You are on page 1of 7

Ngày soạn: 24 – 10 Tiết PPCT: 14 - 15

Phần hai: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
Chương I: VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930
Bài 12: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM
TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Trình bày được chính sách khai thác VN của thực dân Pháp trong chương trình khai thác thuộc địa lần hai
về các ngành: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tài chính, thuế. Thấy được sự biến đổi về mặt kinh
tế đã tác động tới xã hội, từ đó rút ra mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội VN lúc bấy giờ.
- Trình bày được Những sự kiện tiêu biểu trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Hoạt
động của Nguyễn Ái Quốc và ý nghĩa của những hoạt động đó đối với Nguyễn Ái Quốc và cách mạng Việt
Nam.
- HS thấy được những nét mới của phong trào giai đoạn này so với trước.
2. Về kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử trong bối cảnh cụ thể của đất nước và quốc tế.
3. Về thái độ
Bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức phản kháng dân tộc trước sự xâm lược thống trị của các đế quốc.
4. Định hướng năng lực hình thành
- Thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng kênh hình có liên quan đến bài học.
- Năng lực tổng hợp, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, so sánh, đối chiếu, liên hệ, phân tích, nhận định.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Học sinh
- SGK; đọc trước bài mới ở nhà;
- Chuẩn bị những tài liệu có liên quan theo yêu cầu của GV ở tiết học trước.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, cặp đôi; nêu vấn đề, thuyết trình, xử lí tình huống…
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm, giao nhiệm vụ.
IV. TỔ CHỨC HỌC TẬP
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản
I. Những chuyển biến mới về
kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội
ở Việt Nam từ sau CTTG I

1. Chính sách khai thác thuộc địa


lần thứ hai của thực dân Pháp

+ Trình bày hoàn cảnh lịch sử khi thực dân Pháp tiến hành cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ hai trên đất nước ta? Mục đích chính của
cuộc khai thác?
a) Hoàn cảnh lịch sử:

+ Sau CTTG I, các đế quốc đã họp


bàn để phân chia quyền lợi => một
trật tự thế giới mới đã hình thành.
+ C/m tháng Mười Nga thành công,
nhà nước Xô Viết ra đời, Q/tế CS
được th/lập... đã tác động mạnh đến
VN.

1
+ Nước Pháp bị thiệt hại nặng sau
CTTG I => Pháp thực hiện chương
trình khai thác thuộc địa lần thứ hai
ở ĐD, chủ yếu ở VN nhằm bù đắp
thiệt hại sau ch/tr và khôi phục lại
địa vị của Pháp trong thế giới TB.

b) Chính sách khai thác kinh tế


của thực dân Pháp
+ Trình bày chính sách khai thác thuộc địa trên lĩnh vực kinh tế của
- Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô
Pháp: Nét nổi bật về quy mô và tốc độ đầu tư trong cuộc khai thác
lớn vào các ngành k/tế: Từ 1924-
lần thứ hai? Nêu nét chính trên các lĩnh vực nông nghiệp, công
1929 số vốn đầu tư khoảng 4 tỉ
nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, và chính sách thu thuế
Phơrăng (tăng 6 lần so với 20 năm
của thực dân Pháp cuộc khai thác lần thứ hai. Vì sao Pháp chú trọng
trước ch/tranh).
vào các ngành trên?
+ Nông nghiệp: Là ngành có số
vốn đầu tư nhiều nhất, chủ yếu đầu
tư vào đồn điền cao su.
+ Công nghiệp: Chú trọng khai
mỏ, nhất là mỏ than. Ngoài ra,
Pháp đầu tư khai thác kẽm, thiếc,
sắt, mở mang một số ngành công
nghiệp nhẹ (dệt, muối, xay xát…).

+ Thương nghiệp: Nội thương và


ngoại thương có bước phát triển
song Pháp vẫn nắm độc quyền về
ngoại thương.

+ GTVT được phát triển, đô thị


được mở rộng, dân cư đông hơn.
+ Ngân hàng Đông Dương, nắm
quyền chỉ huy toàn bộ nền kinh tế
Đông Dương. Pháp đẩy mạnh tăng
thuế để vơ vét của nhân dân.

2. Chính sách chính trị, văn hoá,


giáo dục của thực dân Pháp
(HS tự học)

2
3. Những chuyển biến mới về
kinh tế và giai cấp xã hội ở VN

a) Chuyển biến về kinh tế


- Nền kinh tế của tư bản Pháp ở
Đông Dương có bước phát triển
mới (kĩ thuật và nhân lực được đầu
Nêu chuyển biến về kinh tế ở VN dưới tác động của cuộc khai tư) song rất hạn chế.
thác lần thứ hai của thực dân Pháp? Những chuyển biến đó có làm
thay đổi tính chất của nền kinh tế VN hay không? - Kinh tế VN có bước phát triển so
với trước nhưng vẫn trong tình
trạng mất cân đối, lạc hậu, nghèo
nàn, lệ thuộc vào kinh tế Pháp và là
thị trường độc chiếm của tư bản
Pháp.

b) Chuyển biến về xã hội:

- Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp


Những chuyển biến về ã hội của Việt Nam dưới tác động của công tục bị phân hoá:
cuộc khai thác. Thái độ của các giai cấp của giai cấp, tầng lớp + Đại bộ phận làm tay sai cho
đối với chính quyền thực dân, phong kiến. Cụ thể: Pháp.
+ Một bộ phận trung - tiểu địa chủ
có tinh thần dân tộc, tham gia vào
phong trào dân tộc, dân chủ chống
Pháp và tay sai.

- GC nông dân: Chiếm hơn 90%


dân số, bị đế quốc và ph/kiến tước
đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa,
không lối thoát => Nông dân mâu
thuẫn gay gắt với đế quốc Pháp và
ph/kiến. Họ trở thành một lực
lượng CM to lớn của dân tộc.

- Giai cấp tiểu tư sản: Phát triển


nhanh về số lượng, nhạy bén với
thời cuộc, có tinh thần dân tộc,
chống thực dân Pháp và tay sai.

- Giai cấp tư sản: Số lượng ít, thế


lực yếu, bị phân hoá thành 2 bộ
phận:

+ Tư sản mại bản: Có quyền lợi


gắn chặt với đế quốc => câu kết với
đế quốc => Đây là lực lượng mà
cách mạng cần đánh đổ.

+ Tư sản dân tộc: có xu hướng

3
k/doanh đ/lập => có tinh thần dân
tộc, d/chủ nhưng thiếu kiên định.
Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam:
Họ vừa mang những đặc điểm chung của công nhân quốc tế như: - Giai cấp công nhân:
Là LLSX tiên tiến của thời đại, sống tập trung, bị GCTS bóc lột + Ngày càng phát triển về số lượng.
nặng nề...Họ còn mang những đặc điểm riêng của công nhân VN: Họ chịu nhiều tầng áp bức bóc lột,
Họ bị áp bức bóc lột từ nhiều thế lực tư sản trong và ngoài nước và có quan hệ gắn bó với nông dân, có
kể cả bọn ph/kiến (vì đôi khi họ vừa là công dân vừa là nông dân). tinh thần yêu nước mạnh mẽ, sớm
Họ có nguồn gốc chủ yếu từ n/dân nên có q/hệ gắn bó với n/dân, chịu ảnh hưởng của trào lưu CM
kế thừa truyền thống yêu nước lại sớm chịu ả/h của trào lưu CMVS VS nên nhanh chóng vươn lên
nên nh/chóng trở thành một lực lượng quan trọng trong ph/tr d/tộc, thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.
dc theo khuynh hướng CM tiên tiến của thời đại.

? Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, xã hội
VN tồn tại những mâu thuẫn nào? Trong đó mâu thuẫn nào là
gay gắt nhất?
- Xã hội VN nổi lên hai mâu
thuẫn cơ bản:
+ Mâu thuẫn d/tộc: Giữa toàn thể
d/tộc VN với thực dân Pháp. Đây là
mâu thuẫn chủ yếu.
+ Mâu thuẫn giai cấp: Nổi lên là
mâu thuẫn n/dân với địa chủ
ph/kiến.

TIẾT 2

+ Khái niệm “phong trào dân tộc dân chủ”: Là phong trào đấu
tranh thực hiện 2 nhiệm vụ là nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân II. Phong trào dân tộc dân chủ ở
chủ. Trong đó nhiệm vụ dân tộc tức là chống đế quốc giành độc lập VN từ năm 1919 đến năm 1925
dân tộc, còn nhiệm vụ dân chủ có nghĩa là đánh đổ phong kiến 1. Hoạt động của Phan Bội Châu,
giành quyền tự do dân chủ. Phan Châu Trinh và một số
người Việt Nam sống ở nước
ngoài (HS tự học).

2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư


sản và công nhân Việt Nam
Trình bày các cuộc đấu tranh tiêu biểu của GCTS trên lĩnh vực kinh
tế, chính trị. Mục tiêu đấu tranh, thái độ chính trị của họ? a) Tư sản

- Kinh tế:
+ TS VN đã tổ chức tẩy chay TS
Hoa kiều thông qua ph/trào “chấn
hưng nội hoá”, “bài trừ ngoại hoá”.

+ Năm 1923, TS và địa chủ đấu


tranh chống độc quyền cảng Sài
Gòn và chống độc quyền xuất cảng
lúa gạo tại Nam Kỳ của tư bản

4
Pháp.

- Chính trị:
+ Tư sản và địa chủ Nam kì đã
th/lập Đảng Lập hiến (1923).

=> Nhận xét gì về mục tiêu đấu tranh, thái độ chính trị của + Ngoài ra còn có nhóm Nam
GCTS VN: Phong của Phạm Quỳnh cổ vũ
thuyết “quân chủ lập hiến”, Nhóm
Trung Bắc tân văn của Nguyễn Văn
Vĩnh đề cao tư tưởng “trực trị”.
Trình bày những hoạt động tiêu biểu của giai cấp tiểu tư sản. Mục
tiêu, ý nghĩa?
b) Tiểu tư sản: Đấu tranh sôi nổi:
- Thành lập một số tổ chức chính
trị: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục
Việt, Đảng Thanh niên…Hoạt động
với nhiều hình thức phong phú, sôi
nổi…

- Lập nhà xuất bản, cho ra đời


nhiều sách báo tiến bộ: Báo
Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà
quê, Tiếng dân, thực nghiệp dân
báo...

- Tiêu biểu nhất là đấu tranh đòi thả


PBC (1925) và các cuộc truy điệu,
Trình bày những sự kiện tiêu biểu trong phong trào công nhân. Mục để tang cụ Phan Châu Trinh (1926).
tiêu đấu tranh và tính chất của ph/tr đ/tr của công nhân từ 1919-
1925?
> Nhận xét về mục tiêu, tính chất của ph/tr đ/tr của công nhân 3) Công nhân
từ 1919-1925? - Các cuộc đấu tranh của công nhân
ngày càng nhiều hơn, tuy nhiên vẫn
còn lẻ tẻ, tự phát. Công nhân Sài
Gòn – Chợ Lớn đã thành lập Công
hội (bí mật).
- 8/1925, cuộc bãi công của công
nhân xưởng Ba-son đã đánh dấu
bước phát triển mới của ph/tr công
nhân VN.
Nnhững sự kiện tiêu biểu trong hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái
Quốc. Ý nghĩa của các hoạt động đó.
Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
từ 1919 – 1925
Thời Nội dung hoạt động Ý nghĩa
gian

5
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Cá nhân HS trình bày kết quả làm việc.
Tiểu sử và quá trình tìm đường cứu nước của Bác trước năm 1919.
- Xuất thân của Bác (HS tự học).

- 5/6/1911, từ Cảng Nhà Rồng Bác


đã ra đi tìm đường cứu nước, Bác
đã bôn ba khắp các châu lục. Sau
nhiều năm bôn ba khắp các châu
lục trên thế giới, cuối 1917, Bác trở
lại Pháp.

Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1919 – 1925)


Thời
gian Nội dung hoạt động Ý nghĩa
1919 Gia nhập Đảng Xã hội Pháp.
6/1919, Bác gởi “Bản yêu sách của nhân dân An Người nhận thức được muốn giải
Nam” đến hội nghị Vecxai đòi các quyền tự do, dân phóng, các dân tộc chỉ có thể dựa
chủ cho nhân dân VN nhưng không được thực dân vào lực lượng của bản thân.
Pháp đếm xỉa đến.
7/1920 Bác đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương Tìm thấy con đường giải phóng
về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin. cho dân tộc.
12/192 Tại đại hội của Đảng Xã hội Pháp, Bác đã bỏ phiếu Đánh dấu Người đã từ một chiến
0 tán thành việc gia nhập QTCS và tham gia sáng lập sĩ yêu nước trở thành chiến sĩ
ĐCS Pháp, trở thành người cộng sản VN đầu tiên. cộng sản.
1921 Bác cùng một số người yêu nước ở Angiêri, Tuynidi, Tuyên truyền, tập hợp lực lượng
Marốc… thành lập “Hội liên hiệp các dân tộc thuộc chống kẻ thù chung là CNĐQ, tố
địa” ở Pari; tham gia sáng lập báo “Người cùng khổ”; cáo tội ác thực dân Pháp.
viết bài cho báo “Nhân đạo”, và đặc biệt là viết cuốn
“Bản án chế độ thực dân Pháp”.
1923 6/1923, Người sang và LX dự Hội nghị Quốc tế nông Đóng góp nhất định vào lí luận
dân (10/1923). giải phóng dân tộc.
1924 Dự Đại hội QTCS lần V tại LX.
1924 11/11/1924, Người đến Quảng Châu – TQ trực tiếp Chuẩn bị về mặt chính trị, tư
tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách tưởng cho sự th/lập Đảng sau này.
mạng giải phóng dân tộc VN.
1925 6/1925, Người thành lập Hội VN Cách mạng Thanh Hoàn tất việc th/lập tổ chức c/m
niên. tiền thân của Đảng.

Qua tìm hiểu các hoạt động của NAQ, em hãy cho biết vai trò
công lao đầu tiên của NAQ đối với CMVN là gì?
=> Công lao đầu tiên của Nguyễn
Ái Quốc:

- Tìm thấy con đường cứu nước


mới cho dân tộc Việt Nam (con
đường cách mạng vô sản).

6
- Chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho
sự ra đời của ĐCS VN.

3. Luyện tập
- Mục tiêu:
+ HS cần nắm được những kiến thức cơ bản của bài học.
+ Rèn luyện kĩ năng ghi nhớ, năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề.
* Hoạt động: cá nhân
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh bằng hình thức câu hỏi trắc nghiệm. HS trả lời bài tập trắc nghiệm.
- Gợi ý sản phẩm: Đáp án .... GV nhận xét kết quả trả lời của học sinh.
4. Vận dụng, mở rộng
- Mục tiêu:
+ HS cần hiểu được đời sống của các giai tầng ở Việt Nam từ 1919 – 1925 từ đó tác động đến thái độ chính
trị của họ. Phân tích được xu thế phát triển của cách mạng lúc bấy giờ.
+ Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, thu thập tư liệu...
* Hoạt động: Cả lớp
- GV giao câu hỏi cho học sinh
Câu hỏi: Phân tích thái độ chính trị của các giai cấp ở Việt Nam trong những năm 1919 – 1925. Đánh
giá khả năng lãnh đạo cách mạng của giai cấp nông dân và công nhân Việt Nam.
- Học sinh thảo luận, báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, bổ sung, giúp HS hoàn thiện sản phẩm.
Gợi ý sản phẩm
5. Chuẩn bị bài mới
Yêu cầu HS cả lớp: Học bài để tiết sau kiểm tra giữa kì 1.
V. RÚT KINH NGHIỆM

Câu 1. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929), thực dân Pháp chú trọng
đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm
A. tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng kinh tế.
B. làm cho kinh tế thuộc địa phát triển cân đối.
C. đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế chính quốc.
D. xóa bỏ phương thức sản xuất phong kiến.
Câu 2. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) và cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 –
1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương có điểm chung nào sau đây?
A. Sử dụng vốn của tư bản tư nhân là chủ yếu.
B.Tập trung phát triển công nghiệp nặng.
C. Tập trung vào lĩnh vực khai thác mỏ.
D. Sử dụng vốn của tư bản nhà nước là chủ yếu.
Câu 3. Một trong những điểm mới của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), thực dân Pháp ở
Đông Dương là
A. lĩnh vực khai thác mỏ được đầu tư nhiều nhất.
B. nguồn vốn đầu tư chủ yếu là của tư bản nhà nước.
C. Pháp đầu tư với quy mô lớn và tốc độ nhanh.
D. ngành giao thông vận tải được đầu tư nhiều nhất.
Câu 4. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/1925) là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam
A. bước đầu đấu tranh tự giác. B. có tổ chức công khai lãnh đạo.
C. hoàn toàn đấu tranh tự giác. D. có một đường lối chính trị rõ ràng.
Câu 5. Năm1925, tiểu tư sản Việt Nam tổ chức hoạt động nào sau đây?
A. Chấn hưng nội hóa. B. Đòi trả tự do cho Phan Bội Châu.
C. Chống độc quyền cảng sài Gòn. D. Thành lập Đảng Lập hiến.

You might also like