You are on page 1of 113

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP. HCM


KHOA MÔI TRƯỜNG

NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI


PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH
PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI

SVTH: PHẠM HUY HOÀNG


MSSV: 0850120012
GVHD: Th.S Phạm Thị Diễm Phương

TP.HCM, Tháng 06/2023


Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP. HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG

NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYỀN VÀ MÔI TRƯỜNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI


PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH
PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI

PHẠM HUY HOÀNG

TP.HCM, Tháng 06/2023

SVTH: Phạm Huy Hoàng


GVHD: Th.S Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

SVTH: Phạm Huy Hoàng


GVHD: Th.S Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

TÓM TẮT
Thành phố Biên Hòa với lượng rác phát sinh mỗi ngày khoảng 750 tấn/ngày trong
tổng số 29/30 phường, lượng rác phát sinh nhiều nhất thuộc phường Trảng Dài và
phường Long Bình lần lượt là 80,56 tấn/ngày; 89,24 tấn/ngày. Do dân số phân bố
không đồng đều giữa các phường nên lượng rác của phường Trảng Dài và phường
Long Bình cao hơn rất nhiều so với phường có lượng rác thấp nhất là phường Long
Hưng khoảng dưới 5 tấn/ngày. Theo kết quả điều tra phiếu khảo sát cho biết hệ số phát
thải rác thải của người dân khoảng 20,40 gram/người/ngày đối với rác nhựa; 0,687
kg/người/ngày đối với rác thải sinh hoạt. Rác thực phẩm chiếm tỉ lệ cao nhất khoảng
70,36%; lượng rác có khả năng tái chế, tái sử dụng khoảng 6,21%. Trên thực tế, rác
thải tái chế, tái sử dụng đã được người dân và bên thu gom rác phân loại trước đó vì
loại rác này có tính kinh tế cao, có thể bán cho bên thu mua ve chai, phế liệu nên số
liệu trên là số liệu rác thải đã được phân loại ra trước đó, con số thực tế cao hơn nhiều
so với 6,21%.
Công ty CP Môi Trường Sonadezi quản lý và thực hiện thu gom rác sinh hoạt trên
địa bàn 29 phường, xã có hiệu quả. Hộ dân không gặp nhiều vấn đề về công tác vệ
sinh trong quá trình thu gom khoảng 81,33% và hài lòng với mức phí thu gom rác
khoảng 97,33%. Ngoại trừ việc các điểm sang tiếp rác tại Thành phố Biên Hòa gây
mất mỹ quan và ảnh hưởng nhiều tới quá trình sinh hoạt của người dân vì nằm quá gần
khu dân cư sinh sống và đến nay vẫn chưa có phương án xử lý phù hợp.
Theo kết quả phân tích phiếu khảo sát. Hộ dân tại Thành phố Biên Hòa rất quan
tâm về vấn đề rác thải, khoảng 62% hộ biết về PLRTN và có đến 30% số hộ có tham
gia phân loại rác tại nguồn. Đa số hộ dân biết về phân loại rác chủ yếu đến từ tuyên
truyền từ phường, xã; thông tin báo chí; mạng xã hội, internet chiếm trên 50%; 92% số
hộ dân cho rằng lợi ích PLRTN góp phần bảo vệ môi trường và ngoài ra còn kiếm
thêm thu thập từ phân loại rác. Với hiện trạng về quản lý chất thải rắn sinh hoạt nêu
trên, đề tài đã đánh giá công tác thu gom, vận chuyển, phân loại rác và đề xuất một số
giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH ở địa bàn.

SVTH: Phạm Huy Hoàng


GVHD: Th.S Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

ABSTRACT
Bien Hoa city with the amount of waste generated every day about 750 tons/day
out of 29/30 wards, the highest amount of waste generated is in Trang Dai ward and
Long Binh ward, respectively 80.56 tons/day; 89.24 tons/day. Due to the uneven
distribution of population among wards, the amount of waste in Trang Dai ward and
Long Binh ward is much higher than in the ward with the lowest amount of waste,
Long Hung ward, about less than 5 tons/day. According to the survey results, the
waste emission coefficient of people is about 20.40 grams/person/day for plastic
waste; 0.687 kg/person/day for domestic waste. Food waste accounted for the highest
proportion of about 70.36%; The amount of waste that can be recycled and reused is
about 6.21%. In fact, recyclable and reusable waste has been classified by people and
garbage collectors before because this type of waste has high economic value and can
be sold to collectors of bottles and scraps, so the data Above is the data of waste that
has been sorted out before, the actual number is much higher than 6.21%.
Sonadezi Environment Joint Stock Company manages and effectively collects
domestic waste in 29 wards and communes. Households do not have many problems
with sanitation during the collection process, about 81.33% and are satisfied with the
garbage collection fee of about 97.33%. Except that the garbage collection points in
Bien Hoa City cause a loss of beauty and greatly affect the living process of people
because they are located too close to residential areas and so far there is no suitable
treatment plan.
According to the survey results. Households in Bien Hoa City are very concerned
about waste, about 62% of households know about NR and up to 30% of households
participate in sorting waste at source. Most households know about garbage
classification mainly from propaganda from wards and communes; Press information;
social networks, the internet account for over 50%; 92% of households believe that the
benefits of NR contribute to environmental protection and also earn more from waste
sorting. With the current status of domestic solid waste management mentioned above,
the study evaluated the collection, transportation and classification of garbage and
proposed some solutions to contribute to improving the efficiency of MSW
management in the locality.

SVTH: Phạm Huy Hoàng


GVHD: Th.S Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô trường Đại học Tài Nguyên và
Môi Trường TP. HCM, đặc biệt là thầy cô khoa Môi Trường, đã tận tâm truyền đạt
những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình dạy học tại trường. Đó là
những khoảng thời gian tốt đẹp trong 4 năm sát cánh cùng thầy cô và các bạn, dù chỉ
vỏn vẹn 4 năm nhưng những kiến thức mà thầy cô đã tận tụy gửi gắm cho em cũng là
một nền tảng vững chắc để em tiếp tục bước tiếp khi làm việc trong môi trường thực
tế.
Tiếp theo, Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Cô Phạm Thị Diễm
Phương đã tận tình giúp đỡ và đồng hành cùng em trong suốt quá trình em thực hiện
và hoàn thành chuyên đề báo cáo tốt nghiệp này. Dù thời gian là có hạn nhưng ngoài
hướng dẫn làm khóa luận tốt nghiệp thì cô còn dạy cho chúng em một số những kiến
thức mềm bằng trải nghiệm khi đi làm của cô. Cô đã tạo ra một môi trường nhỏ cho
chúng em học tập và thực sự làm việc là thế nào. “Cách em làm một việc là cách em
làm mọi việc” là câu mà em đã khắc ghi trong đầu qua lời cô dạy. Ngoài vai trò là một
giáo viên hướng dẫn, cô còn trực tiếp là một người truyền thêm lửa, tiếp thêm động
lực cho em cố gắng để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin cảm ơn anh Long thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường TP.
Biên Hòa, anh Tâm thuộc công ty cổ phần Sonadezi đã hỗ trợ em hết mình và tận tình
giúp đỡ em trong suốt quá trình em thực hiện đề tài.
Vì thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai
sót. Em rất mong sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè.

Lời cuối cùng em xin chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày........ tháng ...... năm 2023


Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

SVTH: Phạm Huy Hoàng


GVHD: Th.S Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023


Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

SVTH: Phạm Huy Hoàng


GVHD: Th.S Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 08 năm 2023


Xác nhận của giảng viên phản biện

SVTH: Phạm Huy Hoàng


GVHD: Th.S Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. ivv
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI. ............................................................................................ 1
3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI............................................................................................. 1
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU............................... 2
5. PHƯƠNG PHÁP .................................................................................................. 2
5.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu .............................................................. 2
5.2. Phương pháp điều tra ....................................................................................... 2
5.3. Phương pháp so sánh ........................................................................................ 2
5.4. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ............................................................ 2
5.5. Phương pháp lấy mẫu ....................................................................................... 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU .................................................................3
1.1. Tổng quan về chất thải sinh hoạt .......................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt ................................................................ 3
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ............................................... 3
1.1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ............................................................. 4
1.1.4. Tác động của CTRSH tới môi trường và sức khỏe con người .................... 5
1.1.5. Các mô hình xử lý và tiêu hủy rác thải sinh hoạt ........................................ 6
1.1.6. Phân loại rác thải ......................................................................................... 9
1.1.7. Thực trạng thu gom và xử lý rác thải của một số nước ............................ 10
1.1.8. Kinh nghiệm một số nước ......................................................................... 12
1.2. Tổng quan về Thành phố Biên Hòa .................................................................... 14
1.2.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 14
1.2.2. Địa hình, địa mạo ...................................................................................... 15
1.2.3. Khí hậu ...................................................................................................... 15
1.2.4. Thủy văn, thủy lực .................................................................................... 15
1.2.5. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội ......................................................... 16
1.3. Hiện trạng môi trường ........................................................................................ 18
1.3.1. Hiện trạng môi trường đất ......................................................................... 18
1.3.2. Hiện trạng môi trường nước mặt ............................................................... 20
1.3.3. Hiện trạng môi trường không khí .............................................................. 20
1.3.4. Hiện trạng tài nguyên sinh học.................................................................. 21
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN...................22
2.1. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 22

SVTH: Phạm Huy Hoàng i


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

2.2. Phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp tài liệu ............................................. 25
2.3. Phương pháp kế thừa số liệu............................................................................... 26
2.4. Phương pháp xác định hệ số phát sinh ............................................................... 26
2.5. Phương pháp so sánh số liệu .............................................................................. 26
2.6. Phương pháp tổng hợp viết báo cáo ................................................................... 26
CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
- ĐỒNG NAI.................................................................................................................27
3.1. Hiện trạng CTRSH trên địa bàn Thành phố Biên Hòa ....................................... 27
3.1.1. Nguồn gốc phát sinh.................................................................................. 27
3.1.2. Thành phần chính ...................................................................................... 27
3.1.3. Khối lượng phát sinh ................................................................................. 30
3.1.4. Khối lượng rác mỗi ngày của hộ dân ........................................................ 33
3.2. Công tác quản lý CTRSH trên địa bàn TP Biên Hòa ......................................... 34
3.2.1. Quy trình lưu giữ ....................................................................................... 34
3.2.2. Hiện trạng thu gom và vận chuyển CTRSH ............................................. 34
3.2.3. Phương tiện thu gom ................................................................................. 37
3.2.4. Điểm tập kết, trung chuyển rác ................................................................. 37
3.2.5. Hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt ........................................................ 39
3.2.6. Hoạt động thu phí thu gom CTRSH .......................................................... 39
3.2.7. Công tác phân loại rác tại nguồn ............................................................... 40
3.2.8. Dự báo khối lượng rác thải thành phố Biên Hòa tới năm 2030 ................ 44
3.3. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRSH tại thành phố Biên Hòa – Tỉnh
Đồng Nai. .................................................................................................................. 46
3.3.1. Lưu trữ tại nguồn....................................................................................... 46
3.3.2. Đối với công tác thu gom. ......................................................................... 46
3.3.3. Đối với công tác vận chuyển. .................................................................... 47
3.3.4. Đối với công tác phân loại rác .................................................................. 48
CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CTRSH TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA – TỈNH ĐỒNG NAI ...............................60
4.1. Giải pháp cho hiện trạng lưu trữ chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn .................... 60
4.1.1. Thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn .............................. 60
4.1.2. Mục tiêu phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ................................ 60
4.1.3. Các biện pháp khi thực hiện chương trình PLRTN .................................. 60
4.2. Giải pháp giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng .......................................................... 61
4.3. Giải pháp thu gom rác cho hộ dân đã phân loại rác tại nguồn ........................... 62
4.3.1. Phương pháp lưu trữ rác đã phân loại của hộ dân ..................................... 62
4.3.2. Phương pháp thu gom rác đã phân loại ..................................................... 63
4.4. Giải pháp cải thiện, nâng cấp điểm sang tiếp rác ............................................... 64

SVTH: Phạm Huy Hoàng ii


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................65


KẾT LUẬN ............................................................................................................... 65
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................67
PHỤ LỤC .....................................................................................................................68
PHỤ LỤC A – Phiếu khảo sát................................................................................... 68
PHỤ LỤC B – Khu vực thu gom rác, thời gian và ngày thu gom rác của phường .. 74
PHỤ LỤC C – Một số hình ảnh về rác có liên quan ................................................. 94
PHỤ LỤC D – Kết quả khảo sát dạng hình ảnh excel .............................................. 97

SVTH: Phạm Huy Hoàng iii


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt

CTR : Chất thải rắn

ND-CP : Nghị định chính phủ


TN-MT : Tài nguyên Môi Trường

PTNMT : Phòng Tài nguyên Môi trường

BVMT : Bảo vệ môi trường

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND : Ủy ban nhân dân

PHSH : Phân hủy sinh học

PLR : Phân loại rác

PLRTN : Phân loại rác tại nguồn

XLCT : Xử lý chất thải

QĐ : Quyết định

SVTH: Phạm Huy Hoàng iv


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ..........................................................3
Bảng 1.2. Định nghĩa thành phần CTRSH ......................................................................4
Bảng 1.3. Quy mô bãi chôn lấp CTRSH .........................................................................8
Bảng 1.4. Thu gom chất thải rắn trên toàn thế giới .......................................................11
Bảng 1.5. Khối lượng CTRSH phát sinh tại KV đô thị theo vùng, 2019 ......................11
Bảng 1.6. Dân số thành phố Biên Hòa qua các năm .....................................................17
Bảng 1.7. Kết quả quan trắc môi trường đất công nghiệp năm 2019 - 2020 ................18
Bảng 1.8. Kết quả quan trắc hàm lượng kim loại nặng trong đất..................................19
Bảng 1.9. Kết quả quan trắc kim loại nặng trong đất..................................................19
Bảng 3.1. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của TP Biên Hòa (Số liệu PTNMT) .....27
Bảng 3.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của TP. Biên Hòa (Số liệu lấy mẫu) .....28
Bảng 3.3. Lượng rác phát sinh của mỗi phường ...........................................................31
Bảng 3.4. Hệ số phát thải CTRSH của TP Biên Hòa ....................................................33
Bảng 3.5. Tình hình thu gom rác tại các phường ..........................................................35
Bảng 3.6. Thời gian thu gom diễn ra tại các phường ....................................................35
Bảng 3.7. Loại phương tiện thu gom rác thải của TP Biên Hòa ...................................37
Bảng 3.8. Các điểm sang tiếp rác trên địa bàn TP Biên Hòa ........................................38
Bảng 3.9. Phương án thu phí vệ sinh trên địa bàn TP Biên Hòa.....................................40
Bảng 3.10. Phí thu gom rác của TP Biên Hòa (Số liệu khảo sát) ...................................40
Bảng 3.11. Thành phần số hộ dân sử dụng bọc nilong phân hủy sinh học ...................41
Bảng 3.12. Dân số dự báo của thành phố Biên Hòa tới năm 2030 ............................... 48
Bảng 3.13. Dự báo khối lượng rác phát sinh thành phố Biên Hòa 2030.......................48
Bảng 3.14. Số hộ dân biết về PLRTN ...........................................................................48
Bảng 3.15. Số hộ dân có PLRTN ..................................................................................49
Bảng 3.16. Loại rác mà hộ dân phân loại .....................................................................50
Bảng 3.17. Căn cứ phân loại rác của hộ dân .................................................................51
Bảng 3.18. Nhận thức về lợi ích phân loại rác của hộ dân ............................................53
Bảng 3.19. Số hộ dân đồng ý PLR thành 2 loại ............................................................ 54
Bảng 3.20. Số hộ dân sẵn sàng PLRTN trong tương lai ...............................................55
Bảng 3.21. Độ tương quan giữa trình độ học vấn và hộ dân biết PLRTN ....................56
Bảng 3.22. Độ tương quan giữa trình độ học vấn và hộ dân có PLRTN ......................57
Bảng 3.23. Độ tương quan giữa trình độ học vấn hộ dân và lợi ích PLRTN ................58
Bảng 4.1. Giải pháp tái sử dụng chất thải......................................................................61
Bảng 4.2. Cách phân loại rác tại nguồn đối với hộ dân.................................................63

SVTH: Phạm Huy Hoàng v


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1.1. Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt. .........................................4
Hình 1.2. Sơ đồ xử lý rác bằng công nghệ ép kiện..........................................................9
Hình 1.3. Bản đồ hành chính Thành phố Biên Hòa. .....................................................14
Hình 2.1. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu. ....................................................................22
Hình 2.2 Thực hiện khảo sát hộ dân. .............................................................................24
Hình 2.3. Thực hiện phương pháp lấy mẫu. ..................................................................25
Hình 3.1. Các thành phần có trong chất thải rắn sinh hoạt của TP Biên Hòa. ..............29
Hình 3.2. Biểu đồ số liệu thành phần CTRSH. ............................................................. 30
Hình 3.3. Khối lượng CTRSH của thành phố Biên Hòa từ năm 2020 -2022. ..............31
Hình 3.4. Lượng rác phát sinh của mỗi phường. ...........................................................33
Hình 3.5. Quy trình thu gom rác của TP Biên Hòa. ......................................................34
Hình 3.6. Thành phần phần trăm hộ dân sử dụng bọc nilong phân hủy sinh học. ........42
Hình 3.7. Số hộ dân hài lòng với dịch vụ thu gom rác. .................................................47
Hình 3.8. Thành phần phần trăm hộ dân biết về PLRTN. .............................................48
Hình 3.9. Thành phần phần trăm hộ dân có PLRTN. ....................................................49
Hình 3.10. Thành phần phần trăm loại rác hộ dân phân loại. .......................................51
Hình 3.11. Thành phần phần trăm căn cứ phân loại rác của hộ dân. ............................ 52
Hình 3.12. Thành phần phần trăm nhận thức về lợi ích PLR của hộ dân. ....................53
Hình 3.13. Thành phần phần trăm hộ dân đồng ý phân rác làm 2 loại. ........................54
Hình 3.14. Thành phần phần trăm hộ dân săn sàng PLRTN trong tương lai. ...............55
Hình 3.15. Độ tương quan giữa trình độ học vấn và hộ dân biết PLRTN ....................56
Hình 3.16. Độ tương quan giữa trình độ học vấn và hộ dân có PLRTN. ......................57
Hình 3.17. Độ tương quan giữa trình độ học vấn hộ dân và lợi ích PLRTN. ...............58

SVTH: Phạm Huy Hoàng vi


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Với sự tăng trưởng kinh tế, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và
nâng cao. Nhu cầu sống và những đòi hỏi về chất lượng sống của người dân ngày càng
cao hơn. Để đáp ứng được những điều đó, nhà nước ta đang từng ngày hoàn thiện
mình hơn và đề ra những kế hoạch, mục tiêu để đáp ứng và giải quyết những vấn đề
đang còn tồn tại. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích mang lại thì đô thị hóa quá nhanh
tạo sức ép cho nhiều mặt dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không
bền vững. Lượng chất thải rắn thải ra ngày càng nhiều kèm theo thành phần phức tạp.
Chất thải rắn sinh hoạt đang là vấn đề đáng được quan tâm, cho đến nay vẫn chưa có
biện pháp quản lý và kiểm soát chặt chẽ và ô nhiễm môi trường vì rác thải từ lâu đã là
một trong những vấn đề đáng e ngại của người dân sống gần đó. Bầu không khí, nguồn
nước bị ô nhiễm nặng nề một phần do con người tàn phá thiên nhiên, phần nữa do con
người thải vào thiên nhiên là phế thải.
Theo số liệu thống kê của Sở TNMT Đồng Nai, mỗi ngày Thành phố Biên Hòa
có khoảng 750 tấn chất thải rắn và khoảng 90 ngàn m3 nước thải sinh hoạt thải ra môi
trường. Dự báo đến năm 2030, tổng lượng rác thải của thành phố tăng lên khoảng 890
tấn/ngày.
Thành phố Biên Hòa là địa phương phát sinh nước thải và rác thải sinh hoạt
nhiều nhất tỉnh. Việc thiếu hệ thống xử lý nước thải, thiếu các điểm trung chuyển chất
thải hiện nay là nguyên nhân gây gia tăng ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị.
Mặc dù thành phố đã triển khai tuyên truyền bảo vệ môi trường và phân loại rác thải
đến 30 phường, xã nhưng nhiều hộ gia đình, khu nhà trọ chưa thực hiện.
Chất thải sinh hoạt sinh ra từ mọi lúc mọi nơi, từ các khu thương mại, cơ quan
công sở, chợ các tụ điểm buôn bán, nhà hàng khách sạn, công viên, khu vui chơi giải
trí, trường học và các viện nghiên cứu… Chất thải rắn sinh hoạt có rất nhiều thành
phần đa dạng, có khả năng tồn tại lâu trong môi trường sẽ dẩn đến nguy cơ gây ô
nhiễm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và mất cảnh quan Môi trường.
Vì vậy việc nghiên cứu và đề xuát giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt là
vấn đề cần thiết và cấp bách, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý rác thải ở thành phố
Biên Hòa, không chỉ góp phần cải thiện chất lượng môi trường, tạo vẻ đẹp mỹ quan đô
thị, hướng đến xây dựng kinh tế – xã hội. Đó là lý do em chọn đề tài: “Đánh giá hiện
trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý chất thải rắn tại thành phố Biên
Hòa” để làm luận văn tốt nghiệp.
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI.
- Đánh giá hiện trạng CTRSH trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
- Đề xuất được giải pháp cải thiện công tác quản lý CTRSH ở thành phố Biên Hòa,
tỉnh Đồng Nai.
3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
- Tổng quan về tài liệu.
- Phương pháp thực hiện.
- Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt Thành phố Biên Hòa.
- Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Thành phố Biên Hòa.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 1


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

- Đề xuất giải pháp quản lý CTRSH tại Thành phố Biên Hòa.
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: Chất thải rắn sinh hoạt tại Thành phố Biên Hòa.
- Phạm vi đề tài: phường Trảng Dài, phường Thống Nhất, phường Quang Vinh,
phường Long Bình, Phường Tân Phong.
- Thời gian thực hiện: 20/02/2023 đến 02/06/2023.
5. PHƯƠNG PHÁP
5.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
Thực hiện thu thập thông tin qua sách báo, tài liệu nhằm mục đích tim chọn những
khái niệm và tư tưởng làm cơ sở lí luận cho đề tài.
Nguồn tài liệu nghiên cứu tham khảo trong khoá luận bao gồm: giáo trình, báo cáo
khoa học, số liệu thống kê, từ phòng Tài nguyên và Môi trường TP Biên Hòa,…
5.2. Phương pháp điều tra
Khảo sát về khối lượng rác hộ dân bằng câu hỏi phỏng vấn và điều tra 150 hộ về
một số vấn đề như khối lượng rác phát thải mỗi ngày, về phân loại rác tại nguồn, tần
suất thu gom rác, chi phí thu gom rác, thoi quen sinh hoạt. Đối tượng được phỏng vấn
là những người dân thuộc nhiều thành phần dân cư khác nhau như cán bộ, nhân viên,
công nhân, viên chức, lao động buôn bán và sinh sống tại TP Biên Hòa.
5.3. Phương pháp so sánh
So sánh các số liệu đã có sẵn tại phòng TNMT TP .Biên Hòa và số liệu tự điều tra
và thực hiện nhằm đánh giá và nhận xét giữa số liệu và thực tế vấn đề rác thải sinh
hoạt tại TP .Biên Hòa.
5.4. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu cần thiết, cần tiến hành tổng hợp lại để có
những thông tin chọn lọc nhất, hợp lý nhất và chính xác nhất. Các số liệu được xử lý
bằng các phần mềm máy tính như Excel hoặc SPSS.
5.5. Phương pháp lấy mẫu
Để có dữ liệu tính thành phần phần trăm CTRSH tại thành phố Biên Hòa, luận văn
đã tiến hành lấy mẫu ở các nhóm đối tượng nghiên cứu thực địa tại điểm sang tiếp rác
Mega Market (bên cạnh siêu thị Mega Market trên đường Nguyễn Ái Quốc).
Chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu: dụng cụ lấy mẫu bao gồm cân 20 kg, túi nylong để
chứa rác, găng tay cao su, cuốc để trộn rác giấy bút để viết lại thông tin.
Tần suất lấy mẫu 4 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần trong vòng 1 tháng, thời gian lấy
mẫu là vào buổi tối. Sử dụng phương pháp “một phần tư”.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 2


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU


1.1. Tổng quan về chất thải sinh hoạt
1.1.1. Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt
Theo nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 về quy định chi
tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường.
Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác thải sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh
trong sinh hoạt thường ngày của con người.
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của chất thải rắn là yếu tố
quan trọng để lựa chọn, thiết kế công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản lý
chất thải rắn[3].
Bảng 1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Nguồn phát sinh Loại chất thải

Rác thực phẩm, giấy, cacton, nhựa, túi nilon, vải, da, các
Hộ gia đình vườn, gỗ, đình | thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại, trò, lá
cây, chất thải đặc biệt như pin, dầu nhớt xe, lốp xe, sơn
thừa...

Giấy, cacton, nhựa, túi nylon, gỗ, rác thực phẩm, thủy
tinh, kim loại, chất thải đặc biệt như vật dụng gia đình hư
Khu thương mại hỏng (kệ sách, đèn huỳnh quang, tủ…..), đồ điện tử hư
hỏng (máy radio, tivi...), tủ lạnh, máy giặt hỏng, pin, dầu
nhớt xe, sơn thừa.

Giấy, cacton, nhựa, túi nylon, gỗ, rác thực phẩm, thủy
Công sở tinh, kim loại, chất thải đặc biệt như kệ sách, đèn, tủ hỏng,
pin, dầu nhớt xe, năm lốp, sơn thừa...

Rác chợ Rác thực phẩm, củ quả thối, vỏ cây, trái cây hư, thịt động
vật,…
(Nguồn: Công tác quản lý CTRSH địa bàn TP Biên Hòa, 2022)
Ngoài ra còn chất thải sinh hoạt phát sinh từ quán ăn, nhà hàng và chất thải sinh
hoạt phát sinh từ các bệnh viện, cơ sở y tế.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 3


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Trường học, cơ
Nhà dân, khu dân cư Nơi vui chơi, giải trí
quan

Chất thải rắn sinh Bệnh viện, cơ sở y


Chợ, bến xe, nhà ga
hoạt tế

Giao thông, xây Nông nghiệp, hoạt Khu công nghiệp,


dựng động xử lý rác nhà máy, xí nghiệp

(Nguồn: Công tác quản lý CTRSH địa bàn TP Biên Hòa, 2022)
Hình 1.1. Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.
1.1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Mỗi nguồn phát sinh CTRSH khác nhau lại có những thành phần CTRSH khác
nhau như: khu dân cư và thương mại có thành phần CTRSH đặc trưng là thực phẩm,
giấy, cacton, nhựa, vải, cao su, rác vườn, công ty – xí nghiệp có thành phần CTRSH là
nilon, nhựa, cao su, kim loại[5]. Định nghĩa thành phần CTRSH gồm ba nhóm lớn: các
chất cháy được, các chất không cháy, các chất hỗn hợp như bảng sau:
Bảng 1.2. Định nghĩa thành phần CTRSH

Thành phần Định nghĩa Ví dụ

Các chất cháy được

Các vật liệu làm từ giấy bột và Các túi giấy, mảnh bìa,
Giấy
giấy giấy vệ sinh.

Hàng dệt Có nguồn gốc từ các sợi Vải, len, nilon.

Các chất thải từ đồ ăn thực Rau, củ, quả, đồ ăn dư
Thực phẩm
phẩm thừa.

Đồ dùng bằng gỗ như


Các sản phẩm và vật liệu được
Cỏ, gỗ, củi, rơm bàn, ghế, đồ chơi, vỏ
chế tạo từ tre, gỗ.
dừa.

Các sản phẩm và vật liệu được Phim cuộn, túi chất dẻo,
Chất dẻo
chế tạo từ chất dẻo. chai, lọ, dây điện

SVTH: Phạm Huy Hoàng 4


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Các sản phẩm và vật liệu được Bóng, giày, ví, săm xe
Da và cao su
chế tạo từ da và cao su. cũ.

Các chất không cháy

Các sản phẩm và vật liệu được


Vỏ hộp, dây điện, hàng
Các kim loại sắt chế tạo từ sắt mà dễ bị nam
rào, dao, nắp lọ.
châm hút

Các kim loại phi Các vật liệu không bị nam
Vỏ nhôm, giấy bao gói.
sắt châm hút.

Các sản phẩm và vật liệu được Chai lọ, đồ đựng thủy
Thủy tinh
chế tạo từ thủy tinh. tinh, bóng đèn.

Bất cứ các vật liệu không cháy Vỏ chai, xương, gạch, đá,
Đá và sành sứ
ngoài kim loại, thủy tinh gốm.

(Nguồn: Moitruongviet.edu.vn, thành phần CTRSH, 2020)


1.1.4. Tác động của CTRSH tới môi trường và sức khỏe con người
a. Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Các loại CTRSH thường có bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm
không khí, cũng có những loại rác thải có khả năng thăng hoa phát tán vào không khí
gây ô nhiễm trực tiếp. Những loại rác trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp
(35°C và độ ẩm 70-80%) sẽ có quá trình biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật tạo
mùi hôi và nhiều loại khi có tác động xấu đến môi trường không khí.
Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ
không khí và thay đổi theo mùa. Lượng khi phát thái tăng khi nhiệt độ tăng, lượng khi
phát thải trong mùa hè cao hơn mùa đông. Đối với các bãi chôn lấp, ước tính 30% các
chất khi phát sinh trong quá trình phân hủy rác có thể thoát lên trên mặt đất mà không
cần một sự tác động nào[1].
Theo báo Environmental Sustainability Impacts of Solid Waste Management
Practices in the Global South, 2022 cho rằng, việc ô nhiễm do CTRSH dựa trên việc
đốt phát tán trong không khí còn làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng mũi, cổ họng, viêm phổi,
khó thở, nhiễm khuẩn, thiếu máu, giảm khả năng miễn dịch, dị ứng và hen suyễn.
Ngoài ra quá trình đốt CTRSH phát tán ra không khí còn giải phóng bụi mịn gây
nên bệnh hô hấp và có tác động mạnh tới các phụ nữ đang có thai và khả năng sinh sản
ở phụ nữ[12].
b. Ảnh hưởng đến môi trường đất
Rác sau khi chôn lấp sẽ tạo thành khi CH2, trong điều kiện hiếu khí làm xuất hiện
thèm chất độc cho môi trường đất, chất khi vừa thoát ra có thể bốc lên gây tăng hiệu
ứng nhà kính. Sự phân giải các chất hữu cơ cũng gây ô nhiễm do các sản phẩm trung
gian hoặc vi khuẩn gây bệnh cho đất nếu chôn lấp không đúng kỹ thuật.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 5


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Đối với rác không phân hủy như túi nylon, nhựa, cao su,... nếu không có giải pháp
thích đáng sẽ là nguy cơ gây suy thoái và giảm độ phì nhiêu của đất Rác thai còn có
thể gây mất hệ sinh vật trong đất, thay đổi thành phần đất, làm mất tính chất của đất
gây ảnh hưởng đến năng suất chất lượng cây trồng[1].
c. Ảnh hưởng đến môi trường nước
CTR không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm môi
trưởng nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích tiếp xúc của nước
với không khi dẫn tới giảm DO trong nước. Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong nước
gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước
mặt bị suy thoái. CTR phân huỷ và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước
thành màu đen, có mùi khó chịu.
Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao
(chất hữu cơ. do trong rác có phân súc vật, các thức ăn thừa... chất thải độc hại, từ bao
bì đựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm). Nếu không được thu gom
xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước dưới đất gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm
trọng.
d. Ảnh hưởng tới con người
Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu, viêm
phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác.
Những người làm nghề nhặt rác thải thường xuyên phải chịu ảnh hưởng ở mức độ
cao do bụi, mầm bệnh, các chất độc hại, côn trùng đốt (trích) và các loại hơi khi độc
hại trong suốt quá trình làm việc dẫn đến các bệnh về cúm, ly giun, lao, dạ dày, tiêu
chảy, các vấn đề đường ruột...
Các bãi chôn lấp tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác: các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm
kim tiêm cũ...có thể là mối đe doạ nguy hiểm với sức khoẻ con người (lây nhiễm
AIDS.. ) khi họ dẫm phải hoặc bị cáo xước chân tay....
Hai thành phần chất thải rắn được coi là cực kỳ nguy hiểm là kim loại nặng và
chất hữu cơ khó phân huỷ (có khả năng tích luỹ sinh học trong nông sản, thực phẩm,
mô tế bào động vật, nguồn nước và tồn tại bền vững trong môi trường) gây ra hàng
loạt bệnh nguy hiểm đối với con người như vô sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh; tác
động lên hệ miễn dịch gây ra các bệnh tim mạch, tê liệt hệ thần kinh...
1.1.5. Các mô hình xử lý và tiêu hủy rác thải sinh hoạt
a. Xử lý bằng phương pháp ủ làm phân compost
Ủ sinh học (compost) là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để thành các
chất mùn với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối ưu
đối với quá trình. Phương pháp này biến chất thải rắn sinh hoạt có nguồn gốc hữu cơ
thành phân ủ hữu cơ (Compost), đây là phương pháp truyền thống, sử dụng hiệu
quả[3].
Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền thống được áp dụng
phổ biến ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Quá trình ủ được coi như quá
trình lên men yếm khí mùn hoặc hoạt chất mùn. Sản phẩm thu hồi là hợp chất mùn
không mùi, không chứa vi sinh vật gây bệnh và hạt cỏ. Để đạt mức ổn định như lên
men, việc ủ đòi hỏi năng lượng để tăng cao nhiệt độ của đống ủ. Trong quá trình ủ,
oxy sẽ được hấp thụ hàng trăm lần và hơn nữa so với bể aeroten. Quá trình ủ áp dụng

SVTH: Phạm Huy Hoàng 6


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

với chất hữu cơ không độc hại, lúc đầu là khử nước, sau đó là xử lý cho đến khi nó
thành xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt độ được kiểm tra và giữ cho vật liệu ủ luôn ở trong
trạng thái hiếu khí trong thời gian ủ. Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình oxy
hóa các chất thối rữa. Sản phẩm cuối cùng là CO2, nước, các hợp chất thối rữa và các
hợp chất hữu cơ bền vững như ligin, xenlulo, sợi…
• Ưu điểm
+ Rác hay than bùn không được bỏ đi mà được tái chế thành sản phẩm phục vụ cho
nông nghiệp.
+ Diệt các mầm bệnh nguy hiểm trong quá trình phân hủy sinh học.
+ Một nhà máy chế biến phân ủ đặt ở trung tâm giảm chi phí vận chuyển so với việc
chôn lấp.
+ Phân sau khi ủ thành chất mùn hữu ích cho nông nghiệp như tăng độ phì nhiêu của
đất, giúp cây trồng hấp thụ tốt hơn.
+ Có thể xử lý được nước thải, mùi cống.
• Nhược điểm
+ Vốn và chi phí tương đối lớn.
+ Gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thị sản phẩm.
+ Đòi hỏi người vận hành phải được đào tạo với trình độ phù hợp.
+ Việc ủ thường dạng thủ công và lộ thiên gây phản cảm về mỹ quan.
+ Làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
+ Phương pháp ủ rác hiện đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, chi phí lớn. Nhà máy không
được thiết kế tốt sẽ gây bệnh phổi cho công nhân trực tiếp sản xuất.
b. Xử lý bằng phương pháp đốt
Đốt rác là một phương pháp được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, xử lý bằng
phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng làm giảm tới mức thấp nhất chất thái cho khâu
xử lý cuối cùng, nếu sử dụng công nghệ đót rác tiên tiến có ý nghĩa trong bảo vệ môi
trường. Nhưng đây là phương pháp xử lý tốn kém nhất và so với phương pháp chôn
lấp hợp vệ sinh chi phí có thể cao gấp 10 lần. Công nghệ đốt thường được sử dụng ở
các quốc gia phát triển và phải có một tiền kinh tế đủ mạnh bao cấp cho việc thiêu đốt
CTRSH như là một hoạt động phúc lợi xã hội của toàn dân[3].
• Ưu điểm
+ Đốt cháy hay tiêu hủy các loại côn trùng, sinh vật gây bệnh, chất gây ô nhiễm.
+ Diện tích xây dựng các nhà đốt thường nhỏ hơn diện tích các bãi rác.
+ Các lò đốt có thể xây dựng không xa thành phố, chi phí vận chuyển rác giảm
xuống.
+ Giảm khối lượng rác thải đến 80-90%.
+ Giảm tối đa mùi hôi thối từ rác.
+ Sử dụng nhiệt vào mục đích khác.
• Nhược điểm
+ Vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi về năng lực và kĩ thuật cao.
+ Tiền đầu tư và chi phí vận hành rất lớn.
+ Có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí.
+ Thành phần không thể đốt và tro vẫn phải sử dụng phương pháp chôn lấp.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 7


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

c. Xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh


Phương pháp này được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng trong quá trình xử lý
chất thải rắn sinh hoạt là phương pháp phân hủy kỵ khí với khối lượng chất hữu cơ
lớn. Đây là phương pháp lâu đời khá đơn giản và hiệu quả đối với lượng rác thải ở các
thành phố đông dân cư.
Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là phân giải yếm khí các chất hữu cơ có
trong rác thải. Và các chất dễ bị thói rửa tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu
dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và các khí CO2, CH4.
Một thực trạng hiện nay, hầu hết các bãi chôn lấp hợp vệ sinh nhưng lại chưa đạt
vệ sinh môi trường. Cả nước chỉ có 16/64 tỉnh thành có đầu tư bãi chôn lấp hợp vệ
sinh, với tổng số bãi chôn lấp là 91, trong đó chỉ có 17 bãi được thiết kế xây dựng hợp
vệ sinh nhưng lại chưa được vận hành theo đúng yêu cầu bảo vệ môi trường. Hiện nay
có 20 dự án công nghệ xử lý chất thải khi triển khai, tuy nhiên cũng chỉ có 50% dự án
thành công. Ngay cả các lò công nghệ thiêu, đốt công nghệ nhập từ nước ngoài cũng
chỉ thành công có 30% về xử lý rác[3].
Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn bãi chôn lấp:
Quy mô bãi rác: Phụ thuộc vào quy mô dân số, chất lượng CTRSH phát sinh, đặc
điểm rác thải. Quy mô chôn lấp được chia làm 4 loại là: loại nhỏ, loại vừa, loại lớn và
loại rất lớn.
Bảng 1.3. Quy mô bãi chôn lấp CTRSH

Dân số Thời gian tái


Quy mô bãi Lượng chất Diện tích
sử dụng
chôn lấp (1000 người) thải (tấn/năm) (ha)
(năm)

Loại nhỏ 5 – 10 2.000 5 <10

Loại vừa 100 – 150 6.500 10 – 30 10 – 30

Loại lớn 350 – 1.000 20.000 30 – 50 30 – 50

Loại rất lớn >1.000 >2.000 >50 >50


(Nguồn: Đánh giá hiện trạng đề xuất giải pháp QLCTRSH cho TP Tân An, 2021)
Qua bảng trên cho thấy rằng: Nếu lượng CTRSH càng lớn thì quy mô bãi chôn lấp
càng lớn và thời gian tái sử dụng càng dài. Tuy nhiên, mức độ tái sử dụng đất của bãi
chôn lấp càng lớn và thời gian tái sử dụng càng dài. Tuy nhiên, Mức độ tái sử dụng đất
của bãi chôn lấp tùy thuộc vào tính chất, thành phần của từng loại chất thải.
• Ưu điểm
+ Công nghệ này có giá vận hành đầu tư thấp và chi phí vận chuyển thấp hơn so với
các phương pháp khác.
+ Giảm thiểu được mùi hôi thối, ít gây ô nhiễm môi trường.
+ Xử lý được nhiều loại rác thải khác nhau.
• Nhược điểm
+ Đòi hỏi diện tích đất đai lớn.
+ Sinh khí CO2 và CH4 đóng góp một phần vào sự nóng lên của trái đất.
SVTH: Phạm Huy Hoàng 8
GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

+ Nếu bãi chôn lấp không được thiết kế và vận hành tốt sẽ là nguyên nhân gây nên
tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực bãi rác.
+ Các lớp đất phủ thường hay bị gió thổi mòn hay phát tán xa.
+ Các bãi này tỏa ra khí metan hay khí hydrogen sunfide gây độc hại có khả năng
gây ngạt thở, cháy nổ.
d. Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ép kiện
Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ CTRSH tập trung thu gom
vào nhà máy. Rác được phân loại nhằm phương pháp thủ công trên bang tải. các chất
trơ và các chất có thể tận dụng được như kim loại, nilon, giấy, thủy tinh. nhưa... được
thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ được băng tải chuyển qua hệ thống ép nén rác
bằng thủy lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện với
tỷ số nén rất cao.
Các kiện rác đã nén ép được sử dụng vào việc đắp các bờ chắn hoặc san lấp những
vùng đất trũng sau khi được phủ lên các lớp đất cát. Trên diện tích này có thể sử dụng
làm mặt bằng các công trình như: công viên, vườn hoa, các công trình xây dụng nhỏ
và mục đích chính là làm giảm tối đa mặt bằng khu vực xử lý rác.

Kim
loại

Thủy
tinh
Rác Phễu Băng Phân
thải nạp rác tải rác loại

Giấy

Nhựa
Các khối kiện sau Băng Máy ép
khi ép tải thải rác
vật liệu

(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, Quản lý chất thải rắn đô thị, 2021)
Hình 1.2. Sơ đồ xử lý rác bằng công nghệ ép kiện.
1.1.6. Phân loại rác thải
Phân loại rác thải là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo tách rác thải từng loại khác
nhau. Nhằm mục đích có thể dễ dàng vận chuyển, tái chế, qua đó góp phần giảm lượng
rác thải cần xử lý, tăng lượng rác thải có thể tái chế[4].

SVTH: Phạm Huy Hoàng 9


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

1.1.6.1. Lợi ích của phân loại rác thải sinh hoạt
a. Lợi ích kinh tế
Phân loại rác thải mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Trước hết nó tạo nguồn nguyên
liệu sạch cho sản xuất phân compost. CTRSH phần lớn là có khả năng tái sinh, tái chế
như nilon, thủy tinh, nhựa giấy, kim loại, cao su.... Nếu Thành phố Biên Hòa làm
chuẩn thì khối lượng CTRSH có thể phân hủy (rác thực phẩm) chiếm khoảng 70,3%
và CTRSH có khả năng tài sinh tái chế chiếm khoảng 6,21% và cùng với những thành
phố lớn đang phát triển tại Việt Nam cũng như Thành phố Biên Hòa thì khối lượng
chất thải rắn sinh hoạt thải ra hằng ngày ở Việt Nam là rất lớn. Nếu biết tận thu rác
thực phẩm, xã hội sẽ thu được hàng trăm tỉ đồng từ việc giảm chi phí chôn lấp rác và
bán phân compost.
Ngoài ra việc phân loại CTRSH cũng sẽ giúp cho việc giảm chi phí xử lý rất Giảm
khối lượng rác mang đi chôn lấp, diện tích đất phục vụ cho việc chôn lấp rác cũng sẽ
giảm đáng kể. Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ giảm được gánh nặng chỉ phí trong việc
xử lý rỉ rác cũng như xử lý mùi[3].
b. Lợi ích môi trường
Ngoài lợi ích kinh tế có thể tính toán được, việc phân loại CTRSH tại nguồn còn
mang lại nhiều lợi ích đối với môi trường. Khi giảm được khối lượng CTRSH phải
chôn lấp, khối lượng nước rỉ rác sẽ giảm. Nhờ đó, các tác động tiêu cực đến môi
trường cũng sẽ giảm đáng kể như: giảm rủi ro trong quá trình xử lý nước rỉ rác, giảm ô
nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt...
Diện tích bãi chôn lấp thu hẹp thu hẹp sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính do
khí của bãi chôn lấp. Ở các bãi chôn lấp, các khí chính gây nên hiệu ứng nhà kính gồm
CH4, CO2, NH3.
Việc tận dụng CTR có thể tái sinh, tái chế giúp bảo tồn nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Thay vì việc khai thác tài nguyên để sử dụng, chúng ta có thể sử dụng các sản
phẩm tái sinh tái chế này như một nguồn nguyên liệu thứ cấp. Chẳng hạn, chúng ta có
thể sử dụng lượng nhôm có trong chất thải sinh hoạt thay vì khai thác quặng nhôm.
Nhờ đó, chúng ta vừa bảo tồn được nguồn tài nguyên, vừa tránh được tình trạng ô
nhiễm do việc khai thác quặng nhôm mang lại[4].
c. Lợi ích xã hội
Phân loại CTRSH tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong
việc bảo vệ môi trường. Để công tác phân loại này đạt hiệu quả như mong đợi, các
ngành các cấp phải triệt để thực hiện công tác tuyên truyền hướng dẫn cho cộng đồng.
Lợi ích xã hội lớn nhất do hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn mang lại
chính là việc hình thành ở mỗi cá nhân nhận thức bảo vệ môi trường sống.
1.1.7. Thực trạng thu gom và xử lý rác thải của một số nước
1.1.7.1. Trên thế giới
Ước tính hàng năm chất lượng thải thu gom trên thế giới từ 2,5 đến 4 tỷ tấn (ngoại
trừ xây dựng và tháo dỡ, khai thác mỏ, nông nghiệp. Năm 2004, tổng lượng chất thải
đô thị được thu gom trên toàn thế giới được thu gom trên toàn thế giới ước tính là 1,2
tỷ tấn. Con số này thực tế chỉ gồm các nước OECD và các đô thị mới nổi và các nước
phát triển[5].

SVTH: Phạm Huy Hoàng 10


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Bảng 1.4. Thu gom chất thải rắn trên toàn thế giới
Đvt: triệu tấn
Các nước thuộc tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế OECD 620

Cộng động các quốc gia độc lập (trừ các nước biển Ban Tích) 65

Châu Á (trừ các nước thuộc OECD) 300

Trung Mỹ 30

Nam Mỹ 86

Bắc Phi và Trung Đông 50

Châu Phi cận Sahara 53

Tổng số 1204


(Nguồn: Nghiên cứu hiện trạng QLCTRSH tại Ninh Bình, Nguyễn Xuân Lan, 2030)
Hiện nay trên thế giới chất thải rắn được phân loại tại nguồn trước khi tiến hành
thu gom vận chuyển thường được áp dụng các phương thức thu gom sau:
+ Thu gom ở lề đường, lối đi.
+ Thu gom tại các điểm công cộng (hay thu gom tập trung).
+ Thu gom thường xuyên.
+ Thu gom theo một thời điểm trong ngày.
+ Thu gom các loại rác đặc biệt.
Trong quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn có sự tham gia của Chính phủ,
các doanh nghiệp tư nhân.
1.1.7.2. Ở Việt Nam
Rác thải ở Việt Nam là một hiện trạng đáng lo ngại cùng với sự gia tăng dân số,
quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, CTRSH đang gia tăng cả về
khối lượng và chủng loại. Ở Việt Nam, công tác quản lý CTRSH còn nhiều bất cập
như tỷ lệ thu gom CTRSH nông thôn còn chưa cao, CTRSH chưa được phân loại tại
nguồn; tỷ lệ tái chế còn thấp; phương thức xử lý chủ yếu là chôn lấp không hợp vệ
sinh cộng với sự lãng phí tài nguyên trong thói quen sinh hoạt của con người... Những
bất cập này dần dần đã trở nên quen thuộc trong vấn đề xử lý rác thải của Việt Nam
trong nhiều năm qua.
Bảng 1.5. Khối lượng CTRSH phát sinh tại KV đô thị theo vùng, 2019

Khối lượng phát Khối lượng phát


STT Vùng
sinh (tấn/ngày) sinh (tấn/năm)

1 Đồng bằng sông Hồng 8.466 3.089.926

SVTH: Phạm Huy Hoàng 11


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

2 Trung du và miền núi phía Bắc 2.740 1.000.184

Bắc Trung Bộ và Duyên hải


3 6.717 2.451.606
miền Trung

4 Tây Nguyên 1.485 542.098

5 Đông Nam Bộ 12.639 4.613.290

6 Đồng bằng sông Cửu Long 3.566 1.305.488

Tổng 35.624 13.002.592

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, 2020)
1.1.8. Kinh nghiệm một số nước
❖ Úc
Năm 2018, Chính phủ Úc đã ban hành “Chính sách xử lý chất thải quốc gia –
Càng ít rác thải, càng nhiều tài nguyên” thể hiện quan điểm về một nền kinh tế tuần
hoàn, chuyển từ ‘lấy, thực hiện, sử dụng” thành cách tiếp cận theo vòng đời, chu trình,
mục tiêu duy trì giá trị tài nguyên càng lâu càng tốt. Chính sách chất thải quốc gia năm
2018 cung cấp khung pháp lý thiết lập các nội dung thực hiện cho các doanh nghiệp,
chính phủ, cộng đồng và cá nhân để thực hiện cho đến năm 2030.
Năm nguyên tắc sau đây làm cơ sở cho việc quản lý chất thải, tái chế và thu hồi tài
nguyên trong nền kinh tế tuần hoàn tại Úc:
(i) Tránh lãng phí: Ưu tiên tránh lãng phí, khuyến khích sử dụng, tái sử dụng và sửa
chữa hiệu quả; Thiết kế các sản phẩm để giảm thiểu chất thải theo hướng có thời
gian sử dụng lâu dài đồng thời dễ dàng thu hồi vật liệu khi thải bỏ;
(ii) Cải thiện phục hồi tài nguyên: Cải thiện hệ thống và quy trình thu gom nguyên
liệu để tái chế; Cải thiện chất lượng vật liệu tái chế để sản xuất;
(iii) Tăng cường sử dụng vật liệu tái chế và xác định nhu cầu và thị trường cho các sản
phẩm tái chế;
(iv) Quản lý tốt hơn các luồng vật chất để mang lại lợi ích cho sức khỏe con người,
môi trường và nền kinh tế;
(v) Cải thiện hệ thống thông tin để hỗ trợ đổi mới, hướng dẫn đầu tư và tiếp cận đến
người tiêu dùng.
❖ Nhật Bản
Rác được phân thành 2 loại rác chảy được và không cháy được để riêng trong
những túi có màu khác nhau. Hàng ngày, khoảng 9 giờ sáng họ đem các túi rác đó đặt
cạnh cổng. Công ty vệ sinh thành phố sẽ cho ô tô đến từng nhà đem các túi rác đó đi.
Nếu gia đình nào không phân loại rác, để lẫn lộn vào một túi thì ngay hôm nay sau sẽ
bị công ty vệ sinh gửi giấy báo đến tiền phạt. Với những loại rác công kềnh như tivi, tủ
lạng,.. thì quy định vào ngày 15 hàng tháng đem đặt trước cổng đợi ô tô đến chở đi,
không được tùy tiện bỏ những thứ đó ở hè phố.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 12


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Sau khi thu gom rác vào nơi quy định, công ty vệ sinh đưa loại rác cháy được vào
lò đốt để tận dụng nguồn năng lượng cho máy phát điện. Rác không chạy được cho
vào máy ép nhỏ rồi đem chôn sâu trong lòng đất. Cách xử lý rác thải như vậy vừa tận
dụng được rác vừa chống được ô nhiễm môi trường.
❖ Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, chất thải được quản lý theo hệ thống kép. Chính quyền địa phương
chịu trách nhiệm xử lý chất thải sinh hoạt cuối cùng, trong khi đó, người thải chất thải
công nghiệp chịu trách nhiệm xử lý cuối cùng. Luật Quản lý chất thải của Hàn Quốc
được thành lập năm 1986, thay thế cho Luật BVMT (1963) và Luật Ô nhiễm (1973).
Luật này nhằm giảm chất thải chung theo hệ thống phân cấp chất thải (hoặc 3R) tại
Hàn Quốc. Luật Quản lý chất thải áp dụng cho một hệ thống phí xử lý chất thải dựa
trên khối lượng, có hiệu lực đối với chất thải sinh hoạt và công nghiệp (hoặc chất thải
rắn đô thị). Theo đó, tất cả các chất thải phải được loại bỏ theo quy định của địa
phương, các túi đựng chất thải riêng biệt được sử dụng khi các hộ gia đình xử lý chất
thải này (gửi đến các cơ sở đốt rác hoặc chôn lấp). Các loại rác thải lớn được yêu cầu
phải mua nhãn dán tại các cơ quan quản lý ở địa phương, sau đó được gắn vào vật
phẩm trước khi vứt bỏ, hoặc những mặt hàng lớn có thể được giao cho các đại lý thu
gom chất thải chuyên dụng.
Trẻ em Hàn Quốc được gia đình và nhà trường giáo dục từ nhỏ về “văn hóa đổ
rác” thông qua cách nhận biết các chất liệu, thu gom, phân loại rác và ý thức để rác
đúng nơi, đúng chỗ. Màu sắc của túi đựng rác ở mỗi địa phương cũng khác nhau… Từ
năm 1993, Hệ thống hoàn trả tiền đặt cọc đã được thông qua để thúc đẩy việc thu gom
và tái sử dụng các loại chai lọ đã qua sử dụng bằng cách hoàn trả tiền đặt cọc chai lọ
được thu gom cho người tiêu dùng. Việc thu gom rác thải sinh hoạt được quy định
theo giờ và ngày cụ thể. Hệ thống phí xử lý chất thải dựa trên khối lượng (VBWF)
được Chính phủ Hàn Quốc triển khai năm 1995. Điều này đã được thực hiện trong một
nỗ lực để giảm phát sinh chất thải và khuyến khích tái chế. Chất thải được thu gom
trong các túi tổng hợp, rác tái chế được phân tách và phân loại trong các thùng tái chế.
Tất cả các chất thải (ngoại trừ vật liệu tái chế, vật dụng cồng kềnh và than bánh, than
đá) đều được xử lý theo hệ thống VBWF.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 13


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

1.2. Tổng quan về Thành phố Biên Hòa


1.2.1. Vị trí địa lý

Hình 1.3. Bản đồ hành chính Thành phố Biên Hòa.


Thành phố Biên Hòa nằm ở phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai, là đô thị loại I và cũng
là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Đồng Nai, có 30 đơn vị hành chính (gồm: 23
phường và 7 xã), tổng diện tích tự nhiên là 26.352,15 ha, chiếm 4,47% diện tích tự
nhiên của tỉnh Đồng Nai. Ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:
• Phía Bắc giáp với khu vực huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai)
• Phía Nam giáp với khu vực huyện Long Thành (Đồng Nai)
• Phía Tây giáp Thành phố Dĩ An, Tân Uyên tỉnh Bình Dương và giáp với khu vực
quận 9 (TP. HCM).
• Phía Đông giáp với huyện Trảng Bom (Đồng Nai).
Thành phố nằm hai bên bờ sông Đồng Nai (chủ yếu bên phía tả ngạn), giáp Quận
9 của thành phố Hồ Chí Minh, cách thành phố Hồ Chí Minh 30 km (theo xa lộ Hà Nội
và QL1), cách thành phố Vũng Tàu 90 km (theo QL51); có đầu mối giao thông quan
trọng, hội tụ nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch của cả vùng (QL1A, QL51,
đường sắt Bắc Nam, đường thuỷ trên sông Đồng Nai,...), gần với điểm kết nối các
SVTH: Phạm Huy Hoàng 14
GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

tuyến đường cao tốc (thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây....), có các khu
công nghiệp phát triển; hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, có điều kiện thuận
lợi thu hút đầu tư....[9] .Ở vị trí này, Biên Hòa có một vai trò đặc biệt quan trọng trong
phát triển kinh tế, xã hội và an ninh, quốc phòng không chỉ riêng tỉnh Đồng Nai mà cả
vùng Đông Nam Bộ, thể hiện ở những yếu tố sau đây:
+ Là thành phố lớn nằm ở cửa ngõ thành phố Hồ Chí Minh, trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam (Thành Phố Hồ Chi Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng
Tàu).
+ Là thành phố công nghiệp lớn của cả nước.
+ Là đầu mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng
Đông Nam Bộ, bao gồm đường sắt, đường bộ quốc gia (QL1, QL51,…) và đường thủy
(Sông Đồng Nai).
+ Là tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Nai nên Biên Hòa là nơi giao lưu kinh tế – xã hội đa dạng
và giữ vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng của khu vực miền Đông Nam Bộ.
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, có điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, làm động
lực phát triển cho cả tỉnh Đồng Nai và khu vực.
+ Có diện tích tự nhiên khá lớn (đặc biệt phần diện tích được mở rộng địa giới theo
Nghị quyết 05/NQ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ), nên có điều kiện thu hút đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng,, phát triển các khu dân cư đô thị mới[9].
1.2.2. Địa hình, địa mạo
Thành phố Biên Hòa có địa hình rất phức tạp và đa dạng gồm đồng bang, chuyển
tiếp giữa đồng bang và trung du, có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông
sang Tây. Phần lớn diện tích có dạng đồng bang, trong sốđó khu vực phía Tây và Tây
Nam ven sông Đồng Nai bị chia cắt nhiều bởi các sông và kênh rạch tạo thành các cú
lao (Cụ lao Hiệp Hòa, cù lao Ba Xê, cù lao Cổ,.., xã Long Hưng), thuận lợi cho phát
triển các khu đô thị, nghỉ dưỡng kết hợp với phát triển du lịch, thương mại. Phần diện
tích có địa hình cao, độ dốc nhỏ ở khu vực phía Đông Nam chủ yếu đang được sử
dụng cho các mục đích Quốc phòng và các khu công nghiệp[2].
Nhìn chung, địa hình, địa mạo của thành phố Biên Hòa rất phù hợp cho việc xây
dựng và phát triển đô thị, phát triển công nghiệp,.... Riêng khu vực ven sông và các cú
lao có thể kết hợp với sống Đông Nai để quy hoạch các khu đô thị nghỉ dưỡng và vui
chơi giải trí. Là tiền đề để quy hoạch thành đô thị phát triển.
1.2.3. Khí hậu
Dưới góc độ địa lý, thành phố Biên Hòa vẫn thuộc khu vực Đông Nam Bộ nên
thành phố cũng có chung kiểu khí hậu là nhiệt đới gió mùa vì vậy thời tiết thành phố
Biên Hòa chia thành 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa thường bắt đầu từ khoảng tháng 5 - tháng 10 hàng năm. Trong khi đó
mùa khô lại nằm trong khoảng tháng 11 đến tháng 4 của năm tiếp theo, tiết trời khô
ráo và có nắng[2].
Điều kiện thời tiết tương đối dễ chịu, không có mùa đông lạnh buốt và mùa hè
nắng gắt miền Bắc. Cũng vì lý do này mà biên độ nhiệt của thành phố không quá cao.
Nhiệt độ trung bình năm dao động trong ngưỡng 25,4 – 27,2oC.
1.2.4. Thủy văn, thủy lực
Về thủy văn: Chế độ thủy văn của sông Đồng Nai từ Hiếu Liêm trở ra đến cửa
Xoài Rạp (cửa sông) là chế độ bán nhật triều chịu tác động mạnh bởi chế độ thủy triều

SVTH: Phạm Huy Hoàng 15


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

từ biển Đông, cơ bản mỗi ngày có 2 lần triều lên và triều xuống, một chu kỳ triều
thường 14 – 15 ngày, biên độ triều cực đại tại Biên Hòa khoảng 3 km.
Về thủy lực: Đoạn sông chảy qua thành phố Biên Hoà truy chỉ dài hơn 14km,
nhưng lại có nhiều công trình trên và ven sông như cầu Hoa An, cầu Ghềnh, cầu Đồng
Nai, và nhiều cảng sông, nhà áy chợ, nhà cửa và các công trình công cộng Các công
trình trên và ven sông, cùng với đặc điểm địa hình của lòng sông đã làm cho chế độ
dòng chảy của đoạn,sông này hết sức phức tạp[2].
1.2.5. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội
1.2.5.1. Tình hình phát triển kinh tế
Biên Hòa có tiềm năng to lớn để phát triển để phát triển công nghiệp với nền đất lý
tưởng, thuận lợi cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, có nguồn tài
nguyên khoáng sản với trữ lượng khai thác đáng kể, nhất là tài nguyên khoáng sản về
vật liệu xây dựng, thuận lợi về nguồn cung cấp điện, có nguồn nước dồi dào đủ cung
cấp nhu cầu sản xuất và sinh hoạt (sông Đồng Nai), ngoài ra nguồn nhân lực với trình
độ cao đã tăng cưởng nguồn lực con người cho yêu cầu phát triển công nghiệp hóa -
hiện đại hóa Về cơ cấu kinh tế, năm 2015 công nghiệp - xây dựng chiếm 61,68%; dịch
vụ chiếm 38,17% và nông lâm nghiệp chiếm 0,15%.
a. Hoạt động sản xuất công nghiệp
Thành phố Biên Hòa hiện có 6 khu công nghiệp gồm: Khu công nghiệp Biên Hòa
1 (Chuẩn bị chuyển thành Khu Trung tâm Hành chính - Thương mại Biên Hòa), Khu
công nghiệp Biên Hòa 2, Khu công nghiệp Amata, Khu công nghiệp Loteco, Khu công
nghiệp Agtex Long Bình, Khu công nghiệp Tam Phước. Bên cạnh ngành công nghiệp
hiện đại, hiện thành phố vẫn còn một vài cụm công nghiệp truyền thống, thủ công mĩ
nghệ như: Cụm công nghiệp Gốm sứ Tân Hạnh, Cụm công nghiệp Đốc 47, Cụm công
nghiệp chế biến gỗ Tân Hòa, Vùng thủ công mĩ nghệ đã Bửu Long, Vùng sản xuất
gốm Tân Vạn, Bửu Long, Hiệp Hòa, Vùng sản xuất đồ gỗ và trang trí nội thất gồm
Tân Hòa, Tân Biên.
b. Hoạt động thương mại, dịch vụ
Biên Hòa có hơn 39 hệ thống ngân hàng của các ngân hàng trong nước ngân hàng
100% vốn nước ngoài, liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Với
hơn 51 chỉ nhánh, 92 phòng giao dịch, 27 quỹ tiết kiệm, trên 300 máy ATM.
Về du lịch, nghỉ dưỡng, hiện tại thành phố có nhiều điểm tham quan du lịch, giải
trí khá hấp dẫn, tuy nhiên thành phố hiện chưa có đề án phát triển du lịch nên trong
nhiều năm qua thành phố chưa thu hút được nhiều du khách. Có một số khu du lịch nổi
tiếng như: Khu du lịch Bửu Long, Khu du lịch Vườn Xoài, Khu du lịch Câu lạc bộ
Xanh, Khu du lịch Sơn Tiên.
c. Sản xuất nông, lâm, thủy sản
• Trồng trọt: Hướng dẫn nông dân hoàn thành gieo trồng và thu hoạch vụ Đông
Xuân năm 2020-2021, với tổng diện tích ước đạt 239/313 ha, đạt 76% kế hoạch, bằng
85.87% so cùng kỷ, gồm: lúa 87 ha, năng suất 50.3 tạ/ha, đạt 437,61 tấn, bằng
100,49% so cùng kỷ; tổng diện tích gieo trồng rau ăn lá, đậu các loại: 111.6/147ha, đạt
75% kế hoạch, năng suất 134.5 tạ/ha, đạt 1.151 tấn, bằng 79,91% so cùng kỳ; diện tích
giao trồng cây hàng năm là 39.4/31 ha, đạt 127% kế hoạch; tổng diện tích gieo trồng
cây hàng năm ước là 146 ha, trong đó cây ăn quả là 106 ha và cây công nghiệp là 40
ha.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 16


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

• Chăn nuôi: Đưa điểm giết mổ tập trung phường Long Bình vào hoạt động chính
thức; thông báo đến các điểm giết mổ tạm thời, các hộ có nhu cầu giết mổ động vật
vào giết mổ tập trung tại khu phố 8 phường Long Bình; kiểm tra giám sát giết mổ
động vật không phép. Thực hiện ngưng các điểm giết mổ tạm trên địa bàn thành phố.
Ngoài ra, tiếp tục giám sát không để phát sinh, tái đàn gia súc, gia cầm.
• Lâm nghiệp, thủy lợi và phòng, chống thiên tai: Xây dựng và triển khai phương án
phòng cháy chữa cháy rừng, quản lý bảo vệ, trồng cây phân tán và tập trung; xây dựng
kế hoạch phòng chống thiên tai, chữa cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn năm 2021. Theo
dõi hoạt động các trạm bơm phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân, vụ Hè thu và vụ Mùa
trên địa bàn thành phố.
• Thủy sản: Thực hiện lộ trình ngưng nuôi cá lồng bè trên sông Cái Phường Hiệp
Hòa và đoạn sông thuộc phường Long Bình Tân; Đã phát phiếu điều tra và thống kê số
lượng lồng, bẻ, chủng loại cả nuôi, tình hình nhân hộ khẩu của 110/185 hộ dân trong
phạm vi 200 m2 tính từ chân cầu Thống Nhất bắt qua phường Hiệp Hòa. Kết quả 20/20
hộ ký cam kết ngưng nuôi cá lồng bè Hiện UBND thành phố Biên Hòa đang xây dựng
đề án ngưng nuôi cả lồng, bè và chính sách hỗ trợ các hộ dân ngưng nuôi. Dự kiến
kinh phí khoảng 45.751.520.000 đồng hỗ trợ một số nội dung: Hỗ trợ xuất tái định cư
bằng tiền, hỗ trợ tiền thuê nhà, hỗ trợ chi phí làm bè, chi phi ổn định đời sống, chuyển
đổi nghề, chi phí di chuyển, thủy sản chưa thu hoạch.
1.2.1.2. Tình hình văn hóa - xã hội
Thành phần dân cư thành phố Biên Hòa phần lớn là người Kinh, ngoài ra còn có
một bộ phận người gốc Hoa sinh sống chủ yếu ở phường Hiệp Hòa và phường Thanh
Bình. Có thể nói dân cư thành phố Biên Hòa quá đông từ các tỉnh phía Bắc đến tận
miền Tây Nam Bộ tập ở đây rất đông và khó kiểm soát. Số người có tôn giáo là rất
lớn, chủ yếu là 4 tôn giáo (Phật giáo. Thiên Chúa giáo, Tin Lãnh và Hòa Hảo) và các
tôn giáo khác; trong đó đạo Thiên Chúa giáo tập trung đông ở các phường, xã (Tân
Mai, Hồ Nai, Tam Hiệp, Tân Hòa, Tân Biên..).
Về giáo dục, do vị trí gần thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm giáo dục của cả
nước nên vì vậy mà thành phố Biên Hòa khá ít trường đại học và thêm nữa là trung
tâm hành chính, chính trị, văn hóa, kinh tế, giáo dục của tỉnh Đồng Nai nên các trường
đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp của Đồng Nai hầu như đều nằm ở Biên
Hòa. Ngược Lại, thành phố Biên Hòa có rất nhiều trường THPT, THCS, TH nổi bật,
chất lượng cao và phân bố rất nhiều khu vực trong thành phố và cho nhu cầu dân số
quá tải của thành phố Biên Hòa.
Bảng 1.6. Dân số thành phố Biên Hòa qua các năm

Năm Dân số thành phố (Người)

2010 784.398

2011 800.000

2012 900.000

2013 952.789

SVTH: Phạm Huy Hoàng 17


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

2014 1.000.000

2019 1.055.414

2021 1.119.190

2023 1.226.700

(Nguồn: Cục thống kê dân số tỉnh Đồng Nai, 2023)


1.3. Hiện trạng môi trường
1.3.1. Hiện trạng môi trường đất
a. Hiện trạng sử dụng đất
Thành phố Biên Hòa có tổng diện tích đất tự nhiên là 26.362 ha, diện tích đất nông
nghiệp là 7.810,7 ha (chiếm 29,63%), đất trồng lúa là 98 ha và đất rừng là 148,1 ha
(rừng phỏng hộ 148,1ha) và đất phi nông nghiệp là 18.551,3 ha.
Những năm gần đây quỹ đất của thành phố được sử dụng hiệu quả, phục vụ tốt
phát triển kinh tế xã hội, nâng cao các giá trị sản xuất, đời sống của nhân dân[1].
b. Hiện trạng chất lượng môi trường đất
• Môi trường đất công nghiệp:
Hầu hết các thông số quan trắc đều ổn định ở mức thấp, hàm lượng các kim loại
nặng như As, Cd, Cu, Ni, Cr, tại các vị trí quan trắc đều đều nhỏ hơn giới hạn quy định
của quy chuẩn QCVN 03-MT:2015/BTNMT.
Tuy nhiên, phát hiện một số kim loại tại một số vị trí có hàm lượng tương đối cao
vượt ngưỡng giới hạn cho phép như: chì (Pb), kẽm (Zn) tại khu công nghiệp Biên Hòa
I cao hơn ngưỡng cho phép, khu công nghiệp Biên Hòa 2 có hàm lượng kẽm (Zn) cao
hơn ngưỡng cho phép.
Bảng 1.7. Kết quả quan trắc môi trường đất công nghiệp năm 2019 - 2020

Vị trí Năm Thông số quan trắc


STT
Quy chuẩn Việt Nam Pb Zn

QCVN:03-MT/2015/BTNMT 300 300

1 2019 903 908


KCN Biên Hòa 1
2 2020 828,0 795,0

1 2019 27 713
KCN Biên Hòa 2
2 2020 21,9 504,0

(Nguồn: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Biên Hòa, 2021)
Ghi chú: QCVN:03-MT/2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho
phép của một số kim loại nặng trong đất.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 18


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

• Khu vực đất dân sinh:


Kết quả quan trắc trong từ năm 2019 đến năm 2020 cho thấy hàm lượng kim loại
trong đất không có sự thay đổi nhiều so với năm 2018. Đất tại vị trí Quảng Trường
tỉnh thuộc nhóm đất xám, kết quả quan trúc cho thấy hàm lượng các thông số kim loại
nặng quan trắc (Cu, Pb, Zn, As, Cd) trong đất tại vị trí này qua các năm đều ổn định ở
mức thấp, trong giới hạn Quy chuẩn cho phép theo QCVN 03-MT:2015/BTNMT[1].
Bảng 1.8. Kết quả quan trắc hàm lượng kim loại nặng trong đất

Thời gian Thông số quan trắc (mg/kg)


Vị Trí
quan trắc As Pb Cd Cu Zn

Năm 2018 2,65 18 < 0,017 10,6 37,9


Quảng
trường Năm 2019 6,97 34,5 < 0,017 31,2 66
tỉnh
Năm 2020 3,13 23,5 0,1 19,5 58,7

QCVN 03-
15 70 2 200 200
MT:2015/BTNMT

(Nguồn: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Biên Hòa, 2021)
Ghi chú: QCVN:03-MT/2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho
phép của một số kim loại nặng trong đất.
• Khu vực đất bãi chôn lấp:
Kết quả quan trắc trong ba năm tại khu vực phụ cận bãi chôn lấp chất thải
phường Trảng Dài từ năm 2018 đến năm 2020 cho thấy các thông số đều nằm trong
quy chuẩn cho phép. Về hàm lượng các thông số kim loại nặng quan trong đất tại
khu vực phụ cận bãi chôn lấp phường Trảng Dài đều đạt quy chuẩn cho phép
(QCVN 03-MT:2015/BTNMT). Trong năm 2020 hàm lượng các kim loại như đều
có xu hướng tăng so với năm 2018 và 2019. Cần tiếp tục theo dõi diễn biến hàm
lượng các kim loại nặng để đánh giá khả năng lan truyền và tích tụ kim loại trong
thời gian tới[1].
Bảng 1.9. Kết quả quan trắc kim loại nặng trong đất

Thời gian Thông số quan trắc (mg/kg)


Vị trí
quan trắc As Cu Cd Pb Zn Cr

Năm 2018 8,81 4,09 < 0,017 4 14,3 21,9


Khu vực
phụ cận Năm 2019 7,14 6,84 < 0,017 6,01 19 21,9
BCL
Năm 2020 17,5 8,44 < 0,017 8,4 23,2 20,0

QCVN 03-MT:2015 15 100 2 70 200 200

(Nguồn: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Biên Hòa, 2021)
SVTH: Phạm Huy Hoàng 19
GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Ghi chú: QCVN:03-MT/2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho
phép của một số kim loại nặng trong đất.
1.3.2. Hiện trạng môi trường nước mặt
Hiện trên địa bàn thành phố có tổng diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên
dùng là 1.873,9 ha. Ngoài ra, trong các khu đô thị, khu dân cư diện tích mặt nước là
13,22 ha. Diện tích mặt nước lớn nhất là sông Đồng Nai đi qua thành phố Biên Hòa.
Sông Đồng Nai là nguồn cung cấp nước sinh hoạt và cũng là nơi tiếp nhận nguồn nước
thải từ các hộ dân, cơ sở sản xuất. Ngoài ra, trên địa bản thành phố có nhiều nhánh
suối nhỏ như: suối Cầu Quan, suối Săn Máu, suối Bà Lúa,... Việc có nhiều nhánh suối
giúp cho việc thoát nước của thành phố trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây do tinh hình phát triển đô thị, kèm theo sự nhận thức chưa đúng đắn của
một bộ phận người dân trong công tác bảo vệ môi trường, sang lấp lấn ra các sông
suối, kênh rạch làm cho các đoạn suối này ngày càng thu hẹp dòng chảy và dẫn đến
tình trạng ùn nước, nước mưa thoát không kịp, hệ quả dẫn đến tình trạng ngập úng cục
bộ tại các khu vực. Hiện chính quyền thành phố đã và đang có những biện pháp nhằm
cải tạo, duy tu, nạo vét các hệ thống kênh mương, sông suối để xử lý và hạn chế tình
trạng ngập úng nhằm không gây ảnh hưởng đến giao thông và cuộc sống người dân.
Tham khảo kết quả quan trắc năm 2020 của Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng
Nai, nhận thấy chất lượng môi trường nước sông Đồng Nai khu vực chảy qua địa phận
thành phố Biên Hòa do chịu ảnh hưởng mạnh cũng sản xuất công nghiệp và sinh hoạt,
nên có dấu hiệu bị ô nhiễm cục bộ (chất dinh dưỡng, vi sinh) tại một số vị trí, đặc biệt
là đoạn sông Cái chảy qua thành phố Biên Hòa. Mức độ ô nhiễm dinh dưỡng trong khu
vực này là khá cao.
Nồng độ Amoni (N-NH4+) trong năm 2020 nhìn chung có xu hướng tăng hơn so
với cùng kỳ năm 2018 và năm 2019. Tại khu vực nuôi cá bè và cầu Đồng Nai hàm
lượng luôn xấp xi và vượt quy chuẩn cho phép. Nồng độ cao nhất tại vị trí giữa làng cá
bè (vượt 22 lần). Tuy nhiên, tại các vị trí từ Cầu Hóa An đến Cầu Bửa Hòa, bến đò An
Hảo hàm lượng Amoni đang nằm trong ngưỡng chuẩn cho phép QCVN 08-
MT:2015/BTNMT, cột A2. Diễn biến hàm lượng Amoni tăng dan qua các năm, do đó
cần có biện pháp kiểm soát các nguồn thải cũng như xử lý kịp thời[1].
Ngoài sự ô nhiễm các chất dinh dưỡng trong nước thải sinh hoạt, nguyên nhân chủ
yếu của sự gia tăng hàm lượng N-NH, tại khu vực này là từ hoạt động nuôi trồng thủy
hải sản. Mức độ ô nhiễm vi sinh tăng dần từ khu vực thượng nguồn đến hạ nguồn, vị
trí có mật độ Coliform cao nhất là khu vực sông Cái và khu vực cầu Đồng Nai, vượt
quy chuẩn 92 lần, do khu vực này tiếp nhận nhiều nguồn thải từ nước thải sinh hoạt từ
địa bàn Tp. Biên Hòa. Do đó, chất lượng nước tại khu vực này hầu hết chưa đạt mục
đích sử dụng nguồn nước của UBND tỉnh Đồng Nai theo Quyết định số 35/2015/QĐ-
UBND ngày 19/10/2015 tương ứng với QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột A2.
Bên cạnh đó hoạt động nông nghiệp cũng gây sức ép lớn đến hiện trạng. môi
trường trên địa bàn. Trong những năm qua sản lượng, năng suất cây trồng tăng đã kéo
theo nhu cầu sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ngày càng nhiều. Việc sử
dụng phân bón sẽ để lại một lượng không nhỏ dư lượng không được cây trồng hấp thu,
bị rửa trôi, bay hơi làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí.
1.3.3. Hiện trạng môi trường không khí
Môi trưởng không khí khu vực thành phố nhìn chung là còn tốt, ổn định hầu hết
các vị trí quan trắc đều đạt quy chuẩn về môi trường không khí xung quanh (QCVN

SVTH: Phạm Huy Hoàng 20


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

05:2013/BTNMT), tuy nhiên, còn một số khu vực vào một vài thời điểm thu mẫu có
chỉ tiêu bụi vượt so với quy chuẩn (còn lại các chỉ tiêu về NOx, SO2, CO2 đều đạt quy
chuẩn). Tỷ lệ số mẫu bụi vượt chiếm 10,55% (92/872) chủ yếu tại các KCN (Amata,
Biên Hòa 2, Biên Hòa 1, Tam Phước, CCN), các điểm sản xuất tập trung (Dốc 47, Tân
Hòa, Phước Tân) và các nút giao thông như Amata, bùng binh Biên Hùng với biên độ
vượt dao động từ 1,01 đến 6,79 lần.
1.3.4. Hiện trạng tài nguyên sinh học
Với diện tích đất rừng là 1.112,1 ha trong đó rừng phòng hộ có diện tích là 153,4
ha chiếm tỷ lệ 13,8%; còn lại là rừng sản xuất chiếm 86,2% và không có đất rừng ngập
mặn. Tuy diện tích rừng tại khu vực thành phố Biên Hòa không lớn nhưng lại có vai
trò quan trọng trong công tác bảo vệ nguồn tài nguyên sinh học, duy trì tỷ lệ phủ xanh,
giúp duy trì các nguồn gen thực vật, động vật hiện hữu trên địa bàn.
Hiểu được vai trò của rừng chính quyền thành phố luôn thực hiện tốt công tác
quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng và tổ chức kiểm tra công tác quản lý,
phòng chống cháy rừng ở các đơn vị. Tổ chức triển khai du lịch trên sông và dự án
phát triển du lịch sinh thái, đồng thời tiếp tục kêu gọi đầu tư hình thành các khu du lịch
mới và tuyến du lịch[1].

SVTH: Phạm Huy Hoàng 21


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN


2.1. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu

Bước 1: Tổng hợp tài liệu liên quan

Bước 2: Khảo sát người dân và tiến hành lấy mẫu rác bằng phương
pháp 1/4

Bước 3: Tổng hợp kết quả khảo sát và phân tích dữ liệu.

Bước 4: Đánh giá khảo sát

Bước 5: Kết luận và đề xuất giải pháp

Hình 2.1. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu.


• Thuyết minh sơ đồ nghiên cứu
Bước 1: Tổng hợp tài liệu liên quan
- Tìm hiểu tài liệu liên quan đến chất thải sinh hoạt: Tìm hiểu các báo cáo hiện trạng
những năm gần đây, báo cáo công tác quản lý chất thải rắn tại TP Biên Hòa 2022, báo
cáo quan trắc chất lượng môi trường TP Biên Hòa 2021.
- Tìm hiểu các bài báo đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp trong công tác quản
lý chất thải rắn sinh hoạt của các tỉnh, thành phố khác những năm về trước.
- Tìm hiểu các nguyên nhân chính có liên quan về chất thải rắn sinh hoạt của hộ
dân.
- Thu thập, chọn lọc số liệu của báo cáo công tác quản lý chất thải rắn TP .Biên Hoà
2023, báo cáo hiện trạng môi trường TP .Biên Hòa 2021.
- Thu thập thông tin, tổng hợp tài liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và xã
hội của, hiện trạng môi trường đất TP .Biên Hòa.
Bước 2: Khảo sát hộ dân và tiến hành lấy mẫu rác bằng phương pháp 1/4
• Khảo sát hộ dân
Lập phiếu khảo sát
+ Khu vực khảo sát: Phường Trảng Dài, phường Thống Nhất, phường Quang Vinh,
phường Tân Tiến, phường Long Bình.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 22


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

+ Số hộ dân khảo sát: 150 hộ.


Nội dung khảo sát
+ Thông tin chung: Số thành viên, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập bình quân 1
tháng của hộ dân.
+ Lượng trong một ngày của mỗi hộ, tình hình phân loại rác tại nguồn, khó khăn
trong PLRTN, lợi ích PLRTN đối với hộ dân.
+ Liệt kê rác thải hằng ngày, thành phần rác chiếm nhiều nhất đối với hộ dân.
+ Dụng cụ chứa rác trong nhà của hộ dân.
+ Tình hình tái sử dụng rác thải của hộ dân.
+ Tần suất nấu ăn tại nhà của hộ dân và tần suất mua đồ ăn bên ngoài của hộ dân.
+ Hoạt động nào của hộ dân thường phát sinh ra đồ nhựa 1 lần, ước lượng lượng rác
thải nhựa của hộ dân trong 1 tuần.
+ Phương pháp xử lý rác thải nhựa của hộ dân.
+ Tình hình thu gom rác thải sinh hoạt, tần suất thu gom, thời gian thu gom, phí thu
gom rác,…
+ Dịch vụ thu gom rác, vận chuyển rác hiện nay có đảm bảo vệ sinh theo ý kiến của
hộ dân.
Chi tiết phiếu khảo sát cụ thể được đính kèm ở phụ lục A.
Chuẩn bị khảo sát
- Soạn thảo bảng câu hỏi khảo sát trên khổ giấy A4, chỉnh sửa, định dạng phiếu
khảo sát sao cho người đọc đễ hiểu, dễ đọc, có thể đưa ra lựa chọn một cách dễ dàng.
Tiến hành khảo sát thử
- Sau khi hoàn thiện phiến khảo sát, tiến hành khảo sát thử với các thành viên trong
nhóm, bạn bè xung quanh, xin ý kiến nhận xét phản hồi về hình thức và nội dung
phiếu khảo sát.
- Xem xét, đánh giá số liệu thu thập được từ phiếu khảo sát đảm bảo đáp ứng mục
tiêu khảo sát của đề tài.
Khảo sát
Theo Yamane Taro (1967), việc xác định kích thước mẫu sẽ được chia làm hai trường
hợp: không biết tổng thể và biết được tổng thể.
Trường hợp không biết tổng thể:
𝑝 × (1 − 𝑝)
𝑛 = 𝑧2 ×
𝑒2
Trong đó:
n: số phiếu cần khảo sát
Z: giá trị tra bảng phân phối Z dựa vào độ tin cậy lựa chọn. Thông thường, độ tin cậy
được sử dụng là 95% tương ứng với Z = 1.96.
p: tỷ lệ ước lượng cỡ mẫu n thành công. Thường chúng ta chọn p = 0.5 để tích số p(1-
p) là lớn nhất, điều này đảm bảo an toàn cho mẫu n ước lượng.
e: sai số cho phép. Thường ba tỷ lệ sai số hay sử dụng là: ±0.01 (1%), ±0.05 (5%),
±0.1 (10%), trong đó mức phổ biến nhất là ±0.05.
Trường hợp xác định được tổng thể:
𝑁
𝑛=
1 + 𝑁 × 𝑒2
SVTH: Phạm Huy Hoàng 23
GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Trong đó:
n: số phiếu cần khảo sát.
N: tổng số dân
e: sai số cho phép. Thường ba tỷ lệ sai số hay sử dụng là: ±0.01 (1%), ±0.05 (5%),
±0.1 (10%), trong đó mức phổ biến nhất là ±0.05.
Áp dụng công thức Trường hợp xác định được tổng thể với số dân tại Thành phố
Biên Hòa năm 2020 là 1.062.414 được kết quả như sau:
𝑁 1.070.814
𝑛= = ≈ 100 (phiếu)
1 + 𝑁 × 𝑒2 1 + 1.062.414 × 0,12
Để tăng độ chính xác, luận văn thực hiện khảo sát 150 phiếu trên địa bàn Thành
phố Biên Hòa đối với các phường Trảng Dài, phường Thống Nhất, phường Quang
Vinh, phường Tân Tiến, phường Long Bình.
- Tiến hành khảo sát TP Biên Hòa địa điểm thường là các khu đông dân cư như
trường học, công viên, quảng trường tỉnh Đồng Nai, quanh xóm, địa điểm tập thể dục.

Hình 2.2 Thực hiện khảo sát hộ dân.


• Phương pháp lấy mẫu
- Chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu: Dụng cụ lấy mẫu bao gồm cân 20 kg, túi nylong để
chứa rác, găng tay cao su, cuốc để trộn rác giấy bút để viết lại thông tin.
- Địa điểm lấy mẫu: Bãi sang tiếp rác Metro cạnh siêu thị Mega Market.
+ Tần suất lấy mẫu: 4 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần trong vòng 1 tháng,
+ Thời gian lấy mẫu: 18h (tối)
+ Sử dụng phương pháp “một phần tư”: Tiến hành xáo trộn 30 kg rác bằng cách vun
thành đống hình côn nhiều lần. Chia đống đó thành bốn phần bằng nhau thì tiến hành
nhặt riêng từng loại các thành phần gồm: rác hữu cơ (thức ăn thừa, hoa quả hư hỏng,
sản phẩm đã sơ chế…), giấy, bìa carton, bọc nilong, chai nhựa, vỏ lon, ly nhựa, vải,
thủy tinh và các rác nguy hại khác. Cân khối lượng mỗi loại để tính thành phần phần
trăm (%). Để dự tính tải lượng trung bình phát sinh 1 người/ngày.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 24


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Hình 2.3. Thực hiện phương pháp lấy mẫu.


Bước 3: Tổng hợp kết quả khảo sát và phân tích dữ liệu
- Nhập kết quả khảo sát lên Excel và mã hóa số liệu để sử dụng được cho phần mềm
SPSS.
- Tổng hợp kết quả phiếu khảo sát như: Phát sinh, phân loại, thành phần, phân
loại, tái chế, nhận thức thức người dân, giá, …
- Tính số liệu rác mỗi ngày hộ dân, lượng rác thải nhựa của hộ dân dựa trên thông
tin trong phiếu khảo sát.
- Thống kê thành phần có trong chất thải sinh hoạt của hộ dân qua phương pháp lấy
mẫu.
Bước 4: Đánh giá khảo sát
- Đánh giá với từng nội dung trong phiếu khảo sát về: hiện trạng phát sinh, thành
phần CTRSH, tình hình phân loại rác tại nguồn, tái chế, tái sử dụng CTRSH tại hộ
dân.
- Đánh giá, nhận xét hiện trạng phát sinh, thu gom, thành phần, phân loại rác tại
nguồn của hộ dân.
Bước 5: Kết luận và đề xuất giải pháp
- Kết luận về hiện trạng CTRSH tại hộ dân, công tác quản lý CTRSH trên địa bàn
TP Biên Hòa.
- Dựa vào kết quả thực tế sẽ so sánh với số liệu mà phòng đã cung cấp để nhận
xét sự giống và khác nhau để đưa ra kết luận.
- Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP
Biên Hòa.
2.2. Phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp tài liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã đến UBND Thành Phố Biên Hòa, Phòng
TNMT TP Biên Hòa để thu thập thông tin và tài liệu có liên quan đến nội dung của đề
tài như điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội của TP Biên Hòa, các kết quả

SVTH: Phạm Huy Hoàng 25


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

nghiên cứu, báo cáo hiện trạng môi trường của TP Biên Hòa, các số liệu quan trắc môi
trường đất, nước, không khí của năm 2022. Ngoài ra còn tìm hiểu trên internet, trang
báo, tài liệu cũ, các bài báo khoa học về tình hình quản lý, xử lý rác thải của một số
nước phát triển trên thế giới và ở Việt Nam.
2.3. Phương pháp kế thừa số liệu
Kế thừa những dữ liệu từ kết quả nghiên cứu đã có như là nguồn phát sinh rác,
khối lượng rác hàng năm, hệ số phát thải rác của người dân, thành phần rác và đặc
điểm địa hình, thủy văn, thủy lợi có liên quan.
2.4. Phương pháp xác định hệ số phát sinh
Tính toán bằng công thức:
Khối lượng CTRSH phát sinh
Hệ số phát sinh CTRSH =
số người
+ Chia làm 2 hướng xác định:
- Phân tích số liệu tổng: lấy tổng lượng CTRSH phát sinh trong ngày chia cho tổng
số dân của quận.
- Phân tích tính toán từ bảng khảo sát của hộ dân. Tính toán hệ số phát thải của từng
hộ sau đó lấy số trung bình của tất cả những hộ tham gia khảo sát.
+ Tính toán hệ số phát sinh trung bình của 2 hướng là phân tích từ số liệu tổng và
khảo sát từng hộ dân.
2.5. Phương pháp so sánh số liệu
Phương pháp so sánh kết quả khảo sát và kết quả sau khi lấy mẫu với số liệu của
phòng TNMT cung cấp về một số vấn đề như tình hình phát thải rác của người dân,
thành phần rác của người dân,…để đưa ra nhận xét giữa số liệu của phòng TNMT và
thực tế hoạt động sinh hoạt của người dân có liên kết với nhau.
2.6. Phương pháp tổng hợp viết báo cáo
- Ứng dụng phần mềm Microsoft Excel và SPSS để phân tích, tính toán những kết
quả thu được và thể hiện số liệu dưới dạng biểu đồ.
- Sử dụng phần mềm Microsorft Word để soạn thảo văn bản, viết báo cáo.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 26


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH TẠI THÀNH PHỐ


BIÊN HÒA - ĐỒNG NAI
3.1. Hiện trạng CTRSH trên địa bàn Thành phố Biên Hòa
3.1.1. Nguồn gốc phát sinh
Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt chủ yếu gồm:
Rác sinh hoạt từ hộ gia đình: phát sinh từ các hộ gia đình, thành phần chủ yếu bao
gồm thực phẩm, giấy, carton, túi nilon, nhựa gia dụng thải bỏ, gỗ, thủy tỉnh, lon nước
uống, lon đồ hộp, nhôm, các kim loại khác, đồ điện tử gia dụng, tro, sành sứ, rác vườn.
Rác cơ quan, công sở: phát sinh từ các cơ quan, trường học, văn phòng làm việc.
Thành phần chủ yếu bao gồm các thực phẩm, giấy, túi nilon,...
Rác chợ: phát sinh từ hoạt động mua bán ở các chợ. Tùy theo loại hình chợ. Các
chợ bản thực phẩm phát sinh chủ yếu các loại rau, củ, hoa quả thừa và hư hỏng...
Ngoài ra còn chất thải sinh hoạt phát sinh từ quán ăn, nhà hàng và chất thải sinh
hoạt phát sinh từ các bệnh viện, cơ sở y tế.
Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trung bình theo đầu người khu vực đô thị là:
0,67 kg/người/ngày. Như vậy, với tổng dân số là 1.070.814 người ước tính tổng lượng
chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại thành phố được tính là 717,45 tấn/ngày.
Lượng rác phát thải còn dựa trên thái độ của người xả rác, trình độ học vấn và giới
tính; phần lớn học sinh và sinh viên đại học phát sinh ra lượng rác phát sinh rất lớn
nhưng đóng vai trò rất quan trọng vì thuộc nhóm người có nhận thức.
Ngoài ra quy mô dân số, trình độ kinh tế và vị trí địa lý có ảnh hưởng đáng kể đến
lượng phát sinh rác thải [11].
3.1.2. Thành phần chính
Thành phần CTRSH tại Thành phố Biên Hòa có thành phần như: thực phẩm thừa,
giấy, carton, nilon, nhựa, vải, rác vườn, thủy tinh, lon đồ hộp, chai nhựa, ly nhựa, xà
bần… Thành phần chính của CTRSH là thực phẩm dư thừa chiếm 70,36% theo số liệu
của phòng TNMT.
Bảng 3.1. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của TP Biên Hòa (Số liệu PTNMT)

Loại rác Thành phần

Chất thải thực phẩm (hữu cơ) 70,36%

Chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng (phế liệu) 6,21%

Chất thải thông thường khác 21,35%

Chất thải cồng kềnh 2,08%

Tổng 100%

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi Trường TP. Biên Hòa, 2022)
SVTH: Phạm Huy Hoàng 27
GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Để đánh giá thực trạng về thành phần CTRSH phát sinh tại TP Biên Hòa, tôi đã
tiến hành khảo sát, lấy mẫu CTRSH ở bãi sang tiếp rác bên cạnh siêu thị Mega Market
vào lúc 18h cũng là thời điểm mà lực lượng cộng tác viên tập kết rác và tiến hành sang
tiếp rác. Sau khi được sự cho phép của người quản lý bãi sang tiếp rác Metro tôi đã
tiến hành lấy mẫu tại bãi sang tiếp rác Metro như sau:
- Chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu: dụng cụ lấy mẫu bao gồm cân 20 kg, túi nylong để
chứa rác, găng tay cao su, cuốc để trộn rác giấy bút để viết lại thông tin.
- Tần suất lấy mẫu 4 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần trong vòng 1 tháng, thời gian lấy
mẫu là vào buổi tối. Sử dụng phương pháp “một phần tư”.
Kết quả thành phần rác như bảng sau:
Bảng 3.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của TP. Biên Hòa (Số liệu lấy mẫu)

Thành phần Bao gồm Phần trăm (%)

Thực phẩm Thức ăn thừa, rau củ quả, các chất hữu cơ 72%

Rác vườn Cành cây, lá cây,… 3%

Sách, báo, tạp chí và các loại vật liệu làm
Giấy 5%
bằng giấy

Giấy tấm, bao bì giấy, hộp carton, túi


Carton 3%
giấy,…

Nhựa Chai nhựa, ly nhựa, các loại khác 6%

Vỏ lon nước, lon bia, các vận dung làm


Lon nhôm 1%
từ nhôm

Thủy tinh Mảnh kiếng, chai thủy tinh, 1%

Túi nilong Các loại bọc nilong 8%

Vải Áo, quần, vải thừa 1%

TỔNG CỘNG 100%


(Nguồn: Số liệu phương pháp lấy mẫu, 2023)

SVTH: Phạm Huy Hoàng 28


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Thủy tinh, 1% Vải, 1%


Túi nilong, 8%

Lon nhôm, 1%
Nhựa, 6%

Carton, 3%

Giấy, 5%
Rác vườn, 3%
Thực phẩm, 72%

(Nguồn: số liệu phương pháp lấy mẫu,2023)


Hình 3.1. Các thành phần có trong chất thải rắn sinh hoạt của TP Biên Hòa.
Nhận xét:
Sau khi trực tiếp phân loại rác tại điểm sang tiếp rác cạnh siêu thị Mega Market,
tôi nhận thấy rằng rác thải sinh hoạt của người dân rất ẩm ướt và đa số là rác thải thực
phẩm chiếm đến 72%. Có một vấn đề rất nan giải trong quá trình tôi phân loại rác là
các hộ dân thường gói chung bịch rác này vào một bịch rác khác rồi sau đó bịch rác
đầy thì đem thải bỏ, quá trình này làm tăng lượng bọc nilong lên rất nhiều. Một bịch
rác lớn có thể chứa tới 5 đến 6 bịch rác nhỏ mà hoàn toàn chỉ cần một bọc rác lớn là có
thể chứa đủ mà không cần thêm bọc nilong nào, việc này vừa gây lãng phí tài nguyên
mà còn gây thêm ô nhiễm môi trường và khó khăn hơn trong công cuộc xử lý rác thải
tại TP Biên Hòa.
Mặt khác còn thấy thành phần rác có thể tái sử dụng (nylong, nhựa, giấy, thủy
tinh…) cũng chiếm tỷ lệ quan trọng khoảng 16%. Tại bãi rác, có một nhóm chuyên thu
nhặt phế liệu cho biết: Rác khi được vận chuyển đến đây cũng đã bị lựa lại khá nhiều
từ lúc tải rác trên xe đẩy tay và chuyển lên xe tải. Điều này cho thấy lượng rác có thể
tái sử dụng của thành phố khá cao, vì vậy cần phải có công tác quản lý tốt trong việc
thu nhặt phế liệu, tái chế để góp phần giảm ô nhiễm đến môi trường và vừa tiết kiệm
được nguyên liệu.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 29


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

3.1.2.1. So sánh bảng thành phần CTRSH giữa số liệu lấy mẫu và số liệu phòng
TNMT
80%
72% 70.36%
70%

60%

50%

40%

30%
21.35%
20% 15%
10%
10% 6.21%
3% 2.08%
0%
CT Thực phẩm CT Tái chế, tái sử dụng CT thông thường khác CT cồng kềnh

Số liệu lấy mẫu Số liệu PTNMT

(Nguồn: số liệu lấy mẫu, Phòng TNMT TP Biên Hòa, 2022)


Hình 3.2. Biểu đồ số liệu thành phần CTRSH.
Nhận xét:
Nhìn chung độ chênh lệch giữa thành phần chất thải thực phẩm là không cao
khoảng 1.64%, lượng chất thải thực phẩm TP Biên Hòa sẽ luôn ở mức trên 70% và
tăng theo thời gian.
Lượng chất thải tái chế, tái sử dụng có tính kinh tế cao nên đã được các hộ dân,
lực lượng thu gom rác đã phân loại để đem bán, sự chênh lệch số liệu của CT tái chế,
tái sử dụng là khoảng 3.79%. Rác được tập kết ở bãi sang tiếp rác được hộ dân, người
thu gom ve chai đến nhặt các loại rác có thể bán; rác tại điểm sang tiếp sẽ có thành
phần tái chế, tái sử dụng cao hơn vì vẫn tồn đọng những loại rác có thể tái chế, tái sử
dụng chưa được thu nhặt.
Chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác theo kết quả số liệu lấy mẫu cho thấy sự
chênh lệch giữa số liệu PTNMT là lớn khoảng 6.35%. Mặc dù trong quá trình thực
hiện lấy mẫu có xuất hiện loại chất thải sinh hoạt thông thường nhưng chiếm rất ít ví
dụ: Vải (1%), thủy tinh (1%) thành phần chủ đạo là túi nilong khoảng 8% số liệu này
có thể nói là tương đối phù hợp vì khối lượng rác lấy mẫu chỉ khoảng 30 kg rác mỗi
lần thực hiện lấy mẫu.
Chất thải cồng kềnh chiếm đa số của hộ dân thường là cành cây, vỏ cây, vỏ dừa
được nhét trong túi nilong.
3.1.3. Khối lượng phát sinh
Cùng với sự phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, đời sống của người dân ngày
càng được nâng cao kéo theo tình hình rác thải trên địa bàn diễn biến khá phực tạp.
Lượng rác thải sinh hoạt ngày càng nhiều, theo thống kê hiện nay tổng lượng rác thải

SVTH: Phạm Huy Hoàng 30


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

sinh hoạt thu gom tại thành phố Biên Hòa qua các năm từ năm 2020 đến năm 2022
như hình sau:

265
260 264.556
255
250
245 250.965
240
235 239.433
230
225
2020 2021 2022
(Nguồn: Phòng TNMT TP Biên Hòa,2022)
Hình 3.3. Khối lượng CTRSH của thành phố Biên Hòa từ năm 2020 -2022.
Nhận xét:
Qua biểu đồ ta thấy được khối lượng CTRSH của TP. Biên Hòa không ổn định
nguyên nhân cũng chính là do dịch covid 19 đã tác động đến nền kinh tế nước nhà dẫn
đến khối lượng rác của người dân cũng giảm theo. Sự chênh lệch rác thải giữa năm
2020 và 2021 là 11.532 tấn rác thải nhưng sau năm 2022 đã tăng trở lại đạt ngưỡng
264.556 tấn rác và 25.123 tấn rác đã tăng lên chỉ trong vòng 1 năm và còn nhiều hơn
13.591 tấn rác so với năm 2020. Điều này cho thấy cuộc sống người dân đã ổn định
hơn sau dịch covid 19, nền kinh tế nước nhà, xã hội và tốc độ đô thị hóa đang cao dần
theo thời gian.
Theo số liệu thống kê dân số trên địa bàn thành phố khoảng 1.062.414 người với
khối lượng phát sinh khoảng 750 tấn rác thải sinh hoạt/ngày.
Trong đó dân số thành thị chiếm 830,829 người và nông thôn chiếm 224,585
người. Với số liệu dân số từng khu vực như sau:
Bảng 3.3. Lượng rác phát sinh của mỗi phường

Lượng rác
Diện tích Dân số Mật độ
Phường phát sinh
(Km2) (Người) (Người/km2)
(tấn)

Trảng Dài 14,45 120.250 7.143 80,56

Tân Phong 16,86 61.051 3.621 40,9

Tân Biên 6,11 43.879 7.181 29,4

Hố Nai 3,89 41.922 10.776 28,08

Tân Hòa 3,95 47.955 12.140 32,13

SVTH: Phạm Huy Hoàng 31


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Tân Hiệp 3,46 41.719 12.058 27,95

Bửu Long 5,74 32.080 5.589 21,49

Tân Tiến 1,32 18.299 13.920 12,26

Tam Hiệp 2,17 35.747 16.473 23,95

Long Bình 35 133.206 3.806 89,24

Quang Vinh 1,2 25.627 21.355 17,17

Tân Mai 1,37 22.429 16.372 15,02

Thống Nhất 3,43 29.139 8.495 19,52

Trung Dũng 0,86 32.045 37.262 21,47

Tam Hòa 1,22 18.787 15.399 12,58

Hòa Bình 0,56 10.320 18.428 6,915

Quyết Thắng 1,39 20.303 14.606 13,60

Thanh Bình 0,35 6.161 17.603 4,127

Bình Đa 1,26 23.398 18.570 15,67

An Bình 10,4 57.700 5.548 38,66

Bửu Hòa 4,17 23.238 5.573 15,57

Long Bình Tân 11,44 61.532 5.020 41,226

Tân Vạn 4,33 17.738 4.097 11,885

Tân Hạnh 6,08 11.560 1.537 7,745

Hiệp Hòa 6,96 15.751 2.263 10,55

Hóa An 6,8 35.257 4.890 21,61

An Hòa 9,21 23.274 2.522 15,6

Tam Phước 45,65 65.471 1.200 43,86

Phước Tân 42,76 62.331 1.230 41,76

Long Hưng 11,73 6.874 0.58 4,60

SVTH: Phạm Huy Hoàng 32


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Lượng rác phát sinh (tấn)


100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Hố Nai

An Hòa
Tân Mai

An Bình

Hóa An
Long Bình
Trảng Dài

Quyết Thắng
Tân Phong

Tân Tiến

Trung Dũng

Bửu Hòa
Long Bình Tân

Tân Hạnh
Tân Hòa

Thống Nhất

Tam Hòa

Thanh Bình

Tân Vạn

Hiệp Hòa
Tân Hiệp

Tam Hiệp

Hòa Bình

Bình Đa
Quang Vinh
Tân Biên

Bửu Long

(Nguồn: Tổng cục thống kê tỉnh Đồng Nai, 2019)


Hình 3.4. Lượng rác phát sinh của mỗi phường.
Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ trên 2 phường có lượng rác cao nhất là phường Trảng Dài và
phường Long Bình lần lượt là xấp xỉ 80 tấn và 90 tấn rác mỗi ngày. Lượng rác của 2
phường này gần như là gấp đôi lượng rác của các phường như phường Tân Phong, An
Bình, Long Bình Tân.
Nhìn chung tình hình dân số ở mỗi phường phân bố không đồng đều dẫn đến tình
trạng phường có lượng rác nhiều và phường có lượng rác ít như các phường: Tân Tiến,
Tân Mai, Tam Hòa, Hòa Bình, đặc biệt là Thanh Bình chiếm lượng rác ít nhất trong tất
cả phường là dưới 5 tấn rác mỗi ngày.
3.1.4. Khối lượng rác mỗi ngày của hộ dân
Lượng rác mỗi ngày của hộ dân là một số liệu quan trọng để có thể tính được hệ số
phát sinh rác của mỗi người. Kết quả số liệu khảo sát được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 3.4. Hệ số phát thải CTRSH của TP Biên Hòa

HỆ SỐ PHÁT THẢI CTRSH

Số liệu từ phiếu khảo sát Số liệu từ Phòng TNMT

0.687 kg/người/ngày 0.67 kg/người/ngày

(Nguồn: Số liệu phiếu khảo sát 2023, Phòng TNMT TP Biên Hòa 2022)
Nhận xét:
Quá trình khảo sát người dân trên địa bàn TP Biên Hòa cho biết tổng số 150 hộ
dân phát thải là 355 kg rác kết quả tính toán là xấp xỉ 0.687 kg/người/ngày tương đối
bằng số liệu mà phòng TNMT cung cấp. Tùy thuộc vào số thành viên trong gia đình

SVTH: Phạm Huy Hoàng 33


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

mỗi hộ dân sẽ xả thải nhiều rác hoặc ít rác. TP Biên Hòa cũng là nơi nhiều người từ
vùng xa vào để làm việc, sống một mình nên lượng rác mỗi ngày rất ít hoặc gần như
không có vì ăn bên ngoài. Phần lớn số liệu khảo sát từ các bạn sinh viên đang chung
sống cùng ba mẹ.
3.2. Công tác quản lý CTRSH trên địa bàn TP Biên Hòa
3.2.1. Quy trình lưu giữ
❖ Tại hộ gia đình, khu dân cư
Chất thải rắn sinh hoạt đươc đựng trong các thùng bằng nhựa, thùng phi hoặc xốp
tập trung vào các loại như thùng nhựa có nắp đậy, xô, thùng sơn không có nắp đậy,
sọt. Loại thùng chứa thường không đồng nhất tại các hộ gia đình, khu dân cư. Đặc biệt
đối với các hộ có kinh doanh buôn bán thì dung tích thùng chứa thường lớn. Các thiết
bị lưu trữ thường đặt phổ biến ở trong nhà hoăc đưa ra trước cửa. Ngoài ra phương
thức chứa rác trong rác trong túi nilong khá phổ biến. Chất thải thường được cho vào
túi nilong đem ra để trước nhà chờ người thu gom.
Bên cạnh đó, một số hộ có đất vườn nên lượng rác thải sinh hoạt phát sinh sẽ được
người dân đem đốt đối với các loại rác khó phân hủy và đổ tại các khu đất trống sau
nhà, trong vườn, đổ xuống ao, kênh rạch, hay vứt ngay bên đường chứ không lưu trữ
và giao cho đơn vị thu gom.
❖ Tại chợ
Rác thải tại chợ được cho vào túi nilong và để trước rạp chờ lực lượng thu gom rác
đến lấy. Một số người có thùng rác thì sẽ bỏ rác vào thùng, còn lại là người dân để rác
trực tiếp ở ngoài đường và để thành đống.
3.2.2. Hiện trạng thu gom và vận chuyển CTRSH
a. Hiện trạng thu gom

Rác hộ dân

Lực lượng thu gom


Lực lượng thu gom
rác công ty CP môi
rác cộng tác viên
trường Sonadezi

Điểm sang tiếp

Xe chuyên dùng

Khu xử lý Vĩnh


Tân/ Quang Trung
(Nguồn: Phòng TNMT TP Biên Hòa, 2021)
Hình 3.5. Quy trình thu gom rác của TP Biên Hòa.
SVTH: Phạm Huy Hoàng 34
GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Các tổ chức, cá nhân có hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
thành phố Biên Hòa gồm: Công ty Cổ phần Môi trường Sonadezi và lực lượng cộng
tác viên hỗ trợ thu gom.
Rác thải sinh hoạt được lực lượng công nhân/cộng tác viên thu gom bằng xe ba
gác hoặc xe tải sẽ được tập kết về các điểm sang tiếp rác để chuyển qua xe chuyên
dùng của Công ty thực hiện vận chuyển về các khu xử lý.
Các điểm trung chuyển, sang tiếp rác thải sinh hoạt thực hiện sang tiếp rác tại 07
điểm tạm (04 bô rác trung chuyển tại các phường: Hóa An, Tân Vạn, Trảng Dài và
Phước Tân; 03 điểm tiếp rác tạm tại: Xưởng in đường Nguyễn Văn Trị, phường Hòa
Bình, cổng 1 phường Trung Dũng và bên hông siêu thị Metro, phường Quang Vinh).
Việc sang tiếp rác tại khu vực trung tâm thực hiện từ 20 giờ 00 và kết thúc trước 05
giờ 00 sáng hôm sau, được quy định cụ thể tại Văn bản số 2783/UBND-KT ngày
12/3/2021 của UBND thành phố về thời gian, tần suất thu gom rác tại một số tuyến
đường và khu vực trên địa bàn thành phố Biên Hòa[10]
Công ty CP Môi trường Sonadezi thực hiện thu gom rác thải sinh hoạt phát sinh từ
các hộ dân trên địa bàn 29 phường xã (trừ phường Phước Tân do HTX Nếp Sống Mới,
các tổ chức/cá nhân do UBND phường quản lý) với tần suất thu gom như bảng sau:
Bảng 3.5. Tình hình thu gom rác tại các phường

Thu gom hằng ngày (Phường) Thu gom cách ngày (Phường, xã)

Thống Nhất, Long Bình Tân, Long Bình,


Trung Dũng
xã Long Hưng

Tân Hiệp, Tân Vạn, Tân Hòa, Tam Hòa,


Hòa Bình
Tam Hiệp, Tam Phước

Tân Biên, Tân Mai, Tân Phong, Tân


Quang Vinh
Tiến, Tân Hạnh

Trảng Dài, Bửu Long, Bửu Hòa, Hố Nai,


Quyết Thắng
Hóa An

Thanh Bình Bình Đa, An Bình, An Hòa, Hiệp Hòa

(Nguồn: Phòng TNMT TP Biên Hòa,2021)


Đối với các phường thu gom cách ngày thì các tuyến đường chính nằm trên
phường vẫn được thu gom hằng ngày như những tuyến đường Phạm Văn Thuận,
Nguyễn Ái Quốc, Đồng Khởi, Phan Trung, Huỳnh Văn Nghệ,…và khu chợ Bùi Vĩnh
và chung cư Bửu Long[10].
Bảng 3.6. Thời gian thu gom diễn ra tại các phường

STT Phường Thời gian thu gom Ngày thu gom


1 Quang Vinh 11h➜20h Mỗi ngày
2 Quyết Thắng 13h30➜20h Mỗi ngày
3 Trung Dũng 3h➜24h Mỗi ngày

SVTH: Phạm Huy Hoàng 35


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

4 Hòa Bình 13h➜21h Mỗi ngày


5 Thanh Bình 14h➜21h Mỗi ngày
6 An Hòa 03h➜17h Cách ngày
7 Long Bình Tân 01h➜23h Cách ngày
8 Tam Phước 03h➜17h Cách ngày
9 Tam Hiệp 08h ➜23h Cách ngày
10 Bình Đa 4h30 ➜ 23h Cách ngày
Cách ngày,
11 Hiệp Hòa 7h ➜ 16h
hằng ngày
12 Xã Long Hưng 07h ➜ 12h Cách ngày
Cách ngày,
13 Thống Nhất 1h ➜ 23h
hằng ngày
Cách ngày,
14 Tam Hòa 09h➜24h
hằng ngày
Cách ngày,
15 Tân Phong 00h➜23h
hằng ngày
16 Trảng Dài 01h➜23h Cách ngày
17 Tân Biên 01h➜19h30 Cách ngày
18 Hố Nai 01h ➜ 05h hôm sau Cách ngày
Mỗi ngày,
19 Long Bình 0h➜20h
cách ngày
20 Tân Vạn 7h30➜15h Cách ngày
Cách ngày,
21 Tân Hiệp 0h➜23h
hằng ngày
22 Hóa An 07h➜17h Cách ngày
23 Bửu Hòa 06h➜18h Cách ngày
Cách ngày,
24 An Bình 0h➜18h
hằng ngày
Cách ngày,
25 Tân Mai 00h➜22h
hằng ngày
Cách ngày,
26 Tân Tiến 02h➜22h
hằng ngày
27 Tân Hạnh 07h➜17h Cách ngày
Cách ngày,
28 Phường Bửu Long 06h➜22h
hằng ngày
29 Tân Hòa 5h30➜02h hôm sau Cách ngày
(Nguồn: UVB 2783-2021 thời gian, tần suất thu gom rác TP Biên Hòa, 2021)
Cụ thể khu vực thu gom, thời gian thu gom và ngày thu gom được thể hiện chi tiết
trong phụ lục B.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 36


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

b. Quy trình vận chuyển


Lực lượng cộng tác viên thu gom rác tại thành phố Biên Hòa và chở tới điểm sang
tiếp rác sau 18h để tiến hành sang tiếp rác.
Trong quá trình sang tiếp rác, rác sẽ được ép bằng xe ép rác rồi sẽ được vận
chuyển tới khu xử lý Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu và khu xử lý Quang Trung, phường
Thống Nhất để xử lý thành phần compost, tỷ lệ chôn lấp dưới 15%[2].
3.2.3. Phương tiện thu gom
Hiện nay lực lượng thu gom rác sinh hoạt của TP Biên Hòa chủ yếu là lực lượng
thu gom rác của công ty Sonadezi và lực lượng cộng tác viên. Hai lực lượng này sẽ
chủ yếu thu gom toàn bộ rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP Biên Hòa[10].
Tiếp theo là bảng thống kê số người và một số loại phương tiện dùng để tiến hành
thu gom rác thải được trình bày như sau:
Bảng 3.7. Loại phương tiện thu gom rác thải của TP Biên Hòa

Đơn vị thu gom Công nhân, Phương tiện


275 người
48 xe ép rác chuyên dụng
02 xe ben
Công ty Cổ phần Môi trường Sonadezi
38 xe ba gác kéo
09 xe ba gác máy
02 xe tải
71 người
06 xe chuyên dùng
04 xe ben
Lực lượng cộng tác viên
07 xe ba gác
01 xe lôi
71 xe tải thùng
(Nguồn: Phòng TNMT TP Biên Hòa, 2022)
3.2.4. Điểm tập kết, trung chuyển rác
Trong điều kiện quỹ đất đô thị còn hạn chế, UBND thành phố Biên Hòa chưa bố
trí được điểm trung chuyển rác mà chỉ chấp thuận cho các đơn vị thu gom rác trên địa
bàn thực hiện sang tiếp rác tại 07 điểm tạm (04 bô rác trung chuyển tại các phường:
Hóa An, Tân Vạn, Trảng Dài và Phước Tân; 03 điểm tiếp rác tạm tại: Xưởng in đường
Nguyễn Văn Trị, phường Hòa Bình, cổng 1 phường Trung Dũng và bên hông siêu thị
Metro, phường Quang Vinh). Việc sang tiếp rác tại khu vực trung tâm thực hiện từ 20
giờ 00 và kết thúc trước 05 giờ 00 sáng hôm sau.
Cụ thể những điểm sang tiếp rác để phục vụ công tác thu gom, vận chuyển rác
sinh hoạt TP Biên Hòa như sau:
SVTH: Phạm Huy Hoàng 37
GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Bảng 3.8. Các điểm sang tiếp rác trên địa bàn TP Biên Hòa

Tên, vị trí và quy mô


Phạm vi phục Diện
TT Đơn vị quản lý KL sang
vụ Tên
Vị trí tích tiếp
trạm (tấn/ngày)
(m2)

Công ty CP Môi Tiếp trên


1 Trung Dũng Cổng 1 30 12
trường Sonadezi đường

Phường
Bửu Long, Công ty CP Môi
2 Metro Quang 50 40
Quang Vinh trường Sonadezi
Vinh

An Hòa, Long
Bình Tân, Hiệp
Hòa, Tân Vạn, Công ty CP Môi Phường
3 Tân Vạn 200 150
Bửu Hòa, trường Sonadezi Tân Vạn
Quyết Thắng,
Tam Hòa

Trảng Dài, Tân


Phong, Tam Bãi rác Phường
Công ty CP Môi
4 Hiệp, Hố Nai, Trảng Trảng 200 150
trường Sonadezi
Tân Hòa, Tân Dài Dài
Biên

Hóa An, Tân


Hạnh, Bửu Công ty CP Môi Xã Hóa
5 Nhị Tì 200 180
Hòa, Tân Vạn, trường Sonadezi An
Hiệp Hòa

Long Bình,
Phước Tân, Đường Phường
Công ty CP Môi
6 Tam Phước, chuyên Phước 200 150
trường Sonadezi
Long Bình Tân, dùng Tân
An Hòa

Thống Nhất, Phường


Công ty CP Môi Trường
7 Tân Tiến, Tân Thống 15 15
trường Sonadezi Cơ Điện
Mai, Tam Hiệp Nhất

(Nguồn: Phòng TNMT, TP Biên Hòa, 2022)


Hiện nay thành phố đang tiến hành các bước để xây dựng trạm trung chuyển có
diện tích khoảng 6,9 ha tại phường Phước Tân.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 38


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

3.2.5. Hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Thành phố Biên Hòa không quy hoạch khu xử lý chất thải rắn (bãi rác Trảng Dài
đã ngưng hoạt động và tiếp nhận rác thải sinh hoạt từ tháng 3/2016). Hiện rác thải sinh
hoạt trên địa bàn được vận chuyển về khu xử lý Quang Trung, huyện Thống Nhất của
Công ty CP Dịch vụ Sonadezi để xử lý thành phân compost và khu xử lý Vĩnh Tân,
huyện Vĩnh Cửu của Công ty CP Môi trường Sonadezi để chôn lấp (từ tháng 12/2020,
Công ty đã đưa vận hành thử nghiệm công nghệ xử lý chất thải thành phân compost).
3.2.5.1. Khu XLCT Quang Trung
Khu xử lý chất thải Quang Trung hiện đang tiếp nhận, xử lý rác cho 7 địa phương
trên địa bàn tỉnh gồm: Thống Nhất, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Tân Phú, Long Thành,
TP.Long Khánh và TP Biên Hòa với công suất xử lý khoảng 1.200 tấn/ngày. Rác thải
sinh hoạt được phân loại, tái chế làm mùn compost tỷ lệ rác trơ còn lại chôn lấp dưới
15%.
Hệ thống xử lý chất thải của khu xử lý chất thải Quang Trung bao gồm:
+ Lò đốt chất thải Cs 24 tấn/ngày.
+ Ô chôn lấp chất thải nguy hại.
+ Ô chôn lấp hợp vệ sinh.
+ Hệ thống xử lý bóng đèn Cs 1.728 kg/ngày.
+ Trạm xử lý hoá rắn 20 tấn/ngày.
+ Trạm xử lý chất thải lỏng 100 tấn/ngày.
+ Hệ thống ngâm tẩy và súc rửa kim loại, nhựa Cs 48 tấn/ngày.
+ Hệ thống phá dỡ ắc quy Cs 12 tấn/ngày.
+ Hệ thống súc rửa bao bì 5,5 tấn/ngày.
+ Trạm tái chế chất thải làm phân compost Cs 1.200 tấn/ngày.
+ Trạm xử lý nước thải tập trung Cs 200m3/ngày.
3.2.5.2. Khu XLCT Vĩnh Tân
Khu xử lý chất thải Vĩnh Tân là khu xử lý rác áp dụng phương pháp xử lý rác làm
phân compost với công suất khoảng 450 tấn/ngày.
Nhà máy có quy mô 7,1 ha; bao gồm nhà xưởng 4,2 ha và các công trình phụ trợ
là: đường giao thông, cây xanh, chiếu sáng, dây chuyền.
Quy trình vận hành của nhà máy bao gồm 4 công đoạn chính: phân loại rác thải, ủ
hiếu khí, ủ chín, tạo mùn tinh chế.
Khoảng 80% rác hữu cơ tiếp nhận sẽ được xử lý làm mùn compost; khoảng 15%
chất thải trơ sau khi đốt đem chôn lấp tại các hố chôn hợp vệ sinh; khoảng 5% túi ny-
lông được thu hồi tái chế, tái sử dụng.
Hệ thống xử lý chất thải của khu xử lý chất thải Vĩnh Tân bao gồm:
+ Bốn ô chôn lấp hợp vệ sinh.
+ Nhà máy compost cs 450 tấn/ngày.
+ Trạm nước rỉ rác 200m3 ngày/đêm.
3.2.6. Hoạt động thu phí thu gom CTRSH
Theo báo cáo số 215/BC-UBND về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn thành phố Biên Hòa thì rác thải sinh hoạt phát sinh tại hộ gia đình được lực lượng
công nhân, cộng tác viên thu gom theo thời gian, tần suất đã ban hành vận chuyển về
các điểm sang tiếp/bô rác và thực hiện thu phí rác hộ dân 28.000đ/tháng/hộ (đơn giá
được áp dụng từ năm 2014 đến nay)[6].

SVTH: Phạm Huy Hoàng 39


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Cụ thể theo quyết định số 75/2014/QĐ-UBND về sửa đổi quyết định số
58/2011/QĐ-UBND ngày 16/9/2011 của UBND Tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung quyết
định số 08/2009/QĐ-UBND ngày 27/02/2009 của UBND Tỉnh Đồng Nai về việc sửa
đổi, bổ sung quyết định số 4798/2003/QĐ-UBND ngày 15/12/2003 của UBND Tỉnh
Đồng Nai về phương án thu phí vệ sinh trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai như sau:
Bảng 3.9. Phương án thu phí vệ sinh trên địa bàn TP Biên Hòa

Phương án thu phí vệ sinh trên địa bàn TP Biên Hòa

Hộ một nhân khẩu 5.000 đồng/hộ/tháng

Hộ dân cư còn lại 28.000 đồng/hộ/tháng

(Nguồn: Phòng TNMT TP Biên Hòa,2021)


Tuy nhiên quá trình khảo sát thực tế về phí thu gom rác của mỗi hộ dân như sau:
Bảng 3.10. Phí thu gom rác của TP Biên Hòa (Số liệu khảo sát)

STT Hộ dân Phí thu gom rác hàng tháng

1 15 15.000 đồng/tháng

2 13 20.000 đồng/tháng

3 18 25.000 đồng/tháng
4 51 28.000 đồng/tháng

5 29 30.000 đồng/tháng

6 10 40.000 đồng/tháng

7 11 45.000 đồng/tháng
8 3 48.000 đồng/tháng
(Nguồn: Số liệu khảo sát,C32, 2023)
3.2.7. Công tác phân loại rác tại nguồn
Chất thải rắn sinh hoạt phải được phân loại ngay từ nguồn nhằm tăng cường tái
chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng, giảm khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp; tiết
kiệm chi phí thu gom, xử lý; tiết kiệm tài nguyên; giảm thiểu ô nhiễm môi trường và
góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. Mỗi cá nhân, tổ chức
có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt khi có phát sinh.
UBND thành phố Biên Hòa xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phân loại chất
thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Biên Hòa giai đoạn 2020 – 2025.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 40


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

3.2.7.1. Phân loại chất thải


Căn cứ kế hoạch số 5973/KH-UBND ngày 28/5/2020 của UBND tỉnh Đồng Nai,
chất thải rắn sinh hoạt được phân loại thành 02 nhóm, gồm:
- Nhóm chất thải thực phẩm.
- Nhóm chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác (các loại chất thải sinh hoạt
không có khả năng tái chế, không bao gồm các chất thải cồng kềnh như: Nệm, kệ sách,
giường, tủ, bàn ghế, cây cối,…)[8]
3.2.7.2. Thiết bị lưu chứa
• Túi chứa chất thải rắn sinh hoạt:
+ Túi chứa chất thải được phân biệt bằng các hình thức như: Dán nhãn, ghi dòng chữ
trên túi, màu sắc túi hoặc đánh dấu để nhận biết trước khi chuyển đến tập kết hoặc giao
cho đơn vị thu gom, vận chuyển.
+ Kích thước bao bì chọn kích thước phù hợp với thùng chứa và đảm bảo chứa vừa
đủ lượng chất thải phát sinh, khuyến khích sử dụng túi ni lông tự hủy hoặc loại bao bì
chuyên dụng được nhà sản xuất thiết kế để chứa chất thải. Theo kết quả khảo sát hộ
dân về bọc nilong phân hủy sinh học cho thấy như sau:
Bảng 3.11. Thành phần số hộ dân sử dụng bọc nilong phân hủy sinh học

Tần số Phần Giá trị Phần trăm


xuất hiện trăm phần trăm tích lũy

Số hộ dân có dùng túi


55 36.7 36.7 36.7
PHSH
Giá
Số hộ dân không
trị 95 63.3 63.3 100.0
dùng túi PHSH

Total 150 100.0 100.0


(Nguồn: Số liệu khảo sát,C16,2023)

SVTH: Phạm Huy Hoàng 41


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

(Nguồn: Số liệu khảo sát,C16,2023)


Hình 3.6. Thành phần phần trăm hộ dân sử dụng bọc nilong phân hủy sinh học.
Nhận xét:
Số hộ dân có dùng túi PHSH là khoảng 36.7% và số hộ dân không dùng túi PHSH
là 63.3% trên tổng số 150 hộ.
Đa số các hộ dân có dùng bọc PHSH là do khi hộ dân mua hàng hóa có kèm theo
bọc đựng nilong phân hủy sinh học và sử dụng lại nhằm tiết kiệm lại bọc cũ (chủ yếu
là từ hoạt động mua hàng hóa trong siêu thị).
Số hộ dân không sử dụng bọc nilong PHSH với một vài lí do như: giá thành bọc
cao, không biết về loại bọc này, tiết kiệm lại bọc nilong cũ phát sinh do hoạt động mua
bán.
Nhìn chung vấn đề này chỉ đánh giá được mức độ nhận biết về bọc nilong chứ
không đánh giá tần suất sử dụng bọc nilong PHSH thay cho bọc nilong bình thường.
3.2.7.3. Thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt
+ Khuyến khích chủ nguồn thải sử dụng các mẫu thùng chứa chất thải chuyên dùng
màu xanh, xám (màu sắc bên ngoài thùng).
+ Thùng chứa chất thải được dán nhãn bên ngoài trên và thân thùng, để phân biệt
nhóm chất thải phân loại; đảm bảo lưu giữ an toàn, không bị hư hỏng, rách vỡ bởi
trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng, đảm bảo ngăn chất thải rò rỉ hoặc rơi vãi
ra môi trường.
• Phương tiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, bao gồm:
+ Thùng chứa có dung tích 660 lít bằng nhựa và compostie, đảm bảo kín, dễ dàng di
chuyển tại các khu vực có địa hình phức tạp.
+ Xe ép chất thải sinh hoạt: Tải trọng nhỏ hơn hoặc bằng 05 tấn đối với xe thu gom
về trạm trung chuyển và trên 05 tấn trở lên đối với xe thu gom vận chuyển trực tiếp lên

SVTH: Phạm Huy Hoàng 42


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung. Quy cách xe ép chất thải rắn: Có máng nạp chất
thải rắn, cẩu – nâng được thùng 660 lít. Thùng xe có thiết kế kín, có hệ thống thu gom
và lưu giữ nước rỉ rác. Có bạt nhựa (tháo lắp được) để che phủ máng nạp chất thải rắn
khi di chuyển. Gắn nhãn dán phản quang màu vàng hình tam giác đều sau đuôi xe.
+ Xe tải thùng/container (áp dụng cho công nghệ hooklift): Xe tải thùng hở phải
được phủ bạt kín, che nắng mưa khi vận chuyển chất thải rắn, đảm bảo không rơi vãi,
rò rỉ nước rỉ rác.
+ Màu sắc và chữ gắn trên các phương tiện: Bên ngoài thân phương tiện được sơn
màu xanh, hai bên dán nhãn hoặc sơn dòng chữ “CHẤT THẢI THỰC PHẨM”; sơn
màu xám, hai bên dán nhãn hoặc sơn dòng chữ “CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
THÔNG THƯỜNG”; chữ màu vàng có chiều cao ít nhất 15 cm[8].
3.2.7.4. Phương án thu gom
Phế liệu trong phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (chất thải rắn có khả năng
tái chế như bao bì nhựa, giấy, vỏ nhôm,…) khuyến khích hộ gia đình và ngoài hộ gia
đình bán cho các cá nhân, tổ chức thu gom có chức năng hoặc giao cho đơn vị thu gom
tại nguồn.
Chất thải cồng kềnh như kệ sách, giường, tủ, bàn ghế, cây cối,… các cá nhân, hộ
gia đình, ngoài hộ gia đình phát sinh phải liên hệ với đơn vị có chức năng thu gom để
được vận chuyển, xử lý theo quy định.
Chất thải nguy hại phát sinh từ các sinh hoạt hàng ngày của hộ gia đình được tổ
chức thu gom như sau: Tại mỗi xã, phường phải bố trí ít nhất 01 điểm thu hồi chất thải
nguy hại trng sinh hoạt để thu gom, lưu chứa chất thải nguy hại theo hướng dẫn của Sở
Tài nguyên và Môi trường; thiết bị để lưu chứa chất thải nguy hại là thùng nhựa có
dung tích 240 lít, số lượng thùng bố trí tại điểm thu hồi tùy thuộc vào khối lượng,
thành phần chất thải nguy hại phát sinh tại địa phương và tần suất thu gom trong năm.
Kinh phí thực hiện từ ngân sách kinh phí sự nghiệp môi trường của thành phố hàng
năm[2].
Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: việc phân loại, thu gom,
vận chuyển và xử lý chất thải rắn được thực hiện theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày
24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu (được sửa đổi, bổ sung tại
Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn một số Điều của Luật
Bảo vệ môi trường), riêng đối với chất thải nguy hại phát sinh từ sinh hoạt phải được
thực hiện phân loại, lưu chứa, chuyển giao theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày
30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
UBND của phường, xã phối hợp cùng đơn vị thu gom trên địa bàn thống nhất lựa
chọn một số trong các phương án thu gom phù hợp để thực hiện đảm bảo tiết kiệm và
hiệu quả, báo cáo UBND thành phố Biên Hòa, Phòng Tài nguyên và Môi trường trước
khi triển khai thực hiện:
• Phương án 1:
Thu gom cùng lúc 02 nhóm chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt thông
thường khác, thực hiện việc thu gom hàng ngày.
• Phương án 2:
(1) Chất thải thực phẩm: Thu gom hằng ngày;
(2) Chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác: Thu gom vào ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6
hoặc ngày thứ 3, thứ 5, thứ 7 hàng tuần.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 43


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

• Phương án 3:
(1) Chất thải thực phẩm: Thu gom vào ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6, thứ 7 và chủ nhật
hàng tuần.
(2) Chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác: Thu gom vào ngày thứ 3, ngày thứ 5
hàng tuần.
Tùy điều kiện thực tế tại địa phương, UBND các phường, xã thống nhất với đơn vị
thu gom quy định thời gian thu gom phù hợp và tùy khối lượng phát sinh của từng
nhóm chất thải rắn sinh hoạt mà UBND các phường, xã có thể tăng, giảm số ngày thu
gom trong tuần. Trong quá trình thực hiện các phường, xã tổ chức đánh giá bất cập,
hiệu quả của phương án thu gom án thu gom đã thực hiện. Từ đó, chủ động điều chỉnh
phương án thu gom cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. UBND các
phường, xã chịu trách nhiệm về hiệu quả tổ chức thu gom chất thải rắn sinh hoạt sau
khi phân loại tại địa phương.
3.2.7.5. Thời gian, địa điểm thu gom:
UBND các phường, xã chỉ đạo, thông báo thường xuyên về thời gian, địa điểm,
tần suất và tuyến thu gom chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt thông thường
khác đến hộ gia đình và ngoài hộ gia đình trong phạm vi triển khai phân loại để biết và
chuyển giao chất thải rắn đúng theo quy định.
Tại các điểm tập kết, san tiếp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn, đơn vị thu gom
sắp xếp, bố trí khu vực tiếp nhận, lưu chứa riêng biệt chất thải thực phẩm và chất thải
rắn sinh hoạt thông thường khác sau khi phân loại để vận chuyển đến các khu xử lý,
trong đó lưu ý đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và thời gian tập kết chất thải rắn
sinh hoạt không ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.
3.2.7.6. Tiếp nhận xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại:
Chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại được đưa về 02 khu xử lý chất thải rắn theo
quy hoạch đã được duyệt: Quang Trung, huyện Thống Nhất và Vĩnh Tân, huyện Vĩnh
Cửu.
Việc tiếp nhận, xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại tại các khu xử lý phải
đáp ứng công suất, công nghệ xử lý và đảm bảo tỷ lệ chôn lấp theo mục tiêu Nghị
quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
3.2.8. Dự báo khối lượng rác thải thành phố Biên Hòa tới năm 2030
a. Dự báo dân số thành phố Biên Hòa năm 2030
Dự báo dân số cho thành phố Biên Hòa năm 2030 được tính dựa trên mô hình
Euler cải tiến.
N*i+1 = Ni + r. Ni. Δt
N∗ 𝑖+1 +N𝑖
N𝑖+ 1 =
2 2

Ni+1 = Ni + r. 𝑁𝑖+ 1 . Δt
2

Trong đó:
Ni: Số dân ban đầu (người)
N*i+1: Số dân sau một năm (người)
𝑁𝑖+1 : Số dân sau nửa năm (người)
2

SVTH: Phạm Huy Hoàng 44


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

r: tốc độ gia tăng dân số (%/năm)


Δt: thời gian (năm)
Dân số thành phố Biên Hòa năm 2023 là 1.226.700 người, theo số liệu điều tra tỷ
lệ gia tăng dân số của thành phố Biên Hòa là 1,096%. Như vậy khi tính toán bằng mô
hình Euler cải tiến ta được kết quả sau:
Bảng 3.12. Dân số dự báo của thành phố Biên Hòa tới năm 2030
Năm Số dân sau một năm (người)

2023 1.226.700

2024 1.240.145

2025 1.253.589

2026 1.267.034

2027 1.280.478

2028 1.293.923

2029 1.307.367

2030 1.320.812

b. Dự báo khối lượng rác phát sinh thành phố Biên Hòa tới năm 2030
Với tốc độ phát sinh rác bình quân theo đầu người là 0,67 (kg/người/ngày) luận văn
giả sử cứ 2 năm tốc độ phát sinh rác tăng thêm 0,05 kg/người/ngày.
Tổng khối lượng rác phát sinh (tấn/ngày)
= [Dân số (người) x Khối lượng bình quân đầu người (kg/người/ngày)] / 1000
Bảng 3.13. Dự báo khối lượng rác phát sinh thành phố Biên Hòa tới năm 2030
Dân số Khối lượng bình quân đầu người Tổng khối lượng
Năm
(người) (kg/người/ngày) rác (tấn/ngày)

2023 1.226.700 0.67 821,89

2024 1.240.145 0.67 830,897

2025 1.253.589 0.72 902,584

2026 1.267.034 0.72 912,264

2027 1.280.478 0.77 985,968

SVTH: Phạm Huy Hoàng 45


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

2028 1.293.923 0.77 996,320

2029 1.307.367 0.82 1.072,040

2030 1.320.812 0.82 1.083,066


Nhận xét:
Từ bảng dự báo trên, ta thấy lượng rác thải phát sinh đến năm 2030 là 1.083,066
tấn/ngày. Lượng CTRSH phát sinh ngày càng nhiều, nếu hệ thống thu gom và vận
chuyển CTR hiện nay không được cải thiện thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu trong
tương lai.
3.3. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRSH tại thành phố Biên Hòa – Tỉnh
Đồng Nai.
3.3.1. Lưu trữ tại nguồn
Chất thải rắn sinh hoạt hiện nay chưa được các chủ nguồn thải phân loại tại nguồn.
Các hộ gia đình thường bỏ rác thải vào các túi nylon buộc chặt, để trước cửa, thói quen
này đã tạo điều kiện cho những người thu nhặt “ve chai” có thể bươi, móc gây ô
nhiễm, làm mất vẻ mỹ quan đô thị.
Có những hộ dân để rác trực tiếp ngoài cửa không có thùng đựng có thể dẫn đến
tình trạng rơi vãi nước rỉ rác và ô nhiễm tại khu vực đó.
Tại các khu vực công cộng trên đường phố, vỉa hè, phần lớn chưa được bố trí
thùng chất thải rắn công cộng hoặc có nhưng không đảm bảo phục vụ theo đúng chức
năng của thùng chất thải rắn công cộng.
3.3.2. Đối với công tác thu gom.
Hiện nay việc quản lý thu gom rác TP Biên Hòa do Công ty cổ phần Sonadezi
chịu trách nhiệm thực hiện và đã đạt những kết quả khả quan sau:
+ Đa số công nhân làm việc có trách nhiệm cao, chấp hành đúng các quy định về vệ
sinh môi trường, an toàn lao động, phương thức thu gom và thời gian làm việc.
+ Công nhân thu gom chất thải rắn sinh hoạt (chủ yếu là lực lượng cộng tác viên) kết
hợp thu gom, phân loại và bán phế liệu.
+ Người dân ý thức được lợi ích của việc thu nhặt phế liệu, tái chế tái sử dụng nhựng
vật liệu cần thiết.
Tuy nhiên vẫn còn những mặt tồn tại:
+ Vẫn còn những đơn vị thu gom làm rơi vãi nước rỉ rác xuống đường trong quá
trình thu gom và không sử dụng bao tay chuyên dụng trong quá trình làm việc.
+ Những điểm sang tiếp rác quá gần những nơi dân cư sinh sống và nằm lộ thiên
trên mặt đường chính như điểm sang tiếp rác cổng 1, Metro,....Gây ảnh hưởng đến
cuộc sống của người dân vì luôn phát sinh ra mùi hôi thối trong quá trình sang tiếp rác
diễn ra và sau khi kết thúc. Người dân đã nhiều lần phản ánh và sống trong cảnh này
trong nhiều năm trời nhưng kết quả vẫn không thay đổi.
+ Quá trình sang tiếp rác không diễn ra theo đúng kế hoạch sẽ kết thúc lúc 5h sáng.
Thực tế quá trình sang tiếp rác kết thúc khoảng 9h – 10h sáng.
+ Vẫn chưa quản lý chặt chẽ việc thu gom rác tại các hộ dân, nhiều hộ dân chở rác
tại các bãi rác tự phát và tiến hành vứt rác tại đó. Rác đầy và chất thành đống sẽ được
đốt định kì.
SVTH: Phạm Huy Hoàng 46
GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

+ Khi trời mưa các hộ dân đem rác ra ngoài bỏ vào sọt, thùng không có nắp đậy gây
ra hôi thối, nhếch nhác và ứ đọng rác. Tạo điều kiện cho rác bốc mùi, chuột cắn xé và
ruồi muỗi phát triển.
Mặc dù còn tồn đọng nhiều bất cập nhưng công tác thu gom rác vẫn diễn ra suôn
sẻ, sạch sẽ dựa trên đánh giá của người dân.

(Nguồn: số liệu khảo sát, C34, 2023)


Hình 3.7. Số hộ dân hài lòng với dịch vụ thu gom rác.
Qua khảo sát các hộ gia đình về dịch vụ thu gom rác có đảm bảo vệ sinh môi
trường cho thấy hơn 120 phiếu trong tổng số 150 phiếu khảo sát là đồng tình việc dịch
vụ thu gom rác có đảm bảo về vấn đề môi trường, rác thải được thu gom sạch sẽ, giờ
giấc thu gom hợp lý và thoải mái cho người dân.
3.3.3. Đối với công tác vận chuyển.
Hiện nay lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP Biên Hòa sẽ được vận chuyển từ
bãi sang tiếp rác đến khu xử lý rác Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu và khu xử lý rác Quang
Trung, huyện Thống Nhất bằng xe ép rác.
Quá trình sang tiếp rác được diễn ra ngay trên mặt đường ở những nơi có nhiều hộ
dân sinh sống có thể gây cản trở giao thông, mùi hôi thối tác động rất lớn tới cuộc
sống của người dân gần đó. Vì quá trình thực hiện được diễn ra trực tiếp trên mặt
đường nên có một lượng nước rỉ rác đã rơi vãi xuống mặt đường và lượng rác rơi vãi
thu gom không hết dẫn tới khu vực sang tiếp rác luôn trong tình trạng hôi thối, bốc
mùi bất kể không trong quá trình sang tiếp rác.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 47


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

3.3.4. Đối với công tác phân loại rác


Công tác tuyên truyền truyền thông về PLRTN được thực hiện tốt, hộ dân đã có
kiến thức nhất định về PLRTN nhưng bên cạnh đó phía bên thu gom rác vẫn chưa đủ
điều kiện để tiến hành thu gom rác thải đã được phân loại và có biện pháp xử lý với
rác đã phân loại một cách phù hợp để người dân có thể tiến hành phân loại rác.
Kết quả phân tích về vấn đề phân loại rác tại nguồn của hộ dân được trình bày như
sau:
3.3.4.1. Số hộ dân có biết về PLRTN
Bảng 3.14. Số hộ dân biết về PLRTN
Tần số Phần Giá trị Phần trăm
xuất hiện trăm phần trăm tích lũy
Số người biết về PLR 93 62.0 62.0 62.0
Giá Số người không biết
57 38.0 38.0 100.0
trị về PLR
Total 150 100.0 100.0
(Nguồn: Số liệu khảo sát, C6, 2023)

(Nguồn: số liệu khảo sát ,C6 ,2023)


Hình 3.8. Thành phần phần trăm hộ dân biết về PLRTN.
Nhận xét:
Qua quá trình khảo sát thực tế phần lớn người dân có biết về phân loại rác tại
nguồn (62%) biết thông qua tuyên truyền của phường, xã, báo đài, trang mạng xã hội.
Còn học sinh, sinh viên biết PLRTN thông qua tuyên truyền của trường lớp và
Internet. Phần nhỏ người biết về PLRTN thông qua thói quen sinh hoạt của gia đình.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 48


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Số người không biết về PLRTN (38%) phần lớn là họ không quan tâm về vấn đề
PLRTN, tại phường xã nơi họ sinh sống công tác tuyên truyền truyền thông về PLRTN
còn yếu kém dẫn đến họ không biết về PLRTN cũng như lợi ích của PLRTN.
3.3.4.2. Số hộ dân có PLRTN
Kết quả về số hộ dân biết PLRTN ở trên, những số liệu đó chỉ cho thấy người dân
có biết về PLRTN và biết PLTRN thông qua hình thức nào. Dưới đây là số liệu mà
người người dân thật sự có PLRNT như sau:
Bảng 3.15. Số hộ dân có PLRTN
Tần số Phần Giá trị Phần trăm
xuất hiện trăm phần trăm tích lũy
Số người có
45 30.0 30.0 30.0
PLRTN
Giá
Số người không
trị 105 70.0 70.0 100.0
PLRTN
Total 150 100.0 100.0
(Nguồn: số liệu khảo sát,C6,2023)

(Nguồn: số liệu khảo sát,C6,2023)


Hình 3.9. Thành phần phần trăm hộ dân có PLRTN.
Nhận xét:
Kết quả trên cho thấy rằng giữa việc biết về PLRTN và việc có PLRTN rất chênh
lệch, mặc dù số người biết về PLRTN rất cao (62%) nhưng trên thực tế việc người có
PLRTN chỉ chiếm khoảng (30%) và số người không phân loại rác tại nguồn chiếm
khoảng (70%). Những người không phân loại rác tại nguồn được chia làm 3 trường
hợp:

SVTH: Phạm Huy Hoàng 49


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Trường hợp 1: Biết về PLRTN nhưng không phân loại.


Việc không phân loại rác tại nguồn vì khi họ thực hiện phân loại rác tại nguồn thì
bên thu gom rác lại đổ chung lại với nhau làm phí công sức phân loại rác. Họ sẽ thực
hiện phân loại rác tại nguồn khi vấn đề này được giải quyết. Một số ít cho rằng việc
phân loại rác tại nguồn rất mất công và phí thời gian nên họ không thực hiện.
Trường hợp 2: Không biết về PLRTN nên không biết phân loại
Công tác tuyên truyền phân loại rác tại nguồn vẫn còn hạn chế nên vẫn còn nhiều
hộ dân vẫn chưa biết về PLRTN, họ chỉ được nghe qua đâu đó do truyền miệng hoặc
báo đài nhưng không nắm rõ thông tin cụ thể.
Trường hợp 3: Không phân loại rác tại nguồn.
Họ cho rằng việc PLRTN gây mất thời gian và không hiệu quả, một số cho rằng
họ không muốn tiếp thu những vấn đề mới và muốn vấn đề thu gom rác được diễn ra
như cũ.
Những người có PLRTN thường là những người có hiểu biết về vấn đề ô nhiễm
rác và muốn cải thiện môi trường sống, họ mong muốn được sinh sống trong một môi
trường trong lành nên họ rất nghiêm túc và đồng tình với việc PLRTN. Một số người
dân còn cho rằng việc này là rất cần thiết không chỉ cả cho môi trường mà còn giúp
một phần lớn cho công tác xử lý rác thải được dễ dàng hơn. Đại đa số người có
PLRTN đều muốn đóng góp cho môi trường và đóng góp cho xã hội.
3.3.4.3. Loại rác mà người dân phân loại
Bảng 3.16. Loại rác mà hộ dân phân loại
Tần số Phần Giá trị Phần trăm
xuất hiện trăm phần trăm tích lũy

2 loại 65 43.3 43.3 43.3

Không
76 50.7 50.7 94.0
biết
Giá
trị
3 loại 9 6.0 6.0 100.0

Total 150 100.0 100.0

(Nguồn: số liệu khảo sát,C6,2023)

SVTH: Phạm Huy Hoàng 50


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

(Nguồn: số liệu khảo sát,C6,2023)


Hình 3.10. Thành phần phần trăm loại rác hộ dân phân loại.
Nhận xét:
Đa số những người có PLRTN đều phân loại rác thành 2 loại (43.3%) là loại vô cơ
và hữu cơ hay còn gọi là rác thực phẩm và rác còn lại. Còn những người phân loại rác
làm 3 loại (6%) họ phân loại theo quy định tại khoản 1, điều 15, Nghị định số
38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về chất thải và phế liệu, chất thải rắn
sinh hoạt được phân thành 3 nhóm chính (nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3). Nhưng trên thực
tế thì họ chỉ cần phân làm 2 loại vì tính chất rác thải tại TP Biên Hòa, nhóm rác thải tái
chế có tính kinh tế cao nên gần như đã được hộ dân phân loại trước đó.
Phần lớn trong số những người không biết phân làm mấy loại (50.7%) thường là
không biết về PLRTN hoặc đã nghe qua PLRTN trên tv hay báo đài, Internet nhưng họ
cũng không quan tâm nhiều về vấn đề PLRTN nên họ không có nhiều thông tin về
PLRTN.
Nhìn chung gần 50% số hộ dân có nhận thức về phân loại rác tại nguồn với
43,33% là số người phân loại rác đúng cách.
3.3.4.4. Căn cứ PLRTN của hộ dân
Bảng 3.17. Căn cứ phân loại rác của hộ dân
Tần số Phần Giá trị Phần trăm
xuất hiện trăm phần trăm tích lũy
Thói quen gia đình 3 2.0 2.0 2.0
Giá Phường xã tuyên
38 25.3 25.3 27.3
trị truyền
Mạng xã hội 24 16.0 16.0 43.3

SVTH: Phạm Huy Hoàng 51


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Công ty tuyên
6 4.0 4.0 47.3
truyền
Thông tin báo chí 18 12.0 12.0 59.3
Trường lớp tuyên
4 2.7 2.7 62.0
truyền
Không biết 57 38.0 38.0 100.0
Total 150 100.0 100.0
(Nguồn: số liệu khảo sát,C6,2023)

(Nguồn: số liệu khảo sát,C6,2023)


Hình 3.11. Thành phần phần trăm căn cứ phân loại rác của hộ dân.
Nhận xét:
Phần lớn người dân đều biết về PLRTN thông qua phường xã tuyên truyền
(25.3%), thông tin báo chí (12%), điều đáng nói phần lớn những sinh viên, học sinh và
người đi làm biết về PLRTN thông qua mạng xã hội (16%).
Số hộ dân biết PLRTN qua trường lớp, công ty tuyên truyền lần lượt là 2.7% và
4% chứng tỏ vấn đề về PLRTN rất đáng được quan tâm dù thành phần phần trăm
chiếm không cao.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 52


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

3.3.4.5. Lợi ích của PLRTN


Bảng 3.18. Nhận thức về lợi ích phân loại rác của hộ dân
Tần số Phần Giá trị phần Phần trăm
xuất hiện trăm trăm tích lũy
Không có lợi ích 12 8.0 8.0 8.0
Có thêm thu nhập từ
7 4.7 4.7 12.7
bán ve chai/đồng nát
Góp phần bảo vệ môi
Giá 101 67.3 67.3 80.0
trường
trị
Bảo vệ môi trường và
có thêm thu nhập từ 30 20.0 20.0 100.0
BVC
Total 150 100.0 100.0
(Nguồn: số liệu khảo sát,C10,2023)

(Nguồn: Số liệu khảo sát,C10,2023)


Hình 3.12. Thành phần phần trăm nhận thức về lợi ích PLR của hộ dân.
Nhận xét:
Lợi ích của PLRTN theo kết quả khảo sát được chia làm 4 trường hợp:
Trường hợp 1: Không có lợi ích.
Trường hợp 2: Có thêm thu thập từ bán ve chai/đồng nát.
Trường hợp 3: Góp phần bảo vệ môi trường.
Trường hợp 4: Bảo vệ môi trường và có thêm thu thập từ BVC.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 53


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Đa số những hộ gia đình đều biết lợi ích của PLRTN, Cả 3 trường hợp (2, 3, 4)
chiếm 92% điều này cũng chứng minh được rằng việc vấn đề về môi trường được hộ
dân rất quan tâm.
Số người cho rằng việc PLRTN không có lợi ích thường là họ không quan tâm
nhiều về vấn đề rác thải hay ô nhiễm môi trường. Họ cho rằng việc PLRNT không
đem lại lợi ích và họ cũng không có thời gian để phân loại.
3.3.4.6. Số hộ dân đồng ý PLR thành 2 loại
Bảng 3.19. Số hộ dân đồng ý PLR thành 2 loại
Tần số Phần Giá trị Phần trăm
xuất hiện trăm phần trăm tích lũy

Đồng ý với 2 loại rác


147 98.0 98.0 98.0
(VC,HH)
Giá
trị Không đồng ý với 2
3 2.0 2.0 100.0
loại rác (VC,HH)

Total 150 100.0 100.0

(Nguồn: số liệu khảo sát,C14,2023)

(Nguồn: số liệu khảo sát,C14,2023)


Hình 3.13. Thành phần phần trăm hộ dân đồng ý phân rác làm 2 loại.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 54


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Nhận xét:
Phần trăm hộ dân đồng tình với 2 loại rác (vô cơ, hữu cơ) là 98%, họ cũng không
gặp khó khăn gì trong quá trình phân loại rác, một số người cho việc này rất dễ làm và
cũng không tốn nhiều thời gian, họ coi việc phân loại rác như một thói quen sinh hoạt
trong gia đình. Bên cạnh đó dù ít nhưng số người không đồng ý là những người không
muốn PLRTN và họ không đánh giá cao việc PLRTN sẽ đem lại hiệu quả.
3.3.4.7. Số hộ dân sẵn sàng PLRTN trong tương lai
Bảng 3.20. Số hộ dân sẵn sàng PLRTN trong tương lai
Tần số Phần Giá trị Phần trăm
xuất hiện trăm phần trăm tích lũy
Số người sẵn sàng
142 94.7 94.7 94.7
PLRTN
Giá
Số người không sẵn
trị 8 5.3 5.3 100.0
sàng PLRTN
Total 150 100.0 100.0
(Nguồn: số liệu khảo sát,C15,2023)

(Nguồn: số liệu khảo sát,C15,2023)


Hình 3.14. Thành phần phần trăm hộ dân săn sàng PLRTN trong tương lai.
Nhận xét:
Khoảng 95% hộ dân sẵn sàng phân loại rác tại nguồn khi có quy định và đủ điều
kiện triển khai. Người dân TP Biên Hòa hưởng ứng rất mạnh mẽ về việc phân loại rác
tại nguồn, đa số các hộ dân nhận thức được tầm quan trọng của phân loại rác tại nguồn
có ý nghĩa to lớn trong việc xử lý rác thải và bảo vệ môi trường.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 55


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

3.3.4.8. Đánh giá độ tương quan giữa trình độ học vấn và PLRTN
a. Trình độ học vấn và hộ dân biết PLRTN
Bảng 3.21. Độ tương quan giữa trình độ học vấn và hộ dân biết PLRTN
Value df Asymp. Sig.
(2-sided)
Pearson Chi-Square 20.231a 2 .000
Likelihood Ratio 20.956 2 .000
Linear-by-Linear
10.816 1 .001
Association
N of Valid Cases 150
a. 0 cells (0.0%) have expected count less than 5. The
minimum expected count is 8.74.
(Nguồn: số liệu khảo sát, data.sav,2023)

(Nguồn: số liệu khảo sát,data.sav,2023)


Hình 3.15. Độ tương quan giữa trình độ học vấn và hộ dân biết PLRTN
Nhận xét:
Kết quả phân tích tương quan SPSS cho thấy hệ số sig giữa trình độ học vấn và số
người biết về PLRTN dưới 0.05 lần lượt à 0.000; 0.000; 0.001. Điều này cho thấy trình

SVTH: Phạm Huy Hoàng 56


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

độ học vấn có tương quan đến số người biết về PLRTN. Trình độ tốt nghiệp ĐH, CH
chiếm trên 50% về số người biết về PLRTN.
b. Trình độ học vấn và số người có phân loại rác tại nguồn
Bảng 3.22. Độ tương quan giữa trình độ học vấn và hộ dân có PLRTN
Chi-Square Tests
Value df Asymp. Sig.
(2-sided)
Pearson Chi-Square 11.987a 2 .002
Likelihood Ratio 12.150 2 .002
Linear-by-Linear
8.072 1 .004
Association
N of Valid Cases 150
a. 0 cells (0.0%) have expected count less than 5. The
minimum expected count is 6.90.

(Nguồn: số liệu khảo sát,data.sav,2023)

(Nguồn: số liệu khảo sát,data.sav,2023)


Hình 3.16. Độ tương quan giữa trình độ học vấn và hộ dân có PLRTN.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 57


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Nhận xét:
Kết quả phân tích tương quan SPSS cho thấy hệ số sig giữa trình độ học vấn và số
người có PLRTN đều dưới 0.05. Từ đó cho thấy trình độ học vấn cao thì số người có
PLRTN sẽ cao, số người học đại học chiếm trong phiếu khảo sát đa số là những bạn
sinh viên của trường đại học công nghệ Đồng Nai, họ đều có nhận thức về PLRTN.
c. Trình độ học vấn và lợi ích của PLRTN
Bảng 3.23. Độ tương quan giữa trình độ học vấn hộ dân và lợi ích PLRTN
Chi-Square Tests
Value df Asymp. Sig.
(2-sided)
Pearson Chi-Square 54.952a 6 .000
Likelihood Ratio 47.209 6 .000
Linear-by-Linear
33.182 1 .000
Association
N of Valid Cases 150
a. 6 cells (50.0%) have expected count less than 5. The
minimum expected count is 1.07.
(Nguồn: số liệu khảo sát,data.sav,2023)

(Nguồn: số liệu khảo sát,data.sav,2023)


Hình 3.17. Độ tương quan giữa trình độ học vấn hộ dân và lợi ích PLRTN.
SVTH: Phạm Huy Hoàng 58
GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Nhận xét:
Kết quả phân tích SPSS về tương quan giữa trình độ và nhận thức về lợi ích
PLRTN của họ dân cho biết hệ số sig đều thấp hơn 0.05 nên có sự tương quan giữa
trình độ và nhận thức về lợi ích PLRTN của hộ dân. Trình độ học thức càng cao thì
mức độ nhận thức về lợi ích PLRTN càng cao. Đối với trình độ học thức là đại học và
cao học có tỉ lệ phần trăm là 0% về ý kiến PLRTN không có lợi ích, ý kiến này chiếm
tỉ lệ phần trăm cao nhất là khoảng 10% ở nhóm người trình độ học thức không.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 59


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CTRSH TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA – TỈNH ĐỒNG NAI
4.1. Giải pháp cho hiện trạng lưu trữ chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
4.1.1. Thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
Để giảm áp lực trong xử lý môi trường, thay đổi thói quen trong sinh hoạt của
người dân vậ tận dụng giá trị kinh tế của loại chất thải hữu cơ nên việc PLRTN hoàn
toàn là cần thiết và mang lại lợi ích to lớn trong công tác quản lý CTRSH.
4.1.2. Mục tiêu phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
Thứ 1: Vấn đề xử lý chất thải trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm một khoảng chi phí
do rác đã được phân loại và có cơ hội áp dụng công nghệ xử lý mới hiệu quả hơn đối
với rác đã phân loại.
Thứ 2: Tăng thêm hiệu quả quản lý Nhà nước, giảm các tác động của CTRSH đến
môi trường. Việc phân loại nhằm tái chế loại rác có khả năng tái chế được thông qua
việc người dân bán những loại rác thải có thể tái chế cho những vựa thu mua phế liệu,
người dân có thể tích góp được một khoảng chi phí nhỏ.
4.1.3. Các biện pháp khi thực hiện chương trình PLRTN
• Biện pháp tuyên truyền
+ Để có được sự đồng thuận của mọi đối tượng và chương trình thành công thì công
tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và hướng dẫn thực hiện
PLRTN trực tiếp trên các hộ dân là rất quan trọng, các đối tượng cần được quan tâm là
các học sinh, sinh viên, hội phụ nữ, hộ dân và lực lượng thu gom rác.
+ Hội phụ nữ: Phụ nữ đóng vai trò chính trong sinh hoạt gia đình, do vậy, đối tượng
cần vận động đầu tiên là các cô, các mẹ, các chị.
+ Học sinh, sinh viên: Tuyên truyền tới các bạn học sinh, sinh viên về ý thức bảo vệ
môi trường.
+ Công nhân vệ sinh: Họ là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động thu gom
vận chuyển rác nên cần được tuyên truyền. Tổ chức các lớp tập huấn cho công nhân vệ
sinh về phân loại rác, sau đó yêu cầu người công nhân chỉ cho những hộ dân về cách
phân loại rác, đổ rác đúng nơi quy định.
+ Ngoài ra cần tuyên truyền nhiều hơn nữa trên các kênh truyền hình, đài phát thanh,
báo chí. Tuyên truyền vận động qua áp phích, hội thảo, hội nghị của tổ dân phố,
phường, quận. Dán các áp phích lên các phương tiện công cộng sẽ gây được chú ý
nhiều đặc biệt là học sinh, sinh viên…
• Biện pháp giáo dục
+ Xây dựng các chương trình giáo dục cho tất cả các học sinh các khối lớp tới các
bạn sinh viên các trường.
+ Tổ chức các buổi tham quan các nhà máy tái chế, xử lý rác, giúp người dân thấy
được việc làm của mình.
+ Tổ chức các buổi họp của khu dân cư để giải đáp những thắc mắc của người dân
đồng thời giáo dục ý thức người dân về phân loại rác.
• Biện pháp khác
+ Thực hiện chương trình hỗ trợ các phương tiện, trang thiết bị như thùng chứa, tủi,
phương tiện thu gom, vận chuyển để phục vụ chương trình...

SVTH: Phạm Huy Hoàng 60


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

+ Xây dựng các quy định và xử lý vi phạm có liên quan tới PLRTN
+ Khuyến khích những người dân hai bên kênh rạch không vứt rác bừa bãi xuống
lòng kênh bằng cách là đưa ra những phần thưởng hoặc không thu phí nếu các hộ thực
hiện PLRTN tốt.
+ Kêu gọi các nhà đầu tư, các đơn vị trên địa bản hỗ trợ chi phí để đầu tư thủng chứa
rác cho các hộ gia đình.
4.2. Giải pháp giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng
Giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTR là một giải pháp có nhiều ưu điểm như:
+ Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm nhu cầu sử dụng nguyên liệu thô cho sản
xuất.
+ Giúp chúng ta thu hồi các loại nguyên liệu như: nhựa, giấy, kim loại.... tránh lãng
phí tài nguyên, ngăn ngừa được sự ô nhiễm.
+ Ngăn ngừa sự phát tán những chất độc hại vào môi trường.
+ Chi phi thấp, đem lại hiệu quả kinh tế cho người tái chế.
+ Hạn chế thực hiện công nghệ xử lý.
Việc tải sử dụng các đồ dùng đã được sử dụng qua một lần là việc đơn giản và dễ
thực hiện đối với người dân[8].
Bảng 4.1. Giải pháp tái sử dụng chất thải

Chất thải Giải pháp tái sử dụng


Chai, lọ nhựa Làm chai đựng nước uống, lọ đựng,…
Làm chai đựng nước mắm, dầu ăn, rượu, mật
Chai, lọ thủy tinh
ong,…

Rửa sạch, phơi khô dùng để làm túi đựng rác
Túi nilong (không sử dụng lại túi nilong đựng đồ tươi sống
như túi đựng: thịt, cá, tôm, cua,…)

Hộp caton Đựng chăn màn, quần áo, giày dép…


Hộp xốp Dùng để trồng cây
Vỏ hộp bánh kẹo, vỏ hộp
Làm hộp gói quà sinh nhật
kem đánh răng

Vỏ nhàu các tờ giấy báo, sau đó cho vào đôi giầy
để bảo quản chúng khi không sử dụng trong thời
Giấy báo cũ
gian dài. Việc làm này sẽ giúp giầy không bị ấm
mốc, tăng thời gian sử dụng cho những đôi giầy.

Đổ vào gốc các cây cảnh sẽ giúp cây phát triển tốt
Bã trà
hơn.
Cho vào tủ lạnh sẽ giúp khử mùi hôi trong tù do
Bã cà phê
thức ăn gây ra.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 61


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Ngoài ra còn các biện pháp khác như:


+ Đầu tư, xây dựng nhà máy tái chế rác thải.
+ Cần đầu tư thiết bị thu gom chuyên dụng để vận chuyển từng loại rác cụ thể đến
nơi tái chế.
+ Kêu gọi các dự án đầu tư với công nghệ mới (tái chế) nhằm giảm lượng chất thải
rắn vào bãi chôn lấp.
+ Xây dựng một hệ thống thu gom, tái chế, tái sử dụng túi nilon. Cần bố trí các điểm
thu gom dành riêng cho túi nilon. Có thể khuyến khích khách hàng giao nộp túi nilon
bằng cách tính điểm thưởng trong phiếu thưởng theo số lượng túi giao nộp.
+ Khuyến khích các nhà phân phối, nhà bán lẻ tham gia chương trình giảm phân
phát túi nilon. Sử dụng các loại túi đựng hàng thay thể túi nilon.
4.3. Giải pháp thu gom rác cho hộ dân đã phân loại rác tại nguồn
Thu gom rác thải cần có một phương pháp thu gom mới và xử lý riêng đối với rác
đã được phân loại tránh tình trạng đổ chung rác đã phân loại và rác chưa phân loại
thành một. Bên dịch vụ thu gom rác vẫn đang áp dụng các phương pháp thu gom cũ
dẫn đến việc người dân biết phân loại nhưng không phân loại.
Rác đã được phân loại sẽ góp phần bảo vệ môi trường nơi đang sinh sống và góp
phần nâng cao ý thức cộng đồng ngoài ra còn góp phần giảm thiểu chi phí xử lý rác và
làm cho việc xử lý rác được hiệu quả hơn.
Hiện tại Thành phố Biên Hòa đang phân loại rác thành 2 loại là vô cơ và hữu cơ,
để tiến hành tốt công tác thu gom cần thực hiện một vài vấn đề như có thêm thùng rác
mới, xe thu gom rác mới, cách thức thu gom mới đối với rác đã được phân loại của hộ
dân.
Vì số hộ dân phân loại rác trong Thành phố Biên Hòa chiếm không cao nên với
những hộ muốn phân loại rác tại nguồn đóng góp cho cộng đồng và nâng cao hiệu quả
xử lý rác thì cần đăng ký với bên thu gom để được tiến hành thu gom rác đã được phân
loại.
4.3.1. Phương pháp lưu trữ rác đã phân loại của hộ dân
Người dân có thể sử dụng các thùng rác tự chế hoặc các thùng phi, xô rác, sọt rác,
thùng xốp,…Nhưng phải đảm bảo những điều kiện sau đây:
- Thùng rác:
+ Đối với thùng rác hữu cơ: Được chú thích rõ bằng chữ “RÁC HỮU CƠ” hoặc
“RÁC THỰC PHẨM” và được sơn màu xanh lục và có nắp đậy. Đối với thùng rác
nhỏ không thể chú thích thì chỉ cần sơn màu xanh lục.
+ Đối với thùng rác vô cơ: Được chú thích rõ ràng bằng chữ “RÁC VÔ CƠ” hoặc
“RÁC CÒN LẠI” và được sơn màu vàng nhạt và có nắp đậy. Đối với thùng rác nhỏ
không thể chú thích thì chỉ cần sơn màu vàng nhạt.
- Phân loại rác tại nguồn:
Phân loại rác tại nguồn là quá trình quan trọng góp phần bảo vệ môi trường mà
bên cạnh đó cũng góp phần làm dễ xử lý hơn chất thải của hộ dân.
Hộ dân cần tiến hành phân loại như bảng sau:

SVTH: Phạm Huy Hoàng 62


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Bảng 4.2. Cách phân loại rác tại nguồn đối với hộ dân

Loại rác Thành phần

Thực phẩm thừa, rau, củ, quả hư; vỏ trái


cây, trái cây thối, xương động vật; bã trà,
Rác hữu cơ
café; chất thải sân vườn: cây, cỏ, hoa lá;
Xác động vật nhỏ: Chuột, thằn lằn,…

Loại rác còn lại như: Thủy tinh, quần áo,


Rác vô cơ cao su, chai nhựa, bọc nilong, giấy báo,
bìa cứng, bìa carton, vỏ pin,…

Lưu ý: Đối với loại rác cồng kềnh như giường, tủ, bàn, ghế cần liên hệ với đơn vị thu
gom rác để được vận chuyển, xử lý.
- Thải bỏ rác:
+ Rác thải đã được phân loại cần phải cột chặt trong túi nilong và được đặt đúng
trong thùng rác phân loại đã được quy định.
+ Khuyến khích người dân sử dụng các loại bọc nilong phân hủy sinh học thay cho
bọc nilong bình thường.
4.3.2. Phương pháp thu gom rác đã phân loại
Để tiến hành thu gom rác thải đã phân loại của hộ dân phía thu gom rác cần có một
biện pháp thu gom mới để mang lại hiệu quả công việc và đáp ứng nhu cầu phân loại
rác của người dân cần có những điều kiện như sau:
- Xe thu gom rác đã phân loại:
+ Sử dụng các loại xe ba gác kéo để thuận tiện thu gom trong các hẻm.
+ Được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần thu gom rác.
+ Đối với xe ba gác thu gom rác thải hữu cơ: Thùng chứa rác được sơn màu xanh lục
và có chú thích “RÁC THẢI HỮU CƠ” hoặc “RÁC THỰC PHẨM”.
+ Đối với xe ba gác thu gom rác thải vô cơ: Thùng chứa rác được sơn màu vàng nhạt
và có chú thích “RÁC THẢI VÔ CƠ” hoặc “RÁC CÒN LẠI”.
- Cách thức thu gom:
+ Đối với xe ba gác kéo thu gom rác thải hữu cơ sẽ thu gom rác thải hữu cơ hay rác
thực phẩm với những hộ đã đăng ký phân loại rác tại nguồn.
+ Đối với xe ba gác kéo thu gom rác thải vô cơ sẽ thu gom rác thải vô cơ hay rác còn
lại với những hộ đã đăng ký phân loại rác tại nguồn.
- Thời gian thu gom:
+ Tránh những giờ người dân đang nghỉ ngơi.
+ Có thể thu gom vào thời điểm sáng sớm khoảng từ 6h và từ chiều khoảng từ 16h
là những giờ ít ảnh hưởng đến người dân.
• Ngày thu gom:
+ Thứ 2, 4, 6 chỉ thu gom đối với rác thải hữu cơ.
+ Thứ 3, 5, 7 chỉ thu gom rác thải vô cơ.
Rác thải đã phân loại sau khi thu gom được vận chuyển đến khu xử lý rác thải và
tiến hành xử lý rác như khu xử lý rác Quang Trung và khu xử lý rác Vĩnh Tân tiến
hành xử lý rác bằng phương pháp làm phân compost đối với rác thải thực phẩm.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 63


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

4.4. Giải pháp cải thiện, nâng cấp điểm sang tiếp rác
Thực tế tại Thành phố Biên Hòa, các điểm sang tiếp rác là vấn đề lớn mà người
dân đang phải đối mặt, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Điểm sang
tiếp rác phát sinh mùi hôi thối đối với cộng đồng dân cư sinh sống gần đó.
Các điểm sang tiếp rác hiện nay tại Thành phố Biên Hòa nằm lộ thiên trên mặt
đường chính như điểm sang tiếp rác Cổng 1 nằm tại vị trí mặt đường nhựa Nguyễn Ái
Quốc hay điểm sang tiếp rác Metro nằm cạnh siêu thị Mega Market. Điểm chung của
những điểm sang tiếp rác này là đều ảnh hưởng đến người dân sinh sống tại đó, gây
mất mỹ quan đô thị, phát ra mùi hôi thối khi tiến hành sang tiếp rác,…
Để khắc phục tình trạng này, luận văn đề xuất ra những phương án sau:
• Phương án xây dựng bạt che quanh khu vực sang tiếp rác
Phương án này không thể giải quyết triệt để về mùi hôi phát tán ra không khí
nhưng vẫn góp phần giải quyết hiệu quả mùi hôi rác thải.
• Phương án di dời điểm sang tiếp rác
Đối với các điểm sang tiếp rác nằm lộ thiên trên mặt đường nhựa như điểm sang
tiếp rác Cổng 1 cần có phương án di dời tới các điểm ít khu dân cư sinh sống, mật độ
dân cư thưa thớt để tiến hành làm điểm sang tiếp rác mà hạn chế được tác động lên
người dân ít nhất có thể.
• Phương án lắp đặt các hệ thống phun chế phẩm sinh học khử mùi
Đựng các cột phun chế phẩm sinh học khử mùi xung quanh điểm sang tiếp rác với
mỗi điểm sang tiếp rác trên địa bàn Thành phố Biên Hòa. Quá trình sang tiếp rác
thường bắt đầu lúc 18h các cột hệ thống phun sương khử mùi sẽ được bật cho đến khi
quá trình sang tiếp rác kết thúc.
Phương pháp này không mang lại hiệu quả cao nhưng cũng góp phần hạn chế mùi
rác khuếch tán và có chi phí đầu tư rẻ phù hợp với điều kiện hiện tại Thành phố Biên
Hòa.
• Phương án quét dọn định kỳ đối với các điểm sang tiếp rác
Sau quá trình sang tiếp rác sẽ có một lượng nước rỉ rác, rác thải đọng lại trên
mặt đường. Lượng nước rỉ rác, rác thải này nếu không được vệ sinh sạch sẽ sẽ bốc
mùi hôi thôi kéo dài hàng tiếng thậm chí cả ngày. Nên việc phân công quét dọn định
kì với mỗi điểm sang tiếp rác là thật sự cần thiết.
Việc quét dọn vệ sinh điểm sang tiếp rác vừa góp phần bảo vệ môi trường sống
mà còn góp phần giữ gìn mỹ quan đô thị. Việc quét dọn có thể được thực hiện như
sau:
- Thời điểm quét dọn: Sau khi quá trình sang tiếp rác kết thúc.
- Tần suất quét dọn: Cách ngày (Thứ 2,4,6 hoặc 3,5,7).
Sau quá trình quét dọn để tăng thêm tính hiệu quả kết hợp sử dụng thêm chế phẩm
sinh học BioFix SOC-E – Vi sinh khử mùi rác thải hoặc SagiBio 1 pha với nước
tưới lên bề mặt điểm sang tiếp rác để hạn chế được mùi hôi.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 64


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


KẾT LUẬN
Việc thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác
quản lý CTRSH tại Thành phố Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai” đã đánh được hiện trạng
công tác quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH phát sinh trên địa bàn Thành
phố Biên Hòa; phân tích, đánh giá về các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý
CTRSH trên địa bàn, từ đó xây dựng phương án quản lý CTRSH trên địa bàn quận. Đề
tài đã đạt được những kết quả sau:
Thành phố Biên Hòa với lượng rác phát sinh mỗi ngày khoảng 750 tấn/ngày trong
số 29 phường, lượng rác phát sinh nhiều nhất thuộc phường Trảng Dài và phường
Long Bình lần lượt là 80,56 tấn/ngày; 89,24 tấn/ngày. Do dân số phân bố không đồng
đều giữa các phường nên lượng rác của phường Trảng Dài và phường Long Bình cao
hơn rất nhiều so với phường có lượng rác thấp nhất là phường Long Hưng khoảng
dưới 5 tấn/ngày. Theo kết quả điều tra phiếu khảo sát cho biết hệ số phát thải rác thải
của người dân khoảng 20,40 gram/người/ngày đối với rác nhựa; 0,687 kg/người/ngày
đối với rác thải sinh hoạt. Rác thực phẩm chiếm tỉ lệ cao nhất khoảng 70,36%; lượng
rác có khả năng tái chế, tái sử dụng khoảng 6,21%. Trên thực tế, rác thải tái chế, tái sử
dụng đã được người dân và bên thu gom rác phân loại trước đó vì loại rác này có tính
kinh tế cao, có thể bán cho bên thu mua ve chai, phế liệu nên số liệu trên là số liệu rác
thải đã được phân loại ra trước đó, con số thực tế cao hơn nhiều so với 6,21%.
Công ty CP Môi Trường Sonadezi quản lý và thực hiện thu gom rác sinh hoạt trên
địa bàn 29 phường, xã có hiệu quả. Hộ dân không gặp nhiều vấn đề về công tác vệ
sinh trong quá trình thu gom khoảng 81,33% và hài lòng với mức phí thu gom rác
khoảng 97,33%. Ngoại trừ việc các điểm sang tiếp rác tại Thành phố Biên Hòa gây
mất mỹ quan và ảnh hưởng nhiều tới quá trình sinh hoạt của người dân vì nằm quá gần
khu dân cư sinh sống và đến nay vẫn chưa có phương án xử lý phù hợp.
Theo kết quả phân tích phiếu khảo sát. Hộ dân tại Thành phố Biên Hòa rất quan
tâm về vấn đề rác thải, khoảng 62% hộ biết về PLRTN và có đến 30% số hộ có tham
gia phân loại rác tại nguồn. Đa số hộ dân biết về phân loại rác chủ yếu đến từ tuyên
truyền từ phường, xã; thông tin báo chí; mạng xã hội, internet chiếm trên 50%; 92% số
hộ dân cho rằng lợi ích PLRTN góp phần bảo vệ môi trường và ngoài ra còn kiếm
thêm thu thập từ phân loại rác.
Với hiện trạng về quản lý chất thải rắn sinh hoạt nêu trên, đề tài đã đánh giá công
tác thu gom, vận chuyển, phân loại rác và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH ở địa bàn.
Do hạn chế về mặt thời gian và nguồn số liệu thu thập, kiến thức chuyên sâu, đề
tài chỉ đánh giá dựa trên số liệu được thu thập thực tế và hiện trạng CTRSH tại một số
khu vực nhất định. Các đề xuất trong đề tài là phù hợp với thực tế địa phương, nhưng
tính khoa học chưa thật sự cao, việc áp dụng vào thực tiễn cần có sự xem xét, điều
chỉnh hợp lý hơn, vì vậy cần có thời gian nghiên cứu, đề xuất giải pháp mới cho tương
tai.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 65


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

KIẾN NGHỊ
Do hạn chế về mặt thời gian, năng lực, giới hạn kinh phí nên nhiều số liệu sử
dụng còn hạn chế và đề tài còn nhiều thiếu sót và chưa tìm hiểu chuyên sâu về quy
trình xử lý rác, phiếu khảo sát cần được khai thác nhiều vấn đề hơn, bổ sung thêm
những vấn đề khác có ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh rác, đánh giá sự tương quan
giữa các yếu tố khác với nhau nhiều hơn.
Quá trình thực hiện đề tài, luận văn cần phải nghiên cứu thêm về khu xử lý Quang
Trung và khu xử lý Vĩnh Tân về quy trình thu gom, xử lý chất thải, phương tiện thu
gom chất thải, đề xuất thêm giải pháp phù hợp hơn giúp nâng cao hiệu quả quản lý
chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Biên Hòa.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 66


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Báo cáo - Công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố Biên Hòa năm
2021.
[2]. Báo cáo - Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Biên
Hòa, 2022.
[3]. LVTL – Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp trong công tác quản lý chất thải
rắn sinh hoạt tại Thành phố Qui Nhơn, Tỉnh Bình Định, Đặng Thị Trúc Vi,
0650120261,ThS Trần Thị Bích Phượng.
[4]. LVTL – Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt
cho TP Tân An, Tỉnh Long An, Phan Nguyễn Nhật Thanh, 0650120036,TS Huỳnh
Anh Hoàng.
[5]. Nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Ninh Bình,
tỉnh Ninh Bình và đề xuất phương án thu gom, xử lý đến năm 2030, Nguyễn Xuân
Lan, Đoàn Thị Oanh, Nguyễn Thành Trung, Trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội.
[6]. QĐ 75/2014/QĐ-UBND về phương án thu phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
[7]. Tổng cục thống kê dân số thành phố Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai, 2019.
[8]. Tài liệu hội nghị – Triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
– Giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn TP Biên Hòa.
[9]. Vansudia.net/gioi-thieu-khai-quat-thanh-pho-bien-hoa/
[10]. 2783/UBND-KT - Thời gian, tần suất thu gom rác tại các tuyến đường, phường
xã thành phố Biên Hòa, 2021.
[11]. Influencing factors and reduction of domestic solid waste at university dormitory
in Shanghai, China, Scientific reports. 2022.
[12]. Environmental Sustainability Impacts of Solid Waste Management Practices in
the Global South, International Journal of Environmental Research and Public Health,
2022.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 67


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC A – Phiếu khảo sát
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MÌNH

PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH


Về vấn đề rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP Biên Hòa
Tôi là Phạm Huy Hoàng, Thông tin trong phiếu này được tôi điều tra và được dùng
cho mục đích làm đồ án tốt nghiệp.
Cô/Chú hãy đánh dấu X vào ô mà Cô/Chú cho là đúng.
Mỗi một phiếu được hoàn thành là một việc rất ý nghĩa với tôi.
Xin trân trọng cảm ơn!
I. THÔNG TIN CHUNG:
Họ và tên:.......................................................................................................................
Tuổi:................................................................................................ Giới tính:(Nam/nữ)
Địa chỉ: ..........................................................................................................................
Số điện thoại liên hệ: .....................................................................................................
II. NỘI DUNG ĐIỀU TRA:
Câu 1: Gia đình Cô/Chú hiện có bao nhiêu thành viên? Và độ tuổi của các thành
viên?
Số người  trong độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi.
Số người  trong độ tuổi từ 3 đến 18.
Số người  trong độ tuổi từ 18 đến 60.
Số người  trong độ tuổi từ 60 đến 100.
Tỷ lệ nam/nữ:.................................................................................................................
Câu 2: Nghề nghiệp của Cô/Chú?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Câu 3: Trình độ học vấn của Cô/Chú?


 Không
 Tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông
 Tốt nghiệp Đại học, cao học
Câu 4: Thu nhập bình quân 1 tháng của Cô/Chú?
 Khoảng 5 triệu/ 1 tháng
 Khoảng 5 triệu đến 10 triệu/ 1 tháng
 Khoảng 10 triệu đến 20 triệu/ 1 tháng
 Trên 20 triệu/ 1 tháng

SVTH: Phạm Huy Hoàng 68


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Câu 5: Ước lượng trong một ngày gia đình Cô/Chú thải ra bao nhiêu lượng rác
thải tổng hợp?
 Khoảng 1 kg rác/ ngày.
 Khoảng 2 kg rác/ ngày.
Khác: ...................... Kg/ ngày
Câu 6: Cô/Chú có biết về phân loại rác tại nguồn không?
 Có
 Không
Nếu Cô/Chú “Có” biết về phân loại rác tại nguồn vậy nơi Cô/Chú sinh sống đang phân
loại rác làm mấy loại?
.......................................................................................................................................
Căn cứ nào để Cô/Chú phân loại rác tại nguồn?
.......................................................................................................................................
Câu 7: Trong gia đình Cô/Chú thường ai sẽ phân loại rác?
.......................................................................................................................................
Câu 8: Bản thân Cô/Chú có gặp khó khăn gì trong quá trình phân loại rác tại
nguồn không?
 Có
 Không
Nếu “Có” Cô/Chú vui lòng đề xuất một vài lí do.
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Câu 9: Cô/Chú hãy kể tên những loại chất thải rắn đã phân loại tại nhà?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Câu 10: Theo Cô/Chú việc phân loại rác tại nguồn mang lại lợi ích gì?
 Không có lợi ích
 Có thêm thu nhập từ việc bán ve chai/ đồng nát
 Góp phần bảo vệ môi trường
Câu trả lời khác:.............................................................................................................
Câu 11: Hình thức xử lý rác tái chế của Cô/Chú là gì?
 Bán ve chai
 Thải bỏ
 Tái sử dụng
Câu hỏi thêm cho “Bán ve chai”.
Cô/Chú bán ve chai với giá bao nhiêu 1 kg?
.......................................................................................................................................
Bao lâu thì Cô/Chú tích góp được 1 kg để bán ve chai?
.......................................................................................................................................
Câu 13: Cô/Chú có sử dụng xọt đựng rác thải sinh hoạt không?
 Có
 không
Câu trả lời khác:.............................................................................................................

SVTH: Phạm Huy Hoàng 69


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Câu 14: Hiện nay Thành phố Biên Hòa có quyết định cùng chung tay thực hiện
phân loại rác tại nguồn, gồm:

1) Rác thực phẩm (Rác hữu cơ).


2) Rác còn lại (Rác vô cơ).
Cô/Chú có đồng ý phân loại tại nguồn với những loại rác này không?
 Đồng ý
 Không đồng ý
Nếu “Không đồng ý” Cô/Chú vui lòng kiến nghị dưới đây.
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Cô/Chú hãy đề xuất thêm về một số cách phân loại rác khác?Và giải thích tại sao?
(Có thể trả lời hoặc không).
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Câu 15: Nếu trong tương lai Cô/Chú phải phân loại rác tại nguồn trước khi đổ
rác vậy Cô/Chú có sẵn sàng không?
 Có
 Không
Nếu ”Không”, Cô/Chú vui lòng cho một vài lí do tại sao?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Câu 16: Cô/Chú có sử dụng loại bọc nilong có khả năng phân hủy sinh học
không?
 Có
 Không
Nếu “Không” Cô/Chú vui lòng liệt kê một vài lí do tại sao?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Câu 17: Cô/Chú vui lòng liệt kê thành phần rác thải hằng ngày của Cô/Chú gồm
những gì?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Bao lâu Cô/Chú đổ rác một lần?
.......................................................................................................................................
Câu 18: Thành phần rác chiếm nhiều nhất trong gia đình?
(Chọn 1 phương án duy nhất)
 Rác thải dễ phân hủy (thực phẩm thừa, rau củ quả,…)
 Rác thải khó phân hủy (nhựa, thủy tinh, cao su, túi nilon,…)
 Rác thải nguy hại (acquy; mạch điện tử, hóa chất độc hại,…)
Câu trả lời khác:.............................................................................................................
Câu 19: Cô/Chú chứa rác trong nhà bằng dụng cụ gì?
 Thùng rác.
 Treo rác bằng túi nilong.
Câu trả lời khác:.............................................................................................................
Câu 20: Cô/Chú có tái sử dụng rác thải không?
SVTH: Phạm Huy Hoàng 70
GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

 Có
 Không
Nếu “Có” Cô/Chú vui lòng kể tên những vật dụng Cô/Chú đã tái sử dụng dưới đây.
.......................................................................................................................................
Nếu “Không” thì hình thức xử lý rác thải thải đó như thế nào.
.......................................................................................................................................
Câu 21: Tần suất Cô/Chú nấu ăn tại nhà chiếm như thế nào trong tuần?
 Không nấu ăn tại nhà
 3,4 ngày.
 1,2 ngày.
 7 ngày.
Câu trả lời khác:.............................................................................................................
Câu 22: Cô/Chú có thường xuyên mua đồ ăn bên ngoài?
 Có
 Không

Tần suất mua đồ ăn bên ngoài của gia đình trong 1 tuần?
 Dưới 5 lần
 5 – 10 lần
Câu trả lời khác:.............................................................................................................
Câu 23: Cuối tuần Cô/Chú có thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi , giải
trí không?
 Có
 Không
Câu 24: Hoạt động nào của gia đình thì thường phát sinh ra đồ nhựa 1 lần?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Câu 25: Cô/Chú thử ước lượng trong 1 tuần gia đình phát sinh bao nhiêu lượng
rác thải nhựa 1 lần?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Câu 26: Cô/Chú có cân nhắc việc hạn chế sử dụng đồ dùng nhựa 1 lần không?
 Có
 Không
Nếu “Có” Cô/Chú vui lòng giải thích lí do?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Nếu “Không” Cô/Chú vui lòng giải thích lí do?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Câu 27: Phương pháp xử lý của Cô/Chú sau khi sử dụng xong đồ nhựa 1 lần?
 Đốt.
 Bỏ rác.
 Rửa và tái sử dụng lại.
Phương án khác: ............................................................................................................
Câu 28: Loại sản phẩm mà Cô/Chú ưu tiên lựa chọn?

SVTH: Phạm Huy Hoàng 71


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

 Thực phẩm tươi.


 Thực phẩm đã qua sơ chế.
 Thực phẩm đông lạnh.
 Thực phẩm đã được chế biến sẵn.
Câu 29: Địa bàn sinh sống của Cô/Chú có tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt
không?
 Có  Không Khác: .................................
Tần suất thu gom như thế nào?
 1 ngày/ lần  1 tuần/ lần  Không thu gom
 2 ngày/ lần  Khác: ............................................................................
Câu 30: Khung giờ thu gom rác thải ở khu vực Cô/Chú sinh sống?
.......................................................................................................................................
Câu 31: Theo Cô/Chú giờ thu gom rác thải có hợp lý không?
 Có  Không
Nếu “Không” vui lòng Cô/Chú hãy kiến nghị dưới đây.
Kiến nghị: ......................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Câu 32: Cô/Chú phải trả bao nhiêu tiền cho dịch vụ thu gom rác?
Câu trả lời: .....................................................................................................................
Cô/Chú có hài lòng về mức giá thu gom rác không?
 Có
 Không
Nếu “Không” Cô/Chú vui lòng đưa ra một vài lí do dưới đây.
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Câu 33: Mức phí tối đa mà Cô/Chú sẵn lòng trả cho dịch vụ thu gom rác là bao
nhiêu tiền?
.......................................................................................................................................
Câu 34: Theo Cô/Chú dịch vụ thu gom rác hiện nay có đảm bảo vệ sinh môi
trường không?
 Có
 Không
Nếu “Không” Cô/Chú vui lòng liệt kê một vài lí do.
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Cô/Chú vui lòng đề xuất một số giải pháp giúp gia tăng việc thu gom rác và đảm bảo
vệ sinh môi trường?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Câu 35: Cô/Chú đã từng do mùi hôi thối của rác mà ảnh hưởng đến cuộc sống
sinh hoạt gia đình?

 Chưa từng  Rồi và giờ đã hết


 Rồi và giờ vẫn còn.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 72


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Ảnh hưởng như thế nào?


.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Câu 36: Theo Cô/Chú các điểm tập kết rác có ảnh hưởng đến đi lại hay không?
 Có  Không
Câu 37: Theo Cô/Chú các điểm tập kết rác có ảnh hưởng đến mỹ quan không?
 Có  Không
Câu 38: Theo Cô/Chú các điểm tập kết rác có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
 Có  Không

Câu 39: Để nâng cao hiệu quả việc quản lý, thu gom rác thải sinh hoạt trên địa
bàn, ông/bà có kiến nghị, giải pháp như thế nào?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TP Biên Hòa,ngày….tháng….năm…...
Người trả lời phiếu Người điều tra
(Ký và ghi rõ họ tên)

SVTH: Phạm Huy Hoàng 73


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

PHỤ LỤC B – Khu vực thu gom rác, thời gian và ngày thu gom rác của phường
1. Phường Quang vinh
GIỜ THU NGÀY THU
KHU PHỐ KHU VỰC THU GOM
GOM GOM
MĐ từ Điện máy Minh Ngọc,
1 Sở GT, hẻm 110, khu 15h–17h Thứ 2 đến CN
A+B+C+E+F+G+H.
Hẻm Hoa Lư, MĐ Phan Chu
1 15h–20h Thứ 2 đến CN
Trinh
1+2 Hẻm 59,62 12h-14h Thứ 2 đến CN
1+3 Từ NH OCB đến Cầu Mới 15h-17h Thứ 2 đến CN
Hẻm Đồng Tháp (59) 176, MĐ
Phan Đình Phùng, hẻm
1-2 12h-19h Thứ 2 đến CN
77+91+105+121+129+173+189
+223+239+281
Hẻm 59/55, hẻm 59/57, hẻm
1-2 11h-17h Thứ 2 đến CN
123+109+62
MĐ Nguyễn Ái Quốc từ Bến xe
3 16h-18h Thứ 2 đến CN
đến Cty Điện Lực.
4 Chung cư A1, A2, A4, A5. 15h-20h Thứ 2 đến CN
4 Các hẻm đường Nguyễn Du 14h-17h Cách ngày
Hẻm Mã Từ, từ nhà thuốc Đ.Hồ
Văn Đại đến ngã tư đèn đỏ, từ
3-4 14h-20h Thứ 2 đến CN
ngã tư đèn đỏ đến hẻm giáp Cty
điện lực
2. Phường Quyết Thắng
GIỜ THU NGÀY THU
KHU PHỐ KHU VỰC THU GOM
GOM GOM
Hẻm 100 (đường Hà Huy Giáp)
đến hẻm 98, từ ngã 4 Quyết 18h30-20h Thứ 2 đến CN
Thắng đến quán Sencha 3
Khu vực Ga Biên Hòa 15h–20h Thứ 2 đến CN
Khu vực phía sau quán Tôm
18h-19h Thứ 2 đến CN
1 5Ri
Khu vực UBND phường Quyết
Thắng: từ đối diện ngân hàng
Vietcombank đến đường ray, từ 13h-14h30 Thứ 2 đến CN
UBND phường đến ngân hàng
Vietcombank
Các hẻm đường Hà Huy Giáp 16h-18h Thứ 2 đến CN
Khu vực đường CMT8 từ nhà
2
hàng Đồng Nai đến cầu Rạch 15h-16h30 Thứ 2 đến CN
Cát
Đường CMT8: Hẻm Cây Me
3 14h30-15h30 Thứ 2 đến CN
đến nhà thờ Biên Hòa
SVTH: Phạm Huy Hoàng 74
GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Đường CMT8: Từ Sở Giáo dục


15h30-16h30 Thứ 2 đến CN
đến tiệm vải Kim Thủy
Từ Cty Tín Nghĩa xuống Tỉnh
đoàn, đến Sở Ngoại vụ, hẻm 5, 17h30-18h30 Thứ 2 đến CN
hẻm 1
Hẻm 18, 36, 48, 68, 62, 16 15h-16h Thứ 2 đến CN
4
Hẻm 107, 127, 128 15h-16h Thứ 2 đến CN
3. Phường Trung Dũng
GIỜ THU NGÀY THU
KHU PHỐ KHU VỰC THU GOM
GOM GOM
Bưu điện Vườn Mít đến đường
3h-8h Mỗi ngày
ray xe lửa
1
Từ trường Trần Hưng Đạo đến
15h-17h Mỗi ngày
trường Ngô Quyền
Từ Ga BH đến vòng xoay Biên
16h-20h Mỗi ngày
Hùng
2
Từ vòng xoay Biên Hùng đến
15h-20h Mỗi ngày
trường Ngô Quyền
Từ bồn nước (cổng 1), CA TP
15-17h Mỗi ngày
.BH, hẻm 174
3 Hẻm 106, 188 15-17h30 Mỗi ngày
Từ công viên Biên Hùng đến
15h-21h Mỗi ngày
bồn nước
Hẻm văn phòng kp4 16h-20h Mỗi ngày
4 MĐ Phan Đình Phùng và các
15h-17h30 Mỗi ngày
hẻm
Chợ nhỏ kp5, hẻm 464, 152,
15h-18 Mỗi ngày
57, 202
5
MĐ Nguyễn Ái Quốc, hẻm
15h30-19h Mỗi ngày
40,46,76
Cổng A42, dãy F, G, H 13h-16h30 Mỗi ngày
Mỗi ngày (trừ thứ
Dãy C, D, E, F, G, H, I 20h-00h
7)
MĐ Nguyễn Ái Quốc từ Phở
6 Nam Ngư đến bán vé máy bay 20h-00h Mỗi ngày
Phú Bình
Chợ cổng 2, sân bay BH 16h-18h Mỗi ngày
Tổ 43, 44, 45, 48 (1/2 dải A, dải
14h-16h Mỗi ngày
B, C, D, E MĐ dải D)
4. Phường Hòa Bình
GIỜ THU NGÀY THU
KHU PHỐ KHU VỰC THU GOM
GOM GOM
Chợ Biên Hòa 15h-20h Mỗi ngày
1 Phần còn lại trừ khu vực chợ
13h-15h Mỗi ngày
Biên Hòa

SVTH: Phạm Huy Hoàng 75


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

2 Cả khu 14h-19h Mỗi ngày


3 Cả khu 14h-19h Mỗi ngày
4 Cả khu 14h-19h Mỗi ngày
MĐ CMT8, Hoàng Minh Châu,
1,3,4,5 17h-21h Mỗi ngày
Nguyễn Văn Trị
5. Phường Thanh Bình
GIỜ THU NGÀY THU
KHU PHỐ KHU VỰC THU GOM
GOM GOM
1 Khu vực chợ Biên Hòa 17h-21h Mỗi ngày
Từ vé số Baby đến Vịt quay
2,3 14h-18h Mỗi ngày
Hạnh Phước
Từ nhà may Thành Tính đến
2 15h-18h Mỗi ngày
hẻm 128, hột vịt lộn Thu Hà
Chợ Lò Bò, các hẻm đường
14h-16h Mỗi ngày
30/4
3
Các hẻm đường Hưng Đạo
14h-15h Mỗi ngày
Vương
6. Phường An Hòa
GIỜ THU NGÀY THU
KHU PHỐ KHU VỰC THU GOM
GOM GOM
Từ mặt tiền đường Hòa Hưng
xuống đầu cầu mới Long Hưng
qua chợ sáng vô hết hẻm nhỏ
01,03 3h-17h Thứ 3,5,7
trên đường Ngô Quyền đi đổ về
đường Nguyễn Thiện Thuật nối
dài qua ấp 3 tới văn phòng ấp 3
Đầu cầu ➜ Thập Đỏ ➜ Chợ
02 7h-15h Thứ 2,4,6
chiều
02 Thập Đỏ ➜ Chợ sáng 7h-15h Thứ 3,5,7
Lấy khu vực mặt tiền QL51
đoạn đầu cổng chào bến gỗ và
04 3h-17h Thứ 2,4,6
cây xăng Toàn Dung lên đến
hết khu vực ấp 4
7. Phường Long Bình Tân
GIỜ THU NGÀY THU
KHU PHỐ KHU VỰC THU GOM
GOM GOM
01 Tổ 30,31 13h-17h Thứ 3,5,7
01 Tổ 17 ➜ 29 10h-18h Thứ 2,4,6,CN
01 Từ tổ 6,7,8,9 18h-21h Thứ 2,4,6
Tổ 10,11,12,13,14 22h-1h Thứ 2,4,6
01
Tổ 21,22,23,24 2h-4h Thứ 2,4,6
02 Tổ 1,2,3,4 20h-22h Thứ 3,5,7
Tổ 5,6,7,8,9 23h-1h Thứ 3,5,7
02
Mặt tiền chợ quân đội 1h-3h Thứ 3,5,7
02 Từ tổ 10,11,12,13 20h-22h Thứ 3,5,7, CN

SVTH: Phạm Huy Hoàng 76


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Từ tổ 14,15,16,17,18,19,31,32 23h-1h Thứ 3,5,CN


Tổ 4,5,5A,6,7 20h-22h Thứ 3,5,CN
03
Tổ 17,33,34,35,35A 23h-1h Thứ 3,5,CN
Tổ 22,23,26,27,28 1h-3h Thứ 3,5,CN
03
Tổ 26➜36 11h-15h Cách ngày
Từ đèn xanh đèn đỏ khu B752
18h-20h30 Thứ 3,5,CN
đến chợ K8
03 Từ trường nghề số 8 đến cổng
11 và dọc tuyến đường lên 21h-23h Thứ 3,5,CN
trường Lê Quý Đôn và tổ 27,28
Tổ 33,34,35,35A 1h-3h Thứ 3,5,CN
03
Từ tổ 12,13,14,18 17h-20h Thứ 2,4,6
Từ tổ 9 đến mặt tiền đường 21h-23h Thứ 2,4,6
03
Tổ 3 ra mặt đường 17h-20h Thứ 3,5,7
Đường đối diện kp Long Điềm
13h-17h Thứ 2,4,6
các hẻm và tái định cư
Bình Dương
Khu cảng ĐN và các hẻm dọc
19h-21h Thứ 2,4,6
quốc lộ 1A
Tổ 1,2,8,11 5h-12h Thứ 3,5,7
Long Điềm
Tổ 1➜9 13h-18h Cách ngày
8. Phường Tam Phước
GIỜ THU NGÀY THU
KHU PHỐ KHU VỰC THU GOM
GOM GOM
Từ ngã 3 tự do đến khu K81
Thứ 2,4,6, 1 phần
vòng đến chợ sau lưng KCN 7h-12h
lấy Chủ Nhật
Tam Phước
Long Đức 1
Khu GĐ trường Sỹ Quan Lục
Quân 2: K94, K2002, K2007, 3h-13h Cách ngày
K80, K81
Khu GĐ trường Sỹ Quan Lục
Long Đức 1 Quân 2: K97, K92, K2009, 3h-13h Cách ngày
K2000, K93, K95
Từ ngã 3 Thái Lan đến đầu ấp
Long Đức 1, khu vực UBND
Long Đức 3 6h-17h Thứ 4,7
xã, khu trường THPT Tam
Phước
Long Khánh Từ tổ 1, 2, 3, 4, 15, 16, 17, 18,
7h-14h Cách ngày
1 19, 20
Cổng KCN Tam Phước và cổng
Thiên Bình chào ấp Thiên Bình đến bãi rác, 6h-17h Thứ 2,5
khu sau nhà thờ ấp Thiên Bình
Long Khánh
1 Phần ấp Long Khánh 8h-13h Thứ 2,4,6
3
9. Phường Tam Hiệp
KHU PHỐ KHU VỰC THU GOM GIỜ THU NGÀY THU

SVTH: Phạm Huy Hoàng 77


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

GOM GOM
01 Khu vực Bùi Hiệp 8h-12h Cách ngày
02 Hẻm đối diện Cty Bitis 21h-23h Thứ 2,4,6
Khu vực Bùi Vĩnh (khu rác
04 12h-01h Mỗi ngày
chợ)
05 Khu vực Đa Minh 15h-17h30 Cách ngày
Khu vực quanh đường K24 00h30-02h Thứ 3,5,7
06 Tổ 15 đến 18 từ trường Trấn
01h-05h Thứ 3,5,7
Biên vào trong
Đường liên phường giữa
07 8h-12h Cách ngày
P.Tam Hiệp & Tân Mai
Khu vực xung quanh đường
Nguyễn Bảo Đức Thứ 2,4,6 (Chủ
Từ đầu đường Nguyễn Thiện 0h-03h nhật lấy mặt
07
Thuật đến trường Trấn Biên, đường)
khu vực nhà thờ Xuân Hòa
Tổ 5,7,8 15h-17h Cách ngày
Hẻm dong 21(Sau lưng Cty
15h-17h Cách ngày
Đỉnh Cao)
Đường Lớn Đỉnh Cao 15h-17h Cách ngày
08
Đỉnh Cao Xưởng 2 (có 4 dong) 15h-17h Cách ngày
Khu vực Bùi Hưng 08h-12h Cách ngày
Lò Gốm 08h-12h Cách ngày
Mặt đường Phạm Văn Thuận,
các hẻm phía Đại lý vé máy
1,2,3,4 14h-17h Hằng ngày
bay (xóm ruộng) (từ cầu Bào
đến cầu Ông Tửu)
MĐ Phạm Văn Thuận, các
1,2,3,4 hẻm phía nhà thờ Bùi Vĩnh (từ 14h-17h Hằng ngày
cầu Bào đến cầu Ông Tửu)
5 Xóm cùi 11h-12h Hằng ngày
1,2 Hẻm gần Cầu Bào 20h-22h Cách ngày
Các hộ dân ở khu vực chợ Tam
1,9 20h-22h Cách ngày
Hiệp
3,4 Các hộ chợ Bùi Vĩnh 20h-22h Cách ngày
10. Phường Bình Đa
GIỜ THU NGÀY THU
KHU PHỐ KHU VỰC THU GOM
GOM GOM
1 MĐ Phạm Văn Thuận 4h30-5h30 Hằng ngày
Hẻm bà Miếng (tổ 5) Tiệm
1 9h-10h Thứ 3,5,CN
vàng Kim Dung (tổ 5,6,8,9,11)
1 Tổ 13 8h-9h Thứ 3,5,CN
2 MĐ Vũ Hồng Phô 4h30-5h30 Hằng ngày
2 Tổ 14,14C,15A, 17C 07h-09h Thứ 3,5,CN
2 Tổ 15B,17A 9h-10h30 Thứ 2,4,6

SVTH: Phạm Huy Hoàng 78


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Thứ 3,5,CN
Hẻm nhà chú Thành (tổ 13,12)
(Riêng hẻm Minh
và hẻm Minh Trang, tổ 13A, 8h30-10h30
2 Trang lấy thêm
15, 17A, 17B, 17C
thứ 7)
Tổ: 15D1, 15D2, 15D3 10h-11h Thứ 2,4,6
Hẻm nhà chú Thành(tổ
2 8h-9h30 Thứ 2,4,6
14,14A) và (tổ 15C1, 15C2)
Phở Á Đông (tổ 21), tàu sơ Hoa
Lan (tổ 18,19). Tổ 20,21,1A, 8h-9h Thứ 3,5,7,CN
3
21B, 22,23
MĐ Vũ Hồng Phô (tổ 22) 4h30-5h30 Hằng ngày
3,4 MĐ Trần Quốc Toản 20h-23h Hằng ngày
Trường Mầm non Bình Đa cơ
8h-9h Thứ 2,4,6
sở 1
Tổ 24,25,26,30,32,33,35
Chợ cũ Bình Đa Tổ:27, 28, 29,
3 29B và hẻm trạm xá Bình Đa 9h-9h30 Thứ 2,4,6
T29A, 29C, 30A, 30B
Khu dân cư bộ đội T15D1 +
10h-11h Thứ 2,4,6
T15D2 + T15D3
Mặt đường Phạm Văn Thuận 4h30-5h30 Hằng ngày
4 Khu bộ đội A29 (tổ 39A, 39C) 8h30-10h Thứ 2,4,6
Trường cấp 1 Trần Quốc Tuấn Thứ 2,4,6
4 tổ 40 và dốc Phương Vy Tổ: 7h30-8h30 Riêng tổ 39, 40
37,38 lấy thêm CN
4 Tổ :41,39 7h-8h30 Thứ 2,4,6
4 Tổ: 32,33,34,35 7h30-9h30 Thứ 2,4,6
Hẻm Đình (tổ 22) + MĐ Vũ
Hồng Phô, bến xe khách ĐN,
2 10h-11h Thứ 2,4,6
hẻm 1 (tổ 17D), hẻm Làng,
trường tiểu học Bình Đa
11. Phường Hiệp Hòa
GIỜ THU NGÀY THU
KHU PHỐ KHU VỰC THU GOM
GOM GOM
Nhứt Hòa Cả khu phố 07h-16h Thứ 3,5,7
Nhị Hòa Cả khu phố 07h-16h Thứ 2,4,6
Cả khu phố 07h-16h Thứ 3,5,7
MĐ: Đặng Văn Trơn (từ cầu
Tam Hòa Hiệp Hòa đến cầu Bửu Hòa),
07h-16h Hằng ngày
Đỗ Văn Thi (từ bô rác đến cầu
Hang);
12. Xã Long Hưng
GIỜ THU NGÀY THU
KHU PHỐ KHU VỰC THU GOM
GOM GOM
Phước Hội Cả ấp 7h-12h Thứ 2,5,7

SVTH: Phạm Huy Hoàng 79


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

An Xuân Cả ấp 7h-12h Thứ 2,5,7


13. Phường Thống Nhất
GIỜ THU NGÀY THU
KHU PHỐ KHU VỰC THU GOM
GOM GOM
MĐ từ hẻm Kẹo Yến Nhi đến
1h-5h Hằng ngày
Bánh xèo 352
Khu vực nhà máy giấy Tân
1 08h-11h Hằng ngày
Mai
Khu vực đường Huỳnh Văn
09h-14h Cách ngày
Hớn
MĐ Phạm Văn Thuận: từ Chợ
2,3 03h-09h Hằng ngày
57 đến trường Nguyễn Khuyến
Đường liên P.Thống Nhất và
09h-14h Cách ngày
P. Tân Mai
Cả khu (trừ Đường liên P.
2 9h-14h Cách ngày
Thống Nhất và P. Tân Mai)
MĐ từ quán Đồng Quê đến lẩu
3h-5h Mỗi ngày
Dê 288
Khu vực từ chợ phường đến
09h-14h Cách ngày
3 chợ 57
Chợ 57 03h-09h Mỗi ngày
MĐ Nguyễn Văn Hoa (từ Ngã
3 3 đến UBND phường Thống 03h-09h Mỗi ngày
Nhất)
Sau lưng Nhà Xanh, khu vực
09h-15h Cách ngày
CA phường cũ
Hẻm trạm điện và tổ 4,5,6 8h-10h Cách ngày
Đối diện trạm y tế phường (10
08h-09h Cách ngày
4 hộ khu vực Nhà truyền thống)
MĐ Võ Thị Sáu (từ Cty D2D
đến quán Những Người Bạn);
23h-3h Hằng ngày
Hẻm Miệt Vườn và nhà hàng
gió
Từ UBND Phường đến ngã 4
Từ ngã tư đến Gò Me (điểm
thể dục) 10h-13h Cách ngày
Khu vực Gò Me (hẻm Châu
Dĩ)
5 Ngã 4 Gò Me đến đình Bình
07h-10h Cách ngày
Trước (Bên phải)
Ngã 4 Gò Me đến đối diện
07h-10h Cách ngày
đình Bình Trước (bên trái)
Các hẻm từ Đình Bình Trước
09h-14h Cách ngày
đến đường ray xe lửa
Đoạn từ I let’s café đến Lạc
6 16h-18h Mỗi ngày
Cảnh
SVTH: Phạm Huy Hoàng 80
GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Đoạn từ quán Lạc Cảnh đến


khu tái định cư mới
Các hẻm trong khu phố 17h-3h Cách ngày
MĐ Võ Thị Sáu (từ Cty D2D
23h-03h Mỗi ngày
đến đường ray xe lửa);
7
Các hẻm trong khu phố phía
17h-3h Cách ngày
bệnh viện ITO
Các hẻm trong khu phố phía
17h-3h Cách ngày
7 đối diện bệnh viện ITO
Khu giáp Ga BH (Vườn chuối) 16h-20h Mỗi ngày
14. Phường Tam Hòa
GIỜ THU NGÀY THU
KHU PHỐ KHU VỰC THU GOM
GOM GOM
MĐ Phạm Văn Thuận (từ đầu
18h-20h Hằng ngày
đường PVT đến đầu cầu chợ)
1
Đường Hồ Văn Leo (giáp ranh
13h-16h Cách ngày
khu phố 1+2)
Khu vực nhà thờ Bùi Thái dong
1,2 13h-16h Cách ngày
1
2 Khu vực Bùi Thượng 17h-20h Cách ngày
Khu vực nhà thờ Bùi Thái dong
2 9h-12h Cách ngày
2,3,4
2 MĐ Xa lộ Hà Nội 11h-12h Cách ngày
MĐ Đồng Khởi từ công trình
3 Bệnh viện Đồng Nai đến 04h-05h Hằng ngày
AMATA
3 Khu vực Bùi Đức 16h-18h Cách ngày
Mặt đường Đồng Khởi 23h-00h Hằng ngày
3 Các hẻm nhỏ bên hông bệnh
23h-00h Thứ 3,5,CN
viện ĐN
15. Phường Tân Phong
GIỜ THU NGÀY THU
KHU PHỐ KHU VỰC THU GOM
GOM GOM
Hẻm 1,2 kế Bệnh viện Tâm
4 0h-5h Cách ngày
Thần (kp7)
7 Cư xá Phúc Hải (kp4) 0h-5h Cách ngày
Tổ 41, 46, 44 0h-4h Thứ 2,4,6
9
Tổ 35, 35B 5h-8h Thứ 2,4,6
Dãy A lấy hàng
10 Dãy A,B,C hông chợ Cổng 2 12h-14h30 ngày, dãy B,C lấy
cách ngày
Từ hẻm 7 ➜25 2h-5h Thứ 2,4,6
11 Khu B1➜B8 2h-5h Thứ 3,5,7
Khu C1➜C9 5h-8h Thứ 3,5,7
11 Tổ 50 2h-6h Thứ 3,5,7

SVTH: Phạm Huy Hoàng 81


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Tổ 39B, 39C 2h-6h Thứ 2,4,6


Khu A1, A2, A3 0h-4h Thứ 2,4,6
11
Khu A4➜A13 5h-9h Thứ 2,4,6
Từ đầu cầu sắt (phía tay phải)
11 23h-3h Thứ 2,4,6
đến hết đường
Từ hẻm 141 đến hẻm 83 (kp2);
các hẻm còn lại của khu phố 2
2,4 (ngoại trừ tổ 5,6 và 2 hẻm giáp 2h-6h Thứ 3,5,7
kp2); nằm giữa cánh gà cư xá
tỉnh đội (kp4)
Hẻm 77 (kp8); hẻm đối diện
8,9 bệnh viện y học cổ truyền 2h-6h Thứ 2,4,6
(KP09)
7,8,9 Hẻm 807 (KP7, KP9) 2h-6h Thứ 2,5,7
2 đến 9,11 MĐ Ng Ái Quốc, Đồng Khởi 22h-06h Mỗi ngày
Khu vực chung cư bộ đội
10 23h-3h Thứ 2,4,6,7
(kp10)
8 Bệnh viện Y Đức (kp8) 4h-8h Thứ 2,4,6
Khu vực bệnh viện Tâm Thần
6,7 (kp7); đối diện trường tiểu học 23h-3h Thứ 3,5,7
Tân Phong (kp6);
2 hẻm giáo xứ Phúc Hải; hẻm
1580 (hẻm chùa Đức Quang
1,2,3 4h-8h Thứ 3,5,7
KP2), KP1 (Tổ 5), khu vực chợ
Tân Phong (kp3);
Tổ 45, 45 2h-5h Thứ 3,5,7
9
Tổ 36A, 36B 5h-8h Thứ 3,5,7
Từ hẻm 173 đến 1 bên MĐ Hồ
3,5,6 Hòa (kp3); 1 bên MĐ Hồ Hòa 2h-5h Thứ 2,4,6
(kp5); cầu sắt (KP6)
Khu phố 1 Hẻm gần UBND P.
Tân Phong (kp1); đoạn giáp kp
1,9 7 (kp9). Khu phố 3,5, 1 phần 5h-8h Thứ 2,4,6
KP2 (gần UBND phường Tân
Phong)
16. Phường Trảng Dài
GIỜ THU NGÀY THU
KHU PHỐ KHU VỰC THU GOM
GOM GOM
Các hẻm quanh khu vực gần
1 trường mầm non Bé Ngoan đến 18h-22h Hàng ngày
cầu Đồng Khởi
1 Sau lưng PCCC 03h-09h Thứ 2,4,6
MĐ Nguyễn Ái Quốc từ vòng
1 xoay Đồng Khởi đến cầu Săn 12h-04h Hàng ngày
Máu

SVTH: Phạm Huy Hoàng 82


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

2 Tổ 30,27,28,29,14 16h-20h Thứ 3,5,CN


Cây xăng 26 (tổ
3 Thứ 2,4,6
15,16,17,10,11)
1 phần tổ 20, tổ 22, Kp2, Tổ
1h-3h30 Thứ 2,4,6
32,31,37
Mặt tiền đường Nguyễn
Khuyến, Trần Văn Xã (Phía 4h-7h30
5,2 PKĐK Sinh Hậu)
Mặt tiền Ngã tư Phú Thọ,
Nguyễn Phúc Chu đến Ngã 3 1h-4h Thứ 3,5,7
giáp đường Trần Văn Xã
Tổ 3,4,6,11,32 5h-8h
Mặt tiền đường Đồng Khởi đến
02h-3h Thứ 2,4,6
Phở Gia Bảo (bên trái)
Mặt tiền đường Đồng Khởi từ
Café Ngẫu Hứng đến CX Đức 6h-9h
Hưng, các hẻm Tổ 32
3
Mặt tiền đường Đồng Khởi đến
2h-3h Thứ 3,5,7
Phở Gia Bảo (bên trái)
Mặt tiền đường Đồng Khởi từ
café Ngẫu Hứng đến CX Đức 6h-9h
Hưng, các hẻm Tổ 32
Tổ 4,5,1 10h-1h Thứ 2,4,6
3
Tổ 2,3,21 02h-6h
Các hẻm quanh Hồ Bơi Phương
1h-3h Thứ 2,4,6
Nam
Tổ 2,5,6,7,8,20, nửa tổ 25, hẻm
03h-5h
Trại Hòm Ngọc Tân Phát
Tổ 18,19, 22, nửa tổ 25 và MĐ
5h-8h
Bùi Trọng Nghĩa
2,2A,3
Hẻm nhà trẻ Thái Hòa 1h-3h Thứ 3,5,7
(124), hẻm 160, hẻm 66, 1/2
Hẻm 96
Tổ 2,3,8, 1/2 hẻm 96 3h-5h
MĐ từ ngã ba Đồng Khởi – chợ
5h-8h
Trảng Dài
3 Tổ 22➜29 04h-6h Cách ngày
Tổ 8A đến tổ 21 (khu 5
15h-19h Thứ 3,5,CN
thưởng)
Từ tổ 21 đến tổ 32 (khu 5
20h-23h Thứ 3,5,CN
3B,4 thưởng)
Tổ 7, 8A, 8B, 8C, 9, 10, Kp3A
15h-19h Thứ 2,4,6
(tổ 12)
Khu phố 4 tổ 25B 20h-23h Thứ 2,4,6
3 MĐ từ Ngã 3 Năm Thưởng đến 1h-3h Thứ 2,4,6

SVTH: Phạm Huy Hoàng 83


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Ngã Tư Quang Thắng và các


hẻm
Đường khu chung cư Phú Mỹ
Gia, mặt đường và các hẻm bên 04h-6h
phải (Từ tổ 1 đến tổ 6)
Mặt tiền đường Trần Văn Xã
7h-9h
và các hẻm
Mặt đường từ Ngã 3 Năm
Thưởng đến Ngã Tư Quang 1h-3h Thứ 3,5,7
Thắng
Mặt tiền đường Nguyễn
4h-6h
Khuyến, Trần Văn Xá
3
Một phần tổ 10, tổ 11 đến tổ
7h-9h
13A
Tổ 6,9, 19, 1/2 tổ 3 01h-3h Thứ 2,4,6
1/2 tổ 3, tổ 28 3h30-8h Thứ 2,4,6
4C
Mặt đường tổ 19, Tổ 10A, 10B,
1h-3h Thứ 3,5,7
1/2 tổ 10C
Tổ 10,11,14,15, 15B, 20, 20B,
4C 05h-14h Thứ 2,4,6
20C, 20D, 26
Toàn khu vực Tán Đáng 3h-7h Thứ 2,4,6
Toàn khu suối mơ 8h-11h
4B
Tổ 25,25A đến cầu sắt 2h30-6h Thứ 3,5,7
Tổ 24C, 24 7h-9h30
Mặt tiền đường Nguyễn
Khuyến đối diện KDC Phú Gia, 1h-3h Thứ 2,4,6
các hẻm 15, 18
Khu vực Trường Nguyễn
3h30-6h30
Khuyến
4A,5A
Từ Ngã tư Nguyễn Khuyến đến
lẩu bò Anh Thư, Tổ 4,5,21 1h-3h Thứ 3,5,7
KP5A
Khu vực đối diện chung cư Phú
3h30-6h30
Gia, các tổ 22,23
Mặt đường chợ từ tổ 7 đến giáp
1h-4h Thứ 3,5,7
tổ 13
Tổ 7, 7A, 7B, 1 phần tổ 13 5h-8h30
4,4B
Mặt đường chợ từ tổ 7 đến giáp
1h-4h Thứ 2,4,6
tổ 13
Tổ 8, 1 phần tổ 13 5h0-8h30
MĐ Nguyễn Phúc Chu,
Nguyễn Khuyến (mặt bên phải) 1h-3h Thứ 2,4,6
5,5A và các hẻm 1,2,25,26
Các tổ từ 11 đến 15, 18, 19, 21,
3h30-7h Thứ 2,4,6
22

SVTH: Phạm Huy Hoàng 84


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

MĐ Nguyễn Phúc Chu,


Nguyễn Khuyến (mặt bên phải) 1h-3h Thứ 3,5,7
và các tổ 23,24,25
Các tổ từ 26, 26B, 27, 28, 33,
5,5A 3h30-7h Thứ 3,5,7
34
MĐ Đồng Khởi từ vòng xoay
1,2,3 12h-05h Hàng ngày
Đồng Khởi đến cây xăng 75
17. Phường Tân Biên
GIỜ THU NGÀY THU
KHU PHỐ KHU VỰC THU GOM
GOM GOM
Xung quanh Nghĩa trang Tỉnh,
5,5A bệnh viện Âu cơ, 1/2 kp5, 1/2 8h-12h Cách ngày
kp5A
Toàn kp9, trường trung cấp Y
9 13h-16h Cách ngày
tế đến Ga Hố Nai
Tổ 11, chợ nhỏ giáp kp6- Tân
6 9h-12h30 Cách ngày
Biên
6,5,5A,5B Kp6, chợ tự phát 13h-16h30 Cách ngày
5,5A,5B 1/2 kp5, 1/2 kp5A, kp5B 17h30-19h30 Cách ngày
Hẻm bún cầu A Khiển, Đường
8A,8B 01h-04h Thứ 2,4,6
phát triển
Đền thánh MARTIN và khu
8B,10,9 5h-8h Thứ 2,4,6
gần chợ Thánh Tâm
Hẻm Ngọc Chi, 1/2 KDC Tân
8A, 10 01h-04h Thứ 3,5,7
Biên
10 KDC Tân Biên, toàn KP10 5h-8h Thứ 3,5,7
1, 2, 3, 4, 5A, MĐ từ Cầu Sập đến trường
5B, 7, 8A, 8B, Nguyễn Huệ và từ chợ kp10 01h-05h Hàng ngày
10 đến Giáo xứ Hải Âu
Chợ Đài Đức Mẹ, Hẻm Sao
7, 8A, 10 Mai, hẻm Honda Hòa Bình 1h-3h30 Thứ 2,4,6
Minh
Xung quanh Nhà thờ Phúc
12,1,3,4 4h30-7h30 Thứ 2,4,6
Lâm, Gần Chợ sặt
Giáo xứ Đại Lộ + Hải Âu và
7,8A 2h-3h30 Thứ 2,4,6
mẫu giáo Bông Hồng
7 Toàn khu vực GX Trung Nghĩa 4h30-7h30 Thứ 3,5,7
18. Phường Hố Nai
GIỜ THU NGÀY THU
KHU PHỐ KHU VỰC THU GOM
GOM GOM
Khu vực GX Gia Cốc (tổ 1-
1,13 >6), Kp13 giáp nhà thờ Kim 12h-3h Thứ 2,4,6
Bích, kp14, kp1
Tổ 8 ->14 kp3, 1 phần kp4 gần
3,4 trường Hoàng Diệu, tổ 7,15, 3h-6h Thứ 2,4,6
16, 17, 18, 19
SVTH: Phạm Huy Hoàng 85
GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Khu vực đồi Lộc Lâm (tổ


5,8 33,34,34B,34C,35,36), 1 phần 12h-3h Thứ 3,5,7
của kp8
Tổ 9,11,13,20,21,22,23,24, tổ 6
4,6,3 4h-8h Thứ 3,5,7
kp3, 1 phần kp8 giáp kp5
GX Phú Tảo đến trường Lê
1h-4h Thứ 2,4,6
Hồng Phong (kp7)
7,12
Từ trường Lê Hồng Phong,
5h-8h Thứ 2,4,6
đường Lê Đại Hành (Kp12)
Khu vực đồi Lộc Lâm, các tổ
5,8,7,6 1h-4h Thứ 3,5,7
kp8, kp7, kp6
10,9 Toàn kp9,kp10 5h-8h Thứ 3,5,7
1 phần kp10 khu vực gần cầu
10 1h-2h Thứ 2,4,6
Trà Cổ
Toàn văn khu phố 13 đến
3h-5h Thứ 2,4,6
trường Bùi Hữu Nghĩa
Phần còn lại của kp13 từ
13
trường Bùi Hữu Nghĩa đến
6h-8h30 Thứ 2,4,6
xung quanh nghĩa địa GX Phúc
Lâm
1-11 Mặt đường 23h-5h Hàng ngày
19. Phường Long Bình
GIỜ THU NGÀY THU
KHU PHỐ KHU VỰC THU GOM
GOM GOM
MĐ Tổ 4, tổ 1 đến tổ 12, 1
7h30-10h Cách ngày
phần tổ 18
1
1 phần tổ 18, tổ 13, 14, 15, 16,
15h-18h
17
Kp3 từ tổ 1 đến 1/2 tổ 5 7h30-10h
3
Kp 3 từ tổ 5 đến tổ 10 15h-18h
Tổ 2A, kp2A và các hẻm 7h-10h Thứ 3,5,7
Từ tổ 40 đến giáp kp8 15h-18h
Chợ kp2, các tổ từ tổ 29 đến tổ
9h30-12h
40
2,2A,8 Mặt tiền đường chợ Điều, Tổ
7h-10h Thứ 2,4,6
6,7
Các tổ kp2,2A đến cuối đường
15h-18h
giáp KCN Amata
Tổ 1, tổ 41 kp 2A 9h30-12h
1 phần kp1 từ Lotte đến tiếp
giáp UBND phường Long 6h-9h Thứ 2,4,6
1,3,6
Bình, Ga Hố Nai, Tổ 5
Tổ 16 đến tổ 19, tổ 6 15h-18h Thứ 2,4,6
Tổ 1,2,3,1 phần tổ 4 7h30-11h Thứ 2,4,6
5
1 phần tổ 4,5,6,7 (phía chợ) 15h-18h

SVTH: Phạm Huy Hoàng 86


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Hẻm ngắn tổ 2 7h30-11h Thứ 3,5,7


4
Hẻm ngắn tổ 3 15h-18h
Kp4 tổ 16,17 và 1/2 tổ 14 7h-9h Cách ngày
1/2 kp 5A bao gồm chợ, giáp
4,5,5A 9h-11h Cách ngày
Amatam tổ 40, 1/2 tố 14
1/2 kp4, tổ 10, kp5 tổ 6 15h-18h Cách ngày
5A,5 Tổ 3, tổ 4, tổ 10, 12, 13, 14, 15 6h30-8h30 Cách ngày
Từ tổ 22 đến tổ 24 9h30-11h30 Cách ngày
5
Tổ 16 đến tổ 20 15h-18h Cách ngày
4 Từ tổ 4 đến tổ 7 6h30-9h Cách ngày
6 Tổ 8 9h-12h Cách ngày
Tổ 10,11,12 8h30-10h30 Cách ngày
5A,5 Tổ 25,26,27 6h30-8h Cách ngày
Tổ 18,19 15h-18h Cách ngày
6 Tổ 11,13,14 6h30-8h30 Cách ngày
Tổ 15 9h-11h30 Cách ngày
4 Tổ 1,2,3 và xa lộ HN 0h-5h Hàng ngày
Tổ 9,12,13,28,29 (kp5A), tổ
5A,6 7h30-11h
15,24,25 (kp6)
Tổ 23 kp5, tổ 13A, 14, 15, 17,
5,5A 15h30-19h
16, 21, 22
Cách ngày
Tổ 30,31,32,33 (kp5A), Tổ
5A,6 7h30-11h
26,27 (kp6)
Tổ 27 kp5, tổ 24,25,26,37,40
5,5A 15h30-19h
Kp5A
5 MĐ Bùi Văn Hòa từ Tổ 1 tới 5 0h-5h Hàng ngày
Từ tổ 7 -> 23 kp11, mặt tiền
11 16h30-20h Thứ 2,4,6
đường tổ 9
MĐ Bùi Văn Hòa từ tổ 1 -> 8,
6 0h-5h Hàng ngày
17, 18
6 Cầu 201 đến CV Tam Hiệp 8h30-11h Hàng ngày
Hẻm 481 7h-8h30 Cách ngày
Hẻm 361 15h-18h Cách ngày
Hẻm 353 10h-14h Thứ 3,5,7,CN
Kp8 từ đường ray (đường điểu
8,10 xiển) đến văn phòng kp8 và 7h-9h Thứ 2,4,6
các hẻm
Toàn khu tiếp giáp kp9 Tân
8 9h-11h30 Thứ 2,4,6
Hòa
MĐ văn phòng kp8 đến Nông
8 9h-11h Thứ 3,5,7
súc sản và các hẻm
8 Khu vực Bộ đội K860 4h-6h Thứ 3,5,7
20. Phường Tân Vạn
GIỜ THU NGÀY THU
KHU PHỐ KHU VỰC THU GOM
GOM GOM

SVTH: Phạm Huy Hoàng 87


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Hẻm sân banh Tân Vạn (kp1)


1 8h-11h Thứ 2,4,6
đến chùa Sắc Tứ
Chùa Sắc Tứ đến chùa Giác
11h30-14h Thứ 2,4,6
Minh và các hẻm nhỏ
Bách Hóa Xanh đến hẻm sân
2 7h30-10h30 Thứ 3,5,7
banh Tân Vạn (kp2)
Từ Bách Hóa Xanh đến hẻm
11h-14h Thứ 3,5,7
sân banh Tân Vạn (kp2)
Cầu Tân Vạn (kp3) đến hẻm
3 8h-11h Thứ 2,4,6
247 và 1 phần của kp4
Các hẻm nhỏ còn lại của kp3 11h30-15h Thứ 2,4,6
Hẻm 247 đến hẻm (giáp ranh
4 giữa kp4 phường Tân Vạn và 8h-11h Thứ 3,5,7
phường Bửu Hòa)
Các hẻm nhỏ còn lại của kp4 11h30-15h Thứ 3,5,7
21. Phường Tân Hiệp
GIỜ THU NGÀY THU
KHU PHỐ KHU VỰC THU GOM
GOM GOM
Chợ nhỏ hướng về đường ray
1 7h-11h Thứ 3,5,CN
và giáp khu phố 13- Hố Nai
Khu vực phòng cảnh sát cơ
1 20h-23h Thứ 2,4,6
động
Mặt tiền đường Nguyễn Ái
1,2 Quốc đoạn từ Big C Tân Hiệp 0h-6h Hàng ngày
đến cầu Săn Máu
Mặt tiền đường Đồng Khởi
1,2 đoạn từ Big C Tân Hiệp đến 0h-6h Hàng ngày
UBND phường Tân Hiệp
2 Cư xá Công An 20h-23h Thứ 3,5,CN
2 Khu cư xá Điện lực (tổ 5) 01h-3h Thứ 3,5,7
Khu vực phía bên trái từ đường
3 Phạm Văn Khoai đi vào sân 02h-05h Thứ 3,5,CN
banh Đồng Nai
Đường Phạm Văn Khoai và
3 01h-03h Thứ 3,5,7
trong sân banh Đồng Nai
Từ mầm non Hoa Sen đến
3 4h-5h Thứ 3,5,7
Công an phường Tân Hiệp
Mặt đường Đồng Khởi đoạn từ
3 Đài khí tượng thủy văn đến cây 0h-3h Hàng ngày
xăng 25
Đường trường Cao đẳng Sư
phạm và khu vực trường THCS
Lê Quang Định, khu vực sau
4 0h-3h Thứ 3,5,CN
lưng trường THPT chuyên
Lương Thế Vinh và khu địa
chất thuộc tổ 14,16
SVTH: Phạm Huy Hoàng 88
GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Quanh khu dân cư Đinh Thuận


3+5 và trung tâm thể dục thể thao 0h-3h Thứ 2,4,6
thuộc tổ 7,8 khu phố 3
Các hẻm: A1, A2, A3, C1, C2,
4 10h-12h Thứ 2,4,6
C3, G, F
Mặt đường Đồng Khởi đoạn từ
4 3h-6h Hàng ngày
Amata đến cây xăng 25
Quanh khu vực trường THPT
5 Đinh Tiên Hoàng, quanh khu 14h-15h Thứ 3,5,CN
vực trường Cao đẳng thống kê
22. Phường Hóa An
GIỜ THU NGÀY THU
KHU PHỐ KHU VỰC THU GOM
GOM GOM
Đường 19C, đoạn đình Hóa
An, MĐ từ chợ Hóa An đến bô 7h-11h Cách ngày
An Hòa rác
Các công ty, tổ 16, 18C, đường
12h-16h Cách ngày
cống nước
Khu hầm đá 8h-12h Thứ 3,5,7
Bình Hóa Các hẻm nhỏ từ chợ đến giáp
9h-13h Thứ 3,5,7
ranh phường Tân Hạnh
Cầu Hang Cả khu phố 7h-11h Thứ 2,4,6
Đồng Nai Cả khu phố 13h-17h Thứ 2,4,6
23. Phường Bửu Hòa
GIỜ THU NGÀY THU
KHU PHỐ KHU VỰC THU GOM
GOM GOM
Từ cầu Ghềnh đến Trạm y tế
6h-9h Thứ 3,5,7
phường Bửu Hòa
1
Từ trạm y tế phường Bửu Hòa
10h-13h Thứ 3,5,7
đến cầu Hóa An
Sau cty Pouchen đến café Lộc
11h-14h Thứ 3,5,7
Vừng
2
Từ café Lộc Vừng đến ngã tư
15h-18h Thứ 3,5,7
Bửu Hòa
Từ cầu Tân Bản đến hết cây
6h-9h Cách ngày
xăng cầu Hang
3
Từ Tịnh xá Ngọc Uyển đến cầu
10h-13h Cách ngày
Tân Bản
Từ đường ray đến hẻm 533 6h-8h30 Cách ngày
4 Từ hẻm 442 (bên trái) đến
9h30-12h Cách ngày
đường ray
Từ hẻm 531 đến hết khu phố 5 6h-8h30 Cách ngày
5 Từ đình Tân Phú đến hết hẻm
9h30-12h Cách ngày
442 (bên phải)
24. Phường An Bình

SVTH: Phạm Huy Hoàng 89


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

GIỜ THU NGÀY THU


KHU PHỐ KHU VỰC THU GOM
GOM GOM
Từ cầu Bà Xanh đến hết khu
1 11h-14h Cách ngày
phố 1 và 1 phần kp2
Từ hẻm cty CP Codona đến cty
2 5h30-9h30 Cách ngày
CP Prococon (cám con cò)
Từ hẻm đối diện công ty CP Cơ
3 9h-13h Cách ngày
khí đến hẻm Chợ đồi
Toàn bộ các hẻm nhỏ ở kp4
4 15h-18h Cách ngày
(trừ MĐ)
Tổ 8A, 8B, 8C và toàn bộ các
9h-13h Cách ngày
hẻm nhỏ ở khu phố 5
5
MĐ Vũ Hồng Phô 3h-4h Hàng ngày
Tổ 6,7,9,10 10h-13h Thứ 3,5,CN
MĐ Lê Văn Duyệt 7h-9h30 Thứ 3,5,CN
7
Các hẻm còn lại của khu phố 7 14h-18h Thứ 3,5,CN
MĐ Lê Văn Duyệt và các hẻm
8 8h-12h Thứ 2,4,6
nhỏ ở kp8
MĐ Lê Văn Duyệt và các hẻm
9 14h-18h Thứ 2,4,6
nhỏ ở KP9
10 Toàn bộ khu phố 10 0h-6h Hàng ngày
Tổ 3,4,5,6,7,8,9 6h30-10h30 Cách ngày
MĐ Bùi Văn Hòa tổ 1+14 10h-14h Hàng ngày
11 MĐ Bùi Văn Hòa tổ 2,3,4,5
15h-17h Hàng ngày
đến hết cầu 201
Tổ 11 14h-17h Cách ngày
Từ tổ 4 đến tổ 8,9 5h30-9h30 Cách ngày
12 Từ tổ 1 về chung cư 10h30-13h Cách ngày
Từ tổ 10 đến hết kp12 14h-18h Cách ngày
25. Phường Tân Mai
GIỜ THU NGÀY THU
KHU PHỐ KHU VỰC THU GOM
GOM GOM
1 Hẻm gần Cầu Vạt 8h-9h Thứ 2,4,6
1 Trường Lê Quý Đôn 16h-17h30 Thứ 2,4,6
Hẻm đối diện ủy ban phường
1 Tân Hiệp chạy thẳng qua Tân 11h-16h Thứ 3,5,CN
Mai
Hẻm đối diện ủy ban phường
1 Tân Hiệp quẹo phía bên trái 20h-21h Thứ 3,5,CN
(hẻm cụt)
MĐ nhựa Đồng Khởi từ đầu
1 đường 5 đến đối diện UBND 0h-11h30 Mỗi ngày
Tân Hiệp
2 Hẻm 253,241 18h-20h Thứ 2,4,6
2 Từ đường 3 vòng Nhà thờ đến 21h-22h Thứ 2,4,6

SVTH: Phạm Huy Hoàng 90


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

cổng chào giáp cây xăng số 6


3 Hẻm trong Nhà thờ Tân Mai 16h-20h Thứ 2,4,6
Hẻm đầu bên phải UBND và
3 16h-20h Thứ 2,4,6
cả hẻm bên trái
3 6 hẻm trong sau UBND 16h-20h Thứ 2,4,6
Mẫu giáo Mầm non Tân Mai
4 10h-12h Thứ 3,5,7
đến ngã tư (bán hủ tíu)
5,6 UBND P.Tân Mai đến trại hòm 10h-12h Thứ 2,4,6
4 Phía sau BVĐK TP.BH 18h-20h Thứ 2,4,6
4 Chùa và trường TH Tân Mai 18h-20h Thứ 2,4,6
5 Hẻm bên trái nhà thờ Tân Mai 18h-20h Thứ 2,4,6
5 Hẻm trong của quán Bánh Bèo 16h-18h Thứ 2,4,6
Cầu mới kp6 đến khu nghĩa
6 18h-20h Thứ 2,4,6
trang
1,2,3,4,5,6 MĐ Phạm Văn Thuận 21h-21h30 Hàng ngày
Gỏi cá Tân Mai đến chợ Tân
5,6 9h-12h Cách ngày
Mai
26. Phường Tân Tiến
GIỜ THU NGÀY THU
KHU PHỐ KHU VỰC THU GOM
GOM GOM
Từ hẻm Công An tỉnh đến
1 6h-9h Cách ngày
đường ray Phúc Hải
Từ cầu Mương Sao đến
2 6h-9h Cách ngày
đường Phan Trung
Từ Dương Tử Giang đến
2 5h-12h Thứ 2,4,6
hẻm Cty Đồng Tiến
Từ Vường Mít đến quán ăn
3 2h-6h Cách ngày
Hảo Phát (Đ.PV Thuận)
3 Hẻm 90 19h-22h Thứ 3,5,CN
4 Hẻm 152, 184 19h-22h Thứ 3,5,CN
4 Hẻm 276 19h-22h Thứ 3,5,CN
5 Hẻm 330,420 19h-22h Thứ 3,5,CN
Tổ 25, 27, 29 (khu mầm non
6 4h-13h Thứ 2,4,6
Tân Tiến)
7 Khu vực nhà nghỉ Mai Linh 4h-13h Thứ 2,4,6
MĐ Từ Vườn Mít đến ngã tư
1,2,3 2h-6h Hàng ngày
Vincom
MĐ Nguyễn Ái Quốc + Đ.
2,3,4,5,6,7 21h-22h Hàng ngày
Phan Trung + Đồng Khởi
Khu vực chợ Tân Tiến, chùa
Phi Lai, Đường 7: Từ café
2,6,7 21h-22h Cách ngày
Phương Vi đến đường ray,
hẻm sau Cty Đồng Tiến
27. Phường Tân Hạnh
KHU PHỐ KHU VỰC THU GOM GIỜ THU NGÀY THU

SVTH: Phạm Huy Hoàng 91


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

GOM GOM
1 Cả khu 7h-11h Thứ 2,4,6
2 Cả khu 13h-17h Thứ 2,4,6
3 Cả khu 7h-11h Thứ 3,5,7
4 Cả khu 13h-17h Thứ 3,5,7
28. Phường Bửu Long
GIỜ THU NGÀY THU
KHU PHỐ KHU VỰC THU GOM
GOM GOM
Khu vực Miễu Bình Thiền
1 6h-8h Cách ngày
đến xóm nghèo
1 Chung cư Bửu Long 10h-15h Hàng ngày
Các hẻm trong chung cư
1 10h-15h Cách ngày
Đình Tân Lại
1 Tổ 1,2,3 9h-12h Cách ngày
1 Tổ 3,4 13h-16h Hàng ngày
1 Tổ 2 13h-16h Hàng ngày
MĐ Hồ Văn Đại từ xe nước
1 17h-21h Hàng ngày
mía đến quán Út Mập
Hẻm trại Y tế phường vòng
3 8h-14h Cách ngày
đến Cổng chùa
4 Chung cư kp4 15h-17h Cách ngày
1,2,3,4,5 MĐ Huỳnh Văn Nghệ 21h-22h Hàng ngày
Từ cty đến hẻm quán Con Cá
2,3 Vàng, chợ Kp3 (thu cả 2 6h-16h Thứ 2,4,6
bên)
Từ đường Nguyễn Đình
Chiểu, hẻm 820, 854, 894,
896; vòng ra trạm thu phí 6h-12h
3,4,5 Thứ 3,5,7
đến trường lái. 12h-17h
Từ trường lái đến khu KTX;
hẻm con cá vàng.
29. Phường Tân Hòa
GIỜ THU NGÀY THU
KHU PHỐ KHU VỰC THU GOM
GOM GOM
Sau cây xăng Lộ Đức, các
9 hẻm sau lưng UBND P.Tân 19h-02h Thứ 3,5,CN
Hòa
KP1 từ cầu 71 đến tiếp giáp
19h-3h Thứ 3,5,CN
kp4
1,10,11 MĐ Đền Thánh Martin và
các hẻm gần chợ Thánh 19h-3h Thứ 3,5,CN
Tâm
Nhà thờ Ngọc Đồng – Đài
9 19h-2h Thứ 2,4,6
Đức Mẹ – Khu Vô Nhiễm
10 Toàn kp10 từ tổ 2 đến tổ 3 19h30-2h Thứ 2,4,6

SVTH: Phạm Huy Hoàng 92


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Đường phát triển – Cty


1 7h30-11h Thứ 2,4,6
Minh Nguyệt – Tổ 39
4 Toàn khu tổ 28 7h30-19h30 Thứ 2,4,6
Đường vào trường Chu Văn
8 7h30-10h30 Thứ 3,5,CN
An
Chợ kp1, GX Lộ Đức, GX
1,4,5,8,9,10 12h-06h Thứ 3,5,7
Ngũ Phúc và MĐ
Trường Nguyễn Huệ, Ga Hố
2,3,6,7,11 12h-06h Thứ 2,4,6
Nai, chợ Thái Bình và MĐ
Khu GX Ngọc Đồng, 1 phần
9 5h30-8h30 Thứ 2,4,6
kp10

SVTH: Phạm Huy Hoàng 93


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

PHỤ LỤC C – Một số hình ảnh về rác có liên quan

Hình 1. Khu vực quanh bãi rác Trảng Dài (đã ngưng hoạt động)

Hình 2. Người dân đốt rác quanh khu vực bãi rác Trảng Dài

SVTH: Phạm Huy Hoàng 94


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Hình 3. Người dân đốt rác trong bãi rác phường Tân Vạn.

Hình 4. Bãi rác tự phát ven đường phường Tân Vạn.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 95


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Khoá luận tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

Hình 5. Điểm sang tiếp rác metro cạnh siêu thị Mega Market.

Hình 6. Điểm sang tiếp rác cổng 1 trên mặt đường chính Nguyễn Ái Quốc.

SVTH: Phạm Huy Hoàng 96


GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

PHỤ LỤC D – Kết quả khảo sát dạng hình ảnh excel
STT SoNguoi GioiTinh TrinhDo ThuNhap RacMoiNgay BietPLR CoPLR LoaiPLR CanCuPLR LoiichPLR HinhThucXLRTaiChe SuDungSotRac DongYPLRSanSangPLRBocNilonSinhHoc BaoLauDoRac TPRacNhieuNhat DungCuChuaRac TaiSuDungRac TanSuatNauAn MuaDoAnBenNgoai TanSuatMuaDoAnNgoai HoatDongCuoiTuan RacNhua1Tuan HanCheSuDungNhua PhuongPhapXLN1L LoaiTPUuTien DiaBanCoThuGomRac TanSuatThuGom KhungGioThuGom GioThuGomHopLy TienRac HaiLongGiaTienRac DVTGRDamBaoVSMT DTKTDiLai DTKRMyQuan DTKRSucKhoe
1 2 Nữ dai hoc >20 1 Có Có 2 Gia đình, thói quen Bvmt Thải bỏ Không Có Có Không 1 lần/1 ngày Khó phân hủy Thùng rác Không 7 Có <5 Không 1 Có Bỏ rác TP tươi Có 1 ngày/1 lần 20 Có 15 Có Có Không Không Không
2 4 Nam dai hoc <2 1 Có Có 2 Phường xã tuyên truyền Cả 2 Cả 3 Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Không 0 Không 0.5 Có Bỏ rác TP tươi, TP đông lạnh Có 2 ngày/1 lần 15 Không 20 Có Không Không Không Không
3 4 Nam dai hoc <5 1 Không Không không Không Cả 2 Bán ve chai không Có Có Có 2 lần/1 ngày Thực phẩm Treo rác Không 7 Không <5 Không 0.2 Không Bỏ rác TP tươi, TP đông lạnh Có 1 ngày/2 lần 12,20 Có 48 Có Có Không Có Có
4 4 Nam thpt <10 1 Có Không 2 Mạng Bvmt Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 3,4 Có 5 đến 10 Không 1 Không Bỏ rác, tái sử dụng TP tươi, TP chế biến sẵn Có 2 ngày/1 lần 12,16 Có 30 Có Có Không Có Có
5 8 Nam dai hoc <10 1 Có Không 2 Phường xã tuyên truyền Bvmt Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Không <5 Không 0 Không Bỏ rác TP tươi Có 1 ngày/1 lần 10 Có 40 Có Có Không Có Có
6 6 Nam thcs <10 1 Không Không không Không Bvmt Thải bỏ Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Có <5 Không 0 Có Bỏ rác TP đã qua sơ chế Có 2 ngày/1 lần 7 Có 28 Có Có Không Có Có
7 1 Nữ dai hoc <5 0.5 Không Không không Không Bvmt Bán ve chai Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 0 Có >20 Có 1 Có Bỏ rác TP tươi Có 1 ngày/1 lần 10 Có 28 Có Có Không Có Có
8 6 Nam thcs <5 1 Có Có không Phường xã tuyên truyền Bvmt Thải bỏ Không Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Treo rác Không 7 Không 0 Không 1 Có Bỏ rác TP tươi Có 2 ngày/1 lần 14 Có 45 Có Có Không Không Không
9 7 Nữ dai hoc <2 3 Có Có 2 Phường xã tuyên truyền Bvmt Thải bỏ Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Không 0 Không 0 Có Bỏ rác TP tươi Có 2 ngày/1 lần 18 Có 28 Có Không Không Không Không
10 4 Nam dai hoc <10 1 Có Không 3 Mạng Cả 2 Bán ve chai Không Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Treo rác Có 0 Có >20 Không 0.5 Có Tái sử dụng TP chế biến sẵn Có 1 ngày/1 lần 21 Có 15 Có Có Không Có Có
11 3 Nam thcs <5 1.5 Có Có 2 Phường xã Bvmt Thải bỏ Không Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Không 0 Không 0 Có Bỏ rác tp tươi Có 2 ngày/1 lần 9 Có 15 Có Có Không Có Có
12 1 Nữ thcs >20 2 Không Không không Không Bvmt Thải bỏ Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 0 Có >20 Có 2 Có Bỏ rác TP chế biến sẵn Có 2 ngày/1 lần 7 Có 45 Có Có Có Có Có
13 1 Nam thpt <10 0.5 Không Không không Không Bvmt Bán ve chai, Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Không <5 Không 0.2 Có bán ve chai tp tươi Có 1 ngày/1 lần 16 Có 20 Có Có Có Có Có
14 5 Nam thpt <20 1 Có Có 2 Mạng Cả 2 Bán ve chai Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Không <5 Có 0.5 Không Bỏ rác tp tươi Có 2 ngày/1 lần 5 Có 48 Có Có Có Có Có
15 4 Nam dai hoc <20 1 Có Có 2 Phường xã tuyên truyền Cả 2 Bán ve chai Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Có 5 đến 10 Có 1 Có Bỏ rác tp tươi Có 2 ngày/1 lần 14 Có 28 Có Có Không Có Có
16 4 Nam thcs <5 1 Có Có 2 Phường xã tuyên truyền Bvmt Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 3,4 Có 5 đến 10 Có 0.5 Không Bỏ rác TP tươi, TP chế biến sẵn Có 1 ngày/1 lần 17 Có 30 Có Có Không Không Không
17 3 Nữ thcs <5 1 Không Không không Không Bvmt Thải bỏ Có Có không Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Treo rác Không 7 Không <5 Không 0.2 Có Bỏ rác tp tươi Có 1 ngày/1 lần 8 Có 15 Có Có Có Có Có
18 4 nam dai hoc <10 1 Có Có 2 Phường xã tuyên truyền Bvmt Cả 3 Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Có 5 đến 10 Có 0.5 Có Đốt, bỏ rác, tái sử dụng TP tươi, TP chế biến sẵn Có 1 ngày/1 lần 9 Có 30 Có Không Có Có Có
19 5 nam thpt <10 1 Không Không không Không Bvmt Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Treo rác Không 7 Có <5 Không 0.5 Có Bỏ rác, tái sử dụng TP tươi không 0 0 0 0 0 Có Không Không Có
20 3 nam không <10 1 Có Không 3 công ty tuyên truyền Bvmt Thải bỏ Không Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 3,4 Có 5 đến 10 Không 0.5 Có Bỏ rác TP tươi Có 3 ngày/1 lần 21 Có 15 Có Không Không Có Có
21 4 nữ dai hoc <5 2 Có Có 2 Phường xã tuyên truyền Bvmt Thải bỏ Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Có <5 Có 0 Có Tái sử dụng TP đông lạnh Có 2 ngày/1 lần 6 Có 28 Có Có Có Có Có
22 5 nam dai hoc <5 2 Có Có 2 Phường xã tuyên truyền Bvmt Cả 3 Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Treo rác Không 3,4 Có 5 đến 10 Không 0.2 Có Đốt, bỏ rác TP tươi, TP chế biến sẵn Có 2 ngày/1 lần 6 Có 50 Có Có Có Có Có
23 4 nam dai hoc <10 2 Có Có không Báo chí Bvmt Bán ve chai Có Có Có Không 1 lần/2 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Không 0 Không 0 Có bỏ rác tp tươi Có 2 ngày/1 lần 19 Không 28 Có Có Không Có Có
24 4 nữ dai hoc <20 1.5 Có Có 2 Báo chí Bvmt Bán ve chai Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Không 0 Không 0 Có Bỏ rác tp tươi Có 1 ngày/1 lần 16 Có 28 Có Có Có Có Có
25 1 nam không <10 0.5 Không Không không Không KLI Bán ve chai, Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 3,4 Có 5 đến 10 Không 1 Có Bỏ rác TP tươi, TP chế biến sẵn Có 1 ngày/1 lần 9 Có 30 Có Có Không Không Có
26 5 nữ thpt <2 1 Không Không không Không Bvmt Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Không <5 Không 0.2 Có Bỏ rác TP tươi Có 1 ngày/1 lần 12 Có 40 Có Có Có Có Có
27 1 nam dai hoc <5 1 Có Có 2 công ty tuyên truyền Bvmt Bán ve chai, Thải bỏ Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Có 5 đến 10 Có 0.2 Có Tái sử dụng tp tươi Có 1 ngày/1 lần 19 Có 20 Có Có Không Không Không
28 6 Nữ thpt <2 2 Không Không không Không Cả 2 bán ve chai, tái sử dụng Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 0 Có >20 Không 1 Có Bỏ rác TP chế biến sẵn Có 1 ngày/1 lần 12 Có 25 Có Có Có Có Có
29 4 Nữ thpt <5 1 Không Không không Không Ve chai Bán ve chai Không Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Treo rác Có 7 Không <5 Có 0.5 Không Bỏ rác TP chế biến sẵn Có 1 ngày/1 lần 15 Có 30 Có Có Không Không Không
30 5 Nữ dai hoc <5 1 Có Có 2 Phường xã tuyên truyền Cả 2 Cả 3 Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Không 0 Có 0.5 Có Bỏ rác, tái sử dụng tp tươi Có 2 ngày/1 lần 22 Có 50 Có Có Không Không Không
31 4 nữ dai hoc <5 1 Có Có 2 Mạng Bvmt Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Có <5 Có 0.2 Có Bỏ rác tp tươi Có 1 ngày/1 lần 9 Có 50 Có Có Có Có Có
32 1 nữ dai hoc <5 0.5 Có Không 2 Mạng Bvmt Thải bỏ Không Có Có Không 1 lần/1 ngày Khó phân hủy Thùng rác Không 0 Có >20 Không 1 Có bỏ rác TP chế biến sẵn Có 1 ngày/1 lần 16 Có 25 Có Có Có Có Có
33 3 nam không <5 2 Có Có 2 Phường xã tuyên truyền Bvmt tái sử dụng Có không không Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Treo rác Có 7 Không 0 Không 0 Có bỏ rác tp tươi Có 1 ngày/1 lần 16 Có 35 Có Có Không Không Có
34 3 nam không <10 1 Không Không không Không KLI Bán ve chai, Thải bỏ Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Treo rác Không 3,4 Có 5 đến 10 Có 1 Không bỏ rác TP tươi, TP chế biến sẵn Có 1 ngày/1 lần 17 Có 25 Có Có Không Không Có
35 3 nam không <5 2 Không Không không Không Bvmt bán ve chai Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Treo rác Có 7 Không <5 Không 2 Có Tái sử dụng tp tươi Có 2 ngày/1 lần 12 Có 45 Có Có Có Có Có
36 2 nam không <10 1 Không Không không Không KLI Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Không <5 Không 0.5 Có bỏ rác tp tươi Có 1 ngày/1 lần 17 Có 28 Có Có Không Có Không
37 1 nữ dai hoc <20 0.5 Có Có 2 mạng Cả 2 Thải bỏ Không Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Không <5 Không 0.3 Có Bỏ rác, tái sử dụng tp tươi Có 1 ngày/1 lần 12 Có 30 Có Có Có Có Có
38 2 nữ không <5 1 Có Không 2 Báo chí Bvmt Bán ve chai, Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Không <5 Không 0 Không bỏ rác tp tươi Có 1 ngày/1 lần 9 Có 25 Có Có Không Có Có
39 11 nữ thcs <10 2 Có Không 2 Báo chí Bvmt Cả 3 Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Có 5 đến 10 Không 0.2 Có bỏ rác tp tươi Có 1 ngày/1 lần 13 Có 50 Có Có Không Không Không
40 5 nam dai hoc <20 1 Có Không không Báo chí Bvmt bán ve chai, tái sử dụng Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 3,4 Không <5 Không 0.5 Có bỏ rác tp tươi, tp đã sơ chế Có 1 ngày/1 lần 7 Có 28 không Không Không Có Có
41 4 Nam thpt <20 1 Không Không không Không Bvmt bán ve chai Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Không 0 Không 0 Không bỏ rác tp tươi Có 1 ngày/1 lần 9 Có 30 Có Không Không Không Không
42 4 Nam không <5 0.5 Có Có 2 Phường xã tuyên truyền Bvmt Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Khó phân hủy Thùng rác Không 1,2 Có >20 Không 1 Có bỏ rác TP đã qua sơ chế Có 1 ngày/1 lần 6 Có 25 Có Có Không Không Không
43 6 nam dai hoc <2 1.5 Có Không 2 trường lớp Ve chai Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Khó phân hủy Thùng rác Không 0 Có >20 Có 1 Có bỏ rác TP chế biến sẵn Có 1 ngày/1 lần 15 Có 20 Có Có Có Có Có
44 2 nam thpt <10 0.5 Không Không không Không Bvmt Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Có 5 đến 10 Có 0.5 Có bỏ rác tp tươi Có 2 ngày/1 lần 10 Có 30 Có Có Không Có Có
45 4 nữ dai hoc <2 2 Có Không không mạng Bvmt bán ve chai Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Không <5 Không 0.5 Có Tái sử dụng tp tươi Có 2 ngày/1 lần 20 Có 20 Có Có Có Có Có
46 4 nam thpt <20 2 Không Không không Không KLI Thải bỏ Có Có không Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Có <5 Không 1 Không bỏ rác tp tươi Có 1 ngày/1 lần 16 Có 28 Có Có Không Có Có
47 3 nam thcs <2 1.5 Không Không không Không Bvmt bán ve chai Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Không <5 Không 0.2 Không bỏ rác TP đã qua sơ chế Có 3 ngày/1 lần 16 Không 28 Có Không Có Có Có
48 4 nam thcs <10 2 Không Không không Không Cả 2 Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Không 0 Không 0.2 Không bỏ rác tp tươi, tp đã sơ chế Có 1 ngày/1 lần 12 Có 35 Có Không Có Không Có
49 3 nam dai hoc <5 1.5 Có Không 2 Báo chí Cả 2 Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Có 5 đến 10 Không 1 Có đốt, bỏ rác tp tươi Có 1 ngày/1 lần 8 Có 25 Có Có Có Có Có
50 3 Nam dai hoc <20 0.5 Có Không không Báo chí Bvmt Thải bỏ Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Có 5 đến 10 Không 1 Có bỏ rác tp tươi Có 1 ngày/1 lần 14 Có 25 Có Không Có Có Có

Hình 7. Kết quả điều tra khảo sát hộ dân Thành phố Biên Hòa (1 đến 50)
SVTH: Phạm Huy Hoàng 97
GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

STT SoNguoi GioiTinh TrinhDo ThuNhapRacMoiNgay BietPLR CoPLR LoaiPLR CanCuPLR LoiichPLR HinhThucXLRTaiCheSuDungSotRacDongYPLRSanSangPLR
BocNilonSinhHoc
BaoLauDoRac TPRacNhieuNhat DungCuChuaRac
TaiSuDungRac
TanSuatNauAn
MuaDoAnBenNgoai
TanSuatMuaDoAnNgoai
HoatDongCuoiTuan
RacNhua1Tuan
HanCheSuDungNhuaPhuongPhapXLN1L LoaiTPUuTien DiaBanCoThuGomRac
TanSuatThuGom KhungGioThuGom
GioThuGomHopLy
TienRac
HaiLongGiaTienRac
DVTGRDamBaoVSMT
DTKTDiLaiDTKRMyQuanDTKRSucKhoe
51 4 nam dai hoc <20 1 Không Không không Không Bvmt Thải bỏ Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 3,4 Không <5 Có 0.5 Có bỏ rác tp tươi Có 2 ngày/1 lần 9 Có 30 Có Không Không Có Có
52 7 nữ thpt <5 1 Có Không 2 trường lớp Ve chai tái sử dụng Có Có Có Có 2 lần/1 ngày Khó phân hủy Thùng rác Có 1,2 Có >20 Không 0.5 Có bỏ rác TP chế biến sẵn Có 2 ngày/1 lần 7 Có 40 Có Có Không Không Không
53 4 nam thpt <10 1 Có Không 2 Báo chí Bvmt bán ve chai Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Không 0 Không 0 Có bán ve chai tp tươi Có 2 ngày/1 lần 7 Không 40 không Không Có Có Có
54 5 nam thcs <5 0.5 Có Có 3 Mạng Cảbán 2 ve chai, tái sử dụng
Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 3,4 Có <5 Không 0.5 Có Bỏ rác, tái sử dụng
TP tươi, TP chế biến sẵn
Có 1 ngày/2 lần 11;20 Có 35 Có Có Không Không Không
55 3 nữ thpt <20 1.5 Có Không không mang Bvmt bán ve chai Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Không <5 Không 1.5 Có bỏ rác tp tươi Có 2 ngày/1 lần 5 Có 30 Có Có Không Không Không
56 4 nữ thcs <10 1.5 Không Không không Không Bvmt Thải bỏ Không Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Không <5 Không 0.5 Có bỏ rác tp tươi Có 1 ngày/1 lần 16 Có 25 Có Có Có Không Có
57 3 nam dai hoc <20 1 Không Không không Không Bvmt Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Khó phân hủy Thùng rác Không 1,2 Có >20 Có 1 Có bỏ rác TP chế biến sẵn Có 2 ngày/1 lần 18 Có 30 Có Không Không Có Có
58 2 Nữ dai hoc >20 1 Có Có 2 Gia đình, thói quenBvmt Thải bỏ Không Có Có Không 1 lần/1 ngày Khó phân hủy Thùng rác Không 7 Có <5 Không 1 Có Bỏ rác TP tươi Có 1 ngày/1 lần 20 Có 15 Có Có Không Không Không
59 4 Nam dai hoc <2 1 Có Có P2hường xã tuyên truyền
Cả 2 Cả 3 Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Không 0 Không 0.5 Có Bỏ rác TP tươi, TP đông lạnhCó 2 ngày/1 lần 15 Không 20 Có Không Không Không Không
60 4 Nam dai hoc <5 1 Không Không không Không Cả 2 Bán ve chai không Có Có Có 2 lần/1 ngày Thực phẩm Treo rác Không 7 Không <5 Không 0.2 Không Bỏ rác TP tươi, TP đông lạnhCó 1 ngày/2 lần 12,20 Có 48 Có Có Không Có Có
61 4 Nam thpt <10 1 Có Không 2 Mạng Bvmt Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 3,4 Có 5 đến 10 Không 1 Không Bỏ rác, tái sử dụngTP tươi, TP chế biến sẵn
Có 2 ngày/1 lần 12,16 Có 30 Có Có Không Có Có
62 8 Nam dai hoc <10 1 Có Không P2hường xã tuyên truyền
Bvmt Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Không <5 Không 0 Không Bỏ rác TP tươi Có 1 ngày/1 lần 10 Có 40 Có Có Không Có Có
63 6 Nam thcs <10 1 Không Không không Không Bvmt Thải bỏ Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Có <5 Không 0 Có Bỏ rác TP đã qua sơ chế Có 2 ngày/1 lần 7 Có 28 Có Có Không Có Có
64 1 Nữ dai hoc <5 0.5 Không Không không Không Bvmt Bán ve chai Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 0 Có >20 Có 1 Có Bỏ rác TP tươi Có 1 ngày/1 lần 10 Có 45 Có Có Không Có Có
65 6 Nam thcs <5 1 Có Có không
Phường xã tuyên truyền
Bvmt Thải bỏ Không Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Treo rác Không 7 Không 0 Không 1 Có Bỏ rác TP tươi Có 2 ngày/1 lần 14 Có 45 Có Có Không Không Không
66 7 Nữ dai hoc <2 3 Có Có P2hường xã tuyên truyền
Bvmt Thải bỏ Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Không 0 Không 0 Có Bỏ rác TP tươi Có 2 ngày/1 lần 18 Có 30 Có Không Không Không Không
67 4 Nam dai hoc <10 1 Có Không 3 Mạng Cả 2 Bán ve chai Không Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Treo rác Có 0 Có >20 Không 0.5 Có Tái sử dụng TP chế biến sẵn Có 1 ngày/1 lần 21 Có 15 Có Có Không Có Có
68 3 Nam thcs <5 1.5 Có Có 2 Phường xã Bvmt Thải bỏ Không Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Không 0 Không 0 Có Bỏ rác tp tươi Có 2 ngày/1 lần 9 Có 15 Có Có Không Có Có
69 1 Nữ thcs >20 2 Không Không không Không Bvmt Thải bỏ Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 0 Có >20 Có 2 Có Bỏ rác TP chế biến sẵn Có 2 ngày/1 lần 7 Có 45 Có Có Có Có Có
70 1 Nam thpt <10 0.5 Không Không không Không BvmtBán ve chai, Thải bỏCó Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Không <5 Không 0.2 Có bán ve chai tp tươi Có 1 ngày/1 lần 16 Có 20 Có Có Có Có Có
71 5 Nam thpt <20 1 Có Có 2 Mạng Cả 2 Bán ve chai Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Không <5 Có 0.5 Không Bỏ rác tp tươi Có 2 ngày/1 lần 5 Có 48 Có Có Có Có Có
72 4 Nam dai hoc <20 1 Có Có P2hường xã tuyên truyền
Cả 2 Bán ve chai Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Có 5 đến 10 Có 1 Có Bỏ rác tp tươi Có 2 ngày/1 lần 14 Có 28 Có Có Không Có Có
73 4 Nam thcs <5 1 Có Có P2hường xã tuyên truyền
Bvmt Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 3,4 Có 5 đến 10 Có 0.5 Không Bỏ rác TP tươi, TP chế biến sẵn Có 1 ngày/1 lần 17 Có 30 Có Có Không Không Không
74 3 Nữ thcs <5 1 Không Không không Không Bvmt Thải bỏ Có Có không Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Treo rác Không 7 Không <5 Không 0.2 Có Bỏ rác tp tươi Có 1 ngày/1 lần 8 Có 15 Có Có Có Có Có
75 4 nam dai hoc <10 1 Có Có P2hường xã tuyên truyền
Bvmt Cả 3 Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Có 5 đến 10 Có 0.5 Có Đốt, bỏ rác, tái sửTPdụng
tươi, TP chế biến sẵn
Có 1 ngày/1 lần 9 Có 30 Có Không Có Có Có
76 5 nam thpt <10 1 Không Không không Không Bvmt Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Treo rác Không 7 Có <5 Không 0.5 Có Bỏ rác, tái sử dụng TP tươi không 0 0 0 0 0 Có Không Không Có
77 3 nam không <10 1 Có Không 3công ty tuyên truyềnBvmt Thải bỏ Không Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 3,4 Có 5 đến 10 Không 0.5 Có Bỏ rác TP tươi Có 3 ngày/1 lần 21 Có 15 Có Không Không Có Có
78 4 nữ dai hoc <5 2 Có Có P2hường xã tuyên truyền
Bvmt Thải bỏ Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Có <5 Có 0 Có Tái sử dụng TP đông lạnh Có 2 ngày/1 lần 6 Có 28 Có Có Có Có Có
79 5 nam dai hoc <5 2 Có Có P2hường xã tuyên truyền
Bvmt Cả 3 Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Treo rác Không 3,4 Có 5 đến 10 Không 0.2 Có Đốt, bỏ rác TP tươi, TP chế biến sẵnCó 2 ngày/1 lần 6 Có 50 Có Có Có Có Có
80 4 nam dai hoc <10 2 Có Có không Báo chí Bvmt Bán ve chai Có Có Có Không 1 lần/2 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Không 0 Không 0 Có bỏ rác tp tươi Có 2 ngày/1 lần 19 Không 28 Có Có Không Có Có
81 4 nữ dai hoc <20 1.5 Có Có 2 Báo chí Bvmt Bán ve chai Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Không 0 Không 0 Có Bỏ rác tp tươi Có 1 ngày/1 lần 16 Có 28 Có Có Có Có Có
82 1 nam không <10 0.5 Không Không không Không KLIBán ve chai, Thải bỏCó Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 3,4 Có 5 đến 10 Không 1 Có Bỏ rác TP tươi, TP chế biến sẵn Có 1 ngày/1 lần 9 Có 30 Có Có Không Không Có
83 5 nữ thpt <2 1 Không Không không Không Bvmt Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Không <5 Không 0.2 Có Bỏ rác TP tươi Có 1 ngày/1 lần 12 Có 40 Có Có Có Có Có
84 1 nam dai hoc <5 1 Có Có 2công ty tuyên truyềnBvmtBán ve chai, Thải bỏCó Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Có 5 đến 10 Có 0.2 Có Tái sử dụng tp tươi Có 1 ngày/1 lần 19 Có 20 Có Có Không Không Không
85 6 Nữ thpt <2 2 Không Không không Không Cảbán 2 ve chai, tái sử dụng
Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 0 Có >20 Không 1 Có Bỏ rác TP chế biến sẵn Có 1 ngày/1 lần 12 Có 25 Có Có Có Có Có
86 4 Nữ thpt <5 1 Không Không không Không Ve chai Bán ve chai Không Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Treo rác Có 7 Không <5 Có 0.5 Không Bỏ rác TP chế biến sẵn Có 1 ngày/1 lần 15 Có 30 Có Có Không Không Không
87 5 Nữ dai hoc <5 1 Có Có P2hường xã tuyên truyền
Cả 2 Cả 3 Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Không 0 Có 0.5 Có Bỏ rác, tái sử dụng tp tươi Có 2 ngày/1 lần 22 Có 50 Có Có Không Không Không
88 4 nữ dai hoc <5 1 Có Có 2 Mạng Bvmt Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Có <5 Có 0.2 Có Bỏ rác tp tươi Có 1 ngày/1 lần 9 Có 50 Có Có Có Có Có
89 1 nữ dai hoc <5 0.5 Có Không 2 Mạng Bvmt Thải bỏ Không Có Có Không 1 lần/1 ngày Khó phân hủy Thùng rác Không 0 Có >20 Không 1 Có bỏ rác TP chế biến sẵn Có 1 ngày/1 lần 16 Có 25 Có Có Có Có Có
90 3 nam không <5 2 Có Có P2hường xã tuyên truyền
Bvmt tái sử dụng Có không không Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Treo rác Có 7 Không 0 Không 0 Có bỏ rác tp tươi Có 1 ngày/1 lần 16 Có 35 Có Có Không Không Có
91 3 nam không <10 1 Không Không không Không KLIBán ve chai, Thải bỏCó Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Treo rác Không 3,4 Có 5 đến 10 Có 1 Không bỏ rác TP tươi, TP chế biến sẵn Có 1 ngày/1 lần 17 Có 25 Có Có Không Không Có
92 3 nam không <5 2 Không Không không Không Bvmt bán ve chai Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Treo rác Có 7 Không <5 Không 2 Có Tái sử dụng tp tươi Có 2 ngày/1 lần 12 Có 45 Có Có Có Có Có
93 2 nam không <10 1 Không Không không Không KLI Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Không <5 Không 0.5 Có bỏ rác tp tươi Có 1 ngày/1 lần 17 Có 28 Có Có Không Có Không
94 1 nữ dai hoc <20 0.5 Có Có 2 mạng Cả 2 Thải bỏ Không Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Không <5 Không 0.3 Có Bỏ rác, tái sử dụng tp tươi Có 1 ngày/1 lần 12 Có 30 Có Có Có Có Có
95 2 nữ không <5 1 Có Không 2 Báo chí BvmtBán ve chai, Thải bỏCó Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Không <5 Không 0 Không bỏ rác tp tươi Có 1 ngày/1 lần 9 Có 25 Có Có Không Có Có
96 11 nữ thcs <10 2 Có Không 2 Báo chí Bvmt Cả 3 Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Có 5 đến 10 Không 0.2 Có bỏ rác tp tươi Có 1 ngày/1 lần 13 Có 50 Có Có Không Không Không
97 5 nam dai hoc <20 1 Có Không không Báo chí Bvmt bán ve chai, tái sử dụng
Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 3,4 Không <5 Không 0.5 Có bỏ rác tp tươi, tp đã sơ chếCó 1 ngày/1 lần 7 Có 28 không Không Không Có Có
98 4 Nam thpt <20 1 Không Không không Không Bvmt bán ve chai Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Không 0 Không 0 Không bỏ rác tp tươi Có 1 ngày/1 lần 9 Có 30 Có Không Không Không Không
99 4 Nam không <5 0.5 Có Có P2hường xã tuyên truyền
Bvmt Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Khó phân hủy Thùng rác Không 1,2 Có >20 Không 1 Có bỏ rác TP đã qua sơ chế Có 1 ngày/1 lần 6 Có 25 Có Có Không Không Không
100 6 nam dai hoc <2 1.5 Có Không 2 trường lớp Ve chai Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Khó phân hủy Thùng rác Không 0 Có >20 Có 1 Có bỏ rác TP chế biến sẵn Có 1 ngày/1 lần 15 Có 20 Có Có Có Có Có

Hình 8. Kết quả điều tra khảo sát hộ dân Thành phố Biên Hòa (50 đến 100)
SVTH: Phạm Huy Hoàng 98
GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương
Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý CTRSH tại TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai

STT SoNguoi GioiTinh TrinhDo ThuNhapRacMoiNgay BietPLR CoPLR LoaiPLR CanCuPLR LoiichPLR HinhThucXLRTaiChe
SuDungSotRacDongYPLRSanSangPLR
BocNilonSinhHoc
BaoLauDoRac TPRacNhieuNhat DungCuChuaRac
TaiSuDungRac
TanSuatNauAn
MuaDoAnBenNgoai
TanSuatMuaDoAnNgoai
HoatDongCuoiTuan
RacNhua1Tuan
HanCheSuDungNhuaPhuongPhapXLN1L LoaiTPUuTien DiaBanCoThuGomRac
TanSuatThuGom KhungGioThuGom
GioThuGomHopLy
TienRac
HaiLongGiaTienRac
DVTGRDamBaoVSMT
DTKTDiLaiDTKRMyQuanDTKRSucKhoe
100 6 nam dai hoc <2 1.5 Có Không 2 trường lớp Ve chai Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Khó phân hủy Thùng rác Không 0 Có >20 Có 1 Có bỏ rác TP chế biến sẵn Có 1 ngày/1 lần 15 Có 20 Có Có Có Có Có
101 2 nam thpt <10 0.5 Không Không không Không Bvmt Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Có 5 đến 10 Có 0.5 Có bỏ rác tp tươi Có 2 ngày/1 lần 10 Có 30 Có Có Không Có Có
102 4 nữ dai hoc <2 2 Có Không không mạng Bvmt bán ve chai Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Không <5 Không 0.5 Có Tái sử dụng tp tươi Có 2 ngày/1 lần 20 Có 20 Có Có Có Có Có
103 4 nam thpt <20 2 Không Không không Không KLI Thải bỏ Có Có không Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Có <5 Không 1 Không bỏ rác tp tươi Có 1 ngày/1 lần 16 Có 28 Có Có Không Có Có
104 3 nam thcs <2 1.5 Không Không không Không Bvmt bán ve chai Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Không <5 Không 0.2 Không bỏ rác TP đã qua sơ chế Có 3 ngày/1 lần 16 Không 28 Có Không Có Có Có
105 4 nam thcs <10 2 Không Không không Không Cả 2 Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Không 0 Không 0.2 Không bỏ rác tp tươi, tp đã sơ chếCó 1 ngày/1 lần 12 Có 35 Có Không Có Không Có
106 3 nam dai hoc <5 1.5 Có Không 2 Báo chí Cả 2 Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Có 5 đến 10 Không 1 Có đốt, bỏ rác tp tươi Có 1 ngày/1 lần 8 Có 25 Có Có Có Có Có
107 3 Nam dai hoc <20 0.5 Có Không không Báo chí Bvmt Thải bỏ Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Có 5 đến 10 Không 1 Có bỏ rác tp tươi Có 1 ngày/1 lần 14 Có 25 Có Không Có Có Có
108 4 nam dai hoc <20 1 Không Không không Không Bvmt Thải bỏ Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 3,4 Không <5 Có 0.5 Có bỏ rác tp tươi Có 2 ngày/1 lần 9 Có 30 Có Không Không Có Có
109 7 nữ thpt <5 1 Có Không 2 trường lớp Ve chai tái sử dụng Có Có Có Có 2 lần/1 ngày Khó phân hủy Thùng rác Có 1,2 Có >20 Không 0.5 Có bỏ rác TP chế biến sẵn Có 2 ngày/1 lần 7 Có 40 Có Có Không Không Không
110 4 nam thpt <10 1 Có Không 2 Báo chí Bvmt bán ve chai Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Không 0 Không 0 Có bán ve chai tp tươi Có 2 ngày/1 lần 7 Không 40 không Không Có Có Có
111 5 nam thcs <5 0.5 Có Có 3 Mạng Cảbán
2 ve chai, tái sử dụng
Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 3,4 Có <5 Không 0.5 Có Bỏ rác, tái sử dụng
TP tươi, TP chế biến sẵn
Có 1 ngày/2 lần 11;20 Có 35 Có Có Không Không Không
112 3 nữ thpt <20 1.5 Có Không không mang Bvmt bán ve chai Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Không <5 Không 1.5 Có bỏ rác tp tươi Có 2 ngày/1 lần 5 Có 30 Có Có Không Không Không
113 4 nữ thcs <10 1.5 Không Không không Không Bvmt Thải bỏ Không Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Không <5 Không 0.5 Có bỏ rác tp tươi Có 1 ngày/1 lần 16 Có 25 Có Có Có Không Có
114 3 nam dai hoc <20 1 Không Không không Không Bvmt Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Khó phân hủy Thùng rác Không 1,2 Có >20 Có 1 Có bỏ rác TP chế biến sẵn Có 2 ngày/1 lần 18 Có 30 Có Không Không Có Có
115 2 Nữ dai hoc >20 1 Có Có 2 Gia đình, thói quen Bvmt Thải bỏ Không Có Có Không 1 lần/1 ngày Khó phân hủy Thùng rác Không 7 Có <5 Không 1 Có Bỏ rác TP tươi Có 1 ngày/1 lần 20 Có 15 Có Có Không Không Không
116 4 Nam dai hoc <2 1 Có Có 2 Phường xã tuyên truyền Cả 2 Cả 3 Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Không 0 Không 0.5 Có Bỏ rác TP tươi, TP đông lạnhCó 2 ngày/1 lần 15 Không 20 Có Không Không Không Không
117 4 Nam dai hoc <5 1 Không Không không Không Cả 2 Bán ve chai không Có Có Có 2 lần/1 ngày Thực phẩm Treo rác Không 7 Không <5 Không 0.2 Không Bỏ rác TP tươi, TP đông lạnhCó 1 ngày/2 lần 12,20 Có 48 Có Có Không Có Có
118 4 Nam thpt <10 1 Có Không 2 Mạng Bvmt Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 3,4 Có 5 đến 10 Không 1 Không Bỏ rác, tái sử dụngTP tươi, TP chế biến sẵn
Có 2 ngày/1 lần 12,16 Có 30 Có Có Không Có Có
119 8 Nam dai hoc <10 1 Có Không 2 Phường xã tuyên truyền Bvmt Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Không <5 Không 0 Không Bỏ rác TP tươi Có 1 ngày/1 lần 10 Có 40 Có Có Không Có Có
120 6 Nam thcs <10 1 Không Không không Không Bvmt Thải bỏ Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Có <5 Không 0 Có Bỏ rác TP đã qua sơ chế Có 2 ngày/1 lần 7 Có 28 Có Có Không Có Có
121 1 Nữ dai hoc <5 0.5 Không Không không Không Bvmt Bán ve chai Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 0 Có >20 Có 1 Có Bỏ rác TP tươi Có 1 ngày/1 lần 10 Có 45 Có Có Không Có Có
122 6 Nam thcs <5 1 Có Có khôngPhường xã tuyên truyền Bvmt Thải bỏ Không Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Treo rác Không 7 Không 0 Không 1 Có Bỏ rác TP tươi Có 2 ngày/1 lần 14 Có 45 Có Có Không Không Không
123 7 Nữ dai hoc <2 3 Có Có 2 Phường xã tuyên truyền Bvmt Thải bỏ Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Không 0 Không 0 Có Bỏ rác TP tươi Có 2 ngày/1 lần 18 Có 30 Có Không Không Không Không
124 4 Nam dai hoc <10 1 Có Không 3 Mạng Cả 2 Bán ve chai Không Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Treo rác Có 0 Có >20 Không 0.5 Có Tái sử dụng TP chế biến sẵn Có 1 ngày/1 lần 21 Có 15 Có Có Không Có Có
125 3 Nam thcs <5 1.5 Có Có 2 Phường xã Bvmt Thải bỏ Không Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Không 0 Không 0 Có Bỏ rác tp tươi Có 2 ngày/1 lần 9 Có 15 Có Có Không Có Có
126 1 Nữ thcs >20 2 Không Không không Không Bvmt Thải bỏ Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 0 Có >20 Có 2 Có Bỏ rác TP chế biến sẵn Có 2 ngày/1 lần 7 Có 45 Có Có Có Có Có
127 1 Nam thpt <10 0.5 Không Không không Không BvmtBán ve chai, Thải bỏCó Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Không <5 Không 0.2 Có bán ve chai tp tươi Có 1 ngày/1 lần 16 Có 20 Có Có Có Có Có
128 5 Nam thpt <20 1 Có Có 2 Mạng Cả 2 Bán ve chai Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Không <5 Có 0.5 Không Bỏ rác tp tươi Có 2 ngày/1 lần 5 Có 48 Có Có Có Có Có
129 4 Nam dai hoc <20 1 Có Có 2 Phường xã tuyên truyền Cả 2 Bán ve chai Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Có 5 đến 10 Có 1 Có Bỏ rác tp tươi Có 2 ngày/1 lần 14 Có 28 Có Có Không Có Có
130 4 Nam thcs <5 1 Có Có 2 Phường xã tuyên truyền Bvmt Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 3,4 Có 5 đến 10 Có 0.5 Không Bỏ rác TP tươi, TP chế biến sẵn Có 1 ngày/1 lần 17 Có 30 Có Có Không Không Không
131 3 Nữ thcs <5 1 Không Không không Không Bvmt Thải bỏ Có Có không Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Treo rác Không 7 Không <5 Không 0.2 Có Bỏ rác tp tươi Có 1 ngày/1 lần 8 Có 15 Có Có Có Có Có
132 4 nam dai hoc <10 1 Có Có 2 Phường xã tuyên truyền Bvmt Cả 3 Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Có 5 đến 10 Có 0.5 Có Đốt, bỏ rác, tái sửTPdụng
tươi, TP chế biến sẵn
Có 1 ngày/1 lần 9 Có 30 Có Không Có Có Có
133 5 nam thpt <10 1 Không Không không Không Bvmt Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Treo rác Không 7 Có <5 Không 0.5 Có Bỏ rác, tái sử dụng TP tươi không 0 0 0 0 0 Có Không Không Có
134 3 nam không <10 1 Có Không 3 công ty tuyên truyền Bvmt Thải bỏ Không Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 3,4 Có 5 đến 10 Không 0.5 Có Bỏ rác TP tươi Có 3 ngày/1 lần 21 Có 15 Có Không Không Có Có
135 4 nữ dai hoc <5 2 Có Có 2 Phường xã tuyên truyền Bvmt Thải bỏ Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Có <5 Có 0 Có Tái sử dụng TP đông lạnh Có 2 ngày/1 lần 6 Có 28 Có Có Có Có Có
136 5 nam dai hoc <5 2 Có Có 2 Phường xã tuyên truyền Bvmt Cả 3 Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Treo rác Không 3,4 Có 5 đến 10 Không 0.2 Có Đốt, bỏ rác TP tươi, TP chế biến sẵnCó 2 ngày/1 lần 6 Có 50 Có Có Có Có Có
137 4 nam dai hoc <10 2 Có Có không Báo chí Bvmt Bán ve chai Có Có Có Không 1 lần/2 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Không 0 Không 0 Có bỏ rác tp tươi Có 2 ngày/1 lần 19 Không 28 Có Có Không Có Có
138 4 nữ dai hoc <20 1.5 Có Có 2 Báo chí Bvmt Bán ve chai Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Không 0 Không 0 Có Bỏ rác tp tươi Có 1 ngày/1 lần 16 Có 28 Có Có Có Có Có
139 1 nam không <10 0.5 Không Không không Không KLIBán ve chai, Thải bỏCó Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 3,4 Có 5 đến 10 Không 1 Có Bỏ rác TP tươi, TP chế biến sẵn Có 1 ngày/1 lần 9 Có 30 Có Có Không Không Có
140 5 nữ thpt <2 1 Không Không không Không Bvmt Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Không <5 Không 0.2 Có Bỏ rác TP tươi Có 1 ngày/1 lần 12 Có 40 Có Có Có Có Có
141 1 nam dai hoc <5 1 Có Có 2 công ty tuyên truyền BvmtBán ve chai, Thải bỏCó Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Có 5 đến 10 Có 0.2 Có Tái sử dụng tp tươi Có 1 ngày/1 lần 19 Có 20 Có Có Không Không Không
142 6 Nữ thpt <2 2 Không Không không Không Cảbán
2 ve chai, tái sử dụng
Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 0 Có >20 Không 1 Có Bỏ rác TP chế biến sẵn Có 1 ngày/1 lần 12 Có 25 Có Có Có Có Có
143 4 Nữ thpt <5 1 Không Không không Không Ve chai Bán ve chai Không Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Treo rác Có 7 Không <5 Có 0.5 Không Bỏ rác TP chế biến sẵn Có 1 ngày/1 lần 15 Có 30 Có Có Không Không Không
144 5 Nữ dai hoc <5 1 Có Có 2 Phường xã tuyên truyền Cả 2 Cả 3 Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Có 7 Không 0 Có 0.5 Có Bỏ rác, tái sử dụng tp tươi Có 2 ngày/1 lần 22 Có 28 Có Có Không Không Không
145 4 nữ dai hoc <5 1 Có Có 2 Mạng Bvmt Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Có <5 Có 0.2 Có Bỏ rác tp tươi Có 1 ngày/1 lần 9 Có 50 Có Có Có Có Có
146 1 nữ dai hoc <5 0.5 Có Không 2 Mạng Bvmt Thải bỏ Không Có Có Không 1 lần/1 ngày Khó phân hủy Thùng rác Không 0 Có >20 Không 1 Có bỏ rác TP chế biến sẵn Có 1 ngày/1 lần 16 Có 29 Có Có Có Có Có
147 3 nam không <5 2 Có Có 2 Phường xã tuyên truyền Bvmt tái sử dụng Có không không Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Treo rác Có 7 Không 0 Không 0 Có bỏ rác tp tươi Có 1 ngày/1 lần 16 Có 35 Có Có Không Không Có
148 3 nam không <10 1 Không Không không Không KLIBán ve chai, Thải bỏCó Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Treo rác Không 3,4 Có 5 đến 10 Có 1 Không bỏ rác TP tươi, TP chế biến sẵn Có 1 ngày/1 lần 17 Có 25 Có Có Không Không Có
149 3 nam không <5 2 Không Không không Không Bvmt bán ve chai Có Có Có Có 1 lần/1 ngày Thực phẩm Treo rác Có 7 Không <5 Không 2 Có Tái sử dụng tp tươi Có 2 ngày/1 lần 12 Có 45 Có Có Có Có Có
150 2 nam không <10 1 Không Không không Không KLI Thải bỏ Có Có Có Không 1 lần/1 ngày Thực phẩm Thùng rác Không 7 Không <5 Không 0.5 Có bỏ rác tp tươi Có 1 ngày/1 lần 17 Có 28 Có Có Không Có Không

Hình 9. Kết quả điều tra khảo sát hộ dân Thành phố Biên Hòa (100 đến 150)
SVTH: Phạm Huy Hoàng 99
GVHD: ThS Phạm Thị Diễm Phương

You might also like