You are on page 1of 4

Độ co giãn đo lường khả năng đáp ứng của Qd hoặc Qs đối với một trong các yếu

tố quyết định của nó.

- Độ co giãn của cầu theo phần trăm thay đổi trong Qd chia cho phần trăm thay
đổi trong P. Khi nhỏ hơn một, cầu là "không co giãn". Khi lớn hơn một, cầu là "co
giãn".

Định nghĩa độ co dãn, lượng cầu và lượng cung

Độ co giãn trong tiếng Anh Elasticity.


Độ co giãn là một thuật ngữ kinh tế học, mô tả một sự thay đổi hành vi của người
mua và người bán, nhằm đáp ứng sự thay đổi về giá của một hàng hóa hoặc dịch
vụ.
Nói cách khác, độ co giãn của cầu (Demand elasticity) hoặc tính không co
giãn (Inelasticity) đối với sản phẩm hoặc hàng hóa được xác định bởi mức độ cầu
của sản phẩm thay đổi khi giá tăng hoặc giảm.
Sản phẩm không co giãn là sản phẩm mà người tiêu dùng vẫn tiếp tục mua sau khi
giá thay đổi.

Độ co giãn của hàng hóa có thể thay đổi tùy theo sự có sẵn số lượng hàng thay
thế, chi phí liên quan và lượng thời gian đã trôi qua kể từ khi thay đổi giá xảy ra.

Cách tốt nhất để phân biệt giữa hai điều này là hiểu rằng nhu cầu được biểu diễn
dưới dạng một đường trên đồ thị trong khi lượng cầu được biểu thị bằng một
điểm.

Cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng sẽ sẵn lòng và có thể
mua ở bất kỳ mức giá nào. Điều đó có nghĩa là nó được vẽ dưới dạng một đường
khi hai trục của biểu đồ là giá và số lượng. Đường thể hiện số lượng hàng hóa
hoặc dịch vụ mà mọi người sẽ mua ở mỗi mức giá.

Lượng cầu là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua ở
một mức giá cụ thể. Điều này có nghĩa là nó chỉ là một điểm trên đường cầu. Tại
mọi điểm trên một đường cầu nhất định sẽ có một lượng cầu khác nhau, nghĩa là
đối với cùng một mức cầu thì có nhiều lượng cầu.

Lượng cung trong tiếng Anh là Quantity Supplied. 


Trong kinh tế học, lượng cung mô tả số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được cung
cấp tại một mức giá thị trường nhất định.
Sự thay đổi của cung để đáp ứng với thay đổi về giá được gọi là độ co giãn của
cung theo giá.
Lượng cung tùy thuộc vào mức giá và giá được cơ quan chính phủ đặt ra bằng
cách sử dụng giá trần hoặc giá sàn hoặc được thiết lập bởi các rào cản thị trường.

Độ co giãn của cầu theo giá


Cách 1: Tính theo tỉ lệ phần trăm – đây là cách tính tổng quát nhất. Với cách tính
này người ta có thể đo lường sự thay đổi phần trăm của cầu khi các yếu tố liên
quan thay đổi. Với Q và P lần lượt là số lượng cầu và giá, thì công thức của độ co
giãn của cầu theo giá như sau:
P

Độ co giãn của cầu theo giá = % thay đổi của lượng cầu Q / % thay đổi của giá P

Lưu ý khi tính độ co giãn của cầu theo giá:


Thứ nhất, trị số tuyệt đối của co giãn mới là đại lượng cần xem xét nên thường
không viết dấu (-) hay (+) trước các con số tính được. Vì các nhà kinh tế đã nắm
rất rõ các quy luật về cầu (hay cung).
o
Thứ hai, độ co giãn là sự thay đổi phần trăm chứ không phải sự thay đổi tuyệt đối.
Vì vậy thay đổi của đơn vị đo lường cầu, cung hay giá không ảnh hưởng tới độ co
giãn.
o
Thứ ba, liên quan tới sự chính xác khi tính phần trăm thay đổi của giá và sản
lượng. Khi chúng ta hoàn toàn không biết P và Q sẽ tính thế nào.
Giá trị của P và Q lại rất quan trong vì nó làm thay đổi giá trị co giãn. Nên thông
thường P và Q sẽ tính theo giá trị trung bình.
Nếu độ co giãn của cầu theo giá > 1, ta nói: Cầu co giãn theo giá bởi vì 1% thay đổi
của giá gây ra hơn 1% thay đổi của lượng cầu. Ví dụ: Nếu tăng 1% giá sẽ làm cho
lượng cầu giảm đi 5%.

Khi độ co giãn của cầu theo giá < 1, ta nói: Cầu không co giãn theo giá bởi vì 1 %
thay đổi của giá đem lại ít hơn 1% thay đổi của lượng cầu. Ví dụ: Khi giá tăng 1%
chỉ làm cho lượng cầu giảm 0,2%.
Khi độ co giãn của cầu = 1, ta nói: Cầu co giãn đơn vị. Trong trường hợp này, giá
tăng lên 1% thì cầu sẽ giảm đi đúng bằng 1%.
Trường hợp 1: Khi độ co giãn của cầu theo giá bằng 0, ta nói: Cầu hoàn toàn
không co giãn. Trong trường hợp này, lượng cầu không phản ứng chút nào với sự
thay đổi của giá.

Trường hợp 2: Khi độ co giãn của cầu theo giá là vô hạn, ta nói: Cầu hoàn toàn co
giãn theo giá. Trong trường hợp này, chỉ cần một sự thay đổi rất nhỏ theo giá
cũng dẫn đến sự thay đổi vô cùng lớn về lượng cầu.

Tính toán tỉ lệ % thay đổi

Sử dụng phương trình (( V  2 - V  1 ) / V  1 ) × 100 , trong đó V  1 đại diện cho giá trị cũ
hoặc ban đầu và V  2 đại diện cho giá trị mới hoặc hiện tại. Nếu số dương, nó cho
biết mức tăng phần trăm và nếu là số âm, nó cho biết giảm phần trăm.

the midpoint method:

(giá trị giữa – giá trị đầu) / điểm giữa ( điểm trung bình giũa 2 giá trị) * 100%

Lưu ý
Điểm giữa là số giữa giá trị bắt đầu và giá trị kết thúc, giá trị trung bình của các giá
trị đó.
Không quan trọng giá trị nào bạn sử dụng làm “bắt đầu” và giá trị nào là “kết
thúc” - bạn sẽ có câu trả lời giống nhau!

You might also like