You are on page 1of 6

Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực

tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam – Tại Hoc24h.vn

LUYỆN THI ĐẠI HỌC MÔN SINH HỌC – THẦY: THỊNH NAM
CHUYÊN ĐỀ: TIẾN HÓA
Nội dung: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG PHẦN TIẾN HOÁ – ĐỀ 1

Câu 1: D
Hướng dẫn: Di nhập gen là sự lan truyền gen từ quần thể này sang quần thể khác.
+ Ở thực vật, di nhập gen được thực hiện thông qua sự phát tán bào tử, hạt phấn, quả, hạt.
+ Ở động vật thông qua sự di cư cá thể.
+ Di nhập gen làm thay đổi tần số các alen và tần số kiểu gen của quần thể → mất cân bằng di truyền của quần
thể.
+ Tần số tương đối của các alen thay đổi nhiều hay ít phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa số cá thể vào và ra khỏi
quần thể.
→ Đáp án D.
Câu 2: A
Hướng dẫn: Biến động di truyền hay còn có những tên khác là phiêu bạt di truyền, dòng gen... là hiện tượng tần
số tương đối của các alen trong một quần thể bị thay đổi ngẫu nhiên do một nguyên nhân nào đó được gọi là sự
biến động di truyền.
Các nguyên nhân như: hạn hán, lũ lụt, cháy rừng...
→ Đáp án A.
Câu 3: A
Hướng dẫn: Cơ quan tương đồng là cơ quan có cùng nguồn gốc trong cấu tạo chung nhưng trong qua trình sống
ở những điều kiện khác nhau, thực hiện những chức năng khác nhau, tiến hóa bằng con đường tiến hóa phân li.
Do thực hiện những chức năng khác nhau nên CLTN tích lũy những đặc điểm thích nghi khác nhau.
Gai xương rồng và tua cuốn đậu Hà Lan đều có nguồn gốc từ lá. Gai xương rồng là lá biến thành gai nhằm hạn
chế sự thoát hơi nước ở nơi có điều kiện khô hạn. Tua cuốn đậu Hà Lan là lá biến đổi để bám vào giá thể.
→ Đáp án A.
Câu 4: C
Hướng dẫn: Thí nghiệm của Miller và Urey đã mô phỏng khí quyển nguyên thủy của Trái Đất trong phòng thí
nghiệm.
Khí quyển nguyên thủy có 4 khí chính là: CH4. NH3, H2 và H2O.
→ Đáp án C.
Câu 5: C
Câu 6: C
Hướng dẫn: Cánh dơi và cánh sâu bọ là cơ quan tương tự.
Cơ quan tương tự hay là cơ quan cùng chức năng (di chuyển trên không), khác nguồn gốc. Do chọn lọc tự nhiên
tích lũy những đặc điểm thích nghi tương tự nhau trong cùng điều kiện môi trường, dẫn tới hình thành những cơ
quan có cấu tạo tương tự nhau.
→ Đáp án C.
Câu 7: A
Hướng dẫn: Loài cá màu đỏ chỉ giao phối với con màu đỏ, màu xám chỉ giao phối với con màu xám. Nhưng khi
chiếu ánh sáng đơn sắc thì hai loài này lại giao phối với nhau → tập tính chỉ giao phối với những con cùng màu
sắc với mình.

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam – Tại Hoc24h.vn
Cách li tập tính là một cơ chế cách ly trước hợp tử: tập tính giao phối có ý nghĩa đặc biệt để 2 cá thể cùng loài
nhận ra nhau. Mỗi loài có tập tính giao phối riêng.
→ Đáp án A.
Câu 8: A
Hướng dẫn: Biến động di truyền hay còn có những tên khác là phiêu bạt di truyền, dòng gen... là hiện tượng tần
số tương đối của các alen trong một quần thể bị thay đổi ngẫu nhiên do một nguyên nhân nào đó được gọi là sự
biến động di truyền.
→ Đáp án A.
Câu 9: C
Câu 10: B
Hướng dẫn: Theo di truyền học hiện đại, mọi biến dị trong quần thể đều được phát sinh do đột biến (biến dị sơ
cấp) sau đó các alen được tổ hợp qua quá trình giao phối (biến dị thứ cấp).
Nguyên liệu chọn lọc tự nhiên chính là các biến dị di truyền.
→ Đáp án B.
Câu 11: D
Hướng dẫn: A đúng vì ở nhân sơ thì phiên mã và dịch mã có thể diễn ra đồng thời.
B đúng vì các gen ở tb chất có thể đi vào hợp tử mà không qua giảm phân trên NST.
C đúng vì vi khuẩn thì ADN càng nhỏ nhân đôi càng nhanh => ưu thế càng lớn
D sai vì 1 số gen của nhân thực không phân mảnh.
→ Đáp án D
Câu 12: A
Hướng dẫn: Đột biến → tạo nên các alen mới trong quần thể.
Quá trình đột biến với tần số nhỏ → làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp.
Đột biến không tạo nên biến dị tổ hợp.
Đột biến là vô hướng nên thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định.
→ Đáp án A.
Câu 13: B
Câu 14: C
Câu 15: D
Hướng dẫn: Vây cá voi và cánh dơi là cơ quan có cùng nguồn gốc chi trước nên là cơ quan tương đồng.
Vây cá voi có vai trò di chuyển dưới nước nên khác với cánh dơi có vai trò di chuyển trên không.
Cơ quan tương đồng là cơ quan có cùng nguồn gốc nhưng khác chức năng. CLTN đã chọn lọc những đặc điểm
thích nghi theo các hướng khác nhau do đặc điểm sống khác nhau.
→ Đáp án D.
Câu 16: B
Hướng dẫn: Hệ động thực vật ở châu Âu, châu Á và Bắc Mĩ có một số loài cơ bản giống nhau nhưng cũng có
một số loài đặc trưng vì: trước đó châu Á,châu Âu và châu Mĩ là một khối thống nhất, mới tách nhau ở kỉ đệ
Tam.
Những loài xuất hiện trước đó thì giống nhau còn những loài đặc trưng là do mỗi châu lục có điều kiện khí hậu
khác nhau → chọn lọc tự nhiên chọn lọc theo các hướng khác nhau → hình thành các loài đặc trưng.
→ Đáp án B.
Câu 17: D
Câu 18: D
Hướng dẫn: Các bằng chứng tiến hóa như: bằng chứng giải phẫu so sánh, bằng chứng phôi sinh học, bằng chứng
tế bào học và sinh học phân tử, bằng chứng địa lí sinh vật học...
A. Hóa thạch là bằng chứng trực tiếp.
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam – Tại Hoc24h.vn
B. Sự giống nhau của các protein ở những loài khác nhau là bằng chứng sinh học phân tử.
C. Các cơ quan tương đồng là bằng chứng giải phẫu so sánh.
D. Cá cá thể cùng loài có kiểu hình khác nhau có thể do sống trong những điều kiện môi trường khác nhau →
CLTN tích lũy các đặc điểm theo các hướng khác nhau → không phải bằng chứng tiến hóa.
→ Đáp án D.
Câu 19: A
Hướng dẫn: Cơ chế cách li có 2 cơ chế: cách ly trước hợp tử và cách ly sau hợp tử. Cách ly sinh sản giữa hai
loài → hai loài giao phối không tạo con lai hữu thụ.
Cơ chế cách ly trước hợp tử: yếu tố cách ly ngăn cản sự giao phối, ngăn cản sự thụ tinh hình thành hợp tử.
+ Cách li địa lí sinh thái:
+ Cách li sinh học
+ Cách li theo mùa.
+ Cách li tập tính.
+ Cách li cơ học.
Cơ chế cách ly sau hợp tử:
+ Hợp tử chết trong giai đoạn phát triển phôi thai
+ Con lai bất thụ
→ Đáp án A.
Câu 20: A
Câu 21: B
Hướng dẫn: Trong các nội dung trên:
+ Nội dung 1 sai vì Yếu tố ngẫu nhiên tác động lên cả quần thể lớn hay nhỏ nhưng làm thay đổi tần số alen nhanh
và mạnh hơn ở quần thể nhỏ.
+ Nội dung 2 đúng vì yếu tố ngấu nhiên có thể làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen tròng quần thể →
có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới
+ Nội dung 3 sai vì yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen không có hướng và không chọn lọc 1 alen có lợi
có thể biến mất hoàn toàn khỏi quần thể còn 1 alen có hại có thể trở nên phổ biến trong quần thể → nó làm mất
alen trong quần thể nên làm giảm đa dạng di truyền
+ Nội dung 4 sai vì yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen 1 cách vô hướng chứ không phải không làm thay
đổi tần số các alen quy định tính trạng có lợi
+ Nội dung 5 sai vì quần thể có kích thước càng lớn, thì ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên càng ít chứ không
phải càng mạnh.
Vậy chỉ có nội dung 2 đúng.
→ Chọn đáp án B.
Câu 22: C
Hướng dẫn: Đề bài hỏi các nhân tố tiến hóa phát huy vai trò thường xuyên → Đáp án C đúng.
Biến động di truyền chỉ gặp trong những trường hợp đặc biệt → không phải là nhân tố thường xuyên → Loại đáp
án A, D
B sai vì di nhập gen chỉ xảy ra khi nguồn sống không cung cấp đủ hoặc do điều kiện môi trường không thuận lợi
→ không phải nhân tố thường xuyên.
Câu 23: C
Hướng dẫn: Quá trình phát sinh và phát triển của sự sống được chia ra làm 3 giai đoạn:
+ Tiến hóa hóa học: sự hình thành các chất hữu cơ từ vô cơ → hình thành các đại phân tử hữu cơ → hình thành
hợp chất hữu cơ có khả năng nhân đôi.
+ Tiến hóa tiền sinh học: Hình thành lớp màng bán thấm → hình thành tế bào sơ khai với các cơ chế nhân đôi,
phiên mã, dịch mã, trao đổi chất và sinh trưởng...

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam – Tại Hoc24h.vn
+ Tiến hóa sinh học: sau khi tế bào nguyên thủy được hình thành → các loài sinh vật như hiện nay.
Đáp án C.hình thành các chất hữu cơ phức tạp từ protein và acid nucleic nằm trong giai đoạn tiến hóa hóa học.
→ Đáp án C.
Câu 24: C
Câu 25: A
Hướng dẫn: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là quy định chiều hướng nhịp độ biến đổi
thành phần kiểu gen của quần thể → A đúng.
B sai vì làm phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể là thực chất của chọn lọc
tự nhiên chứ không phải vai trò.
C sai vì đây là cơ chế của chọn lọc tự nhiên chứ không phải vai trò.
D sai vì đây là kết quả của chọn lọc tự nhiên chứ không phải vai trò.
Vậy chọn đáp án A.
Câu 26: A
Câu 27: A
Câu 28: D
Câu 29: C
Câu 30: D
Câu 31: A
Câu 32: A
Câu 33: C
Hướng dẫn: 1. khi tiếp xúc với hóa chất, sâu tơ đã xuất hiện alen kháng thuốc sai vì alen kháng thuốc đã xuất
hiện từ trước chứ không phải khi tiếp xúc với hóa chất mới có → Loại các đáp án có giải thích 1 → Loại đáp án
A, B, D.
Vậy chọn đáp án C.
Câu 34: C
Câu 35: A
Hướng dẫn: Loài phân bố càng rộng dễ xảy ra cách li địa lí → phân hóa vốn gen của quần thể gốc → trở ngại
sinh sản → cách ly sinh sản → hình thành loài mới.
Cách ly địa lí xảy ra với những loài động vật có khả năng phát tán mạnh
→ Đáp án A.
Câu 36: C
Câu 37: A
Hướng dẫn: Học thuyết Lamac giải thích hình thành loài mới là một quá trình lịch sử có tính kế thừa của các
biến dị tập nhiễm (thường biến) làm cho loài mới hình thành qua nhiều tính trạng trung gian và tương ứng với
điều kiện ngoại cảnh xác định.
Đóng góp có ý nghĩa nhất cả Lamac đối với quan niệm về sự tiến hóa của sinh giới là xác định được vai trò quan
trọng của điều kiện môi trường sống với hình thành đặc điểm thích nghi, phát sinh loài mới.
→ Đáp án A.
Câu 38: C
Hướng dẫn: Nhân tố tiến hóa làm thay đổi đồng thời tần số tương đối các alen thuộc một gen của cả hai quần
thể chính là di nhập gen.
Các quần thể thường có sự cách ly tương đối với nhau.
Di nhập gen là hiện tượng phát tán ở thực vật hay di cư ở động vật. Quẩn thể có số lượng cá thể nhập cư sẽ làm
tăng tính đa dạng di truyền của quần thể. Quần thể di cư sẽ bị giảm đa dạng di truyền. Cả hai quần thể đều có sự
thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen.
→ Đáp án C.

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam – Tại Hoc24h.vn
Câu 39: D
Hướng dẫn: Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa, biến dị tổ hợp là nguyên liệu thứ
cấp cho quá trình tiến hóa.
Đột biến gen phổ biến hơn đột biến NST.
Tần số đột biến gen rất thấp, có thể có lợi, có hại hoặc trung tính tùy tổ hợp gen và tùy điều kiện môi trường.
Đột biến gen là những biến đổi nhỏ không làm mất cân bằng di truyền và ít ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức sống
và sự sinh sản của cơ thể.
→ Đáp án D.
Câu 40: B
Hướng dẫn: Chọn lọc tự nhiên diễn ra ở tất cả các mức độ tổ chức của sự sống nhưng về cơ bản có 2 mức độ
chủ yếu là cá thể và quần thể.
Chọn lọc tự nhiên ở mức độ cá thể chọn lọc tác động trực tiếp lên kiểu hình, giữ lại những cá thể mang tổ hợp
gen thích nghi và loại bỏ các cá thể mang gen kém thích nghi.
→ Đáp án B.
Câu 41: A
Hướng dẫn: Chọn lọc tự nhiên diễn ra ở tất cả các mức độ tổ chức của sự sống nhưng về cơ bản có 2 mức độ
chủ yếu là cá thể và quần thể.
Chọn lọc quần thể: thông qua chọn lọc kiểu hình, chọn lọc làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối
của các alen trong quần thể.
Thông qua chọn lọc cá thể mà chọn lọc tự nhiên đã làm biến đổi vốn gen của quần thể theo hướng ngày càng có
nhiều kiểu gen thích nghi với môi trường → hình thành nững quần thể thích nghi.
→ Đáp án A.
Câu 42: D
Hướng dẫn: Sâu bọ có màu sắc sặc sỡ là màu sắc cảnh báo cho động vật săn mồi rằng chúng có mùi vị khó chịu,
chúng mang độc tố từ vật chủ của chúng.
Những sâu bọ này thường ít bị tiêu diệt nên chọn lọc tự nhiên giữ lại và được di truyền cho thế hệ sau.
→ Đáp án D.
Câu 43: A
Hướng dẫn: Trong tiến hoá thì quá trình hình thành đặc điểm thích nghi xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào
quá trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến ở mỗi loài, tốc độ sinh sản của mỗi loài, áp lực của chọn lọc tự
nhiên.
Vậy chọn đáp án A.
Câu 44: B
Hướng dẫn: Cơ quan tương đồng hay cơ quan cùng nguồn gốc khác chức năng: có cùng nguồn gốc trong cấu
tạo chung của cơ thể nhưng tiến hóa theo những hướng khác nhau bằng con đường tiến hóa phân li.
→ Đáp án B.
Câu 45: C
Hướng dẫn: Cách li địa lí là những trở ngại địa lí làm cho các cá thể của các quần thể bị cách li k giao phối với
nhau.
Cách ly địa lí → sự khác biệt vốn gen giữa các cá thể trong quần thể → dẫn sẽ dẫn tới cách ly sinh sản → hình
thành loài mới.
Cách ly địa lí không phải nguyên nhân trực tiếp gây biến đổi trên cơ thể sinh vật, hay làm xuất hiện cách li sinh
sản mà chỉ là nguyên nhân gián tiếp (cách li địa lí chỉ làm phân hóa vốn gen của quần thể gốc từ đó → trở ngại
cách ly sinh sản).
→ Đáp án C.
Câu 46: D

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 5
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam – Tại Hoc24h.vn
Hướng dẫn: Loài bướm Biston betularia sống ở các vùng công nghiệp của nước anh. khi chưa công nghiệp hóa
→ rừng cây bạch dương chưa bị ô nhiễm → bướm trắng sẽ ít bị chim phát hiện, bướm đen dễ bị phát hiện và tiêu
diệt hơn → quần thể chủ yếu là bướm trắng.
Khi công nghiệp hóa → khói từ các nhà máy làm thân cây bị bám muội đen → bướm trắng lại dễ bị chim phát
hiện và tiêu diệt → quân thể chủ yếu là bướm màu đen.
Trong quần thể bướm, đều có đột biến quy định kiểu hình màu đen, màu trắng. Kiểu hình màu đen ở bướm đã
xuất hiện từ trước → khi công nghiệp hóa thì đột biến màu đen là có lợi, được chọn lọc tự nhiên giữ lại.
→ Đáp án D.
Câu 47: C
Hướng dẫn: Bằng chứng tiến hóa gồm các bằng chứng: giải phẫu so sánh, địa lí sinh vật học, bằng chứng tế bào
và sinh học phân tử.
Bằng chứng sinh học phân tử:
+ Mọi loài sinh vật đều sử dụng chung một loại mã di truyền.
+ Đều sử dụng hơn 20 loại acid amine cấu tạo nên protein.
+ Những loài có quan hệ họ hàng gần thì trình tự acid amine và trình tự các nucleotide càng giống nhau.
D. Mọi sinh vật đều cấu tạo từ tế bào - đó là bằng chứng tế bào học.
→ Đáp án C.
Câu 48: D
Hướng dẫn: Tiến hóa đồng quy: hai hoặc một số loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau có kiểu gen ban
đầu rất khác nhau, được chọn lọc tự nhiên tiến hành theo cùng một hướng → tích luỹ những đột biến tương tự và
cuối cùng có những tính trạng giống nhau.
Ví dụ: Cánh của chim và côn trùng là ví dụ điển hình của tiến hóa đồng quy của những nhóm động vật rất khác
biệt nhau nhưng cùng thích nghi với đời sống trên không.
Chuột túi, sóc túi ở Oxtraylia có hình dáng giống với chuột, sóc nhau thai ở châu Á.
→ Đáp án D.
Câu 49: A
Hướng dẫn: Vi khuẩn tụ cầu vàng có khả năng kháng lại thuốc penicilin là do một số vi khuẩn có gen đột biến
làm thay đổi cấu trúc thành tế bào → thuốc không bám vào thành.
Gen đột biến không thể làm biến tính thuốc, vô hiệu hóa và mất tính năng của thuốc.
→ Đáp án A.
Câu 50: D
Hướng dẫn: Đặc điểm địa chất, khí hậu của kỉ Jura là hình thành 2 lục địa Bắc và Nam, biển tiến vào lục địa ,
khí hậu ấm áp
→ + Cây hạt trần ngự trị
+ Bò sát cố ngự trị
+ Phân hoá chim
- Lưỡng cư (ếch nhái) bị tiêu diệt dần, cá xương phát triển, cá sụn thu hẹp. Hình thành các nhóm cao trong bò sát
như thằn lằn, rùa, cá sấu.Xuất hiện những loài thú đầu tiên → Kỉ Triat
- Bò sát tiếp tục thống trị, bò sát bay có nhiều dạng. Chim đã giống chim ngày nay. Thú có nhau thai đã xuất hiện
→ Kỉ Kreta
- Sự phát triển của TV hạt kín → Kỉ đệ tam
Đáp án : D

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào! Trang 6

You might also like