You are on page 1of 18

MÃU THAM KHẢO

SINH VIÊN CẦN CĂN CỨ VÀO THỰC TẾ ĐỂ


ĐIỀU CHỈNH THÔNG TIN CHO PHÙ HỢP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


Lý luận về khả năng - hiện thực
của phép duy vật biện chứng và
liên hệ thực tiễn

MÃ MÔN HỌC & MÃ LỚP: LLCT130105_22_1_27CLC

NHÓM THỰC HIỆN:Delta . Thứ 7 - tiết: 1-2

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Trần Ngọc Chung

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022


DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KÌ 1 , NĂM HỌC: 2022 – 2023


Nhóm Delta. Thứ 7 tiết 01, 02
Tên đề tài: Lý luận về khả năng – hiện thực của phép duy vật biện chứng và liên hệ thực
tiễn
TỶ LỆ % SĐT
HỌ VÀ TÊN SINH MÃ SỐ SINH
HOÀN
STT VIÊN VIÊN
THÀNH
1 Phạm Duy Khánh 22143018 ......% 0899989729

2 Đỗ Phương Thảo 22143029 ......% 0908783672

3 Đoàn Khôi Nguyên 22143023 ......% 0794070382

4 Trần Nguyễn Huy 22143013 ......% 0375648261

Hoàng

Ghi chú:

 Tỷ lệ % = 100%

 Trưởng nhóm: Vũ Văn A

Nhận xét của giáo viên:

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

Ngày ............ tháng......... năm.......

Giáo viên chấm điểm


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………..…...1
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………………..............1
2. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………………………….1
CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC PHÉP BIỆN CHỨNG DUY
VẬT ...............................................................................................................................................
.........
1.1. Khái lược phép biện chứng duy vật.........................................................................................
1.2. Khái niệm khả năng – hiện thực ..............................................................................................
1.2.1. Phạm trù hiện thực………………………………………....................................................
1.2.2.Phạm trù khả năng..................................................................................................................
1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng – hiện thực.............................................................
1.4. Ý nghĩa của phương pháp luận..............................................................................................
CHƯƠNG 2: KIẾN THỨC VẬN DỤNG .............................
…………………………..................................................................................
2.1 ………………………..

2.1.1......

2.1.2.....

2.2 ……………..………

KẾT LUẬN………………………………………………………………………
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH………………………………………………………….
PHỤ LỤC………………………………………………………………………...
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………

3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Triết học là một hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung của tồn
tại và nhận thức. Triết học được coi là “khoa học của mọi khoa học”, nội dung chính của nó
bàn về con người và vị trí của con người trong thế giới mà họ đang sinh sống, có lẽ chính vì
vậy mà triết học vừa mang tính tổng quát vừa mang tính cụ thể đối với mọi hoạt động trong xã
hội cả về lý luận và thực tiễn.
Cùng với sự phát triển của xã hội trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người, các
ngành khoa học nói chung và triết học nói riêng cũng có những bước phát triển mạnh mẽ và
nằm trong tiến trình phát triển đó, triết học Mác - Lênin ra đời như một sự tất yếu ngẫu nhiên.
Không chỉ đứng trên lập trường của giai cấp công nhân (giai cấp tiến bộ nhất) để quan sát, phản
ánh và lý giải về vấn đề con người và vị trí của con người trong thế giới tự nhiên cũng như mọi
hiện tượng. Các mối quan hệ giữa con người với con người trong đời sống kinh tế xã hội, triết
học Mác – Lênin còn là sự phát triển hợp lôgíc của lịch sử tư tưởng nhân loại. Triết học Mác -
Lênin là sự kế thừa có chọn lọc, là sự kết hợp thế giới quan duy vật và phép biện chứng của các
nhà triết học đi trước, đồng thời phát triển nó ở một trình độ cao hơn để rồi nó không chỉ là thế
giới quan của giai cấp công nhân, mà như Ăngghen khẳng định, nó còn trở thành sự cần thiết
tuyệt đối, trở thành hình thức tư duy quan trọng nhất, cao nhất, thích hợp nhất với sự phát triển
của khoa học. Nó đem lại cho khoa học hiện đại những chức năng có ý nghĩa phương pháp luận
trong việc xem xét, luận giải bản thân sự phát triển của mình.
Trong kho tàng tri thức đồ sộ của mình, xuất phát từ những vấn đề tưởng chừng là rất đơn
giản như những nguyên lý, quy luật và các cặp phạm trù cơ bản ... Mác, Ăngghen và Lênin đã
chỉ ra con đường phát triển xã hội của nhân loại từ thấp đến cao thông qua cả lý luận và thực
tiễn. Các tư tưởng đó đã được rất nhiều quốc gia trên thế giới vận dụng một cách sáng tạo trong
hoạt động thực tiễn của quốc gia mình.
Đối với Việt Nam chúng ta, một đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh chính nghĩa để
bảo vệ tổ quốc, Đảng ta luôn khẳng định lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung, triết học Mác -
Lênin nói riêng làm kim chỉ nam cho mọi hành động của mình. Đảng ta đã vận dụng một cách
đúng đắn, sáng tạo triết học Mác - Lênin, Chủ nghĩa Mác – Lênin nên đã đưa cách mạng Việt
Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

4
Mặc dù không đi vào các vấn đề mang tính cụ thể mà chỉ đưa ra những quan điểm, chủ
trương, giải pháp một cách chung nhất về con người và các vấn đề có liên quan đến con người
trên phạm vi toàn thế giới, nhưng trong lĩnh vực kinh tế nhiều thành phần nói chung triết học
Mác – Lênin cũng đã chỉ ra nhiều vấn đề có liên quan đến các quy luật, chính sách trong việc
phát triển nền kinh tế mà trên cơ sở đó Việt Nam ta đã vận dụng một cách linh hoạt trong điều
kiện cụ thể trong vấn đề kinh tế biển nước ta hiện nay dù vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót.

2. Mục tiêu nghiên cứu


- Mục đích nghiên cứu: Nêu khái lược về cặp phạm trù khả năng – hiện thực trong phép
duy vật biện chứng, vận dụng làm rõ khả năng và hiện trạng phát triển kinh tế biển nước ta
trong giai đoạn hiện nay từ đó đề xuất phương hướng giải pháp phát triển kinh tế biển đưa nước
ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ
quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, làm cho đất nước giàu mạnh.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: phân tích làm rõ khả năng, thế mạnh và hiện trạng phát triển kinh
tế biển nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Quan điểm của Đảng về việc đẩy mạnh phát triển kinh tế biển nước ta từ đó đề ra
phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thúc đầy sự phát triển kinh tế biển nước ta trong giai đoạn
hiện nay và tương lai.

5
CHƯƠNG 1:
KHÁI LƯỢC PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

1.1. Khái lược phép biện chứng duy vật.


Phép biện chứng duy vật là một bộ phận lý luận cơ bản hợp thành thế giới quan và
phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin, là “khoa học về mối liên hệ phổ
biến”, là “khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự
nhiên, của xã hội loài người và của tư duy” và cũng là lý luận nhận thức khoa học.
Hai phạm trù “Khả năng”, “Hiện thực” giữ một vị trí quan trọng trong phát triển biện
chứng, chúng biểu thị xu hướng chung của hệ thống. Khả năng là tổng thể các tiền đề cần
thiết và đầy đủ thiết định sự xuất hiện hợp quy luật của hiện tượng này hay hiện tượng
khác. Hiện thực là những cái đã có, đã ra đời, đã tồn tại.
1.2. khái niệm hai cặp phạm trù “Khả năng”, “Hiện thực”.

1.2.1. Phạm trù hiện thực :


Hiện thực là phạm trù chi cái đã ra đời, đã xuất hiện, đã được thực hiện; đó là những sự
vật và hiện tượng đang tồn tại một cách khách quan trong thực tế và cả những gì đang tồn tại
một cách chủ quan trong ý thức con người.
Hiện thực bao gồm cả hiện thực vật chất (hiện thực khách quan) và hiện thực tinh thần
(hiện thực chủ quan), nghĩa là cả vật chất lẫn tinh thần đều tồn tại.

1.2.2. Phạm trù khả năng:


Khả năng là phạm trù dùng để chỉ cái còn là mầm mống trong sự vật và quá trình. Đó là
cái chỉ mới là tiền đề của khuynh hướng phát triển và có thể ra đời khi có điều kiện thích hợp.
Khả năng mà ta nghiên cứu là khả năng thực tế, không phải là khả năng ảo. Nó khác với: điều
kiện, tiền đề, ngẫu nhiên, xác suất ...
Ngoài ra còn nhiều cách phân loại khả năng khác như: khả năng tốt và khả năng xấu; khả
năng song song tồn tại và khả năng loại trừ nhau; khả năng chủ yếu và khả năng thứ yếu ... Chủ
nghĩa duy vật biện chứng xem khả năng như là tiền đề của cái mới; là xu hướng phát triển của
sự vật, quá trình. Khả năng được biểu hiện trong bản thân hiện thực khách quan. Trong những
điều kiện thích hợp, nó sẽ trở thành hiện thực. Hiện thực được xem như là khả năng được thực
hiện. Hiện thực khách quan luôn luôn có nhiều vẻ, nhiều mặt, nhiều đặc tính, thuộc tính, cho
6
nên trong hiện thực có chứa đựng nhiều khả năng khác nhau. Mỗi khả năng lại là nhân tố biểu
hiện xu hướng của sự phát triển.
Người ta phân các khả năng thành khả năng tất nhiên và khả năng ngẫu nhiên. Bản thân
các khả năng tất nhiên lại có thể phân ra thành khả năng gần (hiện đã có gần đủ các điều kiện
cần thiết để biến thành hiện thực) và khả năng xa (còn phải trải qua nhiều giai đoạn tư duy).
Khả năng là cái hiện đang ở trong dạng tiềm năng, nhưng sẽ biến thành hiện thực khi cần thiết
và khi có các điều kiện thích hợp; còn hiện thực là cái đang biểu hiện và đang tồn tại thực sự.
Khả năng là cái tồn tại khách quan, có gốc rễ ngay trong hiện thực.
Khả năng biến thành hiện thực là một quá trình mâu thuẫn phức tạp. Không phải bao giờ
khả năng cũng dễ dàng biến thành hiện thực. Sự chuyển hoá đó phải có những điều kiện nhất
định. Nếu có đủ điều kiện thì khả năng sẽ biến thành hiện thực, không đủ điều kiện thì khả
năng sẽ không biến thành hiện thực. Khi nắm được khả năng, con người có thể can thiệp vào
tiến trình khách quan của các sự kiện và tạo ra những điều kiện thích hợp để thúc đẩy hoặc
ngăn ngừa khả năng đó biến thành hiện thực.
Điều kiện để khả năng biến thành hiện thực trong xã hội: Bên cạnh điều kiện quan. nhất
thiết phải có nhân tố chủ quan là thực tiễn của con người. Hoạt động khách có ý thức của con
người có vai trò hết sức to lớn trong việc biến khả năng thành hiện thực. Nó có thể đẩy nhanh
hoặc kìm hãm quá trình biến đổi đó, có thể điều khiển cho khả năng phát triển theo hướng này
hay hướng khác bằng cách tạo ra các điều kiện thích ứng.
Sự chuyển biến khả năng thành hiện thực diễn ra trong tự nhiên không giống trong xã hội.
Trong tự nhiên, ngoài việc con người tác động vào tự nhiên để biến các khả năng thành hiện
thực thì cũng có nhiều khả năng trở thành hiện thực một cách tự phát không cần có sự tham gia
của con người, mà nó hoàn toàn tuân theo các quy luật của tự nhiên.

1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng – hiện thực
Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách ròi
nhau, thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật. Điều đó có
nghĩa là trong sự vật hiện tượng đang tồn tại chứa đụng khả năng, sự vận động phát triển
cho sự vật chính là quá trình biến khả năng thành hiện thực. Trong hiện thực mới đó lại nảy
sinh khả năng mới, khả năng mới này có nhưng điều kiện lại biến thành hiện thực mới. Quá

7
trình đó được tiếp tục, làm cho sự vật vận động, phát triển một cách vô tận trong thế giới vật
chất.
Quan hệ giữa khả năng và hiện thực có tính phức tạp. Điều đó thể hiện ở chỗ cùng trong
nhưng điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật có thể tồn tại nhiều khả năng chứ không phải chỉ
một khả năng.
Ví dụ: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, sau khi phân tích tình
hình trong nước, tình hình thế giới và khu vực đã nhận định rằng rằng, đất nước ta hiện nay
đang
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG KHẢ NĂNG – HIỆN TRẠNG TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN
KINH TẾ BIỂN NƯỚC TA HIỆN NAY.
2.1. Khả năng và hiện trạng việc phát triển kinh tế biển trong nông nghiệp.
2.1.1. Trong đánh bắt.
2.1.1.1. Khả năng.
Biển là cái nôi của sự sống, là nhân tố hết sức quan trọng đảm bảo tính bền vững của quá
trình phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam là quốc gia biển, với đường bờ biển dài hơn 3.260
km và hơn 3.000 hòn đảo bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam có ngư
trường đánh bắt truyền thống rộng lớn trong khu vực, với hơn 2.000 loài cá, trong đó 130 loài
có giá trịnh kinh tế cao, ngoài ra còn có trên 600 loài giáp xác, nhuyễn thể và rong biển. Hơn
thế nữa, các vùng biển và hải đảo của Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản
phong phú, đa dạng, bao gồm khoảng 12.000 loài sinh vật sống trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái
đặc trưng, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác. Biển Việt Nam được coi là một trong 10
trung tâm đa dạng sinh học biển của thế giới.

Theo Viện nghiên cứu Hải sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), trữ lượng
nguồn lợi hải sản bình quân hàng năm ước tính vào khoảng 4,364 triệu tấn, chưa bao gồm
nguồn lợi tại các vùng biển sâu, gò nổi và thềm lục địa. Nguồn lợi thủy sản ven bờ chiếm 12%,
vùng lộng 19% và vùng khơi 69%. Ngư trường khai thác thủy sản được phân làm 5 vùng chính
bao gồm: Vịnh Bắc bộ chiếm 17,3% nguồn lợi thủy sản, vùng duyên hải miền Trung chiếm
20,0%, vùng Đông Nam bộ chiếm 25,6%, vùng Tây Nam bộ 13,4% và vùng giữa Biển Đông là
23,7%.

8
2.1.1.2. Hiện trạng.

Đánh bắt hải sản là nghề biển truyền thống có thế mạnh của nước ta, là lực lượng nòng cốt
trong việc thực hiện ba mục tiêu chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam, đó là: khai
thác tiềm năng nguồn lợi hải sản tạo sản phẩm cung cấp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;
tạo công ăn việc làm, thu thập, cải thiện đời sống ngư dân các tỉnh ven biển; đảm bảo sự hiện
diện, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng ven biển. Từ năm 1993, sau khi thủy sản được
coi là ngành kinh tế mũi nhọn, nghề đánh bắt thủy sản đã có những bước phát triển đáng kể.
Trong giai đoạn 1995-2005, sản lượn thủy sản tăng bình quân ,7%/năm, sản lượng khai thác
tăng bình quân 5%/năm, tính riêng trong năm 2011 giá trị sản lượng đánh bắt thủy hải sản nước
ta đạt khoảng 2,4 triệu tấn so với năm 1990 chỉ đạt 728 nghìn tấn. Hiện nay nước ta đã hình
thành 4 ngư trường lớn trọng điểm đã được xác định đó là: “ngư trường Cà Mau – Kiên Giang,
ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng
Ninh, ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa”, sản lượng thủy hải sản đánh bắt được hàng năm
ngoài đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước còn là nguyên liệu quan trọng trong ngành công
nghiệp chế biến và xuất khẩu sang nước ngoài. Đánh bắt hải sản đã tạo việc làm cho hơn 5 vạn
lao động đánh cá trực tiếp và 10 vạn lao động dịch vụ nghề cá.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát, lây lan trên diện rộng ảnh hưởng đến thị trường tiêu
thụ và giá cả sản phẩm khai thác thủy sản. Thị trường tiêu thụ nội địa giảm, thị trường tiêu thụ
Trung Quốc cũng hạn chế nhập khẩu để phòng ngừa dịch bệnh lây lan, giá cả sản phẩm giảm
so với trước kia đã gây khó khăn cho hoạt động khai thác thủy sản. Việc ứng dụng tiến bộ công
nghệ, kỹ thuật vào lĩnh vực khai thác thuỷ sản nhất là ứng dụng vào công tác bảo quản sản
phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch đã từng bước cải thiện nhưng còn chậm, chưa đáp ứng được
nhu cầu phát triển. Tác phong, tập quán của ngư dân chậm thay đổi, không theo kịp với quá
trình hiện đại hoá của hoạt động khai thác thủy sản. Việc đáp nhu cầu ngày càng cao của các
nhà nhập khẩu đang gây ra nhiều khó khăn trong vấn đề khai thác thủy sản ở Việt Nam.

2.1.2. Trong nuôi trồng

2.1.2.1. Khả năng

Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản. Bờ biển dài hơn 3.260 km
với 112 cửa sông, lạch có khả năng phong phú nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn. Hệ thống
9
sông ngòi, kênh rạch của nước ta rất đa dạng và chằng chịt có tới 15 con sông có diện tích lưu
vực từ 300 km2 trở lên. Ngoài ra, còn hàng nghìn đảo lớn nhỏ nằm rải rác dọc theo đường biển
là những khu vực có thể phát triển nuôi trồng thủy sản quanh năm. Trong vùng biển có 4.000
hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có những đảo lớn có dân cư như Vân Đồn, Cát Bà, Phú Quý, Côn
Đảo, Phú Quốc, có nhiều vịnh, vũng, eo ngách, các dòng hải lưu, vừa là ngư trường khai thác
hải sản thuận lợi, vừa là nơi có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển nuôi trồng thủy sản biển
và xây dựng các khu căn cứ hậu cần nghề cá. Bên cạnh điều kiện tự nhiên vùng biển, Việt Nam
còn có nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt ở trong 2.860 con sông lớn nhỏ, nhiều triệu hecta đất ngập
nước, ao hồ, ruộng trũng, rừng ngập mặn, đặc biệt là ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long.

2.1.2.2. Thực trạng.

Nuôi trồng thuỷ sản từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính chất tự cấp tự túc đã trở
thành một ngành sản xuất hàng hoá tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển ở tất cả
các thuỷ vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, hài hoá
với các ngành kinh tế khác.

Năm 2010, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản mới đạt 641,9 nghìn ha với sản lượng
nuôi trồng đạt 590 nghìn tấn. Đến năm 2010, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản đạt
1.024,3 nghìn ha, tăng 59,6% so với năm 2000, sản lượng nuôi trồng đạt 2.732,3 nghìn tấn, gấp
4,6 lần năm 2000. Năm 2021, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản đạt 1.135 nghìn ha, sản
lượng đạt 4.855,4 nghìn tấn, diện tích nuôi trồng chỉ tăng 10,8% so với năm 2010 nhưng sản
lượng tăng tới 77,7%. Nhờ vậy mà giá trị sản phẩm thu được trên một ha nuôi trồng thủy sản
tăng từ 103,8 triệu đồng/ha năm 2010 lên 241,2 triệu đồng/ha năm 2021.

Trong 9 tháng năm 2022, nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển do tăng sản lượng các sản
phẩm trọng điểm như cá tra, tôm thẻ chân trắng. Sản lượng thủy sản nuôi trồng 9 tháng năm
2022 ước đạt 3611,2 nghìn tấn, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Nuôi trồng thủy sản đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hoá
chủ lực, phát triển rộng khắp, có vị trí quan trọng và đang tiến đến xây dựng các vùng sản xuất
tập trung. Trong đó, đặc biệt là phát triển nghề nuôi cá tra và nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng ở

10
khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Cá tra và tôm đã trở thành sản phẩm xuất khẩu có giá trị
cao và là một trong những mặt hàng thủy sản chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế. Sản lượng cá
tra 9 tháng năm 2022 ước đạt 1.139,5 nghìn tấn, tăng 10,9% so cùng kỳ năm trước. Nhu cầu
tiêu thụ cá tra ngày càng phổ biến trên thế giới nhờ giá trị dinh dưỡng cao. Tính trong 8 tháng
năm nay, xuất khẩu cá tra đạt gần 1,8 tỷ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay,
cá tra xuất khẩu sang 149 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nuôi tôm cũng mang lại hiệu
quả kinh tế cao, đặc biệt mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao. Trong 9
tháng năm 2022, sản lượng tôm thẻ chân trắng ước đạt 533,0 nghìn tấn, tăng 14,3% so cùng kỳ
năm trước; sản lượng tôm sú ước đạt 202,1 nghìn tấn, tăng 2,8%.

Tuy nhiên sự yếu kém trong công tác kiểm soát chất lượng môi trường và quản lý những rủi ro
của phương thức nuôi thâm canh. Chất lượng môi trường nuôi ngày càng bị ô nhiễm nghiêm
trọng do sử dụng thức ăn, thuốc thú y, hóa chất bừa bãi và đánh bắt không hợp lý là tổng hòa
các yếu tố gây nên rủi ro lớn cho người nuôi.

Nhiều đối tượng có giá trị kinh tế nội địa vẫn chưa được nghiên cứu để phát triển đưa vào nuôi
trồng có hiệu quả.

Việc tồn đọng các hóa chất hay các vật liệu của chiến tranh, cũng như sản xuất nông nghiệp đã
ảnh hưởng không nhỏ đến các nguồn nước nuôi trồng thủy sản, gây nên chất sự mất cân bằng
sinh học hay không an toàn cho hệ thống nuôi. Những tác hại này đã ảnh hưởng rất lớn đến
nghề nuôi trồng thủy sản ở nước ta.

2.1.2. Khả năng và hiện trạng việc phát triển kinh tế biển trong công nghiệp.

2.1.2.1. Khả năng.

Vùng biển Việt Nam có khoảng 35 loại khoáng sản với trữ lượng khai thác khác nhau từ nhỏ
đến lớn, thuộc các nhóm: nhiên liệu, kim loại, vật liệu xây dựng, đá quý và bán quý, khoáng
sản lỏng. Một số mỏ cát vật liệu xây dựng dưới đáy biển ở Quảng Ninh và Hải Phòng với trữ
lượng trên 100 tỷ tấn và một dãy cát thạch anh ngầm dưới đáy biển Quảng Ninh (gần 9 tỷ tấn).
Bên cạnh đó, tiềm năng tài nguyên nước biển cũng rất lớn, với các dạng năng lượng biển, như:

11
băng cháy, năng lượng thủy triều, năng lượng sóng, năng lượng hạt nhân nước nặng từ nước
biển.
2.1.2.2 Thực trạng.
Hoạt động khai thác dầu khí được duy trì tại 6 mỏ ở thềm lục địa phía nam: Bạch Hổ, Đại
Hùng, Rồng, Rạng Đông, Hồng Ngọc và PM3 (Bunga Kekwa). Sản lượng dầu thô khai thác ở
nước ta tăng hàng năm 30% và ngành dầu khí nước ta đã đạt mốc khai thác tấn dầu thô thứ 1
triệu vào năm 1988, thứ 100 triệu tấn vào ngày 13/2/2001. Ngày 22/10/2010 đã khai thác tấn
dầu thô thứ 260 triệu. Năm 1997 khai thác/thu gom đạt 1 tỉ m 3 khí đầu tiên, năm 2003 khai
thác/thu gom m3 khí thứ 10 tỷ. Và đến năm 2010 sản lượng khí khai thác/thu gom cộng dồn đạt
64 tỉ m3. Năm 1994, sản lượng khai thác đạt 7 triệu tấn dầu thô và giá trị xuất khẩu khoảng 1 tỉ
USD; năm 2001, sản lượng khai thác đạt 17 triệu tấn dầu thô, đạt giá trị xuất khẩu trên 3 tỉ
USD; thu gom và đưa vào bờ 1,72 tỉ m 3 khí đồng hành, cung ứng cho các nhà máy điện Phú
Mỹ, Bà Rịa và nhà máy chế biến khí Dinh Cố. Tổng sản lượng khai thác năm 2003 đạt 17,6
triệu tấn dầu và hơn 3 tỷ m 3khí, năm 2009 đạt 16,3 triệu tấn dầu, 6 tỷ m 3 khí, đóng góp GDP
xuất khẩu trên 7 tỷ USD. Năm 2010, đưa 3 mỏ dầu khí mới vào khai thác. Tổng sản lượng khai
thác quy dầu năm 2010 là 24,34 triệu tấn, khai thác dầu thô đạt 15 triệu tấn, khai thác khí đạt
9,40 tỷ m3. Mức tăng trưởng như vậy đã đưa ngành dầu khí trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của đất nước và luôn đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu.

Cùng với việc khai thác dầu, hàng năm phải đốt bỏ gần 1 tỉ m 3 khí đồng hành, bằng số
nhiên liệu cung cấp cho một nhà máy điện tuabin có công suất 300 mW. Để tận dụng nguồn khí
này, Chính phủ đã cho xây dựng một Nhà máy điện khí Bà Rịa và đưa vào hoạt động năm
1996. Nhà máy lọc dầu đầu tiên cũng đã được khẩn trương xây dựng và đưa vào hoạt động ở
Dung Quất (Quảng Ngãi).

Hiện nay thiếu nguồn vốn là nguyên nhân chính khiến Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)
trong những năm qua không thể đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm thăm dò (TKTD) dầu khí để gia
tăng trữ lượng. Sản lượng gia tăng để bù vào khai thác đã suy giảm đến mức đáng lo ngại, ảnh
hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành dầu khí Việt Nam. Theo ông Nguyễn Vũ Trường
Sơn, năm 2017, sản lượng khai thác quy dầu của PVN lên tới 25 triệu tấn nhưng tìm kiếm thăm
dò gia tăng trữ lượng chỉ là 4 triệu tấn. Nếu tình trạng mất cân đối giữa tìm kiếm thăm dò gia

12
tăng trữ lượng và khai thác vẫn tiếp diễn như hiện nay thì chỉ vài năm nữa, sản lượng khai thác
dầu khí toàn ngành sẽ chỉ còn 1/3 sản lượng so với hiện nay.

Điều đáng lo ngại cho sự phát triển của PVN trong khâu tìm kiếm – thăm dò – khai thác đó là
nhiều cơ chế, chính sách không còn phù hợp và đang là rào cản cho Tập đoàn.

2.1.3. Khả năng và hiện trạng việc phát triển kinh tế biển trong dịch vụ.
2.1.3.1. Khả năng.
Việt Nam có nhiều tiềm năng về du lịch biển đảo khi sở hữu đường bờ biển dài hơn 3.260 km
và hơn 3.000 hòn đảo, với những bờ cát trắng, vịnh biển hoang sơ, những hòn đảo nhiệt đới
quanh năm tươi tốt…
 
Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới và là nước có diện tích ven
biển lớn ở khu vực Đông Nam Á. Và có tới 125 bãi biển mà hầu hết là các bãi tắm đẹp, trong
đó bãi biển Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes bầu chọn là 1 trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành
tinh. Việt Nam cũng là 1 trong 12 quốc gia có các vịnh đẹp nhất thế giới là Vịnh Hạ Long,
Vịnh Nha Trang.
 
Về mặt hành chính, 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là các địa phương có biển, với
diện tích tự nhiên là 126.747 km2, dân số (năm 2010) là 37,2 triệu người, bằng 38,2% diện tích
tự nhiên và 41,1% dân số cả nước.
 
Bên cạnh đó, lãnh thổ vùng đất ven biển, vùng biển và hệ thống các đảo, nơi diễn ra du lịch
biển đảo và vùng ven biển tập trung tới 7/13 di sản thế giới ở Việt Nam; 6/8 các khu dự trữ sinh
quyển; nhiều vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên…
Ngoài ra, từ bao đời nay, biển đảo không chỉ là nơi cung cấp nguồn sống, mà còn là
không gian để cộng đồng người Việt tạo lập nên một nền văn hóa biển đảo, với những di sản
văn hóa đặc sắc. Đó là hệ thống di tích lịch sử-văn hóa liên quan đến môi trường biển, hệ thống
thần linh biển, những bậc tiền bối có công trong công cuộc chinh phục biển, xác lập và thực thi
chủ quyền quốc gia trên biển...; các lễ hội dân gian của cư dân miền biển; tín ngưỡng, phong
tục tập quán liên quan đến biển; văn hóa sinh kế, văn hóa cư trú, văn hóa ẩm thực, diễn xướng

13
dân gian, tri thức bản địa... Ðây chính là nguồn tài nguyên giàu có để phát triển du lịch biển
đảo bền vững.
2.1.3.2. Hiện trạng
Nhiều khu du lịch biển tiềm năng đã được quy hoạch và đầu tư phát triển như: bãi biển
Sầm Sơn (Thanh Hóa); bãi biển Non Nước, Mỹ Khê (Đà Nẵng); vịnh Nha Trang, vịnh Cam
Ranh (Khánh Hòa); bãi biển Mũi Né (Bình Thuận); bãi biển Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu)...
 
Việt Nam đã hình thành 3 trung tâm du lịch biển có sức hút với khách quốc tế, gồm vịnh
Hạ Long (Quảng Ninh), Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa) với những cơ sở lưu trú hiện đại 4-
5 sao, có thể đón những đoàn khách đến nghỉ dưỡng và phát triển du lịch MICE (du lịch hội
nghị, hội thảo).
 
Cùng với việc đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch, nhiều dịch vụ giải trí, thể thao biển đã
được đưa vào hoạt động như: chèo thuyền du lịch, kéo dù bằng ca nô, lướt ván, đua thuyền,
bóng đá, bóng chuyền bãi biển… Đặc biệt, loại hình ngắm biển bằng dù lượn, khinh khí cầu,
máy bay mô hình (ở biển Nha Trang, Đà Nẵng) hay bằng máy bay trực thăng (ở vịnh Hạ Long)
đang được rất nhiều khách du lịch yêu thích.
 
Với sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng cùng các dịch vụ giải trí, du lịch biển đã thu hút
hàng triệu lượt khách đến thăm quan và nghỉ dưỡng mỗi năm. Hoạt động du lịch biển đảo hiện
chiếm khoảng 70% hoạt động của ngành du lịch Việt Nam.
 
Các sản vật địa phương liên quan đến biển cũng theo đó mà phát triển thành thương hiệu,
đậm dấu ấn địa phương, góp phần đáng kể vào việc phát triển sản phẩm gắn với các tour du
lịch. Có thể kể đến một số sản phẩm nổi tiếng như: nước mắm Phú Quốc, chả mực Hạ Long, tỏi
Lý Sơn, yến sào Nha Trang, mật ong rừng Cát Bà...
 
Việc du lịch biển, đảo Việt Nam có lượng du khách lớn, đã khiến các nhà đầu tư nước
ngoài tăng cường đầu tư vào lĩnh vực này. Đến năm 2015, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực du
lịch biển, đảo đã có ở 23 tỉnh/thành phố của cả nước, chiếm trên 70% số các dự án đầu tư trong
lĩnh vực du lịch. Trong đó có một số dự án lớn như: Dự án của tập đoàn Platinum Dragon
Empire (Mỹ) phát triển khu du lịch vui chơi giải trí tại Bà Rịa-Vũng Tàu với số vốn lên đến
550 triệu USD; dự án đầu tư của Tập đoàn Rockingham (Anh) xây dựng khu du lịch nghỉ
dưỡng biển cao cấp và các khu vui chơi giải trí, trường đua ô tô 1.000 ha tại Phú Quốc, quy mô
dự án lên đến 1 tỷ USD…
 
Du lịch biển phát triển cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác;
tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội dải ven biển, nơi hiện có khoảng 21,2 triệu người trong độ
tuổi lao động và góp phần bảo đảm an ninh - quốc phòng, bảo vệ môi trường biển.
Song theo đánh giá của các chuyên gia, kết quả này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng
lớn của du lịch biển, đảo Việt Nam. Thực tế cho thấy, du lịch biển, đảo ở Việt Nam vẫn còn tồn
tại nhiều hạn chế như: Dịch vụ du lịch còn thiếu, nghèo nàn; sản phẩm du lịch biển chưa đa

14
dạng; an ninh trật tự và việc quản lý giá tại một số khu, điểm du lịch chưa đảm bảo; quy hoạch
của nhiều bãi biển đẹp đã bị phá vỡ, phát triển manh mún và khó điều chỉnh…
2.2.Giải pháp khắc phục hiện trạng.
2.2.1. Trong vấn đề khai thác.
Thứ nhất, thực hiện tốt công tác quy hoạch và rà soát quy hoạch ngành khai thác thủy sản
theo đặc điểm sinh trưởng của từng loại thủy hải sản, công tác quy hoạch, cần phối hợp với cơ
quan nghiên cứu về thủy sản
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động khai thác thủy sản xa bờ, khai thác các đối tượng
thủy sản có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu.
Thứ ba, tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nghề cá và hoàn thiện dịch vụ hậu cần
nghề cá phục vụ khai thác hải sản.
Thứ tư, tăng cường hoạt động quản lý của Nhà nước đối với hoạt động khai thác
Thứ năm, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật Thủy sản, các
văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản đến các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc
thực hiện các quy định pháp luật về thủy sản; tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm
công tác thủy sản.c thủy sản của tỉnh. 
2.2.2 Trong vấn đề chăn nuôi.

15
KẾT LUẬN

Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, giai cấp công nhân đóng vai trò vô cùng
quan trọng cho sự phát triển của lịch sử..... Tuy nhiên, một số thực trạng còn tồn tại khiến cho
điều kiện và mức sống của giai cấp công nhân còn nhiều bất cập...............

16
PHỤ LỤC – BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG NHÓM
Nội dung thực hiện Sinh viên thực hiện Nhóm tự đánh giá mức độ
hoàn thành
(Tốt / Khá / Kém)
PHẦN MỞ ĐẦU
Nội dung 1: Lý do chọn đề Vũ Văn A Tốt
tài, mục tiêu và phương pháp
nghiên cứu, in tiểu luận
PHẦN KIẾN THỨC CƠ BẢN
Nội dung 1: Khái niệm giai
cấp công nhân.
Nội dung 2: Những điều kiện
để giai cấp công nhân thực
hiện sứ mệnh lịch sử.

PHẦN KẾT LUẬN


Viết kết luận

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình môn Chủ nghĩa xã hội khoa học

18

You might also like