You are on page 1of 4

www.thuvienhoclieu.

com

I. KIẾN THỨC CHUNG


1. tác giả
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
~Hàn Mặc Tử~
1.Hàn Mặc Tử là một hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới.
Cuộc đời ông ngắn ngủi, đầy bi thương nhưng lại là một nhà thơ có sức sáng tạo
mạnh mẽ, để lại chặng đường thơ sáng ngời và nhiều bài thơ bất hủ cho hậu thế.
Nhà thơ Huy Cận từng nhận định: “Theo tôi thơ đời Hàn Mặc Tử sẽ còn lại
nhiều. Ông là người rất có tài, đóng góp xứng đáng vào Thơ Mới”.
– Một số tác phẩm tiêu biểu: Gái quê (1936), Thơ điên (1938), Duyên kỳ ngộ
(1939), Chơi giữa mùa trăng,…
2. Bài thơ bắt nguồn cảm hứng từ bức bưu ảnh mà Hoàng Cúc- người tình trong mộng
của Hàn gửi tặng kèm lời thăm hỏi khi Hàn đang lúc bệnh đau và không còn cơ hội để
trở lại với c uộc sống đời thường. Bài thơ mang vẻ đẹp huyền ảo và trong sáng. Thực
và hư hoà quyện tạo nên vẻ riêng cho cảm xúc. Bài thơ thể hiện tình yêu tha thiết của
tác giả đối với xứ Huế, nơi nhà thơ đã từng có nhiều kỉ niệm ngọt ngào, đồng thời thể
hiện khát khao được sống, được yêu. Đây cũng là những cố gắng cuối cùng của thi sĩ để
níu lại trong mình những giây phút ngọt ngào của cuộc sống trần thế. Cảnh thì đẹp mà
tình thì buồn là sự thể hiện đầy đủ nhất tình yêu cuộc sống của thi sĩ bất hạnh mà đầy
tài năng này.
– Xuất xứ và nhan đề: Bài thơ ban đầu có tên là “Ở đây thôn Vĩ Dạ”, in trong tập
“Thơ điên” (sau đổi thành “Đau thương”) bài thơ này nằm ở phần “Hương thơm” của
tập thơ.
– Vị trí: “Đây thôn Vĩ Dạ” là bài thơ là một thi phẩm xuất sắc của Thơ mới và
đồng thời tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Hàn Mặc Tử.
*Phân tích từng khổ:
1. Khổ 1: Cảnh vườn thôn Vĩ tươi sáng trong nắng mai.
“ Sao anh không về chơi thôn
Vĩ? Nhìn nắng hàng cau
nắng mới lên Vườn ai mướt
quá xanh như ngọc Lá trúc
che ngang mặt chữ điền.”
“ Sao anh không về chơi thôn Vĩ”.
- Câu hỏi tu từ rất đặc biệt, chủ yếu là thanh bằng chiếm 6/7 từ  chất giọng ngọt
ngào của xứ Huế  chìa khóa để mở ra tác phẩm  nổi nhớ da diết của Hàn Mặc Tử
về một xứ Huế mộng mơ.
- Băn khoăn về chủ thể câu hỏi:
+ Câu hỏi của cô gái xứ Huế hỏi Hàn Mặc Tử  trách móc hờn dỗi nhẹ nhàng duyên dáng
 nhắc nhở, mời mọc người bạn lâu ngày không về.
+ Chính tác giả tự hỏi mình, chất vấn mình  Trách mình, nhắc mình.
• “ Không về”  mang niềm u uất, dự cảm đau lòng về sự xa cách, một phần vì hoàn
cảnh không cho phép, một phần vì bệnh tật vì định kiến xã hội nên Hàn Mặc Tử trở về
trong tâm tưởng, trong hoài niệm nhà thơ.
*3 câu cuối: Tái hiện vẻ đẹp của thôn Vĩ.
- Cảnh: + Vẻ đẹp của nắng ( lặp lại 2 lần trong câu)  ấn tượng với người đọc với
www.thuvienhoclieu.com Trang 1
www.thuvienhoclieu.com
nắng chan hòa khắp không gian, không gian rực rỡ, nắng hàng cau ( đặc điểm của thôn
Vĩ), nắng mới lên ( tía nắng ban mai đầu tiên trong ngày,mang màu sắc riêng). Cây cau
là loại cây cao nhất tiếp nhận nguồn ánh sáng tinh khôi của một ngày mới bắt đầu. Tại
sao ở đây Hàn Mặc Tử chỉ nói đến cau mà không có trầu. Phải chăng ở sâu trong lòng
ông là một tình yêu đơn phương thầm kín và niềm khao khát cháy bỏng với người
mình yêu thương tiếc thay mối tình đó chỉ là niềm ao ước. Cây cau  thang đo bậc
nóng tự nhiên, nắng mới lên bổ nghĩa cho nắng hàng cau. ( Liên hệ: “Dọc bờ sông
trắng nắng chang chang”) của Hàn Mặc Tử.
+ Vẻ đẹp màu xanh: xanh mướt ( màu xanh của sự mở màng, trù phú của đất Huế, ướt
nước mưa dài của Huế ( liên hệ trời mưa: Grời mưa ở Huế sao buồn quá) xanh như
ngọc ( như phát sáng, màu xanh ngọc tươi mát) ( Liên hệ: “Đổ trời xanh ngọc qua
muôn lá”)  tỏa ra ánh sáng thanh nhẹ, cảm giác dễ chịu; “ vườn ai”  đại từ phiếm
chỉ “ ai”  có hồn, có tình hơn. “ Quá”  phó từ chỉ mức độ  thể hiện sự ngạc
nhiên.
- Con người: Dùng bút thì trung hữu họa dùng nét thanh, nét đẹp, lá trúc là nét thanh,
khuôn mặt chữ điền là nét đậm ( liên hệ: “ Mặt em vuông tựa chữ điền”)  gương
mặt của người con gái. Khuôn mặt ấy ẩn hiện sau lá trúc vừa hư vừa thực vừa nhẹ
nhàng, e ấp, kín đáo rất đậm chất Huế. Thông thường theo quan điểm của nhân gian ta
thì khuôn mặt trái xoan được ví là khuôn mặt đẹp nhất nhưng ở đây Hàn Mặc Tử cố ý
nhấn mạnh khuôn mặt chữ điền.
Khuôn mặt ấy thường làm cho người ta nghĩ đến bản chất nam nhi nhưng đối với người
dân miền Trung thì khuôn mặt chữ điền phù hợp với cả nam và nữ. Mặt chữ điền là
khuôn mặt có góc cạnh vuông, tròn, đầy đặn, phúc hậu. Đây có thể là khuôn mặt của
Hoàng Thị Kim Cúc hay cũng có thể là của Hàn Mặc Tử vì Hàn Mặc Tử luôn khao
khát trở về thôn Vĩ nhưng có lẽ khi trở về được rồi ông lại không xuất hiện trực tiếp mà
lại ẩn hiện sau lá trúc vì mặc cảm thân phận. Đây là một nỗi đau lớn của một nhà thơ
luôn yêu đời tha thiết với cuộc đời.
 Ánh mắt đắm say, tấm lòng với thôn Vĩ cuộc đời trong thời gian bệnh tật  dồn
toàn bộ cảm xúc.
 Tóm lại với bút pháp tả cảnh ngụ tình, Hàn Mặc Tử đã vẽ lên bức tranh thôn Vĩ lúc
bình minh tuyệt đẹp ở đó có cảnh và người giao hòa lẫn nhau. Đồng thời thể hiện rõ
một nỗi buồn sâu kín về hạnh phúc cũng như một nỗi đau về thân phận.
2. Khổ 2: Cảnh sông nước, mây trời xứ Huế trong đêm trăng huyền ảo.
“ Gió theo lối gió, mây đường
mây Dòng nước buồn thiu,
hoa bắp lay Thuyền ai đậu
bến sông trăng đó Có chở
trăng về kịp tối nay?”
* Hai câu đầu tả thực cảnh sông nước mây trời xứ Huế.
- Câu 1: Cảnh mây trời ( nhịp ngắt 4/3)
- Gió khép chặt mình, mây đóng khung hình.
- Lối điệp từ: gió. . Sự chia cách,
Mây bẻ đôi.
 Phi lí với logic tự nhiên, hợp lí với logic tâm trạng nhà thơ.
- Theo quan điểm thực tế thì gió thổi mây bay, gió và mây sẽ có mối quan hệ khép kín
quấn quýt nhưng với một tâm trạng đầy lo âu buồn chán thì Hàn Mặc Tử nhìn cảnh vật
www.thuvienhoclieu.com Trang 2
www.thuvienhoclieu.com
trong sự chia lìa tan tác lại trở nên phù hợp đúng với tâm trạng của Hàn Mặc Tử lúc
này. Gió đi đường gió, mây đi đường mây, gió đóng khung trong gió , mây bao phủ
trong mây. Mọi thứ cứ trôi chảy theo dòng thời gian rồi cũng sẽ đến ngày chia li buông
bỏ cuộc đời. Cảnh vật nhuộm màu của tâm trạng con người.
- Câu 2: Cảnh sông nước.
+ Thực tế: Sông Hồng có đặc điểm khác với sông khác ( Liên hệ bài: Ai đặt tên cho
dòng sông)  Trở thành hình ảnh nhân hóa  trạng thái buồn của nỗi lòng cảm xúc
của thi nhân.
+ “ Hoa bắp lay”  màu sắc mờ nhạt, lay động nhẹ nhàng, thiếu sức sống, buồn tẻ (
Liên hệ: “Ai về giồng dứa qua truông; gió đưa bông sậy, dạ buồn nhớ ai”) .
+ Dòng nước lặng lẽ  nỗi buồn nhuộm vào thơ ca.
 Khung ảnh vô sắc, vô hướng, chia lìa, ảm đạm.
* Hai câu cuối: Cảnh sông nước trong đêm trăng huyền ảo.
- Xuất hiện trong nỗi chờ của thi nhân, tìm đến trăng để bám núi khi mọi vật đều rơi bỏ 
tri âm tri kỉ.
- Trăng xuất hiện diễm lệ. Dòng sông.
Thuyền trăng.
- Hình ảnh “ Thuyền ai đậu bến sông trăng đó” vừa là một hình ảnh ẩn dụ cho hạnh
phúc lứa đôi. Nhưng đồng thời hình ảnh thuyền bến vừa hư vừa thực trong tâm trạng
của Hàn Mặc Tử. Thuyền ai là một con thuyền không xác định rõ. Con thuyền ấy đã
đậu ở bến sông trăng từ rất lâu rồi. Cảnh càng trở nên lung linh huyền ảo hơn. Ánh
trăng như bao phủ khắp toàn bộ cảnh sắc nơi đây. Hình ảnh sông trăng chúng ta đã
được gặp nhiều trong thi ca “ Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” ( Rằm
tháng giêng – Hồ Chí Minh) . Nhưng đến hôm nay chúng ta bắt gặp một hình ảnh rất
độc đáo kì lạ mà chỉ có ở trong thơ ca của Hàn Mặc Tử mà thôi. “ Thuyền trăng” –
một con thuyền chở đầy ánh trăng – một con thuyền chở đầy hạnh phúc. Ánh trăng đối
với Hàn Mặc Tử thật đẹp, tri âm tri kỉ. Có lẽ đây là ánh trăng trong hoài niệm. Ông
khao khát hạnh phúc đến cháy bỏng con thuyền chở đầy ánh trăng kia liệu có kịp cập
bến, kịp về trong tối nay hay không. Một câu hỏi tu từ thể hiện sự trăn trở lo âu, dự
cảm mất mát lỡ làng, hạnh phúc sao quá mong manh. Tại sao chỉ là tối hôm nay mà
không phải những tối khác. Đối với một người bình thường không tối hôm nay tối hôm
khác cũng được nhưng đối với Hàn Mặc Tử thì khác. Căn bệnh quái ác kia sẽ cướp đi
mạng sống của ông bất cứ giây phút nào vì vậy thời gian đã trở thành nỗi ám ảnh
không dứt trong con người và đối với Hàn Mặc Tử, chỉ tối nay là tối duy nhất Hàn Mặc
Tử có thể hạnh phúc hoặc là không.
 Với một hồn thơ mông lung hư ảo kì lạ nhưng Hàn Mặc Tử đã bộc lộ rõ sự rạo rực,
bâng khuâng, hi vọng, thất vọng, sự tiếc nuối, sự nhói đau về hạnh phúc về cuộc đời.
3. Hình ảnh khách đường xa trong chốn sương khói mông lung.
“ Mơ khách đường xa, khách
đường xa Áo em trắng quá nhìn
không ra
Ở đây sương khói mờ nhân
ảnh Ai biết tình ai có đậm
đà?”
* Câu 1: Cõi người được cụ thể hóa trong hình bóng của giai nhân.
- “ Khách đường xa”  xa lạ  nghệ thuật điệp  trường liên tưởng  nghệ thuật hư ảo
www.thuvienhoclieu.com Trang 3
www.thuvienhoclieu.com
 xã dần vượt qua khỏi tầm mắt, tầm thức, hình ảnh không thể nắm bắt, hình ảnh đến
từ cõi mơ.
- “ Khách đường xa” càng nhấn mạnh rõ khỏang cách xa xôi về địa lí hay khoảng
cách tình người nó đã trở nên xa xôi; hiệp vần xa càng nhấn mạnh rõ nỗi nhớ da diết về
cảnh và người thôn Vĩ và Hàn Mặc Tử đang gấp gáp như chạy đua với thời gian để trở
về thôn Vĩ thật mau. Để được gặp hình bóng người thương.
( Liên hệ: “Anh đi đấy, anh về đâu, cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm”
- Mùa xuân nhỏ - HMT).
* Câu 2: Không níu kéo được.
- “ Trắng quá”  cực tả sắc trắng  đặc điểm thơ Hàn Mặc Tử ( liên hệ: “dọc bờ
sông trăng trắng nắng chang chang”)  Không cảm nhận giác quan cảm giác thay
bằng ảo giác, ảnh thay bằng ảo ảnh, hình bóng giai nhân mất hình bóng để lại khỏang
trống hẩm hiu. (LH: “Em tinh khiết tinh sạch quá”).
* Hai câu cuối: Tâm trạng của nhà thơ.
- Hình ảnh gjai nhân vẫn hiện về trong sương khói mờ nhạt. Từ “ ở đây”  Hàn
Mặc Tử đang mơ về thôn Vĩ – xứ Huế mộng mơ.
- Cảm giác mơ màng, giao lưu bằng tâm tuởng, vây quanh tâm hồn của Hàn Mặc Tử.
Càng thiết tha yêu đời thì trái tim ông lại càng nhói đau. Ở đây có sự so sánh đối lập.
Ở đây là ở đâu? Ở xứ Huế mộng mơ hay là ở trại phong Quy Hòa. Xứ Huế là một nơi
đẹp thơ mộng, cảnh ở bên ngoài tràn đầy sức sống hạnh phúc nó đối lập hoàn toàn với
nơi tác giả đang sống đầy u ám, bệnh tật, chết chóc, đau thương.
- Câu hỏi tu từ kết hợp với đại từ “ Ai” không xác định rõ mặt nhưng có thể ngầm hiểu
rằng đó là : cô gái Hoàng Hoa, “ ai” là Hàn Mặc Tử hoặc “ ai” là ngoài kia, “ Ai” là
Hàn Mặc Tử.
 Sự sống quá mong manh, sự cô đơn trống vắng, khao khát tình thương.
 Hành trang tinh thần cho thơ văn.
III. Tổng kết.
1.Giá trị nội
dung.
- Tái lược ba bức tranh thôn Vĩ có sự dịch chuyển đặc sắc  tình cảm yêu mến với
thiên nhiên con người xứ Huế, tình yêu với cuộc đời.
- Thể hiện rõ nỗi buồn, đau thương về số phận, tình yêu, hạnh phúc.
- Thấy được nghị lực phi thường của Hàn Mặc Tử đối với cuộc đời.
2. Đặc sắc nghệ thuật.
- Hình ảnh thơ độc đáo, gợi cảm.
- Ngôn ngữ trong sáng tinh tế đa nghĩa.
- Biện pháp nghệ thuật làm tăng lên tầng nghĩa cho ý thơ ( nhân hóa, so sánh, câu
hỏi tu từ).

www.thuvienhoclieu.com Trang 4

You might also like