You are on page 1of 6

1.

Sylvan Goldman và đội thiết kế của ông đã thực hiện các bước nào theo quy
trình của dSchool (Stanford Universiy)?

Sylvan Goldman và đội thiết kế của ông đã thực hiện các bước theo quy trình của
dSchool (Stanford Universiy):

 Thấu cảm (Empathize): Quan sát, gắn kết và hòa mình vào ngữ cảnh

Quan sát hiện trường- Sylvan Goldman, chủ của chuỗi siêu thị Humpty Dumpty
nhận thấy rằng: những người mua hàng đang sử dụng giỏ xách tay để đựng những món
đồ mà họ chọn mua, khi các món đồ được lấp đầy sẽ trở nên quá nặng làm cho cảm thấy
rất chật vật khi xách. Chính vì khách hàng phải chật vật với giỏ hàng nặng đã gây ra khó
khăn cho khách hàng trong quá trình mua hàng đồng thời làm cản trở ham muốn mua
hàng tiếp của họ và điều đó sẽ ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng tại siêu thị của
Goldman.

Goldman đã đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu được vấn đề khó khăn đang
xảy ra, và nhờ đó ông cũng đã thu thập một lượng thông tin hữu ích để sử dụng cho các
giai đoạn tiếp theo.

 Xác định vấn đề

Chỉ ra định hướng cần thiết để xử lý các vấn đề mà người tiêu dùng gặp phải ở đây là:

- Người mua hàng mua ít đồ khi giỏ đầy và hàng quá nặng. Cản trở ham muốn mua
hàng tiếp của khách hàng khiến doanh số bán hàng không được cao như mong đợi
- Các cách gắn giỏ vào các kệ hàng, lắp đặt cả những băng tải vào trong siêu thị, sử
dụng cả xe kéo đều không ổn vì chúng chiếm quá nhiều không gian.
 Từ những vấn đề này đặt ra được câu hỏi là Thiết kế một thiết bị như thể nào để người
mua hàng chứa được nhiều hàng hóa mà không phải chật vật để bê đồ, và giúp thiết
kiệm không gian tại siêu thị?
 Phát triển ý tưởng
Nhận thấy được những khó khăn mà khách hàng của mình gặp phải giải pháp đầu tiên
cho vấn đề này là hướng dẫn nhân viên của mình tiếp cận những khách hàng đã mua đầy
giỏ hàng của họ và đề nghị đặt họ sang một bên tại quầy thanh toán để họ có thể tiếp tục
mua sắm với giỏ thứ hai. Nhưng đây không phải là một giải pháp hiệu quả.

Và ý tưởng tiếp theo để giải quyết vấn đề là:

- Thay thế mặt ngồi của chiếc ghế gấp bằng giỏ
- Còn chân ghế lắp bánh xe để đẩy có thể vận hành và thiết kế như vậy sẽ chiếm rất
ít không gian

Sau đó Goldman và nhóm thiết kế đã cải tiến thiết kế với 2 bổ sung:

- 2 chiếc giỏ (một chiếc ở trên, một chiếc ở dưới) chứa được nhiều hàng hơn
- Thay thế lắp lên khung ghế kim loại chắc chắn hơn. Khi không sử dụng, những
chiếc giỏ này có thể được tháo ra, còn khung kim loại thì xếp gọn lại được để tiết
kiệm không gian.
 Tạo sản phẩm mẫu

Sau khi hình thành nên ý tưởng thay thế mặt ngồi của chiếc ghế gấp bằng giỏ và thêm
những chiếc bánh xe vào chân ghế. Ông đã tìm đến người Goldman lập tức tìm đến người
thợ mộc Fred Young để trình bày ý tưởng. Hai người đàn ông chỉ mất vài giờ để cho ra
đời sản phẩm đầu tiên – giỏ hàng gắn bánh xe phiên bản 1.0.

Với sự cải tiến mới 2 chiếc giỏ (một chiếc ở trên, một chiếc ở dưới) chứa được nhiều
hàng hơn, thay thế lắp lên khung ghế kim loại chắc chắn hơn không những có thể giúp
tăng gấp đôi lượng hàng bán được mà khách hàng cũng giảm tải được gánh nặng xách đồ.
Bên cạnh đó khi không sử dụng, những chiếc giỏ có thể được tháo ra và khung kim loại
có thể gấp lại để tiết kiệm được không gian.

 Thử nghiệm:

Đến khi thử nghiệm lần đầu chất đầy hàng lên chiếc giỏ di động 1.0 và thử nghiệm
ngoài phố thì bộ khung gỗ không chịu nổi sức nặng và gãy rời.

Sáng 4 tháng 6 năm 1936, Goldman tiến hành cho người sử dụng trải nghiệm tại siêu
thị Piggly Wiggly với 12 chiếc giỏ trên xe đẩy mới toanh để khách hàng trải nghiệm.
Nhưng những khách hàng đều chỉ liếc nhìn và sau đó đi thẳng qua khiến Goldman rất bối
rối vì không dự đoán được trước những điều này và thử nghiệm đầu tiên đã thất bại do
“Các bà nội trợ đã chán ngấy với việc đẩy xe nôi em bé nên khi nhìn thấy xe đẩy hàng
của chúng tôi họ lập tức tránh xa, còn nam giới thì cho rằng việc đẩy những chiếc giỏ là
một mối sỉ nhục đối với những người đàn ông “sức dài vai rộng”, họ có thừa sức khỏe để
xách các giỏ đồ cho vợ. Thế là không có một khách hàng nào sử dụng đến chiếc xe đẩy
này cả.

Các siêu thị khác nhận thấy sự tiện lợi của “xe đẩy Goldman” nên đã đặt hàng với số
lượng lớn. Giá mỗi chiếc xe đẩy của Goldman khi đó là 7 đô la, tương đương với hơn 122
đô la Mỹ hiện tại nhưng “cung không đủ cầu”. Goldman đã đăng ký bằng sáng chế cho
chiếc xe đẩy của mình để thuận tiện cho việc sản xuất hàng loạt vì đã có lúc đơn hàng
phải đặt trước tận 2 năm mới có hàng để giao.

Xe đẩy đã trở thành là một trong những vật dụng không thể thiếu khi đi mua sắm, và
nó đã làm thay đổi hoàn toàn trải nghiệm khi đi shopping trong thế kỷ XX. Ngày nay, ở
bất kỳ siêu thị nào chúng ta đều có thể bắt gặp những chiếc xe đẩy, trên đó không chỉ có
hàng hóa mà bố mẹ, anh em còn cho cả trẻ nhỏ lên một khay đỡ đặc biệt và đẩy nhau đi
dạo quanh siêu thị.

2. Các công cụ nào cần thực hiện trong từng bước của quy trình thiết kế của
dSchool đã được Sylvan Goldman sử dụng?

Thấu cảm: Quan sát hiện trường- Sylvan Goldman, đã nhận thấy rằng khách hàng của
mình đã chật vật khi xách những món hàng mà họ mua trong quá trình đi mua sắm hàng.

Giai đoạn phát triển ý tưởng: Goldman và nhóm của ông đã sử dụng phương pháp
động não (Brainstorming) để hình thành ý tưởng để tạo ra một loạt các ý tưởng sáng tạo
để cải thiện trải nghiệm mua sắm trong siêu thị.

Quy tắc của phương pháp động não:

- Một phát biểu ở một thời điểm, không cắt ngang khi đang phát biểu.
- Tập trung vào số lượng, chưa cần quan tâm chất lượng.
- Sử dụng tư duy mũ màu xanh trong 6 chiếc mũ tư duy: khuyến khích những ý
tưởng khác thường.
- Không phán xét
- Hình tượng hóa rất quan trọng
- Phát triển lan tỏa từ các ý tưởng

3. Việc không sử dụng những công cụ cần thiết trong từng giai đoạn theo cách
tiếp cận của dSchool đã tạo nên những vướng mắc nào đối với thiết kế của
Sylvan Goldman khi đưa sản phẩm ra thử nghiệm? Tại sao?

4. Anh/chị có những đề xuất nào để cải tiến thiết kế chiếc xe đẩy hàng trong siêu
thị trong tương lai?

Tích hợp công nghệ tự động thanh toán vào chiếc xe đẩy hàng trong siêu thị là một
cải tiến đột phá có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả khách hàng và cửa hàng.

Hiện nay, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng ngày càng tăng lên và họ đặc biệt
đánh giá cao sự tiện lợi, nhanh chóng khi mua sắm. Việc phải xếp hàng chờ đợi để thanh
toán tại quầy tính tiền có thể là một trở ngại lớn, đặc biệt là trong các cửa hàng đông đúc
hoặc vào những thời điểm cao điểm như những dịp lễ, Tết, giảm giá,…. Do đó, việc tích
hợp hệ thống thanh toán tự động vào xe đẩy sẽ giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi và tạo ra
một trải nghiệm mua sắm mượt mà hơn cho khách hàng.

Với công nghệ tự động thanh toán, khách hàng có thể quét mã vạch hoặc mã QR của
sản phẩm trực tiếp từ xe đẩy bằng điện thoại di động của họ. Hệ thống sẽ tự động xác
định sản phẩm và tính toán tổng số tiền cần thanh toán. Sau đó, khách hàng chỉ cần sử
dụng phương thức thanh toán được liên kết (ví điện tử, thẻ tín dụng, thanh toán qua ứng
dụng di động, v.v.) để hoàn tất thanh toán mà không cần phải đến quầy tính tiền.
Đối với cửa hàng, việc tích hợp hệ thống thanh toán tự động vào xe đẩy có thể giảm
đáng kể áp lực lên hệ thống thanh toán chính tại quầy. Điều này giúp tăng cường hiệu
suất hoạt động của cửa hàng và giảm độ tắc nghẽn tại quầy tính tiền, giúp cải thiện dịch
vụ và tạo ra một môi trường mua sắm thuận tiện hơn cho khách hàng.

Ngoài tính năng tự động thanh toán, một tính năng nổi bật khác mà có thể tích hợp
vào chiếc xe đẩy hàng trong siêu thị là hệ thống hỗ trợ định vị và đề xuất sản phẩm.

- Chiếc xe đẩy được trang bị hệ thống định vị trong cửa hàng, giúp khách hàng dễ
dàng tìm thấy vị trí của các mặt hàng mong muốn tại siêu thị. Hệ thống này cũng
có thể cung cấp hướng dẫn đi đến vị trí của sản phẩm, giúp tiết kiệm thời gian và
nâng cao trải nghiệm mua sắm.
- Bên cạnh đó thích hợp sẵn tính năng đề xuất sản phẩm thông minh. Dựa trên lịch
sử mua sắm và sở thích cá nhân của khách hàng, hệ thống có thể đề xuất các sản
phẩm phù hợp hoặc sản phẩm liên quan khi khách hàng quét mã vạch sản phẩm
trên xe đẩy. Điều này giúp tăng cơ hội bán hàng và cung cấp trải nghiệm mua sắm
cá nhân hóa cho khách hàng.
- Xe đẩy có thể được trang bị màn hình cảm ứng hoặc hệ thống giao tiếp giọng nói
có tên là Anna, cho phép khách hàng tương tác với xe đẩy để yêu cầu trợ giúp
hoặc yêu cầu chi tiết thông tin về sản phẩm, công dụng,... Điều này tạo ra một trải
nghiệm mua sắm tương tác và tiện lợi hơn.

Tất cả những tính năng này có thể giúp tăng cường trải nghiệm mua sắm của khách hàng
ngoài ra cung cấp cho cửa hàng các công cụ để tối ưu hóa quản lý hàng hóa và tăng
cường tương tác với khách hàng.

You might also like