You are on page 1of 12

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN


1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty vàng bạc đá quý Phú
Nhuận
1.1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận.
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ
NHUẬN
Tên tiếng Anh: Phu Nhuan Jewelry Joint Stock Company
Tên viết tắt: PNJ.,JSC
Địa chỉ: 170E Phan Đăng Lưu – Phường 3 – Quận Phú Nhuận – Thành phố Hồ
Chí Minh
Điện thoại: (84-28) 39951703 – Fax: (84-28) 39951702 – Email:
pnj@pnj.com.vn
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0300521758
Mã số thuế: 0300521758
Loại hình công ty: Công ty cổ phần
Người đại diện theo pháp luật: Bà Cao Thị Ngọc Dung – Chủ tịch HĐQT PNJ.
1.1.2 Mục đích thành lập công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận.
Sản xuất kinh doanh trang sức bằng vàng, bạc, đá quý, phụ kiện thời trang, quà
lưu niệm. Kinh doanh đồng hồ và mua bán vàng miếng
Dịch vụ kiểm định kim cương, đá quý, kim loại quý
Kinh doanh bất động sản
1.1.3 Vốn và điều lệ kinh doanh
Vốn điều lệ: 2.252.935.850.000 (Hai ngàn hai trăm năm mươi hai tỷ chín trăm
ba mươi lăm triệu tám trăm năm mươi ngàn đồng chẵn)
1.1.4 Quá trình thành lập công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận.
Được thành lập vào ngày 28/04/1988 với tên gọi Cửa hàng Kinh doanh Vàng
bạc Phú Nhuận (PNJ). Đến tháng 01/2004, PNJ đã được cổ phần hóa và trở
thành Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận. Năm 2009, cổ phiếu PNJ chính
thức niêm yết tại HOSE, PNJ là doanh nghiệp kim hoàn đầu tiên và duy nhất
niêm yết trên sàn chứng khoán cho đến nay.
Trải qua 33 năm hình thành và phát triển, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú
Nhuận (PNJ) đã không ngừng phát triển, trở thành một trong những nhà sản
xuất và bán lẻ trang sức lớn nhất Việt Nam với những nhãn hiệu nổi tiếng như
PNJ Silver, PNJ Gold, CAO FINE Jewelry và Jemma. Không những thế, PNJ
còn là đơn vị tiên phong trong việc xuất khẩu trang sức Việt Nam ra thị trường
quốc tế.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quy mô hoạt động của công ty.
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú
Nhuận.
Chức năng: Đưa ra nhiều sản phẩm với nhiều mẫu mã khác nhau phù hợp với
người tiêu dùng. Phát triển ngành trang sức Việt Nam ngày càng lớn mạnh hơn.
Đa dạng hoá các mặt hàng với những giá trị khác nhau.
Nhiệm vụ: Cung cấp những sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chất lượng. Các sản phẩm
được đưa ra thị trường phải được kiểm duyệt kĩ càng và không để xảy ra các
trường hợp hàng lỗi, kém chất lượng, hàng giả.
1.2.2 Quy mô hoạt động của công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận.
Hiện tại, PNJ Group có gần 7000 nhân viên với hệ thống bán sỉ, và gần 400 cửa
hàng bán lẻ trải rộng trên toàn quốc; Công ty PNJP có công suất sản xuất đạt
trên 4 triệu sản phẩm/năm, được đánh giá là một trong những nhà máy chế tác
nữ trang lớn nhất khu vực Châu Á với đội ngũ gần 1.500 nhân viên.
Trải qua 33 năm hình thành và phát triển, PNJ đã đạt đươc nhiều thành tựu đáng
kể: thuộc Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á Thái Bình Dương, Giải thưởng
Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương, Thương hiệu quốc gia, Top 100 Môi
trường làm việc tốt nhất Việt Nam, Môi trường làm việc tốt nhất châu Á,
Vietnam HR Awards 2020 …
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý và ngành kinh doanh của công ty cổ phần vàng
bạc đá quý Phú Nhuận.
1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý.
 Cơ cấu tổ chức quản lý
Ban lãnh đạo của công ty có những vị trí chủ chốt sau:
- Hội đồng quản trị:
Bà Cao Thị Ngọc Dung Chủ tịch HĐQT
Ông Nguyễn Vũ Phan Phó Chủ tịch HĐQT
Bà Nguyễn Thị Cúc Thành viên HĐQT
Bà Nguyễn Thị Ngọ Thành viên HĐQT
Ông Bùi Việt Thành viên HĐQT
- Ban Tổng giám đốc
Bà Cao Thị Ngọc Dung Tổng Giám đốc
Bà Nguyễn Thị Cúc Phó Tổng Giám đốc
Ông Nguyễn Vũ Phan Phó Tổng Giám đốc
Ông Lê Hữu Hạnh Phó Tổng Giám đốc
Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh Phó Tổng Giám đốc
- Các vị trí quan trọng khác
Bà Đặng Thị Lài Kế toán trưởng
Bà Trương Nguyễn Thiên Kim Trưởng BKS
Ông Trần Văn Dân Thành viên BKS
Ông Võ Như Tố Thành viên BKS
 Sơ đồ tổ chức
1.3.2 Ngành kinh doanh của công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận.
Hoạt động kinh doanh của PNJ tập trung vào các mảng chính sau:
(1) Kinh doanh vàng miếng: hoạt động kinh doanh truyền thống của PNJ nhưng
vì biên LNGthấp (trên dưới 1% qua trao đổi với doanh nghiệp) và chịu ảnh
hưởng từ sự biến động của giávàng cũng như quản lý chặt chẽ của nhà nước,
nên hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng tương đối nhiều. Do đó, kể từ năm
2015, công ty đã chuyển hướng tập trung sang mảng kinh doanh trang sức với
biên lợi nhuận cao.
(2) Kinh doanh trang sức: đây là hoạt động kinh doanh chủ đạo của PNJ, đóng
góp đến gần 80%vào tổng doanh thu của công ty đồng thời có biên LNG cao
nhất (gần 20%). Hiện công ty có 3 dòng trang sức chủ đạo, là trang sức vàng
(PNJ Gold Jewellery) – nhắm vào đối tượng khách hàng là nữ có độ tuổi từ 25-
45, có mức thu nhập và chi tiêu trung bình khá trở lên, trang sức bạc (PNJ
Silver) – khách hàng trẻ, độ tuổi từ 15-25 và yêu thích thời trang, thương hiệu
cao cấp CAO Fine Jewellery và thương hiệu cao cấp Jemma – nhắm vào những
khách hàng có thu nhập cao và một số lượng nhỏ là quà tặng cho khách hàng.
Ngoài ra PNJ còn kinh doanh phụ kiện thời trang, hàng tiêu dùng cao cấp và
dịch vụ kiểm định vàng và đá quý. PNJ thực hiện kinh doanh trang sức thông
qua ba kênh chính: bán lẻ, bán sỉ và xuất khẩu, trong đó bán lẻ vẫn là ngành
hàng chủ lực và đóng góp phần lớn vào doanh thu của công ty.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VÀNG
BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN GIAI ĐOẠN 2020 – 2021.
1. Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2020 – 2021
Bảng cân đối kế toán ( triệu đồng ) 2020 2021
Tài sản ngắn hạn 5.105.338 5.968.770
Tiền và tương đương tiền 475.944 562.823
Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 142
Các khoản phải thu 58.645 69.350
Hàng tồn kho 4.436.779 5.179.330
Tài sản ngắn hạn khác 133.850 157.125

Tài sản dài hạn 591.940 638.824


Các khoản phải thu dài hạn
Đầu tư tài chính dài hạn - -
Tài sản cố định 528.379 568.505
Tài sản dài hạn khác 63.561 70.319
Tổng tài sản 5.697.278 6.607.594

Nợ ngắn hạn 2.960.859 3.346.199


Vay ngắn hạn 1.974.106 2.169.547
Phải trả người bán 468.028 544.380
Quỹ khen thưởng phúc lợi 251.782 347.034
Nợ ngắn hạn khác 266.979 285.238
Nợ dài hạn 127.700 145.925
Vay dài hạn 117.687 134.874
Nợ dài hạn khác 10.013 11.051

Vốn chủ sở hữu 2.608.683 3.155.471


Lợi ích cổ đông thiểu số - -
Tổng nợ và tổng vốn chủ sở hữu 5.697.278 6.607.594

2. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty.
CHƯƠNG III: QUẢN LÍ SỰ TĂNG TRƯỞNG GIAI ĐOẠN 2017 – 2021 TẠI
CÔNG TY ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN PNJ
1. NHỮNG CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN SỰ TĂNG
TRƯỞNG:

Chỉ tiêu 2017 2019 2021


Doanh thu thuần 10976837 17000681 19547058
Lợi nhuận sau
724856 1193925 1029042
thuế
Tổng tài sản 4571300 8602964 10619017
Vốn chủ sở hữu 3028603 4577266 6012634
Tỷ lệ trả cổ tức 10% 20% 10%

25000000

20000000

15000000

10000000

5000000

0
Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

2017 2019 2021

Nhận xét:
- Đối với chỉ tiêu Doanh thuần trong giai đoạn 2017- 2021 có xu hướng tăng từ
10.976.837 triệu đồng tới 19.547.058 triệu đồng
- Chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn 2017-2019 có xu hướng tăng từ 724.856
lên tới 1.193.925 còn với giai đoạn sau 2019 - 2021 lại có xu hướng giảm nhẹ từ
1.193.925 xuống còn 1.029.042
- Tiếp đến chỉ tiêu Tổng tài sản trong giai đoạn 2017-2019 có xu hướng tăng xấp xỉ
gấp 2 lần từ 4.571.300 lên tới 8.602. 964 và vẫn tiếp tục tăng trong giai đoạn 2019-
2021 tới 10.619.017
- Cuối cùng với chỉ tiêu Vốn chủ sỡ hữu có xu hướng tăng từ năm 2019-2021 từ
3.028.603 lên đến 6.012.634.
3.2. NHỮNG NHÂN TỐ TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN TỐC ĐỘ TĂNG
TRƯỞNG BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP:

  2017 2019 2021


1. Tỷ lệ thu nhập giữ
lại 90,0% 80,0% 90,0%
2. Lợi nhuận ròng 0,06603 0,07022 0,05264
biên 5 8 4
2,40125 1,97614
3. Vòng quay tài sản 1 2 1,84076
3,04686 2,29714
4. Số nhân vốn chủ 9 2 2,02581

  2017 2019 2021


1. Tỷ lệ thu nhập
giữ lại 0,9 0,8 0,9
2. Lợi nhuận ròng 0,06603 0,07022 0,05264
biên 5 8 4
2,40125 1,97614
3. Vòng quay tài sản 1 2 1,84076
3,04686 2,29714
4. Số nhân vốn chủ 9 2 2,02581

2017 với 2019


3.5

2.5

1.5

0.5

0
1. Tỷ lệ thu nhập giữ lại 2. Lợi nhuận ròng biên 3. Vòng quay tài sản 4. Số nhân vốn chủ

2017 2019

Biểu đồ thể hiện các nhân tố tác động đến tốc độ tăng trưởng bền vững của CTCP
Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận trong giai đoạn 2017-2019
2019 với 2021
2.5

1.5

0.5

0
1. Tỷ lệ thu nhập giữ lại 2. Lợi nhuận ròng biên 3. Vòng quay tài sản 4. Số nhân vốn chủ

2019 2021

Biểu đồ thể hiện các nhân tố tác động đến tốc độ tăng trưởng bền vững của CTCP
Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận trong giai đoạn 2019-2021
Nhận xét:
- 2017 -2019 tỷ lệ lợi nhuận giữ lại của công ty giảm từ 90% - 80% thể hiện sự tốc độ
tăng trưởng thực tế của công ty cao hơn mức bền vững
- 2017 - 2019 số tiền chuyển thành lợi nhuận trên mỗi đồng doanh thu mà một công ty
thu được tăng từ 0,066 lên 0,702
- 2017 - 2019 giá trị doanh thu của công ty so với giá trị tài sản của công ty giảm từ
2,401 xuống 1,976
- 2017 - 2019 mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp
giảm từ 3,046 xuống 2,297
- 2019 - 2021 tỷ lệ lợi nhuận giữ lại của công ty tăng từ mức 80% - 90% thể hiện sự
tốc độ tăng trưởng thực tế của công ty nhỏ mức bền vững
- 2019 - 2021 số tiền chuyển thành lợi nhuận trên mỗi đồng doanh thu mà một công ty
thu được giảm từ 0,070 xuống 0,052
- 2019 - 2021 giá trị doanh thu của công ty so với giá trị tài sản của công ty tiếp tục
giảm từ 1,976 xuống 1,840
- 2019 - 2021 mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp
giảm từ 2,297 xuống 2,025
- Các số liệu ở giai đoạn 2017-2019 và 2019-2021 tăng giảm rõ rệt. Trong năm 2021
chịu tác động của dịch COVID-19, theo thống kê ta thấy biên lợi nhuận ròng (P), vòng
quay tổng tài sản (A), số nhân vốn chủ (To) của PNJ đều giảm.

3.3 ĐÁNH GIÁ TRẠNG THÁI TĂNG TRƯỞNG:


  2017 - 2019 2019 - 2021
g* 25,50% 17,67%
gtt 54,88% 14,98%
Sự tăng trưởng giai đoạn 2017 – 2019 Sự tăng trưởng giai đoạn 2019 - 2021
Nhận xét:
Giai đoạn 2017 - 2019: g* =25,5% < gtt=54,88% nên trạng thái tăng trưởng của HPG
giai đoạn này là tăng trưởng nhanh.
Giai đoạn 2019 - 2021: g*=17,67% > gtt =14,98% nên trạng thái tăng trưởng của
HPG giai đoạn này là giảm tăng trưởng.
3.4 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ BIỆN PHÁP CỦA CÔNG TY:
Môi trường tác động đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp
Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây cũng đánh dấu
những bước đổi thay của đời sống người dân khi nhu cầu sử dụng trang sức vàng bạc
tăng lên . Chúng trở nên phổ biến, bất kì ai có nhu cầu và đủ khả năng tài chính cũng
có thể sở hữu. Gắn liền với nhu cầu này của người tiêu dùng thì ngày càng xuất hiện
nhiều hơn các công ty chế tác và cung cấp các sản phẩm trang sức bằng vàng bạc hoặc
các hợp kim của vàng- một kim loại quý hiếm. Với loại trang sức này, người ta có thể
thay đổi mẫu mã, kiểu dáng hay giá cả và cách kết hợp chất liệu để cho ra đời các sản
phẩm khác nhau tạo nên sự đa dạng, phong phú và phát triển không ngừng của thị
trường này.
Theo báo cáo của Hội đồng vàng thế giới, nhu cầu vàng trang sức trên toàn thế giới
năm 2017 tăng trưởng 4% so với năm 2016 và đạt mức 2135.5 tấn. Trong đó, nhu cầu
ở thị trường Việt Nam tăng 7% so với năm 2016 và đạt mức 16,5 tấn, đặc biệt tăng
mạnh ở giai đoạn quý 4 năm 2017.
Những số liệu trên cho thấy, thị trường bán lẻ nói chung và thị trường bán lẻ trang
sức Việt Nam là một thị trường giàu tiềm năng và tiếp tục tăng trưởng mạnh trong
những năm sắp tới. Đặc biệt, lượng cầu trang sức vàng Việt Nam có mức tăng trưởng
cao hơn năm 2016 trong khi các nước khác trong khu vực đều giảm. Truyền thống lâu
đời hàng ngàn năm qua khiến người dân Việt Nam có "tình cảm" đặc biệt với vàng.
Vàng vừa là trang sức, vừa là kênh đầu tư giúp tích lũy tài sản, lại vừa là “của hồi
môn”.Thị trường quy mô rộng lớn nhưng lại chưa có một doanh nghiệp nào tại đây
đóng vai trò người dẫn đầu. Nếu tại thị trường vàng miếng, Nhà nước đã lựa chọn SJC
làm doanh nghiệp độc quyền thì trên thị trường vàng trang sức, vốn có biên lợi nhuận
tốt hơn nhiều, sân chơi vẫn rộng mở. Trong bối cảnh đó, PNJ trở thành doanh nghiệp
chớp thời cơ nhanh nhất khi liên tục mở ra hàng loạt điểm bán lẻ vàng trang sức, với
tham vọng lặp lại thành công mà Thế giới di động đã từng làm được với ngành bán lẻ
di động.
Cơn bão Covid-19 quét qua, không chừa bất kỳ một ai, PNJ cũng rơi vào tình thế
khá căng thẳng. Khi Việt Nam giãn cách xã hội, toàn ngành đều đi xuống. PNJ có 365
cửa hàng, buộc phải đóng cửa 320 điểm bán. Lần đầu tiên PNJ ghi nhận lỗ sau nhiều
năm. Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID 19 nhưng mảng bán lẻ trang sức
đã giúp PNJ hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2020 .
Năm 2020, PNJ đã mở mới 29 cửa hàng Gold (vàng), đóng 36 cửa hàng (đa số là
cửa hàng Silver : bạc) để tái cơ cấu cửa hàng mới và chi phí thuê tốt hơn. Điều này
giúp cho mảng bán lẻ của PNJ đóng góp tới gần 60% vào tổng doanh thu của công ty.
Do vậy, kết thúc năm 2020, dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, nhưng nhiều chỉ
tiêu kinh doanh cốt lõi của công ty vượt kế hoạch đề ra.
Hoạt động đầu tư :
PNJ đang sở hữu xí nghiệp chuyên sản xuất nữ trang lớn nhất Việt Nam trên
mặt bằng 3.500 m2 bao gồm 6 tầng với hơn 1.000 công nhân làm việc. Mỗi năm xí
nghiệp cung cấp 4 triệu sản phẩm. Toàn bộ máy móc sản xuất của PNJ đều sử dụng
công nghệ từ Italia và Đức, hai cường quốc trong ngành công nghiệp sản xuất nữ
trang. Một sản phẩm mới thiết kế được duyệt, chuyển qua xí nghiệp, chỉ trong một
buổi sáng sẽ có ngay qui trình sản xuất, thời gian cho mỗi công đoạn, chi phí hao hụt,
chi phí nhân công và…tổng chi phí.
Năng lực sản xuất vượt trội đảm bảo cung ứng cho hệ thống cửa hàng thương
hiệu PNJ trên toàn quốc mà theo định hướng đến 2020 sẽ đạt quy mô 500 cửa hàng,
đặc biệt là đủ công suất phục vụ cho các mục tiêu tham vọng như việc đưa sản phẩm
của PNJ vào 12.000 tiệm vàng trên cả nước. Bên cạnh, các máy móc công nghệ hiện
đại giúp bảo đảm về mặt số lượng, bên cạnh đó PNJ cũng đang sở hữu một “tài sản”
giúp bảo đảm về độ tinh xảo, tính thẩm mĩ của trang sức, đó là con người. Một sản
phẩm nữ trang tinh xảo được hình thành phải nhờ sự tinh tế của nhà thiết kế và sự
khéo léo của người thợ kim hoàn chế tác lên nó. Khâu thiết kế của PNJ hiện có đội
ngũ hơn 50 nhà thiết kế chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản trong đó giám đốc sáng
tạo hiện tại của PNJ bà Võ Ngọc Thùy Anh là một tên tuổi nổi tiếng trong giới thiết kế
thời trang, Top 3 nhà thiết kế phong cách của năm 2017 do Elle bình chọn. Ở PNJ
hiện có hơn 1000 thợ kim hoàn là những người mà PNJ tích lũy chiêu mộ về và cũng
có nhiều người là các thợ được chính PNJ mở lớp đào tạo và tuyển chọn ròng rã trong
nhiều năm. Thời điểm 2014 PNJ đã sở hữu 70% của nhóm Nghệ nhân kim hoàn trên
toàn quốc.
Năm 2021, PNJ lên kế hoạch phát triển chuỗi cung ứng tự chủ, hướng đến
dòng sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, mở rộng mạng lưới bán lẻ. Song song,
Công ty cũng tiếp tục tái cơ cấu hàng tồn kho, tối ưu hóa giá thành… Ban lãnh đạo
PNJ cũng xác định tầm nhìn mới là trở thành công ty hàng đầu châu Á về chế tác
trang sức và bán lẻ sản phẩm, tôn vinh vẻ đẹp, vươn tầm thế giới.
Chính sách cổ tức của doanh nghiệp:
Năm 2019 phát hành 55,6 triệu cổ phiếu thưởng để tăng vốn điều lệ hơn 33%,
phát hành cổ phiếu ESOP, định hướng chiến lược phát triển.
Nhằm chia sẻ thành quả mà PNJ đã tạo ra trong năm qua cho các cổ đông, trong
đại hội đồng cổ đông lần này, PNJ đã thông qua phương án phát hành dự kiến hơn
55,6 triệu cổ phiếu thưởng, tỷ lệ thực hiện 3:1, nguồn phát hành từ lợi nhuận chưa
phân phối tại thời điểm 31/12/2018. Vốn điều lệ dự kiến sau phát hành là hơn 2.226,7
tỷ đồng, tương ứng tăng hơn 33%. Đại hội cũng thông qua phương án phát hành hơn
2,2 triệu cổ phiếu ESOP với giá phát hành 20.000 đồng cho các lãnh đạo và quản lý
chủ chốt PNJ và các công ty con nhằm ghi nhận những đóng góp vượt bậc tạo nên
thành công trong năm 2018, tạo động lực hướng đến mục tiêu cao hơn.
Theo tài liệu được công bố, năm 2020, PNJ sẽ chia cổ tức 20% bằng tiền mặt
thay vì con số 18% đã được ĐHCĐ thường niên năm 2020 thông qua. Đến thời điểm
này, Công ty đã thực hiện 2 đợt tạm ứng cổ tức năm 2020 với tỷ lệ 14%, do vậy cổ
đông còn một đợt nhận cổ tức nữa với tỷ lệ 6%.
Năm 2021, Công ty đặt mục tiêu doanh thu hơn 21.000 tỷ đồng, tăng 20%, lợi
nhuận trước thuế đạt 1.532 tỷ đồng, tăng 14% và lợi nhuận sau thuế gần 1.230 tỷ
đồng, tăng 15% so với thực hiện năm 2020. Cổ tức năm 2021 dự kiến ở mức 20%.
Bên cạnh đó, năm 2021, Công ty dự kiến triển khai phát hành cổ phiếu theo chương
trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) với tỷ lệ 1,5% lượng cổ phiếu đang lưu
hành. Tổng khối lượng phát hành là hơn 3,4 triệu cổ phiếu. Lô cổ phiếu này bị hạn chế
chuyển nhượng 100% trong năm đầu tiên, 70% bị hạn chế trong 2 năm và 40% hạn
chế trong 3 năm.
Năm 2021 với lượng cổ phần dự kiến phát hành tối đa là 15 triệu cổ phần (tương
đương 6,6% tổng số lượng cổ phần lưu hành). Mức giá chào bán không thấp hơn bình
quân giá đóng cửa 60 ngày giao dịch liên tiếp trước thời điểm phát hành cổ phiếu PNJ
trên sàn giao dịch HSX. Thời gian phát hành là năm 2021, sau khi được UBCKNN
chấp thuận.
Theo ban lãnh đạo công ty, việc chào bán cổ phần phổ thông là cần thiết để giúp
công ty tăng năng lực sản xuất, cụ thể là mở rộng nhà máy sản xuất tại Công ty MTV
Chế tác và kinh doanh trang sức PNJ nhằm gia tăng công suất sản xuất, phục vụ cho
mảng bán lẻ, thúc đẩy chuyển đổi số, mở rộng thị trường trang sức…
Kết thúc phiên giao dịch sáng nay (9/4/2021), cổ phiếu PNJ đang được giao dịch
ở mức 90,400 đồng/cp. Ước tính, với thị giá này, nếu chào bán riêng lẻ 15 triệu cổ
phiếu thành công, PNJ sẽ thu về hơn 1.350 tỷ đồng. Trong vòng nửa năm qua, thị giá
cổ phiếu PNJ đã tăng gần 45%, đưa giá trị vốn hóa doanh nghiệp vượt mốc 20.5 ngàn
tỷ đồng.

You might also like