You are on page 1of 26

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


----------

BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 3

MÔN: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Giảng viên: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà

Đề tài: KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Hà Nội, 2023
THÀNH VIÊN NHÓM 3

Họ và tên Nội dung công việc Tiến độ hoàn thành Điểm nhóm
đánh giá

Nguyễn Gia 1. Phân công công việc Đúng hạn 9.5


Linh (nhóm cho các thành viên.
trưởng) 2. Tìm hiểu nội dung
phần 1, 2.

3. Tổng hợp word

Nguyễn Nội dung phần 3.1 Đúng hạn 9


Phương Linh

1. Nội dung phần 3.2 Đúng hạn 9.5


Nguyễn Thị
2. Thiết kế và trình chiếu
Thùy Linh
ppt

Hoàng Khánh Nội dung phần 3.3 Đúng hạn 9


Linh

1. Nội dung phần 4,5 Đúng hạn 9.5


Trần Thị Liên 2. Tổng hợp word
PHỤ LỤC

Ký hiệu Từ viết tắt


NVXH Nhân viên xã hội

NKT Người khuyết tật


CTXH Công tác xã hội
MỤC LỤC

1. Khái niệm tiếp cận và khả năng tiếp cận.


2. Khái quát về khả năng tiếp cận của người khuyết tật.
3. Khả năng tiếp cận của người khuyết tật với những nguồn lực cơ bản
3.1. Khả năng tiếp cận cơ sở vật chất con người khuyết tật.
3.2 Khả năng tiếp cận thông tin của người khuyết tật.
3.3. Khả năng tiếp cận thể chế và dịch vụ của người khuyết tật.
4. Vai trò của công tác xã hội trong tăng cường khả năng tiếp cận đối với người
khuyết tật.
5. Bài tập tình huống.
PHẦN MỞ ĐẦU
Người khuyết tật (NKT) là những người luôn “phải” trải nghiệm những trạng thái,
cảm xúc không mong muốn trong cuộc sống khi bị loại trừ khỏi các hoạt động trong đời
sống hàng ngày. Mặc dù trên thế giới đã có rất nhiều nỗ lực để giúp người khuyết tật
được bình đẳng hơn trong việc tiếp cận các cơ hội y tế, giáo dục và việc làm, cũng như
hỗ trợ NKT được nhận các dịch vụ liên quan đến khuyết tật mà họ yêu cầu. Nhưng
chúng ta vẫn luôn thấy rằng người khuyết tật tại mọi hoàn cảnh xã hội vẫn luôn là nhóm
xã hội yếu thế, dễ bị tổn thương và nhận được ít thành quả kinh tế xã hội hơn nhóm
không bị khuyết tật.
Khi nhắc đến người khuyết tật, chúng ta sẽ nghĩ ngay tới cách mà họ làm việc, cách họ
hoạt động để thuận tiện với cuộc sống xô bồ hiện nay. Vì sự suy giảm một vài chức
năng nên khả năng tiếp cận của NKT sẽ gặp khó khăn, trở ngại không ít. Vì lẽ đó, tiếp
cận công tác xã hội trong hỗ trợ cho người khuyết tật hiện nay đang được xem là một
hoạt động phù hợp hướng đến việc xây dựng một xã hội hòa nhập, bình đẳng và chấp
nhận sự khác biệt.
PHẦN NỘI DUNG

1. Khái niệm tiếp cận và khả năng tiếp cận.


1.1. Khái niệm “Tiếp cận”
“Tiếp cận” là từ tiếng Việt tương ứng với từ “accessibility” trong tiếng Anh. Nó
được dùng để mô tả mức độ số lượng nhiều người nhất có thể tiếp cận được của một
sản phẩm nào đó (như các loại thiết bị, dịch vụ, môi trường không gian…).
“Tiếp cận” được hiểu là “có thể tới được” về mặt chức năng của một hoặc toàn bộ
hệ thống nào đó. Tiếp cận thường được dùng khi nói đến người khuyết tật (NKT) cùng
quyền họ được tiếp cận đến các thực thể (thường là thông qua các phương tiện kỹ thuật
trợ giúp).
Có nhiều định nghĩa về tiếp cận đã được dùng làm cơ sở để xây dựng các bộ luật
và quy định điều lệ về quyền được tiếp cận của các cá nhân trong cộng đồng.
Để hiểu khái niệm “Tiếp Cận”, cần phân biệt giữa “Tiếp Cận” (accessibility) và
“Có Thể Sử Dụng Được” (usability).
Các thực thể mà NKT có quyền tiếp cận không chỉ thường được dùng để mô tả các
phương tiện trợ giúp cho NKT đi lại, như “tiếp cận bằng xe lăn”, mà đã được mở rộng
ra trong các mặt khác nữa của NKT như tiếp cận bằng chữ nổi, đường dốc cho xe lăn,
thang máy, ký hiệu cho người mù ở lối qua đường, đường viền đi bộ, thiết kế trang
web…
1.2. Khái niệm “Khả năng tiếp cận”
Khả năng tiếp cận là chất lượng của những gì có thể truy cập. Tính từ có thể truy
cập, mặt khác, đề cập đến những gì là hiểu hoặc hiểu đơn giản.
Do đó, khái niệm khả năng tiếp cận được sử dụng để đặt tên cho mức độ hoặc mức
độ mà bất kỳ con người nào, ngoài tình trạng thể chất hoặc khoa nhận thức của họ, có
thể sử dụng một thứ, tận hưởng dịch vụ hoặc sử dụng dịch vụ, cơ sở hạ tầng …
Có nhiều công cụ hỗ trợ kỹ thuật khác nhau để thúc đẩy khả năng tiếp cận và cân
bằng khả năng của tất cả mọi người. Điều này có nghĩa là một không gian có điều kiện
tiếp cận tốt có thể tiếp nhận tất cả mọi người mà không có thành kiến hay phức tạp cho
bất kỳ ai.
Đường dốc cho người khuyết tật, xe lăn, bảng chữ cái chữ nổi và tín hiệu âm thanh
là một số trong những hỗ trợ kỹ thuật này.
Khả năng tiếp cận là một quyền mang lại cho một cá nhân khả năng cụ thể và thực
sự khi vào, ở và đi qua một nơi với sự an toàn, thoải mái và quyền tự chủ lớn nhất có
thể.

2. Khái quát về khả năng tiếp cận của người khuyết tật
Khi tìm hiểu về những trải nghiệm của người khuyết tật không thể không nhắc đến
khả năng tiếp cận của người khuyết tật với những hoạt động đa dạng trong cuộc sống.
Sự tiếp cận của người khuyết tật với các nguồn lực có mối quan hệ biện chứng hữu cơ
với những rào cản mà NKT gặp phải trong quá trình hòa nhập xã hội.
Thực tế, để tìm hiểu về sự tiếp cận của người khuyết tật với các nguồn lực đa dạng
trong xã hội, chúng ta cần tìm hiểu những khái niệm về xã hội không rào cản (barrier
free society) đang được phong trào khuyết tật nhiều nước không ngừng vận động. Xã
hội không rào cản bao hàm xây dựng và cải tạo hệ thống xã hội hiện hành sao cho tiện
lợi với mọi người kể cả người khuyết tật. Đã có rất nhiều tranh luận rằng sẽ không bao
giờ thực sự có một xã hội không rào cản. Cũng có gợi ý rằng việc áp dụng các thiết kế
thông dụng/phổ biến và phối hợp với một vài luận điểm này sẽ khiến cho chúng ta tiến
gần đến khái niệm về xã hội không rào cản này hơn.
“Khi không có rào cản, người khuyết tật chỉ là sự đa dạng của Thế giới đa dạng.”-
Xã hội không rào cản bao hàm cả việc nâng cao nhận thức của xã hội về quyền tham
gia đầy đủ của người khuyết tật vào các hoạt động xã hội. Đồng thời xã hội không rào
cản cũng đòi hỏi người khuyết tật nhận thức được vai trò và trách nhiệm của chính họ
trong sự phát triển chung của toàn xã hội.
“Công nhận rằng mỗi cá nhân có trách nhiệm với những cá nhân khác và với toàn
thể cộng đồng của mình, do vậy có trách nhiệm đấu tranh cho sự thúc đẩy và tuân thủ
các quyền đã được thừa nhận trong các văn kiện cơ bản về quyền con người”.
Mỗi quốc gia đều có chiến lược riêng trong việc xây dựng xã hội không rào cản và
vì quyền của người khuyết tật. Đại biểu Việt Nam trong phiên họp BIWACO 2001 đã
bổ sung mục tiêu nâng cao nhận thức xã hội về người khuyết tật là một trong các mục
tiêu của Khung hành động BIWACO vì một xã hội không rào cản và hòa nhập cho
người khuyết tật tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Khái quát về khả năng tiếp cận của người khuyết tật tại Việt Nam
Khả năng tiếp cận của người khuyết tật có liên hệ chặt chẽ với khái niệm nói chung
về sự tiếp cận với các sản phẩm, thiết bị, dịch vụ hay các yếu tố liên quan trong môi
trường. Sự tiếp cận tương đồng với khả năng sử dụng và hưởng lợi tối đa của các cá
nhân. Với người khuyết tật, sự tiếp cận thường được tập trung vào những nhu cầu đặc
biệt hoặc quyền tiếp cận tới các thực thể khác nhau, thường thông qua việc sử dụng thiết
bị hỗ trợ.
Theo Bộ luật Người khuyết tật Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 định
nghĩa: "Tiếp cận là việc người khuyết tật sử dụng được công trình công cộng, phương
tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác
phù hợp để có thể hòa nhập cộng đồng”.
Sự tiếp cận liên quan trực tiếp tới thiết kế dành cho mọi người khi sử dụng. Tiếp
cận trực tiếp liên quan tới việc làm cho mọi thứ trở nên tiếp cận được với tất cả mọi
người (kể cả khi họ có bị khuyết tật hay không). Một giải pháp khác là tiếp cận gián
tiếp thông qua việc sử dụng các thiết bị hỗ đạt được sự tiếp cận (ví dụ, thiết bị đọc).
Cụm từ “sự tiếp cận” cũng được sử dụng trong Hội nghị về Quyền của Người khuyết
tật cũng như cụm từ thiết kế dành cho mọi người. Có nhiều định nghĩa về sự tiếp cận đã
được dùng làm cơ sở để xây dựng các bộ luật và quy định điều đặt quyền được tiếp cận
của các cá nhân trong cộng đồng.
Đối tượng có nhu cầu tiếp cận thường được hiểu là những Người khuyết tật. Mọi
người đều có những khiếm khuyết, nhưng có những người có những khiếm khuyết thể
hiện rõ ra ngoài và bị hạn chế trong một số sinh hoạt hàng ngày như đi lại, học hành, vệ
sinh cá nhân, ăn ngủ, lao động. Tuy nhiên, đối tượng có nhu cầu tiếp cận không chỉ có
những người khuyết tật, mà bao gồm tất cả mọi đối tượng gặp những trở ngại hạn chế
việc tiếp cận. Có thể căn cứ vào những đặc điểm của việc hạn chế tiếp cận để phân loại
các đối tượng dựa trên nhu cầu tiếp cận:
- Đối tượng hạn chế về vận động: bao gồm những người đi nạng, dùng gậy chống
hoặc lồng chống, người sử dụng xe lăn - xe lắc, người sử dụng tay - chân giả, người cao
tuổi, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đẩy xe nôi.
- Đối tượng hạn chế về tầm nhìn: bao gồm những người khiếm thị, người có thị lực
kém hoặc bị tổn thương thị giác.
- Đối tượng hạn chế về thính lực: bao gồm những người khiếm thính, người có thính
lực kém hoặc bị tổn thương thính giác, người sử dụng các thiết bị trợ thính.
- Đối tượng hạn chế về nhận thức: bao gồm những người khuyết tật trí tuệ, bị tổn
thương thần kinh, không có khả năng nhận thức.
Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, nhu cầu tiếp cận của những
người khuyết tật vận động thường được quan tâm nhiều hơn so với các đối tượng khác.
Đứng ưu tiên thứ hai thường là những người khiếm thị và ở một số nơi thì loại khuyết
tật này được ưu tiên số một. (ví dụ như người khiếm thị không thể tiếp cận các phòng
bỏ phiếu riêng biệt có thể tiếp cận hình thức bỏ phiếu kín bằng chữ Braille).
Ở Việt Nam, các chương trình vận động xóa bỏ rào cản còn thực hiện rải rác, thông
qua các bài phóng sự báo chí về giao thông tiếp cận và tập trung vào tiếp cận công trình
công cộng như lề đường và xe buýt. Thành quả đạt được từ các hoạt động vận động
biện hộ của các trung tâm sống độc lập hoặc tổ chức cộng đồng là:
- Luật Người khuyết tật, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011.
- Quy chuẩn Việt Nam (QCVN: 2009/BXD1) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Xây
dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
- TCVN: 2009 – Tài liệu hướng dẫn "Công trình dân dụng - Nguyên tắc cơ bản xây
dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng" do Viện kiến trúc, Quy
hoạch đô thị và Nông thôn biên soạn, Bộ xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo
lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học Công nghệ công bố.
Các luật, quy định và quy chuẩn xây dựng này là cơ sở pháp lý để tiến hành các
hoạt động xóa bỏ rào cản tiếp cận, tạo điều kiện cho người khuyết tật có cơ hội hòa nhập
cộng đồng. Để những quy định pháp lý đi vào Trung tâm Khuyết tật và Phát triển DRD
phối hợp với Liên hiệp hội Người khuyết tật Việt Nam thực hiện Dự án Bản đồ tiếp cận
cho người khuyết tật nhằm tăng sự hoà nhập của Người khuyết tật với cộng đồng và
nâng cao nhận thức của cộng đồng về nhu cầu hoà nhập chính đáng của người khuyết
tật.

3. Khả năng tiếp cận của người khuyết tật với những nguồn lực cơ bản.
3.1. Khả năng tiếp cận cơ sở vật chất con người khuyết tật.
Một trong những vấn đề cần quan tâm trước tiên trong cuộc sống của người khuyết
tật là khả năng tiếp cận cơ sở vật chất của họ. Nói tới cơ sở vật chất cho người khuyết
tật sử dụng, chúng ta cần đề cập tới một hệ thống tổng thể các yếu tố khác nhau trong
môi trường vật thể, gồm (1) Vật dụng, (2) Nhà cửa, (3) Công trình công cộng (bao gồm
đường sá và các thiết bị liên quan). Như vậy, khi đánh giá khả năng tiếp cận cơ sở vật
chất của người khuyết tật, chúng ta cần nghiên cứu cả ba nhóm trên.
Trước đây, người khuyết tật thường phải chấp nhận và chịu đựng cuộc sống bị giới
hạn trong phạm vi bốn bức tường do những hạn chế trong môi trường vật chất tại cộng
đồng. Khi các bộ luật về quyền con người và quyền của người khuyết tật bắt đầu được
xây dựng, ban hành, môi trường vật chất bắt đầu thay đổi theo hướng tích cực hơn, dễ
dàng tiếp cận hơn cho mọi người. Đó cũng là lúc chuẩn trung bình trong tiếp cận bắt
đầu giảm xuống theo hướng thân thiện hơn với mọi người trong xã hội. Các công trình
công cộng bắt đầu chú ý tới những nhu cầu đặc biệt của người khuyết tật, những ngôi
nhà cũ bắt đầu được sửa chữa. Quan niệm về thiết kế chung được phổ biển, một phương
thức tư duy tổng thể về môi trường xây dựng được truyền tải tới các trường kiến trúc và
xây dựng. Các công trình công cộng xây theo hướng dẫn của Luật Xây dựng và quy
cách xây dựng đã chú ý tới thiết kế các đường thoại ở vỉa hè các góc phố, các đèn tín
hiệu có tiếng, âm thanh trong thang máy, các biển chỉ dẫn sử dụng chữ Braille, các
phương cách kiểm soát qua đường được lắp đặt ở tâm ngang lưng, chỉ dẫn lối đi cho
người khuyết tật được gắn ở các trung tâm mua sắm và các con phố, các nhà vệ sinh
công cộng dễ tiếp cận và có các khay đựng giấy vệ sinh ở độ thấp vv.
Tuy vậy, do những hạn chế nguồn lực, khả năng tiếp cận cơ sở vật chất của người
khuyết tật ở nhiều quốc gia vẫn vô cùng khó khăn. Về cơ bản, người khuyết tật vẫn phải
đối diện với những khó khăn trong tiếp cận hệ thống cơ sở vật chất, không chỉ ở nơi
công cộng mà còn tại gia đình, đặc biệt với những hộ gia đình nghèo…
Tại Việt Nam, khả năng tiếp cận môi trường vật thể của người khuyết tật có một số
đặc điểm như sau:
- Thứ nhất, về khả năng tiếp cận những vật dụng:
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, các nhà đầu tư bắt đầu quan
tâm sống chế và phát triển các sản phẩm công nghệ phục vụ những hoạt động cơ bản
theo hướng tiện lợi, dễ sử dụng thân thiện với mọi người (trong đó có người khuyết tật)
hơn. Từ các vật dụng sinh hoạt như bàn ghế tủ, bếp, bàn bếp, đồ dùng vệ sinh, cho tới
thiết bị công nghệ cao như điện thoại di động máy tính, đều được hạ chuẩn trung bình
tiếp cận, khiến cho người khuyết tật có thể giao tiếp và làm tất cả mọi thứ dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, với mức sống trung bình như tại Việt Nam hiện nay, người khuyết tật không
dễ dàng chi trả cho việc mua sắm những vật dụng này, đặc biệt là sản phẩm công nghệ
cao (như laptop với phần mềm hỗ trợ giọng nói,...). Tại đa số các cộng đồng người
khuyết tật vẫn phải sử dụng chung những đồ dùng, trang thiết bị thiết kế cho người có
điều kiện thể chất và sức khỏe bình thường (chuẩn trung bình tiếp cận ở mức cao). Họ
tất yếu gặp phải nhiều khó khăn trong sử dụng (chẳng hạn bàn bếp hay công tắc đèn quá
cao với người khuyết tật vận động sử dụng xe lăn,...). Hầu hết người khuyết tật gặp trở
ngại một phần hoặc nhiều phần trong hoạt động di chuyển và vận động, bao gồm đi lại,
cầm nắm vật dụng, cử động các cơ trên thân thể. Người phải dùng xe lăn, dùng nạng
người bị chấn thương tay, cột sống là nhóm có nhiều trở ngại về vận động. Người khiếm
thị tuy không có trở ngại tay chân, thân thể trong vận động nhưng do không nhìn thấy,
họ gặp nhiều trở ngại trong khi chủ động di chuyển và trở ngại trong điều khiển một số
công cụ như máy vi tính, phương tiện giao thông. Hoặc những người khuyết tật nhận
thức như người mắc chứng khó đọc, hiện nay rất khó khăn trong việc tìm kiếm những
tài liệu phù hợp hay những công cụ phần mềm đặc thù để hỗ trợ hồ.
Bên cạnh đó, người khiếm thị còn có khó khăn nổi bật trong tiếp cận tài liệu, tư
liệu. Hầu hết người khiếm thị đọc hoặc bằng sách phát thanh có băng ghi âm hoặc sử
dụng chữ nổi (chữ Braille) nhưng hệ thống đầu sách, tài liệu chữ nổi, sách nói,... hiện
nay chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người khuyết tật. Các sách báo, tài liệu dành cho
người khiếm thị vừa hạn chế về số lượng lại kém đa dạng về nội dung chủ đề. Ở các
nước. phát triển, học sinh khiếm thị khi tham gia học tập được nhận sách giáo khoa chữ
nổi và băng ghi âm. Phần lớn học sinh sử dụng máy đánh chữ hoặc máy tính. Tại Việt
Nam, đặc biệt là những vùng nông thôn nghèo, người khiếm thị khó có thể tiếp cận
được các nguồn lực này. Tuy nhiên, với một số người khiếm thị nhẹ, có một cách đơn
giản là sử dụng thiết bị hỗ trợ như là kính lúp lớn - giá thành của loại kính này không
đắt và do vậy mà họ có cơ hội tiếp cận.
- Thứ hai, về khả năng tiếp cận nhà cửa:
Nhà ở là môi trường vật chất người khuyết tật tiếp cận nhiều nhất và là nơi họ thực
hiện nhiều chức năng khác nhau của mình trong đời sống. Do đó, nhà ở đóng vai trò
quan trọng trong sinh hoạt của người khuyết tật và rất cần chú ý tới sự thân thiện và khả
năng tiếp cận trong thiết kế, xây dựng và sử dụng nhà ở cho người khuyết tật. Tại Việt
Nam, hầu hết người khuyết tật sống chung với gia đình và các thiết kế trong căn hộ, nhà
ở thường theo chuẩn chung của người không khuyết tật, đôi khi có sửa đổi, điều chỉnh
để thích ứng với người khuyết tật. Nhìn chung, thiết kế nhà ở tại Việt Nam vẫn chưa
thực sự thân thiện với người khuyết tật, vì dụ như vị trí lắp đặt công tắc đèn, cách xây
nhà vệ sinh, nhà tắm, bậc thềm,... Nhiều hộ gia đình, qua quá trình sử dụng có sửa đổi
một phần để người khuyết tật có thể dễ sử dụng hơn. Nhưng sự điều chỉnh này thường
hướng tới người khuyết tật vận động hoặc giác quan, trong khi người khuyết tật trí tuệ,
nhận thức ít được chú ý tới.
- Thứ ba, về khả năng tiếp cận các công trình công cộng (bao gồm đường xá và
các thiết bị liên quan):
Theo TCVN 2009, các công trình dân dụng bao gồm nhà ở và công trình công cộng
được gọi tắt là công trình mà người khuyết tật cần được tiếp cận bao gồm :
(1) Cơ quan, công trình trụ sở làm việc;
(2) Công trình văn hoá;
(3) Công trình thể thao;
(4) Công trình thương mại;
(5) Công trình khách sạn;
(6) Công trình y tế;
(7) Công trình giáo dục;
(8) Công trình phục vụ giao thông;
(9) Công trình dịch vụ công cộng;
(10) Nhà ở (chung cư, nhà riêng lẻ).

Điều 39 Luật Người khuyết tật nêu quy định về nhà chung cư và công trình công
cộng “Việc phê duyệt thiết kế, xây dựng nghiệm thu công trình xây dựng mới, cải tạo
và nâng cấp nhà chung cư, trụ sở làm việc và công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ
tầng xã hội phải tuân thủ hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng để đảm bảo
người khuyết tật tiếp cận”.
Trong giao thông, tiếp cận nói đến sự thuận lợi để đến được nơi cần tới một cách
dễ dàng. Một trong những tiêu chuẩn cơ bản của giao thông tiếp cận là nền thấp (hoặc
gầm thấp), đặc biệt là với những phương tiện vận tải công cộng. Ở các nước phát triển,
xe buýt sàn thấp và xe điện sàn thấp là phương tiện giao thông công cộng tiếp cận phổ
biến nhất. Trong các phương tiện giao thông sàn thấp, không có sự hiện diện của những
bậc thang nên cho phép người khuyết tật và các đối tượng khác, kể cả phụ nữ đẩy xe
nôi có thể dễ dàng lên xuống được mà không gặp trở ngại.
Về mặt phương tiện, sàn thấp thường kết hợp với lề đường có chiều cao chuẩn.
Thông thường, người ta nâng một phần của lễ đường ở trạm xe buýt, hoặc thông qua
việc sử dụng một tấm vẫn nâng ở những trạm xe buýt hoặc trạm dừng tàu điện. Tại
những nước phát triển, những xe buýt sàn thấp có thể được thiết kế với một thiết bị điều
chỉnh chiều cao đặc biệt cho phép một xe buýt tạm thời hạ thấp sàn, để xe lăn có thể
tiếp cận. Ở những hệ thống vận chuyển nhanh, các phương tiện thường có sản cùng
chiều cao với sân ga nhưng các trạm thường ở dưới lòng đất hoặc được nâng cao, nên
cần có những bậc thang từ đường phố tới sân ga (thông thường bởi thang máy, ở một
số nơi chỉ dùng cho hành khách khuyết tật, không dùng chung cho tất cả mọi người,
tránh tình trạng quá tải và người khuyết tật không có cơ hội sử dụng).
Tại Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp cận các công trình của Người khuyết tật,
năm 2002 Bộ Xây dựng đã ra Quyết định số 01/2002- BXD ban hành bộ Quy chuẩn
xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng cho các đơn vị chủ quản, bao gồm các văn bản hướng
dẫn với đầy đủ số liệu cụ thể trong xây dựng. Đây thực sự là một bước tiến lớn tại Việt
Nam nhưng đáng tiếc, chúng ta vẫn chưa thực hiện đồng bộ được điều này. Hầu hết các
công trình đạt quy chuẩn tiếp cận cho người khuyết tật lại là khách sạn cao cấp, trung
tâm hội nghị lớn,... vốn là những nơi người khuyết tật ít có điều kiện tiếp cận và sử
dụng. Trong khi đó, những công trình công cộng nhiều người khuyết tật thường sử dụng
hàng ngày như bến xe buýt, nhà ga, rạp hát,... vẫn chưa được điều chỉnh, cấp,
Dưới đây là một số hạn chế cơ bản về tiếp cận những cơ sở vật chất cơ bản mà
người khuyết tật thường gặp phải:
● Trước hết người sử dụng xe lăn ở nước ta thường gặp phải một số khó khăn trong
tiếp cận cơ sở vật chất công cộng khá phổ biến ở cả thành thị và nông thôn.
● Đường đi không bằng phẳng gồ ghê.
● Không phải mọi xe buýt đều được trang bị thiết bị nâng xe lăn và việc chờ đợi
thường là quá dài và không thực sự thoải mái. Hơn nữa, vào giờ cao điểm, nhiều
người khuyết tật bị từ chối lên xe buýt với lý do xe quá chặt, không có chỗ cho
xe lăn.
● Nhiều nhà vệ sinh công cộng không có buồng thiết kế riêng cho người dùng xe
lăn hoặc nếu có thường nằm ở vị trí cuối và khó tiếp cận được.
● Ở các nhà hát, nơi chiếu phim, nơi biểu diễn hòa nhạc,... hiếm có khoảng không
dành cho xe lăn.
● Khó sử dụng các phương tiện và các điều kiện chung của xã hội khi mà máy điện
thoại có trả phí mới được lắp đặt ngang lưng, các quầy tiếp tân ở các nhà hàng ở
các văn phòng thường cao đến ngực.
Những người khiếm thị cũng rất khó khăn khi sử dụng các phương tiện công cộng.
Điều 9, khoản 1, của Công ước về Quyền của người khuyết tật đã chỉ ra những yêu cầu
sau với các công trình công cộng:
● Có dấu hiệu bằng chữ nổi Braille dưới các hình thức dễ đọc và dễ hiểu khác trong
các tòa nhà và các cơ sở hạ tầng công cộng;
● Cung cấp các hình thức hỗ trợ trực tiếp và trung gian, bao gồm các hướng dẫn,
người đọc và người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu chuyên nghiệp, để tạo điều kiện
tiếp cận tới các tòa nhà và cơ sở hạ tầng công cộng;
● Thúc đẩy các hình thức hỗ trợ và giúp đỡ phù hợp khác dành cho người khuyết
tật để bảo đảm họ có thể tiếp cận thông tin;
Bên cạnh đó, việc xây dựng dò đường tín hiệu âm thanh từ các biển báo giao thông,
tín hiệu âm thanh trong thang máy,... cũng được yêu cầu trong những công trình xây
dựng mới. Tuy vậy, hiện có rất ít công trình ở Việt Nam đảm bảo được những tiêu chuẩn
trên để người khuyết tật có thể di chuyển và tiếp cận. Điển hình, hệ thống đường sá hiện
nay vẫn rất khó khăn cho người khiếm thị sử dụng do không có dấu hiệu nào trên mặt
đường giúp cho họ nhận biết đoạn nào cần sang đường đoạn nào mặt đường lồi lõm khó
đi lại, một số đoạn đường thậm chí nắp ống cống còn chưa được đóng kín,... Tín hiệu
âm thanh báo đèn xanh, đèn đỏ cho người khuyết tật khi tham gia giao thông cũng chưa
có. Trên xe buýt cũng chưa có tín hiệu báo các điểm đến của hành trình để người khiếm
thị biết chỗ mình cần xuống. Do vậy, người khiếm thị Việt Nam rất khó khăn trong di
chuyển độc lập trên đường mà thường cần người hỗ trợ đi kèm.

3.2. Khả năng tiếp nhận thông tin của người khuyết tật.
Việc tiếp nhận thông tin ở người khuyết tật có liên quan chặt chẽ với khả năng tiếp
nhận cơ sở vật chất của chính họ. Những người khuyết tật, đặc biệt là những người
khuyết tật ở các vùng kinh tế khó khăn, kém phát triển rất khó để tiếp cận với các nguồn
lực về cơ sở vật chất cũng như các phương tiện truyền thông dẫn đến khả năng tiếp cận
với các nguồn thông tin khác nhau liên quan đến đời sống của họ rất hạn chế.
Truyền thông và công nghệ thông tin tiếp cận được là phương diện khác của sự tiếp
nhận, nhằm giúp cho người khuyết tật có thể tiếp cận được các dịch vụ của công nghệ
thông tin một cách không rào cản, giảm thiểu tối đa những cản trở của người khuyết tật
khi tiếp cận với nguồn lực đặc thù này.
Ví dụ như một website dễ tiếp cận dành cho người khiếm thị sẽ có kèm theo những
lời tường thuật về trang web, mô tả chi tiết về các chế độ tiếp cận, bảng chỉ dẫn các
phím tiếp cận,…

Hay những chương trình thời sự, thông tin trên tivi có ứng dụng phiên dịch ngôn
ngữ ký hiệu ở góc màn hình nhằm hỗ trợ người khiếm thính theo dõi, nắm bắt tin tức,...
Trong phạm vi này còn có khái niệm tiếp cận hội họp và hội thảo. Hội họp, hội thảo
được xem là nhu cầu cần thiết với tất cả mọi người. Đối với người khuyết tật thì việc
tham gia vào các hội họp, hội thảo phù hợp với nhu cầu của họ là rất cần thiết, chẳng
hạn như hội thảo về quyền của người khuyết tật, hội chợ việc làm cho người khuyết tật,
hội thảo về hôn nhân - gia đình,...

Những chủ đề hội họp, hội thảo rất đa dạng, phong phú, vì người khuyết tật cũng
có những nhu cầu, vấn đề khó khăn giống như bất cứ cá nhân nào trong xã hội, từ những
vấn đề giải quyết mâu thuẫn gia đình cho đến thích ứng với môi trường xã hội. Đặc biệt
họ còn có những nhu cầu khác liên quan trực tiếp đến vấn đề của bản thân. Chính vì
vậy, một cuộc hội họp, hội thảo dễ tiếp cận với người khuyết tật cần phải hội tụ đầy đủ
những yêu cầu thuận lợi để đảm bảo người khuyết tật có thể di chuyển, nghe, nhìn, trao
đổi,...
Khó khăn trong tiếp cận thông tin dịch vụ dành cho người khuyết tật
Hiện nay, khả năng tiếp nhận thông tin dịch vụ của người khuyết tật còn gặp rất
nhiều khó khăn. Điển hình là gia đình người khuyết tật thường phải đối mặt với những
trở ngại, rào cản liên quan đến các nhà cung cấp, các cơ quan dịch vụ và các vấn đề
trong cộng đồng khi tiếp cận và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ. Bên cạnh đó còn một số rào
cản hành chính như thiếu thông tin, các tiêu chuẩn điều kiện còn hạn chế, thủ tục hành
chính rườm rà, không phù hợp, các dịch vụ không linh hoạt, thiếu chuyên nghiệp,...
Điều này không chỉ xảy ra phổ biến ở Việt Nam mà ngay ở những quốc gia phát
triển thì việc tiếp cận thông tin đôi khi cũng rất khó khăn. Không chỉ là vấn đề thiếu
thông tin mà còn có sự thiếu quan tâm sâu sắc của cộng đồng tới các vấn đề xã hội đang
ảnh hưởng trực tiếp tới tới nhóm người này, ví dụ như bạo lực của bạn tình/người yêu
hay còn thiếu những nỗ lực hơn nữa để tăng khả năng tiếp cận của người khuyết tật
(chẳng hạn như không chỉ cần sách bỏ túi bằng chữ nổi Braille mà còn phải có sách
bằng tranh dành cho những người khuyết tật nhận thức),...
Khó khăn trong tiếp cận thông tin tư vấn tâm lý, đời sống của người khuyết tật
Bản thân người khuyết tật cũng có nhu cầu tâm lý, tình cảm và tình dục. Họ cũng
có mong muốn được hỗ trợ, hướng dẫn tìm hiểu những thông tin này. Tuy nhiên thì
trong thực tế lại ít có ai quan tâm và hỗ trợ đáp ứng mong của họ. Nhiều người khuyết
tật tự mầy mò vào các trang web để tìm hiểu thông tin về tình dục, giới tính. Tuy nhiên,
do không được hướng dẫn, hay thiếu kiểm chứng, đôi khi những thông tin họ tìm được
không đầy đủ, rõ ràng, thậm chí còn lệch lạc. Tuy vậy, đã có động lực tích cực liên quan
tới chủ đề này. Hiện nay đã có vài cuốn sách về tình yêu, tình dục và mối quan hệ yêu
đương dành cho nhóm khuyết tật cũng như là các khung chương trình giáo dục tình dục
khác nhau cho mọi người nói chung.
Những ý kiến trên phản ánh phần nào khả năng tiếp cận nguồn thông tin tư vấn,
tham vấn hiện nay của người khuyết tật. Trong thời điểm hiện nay, đã có rất nhiều
website hỗ trợ người khuyết tật đã ra đời, tạo ra một trang cung cấp thông tin thuận lợi
và phong phú cho người khuyết tật, đồng thời là diễn đàn để người khuyết tật trao đổi
thông tin, bày tỏ quan điểm, mong muốn. Có thể kể ra một số website tiêu biểu như sau:
● www.nguoibaotro.vn - Website của tổ chức hỗ trợ người khuyết tật;
● www.hqnkt.com - Hội quán người khuyết tật Việt Nam;
● www.asvho.org.vn - Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam;
● www.drdvietnam.com - DRD Việt Nam - Trung tâm Khuyết tật và Phát triển;
● www.pud.vn - Người khuyết tật Việt Nam.
Ngoài ra, một cải tiến đáng chú ý là website www.mic.gov.vn của Bộ Thông tin và
Truyền thông ra đời vào năm 2010 đã áp dụng nhiều tính năng mới như video có thuyết
minh, đọc bài viết, phóng to phông chữ. Phần âm thanh đọc bài viết được thực hiện
bằng công nghệ mới và hiện đại nhất cho phép đọc nhanh hơn và chất lượng âm thanh
tốt hơn so với công nghệ truyền thống. Đây là trang tin đầu tiên của khối bộ ngành đáp
ứng được Thông tư số 28 về áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ người khuyết tật tiếp
cận, sử dụng công nghệ thông tin m truyền thông, qua đó hỗ trợ người khuyết tật cải
thiện cuộc sống của mình bằng việc tăng cường khả năng tìm kiếm thông tin, việc làm,
học tập, hòa nhập xã hội. Ngoài ra, xử lý lại phần nội dung theo mã chuẩn HTML để hỗ
trợ JAWS là phần mềm đọc màn hình hỗ trợ cho người khiếm thị.
Rõ ràng, xã hội đang ngày càng chú ý và quan tâm nhiều hơn đến khả năng tiếp cận
thông tin của người khuyết tật. Tuy nhiên, những cải biến công nghệ thông tin này đòi
hỏi người sử dụng phải có máy tính hay các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại,
kết nối mạng Internet trong khi người khuyết tật ở nông thôn rất khó khăn để tiếp cận,
sử dụng được. Hơn nữa, hiện nay, hầu hết người khuyết tật gặp khó khăn trong tiếp cận
giáo dục và đào tạo nâng cao. Bởi vậy, xã hội hóa tiếp cận và sử dụng thiết bị công nghệ
thông tin tiên tiến không dễ dàng với hầu hết người khuyết tật Việt Nam. Điều này đặt
ra một thách thức cho việc cải tiến khả năng tiếp cận thông tin của người khuyết tật
nước ta.

3.3. Khả năng tiếp cận thể chế và dịch vụ của người khuyết tật.
3.3.1 Khái quát chung.
Những người khuyết tật và gia đình người khuyết tật gặp phải rất nhiều khó khăn
về mặt thể chế để có thể tiếp cận được những nguồn lực cần thiết. Trước hết là phải kể
đến những rào cản hệ thống trong đó bao hàm hệ thống thực thi chính sách, pháp luật,
hệ thống dịch vụ công cùng cơ chế giám sát, thực thi trên thực tế.
Đầu tiên phải kể đến việc phân loại người khuyết tật để nhận được những hỗ trợ cụ
thể hiện nay quy định trong chính sách của nhà nước. Điều 3 của luật người khuyết tật
đã phân loại khuyết tật thành 6 dạng như sau:
● Khuyết tật vận động
● Khuyết tật nghe, nói
● Khuyết tật nhìn
● Khuyết tật thần kinh, tâm thần
● Khuyết tật trí tuệ
● Khuyết tật khác
3.3.2. Khó khăn cơ bản trong việc tiếp cận thể chế và dịch vụ của người khuyết
tật.
Trên thực tế hiện nay việc giám định và xác nhận chính sách hỗ trợ cụ thể cho người
khuyết tật. Nhiều dạng khuyết tật trí tuệ, thần kinh, tâm thần vẫn chưa được thừa nhận
để hỗ trợ chính sách. Bản thân người khuyết tật và gia đình không biết cách thức, thủ
tục để chứng minh và xin hỗ trợ chính sách. Bên cạnh đó khuyết tật nhận thức vẫn chưa
được nhìn nhận là một dạng khuyết tật ở Việt Nam. Việc chứng minh người khuyết tật
có đủ các yếu tố, điều kiện để nhận hỗ trợ cũng là một thử thách với rất nhiều người
khuyết tật và gia đình của họ. Điều này không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà ở cả các quốc
gia đang phát triển như Mỹ. Thiếu hệ thống bảo hiểm dài hạn và linh hoạt là một trở
ngại lớn mà nhiều gia đình gặp phải. Các gia đình phải đối mặt với những chi phí rất
cao cho việc mua bán thuốc men, thiết bị, và những khoản chu cấp khác mà họ không
được bảo hiểm chi trả. Việc thiếu bảo hiểm chăm sóc dài hạn khiến nhiều cha mẹ gặp
nhiều khó khăn để có được các khoản chi phí cho việc trị liệu cho con cái của họ.
Riêng với những dịch vụ đặc thù cho người khuyết tật, hiện nay khả năng tiếp cận
của các cá nhân và gia đình vẫn còn nhiều điểm phải xem xét. Các dịch vụ cho người
khuyết tật ngày nay cũng chưa đầy đủ và thiếu tính linh hoạt. Vẫn thiếu những gói hỗ
trợ gia đình, đặc biệt đối với các gia đình có trẻ bị khuyết tật vận động, những thanh
niên bước vào tuổi trưởng thành và những người lớn vẫn đang sống với cha mẹ già. Một
trở ngại khác là khó khăn trong việc tìm kiếm nhân viên xã hội có thể đến với các gia
đình ở những vùng địa lý tách biệt với cộng đồng. Dịch vụ giáo dục cho trẻ khuyết tật
cũng là một vấn đề đáng quan tâm khi mà hầu như các trường học dành cho trẻ khuyết
tật ở Việt Nam đều ko phân loại mà thay vào đó là cung cấp chương trình dịch vụ chung
cho tất cả các trẻ em khuyết tật, chưa kể đến việc đi lại đường xá xa xôi rất tốn kém cho
nhiều gia đình có trẻ khuyết tật. Ngoài ra, rào cản hành chính cũng là một vấn lớn đối
với người khuyết tật và gia đình họ trong việc tiếp cận và sử dụng cách dịch vụ cần
thiết. Đặc biệt, việc thiếu nguồn nhân lực chuyên nghiệp như các y tá, nhân viên trợ
giúp tại nhà và các nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ người khuyết tật là một thách
thức tại Việt Nam hiện nay.

4. Vai trò của công tác xã hội trong tăng cường khả năng tiếp cận đối với người
khuyết tật.
Người khuyết tật thuộc nhóm yếu thế do sự khiếm khuyết cơ thể, các chức năng xã
hội của họ có phần bị suy giảm. Vì vậy, đội ngũ nhân viên CTXH có thể giúp họ tiếp
cận được với các nguồn lực bên ngoài, phát huy nguồn lực bên trong để họ trở nên mạnh
mẽ hơn, có khả năng sống độc lập và tham gia vào các hoạt động lao động, học tập tốt
hơn.
Công tác xã hội với NKT là hoạt động chuyên nghiệp của nhân viên CTXH giúp
đỡ những người khuyết tật nhằm tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức
năng xã hội của họ, huy động nguồn lực, xác định những dịch vụ cần thiết để hỗ trợ
NKT, gia đình và cộng đồng triển khai hoạt động chăm sức trợ giúp họ một cách hiệu
quả, vượt qua những rào cản, đảm bảo sự tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội trên
nền tảng sự công bằng như mọi người trong xã hội.
Công tác xã hội trong trợ giúp NKT chính là đánh giá nhu cầu về khía cạnh xã hội
của đối tượng; đồng thời đóng vai trò là người quản lý trường hợp, hỗ trợ NKT và gia
đình NKT tiếp cận những loại dịch vụ y tế - xã hội phù hợp, hay các tổ chức có khả
năng trợ giúp NKT và duy trì tiếp cận các dịch vụ liên kết, phối hợp tốt nhất, phát triển
mạng lưới hỗ trợ trong cộng đồng. Trong trường hợp cần thiết, nhân viên CTXH cũng
cung cấp hỗ trợ về tâm lý cho người khuyết tật và gia đình của họ. Chính vì thế, bằng
những kiến thức, kỹ năng và phương pháp thực hành, nhân viên CTXH đóng vai trò vô
cùng quan trọng trong việc trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng NKT phục hồi các
chức năng xã hội mà họ bị suy giảm.
Bên cạnh đó, công tác xã hội còn thúc đẩy môi trường xã hội, bao gồm: chính sách,
pháp luật, cộng đồng thân thiện để giúp NKT hòa nhập xã hội và làm tốt chức năng của
họ. Lúc này, nó đóng vai trò là người xúc tác, biện hộ để cá nhân, gia đình NKT được
hưởng những chính sách an sinh xã hội dành cho họ. Trên cơ sở đó, giúp NKT được
nâng cao chức năng xã hội của chính mình.
Nhân viên CTXH ngoài việc tham gia giải quyết các vấn đề xã hội còn thực hiện
các hoạt động như giáo dục phòng ngừa, tập huấn, cung cấp kiến thức cho gia đình,
người thân cách chăm sóc NKT để giúp đối tượng trở nên chủ động, có khả năng tự
chăm sóc bản thân, tự lao động, học tập như bình thường để họ có thể tự tin hơn trong
cuộc sống và sẽ tránh được những vấn đề khác có thể phát sinh. Đồng thời, nhân viên
CTXH cũng tư vấn, đề xuất để chính quyền có những chính sách phù hợp nhằm ngăn
ngừa sự phát sinh các vấn đề xã hội. Thông qua việc cung cấp các dịch vụ xã hội như:
chăm sóc sức khỏe, cải thiện tình hình kinh tế & việc làm, cơ sở hạ tầng, nước sạch vệ
sinh môi trường, hỗ trợ tâm lý tình cảm… nhân viên CTXH có thể giúp NKT có được
cơ hội tiếp cận dịch vụ để giải quyết vấn đề của bản thân, phát huy được những khả
năng của mình, vượt qua khó khăn đó để vươn lên tự lập trong cuộc sống. Bằng hoạt
động giáo dục, cung cấp kiến thức, kỹ năng giải quyết vấn đề cho cá nhân, gia đình và
cộng đồng NKT, đội ngũ nhân viên sẽ cung cấp cơ hội cho NKT được hòa nhập cộng
động. Đây là một biện pháp giúp NKT phát triển nhân cách, tăng cường giao lưu và học
hỏi xã hội.
Có thể nhìn nhận mục đích của CTXH với NKT bao gồm những hoạt động cụ thể
như:
- Trợ giúp, khuyến khích, thúc đẩy và tăng cường việc thực hiện chức năng xã hội
của cá nhân, nhóm, các tổ chức và các cộng đồng người khuyết tật bằng cách
giúp họ, phòng ngừa, chữa trị và giảm nhẹ những khó khăn do khuyết tật mang
lại và biết cách sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả.

- Tham gia vào việc hoạch định, xây dựng và thực thi các chính sách xã hội các
dịch vụ xã hội, các nguồn tài nguyên và các chương trình để đáp ứng những nhu
cầu của người khuyết tật và hỗ trợ cho sự phát triển của họ.
- Theo đuổi những chính sách, dịch vụ, và chương trình thông qua công tác biện
hộ trong phạm vi cơ sở hay trong phạm vi quản trị cơ sở hoặc hành động chính
trị để tăng quyền lực cho người khuyết tật nhằm đảm bảo sự công bằng và sự
tham gia đầy đủ của họ vào các hoạt động xã hội.
Năm 2010, Đề án Phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 – 2020 (gọi tắt là Đề án
32) được Thủ tướng phê duyệt nhằm phát triển nghề công tác xã hội và xây dựng đội
ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ số lượng và đạt
yêu cầu, gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH tại các cấp, góp phần
xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến. Tổng kinh phí thực hiện đề án là 2.347 tỷ
đồng. Theo đó, đến năm 2020, cả nước cần đào tạo và đào tạo lại 60.000 nhân viên xã
hội. Trước mắt, đến năm 2015, nguồn nhân lực cho ngành công tác xã hội phải đạt
30.000 người. Đây là một nhiệm vụ hết sức to lớn và cũng là một thách thức đối với
ngành công tác xã hội ở Việt Nam. Chúng ta đã có những người làm công tác xã hội
như các nhân viên ở trung tâm bảo trợ xã hội, cán bộ phụ nữ làm công tác dân số trẻ em
ở xã phường… Chỉ có điều, họ chưa được đào tạo bài bản và làm việc chưa chuyên
nghiệp. Phần đông là làm trái ngành nghề, kiêm nhiệm, thiếu những kỹ năng cần thiết.
Tuy nhiên, hiện vẫn chỉ có đội ngũ cán bộ nhân viên công tác xã hội bán chuyên nghiệp
với tỷ lệ rất khiêm tốn. Do không có chuyên môn nên họ làm việc theo trực giác, thiếu
nhận thức, hiểu biết và những kỹ năng cần thiết về công tác xã hội nên hiệu quả giải
quyết các vấn đề không cao và thiếu bền vững.
Cùng với đó, nhận thức về nghề công tác xã hội còn rất mới mẻ, sự phát triển và
đào tạo cán bộ, nhân viên trong lĩnh vực này chưa được hình thành một cách đồng bộ.
Mạng lưới nhân viên và tổ chức cung cấp dịch vụ công tác xã hội còn mỏng và thiếu
tính chuyên nghiệp. Chính sách xã hội phải gắn liền với khả năng xây dựng và triển
khai các dịch vụ xã hội. Việc chuyển các mô hình chính sách từ trợ cấp về mặt tài chính
sang các mô hình đào tạo nghề, đào tạo kỹ năng sống, tổ chức các dịch vụ nâng cao khả
năng sống độc lập của người khuyết tật là hết sức cần thiết. Đồng thời, tiếng nói của
người khuyết tật cần được thể hiện rõ trong tiến trình xây dựng luật và hệ thống chính
sách cho chính người khuyết tật. Các hoạt động nghiên cứu và thực hành về công tác
xã hội cũng cần thêm chức năng và nhiệm vụ đóng góp vào việc đưa tiếng nói của người
khuyết tật trong các chính sách xã hội và chương trình xã hội.
Việc quan tâm tạo nguồn nhân viên xã hội cần chú trọng nhiều hơn đến khía cạnh
kỹ năng và khía cạnh đạo đức nghề nghiệp. Hiện các chương trình đào tạo ở các trường
đại học đã có những môn học liên quan đến lĩnh vực khuyết tật, tuy nhiên chưa hình
thành có hệ thống về mặt nội dung đào tạo và thực hành, nhất là thiếu các môn học và
nội dung đề cập đến khía cạnh kỹ năng trong thực hành công tác xã hội ở các lĩnh vực
cụ thể. Đi cùng với việc đầu tư khía cạnh kỹ năng trong vấn đề đào tạo công tác xã hội,
vấn đề xây dựng hệ thống các chuẩn mực thực hành và quy điều đạo đức trong thực
hành công tác xã hội là điều rất cần thiết. Đó là những yếu tố cơ bản trong việc triển
khai các mô hình tác động ở các đối tượng yếu thế trong xã hội, nhất là đối tượng người
khuyết tật và trẻ khuyết tật.
Theo TS. Nguyễn Quốc Anh – Giám đốc Trung tâm Thông tin và Tư liệu Dân số,
việc xây dựng các mô hình, trung tâm công tác xã hội nói chung từ cấp cơ sở là một
định hướng cho việc hình thành hệ thống công tác xã hội chuyên nghiệp ở Việt Nam.
Cơ cấu của các mô hình này vừa có thể ở trong hệ thống quản lý của nhà nước, vừa có
thể nằm trong hệ thống các tổ chức phi chính phủ nhưng tất cả đều hưởng những tác
động trực tiếp và nằm trong sự vận hành của hệ thống phúc lợi xã hội nói chung. Với
đối tượng khuyết tật, nhà nước và hệ thống an sinh xã hội cần phải đầu tư nguồn kinh
phí tối đa cho sự vận hành các mô hình thực hành cũng như điều tiết các nguồn lực từ
tài trợ, hoạt động từ thiện và đóng góp của xã hội. Việc hình thành chính thức hội nhân
viên xã hội, hội đào tạo công tác xã hội là hết sức cần thiết. Đây là bộ máy định hướng
các quy chuẩn nghề nghiệp, đánh giá kỹ năng nghề nghiệp cho người làm công tác xã
hội. Có bộ máy này vấn đề hoạt động công tác xã hội mới định hướng được tính chuyên
nghiệp cũng như có xây dựng được các cơ chế giúp công tác xã hội phát triển tốt hơn ở
các khía cạnh đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng trong thực tiễn. Và ngoài đội ngũ chuyên
nghiệp được đào tạo bài bản, chính quy tại các bậc học từ trung cấp đến thạc sỹ, tiến sỹ
thì bên cạnh đó cũng cần thiết bồi dưỡng nâng cao năng lực và kiến thức cho đội ngũ
cán bộ, hội viên, tình nguyện viên ở các tổ chức xã hội nhằm trang bị cho họ kiến thức
và kỹ năng công tác xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của xã hội về lĩnh vực này.

5. Bài tập tình huống.


Mô tả trường hợp khuyết tật:
Em H, sinh năm 2002, tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, sinh ra trong một ra đình
nghèo, là con út thứ 3 và là con cùng mẹ khác cha với 2 anh trai. H là con của người
cha mà mẹ đã kết hôn sau khi bố của 2 anh trai mất . Bố mẹ H tuổi đã cao, không còn
khả năng lao động.
Do ảnh hưởng của chất độc màu da cam nên em bị khuyết tật cả tay và chân, đi lại
gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, em cũng không được đến trường bình thường như các
bạn, không được học văn hóa cũng như giao tiếp, nên em cũng cảm thấy vô cùng khó
khăn.
H vào trung tâm Công tác xã hội đầu năm 2015, lúc đầu em cũng không thấy quen
lắm. Nhưng ở thời gian hiện tại, em đang được học văn hóa, học viết chữ, học toán và
kỹ năng tự phục vụ mình, hơn nữa, em đang tập luyện hàng ngày để phục hồi chức năng,
từ đó giúp em hòa nhập cuộc sống. Tuy nhiên, em vẫn thấy có chút e ngại, ít giao tiếp
với người khác do phát âm của em khó khăn. Có rất nhiều cuộc thăm hỏi của các tổ
chức nước ngoài và trong nước nhưng em rất ít tiếp xúc với họ. Theo cán bộ trung tâm
và giáo viên giảng dạy văn hóa thì H là một học sinh ngoan, chịu khó học tập nhưng
còn nhút nhát. Có lẽ, vì thế mà khả năng nói của em yếu hơn các bạn khác trong lớp,
em còn nói ngọng và nói lắp rất nhiều.
Những khó khăn mà H đang gặp phải:
- H có bố mẹ tuổi đã cao, có 2 anh trai cùng mẹ khác cha, 1 anh đã lập gia đình và
1 anh chưa lập gia đình.
- Do ảnh hưởng của chất độc da cam nên em bị khuyết tật cả chân và tay, vì vậy
gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận động.
- Từ nhỏ không được đi học nên giao tiếp khó khăn, có phần tự ti và ngại tiếp xúc
với người xung quanh.
- Hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bố mẹ đều không còn khả năng lao động.
Nếu là nhân viên công tác xã hội:
- Tiếp cận thân chủ là em H và vấn đề hiện tại của H, tạo cảm giác gần gũi và tin
cậy đối với H để H có thể thoải mái chia sẻ, bộc bạch, và nhân viên xã hội có thể nắm
bắt kịp thời tình trạng khuyết tật cũng như những khó khăn, mong muốn, nguyện vọng
của em và gia đình em khi tìm đến trung tâm CTXH..
- Tham vấn, tư vấn, hỗ trợ tâm lý, sức khoẻ và nhu cầu ăn uống, đi lại, … cho em
H để giảm bớt những khó khăn mà em đang gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.
- Gặp gỡ các nguồn lực trợ giúp người trực tiếp nuôi dạy em H và các bạn sống
cùng phòng, học cùng lớp và cùng phục hồi chức năng.
- Tổ chức các buổi ngoại khóa, các trò chơi tập thể để em H giao lưu với các bạn,
chia sẻ những tâm tư tình cảm nâng cao sự tự tin và khả năng giao tiếp, hoà hợp.
- Gặp gỡ nhân viên quản lý phòng phục hồi chức năng cũng như nhân viên y tế để
biết rõ hơn về tình trạng của em H.
- Cùng em H đến cơ sở y tế kiểm tra lại sức khỏe cũng như tình trạng khuyết tật.
- Cung cấp cho thân chủ những hoạt động của phục hồi chức năng, sự cần thiết của
việc phục hồi chức năng.
- Cùng nhân viên y tế và em H thống nhất kế hoạch phục hồi chức năng cho em H
về thời gian, bài tập...
- Nhân viên CTXH vẫn liên kết các nguồn lực nhằm tạo động lực giúp thân chủ
trong việc phục hồi chức năng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

∆ Tài liệu tham khảo là Tiếng Việt:


Tài liệu tham khảo là sách, giáo trình:
1. Bùi Thị Xuân Mai (2010), Giáo trình "Nhập môn Công tác xã hội" , chương I,
III (tr. 284 -289), NXB Lao động - xã hội.
2. Nguyễn Thị Kim Hoa (2014), Giáo trình "Công tác xã hội với người khuyết tật",
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Nguyễn Hồi Loan, Nguyễn Thị Kim Hoa (2015), Giáo trình "Công tác xã hội đại
cương", NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tài liệu tham khảo là nguồn trích dẫn:


4. DRD Vietnam (2019), "Khi không có rào cản, người khuyết tật chỉ là sự đa
dạng của thế giới đa dạng", nguồn: https://drdvietnam.org/vi/tin-hoat-
dong/18940-khi-khong-co-rao-can-nguoi-khuyet-tat-chi-la-su-da-dang-cua-
the-gioi-da-dang.html.
5. "Định nghĩa Khả năng tiếp cận", nguồn: https://vi.tax-definition.org/89601-
accessibility.
6. Hải Anh (2016), Tạp chí Lao động xã hội, nguồn:
https://congtacxahoi.com.vn/nhu-cau-nghe-cong-tac-trong-xa-hoi-trong-tro-
giup-nguoi-khuyet-tat/.
7. Trần Lệ Giang (2016), "Công tác xã hôi với người khuyết tật", nguồn:
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-khoa-hoc-xa-hoi-va-
nhan-van/xa-hoi-hoc/ctxh-voi-nguoi-khuyet-tat/43593890.
8. "Tiếp cận là gì?", nguồn: https://bandotiepcan.wordpress.com/2011/10/12/tiep-
can-la-gi/

∆ Tài liệu tham khảo là Tiếng Anh:


9. Huff KJ & Maarse A. Lancaster J. (2003),"Situational analysis on children
with disabilities in Vietnam", Hanoi.
10. Ife J. (2001), "Human Rights and social work: Towards Rights-based
Practice", Cambridge University.

You might also like