You are on page 1of 2

Phân tích theo dữ liệu thứ cấp mà nhóm mình được:

Công ty Cổ phần Viễn thông FPT tiến về C (28%). Với mô hình C(Clan)- gia đình, đây là kiểu gia
đình, có cha mẹ, anh chị em yêu thương gắn bó với nhau, nơi DN hướng nội và linh hoạt. Kiểu văn hóa
này là kiểu gia đình có tình yêu thương gắn bó với nhau. Điều này rất cần thiết trong một tổ chức đặc
biệt là trong môi trường một tập thể nên có thể xem đây là kiểu văn hóa cần thiết trong DN FPT. Có thể
nói tình cảm giữa các nhân viên với nhau được thể hiện rất đáng trân trọng, mọi người làm việc một
cách vui vẻ với nhau thân thiết như những thành viên trong gia đình, thoải mái đùa giỡn nhưng không
phải vì thế mà không hoàn thành tốt công việc của bản thân mình.Họ làm như vậy bởi chính những lúc
như thế không khí trong công ty trở nên thoải mái hơn, giúp họ giải toả những áp lực mà công việc
mang lại. Kiểu C này chiếm tỷ lệ lớn nhất chứng minh cho việc lấy con người làm gốc, phải yêu
thương lẫn nhau, cùng nhau xây dựng một ngôi nhà chung toàn thể nhân viên. Ngoài ra tỷ lệ mô hình
này chiếm 28% nghĩa là công ty không chỉ quan tâm đến lợi nhuận hay doanh thu mà còn quan tâm đến
tinh thần sự gắn bó giữa các nhân viên với nhau, thể hiện qua các sự kiện thường niên, liên hoan các
dịp lễ riêng dành cho các nhân viên.
Mô hình H(Hyerachy)-hệ thống phân cấp. Đây là kiểu thứ bậc, tôn ti trật tự. Có cấp trên, cấp dưới làm
việc theo quy trình hệ thống chặt chẽ, kỷ luật. Nơi DN hướng nội và kiểm soát, kiểu này chiếm 26%
đứng thứ 2. Điều này thể hiện rõ thông qua thái độ của nhân viên với nhân viên, nhân viên với cấp trên
và nhân viên với khách hàng đều được công ty quy định thành chuẩn mực ngay cả khi nhân viên mới
bắt đầu vào làm, từ đó hình thành nên ý thức của mỗi nhân viên trong quá trình làm việc tại công ty.
Tất cả điều này được nhân viên của FPT thực hiện rất tốt trong lối ứng xử hàng ngày nên công ty đã tạo
nên một nét riêng biệt của chính mình.
Tỷ lệ mô hình M(Market)- thị trường với tỷ lệ(22%). Đây là kiểu thị trường tướng lĩnh, có đội ngũ
nhân viên năng động, lao ra thị trường tập trung giành chiến thắng, đạt được nhiều mục tiêu cũng như
lợi nhuận. Nơi doanh nghiệp hướng ngoại và kiểm soát. Vì nhiệm vụ chủ yếu của FPT là đưa Internet
đến với mọi người dân Việt Nam và mong muốn của mỗi gia đình Việt Nam là đều sử dụng một ít dịch
vụ của FPT. Mặc dù có tỷ lệ nhỏ nhất nhưng nó góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển của
công ty.
Cuối cùng là mô hình A(Adhocady)- sáng tạo. Đây là kiểu sáng tạo, người quản trị giàu trí tưởng
tượng, đổi mới , cải tiến liên tục nơi mà doanh nghiệp hướng ngoại và linh hoạt. Với tỷ lệ 24% chứng
tỏ công ty có sự sáng tạo cũng như cải tiến và thay đổi sản phẩm liên tục cũng như chiến lược kinh
doanh. Mặc dù chịu nhiều sự kiểm soát của công ty mẹ nhưng các công ty cũng không ngừng cố gắng
không ngừng nghỉ góp phần thay đổi các chiến lươc tốt nên những chính sách đó được công ty mẹ triển
khai thực hiện.
Ta có thể so sánh giữa hai kiểu VHDN hiện tại và mong muốn của công ty, ta có thể thấy được là:

Đa phần mọi người đều rất ổn và hài lòng với mô hình hiện tại. Tuy nhiên, nhân viên trong công ty của
nhân viên vẫn mong muốn văn hoá doanh nghiệp thiên về hướng gia đình là C(Clan) và A giảm xuống.
Cụ thể là: Kiểu C vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất là 29% và tăng nhẹ so với hiện tại . Nhân viên vẫn mong
muốn duy trì văn hoá như cũ và hơn thế nữa, mọi người xem nhau như thành viên trong gia đình của
mình. Coi nơi làm việc như gia đình thứ 2 của mình. Có một nơi làm việc thoải mái cũng như tràn đầy
tiếng cười và thân thiện với nhau để những lúc làm việc căng thẳng mệt mỏi có thể chia sẽ với nhau
giúp nhau giảm bớt áp lực công việc văn phòng. Vì thế đó chính là nguồn động lực vô cùng to lớn thúc
đẩy làm việc.
Vị trí thứ 2 vẫn thuộc về mô hình H- kiểu tôn ti trật tự vẫn giữ nguyên 26%. Điều này chứng tỏ nhân
viên vẫn mong muốn hệ thống trật tự rõ ràng, nghiêm túc và gắt gao kỷ luật để duy trì một sự ổn định
trong công ty để thấy được sự công bằng cũng như làm việc được tích cực, văn minh hơn.
Vị trí thứ 3 là mô hình A. Họ mong muốn khác nữa đó là nhân viên, đặc biệt là quản lý hay những nhân
viên đóng một vị trí quan trọng trong hoạt động của công ty có nhiều thời gian hơn để cảm thấy sự tự
do cũng như sự hăng hái sáng tao tốt hơn không bị ràng buộc trong công việc của chính bản thân mình.
Vị trí cuối cùng là mô hình M(Market)- thị trường vẫn giữ nguyên 22%. Đủ thấy mọi người trong công
ty coi trọng việc chiếm lĩnh thị trường để tăng doanh thu và lợi nhuận vẫn được đề cao và giữ vững. Để
cạnh tranh và giữ vững các chiến lược đó thì công ty cần phải xây dựng một nội bộ vững mạnh, đoàn
kết, một môi trường làm việc hào hứng như vậy công ty mới phát triển bền vững được.
→Chung quy lại thì nhân viên vẫn chưa hoàn toàn hài lòng với VHDN của công ty mình. Họ vẫn cảm
thấy môi trường làm việc ít căng thẳng hơn nhưng vẫn phải duy trì được kỉ cương, nề nếp của tổ chức.
Bên cạnh đó thì kiểu A vẫn mong muốn cải thiện đổi mới công ty để phát triển toàn diện hơn.

You might also like