You are on page 1of 2

ÔN TẬP THI HỌC KÌ II NĂM 2022-SINH 12

Câu 1: a,Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới:
b.Những phát biểu nào sau đây đúng khi nói về cách li địa lí
1-Cách li địa lí không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới
2-Hay xảy ra với loài phát tán mạnh, đặc biệt động vật
3-Cách li địa lí chỉ góp phần làm phân hóa vốn gen giữa các quần thể, còn nguyên nhân trực tiếp làm phân
hóa vốn gen là các nhân tố tiến hóa
4-Quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí hay xảy ra 1 cách chậm chạp, qua nhiều giai đoạn trung gian
chuyển tiếp
Câu 2: Kể tên các con đường hình thành loài:
Câu 3: Con đường hình thành loài nào không gắn liền với các nhân tố tiến hoá?
Câu 4: Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí (hình thành loài khác khu vực địa lí), nhân tố
trực tiếp gây ra sự phân hoá vốn gen của quần thể gốc là
A. cách li địa lí. B. CLTN. C. tập quán hoạt động. D. cách li sinh thái.
Câu 5: Loài cỏ Spartina có bộ nhiễm sắc thể 2n=120 được xác định gồm bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc
châu Âu 2n= 50 và bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Mĩ 2n= 70. Loài cỏ Spartina được hình thành bằng
con đường ?
Câu 6: Hiện nay, người ta giả thiết rằng trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, phân tử tự nhân đôi
xuất hiện đầu tiên có thể là
A. lipit. B. ADN. C. prôtêin. D. ARN.
Câu 7: Kể tên các giai đoạn hình thành nên sự sống (kể theo thứ tự):
Câu 8: - Giai đoạn hình thành nên các hợp chất hữu cơ thuộc tiến hoá................
-Giai đoạn hình thành nên TB sống đầu tiên thuộc giai đoạn.............................
-Giai đoạn Giai đoạn tiến hoá hình thành SV như ngày nay thuộc giai đoạn.....................
Câu 9: Kể tên các đại địa chất (theo thứ tự từ trước đến sau):
Câu 10: Kể tên các nhân tố sinh thái:
Câu 11: Lấy vd về nhân tố ST vô sinh:
Lấy vd về nhân tố ST hữu sinh:
Câu 12: Kể tên các loại môi trường sống:
Câu 13: Thế nào là giới hạn ST?
Thế nào là khoảng chống chịu?
Thế nào là khoảng thuận lơi?
Giới hạn ST, khoảng chống chịu, khoảng thuận lợi của các loài khác nhau có giống nhau không?
Câu 14: Thế nào là ổ sinh thái?
Ổ ST và nơi ở có giống nhau không?
Ổ ST của các loài khác nhau có giống nhau không?
Câu 15: Người ta chia thực vật thành các nhóm cây:
Câu 16:Ánh sáng giúp ích gì cho động vật:
Cau 17: Nêu qui tắc về kích thước cơ thể
Câu 18: Nêu qui tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi ... của cơ thể:
Câu 19: Thế nào là QT?
Nêu vài vd về quần thể
Câu 20: Trong quần thể, có 2 mối quan hệ giữa các SV, đó là:
Câu 21: Kể các đặc trưng cơ bản của quần thể: ....................................................................................
.............................................................................................................................................................
Câu 22: Các đặc trưng của quần thể có thay đổi không?
Câu 23: Kể tên 3 loại nhóm tuổi?
Đặc điểm của từng loại nhóm tuổi?
Kể tên 3 loại tuổi?
Câu 24: Kể tên 2 loại biến động số lượng cá thể của quần thể?
Mỗi loại lấy vài vd
Câu 25: Kể tên 2 nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể:
Nhân tố gây biến động số lượng cá thể nào được gọi là nhân tố phụ thuộc mật độ?
Nhân tố gây biến động số lượng cá thể nào được gọi là nhân tố không phụ thuộc mật độ?
Câu 26: Thế nào là quần xã SV?
Câu 27: Kể các đặc trưng cơ bản của quần xã:
Câu 28: Quần thể và quần xã có chung đặc trưng gì?
Câu 29: Tại sao các cá thể trong quần xã cần phân bố trong không gian?
Câu 30: Chỉ TV mới cần có sự phân bố trong không gian quần xã. Đúng hay sai?
Câu 31: Kể các mối quan hệ trong quần xã. Mỗi mối quan hệ cho ví dụ.
Câu 32: Thế nào là hiện tượng khống chế sinh học?
Câu 33. Nêu ứng dụng của hiện tượng khống chế sinh học.
Câu 34:Muốn trong 1 ao nuôi được nhiều loài cá và cho năng suất cao, chúng ta cần chọn nuôi các loài cá như
thế nào?
Câu 35: Thế nào là diễn thế sinh thái? Có mấy loại diễn thế sinh thái?
Câu 36: Em hãy điền vào bảng
Diễn thế nguyên sinh Diễn thế thứ sinh
Khởi đầu từ môi trường:
Kết quả hình thành nên quần xã:
Câu 37: Nêu các nguyên nhân của diễn thế sinh thái?
Câu 38: Nghiên cứu diễn thế sinh thái để làm gì?
Câu 39: Hệ sinh thái là gì?
Câu 40: Kể các thành phần của hệ sinh thái:
Câu 41: Kể các kiểu hệ sinh thái trên trái đất:
Câu 42: So sánh hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo
Câu 43: Chuỗi thức ăn là gì?
Câu 44: Quan hệ giữa các loài trong 1 chuỗi thức ăn là mối quan hệ:
Câu 45: Có mấy loại chuỗi thức ăn? Mỗi loại cho 1 ví dụ
Câu 46:Thế nào là lưới thức ăn?
Câu 47: Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng....
Câu 48: Bậc dinh dưỡng là gì?
Câu 49: Cho chuỗi thức ăn: NgôsâuNhái rắn
-Sinh vật sản xuất là:
-Sinh vật tiêu thụ bâc 1 là:
- Sinh vật tiêu thụ bâc 3 là:
-Bậc dinh dưỡng cấp 1 là:
-Bậc dinh dưỡng cấp 3 là:
Câu 50: Kể tên các loại tháp sinh thái:
Câu 51: Trong các loại tháp sinh thái, loại tháp nào luôn có dạng chuẩn (đáy to đỉnh nhỏ)?
Câu 52: Xét chu trình sinh địa hoá cacbon và nito. Điền vào bảng sau
Đi vào cơ thể SV dưới dạng Đi ra khỏi cơ thể SV dưới dạng
Cacbon

Nito

Chúc các em thi tốt – Cô Kim Dung .

You might also like