You are on page 1of 16

Đề tài: Xây dựng và phân tích sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu của một người tiêu

dùng trong việc lựa chọn các hàng hóa tại một thời điểm nhất định.

Trong cuộc sống của mỗi người, luôn xuất hiện rất nhiều nhu cầu cần
được thoả mãn, nhưng không phải thu nhập của tất cả mọi người đều đủ để đáp
ứng những nhu cầu đó.

I. Cơ sở lý luận
1. Nhu cầu người tiêu dùng
Nhu cầu được hiểu là sự cần thiết về một cái gì đó. Đối tượng của nhu cầu
chính là cái mà nhu cầu hướng đến và có thể làm thỏa mãn nhu cầu đó. Một đối
tượng có thể làm thỏa mãn một số nhu cầu, một nhu cầu có thể được thỏa mãn
bởi một số đối tượng, trong đó mức độ thỏa mãn có khác nhau. Tính đa dạng của
đối tượng tạo nên sự vô hạn của nhu cầu.
a, Nhu cầu thiết yếu
Gồm:
nhu cầu được sống, ăn, mặc,...
nhu cầu phát sinh (có tính chất cấp bách)
Đây là những nhu cầu rất cần được thỏa mãn ngay, người dùng gần như ở tình
trạng bắt buộc nên phải lựa chọn các loại hàng hóa có liên quan để tiêu dùng.
b, Nhu cầu để nâng cao chất lượng cuộc sống
Gồm:
Về tinh thần: các dịch vụ giải trí, chăm sóc sức khỏe,...
Về vật chất: thiết bị điện tử (điện thoại, ti vi, máy tính,...), vật gia dụng (bàn ghế,
giường chiếu, tủ kệ,...), thiết bị thay sức con người (máy giặt, máy hút bụi, máy
rửa bát,...),...
Những nhu cầu này không nhất thiết cần được thỏa mãn ngay, với nguồn tài
nguyên hữu hạn, người tiêu dùng có thể ưu tiên thỏa mãn một số nhu cầu trước
dẫn đến loại hàng hóa họ chọn rất linh hoạt; lúc này, yếu tố sở thích ảnh hưởng
rất lớn đến việc mua hàng.
c. Sự kỳ vọng vào sản phẩm cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến hành vi mua hàng
Sự kỳ vọng được hình thành qua kinh nghiệm mua hàng, quảng cáo của sản phẩm,
được người khác PR,...
Khi kỳ vọng vào 1 sản phẩm, người dùng đã có mong muốn dc thỏa mãn nhu cầu
nào đó (lúc này 1 sản phẩm phải hơn cả 1 thiết bị vật chất, nó phải là khái niệm
giải quyết được nhu cầu cho người khác), điều này cũng thúc đẩy hành vi mua
hàng của người tiêu dùng.
2.Sở thích của người tiêu dùng
* Sở thích của người tiêu dùng có một số giả định cơ bản sau:
- Sở thích của người tiêu dùng có tính chất bắc cầu:
+A được ưa thích hơn B và B được ưa thích hơn C thì A được ưa thích hơn
+A được ưa thích như B và B được ưa thích như C thì A được ưa thích như C
- Sở thích này hoàn toàn không tính đến yếu tố chi phí
- Người tiêu dùng thích nhiều hơn thích ít:
+ Khi các nhân tố khác không đổi thì người tiêu dùng thichs nhiều hơn thích
ít trong việc lựa chọn giỏ hàng hóa
+ Đây phải là hàng hóa được mong muốn
- Giả thiết này đưa ra để đơn giản hóa việc phân tích bằng biểu đồ
 Hành vi mua:
- Người tiêu dùng sẽ mua loại hàng hóa mà họ thích (nhất)
- Người tiêu dùng có thể mua nhiều hơn
3. Lợi ích
* Một số khái niệm về lợi ích
- Lợi ích chỉ sự hài lòng, thỏa mãn của người tiêu dùng khi tiêu dùng hàng hóa hay
dịch vụ nào đó
- Tổng lợi ích |(TU) là tổng sự thỏa mãn, hài lòng mà người tiêu dùng đạt được khi
tiêu dùng một số lượng hàng hóa, dịch vụ nhất định
- Lợi ích cận biên (MU) là sự thay đổi trong tổng lợi ích khi tiêu dùng thêm một
đơn vị hàng hóa hay dịch vụ
MU=△TU/△Q=TU’(Q)
- Quy luật lợi ích cận biên giảm dần
- Nội dung quy luật: Lợi ích cận biên của một hàng hóa có xu hướng giảm đi
khi - lượng hàng hóa đó được một người tiêu dùng nhiều hơn trong một
giai đoạn nhất định
- Bản chất quy luật: sự hài lòng hay thích thú của người tiêu dùng với một
mặt hàng có xu hướng giảm đi khi tiêu dùng thêm một đơn vị mặt hàng đó
⇒ tổng lợi ích tiêu dùng sẽ tăng lên nhưng với tốc độ ngày một chậm đi và sau đó
giảm

- Từ đồ thị ta thấy mối quan hệ giữa TU và MU: +nếu MU>0 thì TU tăng
+nếu MU<0 thì TU giảm
+nếu MU=0 thì TU max
4.Đường bàng quan
Khái niệm: Đường bàng quan(U) là tập hợp tất cả các giỏ hàng hóa có thể đem lại
một mức thỏa mãn như nhau cho người tiêu dùng hay được người tiêu dùng ưa
thích như nhau
đồ thị:

Các tính chất của đường bàng quan:


đường bàng quan có độ dốc âm
các đường bàng quan không bao giờ cắt nhau
đường bàng quan cong lồi về phía gốc tọa độ
đường bàng quan càng xa gốc tọa độ thì có độ thỏa mãn càng cao
5.Tỉ lệ thay thế cận biên
Tỉ lệ thay thế cận biên của hàng hóa X cho hàng hóa Y (MRS X/Y) cho biết lượng
hàng hóa Y mà người tiêu dùng sẵn sàng từ bỏ để có thêm một đơn vị hàng hóa X
mà lợi ích tiêu dùng không thay đổi

MRS X/Y=|ΔY|/|ΔX|= MU X/ MU Y=| độ dốc đường bàng quan|

6. Giới hạn đường ngân sách


Khái niệm: đường ngân sách là đường biểu thị tất cả các cách kết hợp khác nhau
của hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn cùng một mức thu nhập của người tiêu dùng.
(Đường ngân sách là đường giới hạn khả năng tiêu dùng của người tiêu dùng phụ
thuộc vào giá cả hàng hóa và thu nhập người tiêu dùng)
Giả sử có 2 loại hàng hóa X và Y:
Phương trình tổng quát đường ngân sách là: I = X.Px + Y.Py
Độ dốc đường ngân sách: tanα = ∆Y/∆X = -Px /Py
Vì Px , Py luôn dương nên độ dốc đường ngân sách luôn âm => phản ánh sự thay
thế của X và Y, sự thay đổi khối lượng hàng hóa giữa X và Y là ngược chiều
Kết hợp tiêu dùng hàng hóa tối ưu:
nguyên tắc lựa chọn hàng hóa tối ưu là: MU1/P1=MU2/P2
Mọi sự tiêu dùng phải nằm trên đường ngân sách. Để tối đa hóa lợi ích người tiêu
dùng cần chọn điểm tiêu dùng nằm trên điểm bàng quan cao nhất.

Điểm đó là tiếp điểm của đường ngân sách và đường bàng quan, tức là điểm đó
cần thỏa mãn
X.Px + Y.Py = I
và MUx/Px = MUy/Py
7. Các ảnh hưởng của thị trường đối với người tiêu dùng
a, Ảnh hưởng của thu nhập
Trong một thời gian nhất định, người tiêu dùng sẽ bị hạn chế bởi mức thu nhập
của mình, họ không thể chi trả nhiều hơn mức thu nhập mình có và buộc phải lựa
chọn hàng hóa khi mua.
Khi thu nhập thay đổi (điều kiện khác vẫn giữ nguyên):
Nếu thu nhập tăng, đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song ra ngoài và điểm
đạt lợi ích tối đa cũng tăng
Nếu thu nhập giảm, đường ngân sachs sẽ dịch chuyển song song vào trong và
điểm đạt lợi ích tối đa cũng giảm xuống

Lựa chọn tiêu dùng tối ưu


đối với hàng hóa thông thường:

Giả sử X và Y là hai hàng hóa thông thường. Khi thu nhập tăng từ M1 tới M2 tới
M3 đường ngân sách dịch chuyển song song sang phải, khi đó người tiêu dùng sẽ
có phản ứng thuận chiều với sự gia tăng của thu nhập tức là mua cả hai hàng hóa
nhiều hơn, các đường bàng quan sẽ tiếp xúc với các đường ngân sách tại các điểm
tiêu dùng tối ưu A,B,C và lợi ích tối đa cũng tăng theo từ U1 đến U2 đến U3
Đối với hàng hóa thứ cấp:

Y là hàng hóa thông thường, X là hàng hóa thứ cấp, thu nhập tăng làm giảm cầu
của hàng thứ cấp
b, Ảnh hưởng của giá cả
Giá cả thay đổi cũng làm đường ngân sách dịch chuyển
Cách dịch chuyển đường ngân sách liên quan đến giá tương đối của 2 loại hàng
hóa X và Y. Giá tương đối giữa hàng hóa X so với Y được tính bằng tỉ số Px/Py.
Tỉ số Px/Py quyết định độ dốc của đường ngân sách.
Với trường hợp X và Y cùng tăng, giảm 1 số lần thì độ dốc đường ngân sách không
đổi.

Hành vi tiêu dùng của khách hàng tương ứng:


Khi giá tăng họ ưu tiên lựa chọn sản phẩm thay thế, tiêu dùng ít hơn
Khi giá giảm họ có thể mua nhiều hơn hoặc thúc đẩy hành vi mua
Giả sử X và Y là hai hàng hóa thông thường. Khi ngân sách không đổi, giá của 1
trong 2 hàng hóa thay đổi sẽ làm đường ngân sách xoay
Giả sử giá của X giảm giá của Y không đổi, lượng tiêu dùng X tăng lên, đường ngân
sách xoay ra ngoài từ M1 đến M2 đến M3, điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu cũng
thay đổi từ A đến B đến C, lợi ích lớn nhất cũng tăng từ U1 đến U2 đến U3.

8. Các yếu tố khác


a, Văn hóa
khái niệm
Văn hoá có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần, vật chất, trí tuệ
và cảm xúc quyết định tính cách của xã hội hay một nhóm người trong xã hội.
Văn hoá bao gồm nghệ thuật, văn chương, lối sống, những quyền cơ bản của con
người, hệ thống các giá trị, tập tục, tín ngưỡng.
Văn hoá đem lại cho ta khả năng suy xét về bản thân. Chính nhờ văn hoá mà con
người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân.
Các đặc trưng về văn hóa
Ấn định những điều cơ bản về giá trị, sự cảm thụ, sự ưa thích và những sắc thái
đặc thù của sản phẩm vật chất
Ấn định những cách cư xử được xã hội chấp nhận, những hành vi mang tính
chuẩn mực
Văn hoá có tính giá trị, nhân sinh và hệ thống
Ảnh hưởng hành vi mua: có xu hướng mua đồ phù hợp với văn hóa - những thứ
đã đi sâu vào tâm trí họ, KH có cảm giác an toàn hơn
b, Chính sách của nhà nước
Đánh thuế
khi chính phủ đánh thuế vào nhà sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra là
t/sản phẩm thì cung giảm , giá cân bằng sẽ tăng và lượng cân bằng trên thị trường
sẽ giảm
Khi chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng trên mỗi đơn vị sản phẩm tiêu dùng
là t/sản phẩm thì cầu sẽ giảm, giá và lượng cân bằng trên thị trường đều giảm
Việc chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng hay nhà sản xuất đều mang lại tác
động như nhau đối với người tiêu dùng. Khi đánh thuế , chính phủ sẽ thu được
một khoản thuế , người tiêu dùng sẽ chịu thiệt
=> Người tiêu dùng sẽ hạn chế mua sản phẩm bị đánh thuế
Trợ cấp
khi chính phủ trợ cấp cho nhà sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra với mức
trợ cấp là s/sản phẩm thì cung sẽ tăng , giá cân bằng giảm lượng cân bằng sẽ tăng
khi chính phủ trợ cấp cho người tiêu dùng thì cầu sẽ tăng , giá và lượng cân bằng
bằng trên thị trường đều tăng
khi có chính sách trợ cấp của nhà nước thì người tiêu dùng được hưởng lợi.
=> Người tiêu dùng sẽ ưu tiên mua (mua nhiều hơn) sản phẩm được trợ cấp
II. Ví dụ minh họa
1.Ví dụ 1
Một người tiêu dùng có thu nhập I = 900$ dùng để mua 2 sản phẩm X và Y với Px
= 10$/sp; Py =40$/sp. Mức thỏa mãn được thể hiện qua hàm số TU =(X-2).Y
1: phương trình đường ngân sách
Người tiêu dùng có thu nhập 900 (I) để mua 2 hàng hóa nên số tiền này bằng tổng
số tiền chi mua hàng hóa X (PX.X) cộng với tiền chi mua hàng hóa Y (PY.Y), vậy
phương trình đường ngân sách là:
10X +40Y = 900
⇔ X + 4Y = 90
Phương trình này có thể được viết lại dưới 2 dạng Y=f(X) và X=f(Y) bằng cách
chuyển vế như sau:
X = -4Y +90 hoặc
Y = -1/4X +45/2

_đồ thị_

2: phương trình lợi ích cận biên cho 2 loại hàng hoá và tỉ lệ thay thế cận biên của
hàng hóa Y đối với hàng hóa X
Từ lý thuyết ta biết được, hàm lợi ích biên là đạo hàm của hàm tổng lợi ích
⇨ MUX =(TU)x’ = Y
và MUY =(TU)Y’ = X-2
phương trình tỉ lệ thay thế cận biên là:
MRS x/y=MUx/MUy=Y/(X-2)

3: sự lựa chọn tối ưu, tính tổng lợi ích max


Theo lý thuyết, phối hợp tối ưu giữa 2 hàng hóa đạt được khi thỏa mãn hệ
phương trình:
I = Px.X + PY.Y
và MUX.PY = MUY.PX
Thế các giá trị có được từ đề bài và kết quả câu trên vào, ta được
900 = 10.X + 40.Y
và Y.40 = (X-2).10
⇔ X = 46
và Y = 11
Thế giá trị X, Y vào hàm tổng lợi ích ta được
TU = (46 – 2).11 = 484 (đơn vị lợi ích)
Vậy phối hợp tối ưu là 46 sản phẩm X và 11 sản phẩm Y. Phối hợp này đạt tổng lợi
ích cao nhất là 484 đơn vị lợi ích

Câu 4: Nếu thu nhập tăng lên 1220, trong khi giá 2 hàng hóa không đổi, phối hợp
tối ưu mới và tổng lợi ích đạt được là bao nhiêu?
ta có
1220 = 10.X + 40.Y
và Y.40 = (X-2).10
⬄ X = 62
Y = 15
Thế giá trị X, Y vào hàm tổng lợi ích ta được
TU = (62 – 2).15 = 900 (đơn vị lợi ích)
Vậy phối hợp tối ưu với ngân sách mới là 60 sản phẩm X và 15 sản phẩm Y. Phối
hợp này đạt tổng lợi ích cao nhất là 900 đơn vị lợi ích
Câu 5:Nếu thu nhập giảm xuống còn 740, trong khi giá 2 hàng hóa không đổi, phối
hợp tối ưu mới và tổng lợi ích đạt được là bao nhiêu
ta có
740 = 10.X + 40.Y
và Y.40 = (X-2).10

⬄ X = 38
Y=9
Thế giá trị X, Y vào hàm tổng lợi ích ta được
TU = (38 – 2).9 = 324 (đơn vị lợi ích)
Vậy phối hợp tối ưu với ngân sách mới là 38 sản phẩm X và 9 sản phẩm Y. Phối
hợp này đạt tổng lợi ích cao nhất là 324 đơn vị lợi ích

Câu 6 Mô tả các câu trên bằng đồ thị và vẽ đường tiêu dùng thu nhập dựa vào kết
quả 3 câu từ 3-5.
Xem đồ thị

Câu 7:Vẽ đồ thị mô tả mối quan hệ giữa thu nhập và cầu hàng hóa X và tính hệ số
co giãn của cầu theo theo thu nhập trong 2 khoảng thu nhập: (1) từ 720 đến 900
và (2) từ 900 đến 1220.

Ta có công thức tính hệ số co giãn của cầu theo thu nhập

Tại mức thu nhập 720, ta tính được lượng cầu hàng hóa X là 38 (câu 5)
Tại mức thu nhập 900, ta tính được lượng cầu hàng hóa X là 46 (câu 3)
Thay các giá trị thu nhập và lượng cầu hàng hóa X trong khoảng thu nhập 720 đến
900, ta được
EI = [(46-38)(900+720)]/[(900-720)(46+38) = 0,86

Tại mức thu nhập 900, ta tính được lượng cầu hàng hóa X là 46 (câu 3)
Tại mức thu nhập 1220, ta tính được lượng cầu hàng hóa X là 62 (câu 4)
Thay các giá trị thu nhập và lượng cầu hàng hóa X trong khoảng thu nhập 900 đến
1220, ta được
EI = [(62-46)(1220+900)]/[(1220-900)(62+46)= 0,98

Ví dụ 2: Xét mặt hàng quần áo mùa đông


Nhu cầu
Nhu cầu về sức khoẻ
xuất phát chức năng giữ ấm của quần áo khi nhiệt độ giảm thấp vào mùa đông
khiến con người có khả năng mắc nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp. quần
áo mùa đông đóng vai trò quan trọng về sức khỏe tới con người.
Nhu cầu về làm đẹp
Đối tượng chủ yếu là chị em phụ nữ.
Phụ nữ ai cũng có nhu cầu làm đẹp, và trang phục là 1 cách trực tiếp thể hiện điều
này. Cũng bởi lẽ đó mà trang phục mùa đông luôn có đầy đủ mẫu mã, màu sắc,
kiểu dáng,... để đáp ứng nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ.
Sở thích
Chọn quần áo theo kiểu dáng, màu sắc mà người tiêu dùng thích
Ảnh hưởng từ idol, xu hướng mới
Thu nhập
Các mẫu trang phục bình dân, giá rẻ song chất lượng ko cao tương ứng với những
người có thu nhập thấp.
mặt hàng trang phục mùa đông có giá cả xỉ, chất lượng cao tương ứng với tầng
lớp có thu nhập khá và cao.
Giá cả
Giá cả của sp với mức thu nhập luôn là 2 yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
trong hành vi tiêu dùng của người mua.
những đối tượng khách hàng có thu nhập thấp hoặc trung bình thường sẽ lựa
chọn những sp quần áo mùa đông có giá rẻ và trung bình. Các đợt sale, hay hình
thức khuyến mãi mua tặng kèm thường có tác dụng với những đối tượng khách
hàng này. Mục tiêu mua quần áo của họ là rẻ, k quá chú trọng về chất lượng.
đối với những người có thu nhập cao, giá cả k phải là tiêu chí trong mục đích mua
hàng của họ. Họ luôn đề cao chất lượng sp, sẵn sàng bỏ ra 1 số tiền lớn cho một
bộ quần áo mùa đông có giá cả cao song chất lượng tốt, bền, đẹp, của hãng thời
trang cao cấp.
ẢNH HƯỞNG CỦA QUY LUẬT CẬN BIÊN GIẢM DẦN
Nếu một người sở hữu 1 bộ quần áo mùa đông có xu hướng muốn mua nhiều
thêm 1 bộ nữa. Khi đến bộ thứ 3 trở đi người tiêu dùng sẽ không còn bức thiết
như khi mua 2 bộ lúc đầu nữa.
Đối với giỏ hàng hoá có lợi ích như nhau (đường bàng quan)
Với 2 bộ quần áo cùng giá và chất liệu, người tiêu dùng sẽ chọn theo sở thích
(kiểu dáng, màu sắc)
Ảnh hưởng của VĂN HOÁ
Những người thuộc trường phái truyền thống thì luôn hướng đến trang phục loại
cổ điển(áo cao cổ,chất liệu truyền thống,..) hay tông màu trầm
Những người theo đuổi phong cách trẻ trung, thời thượng thường hướng đến
những mẫu trang phục cách điệu, màu sắc nổi bật,...
Cũng tuỳ theo độ tuổi mà người tiêu dùng lựa chọn trang phục mùa đông khác
nhau.
+ giới trẻ :ưa chuộng những tông màu sáng, kiểu cách đa dạng,...
+ng trưởng thành :kiểu dáng đơn giản
Phụ thuộc vào tính chất công việc
+ Đi học :trẻ trung, năng động
+Đi làm :lịch sự, thanh lịch,...
Sản phẩm thay thế quần áo mùa đông :
Ngoài quần áo, giày dép, mũ, găng tay,... là những sp phụ kiện cho trang phục
mùa đông
III. Kết luận
Như vậy có thể thấy rằng lý thuyết hành vi người tiêu dùng là một yếu tố cơ bản
trong việc quyết định về sự lựa chọn của người tiêu dùng, cho thấy rõ những phản
ứng của họ khi có sự thay đổi của hoàn cảnh bên ngoài.
Nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng lớn, đòi hỏi phải biết cân nhắc khi
đưa ra quyết định chi tiêu, làm sao cho cân đối, phù hợp với túi tiền của bản thân.

Các thành viên trong nhóm


1.Phạm Đức Mạnh (nhóm trưởng)
2.Đào Thị Hảo Minh
3.Cao Hải Mỹ
4.Phạm Thị Thanh Ngân
5.Nguyễn Thị Bích Ngọc
6.Trần Thị Nguyệt
7.Nguyễn Thị Hồng nhung
8.Hoàng Thị Nương
9.Nguyễn Đỗ Thu Phương

You might also like