.
• Kết quả: người tưởng tượng hình ảnh thì nhớ
gấp 2 lần người chỉ lặp đi lặp lại từ đó.

40
11/4/2020

Hình thành hình ảnh trực quan


* Thí nghiệm của Bower và Winzenz (1970)

Kết quả trong thí


nghiệm của Bower
và Winzenz
(1970).

Tổ chức thông tin

• Thí nghiệm:
• Đọc 1 danh sách từ. Che đi và sau đó nhớ lại.
• Danh sách từ:
táo, bàn, giày, bút, mận
ghế, xoài, áo khoác, đèn, quần tây
nho, mũ, dưa, kệ sách, găng tay
• Những người tham gia tự động tổ chức dữ
liệu khi họ nhớ lại (Jenkins & Russell, 1952).

41
11/4/2020

Tổ chức thông tin

• Nếu những từ được tổ chức ban đầu thì kết


quả thế nào?
• Gordon Bower và cs (1969) đưa ra dữ liệu
trong 1 “cây” tổ chức những từ cúng nhóm.
• Tổ chức những loại khoáng sản thành nhóm
đá và nhóm kim loại.

Tổ chức thông tin

42
11/4/2020

Tổ chức thông tin


• Nhóm 1 học những cây: khoáng sản, động
vật, quần áo, phương tiện giao thông trong
1 phút.
• Nhóm 2 cũng thấy 4 cây, nhưng những từ đó
được sắp xếp ngẫu nhiên.
• Yêu cầu nhớ lại những từ có thể trong 4 cây.
▪ Nhóm 1 nhớ trung bình 73 từ trong 4 cây.
▪ Nhóm 2 nhớ 21 từ trong 4 cây.
→ Tổ chức dữ liệu cho kết quả nhớ tốt hơn.

Tại sao chúng ta quên?


• Hermann Ebbinghaus (1885 – 1964) đã
làm thí nghiệm đầu tiên về trí nhớ.
• Ông sử dụng nhóm các ký tự vô nghĩa
(BAV)
• Đường cong quên (hình) cho thấy sự
quên đáng kể xuất hiện nhanh, giảm
xuống và sau đó là trở nên ổn định.

43
11/4/2020

Đường cong quên trong LTM

Tại sao chúng ta quên?

• Mã hóa thất bại (Encoding Failure)

44
11/4/2020

Tại sao chúng ta quên?

• Thuyết suy giảm lưu trữ (Storage


decay theory)
➢ Việc quên xảy ra do có vấn đề trong việc lưu
trữ thông tin
➢ Dấu vết sinh học trong trí nhớ dần dần bị suy
giảm theo thời gian và sử dụng thông tin giúp
duy trì nó trong trí nhớ

Tại sao chúng ta quên?


• Thuyết phụ thuộc gợi ý (Cue-
dependent theory) nói rằng chúng ta
quên bởi vì những gợi ý cần có không
xuất hiện
– Thông tin trong trí nhớ, nhưng chúng ta
không thể truy cập được nó
– Thuyết này tương tự như việc bạn biết một
quyển sách có trong thư viện nhưng không
thể lấy vì thư viện không có số hiệu của nó.
• Thuyết gây nhiễu (Interference
theory) cho rằng những thông tin
tương tự gây nhiễu và làm cho thông
tin bị quên, không thể truy cập được.

45
11/4/2020

Các loại gây nhiễu

• Gây nhiễu xuôi (Proactive interference)


thông tin cũ cản trở việc khôi phục thông tin
mới học
• Gây nhiễu ngược (Retroactive
interference) thông tin mới cản trở việc khôi
phục thông tin cũ

Các loại gây nhiễu

46
11/4/2020

Ảnh hưởng thông tin sai lệch


(misinformation effect)

• Trí nhớ sai xuất hiện bởi vì ảnh hưởng thông tin
sai lệch (misinformation effect), xuất hiện khi trí
nhớ bị bóp méo do tiếp xúc với thông tin gây hiểu
lầm.

Một thí nghiệm về Trí nhớ sai


• Loftus and Palmer (1974) cho mọi người xem một phim
về tai nạn giao thông và kiểm tra trí nhớ của họ về tai
nạn.
• Một số người được hỏi: Chiếc xe chạy nhanh như thế
nào khi nó đâm mạnh nào chiếc kia? Và một số thì hỏi:
Chiếc xe chạy nhanh như thế nào khi nó va vào chiếc
kia?
• Người tham gia trả lời câu hỏi đầu
ước lượng tốc độ cao hơn
và thấy có nhiều kính vỡ hơn
trong khi trong thực tế
thì không như vậy.

47
11/4/2020

Trí nhớ và lời chứng


Memory and Testimony
• Trí nhớ sai (false memories) cho thấy lời
khai của nhân chứng có nhiều lỗi và bị
điều kiển bởi những thông tin sai lệch.

48
11/4/2020

Khái niệm Tư duy


• Tư duy là sự vận dụng khéo léo các biểu
tượng của thông tin trong tâm trí.
• Tư duy là hoạt động tinh thần liên quan
đến xử lý, hiểu và truyền thông thông tin.
• Tư duy tiến hành công việc chuyển hóa
biểu tượng của thông tin thành một dạng
mới mẻ và khác biệt hẳn nhằm mục đích
trả lời một câu hỏi, giải một bài toán, hoặc
để hỗ trợ việc đạt đến mục tiêu.

Khái niệm (Concept)


nền tảng của tư duy

• Khái niệm (Concept )


– Nhóm tinh thần những sự vật, sự kiện hoặc
con người tương tự
Ví dụ: Ghế, chim

– Khái niệm cho phép chúng ta xếp loại đối


tượng mới gặp vào một dạng có thể nhận
biết được theo kinh nghiệm quá khứ của
mình.

49
11/4/2020

Khái niệm (Concept)


• Nguyên mẫu (Prototype): được hình
thành bằng trung bình của các thành
viên trong loại
– Là ví dụ tốt nhất cho 1 phân loại (category)
• Kết nối 1 dữ liệu với nguyên mẫu cho phương
pháp nhanh và dễ nhất về dữ liệu đó trong 1
phân loại (so sánh sinh vật lông vũ với con chim
nguyên mẫu, ví dụ như chim cổ đỏ)

Khái niệm (Concept)


• Khái niệm cho phép chúng ta tư duy và
tìm hiểu dễ dàng hơn về thế giới phức
tạp mà chúng ta đang sống.
• Ví dụ: các nhận định của chúng ta về
nguyên nhân gây ra hành vi của người
khác đều căn cứ vào cách chúng ta xếp
loại hành vi của họ.

50
11/4/2020

Giải quyết vấn đề


• Thuật toán (Algorithm)
– Phương pháp, quy luật lôgic, thủ tục để
đảm bảo giải quyết một vấn đề cụ thể
– ngược lại có cách sử dụng nhanh hơn,
nhưng cũng gặp nhiều lỗi hơn là thuật
giải heuristics

Giải quyết vấn đề


• Thuật giải (Heuristic)
– Luật của ngón tay cái thường cho phép
chúng ta đưa ra đánh giá và giải quyết
vấn đề hiệu quả
– Nhanh hơn thuật toán
– Nhiều lỗi sai hơn thuật toán
– Đôi khi chúng ta không nhận thức khi
chúng ta sử dụng thuật giải

51
11/4/2020

Giải quyết vấn đề


Solving Problem

• Thuật toán (Algorithm)


• Tìm 1 từ khác có sử dụng tất cả các ký
tự!

SPLOYOCHYG

Giải quyết vấn đề


Solving Problem

Phục hồi

SPLOYOCHYG
• Thuật toán
– có 907,208 kết hợp
• Thuật giải

52
11/4/2020

Bài toán que diêm

• Bạn xếp 6 que


diêm này như thế
nào để tạo thành 4
tam giác đều?

Bài toán que diêm


• Giải pháp cho
bài toán que
diêm
• Insight :
Thình lình và
bất ngờ nhận
ra giải pháp
cho một vấn
đề

53
11/4/2020

Bài toán 3 bình nước


• Sử dụng các bình A, B, và C với dung tích
khác nhau, bạn làm thế nào để đo các dung
tích yêu cầu?

Bài toán 3 bình nước


Các bình với dung tích: Dung tích cần:
Bài toán A B C
1 21 127 3 100

2 14 46 5 22

3 18 43 10 5

4 7 42 6 23

5 20 57 4 29

6 23 49 3 20

7 15 39 3 18

54
11/4/2020

Bài toán 3 bình nước


• Giải pháp:
a) Tất cả 7 bài toán có
thể được giải quyết bằng
cách đo lường như sau:
(a): B-A-2C= lượng
mong muốn
b) Nhưng có giải pháp
đơn giản hơn cho bài
6&7, như: A-C trong bài
6; A+C trong bài 7.

Giải quyết vấn đề

• Định kiến (Mental Set)


–Xu hướng tiếp cận một vấn đề
theo một cách riêng biệt
–Cách này có thể thành công trong
quá khứ nhưng không hiệu quả
cho vấn đề hiện tại

55
11/4/2020

Bài toán về thắp nến


• Bạn làm gì để
gắn cây nến lên
tường ván để
thắp nhưng
không nhỏ giọt
xuống nền
nhà?

Bài toán thắp nến

• Giải quyết vấn


đề yêu cầu
nhận ra cái hộp
không phải lúc
nào cũng chỉ
chứa đồ.

56
11/4/2020

Giải quyết vấn đề

• Cố định chức năng (Functional


Fixedness)
– Xu hướng nghĩ về những thứ chỉ có
chức năng thông thường của nó
– Cản trở giải quyết vấn đề

Đưa ra quyết định và hình thành đánh giá


Making Decisions and Forming Judgments

• Thuật giải đại diện (Representativeness


Heuristic)
– Luật của ngón tay cái về việc đánh giá khả
năng của một thứ nào đó bằng cách xem
chúng đại diện, hoặc phù hợp với nguyên
mẫu cụ thể nào
– Có thể dẫn đến bỏ qua các thông tin liên
quan khác
– Ví dụ về một người và khả năng nghề nghiệp
của họ

57
11/4/2020

Thuật giải đại diện

Thuật giải (Heuristics)

• Thuật giải sẵn có (Availability


Heuristic)
– Ước tính khả năng của sự kiện dựa
trên điều có sẵn trong trí nhớ
– Trường hợp xảy ra thường xuyên
không phải lúc nào cũng dễ nhớ nhất

58
11/4/2020

Thuật giải (Heuristics)


• Sự kiện 12 học sinh bị
thảm sát ở Colorado,
4/1999, cả phương Tây
kinh hoàng “Điều gì đang
xảy ra cho nước Mỹ?”
• Sự thật là, 12 là con số
trung mình mỗi ngày
người chết liên quan đến
đấu súng
• 80,000 trẻ em Mỹ bị giết
với nguyên nhân liên quan
đến dùng súng

59
11/4/2020

Tư duy và ngôn ngữ


• Ngôn ngữ không chỉ là trọng tâm của vấn
đề thông đạt
• Mà còn liên hệ chặt chẽ đến phương
pháp tư duy và tìm hiểu thế giới của
chúng ta

Ngôn ngữ (Language)


• Là phương tiện có tính hệ thống để giao
tiếp thông qua việc sử dụng âm thanh lời
nói (ngôn ngữ nói), các ký hiệu (ngôn
ngữ viết) và các điệu bộ (ngôn ngữ ký
hiệu)
• 5,000 ngôn ngữ đang được sử dụng

60
11/4/2020

Ngôn ngữ (Language)


• Hệ thống âm vị (Phonology)
• Âm vị (Phoneme)
– Trong ngôn ngữ nói, là đơn vị âm
thanh nhỏ nhất
– Ví dụ: trong tiếng Việt: âm đầu, âm
chính, âm đệm, âm cuối, thanh. TV có
50 âm vị.

Ngôn ngữ (Language)

• Hình vị (Morpheme)
– Trong 1 ngôn ngữ, là đơn vị nhỏ nhất mang
ý nghĩa
– Có thể là 1 từ hoặc 1 phần của từ
• Ngữ pháp (Grammar)
– Một hệ thống các quy tắc trong một ngôn
ngữ cho phép chúng ta giao tiếp và hiểu
người khác

61
11/4/2020

Ngôn ngữ (Language)

• Ngữ nghĩa (Semantics)


– Tập hợp những quy tắc mà chúng ta thu
được nghĩa từ hình vị, từ và câu trong một
ngôn ngữ nhất định
• Cú pháp (Syntax)
– Là các nguyên tắc quy định các từ ngữ và
các cụm từ nên phối hợp ra sao để hình
thành câu nói.

TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH


NGÔN NGỮ

62
11/4/2020

Ngôn ngữ (Language)


• Giai đoạn bập bẹ (Babbling Stage)
– Bắt đầu 3 – 4 tháng
– Giai đoạn phát triển khả năng nói, trẻ sơ
sinh tự phát ra những âm vị trong toàn bộ
hệ thống âm vị thuộc ngôn ngữ.
– Gần 1 tuổi thì các âm thanh không có trong
ngôn ngữ mẹ đẻ sẽ biến mất.
– Khả năng am hiểu ngôn ngữ xuất hiện
trước khả năng phát biểu ngôn ngữ.

Ngôn ngữ (Language)


• Giai đoạn 1 từ (One-Word Stage)
– Từ 1 đến 2 tuổi
– Giai đoạn phát triển khả năng nói,
phần lớn trẻ nói những từ đơn

63
11/4/2020

Ngôn ngữ (Language)

• Giai đoạn 2 từ (Two-Word Stage)


– Bắt đầu từ 2 tuổi
– Hình thành liên kết hai từ, thiết lập các cụm
từ trong câu
– Gia tốc về số lượng từ khác nhau
– 2 tuổi: vốn liếng từ vựng hơn 20 từ ngữ

Ngôn ngữ (Language)

• Giai đoạn “điện báo” (Telegraphic


Speech)
– Giai đoạn phát biểu đầu tiên mà đứa trẻ nói
giống như điện báo “đi xe” – thường sử
dụng danh từ và động đồng, ít sử dụng trợ
từ.

64
11/4/2020

Ngôn ngữ (Language)


Tổng hợp sự phát triển ngôn ngữ
Tháng Giai đoạn
(xấp xỉ)

4 Bập bẹ nhiều âm thanh


10 Sự bập bẹ tiết lộ ngôn ngữ gia đình

12 Giai đoạn 1 từ
24 Hai từ, giai đoạn điện báo
24+ Ngôn ngữ phát triển nhanh và hoàn thành câu

Ngôn ngữ
• Thuyết tiếp cận học tập (learning theory
approach): quá trình thủ đắc ngôn ngữ tuân
theo nguyên tắc khích lệ và tạo điều kiện.
• Ví dụ: trẻ nói ba ba → được khen ngợi, âu
yếm → khích lệ hành vi này
• Nhờ tiến trình uốn nắn cách vận dụng ngôn
ngữ → trẻ càng ngày càng giống lối nói của
người lớn (Skinner, 1957)

65
11/4/2020

Ngôn ngữ
• Cơ chế bẩm sinh (innate mechanism)
được đề xuất bởi Noam Chomsky (1968)
• Khả năng ngôn ngữ của con người là bẩm
sinh và dấu hiệu phản ánh tiến trình trưởng
thành.
• Hệ thần kinh – công cụ thủ đắc ngôn ngữ
(language acquisition device) cho phép con
người hiểu được cấu trúc ngôn ngữ, học
được các nét biểu trưng đặc thù của ngôn
ngữ mẹ đẻ.

66

You might also like