You are on page 1of 8

2 KHỔ ĐẦU BÀI THƠ “ÔNG ĐỒ”

(1) Hai khổ thơ đầu bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên đã khắc họa thời kì tươi
đẹp, vàng son của ông đồ. (2) Trước hết, khổ thơ thứ nhất đã đem đến hình
ảnh về ông đồ bận rộn trong những dịp Tết đến xuân về:
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tầu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.”
(3) Hai mươi tiếng với bốn câu thơ, từng lời từng lời như thả vào người đọc sự
hân hoan, tươi mới về một khí xuân ấm áp, một không gian xuân nhộn nhịp.
(4) Và đặc biệt hơn, bức tranh Tết cổ truyền dân tộc thêm sinh khí, thêm trọn
vẹn khi có sự xuất hiện của nhân vật trung tâm – ông đồ. (5) Cặp từ
“mỗi…lại” thật nhịp nhàng, ấm áp đã gợi ra sự xuất hiện một cách đều đặn
của ông đồ trong mỗi dịp Tết đến và khiến ông trở thành một đường nét
không thể thiếu của mùa xuân. (6) Hai màu đỏ, màu đỏ của “hoa đào nở” –
loài hoa mang tín hiệu của mùa xuân, màu đỏ trên giấy của người cho chữ
đều nổi bật lên giữa cái nền nhộn nhịp tưng bừng của phố xá, kẻ lại người
qua đông đúc, tấp nập “bên phố đông người qua”. (7) Người nghệ sĩ chủ
động “bày mực tầu giấy đỏ” hòa vào nhịp sống làm nên một hồn xuân thiêng
liêng. (8) Tiếp đến, khổ thơ thứ hai đã phác họa chân dung của những con
người góp phần làm nên không khi của ngày Tết cổ truyền:
“Bao nhiều người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.” “
(9) Có thể thấy, “bao nhiêu người thuê viết” đã cho thấy ông đồ là trung tâm
của sự chú ý, là tiêu điểm của bức tranh mùa xuân. (10) Từ láy “tấm tắc”
được sử dụng thật khéo léo để gián tiếp làm nổi bật tài năng và cốt cách của
người nghệ sĩ. (11) Không những vậy, động từ “thảo” đã gợi ra những nét
chữ phóng khoáng, điệu nghệ, đầy cá tính và nâng tầm vóc của ông đồ trở
thành một người nghệ sĩ với hoạt động sáng tạo nghệ thuât. (12) Biện pháp
nghệ thuật so sánh “như” kết hợp với thành ngữ “phượng múa rồng bay” và
nghệ thuật hoán dụ “hoa tay” đã khắc họa hình ảnh ông đồ hiện lên như một
nghệ nhân tài hoa với những nét chữ bay bổng, có hồn cốt thần thái. (13)
Giây phút ông đồ thảo những nét chữ thần thái ấy khiến cảm giác Tết, cảm
giác hồn quê hương chân thật hơn bao giờ hết! (14) Qua hình ảnh nổi bật
ấy; ta thấy được sự ngưỡng mộ, cảm phục của mọi người trước tài năng của
ông đồ và sự trân quý của tác giả đối với các giá trị văn hóa truyền thống.
(15) Thật cảm phục và trân trọng biết bao!

KHỔ THƠ 3, 4 BÀI THƠ “ÔNG ĐỒ”


(1) Khổ thơ ba, bốn trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là những dòng
thơ buồn về thời kì tàn suy của ông đồ. (2) Trước hết, khổ thơ thứ ba đã
đem đến hình ảnh ông đồ trong thực tại bị vắng khách:
“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...”
(2) Có thể thấy, một chữ “nhưng” được đặt ở đầu câu nói lên một sự thật,
một tâm trạng; sự thật ấy là mọi cái đã khác xưa, tâm trạng ấy là bất ngờ,
sửng sốt. (4) Cụm từ “mỗi năm mỗi vắng” đã thể hiện mức độ, không
phải ông đồ và truyền thống cho chữ ngay lập tức bị lãng quên mà điều
ấy diễn ra dần dần, theo thời gian mà ngày càng bị mai một và biến mất.
(5) Không những vậy, cấu trúc câu hỏi tu từ đặc sắc “Người thuê viết nay
đâu?” như một nốt nhấn chìm sâu trong không gian ngày Tết, một tiếng
thở than đầy xót xa về sự đổi thay của xã hội, của lòng người. (6) Biện
pháp tu từ nhân hóa “giấy buồn”, “mực đọng”, “nghiên sầu” đã gợi ra các
sự vật vốn là vật bất li thân của người viết thư Pháp đang tồn tại trong
trạng thái lẻ loi, bị lãng quên, không được trọng dụng, đồng nghĩa với
việc chúng trở thành vật vô dụng, vô giá trị. (7) Qua hình ảnh đó, ta thấy
được thân phận bị lãng quên, bị gạt ra ngoài lề xã hội của ông đồ trước
làn sóng xã hội phương Tây và sự đồng cảm, xót xa của thi sĩ trước sự lụi
tàn của các giá trị văn hóa truyền thống. (8) Tiếp đến, khổ thơ thứ tư đã
đặc tả sâu sắc tâm trạng của ông đồ:
“Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.”
(9)Chỉ với phó từ “vẫn” câu thơ đã gợi được bao nhẫn nại, kiên trì, gắng
gượng không ngừng nghỉ của ông đồ với không gian như ngưng đọng trong
một nỗi buồn rầu rĩ của “ông đồ vẫn ngồi đấy”. (10) Nhưng đáng thương
làm sao khi đáp lại những gắng gượng ấy chỉ là sự lạnh lùng dửng dưng đến
tàn nhẫn của “qua đường không ai hay”. (11) Ông đồ vốn được trọng vọng,
nể vì bao nhiêu “Bao nhiêu người thuê viết”, vậy mà giờ đây con người tài
hoa với những nét chữ thần thái ấy đang chiềng mặt với đời, bán từng bức
thư pháp bên hè phố xuấn với sự ngó lơ của người đời “Qua đường không ai
hay”, (12) Ấn tượng nhất, tác giả đã sử dụng khéo léo bút pháp tả cảnh ngụ
tình “Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài giời mưa bụi bay”. (13) Chúng dường như
đã gợi ra một không gian mờ nhòa, buồn bã, thê lương mà nặng trĩu cả tâm
trạng buồn tủi, bẽ bàng của ông đồ khi bị lãng quên và gián tiếp thể hiện nỗi
đau xót của tác giả trước thực trạng nền Hán học bị mai một. (14) Ông đồ trở
thành khối cô đơn giữa dòng đời xuôi ngược, cái dáng ngồi bất dộng như
hóa đá mà chất chứa cả tấn bi kịch. (15) Hình ảnh “lá vàng rơi” và “mưa
bui” như làm tăng thêm sự ảm đạm, thê lương, gợi cảm giác úa tàn, rơi rụng;
lời thơ cũng dần lắng xuống, lòng người trùng lại trong một nỗi buồn đau
đáu. (16) Đáng thương thay cho một nét văn hóa truyền thống đáng quý của
dân tộc bị tàn phai, trở nên lãng quên!

KHỔ THƠ THỨ 4 BÀI “ÔNG ĐỒ”


(1) Khố thơ thứ tư bài “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là niềm thương cảm sâu sắc
trước nỗi sầu tủi, cô đơn của ông đồ:
“Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rới trên giấy;
Ngoài giời mưa bui bay.”
(2) Hai mươi tiếng với bốn câu thơ, từng lời từng lời như thả vào lòng người
đọc nỗi bang khuâng, ngậm ngùi. (3) Vẫn là tiết xuân với tấp nập người qua
lại nhưng ở góc phố ấy, không gian như ngưng đọng trong một nỗi buồn thế
thiết của “ông đồ vẫn ngồi đấy”. (4) Chỉ với phó từ “vẫn” câu thơ đã gợi
được bao nhẫn nại, kiên trì, gắng gượng không ngừng nghỉ của ông đồ. (5)
Nhưng đáng thương thay làm sao khi đáp lại những gắng gượng ấy là sự
lạnh lùng dửng dưng đến tàn nhẫn của “qua đường không ai hay”. (6) Mới
đỏ thôi, những con người còn chen nhau háo hức đợi chờ những nét chữ
“phượng múa rồng bay” của ông đồ nay bỗng thành xa lạ, thờ ơ trước sự
xuất hiện của ông nhưng lại làm ra vẻ vô tình. (7) Ông đồ trở thành khối cô
đơn giữa dòng đời xuôi ngược, cái dáng ngồi như bất động mà chất chứa cả
tấn bi kịch. (8) Ấn tượng nhất, tác giả đã sử dụng khéo léo bút pháp tả cảnh
ngụ tình “Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài giời mưa bụi bay”. (9) Chúng dường
như đã gợi ra một không gian mờ nhòa, buồn bã, thê lương mà nặng trĩu cả
tâm trạng buồn tủi, bẽ bàng của ông đồ khi bị lãng quên. (10) Hình ảnh “lá
vàng rơi” và “mưa bui” như làm tăng thêm sự ảm đạm, thê lương, gợi cảm
giác úa tàn, rơi rụng; lời thơ cũng dần lắng xuống, lòng người trùng lại trong
một nỗi buồn đau đáu. (11) Ngoài ra, biện pháp đặc sắc ấy cũng đã gián tiếp
thể hiện sự cảm thông, xót xa của tác giả trước sự lụi tàn của Nho học. (12)
Thật xót xa cho một thành trì văn hóa!

BỘ TRANH TỨ BÌNH “NHỚ RỪNG”


(1) Khổ thơ thứ ba bài thơ “Nhớ rừng” của nhà thơ Thế Lữ là bộ tranh tứ
bình tuyệt đẹp về quá khứ vàng son của vị chúa tể sơn lâm nơi đại ngàn
hùng vĩ. (2) Trước hết, bức thứ nhất thật thị vị với gam màu vàng long
lánh của ánh trăng in trên suối vàng:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?”
(2) Đối với một con hổ đang bị giam cầm trong cũi sắt bấy giờ, đó không chỉ
là những kỉ niệm lấp lóa ánh trăng mà mà thực sự là những “đêm vàng” –
những kỉ niệm đúc bằng vàng mà không bao giờ còn có lại. (4) Trên nền
cảnh cổ tích đó, con hổ xuất hiện thật đẹp và lãng mạn “Ta say mồi đứng
uống ánh trăng tan”: cách xưng hô “ta” và trạng thái “say mồi” đã gợi ra
vị thế chiến thắng, đầy oai phong của kẻ chinh phục và cách cảm nhận
đặc biệt “đứng uống ánh trăng tan” càng tôn lên sự tồn tại lớn lao của
nhân vật trữ tình. (5) Bức thứ hai, gam vàng đã chuyển qua gam xám bạc
điểm ánh tươi xanh và chúa sơn lâm hiện ra như hoàng đế trước giang
sơn của mình:
“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?”
(6)Ở đây người đọc có thể thấy, hình ảnh con hổ “lặng ngắm giang sơn”
thay da đổi thịt dưới sự trị vì của mình trong màn mưa, nó hiên ngang, bệ
vệ và điềm tĩnh thu hết tất cả vào tầm mắt của mình, nó lặng lẽ ngẫm suy
về sự đổi thay của giang sơn, đất nước. (7) Tiếp đến, bức thứ ba, ngày
mưa đã chuyển sang rạng đông, nền tranh đã rạng rỡ gam màu của cái
nắng bình mình:
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?”
(8) Có thể hình dung, chúa sơn lâm hiện ra trong dáng điệu vương giả cứ
nghiễm nhiên ườn mình trong giấc ngủ trễ tràng khi ngày đã lên mà thụ
hưởng cái lạc thú của mình. (9) Cây xanh nắng gội có thể coi là màn
trướng, còn chim chóc như những bầy cung nữ đang hân hoan ca múa
quanh “giấc ngủ tưng bừng của hổ vương”. (10) Và cuối cùng, bộ tứ bình
khép lại bằng bức ấn tượng nhất với một tư thế kiêu hùng của một bạo
chúa:
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?”
(11) Mấy chữ “lênh láng máu” thật đáng sợ, là máu của con vật đáng
thương nào đó chăng? (12) Đó chính là sắc màu rực rỡ của vầng mặt trời
buổi hoàng hôn dưới cái nhìn kiêu bạc của con mãnh thú; ba chữ “mảnh
mặt trời” cũng hoàn toàn hạ bệ, khiến mặt trời trở nên tầm thường, nhỏ
bé; còn tham vọng “Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật” thì đã tỏ rõ cái
oai linh của kẻ muốn chinh phục cả vũ trụ. (13) Sau cùng nỗi nhớ một
thuở vàng son; bỗng chúa sơn lâm chợt tình mộng, trở về thực tại với cái
cũi sắt, đau đớn và cay đắng vô cùng; sự kết hợp giữa cám thán “Than
ôi” với cấu trúc câu hỏi tu từ “Than ôi thời oanh liệt nay còn đâu?” làm
dội lên một lời thơ, một tiếng than của “hùm thiêng sa cơ”, của một kẻ
phi thường thất thế và cũng chính là tiếng thở dài của một lớp người khao
khát tự do ngày ấy. (15) Thật cảm phục và cũng thật xót xa!

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ RA KHƠI “QUÊ HƯƠNG”


(1) Khổ thơ thứ hai bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã miêu tả cảnh
đoàn thuyền ra khơi đánh cá với khí thế hào hùng, phấn chấn và gửi
gắm tình yêu quê hương, sự gắn bó sâu sắc với nghề chài lưới của tác
giả:
“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao lâu thâu góp gió.”
(2) Có thể thấy, các tính từ “trong”, “nhẹ”, “hồng” đã gợi cảnh thiên
nhiên vùng biển sáng trong, tinh khôi, tươi đẹp, bình yên. (3) Đó là
dấu hiệu của một ngày biển lặng, sóng êm, thời tiết thuận lợi ấm ấp rất
lí tưởng đối với người đi biển, báo hiệu một chuyến đi biển đầy hứa
hẹn. (4) Trong khung cảnh ấy, hình ảnh con người hiện lên qua nét vẽ
khỏe khoắn của nhà thơ “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”. (5)
Cụm từ “dân trai tráng” gợi hình ảnh về những chàng trai làng chài
với vẻ đẹp vạm vỡ, tràn đầy sinh lực, dạt dào khí thế trong chuyến ra
khơi “bơi thuyền đi đánh cá”. (6) Nổi bật trên nền cảnh thiên nhiên là
hình ảnh con thuyền ra khơi căng tràn sự sống “Chiếc thuyền nhẹ
hăng như con tuấn mã/ Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”.
(7) Biện pháp so sánh “như con tuấn mã” kết hợp với một loạt động
từ, tính từ mạnh “phăng”, “vượt”, “hăng”, “mạnh mẽ” đã diễn tả khí
thế băng tới dũng mãnh, toát lên sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp hùng
tráng đầy hấp dẫn của con thuyền. (8) Đặc tả sức bật mạnh mẽ của
con thuyền, câu thơ còn là lời khắc họa tư thế làm chủ, tư thế kiêu
hãnh chinh phục biển của con người nơi đây, bởi họ là người điều
khiển con thuyền. (9) Tiếp đến, hình ảnh con thuyền phăng phăng lướt
đi trên biển nhờ cánh buồm căng gió biển khơi đầy ấn tượng: “Cánh
buồm giương to như mảnh hồn làng/ Rướn thân trắng bao la thâu góp
gió.” (10) Hình ảnh so sánh thật tinh tế và đặc sắc: “cánh buồm” – vật
cụ thể, hữu hình được ví với “mảnh hồn làng” – cái trừu tượng, vô
hình. (11) Cách so sánh ấy làm cho cánh buồm vốn thân thuộc, gắn bó
với con người làng chài hiện lên với vẻ đẹp bay bổng lãng mạn mang
ý nghĩa lớn lao và khiến cho cảnh buồm trở thành biểu tượng của linh
hồn làng chài quê hương. (12) Biện pháp nhân hóa “rướn thân trắng”
khiến hình ảnh cánh buồm càng trở nên sinh động, có hồn hơn; cánh
buồm ra khơi mang dáng vẻ khỏe khoắn, đầy sinh khí, mang theo khát
vọng chinh phục biển cả của người dân miền biể và đồng thời gián
tiếp bộc lộ niềm tự hào, tình cảm yêu nhớ quê hương tha thiết của tác
giả. (13) Thật đáng trân trọng và tự hào!

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CẢ TRỞ VỀ “QUÊ HƯƠNG”


(1) Khổ thơ thứ ba bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh khắc họa cảnh đoàn
thuyền đánh cá trở về tươi vui, náo nhiệt, gợi cuộc sống bình yên, no ấm của
người dân vạn chài. (2) Trước hết, bốn câu thơ đầu tiên đã khắc họa hình
ảnh nhộn nhịp sau một chuyến đánh bắt cá:
“Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”
(3) Bằng các từ ngữ biểu cảm “ồn ào”, “tấp nập”, “cá đầy ghe”, tác giả đã
cho ta cảm nhận được không khí nhộn nhịp, cuộc sống no ấm, thanh
bình và niềm vui đơn sơ, hồn hậu của những người dân chài khi
thuyền cá trở về. (4) Câu nói cửa miệng của người dân chài “Nhờ ơn
trời biển lặng cá đầy ghe” như lời cảm tạ trời đất vì đã chở che, mang
đến sự bình yên cho mỗi chuyến đi. (5) Bởi thế, người đọc bỗng cảm
thấy một niềm hạnh phúc rưng rưng lan tỏa trong dòng thơ rất đỗi
bình thường “Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. (6) Tiếp đến,
bốn câu thơ tiếp theo đã đem đến hình ảnh về dân chài lưới vạm vỡ,
khỏe khoắn với chiếc thuyền ra khơi:
“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”
(7)Ở đây người đọc có thể thấy, “làn da ngăm rám nắng” là màu da đặc
trnwg của người vùng biển, màu da dãi cầu nắng sương vất vả, màu da
nhuộm nắng, nhuộm gió biển khơi. (8) Không chỉ vậy, tác giả đã khéo léo sử
dụng bút pháp lãng mạn qua câu thơ “nồng thở vị xa xăm”. (9) “Vị xa xăm”
là hương vị của biển cả, vị muối mặn mòi nồng đậm, hơi thở của đại dương,
của những chân trời xa tít tắp. (10) Trước biển rộng, những con người được
nghệ thuật tạo hình bằng ngôn ngữ dựng lên kì vĩ, lớn lao, ngang tầm với
trời cao, biển rộng. (11) Chưa dừng lại ở đó, con thuyền cũng không còn là
vật vô tri, nó đã mang tâm hồn con người qua biện pháp nhân hóa tài tình
“im”, “mỏi”, “nằm”, “nghe” và nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe
chất muối thấm dần trong thớ vỏ” (12) Sau một ngày lao động mệt nhọc, con
thuyền nằm trên bến đỗ tận hưởng cảm giác thư giãn, nghỉ ngơi đầy mãn
nguyện và đâu đó thấp thoáng bóng dáng những người dân chài lưới được
ngơi nghỉ, mãn nguyện sau chuyến ra khơi bội thu.(13) Và trong im lặng con
thuyền như nghe thấy, cảm thấy, nhận thấy chất muối thấm sâu và lặn dần
vào trong cơ thể mình. (14) Với sự cảm nhận tinh tế, tài hoa, ngôn ngữ giàu
giá trị biểu cảm, với tình yêu quê hương da diết, tác giả đã vẽ lên bức tranh
làng chài ăm ắp niềm vui, gợi ra một cuộc sống yên bình no đủ.

VẺ ĐẸP NGƯỜI DÂN CHÀI LƯỚI VÀ CON THUYỀN SỐNG ĐỘNG


(1) Bốn câu thơ trên đã gợi tả vẻ đẹp mặn mòi, khỏe khoắn của người dân
chài và hình ảnh con thuyền sống động trong phút nghỉ ngơi sau ngày ra
khơi. (2) Trước hết, hai câu thơ đầu tiên đã gợi tả thân hình cường tráng,
vạm vỡ của những con người dân chài:
“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.”
(3)Ở đây ta có thể thấy, “làn da ngăm rám nắng” là màu da đặc trưng của
người vùng biển, màu da dãi cầu nắng sương vất vả, màu da nhuộm nắng,
nhuộm gió biển khơi. (4) Chắc khỏe như những bức tượng đồng, ấy là
màu da của người vật lộn với nắng, gió khơi xa đội trời lướt biển. (5)
Không chỉ vậy, tác giả đã sử dụng khéo léo bút pháp lãng mạn qua câu
thơ “thân hình nồng thở vị xa xăm”. (5) “Vị xa xăm” là hương vị đặc
trưng của biển cả, vị muối mặn mòi nồng đậm, hơi của đại dương, của
những chân trời xa tít tắp, những vùng biển xa xăm mà họ đã tới, sẽ tới.
(6) Qua hai hình ảnh nổi bật trên, những người con của biển cả hiện lên
với vẻ đẹp khỏe khoắn, mặn mà, thấm vị mặn mòi của biển từ trong hơi
thở đến làn da. (7) Từ đó, tình yêu quê hương của nhà thơ là tình yêu
những con người, đó là sự trân trọng, quý mến chân thành. (8) Tiếp đến,
hai câu thơ tiếp theo đã đem đến hình ảnh về chiếc thuyền ra khơi cùng
dân chài lưới:
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.
(9) Không còn là vật vô tri, con thuyền đã mang tâm hồn của con người
qua biện pháp nhân hóa tài tình “im”, “mỏi”, “nằm”, “nghe” và nghệ
thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe chất muối thấm dần trong thớ
vỏ”. (10) Sau một ngày lao động mệt nhọc, con thuyền nằm trên bến đỗ
tận hưởng cảm giác thư giãn, nghỉ ngơi đầy mãn nguyền và đâu đó thấp
thoáng bóng dáng những người dân chài lưới được ngơi nghỉ, mãn
nguyện sau chuyến ra khơi bội thu. (11) Và trong im lặng, con thuyền
như một bậc hiền triết, nó nghe thấy, cảm thấy, nhận thấy chất muối thấm
sau và lặn dần vào trong cơ thể mình. (12) Với cái nhìn sâu sắc, tinh tế và
một tình yêu quê hương tha thiết, tác giả đã vẽ lên một bức tranh đầy
sống động về dân chài và chiếc thuyền thân thuộc.

You might also like