You are on page 1of 2

BÁO CÁO PHÂN TÍCH NHANH

Ngành: Thực phẩm và đồ uống Ngày 29/03/2022

CTCP Sữa Việt Nam (Mã cổ phiếu: VNM)

Phân tích cơ bản


VNM là công ty sữa lớn nhất Việt Nam với thị phần khoảng 55% toàn ngành. Tính
đến cuối năm 2021, VNM sở hữu 12 trang trại chuẩn GLOBAL G.A.P với tổng đàn hơn
Thông tin cổ phần:
160.000 con, đưa VNM trở thành đơn vị tiên phong trong ngành chăn nuôi bò sữa.
Sàn giao dịch: HOSE VNM hiện quản lý vận hành 13 nhà máy sữa đạt chứng nhận FSSC 22000. VNM đã
phát triển hệ thống phân phối rộng khắp cả nước với gần 250.000 điểm bán lẻ. Sản
Giá thị trường (VND): 73,400 phẩm của VNM được xuất khẩu trực tiếp đến 57 quốc gia trên thế giới. Với triển vọng
Giá 52 tuần: 73.400 - 98.100 kinh doanh dài hạn của VNM, chúng tôi đưa ra đánh giá KHẢ QUAN đối với cơ hội
EPS (VND): 5,040 đầu tư cổ phiếu VNM, với mức định giá hợp lý là 91.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn
24% so với giá thị trường.
P/E: 14.56
Giá trị sổ sách (VND): 17,154 Điểm nhấn đầu tư:
P/B: 4.28
KLGD bình quân 10 ngày: 2,416,470 • Dịch Covid-19 ít nhiều ảnh hưởng đến VNM. Năm 2021, doanh thu của VNM đạt 60,9 nghìn tỷ
đồng, tăng 2,2% so với năm trước. LNST công ty mẹ đạt 10,5 nghìn tỷ đồng, giảm 5,1% so với
KLCP đang lưu hành: 2,089,955,445 năm trước, hoàn thành 95% kế hoạch năm, chủ yếu do doanh thu tăng trưởng chậm hơn và biên
lợi nhuận giảm bởi giá sữa nguyên vật liệu tăng.
Vốn hóa (Tỷ đồng): 153,402.73
• Kế hoạch lợi nhuận trưởng trung bình 7,5%/năm trong giai đoạn 2022-2026. VNM kỳ vọng
Nguồn: VNM, Aseansc tổng hợp đạt quy mô doanh thu 86.200 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 16.000 tỷ đồng, tương ứng mức tăng
trưởng doanh thu và lợi nhuận trước thuế trung bình lần lượt là 7,7%/năm và 7,5%/năm trong giai
Giá cổ phiếu VNM trong vòng 1 năm đoạn 2022-2026.

• Động lực tăng trưởng đến từ:

(1) VNM duy trì vị trí quán quân trong ngành sữa với thị phần 55%. Nhờ tổ chức quản lý tốt
hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng hàng hoá, VNM đã tăng thêm 0,9% thị phần trong năm
2021 khi hoạt động kinh doanh của các đối thủ bị gián đoạn bởi dịch. Năm 2022, VNM đặt mục
tiêu tăng thị phần thêm 0,5% lên mức 56% toàn ngành.

(2) VNM khởi động các trang trại bò sữa mới: (i) trang trại bò tại Quảng Ngãi (quy mô 4.000
con) đã đi vào hoạt động; (ii) trang trại tại Lào (quy mô 8.000 con) dự kiến cho ra sản phẩm vào
năm 2023; (iii) trang trại Mộc Châu (quy mô 4.000 con) đã khởi công xây dựng; và (iv) trang trại bò
tại Cần Thơ (quy mô 8.000 con) đang trong quá trình làm thủ tục xin cấp phép. Việc đầu tư phát
triển trang trại cho phép VNM chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, giảm thiểu rủi ro giá sữa
nguyên liệu khi biến động cao.

(3) Nhà máy sữa Hưng Yên sẽ là động lực tăng trưởng kể từ năm 2024. VNM đã được chấp
thuận chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy sữa tại Hưng Yên với tổng vốn đầu tư 4.600 tỷ đồng
Nguồn: CafeF, Aseansc tổng hợp
và tổng công suất thiết kế ước tính khoảng 400 triệu L/năm. Đây sẽ là nhà máy sữa lớn nhất miền
Bắc của VNM và được định hướng trở thành một siêu nhà máy sữa quy mô lớn tại Việt Nam và
Đông Nam Á. Nhà máy dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2024 và sẽ đóng góp khoảng 15-20% vào
doanh thu của VNM.

(4) VNM tập trung chiến lược phát triển chuỗi cửa hàng flagship “Giấc mơ sữa Việt”. VNM
dự kiến mở thêm 120 cửa hàng vào năm 2022, nâng tổng số cửa hàng lên 700 cửa hàng. Các
cửa hàng “Giấc mơ sữa Việt” không chỉ bán sản phẩm của VNM mà còn bán sản phẩm của các
công ty thành viên và các sản phẩm uy tín khác tại thị trường.

(5) Sản xuất thịt bò được xem là mảng tiềm năng nhất để thúc đẩy VNM đạt mục tiêu tăng
trưởng trong 5 năm tới. VLC và Sojitz đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) đầu tư 500 triệu USD vào
dự án thịt bò tại Vĩnh Phúc. Giai đoạn đầu ước tính đi vào hoạt động trong 2023, với doanh thu
ước tính đạt 2,5-3 nghìn tỷ đồng sau 5 năm. VNM hướng tới thị trường thịt bò cao cấp có thương
hiệu, đây là thị trường chủ yếu là sản phẩm nhập khẩu.

(6) Liên doanh Vibev giữa Vinamilk và Kido đã cho ra mắt sản phẩm đầu tiên "Oh Fresh" bao
gồm sữa đậu xanh tươi và sữa bắp tươi, tìm kiếm những cơ hội tăng trưởng từ những ngành hàng
mới là thức uống tươi với các thế mạnh sẵn có. Liên doanh tại Philippines cũng nhận được các
đánh giá khả quan, khi khai thác tốt tiềm năng từ thị trường lớn nhất nhì khu vực này.

(7) Tình hình tài chính lành mạnh. VNM có bảng cân đối tài chính lành mạnh với chỉ số ROE
vượt trội là 41,6%-31,4% trong giai đoạn 2018-2022. VNM luôn duy trì vị trí dẫn đầu trong top các
doanh nghiệp có sức khỏe tài chính hàng đầu với biên LN ròng ấn tượng 17-18%, lượng tiền mặt
lớn với 23.374 tỷ đồng bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn.

(8) VNM có mức lợi suất cổ tức ổn định và khá cao, khoảng 4-5%/năm. Năm 2022, VNM dự
kiến trả cổ tức tối thiểu 50%, và đã ứng trước 29% tiền mặt.

(9) Dự báo sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát hoàn toàn trong vòng 1 đến 2 năm tới thì
triển vọng ngành Thực phẩm và đồ uống sẽ KHẢ QUAN hơn, nhờ: (i) Nhu cầu hồi phục nhờ
mở cửa trở lại; (ii) Giá nguyên liệu có thể ổn định khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát; và (iii)
Kênh thương mại hiện đại đang chiếm 10%-15% doanh thu F&B duy trì đà tăng trưởng mạnh.

Asean Securities Trang 1


BÁO CÁO PHÂN TÍCH NHANH

Mã cổ phiếu: VNM Ngày 29/03/2022

Giới thiệu:

• Năm 1976: VNM, tiền thân là Công ty Sữa - Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng Cục thực phẩm, được thành lập.

• Năm 2003: Chính thức chuyển đổi và hoạt động dưới hình thức CTCP với tên gọi là CTCP Sữa Việt Nam.

• Ngày 19/01/2006: Ngày giao dịch đầu tiên trên sàn HOSE với giá tham chiếu là 42.000 đồng/cổ phiếu.

Hoạt động kinh doanh:

Tăng trưởng
Tăng trưởng so Kế hoạch năm
Chỉ tiêu 2020 so với cùng kỳ 2021 % kế hoạch
với cùng kỳ (%) 2021
(%)
Vốn điều lệ 20,900 20,900
Vốn chủ sở hữu 33,647 35,850
Doanh thu 59,636.3 5.9% 60,919.2 2.2% 62,160 98%
LNST cty mẹ 11,098.9 4.9% 10,532.5 -5.1% 11,120 95%

LNST chưa phân


6,909.7 7,594.3
phối

Lịch sử trả cổ tức:

Năm 2016 2017 2018 2019 2020 2021 (*)


60% tiền 45% tiền 41% tiền
Tối thiểu 50%,
Cổ tức mặt; 20% 50% tiền mặt; 20% 45% tiền mặt; 20% cổ
đã ứng trước
VNM cổ phiếu mặt cổ phiếu mặt phiếu
29% tiền mặt
thưởng thưởng thưởng
(*) Kế hoạch

Nguồn: VNM, Aseansc tổng hợp

Cơ cấu cổ đông:

Cơ cấu sở hữu Danh sách cổ đông


Sở hữu Tỷ lệ Cổ đông Số lượng cổ phiếu nắm giữ Tỷ lệ sở hữu
Sở hữu nhà nước 36.00% TCT Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà
752,476,602 36.00%
Sở hữu nước ngoài 54.23% nước

Sở hữu khác 9.77% F&N Dairy Investments Pte Ltd 369,752,859 17.69%
Platinum Victory Pte Ltd 221,856,553 10.62%

Cơ cấu cổ đông Khác 745,869,431 35.69%

35.69%
36.00%

• Cơ cấu cổ đông. Cổ đông lớn nhất của VNM là TCT Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà
nước (SCIC), nắm 752.476.602 cổ phiếu (36,00% vốn). Tiếp đến là F&N Dairy
Investments Pte Ltd, nắm 369.752.859 cổ phiếu (17,69% vốn) và Platinum Victory Pte
Ltd, nắm 221.856.553 cổ phiếu (10,62% vốn). Còn lại là các cổ đông khác nắm
745.869.431 cổ phiếu (35,69% vốn).

• Khối ngoại đang nắm giữ 1.133.382.838 cổ phiếu, tương ứng 54,23% vốn tại
VNM.
10.62%
17.69%
SCIC • Thoái vốn nhà nước được xem là động lực tăng giá cổ phiếu trong vòng 1-2
năm tới.
F&N Dairy Investments
Platinum Victory
Khác

Asean Securities Trang 2

You might also like