You are on page 1of 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA MARKETING

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN


HỌC PHẦN: KHỞI SỰ KINH DOANH
Đề tài:
Xây dựng kế hoạch khởi sự kinh doanh

Nhóm: 8
Lớp học phần: 231_CEMG3111_01
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Ngọc Dương

Hà Nội, tháng 10 năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

Đánh
MSV Tên thành viên LHC Nhiệm vụ
giá

Đánh giá thị


21D120238 Trịnh Văn Trung K57C4
trường

Kế hoạch tài
21D120274 Nguyễn Ngọc Tuấn K57C5
chính

Giới thiệu về ý
21D120049 Nguyễn Văn Tuấn K57C2
tưởng kinh doanh

Thuyết trình &


các rủi ro có thể
21D120134 Vũ Văn Tuấn K57C1
gặp phải và giải
pháp

Mở đầu và kết
21D120170 Đỗ Viết Tuyển K57C2 luận & tổng hợp
bản word

Kế hoạch sản
21D120205 Đinh Anh Tú (NT) K57C3
xuất và vận hành

21D140188 Đinh Đức Vũ K57I2 Làm Slides

Kế hoạch
21D120530 Hoàng Hà Vy K57C5
marketing

Thuyết trình & ý


21D120054 Nguyễn Khánh Vy K57C2
nghĩa của dự án

Kế hoạch tổ chức
và quản lý nhân
21D130280 Hoàng Thị Yến K57E4
sự & kế hoạch
bán hàng
MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM ................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................... 2
1. Giới thiệu về ý tưởng kinh doanh .......................................................................2
1.1 Lý do lựa chọn ý tưởng ................................................................................2
1.2 Mô tả khái quát ý tưởng kinh doanh............................................................. 2
1.3 Sản phẩm kinh doanh ...................................................................................3
1.4 Mục tiêu kinh doanh .....................................................................................4
2. Đánh giá thị trường ..........................................................................................5
2.1 Nhu cầu thị trường ........................................................................................5
2.2 Đặc điểm khách hàng ...................................................................................6
2.3 Đối thủ cạnh tranh ........................................................................................7
2.4 Định vị công việc kinh doanh .......................................................................9
3. Kế hoạch sản xuất và vận hành .....................................................................12
3.1 Nguyên liệu đầu vào ...................................................................................12
3.2 Quá trình sản xuất và lịch trình làm việc....................................................12
3.3 Bố trí mặt bằng cơ sở kinh doanh ............................................................... 13
3.4 Kế hoạch đảm bảo chất lượng ....................................................................14
4. Kế hoạch tổ chức và quản lý nhân sự ........................................................... 14
5. Kế hoạch bán hàng .........................................................................................19
5.1 Chương trình bán hàng ...............................................................................19
5.2 Chăm sóc khách hàng .................................................................................20
6. Kế hoạch tài chính .......................................................................................... 21
6.1 Nguồn vốn ..................................................................................................21
6.2 Chi phí và doanh thu dự kiến: ....................................................................22
7. Kế hoạch marketing........................................................................................24
7.1 Kế hoạch sản phẩm .....................................................................................24
7.2 Chiến lược giá............................................................................................. 25
7.3 Chiến lược phân phối .................................................................................25
7.4 Chiến lược xúc tiến.....................................................................................25
8. Các rủi ro có thể gặp phải và giải pháp ........................................................26
9. Ý nghĩa của dự án ........................................................................................... 27
9.1 Hiệu quả về mặt kinh tế ..............................................................................27
9.2 Hiệu quả về mặt xã hội ...............................................................................28
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 29
LỜI MỞ ĐẦU
Thời trang luôn là sự xoay vòng. Đan móc bằng len là một kỹ thuật thủ công truyền
thống đã có từ lâu đời. Những món đồ len mang đậm dấu ấn thời gian, hiện nay đã trở
thành một xu hướng thời trang mới, được nhiều người yêu thích. Năm 2023 chứng kiến
sự lên ngôi của họa tiết hình hoa và hình vuông Granny Square. Trong những năm gần
đây, đan móc bằng len đã trở thành một xu hướng thời trang mới, với sự xuất hiện của
nhiều mẫu mã và kiểu dáng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.
Việc kinh doanh đồ đan móc bằng len là một ý tưởng kinh doanh đầy tiềm năng, với
chi phí đầu tư ban đầu không đòi hỏi cao và khả năng sinh lời lớn. Tuy nhiên, để thành
công trong lĩnh vực này, các doanh nghiệp cần có một kế hoạch khởi sự kinh doanh cụ
thể và bài bản.

Nắm được xu hướng đó cùng với việc đam mê sáng tạo nghệ thuật của bản thân,
chúng tôi có hy vọng sẽ kinh doanh được những mặt hàng và dịch vụ có thể đem lại cho
mọi người cái nhìn mới về sáng tạo nghệ thuật, cái nhìn mới về những đồ vật làm từ
những chất liệu vô cùng đơn giản với giá thành phù hợp với mọi túi tiền của khách hàn.
Tiệm len handmade “Tay Đan” của chúng tôi, sẽ là một doanh nghiệp vừa sản xuất vừa
kinh doanh để đáp ứng hết các nhu cầu của mọi khách hàng. Điểm mạnh của đồ
handmade là mang tính độc đáo, khác biệt thể hiện được cá tính và cũng hàm chứa nhiều
ý nghĩa đối với người làm ra và người sử dụng nó.

Xu hướng thời trang là bánh xe, niềm đam mê sáng tạo là động cơ. Khi hai thứ này
kết hợp với nhau, sẽ tạo ra những sản phẩm thời trang không bao giờ lỗi mốt. Chúng tôi
hy vọng có thể mở ra một cửa hàng có thể cung cấp những món đồ thật sự có ý nghĩa
đối với khách hàng, giúp cho khách hàng có thể tự tin thể hiện cá tính, sở thích của mình.
Và Cung cấp những dịch vụ thực sự hữu ích cho khách hàng, cho những người đam mê
và yêu thích đồ handmade!

1
PHẦN NỘI DUNG

1. Giới thiệu về ý tưởng kinh doanh

1.1 Lý do lựa chọn ý tưởng


Kỹ thuật đan móc len đang trở lại và trở thành xu hướng mạnh mẽ và tạo nên một
cơn sốt đối với giới trẻ hiện nay. Những món đồ bằng len từng làm mưa làm gió từ
những năm 60, 70 của thế kỷ trước đã quay lại và trở thành xu hướng không chỉ thời
trang mà còn là việc giải trí, giải stress, giết thời gian…

Bên cạnh những chiếc khăn, những chiếc mũ, những chiếc áo,… giới trẻ sáng tạo hơn
và biến tấu nó khác biệt hơn, tạo nên cơn sốt móc len thành thú bông (móc amigurumi)
với nhiều màu sắc từ đơn sắc cổ điển đến rực rỡ các màu sáng bắt mắt. Bằng cách sử
dụng các sợi len và một cái kim móc ta đã có thể biến hóa chúng thành nhiều hình dạng
khác nhau, tạo ra những món đồ thủ công độc đáo và đẹp mắt. Hàng loạt thiết kế những
sáng tạo được đa dạng hóa họa tiết đã thực sự mang lại nguồn năng lượng tươi mới, trở
thành một thú vui tinh thần lành mạnh cho hội đam mê đồ handmade. Ngoài ra, việc học
móc len không chỉ đáp ứng và thỏa mãn sở thích, nó còn giúp nhiều người kiếm thêm
thu nhập trong những thời gian rảnh.

Nắm bắt được xu hướng của giới trẻ hiện nay, khi nhu cầu mang tính thẩm mỹ, tính
sáng tạo độc đáo về các sản phẩm về đan móc len ngày càng tăng cao. Chính vì vậy đó
là một gợi ý cho việc hình thành ý tưởng kinh doanh của nhóm chúng em, cũng như dự
án về Tiệm len Handmade mang tên gọi “Tay Đan” được ra đời.

1.2 Mô tả khái quát ý tưởng kinh doanh

- Tên cửa hàng: Tay Đan

- Chủ đầu tư: Nguyễn Khánh Vy

- Loại hình: Kinh doanh sản xuất thủ công kèm kinh doanh dịch vụ
- Địa điểm: đường Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội

- Ý nghĩa tên gọi:

“Tay Đan” nhấn mạnh tới quá trình hình thành sản phẩm thủ công hoàn toàn được

làm bằng tay, được làm bởi chính đôi bàn tay uyển chuyển, tỉ mỉ tạo ra sản phẩm.

Bên cạnh việc bán những sản phẩm có sẵn, và nhận làm sản phẩm theo yêu cầu, “Tay

Đan” còn mở workshop hướng dẫn mọi người có thể tự tạo nên sản phẩm móc len cho
riêng mình. Khách hàng khi đến với workshop sẽ được nhân viên hướng dẫn tận tình.
2
Khi hướng dẫn một người đan len lần đầu, nhân viên cần phải nhẹ nhàng cầm tay khách
hàng, hướng dẫn họ đi đường kim móc sao cho đúng hướng. Thời điểm đó, “Tay Đan”

thể hiện sự nhiệt tình, tận tâm của startup đối với khách hàng.

Với nội bộ startup, “Tay Đan” thể hiện sự chung tay, gắn bó lâu dài của nhân viên,
cùng nhau xây dựng và phát triển thương hiệu.

1.3 Sản phẩm kinh doanh


Các sản phẩm Handmade làm sẵn bằng len với nhiều mẫu mã thiết kế khác nhau:
Bên cạnh những sản phẩm theo xu hướng đang bán chạy, cửa hàng còn phát triển
những thiết kế riêng độc quyền mang đậm màu sắc mà chỉ cửa hàng có (ví dụ như cách
Gấu bông Đình may đã và đang làm) nhằm thu hút lượng khách cứng trung thành.
Bởi lẽ do xu hướng đến và đi rất nhanh nên cửa hàng cần nắm bắt thật tốt tình hình
thị trường để có thể đi đầu xu hướng, đó là một điều vô cùng quan trọng đối với việc
kinh doanh bất kì sản phẩm dịch vụ nào. Dựa vào lợi thế tất cả mọi người trong nhóm
đều thuộc giới trẻ và có đam mê cũng như thường xuyên cập nhật được xu hướng, tin
rằng sau khi xây dựng, sản phẩm của cửa tiệm hi vọng sẽ nhận được phản hồi tích cực.
Ngoài đa dạng mẫu mã, đa dạng kích cỡ cũng giúp đáp ứng nhu cầu cần và vừa túi
tiền của từng đối tượng khách hàng.

Đồ len đan tay có 3 dòng sản phẩm chính là:

- Đồ len đan tay nhập sỉ.


- Đồ len đan tay để bán sẵn.
- Đồ len đan tay theo yêu cầu của khách hàng.
Sau đây là các sản phẩm cụ thể:

- Vòng tay - Tranh bằng len - Bó hoa


- Băng đô - Scrunchies - Găng tay
- Kẹp tóc - Hoa trang trí - Thảm, gối, đệm
- Mũ Bucket - Lót ly

- Túi khoác vai - Thú bông đan len
- Túi đựng nhỏ - Móc khóa
Các nguyên liệu, nguyên liệu thô, dụng cụ cần thiết để tạo ra sản phẩm:
+Sợi vải, len (cashmere cotton, nhung,…)
+ Bộ kim đan móc len chuyên dụng

+ Sợi cotton Việt Nam


3
+ Khuyên móc

+ Móc khóa

+ Bộ kit tự làm tranh móc len


+ Kim móc SKC

+ Mắt gài có chốt


+ Kim đan vòng
+ Cúc (gỗ, nhựa)

+ Que dan

+ Kim định vị
+ Charm trang trí

+ Mic danh dau

+ Bông hạt nhồi


+ Kim khâu len nhựa

Dịch vụ gói quà và tư vấn lựa chọn quà tặng


Dịch vụ tạo sản phẩm theo ý muốn của khách hàng

Có những khách hàng họ muốn có những sản phẩm độc nhất mà họ không có khả
năng tự học, tự làm hoặc không có thời gian, họ có thể đặt trước với dịch vụ thiết kế độc
nhất mà họ mong muốn.
Dịch vụ mở workshop hướng dẫn mọi người có thể tự tạo nên sản phẩm móc len cho
riêng mình

Workshop online và offline nhằm khách hàng khắp mọi nơi có thể tham gia. Lợi thế
của workshop offline là được nhân viên hướng dẫn tận tình. Khi hướng dẫn một người
đan len lần đầu, nhân viên cần phải nhẹ nhàng cầm tay khách hàng, hướng dẫn họ đi
đường kim móc sao cho đúng hướng. Thời điểm đó, "Tay Đan" thể hiện sự nhiệt tình,
tận tâm và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt của startup đối với khách hàng.

1.4 Mục tiêu kinh doanh


Tạo ra một cửa hàng chuyên cung cấp các sản phẩm bằng len, và các nguyên vật liệu
phục vụ cho những đối tượng thích, có đam mê với đan móc len handmade.

Mở được cửa hàng lớn, các chi nhánh cửa hàng và có thể tự sản xuất ra nguyên vật
liệu và sản phẩm độc quyền của cửa hàng mang đậm chất “Tay Đan”
4
2. Đánh giá thị trường

2.1 Nhu cầu thị trường


Khi đến một cửa hàng trưng bày một loạt sản phẩm giống nhau, bạn có thể cảm thấy
nhàm chán với hàng trăm món đồ giống nhau. Tuy nhiên, nếu bạn đến một cửa hàng
chuyên bán đồ đan len, bạn sẽ trải nghiệm sự khác biệt đáng kể trong từng sản phẩm.

Thị trường đồ đan len handmade hiện nay rất phong phú. Các sản phẩm đan len có
thể được sử dụng làm đồ trang trí trong nhà hoặc làm món quà lưu niệm nhỏ để tặng
nhau trong các dịp sinh nhật, kỷ niệm. Chúng cũng có thể trở thành những món quà đáng
giá mà các công ty tặng cho đối tác. Với tính độc nhất vô nhị của từng mẫu sản phẩm,
đồ đan móc len ngày càng được ưa chuộng.

Nhu cầu cá nhân: Có nhiều người yêu thích việc tự đan móc bằng len để tạo ra các
sản phẩm handmade độc đáo và cá nhân hóa. Đây là một hoạt động sáng tạo và thư giãn,
cho phép họ tạo ra những món đồ cá nhân, như áo len, khăn len, mũ len, găng tay len và
nhiều sản phẩm khác. Các bạn trẻ ngày nay có nhu cầu làm đẹp và tự thể hiện cá tính,
cái tôi riêng biệt của mình. Họ muốn tự khẳng định bản thân và những món đồ trang
sức, phụ kiện đan móc len đã giúp đỡ họ rất nhiều trong việc thể hiện cá nhân. Bên cạnh
đó, đối với những người trẻ tuổi hiện nay, việc tặng quà không chỉ đơn thuần là việc
tặng nhau một món quà vật chất, mà còn là cách để truyền tải những tình cảm sâu sắc
đến người nhận.

Nhu cầu thời trang: Thị trường thời trang đồ đan len cũng rất phát triển. Các thiết kế
len đan móc đa dạng từ cái áo len đơn giản cho đến những bộ đồ len sang trọng và đẳng
cấp. Người tiêu dùng có nhu cầu mua các sản phẩm len đan móc với các mẫu mã, kiểu
dáng và màu sắc đa dạng để thể hiện phong cách thời trang cá nhân.

Nhu cầu trang trí và nội thất: Đồ đan len cũng được sử dụng để trang trí và làm đẹp
cho ngôi nhà. Các sản phẩm như đệm len, thảm len, bàn len và gối len có thể tạo điểm
nhấn cho không gian sống và mang lại cảm giác ấm cúng và thoải mái.
Nhu cầu quà tặng: Sản phẩm len đan cũng được sử dụng làm quà tặng cho người thân,
bạn bè và người yêu. Các món đồ len như khăn, mũ, găng tay hoặc bộ đồ len tự đan có
thể là món quà độc đáo và ý nghĩa.

Nhu cầu thị trường: Do sự phát triển của thị trường len đan, có nhiều doanh nghiệp
và cửa hàng chuyên bán các sản phẩm len đan móc, đồ đan len. Đây là những người
cung cấp các nguyên liệu len, công cụ đan móc và các sản phẩm len đan móc sẵn có để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Thị trường đồ đan len handmade ngày càng mở rộng và phát triển, và kinh doanh
trong lĩnh vực này có tiềm năng rất lớn

5
2.2 Đặc điểm khách hàng
Những khách hàng mua hoặc sử dụng đồ đan móc len có những đặc điểm sau đây:

Khách hàng thích sáng tạo và thủ công: Khách hàng của đồ đan móc len thường là
những người yêu thích việc tự tay tạo ra những sản phẩm độc đáo và có giá trị cá nhân.
Họ thích thú với việc thử nghiệm các kỹ thuật đan móc len và sáng tạo ra những mẫu
thiết kế riêng. Khách hàng đồ đan móc len cũng có sự đánh giá cao về công việc thủ
công và tỉ mỉ. Họ trân trọng từng chi tiết nhỏ và sự tinh tế trong từng đường kim mũi
chỉ. Điều này đem lại cho họ niềm hài lòng và sự đồng cảm với quá trình sản xuất đồ
đan móc len.
Khách hàng quan tâm đến thời trang và phong cách cá nhân: Đồ đan len có thể là phụ
kiện thời trang độc đáo và thu hút sự chú ý. Khách hàng có gu thẩm mỹ và quan tâm
đến xu hướng thời trang thường tìm kiếm các món đồ đan móc len để làm nổi bật phong
cách cá nhân. Họ thường tìm kiếm sự độc đáo và cá nhân hóa trong sản phẩm. Với một
niềm đam mê về thời trang và phong cách cá nhân, họ muốn tìm những mẫu thiết kế đặc
biệt và khác biệt, giúp họ nổi bật trong đám đông.
Người tìm kiếm những món quà độc đáo: Đồ đan móc len thường làm quà tặng đặc
biệt và ý nghĩa. Khách hàng có thể tìm kiếm những món quà độc đáo, được làm bằng
tay và mang giá trị cá nhân để tặng cho người thân yêu, bạn bè hoặc đối tác kinh doanh.

Những người yêu thích đồ handmade: Khách hàng của đồ đan móc len thường có sự
đánh giá cao về sự tỉ mỉ, tinh tế và sự chăm sóc chi tiết trong từng sản phẩm handmade.
Họ có niềm đam mê với các sản phẩm làm bằng tay và đánh giá cao giá trị thủ công.
Khách hàng đồ đan móc len cũng tìm kiếm sự thoải mái và ấm áp từ sản phẩm. Đồ đan
móc len mang lại cảm giác ấm áp và êm dịu, đặc biệt vào những ngày lạnh giá. Sự cách
nhiệt và khả năng giữ ấm của đồ đan móc len khiến khách hàng cảm thấy tự tin và thoải
mái trong mọi hoạt động hàng ngày.
Những người quan tâm đến bảo vệ môi trường và phong cách sống bền vững: Đồ đan
móc len handmade thường được làm từ chất liệu tự nhiên và tái chế, không gây hại cho
môi trường. Khách hàng quan tâm đến bảo vệ môi trường và phong cách sống bền vững
thường tìm kiếm các sản phẩm đan móc len để thể hiện giá trị này.Sự ưu tiên về chất
liệu tự nhiên và bền vững cũng phản ánh giá trị của nhóm khách hàng này. Họ quan tâm
đến việc sử dụng sợi len tự nhiên hoặc sợi tái chế, có ý thức về bảo vệ môi trường và
mong muốn đóng góp vào một cộng đồng thời trang bền vững
Những đặc điểm chung này tạo nên một cộng đồng khách hàng đồ đan móc len đầy
sáng tạo, yêu thích cái đẹp và tinh tế. Họ không chỉ tìm kiếm sản phẩm đơn thuần, mà
còn tìm kiếm một trải nghiệm và một phong cách sống độc đáo mà đồ đan móc len mang
lại.

6
2.3 Đối thủ cạnh tranh
2.3.1 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Các thương hiệu móc len khác: Các thương hiệu móc len khác đã hoạt động được một
thời gian, họ đã có kinh nghiệm trong việc sản xuất và kinh doanh đồ móc len và có đủ
nguồn lực để sẵn sàng sản xuất đa dạng mẫu mã hơn và hạ giá sản phẩm để cạnh tranh
với cửa hàng.
Ví dụ: Linh Handmade (Ba Đình), Len lẻn lèn len (Hai Bà Trưng), Đồ len Handmade
- Huế Nguyễn (Thanh Xuân)

Sản phẩm thời trang khác: Đồ đan móc len cạnh tranh với các sản phẩm thời trang
khác như áo len, khăn len, áo len sợi, và các sản phẩm may mặc thông thường. Khách
hàng có thể lựa chọn giữa đồ đan móc len và những sản phẩm khác trong việc mua sắm
cho phong cách và nhu cầu cá nhân của họ.
Ví dụ:

Levi's: Levi's là một nhãn hiệu thời trang nổi tiếng về quần jeans và quần áo denim.
Dòng sản phẩm của họ bao gồm cả áo khoác denim, áo len và các sản phẩm khác, tạo
nên sự cạnh tranh với đồ đan len.
Nike: Nike là một thương hiệu thể thao hàng đầu thế giới, chuyên về giày và quần áo
thể thao. Dòng sản phẩm của Nike bao gồm áo len, áo hoodie và áo khoác thể thao, tạo
ra một sự cạnh tranh với đồ đan len trong lĩnh vực thời trang.

Burberry: Burberry là một thương hiệu thời trang xa xỉ có truyền thống từ Anh Quốc.
Họ nổi tiếng với áo len cao cấp, áo trench và các sản phẩm thời trang khác. Burberry tạo
ra sự cạnh tranh với đồ đan len trong phân khúc thị trường sang trọng.

Đồ handmade khác: Đồ đan móc len cũng cạnh tranh với các sản phẩm handmade
khác như đồ gốm, trang sức handmade, móc len crochet, và các loại sản phẩm thủ công
khác. Khách hàng có thể quyết định mua những sản phẩm handmade khác thay vì đồ
đan móc len.
Ví dụ:

Handmade Vietnam: Handmade Vietnam là một nền tảng trực tuyến tập trung vào
việc quảng bá và bán các sản phẩm thủ công handmade từ các nhà sản xuất và nghệ nhân
tại Việt Nam. Trên Handmade Vietnam, bạn có thể tìm thấy nhiều sản phẩm đồ đan len
và các sản phẩm thủ công khác.

Moc Mien: Moc Mien là một thương hiệu Việt Nam chuyên sản xuất và bán các sản
phẩm handmade từ len và da. Họ tạo ra các mặt hàng như áo len, khăn len, găng tay len
và phụ kiện khác với sự tinh tế và chất lượng.

7
Vietmade Craft: Vietmade Craft là một nền tảng trực tuyến kết nối các nghệ nhân và
nhà sản xuất đồ handmade tại Việt Nam. Họ cung cấp một loạt các sản phẩm thủ công,
bao gồm cả các mặt hàng len như áo len, khăn len và phụ kiện handmade khác.

Knit & Knot: Knit & Knot là một thương hiệu đồ đan len handmade tại Việt Nam.
Họ tạo ra các sản phẩm len như áo len, khăn len và phụ kiện với sự tỉ mỉ và tình yêu đối
với nghệ thuật đan len.
Sản phẩm len công nghiệp: Đồ đan móc len handmade cạnh tranh với các sản phẩm
len công nghiệp được sản xuất hàng loạt. Sản phẩm len công nghiệp thường có giá thành
thấp hơn và có sẵn trong quy mô lớn hơn so với đồ đan móc len handmade.
Các loại vải khác: Đồ đan móc len cũng cạnh tranh với các loại vải khác như len
nhung, len lông cừu, len cashmere và len acrylic. Mỗi loại vải có đặc điểm và ưu điểm
riêng, và khách hàng có thể lựa chọn tùy thuộc vào yêu cầu về mục đích sử dụng và sở
thích cá nhân.

Các nền tảng thương mại điện tử: Các nền tảng thương mại điện tử, như các trang
web mua sắm trực tuyến và các ứng dụng di động, cũng tạo ra sự cạnh tranh cho đồ đan
móc len. Khách hàng có thể tìm kiếm và mua các sản phẩm tương tự từ các nguồn khác
mà không cần đến cửa hàng đồ đan móc len truyền thống.

Ví dụ
Amazon: Amazon là một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất và phổ
biến nhất trên thế giới. Họ cung cấp một loạt các sản phẩm thời trang, bao gồm cả đồ
đan len từ nhiều nhà sản xuất và người bán khác nhau.
Etsy: Như đã đề cập ở trên, Etsy là một nền tảng thương mại điện tử chuyên về các
sản phẩm thủ công và handmade. Đồ đan len và các sản phẩm liên quan có thể được tìm
thấy trên Etsy từ các nhà sản xuất và người bán độc lập.

Shopee: Shopee là một nền tảng thương mại điện tử phổ biến ở Đông Nam Á. Họ
cung cấp một loạt các sản phẩm thời trang từ nhiều ngành công nghiệp khác nhau, bao
gồm cả đồ đan len.

2.3.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn


Các thương hiệu và nhà sản xuất lớn: Các thương hiệu và nhà sản xuất lớn trong
ngành thời trang cũng có thể tạo ra sự cạnh tranh cho đồ đan móc len. Họ có thể sản
xuất và phân phối các sản phẩm len với quy mô lớn và thương hiệu mạnh trên thị trường.

8
Ví dụ:

NEM Fashion: NEM Fashion là một thương hiệu thời trang nổi tiếng tại Việt Nam,
chuyên về các sản phẩm thời trang nữ. Họ cung cấp áo len và các sản phẩm thời trang
từ len, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh với đồ đan len truyền thống.
IVY moda: IVY moda là một thương hiệu thời trang nữ khá phổ biến tại Việt Nam.
Họ sản xuất và cung cấp áo len và các sản phẩm khác từ len, tạo ra sự cạnh tranh với đồ
đan len handmade.
CANIFA: CANIFA là một thương hiệu thời trang hàng đầu tại Việt Nam, chuyên về
các sản phẩm thời trang nam và nữ. Họ cung cấp áo len và các sản phẩm thời trang từ
len, tạo nên một đối thủ cạnh tranh cho đồ đan len truyền thống.

2.4 Định vị công việc kinh doanh


Phân tích công việc kinh doanh theo ma trận SWOT:

SWOT Cơ hội (O) Thách thức (T)

- Khu vực trục đường - Cạnh tranh với các đối


chính rất gần với một số thủ cũ đã có vị thế trên thị
trường đại học nên thu hút trường, kinh doanh lớn
được đối tượng lớn học mạnh về tài chính.
sinh, sinh viên mua các sản
- Đồ đan len handmade
phẩm làm bằng len
có tính xu hướng nên có sự
- Hiện nay xu hướng sử cạnh tranh lớn về mẫu mã
dụng các sản phẩm từ thân và giá cả.
thiện đến bảo vệ với môi
trường ngày càng cao.
- Thị trường chưa bão
hoà về sản phẩm handmade
nói chung và đồ đan len nói
riêng.

9
Điểm mạnh (S) Chiến lược SO Chiến lược ST:

- Sản phẩm độc đáo, tận - Tạo ra các sản phẩm - Vì nguồn tài chính
sáng tạo, bắt mắt, có tính cũng như chi phí thấp nên
dụng được nguồn lực
trend thu hút nhiều học cửa hàng có thể: một là
hiện có sinh, sinh viên và các đối nâng giá thành, hai là giá
- Chi phí thấp, thị trường tượng tiêu dùng khác. thành "mềm" hơn một
chưa bão hòa chút, cả 2

- Đáp ứng được nhiều đều mang đến lợi nhuận


nhu cầu của khách hàng nhưng do mới mở và để
nâng cao cạnh tranh cửa
hàng vẫn nên lựa chọn bán
với giá "mềm" hơn so với
các đối thủ cạnh tranh.

Điểm yếu (W) Chiến lược WO Chiến lược WT

- Doanh nghiệp mới mở, - Khách hàng chủ yếu là - Không nên quá mạo
học sinh, sinh viên nên giá hiểm do thiếu kinh nghiệm
vẫn còn chưa có kinh
cả của sản phẩm đồ đan len để tránh rủi ro tài chính.
nghiệm kinh doanh nhiều.
phải vừa túi tiền.
- Chuẩn bị dự phòng cho
- Khó cân bằng được lợi
phương án dự phòng 2
ích của mình và túi tiền

của khách hàng và nhân


viên

Để tận dụng lợi thế và tránh gặp bất lợi trong kinh doanh sản phẩm đồ đan len, thông
qua thực hiện các công việc dựa trên phân tích ma trận SWOT (Strengths, Weaknesses,
Opportunities, Threats), ta thấy được những điểm chú ý sau thực hiện kế hoạch kinh
doanh:
Về lợi thế của sản phẩm:

- Lợi thế về chất liệu: Tận dụng tính chất đặc biệt của len như cách nhiệt, mềm mại và
ấm áp để tạo ra các sản phẩm đồ đan len độc đáo và hấp dẫn.
- Lợi thế về kỹ thuật: Sử dụng kỹ thuật đan len chất lượng cao, đảm bảo sự chắc chắn
và đẹp mắt của sản phẩm.

10
- Lợi thế về thiết kế: Tạo ra các mẫu mã và thiết kế đồ đan len đa dạng, phù hợp với
xu hướng thời trang và nhu cầu của khách hàng.

Tận dụng cơ hội:


- Phân phối trực tuyến: Tận dụng sự phát triển của thương mại điện tử để mở rộng
phạm vi tiếp cận khách hàng và tăng cường doanh số bán hàng.
- Xây dựng hệ thống bán hàng: Xây dựng mạng lưới nhà bán lẻ hoặc hợp tác với các
cửa hàng và nhà phân phối khác để đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng.
Về mặt cần cải thiện sản phẩm:

- Nâng cao chất lượng: Đảm bảo chất lượng sản phẩm đồ đan len bằng cách sử dụng
len chất lượng cao, kiểm tra kỹ lưỡng tiến trình sản xuất và đảm bảo độ bền của sản
phẩm.
- Xây dựng danh tiếng: Tạo dựng uy tín cho sản phẩm đồ đan len bằng cách tập trung
vào chất lượng, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt và thu thập phản hồi từ khách hàng.

Đối mặt với thách thức:

- Cạnh tranh: Nắm bắt thông tin về đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu về các chiến lược của
họ và tìm cách phát triển điểm mạnh riêng để cạnh tranh hiệu quả.
- Thay đổi xu hướng: Đảm bảo sự linh hoạt và nhanh nhạy trong việc thay đổi và cập
nhật sản phẩm và thiết kế theo xu hướng thời trang mới.

Bên cạnh các hướng đi kinh doanh để tận dụng lợi thế và tránh bất lợi, sản phẩm đồ
đan len cần đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng để
đồ đan len có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng:
- Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm đồ đan len cần được làm từ len chất lượng cao,
đảm bảo tính bền, mềm mại và không bị co rút sau khi giặt.
- Thiết kế đa dạng: Đồ đan len nên có sự đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc
để phù hợp với sở thích và phong cách của đa dạng khách hàng.
- Sự thoải mái: Sản phẩm đồ đan len cần mang lại sự thoải mái khi mặc, đảm bảo cảm
giác ấm áp trong mùa đông và không gây khó chịu cho người mặc.
- Phù hợp với xu hướng thời trang: Đồ đan len cần cập nhật với xu hướng thời trang
hiện tại, bao gồm cả mẫu mã, họa tiết và phối màu.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Đảm bảo dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, bao gồm
hỗ trợ, đổi trả hàng và giải quyết các khiếu nại một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Giá cả hợp lý: Đồ đan len cần có mức giá cạnh tranh, phù hợp với chất lượng và giá
trị của sản phẩm.
- Tiếp cận thị trường: Xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường hiệu quả, bao gồm việc
quảng bá sản phẩm thông qua mạng xã hội, trang web, sự kiện thời trang và hợp tác
với các đối tác phân phối.

11
- Tính bền vững: Chú trọng đến các yếu tố bền vững trong quá trình sản xuất và kinh
doanh đồ đan len, bao gồm việc sử dụng nguồn nguyên liệu tái chế, quy trình sản xuất
thân thiện với môi trường và chăm sóc đối với nhân công.

3. Kế hoạch sản xuất và vận hành


3.1 Nguyên liệu đầu vào
3.1.1 Nhập sỉ len, đồ len đan tay và các dụng cụ đan móc
Len sợi Thanh Thúy (Ba Đình), Noli (Đống Đa), Shop len Ngọc Nhiên (Thường Tín),
Linh Handmade (Ba Đình)... Đây là những nơi chuyên cung cấp các loại len nhập khẩu,
tại đây còn buôn bán các loại len sợi và sách hướng dẫn đan móc. Kèm theo đó là các
phụ kiện đan, thêu, móc. Ở những shop này, đồ len được đảm bảo về chất lượng, chủng
loại, màu sắc… và đặc biệt giá cả hợp lý với nhiều mức giá khác nhau. Tại những cửa
hàng này thường xuyên cập nhật những mẫu mới và đẹp nhất cho khách hàng. Được chủ
shop tư vấn tận tình khi cần thiết.

Ngoài ra để nhập được nguồn len giá rẻ và chất lượng nhất, có thể mua từ trên các
trang website thương mại điện tử uy tín, chất lượng của Trung Quốc như Taobao, 1688,
Tmall, Alibaba, order Pinduoduo…
3.1.2 Phụ kiện đi kèm

Ở Phố Hàng Bồ, Hàng Chiếu, Hàng Mã có thể tìm thấy các dòng phụ kiện may mặc
(kim, chỉ, khuy, móc khóa,…), dây gai, dây sợi, hạt các loại, lông vũ, lông chim cùng
với đó hai tuyến phố này còn được xem là thiên đường của các loại giấy, ruy băng. Có
thể tìm kiếm các nguồn hàng handmade giá sỉ như hoa giấy, hoa lụa.... tại đây với các
dòng sản phẩm giấy nhún, giấy gói quà, băng dính quấn hoa, ruy băng thắt nơ, giấy trang
trí hay giấy gấp Origami.... với nhiều loại hoa văn, màu sắc đa dạng khác nhau.

3.1.3 Trang thiết bị phục vụ cho cung ứng dịch vụ workshop dạy đan len
Workshop offline: Người thợ có kinh nghiệm, hiểu biết và có kỹ năng làm đồ
handmade, chuẩn bị bàn ghế cho học viên ngồi, đầy đủ ánh sáng, ngoài ra còn phải
chuẩn bị trước nguyên liệu và dụng cụ.

Workshop online: Người thợ có kinh nghiệm, hiểu biết và có kỹ năng làm đồ
handmade, chuẩn bị máy tính, nguyên liệu và dụng cụ; bên phía người học tự chuẩn bị.

3.2 Quá trình sản xuất và lịch trình làm việc


3.2.1 Sản xuất đồ len đan tay

(Đối với các sản phẩm phức tạp, số lượng lớn hoặc theo yêu cầu của khách hàng thì
phải nhận đơn đặt hàng trước).
Đưa ra ý tưởng về sản phẩm len (tự nghĩ hoặc theo yêu cầu của khách hàng).
12
Vẽ các ý tưởng thành hình ảnh sản phẩm, mô tả kỹ và chi tiết.

Chuẩn bị nguyên liệu phù hợp, phối tông màu sản phẩm cho hợp lý.

Bắt đầu đo, đan móc, cắt, ghép, khâu, dán tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Chỉnh sửa, trang trí các phụ kiện đi kèm.

Đóng gói trong túi nilon hoặc hộp quà, dán nhãn mác thông tin sản phẩm và cửa hàng.
Bày bán tại cửa hàng hoặc trên các trang thương mại điện tử.
Để hoàn thành một món đồ thủ công phải tốn rất nhiều thời gian, khác hoàn toàn với
các món đồ được sản xuất hàng loạt bằng máy móc trên thị trường. Do đó, hàng
handmade rất độc đáo, sáng tạo và có số lượng rất hạn chế. Tuy nhiên vẫn phải hạn chế
tối đa thời gian sản xuất để tránh làm sụt giảm năng suất

Những món đồ nhỏ, đơn giản như kẹp tóc, vòng tay, lót ly, mũ, đồ trang trí loại nhỏ
có thể hoàn thành trong 15 phút đến 3 giờ.

Những món đồ lớn, đơn làm theo ý tưởng của khách như áo, váy, thảm, tranh, đồ
trang trí loại lớn có thể hoàn thành trong 1-3 ngày.

3.2.2 Cung ứng dịch vụ workshop dạy đan len


Treo biển quảng cáo tại cửa hàng hoặc đăng tin lên các trang thương mại điện tử về
workshop dạy đan.

Nhận yêu cầu dạy đan.


Tùy vào yêu cầu và nguyện vọng của khách hàng mà viết ra lịch trình và những kỹ
thuật mà người học sẽ được dạy.

Phân công người dạy và sắp xếp thời gian.

Tùy vào việc khách hàng học online hay offline mà chuẩn bị nguyên liệu và công cụ
phù hợp.
Tiến hành workshop.

3.3 Bố trí mặt bằng cơ sở kinh doanh


Với các sản phẩm nhỏ, cần tính liều mạch thì chỉ cần 1 người thợ làm hoàn chỉnh sản
phẩm đó, còn đối với các sản phẩm lớn mà có tính rời rạc giữa các bộ phận thì nhiều
người sẽ làm cùng một lúc, mỗi người một bộ phận sau đó khâu ráp lại để tiết kiệm thời
gian.

Đối với các nhân viên làm part-time làm các sản phẩm nhỏ và đơn giản thì tận dụng
nhà ở của chính mình làm nơi sản xuất.

13
Các nhân viên có thể vừa sản xuất sản phẩm, vừa tiến hành dạy các học viên. Nếu có
thể thì tận dụng các sản phẩm mà học viên tạo ra.

Trong quá trình sản xuất có thể dư thừa các sợi len, bông, vải không thể dùng để đan
ra các sản phẩm khác thì có thể tận dụng để tạo ra các sản phẩm tái chế hoặc nhồi bông,...
với giá thành rẻ hơn.

3.4 Kế hoạch đảm bảo chất lượng


Đối với nguyên liệu đan len và sản phẩm bán sỉ cần phải có nguồn gốc rõ ràng, chất
lượng đồng đều, giá cả hợp lý.

Đối với thợ đan thì phải có niềm yêu thích đối với sản phẩm handmade, có trình độ
tay nghề cao, có tính sáng tạo chất riêng của bản thân.

Với sản phẩm đồ len đan tay được tạo ra phải có tính thẩm mỹ, mũi đan đều, không
có sợi len thừa, hỏng, phải được bảo quản tốt và cất giữ sạch sẽ.

Học viên sau khi hoàn thành khóa học phải biết đan theo đúng yêu cầu và nguyện
vọng đặt ra từ trước khi bắt đầu học, có thiện cảm đối với người dạy.

Các thông tin trên sản phẩm phải đầy đủ, rõ ràng trước khi được bày bán.

Sẽ có 1 nhân viên được đào tạo để chuyên thực hiện các hoạt động đảm bảo chất
lượng, quan sát, cảm nhận từng nguyên liệu đầu vào và sản phẩm để hoạt động sản xuất,
kinh doanh diễn ra thuận lợi.

4. Kế hoạch tổ chức và quản lý nhân sự


Quản lý cửa hàng kiêm quản lý chất lượng: Chủ cửa hàng

Kế toán kiêm thu ngân: 1 người (fulltime)

Quản lý kho: 2 người (fulltime)


Nhân viên bán hàng: 6 người (part time)
Ca 1: 7h-12h (2 người)

Ca 2: 12h-18h (2 người)

Ca 3: 18h-22h (2 người)

Nhân viên bán hàng online kiêm marketing: 2 người (fulltime)


Thợ đan kiêm dạy đan: 5 người (fulltime)

Thợ đan partime: 10 người (part time)

14
Quyền
Vị trí CV Mô tả CV Các yêu cầu Số lượng
lợi

Nhân viên - Giao tiếp - Tính cách 6 - Lương:


bán hàng và tư vấn nhanh nhẹn, 20k/giờ, thử
khách hàng hoạt ngôn, cẩn việc lương
trực tiếp tại thận và tỉ mỉ 18k/giờ
các cửa hàng
- Biết sử - Thưởng
của công ty.
dụng máy tính doanh số,
- Trưng bày văn phòng thưởng lễ
sản phẩm, giới tết, tăng ca
- Yêu thích
thiệu và bán
đan len - 6 tháng
hàng cho
handmade đánh giá
khách hàng.
tăng lương
- Có kinh
- Giữ vệ
nghiệm bán - Nghỉ 2
sinh sạch sẽ,
hàng là 1 lợi thế ngày/tháng
bảo quản sản
phẩm và tài - Thử việc 2
sản trong tiệm tuần

Nhân viên - Quản lý và - Tính cách 2 - Lương 6


bán hàng online cập nhật thông nhanh nhẹn, triệu tháng,
tin sản phẩm, hoạt ngôn, cẩn thử việc
hình ảnh và thận và tỉ mỉ 75% lương
mô tả trên
- Có kinh - Thưởng
trang thương
nghiệm bán doanh số,
mại điện tử.
hàng online thưởng lễ
- Quản lý và tết, tăng ca
- Biết sử
xử lý đơn đặt
dụng máy tính - 6 tháng
hàng trực
văn phòng, đánh giá
tuyến từ trang
quay dụng tăng lương
thương mại
video
điện tử và các - Nghỉ 2
kênh trực - Yêu thích ngày/tháng
đan len
tuyến khác,
handmade
đảm bảo đáp
ứng đúng và - Thử việc 1
đúng hẹn. tháng

15
- Cung cấp
tư vấn sản
phẩm và hỗ trợ
khách hàng
qua điện thoại
hoặc tin

nhắn để giải
đáp thắc mắc
và đáp ứng
nhu cầu của
khách hàng.

-Livestream
giới thiệu sản
phẩm và bán
hàng

- Tạo nội
dung truyền
thông sáng tạo
và hấp dẫn để
quảng bá sản
phẩm và
thương hiệu
của công ty.

- Quản lý
các chiến dịch
quảng cáo trực
tuyến và xác
định các kênh
tiếp thị hiệu
quả.

- Nghiên
cứu và phân
tích thị trường
để đề xuất và
phát triển sản
phẩm mới phù
hợp với nhu

16
cầu và xu
hướng của
khách hàng.

Thợ đan -Thực hiện - Tính cách 10 -Được


partime các sản phẩm cẩn thận và tỉ đào tạo cơ
theo yêu cầu mỉ bản
và mẫu
- Yêu thích -Linh
đan len hoạt thời
handmade gian và vị trí
làm việc,
- Ưu tiên các
lương tính
đối tượng đặc
theo sản
biệt như sinh
phẩm (làm
viên, mẹ bỉm
tại nhà cần
sữa, người
cọc nguyện
khuyết tật.
liệu, tiền cọc
hoàn lại
cùng tiền
công)
-Có cơ
chế thưởng
lễ tết,
thưởng chất
lượng

Thợ đan - Sản xuất - Có kinh 2 - Lương 6


fulltime các sản phẩm nghiệm tối thiểu triệu tháng,
len đan tay 1 năm trong bộ thử việc
theo yêu cầu môn và có sản 75% lương
của khách phẩm gửi Tiệm
- Thưởng
hàng. tham khảo (5
doanh số,
sản phẩm)
- Đảm bảo thưởng lễ
chất lượng và - Có thể dạy tết, tăng ca
độ chính xác vào buổi tối
của sản phẩm. hoặc cuối tuần

17
- Chuẩn bị (ưu tiên cuối - 6 tháng
và cung cấp tuần) đánh giá
khóa học đan tăng lương
- Thử việc 1
len cho học
tháng - Nghỉ 2
viên.
ngày/tháng
- Hướng dẫn
học viên về
các kỹ thuật và
mẹo đan len.

Kế toán - Theo dõi - Trung thực, 1 - Lương 6


và ghi nhận cẩn thận. triệu tháng,
các giao dịch thử việc
- Có kinh
tài chính, bao 75% lương
nghiệm tối thiểu
gồm quản lý
6 tháng - Thưởng
hóa đơn, thanh
doanh số,
toán và báo - Thử việc 1
thưởng lễ
cáo tài chính tháng
tết, tăng ca
hàng tháng. - Biết sử
- 6 tháng
- Đảm bảo dụng máy tính
đánh giá
tuân thủ các văn phòng
tăng lương
quy định kế
toán và thuế - Nghỉ 2
hiện hành. ngày/tháng

- Thu ngân,
kiểm đếm tiền
sau mỗi ngày

Quản lý kho - Quản lý và - Có kinh 2 - Lương 6


kiểm soát hàng nghiệm tối thiểu triệu tháng,
hóa trong kho, 6 tháng thử việc
bao gồm việc 75% lương
- Thử việc 1
nhập kho, xuất
tháng - Thưởng
kho và kiểm kê
doanh số,
hàng tồn.

18
- Đảm bảo - - Biết sử thưởng lễ
sự tổ chức hiệu dụng máy tính tết, tăng ca
quả và quản lý văn phòng
- 6 tháng
chuỗi cung
đánh giá
ứng.
tăng lương
- Nghỉ 2
ngày/tháng

5. Kế hoạch bán hàng

5.1 Chương trình bán hàng


 Bán hàng tại cửa hàng

1. Phân loại và bày hàng:


- Phân loại các sản phẩm theo nhóm và bày trên kệ cửa hàng.

- Niêm yết tên và giá thành của các sản phẩm trên kệ, để khách hàng dễ dàng tìm
kiếm và mua hàng.
2. Tư vấn và hướng dẫn khách hàng:

- Tiếp nhận và tư vấn cho khách hàng về sản phẩm.


- Hướng dẫn khách hàng tạo ra sản phẩm đơn giản và hoàn thiện ngay tại cửa hàng.

- Giới thiệu về workshop của tiệm để khách hàng có thể trải nghiệm tự tạo ra sản
phẩm handmade.

3. Tạo trải nghiệm mua sắm tốt:


- Tiếp đón khách hàng nhiệt tình, thân thiện và tư vấn về thẩm mỹ, phụ kiện và mỹ
thuật.

- Tạo không gian thoải mái, có âm nhạc và các tài liệu hướng dẫn làm đồ handmade.

- Giới thiệu các chương trình khuyến mãi đặc biệt vào các dịp lễ, tết.

19
 Bán hàng online

1. Facebook

- Trang chủ page: Giới thiệu các sản phẩm mới của cửa hàng, thông điệp muốn gửi
tới khách hàng và địa chỉ của cửa hàng. Gắn liên kết đến trang thương mại điện tử của
cửa hàng trên page.

- Sản phẩm: Hiển thị hình ảnh, mẫu sản phẩm, giá sản phẩm và các gói dịch vụ của
cửa hàng.

- Cách mua hàng: Cung cấp hai hình thức mua hàng là đến trực tiếp cửa hàng để mua
hàng hoặc đặt hàng ngay trên page hoặc trên trang thương mại điện tử.

- Liên hệ tư vấn: Cung cấp thông tin liên hệ như số điện thoại, Facebook hoặc Zalo
của cửa hàng để khách hàng có thể liên hệ và tư vấn.
- Diễn đàn: Tạo diễn đàn để khách hàng trao đổi và đóng góp ý kiến (nhóm Facebook
hoặc nhóm Zalo).

2. Shopee
- Cập nhật liên tục tin tức và hình ảnh sản phẩm mới trên page.

- Có nhân viên cố định chịu trách nhiệm tiếp nhận và xử lý đơn đặt hàng.
- Các nhân viên khác trong cửa hàng sẽ hỗ trợ tiếp nhận đơn đặt hàng khi cần thiết,
đảm bảo sự tư vấn và giải đáp thắc mắc cho khách hàng.

- Lập kế hoạch bán hàng, quảng cáo và ưu đãi đặc biệt cho các ngày lễ, tết và các dịp
đặc biệt để thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng.

5.2 Chăm sóc khách hàng


Chăm sóc khách hàng online:

- Hồi đáp nhanh chóng: Đảm bảo phản hồi nhanh chóng các yêu cầu, câu hỏi và thắc
mắc từ khách hàng thông qua các kênh trực tuyến như facebook hoặc hệ thống tin nhắn
của nền tảng bán hàng trực tuyến.

- Tư vấn sản phẩm: Cung cấp tư vấn chuyên sâu về sản phẩm cho khách hàng, giúp
họ chọn được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình.
- Xử lý đơn hàng: Theo dõi và xử lý đơn hàng trực tuyến một cách nhanh chóng và
chính xác, từ việc xác nhận đơn đến vận chuyển và theo dõi giao hàng.

- Hỗ trợ sau bán hàng: Đảm bảo rằng khách hàng nhận được sự hỗ trợ sau khi mua
hàng, bao gồm đổi/trả hàng, bảo hành và giải quyết các vấn đề phát sinh.

20
Chăm sóc khách hàng trực tiếp tại tiệm:

- Tư vấn và giới thiệu sản phẩm: Nhân viên bán hàng tận tâm và có kiến thức về sản
phẩm để tư vấn và giới thiệu các mẫu đan len cho khách hàng tại tiệm.
- Tạo trải nghiệm mua sắm tốt: Tạo ra một không gian thoải mái và thân thiện để
khách hàng có thể thư giãn và tận hưởng quá trình mua sắm. Đảm bảo rằng sản phẩm
được trưng bày một cách hấp dẫn và dễ tiếp cận.
- Hỗ trợ tận tâm: Cung cấp hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng trong quá
trình mua sắm tại tiệm, bao gồm việc đo kích cỡ, tư vấn về màu sắc và chất liệu, và các
thông tin khác liên quan đến sản phẩm.

6. Kế hoạch tài chính

6.1 Nguồn vốn


6.1.1 Vốn khởi sự

Vốn cố định:
- Mặt bằng: Phố Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy; mặt tiền 5m, diện tích 60m2, 1 tầng 35
triệu/ 3 tháng (tính cả tiền nước, điện, mạng).
- Chi phí mặt bằng nội thất: 50 triệu.
- Quầy lễ tân: 15.000.000 VND.
- Sơn, sửa, lát sàn: 25.000.000 VND.
- Biển hiệu cửa hàng: 10.000.000 VND.
- Phí đăng ký kinh doanh: 2 triệu.
- Chi phí khởi sự: 4 triệu (chi phí tìm hiểu thị trường).
- Đào tạo chuyên môn: 8 triệu.
- Thuế môn bài: 1 triệu (với công ty vốn đầu tư dưới 10 tỷ đồng).
- Chi phí trang thiết bị (điều hoà, đèn điện, giá để đồ, trang trí cửa hàng…): 44,3 triệu.

Tên trang Số lượng Thành


STT Đơn giá
thiết bị (dự kiến) tiền

1 Điều hòa 1 6.000.000 6.000.000

Đèn, hệ 150.000 600.000


2 thống chiếu 4
sáng

21
Kệ tủ đồ 1.500.000 7.500.000
3 5
trưng bày

Set trang 13.000.000 13.000.000


4 1
trí cửa hàng

5 Máy tính 1 12.000.000 12.000.000

Máy POS 3.400.000 3.400.000


6 1
hóa đơn

Camera 360.000 1.800.000


7 3
giám sát

Vốn lưu động:

- Nhập nguyên vật liệu: 30 triệu/tháng (và giảm theo các tháng sau).
- Trả lương: thành viên nhóm khởi nghiệp tính lương cứng 3 triệu/tháng (ban đầu do
nhóm khởi nghiệp tự chủ quản lý, kinh doanh ổn định sẽ giao cho nhân viên).
- Quảng cáo: 1,5 triệu/tháng (qua nền tảng Facebook Ads).
- Chi phí khác: 1 triệu / tháng (văn phòng phẩm, giấy tờ, trà túi lọc cho nhân viên).
- Các loại thuế: Thuế thu nhập 20%, thuế GTGT, thuế nhập khẩu.

→ Mức vốn khởi nghiệp ban đầu dự kiến là 200 triệu. Để có được số vốn này mỗi
thành viên nhóm cần đóng góp vốn ban đầu là 20 triệu. Ngoài ra 3 tháng đầu mỗi người
đóng góp thêm 2 triệu/tháng để làm vốn dự phòng nên vốn dự phòng là 60 triệu.

6.1.2 Nguồn vốn

Vốn tự có: tiền tiết kiệm


Vay người thân, bạn bè, họ hàng

Vay ngân hàng

6.2 Chi phí và doanh thu dự kiến:


6.2.1 Doanh thu dự kiến

Số lượng khách mua sản phẩm làm sẵn: 1500 khách/tháng (trực tiếp tại cửa hàng và
các trang mạng online, sàn thương mại điện tử khác)
Số lượng khách sử dụng dịch tạo sản phẩm theo yêu cầu: 100 khách/tháng

22
Số lượng khách sử dụng dịch vụ dạy đan len: 40 khách /tháng (2 lớp dạy đan len)

Số lượng khách sử dụng dịch vụ đóng gói quà tặng: 100 khách

+ Doanh thu:
- Từ bán sản phẩm làm sẵn: 100 triệu
- Từ dịch vụ tạo sản phẩm theo yêu cầu: 20 triệu
- Từ dịch vụ hướng dẫn học làm sản phẩm: 25 triệu
- Từ dịch vụ đóng gói quà tặng: 5 triệu
- Tổng doanh thu: 150 triệu/tháng
- Doanh thu tháng đầu: 150 - 200 = -50 triệu:

Bảng doanh thu dự tính doanh thu 6 tháng tiếp

Tháng Chi phí Doanh thu Lợi nhuận

1 200 000 000 150 000 000 - 50 000 000

2 80 000 000 160 000 000 80 000 000

3 85 000 000 170 000 000 85 000 000

4 80 000 000 180 000 000 100 000 000

5 90 000 000 210 000 000 110 000 000

6 95 000 000 220 000 000 125 000 000

→ Tổng lợi nhuận 6 tháng: 450 000 000 VND


6.2.2 Chi phí dự kiến

Chi phí nhập nguyên vật liệu dao động 30 triệu/tháng, có thể tăng hoặc giảm
Chi phí quảng cáo 1,5 triệu/tháng

Chi phí thuê mặt bằng 35 triệu/tháng


Chi phí khác 1 triệu /tháng (đồ dùng văn phòng phẩm)
Thuế thu nhập, thuế GTGT,…
Trả lương cho thành viên nhóm

23
7. Kế hoạch marketing

7.1 Kế hoạch sản phẩm


Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố hàng đầu thu hút và giữ chân khách
hàng. Vậy nên, với cửa hàng chúng tôi các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm được đặt
lên hàng đầu. Với mong muốn đem lại những sản phẩm tốt nhất, gây dựng được lòng
tin và uy tín đối với khách hàng, cửa hàng từng bước khẳng định vị thế và thương hiệu
trên thị trường.
Sự độc đáo và khác biệt của sản phẩm cũng là một trong những điều mà cửa hàng
quan tâm và hướng tới. Với khách hàng chủ yếu là các bạn trẻ, những người yêu thích
sự mới mẻ và độc đáo, cùng với việc xem xét, tìm hiểu, phân tích thị trường cũng như
các đối thủ cạnh tranh. Cửa hàng đã không ngừng nghiên cứu, sáng tạo thêm nhiều mẫu
sản phẩm phong phú hơn để phục vụ khách hàng. Cửa hàng cũng chú trọng tới các mẫu
mã đang hot trên thị trường để kịp thời cung cấp tới khách hàng và dạy cho các bạn khi
tới buổi workshop. Sản phẩm không dập khuôn mà đa dạng về mẫu mã làm hài lòng
khách hàng vì vậy mà “Tay Đan” không ngừng tìm tòi và sáng tạo để cho ra nhiều mẫu
sản phẩm đa dạng và phong phú.

Các sản phẩm của “Tay Đan” mang tới cảm giác trẻ trung, năng động và tươi mới.
Khách hàng có thể tự tin khoe cá tính của mình với những sản phẩm, phụ kiện móc len
độc đáo.

Khi khách hàng đến với buổi workshop sẽ được học hỏi những kiểu móc len từ đơn
giản đến phức tạp, những kiểu móc sáng tạo và mới mẻ. Khách sẽ được trải nghiệm công
việc tự mình ngồi móc ra từng mũi len để hoàn thiện những sản phẩm mà mình yêu
thích. Ngoài ra công việc móc len cũng khiến cho mọi người cảm thấy yên bình và thư
giãn sau những ngày làm việc, học tập căng thẳng. Hoặc đơn giản chỉ là mọi người yêu
thích công việc đan len và muốn được tự tay thực hiện nó. Ở “Tay Đan” mọi thứ đều
đã được chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Để làm ra được những sản phẩm chất lượng, cửa hàng cũng quan tâm tới nguồn vật
liệu từ các nhà cung ứng uy tín. Vì là một cửa hàng mới, vừa gia nhập thị trường, để tối
thiểu hóa chi phí, cửa hàng lựa chọn những vật liệu bình dân có giá thành rẻ nhưng đảm
bảo chất lượng để thực hiện mục tiêu cung cấp sản phẩm có giá thành phù hợp cho khách
hàng.

24
7.2 Chiến lược giá
Việc định giá sản phẩm dựa vào giá trị cảm nhận của khách hàng. Bên cạnh đó là việc
phân tích đối thủ cạnh tranh và dựa trên chi phí và lợi nhuận của cửa hàng.
Doanh thu của cửa hàng đến từ việc bán các sản phẩm có sẵn tại cửa hàng, các đơn
đặt hàng theo yêu cầu và bán sản phẩm trên các trang thương mại điện tử. Đây là hình
thức đem lại doanh thu chính cho cửa hàng.
Bên cạnh đó một phần doanh thu đến từ các học viên đăng ký tham gia lớp workshop,
và một phần từ việc bán các vật liệu đan len như: Cuộn len, cây đan,... nếu khách hàng
có nhu cầu mua để đem về nhà.

Các sản phẩm của cửa hàng sẽ có giá không quá chênh lệch với giá sản phẩm của các
đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

7.3 Chiến lược phân phối


Sản phẩm được phân phối trực tiếp tới khách hàng, không qua trung gian. Khách hàng
đến trực tiếp cửa hàng để lựa chọn vật liệu, mẫu mã sản phẩm theo ý thích của họ. Khách
hàng có thể đặt hàng làm theo sở thích của mình, nhân viên cửa hàng sẽ ghi nhận đơn
rồi hẹn ngày giao nhận hàng, khách hàng có thể tự tới nhận hàng hoặc cửa hàng sẽ giao
hàng tận nhà đến cho khách. Với đơn hàng có giá trị cao, khách hàng phải đặt cọc trước.
Với hình thức bán hàng trực tiếp tại cửa hàng, khách hàng chủ yếu là những người đang
sinh sống và làm việc tại Hà Nội

Khách hàng có thể mua sản phẩm trên các trang thương mại điện tử: Shopee, Tiktok
shop, và trên các trang mạng xã hội: Facebook, instagram nếu không thể đến trực tiếp
cửa hàng để mua. Trên các trang mạng này được cập nhật đầy đủ mẫu mã, chất liệu,
hình ảnh sản phẩm của cửa hàng, khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn và đặt mua sản
phẩm. Với hình thức bán hàng online phạm vi khách hàng sẽ được mở rộng hơn trên
toàn quốc.

7.4 Chiến lược xúc tiến


Vì khách hàng chủ yếu là giới trẻ nên hình thức quảng cáo trên các trang mạng xã
hội, phương tiện quen thuộc và được các bạn trẻ sử dụng nhiều hiện nay là vô cùng cùng
quan trọng. Vì là một cửa hàng mới, việc tạo ấn tượng tốt ban đầu với khách hàng là vô
cùng quan trọng. Cửa hàng sẽ liên tục cập nhật những bài đăng mới trên Facebook và
Tiktok, đây là hai phương tiện truyền thông mà cửa hàng chú trọng. những bài đăng là
những hình ảnh đẹp về cửa hàng và các sản phẩm, chia sẻ những câu chuyện vui về nghề
móc len, câu chuyện về một ngày làm việc hay quá trình tạo ra một sản phẩm của các
nhân viên tại cửa hàng. Chạy quảng cáo về những buổi workshop để thu hút thêm nhiều
học viên.

25
Website là cầu nối giữa khách hàng và nhà sản xuất, vậy nên cửa hàng đã lập một
website để khách hàng có thể tìm kiếm. Tại đây, có các bài viết chia sẻ về đồ handmade
và cách làm ra chúng. Mục đích là tạo một cộng đồng những người quan tâm đến đồ
handmade để cửa hàng có thể đến gần hơn với khách hàng.

Tận dụng triệt để hiệu quả của hình thức “truyền miệng” khi khách hàng sử dụng và
trải nghiệm sản phẩm của cửa hàng mà thấy hài lòng, họ sẽ giới thiệu cho người thân và
bạn bè, qua đó cửa hàng sẽ được biết đến rộng rãi hơn. Muốn như vậy thì sản phẩm phải
thực sự chất lượng và độc đáo, gây ấn tượng với khách hàng.
Cửa hàng sẽ áp dụng các chương trình giảm giá, khuyến mãi cho khách hàng. Nhân
dịp khai trương, trong một tuần đầu tiên khách hàng tới mua hàng sẽ được giảm 20%
đơn hàng từ 100.000 VNĐ trở lên. Đồng thời, có chương trình bốc thăm trúng thưởng
cho, tặng móc khóa, vòng tay cho khách hàng may mắn bốc trúng phần quà. Vào các
dịp lễ, tết lớn trong năm như Valentine, Trung thu, dịp cuối năm... cửa hàng sẽ có các
chương trình khuyến mãi khác nhau để tri ân khách hàng.
Trên các trang thương mại điện tử shopee, Tiktok Shop, cửa hàng luôn cập nhật những
hình ảnh, mẫu mã sản phẩm mới nhất, thông tin sản phẩm một cách chi tiết để tạo sự uy
tín với khách hàng. Lập kế hoạch bán hàng, quảng cáo, đưa ra các mã giảm giá, ưu đãi
để kích thích khách hàng mua hàng.

Vì bán hàng trực tiếp tại cửa hàng và địa điểm tổ chức workshop cũng là tại cửa hàng
nên việc trang trí không gian quán là một điều quan trọng và cần thiết. Không gian quán
được trang trí với gam màu nóng đem lại cảm giác ấm cúng, an toàn và thư giãn, kết
hợp với âm nhạc nhẹ nhàng và du dương khiến cho mỗi khách hàng mỗi khi bước vào
cửa hàng đều cảm thấy yên bình và dễ chịu.

8. Các rủi ro có thể gặp phải và giải pháp

Rủi ro Giải pháp


Biến động thị trường: Thị trường sản Điều tra thị trường và dự đoán xu hướng:
phẩm đồ len có thể thay đổi nhanh chóng cửa hàng cần hiểu rõ thị trường và những
do thời trang và sự thay đổi trong xu xu hướng thời trang đang diễn ra. Theo
hướng. Sản phẩm nổi bật trong một thời dõi thường xuyên các nguồn thông tin
điểm có thể trở nên lỗi thời sau đó, dẫn thời trang để dự đoán sự thay đổi trong xu
đến nguy cơ tồn kho và mất lợi nhuận. hướng và thích nghi một cách nhanh
chóng.
Cạnh tranh: Ngành công nghiệp thời trang Tìm cách tạo ra sản phẩm độc đáo: Để
nói chung và đồ len nói riêng luôn đầy cạnh tranh trong thị trường, cửa hàng phải
cạnh tranh. Có nhiều đối thủ cạnh tranh và tìm cách tạo ra sản phẩm đồ len có đặc
sự cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt trực điểm riêng biệt và sáng tạo để thu hút
khách hàng.
26
tuyến, có thể làm giảm lợi nhuận và đặt áp
lực lên giá cả.
Yêu cầu sản xuất tùy chỉnh: Nếu cửa hàng Tối ưu hóa quá trình sản xuất: Nếu làm
chấp nhận làm theo yêu cầu của khách theo yêu cầu của khách hàng, cố gắng tối
hàng, thì cần phải đảm bảo rằng khả năng ưu hóa quá trình sản xuất để tăng hiệu suất
sản xuất sản phẩm đáp ứng các yêu cầu cụ và giảm thời gian sản xuất.
thể của họ. Điều này có thể đòi hỏi phức
tạp hơn và tốn thời gian hơn so với việc
sản xuất hàng bán sẵn
Khách hàng không trả tiền: Khả năng gặp Xây dựng mối quan hệ với khách hàng:
phải các vấn đề về thanh toán từ phía Tương tác tích cực với khách hàng và lắng
khách hàng có thể xảy ra, đặc biệt khi làm nghe phản hồi của họ. Cố gắng tạo ra mối
quan hệ lâu dài và đáng tin cậy với khách
việc với các đơn đặt hàng tùy chỉnh. Điều hàng bằng cách cung cấp sản phẩm và
này có thể ảnh hưởng đến dòng tiền và lợi dịch vụ tốt.
nhuận của doanh nghiệp
Vấn đề về chất lượng: Sản phẩm đồ len Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng:
chất lượng kém có thể gây tổn thất danh Đảm bảo rằng cửa hàng có quy trình kiểm
tiếng và mất khách hàng. Đảm bảo rằng tra chất lượng sản phẩm đồ len và tuân thủ
cửa hàng duy trì tiêu chuẩn chất lượng cao các tiêu chuẩn chất lượng cao. Điều này
là quan trọng để tránh rủi ro này. sẽ giúp doanh nghiệp ngăn chặn sự xuất
hiện của sản phẩm kém chất lượng và bảo
vệ danh tiếng.
Tài chính: Khởi đầu kinh doanh trong Quản lý tài chính cẩn thận: Duy trì sổ sách
ngành thời trang yêu cầu vốn đầu tư ban và theo dõi tình hình tài chính của cửa
đầu lớn để mua vật liệu, thiết bị và phát hàng một cách cẩn thận. Hãy xem xét các
triển sản phẩm. Nếu không quản lý tài phương án tài trợ, đầu tư hoặc vay vốn để
chính cẩn thận,doanh nghiệp có thể gặp đảm bảo rằng doanh nghiệp có đủ vốn để
khó khăn tài chính đổi trong xu hướng và duy trì hoạt động kinh doanh.
thích nghi một cách nhanh chóng.

9. Ý nghĩa của dự án

9.1 Hiệu quả về mặt kinh tế


Tạo thu nhập cho các thành viên cùng kinh doanh và góp vốn.

Tạo thu nhập cho các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào (len, kim đan móc, móc
khóa,...).

27
Tạo thu nhập cho các đơn vị tài trợ: gia tăng độ nhận biết của các nhà tài trợ cho dự
án, gia tăng khả năng khách hàng tìm đến và mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của các
nhà tài trợ đó.

9.2 Hiệu quả về mặt xã hội


Đối với khách hàng:

- Về sản phẩm móc len: Ứng dụng của những sợi len ngày nay không chỉ dùng để làm
ra những chiếc mũ, chiếc khăn, hay những chiếc áo ấm phục vụ cho tiết trời mùa
đông. Qua đôi bàn tay khéo léo, các sản phẩm đan móc đã được nâng cấp lên thành
những phụ kiện, đồ trang trí vô cùng độc đáo và ấn tượng. Khách hàng sở hữu sản
phẩm thể hiện được nét riêng biệt, cá tính, độc đáo của mình.
- Về dịch vụ workshop hướng dẫn làm đồ đan móc: Workshop làm đồ thủ công ngày
nay càng trở nên thịnh hành khi mà khách hàng có nhu cầu tự tay mình tạo nên sản
phẩm của mình. Workshop đáp ứng được nhu cầu của khách hàng khi nhân viên
hướng dẫn khách tự làm ra sản phẩm, tự do sáng tạo màu sắc, hình dáng, kích cỡ,
họa tiết trang trí.
Đối với bản thân người thực hiện dự án:

- Có kinh nghiệm về kinh doanh và cách thức vận hành một dự án trên thực tế.
- Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về đồ thủ công nói chung và sản phẩm móc len nói
riêng.
- Thông qua dự án, người thực hiện dự án được làm những công việc mình yêu thích,
có cơ hội giao lưu, học hỏi từ đồng nghiệp.
- Lan tỏa được vẻ đẹp và ý nghĩa của sản phẩm móc len đến cho khách hàng.

Đối với nhà nước, xã hội:


- Giải quyết được vấn đề việc làm, đặc biệt là những người trẻ tuổi có niềm đam mê
sáng tạo.
- Rèn luyện tính kiên trì, chịu khó, phát huy khả năng sáng tạo cho những người thực
hiện, đóng góp một phần quan trọng trong việc hình thành lối sống lành mạnh của
thế hệ trẻ.

28
KẾT LUẬN
Kế hoạch khởi sự kinh doanh cho đồ đan móc bằng len là một dự án vô cùng hấp dẫn,
giúp cho chúng tôi có thể định hướng và phát triển hoạt động kinh doanh của một doanh
nghiệp trong tương lai sắp tới. Một kế hoạch kinh doanh tốt sẽ giúp các doanh nghiệp
xác định được thị trường mục tiêu, phân tích đối thủ cạnh tranh, xác định chiến lược
marketing và tài chính,...
Chúng tôi tin rằng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nỗ lực không ngừng, doanh nghiệp
kinh doanh đồ đan móc bằng len của mình có thể thành công và đạt được những mục
tiêu đề ra.
Mong muốn của dự án là giúp mọi người có thể tìm thấy cho mình những món đồ
handmade không những phù hợp với bản thân mà còn cảm nhận được tâm tư tình cảm
của chúng tôi trong những món đồ nhỏ xinh, tỉ mỉ, tinh tế. Không những thế, khi đến
với cửa hàng “Tay đan” khách hàng còn có thể đặt những món đồ chỉ thuộc về riêng
bạn.

29

You might also like