You are on page 1of 17

CODE DE DEONTOLOGIE DES PSYCHOLOGUES de mars 1996, révisé en février

2012.

PRINCIPES GENERAUX
BỘ QUY TẮC ĐẠO ĐỨC HÀNH NGHỀ CỦA TÂM LÝ GIA
tháng 3 năm 1996, sửa đổi tháng hai năm 2012.
NGUYÊN TẮC CHUNG
La complexité des situations psychologiques s'oppose à l’application automatique de
règles. Le respect des règles du présent Code de Déontologie repose sur une réflexion
éthique et une capacité de discernement, dans l'observance des grands principes
suivants :
Sự phức tạp của các tình huống tâm lý đối nghịch với việc áp dụng các quy tắc một
cách tự động. Việc tôn trọng các quy định của Bộ qui tắc đạo đức hiện hành này dựa
trên sự phản ánh đạo đức và khả năng suy xét, trong sự tuân thủ các nguyên tắc chủ
yếu sau đây:
Principe 1 : Respect des droits de la personne
Nguyên tắc 1: Tôn trọng quyền của cá nhân
Le psychologue réfère son exercice aux principes édictés par les législations nationale,
européenne et internationale sur le respect des droits fondamentaux des personnes, et
spécialement de leur dignité, de leur liberté et de leur protection. Il s'attache à respecter
l'autonomie d'autrui et en particulier ses possibilités d'information, sa liberté de
jugement et
de décision. Il favorise l'accès direct et libre de toute personne au psychologue de son
choix. Il n’intervient qu’avec le consentement libre et éclairé des personnes
concernées. Il préserve la vie privée et l'intimité des personnes en garantissant le
respect du secret professionnel. Il respecte le principe fondamental que nul n'est tenu
de révéler quoi que ce soit sur lui-même.
Tâm lý gia (TLG) tham chiếu công việc của mình với các nguyên tắc quy định của luật
pháp quốc gia, châu Âu và quốc tế dựa trên sự tôn trọng các quyền cơ bản của con
người, đặc biệt là nhân phẩm, sự tự do và sự bảo vệ của họ. TLG hướng vào việc tôn
trọng quyền tự chủ của người khác và đặc biệt khả năng biết thông tin, sự tự do phán
xét và quyết định của họ. TLG tạo điều kiện thuận lợi cho họ tiếp cận trực tiếp và tự
do với TLG mà họ chọn . TLG chỉ can thiệp với sự đồng ý tự nguyện và sáng suốt của
những người có liên quan. TLG giữ gìn đời sống riêng tư và sự thầm kín cá nhân
bằng cách đảm bảo sự tôn trọng bí mật nghề nghiệp. TLG tôn trọng nguyên tắc cơ bản
là không ai được tiết lộ bất cứ điều gì về bản thân của người đó.
Principe 2 : Compétence
Nguyên tắc 2: Khả năng
Le psychologue tient sa compétence :

- de connaissances théoriques et méthodologiques acquises dans les conditions définies


par la loi relative à l’usage professionnel du titre de psychologue;

- de la réactualisation régulière de ses connaissances;de sa formation à discerner son


implication personnelle dans la compréhension d’autrui. Chaque psychologue est
garant de ses qualifications particulières. Il définit ses limites propres compte tenu de
sa formation et de son expérience. Il est de sa responsabilité éthique de refuser toute
intervention lorsqu'il sait ne pas avoir les compétences requises. Quel que soit le
contexte de son intervention et les éventuelles pressions subies, il fait preuve de
prudence, mesure, discernement et impartialité.

TLG nắm vững khả năng của mình:

- về kiến thức lý thuyết và phương pháp đã đạt được trong điều kiện quy định của điều
luật liên quan đến việc thực hành chuyên môn với chức danh TLG
- cập nhật thường xuyên về kiến thức, về đào tạo để phân định được sự liên quan của
bản thân trong sự hiểu biết về người khác. Mỗi TLG phải đảm bảo các kỹ năng đặc
biệt của mình. TLG xác định giới hạn riêng của mình trên cơ sở đào tạo và kinh
nghiệm cá nhân. TLG với trách nhiệm đạo đức phải biết từ chối can thiệp khi biết
mình không đủ khả năng . Dù trong bối cảnh can thiệp nào của TLG và chịu bất kỳ áp
lực nào, TLG phải chứng tỏ sự thận trọng, cân nhắc, suy xét và công minh.

Principe 3 : Responsabilité́ et autonomie


Nguyên tắc 3: Trách nhiệm và tính tự chủ
Outre ses responsabilités civiles et pénales, le psychologue a une responsabilité
professionnelle. Dans le cadre de sa compétence professionnelle, le psychologue
décide et répond personnellement du choix et de l'application des méthodes et
techniques qu'il conçoit et met en œuvre et des avis qu’il formule. Il peut remplir
différentes missions et fonctions : il est de sa responsabilité́ de les distinguer et de les
faire distinguer.
Ngoài trách nhiệm dân sự và hình sự của mình, TLG còn có trách nhiệm nghề nghiệp.
Trong khuôn khổ năng lực chuyên môn của mình, TLG quyết định và chịu trách nhiệm
cá nhân về việc lựa chọn và áp dụng các phương pháp, kỹ thuật mà mình dự kiến và
thực hiện và cũng chịu trách nhiệm về những ý kiến mình nêu ra. TLG có thể thực hiện
những nhiệm vụ và chức năng khác nhau: TLG phải có trách nhiệm phân biệt chúng
và giúp người khác phân biệt chúng.

Principe 4 : Rigueur
Nguyên tắc 4: Sự nghiêm khắc
Les modes d'intervention choisis par le psychologue doivent pouvoir faire l'objet d'une
explicitation raisonnée et d’une argumentation contradictoire de leurs fondements
théoriques et de leur construction. Le psychologue est conscient des nécessaires limites
de son travail.
Các phương thức can thiệp được TLG lựa chọn phải có thể được giải thích hợp lý và
lập luận đối kháng dựa trên nền tảng lý thuyết và cơ cấu của chúng. TLG nhận thức
được những giới hạn cần thiết của công việc mình làm.

Principe 5 : Intégrité et probité


Nguyên tắc 5: Tính toàn vẹn và tính trung thực
Le psychologue a pour obligation de ne pas exploiter une relation professionnelle à des
fins personnelles, religieuses, sectaires, politiques, ou en vue de tout autre intérêt
idéologique.
TLG buộc không được khai thác mối quan hệ nghề nghiệp vì các mục đích cá nhân ,
tôn giáo, giáo phái, chính trị, hoặc nhắm đến bất kỳ lợi ích về hệ tư tưởng khác.

Principe 6 : Respect du but assigné


Nguyên tắc 6: Tôn trọng mục đích được giao
Les dispositifs méthodologiques mis en place par le psychologue répondent aux motifs
de ses interventions, et à eux seulement. En construisant son intervention dans le
respect du but assigné, le psychologue prend notamment en considération les
utilisations possibles qui pourraient en être faite par des tiers.
Các công cụ phương pháp được TLG thực hiện đáp ứng các mục tiêu can thiệp của
TLG , và chỉ cho các mục tiêu đó thôi. Khi xây dựng việc can thiệp của mình phải tôn
trọng mục đích được đưa ra , nhất là TLG phải lưu ý những ứng dụng có thể được
thực hiện bởi người thứ ba.

TITRE I- L'EXERCICE PROFESSIONNEL


CHAPITRE I : DEFINITION DE LA PROFESSION
PHẦN I- THỰC HÀNH CHUYÊN MÔN
CHƯƠNG I: ĐỊNH NGHĨA NGHỀ NGHIỆP
Article 1 : Le psychologue exerce différentes fonctions à titre libéral, salarié du secteur
public, associatif ou privé. Lorsque les activités du psychologue sont exercées du fait
de sa qualification, le psychologue fait état de son titre.
Điều 1: TLG thực hiện nhiều chức năng khác nhau với tư cách hành nghề tự do, người
làm công ăn lương khu vực công,hiệp hội hay tư nhân. Khi các hoạt động của TLG
được thực hiện do trình độ chuyên môn của mình, TLG làm dưới danh tính của mình.
Article 2 : La mission fondamentale du psychologue est de faire reconnaître et
respecter la personne dans sa dimension psychique. Son activité porte sur les
composantes psychologiques des individus, considérés isolément ou collectivement et
situés dans leur contexte.
Điều 2: Nhiệm vụ cơ bản của TLG là làm công nhận và tôn trọng con người trong
chiều kích tâm lý của họ. Hoạt động của TLG tập trung vào các thành phần tâm lý
của cá nhân, được xem xét riêng biệt hay tập thể và đặt trong ngữ cảnh của chúng.
Article 3 : Ses méthodes et leurs objectifs sont diverses et adaptées aux objectifs de la
demande. Son principal outil demeure l’entretien.
Điều 3: Các phương pháp của TLG và mục tiêu của các phương pháp rất đa dạng và
phù hợp với các mục tiêu của yêu cầu. Công cụ chính của TLG vẫn là buổi trò chuyện

CHAPITRE II : LES CONDITIONS DE L'EXERCICE DE LA PROFESSION


CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN THỰC HÀNH CHUYÊN MÔN
Article 4 : Qu'il travaille seul ou en équipe, le psychologue fait respecter la spécificité
de sa démarche et de ses méthodes. Il respecte celles des autres professionnels.
Điều 4: Dù làm việc một mình hoặc theo nhóm, TLG làm tôn trọng tính đặc thù của
các bước và phương pháp của mình. TLG tôn trọng những đặc tính này của những nhà
chuyên môn khác.
Article 5 : Le psychologue accepte les missions qu'il estime compatibles avec ses
fonctions et ses compétences.
Điều 5: TLG chấp nhận nhiệm vụ mà TLG đánh giá tính tương hợp với chức năng và
năng lực của mình.

Article 6 : Quand des demandes ne relèvent pas de sa compétence, il oriente les


personnes vers les professionnels susceptibles de répondre aux questions ou aux
situations qui lui ont été soumises.
Điều 6: Khi yêu cầu không nằm trong khả năng của mình, TLG hướng đối tượng đến
các nhà chuyên môn có khả năng đáp ứng những vấn đề hoặc các tình huống đã được
trình báy cho TLG
Article 7 : Les obligations concernant le respect du secret professionnel s’imposent
quel que soit le cadre d’exercice.
Điều 7: Nghĩa vụ liên quan đến sự tôn trọng bí mật nghề nghiệp phải được áp dụng
bất kì trong khuôn khổ thực hành nào.
Article 8 : Lorsque le psychologue participe à des réunions pluri professionnelles ayant
pour objet l'examen de personnes ou de situations, il restreint les informations qu’il
échange à celles qui sont nécessaires à la finalité professionnelle. Il s’efforce, en tenant
compte du contexte, d’informer au préalable les personnes concernées de sa
participation à ces réunions.
Điều 8: Khi TLG tham gia vào các buổi họp đa ngành với mục đích kiểm tra người
hoặc tình huống,TLG hạn chế việc trao đổi thông tin với những người cần thiết cho
mục đích chuyên môn. TLG, để ý đến bối cảnh, cố gắng thông báo trước cho những
người có liên quan về việc tham dự của mình vào các cuộc họp này
Article 9 : Avant toute intervention, le psychologue s'assure du consentement libre et
éclairé de ceux qui le consultent ou participent à une évaluation, une recherche ou une
expertise. Il a donc l’obligation de les informer de façon claire et intelligible des
objectifs, des modalités et des limites de son intervention, et des éventuels
destinataires de ses conclusions.
Điều 9: Trước bất kỳ sự can thiệp nào, TLG đảm bảo sự đồng ý tự nguyện và sáng suốt
của những người đi thăm khám mình hoặc tham gia vào một sự đánh giá, nghiên cứu
hoặc giám định. Vì thế, TLG buộc phải thông báo một cách rõ ràng và dễ hiểu mục
tiêu, phương thức và những hạn chế của việc can thiệp của mình, và những người có
thể liên quan trong phần kết luận của mình.
Article 10 : Le psychologue peut recevoir à leur demande, des mineurs ou des majeurs
protégés par la loi en tenant compte de leur statut, de leur situation et des dispositions
légales et réglementaires en vigueur.
Ses interventions en situation individuelle, groupale ou institutionnelle relèvent d’une
diversité de pratiques telles que l’accompagnement psychologique, le conseil,
l’enseignement de la psychologie, l’évaluation, l’expertise, la formation, la
psychothérapie, la recherche, le travail institutionnel.
Điều 10: TLG có thể tiếp nhận theo yêu cầu những trẻ vị thành niên, hay trẻ thành
niên được pháp luật bảo vệ bằng cách luôn chú ý đến tình trạng, hoàn cảnh của chúng
và các quy định pháp luật và quy chế hiện hành.
Những can thiệp của TLG dười hình thức cá nhân, nhóm hoặc thể chế thể hiện sự đa
dạng trong thực hành như là đồng hành tâm lý, tư vấn, giảng dạy tâm lý, lượng giá,
giám định, đào tạo, liệu pháp tâm lý, nghiên cứu, công việc thể chế.
Article 11 : L’évaluation, l’observation ou le suivi au long cours auprès de mineurs ou
de majeurs protégés proposé par le psychologue requiert outre le consentement éclairé
de la personne, ou au moins son assentiment, le consentement des détenteurs de
l'autorité parentale ou des représentants légaux.
Điều 11: Việc lượng giá, quan sát hoặc theo dõi trong thời gian dài trẻ vị thành niên
hoặc trẻ thành niên được bảo vệ được đề xuất bởi TLG đòi hỏi ngoài sự đồng thuận
sáng suốt của người đó, hoặc ít nhất là sự tán đồng của họ, còn có sự đồng thuận của
những người nắm giữ quyền cha mẹ hoặc đại diện pháp lý.
Article 12 : Lorsque l'intervention se déroule dans un cadre de contrainte ou lorsque
les capacités de discernement de la personne sont altérées, le psychologue s’efforce de
réunir les conditions d'une relation respectueuse de la dimension psychique du sujet.
Điều 12: Khi buổi can thiệp được diễn ra trong một khuôn khổ gò bó hoặc khi khả
năng suy xét của người đó đang bị suy giảm, TLG cố gắng tập hợp các điều kiện về
một mối quan hệ tôn trọng của chiều kích tâm trí của đối tượng.
Article 13 : Les avis du psychologue peuvent concerner des dossiers ou des situations
qui lui sont rapportées. Son évaluation ne peut cependant porter que sur des personnes
ou des situations qu'il a pu examiner lui-même.
Điều 13: Ý kiến của TLG có thể liên quan đến các hồ sơ hoặc các tình huống được báo
cáo với TLG. Tuy nhiên sự lượng giá của TLG chỉ có thể liên quan đến những người
hoặc tình huống mà TLG đã có thể tự mình xem xét.
Article 14 : Dans toutes les situations d'évaluation, quel que soit le demandeur, le
psychologue informe les personnes concernées de leur droit à demander une contre
évaluation.
Điều 14: Trong mọi tình huống lượng giá, bất kể người yêu cầu là ai, TLG thông báo
cho những người liên quan về quyền của họ được yêu cầu một sự đánh giá lại.
Article 15 : Le psychologue n'use pas de sa position à des fins personnelles, de
prosélytisme ou d’aliénation économique, affective ou sexuelle d’autrui.
Điều 15: TLG không sử dụng vị thế của mình nhằm các mục đích cá nhân, lôi kéo
hoặc chuyển nhượng kinh tế, tình cảm hay tình dục của người khác.
Article 16 : Le psychologue présente ses conclusions de façon claire et compréhensible
aux intéressés.
Điều 16: TLG trình bày kết luận của mình một cách rõ ràng và dễ hiểu cho những
người có liên quan.
Article 17 : Lorsque les conclusions du psychologue sont transmises à un tiers, elles
répondent avec prudence à la question posée et ne comportent les éléments d’ordre
psychologique qui les fondent que si nécessaire. La transmission à un tiers requiert
l'assentiment de l'intéressé ou une information préalable de celui-ci.
Điều 17: Khi kết luận của TLG được chuyển đến một bên thứ ba, kết luận đó trả lời
một cách thận trọng cho câu hỏi được đặt ra và chỉ bao gồm các yếu tố mang tính tâm
lý, các yếu tố này xây dựng chúng khi cần thiết. Việc chuyển cho bên thứ ba đòi hỏi sự
đồng ý của người có liên quan hoặc thông tin trước đó của người đó.
Article 18 : Le psychologue n’engage pas d’intervention ou de traitement impliquant
des personnes auxquelles il est personnellement lié. Dans le cas d'une situation de
conflits d’intérêts, le psychologue a l'obligation de se récuser.
Điều 18: TLG không thực hiện can thiệp hoặc điều trị cho những người có mối liên hệ
với mình. Trong trường hợp một tình huống xung đột lợi ích, TLG có nghĩa vụ phải từ
chối.
Article 19 : Le psychologue ne peut se prévaloir de sa fonction pour cautionner un acte
illégal et son titre ne le dispense pas des obligations de la loi commune. Dans le cas de
situations susceptibles de porter atteinte à l'intégrité psychique ou physique de la
personne qui le consulte ou à celle d'un tiers, le psychologue évalue avec discernement
la conduite à tenir en tenant compte des dispositions légales en matière de secret
professionnel et d'assistance à personne en péril. Le psychologue peut éclairer sa
décision en prenant conseil auprès de collègues expérimentés.
Điều 19: TLG không được tự đề cao chức vụ của mình để bảo lãnh một hành động bất
hợp pháp và chức danh TLG không miễn cho họ các nghĩa vụ của luật lệ chung. Trong
trường hợp nhạy cảm có thể làm tổn thương tính toàn vẹn về tinh thần hoặc thể chất
của người đến khám hoặc của bên thứ ba, TLG đánh giá có suy xét cách cư xử có
quan tâm đến các quy định pháp luật về tính chất bí mật nghề nghiệp và hỗ trợ người
bị nguy hiểm. TLG có thể làm sáng tỏ quyết định của mình bằng cách tham vấn các
đồng nghiệp có kinh nghiệm.
Article 20 : Les documents émanant d'un psychologue sont datés, portent son nom, son
numéro ADELI, l'identification de sa fonction, ses coordonnées professionnelles,
l'objet de son écrit et sa signature. Seul le psychologue auteur de ces documents est
habilité à les modifier, les signer ou les annuler. Il refuse que ses comptes rendus
soient transmis sans son accord explicite et fait respecter la confidentialité de son
courrier postal ou électronique.
Điều 20: Những tài liệu phát xuất từ một TLG được ghi ngày tháng, mang tên TLG , số
ADELI , xác định chức năng, địa chỉ liên lạc nghề nghiệp , mục tiêu văn bản và chữ ký
của họ. Chỉ có TLG tác giả của các tài liệu này mới có quyền sửa đổi, ký hoặc hủy
chúng.Từ chối báo cáo của tác giả được truyền đi mà không có sự chấp nhận rõ ràng
của tác giả và yêu cầu tôn trọng tính bảo mật của thư tín gởi qua bưu điện hoặc điện
tử.
Article 21 : Le psychologue doit pouvoir disposer sur le lieu de son exercice
professionnel d'une installation convenable, de locaux adéquats pour préserver la
confidentialité et de moyens techniques suffisants en rapport avec la nature de ses
actes professionnels et des personnes qui le consultent.
Điều 21: TLG phải có thể sắp đặt tại nơi hành nghề của mình, một chỗ thuận tiện, phù
hợp để bảo đảm cho tính bảo mật và đầy đủ phương tiện kỹ thuật phù hợp với bản chất
của hành vi chuyên môn của mình và những người đến khám
Article 22 : Dans le cas où le psychologue est empêché ou prévoit d'interrompre son
activité, il prend, avec l'accord des personnes concernées, les mesures appropriées pour
que la continuité de son action professionnelle puisse être assurée.
Điều 22: Trong trường hơp TLG bị cản trở hoặc dự kiến ngưng hoạt động của mình,
với sự đồng ý của người có liên quan, TLG có các biện pháp thích hợp để đảm bảo
tính liên tục cho công việc chuyên môn của mình .

CHAPITRE III : LES MODALITES TECHNIQUES DE L'EXERCICE


PROFESSIONNEL
CHƯƠNG III: DẠNG THỨC KỸ THUẬT CỦA VIỆC HÀNH NGHỀ
Article 23 : La pratique du psychologue ne se réduit pas aux méthodes et aux
techniques employées. Elle est indissociable d'une appréciation critique et d’une mise
en perspective théorique de ces techniques.
Điều 23: Việc thực hành của TLG không bị giới hạn bởi các phương pháp và kỹ thuật
được sử dụng. Nó không thể tách rời với một đánh giá mang tính phê phán và việc làm
bật lên tính lý thuyết của những kỹ thuật này.
Article 24 : Les techniques utilisées par le psychologue à des fins d’évaluation, de
diagnostic, d’orientation ou de sélection, doivent avoir été scientifiquement validées et
sont actualisées.
Điều 24: Các kỹ thuật được TLG sử dụng vào mục đích đánh giá, chẩn đoán, định
hướng hoặc lựa chọn phải được kiểm chứng một cách khoa học và được cập nhật.
Article 25 : Le psychologue est averti du caractère relatif de ses évaluations et
interprétations. Il prend en compte les processus évolutifs de la personne. Il ne tire pas
de conclusions réductrices ou définitives concernant les ressources psychologiques et
psychosociales des individus ou des groupes.
Điều 25: TLG được cảnh báo tính chất tương đối của việc đánh giá và diễn giải của
mình. TLG lưu ý đến quá trình tiến triển của con người. TLG không rút ra những kết
luận mang tính giảm thiểu hoặc dứt khoát liên quan đến các nguồn lực tâm lý và tâm
lý xã hội của các cá nhân hoặc nhóm.
Article 26 : Le psychologue recueille, traite, classe, archive, conserve les informations
et les données afférentes à son activité selon les dispositions légales et réglementaires
en vigueur. Il en est de même pour les notes qu’il peut être amené à prendre au cours
de sa pratique professionnelle. Lorsque ces données sont utilisées à des fins
d’enseignement, de recherche, de publication ou de communication, elles sont
impérativement traitées dans le respect absolu de l’anonymat.
Điều 26: TLG thu thập, xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo tồn những thông tin và dữ liệu liên
quan đến hoạt động của mình phù hợp với quy định pháp luật và quy định hiện hành.
Cũng tương tự như vậy đối với các ghi chú, TLG có thể ghi chép trong quá trình thực
hành nghề của mình. Khi những dữ liệu này được sử dụng cho mục đích giảng dạy,
nghiên cứu, xuất bản hoặc truyền thông, chúng phải hoàn toàn được xử lý trong sự tôn
trọng tuyệt đối tính vô danh .
Article 27 : Le psychologue privilégie la rencontre effective sur toute autre forme de
communication à distance et ce quelle que soit la technologie de communication
employée. Le psychologue utilisant différents moyens télématiques (téléphone,
ordinateur, messagerie instantanée, cybercaméra) et du fait de la nature virtuelle de la
communication, énonce, explique la nature et les conditions de ses interventions, sa
spécificité de psychologue et ses limites.
Điều 27: TLG ưu tiên cho cuộc gặp gỡ thực tế hơn bất kỳ hình thức truyền thông từ xa
khác và điều này mặc cho bất cứ công nghệ truyền thông nào được sử dụng. TLG sử
dụng những phương tiện truyền thông từ xa khác nhau (điện thoại, máy tính, tin nhắn
tức thời, cybercaméra) và vì bản chất ảo của truyền thông TLG nêu rõ, giải thích bản
chất và những điều kiện của các can thiệp, chuyên ngành của tâm lý gia và những hạn
chế của mình.
Article 28 : Le psychologue exerçant en libéral fixe librement ses honoraires, informe
ses clients de leur montant dès le premier entretien et s'assure de leur accord.
Điều 28: TLG làm việc trong phòng khám tư ấn định tự do thù lao của mình, báo cho
khách hàng của mình giá cả ngay lần trò chuyện đầu tiên và đảm bảo sự đồng ý của
họ.

CHAPITRE IV : LES DEVOIRS DU PSYCHOLOGUE ENVERS SES PAIRS


CHƯƠNG IV: NHIỆM VỤ CỦA TLG VỚI ĐỒNG NGHIỆP CỦA MÌNH
Article 29 : Le psychologue soutient ses pairs dans l’exercice de leur profession et
dans l'application et la défense du présent Code. Il répond favorablement à leurs
demandes de conseil et d'aide dans les situations difficiles, notamment en contribuant à
la résolution des problèmes déontologiques.
Điều 29: TLG hỗ trợ đồng nghiệp của mình trong việc thực hành nghề nghiệp của họ
và trong việc áp dụng và bảo vệ Bộ qui tắc đạo đức này. TLG đáp ứng thuận lợi
những yêu cầu tư vấn của đồng nghiệp và giúp đỡ trong những tình huống khó khăn,
nhất là đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề về đạo đức.
Article 30 : Le psychologue respecte les références théoriques et les pratiques de ses
pairs pour autant qu'elles ne contreviennent pas aux principes généraux du présent
Code. Ceci n'exclut pas la critique argumentée.
Điều 30: TLG tôn trọng các tài liệu tham khảo lý thuyết và thực hành của đồng nghiệp
miễn là các tài liệu tham khảo này không trái với các nguyên tắc chung của Bộ qui tắc
đạo đức này. Điều này không loại trừ những lời chỉ trích có lập luận.
Article 31 : Lorsque plusieurs psychologues interviennent dans un même lieu
professionnel ou auprès de la même personne, ils se concertent pour préciser le cadre
et l'articulation de leurs interventions.
Điều 31: Khi nhiều TLG can thiệp trong cùng một nơi làm việc chuyên môn hoặc trên
cùng một người, các TLG cùng bàn tính với nhau để xác định khuôn khổ và sự ăn ý
trong can thiệp của họ.

CHAPITRE V : LE PSYCHOLOGUE ET LA DIFFUSION DE LA PSYCHOLOGIE


CHƯƠNG V: TLG VÀ SỰ PHỔ BIẾN TÂM LÝ
Article 32 : Le psychologue a une responsabilité dans la diffusion de la psychologie et
de l’image de la profession auprès du public et des médias. Il fait une présentation de
la psychologie, de ses applications et de son exercice en accord avec les règles
déontologiques de la profession. Il use de son droit de rectification pour contribuer au
sérieux des informations communiquées au public.
Điều 32: TLG có trách nhiệm trong việc phổ biến tâm lý và hình ảnh của ngành tâm lý
cho công chúng và các giới truyền thông. TLG giới thiệu ngành tâm lý, các ứng dụng
và thực hành tâm lý của mình phù hợp với các quy tắc đạo đức nghề nghiệp. TLG sử
dụng quyền điều chỉnh của mình để đóng góp một cách nghiêm túc những thông tin
truyền đạt cho công chúng.
Article 33 : Le psychologue fait preuve de discernement, dans sa présentation au
public, des méthodes et techniques psychologiques qu'il utilise. Il informe le public des
dangers potentiels de leur utilisation et instrumentalisation par des non psychologues.
Il se montre vigilant quant aux conditions de sa participation à tout message diffusé
publiquement.
Điều 33: Trong bài trình bày của mình trước công chúng, TLG chứng tỏ sự suy xét
trong các phương pháp, kĩ thuật tâm lý mà TLG sử dụng. TLG thông báo cho công
chúng những nguy hiểm tiềm tàng của việc sử dụng những phương pháp này và việc
công cụ hóa bởi những người không phải là TLG. TLG cho thấy sự cảnh giác của
mình về các điểu kiện cho việc tham gia của mình vào bất kỳ thông tin nào được phổ
biến một cách công khai.

TITRE II : LA FORMATION DES PSYCHOLOGUES


PHẦN II: ĐÀO TẠO TÂM LÝ GIA
Article 34 : L'enseignement de la psychologie respecte les règles déontologiques du
présent Code. En conséquence, les institutions de formation :
- diffusent le Code de Déontologie des Psychologues aux étudiants en psychologie dès
le début de leurs études ;
- fournissent les références des textes législatifs et réglementaires en vigueur ;
- s'assurent que se développe la réflexion sur les questions éthiques et déontologiques
liées aux différentes pratiques : enseignement, formation, pratique professionnelle,
recherche.
Điều 34: Việc giảng dạy tâm lý tôn trọng quy tắc đạo đức của Bộ qui tắc này. Do đó,
các cơ sở đào tạo:
- phổ biến Bộ Quy tắc đạo đức của TLG cho sinh viên tâm lý ngay đầu khóa học của
họ;
- cung cấp các tài liệu tham khảo về pháp luật và quy định hiện hành;
- đảm bảo rằng suy nghĩ về các vấn đề đạo đức và quy chế hành nghề liên quan đến
những thực hành khác nhau: giáo dục, đào tạo, thực hành chuyên môn, nghiên cứu
luôn phát triển
Article 35 : Le psychologue enseignant la psychologie ne participe qu’à des formations
offrant des garanties scientifiques sur leurs finalités et leurs moyens.
Điều 35: TLG giảng dạy tâm lý chỉ tham gia vào việc đào tạo đảm bảo tính khoa học
về mục tiêu và phương tiện đào tạo.
Article 36 : Les formateurs ne tiennent pas les étudiants pour des patients ou des
clients. Ils ont pour seule mission de les former professionnellement, sans exercer sur
eux une quelconque pression.
Điều 36: Người đào tạo không xem sinh viên như là những bệnh nhân hoặc khách
hàng. Nhiệm vụ duy nhất của họ là đào tạo các sinh viên một cách chuyên nghiệp, mà
không gây bất kỳ áp lực nào lên sinh viên.
Article 37 : L'enseignement présente les différents champs d'étude de la psychologie,
ainsi que la pluralité des cadres théoriques, des méthodes et des pratiques, dans un
souci de mise en perspective et de confrontation critique. Il bannit nécessairement
l'endoctrinement et le sectarisme.
Điều 37: Giảng dạy giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau của ngành tâm lý và
sự đa dạng của khuôn mẫu lý thuyết, phương pháp và thực hành trong mối quan tâm
về viễn cảnh và cuộc đối đầu quan trọng. Việc giảng dạy cần loại bỏ sự tuyên truyền
và óc bè phái ..
Article 38 : L'enseignement de la psychologie fait une place aux disciplines qui
contribuent à la connaissance de l’homme et au respect de ses droits, afin de préparer
les étudiants à aborder les questions liées à leur futur exercice dans le respect des
connaissances disponibles et des valeurs éthiques.
Điều 38: Việc giảng dạy tâm lý có vị trí trong các ngành góp phần vào sự hiểu biết và
tôn trọng các quyền của con người, nhằm chuẩn bị cho sinh viên tiếp cận các vấn đề
liên quan đến việc hành nghề tương lai của họ trong sự tôn trọng những kiến thức có
sẵn và các giá trị đạo đức.
Article 39 : Il est enseigné aux étudiants que les procédures psychologiques concernant
l'évaluation des personnes et des groupes requièrent la plus grande rigueur scientifique
et éthique dans le choix des outils, leur maniement - prudence, vérification - et leur
utilisation - secret professionnel et confidentialité -. Les présentations de cas se font
dans le respect de la liberté de consentir ou de refuser, de la dignité et de l'intégrité des
personnes présentées.
Điều 39: Sinh viên được dạy là tiến trình tâm lý liên quan đến việc đánh giá những cá
nhân và nhóm đòi hỏi tính chính xác khoa học và đạo đức trong việc lựa chọn, thao
tác các công cụ,- sự thận trọng, xác minh - và cách sử dụng các công cụ - bí mật nghề
nghiệp và việc bảo mật -. Trình bày cas được thực hiện trong việc tôn trọng sự tự do
ưng thuận hoặc từ chối, nhân phẩm và tính toàn vẹn của người được nêu trong cas
Article 40 : Les formateurs, tant universitaires que praticiens, veillent à ce que leurs
pratiques, de même que les exigences universitaires - mémoires de recherche, stages,
recrutement de participants, présentation de cas, jurys d'examens, etc. - soient
conformes à la déontologie des psychologues. Les formateurs qui encadrent les stages,
à l’Université et sur le terrain, veillent à ce que les stagiaires appliquent les
dispositions du Code, notamment celles qui portent sur la confidentialité, le secret
professionnel, le consentement éclairé. Les dispositions encadrant les stages et les
modalités de la formation profession professionnelle (chartes, conventions) ne doivent
pas contrevenir aux dispositions du présent Code.
Điều 40: Người đạo tạo, ở đại học cũng như thực hành , chăm chú theo dõi việc thực
hành của mình cũng như các yêu cầu học tập ở đại học – luận văn nghiên cứu, thực
tập, tuyển dụng người tham gia, trình bày cas, hội đồng giám khảo, vv – phải phù hợp
với đạo đức của nhà tâm lý . Người đào tạo theo dõi việc thực tập, ở trường đại học và
nơi thực tập, đảm bảo rằng các thực tập sinh áp dụng quy định của Bộ qui tắc đạo
đức, nhất là điều luật về tính bảo mật, bí mật nghề nghiệp và sự đồng ý sáng suốt. Các
quy định quản lý thực tập và hình thức đào tạo nghề nghiệp chuyên môn (hiến
chương, công ước) không được trái với quy định của Bộ qui tắc đạo đức này.
Article 41 : Le psychologue enseignant la psychologie n’accepte aucune rémunération
de la part d'une personne qui a droit à ses services au titre de sa fonction. Il n'exige pas
des étudiants leur participation à d’autres activités, payantes ou non, lorsque celles-ci
ne font pas explicitement partie du programme de formation dans lequel sont engagés
les étudiants.
Điều 41: TLG giảng dạy tâm lý không nhận bất cứ thù lao nào từ một người được
quyền hưởng những dịch vụ theo chức năng của người giảng dạy. TLG không đòi hỏi
sinh viên tham gia vào các hoạt động khác, có thu phí hay không, khi hoạt động này
không thuộc rõ ràng trong chương trình đào tạo mà sinh viên đang theo học.
Article 42 : L’évaluation doit tenir compte des règles de validation des connaissances
acquises au cours de la formation initiale selon les modalités officielles. Elle porte sur
les disciplines enseignées à l'Université, sur les capacités critiques et d’autoévaluation
des candidats, et elle requiert la référence aux exigences éthiques et aux règles
déontologiques des psychologues.
Điều 42: Việc đánh giá phải lưu ý đến các quy tắc hợp thức hóa những kiến thức đã
thu thập được trong quá trình đào tạo ban đầu theo thể thức chính thức. Việc đào tạo
bao gồm các môn được giảng dạy tại trường đại học, các kỹ năng quan trọng và sự tự
đánh giá của các thí sinh, và nó đòi hỏi sự tham chiếu các yêu cầu đạo đức và quy tắc
đạo đức nghề nghiệp của nhà tâm lý .
Article 43 : Les enseignements de psychologie destinés à la formation de
professionnels non psychologues observent les mêmes règles déontologiques que
celles énoncées aux articles 40,41 et 42 du présent Code.
Điều 43: Chương trình giảng dạy tâm lý nhằm đào tạo chuyên môn cho người không
phải là TLG cũng tuân thủ cùng các quy tắc đạo đức giống như những qui tắc được
nêu ở điều 40,41 và 42 của Bộ qui tắc đạo đức này.

TITRE III : LA RECHERCHE EN PSYCHOLOGIE


PHẦN III: NGHIÊN CỨU TÂM LÝ
Article 44 : La recherche en psychologie vise à acquérir des connaissances de portée
générale et à contribuer si possible à l’amélioration de la condition humaine. Toutes les
recherches ne sont pas possibles ni moralement acceptables. Le savoir psychologique
n'est pas neutre. La recherche en psychologie implique le plus souvent la participation
de sujets humains dont il faut respecter la liberté et l'autonomie, et éclairer le
consentement. Le chercheur protège les données recueillies et n’oublie pas que ses
conclusions comportent le risque d’être détournées de leur but.
Điều 44: Nghiên cứu tâm lý nhằm thu thập kiến thức mang tính đại cương và đóng góp
nếu có thể vào sự cải thiện điều kiện của con người. Tất cả nghiên cứu không phải là
có thể và cũng không phải là chấp nhận được về mặt đạo đức. Kiến thức về tâm lý
không trung lập. Nghiên cứu tâm lý thường bao hàm sự tham gia của đối tượng con
người mà ta phải tôn trọng sự tự do và tự chủ của họ, và làm sáng tỏ sự chấp thuận.
Người nghiên cứu bảo vệ các dữ liệu thu thập được và không quên rằng những kết
luận của mình mang nguy cơ bị chuyển hướng khỏi mục tiêu của chúng.
Article 45 : Le chercheur ne réalise une recherche qu’après avoir acquis une
connaissance approfondie de la littérature scientifique existant à son sujet, formulé des
hypothèses explicites et choisi une méthodologie permettant de les éprouver. Cette
méthodologie doit être communicable et reproductible.
Điều 45: Người nghiên cứu chỉ thực hiện nghiên cứu sau khi đạt được một sự hiểu biết
thấu đáo về các tài liệu khoa học hiện có về đề tài của mình , đặt giả thuyết rõ ràng và
chọn phương pháp cho phép kiểm tra giả thuyết. Phương pháp này phảicó khả năng
truyền thông và tái sử dụng .
Article 46 : Préalablement à toute recherche, le chercheur étudie, évalue les risques et
les inconvénients prévisibles pour les personnes impliquées dans ou par la recherche.
Les personnes doivent également savoir qu’elles gardent leur liberté de participer ou
non et peuvent en faire usage à tout moment sans que cela puisse avoir sur elles quelle
que conséquence que ce soit. Les participants doivent exprimer leur accord explicite,
autant que possible sous forme écrite.
Điều 46: Trước bất kỳ nghiên cứu nào, người nghiên cứu khảo sát, đánh giá những
nguy cơ và bất lợi có thể dự đoán cho những người tham gia trong hoặc thông qua
nghiên cứu. Người tham gia cũng phải biết họ hoàn toàn tự do tham gia hay không, và
có thể ngưng bất cứ lúc nào mà không hề chịu bất cứ hậu quả nào. Những người tham
gia phải thể hiện sự đồng ý rõ ràng của họ, nếu có thể được dưới dạng văn bản viết.
Article 47 : Préalablement à leur participation à la recherche, les personnes sollicitées
doivent exprimer leur consentement libre et éclairé. L’information doit être faite de
façon intelligible et porter sur les objectifs et la procédure de la recherche et sur tous
les aspects susceptibles d’influencer leur consentement.
Điều 47: Trước khi tham gia vào nghiên cứu, người được mời tham gia phải thể hiện
sự đồng ý một cách tự do và sáng suốt. Thông tin phải được thực hiện một cách dễ
hiểu và tập trung vào các mục tiêu, tiến trình nghiên cứu và tất cả các khía cạnh có
thể ảnh hưởng sự đồng ý của họ.
Article 48: Si, pour des motifs de validité scientifique et de stricte nécessité
méthodologique, la personne ne peut être entièrement informée des objectifs de la
recherche, il est admis que son information préalable soit incomplète ou comporte des
éléments volontairement erronés. Cette exception à la règle du consentement éclairé
doit être strictement réservée aux situations dans lesquelles une information complète
risquerait de fausser les résultats et de ce fait de remettre en cause la recherche. Les
informations cachées ou erronées ne doivent jamais porter sur des aspects qui seraient
susceptibles d’influencer l’acceptation à participer. Au terme de la recherche, une
information complète devra être fournie à la personne qui pourra alors décider de se
retirer de la recherche et exiger que les données la concernant soient détruites.
Điều 48: Nếu vì các mục tiêu hợp thức hoá khoa học và sự cần thiết nghiêm ngặt về
phương pháp, người tham gia nghiên cứu không được thông báo đầy đủ các mục tiêu
nghiên cứu, sẽ được công nhận rằng thông tin trước đó không đầy đủ hoặc có yếu tố
cố tình sai . Ngoại lệ về quy tắc đồng ý sáng suốt này hoàn toàn chỉ được dành cho
những tình huống mà trong đó một thông tin đầy đủ có thể có nguy cơ làm sai lệch kết
quả và do đó phải xem xét lại nghiên cứu. Các thông tin bị che giấu hay sai lệch không
bao giờ dựa trên các khía cạnh có khả năng gây ảnh hưởng đến việc chấp nhận tham
gia. Sau khi nghiên cứu, thông tin đầy đủ phải được cung cấp cho người tham gia
nghiên cứu để họ có thể sau đó quyết định rút khỏi nghiên cứu và yêu cầu dữ liệu có
liên quan đến họ được hủy bỏ.
Article 49 : Lorsque les personnes ne sont pas en mesure d’exprimer un consentement
libre et éclairé (mineurs, majeurs protégés ou personnes vulnérables), le chercheur doit
obtenir l’autorisation écrite d’une personne légalement autorisée à la donner. Y
compris dans ces situations, le chercheur doit consulter la personne qui se prête à la
recherche et rechercher son adhésion en lui fournissant des explications appropriées de
manière à recueillir son assentiment dans des conditions optimales.
Điều 49: Khi người tham gia không có khả năng bày tỏ sự đồng ý tự nguyện và và
sángsuốt (vị thành niên, thành niên được bảo vệ hoặc những người dễ bị tổn thương),
người nghiên cứu phải được sự cho phép bằng văn bản viết của người được ủy quyền
hợp pháp. Ngay cả trong những tình huống này, người nghiên cứu phải tham khảo ý
kiến người sẵn sàng cho việc nghiên cứu và tìm kiếm sự gia nhập của họ bằng cách
cung cấp lời giải thích phù hợp để thu thập sự đồng ý của họ trong điều kiện tối ưu.
Article 50 : Avant toute participation, le chercheur s'engage vis-à-vis du sujet à assurer
la confidentialité des données recueillies. Celles-ci sont strictement en rapport avec
l'objectif poursuivi. Toutefois, le chercheur peut être amené à livrer à un professionnel
compétent toute information qu’il jugerait utile à la protection de la personne
concernée.
Điều 50: Trước khi tham gia, người nghiên cứu cam kết đối với chủ thể đảm bảo tính
bảo mật về dữ liệu thu thập. Những dữ liệu này liên quan chặt chẽ với mục tiêu theo
đuổi. Tuy nhiên, người nghiên cứu có thể phải đưa cho một nhà chuyên môn có thẩm
quyền tất cả thông tin mà họ xét thấy hữu ích cho công tác bảo vệ người có liên quan.
Article 51 : Le sujet participant à une recherche a le droit d'être informé des résultats
de cette recherche. Cette information lui est proposée par le chercheur.
Điều 51: Người tham gia nghiên cứu có quyền được biết kết quả của nghiên cứu này.
Thông tin này được người nghiên cứu cung cấp cho người tham gia .
Article 52 : Le chercheur a le devoir d’informer le public des connaissances acquises
sans omettre de rester prudent dans ses conclusions. Il veille à ce que ses comptes
rendus ne soient pas travestis ou utilisés dans des développements contraires aux
principes éthiques.
Điều 52: Người nghiên cứu có nhiệm vụ thông báo cho công chúng về kiến thức đạt
được mà không quên thận trọng trong kết luận của mình. Người nghiên cứu đảm bảo
rằng các báo cáo của mình không bị giả trang hay được sử dụng trong sự phát triển
trái với nguyên tắc đạo đức.
Article 53 : Le chercheur veille à analyser les effets de ses interventions sur les
personnes qui s’y sont prêtées. Il s’enquiert de la façon dont la recherche a été vécue.
Il s’efforce de remédier aux inconvénients ou aux effets éventuellement néfastes
qu’aurait pu entraîner sa recherche.
Điều 53: Người nghiên cứu quan tâm phân tích những tác động của việc can thiệp của
mình trên người tham gia nghiên cứu. Người nghiên cứu cần tìm hiểu về phương cách
mà cuộc nghiên cứu được thực hiện. Người nghiên cứu tìm cách khắc phục những
nhược điểm hoặc những tác động có thể có hại mà nghiên cứu của mình có thể dẫn
tới.
Article 54 : Lorsque des chercheurs et/ou des étudiants engagés dans une formation
qui a cet objectif participent à une recherche, les bases de leur collaboration doivent
être préalablement explicitées ainsi que les modalités de leur participation aux
éventuelles publications à hauteur de leur contribution au travail collectif.
Điều 54: Khi các người nghiên cứu và / hoặc sinh viên cam kết vào việc đào tạo có
mục tiêu tham gia vào nghiên cứu, những điều cơ bản của việc hợp tác của các sinh
viên trước tiên phải được làm rõ cùng với các thể thức tham gia của họ vào bất kỳ
công bố nào theo tỷ lệ đóng góp của họ cho công việc tập thể.
Article 55 : Lorsqu’il agit en tant qu'expert (rapports pour publication scientifique,
autorisation à soutenir thèse ou mémoire, évaluation à la demande d’organisme de
recherche...) le chercheur est tenu de garder secret les projets et les idées dont il a pris
connaissance dans l’exercice de sa fonction d’expertise. Il ne peut en aucun cas en tirer
profit pour lui-même.
Les associations signataires renoncent à tous droits de propriété et autorisent la
reproduction du Code sous réserve que soient mentionnés leurs noms et la date du
présent document : 22 mars1996 et révisé en février 2012).
Điều 55: Khi với vai trò là một chuyên gia (các báo cáo cho việc công bố khoa học,
được quyền trình luận án hoặc luận văn, đánh giá theo yêu cầu của tổ chức nghiên
cứu ...) người nghiên cứu có nghĩa vụ giữ bí mật các dự án và ý tưởng mà họ đã biết
trong khi thực hiện chức năng giám định của mình. Người chuyên gia này, không vì
bất cứ trường hợp nào, tìm cách trục lợi cho chính mình.
Các tổ chức ký kết từ bỏ tất cả các quyền sở hữu và cho phép tái xuất bản Bộ qui tắc
đạo đức với điều kiện được nêu tên của họ và ngày của tài liệu này: ngày 22 tháng 3
năm 1996 và được sửa đổi vào tháng năm 2012).

You might also like