You are on page 1of 2

ĐỀ ÔN TẬP 2023 (5)

Câu 1 (4,0 điểm)


Hai vật M1 và M2 có khối lượng lần lượt là m 1 và
m2 được nối với nhau bằng một sợi dây mảnh, nhẹ, không
dãn vắt qua ròng rọc nhẹ; M1 đặt trên mặt bàn nằm ngang M1
nhẵn; M2 treo thẳng đứng (Hình 1). Tại thời điểm ban
đầu, giữ các vật đứng yên ở vị trí sao cho dây nối M 1 hợp
M2
với phương ngang một góc  = 300. Sau đó, buông nhẹ
cho các vật bắt đầu chuyển động. Biết m2 = 2m1; mặt Hình 1
phẳng ngang đủ dài. Tính gia tốc của các vật tại thời điểm
vật M1 bắt đầu rời khỏi mặt bàn và xác định góc  khi đó.

Câu 2 (4,0 điểm)


Một mol khí lý tưởng đơn nguyên tử thực
hiện một chu trình khép kín như Hình 2. Trong
đó: 1 - 2 là quá trình đẳng nhiệt; 2 - 3 là quá
trình đẳng áp; 3 - 4 là quá trình biến đổi theo
quy luật ; 4 - 1 là quá trình đẳng
tích. Cho biết: và nhiệt độ nhỏ
nhất của chu trình là 300K; R = 8,31J/mol.K.
a) Tính các nhiệt độ và ứng với các
trạng thái 3 và 4.
b) Chứng minh rằng quá trình 3 - 4 nhiệt Hình 2
độ khí luôn giảm.
c) Tính hiệu suất của chu trình.

Câu 3 (4,0 điểm)


Người ta đưa một tấm điện môi có hằng số
điện môi , khối lượng M vào bên trong một tụ điện U
phẳng không khí có điện dung C và hai bản tụ hình
chữ nhật (Hình 3). Tấm điện môi có thể trượt không
ma sát. Tụ điện được nối với nguồn điện một chiều h
U. Vào thời điểm nào đó, một viên đạn có khối Hình 3
lượng m, vận tốc lao vào tấm điện môi và mắc
vào trong đó. Chiều dài bản tụ điện theo chiều chuyển động của viên đạn là h, còn
kích thước của viên đạn có thể bỏ qua. Vận tốc ban đầu của viên đạn phải có giá trị
nhỏ nhất bằng bao nhiêu để nó có thể đánh bật tấm điện môi ra khỏi tụ điện và tìm
thời gian để tấm điện môi ra khỏi tụ điện?

Câu 4 (4,0 điểm)


Người ta đánh dấu một điểm trên mặt ngoài của một hình trụ thủy tinh. Nếu
quan sát hình trụ từ khoảng cách lớn (lớn hơn rất nhiều bán kính hình trụ) thì thấy
Trang 1/2
được ảnh của điểm đánh dấu nằm trên trục đối xứng của hình trụ và khi đó còn thấy rõ
hai ảnh nữa của nó: một ảnh nhìn thấy ở một phía của trục đối xứng, ảnh kia ở phía
ngược lại. Nếu như xoay hình trụ quanh trục đối xứng của nó thì vào một thời điềm
nhất định, hai ảnh chập vào nhau rồi biến mất, ảnh thứ ba còn lại. Nếu như tiếp tục
quay hình trụ đến thời điểm khi góc xoay so với vị trí ban đầu là 15 0 thì biến mất cả
ảnh thứ ba, sao cho ngay cả khi đánh dấu to lên cũng không thể nhìn thấy. Tìm chiết
suất của thủy tinh.

Câu 5 (4,0 điểm)


Một dây kim loại đồng chất được uốn thành hình y
parabol và đặt cố định trên mặt phẳng nằm ngang cách điện.
Một từ trường đều, thẳng đứng tồn tại trong vùng không
gian chứa dây kim loại parabol. Một thanh dẫn thẳng (Hình 4)
tại thời điểm t = 0 đang ở đỉnh parabol và trượt với vận tốc
không đổi dọc theo parabol sao cho nó luôn vuông góc với
trục đối xứng của parabol. Phương trình của parabol có dạng
y = kx2, trong đó k là một hằng số. Giả thiết thanh dẫn luôn
x
tiếp xúc với dây parabol trong quá trình chuyển động và dây
O
parabol không có điện trở.
a) Tìm biểu thức của suất điện động cảm ứng trên Hình 4
thanh dẫn như một hàm số của thời gian t?
b) Giả sử thanh dẫn có điện trở  trên một đơn vị dài. Hãy xác định cường độ
dòng điện trong thanh dẫn?
c) Tìm công suất cần cung cấp cho thanh dẫn để nó chuyển động đều với vận
tốc v như vậy.

----------------------Hết-----------------------

Trang 2/2

You might also like