You are on page 1of 24

1

CHƯƠNG TRÌNH THI TUYỂN NGÂN HÀNG BIG4


BÀI THI TUYỂN DỤNG VỊ TRÍ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
Môn thi: Nghiệp vụ Tổng hợp
Phần thi: Tài trợ Dự án

Họ và tên: ...........................................................................................................................
Ngày sinh: ..........................................................................................................................
Điện thoại:..........................................................................................................................
Email: .................................................................................................................................
Ngày thi:.............................................................................................................................

Hướng dẫn:
1. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm.
2. Mỗi câu chỉ có MỘT đáp án đúng.
3. Trả lời bằng cách khoanh tròn vào đáp án Anh/Chị cho là đúng ở Phiếu trả lời trắc nghiệm.

Chú ý: Đề thi được xây dựng & bóc tách từ Đề thi TRỰC TIẾP của Big4

Tài liệu thuộc bản quyền của UB Academy.


Hoạt động chia sẻ tài liệu đào tạo phải được sự cho phép của UB Academy.
2

Lý thuyết Thẩm định Tài trợ Dự án


Mục đích:
- Thi Test (bán lẻ/ doanh nghiệp)
- Phỏng vấn (Doanh nghiệp)

Đặc điểm Tài trợ dự án:


- Dự án trung dài hạn
- Có 2 góc nhìn đánh giá về dự án:
+ Góc nhìn của Doanh nghiệp
+ Góc nhìn của Ngân hàng
ð Mục tiêu: Đánh giá tính khả thi của dự án
- Khi xây dựng thiết kế dự án, toàn bộ con số đưa ra đều là giả định, được xác định theo từng năm
(Giả sử dự án là 10 năm ó Đưa ra các con số từ Doanh thu, Chi phí, Khấu hao….từ năm 1 đến năm 10).
Quan tâm đến Giá trị thời gian của tiền (được phản ánh thông qua “Lãi suất chiết khấu”). Doanh nghiệp
sẽ sử dụng lãi suất chiết khấu để quy đổi Dòng tiền từ tương lai về hiện tại.

Quy trình đánh giá Thẩm định Dự án


1. Phân tích & đánh giá các yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án
2. Đánh giá Dòng tiền ó NCFi (Dòng tiền ròng)
3. Chỉ số đo lường về hiệu quả của dự án: NPV, IRR và Thời gian hoàn vốn
4. Đánh giá về tính khả thi

PHẦN 1: CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC DỰ ÁN


Mục đích: Ra quyết định chấp nhận hay từ bỏ dự án
Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả:
+ Giá trị hiện tại Thu nhập ròng (NPV)
+ Tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR)
+ Thời gian hoàn vốn (PBP): Có lãi suất chiết khấu/ Không có lãi suất chiết khấu

1. NPV (Net Present Value – Giá trị hiện tại Thu nhập ròng)
- Ý nghĩa: Phản ánh mức sinh lời của dự án (không phải lợi nhuận dự án), đánh giá quy mô dự án. Đơn
vị tính: Tỷ VND, Triệu USD.

Tài liệu thuộc bản quyền của UB Academy.


Hoạt động chia sẻ tài liệu đào tạo phải được sự cho phép của UB Academy.
3

- Khái niệm: Là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của dòng tiền dự kiến dự án mang lại (Dòng tiền vào)
trong thời gian dự án với giá trị đầu tư ban đầu (Dòng tiền ra)

NPV = = NCF0 + NCF1/(1+r) + NCF2/(1+r)^2 + …+ NCFn/(1+r)^n

NCFi: Dòng tiền ròng (năm i) = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra
n: số năm hoạt động dự án (tuổi đời)
r: Lãi suất chiết khấu

Lưu ý: NPV phụ thuộc rất nhiều vào:


- NCFi: Phương pháp xác định dòng tiền ròng
- r: Lãi suất chiết khấu

- Ý nghĩa:
• NPV > 0: Dự án có lãi, khả thi => Chấp nhận dự án
• NPV < 0: Dự án lỗ => Loại bỏ dự án
• NPV = 0, Cân nhắc, tuỳ quan điểm chủ đầu tư
• Dự án khả thi ó NPV >= 0

- Sử dụng NPV để so sánh & ra quyết định lựa chọn dự án


Nếu NPV(A) > NPV(B) (với NPV(A) ≥ 0)
ð Lựa chọn dự án A (với điều kiện thời gian đầu tư (n), lãi suất chiết khấu (r) như nhau)

- Ưu điểm NPV:
+ Phản ánh giá trị tăng lên của dự án, giá trị sinh lời dự án đem lại. Từ đó giúp cho Doanh nghiệp lựa
chọn được dự án phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
+ Cho phép đánh giá chính xác hiệu quả tài chính của dự án vì có tính đến giá trị thời gian của tiền.

- Nhược điểm NPV:


+ Cho biết ∑ LNDA đạt được, nhưng chưa nói đến mức độ sinh lời dự án (%) (IRR)
+ Về tính toán, NPV phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu “r”, tức chi phí sử dụng vốn, mà đó lại là một vấn
đề khó khăn.

Tài liệu thuộc bản quyền của UB Academy.


Hoạt động chia sẻ tài liệu đào tạo phải được sự cho phép của UB Academy.
4

2. IRR (Tỷ suất sinh lời nội bộ - Internal Rate of Return)


- Ý nghĩa: Phản ánh Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Suất sinh lời của chính bản thân dự án)
- Khái niệm: IRR = r* ó NPV = 0

NPV =

ð IRR là mức lãi suất chiết khấu mà tại đó NPV = 0, hay là nghiệm của phương trình NPV = 0

- Phương pháp tính toán nội suy


+ r1 => NPV1 > 0 (càng gần 0) r2>r1
+ r2 => NPV2 < 0 (càng gần 0) r2 - r1 ≤ 5%
IRR = r1 + NPV1/( NPV1+| NPV2|)x(r2 - r1)
- Ý nghĩa:
• IRR > r ó NPV > 0: Dự án sinh lời ó Chấp nhận dự án
• IRR < r ó NPV < 0: Dự án thua lỗ ó Loại bỏ dự án
• IRR = r ó NPV = 0: Quan điểm cân nhắc
• Dự án khả thi ó IRR >= r ó NPV >= 0

- Ưu điểm IRR:
• Đánh giá tỷ suất sinh lời mỗi đồng vốn bỏ ra. IRR càng lớn thì DA càng khả thi, phản ánh tốc độ tăng
trưởng của Dự án.
• Cho phép đánh giá mức sinh lời của mỗi đồng vốn bỏ vào đầu tư và có tính đến giá trị thời gian của
tiền.
• Cho phép so sánh giữa mức sinh lời của dự án đầu tư với chi phí sử dụng vốn.

- Nhược điểm IRR:


• Chỉ phản ánh tỷ suất sinh lời của dự án là bao nhiêu, chứ không cung cấp quy mô của số lãi (hay lỗ)
của dự án bằng tiền.
• Hàm NPV = 0 là một hàm đa nhiệm (có dự án có nhiều IRR)
• IRR chỉ là con số mang tính tương đối (Dự án đầu tư càng lâu dài thì sai số IRR càng cao)

Note: NPV hay IRR?


- Sử dụng NPV khi:

Tài liệu thuộc bản quyền của UB Academy.


Hoạt động chia sẻ tài liệu đào tạo phải được sự cho phép của UB Academy.
5

+ Nhà đầu tư có nguồn vốn dồi dào, tình hình đầu tư đang gặp khó khăn, thiếu dự án thì dự án có NPV
càng lớn sẽ được chọn.
+ Nếu dự án có độ an toàn cao => sử dụng NPV là tiêu chuẩn lựa chọn tốt nhất.
- Sử dụng IRR khi:
+ Muốn sử dụng vốn hiệu quả nhất, nền kinh tế đang phát triển, có nhiều DA tốt để đầu tư, dự án có IRR
lớn hơn sẽ được lựa chọn.
+ Nếu Vốn ít, mạo hiểm, vốn vay nhiều thì sử dụng IRR.

c/ Thời gian hoàn vốn (PBP): Là khoảng thời gian cần thiết mà Dự án cần hoạt động để thu hồi đủ số
vốn đầu tư ban đầu.
ð Là khoảng thời gian để hoàn trả số vốn đầu tư ban đầu bằng các khoản Lợi nhuận ròng & Khấu
hao thu hồi hàng năm. (Quy đổi toàn bộ NCFi về năm 0)

Ý nghĩa: Dự án nào cũng có Thời gian hoàn vốn tiêu chuẩn


- Thv < Thv tiêu chuẩn: Dự án khả thi
- Thv > Thv tiêu chuẩn: Dự án không khả thi
- Thv = Thv tiêu chuẩn: Cân nhắc

Phân loại:
- Thời gian hoàn vốn không có lãi suất chiết khấu
- Thời gian hoàn vốn có lãi suất chiết khấu

TH1: Thời gian hoàn vốn không có lãi suất chiết khấu
Năm 0 1 2 3 4 5
VĐT 100
NCFi (100) 40 30 25 30 40

Thời gian hoàn vốn = 3 + |-100 + 40 + 30 + 25| / 30 = 3.2 năm

TH2: Thời gian hoàn vốn có lãi suất chiết khấu

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


1. Khi NPV của dự án = 0 thì điều gì sẽ xảy ra:
Tài liệu thuộc bản quyền của UB Academy.
Hoạt động chia sẻ tài liệu đào tạo phải được sự cho phép của UB Academy.
6

a. IRR của dự án = WACC của dự án


b. WACC > lãi suất vay ngân hàng
c. Dự án sẽ hòa vốn
d. Câu A & C đúng
Trả lời:
Lãi suất chiết khấu (r) = WACC: Chi phí sử dụng vốn bình quân
IRR = WACC ó NPV = 0

- Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó Doanh thu vừa đủ trang trải các khoản chi phí bỏ ra.
- Điểm hòa vốn được biểu hiện bằng chỉ tiêu hiện vật (sản lượng tại điểm hòa vốn) và chỉ tiêu giá trị
(Doanh thu tại điểm hòa vốn). Nếu sản lượng hoặc doanh thu cả đời Dự án > Sản lượng hoặc Doanh thu
tại điểm hòa vốn thì dự án có lợi.
- Chỉ tiêu điểm hòa vốn càng nhỏ càng tốt, mức độ án toàn của dự án càng cao, thời gian thu hồi vốn
càng ngắn.
=> NPV = 0 không liên quan đến điểm hòa vốn của dự án.

2. Khi sử dụng chỉ tiêu NPV sẽ gặp một số khó khăn khi đánh giá xem dự án đó có đáng giá về
mặt tài chính hay không là do:
A. Phụ thuộc quá nhiều vào tỷ lệ chiết khấu
B. Phải xác định dòng tiền ra vào của dự án
C. Chưa cho biết hiệu quả sử dụng của một đồng vốn bỏ ra
D. Tất cả các câu trên
Giải đáp:

NPV =

3. Một dự án có NPV < 0 thì:


A. IRR nhỏ hơn lãi suất chiết khấu
B. IRR bằng lãi suất chiết khấu
C. IRR lớn hơn lãi suất chiết khấu
D. Không có mối liên quan đến IRR
GT: IRR < r ó NPV < 0. Loại bỏ dự án

4. Nếu một dự án đầu tư vay vốn 100 triệu đồng, chi phí sử dụng vốn là 10%/năm thì nên đầu tư
Tài liệu thuộc bản quyền của UB Academy.
Hoạt động chia sẻ tài liệu đào tạo phải được sự cho phép của UB Academy.
7

nếu:
A. IRR > 10%
B. IRR = 10%
C. IRR < 10%
D. Chưa xác định được

5. IRR là mức lãi suất chiết khấu tại đó:


A. NPV >0
B. NPV< 0
C. NPV = 0
D. Không câu nào cả

6. Một dự án được xem là tốt nhất nếu


A. Thời gian hoàn vốn của dự án nhanh
B. Thời gian hoàn vốn của dự án nhanh nhưng sau đó vẫn tiếp tục thu lợi nhuận nhiều.
C. Thời gian hoàn vốn vào loại trung bình
D. Thời gian hoàn vốn dài nhưng sau đó vẫn thu được lợi nhuận

7. Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR


A. IRR là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư của dự án bằng số tương đối
B. IRR là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV > 0
C. IRR là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư của dự án bằng số tuyệt đối
D. IRR là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV < 0

8. Tính giá trị hiện tại thuần (NPV) gồm các bước sau:
A. Chọn tỷ suất chiết khấu thích hợp
B. Xác định giá trị hiện tại của số thu tiền mặt và trừ đi giá trị hiện tại của số chi tiền mặt của dự án
C. Cộng giá trị hiện tại của các khoản chênh lệch
D. Tất cả các bước trên

9. Giữa NPV và IRR có mối quan hệ sau đây?


A. NPV càng lớn thì IRR càng lớn
B. NPV càng lớn thì IRR càng nhỏ
Tài liệu thuộc bản quyền của UB Academy.
Hoạt động chia sẻ tài liệu đào tạo phải được sự cho phép của UB Academy.
8

C. NPV càng nhỏ thì IRR càng nhỏ


D. Các quan hệ trên chưa chắc chắn
Giải đáp: IRR = r* ó NPV = 0

10. Trong phân tích tài chính dự án đầu tư, chỉ tiêu NPV phản ánh:
A. Tổng giá trị thu nhập ròng của dự án
B. Tổng giá trị thu nhập ròng của dự án sau chiết khấu tại thời điểm hiện tại
C. Hiệu quả tài chính của dự án đầu tư
D. Khả năng trả nợ của dự án
Trả lời: Lãi suất chiết khấu là lãi suất để quy đổi dòng tiền từ tương lai về hiện tại
NPV (Net present value) được dịch là Giá trị hiện tại ròng, có nghĩa là giá trị tại thời điểm hiện nay của
toàn bộ dòng tiền dự án trong tương lai được chiết khấu về hiện tại:
NPV = giá trị hiện tại của dòng tiền vào (thu) - giá trị hiện tại của dòng tiền ra (chi)
- Về mặt ý nghĩa:
Nếu NPV dương thì dự án đáng giá. Tại sao lại đáng giá, bởi suất chiết khấu đã là chi phí cơ hội của dự
án, vì vậy, nếu đã khấu trừ chi phí cơ hội mà vẫn có lời thì dự án có lợi tức kinh tế. Cho nên, khi đánh giá
dự án bằng NPV cần quan tâm đến giá trị của suất chiết khấu (thường bằng với lãi suất của cơ hội đầu tư
tốt nhất nhà đầu tư đặt được nếu không đầu tư vào dự án đang được đánh giá. Các yếu tố ảnh hưởng tới
suất chiết khấu này được phân tích kỹ trong phần sau của bài viết này) và xem NPV có dương hay không.
Nếu như NPV dương có nghĩa là khoản đầu tư có lời bởi giá trị của dòng tiền mặt sau khi khấu hao đã
cao hơn mức đầu tư ban đầu.

11. Một dự án đầu tư được đánh giá bằng 2 đối tác, một người là người Singapore và một người
Mỹ. Họ có cùng ý kiến về dòng tiền của dự án, nhưng một người sử dụng đồng tiền SGD của
Singapore và người kia sử dụng đồng đôla của Mỹ. Biết rằng 1 USD = 1,4 SGD. Các đối tác này sẽ
đưa ra kết luận:
a. NPV của người Singapore = 1,4 NPV của người Mỹ
b. Cùng NPV
c. NPV của người Mỹ = 1,4 NPV của người Singapore
d. NPV của người Mỹ = 1/4 NPV của người Singapore
Trả lời:
NPV là tiêu chuẩn đưa ra kết quả tuyệt đối (tổng lãi) nên sẽ NPV của hai người đánh giá sẽ có kết quả
tương ứng với tỷ giá quy đổi.
Tài liệu thuộc bản quyền của UB Academy.
Hoạt động chia sẻ tài liệu đào tạo phải được sự cho phép của UB Academy.
9

12. Chỉ tiêu NPV sử dụng để đánh giá hiệu quả dự án có những đặc điểm sau:
a. Có tính đến giá trị thời gian
b. Có thể tính theo tỷ lệ phần trăm
c. Phụ thuộc vào việc lựa chọn lãi suất chiết khấu
d. Không phù hợp để đánh giá hiệu quả của các dự án có thời gian đầu tư và quy mô vốn khác nhau
e. Chỉ B và D đúng
f. Chỉ A, C, D đúng
g. Tất cả đều đúng

13. Để đánh giá hiệu quả tài chính của một dự án, ta cần phải xác định được các yếu tố nào sau
đây?
A. Dòng tiền tăng thêm của Dự án
B. Lãi suất vay Ngân hàng
C. Chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án
D. Câu A & C
Giải đáp: Dòng tiền tăng thêm của Dự án (NCFi)
Chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án (WACC) = r

14. Ưu điểm của phương pháp tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) là:
A. Đề cập tới độ lớn và quy mô của dự án đầu tư
B. Có thể tính toán được mức lãi vay cao nhất mà dự án có khả năng thanh toán
C. Cho biết mối quan hệ giữa các mức sinh lời của vốn đầu tư và chi phí sử dụng các nguồn vốn
D. Tất cả các phương án trên

15. Trong điều kiện bị giới hạn về ngân sách cho hoạt động đầu tư là 4 triệu USD, công ty A
đang xem xét cơ hội đầu tư trong nhóm gồm 4 dự án có số liệu như sau:
Dự án E tốn 1 triệu USD, NPV là -25.000USD
Dự án F tốn 3 triệu USD, NPV là 400.000 USD
Dự án G tốn 2 triệu USD, NPV là 160.000 USD
Dự án H tốn 2 triệu USD, NPV là 220.000USD
Chiến lược tốt nhất cho công ty A sẽ là phương án nào dưới đây:
a. Thực hiện 2 dự án E và F
Tài liệu thuộc bản quyền của UB Academy.
Hoạt động chia sẻ tài liệu đào tạo phải được sự cho phép của UB Academy.
10

b. Thực hiện hai dự án G và H


c. Thực hiện 2 dự án F và G
d. Thực hiện 2 dự án F và H
e. Một lựa chọn khác vì bốn phương án trên đều không phải lựa chọn tối ưu đối với công ty A

16. Khi sử dụng phương pháp đánh giá dự án bằng giá trị hiện tại thuần (Net Present Value),
quyết định chấp nhận dự án nếu:
a. NPV bằng đầu tư ban đầu.
b. NPV có thể <0 nhưng IRR (Internal Rate of Return) tối thiểu lãi suất tiền gửi ngân hàng
c. NPV > 0
d. Tất cả đều sai

17. NPV của một dự án được dùng để đo lường:


A. Mức độ chênh lệch thu chi của dự án
B. Giá trị hiện tại của dòng tiền ròng của dự án
C. Lợi nhuận thực tế của dự án
D. Tỷ suất sinh lợi tại thời điểm hiện tại của dự án

18. Một dự án NPV>0 thì thời gian hoàn vốn có chiết khấu của dự án đó
A. Bằng khoảng thời gian tính từ khi bắt đầu giải ngân tới khi kết thúc dự án
B. Lớn hơn 3 năm
C. Nhỏ hơn khoảng thời gian tính từ khi bắt đầu giải ngân tới khi kết thúc dự án
D. Không phải các đáp án trên

19. IRR càng cao thì khả năng thực thi dự án càng cao?
a. Đúng
b. Sai
Giải đáp: IRR >= r* ó Dự án khả thi

20. Thời gian hoàn vốn của dự án được sử dụng để đo lường:


a. Thời gian cần thiết để thu hồi lại số vốn đã đầu tư vào dự án sau khi đã trừ đi chi phí của dự án
b. Thời gian cần thiết để lợi nhuận sau thuế của dự án có thể bù đắp được số vốn đã đầu tư vào dự án
c. Thời gian cần thiết để dòng tiền có chiết khấu của dự án có thể bù đắp được số vốn đã đầu tư vào
Tài liệu thuộc bản quyền của UB Academy.
Hoạt động chia sẻ tài liệu đào tạo phải được sự cho phép của UB Academy.
11

dự án
d. Tất cả đều sai
GT: Thời gian hoàn vốn (T) là thời gian cần thiết mà dự án cần hoạt động để thu hồi đủ số vốn đầu tư ban
đầu
Þ là khoảng thời gian để hoàn trả số vốn đầu tư ban đầu bằng các khoản lợi nhuận ròng và khấu hao thu
hồi hàng năm

21. Một trong những nội dung của thẩm định tài chính dự án là:
A. Thẩm định phương án kiến trúc
B. Thẩm định công nghệ
C. Thẩm định nguồn nguyên liệu
D. Phân tích độ nhạy của NPV

22. Cho hai dự án có vốn đầu tư và thời gian thực hiện như nhau. Dư án 1 (NPV1 và IRR1) và
dự án 2 (NPV2 và IRR2). Biết NPV1 > NPV2 và IRR1 < IRR2. Dự án sẽ được lựa chọn là:
A. Dự án 1
B. Dự án 2
C. Cả hai dự án
D. Không lựa chọn dự án nào.
GT: Chưa đủ cơ sở nếu NPV <0 hay IRR < r

23. Tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn (PP) chấp nhận tất cả các dự án có thời gian hoàn vốn:
a. Lớn hơn thời gian hoàn vốn chuẩn của dự án
b. Nhỏ hơn thời gian hoàn vốn chuẩn của dự án
c. Lớn hơn 0
d. Là một số nguyên

PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP TÍNH DÒNG TIỀN


Khi đánh giá về dự án, sẽ luôn có 2 góc nhìn:
- Góc nhìn của Doanh nghiệp
- Góc nhìn của Ngân hàng
ð Mục tiêu: Tính khả thi của dự án
Tài liệu thuộc bản quyền của UB Academy.
Hoạt động chia sẻ tài liệu đào tạo phải được sự cho phép của UB Academy.
12

Quan điểm phân tích dự án, gồm 2 quan điểm chính:


- Quan điểm của Tổng đầu tư (TIP – là Ngân hàng)
- Quan điểm của Chủ đầu tư (EPV – là Doanh nghiệp)

* Tổng đầu tư (Ngân hàng) (TIP): Mục tiêu gồm:


• An toàn vốn vay
• Chỉ quan tâm lợi ích dự án tạo ra sau khi đã trừ đi chi phí, bao gồm chi phí cơ hội mà không phân
biệt nguồn vốn tham gia
• Dòng tiền tính toán toán là trước khi thanh toán nợ ó dòng tiền tính toán không bao gồm Vốn
vay, Gốc vay & Lãi vay

* Chủ đầu tư (Doanh nghiệp) (EPV): Mục tiêu gồm:


• Quan tâm phần cuối cùng còn lại CĐT hưởng
• Dòng tiền tính toán:
- Dòng đến sau khi đã trừ đi các nghĩa vụ nợ ó dòng tiền tính toán bao gồm Vốn vay, Gốc vay &
lãi vay
- Là dòng đến cuối cùng CĐT nhận được sau khi đã “+” vốn tài trợ (dòng tiền vào) và “-“ Gốc lãi
nợ (dòng tiền ra)

* Nguyên tắc chung:


- Quan điểm TIP: Không đưa nợ gốc lãi vào dòng tiền.
- Quan điểm EPV: Đưa nợ gốc lãi vào cả dòng tiền vào & dòng tiền ra.

Tiêu thức phân biệt Quan điểm TIP Quan điểm EPV
Trong tính toán Dòng tiền vào (+) Không được coi nợ vay như Cộng nợ vay như dòng tiền vào
Dòng tiền vào
Trong tính toán Dòng tiền ra (-) Không được tính trả nợ Gốc & Tính trả gốc và lãi vay cố định như
Lãi vay cố định như Dòng tiền ra Dòng tiền ra
Trong xác định suất chiết khấu Có thể chọn lãi suất cho vay hoặc Có thể chọn lãi suất tiền gửi hoặc
WACC mức sinh lời mong đợi của chủ dự
án

Tài liệu thuộc bản quyền của UB Academy.


Hoạt động chia sẻ tài liệu đào tạo phải được sự cho phép của UB Academy.
13

2.Dòng tiền của dự án (NCF – Net Cash Flow)


Hai phương pháp xác định dòng tiền
a) Phương pháp trực tiếp:
Dòng tiền ròng dự án = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra

Dòng tiền vào Dòng tiền ra


- Doanh thu - Chi phí đầu tư
- Hoàn thuế - Chi phí sản xuất
- Vốn nhận tài trợ (theo EPV) - Nộp thuế
- Thanh lý … - Trả nợ vay (theo EPV)
- Chi phí khác (chi phí cơ hội)

b) Phương pháp gián tiếp


NCFi (EPV) = - Vốn đầu tư + Vốn vay Ngân hàng + Khấu hao + LNST + Thanh lý Tài sản – Trả gốc vay

NCFi (TIP) = - Vốn đầu tư + Vốn vay Ngân hàng + Khấu hao + LNST + Thanh lý Tài sản – Trả gốc vay

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


24. Để tính được lượng tiền tạo ra trong kỳ của DN, chúng ta có thể sử dụng phương pháp tính
dòng tiền nào sau đây?
a. Phương pháp gián tiếp
b. Phương pháp trực tiếp
c. Cả 2 phương pháp trực tiếp và gián tiếp đều có thể sử dụng
d. Phương pháp thực thu và thực chi
GT: Có 2 phương pháp xác định Dòng tiền là Phương pháp trực tiếp & Phương pháp gián tiếp.
25. Nếu TSLĐ ròng của dự án năm N tăng lên so với năm N-1 thì phần tăng lên đó là:
A. Doanh thu của dự án
B. Dòng tiền ra của dự án
C. Dòng tiền vào của dự án
D. Các phương án trên đều sai
GT:

Tài liệu thuộc bản quyền của UB Academy.


Hoạt động chia sẻ tài liệu đào tạo phải được sự cho phép của UB Academy.
14

Delta VLĐ = VLĐ năm sau – VLĐ năm trước.


Phần Delta VLĐ được ghi nhận như một Dòng tiền vào của dự án. Đó cũng là lý do tại sao Công thức
NCFi lại thể hiện như sau = - VĐT + Vốn vay + KH + LNST + Thanh lý TS ST – Trả gốc + Thu hồi
VLĐ cuối kỳ + Delta VLĐ.
26. Khi tính dòng tiền của dự án theo phương pháp trực tiếp thì dòng tiền của dự án sẽ được
tính như thế nào?
A. Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao +/- nhu cầu Vốn lưu động
B. Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao +/- thay đổi nhu cầu Vốn lưu động
C. Dòng tiền vào – Dòng tiền ra
D. Lợi nhuận trước thuế + Khấu hao +/- nhu cầu Vốn lưu động

PHẦN 3: CÁC TIÊU CHÍ KHI THẨM ĐỊNH DỰ ÁN


(CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO & ĐẦU RA DỰ ÁN)
Bảng dòng tiền cơ bản:
Năm 0 1 n
VĐT
Vốn vay
Doanh thu
Chi phí
Khấu hao
Trả lãi vay
LNTT = Doanh thu – Chi phí - khấu hao – trả lãi vay
LNST = LNTT * (1- Thuế suất TNDN)
Trả gốc vay
Thanh lý tài sản sau thuế
NCFi

NCFi (EPV) = - Vốn đầu tư + Vốn vay Ngân hàng + Khấu hao + LNST + Thanh lý Tài sản – Trả gốc vay
NCFi (TIP) = - Vốn đầu tư + Vốn vay Ngân hàng + Khấu hao + LNST + Thanh lý Tài sản – Trả gốc vay

(1) Vốn đầu tư


- Khái niệm: Phần vốn Doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư dự án
Tài liệu thuộc bản quyền của UB Academy.
Hoạt động chia sẻ tài liệu đào tạo phải được sự cho phép của UB Academy.
15

(2) Vốn vay ngân hàng


(3) Doanh thu; Chi phí
(4) Khấu hao Tài sản cố định
Phương pháp Khấu hao Tài sản cố định:
- Phụ lục 2, Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về phương pháp Khấu hao
Có 3 phương pháp khấu hao:
- Khấu hao đường thẳng (Khấu hao đều): Mức khấu hao/năm = Nguyên giá TSCĐ / Thời gian
khấu hao
- Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
- Khấu hao theo sản lượng
(5) Chi phí lãi vay
(6) Trả gốc vay:
Phụ thuộc vào phương thức trả gốc lãi mà Ngân hàng áp dụng:
- Tính lãi theo dư nợ giảm dần
- Tính lãi theo niên kim cố định

Thẩm định Dự án đầu tư trên 6 yếu tố:


(1) Đánh giá Tổng vốn đầu tư của Dự án
(2) Xác định nguồn tài trợ
(3) Thẩm định Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận hàng năm của Dự án
(4) Dòng tiền Dự án (NCF – Net Cash Flow)
(5) Thẩm định chỉ tiêu phân tích tài chính Dự án
(6) Phân tích Rủi ro Dự án

1. Cơ cấu Tổng Vốn đầu tư


Tổng Vốn đầu tư = Vốn Cố định (VCĐ) + Vốn Lưu động (VLĐ) + Vốn dự phòng
= Vốn tự có + Vốn vay

Trong đó:
(1) Vốn cố định: Là chi phí hình thành Tài sản cố định, gồm:
- Chi phí xây dựng: Chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình thuộc dự án; Chi phí phá và tháo
dỡ các vật kiến trúc cũ; Chi phí san lấp mặt bằng; Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phục vụ
thi công, nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.
Tài liệu thuộc bản quyền của UB Academy.
Hoạt động chia sẻ tài liệu đào tạo phải được sự cho phép của UB Academy.
16

- Chi phí thiết bị: Mua Máy móc thiết bị, đào tạo & chuyển giao dây chuyền công nghệ; Chi phí vận
chuyển từ nơi mua đến công trình, gồm cả chi phí lưu kho bãi, bảo quản; Chi phí lắp đặt & thử nghiệm.
- Chi phí quản lý dự án: Chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án tư giai đoạn chuẩn bị,
thực hiện công việc đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng.
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm Chi phí khảo sát xây dựng, chi phí lập báo cáo đầu tự, lập dự án,
chi phí thiết kế xây dựng công trình.

(2) Vốn lưu động: Là chi phí hình thành Tài sản lưu động. Là số vốn tối thiểu cần thiết để đảm bảo cho
việc dữ trữ các tài sản lưu động nhằm đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của dự án.
Vốn lưu động = Tài sản lưu động (TSLĐ) – Nợ phải trả
= (Tiền mặt + Khoản phải thu + Hàng tồn kho) – Nợ phải trả

(3) Vốn dự phòng: Tạo quỹ Dự phòng rủi ro


Chú ý: Với vốn xây lắp & thiết bị cần kiểm tra kỹ những công việc không nằm trong thành phần chi phí

2. Xác định nguồn tài trợ Dự án, bao gồm các nguồn:
• Vốn tự có
• Vốn Ngân sách Nhà nước
• Vốn vay Ngân hàng
• Vốn góp Nhà đầu tư nước ngoài
• Vốn qua phát hành Trái phiếu, cổ phiếu.

3. Thẩm định Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận của dự án đầu tư.
a. Dự kiến doanh thu năm:
+ Công suất thiết kế.
+ Sản lượng HTK năm.
+ Giá bán sản phẩm.
DT dự kiến = Sản lượng tiêu thụ x Giá bán = (Tồn kho thành phẩm đầu kỳ + sản lượng sản xuất
trong kỳ – tồn kho thành phẩm cuối kỳ) x giá bán

b. Dự kiến chi phí năm


- Chi phí trực tiếp: Nguyên vật liệu, nhân công, sản xuất.

Tài liệu thuộc bản quyền của UB Academy.


Hoạt động chia sẻ tài liệu đào tạo phải được sự cho phép của UB Academy.
17

- Chi phí quản lí: Lương, thù lao……


- Chi phí bán hàng
- Chi phí khác
c. Lợi nhuận
LNTTtrong kì = DTtrong kì – CPtrong kì + thu nhập khác.

Thuế TNDN = LNTT x Thuế suất

CHÚ Ý: Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến dòng tiền (ĐỌC THÊM)
- Chi phí đất đai (CHÚ Ý)
- Chi phí chìm (CHÚ Ý)
- Chi phí cơ hội (CHÚ Ý)
- Chi phí lịch sử
- Chi phí giao hàng lắp đặt
- Thuế TNDN
- Chi phí gián tiếp
- ΔVLĐ

CHÚ Ý:
(1) Chi phí đất đai
- Chi phí mua đất không tính vào dòng tiền dự án
- Chi phí khác liên quan đất đai được tính vào dòng tiền:
+ Chi phí san lấp giải phóng mặt bằng.
+ Chi phí thuê đất hàng năm.

(2) Chi phí chìm không tính vào dòng tiền:


• Là những chi phí đã phát sinh trước khi có quyết định thực hiện dự án. Vì vậy, dù dự án có được thực
hiện hay không thì chi phí này cũng đã xảy ra rồi.
• Chi phí chìm không ảnh hưởng đến dòng tiền tăng thêm, vì chi phí này không ảnh hưởng đến việc ra
quyết định đầu tư, do đó không được xem xét khi hoạch định Vốn đầu tư.
Ví dụ:
+ Chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm mới

Tài liệu thuộc bản quyền của UB Academy.


Hoạt động chia sẻ tài liệu đào tạo phải được sự cho phép của UB Academy.
18

+ Chi phí nghiên cứu thị trường


+ Chi phí thuê chuyên gia lập dự án

Ví dụ: Công ty A muốn đầu tư mở rộng thêm một dây chuyền sản xuất bao bì. Vì vậy, công ty đã thuê
chuyên gia lập dự án với chi phí chi trả cho việc lập dự án là 1 tỷ đồng.
Toàn bộ chi phí đầu tư dự án do chuyên gia ước tính là 15 tỷ, trong đó kể cả 1 tỷ chi phí thuê lập dự án.
Vốn tự có của công ty chiếm 1/3 tổng vốn đầu tư, phần còn lại đi vay Ngân hàng. Xác định số tiền cho
vay?
Bài giải:
Chi phí thuê chuyên gia lập dự án 1 tỷ là Chi phí chìm => Tổng vốn đâu tư = 15 – 1 = 14 tỷ => Vốn vay
= 2/3 VĐT = 9.33 tỷ

(3) Chi phí cơ hội


Ø Chi phí cơ hội là phần thu nhập công ty mất đi do sử dụng nguồn lực công ty thực hiện dự án đầu tư.
Ø Chi phí cơ hội không phải là một khoản thực chi, nhưng vẫn được tính đến khi đánh giá dự án
Ø Ví dụ: Công ty có một văn phòng có thể cho thuê với giá 10 triệu đồng/tháng. Nếu văn phòng này
được sử dụng làm văn phòng của dự án thì 10 triệu đồng/tháng là phần thu nhập mất đi do thực hiện
dự án Þ phải được tính là dòng tiền ra của dự án

(4) Chi phí lịch sử:


Ø Chi phí lịch sử là chi phí liên quan đến việc sử dụng tài sản sẵn có của công ty cho dự án. Nó chính là
giá gốc hay giá mua ban đầu của tài sản cố định
Ø Nếu tài sản, được trưng dụng cho dự án, đang sử dụng cho mục đích sinh lời thì chi phí lịch sử chính
là chi phí cơ hội của tài sản và được tính vào dòng tiền của dự án: chi phí cơ hội được xác định dựa
vào giá trị thị trường hoặc giá trị còn lại
Ø Nếu tài sản, được trưng dụng cho dự án, không đang sử dụng cho mục đích sinh lợi thì không được
tính vào dòng tiền của dự án

(5) Chi phí giao hàng lắp đặt


Ø Chi phí giao hàng và lắp đặt xảy ra khi công ty mua sắm tài sản cố định phục vụ cho dự án phải được
kể đến khi xác định dòng tiền tăng thêm
Ø Ví dụ: một dây chuyền mua theo giá hóa đơn là 10.000$, chi phí vận chuyển và lắp đặt là 500$, chi
phí đầu tư dây chuyền này khi thực hiện dự án là 10.500$
Tài liệu thuộc bản quyền của UB Academy.
Hoạt động chia sẻ tài liệu đào tạo phải được sự cho phép của UB Academy.
19

(6) Chi phí gián tiếp


Ø Chi phí cho bộ phận gián tiếp tăng thêm khi thực hiện dự án so với khi không có dự án
Ø Bộ phận chi phí này cũng phải được xác định và đưa vào dòng tiền của dự án

(7) Thuế TNDN


Ø Thuế thu nhập = Lợi nhuận trước thuế x Thuế suất
Ø Thuế thu nhập ảnh hưởng đến dòng tiền của dự án thông qua tác động của lá chắn thuế, do đó cần
được xác định và đưa vào dòng tiền của dự án

(8) Biến động VLĐr


Ø Việc đầu tư vào dự án dẫn đến sự gia tăng tài sản lưu động và nợ ngắn hạn phải trả
Ø Chênh lệch giữa phần gia tăng tài sản lưu động và phần gia tăng nợ ngắn hạn phải trả tương ứng được
gọi là vốn lưu động ròng
Ø D nhu cầu VLĐ = D TSLĐ - D khoản phải trả

d. Lãi suất chiết khấu (r): là Chi phí sử dụng vốn


ð Là Lãi suất để quy các dòng tiền dự kiến của dự án về hiện tại.

TH1: Nếu sử dụng 100% Vốn tự có


r = lãi suất Huy động dài hạn của NH uy tín = Lãi suất trái phiếu chính phủ
Tính WACC (chi phí sử dụng vốn bình quân) theo mô hình định giá tài sản vốn (CAPM)
Theo đó:
Re = Rf + (Rm – Rf) * βe
+ Re = WACC: Chi phí sử dụng vốn bình quân
+ Rf = Lãi suất phi rủi ro
+ Rm – Rf: Lãi suất đền bù rủi ro thị trường
+ βe: Hệ số rủi ro hệ thống của tài sản đầu tư so với rủi ro bình quân của thị trường

TH2: Nếu sử dụng 100% Vốn vay


r = Lãi suất vay Dài hạn của Ngân hàng

TH3: Sử dụng 1 phần Vốn tự có, 1 phần Vốn vay


Tài liệu thuộc bản quyền của UB Academy.
Hoạt động chia sẻ tài liệu đào tạo phải được sự cho phép của UB Academy.
20

r = WACC = [D/(D+E)] * rd * (1-t) + [E/(D+E)] x re


- WACC: chi phí sử dụng vốn bình quân
- D (Debt): vốn vay => rd: chi phí sử dụng vốn vay (Lãi suất vay vốn)
- E (Equity): VCSH => re: chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu/vốn tự có
- T (Tax): Thuế suất Thu nhập Doanh nghiệp
- Tổng VĐT = D + E
- D/(D+E): Tỷ lệ vốn vay
- E/(D+E): Tỷ lệ vốn tự có

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


27. Tổng mức đầu tư là gì? Chọn câu trả lời đúng
A. Là toàn bộ chi phí thiết bị, đền bù giải phóng mặt bằng
B. Là toàn bộ chi phí sản xuất , lãi vay ngân hàng của chủ đầu tư trong thời gian thực hiện đầu tư,
vốn lưu động ban đầu cho sản xuất…
C. Là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu từ và là
cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoach và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình
D. Tất cả phương án trên
28. Nội dung của chi phí xây dựng? Chọn câu trả lời đúng
A. Là toàn bộ chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình thuộc dự án, là chi phí pháp và tháo
dỡ các vật liệu kiến trúc cũ
B. Chi phí san lấp mặt bằn xây dựng, chi phí xây dựng công trình tạm
C. Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công
D. Tất cả các phương án trên
29. Mục đích của việc thẩm định dự án đầu tư là:
A. Đánh giá tính hợp lý của dự án
B. Đánh giá tính hiệu quả của dự án
C. Đánh giá tính khả thi của dự án
D. Tất cả các câu trên
30. Phương pháp xác định dòng ngân lưu ròng của dự án theo các khoản tiền mặt thực thu,
thực chi là phương pháp:
A. Gián tiếp
B. Trực tiếp
C. Trung gian
Tài liệu thuộc bản quyền của UB Academy.
Hoạt động chia sẻ tài liệu đào tạo phải được sự cho phép của UB Academy.
21

D. Gần đúng
31. Phương pháp xác định dòng ngân lưu ròng của dự án bằng cách điều chỉnh dòng lợi nhuận
ròng của báo cáo dự toán kết quả hoạt động kinh doanh là phương pháp:
A. Gián tiếp
B. Trực tiếp
C. Trung gian
D. Gần đúng
32. Chi phí cơ hội của dự án, được
A. Cộng vào dòng ngân lưu vào
B. Cộng vào dòng ngân lưu ra
C. Trừ khỏi dòng ngân lưu ra
D. Không có câu nào đúng
33. Nhận định nào sau đây đúng nhất?
a. Khi thẩm định dự án, Ngân hàng thẩm định hiệu quả tài chính của Dự án theo quan điểm Tổng
đầu tư
b. Khi thẩm định dự án, Ngân hàng thẩm định hiệu quả tài chính của Dự án theo quan điểm Tổng
đầu tư và quan điểm Chủ đầu tư
c. Khi thẩm định tài chính dự án, nếu IRR > 0 thì dự án có hiệu quả và đề xuất tài trợ vốn
d. Khi thẩm định tài chính dự án, nếu IRR > 0 thì dự án có hiệu quả, tuy nhiên cần thận trọng khi tài
trợ vốn
e. Không có đáp án đúng
34. Một nhà kinh doanh có 1 tỷ nếu đầu tư vào kinh doanh có thể mang lại cho ông ta 10% lợi
nhuận hàng năm. Còn nếu gửi ngân hàng ông ta sẽ được mức lợi nhuận là 8% mỗi năm. Vậy nếu
ông quyết định kinh doanh thì 8% sẽ là chi phí nào sau đây:
a. Chi phí chìm
b. Chi phí cơ hội
c. Chi phí chênh lệch
d. Chi phí không kiểm soát được
Trả lời:
Chi phí cơ hội là một nguồn thu nhập tiềm tàng bị mất đi hay phải hy sinh để lựa chọn thực hiện hành
động. Nên khi ông ta quyết định kinh doanh thì ông ta đã bỏ qua lợi ích là 8% hàng năm khi gửi tiền vào
ngân hàng.
35. Tiền có giá trị theo thời gian vì:
Tài liệu thuộc bản quyền của UB Academy.
Hoạt động chia sẻ tài liệu đào tạo phải được sự cho phép của UB Academy.
22

A. Do lạm phát
B. Do tính không chắc chắn
C. Do chi phí cơ hội
D. Tất cả các câu trên
36. Giá trị theo thời gian của tiền có thể hiểu:
A. Cùng một lượng tiền như nhau nhưng nếu vào thời điểm giống nhau với lãi suất khác nhau thì
khác nhau
B. Cùng một lượng tiền như nhau nhưng nếu vào thời điểm khác nhau với lãi suất khác nhau thì sẽ
khác nhau
C. Cùng một lượng tiền như nhau nhưng nếu vào thời điểm khác nhau với lãi suất như nhau thì sẽ
khác nhau
D. Không câu nào đúng.
37. Chi phí chìm của dự án:
a. Không chịu ảnh hưởng của quyết định hiện tại là chấp nhận hay không chấp nhận dự án
b. Chịu ảnh hưởng của quyết định hiện tại là chấp nhận hay không chấp nhận dự án.
c. Tùy từng dự án mà chịu ảnh hưởng quyết định hiện tại là chấp nhận hay không chấp nhận dự án.
GT:
• Là những chi phí đã phát sinh trước khi có quyết định thực hiện dự án. Vì vậy, dù dự án có được
thực hiện hay không thì chi phí này cũng đã xảy ra rồi.
• Chi phí chìm không ảnh hưởng đến dòng tiền tăng thêm, vì chi phí này không ảnh hưởng đến việc
ra quyết định đầu tư, do đó không được xem xét khi hoạch định Vốn đầu tư.
38. Tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ chiết khấu dòng tiền các năm của dự án về hiện tại thường được
tính bằng:
a. Chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án
b. Lãi suất mong đợi của nhà đầu tư bao gồm cả tỷ lệ lạm phát
c. Lãi suất cho vay
d. Lãi suất mong đợi của nhà đầu tư đã bao gồm hoặc không bao gồm tỷ lệ lạm phát
Trả lời:
Tỷ lệ chiết khấu có vai trò giúp quy giá trị các luồng tiền trong tương lai về thời điểm hiện tại, sau khi đã
tính đến các nhân tố như lãi suất, lạm phát. Việc chọn được một tỉ lệ chiết khấu phù hợp là vô cùng quan
trọng trong các phân tíchtài chính và thường được lấy là chi phí vốn bình quân của dự án

Tài liệu thuộc bản quyền của UB Academy.


Hoạt động chia sẻ tài liệu đào tạo phải được sự cho phép của UB Academy.
23

PHẦN 4: BÀI TẬP TÍNH TOÁN


39. Nhu cầu vốn đầu tư của dự án ABC có được từ các nguồn sau:
(i) Vốn tự có 500 triệu đồng, lãi suất kỳ vọng của chủ đầu tư là 24%
(ii) Vay ngân hàng 500 triệu đồng, lãi suất 18%/năm
(iii) Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%
Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) là
A. 20.48%
B. 18.48%
C. 17.94%
D. 22.93%
Giải đáp:
WACC = [D/(D+E)] * rd * (1-t) + E/(D+E) * re
- D: Vốn vay: 500 triệu
- E: vốn tự có: 500 triệu
- Rd: 18%
- t= 28%
- re = 24%
ð WACC = 18.48%

40. Có thông tin sau về một dự án đầu tư. Tổng vốn đầu tư của dự án là 150, trong đó dự án vay
ngân hàng là 90, lãi suất vay là 12%/năm, chủ đầu tư của dự án mong muốn một tỷ suất sinh lời là
22%năm, thuế suất thuế thu nhập công ty là 20%. Hãy tính chi phí sử dụng vốn bình quân của dự
án trên:
A. 17%
B. 14.56%
C. 15.80%
D. 12%
Bài giải:
WACC = (90/150)*12%*(1-0.2) + (60/150)*22% = 14.56%
ð Đáp án B

41. Công ty TM đang sử dụng 200 triệu đồng vốn được hình thành từ: Vốn vay 80 triệu đồng với
chi phí sử dụng vốn trước thuế là 10%, thuế suất thu nhập doanh nghiệp 28%; vốn chủ sở hữu 120
Tài liệu thuộc bản quyền của UB Academy.
Hoạt động chia sẻ tài liệu đào tạo phải được sự cho phép của UB Academy.
24

triệu với chi phí sử dụng vốn là 12%. Hãy tính chi phí sử dụng vốn bình quân?
a. 10,08%
b. 11,2%
c. 13%
d. 22%
Vì: WACC = D/(D+E) * rd * (1-T) + E/(D+E) * re= (80/200)*10%*(1-0.28) + (120/200)*12% = 10,08%

Tài liệu thuộc bản quyền của UB Academy.


Hoạt động chia sẻ tài liệu đào tạo phải được sự cho phép của UB Academy.

You might also like