You are on page 1of 49

Chương 2

CÁC CÔNG CỤ ỨNG DỤNG TRONG


LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Nội dung
2.1 Thiết lập các báo cáo tài chính cá nhân
2.2 Lập Ngân sách
2.3 Giá trị thời gian của đồng tiền và quy tắc 72
2.1 Thiết lập các báo cáo tài chính cá nhân
Báo cáo tài chính cá nhân là tập hợp dữ liệu tài chính cá
nhân mô tả tình trạng tài chính hiện tại của một cá nhân
hoặc gia đình.
Các báo cáo tài chính trình bày tóm tắt về tài sản và nợ
cũng như thu nhập và chi tiêu của một cá nhân hoặc gia
đình.
Hai báo cáo hữu ích nhất là bảng cân đối kế toán và báo
cáo lưu chuyển tiền tệ.
2.1 Thiết lập các báo cáo tài chính cá nhân
2.1.1 Bảng cân đối kế toán (Balance sheet/ net worth
statement)
Bảng cân đối kế toán (báo cáo giá trị ròng) mô tả tình
trạng tài chính của một cá nhân hoặc gia đình vào một
ngày cụ thể bằng cách hiển thị tài sản, nợ phải trả và giá trị
ròng.
Báo cáo này giúp trả lời câu hỏi trả lời cho câu hỏi “Hiện
tại tài chính của bạn đang ở đâu?”
2.1 Thiết lập các báo cáo tài chính cá nhân
2.1.1 Bảng cân đối kế toán (Balance sheet/ net worth
statement)
Tài sản (assets) $ %

Tài sản tiền xx xx


Tài sản hữu hình xx xx
Tài sản đầu tư xx xx
Tổng tài sản yyy 100%
Nợ và giá trị ròng
Nợ ngắn hạn xx xx
Nợ dài hạn xx xx
Giá trị ròng
Tổng nợ và giá trị ròng yyy 100%
2.1 Thiết lập các báo cáo tài chính cá nhân
2.1.1 Bảng cân đối kế toán (Balance sheet/ net worth
statement)
Tài sản (assets) là những thứ chúng ta sở hữu. Là những
thứ người bán sẵn sàng bán và người mua sẵn sàng mua ở
một mức giá hợp lý.
Giá trị của tài sản trong bảng cân đối kế toán là giá trị hợp
lý (fair value)
Tài sản trong bảng cân đối kế toán có thể chia làm 3 loại:
tài sản tiền, tài sản hữu hình, tài sản đầu tư.
2.1 Thiết lập các báo cáo tài chính cá nhân
2.1.1 Bảng cân đối kế toán (Balance sheet/ net worth
statement)
Tài sản tiền tệ (monetary assets) hay còn gọi là tài sản
thanh khoản (liquid assets) hoặc tương đương tiền (cash
equivalents) bao gồm tiền mặt và các khoản gần như tiền
mặt có rủi ro thấp, có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền
mặt với ít hoặc không mất giá trị như tài khoản séc và tài
khoản tiết kiệm.
Chúng chủ yếu được sử dụng để duy trì chi phí sinh hoạt,
trường hợp khẩn cấp, tiết kiệm và thanh toán hóa đơn.
2.1 Thiết lập các báo cáo tài chính cá nhân
2.1.1 Bảng cân đối kế toán (Balance sheet/ net worth
statement)
Tài sản tiền tệ có thể bảo gồm
• Tiền mặt và tương đương tiền (bao gồm tiền mặt, tài
khoản thanh toán, séc, tài khoản tiết kiệm ngắn hạn, chứng
chỉ tiền gửi ngắn hạn, vàng, …)
• Số tiền hoàn thuế đến hạn
• Tiền người khác nợ ngắn hạn

2.1 Thiết lập các báo cáo tài chính cá nhân
2.1.1 Bảng cân đối kế toán (Balance sheet/ net worth
statement)
Tài sản hữu hình (tangible/use/lifestyle assets) là tài sản
cá nhân có mục đích chính là cung cấp sự duy trì lối sống
hàng ngày của một người.
Các tài sản hữu hình như đồ nội thất và xe cộ thường mất
giá trị theo thời gian.
2.1 Thiết lập các báo cáo tài chính cá nhân
2.1.1 Bảng cân đối kế toán (Balance sheet/ net worth
statement)
Tài sản hữu hình có thể gồm các tài sản sau:
• Ô tô, xe máy, thuyền, xe đạp
• Nhà ở, chung cư, nhà di động
• Đồ nội thất và thiết bị gia dụng
• Smart phone, đồ điện tử
• Tài sản cá nhân (đồ trang sức, lông thú, dụng cụ, quần
áo)…
2.1 Thiết lập các báo cáo tài chính cá nhân
2.1.1 Bảng cân đối kế toán (Balance sheet/ net worth
statement)
Tài sản đầu tư/ tài sản vốn (investment assets/capital
assets) bao gồm các tài sản hữu hình và vô hình có tuổi
thọ tương đối dài và chi phí cao và được mua vì lợi ích
tương lai, chẳng hạn như tạo thêm thu nhập và tăng giá trị.
Tài sản đầu tư thường được đánh giá cao và được dành
riêng cho việc duy trì mức sống trong tương lai của một
người.
2.1 Thiết lập các báo cáo tài chính cá nhân
2.1.1 Bảng cân đối kế toán (Balance sheet/ net worth
statement)
Tài sản đầu tư có thể bao gồm các tài sản sau:
• Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ…
• Bí mật kinh doanh, bằng cấp…
• Bảo hiểm nhân thọ
• Bất động sản
• Tài khoản hưu trí cá nhân và do người sử dụng lao động
cung cấp
2.1 Thiết lập các báo cáo tài chính cá nhân
2.1.1 Bảng cân đối kế toán (Balance sheet/ net worth
statement)
Nợ phải trả (Liability) Phần nợ phải trả của bảng cân đối
kế toán tóm tắt các khoản nợ cá nhân hoặc kinh doanh bao
gồm nợ ngắn hạn (current/short-term liability) hoặc nợ dài
hạn (noncurrent/long-term liability). Chú ý không bao
gồm các khoản thanh toán lãi trong tương lai
2.1 Thiết lập các báo cáo tài chính cá nhân
2.1.1 Bảng cân đối kế toán (Balance sheet/ net worth
statement)
Nợ ngắn hạn có thể bao gồm:
• Khoản vay cá nhân của người khác
• Số dư tài khoản thẻ tín dụng và phí
• Các nghĩa vụ tín dụng mở khác
• Thuế chưa nộp
• Tiền thuê nhà quá hạn, hóa đơn tiện ích, điện thoại,
Internet và phí bảo hiểm…
2.1 Thiết lập các báo cáo tài chính cá nhân
2.1.1 Bảng cân đối kế toán (Balance sheet/ net worth
statement)
Nợ dài hạn có thể bao gồm:
• Vay mua ô tô
• Vay thế chấp bất động sản
• Khoản vay sinh viên
• Các khoản vay thế chấp nhà
• Các khoản vay hoặc trả góp tiêu dùng
•…
2.1 Thiết lập các báo cáo tài chính cá nhân
2.1.1 Bảng cân đối kế toán (Balance sheet/ net worth
statement)
Giá trị ròng (Net Worth) được hiểu là thước đo giá trị tài
chính của một cá nhân. Giá trị ròng được tính như sau:

Tài sản - Nợ phải trả = Giá trị ròng


Những gì được sở hữu - những gì còn nợ = giá trị ròng
2.1 Thiết lập các báo cáo tài chính cá nhân
2.1 Thiết lập các báo cáo tài chính cá nhân

Cách làm tăng giá trị ròng: Tăng tài sản, giảm nợ phải trả hoặc làm cả hai.
- Cắt giảm chi tiêu không quá cần thiết. Bất kỳ sự giảm chi tiêu nào đều để lại tiền
trong ngân hàng như một tài sản. Cắt giảm chi phí cho những hạng mục có chi phí cao
như nhà ở và đi lại sẽ có tác động lớn hơn đến tài sản.
- Tăng thu nhập để xây dựng tài sản hoặc trả nợ. Ví dụ: khi bạn kiếm được nhiều tiền
hơn, có thể cân nhắc việc tiết kiệm một nửa hoặc nhiều hơn khoản chênh lệch giữa thu
nhập mới và thu nhập cũ thay vì sử dụng số tiền tăng thêm để chi tiêu nhiều hơn.
- Trả hết nợ, đặc biệt là số dư thẻ tín dụng lãi suất cao, có thể nhanh chóng tăng giá trị
tài sản ròng.
- Làm thêm một công việc để tăng thu nhập nhằm mua tài sản hoặc trả nợ.
2.1 Thiết lập các báo cáo tài chính cá nhân
2.1.1 Bảng lưu chuyển tiền tệ (cash-flow
statement/income and expense statement)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tóm tắt tổng số tiền đã thu và
chi trong một khoảng thời gian, thường là một tháng hoặc
một năm.
Nó cho thấy liệu bạn có thể sống trong mức thu nhập của
mình trong khoảng thời gian đó hay không và nó phản ánh
dòng tiền vào và ra.
2.1 Thiết lập các báo cáo tài chính cá nhân
2.1.1 Bảng lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
bao gồm các khoản mục sau:
- Thu nhập (tổng thu nhập nhận được);
- Chi phí (tổng chi phí đã thực hiện); và
- Thặng dư (hoặc lãi ròng hoặc thu nhập ròng) khi tổng
thu nhập vượt quá tổng chi phí.
- Lỗ ròng khi chi phí vượt quá thu nhập
Báo cáo được lập trên cơ sở tiền mặt, nghĩa là các giao
dịch chỉ được ghi nhận khi thực tế đã thu hoặc chi.
2.1 Thiết lập các báo cáo tài chính cá nhân
2.1.1 Bảng lưu chuyển tiền tệ
$ %
Thu nhập xx xx
A, B, C…
Tổng thu nhập xxx 100%
Chi phí xx xx
- Định phí xx
- Biến phí xx xx
Tổng chi phí yyy 100%
Tiền thặng dư hoặc thâm hụt
2.1 Thiết lập các báo cáo tài chính cá nhân
2.1.1 Bảng lưu chuyển tiền tệ
Thu nhập: Thể hiện tiền đến từ đâu
• Tiền lương
• Tiền thưởng và hoa hồng
• Tiền cấp dưỡng và cấp dưỡng nuôi con
• Hỗ trợ công cộng
• Phúc lợi An Sinh Xã Hội
• Thu nhập lương hưu và chia sẻ lợi nhuận
• Học bổng và trợ cấp
• Tiền lãi và cổ tức nhận được (từ tài khoản tiết kiệm, đầu tư, trái phiếu hoặc cho
người khác vay)
• Thu nhập từ việc bán tài sản
• Thu nhập khác (quà tặng, hoàn thuế, tiền thuê nhà, tiền bản quyền, lãi vốn)
2.1 Thiết lập các báo cáo tài chính cá nhân
2.1.1 Bảng lưu chuyển tiền tệ
Chi phí: Thể hiện tiền đã đi đâu
Chi phí được chia làm 2 loại:
- Chi phí cố định (fixed expense): Chi phí cố định thường được thanh toán với
số tiền như nhau trong mỗi khoảng thời gian và chúng thường không linh hoạt
và thường có tính hợp đồng. Ví dụ về các chi phí đó bao gồm tiền thuê nhà và
các khoản vay trả góp ô tô. Thường rất khó giảm chi phí cố định.
- Chi phí biến đổi (variable expense): Chi phí biến đổi là những khoản chi tiêu
mà một cá nhân có quyền kiểm soát đáng kể. Thực phẩm, giải trí và quần áo là
những chi phí có thể thay đổi. Một số danh mục, chẳng hạn như tiết kiệm, có
thể được liệt kê hai lần, dưới dạng cả chi phí cố định và chi phí biến đổi.
2.1 Thiết lập các báo cáo tài chính cá nhân
2.1.1 Bảng lưu chuyển tiền tệ
Chi phí cố định có thể là:
• Tiết kiệm và đầu tư
• Đóng góp quỹ hưu trí
• Nhà ở (tiền thuê nhà, thế chấp, trả nợ)
• Ôtô (trả góp, thuê)
• Bảo hiểm (sức khỏe, tính mạng, trách nhiệm pháp lý, khuyết tật, ô tô…)
• Trả góp khoản vay (thiết bị, nội thất, điện tử)
• Dịch vụ Internet
• Thuế (thu nhập liên bang, thu nhập tiểu bang, thu nhập địa phương, bất động
sản, An sinh xã hội, Medicare, tài sản cá nhân)
2.1 Thiết lập các báo cáo tài chính cá nhân
2.1.1 Bảng lưu chuyển tiền tệ
Chi phí biến đổi có thể là:
• Tiền ăn (ở nhà và ăn ngoài)
• Tiện ích (điện thoại di động, điện, nước, ga)
• Giao thông vận tải (xăng và bảo trì, giấy phép, đăng ký, giao thông công cộng,
phí cầu đường)
• Chi phí y tế
• Chăm sóc trẻ em (nhà trẻ, trông trẻ)
• Giặt ủi
• Cước điện thoại
•…
2.1 Thiết lập các báo cáo tài chính cá nhân
2.1.1 Bảng lưu chuyển tiền tệ
Tiền thặng dư (Cash Surplus), hoặc thâm hụt (Cash Deficit):
Phần thặng dư (thâm hụt) hiển thị số tiền còn lại sau khi bạn đã chia thu nhập
thành từng khoản và trừ chi tiêu khỏi thu nhập, cụ thể theo công thức sau:

Tiền thặng dư (thâm hụt) = tổng thu nhập - tổng chi phí
Ví dụ bảng lưu chuyển tiền tệ
Ví dụ bảng lưu chuyển tiền tệ
Ví dụ bảng lưu chuyển tiền tệ
2.1 Thiết lập các báo cáo tài chính cá nhân
2.1.1 Bảng lưu chuyển tiền tệ
Bài tập cá nhân
Hãy lập một bảng lưu chuyển tiền tệ trong những
tháng đầu năm đến nay
2.2 Lập ngân sách

Bảng ngân sách là một tài liệu giấy hoặc điện tử được
sử dụng để ghi lại cả thu nhập và chi tiêu của một cá
nhân/hộ gia đình theo kế hoạch và thực tế trong một
khoảng thời gian nhất định.
Bảng ngân sách đại diện cho cơ chế mà qua đó các kế
hoạch tài chính cá nhân được thực hiện và đạt được
các mục tiêu.
2.2 Lập ngân sách

Mối quan hệ giữa các báo cáo:


2.2 Lập ngân sách
2.2.1 Công việc trước khi lập ngân sách
Thiết lập mục tiêu
- Cần thiết lập mục tiêu tài chính trước khi lập ngân sách
- Mục tiêu dài hạn là những mục tiêu hoặc mục đích tài chính mà một cá
nhân hoặc gia đình muốn đạt được trong 5 năm tới hoặc hơn. => định
hướng cho việc lập kế hoạch tài chính tổng thể cũng như lập ngân sách
ngắn hạn.
- Mục tiêu trung hạn là những mục tiêu hoặc mục đích tài chính mà một cá
nhân hoặc gia đình muốn đạt được trong ngắn hạn từ 1 đến 5 năm
- Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu hoặc mục đích tài chính mà một cá
nhân hoặc gia đình muốn đạt được trong ngắn hạn thường dưới 1 năm.
=> thể hiện những mục tiêu cụ thể để đạt được mục tiêu dài hạn.
2.2 Lập ngân sách
2.2.1 Công việc trước khi lập ngân sách
- Các mục tiêu phải cụ thể.
- Nên bao gồm các mục tiêu về số tiền và ngày cụ thể để
đạt được thành mục tiêu.
- Việc thiết lập các mục tiêu ngắn hạn không thực tế sẽ có
khả năng thất bại cao.
- Hãy đặt ra những mục tiêu tài chính gần như khả thi để
đạt được.
2.2 Lập ngân sách
2.2.1 Công việc trước khi lập ngân sách
Lập và đối chiếu các ước tính ngân sách
- Ước tính ngân sách là số tiền dự kiến trong ngân sách mà một người dự
định nhận hoặc chi tiêu trong khoảng thời gian được ngân sách chi trả.
- Bắt đầu bằng cách ước tính tổng thu nhập từ tất cả các nguồn.
- Sau đó, ước tính thu nhập khả dụng (disposable income) sau đi trừ đi các
khoản khấu trư (như BHXH, thuế TNCN…)
- Sau khi trừ đi các khoản chi hoặc đầu tư cố định khác (bảo hiểm, tiền giởi
tiết kiệm…), khoản còn lại sẽ được dùng để lập ngân sách chi tiêu hàng
tháng.
2.2 Lập ngân sách
2.2.1 Công việc trước khi lập ngân sách
Lập và đối chiếu các ước tính ngân sách
- Có thể sửa đổi ước tính ngân sách để tạo ra một “ngân sách cân bằng”
- Khi ước tính chi phí ban đầu vượt quá ước tính thu nhập, có ba lựa chọn:
(1) kiếm thêm thu nhập,
(2) cắt giảm chi phí hoặc
(3) thử kết hợp giữa thu nhập nhiều hơn và ít chi phí hơn.
Quá trình dung hòa nhu cầu và mong muốn là một việc cần thiết giúp xác
định những ưu tiên trong cuộc sống và những thứ có thể hy sinh ở thời
điểm hiện tại.
2.2 Lập ngân sách
2.2.2 Lập kế hoạch ngân sách
Kế hoạch ngân sách bao gồm: Bảng kế hoạch ngân sách trong năm và bảng
dòng tiền.
- Căn cứ các bảng kế hoạch ngân sách, mỗi người thực hiện quản lý dòng
tiền.
- Quản lý hiệu quả dòng tiền có thể liên quan đến việc cắt giảm chi phí
trong những tháng có thâm hụt tài chính, tăng thu nhập, sử dụng tiền tiết
kiệm hoặc vay mượn.
Ví dụ bảng kế hoạch ngân sách
Ví dụ bảng kế hoạch dòng tiền
2.2 Lập ngân sách
2.2.2 Kiểm sách ngân sách sau khi lập kế hoạch
Kiểm soát ngân sách là các kỹ thuật quả lý thu nhập và chi tiêu theo kế
hoạch để duy trì quyền kiểm soát hoạt động thu chi cá nhân sao cho số tiền
theo kế hoạch không bị vượt quá.
Sau đây là một số ví dụ về kiểm soát ngân sách:
• Theo dõi những gì bạn chi tiêu
• Ngân sách cho các chuyến đi mua sắm
• Ghi lại mục đích chi tiêu
• Theo dõi mọi giao dịch tín dụng
• Theo dõi số dư chưa sử dụng để kiểm soát số bội chi
• Giải thích cho các trường hợp ngoại lệ để tránh lừa dối chính mình
• Sử dụng ngân sách thứ cấp
2.2 Lập ngân sách
2.2.3 Đánh giá ngân sách và điều chỉnh nếu cần thiết
- Việc đánh giá diễn ra vào cuối mỗi chu kỳ lập ngân sách. Mục đích là để
xác định xem các bước trước đó trong nỗ lực lập ngân sách có hiệu quả hay
không từ đó ước tính chu kỳ ngân sách tiếp theo.
- Cần so sánh số tiền thực tế với số tiền dự toán, đánh giá xem các mục tiêu
có đạt được hay không và đánh giá sự thành công của toàn bộ quá trình
cũng như tiến độ hướng tới các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn.
- Quá trình đánh giá giúp xác định bất kỳ thay đổi cần thiết nào.
2.2 Lập ngân sách
Chú ý
Khi lập ngân sách cần chú ý đến giá trị tiền tệ theo thời gian.
2.3 Thời giá của đồng tiền và quy tắc 72

Một công thức đơn giản để tính số năm cần thiết để tăng gấp đôi tiền gốc
sử dụng lãi kép là Quy tắc 72. Đơn giản chỉ cần chia lãi suất mà số tiền sẽ
kiếm được cho số 72.
Quy tắc 72 cho thấy rằng một khoản đầu tư kiếm được x% mỗi năm (ghép
lãi hàng năm) sẽ tăng gấp đôi sau 72/x năm. Ví dụ: nếu lãi suất kiếm được
là 6% thì sẽ mất 12 năm (72 chia cho 6) số tiền của bạn sẽ tăng gấp đôi.
Nguyên tắc này thường áp dụng trong việc thiết lập mục tiêu tài chính
trong trung và dài hạn.
Bài tập tình huống

Làm bài tập tình huống CASE 1 trang 108-109


Bài tập về nhà

- Làm bài tập tình huống CASE 2, 3, 4.


- Chuẩn bị thuyết trình nhóm chương 5

You might also like