You are on page 1of 13

CHƯƠNG 3.

ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU VÀ CUNG


Nội dung
Trong chương này, chúng ta sẽ sử dụng khái niệm “độ co giãn” để đo lường phản ứng của
lượng cầu khi giá hàng hóa, giá hàng hóa liên quan và thu nhập thay đổi, của lượng cung khi giá
hàng hóa thay đổi, đồng thời phân tích những yếu tố tác động đến độ co giãn của cung và cầu
theo giá.
Mục tiêu
• Giúp học viên nắm được khái niệm, công thức tính độ co giãn của cầu theo
giá. Hiểu rõ co giãn điểm và co giãn khoảng
• Phân biệt co giãn và không co giãn
• Hiểu rõ ứng dụng và các yếu tố ảnh hưởng tới độ co giãn của cầu theo giá
• Nắm chắc khái niệm, công thức tính và giá trị của co giãn chéo, co giãn theo
thu nhập, co giãn của cung theo giá.
3.1. ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU
Lượng cầu của một hàng hóa phụ thuộc bởi rất nhiều yếu tố. Bên cạnh các yếu tố cơ bản
được phân tích trong lý thuyết cổ điển về cầu như thu nhập, giá hàng hóa, giá hàng hóa liên quan
(bổ sung và thay thế), thị hiếu, kỳ vọng, số lượng người mua; thì trong thực tế còn rất nhiều các
yếu tố khác có thể tác động đến lượng cầu.
Một khi các yếu tố trên thay đổi thì lượng cầu sẽ có phản ứng, và độ co giãn sẽ là một biến
số được dùng để đo lường mức độ phản ứng đó và từ đó có thể đánh giá được lượng cầu nhạy
cảm với các yếu tố trên hay không. Một cách đơn giản, có thể hiểu độ co giãn của cầu theo một
yếu tố X (yếu tố có thể ảnh hưởng đến lượng cầu) là phần trăm thay đổi của lượng cầu khi yếu tố
X thay đổi 1%. Vì vậy, công thức của độ co giãn được viết như sau:
%Q
EXD =
%X
Trong đó:
E XD là độ co giãn của cầu theo các biến ảnh hưởng

%Q là % thay đổi của lượng cầu hàng hóa


%X là % thay đổi của yếu tố X.

1
Trong bài này, chúng ta lựa chọn yếu tố X là giá của hàng hóa, giá của hàng hóa liên quan
và thu nhập, và tương ứng, chúng ta sẽ nghiên cứu độ co giãn của cầu theo giá, độ co giãn chéo
theo giá hàng hóa liên quan và độ co giãn của cầu theo thu nhập.
3.1.1. Độ co giãn của cầu theo giá
3.1.1.1 Khái niệm và công thức tính
Độ co giãn của cầu theo giá là thước đo phản ứng của lượng cầu hàng hoá khi giá hàng hóa
thay đổi, với điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên, và được đo bằng phần trăm thay đổi của
lượng cầu theo 1% thay đổi của mức giá theo công thức tổng quát sau:
Thay đổi phần trăm của lượng cầu
Độ co giãn của cầu
=
theo giá Thay đổi phần trăm của giá

Q
* 100%
%Q Q Q P
EP =
D
= = *
%X P P Q
* 100%
P
Ở đây có 2 cách tính độ giãn: co giãn khoảng và co giãn điểm:
Co giãn khoảng được sử dụng khi sự thay đổi của giá là lớn. Ví dụ, giả sử giá của iPhone
lúc ban đầu là P1 = 11 triệu đồng/1 chiếc, lượng cầu là Q1 = 7000 chiếc. Nếu giá Iphone tăng lên
P2 = 12 triệu đồng/1 chiếc (các yếu tố khác được giữ nguyên) thì lượng cầu là Q2 = 6000 chiếc.
Từ những số liệu này, chúng ta có thể tính được độ co giãn khoảng theo công thức trên. Trong đó
∆Q = Q2 – Q1, ∆P = P2 – P1. Giá trị P và Q ở công thức trên sẽ không là giá trị giá và lượng cầu ở
thời điểm ban đầu hay sau khi thay đổi giá, mà được tính là giá và lượng cầu trung bình để tránh
có hai giá trị độ co giãn của cầu, phụ thuộc vào liệu giá tăng hay giảm. Theo đó, P = (P1+P2)/2; Q
= (Q1+Q2)/2.
Giá trị độ co giãn trong ví dụ trên được tính như sau:
Q2 − Q1 P2 + P1
EPD = *
P2 − P1 Q2 + Q1

6000 − 7000 12 + 11
EPD = * = −1,769
12 − 11 6000 + 7000
Giá trị -1,769 được hiểu là trong khoảng giá từ 11 triệu đến 12 triệu, nếu giá iPhone tăng
1% thì lượng cầu iPhone sẽ giảm 1,769% và ngược lại (các yếu tố khác được giữ nguyên).
Co giãn điểm được sử dụng khi sự thay đổi của giá là rất nhỏ, theo đó công thức tính là:

2
dQ P
EPD = *
dP Q
Ví dụ, nếu đường cầu Nokia của thị trường được ước lượng là P = 15 – Q chúng ta có thể
tính được độ co giãn tại mức giá P = 11 triệu đồng là -2,75. Giá trị này được hiểu là tại mức giá
11 triệu đồng, nếu giá tăng lên 1%, lượng cầu Nokia sẽ giảm 2,75% và ngược lại (các yếu tố
khác giữ nguyên).
Cần lưu ý, độ co giãn của cầu theo giá là một thước đo không đơn vị (do phần trăm thay
đổi của các biến số không phụ thuộc vào đơn vị đo biến số). Ngoài ra, độ co giãn này luôn mang
dấu âm do lượng cầu thường phản ứng ngược chiều với giá nếu các yếu tố khác giữ nguyên (theo
quy luật cầu). Vì vậy, để phân tích mức độ nhạy cảm của lượng cầu hay để so sánh độ phản ứng
theo giá giữa các hàng hóa, người ta thường dùng giá trị tuyệt đối của độ co giãn của cầu theo
giá.
3.1.1.2 Phân loại độ co giãn của đường cầu
Tùy thuộc vào giá trị của độ co giãn, chúng ta có thể đánh giá được mức độ co giãn của
đường cầu. Hình 3-1 (a) thể hiện một đường cầu thoải, ở đó, phần trăm thay đổi của lượng cầu
lớn hơn phần trăm của thay đổi của giá, giá trị tuyệt đối của độ co giãn lớn hơn 1 và cầu hàng
hoá được coi là co giãn. Hình 3-1 (b) thể hiện một đường cầu dốc, ở đó, thay đổi phần trăm của
lượng cầu ít hơn thay đổi phần trăm của giá, giá trị tuyệt đối của độ co giãn nhỏ hơn 1, cầu hàng
hoá được coi là không co giãn. Hình 3-1 (c) thể hiện một đường cầu với phần trăm thay đổi của
lượng cầu cân bằng phầm trăm thay đổi của giá, giá trị tuyệt đối của độ co giãn bằng 1, hàng hoá
được coi là có cầu co giãn đơn vị.
Ngoài ra, có hai trường hợp đặc biệt của đường cầu. Hình 3-1 (d) là đường cầu nằm ngang,
lượng cầu phản ứng vô hạn với bất kỳ sự thay đổi nào của giá, giá trị tuyệt đối của độ co giãn là
vô cùng, hàng hoá được coi là có cầu hoàn toàn co giãn
Trường hợp đặc biệt thứ 2 được thể hiện ở. Hình 3-1 (e) thể hiện một đường cầu thẳng
đứng, ở đó, lượng cầu không thay đổi cho dù giá thay đổi như thế nào, độ co giãn của cầu theo
giá bằng 0, cầu hàng hóa được gọi là hoàn toàn không co giãn

3
EDP < 1
EDP > 1
P2 Cầu không
P2 Cầu co giãn
10% 10%
P1 P1 co giãn
D
20% 4%
D
0 0
(a) Q2 Q1 (b) Q2 Q1

EDP =
EDP =1
P2 Cầu hoàn toàn
10% Cầu co giãn đơn vị
P2=P1 D
P1
D 10%

10%
0
0
(c) Q2 Q1 (d) Q2 Q1
D

P2 EDP =0
10%
P1 Cầu hoàn toàn

0 (e) Q2=Q1
Hình 3.1. Độ co giãn của cầu theo giá
3.1.1.3 Đặc điểm độ co giãn dọc theo đường cầu tuyến tính
Độ co giãn và độ dốc của đường cầu đều có thể cho biết sự phản ứng của lượng cầu khi giá
thay đổi, nhưng đây lại là hai khái niệm khác nhau và có ý nghĩa khác nhau. Điều này có thể thấy
được bằng cách quan sát độ co giãn dọc theo đường cầu tuyến tính với độ dốc không thay đổi.
Hình 3-2 minh hoạ một đường cầu tuyến tính với 2 điểm được lựa chọn để tính độ co giãn
dQ P
là A và B. Độ co giãn tại điểm A và B được xác định bằng công thức điểm EPD = * . Do A
dP Q
và B là hai điểm nằm trên đường cầu tuyến tính nên thừa số đầu tiên ở công thức trên là như
nhau. Tuy nhiên, giá trị (P/Q) tại điểm A lớn hơn tại điểm B nên |EA| > |EB|.
Tại điểm giao cắt của đường cầu với trục giá (điểm M), do Q = 0 nên |EM| = , cầu hoàn
toàn co giãn tại điểm M. Ngược lại, tại điểm giao cắt của đường cầu với trục sản lượng, (điểm
N), do P = 0 nên |EN| = 0, cầu hoàn toàn không co giãn tại điểm N.

4
Như vậy có thể khẳng định, dọc theo đường cầu tuyến tính từ trái sang phải, giá trị tuyệt
đối của độ co giãn khác nhau và có xu hướng giảm dần từ  về 0, do đó, sẽ có 1 điểm (điểm K)
là co giãn đơn vị. Nói một cách khác, cầu co giãn trong đoạn từ K đến M, trong khi không co
giãn trong đoạn từ K đến N.
Giá

A
Co giãn

B Co giãn đơn vị

K
Không co giãn

Lượng
Hình 3.2. Co giãn dọc theo đường cầu tuyến tính
3.1.1.4 Doanh thu, chi tiêu và độ co giãn
Một trong những ý nghĩa ứng dụng của độ co giãn là để phân tích tổng doanh thu của
doanh nghiệp (cũng có nghĩa là chi tiêu của người mua) thay đổi như thế nào khi giá hàng hóa
thay đổi. Tổng doanh thu (TR) được tính bằng giá hàng hóa (P) nhân với lượng hàng hóa được
tiêu dùng (Q). Vì thế, nếu cầu hàng hóa co giãn, 1 phần trăm giá giảm sẽ tăng lượng bán ra nhiều
hơn 1 phần trăm và tích của hai biến số (tổng doanh thu) gia tăng. Ngược lại, nếu cầu hàng hóa
không co giãn, 1 phần trăm giá giảm sẽ làm tăng lượng bán ra ít hơn 1 phần trăm và tổng doanh
thu giảm. Nếu cầu hàng hóa co giãn đơn vị, giá giảm 1 phần trăm làm tăng lượng bán đúng bằng
1 phần trăm, khiến tổng doanh thu không đổi.
Mối quan hệ giữa tổng doanh thu (tổng chi tiêu của người tiêu dùng) với độ co giãn và giá
hàng hóa có thể được thể hiện ở Bảng 3-1
Bảng 3.1. Mối quan hệ giữa doanh thu và độ co giãn của cầu theo giá
Độ co giãn P tăng P giảm
|E| > 1 TR giảm TR tăng
|E| < 1 TR tăng TR giảm

5
|E| = 1 TR không đổi TR không đổi
Mối quan hệ này cũng có thể được biểu thị qua Hình 3-3. Như đã phân tích ở trên, có hai
đoạn trên đường cầu tuyến tính. Ở đoạn co giãn của đường cầu, khi giá giảm (vận động từ trái
sang phải), tổng doanh thu tăng (thay đổi ngược chiều với giá). Ở đoạn không co giãn của đường
cầu, (di chuyển tiếp sang phải), giá giảm tiếp khiến tổng doanh thu giảm (thay đổi cùng chiều với
giá). Như vậy, tại điểm co giãn đơn vị, tổng doanh thu đạt mức tối đa. Giá thay đổi nhỏ xung
quanh điểm này không làm cho tổng doanh thu thay đổi.
Giá

Co dãn

Co dãn

đơn vị Không co dãn

Lượng
(a) Đường Cầu

Tổng doanh
thu tối đa
TR

Khi cầu co Khi cầu


giãn, giảm giá
sẽ làm tăng không co giãn,
doanh thu giảm giá sẽ
làm giảm
doanh thu

(b) Tổng doanh thu

Hình 3.3. TR dọc theo đường cầu tuyến tính

6
3.1.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn
a. Số lượng và sự sẵn có của hàng hoá thay thế
Những hàng hóa có nhiều hàng hóa thay thế gần gũi thường có cầu co dãn hơn bởi vì
người mua sẽ dễ dàng chuyển tiêu dùng từ hàng hóa này sang hàng hóa khác. Ví dụ, gas tiêu
dùng có nhiều hàng hóa thay thế như điện, than,… nên khi giá gas tăng lên một chút, với giả
định giá điện hay than giữ nguyên, lượng gas bán ra sẽ giảm xuống đáng kể. Ngược lại, vì muối
là hàng hóa không có hàng hóa thay thế gần gũi nên dù giá muối có tăng mạnh thì lượng muối
người tiêu dùng mua giảm xuống không đáng kể. Do đó, cầu về muối sẽ ít co giãn hơn cầu về
gas tiêu dùng.
b. Tỷ lệ thu nhập chi tiêu cho hàng hoá
Nếu các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ thu nhập chi tiêu cho hàng hoá càng cao thì cầu hàng
hoá đó càng co giãn. Nếu người tiêu dùng chỉ chi tiêu phần nhỏ trong thu nhập cho hàng hoá thì
giá cả hàng hoá thay đổi có ảnh hưởng không đáng kể đến ngân sách tổng thể của họ và do đó
người tiêu dùng không mấy quan tâm đến sự thay đổi của giá. Tuy nhiên, sự gia tăng nhỏ của giá
hàng hoá mà người tiêu dùng phải chi phần lớn thu nhập để mua sẽ làm họ giảm đáng kể lượng
mua hàng hoá đó. Ví dụ, nếu giá của hộp C-sủi tăng 5%, người tiêu dùng sẽ giảm khối lượng
mua nhưng mức độ giảm không đáng kể bởi 5% tăng giá C-sủi không ảnh hưởng lớn đến thu
nhập. Nhưng nếu giá của xe ô tô cũng tăng 5% thì người tiêu dùng sẽ phải đắn đo suy nghĩ liệu
có nên mua hay không bởi mức tăng phần trăm là nhỏ nhưng con số tuyệt đối lại là rất lớn so với
C-sủi, và vì thế, số lượng xe tiêu thụ trên thị trường có thể có mức độ giảm mạnh hơn. Hay ví dụ
khác như độ co giãn về bia nói chung nhỏ hơn độ co giãn của bia Hà nội.
c. Khoảng thời gian khi giá thay đổi
Đối với phần lớn các hàng hóa, khoảng thời gian kể từ khi giá thay đổi càng dài, độ co giãn
của cầu càng lớn. Trong thời gian ngắn rất khó để thay đổi thói quen tiêu dùng, khi giá thay đổi,
người tiêu dùng thường vẫn tiếp tục mua lượng hàng hoá tương tự trong thời điểm đó. Tuy
nhiên, khi có đủ thời gian, người tiêu dùng có thể thay đổi thói quen, họ sẽ tìm hàng hoá thay thế
có thể chấp nhận được và có chi phí ít hơn.
3.1.2. Độ co giãn chéo của cầu theo giá hàng hóa khác
Lượng cầu của hàng hoá không những chỉ phụ thuộc vào giá của bản thân hàng hóa, mà
còn phụ thuộc vào giá của các hàng hóa khác có liên quan như hàng hoá thay thế hay hàng hoá
bổ sung. Để đo lường phản ứng của lượng cầu hàng hóa theo giá hàng khóa khác (các yếu tố

7
khác giữ nguyên), chúng ta sử dụng khái niệm độ co giãn chéo của cầu, là thước đo độ phản ứng
của cầu hàng hóa này với thay đổi của giá hàng hóa khác, với điều kiện các yếu tố khác không
thay đổi. Công thức tổng quát:

Độ co giãn chéo của cầu theo giá Thay đổi phần trăm của lượng cầu hàng hóa
=
hàng hóa khác Thay đổi phần trăm của giá hàng hóa bổ sung hoặc thay thế

Qx
 100%
Qx Qx Py
Exy =
D
= 
Py Py Qx
 100%
Py

Tương tự độ co giãn theo giá, độ co giãn chéo của cầu theo giá hàng hóa khác cũng có
hai cách tính: cách tính khoảng và cách tính điểm.
Cách tính khoảng được sử dụng khi giá hàng hóa liên quan thay đổi một khoảng lớn, và
có công thức tính sau:
Qx 2 − Qx1 Py 2 + Py1
ExyD = 
Py 2 − Py1 Qx 2 + Qx1

Cách tính điểm được sử dụng khi giá hàng hóa liên quan thay đổi một khoảng rất nhỏ, và
có công thức tính sau:
dQx Py
EPD = 
dPy Qx

Độ co giãn chéo của cầu đối với giá của hàng hóa thay thế sẽ mang dấu dương và đối với
giá của hàng hoá bổ sung mang dấu âm.
3.1.3. Độ co giãn của cầu theo thu nhập
Để trả lời câu hỏi: khi thu nhập thay đổi, lượng cầu hàng hoá thay đổi như thế nào, chúng
ta có thể sử dụng khái niệm độ co giãn của cầu hàng hoá theo thu nhập. Độ co giãn của cầu theo
thu nhập là thước đo độ phản ứng của lượng cầu đối với biến động thu nhập (các yếu tố khác
được giữ nguyên). Độ co giãn này cho biết phần trăm thay đổi của lượng cầu khi thu nhập thay
đổi 1% và được tính bằng công thức sau:

Độ co giãn của cầu theo thu nhập Thay đổi phần trăm trong lượng cầu
=
Thay đổi phần trăm trong thu nhập

8
Q
 100%
Q Q I
EI =
D
= 
I I Q
 100%
I
Có hai cách tính độ co giãn theo thu nhập. Nếu thu nhập thay đổi một khoảng lớn, chúng ta
sử dụng độ co giãn khoảng theo công thức:
Q2 − Q1 P2 + P1
EID = 
I 2 − I1 I 2 + I1

Nếu thu nhập thay đổi một khoảng rất nhỏ không đáng kể, chúng ta sử dụng độ co giãn
điểm theo công thức:
dQ I
EID = 
dI Q
Thu nhập có thể có các tác động khác nhau đến lượng cầu của hàng hóa, phụ thuộc vào bản
chất của hàng hóa. Vì thế, độ co giãn của cầu theo thu nhập cũng thay đổi tùy theo hàng hóa
đang xét là hàng hóa loại gì. Những hàng hoá có độ co giãn của cầu theo thu nhập dương là hàng
hoá bình thường (gồm hàng hóa xa xỉ và hàng hóa thiết yếu). Trong đó, nếu hàng hóa là xa xỉ, độ
co giãn lớn hơn 1, và với hàng hóa thiết yếu, độ co giãn lớn hơn 0 nhưng nhỏ hơn 1. Ngược lại,
những hàng hoá có độ co giãn của cầu theo thu nhập âm được gọi là hàng hoá thứ cấp.
Hình 3-4 (a) biểu thị độ co giãn của cầu theo thu nhập lớn hơn 1, khi thu nhập tăng, lượng
cầu hàng hóa tăng, nhưng mức độ tăng nhanh hơn thu nhập. Những hàng hóa này thuộc loại xa
xỉ như du lịch nước ngoài, điện thoại đắt tiền, đồ trang sức hay các tác phẩm nghệ thuật. Hình 3-
4 (b) biểu thị độ co giãn của cầu theo thu nhập có giá trị từ 0 đến 1, theo đó, lượng cầu tăng khi
thu nhập tăng nhưng mức độ tăng thấp hơn mức độ tăng của thu nhập. Các hàng hóa thiết yếu
thuộc loại này như lương thực, quần áo, báo chí…
Hình 3-4 (c) biểu thị độ co giãn của cầu theo thu nhập có cả hai giá trị dương và âm.

Lượng cầu Lượng cầu Lượng cầu


Không co giãn
theo thu nhập
Co giãn
theo thu

Co giãn Co giãn
theo thu theo thu
nhập nhập âm
dương
O O O
Thu nhập Thu nhập m Thu nhập

(a) Co giãn lớn hơn 1 (b) Co giãn nằm trong 0-1 c) Co giãn nhỏ hơn 1 và âm
9

Hình 3.4. Co giãn của cầu theo thu nhập


3.2 ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG THEO GIÁ
Tương tự lượng cầu, lượng cung của một hàng hóa phụ thuộc bởi rất nhiều yếu tố như giá
hàng hóa, giá các yếu tố đầu vào, công nghệ, thuế, trợ cấp, số lượng người bán,…Để đo lường
mức độ phản ứng của lượng cung theo các yếu tố này, người ta dùng khái niệm độ co giãn của
cung, từ đó có thể đánh giá liệu lượng cung có phản ứng mạnh (nhạy cảm) đối với các yếu tố
trên hay không. Trong phần này, chúng ta chỉ tập trung vào yếu tố giá hàng hóa với khái niệm độ
co giãn của cung theo giá.
3.2.1. Khái niệm và công thức tính
Độ co giãn của cung theo giá đo lường mức độ phản ứng của lượng cung hàng hoá khi giá
hàng hóa thay đổi (với điều kiện các yếu tố khác là giữ nguyên). Độ co giãn này cho biết phần
trăm thay đổi của lượng cung khi giá hàng hóa thay đổi 1%, và được tính theo công thức:

Thay đổi phần trăm của lượng cung


Độ co giãn của cung theo giá =
Thay đổi phần trăm của giá

Cũng tùy vào liệu giá hàng hóa thay đổi một khoảng lớn hay chỉ thay đổi rất nhỏ không
đáng kể xung quanh mức giá hiện tại, người ta có thể sử dụng công thức khoảng và công thức
điểm. Cần lưu ý, nếu các yếu tố khác giữ nguyên, khi giá hàng hóa tăng, lượng cung sẽ tăng. Vì
vậy, độ co giãn của cung theo giá mang dấu dương.
3.2.2. Phân loại độ co giãn của đường cung
Cũng giống như đối với cầu, nếu 1% giá tăng khiến lượng cung tăng nhiều hơn 1%, hàng
hóa được gọi là có cung co giãn theo giá, và đường cung sẽ có xu hướng thoải. Còn nếu lượng
cung tăng ít hơn 1% khi giá tăng 1%, cung hàng hóa được coi là không co giãn, đường cung có
xu hướng dốc. Nếu mức độ thay đổi của lượng cung bằng với mức độ thay đổi của giá, cung
hàng hóa được gọi là co giãn đơn vị.
Có hai trường hợp đặc biệt về độ co giãn của cung. Nếu lượng cung luôn cố định cho dù
giá hàng hóa thay đổi thì độ co giãn của cung bằng 0 (cung hoàn toàn không co giãn), đường
cung có hình dạng thẳng đứng. Ngược lại, bất kỳ sự thay đổi nào, dù rất nhỏ của giá đều khiến
lượng cung biến động cực lớn (vô hạn), đường cung có độ co giãn là vô cùng (cung hoàn toàn co
giãn), đường cung là đường nằm ngang.

10
(a) Cung hoàn toàn không co giãn: độ
co giãn bằng không
(c) Co giãn đơn vị: độ co giãn bằng 1
P
S P

0
0 Q
Q

(b) Cung không co giãn: độ co giãn nhỏ hơn 1


(d) Cung co giãn: độ co giãn lớn hơn 1
P
P
S
S

0
0 Q
Q

(e) Cung hoàn toàn co giãn: độ co giãn bằng vô cùng

0
Q

Hình 3.5. Độ co giãn của cung theo giá


3.2.3. Những yếu tố tác động đến độ co giãn của cung
Độ co giãn của cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố chính
• Khả năng thay thế các yếu tố sản xuất
• Khoảng thời gian khi giá thay đổi
3.2.3.1 Khả năng thay thế các yếu tố sản xuất

11
Với một số hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi các yếu tố hiếm có hoặc duy nhất thì độ
co giãn của cung theo giá rất thấp, thậm chí cung hoàn toàn không co giãn. Trong khi các hàng
hóa được sản xuất bởi các yếu tố đầu vào phổ biến hơn, có thể thay thế được cho nhau thì độ co
giãn của cung sẽ cao hơn. Ví dụ, bức họa nàng Mona Lisa của Leonardo De Vinci được tạo ra
bởi đầu vào duy nhất – lao động của tác giả, mà không có bất kỳ yếu tố nào có thể thay thế được.
Vì vậy, dù giá bức tranh có tăng rất cao, lượng cung là duy nhất, đường cung hoàn toàn không co
giãn. Trong khi đó, cung lúa gạo thường rất co giãn bởi đất để trồng lúa gạo có thể trồng các
hàng hóa khác như ngô, khoai, sắn và chi phí cơ hội của lúa gạo theo các hàng hóa này thường
không đổi, do đó, khi giá lúa gạo giảm (nếu các yếu tố khác giữ nguyên), sản lượng lúa cung cấp
có thể giảm mạnh do người nông dân có thể chuyển sang trồng các sản phẩm khác trên mảnh đất
của họ.
3.2.3.2 Khoảng thời gian khi giá thay đổi
Trong ngắn hạn, cung thường ít co giãn hơn. Lý do là trong thời gian ngắn, các hãng không
thể dễ dàng thay đổi được quy mô nhà máy, máy móc, thiết bị, nhà xưởng để sản xuất nhiều hay
ít hàng hóa hơn khi giá hàng hóa thay đổi. Ngay cả đối với những hãng có thể tăng sản lượng
trong ngắn hạn thì do hạn chế mà các hãng gặp phải, việc tăng lượng cung nhanh sẽ rất tốn kém,
do vậy cần có sự tăng giá rất mạnh để có động lực tăng thêm sản lượng chút ít trong ngắn hạn.
Vì vậy, trong ngắn hạn, phản ứng của lượng cung đối với giá là tương đối yếu. Tuy nhiên, trong
dài hạn, các hãng có thể xây thêm nhà máy mới hoặc đóng cửa nhà máy cũ, thay đổi được dây
chuyền sản xuất hay nhà xưởng, thuê thêm lao động thậm chí có thể thay đổi công nghệ. Ngoài
ra, các hãng mới có thể gia nhập thị trường, các hãng cũ có thể đóng cửa sản xuất và rời bỏ thị
trường. Vì vậy, lượng cung dài hạn sẽ có phản ứng mạnh hơn đối với giá.

12
TÓM TẮT
Độ co giãn của cầu theo giá phản ánh độ nhạy cảm của lượng cầu khi giá hàng hóa thay
đổi, và được đo bằng phần trăm thay đổi của lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi của mức giá
(các yếu tố khác giữ nguyên).
Tùy vào mức độ phản ứng của lượng cầu khi giá thay đổi, một hàng hóa có thể có cầu co
giãn, cầu không co giãn, cầu co giãn đơn vị, cầu hoàn toàn co giãn hay cầu hoàn toàn không co
giãn. Độ co giãn ở các điểm sẽ khác nhau dọc theo đường cầu tuyến tính.
Độ co giãn của cầu theo giá phụ thuộc vào: i) sự sẵn có của hàng hoá thay thế, ii) tỷ lệ thu
nhập dùng để chi tiêu cho hàng hoá, iii) định nghĩa phạm vi thị trường, iv) khoảng thời gian khi
giá thay đổi.
Tổng doanh thu và giá có mối quan hệ phụ thuộc vào độ co giãn của cầu theo giá: i) nếu
cầu co giãn, giá giảm dẫn đến tổng doanh thu tăng, ii) nếu cầu co giãn đơn vị, giá thay đổi không
làm thay đổi tổng doanh thu, iii) nếu cầu không co giãn, giá giảm dẫn đến tổng doanh thu giảm.
Độ co giãn chéo của cầu cho biết phần trăm thay đổi của lượng cầu một hàng hoá khi giá
hàng hóa khác thay đổi 1% (các yếu tố khác giữ nguyên). Độ co giãn chéo của cầu theo giá hàng
hoá thay thế có giá trị dương và theo giá hàng hoá bổ sung có giá trị âm.
Độ co giãn của cầu theo thu nhập được tính là thay đổi phần trăm của lượng cầu chia cho
thay đổi phần trăm của thu nhập (các yếu tố khác giữ nguyên). Khi độ co giãn của theo thu nhập
trong khoảng từ 0 đến 1, cầu không co giãn theo thu nhập và hàng hóa được coi là thiết yếu. Khi
độ co giãn của cầu theo thu nhập lớn hơn 1, cầu co giãn theo thu nhập và hàng hóa được coi là xa
xỉ. Khi độ co giãn của cầu theo thu nhập nhỏ hơn 0, cầu giảm khi thu nhập tăng và hàng hoá
được coi là thứ cấp.
Độ co giãn của cung đo lường mức độ phản ứng của lượng cung hàng hoá khi giá hàng hoá
thay đổi (các yếu tố khác giữ nguyên), và được tính bằng thay đổi phần trăm của lượng cung chia
cho thay đổi phần trăm của giá.
Tùy thuộc vào độ lớn của độ co giãn của cung, có thể phân loại cung hàng hóa là co giãn,
không co giãn, co giãn đơn vị, hoàn toàn co giãn và hoàn toàn không co giãn. Độ co giãn điểm
dọc theo đường cung thường là khác nhau.
Các yếu tố tác động đến độ co giãn của cung theo giá là: i) khả năng thay thế các yếu tố
sản xuất và ii) khoảng thời gian khi giá thay đổi.

13

You might also like