You are on page 1of 41

BÀI TẬP CHƯƠNG 3

1. Trắc nghiệm

1.1. Sismondi được xếp vào trường phái kinh tế chính trị tiểu tư sản, do:

A. ông theo thuyết trọng cầu


B. ông bổsung thuyết thu nhập
C. ông theo thuyết giá trị lao động
D. ông muốn chữa khủng hoảng kinh tế bằng việc quay trởlại sản xuất hàng hóa nhỏ

1.2. Trong quan niệm về sở hữu ở Prudon đã thể hiện rõ tính tiểu tư sản, do:

A. ông ủng hộ công hữu


B. ông ủng hộ sở hữu tư nhân
C. ông ủng hộ sở hữu tập thể
D. không có đáp án đúng

1.3 Kinh tế chính trịtiểu tư sản ra đời:

A. Đầu thế kỷ XVIII


B. Cuối thế kỷ XVIII
C. Đầu thế kỷ XIX
D. Đầu thế kỷ XIX

1.4 Kinh tế chính trị tiểu tư sản phê phán:

A. Sản xuất nhỏ tưbản chủ nghĩa


B. Sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa
C. Chế độ tư bản chủ nghĩa
D. Tất cả các đáp án trên

1.5 Sismondi quan niệm đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là:

A. Quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất
B. Phúc lợi vật chất do nhà nước quyết định
C. Lực lượng sản xuất
D. Tất cả đáp án trên
1.6 Sismondi cho rằng kinh tế chính trị là khoa học về:

A. Kinh tế
B. Chính trị
C. Đạo đức, phẩm hạnh
D. Kinh tếvà chính trị

1.7 Khuyết điểm của chủ nghĩa tư bản theo quan điểm của Sismondi là:

A. Sản xuất tách khỏi nhu cầu và chỉ nhằm mục đích thu lợi nhuận
B. Tiêu dùng không đủc.
C. Không khuyến khích sản xuất nhỏ phát triển
D. Làm phá sản những người sản xuất nhỏ

1.8 Biện pháp giúp thoát khỏi khủng hoảng của tư bản chủ nghĩa theo Sismondi là:

A. Tăng cầu tiêu dùng


B. Phát triển sản xuất nhỏ
C. Nhà nước can thiệp mạnh
D. Phát triển ngoại thương

1.9 Proudhon đề cao:

A. Sự tự do trong kinh tế
B. Vai trò của nhà nước
C. Quy luật kinh tế
D. Cả 3 phương án trên

1.10 Theo Sismondi, nhà nước là:

A. Người bảo vệ kẻ yếu


B. Người làm vườn
C. Người quản gia
D. Người quản lý xã hội

2. Lựa chọn đúng/sai và giải thích ngắn gọn các nhận định sau

2.1. Sismondi không ủng hộ chế độ sản xuất nhỏ (tiểu sản xuất), ông ủng hộ chế độ công
xưởng trong TBCN.
Sai. Sismondi ủng hộ chế độ sản xuất nhỏ, mô tả nó đẹp như 1 đóa hoa hồng và coi sự thắng lợi
của chế độ công xưởng trở thành mối đe dọa đối với người thợ thủ công và tiểu thương.

2.2. Khi xác định giá trị, Sismondi đã dựa vào thời gian lao động xã hội cần thiết để sản
xuất chứ không dựa vào thời gian lao động cá biệt.

Đúng. Ông đã nhìn thấy tính chất xã hội đặc thù của lao động, ông đưa ra danh từ “thời gian lao
động xã hội cần thiết”. Khi xác định giá trị, ông không dựa vào xản xuất cá biệt mà dựa vào sản
xuất xã hội.

2.3. Sismondi cho rằng, khủng hoảng kinh tế chỉ là yếu tố ngẫu nhiên, cục bộ.

Sai. Theo ông, khủng hoảng kinh tế không phải là hiện tượng ngẫu nhiên, cục bộ. Song, ông
không giải thích được triệt để vấn đề khủng hoảng.

2.4. Theo Sismondi, nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế là do tốc độ tăng trưởng sản
xuất nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tiêu dùng.

Đúng. Ông quy các mâu thuẫn của CNTB vào mâu thuẫn: sản xuất tăng lên, còn tiêu dùng lại
không theo kịp sản xuất.

2.5. Theo Sismondi, “lối thoát chủ yếu’ để giải quyết vấn đề khủng hoảng là hoạt động
ngoại thương.

Sai. Theo ông hoạt động ngoại thương chỉ là lối thoát tạm thời, lối thoát chủ yếu là các nhà tư
bản tiêu dùng.

2.6. Proudon chủ trương tổ chức kinh tế hàng hóa mà không cần tiền tệ.

Đúng. Theo ông, tiền tệ là mặt xấu của sản xuất hàng hóa, nó là nguyên nhân của mọi tội lỗi của
CNTB. Vì vậy ông chủ trương tổ chức kinh tế hàng hóa mà không cần tiền tệ.
2.7. Các đại biểu của học thuyết tiểu tư sản phê phán sở hữu tƣ nhân.

Sai. Họ phê phán nền sản xuất lớn TBCN, nhưng không phê phán sở hữu tư nhân.

2.8. Các đại biểu của học thuyết tiểu tƣ sản cho rằng tệ nạn của CNTB như bần cùng, thất
nghiệp là do sai lầm của chính phủ và những người lãnh đạo nhà nước gây ra.
Đúng. Các đại biểu học thuyết tiểu tư sản phê phán sự chèn ép làm phá sản sản xuất nhỏ của
CNTB, phê phán các tệ nạn bần cùng, thất nghiệp gây ra. Họ phê phán nền sản xuất lớn TBCN,
nhưng không phê phán sở hữu tư nhân. Để khắc phục những tệ nạn của CNTB họ chủ trương
hoặc là đẩy mạnh sản xuất hàng hóa nhỏ, hoặc chuyển thành CNTB nhỏ.
2.9. Sismondi luôn kiên trì bảo vệ quan điểm “tự do kinh tế” không có sự can thiệp của nhà
nước của A.Smith.
Sai. Trong giai đoạn đầu, ông ủng hộ quan điểm này. Nhưng trong giai đoạn sau, do sự phát
triển của cách mạng công nhân làm cho những tệ nạn của CNTB ngày càng trầm trọng thì ông
phê phán CNTB và các quan điểm của phái cổ điển.
2.10. Sismondi coi cơ sở của quá trình lịch sử là tình cảm “tốt”, “bình đằng”, chứ không
phải là quan hệ sản xuất.
Đúng. Ông coi cơ sở của quá trình lịch sử là các tình cảm “tốt” “bình đẳng” chứ không phải là
quan hệ sản xuất. Ông phê phán nền sản xuất TBCN, nhưng khi lý tưởng hóa nền sản xuất nhỏ
thì ông lại là người bảo vệ TBCN.
2.11. Theo Sismondi, kinh tế chính trị học là khoa học về tài sản.
Sai. Theo ông, kinh tế chính trị học là khoa học “đạo đức” “phẩm hạnh” lien quan đến con
người, chứ không lien quan đến quan điểm kinh tế.
2.12. Khi xác định giá trị, Sismondi không dựa vào sản xuất các biệt mà dựa vào sản xuất
xã hội.
Đúng. Ông đã nhìn thấy tính chất xã hội đặc thù của lao động, ông đưa ra danh từ “thời gian lao
động xã hội cần thiết”. Khi xác định giá trị, ông không dựa vào xản xuất cá biệt mà dựa vào sản
xuất xã hội.
2.13. Sismondi cho rằng, khủng hoảng kinh tế không tồn tại trong nền kinh tế TBCN.
Sai. Sismondi là một trong những người đầu tiên quan tâm tới khủng hoảng kinh tế.
2.14. Theo Sismondi, nguyên nhân của khủng hoảng là sản xuất ngày càng mở rộng, trong
khi tiêu dùng ngày càng thu hẹp.
Sai. Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế do: sản xuất tăng lên còn tiêu dùng không theo kịp
sản xuất.
2.15. Sismondi là nhà kinh tế học ủng hộ sản xuất
lớn. Sai. Sismondi là nhà kinh tế học ủng hộ sản xuất
nhỏ.
2.16. Sismondi phủ nhận tính chất giai cấp của nhà nước.
Đúng. Ông coi nhà nước tư sản biểu hiện lợi ích của tất cả các giai cấp. Ông phủ nhận tính chất
giai cấp của nhà nước.
2.17. Proundon cho rằng sở hữu tƣ nhân là tốt nhất cho nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa.
Sai. Ông không phủ nhận sở hữ tư nhân, nhưng theo ông sản xuất nhỏ là tốt nhất cho nền kinh tế
tư bản chủ nghĩa.
2.18. Sismondi ca ngợi sự tự do cạnh tranh.
Sai. Ông đề nghị nhà nước phải can thiệp vào trong kinh doanh, khong cho phép sản xuất tập
trung, tập chung sự giàu có. Cần phải duy trì sản xuất thu công, duy trì chế độ tư hữu nhỏ về tư
liệu sản xuất và ruộng đất.
2.19. Proudon ủng hộ quyền tư hữu về tư liệu sản xuất.
Đúng. Proudon muốn bảo tồn tiểu sản xuất hàng hóa mà cơ sở của nó là quyền tư hữu về tư liệu
sản xuất.
2.20. Theo Proudon, lợi nhuận công nghiệp là hình thái đặc biệt của tiền công.
Đúng. Ông không hiểu được bản chất của lợi nhuận công nghiệp. Ông coi nó là hình thái đặc
biệt của tiền công.
2.21. Proudon cho rằng công đoàn không có quyền bãi công.
Đúng. Trong tác phẩm “bàn về năng lực của giai cấp công nhân” ông đã ca ngợi những người
cảnh sát bắn vào những người thợ mỏ bãi công và cho rằng công đoàn không có quyền bãi
công.
2.22. Trường phái tiểu tư sản coi nền sản xuất nhỏ chứa đựng nhiều mâu thuẫn
Sai. Các đại biểu kinh tế chính trị tiểu tư sản phê phán sản xuất lớn TBCN, đã chèn ép, làm phá
sản sản xuất nhỏ, phê phán các tệ nạn của CNTB như bần cùng, thất nghiệp, coi đó là sai lầm của
chính phủ và những người lãnh đạo nhà nước gây ra
2.23. Lý luận của Sismondi thuộc chủ nghĩa lãng mạn kinh tế.
Đúng. Lênin gọi những người thuộc phái Sismondi là những nhà lãng mạn kinh tế. Ông đối lập
chủ nghĩa tư bản với chế độ gia trưởng. Ông lý tưởng hóa chế độ gia trưởng (nền sản xuất nhỏ),
nó đẹp như một đóa hoa hồng.
2.24. Sismondi không có đóng góp gì cho lý luận giá trị lao động.
Đúng. Ông đóng góp lý luận về giá trị, tư bản, tiền công, lợi nhuận địa tô, khủng hoảng kinh tế.
2.25. Sismondi cho rằng lợi nhuận là tiền công của nhà tư bản.
Đúng. Sismondi cho rằng lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ tư vào sản phẩm lao động. Đó là thu
nhập không lao động, là kết quả của sự cướp bóc công nhân, là tai họa kinh tế của giai cấp vô
sản. Ông cho rằng, việc san bằng lợi nhuận chỉ đạt được bằng cách: Phá huỷ những tư bản cố
định bằng sự tiêu vong của công nhân trong các ngành bị suy sụp.
2.26. Sismondi không ủng hộ quan điểm về mối liên hệ giữa tăng của cải và tăng
dân số của Malthus.
Sai. Sismondi ủng hộ quan điểm của Malthus về mối liên hệ giữa tăng của cải và tăng
dân số.
2.27. Theo Sismondi, ngoại thƣơng là lối thoát duy nhất để kinh tế tư bản chủ
nghĩa thoát khỏi khủng hoảng
Sai. Theo ông hoạt động ngoại thương chỉ là lối thoát tạm thời, lối thoát chủ yếu là
các nhà tư bản tiêu dùng.
2.28. Sismondi cho rằng nhà nước mang tính chất giai cấp.
Sai. Ông coi nhà nước tư sản biểu hiện lợi ích của tất cả các giai cấp. Ông phủ nhận
tính chất giai cấp của nhà nước.
2.29. Proundon cho rằng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa rất cần tiền tệ trong trao
đổi.
Sai. Theo Proundon, tiền tệ là mặt xấu của sản xuất hàng hóa hàng hóa, là nguyên
nhân của mọi tối lỗi của CNTB. Vì thế ông chủ trương tổ chức kinh tế hàng hóa mà
không cần tiền tệ.
2.30. Proudon là nhà tư tưởng 100% tiểu tư sản.
Đúng. Marx cho rằng: Proudon là nhà tư tưởng “chính cống nhất, 100% giai cấp tiểu
tư sản”.
3. Tự luận
3.1. Sismondi và Proudon đã phê phán chủ nghĩa tư bản như thế nào?
• Sismondi phê phán CNTB theo lập trường tiểu tư sản
+ Sismondi muốn có một xã hội theo quan điểm của ông, mà ở đó có sự phân phối
công bằng. Theo ông, hạnh phúc của con người cũng như của xã hội không phải
là ở chỗ phát triển sản xuất và phát triển lực lượng sản xuất mà ở chỗ phân phối
đúng đắn những của cải vật chất tạo nên.
+ Theo Sismondi, để có hạnh phúc chung, thì thu nhập phải tăng cùng lúc với tư bản,
mức tăng dân số không vượt quá việc tăng thu nhập
+ Sismondi là nhà phê bình tiểu tư sản đối với TBCN. Ông đối lập TBCN với chế độ
gia trưởng. Ông lý tưởng hoá chế độ gia trưởng (sản xuất nhỏ), mô tả nó đẹp như
một đoá hoa hồng. Sismondi đã thể hiện sự phản ứng tiểu tư sản đối với sự kiện
con người công nghiệp ở Anh và Pháp. Sự thắng lợi của chế độ công xưởng trở
thành mối đe doạ đối với người thợ thủ công và tiểu thương. Ông thể hiện sự lo sợ
trước nguy cơ đó.
• Trong tác phẩm "sở hữu là gì" thể hiện Proudon chỉ nhận xét bề ngoài, ông nhận thấy thế
yếu của người sản xuất nhỏ trong cạnh tranh, đứng lên phê phán CNTB, lấy việc cải tạo
lưu thông làm điểm xuất phát

3.2. Trình bày lý luận về: giá trị, lợi nhuận, địa tô và khủng hoảng kinh tế của
Sismondi?
Lý luận về giá trị.
- Sismondi đứng vững trên lập trường lý luận giá tri - lao động để giả thích các hiện tượng
và quá trình kinh tế. Ông đã khẳng định lao động là nguồn gốc của giá trị - thể hiện quan
điểm bênh vực người nghèo khổ, những người sản xuất nhỏ.
- Ông đưa ra danh từ "Thời gian lao động xã hội cần thiết" và cho rằng: Khi xác định
lượng giá trị của hàng hóa không được dựa vào sản xuất cá biệt mà phải dựa vào sản xuất
xã hội.
- Ông vạch rõ mâu thuẫn giữa giá trị và giá cả, ông cho rằng: giá trị và giá cả nhất trí với
nhau chỉ trong nền sản xuất nhỏ, từ đó ông đi đến thủ tiêu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa -
nền sản xuất lớn. Ông coi giá trị tương đối của hàng hóa là phụ thuộc vào cạnh tranh, vào
lượng cầu, vào tỷ lệ giữa thu nhập và lượng cung về hàng hóa. Giá trị tuyệt đối hay chân
chính của hàng hóa được ông giải thích theo kiểu tự nhiên chủ nghĩa và đi tìm giá trị đó
trong một đơn vị kinh tế độc lập.
Lý luận về lợi nhuận, địa tô
- Trên cơ sở kế thừa những quan điểm về lợi nhuận của trường phái tư sản cổ điển,
Sismondi cho rằng lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ tư vào sản phẩm lao động. Đó là thu
nhập không lao động, là kết quả của sự cướp bóc công nhân, là tai họa kinh tế của giai
cấp vô sản. Ông cho rằng, việc san bằng lợi nhuận chỉ đạt được bằng cách: Phá huỷ
những tư bản cố định bằng sự tiêu vong của công nhân trong các ngành bị suy sụp.
- Theo Sismondi, địa tô là kết quả của sự cướp bóc công nhân. Địa tô là một phần giá trị
do công nhân nông nghiệp tạo ra; là sản phẩm không được trả công của nông nhân.
- Địa tô không chỉ xuất hiện trên mảnh đất tốt mà nó còn có ở cả trên những mảnh đất
xấu nhất. Điều đó thể hiện ông có tư tưởng về địa tô tuyệt đối.
Lý luận về khủng hoảng kinh tế
- Sismondi là một trong những đại biểu đầu tiên quan tâm đến khủng hoảng kinh tế. Ông
cho rằng, khủng hoảng kinh tế không phải là hiện tượng ngẫu nhiên, cục bộ. Ông dùng lý
luận "Tiêu dùng không đủ" để giải thích khủng hoảng kinh tế. Ông quy các mâu thuẫn
của chủ nghĩa tư bản vào một mâu thuẫn: Sản xuất tăng lên, còn tiêu dùng lại không theo
kịp sản xuất. Từ đó ông đưa ra kết luận tiêu dùng giữ vai trò quyết định đối với việc sản
xuất.
- Ông cho rằng nguyên nhân cơ bản của khủng hoảng kinh tế là trong lĩnh vực phân
phối; hạnh phúc của con người và xã hội không phải ở sản xuất mà ở phân phối đúng đắn
những của cải được tạo ra. Khi chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì sản xuất càng mở
rộng, mặt khác tiêu dùng ngày càng giảm bớt, đó là nguyên nhân của khủng hoảng kinh
tế.
- Theo Sismondi, khủng hoảng kinh tế không nổ ra thường xuyên là nhờ có ngoại
thương, nhưng đó chỉ là lối thoát tạm thời. Lối thoát chủ yếu và cơ bản là các nhà tư bản
tiêu dùng nhiều hơn, phát triển sản xuất nhỏ. Giảm sút sức mua trên thị trường là do sự
suy đồi của sản xuất hàng hóa nhỏ, còn khủng hoảng kinh tế là hiện tượng tất yếu của chủ
nghĩa tư bản do mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng quy định.
Hạn chế:
- Ông cho rằng không có khủng hoảng kinh tế trên phạm vi toàn xã hội, mà chỉ có khủng hoảng
bộ phận trong các ngành sản xuất riêng lẻ.
- Ông chưa thấy được mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, cho nên ông cho rằng tiêu dùng
lạc hậu hơn so với sản xuất.
- Ông cho rằng thu nhập quốc dân ngang bằng với sản phẩm hàng năm; toàn bộ sản phẩm bằng
khối lượng thu nhập chi dùng cho cá nhân. Ông chưa thấy được nguồn gốc của tích luỹ.
- Ông chưa thấy được nguồn gốc của sự giàu có, tăng của cải của xã hội. Do vậy mà ông khẳng
định ngoại thương là lối thoát cho chủ nghĩa tư bản.

3.3. Trình bày lý luận về: giá trị, tiền tệ-tín dụng và lợi tức của Proudon?

Lý luận về giá trị


• Ông có giá trị sử dụng là hiện thân của sự dồi dào, còn giá trị trao đổi là hiện thân của sự
khan hiếm, thành thử giá trị sử dụng và giá trị biểu hiện hai khuynh hướng đối lập nhau:
dồi dào và khan hiếm.
• Theo Proudon, trao đổi trên thị trường người ta có sự lựa chọn đặc biệt về sản phẩm. Một
loại hàng hoá nào đó đi vào lĩnh vực tiêu dùng, đã qua thị trường, được thị trường thử
thách và xã hội thừa nhận - trở thành giá trị, là giá trị cấu thành. Ngược lại, những hàng
hoá bị đẩy ra, không được thị trường và xã hội chấp nhận, ông cho rằng cần phải cấu
thành hay xác lập trước giá trị, làm thế nào cho hàng hoá chắc chắn được thực hiện, đi
vào lĩnh vực
tiêu dùng. Ông lấy dẫn chứng: vàng và bạc là những hàng hoá đắt tiền, mà giá trị đã được
xác lập.

Lý luận về tiền tệ - tín dụng

Theo Proudon, tiền tệ là mặt xấu của sản xuất hàng hoá, nó là nguyên nhân của mọi tội
lỗi của CNTB. Vì vậy, ông chủ trương tổ chức kinh tế hàng hoá mà không cần tiền tệ. Để
thay thế tiền tệ, ông chủ trương tổ chức ngân hàng trao đổi hay ngân hàng nhân dân. Các
ngân hàng này tiếp nhận hàng hoá từ người sản xuất hàng hoá và trao lại cho họ các giấy
phép chứng nhận mà ông gọi là phiếu lao động hay tiền lao động, ở đó ghi rõ số lượng
lao động chi ra để sản xuất hàng hoá.

Lý luận về lợi tức

Proudon coi sự tồn tại của lợi tức là cơ sở của sự bóc lột. Theo ông, các nhà tư bản đem
lợi tức cộng thêm vào chi phí, điều đó làm cho công nhân không thể mua hết sản phẩm.
Do đó, nếu gạt bỏ được lợi tức thì sẽ xoá bỏ được nạn bóc lột. Muốn xoá bỏ được lợi tức
thì cần phải cho vay không lấy lãi. Proudon đề ra việc thành lập ngân hàng quốc gia
Pháp, ngân hàng này sẽ cho công nhân và người sản xuất nhỏ vay, coi đó là biện pháp lớn
nhất. Đó là thực chất cuộc cải cách của ông. Với việc xoá bỏ tiền tệ và lợi tức sẽ xoá bỏ
được bóc lột, đảm bảo sự bình đẳng.
BÀI TẬP CHƯƠNG 5

1. Trắc nghiệm

1.1. Nguồn gốc học thuyết kinh tế Mác:

a, triết học cổ điển Đức

b, kinh tế chính trị tư sảncổ điển

c, chủ nghĩa xã hội không tưởng

d, không có phương án đúng

1.2. Học thuyết kinh tế Mác là vũ khí tư tưởng, tình thần của giai cấp (tầng lớp):

a. Giai cấp tư sản

b. Tầng lớp trí thức

c. Giai cấp nông dân

d. Không có phương án đúng

1.3. Phương pháp nào chỉ đến Mác mới đưa vào nghiên cứu kinh tế:

a, phương pháp lịch sử

b, phương pháp trừu tượng hóa

c, phương pháp phân tích

d, phương pháp duy vật lịch sử

1.4. Quan niệm nào về đối tượng của kinh tếchính trị chỉ đến Mác mới có:

a, Nghiên cứu về của cải và phương thức làm tăng của cải

b, Sản xuất, phân phối trao đổi tiêu dung về của cải

c, Quan hệ sản xuất

d, không có phương án đúng

1.5. Phát minh lớn nhất của Mác trong lý thuyết giá trị lao động là:

a, Phân tích mâu thuẫn (giá trị sử dụng và giá trị trao đổi) của hàng hóa

b, Tìm ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
c, Phân tích sự phát triển củacác hình thái giá trị

d, Tìm ra nguồn gốc và bản chất của tiền tệ

1.6. Trong lý thuyết về tư bản, Mác là người đầu tiên phân biệt được

a, Tư bản cố định, tư bản lưu động

b, Sức lao động và lao động

c, Tư bản bất biến, tư bản khả biến

d, Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa

1.7. Trong lý thuyết về tiền công, Mác cho rằng

a, Người công nhân được hưởng toàn bộ giá trị mà lao động của mình tạo ra

b, Người công nhân được hưởng một phần giá trị mà lao động của mình tạo ra

c. Nhà tư bản chiếm đoạt toàn bộ giá trị mà lao động của công nhân tạo rao

d. Không có phương án đúng

1.8. Trong lý thuyết về tiền công, Mác khác các nhà cổ điển khi cho rằng

a, Tiền công là giá cả của lao động

b, Tiền công là giá cả của sức lao động

c. Cả hai phương án trên

1.9. Theo Mác, giá trị thặng dư và lợi nhuận:

a, giống nhau về chất

b, giống nhau về lượng

c, hoàn toàn khác nhau

d, không có phương án đúng

1.10. Trong lý luận giá trị thặng dư, Mác giống với Ricardo khi cho rằng cấu thành giá trị
hàng hóa (W) gồm

a. W = m

b. W = v + m
c. W = c + m

d. W = c + v + m

1.11. Lý luận nào của Mác được Lê nin đánh giá là hòn đá tảng trong nghiên cứu kinh
tếchính trị

a. Lý luận giá trị thặng dư

b. Lý luận tiền công

c. Lý luận tái sản xuất

d. Lý luận giá trị lao động

1.12. Trong lý thuyết tích lũy của Mác khác các nhà kinh tế học cổ điển ởchỗ:

a, Nguồn gốc tích lũy là lao động thặng dư

b, Tích lũy làm tăng quy mô sản xuất

c, Tích lũy sẽ dẫn đến mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc hơn

d, Không có phương án đúng

1.13. Trong lý thuyết tái sản xuất tư bản xã hội, Mác là người đầu tiên:

a, Định nghĩa khái niệm tổng sản phẩm xã hội

b, Biết đến tái sản xuất mởrộng

c, Biết đến tái sản xuất giản đơn

d, Chia nền sản xuất thành 2 khu vực (khu vực sản xuất ra tư liệu sản xuất và sản xuất ra
tư liệu sinh hoạt)

1.14. Vấn đề nào không có trong nghiên cứu về chủ nghĩa độc quyền của Lênin:

a, Chủ nghĩa tư bản độc quyền được sinh ra từ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do

b, Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến độc quyền

c, Các cường quốc phân chia thế giới và khu vực ảnh hưởng

d, không có phương án đúng

1.15. Nội dung chính sách kinh tếmới của Lêninchủtrương

a. Xóa bỏ quan hệ thị trường trong nền kinh tế


b, Triệt tiêu hoàn toàn chế độ tư hữu

c, Nhà nước phải ngăn cấm mọi sự phát của trao đổi tư nhân không phải là quốc doanh

d, Khôi phục và phát triển cơ chế thị trường nhưng có sự định hướng

2.Lựa chọn đúng/sai và giải thích ngắn gọn cho các nhận định sau:

2.1.Kinh tế chính trị học Mác –Lê nin xuất hiện từ đầu thế kỷXVII

Sai. Kinh tế chính trị Mác- Lê nin ra đời vào những năm 4 của thế kỉ XIX

2.2. Các Mác cho rằng, trong nền kinh tế TBCN không tồn tại khủng hoảng

Sai. Ông đã phát hiện những vấn đề về giá trị tái sản xuất tư bản chủ nghĩa và nguyên nhân của
khủng hoảng kinh tế

2.3. Theo Mác, tiền công là giá cả của lao động

Sai. Theo Mác, tiền công là giá cả của sức lao động, là giá cả của lao động đem bán đi.

2.4 .Theo các nhà kinh tế học Marxist, CNTB chính là tương lai của loài ngƣời

Sai. K.Marx đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản của xã hội tương lai và khẳng định sứ mệnh lịch
sử của giai cấp vô sản- là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản.

2.5. Theo Mác, bản chất của tiền là quan hệ xã hội

Đúng. Ông đã vạch rõ tính chất lịch sử của tiền tệ “ Tiền không phải là vật mà là quan hệ xã
hội”
2.6. Mác và Ănghen là những người đầu tiên đưa ra dự đoán về những đặc trưng cơ
bản của xã hội tương lai

Sai. Các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng đã phỏng vấn một số đặc trưng của xã hội tương
lai

2.7. Khi nghiên cứu về tư bản, Mác đã kế thừa quan điểm của Ricardo: Phân chia tư
bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến

Sai. Ricardo phân chia tư bản thành tư bản lưu động và tư bản cố định

2.8 . Theo Mác, tiền tệ xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của hành vi trao đổi hàng hóa

Sai. Theo Mác, tiền tệ là kết quả của sự phát triển lâu dài, của sản xuất và trao đổi hàng hóa
2.9 Theo Mác, khủng hoảng sản xuất thừa là do xã hội đã quá no đủ nên không còn nhu
cầu mua thêm hàng hóa
Sai. Vì khi tăng cường sản xuất, nhưng công nhân tiền lương thấp sẽ không có nhiều nhu
cầu mua hàng hóa.
2.10 Theo Mác, trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, khủng hoảng rất ít khi xảy ra, và sẽ
nhanh chóng được khắc phục
Đúng. Lê nin đã chỉ ra tính chất tất yếu khách quan của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
nhiệm về cơ bản của thời kỳ quá độ hai loại quá độ chủ nghĩa xã hội

2.11 Mác đã đồng nhất các quy luật kinh tế của CNTB với các quy luật tự nhiên, từ đó
đi tới luận điểm “CNTB tồn tại vĩnh viễn”

Sai. Đó là quan điểm của trường phái kinh tế chính trị tư sản tầm thường

2.12 Theo Lênin, chủ nghĩa tư bản độc quyền ra đời là tất yếu

Đúng. Lênin đã chỉ rõ: Chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền
nhà nước là khuynh hướng tất yếu.

2.13 .Theo các nhà kinh tế học Marxist biểu hiện của giá trị thặng dư trong giai đoạn
CNTB độc quyền là lợi nhuận độc quyền cao.

Đúng. Thực chất hoạt động của quy luật lợi nhuận độc quyền cao, quy luật giá cả độc quyền là
sự biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị thặng dư và quy luật giá trị trong giai đoạn độc
quyền.
2.14 .Theo các nhà kinh tế học Marxist, CNTB độc quyền là giai đoạn phát triển cao của
CNTB độc quyền nhà nước
Sai. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa tư bản độc
quyền
2.15. Mác là người đầu tiên đưa ra lý luận về tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

Đúng. Ông là người đầu tiên đưa ra lý luận về tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa , là
lao động cụ thể và lao động trừu tượng.

2.16. Theo Mác, tỷ suất lợi nhuận có xu hướng tăng lên

Sai. Tỷ suát lợi nhuận có xu hướng giảm xuống

2.17. Theo Mác, lợi ích của lao động làm thuê và tư bản đối lập nhau
Đúng. Theo ông, tư bản là quan hệ xã hội của xã hội tư bản, Việc “ Tăng năng suất của tư bản”
ảnh hưởng đến đời sống của giai cấp vô sản. Lợi ích của lao động làm thuê là quan hệ cơ bản
của xã hội tư bản.
2.18. Theo Lenin CNTBĐQ nhà nước có vai trò lịch sử nhất định trong việc điều chỉnh,
duy trì CNTB thích nghi với những điều kiện mới và tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho
sự ra đời của xã hội tương lai.

Đúng. Các tổ chức độc quyền là cơ sở kinh tế của chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước có nhiều biểu hiện mới và những vai trò lịch sử nhất định trong việc điều ch
nh, duy trì chủ nghĩa tư bản thích nghi với những điều kiện mới và tạo ra nhiều điều kiện thuận
lợi cho sự ra đời của xã hội tương lai.
2.19. Chính sách kinh tế mới của Lenin (NEP) có ý nghĩa quan trọng trong việc khôi phục
và phát triển nền kinh tế nước Nga sau chiến tranh đồng thời có ý nghĩa quốc tế to lớn đối
với các nước trên thế giới bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH;

Đúng. Chính sách kinh tế mới của Lê nin có liên quan chặt chẽ kế hoạch xây d ng chủ nghĩa xã
hội.
2.20. Học thyết kinh tế Macxit nói riêng và Chủ nghĩa Mác –Lênin nói chung không thể
bị lỗi thời

Sai. Hệ thống lao động hệ thống giá trị thặng dư vẫn còn ý nghĩa đến thời nay nhưng không
nhiều.

3. Tự luận

3.1. Phân tích điều kiện phát sinh và phát triển kinh tế chính trị Marx -Lê-nin

Về kinh tế- xã hội:

+ Chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn mới


 Triết học Mác ra đời giai đoạn chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn mới nhờ tác động
của cách mạng công nghiệp,tạo ra lực lượng sản xuất lớn

+ Mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt

• Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho mâu thuẫn xã hội gay gắt xảy ra nhiều đấu
tranh giai cấp, giai cấp tư sản không còn là giai cấp cách mạng, giai cấp vô sản trở thành
lực lượng chính.

-Về mặt lí luận và những tiền đề khoa học tự nhiên:

+ Kế thừa với sự phát triển thành tựu quan trọng nhất của tư duy triết học
 Sự ra đời của triết học Mác - Lê nin phù hợp với quy luật của lịch sử tư tưởng nhân loại
+ Xây dựng học thuyết triết học mới, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất
với nhau một cách hữu cơ.
+ Ra đời trong sự tác động qua lại với quá trình các ông kế thừa và cải tạo học thuyết chính
trị và lý luận về chủ nghĩa khoa học
-Về vai trò của khoa học tự nhiên:
+ Có vai trò quan trọng trong sự ra đời của triết học Mác,những phát minh lớn của khoa học tự
nhiên, như định luật bảo toàn năng lượng, thuyết tế bào, thuyết tiến hóa Đacuyn.

3.2. Tại sao nói: “K. Marx là người đã tạo ra cuộc cách mạng về học thuyết giá trị-lao
động”

Các nhà kinh tế học trước K. Marx chỉ phân biệt rõ hai thuộc tính của hàng hoá: giá trị sử dụng
và giá trị trao đổi có mâu thuẫn (Sismondi). Trái lại, K. Marx khẳng định rằng hàng hoá là sự
thống nhất biện chứng của hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị.

Ông là người đầu tiên đưa ra lý luận về tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá, là lao động
cụ thể và lao động trừu tượng. Đây là chìa khoá để giải quyết một loạt các vấn đề khác trong
kinh tế chính trị như: chất lượng, sự hình thành các bộ phận giá trị (C+V+m)... giá trị hàng hoá;
nguồn gốc của giá trị và giá trị sử dụng.

Ông là người đầu tiên vạch rõ nguồn gốc và bản chất của tiền tệ. Đây là một trong những vấn đề
bế tắc của các nhà kinh tế học cổ điển tư sản. K. Marx còn phân tích quá trình chuyển hoá giá trị
thành giá cả sản xuất (K+p) trong điều kiện tự do cạnh tranh.

3.3.Phân tích những đóng góp to lớn của K. Marx về lí luận giá trị thặng dư?

Trước K. Marx, nhà kinh tế Thomson đã nêu ra phạm trù giá trị thặng dư. Song ông lại
cho rằng, nếu tồn tại phạm trù giá trị thặng dư thì sẽ vi phạm quy luật giá trị. Vì vậy, ông chỉ
thừa nhận quy luật giá trị mà không thừa nhận phạm trù giá trị thặng dư nữa.

Trái lại, K. Marx là người đầu tiên xây dựng hoàn chỉnh học thuyết giá trị thặng dư và
khẳng định rằng giá trị thặng dư tồn tại và phát triển hoàn toàn tuân theo quy luật giá trị.

K. Marx là người đầu tiên phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến,
phân chia tư bản sản xuất thành tư bản cố định và tư bản lưu động; lý luận về hàng hoá sức lao
động...

3.4. Nghiên cứu học thuyết kinh tế của K.Marx có ý nghĩa lý luận và thực tiễn gì?
Ý nghĩa lí luận thức tiễn và việc nghiên cứu của Mác là :
- Bóc trần bản chất và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là phương thức bóc lột giai cấp tư
sản do những người lao động làm thuê -> luận chứng 1 cách khoa học về những mâu thuẫn đó.
- Trang bị cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động công cụ nhân thức các quy luật kinh tế,
thúc đẩy sự phát triển cải tiến kỹ thuật.

- Là biểu hiện mẫu mưc của việc nghiên cứ và vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và quan
điểm duy vật lịch sử vào sự phát triển khoa học các quy trình kinh tế trong xã hội tư bản.

- Chủ nghĩa tư bản độc quyền:

+ Thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển đạt mức điển hình trong lịch sử sản xuất của nhân loại
phát triển cả chiều dài và chiều rộng.

+ Quá trình sản xuất được liên kết va phụ thuộc lẫn nhau thành hệ thống.

+ Trình độ chuyên môn hóa sản xuất và hợp tác lao động mối liên hệ kinh tế giữa các ngành.
+ Sản xuất độc quyền góp pần xây dựng tác phong công nghiệp tuyệt đối thói quen của người
sản xuất nhỏ hoàn thiện hơn nền dân chủ tư sản so với trước.
3.5. Trình bày những đóng góp của V. Lê-nin về kinh tế chính trị học trong giai đoạn chủ
nghĩa tư bản độc quyền?

Lê-nin đã chỉ ra tính quy luật tất yếu của việc chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh
tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền. Tích tụ, tập trung sản xuất đạt tới một giới hạn cao sẽ
dẫn tới sự ra đời của các tổ chức độc quyền, đó là đặc điểm kinh tế cơ bản nhất của chủ nghĩa đế
quốc. Các tổ chức độc quyền không chỉ thống trị trong lĩnh vực sản xuất mà còn thống trị trong
lĩnh vực lũng đoạn công nghiệp, hình thành nên loại tư bản mới, đó là tư bản tài chính. Các tổ
chức độc quyền bành trướng thế lực của mình ra ngoài phạm vi quốc gia, thông qua xuất khẩu tư
bản, thông qua sự hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế. Các tổ chức độc quyền này đấu
tranh quyết liệt với nhau để phân chia các khu vực ảnh hưởng, phân chia lại và mới lãnh thổ thế
giới.

Trong giai đoạn độc quyền của CNTB, các tổ chức lũng đoạn luôn thu được lợi nhuận
độc quyền cao. Nhờ địa vị của mình, họ luôn mua hàng hoá với giá cả độc quyền thấp và bán với
giá cả độc quyền cao, qua đó thu được nhiều lợi nhuận siêu ngạch độc quyền. Thực chất hoạt
động của quy luật lợi nhuận độc quyền cao, quy luật giá cả độc quyền là sự biểu hiện hoạt động
của quy luật giá trị thặng dư và quy luật giá trị trong giai đoạn độc quyền của CNTB.
BÀI TẬP CHƯƠNG 6
1.Trắc nghiệm
1.1

Đúng. Các nhà kinh tế học trường phái "Tân cổ điển" tích cực áp dụng toán học
vào phân tích kinh tế, họ sử dụng các công cụ toán học như công thức, đô thị,
mô hình vào phân tích kinh tế. Họ phối hợp các phạm trù toán học với các phạm
trù kinh tế để ra các khái niệm kinh tế mới như "ích lợi giới hạn", “năng suất giới
hạn”, "sản phẩm giới hạn"... Vì vậy, trường phái "Tân cổ điển" còn được mang
tên là trường phái "giới hạn" (Marginal).

1.2

Sai. Lý thuyết này phủ nhận lý thuyết giá trị lao động của trường phái "tư sản
cổ điển" và của K. Marx. Trong lịch sử đã có các nhà kinh tế học ở thế kỷ
XVIII quan niệm rằng, ích lợi quyết định giá trị.

1.3

Sai. 4 tính chất là

+ Khái niệm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của con người
+ Công dụng của nó con người phải biết rõ
+ Số lượng giới hạn tình trạng khan hiếm
+ Phải thuật trong tình trạng sử dụng được

1.4

Sai. Theo trường phái tân cổ điển Áo,Trong lý thuyết lợi ích giới hạn và giá trị
giới hạn thì ích lợi là giới hạn ích lợi nhỏ nhất

1.5

Sai. Lý thuyết giá trị giới hạn phủ định lý thuyết giá trị lao động của trường
phái tư sản cổ điển và Các Mác. Ích lợi giới hạn là lợi ích của sản phẩm cuối
cùng quyết định giá trị của sản phẩm. Vì vậy, giá trị giới hạn là giá trị của sản
phẩm giới hạn, nó quyết định giá trị của tất cả những sản phẩm khác.

1.6

Đúng vì người công nhân giới hạn đã Sản phẩm đầy đủ cho anh ta tạo ra, do
do đó không bị bóc lột
1.7

Sai. Có hai loại: Chi phí bất biến và chi phí khả biến.

1.8

Sai. Cơ cấu kinh tế gồm 3 loại thị trường: thị trường sản phẩm, thị trường tư
bản,thị trường lao động.

1.9

Sai. Theo Marshall thì nhu cầu về của cải là có hạn chứ không phải là vô hạn.

1.10

Đúng. Đất đai là yếu tố thứ nhất của sản xuất, lao động là yếu tố thứ hai của
sản xuất, tư bản là yếu tố thứ ba của sản xuất.

1.11

Đúng. Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì hình thành nên giá cả cân bằng
hay giá cả thị trường.

1.12

Lý thuyết giá cả của Marshall là cơ sở lý luận của kinh tế học vi mô hiện đại
trong phân tích thị trường, cung cầu và giá

1.13

Đúng. Phạm trù lịch sử là những phạm trù có tính biến đổi theo thời gian: “ích

lợi giới hạn”, “năng suất giới hạn”, “sản phẩm giới hạn”.

2. Tự luận

2.1

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, CNTB chuyển từ giai đoạn độc quyền làm nảy
sinh nhiều hiện tượng kinh tế - xã hội mới đòi hỏi phải có cách nhìn nhận mới
mẻ và phương pháp mới trong phát triển kinh tế. Trong bối cảnh đó, các lý
thuyết “Tân cổ điển” ra đời với mong muốn giải quyết những vấn đề kinh tế
mới phát sinh

Đặc điểm
- Cũng giống như trường phái cổ điển, các nhà kinh tế học trường phái
"Tân cổ điển" ủng hộ tự do cạnh tranh, chống lại sự can thiệp của nhà
nước vào kinh tế. Họ tin tưởng chắc chắn vào cơ chế thị trường tự phát
sẽ đảm bảo cân bằng cung - cầu, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển
- Trường phái "Tân cổ điển" dựa vào yếu tố tâm lí chủ quan để giải thích
các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội. Đối lập với trường phái tư
sản cổ điển và với K. Marx, trường phái "Tân cổ điển" ủng hộ lý thuyết
giá trị - chủ quan. Theo lý luận này, cùng một hàng hoá với người cần
nó hay nó có ích lợi nhiều thì giá trị của hàng hoá sẽ lớn và ngược lại.
- Các nhà kinh tế học trường phái "Tân cổ điển" chuyển sự chú ý phân
tích kinh tế sang lĩnh vực trao đổi, lưu thông, cung cầu. Đối tượng
nghiên cứu của họ là các đơn vị kinh tế riêng biệt (kiểu kinh tế
Robinson). Họ chủ trương từ sự phân tích kinh tế trong các xí nghiệp
này, rút ra những kết luận chung cho toàn xã hội.
- Trường phái "Tân cổ điển" muốn biến kinh tế chính trị thành khoa học
kinh tế thuần tuý, không có mối liên hệ với các điều kiện chính trị, xã
hội.
- Các nhà kinh tế học trường phái "Tân cổ điển" tích cực áp dụng toán
học vào phân tích kinh tế, họ sử dụng các công cụ toán học như công
thức, đô thị, mô hình vào phân tích kinh tế. Họ phối hợp các phạm trù
toán học với các phạm trù kinh tế để ra các khái niệm kinh tế mới như
"ích lợi giới hạn", “năng suất giới hạn”, "sản phẩm giới hạn"... Các nhà
kinh tế học trường phái "Tân cổ điển" tích cực áp dụng toán học vào
phân tích kinh tế, họ sử dụng các công cụ toán học như công thức, đô
thị, mô hình vào phân tích kinh tế. Họ phối hợp các phạm trù toán học
với các phạm trù kinh tế để ra các khái niệm kinh tế mới như "ích lợi
giới hạn", “năng suất giới hạn”, "sản phẩm giới hạn"...

2.2

Lý thuyết “năng suất giới hạn”:

- Quy luật năng suất lao động bất tương xứng của Ricardo.
+ Theo Ricardo, khi tăng thêm một nhân tố sản xuất nào đó trong ba
nhân tố là lao động, đất đai, tư bản với các nhân tố khác không
đổi thì sẽ giảm năng suất của các nhân tố tăng thêm.
- Quy luật năng suất lao động của Clark
+ Theo ông, lợi ích lao động thể hiện ở năng suất lao động, song
năng suất lao động của các yếu tố là giảm sút.
Do vậy, đơn vị yếu tố sản được sử dụng sau cùng là đơn vị yếu tố sản xuất
giới hạn, sản phẩm là sản phẩm giới hạn, năng suất của nó là năng suất giới
hạn quyết định năng suất của tất cả các đơn vị yếu tố sản xuất.

2.3

- Lý thuyết bàn tay vô hình

Con người khi tham gia các hoạt động kinh tế ngoài bị chi phối bởi lợi ích cá
nhân còn chịu tác động của các quy luật kinh tế cơ quan thấp trí đáp ứng nhu
cầu của xã hội tốt hơn lợi ích cá nhân.

Điều kiện cần thiết để các quy luật kinh tế cơ quan hoạt động sự tồn tại và
phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, nền (Tự do sản xuất, tự do liên
doanh liên kết, tự do mậu dịch)

Nhà nước không cần thiết phải can thiệp vào kinh tế thì bản thân cơ chế thị
trường có thể giải quyết các mối quan hệ của nền kinh tế

- Lý thuyết giá cả của Marshall

Theo ông, giá cả là quan hệ số lượng mà trong đó hàng hóa và tiền tệ


được trao đổi với nhau. Lý luận giá cả của ông là sự tổng hợp các lý
thuyết chi phí sản xuất, cung cầu,"ích lợi giới hạn".

Theo ông, thị trường là tổng thể những người có quan hệ mua bán, hay
là nơi gặp gỡ của cung và cầu. Khi nghiên cứu cơ chế thị trường
Marshall cho rằng, một mặt, trong điều kiện cạnh tranh hoàn toàn thì
cung cầu phụ thuộc vào giá cả. Mặt khác, cơ chế thị trường tác động
làm cho giá cả phù hợp của cung cầu.

Ông cho rằng ở trên thị trường, giá hình ra. Khi giá cả và cung cầu gặp
nhau thì hình thành nên giá cả cân bằng hay giá cả thị trường. “Khi giá
cung và giá cả gặp nhau thì sẽ chấm dứt cả quy hướng tăng dẫn
khuynh hướng giảm lượng hàng hóa sản xuất, thế cân bằng được thiết
lập”

→ Ông đề cao sự tự phát của cơ chế thị trường có sự can thiệp của
nhà nước vào nền kinh tế, tin tưởng cơ chế đảm bảo cân bằng kinh tế.

2.4
Trường phái Tân cổ điển và trường phái đã xây dựng nên lý thuyết kinh
tế học vi mô hiện đại vì có thể tìm thấy sự kế thừa trường phái tân cổ
điển của kinh tế học vi mô hiện đại:

- Đối tượng nghiên cứu: Lĩnh vực nghiên cứu là việc trao đổi lưu
thông, trao đổi nhu cầu.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp vi mô, nghiên cứu kinh
tế của các xí nghiệp cụ thể, của các loại hàng hóa cụ thể từ đó
đưa ra kết luận chung cho toàn nền kinh tế sử dụng các mô hình,
công thức, đồ thị toán học để giải thích nền kinh tế.
- Thuật ngữ cơ bản: Kinh tế học vi mô tiếp tục sử dụng các thuật
ngữ cơ bản mà trường phái tân cổ điển đưa ra.
- Năng suất giới hạn của trường phái Mỹ sau này là năng suất cận
biên của lao động trong kinh tế vi mô.
- Thuật ngữ cung cầu, hệ số co giãn của cầu trong lý luận Mars
được phát triển thành lý thuyết cung cầu, hệ số co giãn của cầu
theo giá, trong kinh tế học vi mô, ngoài ra còn phát triển thêm các
khái niệm khác như hệ số co giãn của cung theo giá, cung cầu
theo thu nhập
CHƯƠNG 7
1. Trắc nghiệm
1.1 A 1.11 D
1.2 D 1.12 D
1.3 A 1.13 C
1.4 B 1.14 D
1.5 D 1.15 A
1.6 A 1.16 B
1.7 C 1.17 A
1.8 C 1.18 A
1.9 C 1.19 C
1.10 C 1.20 A
2. Lựa chọn Đúng/Sai và giải thích ngắn gọn cho các nhận định sau
2.1
SAI
Vì vào những năm 30 của thế kỷ XX, ở các nước phương Tây, khủng hoảng kinh
tế diễn ra thường xuyên, tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng. Lý thuyết kinh tế của
trường phái cổ điển và trường phái tân cổ điển, mà nội dung cơ bản của nó là sự
điều tiết của cơ chế thị trường sẽ đưa nền kinh tế đến sự cân bằng, không cần có sự
can thiệp của Nhà nước vào kinh tế đã không thể giúp ích cho việc khắc phục
khủng hoảng và thất nghiệp. Mặt khác, vào đầu thế kỷ XX, lực lượng sản xuất và
sự xã hội hoá sản xuất phát triển, độc quyền ra đời và bắt đầu bành trướng thế lực
2.2
SAI
Keynes phủ định chính sách kinh tế tự do thả nổi của chủ nghĩa tư bản, không cần
có sự can thiệp của Nhà nước, ông xác nhận rằng trong tình trạng không có sự can
thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế, xã hội tư bản chủ nghĩa sẽ không đủ cầu
có hiệu quả, từ đó không thể có đầy đủ công ăn việc làm. Vì thế, ông chủ trương
mở rộng chức năng của Nhà nước, Nhà nước can thiệp toàn diện vào kinh tế.
2.3
SAI.
Do chính sách kinh tế lỗi thời, bảo thủ, thiếu có sự can thiệp của nhà nước (chứ
không phải do vấn đề nội sinh của TBCN)
2.4
ĐÚNG.
Khi khối lượng thất nghiệp và việc làm tăn, khối lượng tiêu dùng sẽ giảm xuống và
khi có việc làm, người dân có thu nhập tăng cầu tiêu dùng tăng  bằng mọi
cách làm cho lao động trong xã hội có việc làm.
2.5
ĐÚNG.
Keynes đưa ra mô hình kinh tế vĩ mô có 3 đại lượng là: đại lượng xuất phát, khả
biến độc lập, khả biến phụ thuộc.
2.6.
SAI.
Phương pháp luận nghiên cứu của ông cũng dựa trên cơ sở tâm lý nhưng không
phải dựa trên tâm lý cá biệt mà là tâm lý số đông, tâm lý xã hội.
2.7.
SAI.
Vì Keynes là người theo trường phái trọng cầu vì vậy ông đánh giá cao vai trò của
người tiêu dùng và trao đổi. Có tiêu dùng thì nền KT mới phát triển, tránh được
khủng hoảng kinh tế.
2.8.
ĐÚNG.
Vì khi chính phủ đầu tư, người lao động sẽ có việc làm dẫn tới thu nhập tăng, tiêu
dùng tăng, kích thích quần chúng tiêu dùng phần tiết kiệm của họ. 2.9. Đúng.
Nguồn gốc của khủng hoảng và thất nghiệp trong CNTB không phải là sự giảm sút
của cầu tiêu dùng.
2.10.
ĐÚNG.
Theo Keynes, lãi suất là khoản thù lao cho việc mất khả năng chuyển hóa trong 1
thời gian nhất định, là phần thưởng cho việc từ bỏ việc giữ tiền mặt.
2.11.
SAI.
Để điều chỉnh sự thiếu hụt của cầu tiêu dùng, cần phải tăng đầu tư, tăng tiêu dùng
sản xuất.
2.12.
ĐÚNG.
Khi nhà nước có những chương trình đầu tư lớn, sẽ kích thích việc sản xuất và đầu
tư nhà nước và tư nhân, công nhân sẽ có việc làm, có thu nhập, tăng tiêu dùng làm
cho nền KT phát triển.
2.13.
SAI.
Keynes chủ trương khuyến khích mọi hoạt động có thể nâng cao tổng cầu và khối
lượng việc làm.
2.14.
ĐÚNG.
Nhờ học thuyết của Keynes mà các nước tư bản đã thoát khỏi tình trạng khủng
hoảng kinh tế, sản xuất trì trệ, thất nghiệp và tăng hưng thịnh.
2.15.
ĐÚNG.
Học thuyết Keynes là cơ sở chủ đạo của các chính sách vĩ mô ở các nước tư bản
phát triển sau chiến tranh thế giới thứ 2.
2.16.
SAI.
Ông đánh giá cao vai trò của tiêu dùng, trao đổi, coi tiêu dùng và trao đổi là
nhiệm vụ số 1 mà nhà kinh tế học phải giải quyết.
2.17.
SAI.
Ông hoàn toàn vứt bỏ định luật Say mà các nhà kinh tế học truyền thống vẫn
tin theo “cung tạo cầu”.
2.18.
SAI.
Theo Keynes, để có cân bằng kinh tế, khắc phục khủng hoảng và thất nghiệp thì
không thể dựa vào cơ chế thị trường tự điều tiết mà phải có sự can thiệp của nhà
nước vào kinh tế.
2.19.
ĐÚNG.
Học thuyết kinh tế Keynes coi trọng, đề cao vai trò của nhà nước, để nhà nước
đưa ra giải pháp kích thích tiêu dùng và đầu tư.
2.20.
SAI.
Xét về lâu dài và tổng thể thì nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến mức
tiêu dùng là thu nhập
2.21.
SAI.
Sự biến đổi của tỷ suất lợi tức, Keynes cho rằng ảnh hưởng ngắn hạn của lãi suất
đối với nước chi tiêu trong 1 số thu nhập nhất định của cá nhân nhân là thứ tất
yếu và vô cùng quan trọng.
2.22.
SAI
Keynes cho rằng theo đà tăng lên của vốn đầu tư, hiệu quả giới hạn của tư bản
giảm dần.
2.23.
SAI.
Người đi vay để đầu tư pahir trả 1 khoản lãi suất nhất định. Vì thế buộc người
vay phải quan tâm đến sự chênh lêch giữa hiệu giới hạn của tư bản và lãi suất.
2.24.
SAI.
Theo Keynes, lãi suất tỉ lệ nghịch với khối lượng tiền trong tiêu dùng, khối
lượng tiền đưa vào lưu thông tăng thì lãi suất giảm.
2.25.
SAI.
Để thiết lập mối quan hệ giữa gia tăng đầu tư với gia tăng thu nhập, Keynes
nêu ra nguyên lý số nhân đầu tư.
2.26.
SAI.
Nội dung cốt lõi của học thuyết Keynes là lý luận về công ăn việc
làm, lấy nguyên lý cầu có hiệu lực làm cơ sở.
2.27.
ĐÚNG.
Lý thuyết của Keynes đã có ảnh hưởng sâu rộng trong hệ tư tưởng kinh tế tư sản
và đã được vận dụng 1 cách rộng rãi ở nhiều nước tư bản phương Tây và ở Mỹ
trong những năm 40, 50 và đầu những năm 60 cảu thế kỷ XX
2.28.
SAI.
Theo Keynes, nền kinh tế TBCN thường không đạt được hiệu quả tối ưu, tình trạng
thông thường là cầu hiệu quả không đủ. Vì thế, hàng hóa sản xuất ra có thể không
bán được, nhà máy không thể thu hẹp sản xuất, giảm bớt công nhân. À Lao động
không được sử dụng triệt để.
2.29.
SAI.
Keynes cho rằng sự giảm sút hiệu quả giới hạn của tư bản là do hai nguyên nhân:
Một là, khi đầu tư tăng lên thì khối lượng hàng hóa cung cấp cho thị trường tăng
lên, do đó giá cả hàng hóa giảm xuống, nên kéo theo sự giảm sút của lợi nhuận; hai
là, cung hàng hóa tăng lên sẽ làm tăng chi phí tư bản thay thế.
2.30
SAI.
Theo Keynes, tỷ suất lợi tức thực tế chịu ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, song lại
tương đối ổn định, trong khi đó hiệu quả giới hạn của tư bản lại biến đổi và rất
không ổn định.
2.31
ĐÚNG.
Keynes là người đầu tiên đưa ra khái niệm “hiệu quả giới hạn của tư bản”. Ông gọi
“mối quan hệ giữa lợi tức triển vọng của tài sản cố định và giá cung hay chi phí
thay thế của nó” là hiệu quả giới hạn của tư bản.
3.Tự luận
3.1
Theo học thuyết Keynes, những nhân tố tác động đến tổng cầu:
+ Khuynh hướng tiêu dùng
+ Thị hiếu người tiêu dùng
+ Thu nhập
+ Chính sách biện pháp của nhà nước
+ Đầu tư (tiếu dùng sản xuất)
- Theo Keynes, để có cân bằng kinh tế, khắc phục khủng hoảng và thất nghiệp
thì không thể dựa vào cơ chế thị trường tự điều tiết mà phải có sự can thiệp
của
nhà nước vào kinh tế. Theo ông, nhà nước cần thực hiện các biện pháp tăng cầu
có hiệu quả, kích thích tiêu dùng sản xuất. Muốn vậy, phải sử dụng ngân sách để
kích thích đầu tư của tư nhân.
- Ông cũng chủ trương thông qua các đơn đặt hàng của nhà nước, trợ cấp về tài
chính, đảm bảo tín dụng để đảm bảo lợi nhuận ổn định độc quyền tư nhân. Đồng
thời nhà nước phải có chương trình đầu tư với quy mô lớn để tăng cầu có hiệu quả,
qua đó nhà nước can thiệp vào kte. Để kích thích đầu tư phải xây dựng niềm tin và
lạc quan của các nhà kinh doanh, do đó phải có biện pháp giảm lãi suất và tăng lợi
nhuận.
3.2.
- Keynes đã sử dụng phương pháp vĩ mô trong phân tích kinh tế. Đối tượng mà
các chính sách của nhà nước quan tâm là những tổng lượng lớn của nền kinh tế
cho tổng cầu, đầu tư, tiêu dùng toàn xã hội, tổng sản lượng nền KT,.. Ông cho
rằng để giải quyết các vấn đề khủng hoảng thất nghiệp của nền KT thì chỉ cần
tác động đến tổng cầu. Trong chương trình kinh tế của mình, ông cho rằng nhà
nước cần phải thực hiện các biện pháp tăng cầu có hiệu quả, kích thích tiêu dùng.
Cụ thể: nhà nước có chương trình đầu tư có quy mô lớn để tăng cầu có hiệu quả,
qua đó nhà nước can thiệp vào nền KT. Ông chủ trương sử dụng ngân sách của
nhà nước để duy trì cầu đầu tư. Thông qua các đơn đặt hàng của nhà nước, trợ
cấp về tài chính, đảm bảo tín dụng, nhằm đảm bảo lợi nhuận cho độc quyền tư
nhân.
- Để giảm lãi suất và tăng lợi nhuận, Keynes chủ trương đưa thêm tiền vào
lưu thông, thực hiên lạm phát có kiểm soát để giảm lãi suất, nhờ đó kích thích
đầu tư tư nhân và các hoạt động kte khác. Theo Keynes, lạm phát có kiểm soát
không có gì nguy hiểm, mà làm như vậy sẽ duy trì được tình hình thị trường
trong thời kỳ sản xuất và việc làm giảm sút.
3.3.
- Theo Keynes, khối lượng việc làm phụ thuộc vào “cầu có hiệu quả”. Cầu có
hiệu quả là giai đoạn đường tổng cung và tổng cầu (tổng thu nhập), khi tổng
cung ngang bằng tổng cầu, Cầu có hiệu quả thì lượng công nhân thu hút vào
càng nhiều và ngược lại.
- Keynes giải quyết bằng cách nêu lên các quy luật tâm lý cơ bản như
khuynh hướng tiêu dùng, hiệu quả giới hạn của tư bản, thị hiếu lưu động.
Khuynh hướng tiêu dùng phản ánh mối tương quan giữa thu nhập và số tiền dành
cho tiêu dùng rút ra từ thu nhập đó.
- Khi việc làm tăng thì tổng thu nhập thực tế tăng. Tâm lý chung của dân chúng
là khi thu nhập tăng thì tiêu dùng tăng, mức tăng tiêu dùng chậm hơn mức tăng
của thu nhập vì khuynh hướng gia tăng tiết kiệm 1 phần thu nhập. Vì vậy, tiêu
dùng giảm xuống 1 cách tương đối làm cho cầu có hiệu quả giảm, quy mô bị thu
hẹp, việc làm giảm dẫn đến thu nhập giảm. Để khắc phục tình trạng này, phải có
những can thiệp bằng các biện pháp kích thích cầu, tăng cầu có hiệu quả thông
qua việc nhà nước duy trì đầu tư. Đầu tư là đại lượng giữ vai trò quan trọng trong
việc giải quyết việc làm.
3.4.
- Theo Keynes, lãi suất không phải là khoản lợi thế cho việc tiết kiệm hoặc nhịn
chi tiêu. Vì nếu 1 người tích trữ tiền mặt thì người đó không thu được món lãi
nào, dù vẫn tiết kiệm nhiều như trước đây. Theo ông, lãi suất là khoản thù lao
cho việc mất khả năng chuyển hoàn trong 1 thời gian nhất định, là phần bồi
thường cho việc tự bỏ việc giữ tiền mặt. Nếu khoản thù lao cho việc không sử
dụng tiền mặt giảm xuống thì tổng lượng tiền mặt mà dân chúng muốn giữ lớn
hơn mức cung tiền mặt và nếu lãi suất được nâng lên, thì có 1 số dư tiền mặt mà
không ai muốn giữ. Vì vậy, lãi suất đo lường sự tự nguyện của người có tiền
không sử dụng tiền mặt của họ. Do đó nó làm cân bằng giữa sản lượng tiền mặt
và khuynh hướng ưa chuộng tiền mặt.
- Có thể thấy trong lý thuyết việc làm của Keynes, lãi suất là công cụ điều tiết
hết sức qua trọng, bởi ông cho rằng: giữa hiệu quả giới hạn và lãi suất có mối
quan hệ mật thiết, nó hình thành nên giới hạn của những cuộc đầu tư, khi hiệu
quả giới hạn của tư bản lớn hơn lãi suất thì người ta tiếp tục đầu tư, khi hiệu quả
giới hạn của tư bản nhỏ hơn hoặc bằng lãi suất thì người ta sẽ không đầu tư nữa.
3.5
Mở rộng các hoạt động đầu tư của nhà nước kể cả các hoạt động đầu tư như sản
xuất vũ khí quân sự hóa nền kinh tế chiến tranh điều tốt vì nó tạo công ăn việc làm
tạo thu nhập nâng cao tiêu dùng và chống được khủng hoảng kinh tế.
Điều nổi bật ở đây là lý thuyết chống suy thoái được áp dụng hữu hiệu trong nền
kinh tế bị suy thoái đã được các nhà tư bản ứng dụng trong nhiều thập kỷ. Tuy
nhiên có thể xảy ra một số tiêu cực nếu như áp dụng thoái hóa học thuyết của
Keynes.

+Đầu tiên về chính sách giảm giá để kích cầu Nền kinh tế sự đánh giá rõ ràng có
tác động kích thích tiêu dùng nâng cao tổng cầu và giải phóng một phần tư bản
nhưng mặt khác mức giảm giá trong nền kinh tế không có thể gây hại cho nền kinh
tế
+Thứ hai là về chính sách tài khóa của Chính phủ chi tiêu của Chính phủ là khoản
đầu tư không bơm thêm tiền vào dòng chảy thu nhập và do đó để nâng cao tổng
cầu những khoản chi theo đó lấy từ tiền đánh thuế trong nền kinh tế như vậy vô
hình chung loại làm giảm tiêu dùng và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp như vậy
rất có thể làm cho một ngân sách và gánh nặng gánh nặng nợ nần của nhà nước
ngày một gia tăng và phát sinh những tiêu cực

CHƯƠNG
1. Trắc nghiệm 8
1.1 B 1.5 D
1.2 C 1.6 A
1.3 A 1.7 D
1.4 D 1.8 C
1.9 C 1.11 A
1.10 C
2. Lựa chọn Đúng/Sai và giải thích ngắn gọn cho các nhận định sau
2.1
Sai.
Trưởng phải tự do mới dựa trên nền tảng lập trường tự do tư sản cổ điển và lý thuyết
Keynes để hình thành một hệ thống tư tưởng mới nhằm điều tiết nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa.
2.2.
Sai. Trường phải tự do mới phát triển mạnh ở Đức dưới thời kinh tế thị trường và
xã hội chủ nghĩa cá nhân mới ở Anh, chủ nghĩa bảo thủ mới ở Mỹ, chủ nghĩa giới
hạn mới ở Áo và Thụy Điển.
2.3.
Sai. Chủ nghĩa tự do mới coi nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là cơ chế thị trường có
sự điều tiết của Nhà nước ở một mức độ nhất định.
2.4.
Sai. Khẩu hiệu của chủ nghĩa tự do mới là thị trường nhiều hơn, nhà nước can thiệp
ít hơn.
2.5.
Sai. Đặc điểm của Chủ nghĩa tự do mới và nhấn mạnh yếu tố tâm lý cá nhân trong
việc quyết định và tiêu dùng.
2.6.
Đúng. Theo chủ nghĩa tiêu dùng mới, nguyên tố thị trường tự do trên quyết định cho
rằng các quyết định kinh tế và chính trị phải nhằm phục vụ lợi ích của cá nhân và gia
đình họ, vì thế cần phải do những người tiêu dùng và các công nhân đó.
2.7.
Sai. Tư tưởng cơ bản của Chủ nghĩa tự do mới là cơ chế thị trường có sự điều tiết
của Nhà nước ở mức độ nhất định với khẩu hiệu thị trường nhiều hơn, nhà nước can
thiệp ít hơn.
2.8.
Đúng. Các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới đều nhận thấy rằng những hạn
chế của cơ chế thị trường tự do cạnh tranh đều đưa ra những cách giải quyết khác nhau
về nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục.
2.9.
Sai. Chủ nghĩa tự do mới cho rằng nên khuyến khích tiết kiệm vì khoản tiết kiệm sẽ
là một khoản đầu tư cho tương lai.
2.10.
Sai. Theo chủ nghĩa tự do mới cho thành nhà nước chỉ nên can thiệp vào nền kinh
tế ở mức độ nhất định. Vì vậy vai trò của nhà nước không quá quan trọng trong nền
kinh tế.
2.11.
Sai. Tư tưởng cơ bản của Chủ nghĩa tự do mới là cơ chế thị trường có sự điều tiết
của Nhà nước ở một mức độ nhất định.
2.12.
Sai. Đặc điểm của Chủ nghĩa tự do mới là nhấn mạnh yếu tố tâm lý cá nhân trong
việc ảnh hưởng đến quyết định sản xuất và tiêu dùng của họ.
2.13.
Sai. Trong lý thuyết về thái độ ứng xử của người tiêu dùng, Friedman cho rằng việc
tiêu dùng của người dân không ổn định. Nếu xét 2 năm liên tiếp sự tiêu dùng trong
năm thứ hai sẽ tùy thuộc vào tác nhân của năm thứ nhất, năm thứ hai và tỷ suất lợi
tức.
2.14.
Đúng. Friedman cho rằng tiêu dùng thường xuyên phụ thuộc vào i (tỷ suất lợi tức)
với thời gian giữa tài nguyên vật chất và thu nhập thường xuyên.
2.15.
Sai. Lý thuyết chu kỳ tiền tệ và thu nhập quốc dân của phái trọng tiền khẳng định
nhân tố quyết định sự tăng trưởng là mức cung tiền.
2.16.
Sai. Theo Friedman, tiền và cầu tiền là yếu tố ngoại sinh của nền kinh tế còn mức cung
tiền ảnh hưởng đến tình trạng của nền kinh tế.
2.17.
Sai. Quan điểm tiền tệ của phái trọng tiền là việc tuyệt đối mức cầu về tiền là kết quả
của sự tương đối mức thu nhập còn lãi suất không có ý nghĩa tác động tới lượng cầu
về tiền.
2.18.
Đúng. Friedman đề nghị nhà nước chủ động điều tiết mức cung tiền trong từng thời
kỳ phát triển.
2.19.
Sai. Trường phái trọng tiền coi Lạm phát là vấn đề nan giải của xã hội chứ không
phải thất nghiệp
2.20
Đúng. Nội dung chủ yếu trong lý thuyết trọng cung ở Mỹ đề cao giá trị sản xuất.
2.21.
Đúng. Để kích thích tăng cung, Laffer đề nghị cắt giảm thuế.
2.22.
Sai. Lý thuyết đường cong Laffer diễn tả mối quan hệ giữa thuế và thu nhập từ thuế.
Nếu thuế suất t tăng từ 0% lên 50% thì tổng thu nhập từ thuế tăng từ 0 lên max, còn
thuế lớn hơn 50% thì T lại giảm từ Tmax xuống.
2.23.
Sai. Các nhà kinh tế học trường phái CEM cho rằng vì giá cả và tiền lương linh hoạt
nên hầu hết thất nghiệp là tự nguyện.
2.24.
Đúng. Trường phải CEM cho rằng hầu hết thất nghiệp là tự nguyện và
giảm giá cả linh hoạt.
2.25.
Sai. Theo trường phái REM, trình độ hiểu biết của người lao động sẽ ảnh hưởng tới
tình hình thất nghiệp, việc tăng lương không ảnh hưởng nhiều đến tình hình thất
nghiệp.
2.26.
Đúng. Theo quan điểm của trường phái REM, dân chúng hiểu biết về kinh tế như
những người làm ra chính sách kinh tế.
2.27.
Đúng. Theo REM, nhìn chung chính phủ thường không cải thiện được tình hình,
không ngăn chặn được nạn thất nghiệp không tự nguyện do nhận thức nhất thiết gây
ra.
2.28.
Đúng. Trường phái REM ủng hộ quan điểm của trường phái trọng tiền hiện đại,
trong việc tăng mức cung tiền hàng năm theo tỉ lệ nhất định 3-4%.
2.29.
Sai. Chủ nghĩa tự do mới ở Pháp từ khi xuất hiện không được phổ biến
rộng rãi, bởi vì giai cấp đại tư sản Pháp khi suy yếu do chiến tranh phát xít, đã tập
trung vào vị trí chỉ huy bằng việc hy sinh sức mạnh kinh tế của nhà nước.
2.30.
Sai. Chủ nghĩa tự do ở Pháp trong những năm 1960, Ruyeppho trong khi nhấn mạnh
vai "trò thị trường tự do" đã coi kế hoạch tập trung như là 1 công cụ định hướng bổ
sung để cân đối nền kinh tế.
III. Tự luận:
3.1.
Lý thuyết giá trị “giới hạn”:
Theo cơ sở lý thuyết “ích lợi giới hạn” của nhà kinh tế học trường phái thành Viene
xây dựng lý thuyết giá trị “giới hạn”. Lý thuyết này phủ nhận lý thuyết giá trị lao động
của trường phái tư sản cổ điển và của K.Marx. Theo đó, “ích lợi giới hạn” tức là ích lợi
của sản phẩm cuối cùng quyết định giá trị của sản phẩm. Vì vậy, “giá trị giới hạn”
chính là giá trị của “sản phẩm giới hạn”. Nó quyết định giá trị của tất cả các sản phẩm
khác.
Như vậy, khi sản phẩm tăng lên thì “giá trị giới hạn” sẽ giảm dần và do vậy, tổng
“giá trị giới hạn” cũng giảm dần vì thế họ đưa ra kết luận muốn có nhiều giá trị
phải tạo ra sự khan hiếm.
Sự hình thành giá cả:
Lý thuyết giá cả là lý thuyết nổi tiếng của Marshall. Theo ông, giá cả là quan hệ số lượng
mà trong đó hàng hóa và tiền tệ được trao đổi với nhau. Theo ông thị trường là những
người có quan hệ mua bán, hay là nơi gặp gỡ của cung và cầu. Một mặt ông cho rằng
trong điều kiện cạnh tranh kinh tế thị trường cung cầu phụ thuộc vào giá cả.
3.2.
-Giống: Đó là cơ chế thị trường cần sự can thiệp của nhà nước ở mức độ nhất định.
Khẩu hiệu chung thị trường nhiều hơn nhà nước can thiệp ít hơn.
- Thuyết trọng tiền
Đại biểu: Miltol Friedman cho rằng mức cung tiền tệ là nhân tố quyết đinh đến việc
tăng sản lượng quốc gia và do đó ảnh hưởng đến việc làm, giá cả(các biến sốcủa kinh
tếvĩ mô) Có thểtác động vào chu kì kinh tếTBCN bằng việc chủ động điều tiết mức
cung tiền tệ.Chủtrương ưu tiên chống lạm phát hơn là chống thất nghiệp. Nhà nước
không nên can thiệp nhiều vào kinh tế (chỉgiới hạn ởđiều chỉnh mức cung tiền tệ, điều
tiết lưu thông tiền tệđểngăn chặn lạm phát) .
-Lý thuyết trọng cung
(Tiền bối: Marshall, Đại biểu: Arthur Laffer) Đề cao vai trò chủ động trong sản
xuất của giới chủ, đềcao cơ chếtự điều tiết của thị trường tự do. Công cụ chủ yếu để
phân tích kinh tếlà lí thuyết đường cong Laffer thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập và
mức thuế.
Thứ nhất, cho rằng mức cung tiền tệlà nhân tố quyết đinh đến việc tăng sản lượng quốc
gia và do đó ảnh hưởng đến việc làm, giá cả (các biến sốcủa kinh tếvĩ mô). Biến động
trong cung ứng tiền tệsẽdẫn đến biến động trong thu nhập, trong hoạt động sản
xuất kinh doanh và giá cảcùng với những biến động trong cơ cấu kinh tếvà cạnh
tranh,... dẫn tới chu kì kinh doanh (khủng hoảng kinh tế). Có thể tác động vào
chu kì kinh tếTBCN bằng việc chủđộng điều tiết mức cung tiền tệ. Việc điều
tiết này do Nhà nước thực hiện thông qua ngân hàng trung ương. Hiệu quả phụ thuộc
vào trình độvà năng lực của Nhà nước.
Thứ hai, giá cả phụ thuộc vào khối lượng tiền tệ trong lưu thông nên có thể thông qua
chính sách tiền tệ để ổn định giá cả, chống lạm phát
3.3
- Lý thuyết sản phẩm kinh tế của trường phái thành Viên (Áo)
• Phải có khả năng thỏa mãn nhu cầu hiện tại khi không còn nhu cầu đối với sản phẩm
đó thì nó không là sản phẩm kinh tế.
• Sản phẩm được coi là sản phẩm kinh tế khi con người biết được công dụng của nó.
• Sản phẩm là sản phẩm kinh tế khi ở trạng thái sử dụng chứ không phải tiềm năng.
• Sản phẩm là sản phẩm kinh tế khi ở trong tình trạng khan hiếm hay số lượng có hạn.
3.4
- Lý thuyết "năng suất giới hạn"
+ Trên cơ sở lý thuyết "ba nhân tố sản xuất" của J.B. Say, lý thuyết "năng suất bất tương
xứng" của D. Ricardo, lý thuyết "ích lợi giới hạn" của trường phái thành Viene. Clark đưa
ra lý thuyết năng suất giới hạn.
Theo D. Ricardo, với sự tăng thêm của một nhân tố sản xuất nào đó, trong điều kiện các
nhân tố khác không thay đổi, thì năng suất của nhân tố tăng thêm sẽ giảm. Ví dụ, với quy
mô tư bản không thay đổi, khi số lượng công nhân tăng lên, mỗi công nhân mới bổ sung
so với công nhân trước đây sẽ sản xuất ra một số lượng sản phẩm ít hơn.
 Phối hợp lý thuyết trên, J. Clark cho rằng: ích lợi của lao động thể hiện ở năng suất
của nó. Song, năng suất lao động của công nhân giảm sút. Do vậy, người công
nhân được thuê sau cùng là người "công nhân giới hạn", sản phẩm của họ là "sản
phẩm giới hạn", năng suất của họ là "năng suất giới hạn". Nó quyết định năng suất
của tất cả các công nhân khác.
- Lý thuyết phân phối của Clark
+ Trên cơ sở lý luận "năng suất giới hạn", Clark đưa ra lý luận tiền lương và lợi nhuận.
Ông sử dụng lý luận "năng lực chịu trách nhiệm" để phân tích. Theo lý luận này, thu nhập
là "năng lực chịu trách nhiệm" của các nhân tố sản xuất. Ở đây, công nhân có lao động,
nhà tư bản có tư bản. Họ đều nhận được "sản phẩm giới hạn" tương ứng.
+ Theo Clark, tiền lương của công nhân bằng "sản phẩm giới hạn" của lao động. Phần còn
lại là "thặng dư của người tiêu dùng lao động". Với sự phân phối như vậy, Clark cho rằng
sẽ không còn sự bóc lột nữa. Vì người công nhân "giới hạn" đã nhận được sản phẩm đầy
đủ do anh ta tạo ra, do đó anh ta không bị bóc lột. Nhưng người công nhân khác cũng sẽ
nhận được tiền lương theo mức tiền lương của người "công nhân giới hạn" đó. Vì thế, họ
cũng không bị bóc lột. Nguyên tắc này được áp dụng cho phân phối địa tô và lợi tức.
3.5
- Nội dung cơ bản của lý thuyết cân bằng tổng quát của L. Walras là
+ Theo ông, trong cơ cấu nền kinh tế thị trường có ba loại thị trường: thị trường sản
phẩm, thị trường tư bản, thị trường lao động.
+ Thị trường sản phẩm là nơi mua và bán hàng hoá. Tương quan trao đổi giữa các loại
hàng hoá là giá cả. Thị trường tư bản là nơi hỏi và vay tư bản. Lãi suất tư bản cho vay là
giá cả tư bản. Thị trường lao động là nơi thuê mướn công nhân. Tiền công hay tiền lương
là giá cả của lao động.
+ Ba thị trường này độc lập với nhau song nhờ hoạt động của doanh nghiệp nên có quan
hệ với nhau. Doanh nhân là người sản xuất hàng hoá để bán. Muốn sản xuất, doanh nhân
phải vay vốn trên thị trường tư bản, thuê nhân "công trên thị trường lao động. Trên hai thị
trường này doanh nhân được coi là cầu, sản xuất được hàng hoá, doanh nhân phải mang
bán nó trên thị trường sản phẩm. Ở đây, doanh nhân được coi là cung.
+ Để vay tư bản, doanh nhân phải trả lãi suất. Để thuê công nhân, doanh nhân phải trả tiền
lương, lãi suất và tiền lương gọi là chi phí sản xuất.
+ Nếu giá bán hàng hoá cao hơn chi phí sản xuất thì doanh nhân có lợi. Doanh nhân có xu
hướng mở rộng sản xuất như thuê thêm công nhân, vay thêm tư bản. Do vậy, sức cầu của
doanh nhân tăng lên, điều đó là cho giá cả tư bản và lao động tăng lên. Song, khi có thêm
hàng hoá thì doanh nhân sẽ cung trên thị trường nhiều hơn. Do đó, giá cả hàng hoá trên
thị trường có xu hướng giảm xuống.
+ Khi giá cả giảm xuống ngang với chi phí sản xuất thì cung và cầu hàng hoá ở trạng thái
cân bằng. Doanh nhân không có lời trong việc sản xuất thêm, nên không thuê thêm công
nhân và vay thêm tư bản nữa. Như vậy, giá hàng ổn định làm cho lãi suất và tiền lương ổn
định. Cả ba thị trường đều có sự cân bằng cung - cầu. Nền kinh tế cũng ở trong trạng thái
cân bằng.
Điều kiện tất yếu để có cân bằng thị trường là sự cân bằng giữa giá hàng và chi phí sản
xuất. Trong nền kinh tế tự do cạnh tranh, trạng thái cân bằng giữa giá hàng và chi phí sản
xuất được thực hiện qua sự dao động của cung - cầu.
3.6
Nội dung cơ bản của lý thuyết cung cầu và giá cảc ân bằng của A.Marshall.
Ông đưa ra khái niệm "giá cung" và "giá cầu".
- Giá cung là giá cả mà người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất ở mức đương thời. Giá
cung được quyết định bởi chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất bao gồm chi phí ban đầu và
chi phí phụ thêm. Chi phí ban đầu là chi phí mà doanh nghiệp phải chịu bất kể có hay
không có sản lượng. Chi phí phụ thêm bao gồm chi phí về nguyên liệu, lương công nhân,
nó tăng thêm khi gia tăng sản lượng
- Giá cầu là giá mà người mua có thể mua số lượng hàng hoá hiện tại. Giá cầu được quyết
định bởi lợi ích giới hạn. Nghĩa là giá cầu giảm dần khi số lượng hàng hoá cung ứng tăng
lên, trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi
- Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì hình thành nên giá cả cân bằng hay giá cả thị
trường: "Khi giá cung và giá cầu gặp thì sẽ chấm dứt cả khuynh hướng tăng lẫn khuynh
hướng giảm, lượng hàng hoá sản xuất, thế cân bằng được thiết lập"
- Marshall cho rằng, yếu tố thời gian có ảnh hưởng quan trọng đến cung, cầu và giá cả cân
bằng. Trong thời gian ngắn thì cung cầu có tác động với giá cả.

BÀI TẬP CHƯƠNG 9


1. Lựa chọn đúng/sai và giải thích ngắn gọn:
1.1.
Sai.
Mầm mống của quan điểm “kinh tế hỗn hợp” có từ cuối những năm của thế kỉ XIX.
1.2.
Sai. Ông chủ trương phân tích kinh tế dựa vào “hai bàn tay” là cơ thế thị trường
và nhà nước.
1.3.
Đúng. Ông chủ trương phân tích kinh tế dựa vào cả 2 bàn tay, là cơ chế thị trường và
nhà nước. Ông cho rằng “điều hành nền kinh tế mà không có chính phủ hoặc thị
trường cũng như đinh vỗ tay bằng một bàn tay”.
1.4.
Sai. Cơ chế thị trường không phải là sự hỗn độn mà là trật tự kinh tế. “Một nền kinh
tế thị trường là 1 cơ chế tinh vi để phối hợp một cách không tự giác nhân dân và
doanh nghiệp thông qua hệ thống giá cả thị trường”.
1.5.
Sai. Cơ chế thị trường là tư nhân và cũng như xã hội loài người, có thay đổi. 1.6.
Đúng. “Giá cả là phương tiện tín hiệu của xã hội”. Nó chỉ cho người ta biết sản xuất
cái gì và sản xuất thế nào và cũng thông qua đó nó thực hiện phân phối cho ai.
1.7. Sai. Sự biến động của giá cả đã làm cho trạng thái cân bằng cung cầu thường
xuyên biến đổi và đó cũng chính là nội dung quy luật cung cầu hàng hóa.
1.8.
Sai. Nền kinh tế thị trường chịu điều khiển bởi hai ông vua người tiêu dùng
và kỹ thuật.

1.9.
Đúng. Lợi nhuận là động lực chi phối hoạt động của người kinh doanh. Lợi
nhuận đưa các doanh nghiệp đến với khu vực sản xuất hàng hóa mà người tiêu dùng
cần nhiều hơn.
1.10.
Sai. Lợi nhuận đưa các doanh nghiệp đến với khu vực sản xuất hàng hóa
của người tiêu dùng cần nhiều hơn.
1.11.
Đúng. Lợi nhuận cần đưa các nhà doanh nghiệp đến việc sử dụng kĩ thuật
sản xuất hiệu quả nhất.
1.12.
Sai. Samuelson chỉ rõ bàn tay vô hình đôi khi cũng đưa nên kinh tế tới những sai
lầm.
1.13.
Đúng. Có 4 chức năng:
+ Thiết lập khuôn khổ pháp luật
+ Sửa chữa những thất bại của thị trường để thị trường hiệu quả
+ Đảm bảo sự công bằng
+ Ổn định kinh tế vĩ mô
1.14.
Đúng. Do tính chất hạn chế của toàn bộ tài nguyên có thể sản xuất ra hàng hóa, buộc
xã hội chỉ được lựa chọn trong số hàng hóa tương đối khan hiếm.
1.15.
Sai. Mô hình tiêu biểu của Samuelson lấy làm ví dụ nghiên cứu là sản xuất ra.
1.16.
Sai. Siêu lạm phát là khi một nền kinh tế có mức giá cả tăng hàng tiệu % với tỉ lệ
gia tăng rất lớn trong mức giá chung sẽ tạo ra những bất ổn khó kiểm soát đối với
nền kinh tế.
1.17.
Sai. Lạm phát cân bằng và có dự đoán trước không làm cho ai bị thiệt và có lợi.
1.18.
Sai. Những người thất nghiệp là những người không có việc nhưng đang tìm việc
làm.
1.19.
Sai. Đó là những người ngoài lực lượng lao động.
1.20.
Sai. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên có xu hướng ngày càng tăng.
1.21.
Sai. Tỷ lệ thất nghiệp do việc di cư lao động từ nông thôn ra thành phố được gọi
là thất nghiệp tạm thời.
1.22.
Sai. Theo ông sự can thiệp là yếu tố khách quan.
1.23.
Sai. Cũng như "bàn tay vô hình", bàn tay hữu hình cũng có khuyết tật, có nhiều vấn
đề nhà nước lựa chọn không đúng.
1.24.
Sai. Theo Samuelson do tính chất hạn chế của toàn bộ.
1.25.
Đúng. Các điểm bên trong đường giới hạn biểu hiện tài nguyên chưa được sử dụng
hết, công nhân không có việc làm, nhà máy bỏ không, ruộng đất hoang, tiền tệ để rỗi
=> tính thiếu hiệu quả.
1.26.
Đúng. Các điểm nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất là không thể có trong
điều kiện không có sự biến đổi nào về nguồn lực tài nguyên, lao động, vốn, công nghệ.
1.27.
Đúng. Khi lạm phát cao sẽ có lợi cho người tìm cách kiếm lợi và đầu tư liều lĩnh,
có hại cho chủ nợ, giai cấp có thu nhập ổn định.
1.28.
Sai. Bàn tay vô hình cũng mang lại nhiều hiệu quả cho nền kinh tế.
1.29.
Đúng. Vì trong một nước rộng lớn, mức độ cơ động cao, thị hiếu và tài năng đa
dạng, mức cung cầu về hàng hoá, dịch vụ thường xuyên tương đối, tất yếu có thất
nghiệp tạm thời.
1.30.
Đúng. Lạm phát cân bằng và có dự đoán trước sẽ tạo ra những tác động tích cực
cho nền kinh tế.
3. Tự luận:
3.1.
- Nội dung của lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp: Mọi xã hội, mọi nền kinh tế đều
phải đối mặt với ba vấn đề:
+ Sản xuất hàng hóa gì với số lượng bao nhiêu?
+ Sản xuất hàng hóa như thế nào? Ai là người sản xuất, sản xuất bằng nguồn lực nào,
sử dụng kỹ thuật sản xuất nào?
+ Sản xuất cho ai?
- Cơ chế thị trường: là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó cá nhân người tiêu dùng
và các nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua thị trường để xác định 3 vấn đề trung tâm
của tổ chức kinh tế.
- Là cơ chế tinh vi phối hợp một cách không tự giác giữa mọi người, giữa mọi hoạt
động và mọi doanh nghiệp thông qua hệ thống giá cả thị trường.
- Không phải sự hỗn độn mà là một trật tự kinh tế.
- Không phải ai thiết kế ra, xã hội tự nhiên và cũng thay đổi như xã hội
loài người.
- Chịu sự điều tiết của hai ông vua người tiêu dùng và kỹ
thuật.
- Vai trò kinh tế của chính phủ: chính phủ có 4 chức năng:
+ Đảm bảo sự công bằng
+ Thiết lập khuôn khổ pháp luật
+ Sửa chữa khắc phục những khuyết tật của cơ chế thịtrường
+ Ổn định kinh tế vĩ mô
3.2.
- Giống nhau:
+ Cả hai đều khẳng định vai trò của cơ chế thị trường tự do đối với sự phát triển kinh
tế xã hội kích thích tự do kinh doanh thúc đẩy cạnh tranh của các chủ thể kinh tế.
+ Thừa nhận thất bại của thị trường tự do gây mất cân đối cơ cấu và
khủng hoảng kinh tế.
+ Đều khẳng định sự cần thiết của nhà nước cần can thiệp vào nền kinh tế thị
trường.
- Khác nhau:
+ Nền kinh tế thị trường xã hội: đề cao vai trò của cạnh tranh có hiệu quả nhà nước
chỉ nên can thiệp vào nền kinh tế thị trường ở một mức độ nhất định xác định vai
trò của thị trường và nhà nước trong trường phái tự do mới cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước ở một mức độ nhất định.
+ Nền kinh tế hỗn hợp: chú trọng và phân tích vai trò của thị trường thông qua cơ chế
vận động của nó. Samuelson cho rằng sự can thiệp của nhà nước là cần thiết nhằm sửa
chữa thất bại của thị trường để trị trường hoạt động có hiệu quả. Samuelson đứng trên
quan điểm nền kinh tế hỗn hợp hai hai bàn tay và khẳng định khả năng thị trường và
chính phủ đều thiết yếu để có một nền kinh tế mạnh mạnh.
3.3.
Theo Samuelson, trong nền kinh tế thị trường nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế
vì khi nghiên cứu sự hoạt động của nền kinh tế thị trường. Ông cho rằng bàn tay vô
hình nhiều khi cũng đưa nền kinh tế đến sai lầm. Đó chính là những khuyết tật vốn có
của cơ chế thị trường để đối phó những khuyết tật sai lầm của cơ chế thị trường với
bàn tay hữu hình của nhà nước như thuế khóa. chi tiêu. pháp luật. Nhà nước có 4 chức
năng chính trong nền kinh tế thị trường: + Thiết lập khuôn khổ pháp luật
+ Sửa chữa các thất bại của thị trường để thị trường hoạt động
hiệu quả
+ Đảm bảo sự công bằng cơ chế thị trường
+ Ổn định kinh tế vĩ mô thông qua các công cụ thuế suất khi tiêu chính phủ
3.4.
Câu nói trên thể hiện quan điểm của Samuelson về cơ chế thị trường. Ông một mặt
khẳng định “vẻ đẹp cơ chế thị trường” nhưng cho rằng không nên quá say mê, tin
tưởng vào nó vì bản thân cơ chế thị trường cũng có thể đưa nền kinh tế đến những
sai lầm.
Cụ thể:
- Ưu điểm của cơ chế thị trường:
+ Huy động có hiệu quả nguồn lực.
+ Kích thích cải tiến kỹ thuật công nghệ, nâng cao năng suất lao động nhằm tiết kiệm
chi phí sản xuất.
+ Thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội.
- Nhược điểm:
+ Lạm phát, thất nghiệp
+ Phá hoại tự do cạnh tranh
+ Khủng hoảng kinh tế
+ Ảnh hưởng của độc quyền: số lượng thấp, giá cả hàng hóa bị đẩy cao

CHƯƠNG 10
1. Lựa chọn đúng/sai và giải thích ngắn gọn:
1.1.
Sai. Khoảng cách này dần được thu hẹp vào những năm 90 của thế kỉ XX.
1.2.
Đúng. Phát triển kinh tế bao hàm trong đó có tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững
hơn.
1.3.
Sai. Tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao và
ổn định trong thời gian tương đối dài (20-30 năm).
1.4.
Sai. Tuy là quan hệ phái sinh nhưng kiến trúc thượng tầng có tác động trở lại đối
với sự phát triển kinh tế hoặc thúc đẩy sự phát triển kinh tế hoặc kìm hãm kinh tế.
1.5.
Sai. Các lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế xuất hiện từ thế kỷ
XVIII => thập kỉ 50 của thế kỉ XX.
1.6
Đúng. Có 5 giai đoạn:
+ Giai đoạn xã hội truyền thống
+ Giai đoạn chuẩn bị cất cánh
+ Giai đoạn cất cánh
+ Giai đoạn tường thành
+ Giai đoạn tiêu dùng cao
1.7.
Sai. Giai đoạn cất cánh là giai đoạn quyết định, giống như một máy bay chỉ có thể
bay được sau khi đạt đến một tốc độ giới hạn.
1.8.
Sai. Vì tăng tưởng kinh tế là một quá trình liên tục chứ không phải đứt đoạn nên
không thể phân chia như vậy được.
1.9.
Sai. Vì trong giai đoạn cất cánh, Rostow đề cao vai trò của nhà nước trong việc xây
dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho sự cất cánh.
1.10.
Sai. Trong lý thuyết cất cánh, lĩnh vực công nghiệp đảm nhận vai trò đầu tàu thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.11.
Sai. Vì theo Samuelson các nước nghèo thường cũng nghèo về tài nguyên thiên
nhiên, đất đai hẹp, khoáng sản ít ỏi so với dân số đông đúc. Do vậy, việc sử dụng đất
đai có hiệu quả sẽ có tác động làm tăng sản lượng.
1.12.
Đúng. Vì hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài không muốn đầu tư vào các nước
nghèo vì môi trường chính trị không thuận lợi.
1.13.
Sai. Các nước nghèo có lợi thế là có thể bắt chước về công nghệ của các nước đi
trước. Đây là con đường vô cùng hiệu quả để nắm bắt được khoa học công nghệ
hiện đại quản lí và kinh doanh vì sự nghiệp phát triển.
1.14.
Sai. Vì để tăng trưởng và phát triển phải có các "cú huých" từ bên ngoài nhằm phá
vỡ các vòng luẩn quẩn. Điều đó có nghĩa là phải có đầu tư nước ngoài vào các
nước nghèo.
1.15.
Sai.Vì tư tưởng của Athur Lewis là chuyển số lao động dư thừa của nông nghiệp
sang các ngành hiện đại.
1.16.
Đúng. Theo mô hình kinh tế nhị nguyên, nếu khu vực công nghiệp thành thị chỉ cần
trả lương mức cao hơn là có thể thh hút khối lượng lớn không hạn chế lao động ở
khu vực công nghiệp.
1.17.
Sai. Vì khi năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên tạo điều kiện cho việc di
dân từ nông thôn ra thành thị được tăng lên các ngành công nghiệp và dịch vụ dẫn
đến cung thị trường lao động thu hẹp.
1.18.
Đúng. Theo Toshima, sự phát triển của nông nghiệp đã tạo điều kiện phát triển khu
vực công nghiệp dịch vụ.
1.19.
Sai. Theo Toshima nông nghiệp hoá là con đường tốt nhất được bắt đầu, được phát
triển kinh tế ở các nước châu Á.
3. Tự luận:
3.1.
* Đặc trưng của các nước đang phát triển:
- Hầu hết đây là các nước thuộc địa, dưới sự thống trị của Tây Âu trước đây. Nếu
kinh tế chủ yếu là nền sản xuất nông nghiệp truyền thống, còn gọi là "xã hội nông
nghiệp, nông thôn". Đó là nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, phân tán, lao động thủ
công lạc hậu (cày bừa đều bằng gỗ, hạt giống được gieo bằng tay, trâu, bò kéo trục
đập lúa, nước mang về bằng những bình sứ đội trên đầu...).
- Dân số đa số sống ở nông thôn; lực lượng lao động chủ yếu là lao động nông
nghiệp chiếm tới 65 - 75% (tỷ lệ này ở các nước phát triển chỉ khoảng 10%); giá trị
sản phẩm nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong GDP.
- Thiếu vốn và công nghệ hiện đại; kỹ thuật sản xuất công nghiệp lạc hậu - còn gọi
là nền "công nghiệp lều gỗ"; quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, năng suất thấp, thu
nhập GDP bình quân trên đầu người thấp (có nước chỉ bằng 1/100 của các nước
phát triển); tỷ lệ tăng trưởng GDP thấp; tiết kiệm thấp nên tích luỹ thấp (dưới 10%
GDP).
- Ngoại thương kém phát triển, thường là nhập siêu. Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là
hàng nguyên liệu và sơ chế.
- Dân số tăng nhanh 2,1%/năm (trong khi ở các nước phát triển tỷ lệ tăng dân số là
0,5%/năm), dân số các nước đang phát triển chiếm 3/4 dân số thế giới, mật độ dân
số cao. Trình độ văn hoá, giáo dục và dân trí thấp: tỷ lệ người lớn biết viết, biết đọc
chỉ đạt 55%, trong khi đó các nước phát triển tỷ lệ đó trên 90%.
- Nhân dân có sức khoẻ thấp, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở
trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao (khoảng 50%). Tuổi thọ bình quân đầu
người thấp (dưới 60 tuổi còn ở các nước phát triển là trên 70 tuổi), trong đó các
nước có thu nhập thấp nhất như Ethiopia, Butan, Malawi... tuổi thọ bình quân chỉ
là 45 tuổi.
Về khoảng cách chênh lệch với các nước phát triển tới hàng chục, thậm chí tới
trăm lần.
3.2.
- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về tổng sán phẩm xã hội và tăng thu nhập bình quân
đầu người.
Hiện nay, các quốc gia luôn quan tâm đến sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong một thời kỳ
tương đối dài - tức là tăng trưởng kinh tế bền vững.
- Tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao và ổn định
trong thời gian tương đối dài (thường là một thế hệ từ 20 - 30 năm).
3.3
 Tăng trưởng kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về tổng sán phẩm xã hội và tăng thu nhập bình quân
đầu người.
- Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào những yếu tố cơ bản như sau:
+ Một là, vốn: Đây là yếu tố rất quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Nói đến yếu tố vốn ở
đây bao gồm cả tăng lượng vốn và đặc biệt là tăng hiệu quả sử dụng vốn.
+Hai là, con người: là yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững. Đó phải là con
người có sức khoẻ, có trí tuệ, có tay nghề cao, có động lực và nhiệt tình lao động được tổ
chức chặt chẽ.
+ Ba là, kỹ thuật và công nghệ: Kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại là nhân tố quyết
định chất lượng của sự tăng trưởng kinh tế, vì nó tạo ra năng suất lao động cao, do đó tích
lũy đầu tư lớn.
+ Bốn là, cơ cấu kinh tế: Xây dựng được cơ cấu kinh tế càng hiện đại thì tăng trưởng kinh
tế càng nhanh và bền vững.
+ Năm là, thể chế chính trị và quản lý nhà nước: Thể chế chính trị càng ổn định, tiến bộ
thì tăng trưởng kinh tế càng nhanh. Nhà nước càng đề ra được các đường lối, chính sách
phát triển kinh tế đúng đắn thì tăng trưởng kinh tế càng nhanh.
 Phát triển kinh tế
- Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế đi kèm với sự tiến bộ của cơ cấu kinh tế,
thể chế kinh tế và chất lượng cuộc sống.
- Như vậy, phát triển kinh tế bao gồm những nội dung chủ yếu như sau:
+ Thứ nhất là, sự tăng trưởng là sự tăng lên của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập bình
quân đầu người.
+ Thứ hai là, sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng: tỷ trọng ngành nông nghiệp ngày
càng giảm, còn tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng (đặc biệt là dịch
vụ) trong tổng sản phẩm quốc dân.
+ Thứ ba là, đời sống của nhân dân ngày càng cao về phúc lợi xã hội, tiêu chuẩn sống,
giáo dục, sức khoẻ và sự bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội.
- Phát triển kinh tế phụ thuộc những yếu tố cơ bản như sau:
+ Một là, lực lượns sản xuất: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao
tức công nghệ càng hiện đại và trình độ con người càng cao thì càng thúc đẩy phát
triển kinh tế nhanh.
+ Hai là, quan hệ sản xuất: Quan hệ sản xuất mà phù hợp với tính chất và trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất thì thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, bền vững và
ngược lại kìm hãm sự phát triển kinh tế.
+ Ba là, kiến trúc thượng tầng: Tuy là quan hệ phái sinh, nhưng kiến trúc thượng
tầng có tác động trở lại đối với sự phát triển kinh tế hoặc thúc đẩy sự phát triển
kinh tế hoặc kìm hãm sự phát triển kinh tế. Trong kiến trúc thượng tầng, ảnh
hưởng sâu sắc nhất là chính trị.
 Tăng trưởng và phát triển kinh tế là hai thuật ngữ khác nhau nhưng luôn có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau. Tăng trưởng kinh tế chưa phải là phát triển kinh tế, nhưng tăng
trưởng kinh tế là yếu tố cơ bản nhất của phát triển kinh tế. Nếu không có tăng trưởng kinh
tế thì sẽ không có phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế bao hàm trong đó có tăng trưởng
kinh tế nhanh và bền vững hơn. Vì vậy, các chuyên gia của WB cho rằng: Tăng trưởng
chưa phải là phát triển, song tăng trưởng lại là một cách cơ bản để có phát triển và không
thể nói phát triển kinh tế mà trong đó lại không có tăng trưởng kinh tế.

You might also like