You are on page 1of 37

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT & VĂN BẢN HỌC THUẬT
(An Overview of Academic language & Academic text)
1. TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT 2. TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN HỌC THUẬT
1.1. Khái niệm Ngôn ngữ học thuật 2.1. Khái niệm văn bản học thuật
1.2. Đặc trưng của Ngôn ngữ học thuật 2.2. Yêu cầu cơ bản của văn bản học thuật
2.3. Phân loại văn bản học thuật
1.2.1. Tính trừu tượng - khái quát cao
2.4. Cấu trúc cơ bản của một VBHT
1.2.2. Tính logic nghiêm ngặt 2.5. Đặc điểm ngôn ngữ của VBHT
1.2.3. Tính chính xác khách quan 2.5.1. Đặc điểm từ ngữ
1.3. Chức năng của Ngôn ngữ học thuật 2.5.2. Đặc điểm cú pháp
1.3.1. Chức năng giao tiếp 2.6. Liên kết và mạch lạc văn bản
1.3.2. Chức năng tư duy

Nâng cao kiến thức về ngôn ngữ học thuật và văn bản học thuật
1
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT & VĂN BẢN HỌC THUẬT
(An Overview of Academic Language & Academic Text)
1. TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT
1.1. Khái niệm Ngôn ngữ học thuật
Một cách hiểu phổ biến nhất, ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt con người tạo ra để
giao tiếp và tư duy. → NGÔN NGỮ HỌC THUẬT LÀ CÔNG CỤ/PHƯƠNG TIỆN ĐỂ GIAO TIẾP HỌC
THUẬT.
Trong hoạt động sống của mình, con người thực hiện giao tiếp - tư duy trong những môi
trường khác nhau, với mục đích khác nhau, truyền tải những nội dung khác nhau, tác động
đến những đối tượng khác nhau,… Như vậy, ngôn ngữ họ sử dụng để giao tiếp - tư duy
cũng khác nhau tùy mục đích, đối tượng, môi trường...
Ngôn ngữ học thuật là ngôn ngữ
Ngôn ngữ học thuật là phương tiện - của người làm khoa học với mục đích khoa học
của hoạt động giao tiếp - tư duy khoa - để trao đổi nội dung, kiến thức khoa học
học trong môi trường học thuật - trong môi trường học thuật
Ngôn ngữ là công cụ của giao tiếp.
NGÔN NGỮ HỌC THUẬT LÀ CÔNG CỤ/PHƯƠNG TIỆN ĐỂ GIAO TIẾP
HỌC THUẬT.
GIAO TIẾP HỌC THUẬT LÀ HOẠT ĐỘNG TRAO ĐỔI THÔNG TIN khoa
học GIỮA nhà KH ĐỂ THỰC HIỆN MỤC ĐÍCH khoa học.
- Thông tin phải chính xác
- Thông tin phải đầy đủ
- Thông tin phải rõ ràng
- Thông tin phải dễ hiểu
- Thông tin phải liên tục
1. KHÁI NIỆM GIAO TIẾP
Thông tin???
Thông tin KHOA HỌC là một mảng của hiện thực được con người
nhận thức KHOA HỌC, mã hóa bằng NGÔN NGỮ HỌC THUẬT để
truyền đi cho người khác.
5. CÁC YẾU TỐ CỦA GIAO TIẾP
5.1. CHỦ THỂ GIAO TIẾP
(người - người trong giao tiếp)
01 người trong những hoạt động giao
tiếp khác nhau sẽ là những con người
khác nhau!!!
5. CÁC YẾU TỐ CỦA GIAO TIẾP
5.2. NỘI DUNG GIAO TIẾP - mảng hiện thực
được trao đổi trong quá trình giao tiếp
5. CÁC YẾU TỐ CỦA GIAO TIẾP
Phương tiện giao tiếp gồm:
5.3. PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP (chất liệu con
người dùng để mã hóa nội dung giao tiếp) NGÔN NGỮ và PHI NGÔN NGỮ

5.3.1. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt 5.3.2. Phi ngôn ngữ là hệ thống công cụ của
con người tạo ra để giao tiếp: Ngôn từ và Phi các hoạt động khác con người mượn để giao
ngôn từ tiếp.
5. CÁC YẾU TỐ CỦA GIAO TIẾP
5.4. MỤC ĐÍCH GIAO TIẾP
5. CÁC YẾU TỐ CỦA GIAO TIẾP
5.5. BỐI CẢNH GIAO TIẾP
- Vĩ mô: văn hóa, phong tục
- Vi mô: thời gian, không gian
6. NGUYÊN TẮC GIAO TiẾP
6.1. Nhóm nguyên tắc với con người
Đánh giá đúng bản thân
Đánh giá đúng mối quan hệ giao tiếp
Đánh giá chính xác đối tượng giao tiếp
6. NGUYÊN TẮC GIAO TiẾP
6.2. Nhóm nguyên tắc với thông tin
- Thông tin phải chính xác
- Thông tin phải đầy đủ
- Thông tin phải rõ ràng
- Thông tin phải dễ hiểu
- Thông tin phải liên tục
6. NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP
6.3.Nhóm nguyên tắc với mục đích
- Mục đích được xác định trước khi thực hiện giao tiếp
- Mục đích phải rõ ràng, cụ thể và chính đáng
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT & VĂN BẢN HỌC THUẬT
(An Overview of Academic Language & Academic Text)
1. TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT
1.2. Đặc trưng của Ngôn ngữ học thuật
1.2.1. Tính trừu tượng - khái quát cao
Mục đích của khoa học là nhận thức và phản ánh hiện thực. Tư duy khoa học là quá trình
phát hiện và đưa ra kết luận về các quy luật tồn tại của/trong các sự vật, hiện tượng,…
thông qua khái quát hóa và trừu tượng hóa. Ngôn ngữ học thuật là phương tiện của tư duy
khoa học đồng thời là phương tiện của giao tiếp khoa học vì vậy mà ngôn ngữ học thuật
phải mang tính trừu trượng - khái quát cao.
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT & VĂN BẢN HỌC THUẬT
(An Overview of Academic Language & Academic Text)
1. TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT
1.2. Đặc trưng của Ngôn ngữ học thuật
1.2.2. Tính logic nghiêm ngặt
Tư duy khoa học là quá trình tìm kiếm để nâng cao, phát triển kiến thức - quá trình dù rất
động song có logic nghiêm ngặt với mục tiêu rõ ràng để từng bước hình thành nên hệ thống
hợp lý, thực nghiệm các kiến thức, tri thức của mỗi cá nhân và toàn nhân loại. Chính vì vậy
mà ngôn ngữ học thuật phải mang tính logic nghiêm ngặt.
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT & VĂN BẢN HỌC THUẬT
(An Overview of Academic Language & Academic Text)
1. TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT
1.2. Đặc trưng của Ngôn ngữ học thuật
1.2.3. Tính chính xác khách quan
Tư duy khoa học - quá trình con người thực hiện để đạt mục đích của khoa học là phản ánh
chính xác, chân thực khách quan các quy luật của hiện thực (tự nhiên và xã hội) do đó ngôn
ngữ học thuật tất yếu phải có tính chính xác khách quan.
Kể cả khi trình bày ý kiến, quan điểm của bản thân (diễn giải các phát hiện, đánh giá một lý
thuyết, phát triển một lập luận, phê bình hoạt động khoa học của người khác,…) cũng phải
sử dụng ngôn ngữ mang tính khách quan.
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT & VĂN BẢN HỌC THUẬT
(An Overview of Academic Language & Academic Text)
1. TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT
1.3. Chức năng của Ngôn ngữ học thuật
1.3.1. Chức năng giao tiếp khoa học
Ngôn ngữ học thuật thực hiện chức năng giao tiếp khoa học của mình khi nó là công cụ
được các nhà khoa học sử dụng để mã hóa/ giải mã thông tin, kiến thức khoa học truyền đi /
tiếp nhận từ người khác (đồng nghiệp, học trò, giáo viên,…) nhằm mục đích khoa học.
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT & VĂN BẢN HỌC THUẬT
(An Overview of Academic Language & Academic Text)
1. TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT
1.3. Chức năng của Ngôn ngữ học thuật
1.3.2. Chức năng tư duy khoa học
Ngôn ngữ học thuật thực hiện chức năng tư duy khi nó chính là thứ công cụ không chỉ giúp
ghi lại, thể hiện mà còn góp phần làm định hình quá trình và kết quả tư duy khoa học. Mọi tri
thức khoa học đều được thể hiện dưới dạng những khái niệm, phán đoán, suy luận hoặc giả
thuyết, lý thuyết, lý luận khoa học,… Và mọi khái niệm, phán đoán, suy luận hoặc giả thuyết,
lý thuyết, lý luận khoa học,… đều phải được định hình bằng ngôn ngữ: ngôn ngữ học thuật.
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT & VĂN BẢN HỌC THUẬT
(An Overview of Academic Language & Academic Text)
2. TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN HỌC THUẬT
1.1. Khái niệm văn bản học thuật
Văn bản là gì?
“Văn bản là chuỗi (kí hiệu) ngôn ngữ hay nói chung những kí hiệu thuộc hệ thống nào đó,
làm thành một chỉnh thể mang một nội dung ý nghĩa trọn vẹn”.
(Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, 2007)
Văn bản (text) là một phân đoạn của ngôn ngữ ở dạng nói (spoken language) hoặc dạng
viết (written language) có các đặc điểm sau:
1. Thường được tạo thành từ một số câu cùng nhau tạo ra một cấu trúc hoặc đơn vị;
2. Có những đặc điểm cấu trúc và diễn ngôn (discourse) riêng biệt;
3. Có một chức năng hoặc mục đích giao tiếp cụ thể;
4. Chỉ có thể được hiểu đúng và đầy đủ trong bối cảnh mà nó xảy ra.
(Từ điển Longman về dạy ngôn ngữ và ứng dụng ngôn ngữ của Jack
C. Richards và Richard Schmidt Tái bản lần thứ tư năm 2010)
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT & VĂN BẢN HỌC THUẬT
(An Overview of Academic Language & Academic Text)
2. TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN HỌC THUẬT
2.1. Khái niệm văn bản học thuật
→ Từ 2 khái niệm đã nêu, thống nhất khái niệm văn bản (text) sử dụng trong học phần:
Văn bản (text) là một chuỗi đơn vị ngôn ngữ ở dạng nói hoặc dạng viết có cấu trúc hoàn
chỉnh, diễn đạt một nội dung trọn vẹn nhằm đạt mục đích giao tiếp trong bối cảnh giao tiếp
nhất định.
Thống nhất khái niệm văn bản học thuật:
Văn bản học thuật là phương tiện/ sản phẩm
Văn bản học thuật (academic text) là một chuỗi - của người làm KH với mục đích KH
đơn vị ngôn ngữ học thuật (academic language)
- để trao đổi nội dung, kiến thức KH
ở dạng nói hoặc dạng viết có cấu trúc hoàn
chỉnh, diễn đạt một nội dung trọn vẹn nhằm đạt - dùng/được tạo ra trong môi trường học thuật
mục đích giao tiếp khoa học trong môi trường
học thuật.
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT & VĂN BẢN HỌC THUẬT
(An Overview of Academic Language & Academic Text)
2. TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN HỌC THUẬT
2.2. Yêu cầu cơ bản của VBHT
2.2.1. Yêu cầu về hình thức - yêu cầu về tính nhất thể hình thức
Đảm bảo yêu cầu về hình thức giúp văn bản có kết cấu hoàn chỉnh:
+ có đầy đủ các bộ phận theo quy định, yêu cầu;
+ các bộ phận được phân định rõ ràng
+ có các dấu hiệu liên kết để biểu thị mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau giữa các thành tố,
các bộ phận trong tính chỉnh thể của văn bản.
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT & VĂN BẢN HỌC THUẬT
(An Overview of Academic Language & Academic Text)
2. TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN HỌC THUẬT
2.2. Yêu cầu cơ bản của VBHT
2.2.2. Yêu cầu về nội dung - yêu cầu về tính nhất quán đề tài
Đảm bảo yêu cầu về nội dung (đề tài) giúp văn bản có nội dung trọn vẹn:
+ diễn đạt đầy đủ một sự việc, một hiện tượng
+ bằng cách diễn đạt đầy đủ từng bộ phận,
+ từng thành phần, từng yếu tố cấu tạo/ tạo nên sự việc, hiện tượng.
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT & VĂN BẢN HỌC THUẬT
(An Overview of Academic Language & Academic Text)
2. TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN HỌC THUẬT
2.2. Yêu cầu cơ bản của VBHT
2.2.3. Yêu cầu về tính hướng đích
Mỗi văn bản học thuật đều hướng tới một mục đích nhất định chính là luận điểm chính của
văn bản. Để đạt mục đích - chứng minh, diễn giải, khẳng định luận điểm thuyết phục người
tiếp nhận nghe, tin, đồng ý, làm theo.
Mục đích của một văn bản học thuật luôn được bộc lộ hiển ngôn qua hệ thống các câu chủ
đề:
- Chủ đề văn bản thể hiện bằng một câu luận đề (thường ở cuối phần mở)
- Các chủ đề bộ phận được thể hiện bằng các câu chủ đề thường ở đầu hoặc cuối mỗi
đoạn ở phần thân
- Câu kết ở phần/ đoạn kết văn bản
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT & VĂN BẢN HỌC THUẬT
(An Overview of Academic Language & Academic Text)
2. TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN HỌC THUẬT
2.2. Yêu cầu cơ bản của VBHT
2.2.4. Yêu cầu về tính liêm chính học thuật (Academic integrity)
Yêu cầu về tính liêm chính học thuật của một văn bản học thuật thể hiện ở ba yếu tố:
- Tìm đúng nguồn uy tín
- Trích dẫn nguồn chính xác, đúng quy định
- Nêu rõ nguồn thông tin
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT & VĂN BẢN HỌC THUẬT
(An Overview of Academic Language & Academic Text)
2. TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN HỌC THUẬT
2.3. Phân loại văn bản học thuật
2.3.1. Phân loại VBHT theo mục đích tạo lập
- Thể loại mô tả (Descriptive)
Mục đích cung cấp cho người tiếp nhận thông tin khoa học. Văn bản học thuật mô tả là thể
loại văn bản học thuật đơn giản nhất, gồm các loại: báo cáo thí nghiệm, báo cáo thực
nghiệm, báo cáo thực tập; bản tóm tắt;…
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT & VĂN BẢN HỌC THUẬT
(An Overview of Academic Language & Academic Text)
2. TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN HỌC THUẬT
2.3. Phân loại văn bản học thuật
2.3.1. Phân loại VBHT theo mục đích tạo lập
- Thể loại phân tích (Analytical)
Mục đích làm sáng tỏ, giải thích để người tiếp nhận hiểu thông tin khoa học được trình bày.
Văn bản học thuật phân tích luôn bao gồm phần mô tả vì chỉ trên cơ sở bản mô tả mới có
thể đưa ra các phân tích. Song có thể thấy phần mô tả trong một văn bản học thuật phân
tích luôn cần được sắp xếp lại (thành nhóm, bộ phận, loại; mối quan hệ;…) theo ý đồ phân
tích.
Văn bản học thuật phân tích là loại văn bản phổ biến nhất. Ở trường đại học các văn bản
loại này gồm: bài giảng, giáo trình, bài kiểm tra/ thi tự luận, bài tập lớn,,…
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT & VĂN BẢN HỌC THUẬT
(An Overview of Academic Language & Academic Text)
2. TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN HỌC THUẬT
2.3. Phân loại văn bản học thuật
2.3.1. Phân loại VBHT theo mục đích tạo lập
- Thể loại thuyết phục (Persuasive)
Mục đích thuyết phục người tiếp nhận đồng ý/ chấp nhận với quan điểm khoa học, ý tưởng
khoa học được trình bày. Văn bản học thuật thuyết phục luôn mang đầy đủ đặc điểm của
một văn bản học thuật phân tích (gồm: phần mô tả đã được sắp xếp theo ý đồ, phần giải
thích) và bổ sung thêm nhận định, quan điểm của tác giả về nội dung được phân tích.
Văn bản học thuật thuyết phục điển hình chính là các bài luận khai triển luận điểm (báo cáo
khoa học, tiểu luận, luận văn, đồ án,…)
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT & VĂN BẢN HỌC THUẬT
(An Overview of Academic Language & Academic Text)
2. TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN HỌC THUẬT
2.3. Phân loại văn bản học thuật
2.3.1. Phân loại VBHT theo mục đích tạo lập
- Thể loại phê bình/ phản biện (Critical)
Mục đích đánh giá quan điểm/ ý tưởng khoa học để khẳng định giá trị của nó hoặc đưa ra
quan điểm/ ý tưởng thay thế. Một văn bản học thuật phê bình/ phản biện có đầy đủ các đặc
điểm của văn bản học thuật thuyết phục (gồm: phần mô tả đã được sắp xếp theo ý đồ, phần
giải thích, nhận định của tác giả) và bổ sung thêm ý tưởng của tác giả: phát triển giá trị của
quan điểm được đánh giá hoặc đưa ra quan điểm thay thế.
Văn bản học thuật phê bình/phản biện phổ biến cho nghiên cứu ở trình độ cao (bậc sau đại
học, các nghiên cứu chuyên sâu, các bài tranh luận khoa học)
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT & VĂN BẢN HỌC THUẬT
(An Overview of Academic Language & Academic Text)
2. TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN HỌC THUẬT
2.3. Phân loại văn bản học thuật
2.3.2. Phân loại VBHT theo mục đích sử dụng
VBHT chuyên sâu: sách chuyên khảo (monograph), bài báo nghiên cứu đăng trên các tạp chí
khoa học (academic journal article/ scholarly journal article), luận văn (thesis), luận án
(dissertation), bài luận/ tiểu luận (essay), bài báo cáo hội thảo, hội nghị khoa học
(Conference paper), báo cáo (report)
VBHT giáo khoa: sách giáo khoa (textbook), bài giảng, giáo trình
VBHT phổ cập: sách, báo, tạp chí phổ biến khoa học
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT & VĂN BẢN HỌC THUẬT
(An Overview of Academic Language & Academic Text)
2. TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN HỌC THUẬT
2.4. Cấu trúc cơ bản của 01 văn bản học thuật
Cấu trúc là một đặc điểm của văn bản học thuật. Từ 4 thể loại cơ bản tùy thuộc vào mục
đích; yêu cầu, cách thức thực hiện, cách thức sử dụng; đối tượng tiếp nhận;… nhiều loại
văn bản học thuật khác nhau được tạo ra.
Cấu trúc phổ biến được sử dụng trong các bài viết học thuật là cấu trúc ba phần:
+ phần mở đầu / giới thiệu,
+ phần thân bài / phần chính
+ phần kết luận.
Các phần, các đoạn trong văn bản phải được sắp xếp trong trình tự logic và liên kết chặt
chẽ với nhau. Trình tự hợp lý và liên kết chặt chẽ giữa các phần, các đoạn, các câu của văn
bản tạo nên mạch lạc văn bản.
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT & VĂN BẢN HỌC THUẬT
(An Overview of Academic Language & Academic Text)
2. TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN HỌC THUẬT
2.4. Cấu trúc cơ bản của 01 văn bản học thuật - CẤU TRÚC 3 PHẦN

Phần kết:
Phần mở : Phần thân: - tổng hợp/ tóm tắt các
- giới thiệu nội dung - triển khai chi tiết nội nội dung ở phần thân
- giới thiệu cấu trúc dung của văn bản - liên kết với phần mở
- giới thiệu mục đích - theo cấu trúc để đóng (gói) lại văn
- để đạt mục đích. bản.
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT & VĂN BẢN HỌC THUẬT
(An Overview of Academic Language & Academic Text)
2. TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN HỌC THUẬT
2.5. Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản học thuật
2.5.1. Đặc điểm từ ngữ
- Đơn nghĩa, chính xác, trung hòa về cảm xúc
- Tỷ lệ lớn các từ ngữ khoa học chung (academic words) và thuật ngữ chuyên ngành
(terminology)
- Từ loại phổ biến là danh từ (định danh hóa hoạt động, tính chất, thuộc tính,…) để biểu hiện
các khái niệm khoa học
- Đại từ được sử dụng chủ yếu ở ngôi thứ nhất số nhiều và ngôi thứ ba số nhiều
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT & VĂN BẢN HỌC THUẬT
(An Overview of Academic Language & Academic Text)
2. TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN HỌC THUẬT
2.5. Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản học thuật
2.5.2. Đặc điểm cú pháp
- Câu là một đơn vị thông báo, cú pháp chuẩn
- Câu có kết cấu hoàn chỉnh, chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc
- Câu có thể khuyết chủ ngữ, chủ ngữ không xác định, vô nhân xưng
- Thể loại câu chủ yếu là câu tường thuật
- Loại câu chủ yếu là câu phức, câu ghép có sử dụng các liên từ, cặp liên từ
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT & VĂN BẢN HỌC THUẬT
(An Overview of Academic Language & Academic Text)
2. TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN HỌC THUẬT
2.6. Liên kết và mạch lạc văn bản
Liên kết văn bản là loại liên kết chỉ có ở cấp độ văn bản, là trình tự sắp xếp các phần, các
đoạn và mạng lưới các mối quan hệ qua lại giữa các câu, các đoạn, các phần của văn bản.
Tính mạch lạc, khúc chiết, logíc của văn bản được quyết định bởi tính liên kết văn bản.
Một văn bản mạch lạc là một văn bản có sự liên kết hợp lý (rõ ràng, logic) giữa các từ, các
câu và các đoạn văn tạo thành một cấu trúc hoàn chỉnh đảm bảo truyền tải một nội dung
trọn vẹn hướng tới đạt mục đích.
Liên kết văn bản, gồm:
- Liên kết nội dung
- Liên kết hình thức
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT & VĂN BẢN HỌC THUẬT
(An Overview of Academic Language & Academic Text)
2. TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN HỌC THUẬT
2.6. Liên kết và mạch lạc văn bản
2.6.1. Liên kết nội dung
Liên kết nội dung: mạng lưới liên hệ logic - ngữ nghĩa giữa các câu, các đoạn, các phần
hướng về cùng một chủ đề, cả văn bản thể hiện một lập luận logic. Liên kết nội dung được
thể hiện ở trật tự hợp lý giữa các phần, các đoạn, các câu trong văn bản, để trình bày các
luận điểm từ khái quát đến cụ thể.
Các phương tiện, cách thức thể hiện liên kết nội dung gồm:
- Sự sắp xếp các phần, các đoạn, các câu theo trật tự hợp lý
- Lặp từ vựng (chủ yếu là lặp lại các từ khóa của văn bản)
- Thế đại từ (sử dụng đại từ một cách nhất quán)
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT & VĂN BẢN HỌC THUẬT
(An Overview of Academic Language & Academic Text)
2. TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN HỌC THUẬT
2.6. Liên kết và mạch lạc văn bản
2.6.1. Liên kết nội dung
Sắp xếp hợp lý các bộ phận của văn bản là cách thức quan trọng nhất và không gì có
thể thay thế để liên kết nội dung một văn bản nói chung và văn bản học thuật nói riêng.
Sắp xếp hợp lý các bộ phận của văn bản cũng là điều kiện quan trọng nhất và không gì
có thể thay thế để hiểu được văm bản.
Có một số loại trật tự logic cơ bản được sử dụng trong các văn bản học thuật:
- Trình tự thời gian
- Tầm quan trọng
- Sự tương đồng
- Sự tương phản
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT & VĂN BẢN HỌC THUẬT
(An Overview of Academic Language & Academic Text)
2. TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN HỌC THUẬT
2.6. Liên kết và mạch lạc văn bản
2.6.1. Liên kết nội dung
Để liên kết nội dung còn có thể dùng lặp từ vựng và thế đại từ:
- Lặp từ vựng là việc sử dụng nhiều lần các từ nhất định nào đó để diễn đạt nội dung văn
bản. Từ được lặp để liên kết nội dung chủ yếu là các từ khóa của văn bản (các từ trọng
tâm của chủ đề văn bản). Có thể tránh lặp từ vựng quá nhiều bằng cách thay thế từ vựng
(dùng các từ đồng nghĩa).
- Thế đại từ là việc thay thế danh từ bằng đại từ. Thế đại từ là cách tránh lặp từ vựng quá
mức. Đại từ được dùng để thay thế cần phải nhất quán.
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC THUẬT & VĂN BẢN HỌC THUẬT
(An Overview of Academic Language & Academic Text)
2. TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN HỌC THUẬT
2.6. Liên kết và mạch lạc văn bản
2.6.2. Liên kết hình thức
Liên kết hình thức: sử dụng các phương thức và phương tiện ngôn ngữ để gắn các câu
thành đoạn, các đoạn thành các phần, các phần thành văn bản. Các phương tiện liên kết
hình thức sẽ làm cho các câu, các đoạn, các phần đã được sắp xếp theo trình tự hợp lý
được gắn bó chặt chẽ với nhau.
Các phương tiện liên kết thường là các từ, cụm từ giúp liên kết và chuyển tiếp giữa các chủ
đề, các ý của văn bản, giúp củng cố chặt chẽ hơn cấu trúc văn bản.
Các phương tiện như vậy được gọi là từ nối hay từ liên kết, gồm nhiều loại khác nhau dựa
vào mục đích sử dụng.

You might also like