You are on page 1of 12

Nguyễn Thị Thục Quyên THPT Phan Châu Trinh

CHÍ PHÈO
- Nam Cao
* PHẦN I: TÁC GIẢ NAM CAO
I. Vài nét về tiểu sử và con người
1. Tiểu sử Nam Cao (1917- 1951)
- Tên thật Trần Hữu Tri
- Quê quán: làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang.
- Học hết Thành Chung (THCS), Nam Cao vào Sài Gòn kiếm sống  thất bại  ốm đau  trở
về quê nhà.
- Sống vất vả với nghề giáo, viết văn, làm gia sư…
- 1943, ông gia nhập hội văn hoá cứu quốc.
- 1946, ông có mặt trong đoàn quân Nam tiến.
- 1947, ông lên chiến khu Việt Bắc làm công tác văn nghệ, viết báo.
- 1950, ông tham gia chiến dịch Biên giới.
- 1951, ông hy sinh trên đường đi công tác.
2. Con người:
- Vẻ ngoài trầm mặc, lạnh lùng nhưng nội tâm phong phú sâu sắc.
- Luôn nghiêm khắc đấu tranh với chính bản thân, khát khao vươn tới một cuộc sống tươi đẹp.
- Nhân hậu, giàu tình cảm, luôn đồng cảm và xót thương cho những kiếp người lầm than trong
xã hội.
II. Sự nghiệp văn học:
1. Những quan điểm nghệ thuật:
- Những sáng tác đầu tay chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn.
- Nhận thức văn học lãng mạn xa rời đời sống của nhân dân  chuyển từ xu hướng nghệ thuật
lãng mạn sang quan điểm hiện thực.
- Khẳng định quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh”, nghệ thuật phải gắn bó với đời sống của
nhân dân lao động.
“ Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”. Nhà văn
“cần phải đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời”
- Một tác phẩm hiện thực phải có giá trị phổ quát, thấm nhuần nội dung nhân đạo “Nó ca tụng
lòng thương, tình bác ái, công bình. Nó làm cho con người gần người hơn”
- Có ý thức trách nhiệm cao về ngòi bút của mình, không thích sự dễ dãi, không thích đi theo
lối mòn  sáng tạo, tìm tòi những lối đi mới.
“Khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”
- Ông châm biếm sâu cay những ngòi bút thiếu bản lĩnh, a dua chạy theo thị hiếu tầm thường.
 Muốn viết cho nhân đạo thì phải sống cho nhân đạo.
2. Các đề tài chính:
a, Người trí thức nghèo:
- Thường là tự truyện.
- Nhân vật chính: nhà văn nghèo, viên chức nghèo, giáo khổ trường tư….
- Ghi lại một cách trung thực cuộc sống quẩn quanh, mòn mỏi của người trí thức tiểu tư sản.
* Bi kịch vỡ mộng
- Họ ôm ấp những ước mơ, dự định lớn lao nhưng bị cuộc đời ghì sát đất  hoài bão, ước mơ
cao đẹp bị vùi dập phũ phàng.
* Bi kịch chết mòn về tinh thần:
- Họ kéo lê cuộc sống của mình trong chuỗi ngày vô vị.
- Con người quằn quại trong bế tắc và tuyệt vọng, trở nên tầm thường vì miếng cơm, manh áo.
Nguyễn Thị Thục Quyên THPT Phan Châu Trinh

 Kết tội xã hội vô nhân đạo chà đạp lên sự sống của con người.
 Con người vẫn kiên trì đấu tranh để vươn tới một cuộc sống tươi đẹp hơn.
b, Người nông dân:
- Nguyên mẫu từ những người quen biết trong làng Đại Hoàng.
- Phản ánh chân thực cuộc sống tối tăm, cơ cực của người nông dân.
- Có hai loại người: - Loại thấp cổ bé họng, bị ức hiếp bất công nhất, càng ở hiền càng không
gặp lành.
- Loại bị lặng nhục, xúc phạm nhân phẩm.
- Chú ý tới những số phận bần cùng, bi thảm với bi kịch bị từ chối quyền làm người  cùng
quẫn, tha hoá. Bi kịch bị bần cùng hóa  lưu manh hóa  tha hóa
Bi kịch bị từ chối quyền làm người
 Lên án xã hội tàn phá cả thể xác lẫn linh hồn con người.
 Khẳng định bản chất lương thiện vẫn ẩn sâu trong trái tim mỗi con người.
3. Phong cách nghệ thuật
- Viết về những cái nhỏ nhặt, tầm thường  đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn 
giàu tính triết lý.
- Ngòi bút tỉnh táo, sắc lạnh khi miêu tả nhưng ẩn sâu bên trong là lòng yêu thương con người
sâu nặng.
- Phân tích tâm lý nhân vật tinh tế, sắc sảo.  kết cấu tâm lí
- Thường sử dụng thủ pháp độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Ngôn ngữ bình dị, giọng điệu sống động, linh hoạt.
 Đại biểu xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán.
PHẦN HAI: TÁC PHẨM
I. Giới thiệu chung:
- Tên ban đầu: Cái lò gạch cũ – Hình ảnh cái lò gạch mở - khép câu chuyện  Kết cấu vòng,
đầu cuối tương ứng
 Sự xuất hiện tất yếu có tính quy luật của hiện tượng Chí Phèo  Gợi sự bế tắc trong cuộc
đời đầy bi kịch của người nông dân.
- Sau nhà xuất bản đổi tên: Đôi lứa xứng đôi (1941)  Hạn chế: đề tài thu hẹp trong chuyện
tình yêu nam nữ, chưa toát lên được giá trị của tác phẩm.
- Tác giả đổi tên: Chí Phèo (1946)  Làm cho chủ đề thiên truyện trở nên nổi bật, có ý nghĩa
khái quát và triết lý sâu sắc.
- Kiệt tác của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
- Có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
- Chủ đề: Tác phẩm là bản cáo trạng đanh thép đối với xã hội nửa thực dân phong kiến và bọn
cường hào, ác bá đã tước đoạt quyền làm người lương thiện của người nông dân, đồng thời lên
tiếng đòi cứu lấy con người của nhà văn.

1. Hình ảnh làng Vũ Đại


- Là không gian nghệ thuật của tác phẩm – là mảnh đất hiện thực trong tác phẩm của Nam Cao.
Nam Cao không viết gì ngoài không gian của làng Vũ Đại với tất cả những đặc điểm xếp lớp
nhiều tầng tốt xấu, vừa trái ngược vừa có khuynh hướng bổ sung cho nhau và không thay đổi từ
xưa đến nay: Tiên chỉ, Bá, Lý, Đội, Binh
 Làng Vũ Đại có cái thế “quần ngư tranh thực”
- Vị trí xã hội:
+ Bá Kiến - tiên chỉ - đại diện cho giai cấp bóc lột.
+ Bọn cường hào, ác bá: Đội Tảo, Năm Thọ, Binh Chức, …
+ Người dân thấp cổ, bé họng.
Nguyễn Thị Thục Quyên THPT Phan Châu Trinh

+ Hạng người dưới đáy xã hội: Chí Phèo. (cùng hơn cả dân cùng) BẦN CỐ NÔNG
 Hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam: ngột ngạt, đen tối với những xung đột giai cấp âm
thầm, quyết liệt.
2. Hình tượng nhân vật:
a, Chí Phèo
* Sự xuất hiện độc đáo:
- Tư thế của một thằng say: say rượu, vừa đi vừa chửi:
- Đối tượng chửi:
Trời, Đời, làng Vũ Đại, vô can, đứa đẻ ra hắn
- Hắn chửi tất cả nhưng không nhằm vào một đối tượng nào cụ thể. Đó là phản ứng của một
người đang bất mãn, bức xúc, căm thù tất cả nhưng chưa xác định rõ kẻ thù của mình.
- Điều lạ lùng là không một ai đáp lại tiếng chửi của hắn, ngay cả khi Chí Phèo đến nhà Bá Kiến
chửi, đáp lại lời hắn cũng chỉ có mấy con chó ra sủa. Điều đó chứng tỏ, đã từ lâu, dân làng Vũ
Đại đã không còn hắn là người, hay nói cách khác, từ lâu hắn đã bị loại ra khỏi xã hội loài người
- Nhưng "bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi"  hành động lặp đi lặp lại, ngỡ như là
hành động điên khùng của một thằng say. Nhưng nếu phân tích kĩ sẽ thấy: chửi là cách hắn gây sự
để bắt mọi người giao tiếp với người.
 Đối tượng chửi: Tiệm thoái về không gian, tầm vóc, tiệm tiến về quan hệ thân sơ, càng lúc
lòng khao khát giao tiếp càng mạnh mẽ trong Chí Phèo. Nhưng tất cả những cố gắng gây gổ của
hắn đều bị từ chối, Chí Phèo bị đẩy ra khỏi xã hội loài người.
- Ngôn ngữ trần thuật:
+ Đa giọng điệu: giọng miêu tả, bình luận của nhà văn "Bao giờ cũng thế,..."; giọng của cả làng
Vũ Đại "chắc nó trừ mình ra"; giọng Chí Phèo "Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không..."; giọng người
kể, giọng nhân vật "Đã thế hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn"
+ Điểm nhìn trần thuật thay đổi linh hoạt: điểm nhìn của người kể chuyện, ngôi thứ 3; điểm nhìn
của nhân vật
 Tạo ra một mở đầu ấn tượng, gây trí tò mò đối với người đọc, hé mở bi kịch của nhân vật.
* Cuộc đời Chí Phèo
■ Trước khi vào tù
- Chí là đứa trẻ bị bỏ rơi, không nguồn cội tổ tông.
 Bị gạt ra ngoài đời sống nay từ khi mới lọt lòng.
 Sự vô trách nhiệm của những bậc làm cha, làm mẹ đã đẩy đứa trẻ vào một cuộc đời đầy bi kịch
- Được dân làng chuyền tay nhau nuôi.
- Được sống trong sự cưu mang của người dân lao động.
- Lớn lên làm canh điền cho Lí Kiến.
+ Sống bằng sức lao động.
+ Giàu lòng tự trọng, hiền lành, lương thiện.
+ Có những ước mơ bình dị, chân chất.
 Chí Phèo là một người nông dân lương thiện.
 Bất hạnh từ thuở lọt lòng nhưng Chí vốn bản chất hiền lành, lương thiện, tức là có đầy đủ tố
chất để có một cuộc sống bình thường, yên ổn nhưng ngay trong niềm hạnh phúc nhỏ nhoi ấy vẫn
ngầm chứa sự bất hạnh bới Chí vẫn chưa hoàn toàn là một con người đích thực (vẫn không biết
cội nguồn, gốc gác; không có mảnh đất cắm dùi ..)
- Chí bị đẩy vào tù chỉ vì lòng ghen tuông của Bá Kiến Người ta dễ dàng tước đoạt quyền công
dân của Chí chỉ vì một lỗi không phải của hắn.
■ Sau khi ra tù:
- Mất đi hình hài của một con người lương thiện.
- Tính cách thay đổi:
Nguyễn Thị Thục Quyên THPT Phan Châu Trinh

+ Trở thành một tên côn đồ hung dữ, liều lĩnh, ngang ngược lúc nào cũng chửi bới, gây gỗ, ăn
vạ, đâm chém….
+ Một kẻ bế tắc, mất phương hướng và bị bọn thống trị lợi dụng  Bán linh hồn và nhanh
chóng trở thành tay sai của Bá Kiến.
 Bị huỷ hoại cả nhân hình lẫn nhân tính.
- Chí Phèo ăn trong say, ngủ trong say, phá phách trong cơn say.
- Chí Phèo cô lập bản thân và tự mình đối lập với mọi người.
 Chí lún dần vào hố sâu tội lỗi mà không tự biết.
 Chí Phèo bị tước đoạt cuộc sống và bị loại ra khỏi xã hội loài người.
 Bi kịch bị bần cùng hoá  Lưu manh hoá
 Con quỷ dữ bị mọi người xa lánh, khinh bỉ và cự tuyệt.
(Quá trình tha hóa của Chí Phèo:
Anh Chí lương thiện → thằng lưu manh → con quỷ dữ của làng Vũ Đại
Đây chính là bi kịch khủng khiếp nhất đã xảy ra đối với người nông dân Việt Nam trước
CMT8: Nỗi đau của một con người không chỉ là nỗi đau vì đói cơm rách áo, không nhà cửa,
không nơi nương tựa mà là nỗi đau của một con người bị tàn phá về mặt thể xác, bị hủy hoại về
mặt tâm hồn.
 Đóng góp của Nam Cao: viết tiếp bi kịch của người nông dân mà Ngô Tất Tố, Nguyễn Công
Hoan đã đặt ra.
èHiện tượng mang tính quy luật, phổ biến người nông dân bị đẩy đến bước đường cùng
phải chống trả bằng con đường lưu manh hóa.
* NGUYÊN NHÂN CỦA BI KỊCH : - Do sự tàn ác của chế độ thực dân nửa phong kiến
- Do sự ghẻ lạnh của dân làng Vũ Đại
- Do tự thân của Chí Phèo
 Chí Phèo là một hình nhân kép: vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm.
■Sau khi gặp Thị Nở:
- Lần đầu tiên Chí Phèo tỉnh sau bao nhiêu năm say. Hắn đối diện với chính mình.
+ Lòng bâng khuâng, mơ hồ buồn. Hắn sợ mùi rượu.
+ Chí ý thức thực tại đời sống và lắng nghe tiếng gọi thiết tha của cuộc đời.
- Hồi tưởng về một thời quá khứ với những mơ ước xa xôi.
- Mường tượng một tương lai cô đơn, già nua và bất hạnh  Suy nghiệm và triết lý.
- Sung sướng, say trong hạnh phúc, khát khao có một gia đình bình thường.
- Ngạc nhiên, cảm động trào nước mắt khi ăn bát cháo hành (hương vị của hạnh phúc, tình yêu,
tình người).
- Chí Phèo cảm thấy ăn năn.
- Chí Phèo thấy lòng thành trẻ con.
 Chí trở nên hiền lành. Tâm hồn thức tỉnh.
 Khát khao sống lương thiện.
- Ao ước Thị Nở sẽ là chiếc cầu nối đưa hắn trở về với cuộc sống con người. Chí tràn đầy hy
vọng.
Giá trị nhân đạo:
- Nam Cao khẳng định sức sống của bản tính lương thiện. Ngay cả khi con người bị tha hóa, bị
đẩy vào con đường lưu manh thì bản tính ấy chỉ tạm thời chìm xuống chứ không mất đi. Nó giống
như ngọn lửa vẫn âm ỉ cháy dưới lớp tro tàn nguội lạnh, nếu gặp được ngọn gió của tình thương
sẽ bùng cháy một cách mạnh mẽ.
- Bài học nhân sinh: tin ở bản chất tốt đẹp của con người. Chính tình yêu thương sẽ giảm bớt hận
thù, gìn giữ và nuôi dưỡng nhân tính, thậm chí có sức mạnh cảm hóa con người
Nguyễn Thị Thục Quyên THPT Phan Châu Trinh

- Ý nguyện tốt đẹp của Chí Phèo không thực hiện được: vì xã hội làng Vũ Đại không chấp nhận
sự hoàn lương của Chí Phèo, không tin vào sự thức tỉnh, sự hồi sinh con người lương thiện trong
hắn  Chí Phèo đã đi quá xa ranh giới con người  quỷ dữ, không còn khả năng trở về.
- Tâm trạng Chí Phèo sau khi bị Thị Nở từ chối:
+ Nghĩ ngợi một tý. Ngẩn người vì thất vọng và cay đắng.
+ Đuổi theo Thị Nở, nắm lấy tay.
+ Ôm mặt khóc rưng rức
+ Nhớ lại hương vị của bát cháo hành.
 Hụt hẫng, cố níu kéo tình yêu  Tình yêu tan vỡ  Tuyệt vọng.
+ Vật vã đau đớn vì ý thức được nỗi đau thân phận: Xã hội không công bằng và không dung
chứa hắn, định kiến về con quỷ dữ của làng Vũ Đại không dễ gì xoá bỏ, Thị Nở không thể chấp
nhận hắn thì không ai có thể chấp nhận, hắn không còn con đường để trở về với nẻo lương thiện.
 Chí uống rượu để chạy trốn bản thân nhưng càng uống càng tuyệt vọng  Rơi vào tình trạng
bế tắc, cùng quẫn, thấm thía sâu sắc bi kịch  Trả thù.
- Hành động của Chí Phèo là tất yếu, không phải là hành động mù quáng do hơi men mà là kết
quả của việc Chí Phèo đã hồi sinh, nhận ra cảnh ngộ oái ăm, trớ trêu của cuộc đời mình.
+ Không thể làm "quỷ dữ" để đập phá chém giết như trước bởi bản tính lương thiện đã thức
tỉnh
+ Không thể làm người lương thiện bởi vì Chí Phèo đã không còn con đường nào để tái hòa
nhập xã hội, một phần do xã hội lúc bấy giờ phi nhân tính, mặt khác do chính trách nhiệm mà Chí
Phèo phải gánh lấy cho những tội lỗi của mình
 Giết Bá Kiến: Hành động lấy máu rửa thù của người nông dân khi họ thức tỉnh với mong
muốn gột rửa nhân cách của mình.
- Tự sát: khát khao cháy bỏng được làm người lương thiện, sẵn sàng đánh đổi cả tính mạng. Khát
vọng lương thiện cao hơn cả sự sống. Đi tìm sự sống trong cái chết và bằng cái chết. Bởi Chí
Phèo quỷ dữ phải chết để anh Chí lương thiện được hồi sinh.
 Bi kịch đau đớn, cay đắng nhất: bi kịch bị từ chối quyền làm người vĩnh viễn vì dù Chí có chết
thì cả xã hội vẫn kiên quyết loại trừ và từ chối hắn.
 Khẳng định bản chất lương thiện ẩn sâu trong trái tim mỗi con người mà hoàn cảnh, sự tàn ác
của xã hội không thể tiêu diệt.
Tiếng kêu cứu đòi quyền lương thiện.
 Phê phán gay gắt đối với chế độ xã hội thực dân phong kiến đã chà đạp lên quyền sống chính
đáng của con người. Phản ánh mâu thuẫn xã hội tuy âm ỉ nhưng không thể nào dập tắt.
b, Thị Nở
- Hình dáng, tính tình:
Cái mặt thị thật là một sự mỉa mai của hoá công: nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề
ngang hơn bề dài, thế mà hai má lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu má phinh phính thì mặt thị
lại còn được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng trên cổ người. Cái
mũi vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh như muốn chen lấn nhau
với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi; có lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt nở như
rạn ra…
+ Xấu đến mức ma chê quỷ hờn
+ Dở hơi, ngẩn ngơ như người đần trong cổ tích, ế chồng.
+ Nghèo rớt mồng tơi, có dòng giống mả hủi
 Con nguời tự nhiên, hồn nhiên chưa bị xã hội hoá, không có định kiến, con nguời của bản
năng.
- Vai trò của Thị Nở đối với cuộc đời Chí Phèo:
Nguyễn Thị Thục Quyên THPT Phan Châu Trinh

+ Trước khi gặp Thị Nở, Chí Phèo là một con quỷ. Có bi kịch nhưng không ý thức được bi
kịch.
+ Sau khi gặp Thị Nở, Chí Phèo là một con người.
 Thị Nở là nhân tố đánh thức “con người” Chí Phèo.
- Thị Nở đến với Chí Phèo bằng thiên chức (sự chăm lo), thiên lương (tình thuơng và lòng tốt) và
thiên năng của người phụ nữ.
- Thị Nở thức tỉnh Chí Phèo từ sinh lý đến tâm lý.
 Thị Nở là hiện thân của hạnh phúc, của ước mơ.
 Là người mở đường cho Chí Phèo hoà nhập với xã hội.
 Đồng thời Thị Nở cũng là nỗi đau đớn lớn nhất trong đời Chí Phèo.
c, Bá Kiến:
- Được xây dựng từ nguyên mẫu của “cụ bá” ở làng Đại Hoàng.
- Chân dung: Giọng quát rất sang, lối nói ngọt nhạt, tiếng cười Tào Tháo.
- Là kẻ chuyên bóc lột, vơ vét của nhân dân.
- Là một tên cáo già, lõi đời, xảo quyệt, nham hiểm.
+ Bóc lột tận xương tuỷ những người nông dân hiền lành.
+ Mềm nắn rắn buông đối với người kẻ cố cùng liều thân.
+ Lấy thằng đầu bò trị thằng đầu bò.
- Là kẻ dâm đãng, háo sắc và đê tiện nhưng lại rất sợ vợ.
 Con quỷ dữ thứ hai của làng Vũ Đại.
3. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình độc đáo, sống động, gây ấn tượng.
- Khắc hoạ tâm lý nhân vật tài tình.
- Kết cấu mới mẻ, đầy sáng tạo - kết cấu tâm lý.
- Cốt truyện hấp dẫn, đầy kịch tính.
- Giọng văn trần thuật đặc sắc, kết hợp, đan cài lồng ghép giữa đối thoại và độc thoại nội tâm.
- Ngôn ngữ giản dị mang hơi thở của cuộc sống.
Nguyễn Thị Thục Quyên THPT Phan Châu Trinh

* Đề 1 : Bi kịch của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
I. Mở bài 
   II. Thân bài 
1. Giới thiệu sơ lược về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
2. Phân tích bi kịch của Chí Phèo
- Chí Phèo là một hình tượng nhân vật đặc biệt trong sáng tác của Nam Cao và được khắc họa
theo một cách riêng. Chí từ cuộc sống bước vào nghệ thuật, rồi lại từ nghệ thuật bước ra cuộc đời
mang theo bao thông điệp đầy tính nhân văn của tác giả. Nó khiến cho người đọc cảm nhận sâu
sắc, thấm thía bi kịch của người nông dân trong xã hội cũ.
a. Bi kịch bị tha hóa
- Chí Phèo là một đứa con hoang, một đứa trẻ vô thừa nhận, không nguồn cội tổ tông. Người ta
phát hiện ra Chí trong một cái váy đụp, bên cạnh một cái lò gạch bỏ hoang. Có thể nói, Chí bị gạt
ra ngoài đời sống nay từ khi mới lọt lòng.
- Hắn được một anh đi thả ống lươn nhặt về, đem cho một người đàn bà góa mù lòa. Người đàn
bà này lại bán Chí cho một bác phó cối không con, sau khi bác phó cối chết, Chí Phèo sống bơ vơ
trong sự cưu mang của người dân làng Vũ Đại. Có lẽ, chính sự cưu mang của dân làng đã phần
nào đưa Chí trở về với xã hội của con người. Chính vì vậy, dù là đứa con nuôi hay đứa ở, Chí
Phèo vẫn sống bằng sự lương thiện, sức lao động và mồ hôi nước mắt của chính mình. Năm 20
tuổi, Chí làm canh điền cho nhà Lý Kiến. Chí Phèo là một bần cố nông thực sự với ý nghĩa đầy đủ
và đúng đắn nhất của hai từ đó.
- Khi là canh điền cho Lý Kiến, Chí là người khỏe mạnh, hiền lành và lương thiện. Chí “ hiền
như đất”, thậm chí còn nhút nhát. Bên cạnh đó hắn còn là người ý thức rất rõ rệt về nhân phẩm
của mình. Chi tiết Chí bị bà Ba gọi lên bóp chân đã chứng tỏ điều đó. Vì tự trọng nên anh nông
dân 20 tuổi ấy đã thấy nhục khi bị bà Ba sai làm những việc “không chính đáng”. Hắn thấy nhục
hơn là thích, huống hồ lại sợ. Dù ở địa vị thấp kém, Chí vẫn giữ được tư cách là một con người,
vẫn giữ được lòng tự trọng
 - Chí cũng từng có một mơ ước giản dị và lương thiện như trăm ngàn người dân khác: “một gia
đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn, cày thuê. Vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi làm vốn
liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”.
Nguyễn Thị Thục Quyên THPT Phan Châu Trinh

 Đó là hình ảnh của một người nông dân chất phác, nghèo khó và lương thiện. Nhưng thẳm
sâu trong thân phận, Chí vẫn chưa là một con người đích thực được bởi tất cả mọi thứ đối với hắn
đều là con số không. Không nhà cửa, không nguồn cội, tổ tông ...Thậm chí ngay cả cái tên Chí
Phèo không không có ý nghĩa để khẳng định sự giá trị đích thực của con người.
- Sự tha hóa của Chí, có lẽ, bắt đầu từ khi hắn bị đẩy vào tù bởi một cơn ghen vô cớ của Bá
Kiến. Chí trở về làng sau 7,8 năm ở nhà tù thực dân. Cái nhà tù tàn bạo ấy đã biến Chí từ một anh
canh điền hiền lành, lương thiện thành một thằng lưu manh, biến dạng cả về nhân hình lẫn nhân
tính.
+ Về nhân hình: Chí mang hình dáng của một thằng lưu manh với cái đầu trọc lốc, cái răng
cạo trắng hớn, cái mặt thì đen và rất cơng cơng, hai mặt gườm gườm trông gớm chết…Cái ngực
phanh đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy…
   + Về nhân tính: Chí không còn hiền như đất nữa, mà hắn trở thành một tên hung dữ, liều lĩnh,
ngang ngược lúc nào cũng chửi bới, gây gỗ, ăn vạ, đâm chém. Hành động và lời nói của hắn là
của một một tên côn đồ ngạo ngược: Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi uống rượu với thịt
chó suốt từ trưa đến xế chiều. Rồi say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến gọi
tên tục ra mà chửi.
+ Cuộc sống của Chí cũng hoàn toàn thay đổi. Nếu trước đây hắn làm việc bằng sức lao động
chính đáng của mình thì bây giờ hắn lại đi dọa nạt và cướp giật để có tiền uống rượu. Chí chìm
ngập trong những cơn say: ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy vẫn còn say và thậm chí
phá phách trong những cơn say. …Chính vì mất phương hướng nên Chí bị bọn thống trị lợi dụng
và nhanh chóng bị biến thành tay sai của chúng. Đây là một cột mốc quan trọng trên con đường
trượt dốc, tha hóa của Chí. Hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm…. Hắn đã phá
bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ biết bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy
máu và nước mắt của bao nhiêu người dân lương thiện. Rượu khiến cho Chí không còn tỉnh táo
để phân biệt kẻ nào là thủ phạm, còn kẻ nào là nạn nhân vô tội nữa. Chính vì thế hố sâu ngăn cách
giữa Chí và những người dân lương thiện ngày một rộng thêm. Mọi người không còn xem hắn là
người nữa. Họ xa lánh và khinh miệt Chí.
- Chí Phèo cô lập bản thân và tự mình đối lập với mọi người. Tiếng chửi mở đầu tác phẩm đã
góp phần khắc họa điều đó. Cộng đồng chối bỏ Chí nên hắn mong muốn dùng tiếng chửi để
chứng minh mình còn tồn tại ở trên đời. Chí chửi rất văn vẻ nhưng không ai ra điều vì cộng đồng
không còn xem trọng sự tồn tại của hắn. Họ đồng nhất tiếng sủa của con chó với tiếng chửi của
hắn. Với họ, hắn chỉ là một con vật lạ giữa đời.
 Chí Phèo đã bị tước đoạt cuộc sống và bị loại ra khỏi xã hội loài người. Như vậy Chí vừa là
nạn nhân của Bá Kiến, vừa là nạn nhân của chính mình. Đồng thời Chí cũng là thủ phạm đi gieo
rắc những bi kịch khác cho người dân lương thiện. Từ bần cùng hóa, Chí bị lưu manh hóa; từ một
con người, Chí bị biến thành một con quỷ dữ bị mọi người ghẻ lạnh, khinh bỉ và cự tuyệt.
èTừ bi kịch của Chí, Nam Cao muốn khẳng định đó là một hiện tượng mang tính quy
luật, phổ biến người nông dân bị đẩy đến bước đường cùng phải chống trả bằng con đường
lưu manh hóa.

   b. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo:


* Ước muốn làm người lương thiện:
 - Cứ tưởng Chí Phèo mãi mãi sống kiếp thú vật. Nhưng cuộc gặp gỡ tình cờ với Thị Nở đã mở
ra một cột mốc khác, một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Chí Phèo. Chính người đàn bà xấu
như ma chê quỷ hờn ấy với tình yêu thương mộc mạc, chân thành đã đánh thức phần nhân tính
còn lại trong con người Chí, khiến Chí muốn trở lại làm người lương thiện: “Trời ơi ! Hắn thèm
lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể
sống yên ổn với hắn sao người khác lại không thể được”.
Nguyễn Thị Thục Quyên THPT Phan Châu Trinh

- Tâm tư, tình cảm và suy nghĩ của Chí thay đổi một cách rõ rệt. Hắn nghĩ về quá khứ, hiện tại
và tương lai. Hắn ước ao vô cùng được trở về cái xã hội bằng phẳng lương thiện. Bát cháo hành
dường như đã đẩy lùi hơi ruợu trong Chí, và ngọn lửa lương tri tưởng đã lụi tàn, giờ lại bùng lên
một cách mãnh liệt. Chí sống trong hạnh phúc và trong một niềm hy vọng vô bờ bến.
   * Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người:
- Quá trình bị từ chối quyền làm người thực chất đã bắt đầu từ lâu, đồng thời với quá trình bị tha
hóa và có lẽ là ngay từ khí Chí mới sinh ra. Nhưng phải từ sau khi Chí Phèo thức tỉnh thì bi kịch
ấy mới thực sự bắt đầu.
- Nhưng sự mong ước được sống lương thiện của Chí một lần nữa lại không trở thành hiện thực.
Thị Nở từ chối Chí. Bởi lẽ, bà cô thị kiên quyết ngăn cản mối tình này. Bà không thể chấp nhận
cho cháu gái bà lấy thằng Chí Phèo - con quỷ dữ của làng Vũ Đại - bấy lâu chỉ có mỗi một nghề
rạch mặt ăn vạ. Lời bà cô của Thị Nở chính là lời phát ngôn của cả cộng đồng dành cho Chí. Xã
hội bằng phẳng không thể nào dung chứa và chấp nhận hắn. Hắn chỉ đơn thuần là một con vật đã
bị loại bỏ khỏi cộng đồng người. Và cái định kiến về việc hắn là con quỷ dữ không dễ gì thay đổi.
Thị Nở còn không thể chấp nhận hắn thì còn có ai có thể dung nạp hắn vào cuộc đời. Cánh cửa
duy nhất mở lối cho con đường trở về của hắn đã bị khép chặt. Chí ngẩn người, thất vọng và bế
tắc. Chí như nghe thấy hơi cháo hành. Khát vọng cuộc sống lại trỗi dậy nên hắn chạy theo và nắm
lấy tay Thị Nở nhưng thì lại một lần nữa đóng sầm cảnh cửa trở về bằng cách giúi them cho hắn
một đạp. Chí rơi vào trạng thái tuyệt vọng và càng thấm thía sâu sắc bi kịch thân phận của mình -
bi kịch tinh thần của con người sinh ra làm người nhưng lại không được làm người. Hắn vật vã,
đau đớn và ôm mặt khóc rưng rức. Hương cháo hành như khắc sâu hơn nỗi đau tinh thần của hắn.
* Giải quyết bi kịch:
- Chí uống rượu để chạy trốn bản thân nhưng càng uống càng tuyệt vọng và càng rơi vào tình
trạng bế tắc, cùng quẫn,. Khi đã thấm thía sâu sắc bi kịch, Chí quyết định trả thù. Ban đầu, Chí
định giết Thị Nở và bà cô, vì nghĩ chính sự từ chối của họ đã đẩy hắn vào ngõ cụt. Nhưng cuối
cùng Chí lại đến nhà Bá Kiến. Thẳm sâu trong suy nghĩ, Chí đã nhận thức rất rõ nguyên nhân của
bi kịch. Giết Bá Kiến không chỉ là hành động bộc phát nhất thời mà đó còn là hành động lấy máu
rửa thù của người nông dân khi họ thức tỉnh với mong muốn gột rửa nhân cách của mình.
- Sauk hi trả thù, Chí Phèo tự sát. Hành động ấy cho thấy sự thức tỉnh hoàn toàn của Chí. Bởi lẽ
hắn ý thức một cách rõ rang rằng dù cho Bá Kiến có chết thì hắn vẫn không thể nào trở về với nẻo
lương thiện. Mọi nẻo đường đã bị đóng kín. Hắn chỉ có một cách là chết để được hoàn sinh làm
người. Việc Chí Phèo tự sát khẳng định khát khao cháy bỏng được làm người lương thiện, thậm
chí sẵn sàng đánh đổi cả tính mạng. Khát vọng lương thiện trong Chí còn cao hơn cả sự sống,
Chí đi tìm sự sống trong cái chết và bằng cái chết.
 Nhưng bi kịch đau đớn, cay đắng nhất của Chí là cho dù hắn có chết đi, có đánh đổi cả
cuộc sống và tính mạng, cộng đồng vẫn không chấp nhận hắn, không thấu hiểu được khát
vọng mãnh liệt được trở về làm người của hắn. Với họ hắn mãi mãi là con quỷ dữ, không gì
có thể thay đổi.

3. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm:  
- Giá trị hiện thực: Tác phẩm ghi lại bức tranh về xã hội thực dân phong kiến tàn bạo, vô nhân
tính. Đồng thời cũng tái hiện lại chân thực bức tranh cuộc sống khốn cùng, bế tắc của người dân
lao động bị xã hội cũ đẩy vào con đường tha hóa từ đó phê phán gay gắt đối với chế độ xã hội
thực dân phong kiến đã chà đạp lên quyền sống chính đáng của con người. Đồng thời, tác phẩm
cũng phản ánh mâu thuẫn xã hội tuy âm ỉ nhưng không thể nào dập tắt.
- Giá trị nhân đạo: Nhà văn miêu tả số phận bất hạnh và cảm thông sâu sắc với bi kịch của người
nông dân. Đồng thời ông còn khẳng định sức sống bất diệt của tấm lòng lương thiện. Với Nam
Cao, bản chất lương thiện luôn ẩn sâu trong trái tim mỗi con người mà hoàn cảnh, sự tàn ác của
Nguyễn Thị Thục Quyên THPT Phan Châu Trinh

xã hội không thể tiêu diệt. Tác phẩm là tiếng kêu cứu đòi quyền lương thiện cho con người. Qua
tác phẩm, nhà văn còn kêu gọi mọi người hãy luôn tin vào con người, tin vào bản chất tốt đẹp của
mỗi người để xây đắp một cuộc sống tốt đẹp hơn.

* Đề 2: Diến biến tâm trạng Chí Phèo từ sau khi gặp Thị Nở đến cuối tác phẩm (quá trình
hồi sinh) trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
  I. Mở bài 
   II. Thân bài 
1. Giới thiệu sơ lược về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
2. Giới thiệu về Chí Phèo và phân tích sơ lược hai giai đoạn đầu
- Chí Phèo là một hình tượng nhân vật đặc biệt trong sáng tác của Nam Cao và được khắc họa
theo một cách riêng. Chí từ cuộc sống bước vào nghệ thuật, rồi lại từ nghệ thuật bước ra cuộc đời
mang theo bao thông điệp đầy tính nhân văn của tác giả. Nó khiến cho người đọc cảm nhận sâu
sắc, thấm thía bi kịch của người nông dân trong xã hội cũ.

- Phần phân tích đã có ở đề 1, cần rút gọn lại, ghi ý chính


 Chí lún dần vào hố sâu tội lỗi mà không tự biết.
 Chí Phèo bị tước đoạt cuộc sống và bị loại ra khỏi xã hội loài người.
 Bi kịch bị bần cùng hoá Lưu manh hoá
 Con quỷ dữ bị mọi người xa lánh, khinh bỉ và cự tuyệt.
3. Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí phèo sau khi gặp Thị Nở
(Thức tỉnh (tỉnh rượu  tỉnh ngộ)  ngạc nhiên  xúc động  hi vọng  thất vọng 
đau đớn, phẫn uất  tuyệt vọng)
- Cứ tưởng Chí Phèo mãi mãi sống kiếp thú vật. Nhưng cuộc gặp gỡ tình cờ với Thị Nở đã mở
ra một cột mốc khác, một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Chí Phèo. Chính người đàn bà xấu
như ma chê quỷ hờn ấy với tình yêu thương mộc mạc, chân thành đã đánh thức phần nhân tính
còn lại trong con người Chí, khiến Chí muốn trở lại làm người lương thiện.
- Giới thiệu sơ lược về Thị Nở (Ngoại hình, tính tình, nguồn gốc xuất thân)
- Lần đầu tiên Chí Phèo tỉnh sau bao nhiêu năm say. Hắn bỗng nhiên thấy rùng mình và sợ rượu .
Đặc biệt, hắn đã cảm nhận được những âm thanh quen thuộc của cuộc sống quanh mình: Tiếng
cười nói của những người đi chợ; tiếng gõ mái chèo đuổi cá, tiếng chim hót vui vẻ . Những âm
thanh bình dị ấy ngày nào chả có, nhưng xưa nay, vì say, hắn không nghe được. Những âm thanh
ấy, giờ đây, bỗng vọng sâu vào trái tim hắn như tiếng gọi tha thiết của sự sống. Khiến cho trái tim
hắn như mềm hẳn lại. Hắn đối diện với chính mình và thấy lòng bâng khuâng, mơ hồ buồn. Ý
thức về thực tại đời sống bỗng trở lại với hắn.
- Cùng với sự cảm nhận bức tranh cuộc sống xung quanh, Chí Phèo cũng đã cảm nhận được một
cách thấm thía về tình trạng thê thảm của bản thân mình. Tâm tư, tình cảm và suy nghĩ của Chí
thay đổi một cách rõ rệt. Hắn nghĩ về quá khứ, hiện tại và tương lai. Đoạn đối thoại của hai người
đàn bà đã gợi nhắc cho hắn mơ ước về một gia đình hạnh phúc, bình dị. “Hình như có một thời
hắn đã ao ước một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ đệt vải. Chúng lại bỏ một
con lợn nuôi để làm vốn liếng. Kha giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. Đó vốn dĩ là ước mơ
bình dị, nhỏ nhoi của bất cứ người nông dân nào. Nhưng cái ước mơ ấy giờ đây xa vời quá. Hồi
tưởng về quá khứ, khiến hắn chiêm nghiệm sâu hơn cuộc sống hiện tại. Với Chí, thực tại thật
buồn bã, cô đơn. Thậm chí hắn hình dung cả tương lai của mình: “Chí Phèo dường như đã trông
thấy trước tuổi già của hắn, đói rét, ốm đau và cô độc, điều này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm
đau”.
- Sau khi tỉnh rượu, Chí Phèo tỉnh ngộ và hi vọng. Chí Phèo ăn bát cháo hành được trao từ bàn
tay ấm nóng đầy tình thương của Thị Nở, hắn “rất ngạc nhiên”, “mắt hắn hình như ươn ướt”, bởi
Nguyễn Thị Thục Quyên THPT Phan Châu Trinh

vì “đây là lần thứ nhất hắn được người ta cho cái gì”. Hắn nhận ra “Trời ơi, chào mới thơm làm
sao!”. Hương vị của bát chào hành hay hương vị của tình người đã gọi dậy và thức tỉnh lương tri
của Chí. Hắn cảm thấy ăn năn, hối hận vì những việc ác mình đã từng làm. Có những lúc hắn lại
thấy lòng thành trẻ con và hắn muốn làm nũng với thị như làm nũng với mẹ. Hắn trở nên hiền
lành và tâm hồn bỗng thức tỉnh. Hắn khát khao được trở về với cuộc sống bình dị đời thường.
“Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường
cho hắn”, mọi người sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng của những con người lương thiện.
- Cùng với mong ước cháy bỏng được làm người lương thiện, Chí khao khát hạnh phúc và một
mái ấm gia đình. Chúng sẽ làm thành một cặp rất xứng đôi. Chúng nhất định sẽ lấy nhau. Hắn bày
tỏ với thị ao ước nhỏ bé, giản đơn của mình: “Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?”. Thậm chí hắn
còn ngỏ lời với thị: “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”.
- Chí Phèo hồi hộp hi vọng. Nhưng cánh của hi vọng vừa hé mở thì đã bị đóng sầm ngay lại. Vì
bà cô không cho Thị Nở lấy “thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ”. Khi bị Thị Nở từ chối tâm
trạng của Chí Phèo hoàn toàn thay đổi. Lúc đầu, hắn dường như không hiểu. Chí Phèo nghĩ ngợi
một lát rồi bỗng nhiên “ngẩn người”. Hắn “sửng sốt”. Hắn cảm thấy cay đắng và thất vọng.
Hương cháo hành cứ thoang thoảng gợi nhắc khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc. Chí Phèo
gọi Thị Nở lại, thậm chí chạy theo nắm lấy tay Thị Nở. Chí muốn níu kéo chút hạnh phúc nhỏ
nhoi của mình nhưng Thị Nở kiên quyết từ chối. Chí rơi vào bế tắc và tuyệt vọng. Hắn lôi rượu ra
uống. “Nhưng càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra, chao ôi, buồn!”. Hắn cứ thoảng lấy hơi cháo
hành và “ôm mặt khóc rưng rức”. Đây chính là đỉnh điểm của bi kịch tinh thần trong Chí Phèo.
- Chí uống rượu để chạy trốn bản thân nhưng càng uống càng tuyệt vọng và càng rơi vào tình
trạng bế tắc, cùng quẫn. Khi đã thấm thía sâu sắc bi kịch, Chí quyết định trả thù. Ban đầu, Chí
định giết Thị Nở và bà cô, vì nghĩ chính sự từ chối của họ đã đẩy hắn vào ngõ cụt. Nhưng cuối
cùng Chí lại đến nhà Bá Kiến. Chính sự từ chối của Thị Nở đã đưa Chí Phèo về lại với thực tại và
nhận ra kẻ thù đích thực của mình. Mâu thuẫn giữa Chí Phèo và Bá Kiến là mâu thuẫn không thể
điều hòa được nên chỉ có thể giải quyết bằng một sự bùng nổ dữ dội của Chí Phèo và bằng cái
chết của Bá Kiến. Giết Bá Kiến không chỉ là hành động bộc phát nhất thời mà đó còn là hành
động lấy máu rửa thù của người nông dân khi họ thức tỉnh với mong muốn gột rửa nhân cách của
mình.
- Sau khi trả thù, Chí Phèo tự sát. Hành động ấy cho thấy sự thức tỉnh hoàn toàn của Chí. Bởi lẽ
hắn ý thức một cách rõ ràng rằng dù cho Bá Kiến có chết thì hắn vẫn không thể nào trở về với nẻo
lương thiện. Mọi nẻo đường đã bị đóng kín. Hắn chỉ có một cách là chết để được hoàn sinh làm
người. Việc Chí Phèo tự sát khẳng định khát khao cháy bỏng được làm người lương thiện, thậm
chí sẵn sàng đánh đổi cả tính mạng. Khát vọng lương thiện trong Chí còn cao hơn cả sự sống, Chí
đi tìm sự sống trong cái chết và bằng cái chết.
 - Có thể nói diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở là một quá trình tâm lí
phức tạp, đầy tính bất ngờ và đột biến nhưng cũng đi theo đúng quy luật logic của tâm lí. Chí
Phèo thức tỉnh không chỉ để hi vọng mà còn để biết tuyệt vọng và báo thù.
- Có thể nói đọan văn viết về diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở là một trong
những đọan văn thể hiện sâu sắc ý nghĩa nhân văn và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
- Đoạn văn cũng thể hiện rõ nét biệt tài phân tích và miêu tả tâm lý của Nam Cao.
- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo (đề 1).

Đề 3: Nói đến nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao người ta nghĩ ngay tới
một tên say rượu đã hủy hoại nhân tính. Em hãy phân tích những cái tỉnh trong cơn say triền mien
lúc ra khỏi tù của Chí Phèo.
Nguyễn Thị Thục Quyên THPT Phan Châu Trinh

Đề 4: Đọc truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, nói về đoạn đời của Chí Phèo sau cái đêm gặp
Thị Nở, ông Chu Văn Sơn cho rằng:
“Tuy chỉ có năm ngày ngắn ngủi, nhưng nó thật sự là một quãng đời khác: Chí được sống rồi
chết như một con người”
Dựa vào tác phẩm Chí Phèo, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
Đề 5: Cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống
được khám phá một cách nghệ thuật”
Anh/chị hiểu thế nào về nhận định trên? Hãy làm sáng tỏ bằng việc phân tích sơ đồ không gian
trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao: cái lò gạch bỏ không – Nhà tù- Túp lều Chí Phèo- Cái
lò gạch bỏ không.

You might also like