You are on page 1of 10

I.

Xác định tội danh đối với hành vi:


1) Giết người trong khi thi hành công vụ với thái độ hống hách, coi thường tính mạng
của người khác
Người nào trong khi thi hành công vụ nếu do hống hách, coi thường tính mạng người
khác thì (mới) phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội giết người (Điều 123 BLHS).
2) Sử dụng điện trái phép làm chết người
Căn cứ Mục 12 Phần I Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 của Tòa án
nhân dân tối cao về việc giải đáp các vấn đề nghiệp vụ hướng dẫn:
“1. Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép đế chống trộm cắp mà làm chết người thì
người phạm tội phải bị xét xử về tội giết người.
2. Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để diệt chuột, chống súc vật phá hoại mùa
màng thì cần phân biệt:
+ Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi có nhiều người qua lại (cho dù có làm biển
báo hiệu), biết việc mắc điện trong trường hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con
người, nhưng cứ mắc hoặc có thái độ bỏ mặc cho hậu quả xảy ra và thực tế là có người
bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội giết người.
+ Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi họ tin rằng không có người qua lại, có sự canh
gác cẩn thận, có biển báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết người không thể xảy ra…,
nhưng hậu quả có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội vô ý làm
chết người”.
II. Giải quyết tình huống
Bài tập 25: Năm 2015, bị ông X - Phó công an xã lập biên bản về các hành vi đánh
nhau, gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ, A nuôi lòng thù hận.
Sau khi ông X về hưu, tối ngày 22/02/2017, A rủ B đến nhà ông X để hành hung. Khi đến
nơi, A và B xông vào đánh và đạp làm ông X bật ngửa xuống nền nhà và chết do chấn
thương sọ não.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A có phạm tội hay không? Nếu có thì phạm tội gì?
Tại sao?
Tội danh mà A đã phạm là Tội cố ý gây thương tích tình tiết tăng nặng dẫn đến chết
người (hỗn hợp lỗi) (Điều 134 BLHS).
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội này:
Dấu hiệu
- Khách thể: quyền được bảo vệ sức khoẻ của của X.
Khách thể
- Đối tượng tác động: X.
- Hành vi: A đánh và đạp làm ông X bật ngửa xuống nền nhà và chết do
chấn thương sọ não.
Mặt khách - Hậu quả: X tử vong do chấn thương sọ não.
quan - Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của A là
nguyên nhân trực tiếp khiến X bị tổn hại sức khoẻ. Tuy nhiên, đối với
hậu quả chết người thì hành vi của A chỉ là nguyên nhân gián tiếp. .
A thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể thường (có
Chủ thể
năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định).
Mặt chủ A thuộc trường hợp hỗn hợp lỗi. A chỉ cố ý làm X bị thương chứ không
quan cố ý giết X mà chỉ vô ý với hậu quả chết người.

Bài tập 26: Ngày 10/3/2017, do có mâu thuẫn từ trước, A đang điều khiển xe máy chở B
thì bị một số thanh niên chặn xe, dùng mũ bảo hiểm đánh vào đầu. A và B bỏ chạy về nhà
lấy một cái ná cao su rồi đến chỗ bị đánh lúc nãy tìm đám thanh niên để trả thù. Lúc này,
thấy X đang điều khiển chạy ngược chiều, A hô to: “Dừng xe lại” rồi A và B cùng chạy
ra chặn xe với mục đích là nếu đúng người trong đám thanh niên kia thì đánh. X không
dừng xe mà kéo ga bỏ chạy. Thấy vậy, A dùng ná cao su bắn trúng vào đầu X. Còn B,
trước đó đã nhặt một viên gạch (loại gạch xây 4 lỗ), khi xe của X chạy đến thì B dùng
viên gạch ném trúng vào ngực X làm X loạng choạng gục xuống. Sau đó, X được mọi
người đưa đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng do vết thương nặng nên X đã chết.
Tại bản kết luận pháp y, kết luận nguyên nhân tử vong của X là trụy tim mạch cấp do vỡ
tim. Ngoài ra còn có vết thương đỉnh trán phải với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 12%.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội hay không? Nếu có thì phạm tội
gì? Tại sao?
Tội danh mà A và B đã phạm là Tội cố ý gây thương tích tình tiết tăng nặng dẫn đến
chết người (hỗn hợp lỗi) (Điều 134 BLHS).
Hành vi của A và B đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội này:
Dấu hiệu
- Khách thể: quyền được bảo vệ sức khoẻ của của X.
Khách thể
- Đối tượng tác động: X.
- Hành vi: A dùng ná cao su bắn trúng vào đầu X. Còn B, trước đó đã
nhặt một viên gạch (loại gạch xây 4 lỗ), khi xe của X chạy đến thì B
dùng viên gạch ném trúng vào ngực X làm X loạng choạng gục xuống.
Sau đó, X được mọi người đưa đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng do vết
thương nặng nên X đã chết.
Mặt khách
- Hậu quả: X tử vong vì trụy tim mạch cấp do vỡ tim và ra còn có vết
quan
thương đỉnh trán phải với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 12%.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của A và B
là nguyên nhân trực tiếp khiến B bị tổn hại sức khoẻ. Tuy nhiên, đối
với hậu quả chết người thì hành vi của A và B chỉ là nguyên nhân gián
tiếp.
A và B thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể
Chủ thể
thường (có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định).
A và B thuộc trường hợp hỗn hợp lỗi. A và B chỉ cố ý làm X bị thương
Mặt chủ quan
chứ không cố ý giết X mà chỉ vô ý với hậu quả chết người.

Bài tập 27: Tối ngày 16/7/2016, A chở vợ là B (đang mang thai 2 tháng) đi công việc
về. Đến một hẻm nhỏ thì A bị T và H chặn lại gây sự do hai bên có mâu thuẫn trước đó.
T và H cầm nón bảo hiểm đập vào đầu A làm A ngã gục ngay bờ tường cạnh lối vào của
một dãy nhà trọ. Thấy chồng bị đánh nhiều, B lao đến đỡ đòn cho chồng. T và H dùng
nón bảo hiểm đánh luôn B. Thấy vậy, A hét lên: “Chạy!” và chạy vào trong một phòng
trọ. A nhìn lại thấy vợ mình không chạy kịp mà đang bị T và H đấm đá. Xót vợ, A lấy con
dao lao từ phòng trọ ra đâm vào lưng H. Kết quả, H chết trên đường đi cấp cứu do vết
dao đâm trúng phổi trái. T chạy thoát. Chị B được đưa đi cấp cứu nhưng đã bị sẩy thai
do bị T và H đánh (tỷ lệ tổn thương cơ thể 27%).
Trong tình huống trên, ai phạm tội? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
Trong trường hợp này A, T và H phạm tội.
- Tội danh mà A đã phạm là Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
(Điều 125 BLHS).
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội này:
Dấu hiệu
- Khách thể: tính mạng, quyền được sống của H.
Khách thể
- Đối tượng tác động: H – con người đang sống.
- Hành vi: A lấy con dao lao từ phòng trọ ra đâm vào lưng H. A đáp
ứng đủ các điều kiện giết người trong trạng thái tinh thần kích động
mạnh:
+ A đang trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do thấy vợ mình
là B – đang mang thai bị T và H đấm đá.
Mặt khách
+ Có hành vi trái pháp luật từ T và H.
quan
+ Hành vi trái pháp luật này nhằm vào vợ của A là B.
+ Hậu quả làm H tử vong.
- Hậu quả: H tử vong do vết dao đâm trúng phổi trái.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của A là
nguyên nhân trực tiếp khiến H tử vong.
A thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể thường (có
Chủ thể
năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định).
Mặt chủ quan A thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.

- Tội danh mà T và H đã phạm là Tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS).
Hành vi của T và H đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội cố ý gây thương tích:
Dấu hiệu
- Khách thể: tính mạng, quyền được sống của B.
Khách thể
- Đối tượng tác động: B – con người đang sống.
- Hành vi: T và H đã có hành vi lao vào đấm đá chị B .Như vậy, T và H
đã có hành vi cố ý gây thương tích cho chị B.
Mặt khách - Hậu quả: chị B bị tổn thương cơ thể 27%, đủ yếu tố cấu thành Tội cố
quan ý gây thương tích (trên 11%).
- Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của T và H là
nguyên nhân trực tiếp khiến B bị tổn thương cơ thể.
T và H thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể
Chủ thể
thường (có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định).
Mặt chủ quan T và H thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.

Bài tập 28: A (20 tuổi) là sinh viên đại học quen với B (15 tuổi) là học sinh lớp 9. Trong
quá trình yêu nhau, A đã quan hệ tình dục với B và làm cho B có thai khi B mới 15 tuổi 6
tháng. Sự việc trên bị ông C là cha của B phát hiện và C yêu cầu A phải cưới B, nếu A
không đồng ý thì sẽ tố cáo. A đã nói lại yêu cầu của C với cha mẹ mình là ông D và bà E
và hai người đã đồng ý. Sau đó, C, D, E đã tổ chức đám cưới cho A và B.
Anh chị hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại
sao?
Tội danh mà A đã phạm là Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
(Điều 145 BLHS) và có tình tiết định khung tăng nặng là làm nạn nhân có thai tại điểm
d, khoản 2, Điều 145.
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của tội phạm này:
Dấu hiệu
Khách thể - Khách thể: quyền được bảo vệ về nhân phẩm, danh dự của trẻ em, xâm
phạm đến sức khoẻ và sự phát triển bình thường của B.
- Đối tượng tác động: B (15 tuổi, đáp ứng được điều kiện về đối tượng
tác động của tội này là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi).
Mặt khách - Hành vi: A đã quan hệ tình dục với B và làm cho B có thai khi B mới
quan 15 tuổi 6 tháng.
A (20 tuổi) thoả mãn được điều kiện về chủ thể của tội này – chủ thể
Chủ thể
thường.
Mặt chủ Thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp vì A nhận thức rõ hành vi của mình là
quan xâm hại đến B và thấy trước hậu quả nhưng vẫn mong muốn thực hiện.

Bài tập 29: A là nam, 17 tuổi. A và B yêu nhau và có quan hệ sinh lý khiến B có thai. Gia
đình B khiếu nại A về sự việc trên. Hãy xác định hành vi của A có phạm tội không, nếu
phạm tội thì là tội gì trong các tình huống sau:
a.  B là người dưới 13 tuổi;
Tội danh mà A đã phạm là Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 BLHS) và có
tình tiết định khung tăng nặng là làm nạn nhân có thai tại điểm b, khoản 2, Điều 142.
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của tội phạm này:
Dấu hiệu
- Khách thể: quyền được bảo vệ về nhân phẩm, danh dự của trẻ em, xâm
phạm đến sức khoẻ và sự phát triển bình thường của B.
Khách thể
- Đối tượng tác động: B (dưới 13 tuổi, đáp ứng được điều kiện về đối
tượng tác động của tội này là người dưới 13 tuổi).
- Hành vi: A đã quan hệ tình dục với B và làm cho B có thai. Như vậy, A
Mặt khách
đã có hành vi giao cấu với người dưới 13 tuổi theo điểm b, khoản 1,
quan
Điều 142 BLHS.
A (17 tuổi) thoả mãn được điều kiện về chủ thể của tội này – chủ thể
Chủ thể
thường.
Mặt chủ
A thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
quan
b. B là người 15 tuổi;
Không phạm tội. Do chủ thể tội giao cấu với người từ 13 đến 16 phải từ 18 tuổi trở lên
nhưng A chỉ mới 17 tuổi. Vì vậy, không đáp ứng đủ điều kiện cấu thành Tội phạm tại
Điều 145 BLHS.
c. B là người tròn 16 tuổi.
Không phạm tội. Do A và B giao cấu thuận tình.

Bài tập 30: A (công dân Việt Nam) có quen biết với B (công dân Trung Quốc) từ năm
2015 do A thường sang Trung Quốc mua vải của B. Vào cuối tháng 02/2016, B nhập
cảnh vào VN đến nhà A để nhờ tìm người giúp việc tại tiệm cắt tóc của B ở cửa khẩu
và nếu khách có nhu cầu thì bán dâm. A nhận lời giúp. B thỏa thuận nếu A tìm được phụ
nữ Việt Nam trẻ đẹp khoảng 16 đến 17 tuổi thì A sẽ được trả công 1  triệu đồng một
người.
Tối ngày 01/8/2016, A đã rủ hai cháu X (15 tuổi) và Y (16 tuổi 3 tháng) nói là đi làm
thuê ở thị xã, tiền công mỗi ngày được 15.000 đồng nên cả hai đều đồng ý. Sáng hôm
sau, A cho xe ôm chở X và Y đi lên cửa khẩu, rồi sang Trung Quốc qua đường rừng đến
nhà của B. A được trả công 2 triệu đồng. Sau đó, B đã tổ chức cho X và Y hành nghề mại
dâm. Đến ngày 01/5/2017, X và Y đã trốn về Việt Nam và tố cáo hành vi phạm tội của A
và B.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội hay không? Nếu có thì phạm tội
gì? Tại sao?
- Đối với cháu X (15 tuổi):
Tội danh mà A và B đã phạm là Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151 BLHS).
Hành vi của A và B đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội mua bán người dưới
16 tuổi:
Dấu hiệu
Khách thể - Khách thể: xâm phạm đến quan hệ về quyền được chăm sóc, nuôi và
sống chung với cha mẹ, quyền được bảo vệ của trẻ em.
- Đối tượng tác động: X (15 tuổi) – người dưới 16 tuổi.
- Hành vi: A đã rủ cháu X (15 tuổi) nói là đi làm thuê ở thị xã, tiền
công mỗi ngày được 15.000 đồng nên cả hai đều đồng ý. Sáng hôm
sau, A cho xe ôm chở X và Y đi lên cửa khẩu, rồi sang Trung Quốc qua
đường rừng đến nhà của B. A được trả công 2 triệu đồng. Sau đó, B đã
Mặt khách
tổ chức cho X và Y hành nghề mại dâm. Như vậy, A đã có hành vi
quan
chuyển giao người dưới 16 tuổi để nhận lại tiền (1 triệu đồng/người)
(điểm a, khoản 1, Điều 151 BLHS) và B đã có hành vi tiếp nhận
người dưới 16 tuổi để cưỡng bức lao động (điểm b, khoản 1, Điều 151
BLHS).
A và B thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể
Chủ thể
thường (có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định).
Mặt chủ quan A và B thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.

- Đối với cháu Y (16 tuổi 3 tháng):


Tội danh mà A và B đã phạm là Tội mua bán người (Điều 150 BLHS).
Hành vi của A và B đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội mua bán người:
Dấu hiệu
- Khách thể: xâm phạm đến quan hệ về quyền được bảo vệ thân thể,
Khách thể nhân phẩm của Y.
- Đối tượng tác động: Y
- Hành vi: A đã rủ cháu Y (16 tuổi 3 tháng) nói là đi làm thuê ở thị xã,
tiền công mỗi ngày được 15.000 đồng nên cả hai đều đồng ý. Sáng hôm
sau, A cho xe ôm chở X và Y đi lên cửa khẩu, rồi sang Trung Quốc qua
Mặt khách đường rừng đến nhà của B. A được trả công 2 triệu đồng. Sau đó, B đã
quan tổ chức cho X và Y hành nghề mại dâm. Như vậy, A đã có hành vi
chuyển giao người để nhận lại tiền (1 triệu đồng/người) (điểm a,
khoản 1, Điều 150 BLHS) và B đã có hành vi tiếp nhận người để
cưỡng bức lao động (điểm b, khoản 1, Điều 150 BLHS).
A và B thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể
Chủ thể
thường (có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định).
Mặt chủ quan A và B thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.

Bài tập 31: A muốn nhận một đứa trẻ để nuôi. A được B giới thiệu chị C đang gặp khó
khăn nên muốn cho một đứa con 3 tháng tuổi. A và B đến nhà gặp chị C để xin cháu bé
làm con nuôi nhưng chị C đổi ý không cho con. Một tuần sau A quay lại nhà chị C nhằm
thỏa thuận nhận cháu bé làm con nuôi với chi phí bồi dưỡng là 10 triệu đồng nhưng chị
C không có nhà mà chỉ có con gái lớn của chị C – cháu X (10 tuổi) đang ở nhà trông em.
A đã cho X tiền đi mua kẹo. Khi X ra khỏi nhà, A đã bế cháu bé đi. Vụ việc sau đó bị phát
hiện.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A có phạm tội hay không? Nếu có thì phạm tội gì?
Tại sao?
Tội danh mà A đã phạm là Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153 BLHS).
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội chiếm đoạt người dưới 16
tuổi:
Dấu hiệu
- Khách thể: xâm phạm đến quan hệ về quyền được chăm sóc, nuôi và
Khách thể sống chung với cha mẹ, quyền được bảo vệ của trẻ em.
- Đối tượng tác động: đứa bé con chị C (3 tháng tuổi – dưới 16 tuổi).
- Hành vi: A quay lại nhà chị C nhằm thỏa thuận nhận cháu bé làm con
nuôi với chi phí bồi dưỡng là 10 triệu đồng nhưng chị C không có nhà
Mặt khách
mà chỉ có con gái lớn của chị C – cháu X (10 tuổi) đang ở nhà trông
quan
em. A đã cho X tiền đi mua kẹo. Khi X ra khỏi nhà, A đã bế cháu bé đi.
Như vậy A đã có hành vi chiếm giữ người dưới 16 tuổi.
A thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể thường (có
Chủ thể
năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định).
Mặt chủ quan A thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.
Bài tập 32: Ngày 03/7/2016, Công an TP HCM nhận được tin trình báo về việc một
nhóm người đã bắt giữ anh X (làm nghề lái xe taxi) để siết nợ. Tại cơ quan công an, A và
B khai nhận, sau khi tìm thấy anh X tại đường, các đối tượng đã ép anh X lên xe, đưa về
nhà A. Sau đó, A gọi điện cho gia đình anh X đe dọa, yêu cầu giao nộp 20 triệu
đồng. Nguyên nhân sự việc xuất phát từ việc anh X vay của A 20 triệu đồng đã đến hạn
mà không chịu thanh toán còn có hành vi trốn tránh chủ nợ.
A và B bắt anh X là để ép anh X phải trả nợ.
Hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
Tội danh mà A và B đã phạm là Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169
BLHS).
Hành vi của A và B đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội bắt cóc nhằm chiếm
đoạt tài sản:
Dấu hiệu
- Khách thể: xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
Ngoài ra còn xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, quyền tự do thân thể,
Khách thể
danh dự, nhân phẩm của công dân.
- Đối tượng tác động: tài sản của anh X và anh X.
- Hành vi: sau khi tìm thấy anh X tại đường, các đối tượng đã ép anh X
lên xe, đưa về nhà A. Sau đó, A gọi điện cho gia đình anh X đe dọa,
yêu cầu giao nộp 20 triệu đồng. Nguyên nhân sự việc xuất phát từ việc
Mặt khách
anh X vay của A 20 triệu đồng đã đến hạn mà không chịu thanh toán
quan
còn có hành vi trốn tránh chủ nợ. A và B bắt anh X là để ép anh X phải
trả nợ. Như vậy, A và B đã có hành vi bắt giữ người khác làm con tin
và gây áp lực đòi người bị hại giao tài sản để đổi lấy người bị bắt giữ.
A và B thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này – chủ thể
Chủ thể
thường (có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định).
Mặt chủ quan A và B thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.

You might also like