You are on page 1of 3

HẦU TRỜI

- Tản Đà –
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
a. Cuộc đời
- Quê hương: tỉnh Sơn Tây (nay thuộc tỉnh Hà Tây)
- Sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời
- Học chữ Hán từ nhỏ nhưng về sau chuyển sang sáng tác văn chương quốc ngữ…
b. Phong cách thơ văn
- Lãng mạn, bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương, ưu ái.
- Có thể xem thơ văn ông như một gạch nối giữa hai thời kì văn học của dân tộc: trung đại và
hiện đại.
c. Tác phẩm chính: sgk
d. Vị trí:
- Trên hội Tao Đàn, chỉ tiên sinh là người của hai thế kỉ…
- Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho cuộc hòa nhạc tân kì đương sắp sửa…
- Có tiên sinh, người ta thấy rõ chúng tôi không phải là những quái thai của thời đại…
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ: In trong tập thơ Còn chơi - xuất bản năm 1921
b. Thể thơ: Thất ngôn trường thiên
c. Mô tip cảnh trời:
- Đây là một mô típ nghệ thuật có tính hệ thống trong thơ Tản Đà
- Tản Đà tự coi mình là một trích tiên, bị đày xuống hạ giới vì ngông
- Các tác phẩm sử dụng mô típ này:Thiên thai, Trời mắng, Muốn làm thằng Cuội, Viết thư hỏi
Giời
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Giới thiệu câu chuyện (4 câu đầu)
- Câu chuyện xảy ra vào đêm qua: Đêm qua chẳng biết có hay không → Gợi khoảnh khắc yên
tĩnh, vắng lặng…
- Chuyện kể về một giấc mơ được lên cõi tiên: Thật được lên tiên – sướng lạ lùng
- Nhân vật trữ tình là tác giả, đang mang tâm trạng: Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng
- Biện pháp nghệ thuật
+ Điệp từ: thật → Nhấn mạnh tâm trạng, cảm xúc của thi nhân, khẳng định việc lên trời là có
thật
+ Câu cảm thán → Bộc lộ cảm xúc bàng hoàng
+ Câu khẳng định → Dường như lật lại vấn đề: mơ mà như tỉnh, hư mà như thực
 Giấc mơ lãng mạn nhưng cảm xúc là có thực, mộng mà như tỉnh, hư mà như thực
* Tiểu kết: Khổ thơ mở đầu cho thấy một cái tôi cá nhân đầy chất lãng mạn, bay bổng pha lẫn
với nét ngông trong phong cách Tản Đà. Cách vào chuyện thật độc đáo, có duyên đã làm cho
câu chuyện mà tác giả sắp kể trở nên lôi cuốn, hấp dẫn.
2. Thi nhân đọc thơ cho trời và các chư tiên nghe
a. Thái độ của thi nhân khi đọc thơ và việc thi nhân nói về tác phẩm của mình
- Thi nhân đọc rất cao hứng, sảng khoái và có phần tự đắc
- Thi nhân kể tường tận, chi tiết về các tác phẩm của mình
- Giọng đọc: đa dạng, hóm hỉnh, ngông nghênh, có phần tự đắc…
→ Thi nhân rất ý thức về tài năng thơ văn của mình, và cũng là người táo bạo, dám
đường hoàng bộc lộ cái tôi. Ông cũng rất ngông khi tìm đến tận trời để khẳng định tài
năng của mình trước Ngọc hoàng Thượng đế và chư tiên.
b. Thái độ của người nghe thơ (Trời và chư tiên)
Trời khen nhiệt tình “văn thật tuyệt”, “chắc Chư tiên: xúc động, hâm mộ và tán thưởng
có ít’, ngợi ca vẻ đẹp văn chương của TĐ
→Người nghe rất ngưỡng mộ tài năng thơ văn của tác giả

c. Thi nhân xưng danh


Thi nhân kể họ tên, quê quán Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn
Quê ở Á châu về Địa cầu
Sông Đà núi Tản nước Nam Việt.
→ Thể hiện cái tôi cá nhân
3. Thi nhân trò chuyện với trời
a. Thi nhân kể về hoàn cảnh của mình
- Thi nhân kể về cuộc sống: Cuộc sống nghèo khó, túng thiếu. Nhà văn bị coi thường. Ở trần
gian ông không tìm được tri âm, nên phải lên tận cõi Trời để thỏa nguyện nỗi lòng.
→ Đó cũng chính là hiện thực cuộc sống của người nghệ sĩ trong xã hội bấy giờ - một cuộc
sống cơ cực, tủi hổ, thân phận bị rẻ rúng…
 Tác giả cho người đọc thấy một bức tranh rất chân thực và cảm động về chính cuộc đời
mình và cuộc đời nhiều nhà văn, nhà thơ khác.
b. Trách nhiệm và khát vọng của thi nhân
- Nhiệm vụ Trời giao: truyền bá thiên lương → Tản Đà lãng mạn nhưng không hoàn toàn
thoát li cuộc sống. Ông vẫn ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm với đời.
- Thi nhân khát khao được gánh vác việc đời → Là một cách tự khẳng định mình trước thời
cuộc
→ Cảm hứng lãng mạn và cảm hứng hiện thực đan xen khắng khít trong thơ văn của
Tản Đà
* Cái ngông của Tản Đà trong bài thơ:
- Không thấy ai xứng đáng làm tri âm với mình trừ Trời và chư tiên
- Tự cho mình là văn hay tới mức trời cũng phải tán thưởng
- Xem mình là một trích tiên bị đày vì tội ngông
- Nhận mình là người nhà trời, được sai xuống thực hiện sứ mệnh cao cả
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
Bài thơ thể hiện cái tôi cá nhân ngông nghênh, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích
thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời.
2. Nghệ thuật
- Thể thơ: thể thất ngôn trường thiên tự do, không bị trói buộc bởi khuôn mẫu nào, biểu hiện
cảm xúc tự nhiên, phóng túng.
- Ngôn ngữ thơ chọn lọc, tinh tế, gợi cảm.
- Cách kể chuyện hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc.
- Tác giả tự hiện diện trong bài thơ với tư cách người kể chuyện, đồng thời là nhân vật chính

You might also like