You are on page 1of 5

CƠ QUAN HÀNH PHÁP VƯƠNG QUỐC ANH

I. Giới thiệu:
- Cơ quan Hành pháp của Vương Quốc Liên Hiệp Anh và Bắc Ireland
được biết đến là CHÍNH PHỦ (GOVERNMENT)/ Chính phủ Quốc
vương Bệ hạ (His Majesty's Government)
- Chính phủ được hình thành dựa trên cơ sở 1 đảng duy nhất chiếm đa số
ghế trong Viện Thứ dân - Hạ viện (House of Commons)
- Chính phủ gồm:
+ Thủ tướng (Prime Minister)
+ Nội các (The Cabinet)
+ Các Quốc vụ khanh (junior ministers): 99 ministers

II. Chức năng của Chính phủ


- Chính phủ có vai trò chuẩn bị các dự án, chính sách để trình lên Nghị
viện
vd: Dự luật bảo vệ dữ liệu và thông tin kỹ thuật số bắt đầu được đưa ra thảo
luận tại Nghị viện

- Chính phủ có quyền ra những văn bản dưới luật, và trực tiếp hoá các điều
khoản luật (giao thông, giáo dục, y tế) mà không cần đến sự thông qua ở
Nghị viện

- Chính phủ có vai trò đề xuất một mức ngân sách quốc gia hàng năm và
quyết định xem ngân sách đó được dùng như nào vào năm sau đó
->Vd: Thủ tướng Anh Rishi Sunak ngày 12-3 đã công bố bản đánh giá
cập nhật về an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của nước này, trong
đó tuyên bố chi thêm 5 tỷ bảng Anh (6 tỷ USD) cho lĩnh vực quốc phòng
- Đặc quyền Hoàng gia (Royal Prerogative powers):
+ Trên lý thuyết: gắn liền với QUÂN CHỦ (Monarch)
+ Trên thực tế: hầu như được thực hiện bởi Chính phủ
=> có thể sử dụng mà không cần thông qua Nghị viện, được dùng trong việc:
++ Chỉ huy các chính sách đối ngoại: Quan hệ Ngoại giao, Triển khai Quân đội
++ Trao tặng huân chương (thường do Quân chủ)
vd: Vào đầu năm 2022, Nữ hoàng Elizabeth đã phong cựu Thủ tướng Anh
Tony Blair làm Hiệp sĩ Đồng hành cùng Huân chương Garter ( Order of
the Garter ) cho những cống hiến của ông trong lĩnh vực Quốc phòng,
Nông nghiệp, Y tế.
++ Tạm ngưng Nghị viện

III. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ


1. Thủ tướng (Prime Minister):
*Giới thiệu:
- là người đứng đầu Chính phủ
- Nắm quyền lãnh đạo trong Nội các và cả Vương Quốc Anh, tổ chức các
cuộc họp Nội các, bổ nhiệm các Bộ trưởng (Quốc vụ Khanh); là người
đứng đầu của đảng chiếm đa số trong Viện Thứ dân (Hạ viện)
- Nơi ở chính thức của Thủ tướng là số 10, Phố Downing (Downing Street)

*Điều kiện để trở thành Thủ tướng: 3 điều kiện chính


- phải là thành viên của hệ thống Westminster
- Phải là người đứng đầu của một đảng chính trị và phải có sự ủng hộ từ
đảng của chính mình
- Đảng đó phải chiếm đa số ghế trong Viện Thứ dân (House of Commons).
Thắng cử ở cuộc bầu cử chung là con đường để trở thành Thủ tướng

*Vai trò của Thủ tướng: không có luật nào cụ thể quy định, thường là
tục lệ
- Vai trò lãnh đạo chính trị:
+ Thủ tướng quyết định đường lối chính trị của Chính phủ
+ Đưa ra những ưu tiên và chiến lược khái quát nhất của Chính phủ
+ Quyết định các chính sách

- Vai trò lãnh đạo quốc gia:


+ Là nhân vật chính trị nổi bật nhất ở Vương Quốc Anh
+ Thường được truyền thông chú ý nhất trong thời gian khủng hoảng
=> Thủ tướng có vai trò như người phát ngôn cho Chính phủ

- Quyền bổ nhiệm của Thủ tướng:


+ Thủ tướng quyết định thành viên của Nội các
+ Khi Thủ tướng bổ nhiệm hoặc sa thải các thành viên của Nội các thì hành
động đó được gọi là Cải tổ Nội các ( a Cabinet reshuffle)
Ví dụ: Năm 1981, Thủ tướng Margaret Thatcher đã thực hiện 2 cuộc cải tổ Nội
các của mình. Trong đó, bà đã sa thải 3 Bộ trưởng Nội các
- Chủ trì Nội các:
+ Là người chủ trì các cuộc họp của Nội các
+ Bố trí các chương trình nghị sự và điều phối các cuộc họp
+ Sắp xếp các cuộc họp với các uỷ ban Nội các và chủ trì các cuộc họp
song phương với các Bộ trưởng

- Nắm quyền hành pháp:


+ Thủ tướng có trách nhiệm với toàn bộ Chính phủ và là người lãnh đạo
của ngành dân chính (civil service)
+ Có thể thành lập thêm hoặc gộp lại các cơ quan Chính phủ và cải cách
ngành dân chính

- Điều khiển các quan hệ với Nghị viện:


+ đưa ra tuyên bố và trả lời các câu hỏi ở Viện thứ dân
+ Định hướng quyền lập pháp của Chính phủ

*Quy trình bầu cử Thủ tướng Anh


- Bước 1: Tổ chức cuộc bầu cử Nghị viện
+ Nghị viện Anh được chia thành nhiều khu vực bầu cử
+ Cuộc bầu cử Nghị viện diễn ra mỗi năm hoặc khi cần thiết
+ Cử tri trong mỗi khu vực bầu cử sẽ bầu ra một Nghị sĩ (Member of
Parliament - MP)
- Bước 2: Xác định đảng chiến thắng
+ Đảng có số lượng MP nhiều nhất trong Nghị viện sẽ được coi là Đảng
chiến thắng
+ Thường thì Đảng chiến thắng sẽ có ứng cử viên Thủ tướng
- Bước 3: Đảng chiến thắng chọn người ứng cử Thủ tướng
+ Các thành viên của đảng chiến thắng sẽ tổ chức cuộc họp để bầu chọn
người ứng cử Thủ tướng
+ Thường thì người được chọn là người đứng đầu đảng chiến thắng, tức là
lãnh đạo đảng
- Bước 4: Vua hoặc Nữ hoàng phê chuẩn
+ Người được chọn là ứng cử viên Thủ tướng sẽ đến gặp Vua hoặc Nữ
hoàng để được phê chuẩn
+ Vua hoặc Nữ hoàng sẽ chính thức bổ nhiệm người này làm Thủ tướng
- Bước 5: Lập chính phủ
+ Người được bổ nhiệm làm Thủ tướng sẽ lập Chính phủ bằng cách chọn
các thành viên trong đảng của mình để đảm nhận các vị trí quan trọng
trong chính quyền
2. Nội các (The Cabinet)
Nội các (The Cabinet): là bộ phận cấp cao nhất, quan trọng nhất trong Chính
phủ, gồm 23 thành viên: tổ chức các cuộc họp giữa Thủ tướng và các Bộ trưởng
để cùng nhau bàn bạc và quyết định về các chính sách của Chính phủ và các
cách tiếp cận vấn đề. Hầu hết các Bộ trưởng trong Chính phủ đều bị giới hạn
bởi Nội các
a. Cách thức thành lập Nội các:
- được chủ trì bởi Thủ tướng, Thủ tướng sẽ quyết định ai được tham gia
vào Nội các
- chủ yếu là các Bộ trưởng cấp cao
- Các thành viên Nội các hiện tại: 23 thành viên
+ Thủ tướng (PM): Rishi Sunak
+ Phó Thủ tướng (Deputy PM)
+ Bộ trưởng Bộ Tài chính (Chancellor of the Exchequer)
+ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Khối Thịnh vượng chung và Phát triển
(Secretary of State for Foreign, Commonwealth and Development office)
+ Bộ trưởng Bộ Nội vụ (Secretary of State for Home office)
+ Và 18 Bộ trưởng, Thư ký Nội các khác
b. Trách nhiệm của Nội các:
*Trách nhiệm Tập thể (Collective ministerial responsibility): là một quy
ước quan trọng trong Hiến pháp Anh, theo đó Chính phủ phải chịu trách
nhiệm trước Nghị viện cho các hành động, quyết định và chính sách mà
Chính phủ đưa ra
- Nội các đưa ra quyết định và các thành viên của Chính phủ sẽ bị
ràng buộc bởi quyết định đó
+ Một bộ trưởng có thể kín đáo thể hiện quan điểm, không
đồng tình với chính sách, nhưng một khi Nội các đã đưa ra
quyết định thì bộ trưởng đó vẫn phải công khai ủng hộ chính
sách đó.
+ Một bộ trưởng mà không tuân thủ theo Trách nhiệm Tập thể
sẽ phải từ chức (Theo “The Cabinet Manual”, năm 2011,
đoạn 13)
*Trách nhiệm Cá nhân (Individual ministerial responsibility): là một quy
ước về việc mỗi bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện về
quyết định, chính sách và các hành động của cơ quan họ. Có thể thông
qua hình thức tranh biện (debates), hoặc các câu hỏi (qua văn bản -
written questions, qua vấn đáp - oral questions)
c. Vai trò của Nội các:
- Xem xét và phê duyệt các quyết định được triển khai trong hệ thống Nội
các
- Bàn luận và quyết định các vấn đề quan trọng
- Tiếp nhận báo cáo về các vấn đề phát triển thiết yếu cũng như quyết định
các công việc của Chính phủ trong Nghị viện
- Giải quyết các cuộc tranh luận giữa các cơ quan Chính phủ
d. Uỷ ban Nội các:
- Uỷ ban thường trực - Ministerial standing committees
- Tiểu ban/Phân ban (tạm dịch) - Ministerial subcommittees
- Uỷ ban đặc biệt - Ad hoc committee: uỷ ban tạm thời được lập ra để giải
quyết một vấn đề cụ thể nào đó
- Uỷ ban uỷ nhiệm của công chức, viên chức nhà nước
e. The inner cabinet:
- Thủ tướng cùng với một nhóm nhỏ gồm các bộ trưởng được lựa chọn sẽ
họp thường xuyên hơn để bàn luận về kế hoạch phát triển cũng như đưa
ra các chính sách để giải quyết khủng hoảng
f. Văn phòng Nội các:
- được thành lập vào năm 1916 để hỗ trợ cho hệ thống Nội các
- Thư ký Nội các: điều chỉnh và sắp xếp các công việc của Nội các
- Tham gia vào việc quản lý các công việc ngành dân chính

You might also like