You are on page 1of 36

GVHD: ThS.

Hoàng Thị Thủy

LỜI CẢM ƠN
Qua 4 năm học tập tại Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia cơ sở Tp. Hồ
Chí Minh với sự giảng dạy tận tình của quý thầy cô đã giúp em trang bị cho mình
những kiến thức nền tảng về quản lý nhà nước nói chung và kiến thức về nền hành
chính công vụ nói riêng. Nắm bắt được tầm quan trọng của thực hành, đưa sinh
viên bước đầu cọ xát thực tế, ban lãnh đạo Học viện đã tổ chức đợt thực tập 02
tháng cho sinh viên tại các cơ quan Nhà nước, đây chính là dịp để chúng em có
điều kiện vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, nghiên cứu, học tập theo đúng phương
châm khoa học “Học đi đôi với hành”, chuẩn bị hành trang cho con đường chức
nghiệp sau này. Em xin gửi lời cảm ơn đến ban Giám đốc cùng toàn thể quý thầy
cô là giảng viên, nhân viên Học viện đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
chúng em.
Đồng thời, em xin cảm ơn đến lãnh đạo cơ quan tiếp nhận Sở Nội vụ tỉnh
Quảng Ngãi đã chấp nhận cho em thực tập tại quý cơ quan và có cơ hội tiếp cận với
môi trường làm việc. Em xin chân thành cảm ơn cô, chú, anh, chị công tác tại Sở
Nội vụ; đặc biệt là phòng Công chức, viên chức đã giúp đỡ em tận tình trong suốt
quá trình thực tập, đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn tạo điều kiện cho em cọ xát với
tình hình thực tế để em hiểu và biết nhiều hơn, đồng thời đã cung cấp những số liệu
cần thiết để em có thể hoàn thành bài báo cáo này.
Và em xin chân thành cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn ThS. Hoàng Thị Thủy;
người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, dìu dắt giúp đỡ em để em có thể hoàn thành
bài báo cáo hoàn chỉnh nhất. Cảm ơn Cô đã tận tâm hướng dẫn và hết lòng theo dõi
sinh viên trong quá trình thực tập. Cảm ơn Cô đã nhiệt tình giúp đỡ, giải đáp thắc
mắc trong quá trình thực tập để em hoàn thành và có bài báo cáo tốt nhất.
Mặc dù đã cố gắng thực hiện hoàn chỉnh nhất, song vẫn có những hạn chế nhất
định về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi thiếu sót, vì vậy em rất
mong nhận được sự góp ý của quý Thầy, Cô giảng viên để em có thêm kinh
nghiệm cho việc bước vào đời sắp tới.
Cuối cùng em xin chúc ngôi trường Phân viện Học viện hành chính Quốc gia
tại Tp. Hồ Chí Minh là nơi đào tạo ra nhiều nhân tài và phát triển hơn.Và quý Thầy,
Cô luôn có nhiều sức khỏe, thành công và hoàn thành công tác giảng dạy.
Em xin chân thành cảm ơn!
SINH VIÊN

NGUYỄN THỊ HỒNG THÚY


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮ

STT Kí hiệu Giải thích từ ngữ


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

1 UBND Ủy ban nhân dân

2 CB,CC Cán bộ, công chức

3 SNV Sở Nội vụ

4 CV Chuyên viên

5 P.Giám đốc Phó Giám đốc

6 CQNN Cơ quan nhà nước

7. HCNN Hành chính nhà nước

8. CC,VC Công chức, viên chức

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
NỘI DUNG...................................................................................................................2
GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

PHẦN 1: BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP.......................2


I. Mục đích và kế hoạch thực tập...................................................................................2
1. Mục đích thực tập.......................................................................................................2
2. Thời gian và địa điểm thực tập:.................................................................................2
3. Kế hoạch thực tập chi tiết:.........................................................................................2
II. Những nội dung công việc sinh viên đã thực hiện trong quá trình thực tập.............4
III. Những kết quả đạt được trong quá trình thực tập....................................................4
1. Kỹ năng......................................................................................................................4
2. Kinh nghiệm...............................................................................................................4
3. Những kiến nghị.........................................................................................................5
PHẦN 2: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ "CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TẠI SỞ
NỘI VỤ TỈNH QUẢNG NGÃI”.................................................................................6
I. Tổng quan về cơ quan thực tập...................................................................................6
1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn...........................................................................7
2.Cơ cấu tổ chức...........................................................................................................10
3. Nhân sự của Sở Nội vụ............................................................................................11
4. Các mối quan hệ công tác........................................................................................12
5. Một số quy trình thủ tục của Sở Nội vụ Quảng Ngãi...............................................13
II. Tổng quan về chuyên đề “Chính sách tiền lương tại Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi”
......................................................................................................................................15
1. Thực trạng thực hiện chính sách tiền lương tại Sở Nội vụ Quảng Ngãi..................15
1.1 Cơ sở pháp lý về chính sách tiền lương tại Sở Nội vụ...........................................15
1.2 Nội dung chính sách tiền lương tại SNV Quảng Ngãi...........................................15
1.2.1 Mức lương tối thiểu chung..................................................................................15
1.2.2 Các bảng lương, bảng phụ cấp chức vụ..............................................................15
a. Bảng lương của Công chức......................................................................................15
b. Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với công chức cơ quan nhà nước thuộc Sở
Nội vụ...........................................................................................................................18
1.2.3 Các chế độ phụ cấp lương của công chức...........................................................18
GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

1.3 Thực hiện chính sách tiền lương tại Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi..........................20
1.3.1 Chế độ nâng bậc lương........................................................................................20
1.3.2 Chế độ trả lương..................................................................................................21
1.3.3 Quản lý tiền lương và thu thập............................................................................21
1.4 Bảng lương của Công chức tại Sở Nội vụ..............................................................22
2 Đánh giá....................................................................................................................24
2.1 Những ưu điểm về chính sách Tiền lương tại Sở Nội vụ.......................................24
2.2 Những tồn tại và hạn chế.......................................................................................25
2.3 Nguyên nhân..........................................................................................................26
3. Một số giải pháp và kiến nghị..................................................................................27
KẾT LUẬN.................................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

LỜI MỞ ĐẦU

Thực tập là một nội dung quan trọng, thiết thực đối với sinh viên Hành chính
nói riêng và sinh viên các trường Đại học nói chung. Trong quá trình thực tập, sinh
viên có cơ hội được trao đổi, tiếp thu, học hỏi vốn kiến thức quý báu từ thực tế
cũng như hiểu biết sâu rộng hơn về các kiến thực được học tại giảng đường.
Trên cơ sở đó, với mong muốn sẽ được học hỏi và cọ xát công việc thực tế
trên tinh thần lý thuyết mà em đã được học tại trường nói chung và chuyên ngành
em đã học nói riêng. Với sự hiểu biết về chuyên ngành em đang theo học “ Tổ chức
quản lý nhân sự” thì để tìm hiểu và biết rõ ràng hơn về quá trình làm việc và tiếp
cận trực tiếp vào các quá trình thực thi công vụ, triển khai các công tác được đưa ra
thì em đã quyết định chọn cơ quan Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi là nơi mà em sẽ gắn
bó, học hỏi và trau dồi kỹ năng cho bản thân trong 02 tháng thực tập. Với chức
năng và nhiệm vụ của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi, em tin em đã chọn đúng địa
điểm để giúp bản thân hoàn thiện thiếu sót hơn.
Chính sách tiền lương trong hệ thống CQNN là vấn đề tất yếu mà mọi CB,CC
đều chú trọng và do nhà nước trả từ ngân sách, xong chính sách tiền lương công
chức phải đặt trong mối tương quan với mặt bằng tiền lương, thu nhập khu vực thị
trường. Nếu không thỏa mãn quan hệ này sẽ dẫn đến hội chứng “tước đoạt để bù
đắp tiền lương” trong thực thi công vụ (tiêu cực, tham nhũng) và nếu không giải
quyết vấn đề nhu cầu lợi ích cân bằng cho người thực thi công vụ sẽ dẫn đến
trường hợp “chảy máu chất xám” từ khu vực hành chính nhà nước ra khu vực thị
trường nơi có tiền lương và thu nhập cao hơn. Và xuất phát từ thực trạng đó, Sở
Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi rất khẩn trương và chú trọng thực hiện các chính sách tiền
lương cụ thể, rõ ràng theo yêu cầu quy định của nhà nước, để công chức tại cơ quan
yên tâm và đủ lòng tin để thực hiện và hoàn thành công vụ xuất sắc nhất, đồng thời
có sự gắn bó lâu dài với đội ngũ nhân sự của Sở Nội vụ Quảng Ngãi.
Từ đó, nhận thấy vấn đề Chính sách lương là vấn đề quan trọng cần để giải
thích và nắm bắt rõ để có đầy đủ quyền lợi cho mọi công chức thì em quyết định
chọn đề tài “ Chính sách tiền lương tại Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi” để nghiên
cứu cũng như hoàn thành quá trình báo cáo thực tập của mình.
Nguyễn Thị Hồng Thúy – Báo cáo thưc tập 1
GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

NỘI DUNG

PHẦN 1: BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

I. Mục đích và kế hoạch thực tập


1. Mục đích thực tập
Theo công văn 193/HCQG-ĐT ngày 19/11/2018 của Học viện Hành chính
Quốc gia cơ sở Tp. Hồ Chí Minh với mong muốn tổ chức kì thực tập cuối khóa để:
- Giúp sinh viên tìm hiểu tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và thể chế
hành chính nhà nước;
- Nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn một số vị trí công việc của cán
bộ, công chức nhà nước trong bộ máy hành chính nhà nước;
- Giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để rèn luyện các kỹ
năng, nghiệp vụ quản lý hành chính;
2. Thời gian và địa điểm thực tập:
- Thời gian thực tập: Từ ngày 21/01/2019 đến ngày 23/03/2019
- Địa điểm thực tập: Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi
 Địa chỉ: 52 Hùng Vương, Tp. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
 Chuyên viên Phạm Thị Thu Hà - Trưởng phòng Công chức, viên chức hướng
dẫn thực tập tại cơ quan
3. Kế hoạch thực tập chi tiết:

STT Thời gian Nội dung

- Đến cơ quan thực tập và trình Giám đốc giấy


giới thiệu và công văn chấp nhận thực tập
Tuần 1
- Tìm hiểu về tổ chức bộ máy hoạt động của SNV
1 (Từ ngày 21/01/2018 Quảng Ngãi, vị trí, chức năng.
đến ngày 25/01/2019)
- Nhận phòng và gặp gỡ anh chị ở cơ quan
- Xây dựng đề tài

Nguyễn Thị Hồng Thúy – Báo cáo thưc tập 2


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

- Xác định, xây dựng và hoàn thiện đề cương


- Hỗ trợ, giúp đỡ công tác chuyên môn tại Sở Nội
Tuần 2 vụ (nếu có)
(Từ ngày 28/01/2019 - Nghiên cứu những văn bản liên quan đến
2
đến ngày 01/02/2019 ) chuyên đề báo cáo thực tập
- Trao đổi với công chức hướng dẫn để nâng cao
kiến thức lý luận và thực tiễn về chuyên đề báo
cáo thực tập.

- Sửa lại đề cương theo yêu cầu của Giảng viên


hướng dẫn
- Trao đổi với công chức hướng dẫn về đề tài báo
Tuần 3
cáo và theo yêu cầu của Giảng viên
3 (Từ ngày 11/02/2019
- Giúp các anh chị và hỗ trợ các công tác chuyên
đến ngày 15/02/2019)
môn (nếu có)
- Hoàn thành các sườn bài và các vấn đề chung
của báo cáo thực tập

- Tiếp tục hỗ trợ công tác chuyên môn tại Sở Nội


vụ (nếu có).
Tuần 4, Tuần 5 - Hoàn thiện bước đầu về nội dung báo cáo thực
4 (Từ ngày 11/02/2019 tập.
đến ngày 22/02/2019) - Tiếp tục trao đổi với cán bộ chuyên môn để
nâng cao kiến thức lý luận và thực tiễn về chuyên
đề báo cáo thực tập.

Tuần 6, Tuần 7 - Tiếp tục hỗ trợ công tác chuyên môn tại Sở Nội
vụ (nếu có).
5 (Từ ngày 4/3/2019 đến
ngày15/3/2019) - Hoàn thiện về nội dung, hình thức chuyên đề
báo cáo thực tập.

Nguyễn Thị Hồng Thúy – Báo cáo thưc tập 3


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

- Trao đổi với anh chị để nâng cao kiến thức

- Tiếp tục hoàn chỉnh báo cáo thực tập (nội dung
và hình thức)
Tuần 8 - Xin ý kiến nhận xét của lãnh đạo Sở Nội vụ về
6 (Từ ngày 18/3/2019 đến quá trình thực tập.
ngày 22/3/2019) - Hoàn thành các thủ tục kết thúc khóa thực tập tại
Phòng.
- Hoàn thành kiến nghị, đề xuất (nếu có)

II. Những nội dung công việc sinh viên đã thực hiện trong quá trình thực
tập
Trong quá trình thực tập tại Sở Nội vụ em đã được các anh chị giúp đỡ và
hướng dẫn tận tình, em đã thực hiện một số công việc cụ thể như:

1. Nghiên cứu tài liệu

- Nghiên cứu về tài liệu liên quan đến quy chế, cách thức làm việc; các chức
năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại Sở Nội vụ.

- Nghiên cứu các thông tư, quyết định có liên quan về chính sách tiền lương
theo quy định của nhà nước nói chung và các quyết định, thông tư của Quảng Ngãi
nói riêng.

- Nghiên cứu các văn bản có liên quan về Phòng Công chức, viên chức; để có
thể hiểu biết sau rộng hơn và giúp đỡ các anh chị khi cần thiết.

- Ngoài ra, còn nghiên cứu các tài liệu anh chị cung cấp về các vấn đề liên
quan đến Sở Nội vụ, để tiếp cận chính xác hơn trong quá trình làm việc.

2. Công việc thực hiện

- Photocopy tài liệu


- Kiểm tra thông tin các Quyết định nâng bậc lương, sửa lỗi chính tả, lỗi cách
dòng của văn bản.
Nguyễn Thị Hồng Thúy – Báo cáo thưc tập 4
GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

- Nhập thông tin dữ liệu, đánh giá các chỉ tiêu của các Huyện.
- Phân loại các chứng chỉ, văn bằng để gửi về các Huyện.
- Nhập thông tin về các chỉ tiêu của các Huyện xin Sở Nội vụ bố trí thêm nhân
sự về các cơ quan sự nghiệp ở Huyện.
- Cập nhật thông tin về nhu cầu tuyển dụng của các Sở
- Sắp xếp và rút bỏ các hồ sơ thi tuyển viên chức “Đạt” và “Không đạt, sau đó
cất giữ vào kho lưu trữ của Sở.
III. Những kết quả đạt được trong quá trình thực tập
1. Kỹ năng
Trong suốt 02 tháng được gắn bó và làm việc trong môi trường thực tế tại Sở
Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi, em đã được học hỏi được nhiều điều từ những vấn đề nhỏ
nhặt nhất đến các vấn đề công việc hàng ngày, đã tích lũy cho bản thân mình kỹ
năng:
- Soạn thảo văn bản và các thao tác nhanh trong sử dụng Word và Exel để
hoàn thành các văn bản, báo cáo chuẩn nhất.
- Kỹ năng sử dụng máy photocopy, cách in ấn đúng thể thức, không bị mất
thông tin hay bị các lỗi cơ bản.
- Biết cách sử dụng hệ thống dữ liệu văn bản của cơ quan, tìm kiếm các văn
bản liên quan nhanh hơn.
- Nâng cao kỹ năng tổng hợp, phân tích các số liệu, nhận biết được thông tin
chính xác.
- Kỹ năng sắp xếp và nhận biết các hồ sơ, cách thức lưu trữ các hỗ sơ để dễ
nhận biết khi cần đến.
- Hơn hết em học được cách làm việc của anh chị nơi đây theo quy chế của cơ
quan nhà nước; cách ứng xử, giao tiếp và văn hóa nơi công sở của anh chị để bản
thân có nhiều hiểu biết và tốt hơn trong quá trình công tác tại đây và cho tương lai
khi ra trường….

Nguyễn Thị Hồng Thúy – Báo cáo thưc tập 5


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

2. Kinh nghiệm
Ngoài việc có thêm nhiều kỹ năng cho bản thân, em còn có được nhiều kinh
nghiệm rút ra cho bản thân trong quá trình cọ xát với làm việc thực tế tại Sở Nội
vụ:

- Chuẩn bị tốt các kiến thức liên quan đến hoạt động QLNN cũng như các kiến
thức tin học và văn bản, các kỹ năng hành chính văn phòng trước khi đi thực tập.
- Trong quá trình thực tập và làm việc phải luôn thể hiện tinh thần cầu thị, học
hỏi và chấp hành mọi quy định cũng như sự phân công của cơ quan thực tập.
- Chủ động làm các công việc vặt mà không cần đến sự nhắc nhở, giúp đỡ anh
chị khi có yêu cầu một cách nhiệt tình.
- Luôn vui vẻ, hòa đồng và lễ phép với mọi người.
- Đi làm phải đúng giờ về đúng lúc, có xin phép đầy đủ khi làm các công việc
riêng.
- Tôn trọng cơ quan nơi làm việc nói chung và các quy chế, anh chị, mọi người
nói chung.
3. Những kiến nghị
Ngoài các kỹ năng và kinh nghiệm em có được trong quá trình thực tập thì em
cũng có các kiến nghị để có thời gian thực tập hoàn hảo và thành công hơn.

Em mong muốn trong quá trình thực tập sẽ nhận được sự hỗ trợ từ Học viện
một cách nhiệt tình, rõ ràng và cụ thể trong quá trình tìm kiếm cơ quan thực tập, để
có thể phù hợp với chuyên ngành em đang theo học nói chung và nội dung yêu cầu
của Học viện và Giảng viên hướng dẫn nói riêng; hơn hết là cung cấp đầy đủ các cơ
sở vật chất để sinh viên bạn em có thể thực hiện và hoàn thiện báo cáo hoàn chỉnh
nhất có thể. Đồng thời, em cũng mong muốn trong quá trình thực tập có thể làm
được nhiều việc hơn, tiếp xúc trực tiếp hơn với công việc hơn tại Sở Nội vụ, có thể
được tham gia vào các hoạt động của Sở Nội vụ trong các hoạt động phong trào để
có thể giúp bản thân em mở rộng về các mối quan hệ và kinh nghiệm cho bản thân
nhiều hơn.

Nguyễn Thị Hồng Thúy – Báo cáo thưc tập 6


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

PHẦN 2
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TẠI
SỞ NỘI VỤ TỈNH QUẢNG NGÃI”
I. Tổng quan về cơ quan thực tập
1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
1.1 Chức năng
- SNV tỉnh Quảng Ngãi có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà
nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức, cơ cấu ngạch công
chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo
chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công
lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ
quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính, cải cách
chế độ công vụ, công chức; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ,
công chức, viên chức và cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung
là cấp xã); đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức
cấp xã; những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; tổ chức hội, tổ chức
phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước, tôn giáo; thi đua – khen thưởng và công
tác thanh niên.
- Sở Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chấp hành sự
lãnh đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi,
đồng thời, chấp hành sự chỉ đạo kiểm tra, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn,
nghiệp vụ, của Bộ Nội vụ.
1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
- Trình UBND và Chủ tịch UBND tỉnh dự thảo các quyết định, chỉ thị; quy
hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm; các đề án, dự án và chương trình,
biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính về ngành, lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Nội vụ trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề
án, dự án, chương trình đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn,
kiểm tra, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý nhà nước được giao.

Nguyễn Thị Hồng Thúy – Báo cáo thưc tập 7


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

- Thực hiện công tác về Tổ chức bộ máy


- Thực hiện công tác về Quản lý, sử dụng biên chế công chức, số lượng người
làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- Thực hiện quản lý vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh
nghề nghiệp viên chức (gọi chung là cơ cấu chức danh công chức, viên chức)
- Thực hiện công tác xây dựng chính quyền
- Thực hiện công tác địa giới hành chính và phân loại đơn vị hành chính
- Thực hiện công tác về cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp
xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
- Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán
bộ, công chức cấp xã (gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức)
- Thực hiện công tác chế độ, chính sách tiền lương
- Thực hiện công tác cải cách hành chính; cải cách chế độ công vụ, công chức
- Thực hiện công tác tổ chức hội; quỹ xã hội, quỹ từ thiện (gọi chung là quỹ)
và các tổ chức phi Chính phủ
- Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ
- Thực hiện công tác tôn giáo
- Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng
- Thực hiện công tác thanh niên
- Thực hiện công tác pháp chế
- Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác nội vụ và các lĩnh vực được giao theo
quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan
đến công tác nội vụ theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy
quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện các quy định về phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực, các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xử lý theo
thẩm quyền.
- Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về công tác nội vụ và các lĩnh vực khác
được giao đối với UBND cấp huyện, UBND cấp xã. Giúp UBND tỉnh thực hiện

Nguyễn Thị Hồng Thúy – Báo cáo thưc tập 8


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

chức năng quản lý nhà nước theo các lĩnh vực công tác được giao đối với các tổ
chức của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương khác đặt trụ sở trên địa bàn
tỉnh.
- Tổng hợp, thống kê theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về tổ chức cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp công lập; số lượng các đơn vị hành chính cấp huyện,cấp xã,
số lượng thôn, tổ dân phố; số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức và cán bộ, công chức cấp xã, những người hoạt động không chuyên trách ở
cấp xã, công tác văn thư, lưu trữ nhà nước, công tác tôn giáo; công tác thi đua, khen
thưởng; công tác thanh niên và các lĩnh vực khác được giao.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ
thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp
vụ được giao.
- Chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức các hoạt động dịch vụ công trong các lĩnh vực
công tác thuộc phạm vi quản lý của Sở Nội vụ.
- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất với UBND tỉnh và
Bộ Nội vụ về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí
việc làm trong các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Sở Nội vụ; quản lý hồ sơ,
quyết định việc tuyển dụng, tiếp nhận, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động,
biệt phái, nâng bậc lương, bổ nhiệm ngạch, chuyển ngạch, thay đổi chức danh nghề
nghiệp, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo bồi dưỡng và các chế độ, chính
sách khác đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý
của Sở Nội vụ theo quy định và theo sự phân công hoặc ủy quyền của UBND.
- Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định
của pháp luật và theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của UBND tỉnh.
- Ban hành Quy chế làm việc của Sở; quy định cụ thể về mối quan hệ công tác
và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Sở; quy
định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan,
đơn vị thuộc, trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND
tỉnh.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND
tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.

Nguyễn Thị Hồng Thúy – Báo cáo thưc tập 9


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

2.Cơ cấu tổ chức


Sơ đồ 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SỞ NỘI VỤ

LÃNH ĐẠO SỞ
NỘI VỤ

PHÒNG PHÒNG CẢI


VĂN PHÒNG THANH TRA CÔNG CHỨC, CÁCH HÀNH
VIÊN CHỨC CHÍNH

PHÒNG XÂY PHÒNG TỔ


DỰNG CHÍNH CHỨC, BIÊN CHẾ
QUYỀN VÀ CTTN VÀ TCPCP

CHI CỤC VĂN


BAN THI ĐUA –
THƯ – LƯU BAN TÔN GIÁO
KHEN THƯỞNG
TRỮ

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi


http://www.quangngai.gov.vn/vi/sonv/Pages/qnp-intro-cocautochuc-qnpstatic-22-
qnpdyn-0-qnptsite-1.html )

Nguyễn Thị Hồng Thúy – Báo cáo thưc tập 10


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

3. Nhân sự của Sở Nội vụ


Sở Nội vụ chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy
ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ
vủa Bộ Nội vụ.
Tổ chức Bộ máy gồm: Giám đốc và 02 Phó Giám đốc; Trong đó, 01 Phó
Giám đốc, 01 Phó Giám đốc Sở kiêm Trưởng ban Ban Tôn giáo.
Cơ cấu nhân sự của Sở Nội vụ Quảng Ngãi về số lượng và chất lượng:
*Về số lượng:
Biểu đồ 1.1:Thông tin nhân sự về số lượng của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi

Giới tính Ngạch


52
% 48% Nam 11% Chuyên viên
Nữ 89% Cán sự

Nhân sự

12% Công chức


88% Viên chức

1
Xem chi tiết tại bảng 1.1 – Phụ lục
( Nguồn: Văn phòng – Thống kê)

Nguyễn Thị Hồng Thúy – Báo cáo thưc tập 11


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

*Về chất lượng:


Biểu đồ 1.2: Thông tin nhân sự về trình độ chuyên môn của CB,CC Sở Nội vụ
tỉnh Quảng Ngãi

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ


70

60

50

40

30

20

10

0
Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp

Xem chi tiết tại bảng 1.2 – Phụ lục


2

( Nguồn: Văn phòng – Thống kê)


Như vậy, từ số liệu thống kê trên có thể thấy được chất lượng nhân sự tại cơ
quan Sở Nội vụ cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu chất lượng đội ngũ CBCC hiện
nay, đều có trình độ chuyên môn cao đáp ứng tốt công việc và nhiệm vụ được giao.
Đồng thời, đội ngũ CBCC Sở luôn luôn phấn đấu nâng cao chất lượng, trình độ
chuyên môn và phẩm chất đạo đức, góp phần vào công cuộc xây dựng một nên
hành chính vững mạnh.

Nguyễn Thị Hồng Thúy – Báo cáo thưc tập 12


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

4. Các mối quan hệ công tác


a. Sở Nội vụ với cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh

Mối quan hệ công tác giữa Sở Nội vụ với các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh, UBND cấp huyện là mối quan hệ phối hợp, khi được UBND tỉnh, Chủ
tịch UBND tỉnh ủy nhiệm giải quyết công việc cụ thể thì chủ trì và phối hợp tổ
chức thực hiện.
b. Sở Nội vụ với Ban Tổ chức Tỉnh ủy
Sở Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy để tham mưu giúp Ban Thường
vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh trong các lĩnh vực công tác được giao theo phân cấp,
đúng quy trình của Đảng và Nhà nước, đồng thời chủ động phối hợp với các cơ sở
đào tạo trong và ngoài tỉnh trong việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ, công chức cấp xã và đại biểu Hội đồng
Nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật.
c. Sở Nội vụ với các Phòng Nội vụ các huyện, thành phố
Mối quan hệ công tác của Sở Nội vụ với Phòng Nội vụ các huyện, thành phố
và cơ quan chuyên môn làm công tác tổ chức, cán bộ của các sở, ban, ngành tỉnh là
mối quan hệ theo ngành, giữa cơ quan quản lý nhà nước về công tác nội vụ cấp trên
và cấp dưới.
(Nguồn: căn cứ theo Quyết định số 18/2016/QĐ-UBND ngày 27/4/2016 của
UBND tỉnh về việc Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi)
5. Một số quy trình thủ tục của Sở Nội vụ Quảng Ngãi
Tính đến năm 2019, SNV tỉnh Quảng Ngãi có tất cả 62 quy trình giải quyết
thủ tục hành chính được cập nhật tại địa chỉ website cổng thông tin của Sở Nội vụ
là http://www.quangngai.gov.vn/vi/sonv/Pages/qnp-thutuchanhchinhcong.html các
thủ tục được SNV thực hiện bao gồm các lĩnh vực Văn thư – Lưu trữ; lĩnh vựcTôn
giáo; lĩnh vực tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập; lĩnh vực Hội, tổ chức phi chính
phủ; Quỹ; lĩnh vựcThi đua – Khen thưởng; Trong đó có các thủ tục hành chính tiêu
biểu của các lĩnh vực như sau:

Nguyễn Thị Hồng Thúy – Báo cáo thưc tập 13


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

- Văn thư – Lưu trữ: Thủ tục cấp bản sao và chứng thực lưu trữ
- Tôn giáo: Thủ tục đề nghị thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức
tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.
- Tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập: Thủ tục vè thành lập đơn vị sự nghiệp
công lập
- Hội, tổ chức phi chính phủ: Thủ tục về chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội có
phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện.
- Quỹ: Thủ tục cấp Giấy phép thành lập và công nhân điều lệ Quỹ hoạt động
trong phạm vi cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
- Thi đua – Khen thưởng:Thủ tục đề nghị tặng thưởng danh hiệu Tập thể Lao
động xuất sắc
Dưới đây là một số quy trình tiêu biểu trong các quy trình thủ tục hành chính nêu
trên:
5.1 Quy trình thủ tục về Thành lập đơn vị sự nghiệp công lập (thuộc lĩnh vực Tổ
chức, đơn vị sự nghiệp công lập)
a. Căn cứ pháp lý
Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định về
thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
b. Quy trình
- Đối với Tổ chức nộp hồ sơ:
Tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Sở Nội vụ tỉnh
Quảng Ngãi
- Đối với cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Bước 1: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các
giấy tờ có trong hồ sơ; nếu hồ sơ đầy đủ, chưa hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn
thiện theo quy định.
+ Bước 2: Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ thủ tục, hợp lệ theo quy trình thì tiếp
nhận hồ sơ và viết phiếu biên nhận.
- Thời gian tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ: vào các ngày làm việc trong tuần, trừ
ngày lễ, tết theo quy định. Buổi sáng từ 7h00 đến 11 giờ 30. Buổi chiều: từ 13h30
đến 17h00.

Nguyễn Thị Hồng Thúy – Báo cáo thưc tập 14


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

5.2 Quy trình thủ tục đề nghị tặng thưởng danh hiệu danh hiệu Tập thể Lao
động xuất sắc (thuộc lĩnh vực Thi đua – Khen thưởng)
a. Căn cứ pháp lý
- Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 24/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một
số Điều của Luật thi đua, khen thưởng ngày 16/11/2013;
- Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
- Thông tư số 08/2017/TT-BNv ngày 27/10/2017 của Bộ Nội vụ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua , khen thưởng;
- Quyết định số 26/2018/QĐ-UBND ngày 20/9/2018 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quy chế thi đua, khen thưởng.
b. Quy trình
- Tổ chức nộp hồ sơ tại Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh Quảng Ngãi.
- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp
nhận và giải quyết theo quy định.
- Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn người nộp bổ
sung hồ sơ theo quy định.
-Thời gian tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ: vào các ngày làm việc trong tuần, trừ
ngày lễ, tết theo quy định. Buổi sáng từ 7h00 đến 11 giờ 30. Buổi chiều: từ 13h30
đến 17h00.

Nguyễn Thị Hồng Thúy – Báo cáo thưc tập 15


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

II. Tổng quan về chuyên đề “Chính sách tiền lương tại Sở Nội vụ tỉnh
Quảng Ngãi”
1. Thực trạng thực hiện chính sách tiền lương tại Sở Nội vụ Quảng Ngãi
1.1 Cơ sở pháp lý về chính sách tiền lương tại Sở Nội vụ
- Căn cứ Luật cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008
- Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2004 quy định về chế độ
tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 quy định mức
lương cơ sở đối với cán bộ. công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 7 năm 2013 hướng dẫn thực
hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với
cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Quyết định số 13/2014/QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2014 của UBND
tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quy định cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn xét nâng bậc
lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức,viên chức và người lao động do lập
thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ công vụ.
1.2 Nội dung chính sách tiền lương tại SNV Quảng Ngãi
1.2.1 Mức lương tối thiểu chung
Theo Điều 3 Nghị định 72/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 quy định
mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có
nêu:
- Từ ngày 01 tháng 7 năm 2018, mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng/tháng.
Sở Nội vụ thực hiện chính sách tiền lương tối thiểu theo Nghị định này.
1.2.2 Các bảng lương, bảng phụ cấp chức vụ
a. Bảng lương của Công chức
Mức lương cơ sở ở thời điểm 01/01/2019 – 30/06/2019 được áp dụng theo
Nghị định 72/2018/NĐ-CP là 1,39 triệu đồng/tháng; từ 01/07/2019 mức lương này

Nguyễn Thị Hồng Thúy – Báo cáo thưc tập 16


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

sẽ được điều chỉnh lên 1,49 triệu đồng/tháng. Theo đó, Bảng lương công chức tại
Sở Nội vụ năm 2019 cũng được điều chỉnh tương ứng.
S Nhóm Bậc 1 Bậc Bậc Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc Bậc 8 Bậc
T ngạch 2 3 7 9
T
1 Công chức
loại A3
Nhóm 1
(A3,1)
a Hệ số lương 6.20 6.56 6.92 7.28 7.64 8.00
Mức lương 1 8.618 9.118 9.618 10.119 10.619 11.120
.
Mức lương 2 9.238 9.774 10.31 10.847 11.383 11.920
0
Nhóm 2
(A3.2)
b Hệ số lương 5.75 6.11 6.47 6.83 7.19 7.55
Mức lương 1 7.992 8.492 8.993 9.493 9.994 10.494
Mức lương 2 8.5675 9.103 9.640 10.176 10.713 11.249
2 Công chức
loại A2
Nhóm 1
(A2.1)
a Hệ số lương 4.40 4.74 5.08 5.42 5.76 6.10 6.44 6.78
Mức lương 1 6.116 6.586 7.061 7.533 8.006 8.479 8.951 9.424
Mức lương 2 6.556 7.062 7.569 8.075 8.582 9.0890 9.595 10.102

Nguyễn Thị Hồng Thúy – Báo cáo thưc tập 17


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

Nhóm 2
(A2.2)
b Hệ số lương 4.00 4.34 4.68 5.02 5.36 5.70 6.04 6.38
Mức lương 1 5.560 6.032 6.505 6.977 7.450 7.923 8.395 8.868
Mức lương 2 5.960 6.466 6.973 7.479 7.986 8.493 8.999 9.506
3 Công chức
loại A1
Hệ số lương 2.34 2.67 3.00 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98
Mức lương 1 3.252 3.711 4.170 4.628 5.087 5.546 6.004 6.463 6.922
Mức lương 2 3.486 3.978 4.470 4.961 5.453 5.945 6.436 6.928 7.420
4 Công chức
loại A0
Hệ số lương 2.10 2.41 2.72 3.03 3.34 3.65 3.96 4.27 4.58 4.98
Mức lương 1 2.919 3.349 3.780 4.211 4.642 5.073 5.504 5.935 6.366 6.79
Mức lương 2 3.129 3.590 4.052 4.514 4.976 5.438 5.900 6.362 6.824 7.28
Chú thích: Mức lương 1: Mức lương từ ngày 01/01 -30/6/2019
Mức Lương 2: Mức lương từ ngày 01/07 – 31/12/2019
Bảng 1: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức tại Sở Nội vụ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính Phủ)

Nguyễn Thị Hồng Thúy – Báo cáo thưc tập 18


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

b. Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với công chức cơ quan nhà nước
thuộc Sở Nội vụ
Bảng 2: Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Công chức thuộc Sở Nội vụ

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Đô thị loại I, các tỉnh và thành


phố trực thuộc Trung ương
STT còn lại
Chức danh lãnh đạo
Mức phụ cấp thực
Hệ số
hiện 01/7/2018
1 Giám đốc Sở 0,9 1.251.000
2 Phó Giám đốc Sở 0,7 973.000
3 Trưởng phòng Sở 0,5 695.000
4 Phó trưởng phòng Sở 0,3 417.000

1.2.3 Các chế độ phụ cấp lương của công chức


Theo văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BNV ngày 22 tháng 7 năm 2014 quy
định về chế độ tiền lương đối với Cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ
trang thì dưới đây tóm tắt sơ về các chế độ phụ cấp lương của công chức tại Sở
Nội vụ:
a. Phụ cấp thâm niên vượt khung
- Mức phụ cấp của công chức theo các ngạch từ A0 đến loại A3. Sau 3 năm
(Đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch thì được hưởng phụ cấp
thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch
hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi mỗi năm tính thêm 1%. Tại Sở Nội
vụ công chức Huỳnh Quang Trung – Phó Phòng Cải cách hành chính với bậc 9/9,
hệ số lương 4.98. phụ cấp thâm niên vượt khung 8% từ ngày 01/7/2016.

Nguyễn Thị Hồng Thúy – Báo cáo thưc tập 19


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

- Công chức, nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ
luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức hoặc cách chức thì
cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật kéo dài thêm thời gian tính
hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung so với thời gian quy định như sau:
+ Trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật hình thức khiển
trách hoặc cảnh cáo thì bị kéo dài thêm 6 (sáu) tháng so với thời gian quy định;
+ Trường hợp bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức thì bị kéo dài thêm 12
tháng (một năm) so với thời gian quy định.
- Phụ cấp thâm niên vượt khung được dùng để tính đóng và hưởng chế độ bảo
hiểm xã hội.
b. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo
Áp dụng đối với chức vụ được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức
danh lãnh đạo đứng đầu Sở Nội vụ.
Mức phụ cấp bằng 10% mức lương hiện hưởng công phụ cấp chức vụ lãnh
đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều
chức danh lãnh đạo cũng chỉ hưởng một mức phụ cấp.
c. Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc
- Phụ cấp thâm niên nghề:
Áp dụng đối với công chức trong ngành cơ yếu Thanh tra (công chức Phạm
Thị Minh Phương –Chánh Thanh tra Sở )
Mức phụ cấp như sau: sau 5 năm (đủ 60 tháng) tại ngũ hoặc làm việc liên tục
trong ngành cơ yếu thanh tra thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5%
mức lương hiện hưởng công phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt
khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
- Phụ cấp trách nhiệm công việc:
+ Công chức Phương phòng Thanh tra làm những công việc đòi hỏi trách
nhiệm cao được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc

Nguyễn Thị Hồng Thúy – Báo cáo thưc tập 20


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung.
(Thanh tra 50%)
1.3 Thực hiện chính sách tiền lương tại Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi
1.3.1 Chế độ nâng bậc lương
a. Thực hiện nâng bậc lương thường xuyên trên cơ sở kết quả hoàn thành nhiệm
vụ của công chức trong ngạch hoặc trong chưc danh.
Thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh để xem xét nâng bậc
lương thường xuyên:
- Đối với công chức nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong
chức danh thì thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh để xét nâng bậc
lương với công chức theo các ngạch từ loại A0 đến loại A3: Sau 3 năm (đủ 36
tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng lên một bậc
lương.
- Các đối tượng được quy định, nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao
hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng
chức, cách chức thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật bị kéo
dài thêm thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định như
sau:
+ Trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật hình thức khiển
trách hoặc cảnh cáo thì bị kéo dài thêm 06 (sáu) tháng so với thời gian quy định.
+ Trường hợp bị kỷ luật hình thức giáng chức hoặc cách chức thì bị kéo dài
thêm 12 tháng (một năm) so với thời gian quy định.
b. Thực hiện nâng bậc lương trước thời hạn như sau:
- Công chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ mà chưa xếp bậc
lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì được xét nâng một bậc
lương trước thời hạn tối đa 12 tháng so với thời gian quy định 3 năm (đủ 36 tháng).
Tỷ lệ công chức được nâng bậc lương trước thời hạn trong một năm không quá%
tổng số công chức trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị (trừ trường hợp
phía dưới)

Nguyễn Thị Hồng Thúy – Báo cáo thưc tập 21


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

- Công chức đã có thông báo nghỉ hưu theo quy định của Nhà nước, hoàn
thành nhiệm vụ được giao, chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong
chức danh và chưa đủ điều kiện thời gian giữ bậc để được nâng bậc lương thường
xuyên tại thời điểm có thông báo nghỉ hưu, thì được nâng một bậc lương trước thời
hạn 12 tháng so với thời gian quy định 3 năm (đủ 36 tháng).
1.3.2 Chế độ trả lương
- Chế độ trả lương gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức; nguồn
trả lương và theo quy chế trả lương của cơ quan, đơn vị.Thủ trưởng cơn quan, đơn
vị sau kh trao đổ với Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp có trách nhiệm xây dựng,
ban hành quy chế trả lương để thực hiện đối với công chức của cơ quan. Quy chế
trả lương phải được gửi UBND tỉnh để quản lý, kiểm tra và thực hiện công khai
trong cơ quan.
- Chế độ trả lương vào ban đêm làm thêm giờ đối với công chức thực hiện chế
độ trực 12 giờ/24 giờ hoặc 24 giờ/24 giờ được thực hiện chế độ trả lương hoặc phụ
cấp đặc thù do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định.
- Chế độ trả lương trong những ngày nghỉ làm việc được hưởng lương; chế độ
tạm ứng tiền lương trong thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam, thực
hiện theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao
động về tiền lương.
- Công chức trong biên chế của cơ quan được cử đi công tác, làm việc, học tập
ở nước ngoài từ 30 ngày liên tục trở lên hưởng sinh hoạt phí do Nhà nước đài thọi
hoặc hưởng lương, hưởng sinh hoạt phí do nước ngoài, tổ chức quốc tế đài thọ thì
trong thời gian ở nước ngoài được hưởng 40% mức lương hiện hưởng công phụ
cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
1.3.3 Quản lý tiền lương và thu thập
- Sở Nội vụ thực hiện chế độ hạch toán và tự chủ tài chính,căn cứ vào kết quả
tiết kiệm kinh phí hành chính và mức tăng trưởng các nguồn thu được quyền quyết
định hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương so với mức lương tối thiểu chung và
tăng thêm mức trích lập các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi để tăng thêm thu nhập
cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương của cơ quan.
Nguyễn Thị Hồng Thúy – Báo cáo thưc tập 22
GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

- Thực hiện phân cấp trách nhiệm để Giám đốc Sở quyết định xếp lương, nâng
bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và phụ cấp thâm niên vượt
khung đối với công chức thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp Sở.
1.4 Bảng lương của Công chức tại Sở Nội vụ
Bảng 3: Bảng lương của công chức tại Sở Nội vụ tỉnh quảng Ngãi theo
ngạch, bậc, phụ cấp lương quy định của pháp luật

Bậc
Phụ Lương danh
STT Họ và tên Chức vụ Hệ số
cấp nghĩa
lương
3/6
1 Đoàn Dụng Giám đốc 0,9 12.904,619
6.92
Nguyễn Thị Ánh P.Giám 4,47
2 0,7 9.230,648
Lan đốc 2/6
Chánh 1/8
3 Huỳnh Thêm 0,5 7.866,705
VP 4,40
Kế Toán 5/8
4 Bùi Văn Dũng 0,3 10.025,392
trưởng 5,76
Trưởng 5/8
5 Võ Hữu Tích 0,5 10.050,117
phòng 5.76
Trưởng 7/8
6 Lê Quang Hùng 0,5 12.104,676
phòng 6,44
PVP, Lưu 8/9
7 Hồ Thị Dung 0,3 8.224,978
trữ 4,65
Phó 2/8
8 Trần Đình Dũng 0,5 9.375,411
phòng 4,74
Huỳnh Quang Phó 9/9 0,3
9 9.074,554
Trung phòng 4.98 8%
Phạm Thị Minh Chánh 5/9
10 0,5 9.783.661
Phương Thanh tra 3,66
Trưởng 1/8
11 Hà Văn Tính 0,5 7.866.705
phòng 4,40
Nguyễn Thanh Phó 4/9
12 7.545.615
Húy phòng 3,33
P.Chánh 4/9
13 Tạ Ngọc Tuấn 7.545.615
thanh tra 3,33
Trưởng 4/9
14 Phạm Thị Thu Hà 0,5 8.283.705
phòng 4,40
Nguyễn Thị Hồng Thúy – Báo cáo thưc tập 23
GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

6/9
15 Ngô Văn Thành CV 8.136.504
3,99
Trương Quang 4/9
16 CV 5.346.149
Nhân 3,33
Nguyễn Thành 3/9
17 CV 5.346.149
Đông 3,00
Huỳnh Thị Thu 1/9
18 CV 4.286.552
Sen 2,34
Đỗ Thị Trường 6/12
19 Kế toán 5.364514
An 2.86
Nguyễn Hồng Phó 3/9
20 0,3 5.297.985
Hậu phòng 3,00
3/9
21 Võ Thị Thu Hà CV 5.455.350
3,00
2/9
22 Trần Hồng Nhân CV 4.816.350
2,67
Châu Nguyễn Trà 1/9
23 CV 3.756.753
My 2,34
Trần Thị Ngọc 1/9
24 CV 4.286.552
Trang 2,34
Nguyễn Thị Kim 4/9
25 CV 5.346.149
Hằng 3,33
1/9
26 Ngô Quang Bình CV 3.756.753
2,34
1/9
27 Lê Khải Châu CV 3.756.753
2,34
1/9
28 Huỳnh Đức Như CV 3.756.753
2,34
1/9
29 Võ Thị Thu Thùy CV 3.756.753
2,34
1/9
29 Võ Thị Thu Trang CV 3.756.753
2,34
Trần Thị Kim 4/9
30 CV 5.875.947
Tích 3,33
Lưu Vũ Minh 85%
31 CV 3.150.593
Hạnh 2,34
85%
32 Lê Thị Kim Yến CV 3.150.593
2,34
Tổng công:220.681.398

Nguyễn Thị Hồng Thúy – Báo cáo thưc tập 24


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

(Nguồn Văn phòng – Thống kê)

2 Đánh giá
2.1 Những ưu điểm về chính sách Tiền lương tại Sở Nội vụ
- Chính sách tiền lương tại Sở Nội vụ nói riêng và chính sách tiền lương của
hành chính nhà nước nói chung từng bước đã được cải thiện, góp phần nâng cao
đời sống của người hưởng lương và Sở Nội vụ đã trả lương dựa theo công việc và
ngạch bậc của công chức Từ năm 2003 đến nay đã 12 lần điều chỉnh tăng mức
lương tối thiểu chung từ 210.000 đồng lên 1.390.000 đồng/tháng, thu gọn hệ thống
bảng lương, rút bớt số bậc và mở rộng khoảng cách giữa các bậc lương. Cùng với
các mức phụ cấp phù hợp, được đề xuất và áp dụng đối với các công chức trong các
trường hợp cần thiết. Thống kê các ngạch, bậc, phụ cấp cho các công chức tại Sở
Nội vụ và với các phụ cấp rõ ràng cho từng chức vụ, vị trí đảm nhận của công chức
tại đây giúp cho việc thực hiện dễ dàng, rõ ràng và tránh sai sót trong quá trình thực
hiện. Do đó đã giúp cho công tác thực hiện chính sách lương, ưu đãi cho các công
chức dễ dàng hơn; nâng cao hơn và đáp ứng một phần cuộc sống đầy đủ cho công
chức trong thời đại giá cả thị trường tăng chóng vánh trong thời đại ngày nay. Đảm
bảo cho họ có cuộc sống đủ bằng lương, giúp các công chức nơi đây toàn tâm toàn
ý nâng cao trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ được giao với chất lượng cao, để họ
yên tâm làm việc và thăng tiến bằng năng lực thực sự của họ, không phải lo về đời
sống gia đình, không phải tìm kiếm thêm các khoản thu nhập không chính đáng
ngoài lương, nảy sinh tệ nạn tham nhũng.
- Với sự công khai minh bạch, niêm yết công khai về tiền lương hàng tháng
của các công chức tại Sở Nội vụ, giúp toàn bộ công chức tại Sở nắm bắt được
lương của chính mình và của đồng nghiệp. Giúp cho các công chức có sự cầu tiến
và cố gắng hơn để được thăng tiến hoàn thành nhiệm vụ để có được mức lương cao
hơn như đồng nghiệp của mình, hơn hết việc công khai minh bạch bảng lương cũng
giúp cho việc rõ ràng trong lương bổng của mỗi công chức, không có sự hơn thua
nhau và tị nạnh nhau trong công việc.
- Và chính sách tiền lương hợp lý của Sở Nội vụ đã góp phần giúp Sở thu hút
được nhân tài vào đội ngũ nhân sự của Sở thông qua 2 đợt tuyển dụng gần đây của
Sở Nội vụ trong năm 2018 vừa qua. Xây dựng đội ngũ công chức liêm khiết, tận
tụy xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân. Đồng thời với đội ngũ trẻ, tài năng đã

Nguyễn Thị Hồng Thúy – Báo cáo thưc tập 25


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

góp phần cho Sở Nội vụ Quảng Ngãi năng động hơn, hoạt bát trong các hoạt động
thanh niên và giải quyết các công việc đơn giản hơn.
2.2 Những tồn tại, hạn chế
- Chính sách tiền lương mặc dù đã được cải thiện, đã được điều chỉnh mức
lương tối thiểu tăng lên tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu
cầu thực tiễn, đời sống của đa số công chức tại Sở vẫn còn khó khăn; chưa giải
quyết trọn vẹn và đáp ứng đầy đủ chi tiêu của công chức trong thị trường hiện đại
hóa ngày nay. Tiền lương trong khu vực công vẫn còn thấp so với khu vực doanh
nghiệp và yêu cầu phát triển của đội ngũ công chức, việc điều chỉnh tiền lương của
công chức vẫn chưa độc lập với việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp người ưu đãi
có công.
- Việc trả lương theo ngạch bậc chưa đủ cơ sở khuyến khích công chức làm
việc hăng say có trách nhiệm; trả lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, công chức
làm việc bận rộn hăng say lại cào bằng lương với công chức có công việc nhẹ
nhàng thỏa mái bởi cùng ngạch, bậc và hệ số lương như nhau. Chức danh và chức
vụ lãnh đạo còn mang tính bình quân, cào bằng chưa thực sự tạo được động lức để
nâng cao hiệu quả làm việc của người công chức. Dẫn đến các công chức đùn đẩy
công việc cho nhau, chần chờ giải quyết công việc và hiệu quả năng suất làm việc
kém. Khả năng sáng tạo trong công việc không được phát huy, mang tính rập
khuôn quá nặng, và chờ chỉ thị từ cấp trên đưa xuống để giải quyết các vấn đề,
công việc theo yêu cầu
- Cơ chế tăng lương và trả lương dựa vào chủ yếu “thâm niên”, dẫn đến việc
không có sự cố gắng trong công việc, sức sáng tạo và quá trình làm việc không tập
trung. Đi muộn về sớm của công chức trong cơ quan, không nhanh gọn giải quyết
công việc mà chần chờ, đùn đẩy công việc cho nhau. Dẫn đến một số công chức có
thâm niên trong cơ quan , ỷ lại vào thâm niên làm việc công tác mà lợi dụng thời
gian công thực hiện công việc riêng, đi muộn về sớm không hoàn thành công việc
sớm.
- Hiện có quá nhiều loại phụ cấp đang tồn tại, có người hưởng cùng một lúc
nhiều phụ cấp. Phụ cấp đang chiếm tỷ lệ cao trong lương làm mất đi bản chất của
tiền lương. Nhiều trường hợp tiền lương của lãnh đạo cấp trên thấp hơn tiền lương

Nguyễn Thị Hồng Thúy – Báo cáo thưc tập 26


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

của lãnh đạo cấp dưới, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công
vụ như trường hợp của công chức Huỳnh Quang Trung – Phó phòng Phòng Cải
cách hành chính, có mức phụ cấp chức vụ là 0,3 và phụ cấp vượt khung là 8%; với
hai mức phụ cấp khác nhau của một công chức làm cho việc tính lương gây khó
khăn và không thể hiện rõ bậc lương của công chức Huỳnh Quang Trung so với
công chức Võ Hữu Tích – Trưởng phòng Cải cách hành chính với phụ cấp chức vụ
0,5.
2.3 Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan
- Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi thực hiện chính sách tiền lương theo quy định
của Chính phủ, lương của công chức được trích từ ngân sách nhà nước cho nên
không quyền độc lập hay quyết định thực hiện nâng lương cho các công chức tại
Sở.
- Mọi quyết định và các công tác thực hiện triển khai về chinh sách tiền lương
để khuyến khích các công chức tại Sở cũng không được độc lập mà phải phụ thuộc
và trình lên UBND tỉnh ký để phê duyệt cung cấp nguồn lực, kinh phí để thực hiện.
- Chính sách tiền lương của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi tuân theo và thực hiện
theo quy định của Chính phủ theo các Nghị định, Quyết định ban hành.
* Nguyên nhân chủ quan
- Tiền lương là vấn đề phức tạp, ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống xã
hội; còn tư tưởng bình quân, cào bằng; chưa có nghiên cứu toàn diện về tiền lương
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổ chức bộ máy còn
cồng kềnh, nhiều tầng nấc; đối tượng hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước
quá lớn và ngày càng tăng, nhất là biên chế viên chức trong các đơn vị sự nghiệp
công lập và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố
dẫn đến tổng quỹ lương và phụ cấp ngân sách nhà nước ngày càng lớn (khoảng
20% chi ngân sách nhà nước)
- Việc xác định vị trí việc làm còn chậm, chưa thực sự làm cơ sở để xác định
biên chế và trả lương. Nguồn kinh phí được giao tự chủ trong tổng chi ngân sách
nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa hợp lý, dẫn đến việc sử dụng các
khoản chi hoạt động hành chính để bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức, viên

Nguyễn Thị Hồng Thúy – Báo cáo thưc tập 27


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

chức khá lớn và trở thành phổ biến. Việc gắn điều chỉnh tiền lương với điều chỉnh
lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công, dẫn đến thay đổi lộ trình của từng
chính sách.
- Chưa phân định rõ mối quan hệ giữa quản lý nhà nước và quản trị doanh
nghiệp. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và việc phát huy vai trò của tổ chức
công đoàn còn nhiều hạn chế. Công tác hướng dẫn, tuyên truyền về chính sách tiền
lương chưa tốt, chưa tạo được đồng thuận cao.
3. Một số giải pháp và kiến nghị
3.1 Giải pháp
Trước yêu cầu thay đổi và cải cách tiền lương cho phù hợp, đáp ứng đầy đủ
cuộc sống của công chức, chúng ta cần phải có quan điểm đúng đắn và giải pháp
hợp lý với bối cảnh hiện đại hóa ngày nay:
Thứ nhất, xác định chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng
của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Tiền lương phải là thu nhập chính bảo
đảm đời sống cho công chức và gia đình họ.
Thứ hai, cải cách chính sách tiền lương phải bảo đảm tính tổng thể, hệ thống,
đồng bộ, kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục hiệu quả những hạn chế,
bất cập của chính sách tiền lương hiện hành; tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao
động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động là
cơ sở để tăng lương; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; có lộ trình phù hợp với điều
kiện phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực của đất nước.
Thứ ba, trả lương cho công chức theo vị trí việc làm, chức danh và chức vũ
lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước, bảo đảm tương quan hợp lý với
tiền lương trên thị trường lao động, thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng xứng
đáng, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, đạo
đức nghề nghiệp, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ
thống chính trị.
Thứ tư, quán triệt các chính sách và chủ trương cắt giảm biên chế và các vị trí
việc làm, nhân sự tại các cơ quan, đơn vị nhà nước để giảm tải số lượng người
hưởng lương từ ngân sách nhà nước, giúp cho nền hành chính có đội ngũ nhân sự
Nguyễn Thị Hồng Thúy – Báo cáo thưc tập 28
GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

chất lượng, không thừa người thiếu việc, giảm áp lực cho việc chi thường xuyên
của ngân sách nhà nước và hơn hết giúp việc cải cách chính sách tiền lương thực
hiện dễ dàng và thỏa đáng hơn.
3.2 Kiến nghị
a. Với Học viện Hành chính Quốc gia Cơ sở TP.HCM
- Học viện cần có cơ chế hỗ trợ sinh viên trong quá trình tìm kiếm cơ quan
thực tập, xin vào thực tập.
- Học viện cần tổ chức việc học lý thuyết gắn liền với thực tiễn, thay đổi
phương pháp giảng dạy và học để tạo ra một môi trường học tập năng động, phong
phú. Đồng thời tạo điều kiện để sinh viên gần gũi, linh hoạt xử lý các tình hướng,
kỹ năng mềm.
- Học viện cần đưa các môn học về phương pháp nghiên cứu khoa học vào
chương trình giảng dạy để sinh viên có điều kiện, khả năng hoàn thành tốt quy trình
thực tập của mình.
b. Với Bộ môn Tổ chức và quản lý Nhân sự
- Bộ môn cần định hướng hoạt động thực tập cũng như công tác báo cáo thực
tập từ khi mới phân chia chuyên ngành để sinh viên có điều kiện tìm hiểu, tích lũy
thông tin phù hợp.
- Trước khi sinh viên đi thực tập, Bộ môn cần triển khai nhiều bữa để chia sẽ
và tìm hiểu những thắc mắc, khó khăn của sinh viên theo từng thời điểm để có thể
giải quyết giúp sinh viên tự tin hơn và hiểu biết hơn trong quá trình thực tập.
c. Với Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi
Sau 02 tháng thực tập tại đây, thì em cảm nhận Sở Nội vụ Quảng Ngãi đã tạo
mọi điều kiện tối đa, giúp đỡ em trong suốt quá trình, để hoàn thành tốt quá trình
thực tập cũng như báo cáo thực tập. Ngoài mong muốn của bản thân sẽ được tiếp
cận, tham gia và được cống hiến nhiều hơn trong quá trình thực tập; hi vọng được
anh chị giao nhiều công việc hơn để có thêm nhiều học hỏi thì em không có ý kiến
về cơ quan Sở Nội vụ Quảng Ngãi nói chung và các anh chị Phòng Công chức,
viên chức nói riêng.
Nguyễn Thị Hồng Thúy – Báo cáo thưc tập 29
GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

KẾT LUẬN
Trải qua thời gian thực tập tại phòng CC,VC của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi;
em đã được làm quen cũng như được tìm hiểu môi trường HCNN với cách thức
làm việc thực tế tại cơ quan, nhận thấy đội ngũ công chức ở đây làm việc nghiêm
túc, tích cực, có trình độ chuyên môn phù hợp; mọi người đều vui vẻ, hòa đồng, tạo
mối quan hệ thân thiết, gắn bó, giúp đỡ nhau trong công việc đã giúp em học hỏi
được nhiều điều về cách làm việc và hành xử nơi công sở. Cùng với sự quan tâm,
dẫn dắt tận tình của GVHD cũng như sự chỉ bảo tận tâm của các thầy cô, anh chị
của phòng CC,VC nói riêng và Sở Nội vụ nói chung đã giúp đỡ em có cơ hội và
điều kiện được tìm hiểu, thực hiện những công việc tại cơ quan liên quan đến
chuyên ngành học, hoàn thành báo cáo thực tập và có được kỳ thực tập thành công.
Trong suốt quá trình thực tập, được tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu em đã đưa ra
một số vấn đề liên quan đến đề tài “Chính sách tiền lương tại Sở Nội vụ tỉnh Quảng
Ngãi”. Từ đó có thể nhận thấy “Chính sách tiền lương” là điều kiện cần và đủ để
thực hiện tại cơ quan, để triển khai các công tác khác trong cơ quan. Vậy nên,
Chính sách tiền lương là vấn đề quan trọng cần đánh giá và nhìn nhận sâu sắc để có
thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của Công chức tại cơ quan và đúng theo quy định của
nhà nước. Qua trên, em đánh giá công tác thực hiện các chính sách tiền lương tại
SNV tỉnh Quảng Ngãi đã được thực hiện nghiêm túc, song vẫn rất cần nâng cao
hiệu quả và thực hiện nhiều chương trình cải cách, hạn chế tối đa các nguyên nhân
làm ảnh hưởng đến quá trình quản lý cũng như thực hiện chính sách tiền lương tại
Sở, nhằm phát huy và củng cố đội ngũ nhân sự tại Sở, chất lượng và phát triển hơn
để thực hiện hoạt động công vụ có hiệu quả, tinh thần và trách nhiệm cao hơn.
Đồng thời, thực hiện chính sách tiền lương rõ ràng và đảm bảo đáp ứng nhu cầu
sống của công chức nơi đây, giúp công chức yên tâm thực hiện nhiệm vụ và cống
hiến hết mình cho Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và nền hành chính nước ta
nói chung.

Nguyễn Thị Hồng Thúy – Báo cáo thưc tập 30


GVHD: ThS. Hoàng Thị Thủy

Trên đây chỉ là sự đánh giá chủ quan mang tính cá nhân trong thời gian thực
tập ở cơ quan và dựa trên cơ sở những kiến thức đã học tập và nghiên cứu. Trong
quá trình thực hiện chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự
góp ý của quý Thầy, cô và Lãnh đạo phòng Công chức viên chức.

Nguyễn Thị Hồng Thúy – Báo cáo thưc tập 31

You might also like