You are on page 1of 5

KTXQTT2: Câu 8: Trình bày các lưu ý của 2 tư thế thông thường trong kt nhũ ảnh có túi tạo

hình và vẽ hình minh họa tư thế ép

1. Đại cương giải phẫu:

* Vị trí:

- Tuyến vú nằm trên thành ngực, trải ngang từ xương sườn 2-3 ở phía trên xuống tới xương sườn 6-
7 ở phía dưới

- Từ bờ xương sườn ở phía trong đến đường nách giữa ở phía ngoài

* Hình dạng:

- Đa dạng, kích thước thay đổi

- Núm vú: nơi đổ ra của ống dẫn sữa và ống tuyến mồ hôi

- Quầng vú: có các hạt nhỏ gọi là tuyến hạt

* Cấu trúc:

5 lớp từ ngoài vào trong: Da, mỡ dưới da và tổ chức liên kết, dây chằng cooper treo vú, mô tuyến,
mỡ sau tuyến.

2. Chỉ định:

-Tầm soát cho phụ nữ từ 40 tuổi trở lên

- Chỉ định khi có những triệu chứng bấtthường ở vú như nổi bướu, nổi cục trong vú, co kéo núm
vú, tiết dịch núm vú...

- Khẳng định một chẩn đoán lâm sàng đã xác định


- Hỗ trợ cho các trường hợp chẩn đoán lâm sàng khó khăn: giúp loại trừ ung thư vú cho các
trường hợp loạn sản, phát hiện bệnh Paget không có u vú và bệnh vú to ở namgiới.

- Theo dõi điều trị hay theo dõi tổn thương không được phẫu thuật

- Giúp sinh thiết

- Để đánh giáhiệu quả củaphương pháp điều trị bảo tồn vì cung cấp những thông tin có giá trị
trong quá trình theo dõi, đánh giá chính xác các phác đồ điều trị.

Các trường hợp chụp cho phụ nữ có đặt túi tạo hình ngoài những chỉ định trên thì còn có thể đánh
giá được tình trạng của túi tạo hình và của vú (ví dụ trong trường hợp vỡ túi silicon...)

3. Chống chỉ đinh:

- Phụ nữ đang mang thai

- Phụ nữ <25 tuổi, có triệu chứnglâm sàngkhôngnghi ngờ


- Dậythìnam haynữ

- Nữ hóatuyến vú

- Bất sản mô mỡ

- Đau ngựcdo hội chứng tiền kinh nguyệt

- Bệnh nhân bị áp xe vú, có dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, đau

- Tiết sữa bất thường 2 bên (không chụp vì liên quan đến tuyến yên)

4. Chuẩnbị:

- Phương tiện dụngcụ:

+ Máyx-quangvú trongtình trạnghoạt độngtốt ,phimchuyên dụngdùngtrong chụp vú, lưới


chốngmờ,.

+ Các vật dụng bảo hộ cho bệnh nhân: váychì ,yếm chì…

+ Dấu phải trái, dấu chì

- Chuẩn bị bệnh nhân :

+ Hỏi bệnh nhân đã đặt túi tạo hình lâu chưa, đặt túi loại gì (silicon hay nước muối, trước thành
ngực hay sau thành ngực..) để xem xét nguy cơ vỡ...
+ Hỏi ý kiến bác sĩ
+ Xem hồ sơ bệnh án, đặc biệt là kết quả siêu âm

+ Giải thích cho người bệnh hiểu quytrình thựchiện , trấn an bệnh nhân để phối hợp được tốt hơn.

+Đối với bệnh nhân chưa mãn kinh nên thực hiện kỹ thuật sau 5-7 ngàysau khi dứt kinh vì lúc này
nồng độ ostrogen trong máu giảm tuyến vú bớt giữ nước và bớt căng,do đó giảm đau và dễ khảo
sát hơn.

+ Nếu bệnh nhân sử dụng nướchoa, xịt khử mùi,mồ hôi hay gel siêuâm còn sót lại thìyêu cầu
bệnh nhân vệ sinh trước khi chụp.

+Hướng dẫn bệnh nhân thay áo chụp vàtháo bỏ cácvật dụngcản quang còn sót lại (miếngdán

điện tim, dâychuyền…). Lưu ý bệnh nhân phải buộc tóc cao lên để tóc không bị chồng vào mô
tuyến vú và bộ phận ép

- Trước khi đặt tư thế bệnh nhân phải sờ nắn vú cần chụp để định vị tổn thương nhằm bộc lộ rõ ,
đồng thời đánh giá mật độ củavú để điều chỉnh bộ phận ép vừa đủ.

5. Kỹ thuật

Có 2 cách đặt túi tạo hình thẩm mỹ là túi tạo hình được đặt phía trước thành ngực và túi tạo hình
được đặt phía sau thành ngực. Khi tiếp xúc với bệnh nhân có túi tạo hình được đặt phía sau thành
ngực thì ta thực hiện ép vú như bình thường, còn trường hợp BN có túi tạo hình trước thành ngực
ta cần lưu ý cẩn thận trong cách đặt tư thế:

o Chụp vú có túi tạo hình bơm nước muối sinh lý hay bơm silicon đặt ra nhiều vấn đề đặc biệt
cho bác sĩ cũng như KTV. Các thế CC và MLO thông thường phải được điều chỉnh thông số
bằng tay và thao tác ép vú cũng phần nào bị hạn chế do túi tạo hình.
o Mục đích của ép là để tránh nhòa hình do chuyển động ở đường bờ của túi. Ngoài những
phim chụp thấy cả túi tạo hình, nếu được, nên chụp thêm các hình đã đẩy lệch các túi tạo
hình.
o Túi tạo hình được đẩy ra sau và lên trên, sát vào thành ngực, mô tuyến vú được vút ra trước
túi, đặt tiếp xúc với cassette giữ lại bằng bộ phận ép.
o Đối với thế CC, mô trên và dưới túi cũng như mô phía trước được kéo ra trước.
o Đối với thế MLO, mô tuyến phía trong và ngoài túi được kéo ra trước cùng với mô tuyến
phía trước.

TƯ THẾ THẲNG TRÊN-DƯỚI (CC)

1, Đặt BN đứng như tư thế chụp thẳng bình thường , cho BN hơi cúi ra trước tối đa để dễ tách rời
mô tuyến phía trước ra khỏi túi .

2, Nhẹ nhàng kéo mô tuyến phía trước ra trước đồng thời đẩy túi ra sau bằng các ngón tay .

3, Khi đã kéo được các mô tuyến ra trước , cho bệnh nhân đứng thẳng dậy.

4, Yêu cầu BN đặt tay lên thành ngực ngay bên dưới vú chụp để lấp đầy khoảng cách giữa bờ
cassette và xương sườn một khi túi bị đẩy lệch .

5, Đặt mô vú lên giá đỡ vú . Bạn phải cảm nhận được bờ của cassette đụng vào ngón tay đang giữ
mô vú rồi kéo ra trước .

6, Yêu cầu BN áp người sát vào bàn tay để làm di lệch túi tạo hình lên trên và ra sau .

7, Rút dần các ngón tay giữ ở bờ dưới của túi tạo hình.

8, Từ từ hạ thấp bộ phận ép vú.

TƯ THẾ CHẾCH TRONG- NGOÀI(MLO)

1, Đặt BN đứng như tư thế chụp thẳng bình thường , cho BN hơi cúi ra trước tối đa để dễ tách rời
mô tuyến phía trước ra khỏi túi .

2, Nhẹ nhàng kéo mô tuyến phía trước ra trước đồng thời đẩy túi ra sau bằng các ngón tay .

3, Khi đã kéo được các mô tuyến ra trước , cho bệnh nhân đứng thẳng dậy.

4, Yêu cầu BN đặt tay lên tay cầm với góc trên của cassette nằm sau nách.

5, Hỏi bệnh nhân xem cảm thấy bờ cassette đụng vào vú hay vào xương sườn . Nếu đụng và xương
sườn , phải đặt lại tư thế từ đầu vì túi tạo hình chưa được đẩy lệch đầy đủ .

6, Ép từ từ.
Lợi ích: - Thấy được phần trước mô tuyến vú nhiều hơn các tư thế khác .

- Tránh làm vỡ túi tạo hình và gây đau đớn cho bệnh nhân .

Hạn chế: Tư thế khó thực hiện gây sức ép lớn cho kỹ thuật viên. Đòi hỏi sự hợp tác cao giữa bệnh
nhân và kỹ thuật viên.

You might also like