You are on page 1of 28

Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ

1.1 Lịch sử ngành hàng không quốc tế

Lịch sử phát triển hơn 1 thế kỷ đầy những cột mốc thú vị, kể
từ lúc chiếc máy bay đầu tiên được thử nghiệm thành công
năm 1903 đến nay, ngành hàng không có những thay đổi không
thể tin được về cả công nghệ hàng không lẫn dịch vụ.

Máy bay với thiết kế và công nghệ hiện đại ngày nay đã có quá
trình phát triển hơn 1 thế kỷ
Máy bay với thiết kế và công nghệ hiện đại ngày nay đã có quá
trình phát triển hơn 1 thế kỷ

Trước năm 1914: Thời kì sơ khai

Ngành hàng không xuất hiện vào đầu những năm 1900, khi
những nhà thiết kế máy bay ở một số quốc gia thành công
trong việc thử nghiệm những chuyến bay đầu tiên. Vào ngày
17/12/1903, Orville và Wibur Wright đã phát minh thành công
máy bay động cơ đầu tiên sau bốn năm nghiên cứu. Chuyến
bay đầu tiên chỉ kéo dài trong 12 giây, với độ cao 37m tại Kitty
Hawk, North Carolina.

Giai đoạn từ 1914-1918: Ngành hàng không trong Chiến


Tranh Thế Giới Thứ I.

Khi Chiến Tranh Thế Giới Thứ I xảy ra, các nghiên cứu công
nghệ hàng không chủ yếu tập trung đáp ứng nhu cầu sử dụng
máy bay của cuộc chiến. Trong giai đoạn này, giá máy bay tăng
rất nhanh vì nhu cầu cao từ chính phủ. Điểm nổi bật của ngành
hàng không lúc bấy giờ là sự phát triển và cải tiến về công nghệ,
động cơ máy bay. Thế hệ máy bay ngày càng mở rộng về kích
cỡ và đã đạt tới 130 dặm/ giờ, nhanh gấp 2 lần với thế hệ máy
bay trong giai đoạn trước. Vào cuối giai đoạn kết thúc Chiến
Tranh Thế Giới Thứ I, nguồn cung máy bay vẫn dư thừa trong
khi nhu cầu của chính phủ không còn. Giá máy bay suy giảm
nghiêm trọng. Nhiều doanh nghiệp sản xuất máy bay phải
tuyên bố phá sản. Ngành hàng không rơi vào suy thoái.

Máy bay được sản xuất hàng loạt để phục vụ cho chiến tranh
Máy bay được sản xuất hàng loạt để phục vụ cho chiến tranh
Trong giai đoạn này, đường sắt được chú trọng đầu tư và có
tốc độ di chuyển ngang bằng với máy bay. Vì thế nhu cầu vận
chuyển hàng khách và hàng hóa bằng đường hàng không vẫn
chưa phát triển.

Giai đoạn từ 1918- 1963: Kỷ nguyên của Airmail (bưu phẩm


gởi bằng máy bay)

Năm 1918, dịch vụ vận chuyển bưu phẩm bằng máy bay chính
thức ra đời. Quân đội Hoa Kỳ đã chuyển giao trách nhiệm gởi
bưu phẩm bằng máy bay cho bưu điện Hoa Kỳ (US Post Office).
Bưu phẩm đầu tiên được gởi đi giữa Collage Park, Maruland và
Chicago. Doanh thu từ dịch vụ Airmail là nền tảng để tiếp tục
xây dựng và phát triển ngành hàng không trong những năm sau
này.

Cũng trong giai đoạn này, chiếc máy bay phản lực đầu tiên
được ra đời để phục vụ cho những chuyến bay đường dài. Máy
bay phản lực đầu tiên được sản xuất cho mục đích quân sự tại
Đức. Nhưng những năm sau đó được dùng cho mục đích
thương mại. Công ty British Overseas Airway Corporation- hãng
máy bay do chính phủ Anh thành lập đã khai thác tuyến bay
giữa London và Johnnesburg vào năm 1952. Sáu năm sau, máy
bay Boeing 707 ra đời, bắt đầu được sử dụng cho dịch vụ vận
chuyển xuyên Đại Tây Dương. Đây cũng là dấu mốc mở ra kỷ
nguyên mới của ngành hàng không.

Giai đoạn 1964-1973: Ngành hàng không phát triển


Giai đoạn này, ngành hàng không bắt đầu phát triển mạnh.
Công nghệ hàng không cũng được nâng cao để sản xuất các loại
máy bay chuyên chở người và hàng hóa. Số lượng hành khách
và hàng hóa vận chuyển hàng không tăng mạnh và liên tục, cao
gấp 2,7 lần so với giai đoạn trước. Tốc độ tăng trưởng của
ngành bình quân đạt 10% năm.
Đón đầu xu hướng tăng của ngành, năm 1971, Federal
Express Corp (Fedex) đã phát minh ra dịch vụ vận chuyển hàng
hóa Door- to- Door bằng đường hàng không. Với cam kết đảm
bảo hàng hóa được vận chuyển đúng hạn và đến tận nơi cho
khách hàng.

Giai đoạn 1973-1993: Khủng hoảng dầu mỏ và những thay đổi


về chính sách
Giai đoạn này, ngành hàng không trải qua hai sự kiện quan
trọng, đó là khủng hoảng dầu mỏ và bãi bỏ những quy định
ràng buộc từ chính phủ, khiến ngành hàng không trở nên cạnh
tranh gay gắt hơn.

Khủng hoảng dầu mở năm 1975 khiến chi phí đầu vào của
ngành hàng không tăng mạnh. Với chi phí nguyên liệu chiếm
40-60% chi phí đầu vào, giá dầu tăng khiến các doanh nghiệp
vận tải hàng không bị suy giảm lợi nhuận. Thêm vào đó, việc các
quốc gia phát triển bãi bỏ những quy định ràng buộc gia nhập
ngành, dẫn đến sự cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt.
Lợi nhuận của ngành giảm mạnh. Tuy nhiên, đây cũng là giai
đoạn chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục về số lượng hành
khách và số lượng sân bay trên thế giới.

Quá trình phát triển của hàng không thế giới

Giai đoạn 1994-2002: Sự phát triển của mô hình hàng không


giá rẻ (Low-Cost Carriers)
Vào những năm 1990, thế giới bước vào giai đoạn toàn cầu
hóa, xác lập lại mô hình kinh doanh của ngành hàng không. Các
doanh nghiệp sản xuất thế giới bắt đầu chuyển nhà máy sản
xuất vào các quốc gia có chi phí nhân công rẻ nhằm cắt giảm
chi phí. Đồng thời thành lập các công ty con và trung tâm phân
phối nhằm mở rộng quy mô ở những khu vực khác trên thế
giới. Thương mại điện tử cũng bắt đầu phát triển trong giai
đoạn này.

Lúc này, ngành hàng không đã có sự thay đổi, các doanh


nghiệp không ngừng mở rộng đội bay, cải thiện cơ sở vật chất
để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng và gia
tăng vị thế cạnh tranh. Mô hình “hàng không giá rẻ” -Low Cost
Carrier (LCC) bắt đầu phát triển. Mô hình này cung cấp dịch vụ
bay cho khách hàng với giá thấp, gây áp lực giảm giá vé đối với
các doanh nghiệp hàng không truyền thống. Việc ra đời của của
LCC đã kích thích nhu cầu sử dụng dịch vụ bay nhiều hơn của
người dân. Số lượng hành khách đã tăng khoảng 50%, từ 1,3 tỷ
người năm 1994 lên 2 tỷ người năm 2000. Hệ số tải cũng tăng
từ 66% lên 73% năm 2000.

Tuy nhiên, vào ngày 11/9/2001, cuộc khủng bố tại Mỹ đã


khiến ngành hàng không rơi vào suy thoái. Bốn chiếc máy bay
dân dụng chở hành khách được điều hành bởi hai hãng hàng
không lớn của Hoa Kỳ là United Airlines và American Airlines,
cất cánh từ sân bay Đông Bắc Hoa Kỳ đến California đã bị không
tặc bởi 19 tên khủng bố AI- Qaeda. Hai chiếc máy bay trong số
đó đã đâm vào tòa tháp Bắc Nam của khu phức hợp trung tâm
thương mại thế giới tại thành phố New York. Ngành hàng
không suy thoái trầm trọng, lượng hành khách di chuyển bằng
đường hàng không đã giảm 19,8% trong năm 2001.

Giai đoạn 2003-nay: Hồi phục và tăng trưởng


Sau cuộc suy thoái năm 2001, ngành hàng không thế giới đã
phục hồi và tăng trưởng lại. Lượng hành khách và sản lượng
hàng hóa vận chuyển hàng không có tốc độ tăng trưởng bình
quân lần lượt đạt 6,7%/năm và 3,5%/năm trong giai đoạn
2003-2017. Cần lưu ý trong giai đoạn này, ngành hàng không
trải qua 3 cuộc suy thoái lớn:

Tháng 7/2003, đại dịch SARS bùng nổ, bắt đầu từ Hong Kong,
sau đó lan khắp châu Á và trên toàn thế giới. Nhiều quốc gia đã
ra lệnh cấm người dân đi đến các quốc gia khác nhằm hạn chế
sự lây lan của dịch bệnh. Lượng hành khách trong giai đoạn này
không tăng trưởng so với các năm trước đó.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009: khủng hoảng tài
chính bùng phát tại Mỹ. Và lan rộng ra toàn cầu. Nguyên nhân
sâu xa của cơn địa chấn tài chính này bắt nguồn từ khủng
hoảng tín dụng và bất động sản tại Mỹ. Nền kinh tế suy thoái,
lượng hành khách duy chuyển bằng đường hàng không thế giới
năm 2009 giảm 10% so với năm 2008.
Tháng 12/2019, tâm dịch Covic-19 được phát hiện tại thành
phố Vũ Hán, Trung Quốc. Sau đó nhanh chóng lan rộng trên
toàn thế giới, tất cả các nước phải áp dụng các biện pháp hạn
chế di chuyển. Dịch bệnh làm ảnh hưởng đến nền kinh tế trên
toàn thế giới. Các chuyến bay cũng bị hạn chế. Dịch bệnh đã
kéo dài hơn 2 năm, đến nay đã dần được khắc phục. Ngành
hàng không đang dần phục hồi trở lại.

Hành trình một thế kỷ phát triển của một ngành, một sản
phẩm để tở nên hiện đại như ngày nay đều bắt nguồn từ một ý
tưởng, một khát vọng, và rất nhiều thử nghiệm.

Ngày nay ngành HKDD ngày càng mở rộng lĩnh vực hoạt động.
Vì vậy, khái niệm về HKDD không chỉ bó hẹp trong vận chuyển
hành khách, hàng hóa và các dịch vụ phục vụ hoạt động bay tại
cảng hàng không mà đã mở rộng sang các lĩnh vực thương mại
có liên quan đến hoạt động HKDD.

Công nghệ hàng không ngày càng phát triển, với máy bay tự
thức và năng lượng tái tạo đang là những xu hướng tiêu biểu.
Máy bay không người lái (drone) trở thành một lĩnh vực nổi
bật, có ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ngành hàng không đã đưa con người đến những nơi mà trước
đây chỉ là giấc mơ và mở ra cơ hội giao thương và giao lưu toàn
cầu. Đồng thời, nó cũng đối mặt với nhiều thách thức về môi
trường và an toàn.

Máy bay trực thăng:


Có thể chiếc máy bay của Igor Sikorsky không phải là chiếc trực
thăng đầu tiên rời mặt đất, nhưng ông vẫn có một vị trí đặc biệt
trong lịch sử hàng không thế giới khi chiếc VS-300 bay lượn trên
bầu trời Connecticut năm 1939. Chiếc trực thăng sơ khai này đã
lập được nhiều kỷ lục và giúp cho công ty của Sikorsky có được
danh tiếng trong việc sản xuất hàng loạt loại máy bay trực
thăng.
Igor Sikorsky rời quê hương Kiev, Ukraine năm 1919 để đi tìm
"miền đất hứa" ở Bắc Mỹ. Đúng 20 năm sau quyết định trọng
đại này, ông đã sáng chế thành công và tự mình thực hiện
chuyến bay lịch sử của loại trực thăng một cánh quạt.
Từ sự khởi đầu ấn tượng năm 1939, công trình sư hàng không
gốc Đông Âu Sikorsky đã phát triển máy bay trực thăng cả về
tốc độ, độ cao đến tầm hoạt động. Ngày nay, trực thăng đã trở
thành một phương tiện quan trọng liên quan đến nhiều lĩnh
vực khác nhau của con người với sự cơ động đặc trưng. Igor
Sikorsky cũng được ghi nhận như cha đẻ của loại hình giao
thông hàng không tiện dụng này.

Máy bay chở khách hạng nặng:

Ngành hàng không thế giới phải chịu ơn Sir Frank Whittle rất
nhiều vì ông có công sáng chế loại động cơ phản lực. Thiết bị
này đã làm nên một cuộc cách mạng trong việc vận chuyển
hành khách bằng đường không, mở đầu thời kỳ đưa máy bay
đến gần với công chúng hơn.
Những chiếc máy bay dân dụng loại lớn dùng động cơ phản lực
khoẻ và nhanh có thể chở được hàng trăm hành khách và khối
lượng hàng hoá lớn trên mỗi chuyến bay. Khả năng này đã mở
đường cho một ngành công nghiệp mới. Mẫu máy bay tiên
phong của loại hình vận chuyển này là chiếc Boeing 707 nổi
tiếng.

Chiếc Boeing 707 bắt đầu bay thử năm 1954 và 3 năm sau đã
trở thành loại phản lực cơ đầu tiên cung cấp dịch vụ chở khách
và nhanh chóng được coi như một biểu tượng của loại phương
tiện giao thông vượt đại dương. Đến nay, ước tính đã có hơn
1.000 chiếc Boeing 707 được bán ra trên thế giới, trong đó có
một chiếc đặc biệt đã từng phục vụ nhiều đời tổng thống Mỹ
cho đến năm 1990.
1.2 Các tổ chức hàng không quốc tế
Có nhiều tổ chức hàng không quốc tế quan trọng chịu trách
nhiệm đối với các khía cạnh khác nhau của ngành hàng không.
Dưới đây là một số tổ chức hàng không quốc tế quan trọng:

- ICAO (Tổ chức Hàng không Dân dụ Thế giới).


ICAO là từ viết tắt cụm từ International Civil Aviation
Organization – Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế. ICAO là
một tổ chức thuộc thuộc Liên Hiệp Quốc chịu trách nhiệm soạn
thảo và đưa ra các quy định về hàng không trên toàn thế giới.
Mục tiêu của ICAO là xây dựng các nguyên tắc, tiêu chuẩn kĩ
thuật và kế hoạch hóa vận tải hàng không để đảm bảo an toàn
hàng không dân dụng quốc tế, khuyến khích phát triển các
tuyến đường hàng không, sân bay, các công trình và phương
tiện hàng không dân dụng… Đồng thời, ICAO cũng định nghĩa
những cách thức để điều tra tai nạn hàng không dựa theo Công
ước hàng không dân dụng quốc tế (còn gọi là công ước
Chicago) để các cơ quan hàng không ở các quốc gia có thể dựa
vào đó thực hiện.

Cơ quan này được thành lập trên cơ sở Công ước về hàng


không dân dụng quốc tế được thông qua năm 1944 tại Chicago.
Tính đến tháng 11/2011, ICAO có 191 thành viên, bao gồm 190
trong 193 thành viên Liên hợp quốc (trừ ra Dominica,
Liechtenstein, và Tuvalu), cộng với quần đảo Cook. Việt Nam là
thành viên của ICAO từ năm 1980.

Một điểm đáng chú ý, ICAO và IATA là 2 tổ chức hoàn toàn khác
nhau. IATA là Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, đây là tổ
chức thương mại của các hãng hàng không. Mã sân bay và mã
hãng hàng không của ICAO và IATA là khác nhau. Mỗi tổ chức
sẽ có mã riêng. Thông thường khi bạn đặt vé máy bay sẽ sử
dụng mã IATA.
Mục đích của ICAO là phát triển các nguyên tắc của
nghành vận tải hàng không quốc tế nhằm:
– Bảo đảm an toàn và phát triển có trật tự ngành hàng
không dân dụng quốc tế trên toàn cầu.

– Khuyến khích các phương pháp cải tiến, kĩ thuật thiết kế


và khai thác tàu bay nhằm mục đích hòa bình.

– Khuyến khích phát triển các đường hàng không, cảng


hàng không và các phương tiện bảo đảm không lưu cho
ngành hàng không dân dụng quốc tế.

– Đáp ứng nhu cầu của nhân dân thế giới về vận tải hàng
không một cách an toàn, hiệu quả.

– Tránh lãng phí tiền của gây ra bởi sự cạnh tranh không
hợp lí.
– Bảo đảm sự tôn trọng hoàn toàn các quyền của các
quốc gia thành viên và bảo đảm cho các quốc gia thành
viên một cơ hội như nhau trong khai thác hàng không.

– Tránh sự phân biệt đối xử trong ngành hàng không dân


dụng quốc tế trên toàn cầu.

– Tăng cường an toàn bay an ninh hàng không quốc tế.

– Đẩy mạnh sự phát triển chung của ngành hàng không


quốc tế trong mọi khía cạnh.

- IATA (Hiệp hội Hàng không Quốc tế)

Các Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (International


Air Transport Association- IATA ) là một hiệp hội thương
mại của thế giới các hãng hàng không thành lập vào năm
1945. IATA đã được mô tả như một cartel Kể từ đó, ngoài
việc thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các hãng
hàng không, IATA cũng tổ chức biểu hội nghị phục vụ như
một diễn đàn để sửa giá .

– IATA rất tích cực trong việc thúc đẩy an toàn chuyến
bay, đặc biệt trong các lĩnh vực sau:

+ Phân tích thống kê an toàn

+ Kiểm toán An toàn, bao gồm chương trình Kiểm toán


An toàn Hoạt động (IOSA) của IATA .

+ An toàn cơ sở hạ tầng. IATA đã là người ủng hộ nhất


quán cho các Sáng kiến Cải thiện An toàn cũng như Kế
hoạch Hành động Châu Âu về Ngăn chặn Xâm nhập
Đường băng (EAPRI) và Kế hoạch Hành động Châu Âu
về Ngăn chặn Bập bùng cấp độ .

+ Quản lý & Phân tích Dữ liệu An toàn, bao gồm Đánh


giá Xu hướng An toàn, Hệ thống Phân tích & Trao đổi Dữ
liệu (Hệ thống Trao đổi Dữ liệu Phân tích và Đánh giá Xu
hướng An toàn) và việc cung cấp dịch vụ Phân tích Dữ
liệu Chuyến bay (FDA).

+ Hệ thống Quản lý Hàng không Tích hợp, cung cấp các


khóa học về hệ thống quản lý an toàn.

+ Hoạt động bay.

+ Hàng hóa & Hàng hóa Nguy hiểm An toàn

– IATA được thành lập vào tháng 4 năm 1945 tại Havana ,
Cuba . Nó là sự kế thừa của Hiệp hội Không lưu Quốc tế,
được thành lập vào năm 1919 tại The Hague , Hà Lan.
Khi thành lập, IATA bao gồm 57 hãng hàng không đến từ
31 quốc gia. Phần lớn công việc ban đầu của IATA là kỹ
thuật và IATA cung cấp đầu vào cho Tổ chức Hàng không
Dân dụng Quốc tế (ICAO) mới được thành lập , được
phản ánh trong các phụ lục của Công ước Chicago , hiệp
ước quốc tế vẫn điều chỉnh kỹ thuật của vận tải hàng
không quốc tế ngày nay.Công ước Chicago đã không dẫn
đến sự đồng thuận về quy định kinh tế của ngành hàng
không. Theo Warren Koffler, IATA được thành lập để lấp
đầy khoảng trống kết quả và cung cấp cho các hãng hàng
không quốc tế một cơ chế định giá.– Vào cuối những năm
1940, IATA bắt đầu tổ chức các hội nghị để ấn định giá
cho các chuyến bay quốc tế. Thư ký IATA JG Gazdik cho
biết tổ chức này nhằm mục đích cố định giá cả ở mức hợp
lý, có tính đến chi phí hoạt động, nhằm đảm bảo lợi nhuận
hợp lý cho các hãng hàng không.- Vào năm 1947, vào
thời điểm mà nhiều hãng hàng không thuộc sở hữu của
chính phủ và thua lỗ, IATA hoạt động như một tập đoàn,
do chính phủ tính phí với việc thiết lập cơ cấu giá vé cố
định để tránh cạnh tranh về giá. Hội nghị Giao thông đầu
tiên được tổ chức vào năm 1947. tại Rio de Janeiro và đạt
được nhất trí về khoảng 400 nghị quyết. Tổng giám đốc
IATA William Hildred kể lại rằng khoảng 200 nghị quyết tại
hội nghị Rio de Janeiro liên quan đến việc thiết lập một
cấu trúc thống nhất cho các mức thuế đối với vận chuyển
hàng không quốc tế.- Mỹ Aeronautics Ban Dân sự không
can thiệp để ngăn chặn ấn định giá của IATA, và vào năm
1954 giáo sư luật Louis B. Schwartz lên án không hành
động của hội đồng quản trị như một “thoái vị của trách
nhiệm pháp lý”. The Economist chỉ trích sự liên quan của
IATA với các chính phủ trong việc ấn định giá cả và so
sánh IATA với các bang hội thời trung cổ .- Vào đầu
những năm 1950, chế độ ấn định giá của IATA đã buộc
các hãng hàng không phải cố gắng tạo sự khác biệt thông
qua chất lượng trải nghiệm của hành khách. IATA phản
ứng bằng cách áp đặt các giới hạn nghiêm ngặt đối với
chất lượng dịch vụ hàng không. Năm 1958, IATA đã ban
hành một phán quyết chính thức cấm các hãng hàng
không phục vụ hành khách hạng phổ thông bánh mì kẹp
với nguyên liệu “sang trọng”. Nhà kinh tế học Walter
Adams nhận thấy rằng sự cạnh tranh dịch vụ hạn chế
được IATA cho phép có xu hướng chỉ chuyển hướng lưu
lượng từ hãng hàng không này sang hãng hàng không
khác mà không đồng thời mở rộng thị trường vận tải hàng
không tổng thể.
– Từ năm 1956 đến năm 1975, các nghị quyết của IATA
giới hạn hoa hồng đại lý du lịch ở mức 7% trên giá vé máy
bay . Học giả pháp lý Kenneth Elzinga lập luận rằng giới
hạn hoa hồng của IATA gây hại cho người tiêu dùng bằng
cách giảm động cơ khuyến khích các đại lý du lịch cung
cấp dịch vụ cải thiện cho người tiêu dùng. Năm 1982,
IATA được coi là “tập đoàn hàng không thế giới”. IATA
được hưởng quyền miễn trừ đối với luật chống độc quyền
ở một số quốc gia. Năm 2006, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã
thông qua lệnh rút quyền miễn trừ chống độc quyền của
các hội nghị thuế quan IATA.

– Từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 6 năm 2008, giá dầu


gần như tăng gấp ba lần do những suy đoán của thị
trường. Do sự tăng giá bất thường như vậy, ngành hàng
không đã bị ảnh hưởng nặng nề và kết quả là 9 hãng
hàng không đã phá sản với gần 14.000 lần bị sa thải. Hiệp
hội Vận tải Hàng không đã bổ nhiệm cựu quan chức
David Fuscus quản lý cuộc khủng hoảng và thực hiện các
chiến dịch với mục đích tái tập trung giá nhiên liệu và đầu
cơ dầu, cuối cùng dẫn đến việc giảm giá dầu 35%.

Vào tháng 3 năm 2020, đại dịch COVID-19 đã làm gián


đoạn các chuyến bay thường lệ trên khắp thế giới. Hậu
quả ngay lập tức, hầu hết các hãng hàng không, do các
chính sách về khoảng cách vật lý do chính phủ các quốc
gia thực hiện, đã giảm lượng ghế của họ bằng cách loại
bỏ việc bán ghế giữa trong một hàng ba. Mức giảm này
trung bình đạt hệ số tải là 62% bình thường, thấp hơn
nhiều so với mức hòa vốn của ngành IATA là 77%. Theo
tính toán của IATA, giá vé sẽ cần phải tăng tới 54% nếu
một hãng vận chuyển hòa vốn, theo tính toán của IATA.
các luồng không khí sàn hạn chế sự lưu thông của các
giọt hô hấp ”giảm nguy cơ lây truyền.

– Các hãng vận chuyển Bắc Mỹ như WestJet, Air Canada


và American Airlines đều có kế hoạch tiếp tục bán hàng
theo mô hình bình thường vào ngày 1 tháng 7 năm 2020.
Chính sách định hướng ngành này đã thu hút được sự
phản đối ngay lập tức từ một số người Canada, bao gồm
cả những người cảm thấy bị lừa dối, trong khi Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải Marc Garneau lưu ý rằng “Yêu cầu
về khoảng cách trên máy bay chỉ là một khuyến nghị và
do đó không phải là bắt buộc” trong khi Bộ Giao thông vận
tải Canada của ông liệt kê cách xa vật lý như một biện
pháp dự phòng trong số những điểm tích cực quan trọng
trong một hướng dẫn được chuẩn bị cho ngành hàng
không Canada.

Vào tuần đầu tiên của tháng 3 năm 2021, Muhammad Ali
Albakri được bổ nhiệm làm phó chủ tịch cấp cao phụ trách
dịch vụ khách hàng, tài chính và kỹ thuật số tại IATA thay
thế cho Aleks Popovich. Do đại dịch COVID-19, IATA đã
công bố ứng dụng di động IATA Travel Pass sẽ được tung
ra vào giữa tháng 4 năm 2021 để hỗ trợ du khách tuân thủ
các yêu cầu khác nhau về chính sách bay đã thay đổi của
các chính phủ khác nhau.

– Sự an toàn IATA tuyên bố rằng an toàn là ưu tiên số


một của nó. Công cụ chính để đảm bảo an toàn là Kiểm
tra An toàn Hoạt động của IATA(IOSA). IOSA cũng đã
được một số quốc gia ủy quyền ở cấp tiểu bang. Năm
2017, hàng không đã công bố năm an toàn nhất từ trước
đến nay, vượt qua kỷ lục trước đó được thiết lập vào năm
2012. Tỷ lệ tai nạn máy bay phản lực do phương Tây chế
tạo mới trên toàn cầu đã trở thành tương đương với một
vụ tai nạn cứ sau 7,36 triệu chuyến bay.
– Những cải tiến trong tương lai sẽ dựa trên việc chia sẻ
dữ liệu với cơ sở dữ liệu được cung cấp bởi nhiều nguồn
và được đặt bởi Trung tâm Thông tin An toàn Toàn cầu.
Vào tháng 6 năm 2014, IATA đã thành lập một hội đồng
đặc biệt để nghiên cứu các biện pháp theo dõi máy bay
đang bay trong thời gian thực. Động thái này nhằm đáp lại
sự biến mất không dấu vết của Chuyến bay số 370 của
Malaysia Airlines vào ngày 8 tháng 3 năm 2014.

– Đơn giản hóa Công việc được đưa ra vào năm 2004.
Sáng kiến này đã đưa ra một số khái niệm quan trọng đối
với việc đi lại của hành khách, bao gồm vé điện tử và thẻ
lên máy bay có mã vạch. Nhiều cải tiến khác đang được
thiết lập như một phần của sáng kiến Du lịch nhanh, bao
gồm một loạt các lựa chọn hành lý tự phục vụ.

– Một chương trình sáng tạo, được đưa ra vào năm 2012
là Khả năng phân phối mới. Điều này sẽ thay thế tiêu
chuẩn nhắn tin EDIFACT trước Internet vẫn là cơ sở của
hệ thống phân phối toàn cầu / kênh đại lý du lịch và thay
thế nó bằng tiêu chuẩn XML. Điều này sẽ cho phép những
người mua sắm du lịch đường phố có cùng lựa chọn như
được cung cấp cho những người đặt vé trực tiếp qua các
trang web của hãng hàng không. Một hồ sơ gửi đến Bộ
Giao thông Vận tải Hoa Kỳ đã mang lại hơn 400 ý kiến.

– Các thành viên IATA và tất cả các bên liên quan trong
ngành đã đồng ý với ba mục tiêu môi trường tuần tự:

+ Cải thiện hiệu suất nhiên liệu trung bình 1,5% mỗi năm
từ năm 2009 đến năm 2020

+ Giới hạn phát thải carbon ròng từ hàng không từ năm


2020 (tăng trưởng trung tính carbon).
-FAA (Cơ quan Hàng không Liên bang Hoa Kỳ):

Cái gọi là FAA là Cục Hàng không Liên bang. Tổ chức


này, còn được gọi là EASA, là Cơ quan An toàn Hàng
không Châu Âu.

Ủy ban Hàng không Liên bang (FAA) là một tổ chức chính


thức được thành lập thuộc Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ
tại 1958 để sắp xếp hàng không. Mục tiêu của tổ chức
này là tuân theo tất cả các loại máy bay, hàng không,
chuyến bay, sản xuất, hoạt động, can thiệp và các quy
định và thông lệ pháp lý an toàn áp dụng. Tóm lại, để đảm
bảo an toàn hàng không. Tổ chức này chịu trách nhiệm
quản lý lưu lượng lớn trên bầu trời ở Hoa Kỳ. Nó phấn
đấu để cung cấp cho mọi người các hệ thống hàng không
dân dụng an toàn nhất, hiệu quả nhất và nhạy cảm với
môi trường nhất có thể.

Trong bối cảnh này, Ủy ban Hàng không Liên bang (FAA)
không chỉ chỉ đạo giao thông hàng không trong và xung
quanh Hoa Kỳ và đảm bảo bảo vệ người dân, mà còn tiến
hành kiểm toán và an ninh sân bay, chuẩn bị thiết kế sân
bay, xây dựng và vận hành, và thậm chí chuẩn bị một hệ
thống vận tải hàng không thế hệ mới, Nó cũng chịu trách
nhiệm thiết lập các tiêu chuẩn kiểm soát chuyến bay và
phát triển các công nghệ vệ tinh và điều hướng.

Cơ quan an toàn hàng không châu Âu (EASA) là một


sáng kiến được tạo ra trong khuôn khổ an ninh hàng
không dân dụng tại 2002 trong Liên minh châu Âu. Tổ
chức này là một tổ chức an ninh chủ yếu liên quan đến
không phận Liên minh châu Âu. Giống như Ủy ban Hàng
không Liên bang (FAA) hoạt động tại Hoa Kỳ, tổ chức này
giám sát rộng rãi tất cả các máy bay và hàng không,
chuyến bay, sản xuất, hiệu quả, đáp ứng và các quy định
và thực hành an toàn áp dụng và đảm bảo an ninh hàng
không.

Trong bối cảnh này, Cơ quan An toàn Hàng không Châu


Âu (EASA) đã thực hiện các nhiệm vụ chính sau: hài hòa
các quy định pháp lý và chứng nhận, phát triển ngành
hàng không Liên minh Châu Âu, chuẩn bị các quy tắc
hàng không kỹ thuật, xác định loại chứng chỉ máy bay và
linh kiện, thiết kế, sản xuất và bảo trì các sản phẩm hàng
không. hợp tác với các tổ chức quốc tế để thúc đẩy các
tiêu chuẩn an toàn ở châu Âu và toàn cầu và tăng cường
an ninh.

Đào tạo và thử nghiệm là một tính năng chính của nhiệm
vụ bảo mật của Ủy ban Hàng không Liên bang (FAA). Nó
cung cấp cơ hội đào tạo và thử nghiệm cho các cá nhân
và tổ chức ở tất cả các cấp, từ sở thích đến người có
chứng chỉ. Một số tiêu chuẩn kiểm tra thực tế do FAA đặt
ra là:

Vận tải hàng không


Máy bay trực thăng FAA-S-8081-20 cho các tiêu chuẩn
thử nghiệm thực tế vận chuyển hàng không
FAA-S-8081-5F Đánh giá tiêu chuẩn thử nghiệm thực tế
cho máy bay
quảng cáo
FAA-S-ACS-7 Tiêu chuẩn chứng nhận phi công thương
mại
FAA-S-8081-16B Tiêu chuẩn thử nghiệm thực tế thương
mại cho máy bay trực thăng và thủy phi cơ
FAA-S-8081-18 Tiêu chuẩn thử nghiệm thực tế thương
mại cho máy bay không khí (khinh khí cầu, khí cầu)
Tàu lượn FAA-S-8081-23A cho các tiêu chuẩn thử nghiệm
thực tế thí điểm thương mại
đặc biệt
FAA-S-ACS-6A Tiêu chuẩn chứng nhận phi công và máy
bay riêng
FAA-S-8081-15A Tiêu chuẩn thử nghiệm thực tế thí điểm
đặc biệt cho máy bay trực thăng và máy bay
FAA-S-8081-17 Tiêu chuẩn thử nghiệm thực tế thí điểm
đặc biệt cho bật lửa không khí (khinh khí cầu, khí cầu)
Các thử nghiệm của Ủy ban Hàng không Liên bang (FAA)
và Cơ quan An toàn Hàng không Châu Âu (EASA) rất
quan trọng trong quá trình ra quyết định của máy bay và
các máy bay khác được đưa đến Không quân và các tổ
chức hàng không dân dụng.

Công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ kiểm tra FAA và EASA
trong phạm vi dịch vụ kiểm tra. Nhờ các dịch vụ này,
doanh nghiệp có thể sản xuất các sản phẩm hiệu quả
hơn, hiệu suất cao và chất lượng một cách an toàn,
nhanh chóng và không bị gián đoạn.

Dịch vụ thử nghiệm FAA và EASA chỉ là một trong những


dịch vụ thử nghiệm được cung cấp bởi tổ chức của chúng
tôi. Ngoài ra, nhiều dịch vụ thử nghiệm khác được cung
cấp.

- CANSO (Tổ chức Cung ứng Dịch vụ Hàng không


Quốc tế)

CANSO – Civil Air Navigation Services Organization, Tổ


chức Các Nhà cung cấp dịch vụ Bảo đảm hoạt động bay
được thành lập năm 1996, là đại diện cho lợi ích của cộng
đồng quản lý không lưu toàn cầu. CANSO có trụ sở chính
tại Amsterdam – Hà Lan, văn phòng khu vực châu Âu tại
Brussels, văn phòng về các vấn đề liên quan đến ICAO ở
Montreal và Văn phòng CANSO khu vực châu Á-Thái
Bình Dương tại Singapore.

Tính đến tháng 3/2013, CANSO đã có 153 thành viên


(bao gồm 77 thành viên đầy đủ - các nhà cung cấp dịch
vụ Bảo đảm hoạt động bay và 76 thành viên liên kết - các
nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ). Trong số đó, 13/77 nhà
cung cấp dịch vụ Bảo đảm hoạt động bay thuộc khu vực
châu Á-Thái Bình Dương. Các thành viên của CANSO
kiểm soát hơn 80% lưu lượng giao thông và hơn 85%
không phận thế giới.

Các tổ chức có thể tham gia CANSO với tư cách là thành


viên đầy đủ hoặc thành viên liên kết. Thành viên đầy đủ là
tất cả các nhà cung cấp dịch vụ Bảo đảm hoạt động bay
có mong muốn trở thành thành viên của CANSO, không
kể tổ chức đó có tư cách pháp nhân hay không. Các nhà
cung cấp dịch vụ Bảo đảm hoạt động bay trực thuộc cơ
quan chính phủ và các bộ ngành đều có đủ tư cách để gia
nhập. Thành viên liên kết là bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp
nào cung cấp hàng hóa và dịch vụ liên quan đến ngành
Hàng không dân dụng có nguyện vọng gia nhập CANSO.
Thành viên liên kết được chia ra hai loại: Thành viên bạc
và thành viên vàng.

Tổng Công ty quản lý bay Việt Nam có thể gia nhập


CANSO với tư cách Thành viên đầy đủ với các lợi ích và
quyền lợi như sau:

- Nâng cao tính hiệu quả và năng lực vận hành của
các tổ chức; tiếp cận những kiến thức về ngành, những
thông tin, tài liệu hướng dẫn, dữ liệu, kinh nghiệm và thực
hành tốt nhất.

- Có được lợi ích từ việc được làm đại diện tại các diễn
đàn lớn trong ngành hàng không – bao gồm ICAO, nơi
CANSO có vị thể là quan sát viên chính thức.

- Chia sẻ kinh nghiệm từ các chương trình hiện đại hoá


quản lý không lưu thế hệ mới chẳng hạn như NextGen,
SESAR và CARATS.

- Làm việc với các đối tác khác trong ngành hàng
không để giải quyết các thách thức chung, chẳng hạn sự
gia tăng của các hệ thống điều khiển tự động trong vùng
không phận.

- Hoạch định/định hình tương lai của quản lý không lưu


với tư cách là một thành viên của Ủy ban thường trực của
CANSO, các nhóm chuyên trách và các khu vực.

- Được chia sẻ quan điểm của mình với tư cách là một


phần của tiếng nói quản lý không lưu toàn cầu.
- Miễn phí tham dự các sự kiện và hội nghị do CANSO
tổ chức.

- Miễn phí tham dự các bữa tối.

- Miễn phí tham dự tất cả Các nhóm chuyên trách và


các Ủy ban thường trực.

- Miễn phí nhận tất cả các ấn phẩm điện tử của CANSO


(dạng PDF): Airspace magazine, ATM news, CANSO
news, ATM Report & Directory, các thông tin về chính
sách của các chuyên gia, các thông tin cập nhật về khu
vực.

- Miễn phí cung cấp thông tin về tổ chức trong tập


Danh bạ và báo cáo quản lý không lưu hàng năm của
CANSO (CANSO ATM Report & Directory).

- Giảm 50% phí quảng cáo trên ấn phẩm, truyền


thông, các sự kiện tiêu biểu của CANSO

- Miễn phí tham dự thảo luận nhóm trên mạng thông


qua mạng Global ATM-net – một mạng lưới riêng để chia
sẻ kiến thức của giữa các chuyên gia.

- Miễn phí truy cập vào tập dữ liệu liên lạc thành viên
CANSO

- Miễn phí truy cập vào tập dữ liệu liên lạc giữa các
thành viên CANSO và dữ liệu trong mạng Global ATM-
net.

- Có quyền sử dụng lô gô của CANSO trên trang web


của tổ chức mình, trên các ấn phẩm quảng bá và các buổi
triển lãm...
Trong số các lợi ích trên, lợi ích quan trọng nhất của
việc gia nhập CANSO là tham gia vào một diễn đàn kết
nối toàn cầu các nhà cung cấp dịch vụ Bảo đảm hoạt
động bay và các nhà cung cấp dịch vụ, hàng hóa liên
quan đến ngành Hàng không trên toàn thế giới. Việc trở
thành thành viên của Tổ chức hàng không dân dụng thế
giới (ICAO) là chưa đủ. ICAO là tổ chức đưa ra các tiêu
chuẩn và khuyến cáo phải tuân thủ, chẳng hạn “ Cái gì”
cần phải làm; trong khi đó, CANSO lại quan tâm đến việc
“Làm thế nào” để đạt được độ tương thích. Cũng bởi lý do
này mà các cảng hàng không gia nhập Hội đồng sân bay
quốc tế (ACI) và các hãng hàng không gia nhập Hiệp hội
Vận tải hàng không quốc tế (IATA)

Trong bối cảnh nhu cầu đa phương hóa, đa


dạng hóa hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế ngày
càng gia tăng của Việt Nam nói chung và ngành Hàng
không nói riêng; hiện nay trong ngành, Vietnam Airlines
đã gia nhập Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA),
Tổng Công ty Cảng Hàng không miền Nam (nay sát nhập
vào Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam) đã gia
nhập Hội đồng sân bay quốc tế (ACI). Việc tham gia vào
các hiệp hội không chỉ giúp các doanh nghiệp trên dễ
dàng hơn trong hoạt động liên danh, liên kết mà còn có ý
nghĩa rất lớn về mặt xây dựng và quảng bá hình ảnh. Bởi
vậy, việc trở Thành viên đầy đủ của Tổ chức Các nhà
cung cấp dịch vụ Bảo đảm hoạt động bay (CANSO) sẽ là
tiền đề để Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam phát triển
lên một tầm cao mới.

-ACI (Hội đồng Quốc tế về Sân bay)


ACI (Hội đồng Sân bay Quốc tế) là một tổ chức quốc tế đại

diện cho ngành công nghiệp sân bay trên toàn cầu. Tổ chức

này được thành lập vào năm 1991 và có trụ sở chính tại

Montreal, Canada. ACI đại diện cho hơn 2.000 sân bay thành

viên ở hơn 180 quốc gia trên thế giới. Nhiệm vụ chính của

ACI là thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp

sân bay, tăng cường an ninh hàng không và cung cấp các dịch

vụ tốt nhất cho hành khách. Tổ chức này cung cấp các tiêu

chuẩn và hướng dẫn về quản lý sân bay, an ninh không, môi trường và các
cạnh khác liên quan đến hoạt động sân bay. ACI cũng tổ chức các sự kiện,

hội thảo và đào tạo để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệmgiữa các thành

viên. Tổ chức này cũng đại diện cho các công nghiệp sân bay lớn trong các

cuộc đàmphán quốc tế và tạo ra các chương trình hợp tác để nâng cao hiệu

quả hoạt động của sân bay trên toàn cầu.

You might also like