You are on page 1of 86

BỘ GIÁODỤC VÀ ĐÀO TẠO

T
2
4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH


T
2
4

KHOA NGỮ VĂN


T
2
4

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


T
2
4

NIÊM KHOÁ 1995 – 1999


T
2
4

MÔN VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY


T
2
4

ĐỀ TÀI:
T
2
4

T
2
4CÁI BI VÀ NGHỆ THUẬT BI KỊCH
CỦA SHAKESPEAR QUA CÁC VỞ
KỊCH RÔMEÔ – JULIET, HA8MLET,
ÔTENLÔ, VUA LEAR, MACBETH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: GS. LƯƠNG DUY TRUNG


T
2
4

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TỐNG THỊ THIỀU HƯƠNG


T
2
4

TP. HỒ CHÍ MINH – 1999


T
2
4 T
2
4
LỜI CẢM ƠN
T
2
4

Em xin cảm ơn thầy Lương Duy Trung- người đã tận tình giúp đỡ và tạo
điều kiện cho em hoàn thành luận văn này.

Nhân đây em xin ngỏ lời biết ơn đến Thầy cô trong khoa ngữ vănđã
không quản nhọc nhằn dạy dỗ em và các bạn trong những năm vừa qua.

Sinh viên: Tống Thị Thiều Hương


MỤC LỤC

MỤC LỤC ............................................................................................................................ 5


T
9
4 T
9
4

PHẦN I:DẪN LUẬN ........................................................................................................... 7


T
9
4 T
9
4

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................. 7


T
9
4 T
9
4

II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 8


T
9
4 T
9
4

PHẦN II: CHƯƠNG KHẢO LUẬN ................................................................................ 10


T
9
4 T
9
4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ XÃ HỘI LỊCH SỬ ........................................................................ 10


T
9
4 T
9
4

1.1.Thời đại Phục Hưng ............................................................................................. 10


T
9
4 T
9
4

1.2.Nền văn hóa văn nghệ Phục Hưng ....................................................................... 10


T
9
4 T
9
4

1.3. Nước Anh thời Phục Hưng .................................................................................. 12


T
9
4 T
9
4

1.4. Shakespear - cuộc đời và các giai đoạn sáng tác của ông. .................................. 14
T
9
4 T
9
4

CHƯƠNG 2: CÁI BI VÀ NGHỆ THUẬT BI KỊCH CỦA SHAKES PEARE ............ 17


T
9
4 T
9
4

2.1.NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG............................................................................... 17


T
9
4 T
9
4

2.1.1.Cái bi ................................................................................................................. 17
T
9
4 T
9
4

2.1.2. Bi kịch .............................................................................................................. 17


T
9
4 T
9
4

2.1.3. Nguồn gốc của cái bi và bi kịch. ...................................................................... 20


T
9
4 T
9
4

2.1.4. Nghệ thuật bi kịch ............................................................................................ 22


T
9
4 T
9
4

2.2.CÁI BI VÀ NGHỆ THUẬT BI KỊCH CỦA SHAKESPEARE. .............................. 24


T
9
4 T
9
4

2.2.1. Bi kịch của Shakcspeare nguyên nhân và nguồn gốc ....................................... 24


T
9
4 T
9
4

2.2.2.CÁI BI VÀ NGHỆ THUẬT BI KỊCH CỦA SHAKESPEARE QUA TỪNG


T
9
4

VỞ BI KỊCH .............................................................................................................. 26
T
9
4

2.2.2.1. Bi kịch Rômêô và Juliét............................................................................ 26


T
9
4 T
9
4

2.2.2.2. Hămlet - Một sự nghiệp quá lớn đặt trên một đôi vai quá yếu. ................ 37
T
9
4 T
9
4

2.2.2.3. "Ôtenlô " tấn bi kịch về lòng tin tan vỡ. ................................................... 53
T
9
4 T
9
4

2.2.2.4. Vua Lear : Bi kịch của ý thức cá nhân cực đoan ...................................... 65
T
9
4 T
9
4

2.2.2.5. Macbeth .................................................................................................... 74


T
9
4 T
9
4

TỔNG KẾT ........................................................................................................................ 83


T
9
4 T
9
4

5
THƯ MỤC THAM KHẢO ............................................................................................... 88
T
9
4 T
9
4

6
PHẦN I:DẪN LUẬN

. ..oOo...
T
6
4

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

"Trong mỗi con người chúng ta ai cũng chỉ có một lần sinh ra và cũng
chỉ có một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là
nghệ thuật luôn luôn sống mãi với thời gian" (Van-goc).

Có lẽ Shakespear và bi kịch của Shakespear là trường hợp như thế . Đã


gần 400 trôi qua, đã trải qua biết bao thế hệ nhưng tên tuổi của Shakespear và
tác phẩm của Shakespear vẫn sống mãi với chúng ta. Những bộ phim, những
vở kịch : Rômeo -Juliet, Hămlet, Otenlô…vẫn không bao giờ ngớt khách dẫu
có chiếu đi chiếu lại đến mấy trăm lần. Giữa Shakespear và chúng ta có biết
bao điều cách biệt cả về "không gian và thời gian. Từ khi Shakespear mất cho
đến nay nhân loại đã tiến lên những bước tiến khổng lồ, thời đại đã bao lần
hưng vong, điều kiện xã hội - chính trị đã bao lần thay đổi, khoa học kinh tế
đạt đến những đỉnh cao chưa từng thấy, văn hóa trải qua một chặng đường
dài.... Những tưởng Shakespear phải xa lạ với con người hiện đại con người
của thế kỷ XX nhưng không Shakespear vẫn sống mãi với chúng ta. Cùng với
sự tiến bộ xã hội, con người biết đến với Shakespear ngày càng nhiều, cách
hiểu về Shakespear ngày càng sâu sắc hơn, sự tiếp thu thẩm mỹ những di sản
của Shakespear ngày càng cao hơn...đó chính là điều kỳ diệu của Shakespear
và những tác phẩm của ông.

Dẫu cho biết bao đổi thay nhưng mỗi thế hệ chúng ta đều tìm thấy trong
mỗi tác phẩm Shakespear một cái gì tha thiết với cuộc sống mình. Shakespear
của Anh cũng như Nguyễn Du của Việt Nam và cũng như các thiên tài khác
chúng ta càng tìm hiểu càng thấy mới, càng thấy ngạc nhiên, càng thấy hay,
càng thấy đẹp. Bởi vì Shakespear đúng như Ben - Jon - xơn, một nhà thơ nhà

7
soạn kịch đương thời với Shakespear đã viết "Shakespear là linh hồn của thời
đại ông không chỉ thuộc về thời đại minh mà thuộc về tất cả mọi thời đại ... tự
anh, anh đã là một đài kỷ niệm, không cần mộ chí anh sẽ sống khi sách anh
còn sống và khi chúng tôi còn đủ trí thông minh để đọc sách anh, ca ngợi
anh".

Xã hội ngày càng phát triển thì cũng đồng thời nảy sinh ra nhiều vần đề
phức tạp khó giải quyết, bên cạnh những tiến bộ cũng còn tồn tại nhiều mâu
thu ẩn khó giải quyết mà "nghệ thuật là tấm gương phản ánh đời sống. Do đó
ngành kịch Việt Nam cưa chúng ta còn phải học hỏi rất nhiều ở Shakespear,
bi kịch Shakespear, nhất là nghệ thuật bi kịch của ông, những sáng tác của
Shakespear vẫn luôn là những đề tài hay và hấp dẫn, càng đi sâu vào nghiên
cứu chúng ta càng thấy cái hay cái đẹp cái ý nghĩa tiềm ẩn trong nó, mà chúng
ta cần phải học hỏi, phải bắt chước ông.

Bộ môn văn học nước ngoài Lớp 10 trường phô thông trung học thì phần
văn học Phục Hưng chiếm một vị trí khá quan trọng, trong đó Shakespear và
bi kịch của ông cũng chiếm một vị trí đặc biệt, số tiết dành cho Shakespear và
bi kịch của Shakespear là không ít.

Shakespear và bi kịch của ông luôn là đề tài mà tôi cảm thấy hứng thú
bởi nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của nó. Chính những điều này đã thúc đẩy
tôi chọn đề tài : "Cái bi và nghệ thuật bi kịch của Shakespear qua các vở bi
kịch Rômeo - Juliet, Hămlet, Otenlô, Vua Lear, Macbeth". Và mong muôn
góp một phần ý kiến của mình về cái bi và nghệ thuật bi kịch của Shakespear.
Tất nhiên trên khuôn khổ hạn hẹp của luận văn này, tôi không thể nêu được
hết tất cả những vấn đề mà bi kịch Shakespear đề cập.

II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Ben Jon-Xơn (1573 -1637) một nhà thơ và một nhà soạn kịch nổi tiếng

8
đương thời với Shakespear đã viết về Shakespear "Shakespear là linh hồn của
thời đại. Ông không chỉ thuộc về thời đại mình mà thuộc về tất cả mọi thời
đại... Tự anh, anh đã là một đài kỷ niệm, không cần mộ chí anh sẽ sống khi
sách anh còn sống và khi chúng tôi đủ trí thông minh để đọc sách anh, ca ngợi
anh". Đã hơn ba thế kỷ trôi quan những tác phẩm cua Shakespear vẫn sống
mãi với nhân loại, vẫn được mọi người ngưỡng mộ và yêu mến. Trên thế giới
nhất là từ thế kỷ XIX. Người ta đã viết về Shakespear và kịch Shakespear với
một khối lượng khổng lồ gấp trăm gấp nghìn lần sáng tác của ông. Đã có rất
nhiều nhà nghiên cứu nhà lý luận phê bình, nhà Shakespear học nổi tiếng trên
thế giới nghiên cứu về Shakespear và kịch Shakespear như: Hegel, Mác,
Puskin, Biêlinxky, A.Asmirnov, Khrapptenko, A.Anixt. Các nhà nghiên cứu
đều đưa ra những nhận định đáng giá của riêng mình về thiên tài Shakespear
và đặc biệt kịch Shakespear.

Nhìn chung khi nghiên cứu về Shakespear và bi kịch của Shakespear các
nhà nghiên cứu đều đánh giá rất cao thiên tài nghệ thuật Shakespear. họ điều
thừa nhận Shakespear là một thiên tài nghệ thuật kịch đặc biệt là bi kịch.
Shakespear đã đạt tới đỉnh cao chót vót của nghệ thuật bi kịch "Shakespear là
thiên tài lớn nhất trong những người sáng tạo, nhà thơ tuyệt diệu nhất, điều đó
không còn nghi ngờ gì nữa. Shakespear con người kỳ diệu, con người vĩ đại,
con người không ai sánh nổi đã bắt được mạch đập của vũ trụ" (Biêlinxky).

Với bi kịch Shakespear các phạm trù về cái bi, bi kịch, nghệ thuật bi
kịch, nhân vật bi kịch, số phận bi kịch được mở rộng và nhân cao khái quát
hơn so với những quan niệm cố điên truyền thông. Shakespear đã đưa bi kịch
tính cách lên mức độ cao chưa từng thấy "nhân vật mà Shakespear miêu tả là
nhân

9
PHẦN II: CHƯƠNG KHẢO LUẬN

. ..()()()...
T
6
4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ XÃ HỘI LỊCH SỬ

1.1.Thời đại Phục Hưng

Thế kỷ XV - XVI ở Tây Âu được gọi là thời đại Phục Hưng trong đó con
người "muốn làm sống lại, muốn tái sinh nền văn hóa cổ đại" - Nền văn hóa
ra đời trước đạo Gia Tô và chưa hề biết đến Thần Học là gì, Kinh viện học là
gì, một nền văn hóa đã đâm hoa kết quả khi chế độ phong kiến chưa hình
thành chưa hề bị trói buộc bởi những xiềng xích của luân lý đạo đức phong
kiến. Nền văn hóa đó coi trọng con người và đời người. Con người thời đại
Phục Hưng muốn tái sinh lại nhưng tinh hoa đó để đấu tranh xây dựng một
cuộc sống mới hoàn toàn khác hẳn cuộc sống con người xưa, một cuộc sống
văn minh và tiến bộ hơn.

Thời đại Phục Hưng là thời đại quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ
tư bản, giai cấp tư sản hình thành đang phản đối lại chế độ phong kiến cả về
hai mặt ý thức và kinh tế. Đây là bước ngoặt lịch sử vĩ đại mang tính chất hai
mặt : một mặt đó là "thời đại cần đến những con người khổng lồ và sản sinh
ra những con người khổng lồ, khổng lồ về tư tưởng, về nhiệt tình về tính cách,
khổng lồ về tài nâng nhiều mặt, về hiểu biết sâu rộng"(Angghen). Thời đại
Phục Hưng là một sự khám phá mới ra vũ trụ và con người. Mặt khác thời đại
Phục Hưng đồng thời là thời đại tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản
đây là thời đại mà như Mác đã kết luận "đứa trẻ tư bản sơ sinh toát và máu và
dơ bẩn ở tất cả các lỗ chân lông của nó từ đầu đến chân" (Tư bản)

1.2.Nền văn hóa văn nghệ Phục Hưng

Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật thời kỳ này đã xuất hiện nhiều tài
10
năng khổng lồ trong đó thế kỷ XV đạt đến trình độ chín muồi của tư tưởng
nghệ thuật. Thế kỷ này đã sản sinh ra ba ngôi sao tiêu biểu nhất trên văn đàn
bây giờ : Rabelais; Cervantes, Shakespear. Văn học Phục Hưng khẳng định
những giá trị to lớn của nền văn hóa Hy Lạp cổ đại, nền văn hóa mà trong đó
nhân phẩm con người được tôn trọng, cuộc đời trần thế được đề cao, hạnh
phúc trần tục được chấp nhận. Văn hóa văn nghệ thời kỳ này lên tiếng chống
lại những quan niệm mà thời trung cổ đề ra. Thời kỳ trung cổ trong đó giáo
hội thiên chúa đóng vai trò quan trọng chi phối toàn bộ sinh hoạt xã hội đã
đưa ra những luật lệ hà khắc đối với con người. Nhà Thờ chủ trương cấm dục,
nền văn học thời trung cổ không có tình yêu nam nữ, quan hệ tình cảm giới
tính cùng không có chỉ có duy nhất mối quan hệ giữa con người với Thiên
Chúa. Nội dung cốt yếu của văn học Phục Hưng là đập tan chủ nghĩa quyền
uy, ngu dân, thần bí, khổ hạnh, cấm dục. Hệ tư tưởng chủ đạo, hạt nhân cơ
bản, điểm xuất phát và qui tụ của toàn bộ nền văn học Phục Hưng là chủ
nghĩa nhân văn.

♦Chủ nghĩa nhân văn : (Humanus) "là toàn bộ những quan niệm đạo đức
chính trị bắt nguồn không phải từ cái gì siêu nhiên, kỳ ảo, từ những nguyên lý
ngoài đời sống nhân loại mà từ con người tồn tại thực tế trên mặt đất với
những nhu cầu, những khả năng trần thế và hiện thực của nó, và những nhu
cầu và những khả năng đó phải được phát triển đầy đủ, phải được thỏa mãn"
(Chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa xã hội - Vôn Ghin).

Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa nhân văn là giải phóng con người ra
khỏi xiềng xích phong kiến gông cùng của nhà thờ để họ tự do phát triển
những khả năng vô tận của họ. Chủ nghĩa nhân văn trả con người về với thế
giới trần tục để họ tận hưởng những khát vọng khổng lồ về vật chất và tinh
thần của họ.

11
1.3. Nước Anh thời Phục Hưng

Vào thế kỷ XV - XVI nước Anh bước vào một thời đại mới, thời đại tan
rã những quan hệ phong kiến và hình thành những quan hệ tư bản chủ nghĩa
trong đó "giai cấp quí tộc cũ bị tiêu diệt hoàn toàn trong cuộc chiến "hai hoa
hồng" và được thay thế bằng một giai cấp thuộc dòng dõi tư sản (Tiu - đô) và
có khuynh hướng tư sản" (Ang ghen).

Nước Anh đến triều đại Alizabeth, đây là giai đoạn "nước Anh vui vẻ".
Nhưng thực chất của giai đoạn này lại sản sinh ra nhiều vấn đề. Đây là thời kỳ
thắng lợi huy hoàng của nước Anh. Nước Anh chiến thắng "hạm đội vô địch"
của Tây Ban Nha trở thành cường quốc số một ở Châu Âu. Nhưng bên cạnh
đó những cuộc đấu tranh trong nội bộ nước Anh vẫn diễn ra gay gắt : đấu
tranh giữa bọn quí tộc phong kiến cũ với chính quyền chuyên chế và giai cấp
tư sản. Giai cấp tư sản làm giàu trên xương máu và sức lao động của nhân
dân, chúng bóc lộc sức lao động của nhân dân. Đây cũng là thời kỳ nước Anh
phát triển mạnh về ngành công nghiệp, đặc biệt là kỹ nghệ len dạ -cánh đồng
được phá đi trồng cỏ để nuôi cừu, chính điều này người dân đã bị cướp hết
ruộng đất, bị đuổi ra khỏi làng mạc trở thành nhưng kẻ lang thang không nhà
cửa bán sức lao động để kiếm sống. Đây chính là thời kỳ tích lũy nguyên thủy
tư bản của nghĩa của nước Anh. Về mặt tôn giáo đây cũng là thời kỳ nước
Anh xây dựng nền quốc giáo của mình, thoát ly khỏi ách thống trị của giáo
hội La Mã. Quá trình xây dựng Anh quốc giáo cũng là quá trình đấu tranh đổ
máu. Ngay dưới triều Elizabeth các tín đồn theo cơ đốc giáo vẫn nhiều lần nổi
dậy và các cuộc khởi nghĩa đó đều dìm trong biển máu.

Tất cả những chuyển biến về kinh tế, chính trị, xã hội nói trên là cơ sở
tốt cho nước Anh tiếp thu trào lưu nhân văn chủ nghĩa.

* Phong trào văn hóa văn nghệ Anh thời kỳ này phát triển rực rỡ. Nước
Anh trở thành người khổng lồ vượt các nước Tây Âu về triết học, xã hội học,

12
văn học... Như nhà triết học duy vật Bacon (1561 - 1626), nhà xã hội học
không tưởng Thomas More. Về văn học cũng có nhưng đại biểu xuất sắc về
thi ca như : Thomas Nau (1503 - 1542). Phillip Sidney (1552 - 1599),
Edmund Spener (1552 - 1599), của văn xuôi như : John Lyly (1554 - 1606),
Thomas Lodge (1558 - 1628), Robert Green (1558 - 1592), .... Và đặc biệt
phát triển nhất là bi kịch vì trong các loại thể loại văn học kịch là loại hình
nghệ thuật có khả năng phản ánh xã hội hơn cả. Truyền thống kịch dân gian
thời trung cổ bắt gặp phong trào văn học Phục Hưng đã được tiếp thu nguồn
sinh khí mới. Trước William Shakespear bước vào kịch trường nền kịch Anh
có hai khuynh hướng tiêu biểu.

John Lyly và Rober Greene chuyên chú mô tả những cái êm dịu nhẹ
nhàng tinh tế. Đề tài mà họ đề cập thường là những mối tình éo le, trắc trở
trong thần thoại hoặc trong truyền thuyết nhưng với lối văn đối thoại tinh tế ý
vị gây cười nhẹ nhàng. Kịch của Greene có nhiều tính chất bi thảm nhưng kết
thúc thường vui vẽ và chú trọng yếu tố yêu nước.

Thomas Kyd (1558 - 1594) và Christapher Marcovv (1564 - 1593) : chú


trọng mô tả nhưng cảnh rùng rợn đen tối đẫm máu và nước mắt. họ đề cập
đến hai chủ đề hoàn toàn mới mẻ: chủ đề hận thù với những cảnh tràn đầy
nước mắt và máu. Chủ đề khát vọng với những nhân vật có dục vọng ghê
gớm phi thường, khát vọng chinh phục toàn thế giới.

Tliomas Kyd và Marcovv là hai tác giả lớn nhất của kịch trường Anh
trước Shakespear.

Shakespear tiếp thu cả hai khuynh hướng này vận dụng và phát huy hơn
nữa thế mạnh của mỗi xu hướng kết hợp cả hai và tạo ra một phong cách nghệ
thuật kịch đặc sắc làm rạng rỡ cho nền kịch Anh

13
1.4. Shakespear - cuộc đời và các giai đoạn sáng tác của ông.

William Shakespear là : "linh hồn của thời đại, kỳ tài của sân khấu,
Shakespear không chỉ thuộc về thời đại mình mà còn thuộc về tất cả mọi thời
đại" (B. Johnson)

"Shakespear là thiên tài lớn nhất trong những người sáng tạo. Nhà thơ
tuyệt diệu nhất, cái đó không nghi ngờ gì nữa. Shakespear con người kỳ diệu,
con người vĩ đại, con người không ai sáng nổi đã bắt được mạch đập của vũ
trụ" (Biêlinxky) "trang đầu tiên của Shakespear mà tôi được đọc, đã chinh
phục tôi suốt đời, cuộc sống của tôi được nhân lên đến vô cùng" (Goethe).

Shakespear sinh ngày 23 - 4 - 1564 tại Strafor (Anh). Cha là John


Shakespear một công dân giàu làm thị trưởng thường chủ trì các buổi diễn
kịch. Mẹ là Mary Arden, con gái một gia đình có tiếng tăm. Năm 23 tuổi
Shakespear thị trấn quê hương, gia đình lên kinh thành Luân Đôn để tìm một
hướng đi cho hoài bảo của mình. Con đường đến với nghệ thuật của
Shakespear đầy gian khổ. Lúc đầu ông làm chân giữ ngựa ở cổng rạp hát, sau
đó làm người soát vé, nhắc vở, làm diễn viên rồi đến đạo diễn và vinh quang
nhất khi ông trở thành một kịch gia. Trải qua biết bao gian truân chìm nổi
Shakespear đã đạt đến tuyệt đỉnh vinh quang, từ một con người không có
bằng cấp không là quí tộc mà trở thành một nhà soạn kịch nổi tiếng mà cả thế
giới ngưỡng mộ và kính phục. Shakespear mất ngày 23 - 4 -1616. Để lại 40
vở kịch trong đó có những vở được coi là báu vật của kho tàng văn học thế
giới.

Shakespear là kẻ thù của tư tưởng thời trung cổ, của thái độ cuồng tín
trong tôn giáo và tệ phân biệt chủng tộc. Trong các tác phẩm của Shakespear
ông tôn trọng sự bình đẳng, giá trị đạo đức của con người thuộc về tất cả các
giai cấp và mọi chủng tộc. Ông tập hợp tất cả những tinh hoa ưu tú nhất của
các nền văn học : văn học cổ đại, văn học dân gian, văn học Phục Hưng để tạo

14
nên tác phẩm nghệ thuật của mình và đã đưa nó lên tuyệt đỉnh vinh quang của
nghệ thuật. Ông đã tổng hợp được cả hai khuynh hướng bi kịch đương thời là
: tươi tắn nhẹ nhàng và rùng rợn đẫm máu, đồng thời phản ánh được sự
chuyển biến phi thường của thời đại cả cái huy và cái đen tối, cái bi và cái hài
của nó.

Các nhà nghiên cứu thường chia quá trình sáng tác của Shakespear thành
ba giai đoạn:

1 . Giai đoạn thứ nhất (1592 - 1600) : màu xanh của mùa
T
2
3

xuân.

Đây là giai đoạn ra đời của những tác phẩm mang tính lãng mạn, lạc
quan yêu đời mà tiền đề là xã hội lịch sử nước Anh vui tươi dưới triều đại
Elizabeth. về thể loại gồm có : kịch lịch sử, hài kịch và hai vở kịch đó là
Romeo Juliet và Judo Xêđa.

2 . Giai đoạn thứ hai (1601 - 1608) : những cơn giông tố của
T
2
3

mùa hạ

Lúc này sự đoàn kết tạm thời giữa quí tộc và tư sản tan rã hẳn. Trung
thành với tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa Shakespear đoạn tuyệt, dứt khoát hẳn
với ảo tưởng phong kiến đương thời. Ông nhận ra rằng thời kỳ Phục Hưng
đang dần chết. Những nhân vật trên sân khấu của Shakespear thường là những
con người đa diện luôn suy nghĩ băng khoăn để tìm ra ý nghĩa của cuộc sống.
Chưa bao giờ vấn đề ý nghĩa cuộc sống, vấn đề hạnh phúc con người được đặt
ra gay gắt hơn và bắt người ta suy nghĩ nhiều như ở các vở kịch Hămlet,
Otenlô, Macbeth, Vua Lear.

Các vở hài kịch giai đoạn này cũng đượm phần chua chát : Cái gì kết
thúc là cái ấy tốt - 1602 ; Troihis và Cressida (1602)

3. Giai đoan thứ 3 (1608 — 1616) vẻ u buồn của mùa thu.

15
Từ năm 1608 thế lực quân chủ tạm thời thắng thế. Trên sân khấu lối kịch
kiểu cách đáp ứng thị hiếu của quí tộc đã lấn áp những vở kịch của
Shakespear. Ở giai đoạn này Shakespear vẫn quay lại những vấn đề đã đề cập
trước kia nhưng lúc này nội dung phản ánh có phần dịu xuống. Mâu thuẫn
không gay gắt quyết liệt, kết thúc kịch không phải là những cảnh tan nát chết
chóc, đẫm máu như giai đoạn trước mà là một kết thúc vui vẻ đoàn viên .

Qua ba giai đoạn sáng tác này của Shakespear cho thấy : Wiliiam
Shakespear là người tiêu biểu lỗi lạc cuối cùng của tư tưởng nhân đạo thời
Phục Hưng và là người mở đầu cho nền văn học cận đại, đề cao bênh vực
quyền sống quyền tự do yêu đương và những khát vọng của con người.
Shakespear mất đi đã để lại cho kho tàng văn học thế giới những tác phẩm
văn học vô cùng quí báu. Có những tác phẩm của ông như Ronieo Juliet,
Hămlet, Otenlô, Macbetth, Vua Lear được coi là những báu vật của kho tàng
văn học thế giới trải qua thời gian nó vẫn tỏa sáng lấp lánh khiến nhiều người
phải ngỡ ngàng, đã biết bao người, bao thế hệ khám phá nó tìm hiểu nó mà
vẫn không thấy cái hay cái đẹp ẩn dấu trong nó.

16
CHƯƠNG 2: CÁI BI VÀ NGHỆ THUẬT BI KỊCH CỦA
SHAKES PEARE

2.1.NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG

2.1.1.Cái bi

Theo "từ điển thuật ngữ văn học" : "Cái bi là một phạm trù mỹ học phản
ánh một hiện tượng có tính qui luật của thực tế đời sống xã hội, thường diễn
ra trong cuộc đấu tranh không ngang sức giữa cái thiện và cái ác, cái mới và
cái cũ, cái tiến bộ với cái phản động... Trong điều kiện những cái sau còn
mạnh hơn cái trước. Đó sự trả giá tự nguyện cho chiến thắng và sự bất tử về
tinh thần bằng nỗi đau và cái chết của nhân vật chính diện. Cái bi tạo ra một
cảm xúc thẩm mỹ phức hợp bao gồm cả nỗi đau niềm hân hoan lẫn nỗi sợ
khủng khiếp cái bi thường đi liềnvới nỗi đau và cái chết. Song bản thân nỗi
đau và cái chết chưa phải là cái bi.Nỗi đau vài cái chết chỉ trở thành cái bi khi
hướng tới và khẳng định cái bất tử về mặt tinh thần của con người".

Cái bi là cơ sở qui định đặc trưng của xung đột nghệ thuật trong thể loại
bi kịch. Đó là sự xung đột được tạo nên bởi hành động tự do của nhân vật
trong việc thực hiện cái tất yếu mà nó tự thấy trước là không tránh khỏi bị
giẫy chết như nhân vật trong bi kịch anh hùng, hoặc không thấy trước như
trong bi kịch về sự lầm lạc.

2.1.2. Bi kịch

Theo "từ điển thuật ngữ văn học" : "Bi kịch là một loại hình kịch thường
được coi là đối lập với hài kịch. Bi kịch phản ánh không phải bằng tự sự mà
bằng hành động của nhận vật chính trong mỗi xung đột không thể điều hòa
được giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn.... diển ra trong một
tình huống cực kỳ căng thẳng mà nhân vật chỉ thoát ra khỏi nó bằng cái chết

17
bi thảm, bằng sự hy sinh mất mát, gây nên những suy tư và xúc động mạnh
mẽ đối với chúng".

Theo Engels : "Bi kịch là sự thể hiện cái xung đột giữa yêu cầu tất yếu
về mặt lịch sử và tình trạng không khả năng thực tế thực hiện yêu cầu đó"

Theo Engels : "Bi kịch là sự thể hiện cái xung đột giữa qui luật khách
quan (nghĩa là không phụ thuộc và chủ quan con người) và và khả năng con
người không thể khắc phục được, không chiến thắng được hoàn cảnh khách
quan. Trong bi kịch cái chết không chỉ là sự hủy diệt, nó còn có nghiã là sự
bảo tồn dưới hình thức biến dạng cái mà trong hình thức có sẵn cần phải bị
tiêu vong".

Theo Arisíote trong nghệ thuật thi ca :

"Bi kịch là sự bắt chước hành động hệ trọng và trọn vẹn nhằm dùng hành
động chứ không phải bằng kể chuyện, bằng cách gây nỗi xót thương và nỗi sợ
hãi để thực hiện sự thanh lọc những nỗi xúc động tương tự... Bi kịch nhằm
miêu tả những con người tốt nhất so với những con người trong thực tế. vì bi
kịch đã miêu tả những con ngươi tốt hơn mọi người nên ta cần bắt chước
những họa sĩ vẽ chân dung giả : tức là khi vẽ người nào đó thì đồng thời với
việc làm cho các bức chân dung giống người được vẽ, họ còn vẽ người đó
thành đẹp hơn thực.

Và Aritxtôphan cho rằng : "Bi kịch và hài kịch đem lên sân khấu nhưng
sự thực xây ra trong đời sống ... Những việc đó đối với chúng ta rất quen
thuộc, những việc đó chúng ta đã sống hàng ngày...".

"Giá trị của bi kịch là sự thanh lọc tình cảm thông qua xót thương và sợ
hãi" (Aritxtot)

Sự thanh lọc tình cảm đó chính là sự giáo dục đạo đức và thẩm mỹ. Còn
sự xót thương và sự sợ hãi theo như Higels và Aritxtot thì sự xót thương có

18
hai nghĩa. Nhưng sự xót thương mà bi kịch nói đến chính là lòng thương chân
chính "lòng thương chân chính là lòng thương cố gắng đồng cảm với cái gì
cao thượng là khẳng định, là cối tử trong con người đang đau khổ" (Heghen).

Nhiều loại bi kịch và các tác giả đã phân chia bi ra làm 6 loại bi kịch :

Bi kịch của cái mới, cái tiến bộ, cái cách mạng còn đang trong thế yếu.

Bi kịch của cái mới, cái tiến bộ, cái cách mạng đang ở trong thế thắng
trong toàn cục nhưng một bộ phận của nó còn lâm vào hoàn cảnh trớ trêu
khiến người anh hùng bị sa cơ và tiêu vong. Đó là bi kịch của các nhân vật bị
chết trước bình minh, cái chết mang tính bi hùng kịch.

Bi kịch của cái cũ là bi của cái đã lật đến trang cuối cùng nhưng chưa
hoàn toàn trở thành xấu xa, phản động, trái lại nó còn có ít nhiều sứ mạng
trước lịch sử mà sớm bị tiêu vong thảm thương

Bi kịch của chính cái xấu là cái cũ thật sự trở thành cái xấu và gây tác
hại khủng khiếp và cần bị trừng phạt nghiêm khắc (...).

Bi kịch của sự nhầm lẫn, của sự kém hiểu biết, của sự ngu dốt "sự ngu
dốt là con quỉ mà chúng ta e rằng nó sẽ còn gây nhiều tấn bi kịch. (Marx).

Bi kịch của khát vọng nảy sinh do mâu thuẫn gay gắt giữa khát vọng
chính đáng và khả năng không thực hiện được. Nó nói lên sự tan vỡ và mất
mát của những gì yêu quí nhất, đáng trân trọng nhất của con người.

Shakespeare không phải là một nhà lý luận. Ông không phát biểu hay
trình bày quan điểm thuần túy của mình về cái bi. Ông đã trình bày quan điểm
của mình về cái bi và bi kịch qua từng vở kịch thông qua lời nói, suy nghĩ
việc làm của từng nhân vật. Quan điểm của Shakespeare về cái bi và bi kịch
rất phong phú và cũng rất độc đáo. Có khi Shakespeare còn đi ngược lại
những khái niệm về bi kịch, những quy luật chung đã định ra. Ví dụ như

19
Aristote cho rằng "bi kịch là sự bắt chước hành động cao thượng" nhận định
trên rất đúng trong các vở bi kịch "Romêô - Juliét", "Hamlét", "Otenlô".
Nhưng chưa thật đúng so với hai vở "Vua Lear" và "Macbeth". Nhưng nhân
vật như Vua Lear và Macbeth không thể xem là "những người tốt nhất so với
nhưng người trong thực tế", mà hai nhân vật này đúng như Lénine đã nhận
định đó là "Hiện tượng phong phú hơn qui luật". Lear và Macbeth trong hai
vở kịch là nhân vật tội lỗi mù quáng ảo tưởng, say mê quyền lực, tràn đầy dục
vọng. Và hành động của họ thì đó không phải là "sự bắt chước hành động
nghiêm túc và cao thượng". Như vậy chúng ta có thể thấy rằng Shakespeare,
một thiên tài, ông xây dựng nhân vật bi kịch của mình bằng cách nhìn cách
đánh giá rất riêng sáng tác chứ không gò bó theo một khuôn mẫu có sẵn. Qua
đó chúng ta có thể thấy rằng cái khái niệm cái bi và bi kịch chỉ đứng trên tổng
thể, với bi kịch truyền thống. Còn đối với bi kịch của Shakespeare thì có lẽ
không một ai có thể đưa ra một khái niệm hoàn toàn chính xác. Chính vì vậy
mà trải qua mấy thế kỷ mà những chàng Romeo, Hămlet, Otenlô, những nàng
Juliét, Dexdeniôna, vẫn được mọi người ngợi khen và ngưỡng mộ.

2.1.3. Nguồn gốc của cái bi và bi kịch.

Cái bi - một phạm trù mỹ học hơn bi kịch - một thể loại văn học. Cái bi

đã xuất hiện trong thần thoại Hy Lạp (hành động đầu tội lỗi thảm khóc
của Oedipe) và trong anh hùng ca Homère (Cảnh chia tay của vợ chồng
Hector khi chàng sắp xông ra chiến trận).

Bi kịch xuất hiện sau cái bi rất lâu. Nó xuất hiện từ khi nhà nước dân chủ
chủ nô Athenes hình thành "Quyền lực tối cao của nhà nước đó là thuộc về
hội đồng nhân dân. Ở đó mọi người dân Athenes có quyền tham gia và phát
biểu (Angels). Nhà nước đã tạo tiền đề cho sự phát triển cá tính, sự trổi dậy
của cá tính. "Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại là sự thể hiện của các hình thức đẹp đẽ
của cá tính (Hégel). "Không có dân tự do Hy Lạp thì không thể sinh ra nghệ

20
thuật bi kịch Hy Lạp. Đó là một mệnh đề vô cùng chính xác (Hầu Loại Ngư).

Bi kịch có nguồn gốc từ "bài ca về con dê" do những người giáo đầu các
khúc ca thần rượu nho sáng tác (Aristote) và được hội đồng ca hát trong buổi
lễ tế thần Dionysos.

Thời Hy Lạp cổ đại những khái niệm đơn giản ngây thơ về cuộc đời
không còn nữa. Con người muốn nhận thức, ly gián những mâu thuẫn xung
đột gay gắt của cuộc đời bằng tư tưởng, hành động, cái nhìn thẩm mỹ. Do đó
bi kịch mở rộng chủ đề, đề tài mang ý nghĩa xã hội rộng lớn hơn, cá nhân con
người được đề cao hơn.

Anh hùng ca Momise, bi kịch của Etchyle, Sophơie, Euripiđe ra đời. Các
tác phẩm đều chú ý đến tính bất tử của chất người chân chính, cảm hứng về
sự tái sinh của vẻ đẹp con người đặt dưới một hình thái mới đầy an ủi.

Bi kịch thời trung cổ phuơng Tây mang màu sắc tôn giáo gắn với truyền
thuyết Ađam - Eva, truyền thuyết giáng thế và chịu khổ hình hàng trên thập
giá của Chúa Jesus. Nó không mỹ hóa vẽ đẹp của con người, ca ngợi sự quằn
quại, đau thương của con người bằng triết lý khắc kỷ" (Đỗ Văn Khang- Đỗ
Huy).

Bi kịch phục hưng đặt ra vấn đề nhân sinh và mang tính lý tưởng rõ rệt,
xây dựng xung đột giữa "tính cách khổng lồ và hoàn cảnh khắc nghiệt, khai
thác nhưng cơn lốc dục vọng, quá trình trở thành nạn nhân của dục vọng,
những trở ngại của cuộc sống bên ngoài, phản ánh những mâu thuẫn sâu sắc
giữa lý tưởng nhân văn hướng về tự do, muốn giải phóng con người với thực
tại cuộc sống là con người đang rơi vào siềng xích mới khủng khiếp hơn.

Bi kịch cổ điển cuối thế kỷ xvII phản ảnh mâu thuẫn giữa nghĩa vụ và
dục vọng, phản ánh vấn đề đạo đức công lệ và danh dự. Bi kịch thời này đã
đạt được những giá trị to lớn về mặt nghệ thuật : có đóng góp quan trọng

21
trong nghệ thuật xây dựng tính cách, sử dụng các biện pháp tu từ, nghệ thuật
kết cấu kịch. kịch của Corneille là "Trường học của những tâm hồn cao
thượng".

Bi kịch của thế kỷ ánh sáng phản ánh được sự nồng nhiệt của khát khao,
đam mê căm giận, kiêu hãnh, đau đớn hy vọng, tuyệt vọng của tình yêu và
tuổi trẻ trong việc chiếm lĩnh tư thức làm chủ cuộc đời.

2.1.4. Nghệ thuật bi kịch

Theo Max và Engels (về văn học nghệ thuật), "nghệ thuật bi kịch được
xem xét dựa trên các yếu tố : mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh tính
trọng đại bên trong của nhân vật bi kịch, ý thức đón nhận sự hy sinh của nhân
vật, tính lạc quan và đầy thi hứng của hành động bi kịch.... Bi kịch là một
trong những đỉnh cao của sự sáng tạo thi ca, là loại hình đầy chất triết luận,
phản ảnh sâu sắc các vấn đề trong cuộc sống. vẻ đẹp trong bi kịch là vẻ đẹp
của những kinh nghiệm cay đắng của cuộc sống. Bi kịch về bản chất là ca
ngợi, khẳng định sự bất tử của con người và phát hiện những phẩm chất cao
đẹp anh hùng của nó..."

2.1.5. Nhân vật bi kịch

"Bi kịch là sự trình bày hành động của nhân vật đấu tranh quyết liệt với
những cái đối lập bên ngoài (hoặc bên trong) để tìm cách tự khẳng định mình
theo sự thúc đẩy của chí khí và khát vọng bên trong... Để có hành động thực
sự kịch cần thiết rằng nguyên lý tự do và độc lập cá nhân đã phải thức dậy ít
nhất ý thức tự quyết định, ý muốn tự do và tự mình chịu trách nhiệm về
những hành động của bản thân và hậu quả của nó phải được thức tĩnh dậy
(Higels -Mỹ học)

Mỗi vở bi kịch đều mang một nội dung riêng, xây dựng những nhân vật
với với sự độc đáo riêng của nó. Yếu tố để tạo nên sự độc đáo hấp dẫn của

22
mỗi vở bi kịch là do tính cách của nhân vật quyết định. Nói về tính cách của
nhân vật trong bi kịch Aristote đã nhận xét : "Điều thứ nhất là điều quan trọng
hơn cả là tính cách (nhân vật bi kịch) phải cao thượng "(Aristote -Thi pháp).
"Nhân vật bi kịch là những con người có một mức độ phát triển nhất định vế
chất người, phải được xoa vào người một thứ dầu thánh nào đó để có đủ sức
va chạm với nhưng thế lực bên ngoài hay bên trong " (Hergen). Nhân vật bi
kịch là "một thủ phạm vô tội"

Nhân vật trong bi kịch luôn ý thức được mình tự biết mình phạm lỗi và
tuyên bố rằng mình nhận trách nhiệm về các tội lỗi của mình. Prométhée bị
thần Zeus trừng phạt vì tội đánh cắp lửa thiêng đem xuống cho loài người để
không hề ân hận vì việc mình đã làm.

"Ta cố tình phạm tội, phải, chính ta cố tình phạm tội. Việc đó ta không
chối cải, vì muốn cứu lấy loài người nên ta tự chuốc lấy đau khổ hôm nay"
(Promethée bị xiềng). Otenlô buột lòng giết người mình thương bởi vì chàng
cảm thấy vợ mình đã quá xúc phạm đến danh dự phẩm giá và lòng tin của
chàng. Chàng có đầy đủ lý lẽ để biện minh cho hành động của mình "Ta là kẻ
giết người đáng kính, ta giết người hoàn toàn không phải vì căm giận mà vì
lòng danh dự. (Otenlô).

Theo Aristote "bi kịch là sự bắt chước các hành động cao thượng", "miêu
tả những con người tốt nhất", "đẹp hơn thực". Nhận định này đúng với các vở
bi kịch Prométhee bị xiềng, Antigone, Romeo và Juliet, Hămlet, Otenlô
nhưng trong King Lear và Macbeth của Shakespeare thì chưa thỏa đáng nhất
là Macbeth . Như Lê-nin đã nhận đinh "hiện tượng phong phú hơn qui luật",
Lear và Macbeth là những nhân vật tội lỗi, mù quáng, say mê quyền lực, tràn
đầy dục vọng, những nhân vật này không thể nào được xem là "những con
người tốt nhất so với nhưng con người trong thực tế", cũng như các vở bi kịch
này không "nhằm miêu tả những con người tốt hơn mọi người", và cũng
không là "sự bắt chước các hành động nghiêm túc và cao thượng". Qua đó ta

23
có thể thấy Shakespeare đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật bi kịch.

2.2.CÁI BI VÀ NGHỆ THUẬT BI KỊCH CỦA SHAKESPEARE.

2.2.1. Bi kịch của Shakcspeare nguyên nhân và nguồn gốc

Giữa lúc ông đang thành công rực rỡ trên hai thể loại : kịch lịch sử và hài
kịch thì ông lại chuyển sang một thể loại mới đó là bi kịch. Bi kịch đã trở
thành đỉnh cao nghệ thuật của Shakespeare. Chính điều này cho chúng ta tài
năng đa dạng của Shakespeare và một cảm quan hết sức nhạy bén của ông.

"Ngay giữa lúc ông muốn công chúng vui cười thỏa thích ông vẫn cảm
nhận được mối nguy cơ đe dọa con người, mưu toan bóp nghẹt tiếng cười gây
nên biết bao cảnh tang tóc đau thương khiên cả máu và nước mắc phải đổ ra
không ít". (Lương Duy Trung - Văn Học Phương Tây - NXBGD 1998).

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cái bi trong bi kịch của Shakespeare.

Nhưng nguyên nhân sâu xa và chủ yếu đó là xã hội và thời đại. Sự biến
đổi lớn về thời đại đã tác động đến cảm quan Shakespeare. Cảm nhận xã hội
và thời đại của Shakespeare mang tính chất bi quan.

"Chán nản rồi ta kêu gào cái chết

Vì phải nhìn kẻ nghèo trong trơ trụi sinh ra

Thằng vô lại đắm mình trong hoan lạc

Lòng tin trong trắng bị nguyền rủa xót xa

Danh dự cao sang đặt vào nơi tủi hổ.

Tấm lòng trinh nữ bị tan nát dày vò

Sự điên rồ cai quản tài hoa

24
Và chân lý gọi lầm là đơn giản.

(Đoạn kết Hămlet)

Trong bi kịch của mình Shakespeare chỉ rõ cho chúng ta thấy,


nguyênnhân, nguồn gốc dẫn đến bi kịch. Mỗi vở bi kịch Shakespeare đề cập
đến một vấn đề, đề tài riêng. Nhưng cho dù ông đề cập đến những đề tài khác
nhau như thế nào chăng đi nữa thì tất cả các vở bi kịch của ông đều có chung
một nguyên nhân dẫn đến bi kịch đó là : xã hội và thời đại ông đang sống, xã
hội mà Chủ nghĩa tư bản ra đời, đồng tiền lên ngôi làm khuynh đảo mọi "luân
thường đạo lý",... xã hội nảy sinh ra chủ nghĩa cá nhân

"Cái bi trong bi của Shakespeare không chỉ bó hẹp trong một phạm vi
nhất định mà là cái bi bao quát toàn bộ cuộc sống trong nhưng biểu hiện đa
dạng nhất của nó". (A.Anixt).

"Những xung đột mang tính chất bi kịch trong bi kịch của Shakespeare
có nguồn gốc từ xã hội nhưng những bi kịch trong bi kịch của Shakespeare
thuộc về con người" (A.Anixt). Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái bi trong bi
kịch của Shakespeare đó là những dục vọng cá nhân. Nguồn gốc tất cả nhưng
gì xảy ra trong bi của Shakespeare là tính hành động và ước vọng của con
người. A.Anixt khi tìm hiểu về bi kịch của Shakespeare đã khái quát : "không
có một cái gì phụ thuộc vào thiên nhiên mà lại là nguyên nhân của cái bi trong
Shakespeare. Cái gì ở ngoài ý chí con người có thể là thảm khốc nhưng không
thể là bi kịch. Cái bi trong Shakespeare chỉ có một nguồn gốc cuộc sống trần
thế của con người và chủ yếu là sự xung đột quyền lợi của con người theo
đuổi nhưng mục đích phù hợp với cá tính và ham muốn riêng".

Trong tất cả các vở bi kịch của Shakespeare đều xuất hiện cái ác. Cái ác
ngoài yếu tố khách quan Shakespeare còn chỉ ra rằng cái ác được sinh ra từ
chính những ham muốn thấp hèn ích kỷ của con người - muốn chiếm đọat của
cải vật chất. Cũng có khi cái ác còn có nguồn gốc khác không phải nằm trong

25
những ham muốn vật chất mà còn cả trong những ham muốn tinh thần của
con người, đôi khi những ham muốn tốt, những nguyên nhân cao quí lại là
nguyên nhân dẫn đến hậu quả tai hại trong bi kịch của Shakespeare.

Cách thể hiện của Shakespeare về cái bi không hình thành ngay một lúc.
Nó phát triển đồng thời với nhưng mặt khác nhau trong sáng tác của ông...

2.2.2.CÁI BI VÀ NGHỆ THUẬT BI KỊCH CỦA SHAKESPEARE


QUA TỪNG VỞ BI KỊCH

2.2.2.1. Bi kịch Rômêô và Juliét

Rômêô và Juliét là vở bi kịch đầu tay của Shakespeare ra đời vào cuối
giao đoạn sáng tác thứ nhất, giữa lúc mà Shakespeare đang gặt hái được nhiều
thành công trên hai thể loại lịch sử và hài kịch. Rô mèo và Juliét tuy là bi kịch
nhưng vẫn mang màu xanh của mùa xuân. vở kịch tuy kết thúc bằng cái chết
của đôi trai gái yêu nhau, nhưng tác phẩm vẫn mang tính chất lãng mạng, lạc
quan, yêu đời. Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu thí tác phẩm được viết vào
khoảng 1594 - 1595. Viết vở kịch này Shakespeare đã dựa theo một truyện
bằng văn vần (khoảng 3000 câu) của một nhà thơ trẻ người Anh là Athur
Brooke, xuất bản 1560. Brooke sáng tác dựa theo một truyện bằng văn xuôi
do Matteo Bandello (Ý) viết, xuất bản khoảng 1535 và của Adrien Sevin xuất
bản 1542... Mỗi người viết hoặc dịch đều thêm thắt sửa đổi theo ý mình để
câu chuyện thêm hấp dẫn. Nhưng chỉ đến Shakespeare thì câu chuyện tình của
đôi bạn tình thành Veron mới được lưu lại cho hậu thế.

Rômêô và Juliét là bản tình ca bất tử ca ngợi sức mạnh của tình yêu đã
chiến thắng oán thù, và cả những thế lực đen tối trong xã hội. Nội dung vở
kịch xoay quanh mối tình say đắm mãnh liệt của đôi trai gái thành Veron là
Rô mèo và Juliét. Rômêô và Juliét là đôi trai gái được sinh ra từ hai gia đình
có oán thù nhau từ lâu đời. "Mối thù sâu sắc đến nỗi kể cả hai họ, thâm chí

26
giai nhân hai gia đình gặp nhau là có chuyện cãi cọ hoặc chém giết nhau".
Nhưng thật bất ngờ cuộc gặp gỡ giữa đôi trai gái này lại diễn ra như một
"định mệnh", như một mối "duyên tiền định".

Một đêm tộc trưởng Cupulet mở dạ yến. Romeo, con trai của tộc trưởng
Montagui, đang say mê Rodalin, một cô gái trong họ Cupulet, nên cùng vài
người bạn đeo mặt nạ đến dự buổi dạ yến này để gặp Rodalin. Nhưng khi đến
nơi Romeo gặp Juliet con tộc trưởng Capulet, và hai người đã yêu nhau say
đắm từ ánh mắt đầu tiên.

Nửa đêm hôm đó, sau khi tiệc tan họ đã gặp nhau và hai người " trao
nhau lời thề chung thủy".

Sáng hôm sau, Romeo tới gặp cha linh hiến là tu sĩ Lôrân và yêu cầu tu
sĩ làm phép cưới cho hai người. Tu sĩ ưng thuận vì hy vong rằng “mối duyên
lành này sẽ làm mối hận thù giữ hai họ đổi thành tình sâu nghĩa nặng ”.

Nhưng cùng ngày hôm đó đã xảy ra một chuyện không hay. Tibân
(Tybalt), anh họ Juliet, gặp Romeo và buông lời hỗn xược, Romeo nhịn
nhưng bạn Romeo là Mêkiuxio thì bực tức và đánh nhau với Tibân. Thừa lúc
Romio len vào giữa để can, Tibân đâm chết Mêkiuxio. Để báo thù cho bạn
Romeo đã đâm chết Tibân. Vương chủ thành Vêsora kết án Romeo phải đày
khỏi thành Vêsona.

Sau khi giết Tibân, Rômeo trốn trong phòng tu sĩ Lôrân. Nhờ sự an ủi và
khuyên bảo của tu sĩ và nhờ sự giúp đỡ của vú nuôi Juliet, Romeo ngay đêm
đó đã tới để gặp nàng và từ biệt nàng.

Khi Romeo ở nhà cha Juliet ép nàng phải lấy một thanh niên quý tộc là
bá tước Parit, Juliet không muốn làm vợ Parit nên đã nhờ tu sĩ Lôrân nhờ giúp
đỡ. Lôrân cho nàng uống một liều thuốc ngủ để nàng giả vờ chết, đợi Romeo
trở về. Tưởng Juliet, Romeo từ nơi lưu đày lén trở về Veron. Chàng có mang

27
theo một liều thuốc độc, Romeo lẻn vào thăm mộ Juliet, ở đây chàng gặp Parit
và đã giết y, chàng đã uống thuốc độc và chết. Juliét tĩnh dậy và thấy người
yêu mình đã chết, nàng đau xót vô cùng. Nàng hôn lên đôi môi của Romeo để
uống hết những giọt thuốc còn lại để chết theo chàng. Nhưng thuốc đã khô
hết, Juliet bèn rút kiếm tự vẫn và ngã gục chết bên xác chàng.

Tin lan ra, khắp thành Veron xôn xao vương chủ và hai gia đình kéo đến.
Tu sĩ Lôrân đã kể câu chuyện tình thương tâm này cho họ nghe. Và :

"Bên xác con, cha mẹ đã quên thù"

Người ta thường nói Romeo và Juliet là vở bi kịch của tình yêu, một tình
yêu trong sáng và chân thành. Romeo và Juliet gặp nhau cũng rất tình cờ, họ
đã yêu nhau say đắm từ ánh mắt đầu tiên. Gặp Juliet, Romeo gần như bị chinh
phục ngay lập tức, bởi vẻ đẹp ngây thơ trong sáng nhưng hết sức kiều diễm và
lộng lẫy của nàng. Chàng đã phải sững sờ thốt lên "tiểu thư nào kia đang làm
lộng lẫy bàn tay người khiêu vũ với nàng. vẻ đẹp tuyệt thế kia sao cõi trần lại
có"

Họ vừa gặp nhau đã bị hút vào nhau "như hai luồng điện để phát ra một
tia lửa, sự việc xảy ra nhanh chóng quá, bất ngờ quá, thình lình quá như ánh
chớp kia vội tắp trước khi ta kịp nói: kìa chớp lóe". Gặp Juliet, Romeo hầu
như ngay lập tức quên ngay nàng Rosaline mặc dù mới đó tình yêu của chàng
đối với Rosaline đã làm cho chàng u sầu khổ não đến nỗi cha chàng phải nói
"nhiều buổi sáng ta bắt gặp nó ở đó, hạt lệ đầm đìa làm thêm ướt giọt sương
môi trường, rồi lại não ruột thở dài khiếm đám mây mù thêm u ám... . Nó như
nụ hoa kia bị một con sâu ghen ghét đục khoét trước khi được phô trương
kheo sắc dưới ánh mặt trời".

Tình yêu của Romeo dành cho Juliet thật khác xa tình cảm trước đó của
chàng đối với Rosaline. Tình yêu đó như cha Lawrence đã nhận xét "chỉ là sự
cuồng si, rồ dại nhất thời" đó là "ái tình mắt bị bịt kín" như Romeo tự thú với

28
bạn. Khi Meratô khuyên chàng "Anh đang say đắm vì tình, vậy anh hãy mượn
thần ái tình đôi cánh mà tung bay ra khỏi cõi phàm tục". Romeo đã than thở
"tôi đã bị trúng thương vì mũi tên của Cupid rồi còn mượn đôi cánh nhẹ của
hắn mà bay sao được".

Khi yêu Rosaline Romeo đã đau khổ thật nhiều bởi tình yêu đó chưa trọn
vẹn, yêu nhưng chưa được đáp trả. Romeo bi quan tuyệt vọng chỉ biết than
van sầu não. Nhưng với Juliet thì khác hẳn "trên đời này không có gì hạnh
phúc bằng tình yêu và được yêu" (Goerge). Romeo đã yêu và đã được Juliet
đáp trả lại tình yêu đó. Chàng đã tận hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc đó.
Juliet đã cho chàng biết thế nào là một tình yêu đích thực. Chàng không còn
nhút nhát thụ động chờ đợi rồi u sầu ủ ê nữa mà tràn đầy hạnh phúc bởi tình
yêu đã tiếp thêm sứa mạnh cho chàng. Chàng chủ động để tìm mọi cách để
vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm để gặp riêng nàng, để tỏ tình với nàng.

"Ta vượt được tường này là nhờ đôi cánh của tình yêu. Mấy bức tường
đó ngăn sao được ái tình. Mà cái gì tình yêu dám làm là làm được, người nhà
nàng ngăn sao nổi tôi."

"Ái tình, ái tình đã xui tôi tìm kiếm, ái tình cho tôi lời khuyên và tôi đã
cho ái tình đôi mắt".

Tình yêu đã tiếp thêm sức mạnh và lòng dũng cảm cho chàng.

"Nàng hãy nhìn tôi với khóe mắt yêu thương là tôi chẳng ngại ngần gì
hận thù của họ nữa... Tôi chẳng phải là tay thủy thủ, nhưng giá nàng có ở nơi
bờ biển xa xăm nhất thì tôi cũng sẵn sàng liều mình vì báu vật".

Tình yêu của họ thật đẹp, thật lãng mạn, họ đến với nhau bằng tình yêu
trong sáng đích thực từ lòng mình. Juliet, một cô gái lần đầu tiên bước vào
ngưỡng của tình yêu. Tình yêu đến với cô thật bất ngờ như tiếng sét lúc trời
quang. Cô nghe trái tim mình rạo rực và đã đi theo tiếng gọi của trái tim, tự

29
phó thác hoàn toàn cho sự mách bảo của trái tim mình. Tình yêu đồng thời
cùng tiếp thêm cho Juliet vượt qua bản chất e thẹn của một cô gái mới lớn,
vượt quạ hàng rào của vòng lễ giáo, xóa nhòa đi mối thù của giữa hai dòng họ
mạnh dạn tình nguyện đích ước với người yêu.

"Chàng ơi, em chẳng muốn vượt vòng lễ giáo, em muốn,... em muốn từ


chối những lời vừa nói... nhưng thôi khách sáo làm gì? Chàng Montaque tuấn
tú ơi. Em yêu chàng say đắm..". Trong tình yêu những người con gái hay che
dấu tình cảm của mình không dám nói ra. Nhưng ở đây Juliet đã mạnh dạn
thẳng thắn bộc lộ tình cảm của mình không giấu điếm với Romeo điều gì.

"Chàng Romeo phong nhã ơi, nếu chàng cho em là kẻ dễ xiêu lòng quá
thì em sẽ cau mày, sẽ làm cao, sẽ nói không, để chàng sớm khuya đeo đuổi...
Có lẽ chàng cho em là cô gái lẵng lơ, nhưng em hãy tin em người quân tử, em
giàu lòng chung thủy hơn những kẻ giả bộ kiêu kỳ và cũng van xin thú thật
nếu chàng chẳng bắt gặp em đương thố lộ mối tình tha thiết thì em cũng dè
dặt hơn cùng chàng".

Juliet quả thật là một cô gái thông minh và có cá tính, chính Juliet cùng
là người chủ động đưa ra vấn đề hôn nhân đối với người yêu. "Ngày mai em
sẽ nói cho người đến gặp chàng, chàng sẽ cho biết muốn hôn lễ cử hành ngày
nào, chỗ nào."

Trong tình yêu có những lúc Juliet là một cô gái rất ngây thơ, nhưng có
lúc nàng rất thông minh. "Nàng thông minh và sâu sắc một cách tuyệt vời
trong những cảm nghỉ yêu đương của mình"

"Ước mơ đẹp tự nó đã giàu có, nó hãnh diện về thực chất chứ không phải
bằng những cái tô điểm bề ngoài. Những kẻ còn đem được của cải của mình,
thật còn quá nghèo nàn. Mối tình chân thật của em lớn đến nổi giá muốn đếm
một nữa kho tàng của lòng em, em cũng không thể nào đếm xiết".

30
Khi Romeo dùng trăng để thề nguyền thì Juliet lại bày tỏ hết sức khôn
ngoan và dịu dàng "em xin chàng đừng lấy trăng kia để thề thốt, vầng trăng
nghiêng ngã mỗi tháng lại thay đổi đường đi lối về".

Nàng rất thông minh sâu sắc và hiểu rõ qui luật tình yêu "yêu có nghĩa là
trao ban, trao ban có nghĩa là lãnh nhận". Nàng biết rằng:

"Ái tình cũng giống như thủy ngân trên tay

Xòe rộng bàn tay ra nó sẽ ở lại

Nắm chặt bàn tay lại nó sẽ tuôn đi"

- Dorothy Parleer

- cho nên nàng đã nói với Romeo "Em chỉ muốn rộng lòng hào phóng và
tặng chàng lần nữa. Em càng tặng chàng thì em càng có nhiều vì cả hai điều là
vô tận". Juliet đã trở thành "Hình tượng người thiếu nữ yêu đương đẹp nhất
trong văn học thế giới"

Mối tình của họ trở thành mối tình thơ mộng, lãng mạn nhất trong văn
học. Nó là một bản tình ca bất hủ ca ngợi tình yêu, một mối tình mạnh hơn cái
chết.

Khi Romeo và Juliet bên nhau họ cùng nhau tận hưởng hạnh phúc ngọt
ngào và tưởng tượng ra biết bao điều hết sức thú vị. Trò chuyện cùng nhau
bằng những lời nói hết sức thông minh. Khi Juliet hỏi "chàng làm sao đến
được chốn này" thì Romeo đáp lại không chút ngại ngùng "tôi vượt đôi tường
này là nhờ đôi cánh của tình yêu...". Romeo thông minh khi nhận ra những
điều mà Juliet dấu kín trong lòng nhưng Juliet lại biểu hiện qua đôi mắt lung
linh của nàng. "Nguyên là hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời có việc phải đi vắng
đã tha thiết nhờ đôi mắt nàng long lanh đợi ánh sao về".

Và khi tình yêu của họ gặp trở ngại thì họ làm tất cả để bảo vệ tình yêu

31
của mình.

Juliet sẵn sàng liều thuốc ngủ rồi vào nằm trong hầm mộ để đợi người
yêu, để khỏi làm vợ Parit. Điều này thật không dễ chút nào đối với nàng, một
cô gái mới lớn quen sống trong sự chiều chuộng của gia đình. Nhưng chính
sức mạnh của tình yêu đã giúp nàng làm được điều đó. Trước khi quyết định
hành động của mình nàng không phải không do dự, nàng vẫn lo sợ dằn vặt và
nghi vấn, nàng sợ những điều bất trắc xảy ra đối với nàng. "Nhỡ thuốc không
kiên hiệu thì sao ? Sáng mai tôi sẽ phải làm vợ người ta chăng?". "Nhỡ đây là
thuốc độc mà ông thầy đa mưu kia muốn dùng để giết ta sao..? Ta sẽ ngạt thở
mà chết trước khi Romeo đến kịp...". Hay "Nếu có sống được chăng giữa
cảnh chết chóc âm u ở một nơi khủng khiếp như vậy thì cũng đến ... ta sẽ hóa
điên lên mất". Nhưng chính sức mạnh của tình yêu đã dẫn dắt nàng vượt qua
mọi gian nan thử thách "Tình yêu sẽ chỉ lối khi chẳng có đường đi"
(Euspides). Họ đã sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ tình yêu của mình, nhưng
tưởng họ sẽ được hạnh phúc trọn vẹn bên nhau. Nhưng kết thúc câu chuyện
thật buồn, cả hai đều phải chết. Vậy nguyên nhân bi kịch tình yêu của họ là do
đâu?

Romeo và Juliet rơi vào bi kịch trước tiên là là do hoàn cảnh khách quan
đưa đẩy.

Cuộc tình duyên của đôi trai gái rất cân xứng về nhan sắc và dòng dõi đã
gặp phải nhiều hoàn cảnh trớ trêu, chịu đủ mọi tác động chi phối của các yếu
tố khách quan. Mối thù truyền kiếp giữa hai dòng họ là trở ngại lớn. Romeo
và Juliet là những nhân vật bi kịch ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Họ
sinh ra trong hai gia đình có oán thù nhau từ lâu đời. Oán thù này là nguồn
gốc nảy sinh những bất trắc cho cuộc tình của họ sau này. Và bên cạnh đó còn
có biết bao sự kiện ngẫu nhiên khác nữa như : bản tính hung hãn của Tybalt
đã gây nên cái chết cho Mercutio, cho chính bản thân y và cả cái án đi đầy
của Romeo. Tu sĩ John - người đưa thư gặp trắc trở trên đường đi. Quyết định

32
gả chồng cho Juliet của cha nàng, ông già Capullet... Nhưng mối thù hằn lâu
đời giữa hai nhà không ngăn cản được họ đến với nhau. Lễ giáo phong kiến
không làm cho họ chùn bước trên con đường tiến đến tự do hôn nhân. Cái
chết củaTybalt, án đi lưu đày của Ro meo không chia lìa được họ. Tài mạo,
danh vọng, của cải, tình yêu của Parit không làm Juliet thay lòng đổi dạ. Sự
việc kinh khủng nhất : nằm một ngày, một đêm trong hầm mộ những thây
marketing (cả cũ lẫn mới), nhất là xác Tybalt đang nằm gần đó cũng không
làm nàng Juliet chùn bước trên con đường nàng đã chọn. Cả hai Romeo và
Juliet điều chấp nhận nguy hiểm bởi họ hy vọng vào một kết thúc tốt đẹp. Bởi
"ái tình là cây tầm xuân ngát hy vọng mặc cho những điều tàn mà nó bám
vào". - Gustave Plaubest- Romeo và Juliet rơi vào bi kịch là do hoàn cảnh
khách quan đưa đẩy, tuy nhiên còn do tính cách của họ nữa. Mặc dù họ chủ
động vượt qua hàng rào ngăn cách giữa hai dòng họ, nhưng hầu như lúc nào
họ cũng nghĩ đến nó, xem nó là một trở ngại trong việc công khai hóa mối
tình của họ.

Juliet cũng đôi lúc nghĩ đến sự ngăn cách đó nhưng nàng không cho đó
là một trở ngại nàng sẵn sàng gạt bỏ để nghĩ đến tình yêu của mình nên "chỉ
có tên họ của chàng là thù địch của em thôi. Nhưng nếu chẳng phải là người
họ Montaghiu thì chàng cũng vẫn là chàng".

Còn Romeo thì lúc nào cũng nghĩ đến điều ấy. Chàng luôn trăn trở và lo
lắng về nó. Khi biết mình yêu Juliet Romeo đã thốt lên : "Ôi oan trái yêu quý
đời sống của ta nằm trong tay người thù" rồi "Tôi thù ghét cái tên của tôi, vì
nó là kẻ thù của nàng". Tuy chàng thực sự hạnh phúc khi chàng yêu Juliet
nhưng chàng vẫn luôn nghĩ đến sự ngăn cách, mối thú hằn giữa hai dòng họ
và cho đó là một trở ngại. Ngay trong lời cầu xin cha Lôrân làm lễ cưới
Romeo cũng không quên mối thù "con xin cha cứu giúp cho người thù cũng
như con" và chàng đã "linh cảm rằng một định mệnh nào đây mà hiện nay còn
treo lơ lửng trên các vì sao sẽ lấy đêm vui này làm màn đầu cho một tấm thảm

33
kịch. Và đến phút chót thì cái số kiếp chẳng ra gì ấp ủ trong lòng ngực tôi đây
cũng sẽ sớm tàn". Trong suy nghĩ của Romeo dường như chàng tin vào số
mệnh đã được định trước "thiên mệnh" nhưng chàng luôn hành động để
chống lại nó, biến nó theo ý mình, chính điều này đã khiến chàng rơi vào bi
kịch. Nguồn gốc bi kịch của họ ở đây đó chính là những nguyện vọng cao quí
nhất. Chính sức mạnh tình yêu của Romeo và Juliet đã dẫn đến sự hy sinh
không thể tránh khỏi của họ. Nếu như cả Romeo và Juliet chịu khuất phục số
mệnh, họ biết thỏa hiệp với tình trạng hiện tại, tình cảm của họ không tha
thiết thế thì chắc chắn họ đã sống cuộc đời bình thản. Nhưng chính điều này
mới làm nên cái thiên tài của Shakespeare. Nhân vật của Shakespeare bao giờ
cũng có tính tối đa, có tình cảm cực điểm, họ không cho phép sự thỏa hiệp.

Romeo và Juliet với cái say sưa nồng nhiệt của những tâm hồn tuổi trẻ
không suy nghĩ gì đến hậu quả của hành động. Họ hoàn toàn chìm đắm trong
những tình cảm cá nhân của mình. Họ chỉ hiểu có tình yêu của họ, và họ rất
sâu sắc trong sự suy nghĩ về những tình cảm đối với nhau mà không suy nghĩ
gì đến thế giới xung quanh. Cũng vì mối thù giữa hai họ mà họ không dám
công khai hóa mối tình của họ và họ cho đó là điều tốt nhất. Nhưng họ khéo
léo cho gia đình biết về tình yêu của họ thì có lẽ một kết thúc sẽ hoàn toàn
khác hẳn. Nếu họ yêu nhau và cả hai gia đình đều biết và ngăn cấm khiến họ
phải bí mật kết hôn thì đó lại là chuyện khác. Nhưng ở đây từ lúc mới yêu họ
chưa gặp một trở ngại nào lớn lao ngăn cản ngoài cái hàng rào đó là mối thâm
thù giữa hai họ (mà cái hàng rào vô hình đó cũng rất mờ nhạt so với tình yêu
của họ) họ liền tính đến chuyện bí mật làm lễ cưới.

Chúng ta biết rằng cha mẹ của cả Romeo và Juliet đều là những người
rất mực thương con, họ sẵn sàng chiều con với những gì con muốn. Chính
ông già Capiulet đã từng nói với Parit về Juliet. "Chỉ còn một mình nó là
nguồn hy vọng độc nhất của ta..."

"Ý ta tùy thuộc vào ý nó. Nếu nó ưng thuận ai thì sự đồng ý của ta cũng

34
nằm trong vòng lựa chọn của nó mà thôi".

Ông đã để cho Juliet lựa chọn tình yêu của mình chứ không hề ép buộc.
Và chính ông cũng rất yêu quý mến Romeo thậm chí rất trân trọng chàng nữa.
Khi Tybalt muốn gây sự với chàng chính ông đã ngăn cản và không tiếc lời ca
ngợi chàng.

"Nó đi đứng đàng hoàng lịch sự lắm. Mà nói thực thành Verona này
cũng tự hào vì đã có một chàng thanh niên công tử đức hạnh và mực thước
như nó. Cho ta tất cả thành Verona này ta cũng không muốn xảy ra trong nhà
ta điều gì xúc phạm đến danh dự của nó..". Điều này thật là một thuận lợi cho
mối tình của họ. Và thuận lợi hơn khi Romeo là bạn thân của Mercutio -
người có họ hàng thân cận với vương chủ, người đứng đầu thành Verona, là
người đang cố gắng hòa giải giữa hai dòng họ. Chắc chắn rằng ông sẽ đồng ý
tán thành cho mối tình của họ. Nếu như họ đừng có thành kiến quá nặng nề về
dòng họ thì họ đâu phải bí mật đến với nhau như vậy. Và biết đâu nhờ tình
yêu, nhờ sự thuyết phục giữa hai gia đình sẽ tránh cho họ một bi kịch mà lẽ ra
không nên có.

Nhưng dù sao đi nữa cái chết của họ cũng không phải là sự từ bỏ mình,
đầu hàng trước số phận của họ là hành động bảo vệ sự thủy chung trong tình
yêu. Cái chết đã làm được một việc mà uy quyền của vương chủ thànhVerona
cũng không làm nổi : chấm dứt sự đổ máu giữa hai dòng họ. "Cái chết của đôi
bạn tình chân thật một di sản đồi bại trong quá khứ Trung cổ sống trong
những thành kiến về danh dự và dòng máu... họ ngã xuống như những người
tử vì đạo cho lý tưởng nhân văn chủ nghĩa theo cách của họ" (Trần Duy Châu
- Văn học phương Tây _ ĐHTT - TPHCM 1995). Sự đấu tranh quyết liệt của
Romeo đã bảo vệ tình yêu của họ đó là sự đấu tranh quyết liệt của những tư
tưởng nhân đạo thời phục hưng chống lại những thành kiến dã man và ngu
muội của thời trung cổ. Thắng lợi của vở kịch đó là thắng lợi của nguyên lý
nhân văn chủ nghĩa đối vời tính vô nhân đạo của nên phong kiến trung cổ. Cái

35
chết đã cảm hóa lòng người biến đổi được mối quan hệ giữa hai dòng họ và
Romeo và Juliet vẫn có thể được xem là "vở bi kịch lạc quan" (Mecanxki)

• Nghệ thuật

Tuy rằng Romeo và Juliet vẫn thuộc phạm trù bi kịch kiểu củ,
Shakespeare đã khai thác môtip quen thuộc của truyền thống dân tộc và môtip
hận thù để để làm nên nguyên nhân cho vở bi kịch của mình., nhưng Romeo
và Juliet vẫn luôn luôn mới trong suy nghĩ của độc giả. Sở dĩ có được điều
này là phải nhờ đến thiên tài nghệ thuật của Shakespeare. Shakespeare đã chú
ý đến mối bi kịch này bằng một số biện pháp đáng kể. Cái tài của
Shakespeare đầu tiên đó là chuyện một câu chuyện cũ thành kịch. Và để làm
được điều này phải kể đến nghệ thuật tạo dựng và dẫn dắt hành động kịch.
"Ông đặt nhân vật vào tình huống bi kịch dẫn dắt chúng qua các tình huống
ấy và đối địch với nhau, chẳng những thế mà còn để chúng tự bộc lộ những
mâu thuẫn bên trong của chúng..." (Lương Duy Trung - Văn học phương Tây
-NXBGD 1998)

Shakespeare đã khéo léo đặt hai nhân vật chính là Romeo và Juliet vào
một tình huống bi kịch đó là họ sinh ra trong hai gia đình có mối thù truyền
kiếp. Ông để cho họ đến với nhau rất tình cờ, và cũng rất tình cờ nhưng bất
trắc liên tiếp áp đến với họ theo một trình tự hết sức hợp logic. Romeo và
Juliet cô gắng vựợt qua được trở ngại này thì lại gặp một trở ngại khác ập đến
với họ, điều này tạo nên tính li kỳ hấp dẫn của vở kịch. Và vở kịch càng hấp
dẫn hơn cách kết cấu thời gian và không gian của vở kịch thời gian thì rút
ngắn chỉ trong có bốn ngày, không gian thì mở rộng. Địa điểm luôn luôn thay
đổi. Hành động kịch khi thì diễn ra trong nhà, khi thì ở ngoài vườn họ
Capuilet, có lúc trên đường phố, lúc lại ở trong hầm mộ... Nhưng nét đặc sắc
nhất ở vở kịch này có lẽ phải nói đến nghệ thuật điển hình hóa tính cách nhân
vật. Romeo và Juliet mang một tính cách hết sực riêng biệt mà có lẽ trong nền
văn học chưa từng gặp. Họ yêu nhau say đắm và thủy chung không được

36
hưởng hạnh phúc bên nhau dưới mặt trời thì họ sẵn sàng chết cạnh nhau, ở
cùng một nơi để mãi bên nhau.Chính vì vậy mối tình của họ mãi mãi vẫn là
mối tình đẹp nhất lãng mạn nhất trong văn học ngôn ngữ.

Tuy là bi kịch như Shakespeare không gò bó trong khuôn mẫu của bi


kịch. Ông khéo léo trộn lẫn cái bi và cái hài trong một vở kịch. Ông đưa nhiều
yếu tố hài vào trong vở bi kịch tạo cho vở bi kịch một không khí lạc quan vui
vẻ. Mối tình của Romeo và Juliet chưa hẳn sẽ kém phần hấp dẫn nếu không
có nhân vật nhũ mẫu. Nhũ mẫu một người phụ nữ tuy đã là người đứng tuổi
nhưng tính cách của bà thật vui vẻ, dí dỏm. Những câu nói đùa của bà khi bà
nói tạo nên một không khí vui vẻ. Những lời nhận xét của bà về Romeo,
những câu đối thoại của bà với Juliet thực chất là những câu nói đùa trêu chọc
vui vẻ, nó giúp cho Romeo và Juliet quên đi không khí hận thù xung quanh.
Không những thế có lúc Shakespeare còn đưa một số cảnh tràn đầy không khí
lạc quan vui vẻ vào trong vở kịch để xóa tan không khí hận thù đang bao bọc
xung quanh mối tình của Romeo và Juliet . Như cách thề hẹn của họ dưới ánh
trăng trong vườn nhà Capuliet là một cảnh thật tuyệt diệu, thơ mộng lãng
mạn. Hay cảnh tu sĩ Lôrân làm phép cưới cho họ trong nhà thờ....

Chính hoàn cảnh chung của xã hội, gia đình và hoàn cảnh riêng của họ
đã góp phần tạo nên số phận đau thương của hai người, đồng thời tình yêu của
họ, cái chết của họ đã cảm hóa được lòng người, biến đổi được mối quan hệ
giữa hai dòng họ "cái bi kịch chân chính chỉ có thể là cảnh tiêu vong hoặc bất
hạnh, lớn nhất của những ai mà sự hoạt động tỏ ra chính đáng về mặt lịch sử...
có tác dụng về mặt xã hội .. tỏ ra phù hợp với những lý tưởng xã hội và thẩm
mỹ tiến bộ" (Đư-ni-cơ -Bách Khoa Toàn Thư)

2.2.2.2. Hămlet - Một sự nghiệp quá lớn đặt trên một đôi vai quá yếu.

"Nếu Shakespeare vĩ đại thì đó là Hămlet" (Leémantop)

37
Hămlet là một kiệt tác lớn nhất của Shakespeare , là một tác phẩm hét
sức phong phú, phức tạp và sâu sắc. Nó là sự két hợp tuyệt diệu giữa tính chất
triết học và tình chất thi ca, tính chất tư tưởng và tính nghệ thuật.

Shakespeare viết Hămlet vào khoảng 1601 theo thể tuồng (Méledrame)
là hình thức nghệ thuật sân khấu phổ biến ở nước Anh lúc bấy giờ. về sau qua
nhiều lần trình diễn bị tam sao thất bản. Ông tự tay chỉnh lý tác phẩm. Văn
bản cuối cùng theo thể kịch nơi xuất bản 1623 và được dùng cho đến ngày
nay.

Kịch bản "Hămlet" phỏng theo câu chuyện dân gian Đan Mạch kể lại
chuyện hoàng tử Amleth xứ Jutland giả điên để báo thù cho vua cha bị chú
ruột giết chết để cướp ngôi và lấy hoàng hậu. Câu chuyện mang đề tài báo thù
phổ biến trong các truyền thuyết vùng Bắc Âu. Năm 1858 một thầy tu Đan
Mạch là Saxo Gramniaticus chép lại bằng tiếng Latin và đưa vào "Historia
Danica" năm 1572, nhà biên soạn người Pháp Luois de Belle Forest dựa vào
đó mà viết "câu chuyện bi thảm thứ năm" trong tập truyện của ông.

Tuy kịch bản của Shakespeare dựa vào các câu truyện trên nhưng chủ đề
tư tưởng cũng như tính cách, số phận các nhân vật bi kịch Hămlet hoàn toàn
khác hẳn hai văn bản kia.

Hămlet là hoàng tử Đan Mạch đang du học ở Đức, được tin vua cha mất,
gặp ngay đám cưới của hoàng hậu, mẹ chàng, với chú ruột chàng. Chàng nghi
ngờ có điều gì đó bí ẩn, hồn ma vua cha hiện về cho biết : Clôdiux, chú chàng
đầu độc cha chàng để cướp ngai vàng và lấy hoàng hậu. Hồn ma giục Hămlet
trả thù, nhưng chàng chưa hành động, chàng giã điên để theo dõi tình hình.

Hămlet đoạn tuyệt với Ôphêlia, chàng cho diễn một màn kịch có vụ mưu
sát Gôndagơ giống như hồn ma đã kể và mời Clôdiux cùng Hoàng hậu đến
dự. Có tật giật mình Clôdiux bỏ ra về. Chàng xách kiếm chạy theo, thấy y
đang cầu nguyện,chàng chưa giết y. Chàng vào phòng hoàng hậu vạch tội bà.

38
Tên nịnh thần Pôlôniux, bố của Laớt và Ôphêlia, (nút sau màn nghe trộm,
chàng tưởng là tên vua tàn bạo và đâm chết hắn. Clôdiux quyết định đẩy
chàng sang Anh Cát Lợi để thủ tiêu chàng. Chàng sửa lại mật thư và vượt
biên quay trở về, Laơt rút kiếm định giết chàng. Clôdiux nảy ra độc kế. Y bố
trí cuộc đấu kiếm giữa hai người. Y cho tẩm thuốc độc vào mũi kiếm của Laớt
và pha sẵn ly thuốc độc để chúc mừng chàng nếu nhỡ chàng chiến thắng.
Cuộc quyết đấu bắt đầu. Hămlet bị Laớt đâm, chàng đánh rơi kiếm Laớt và
nhặt lên đâm trúng hắn, Laớt ngã xuống tố cáo âm mưu Clodiux. Lúc này
Hoàng hậu uống nhầm thuốc độc, ngã ra chết. Hămlet xông tới đâm chết
Clôdiux. Bị ngấm thuốc độc chàng ngã xuống và chết trong tư thế của người
chiến sĩ

Hămlet mở đầu cho giai đoạn sáng tác bi kịch của Shakespeare . Vở bi
kịch này được Shakespeare xây dựng khi ông đã từng trải nhiều về cuộc sống,
hiểu nhiều về xã hội và những mối quan hệ đang tồn tại trong xã hội Anh lúc
bấy giờ. Đó là một xã hội tư bản mà sự tích lũy sơ khai của giai cấp tư bản
Anh đang nảy sinh ra những mâu thuẫn gay gắt khó có thể giải quyết được.
Cuộc sống của nhân dân chịu nhiều khổ cực dưới sự áp bức của giai cấp tư
sản Anh cùng với bọn phong kiến. Quyền sống của nhân dân bị tước đoạt,
mọi quan hệ thay đổi. Đồng tiền và cường quyền lên ngôi lãnh đạo xã hội chà
đạp lên công lý.

"Tuy nội dung được phỏng theo một chuyện cổ nhưng Shakespeare lại
có những sáng tạo rất riêng của mình. Ông đã nhào nặn câu chuyện theo ý
thức nghệ thuật mà ông quan niệm "mục đích của nghệ thuật sân khấu trước
kia cũng như ngày nay đều thế cả, là giơ cao một tấm gương ra trước tự nhiên
để phản ánh bộ mặt thật của thời đại mình sao cho thật đúng hình dáng và đặc
điểm của nó, mặt tốt cũng như mặt xấu của nó, những đòi hỏi bức thiết của
nó."

"Nghệ thuật là đưa ra một tấm gương trước cuộc sống, khiến cho nét hay

39
tật xấu đều thấy trong đó hình thù của mình, khiến cho thời đại nhìn thấy
trong đó hình thù của mình" (Hămlet).

Và quả quả thật trong tác phẩm này Shakespeare đã phanh phui ra ánh
sáng một thời đại đảo điên, tan tác, nền đạo đức, luân lý tình cảm bạn bè, anh
em vợ chồng đều đảo lộn "bật tung" lên. Ông đã đã phát hiện được rằng "cả
thế giới là một nhà tù ghê tởm nhất". Chính vì vậy khi nhận xét về kịch
Shakespeare đại thi hào Gaớt đã nhận xét : "nếu như chúng ta cho rằng
Shakespeare là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất thì tức là chúng ta đã thừa
nhận rằng, không có mấy ngươi nhận thức được thế giới như ông đã nhận
thức, không có mấy người biết ông nâng độc giả đèn sự nhận thức thế giới
như vậy. Thế giới đối với chúng ta hoàn toàn trong suốt, đột nhiên chúng ta
thấy bộc lộ ra đạo đức và tật xấu, cái vĩ đại, và cái nhỏ bé, cái cao quý và cái
hấp hèn và tất cả những điều này bằng những phương tiện đơn giản nhất. Tất
cả những gì bay trong không khí khi diễn ra những biến cố lớn của thế giới,
tất cả những gì hiện ra trong những phút kinh khủng nhất, tất cả những gì mà
chúng ta sợ hãi, có dấu kín trong lòng ở đây đều bộc lộ ra một cách tự do và
tất yếu, chúng ta nhận thức được chân lý cuộc sống và bản thân chúng ta
không hiểu rằng cách nào mà chúng ta nhận thức được."

Không phải mà ngẫu nhiên mà trong tất cả các vở bi kịch của mình,
Shakespeare đều lấy tên nhân vật trung tâm đặt tên cho tác phẩm của mình.
Mỗi một nhân vật Shakespeare đều dày công xây dựng với một mục đích
riêng của mình. Hămlet một chàng trai sống trong xã hội đảo điên "lừa lọc"
đó đã nhìn thấy được bộ mặt thật của xã hội và dũng cảm một mình đứng lên
chiến đấu với nó để xây dựng lại cho ngay ngắn vững vàng" đem lại cho nó
nền hòa bình và công lý dù cho mình có phải bị hy sinh. Vì vậy bi kịch
Hămlet cũng chính là bi kịch của chàng trai Hămlet.

Cái chết đột ngột của vua cha, sự tái giá vội vàng của mẹ với chú ruột
của chàng đã khơi lên biết bao mối nghi ngờ, đau khổ trong tâm tư chàng. Từ

40
cái đám cưới quá gấp gấp vội vàng của của mẹ chàng với chú ruột chàng,
chàng bỗng nghi ngờ về nguyên nhân gây ra cái chết đột ngột của cha chàng.
Và hơn nữa chàng cũng hoài nghi về tình yêu cũng như sự thủy chung của
người phụ nữ nói chung. Cuộc hôn nhân vội vàng giữa mẹ chàng và tên chú
ruột của chàng nếu như theo đạo lý xưa thì đó là chuyện loạn luân không thể
chấp nhận được thì bây giờ họ lại cho chuyện đó là chuyện bình thường. Cả
mẹ lẫn chú chàng đều nhởn nhơ đắc ý, vui vẻ trong yến tiệc linh đình, trong
những lạc thú loạn luân. Không những thế họ còn khuyên chàng nên vất bỏ bộ
mặt rầu rĩ đau thương mà tận hưởng lạc thú ở cõi đời như họ.

"Hậu : Con há chẳng biết đó (cái chết của vua cha) là luật chung của tạo
hóa, cái gì có sống ắt có chết.

Hămlet : Đúng thế ! Đó là luật chung mà.

Hậu : Đã thế con vẫn coi hình như là có chuyện lạ lùng.

Hămlet : Hình như ư ? Tâu lệnh bà ! Không, thực chứ, con nào biết
chuyện hình như, vì người ta có thể đóng kịch ra như thế".

Chàng đã chỉ ra sự khác nhau giữa sự thật và những giả dối đang tràn lan
trong xã hội. Sự khác biệt giữa "hình như" và "thực chứ' là sự khác biệt giữa
hiện tượng và bản chất. Nếu hoàng hậu, mẹ chàng và những người cùng quan
điểm có chuyện loạn luân, trái đạo lý là chuyện bình thường thì Hămlet cho
đó là chuyện lạ lùng. Điều "Bí ẩn" mà Hămlet muốn tìm tới là bản chất đích
thực bên trong của sự vật chứ không phải là hiện tượng bên ngoài. Chàng
khẳng định rằng cái gọi là "hình như" là cái mà người ta có thể đóng kịch ra
như thế", còn ở chàng thì tất cả đều là thật. Chàng không thể nào chấp nhận
sự giả dối cũng như không thể nào chàng chấp nhận điều bình thường mà
hoàng hậu, mẹ chàng và chú ruột đã làm.

Hămlet dằn vặt đau khổ trong nỗi đau của riêng mình, và từ nỗi đau này

41
Hămlet đã nhìn rộng ra xã hộivà thế giới để thấy được nỗi đau khổ của toàn
thế giới. Chàng đau khổ với nỗi đau chung của con người thời đại mình, một
thời đại "đảo điên, tan tác", vấn đề mà bi kịch đề cập không chỉ dừng lại ở
phạm vi gia đình, không chỉ là anh giết em, vợ giết chồng mà là một xã hội
giết người. Cái chết bất ngờ của cha chàng mà mẹ chàng cho đó là "qui luật
chung của tạo hóa", đã được chàng khám phá ra sự thật. Nó vượt quá giới hạn
của một gia đình để đi đến phạm vi rộng, đó là toàn bộ xã hội, quốc gia và
toàn thế giới.

Việc phát hiện ra "thế giới là một nhà tù" cũng có nghĩa là Hămlet tự đặt
mình vào trong sự xung đột về môi trường, nhưng đó vẫn chưa phải là xung
đột bi kịch như Gorki nói "Một cuộc đánh lộn của đám khỉ trong vườn bách
thú không thể là tấn bi kịch". Chàng Hămlet trong văn học dân gian cũng
xung đột nhưng chẳng có gì là bi kịch cả. Vậy nội dung của mỗi xung đột
mang tính chất bi kịch trong trong Hămlet đó là "cái yêu cầu tất yếu về mặt
lịch sử và tình trạng không có khả năng thực tế thực hiện yêu cầu đó"
(Engels). Nhiệm vụ mà Hămlet đặt ra cho mình quá cao "dẹp yên những nỗi
bất bằng" trong khi bản thân chàng rơi vào tình huống cô độc ("hàng vạn
người mới nhặt ra một người lượng thiện") và có nguy cơ bị tiêu diệt "đời tôi
có khác gì một cái vườn không chăm nom, hạt giống gieo xuống chưa nẩy
mầm đã bị cỏ dại mọc đầy" (Hămlet).

Xung đột bi kịch của Hămlet, theo cách nói của Gớt là ở chỗ : "Một sự
nghiệp quá lớn đặt trên một đôi vai qúa yếu", hay như Bêlinxki "anh chàng
Hămlet. có nhưng ý nghĩa khổng lồ(nhưng ý chí lại như một đứa trẻ cứ loạng
choạng trên mỗi bước chân đi dưới sức nặng của một sứ mệnh vượt quá sức
anh ta.

Trong "Chống Đuy Sinh", Engels có nói :

"Nếu bản thân sự di động của một máy móc đơn giản đã chứa đựng mâu

42
thuẫn, thì tất nhiên những hình thức vận động cao hơn của vật chất và đặc biệt
là sự sống hữu cơ và sự phát triển của sự sống hữu cơ đó lại cũng phải chứa
đựng mâu thuẫn như vậy. Sự sống trước hết chính là ở chỗ một vật trong mỗi
lúc vừa là nó vừa là cái khác. Như vậy là sự sống cũng là một mâu thuẫn tồn
tại trong bản thân các sự vật và các quá trình tự đề ra và được giải quyết
không ngừng và khi mâu thuẫn đã hết thì sự sống không còn nữa và cái chết
xảy đến. Cũng như chúng ta thấy rằng trong lĩnh vực tư duy cũng vậy chúng
ta không thể thoát ra khỏi mâu thuẫn, như mâu thuẫn giữa năng khiếu nhận
thức vô tận ở bên trong những con người bị hạn chế bởi hoàn cảnh bên
ngoài". Qua đó ta thấy xung đột trong bản thân Hămlet là một điều mang tính
chất qui luật. Xung đột giữa cá nhân và xã hội là tiên đề của những xung đột
bi kịch thật sự xảy ra bên trong Hămlet. Hămlet phải đấu tranh với mình, phải
đối thoại ngay với chính bản ngã mình. "Cuộc đấu tranh quyết liệt trong con
người của Hămlet đã tạo ra bản chất của toàn bộ vở kịch" (Bielinski)

Thực tế phủ phàng của cuộc đời đã làm cho Hămlet chán chường tất cả:
"Ôi ! trời hỡi trời! Bao nhiêu lạc thú trên đời này đối với ta sao mà chán
chường nhạt nhẻo và vô vị đến thế, bẩn thỉu thay là đời". Đau đớn tuyệt vọng
có lúc Hămlet nghĩ đến chuyện tự sát "ôi , thịt da rắn chắc này hãy chảy ra đi,
biến thành một giọt sương. Mong sao đấng bất diệt đừng trừng phạt kẻ tự hủy
hại mình".

Nhưng Hămlet không gục ngã mà ngược lại chàng đã đứng dậy tìm cho
mình một lẽ sống, "Sống thế nào cho đáng sống". Chàng quả thực có yếu đuối
hèn nhát vì có lúc chàng muốn buông xuôi mình, muốn tự sát. Nhưng trong
các yếu đuối của chàng lại ẩn chứa một điều như Bêlinski nhận xét "Hămlet
mạnh khỏe và vĩ đại trong cái yếu đuối của mình, vì một người mạnh khỏe về
tinh thần khi suy sụp vẫn đứng cao hơn, họ yếu đuối khi họ vùng lên". Hămlet
biết tự đấu tranh với bản thân để chiến thắng cái hèn nhát và yếu đuối của
mình. Chàng dũng cảm tự mổ xẻ phanh phui cái bản ngã của mình. Chính

43
điều này đã tạo nên xung đột trong bản thân Hămlet. Chỉ trong một đoạn văn
mà câu trên chan chứa niềm tin tưởng sâu sắc vào khả năng to lớn của con
người, câu dưới đã ngã sang màu hoài nghi tuyệt vọng về con người "kỳ diệu
thay là con người! Cao quí sao về mặt lý trí, vô tận làm sao về mặt năng
khiếu... Ấy thế mà, đối với tôi chính chất cát bụi kia là gì ? Đàn ông chẳng
làm tôi vui, cả đàn bà cũng vậy nữa". Chính vì vậy Hămlet đã khuyên Ôphêha
nên vào nhà tu kín mặc dù chàng đã khẳng định bốn mươi ngàn thằng anh
cũng không sánh nổi tình yêu của chàng" đối với nàng.

Sự xung đột giữa tin tưởng và hoài nghi là một hiện tượng có nội dung
lịch sự của thời đai Phục Hưng. Nó là sự phản ánh hai mặt huy hoàng và đen
tối của chủ nghĩa tư bản ngay từ lúc nó đang sinh thành và trên đà phát triển.
Giữa xã hội như vậy thì Hămlet luôn luôn hoài nghi và sự hoài ghi đó là có cơ
sở. Vì vậy vở kịch mang tính chất bi kịch. Cái bi mang ý nghĩa "tích cực tiến
bộ".

Bao trùm lên tất cả những mâu thuẫn nội tâm Hămlet là sự trăn trở giữa
"sống hay không sống". Đây là mối xung đột cơ bản nhất.

"Sống hay không sống đó là vấn đề. Chịu đựng tất cả những viên đạn,
những mũi tên của số phận phủ phàng hay là cầm vũ khí vùng lên mà chống
lại sóng gió của bể khổ, chống lại và tiêu diệt chúng đi đằng nào cao quí hơn
chết là ngủ không hơn, và tự nhủ là ngủ đi, tức là chấm dứt mọi đau khổ của
nỗi lòng và vô vàn vết thương mà hình hài phải chịu đựng.... chết là ngủ. Ngủ
chỉ có thể là mơ!...” (Hămlet hồi III-cảnh 1)

Đó là "sự nghiền ngẫm đầy cảm quan bi kịch" rất sâu sắc do nội dung
triết học của nó về sự lựa chọn đường đi nước bước trong cuộc đời. Cho nên
thực chất của vấn đề "sống hay không sống" là phải sống như thế nào?
"Không sống" đồng nghĩa với "chết", nhưng tại sao Hămlet không "chết".
Vậy không sống là gì? Là sống mà không ra sống, sống không xứng đáng với

44
danh hiệu là con người, sống nhục sống hèn là "không sống".

N hư Goóc-Nây; Huy gô, Phu-Xích đ ề u có một q u a n n i ệ m


T
6
4

tương tự :

- "Sông ô danh là không biết sống"

(Láơt)

"Những người sống là những người chiến đấu. Tồn tại mà không sống
thì còn gánh nặng nào hơn"

( Trừng Phạt)
T
6
4

"Sống quy lụy, sống trong siềng xích sống nô lệ và chịu bóc lột, đấy
không phải là sống"

(Dưới lá cờ cộng sản chủ nghĩa)

Theo Hămlet "sống" có hai cách sống : chịu đựng hoặc vùng lên chiến
đấu để hủy diệt hết khổ đau.

"Chịu đựng tất cả những viên đạn nhũng mủi tên của số phận phủ phàng
hay là cầm vũ khí vùng lên chống lại những sống gió của biển khổ, chống lại
để tiêu diệt khổ đau... đằng ào quí hơn" (Hămlet - hồi III - cảnh 10)

Chàng trăn trở và cuối cùng chàng dứt khoát khẳng định "Con người còn
có ra gì nếu đem tất cả phần tinh túy và giá trị đời mình vào việc ăn, việc
ngũ? Chỉ là một con vật không hơn". Theo chàng sống là phải vùng lên diệt
điều ác, tiêu diệt khổ đau, phải chiếm đấu để khôi phục lại trật tự, làm cho cái
thời đảo điên tan tác" trở nên “ngay ngắn vững vàng”. Từ lý tưởng cao quí đó
Hămlet quyết tâm hành động cho dù có gặp khó khăn chồng chất "Ôi ! từ giờ
phút này, ý nghĩ ta phải đẫm máu, nếu không sẽ chẳng có giá trị gì".

Và chàng đã vung lưỡi gươm trừng phạt Clôdiux - kể không chỉ giết cha

45
chàng, dẫn dắt mẹ chàng vào vũng bùn ô uế mà chính hắn đã biến cả đất nước
thành "một nhà tù ghê tởm nhất". Hămlet giết Clôdiux không phải là là sự "trả
thù" mang tính chất cá nhân mà đó là vấn đề mang tính chất toàn xã hội.
Chính vì vậy mà Shakespeare ca ngợi cuộc chiến đấu và sự hy sinh của
Hămlet như "một người chiến sĩ'.

"Xin bốn vị tướng quân

Hãy khiêng Hămlet như khiêng một người chiến sĩ

Đặt lên long sàng

Bởi chúng nếu lên ngôi trị vì

Người ắt đó là một đấng quân vương cáo quí nhất

Khỉ rước người đi

Nhạc binh và nghi thức dành cho người chiên sĩ Sẽ tấu lên vì người khúc
tráng sĩ ca. "

(Đoạn kết Hămlet)

Cái chết của Hămlet tuy chưa làm được việc mà chàng mong muốn, đó
là biến xã hội "đảo điên tan tác" thành "ngay ngắn vững vàng, vì tương lai đất
nước chưa biết sẽ đưa vào tay ai?" Nhưng dẫu sao nó cũng đã làm một việc
phi thường, đó là tiêu diệt được điều ác đang tồn tại và lên ngôi thống trị xã
hội. Chính vì vậy mà cái chết của chàng là "không chết" là "bất tử".

Cái bi trong bi kịch của Hămlet vì vậy không do cái chết gợi nên. Cái
chết của Hămlet khiến cho người xem xúc động và thương tiếc nhưng lại là
cái chết không sao tránh khỏi, cái chết tất yếu. Tính tất yếu này do hai nguyên
nhân mà ra: Nguyên nhân lịch sử và nguyên nhân của bản thân tính cách nhân
vật Hămlet.

46
Cái bi trong bi kịch vua Hămlet trước hết là do nguyên nhân lịch sử gây
nên. Lịch sử chưa tiếp nhận cái lý tưởng mà Hămlet đấu tranh cho nó. Lý
tưởng của Hărnlet là một yêu cầu tất yếu của con người nhưng thời đại chàng-
thời đại phục hưng, chưa có khả năng thực tế thực hiện yêu cầu đó. Tuy là
bước ngoặt tiến bộ vĩ đại nhất mà từ trước đến bây giờ mà loài người chưa
nhìn thấy" (Engels) Nhưng thời đại Phục Hưng là giai đoạn mở đường cho kỷ
nguyên tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu, kỷ nguyên của bước tiến lớn lao nhưng
cũng đồng thời là kỷ nguyên của áp bức bóc lột công khai và trắng trợn nhất,
Chính vì cái mâu thuẫn lý tưởng cáo quí và khả năng không thể thực hiện
được cái gây nên cái bi của vở kịch.

"Nguyên nhân xã hội của cái bi trong Shakespeare nằm trong sự nhận
thức tình trạng không thích ứng của toàn bộ lịch sử loài người trong quá khứ
hiện tại và tương lai gần của nhân loại với những lý tưởng của nhân văn. Giờ
đây chúng ta hiểu bản chất xã hội của tình trạng ấy. Đó là một hình thái xã hội
bất công - Chủ nghĩa phong kiến được thay tế bằng hình thái xã hội bất công
khác - Chủ nghĩa tư bản (A.Anixt)

Bên cạnh đó nguyên nhân dẫn đến cái bi trong bi kịch của Hămlet còn do
tính cách của chàng nữa. Bi kịch của Hămlet không phải là bi kịch của cá
nhân đối với xã hội mà còn là bi kịch trong tâm hồn nhân vật. Hămlet rơi vào
bi kịch do những mâu thuẫn bên trong bản thân chàng. Chàng là hiện thân của
sự đau khổ về tâm hồn. Hămlet không chỉ đau khổ bởi thực tế phủ phàng xảy
ra trong gia đình chàng mà chàng còn đau khổ cho xã hội. Những giá trị tốt
đẹp đang bị ăn mòn tàn phá bởi cái xấu xa tàn ác. Chàng là một con người rất
thông minh. Trí thông minh buộc chàng phải suy nghĩ để lý giải mọi vấn đề.
Chàng không bằng lòng với những cách nhìn nhận, lý giải sẵn có. Nhờ thông
minh nhạy cảm chàng đã khám phá và phát hiện ra chân lý và sự thật. Nhưng
chính điều này cũng gây nên nỗi khổ trong tâm hồn chàng và đà đến tấm bi
kịch trong tâm hồn chàng. Đó là sự xung đột mâu thuẫn giữa khổ đau thì vô

47
vại mà khả năng giải quyết lại quá ít.

"Để có được hành động thực sự bi kịch, cần thiết rằng nguyên lý tự do
độc lập cá nhân đã phải thức tỉnh dậy hoặc ít nhất ý thức tự quyết định, ý
muốn được tự do, tự mình chịu trách nhiệm về hành động của bản thân và
những hậu quả của nó cũng phải thức tĩnh dậy..." (Heghen Toàn tập, Tập
XIV).

Hămlet càng chìm ngập trong suy tư chàng càng thêm đau khổ. Tâm
trạng hoài nghi bi quan chán nảy sinh và không ngừng dằn vặt chàng.
"Shakespeare đã dựng nên một bức tranh rùng rợn của những đau khổ tâm
hồn chia rẽ con người. Những đau khổ có tính chất bi kịch như vậy chỉ có thể
sinh ra trong con người có ý thức cao độ về bản thân mình và cảm quan sắc
bén về hiện thực xung quanh" (Lê Văn Chín _ Văn Học Phương Tây Giản
Yếu).

Điều mà Shakespeare thông qua Hămlet băn khoăn nhất là mối quan hệ
giữa con người với con người, làm sao mà Clôdiux có thế giết được anh ruột
mình? Làm sao mà mẹ chàng có thể lấy chú ruột của mình ngay sau cái chết
của cha chàng? Chính điều này mà Hămlet nghĩ đến nhiệm vụ của mình
"Sống hay không sống" và sống thì phải sống như thế nào cho ra sống. Trong
câu hỏi của chàng nó chứa đựng hàng loạt vần đề : vấn đề lẽ sống, vấn đề
nhân phẩm, vấn đề hành động, chịu đựng hay vùng lên chiến đấu? Và chiến
đấu thì phải chiến đấu như thế nào? "Trong tình trạng hoài nghi và giao động
Hămlet bị rơi vào cô độc. Hămlet muốn vươn lên không còn con đường nào
khác là rút lấy sức mạnh từ bên trong mình : sức mạnh tư duy". (Văn học
phương tây giản yếu - Lê Văn Chín)

Hămlet suy nghĩ tư duy để tìm cách hành động hay nhất mặc dù hồn ma
vua cha cho chàng biết tất cả sự thật, dù dục vọng trả thù có bừng bừng sôi

48
sục trong chàng nhưng chàng vẫn suy nghĩ dùng lý trí để phán xét. Mặc dù cái
chết đột ngột của cha làm chàng luôn băn khoăn suy nghĩ. Nhưng chàng
không tin ở hồn ma "hồn ma mà ta đã gặp có phải là ác quỷ đã lừa ta chăng?
Ta phải có chứng cứ xác đáng hơn thế nữa"

Và khi sự thực đã được xác minh thì Hămlet vẫn chưa chịu hành động để
tiêu diệt kẻ thù mặc dù có cơ hội, đó là lúc gặp Clodius đang cầu nguyện “Ta
tha thứ chăng? Như thế y lên thiên đàng mất và có phải là ta phục thù không?
Đó là điều cần suy nghĩ” nhưng ở đoạn khác Hămlet lại bày tỏ thái độ của
mình " tôi không hiểu tại sao tôi còn sống để luôn luôn nói: tôi có việc này
phải làm mà vẫn không làm, trong khi tôi có đầy đủ lý do ý chí nghị lưc và
phương tiện để làm phương tiện đó " (III.4). Về phương diện này Heghen đã
lý giải:

"Kể ra Hămlet bản thân băn khoăn, lưỡng lự đấy, song điều chàng ngờ
việc không phải ở chỗ chàng phải làm gì mà ờ chỗ chàng phải làm điều đó
như thế nào" (Mỹ Học). Nếu như Hămlet giết Cloduix giữa lúc hắn đang cầu
nguyện thì hành động đó không đẹp, không phù hợp với lý tưởng nhân văn
chủ nghĩa. Và chính cái do dự chần chừ này mới làm nên cái cao thượng của
Hămlet. Không phải chàng do dự chần chừ vì thiếu dũng cảm mà chàng nghĩ
đến việc mình làm có đúng không. Clôduix đang cầu nguyện trong Nhà Thờ.
Có phải chăng trước Thiên Chúa tối cao hắn đang ăn năn hối lỗi về tội mình
làm? Phải chăng hắn nhận ra cái sai của mình và muốn hối cải đền tội? "Đánh
kẻ chạy đi chứ ai nở đánh kẻ chạy lại" và Hămlet không giết hắn có lẽ vì
chàng nghĩ vậy chăng ? Chàng không giết hắn vì nghĩ đến sự "hoàn lương"
trong con người của hắn ? Hơn nữa chàng do dự chần chừ vì lâm vào một tình
trạng không thể nào giải quyết được một vấn đề lịch sử : giết Clôduix thì lịch
sử sẽ đi đến đâu, sẽ vào tay ai? Hămlet day dứt tự mổ xẻ mình, đấu tranh với
chính bản thân mình, và sau cùng chàng mới quyết định hành động, chàng đã
phải hy sinh cho sự chần chừ của mình.

49
Vì vậy có người nói nguyên nhân dẫn đến bi kịch là Hămlet một phần là
do tính cách và sự lưỡng lự của chàng. Điều này chúng ta nên xem xét lại ở
một góc độ nào đó thôi. Hămlet tuyệt nhiên không phải là người chỉ biết trầm
tư mặc tưởng, một con người không hành động mà "là một tính cách bề ngoài
có vẻ thụ động nhưng nấp đằng sau cái mặt nạ của sự điên rồ" (Lê Văn Chín -
Văn Học Phương tây Giản Yếu).

Tấn bi kịch trong tâm hồn Hămlet được Gớt thâu tóm qua những lời lẻ
đầy hình ảnh.

“Ở đây, một cây sồi được trồng trong một cái bình quí báu, đáng lý chỉ
để đựng những bông hoa dịu dàng! Rễ cây sồi lan rộng làm bình vỡ tung và
cây sồi chết". Hămlet chết nhưng cái chết của Hămlet có một vai trò của nó,
chân lý được phơi bày, lý tưởng được khẳng định "Hămlet thất bại nhưng lý
tưởng của chàng sẽ sống" (Ácnôn -Kitơn)

Hămlet rơi vào bi kịch không do những mâu thuẫn trong tâm hồn chàng
mà một phần cũng chính là tình trạng bất lực của Hămlet. Chàng nói "cứ để
cho việc xảy ra, xảy ra đi." Chàng thiên về tư duy, truy tìm sự thật chân lý
vừa hoài nghi, lại bi quan, cho nên Hămlet càng ngày lún sâu vào mâu thuẫn
không lối thoát, không thể nào giải quyết được, cuối cùng chàng phải chết cái
chết do kẻ thù sắp trước. Shakespeare muốn thể hiện Hămlet là người hùng
"anh hùng cô đơn."

Bi kịch Hămlet có một giá trị tố cáo sâu sắc.

Nó là lời tố cáo đanh thép xã hội tư bản lúc bấy giờ. Nhân vật hoài nghi
Hămlet là một hiện tượng có ý nghĩa lịch sử, lần đầu tiên trong văn học thế
giới, một nhân vật dám lên tiếng hoài nghi cả một xã hội và công khai lôi nó
ra giữa tòa án công chúng , nhân loai. "Nó là phát súng đầu tiên của nhân loại
bắn vào thành trì chủ nghĩa tư bản ngay giữa lúc đang xây dựng" (VHPT giản
yếu)

50
□ Về nghệ thuật:

Cống hiến nghệ thuật của Shalespeare qua vở bi kịch này thật to lớn. Với
Shakespeare lần đầu tiên một thể loai bi kịch mới được hình thành bi kịch tính
cách. Số phận của nhân vật do tính cách nhân vật quyết định. Hămlet là một
nhân vật điển hình cho thể loại bi kịch này. Shakespeare xây dựng nhân vật
Hămlet rất sinh động, có chiều rộng và có chiều sâu tâm hồn. Hămlet một
nhân vật dường như không chỉ sống trong bi kịch "Hămlet" mà chàng đang
sống thực ở cuộc sống ngoài đời ở bất cứ nơi nào trên đất nước Anh bây giờ
và đặc biệt Shakespeare sáng tạo ra thủ pháp phân đôi (dédoublement) để đào
sâu vào thế giới nội tâm nhân vật.

Trong nhân vật Hămlet, luôn luôn như có hai con người đấu tranh với
nhau. Một con người hành động, một con người trầm tư suy nghĩ. Con người
thứ nhất quyết tâm bao nhiêu thì con người thứ hai lại hoài nghi, băn khoăn
do dự bấy nhiêu, có thể nói rằng những tâm hồn phong phú, phức tạp tinh vi
như vậy không có nhiều lắm trong văn học thế giới. Diễn biến của Hămlet từ
hoài nghi, do dự đến hành động dũng cảm. Ví dụ như thái độ của Hămlet đôi
với Ophêlia là một phát hiện tâm lý rất tế nhị. Sự phụ bạc của mẹ khiến
Hămlet bi quan, mất tin tưởng ở mọi người đặc biệt là sự chung thủy của
người đàn bà. Hămlet đâm nghi có mối tình ở Ôphelia đối với mình mặc dầu
cho đến cuối cùng Hămlet cũng có yêu một mình Ôphelia.

Trong cuộc sống cái tốt và cái xấu lẫn lộn, đạo đức và ti tiện, tiếng cười
và giọt nước mắt thường xen lẫn nhau. Để phản ảnh cuộc sống đó
Shakespeare vận dụng cái bi kịch và hài kịch lẫn lộn Shakespeare phá vỡ cái
qui tắc rạch ròi vốn tồn tại từ xưa phân biệt bi kịch và hài kịch. Và đặc biệt
Shakespeare đã tạo một không khí bi kịch cho vở kịch, làm cho vở kịch hấp
dẫn đầy kịch tính. Không khí hài kịch vừa xưa vừa nay, vừa như chuyện cổ,
vừa rất thời sự.

51
Đóng góp về nghệ thuật ngôn ngữ trong vở kịch này cũng thật to lớn.
"Hămlet " là vở kịch vừa viết bằng thơ, vừa xen kẽ văn xuôi. Thơ trong
"Hămlet" là thơ tự do có nhịp điệu có vần hoặc không có vần. Cái tài của
Shakespeare là ở chổ một vở kịch đầy kịch tính và phức tạp như vậy, diễn
biến tâm lý nhân vật phức tạp như vậy, mà Shakespeare đều dùng ngôn ngữ
thơ để diễn tả. Những đoạn độc thoại của Hămlet đều được viết bằng thơ và
của Clôduix cũng vậy. Những đoạn độc thoại này thường thể hiện sự nghiền
ngẫm, cân nhắc, thận trọng. Hămlet thận trọng trong hành động của mình sao
cho đúng. Còn thận trọng của Clôduix là thận trọng có tính toán, vừa nhằm để
đề phòng sự sơ hở mà những kẻ phạm tội thường hết sức chú ý, lại cũng vừa
tạo ra cốt cách đế vương mà y muốn có.

Ngôn ngữ trong bi kịch Hămlet là ngôn ngữ rất điêu luyện. Shakespeare
rất chú ý đến cá tính hóa ngôn ngữ. Mỗi nhân vật của ông đều có một khẩu
khí riêng. Ngôn ngữ là phương tiện hết sức đắc lực làm nổi bật tích cách nhân
vật, qua ngôn ngữ chúng ta có thể biết rõ nhân vật thuộc tầng lớp xã hội nào,
nghề nghiệp nào. Ngôn ngừ đó cũng thường xuyên biến đổi cho phù hợp với
hoàn cảnh và tâm lý, tính cách của nhân vật. Hămlet lắm khi đanh thép hùng
hồn, nhưng có lúc lại thiết tha, lúc thì bi quan chán chường. Ngôn ngữ trong
Hămlet là ngôn ngừ cực kỳ giàu hình ảnh. Ngay cả khi nói về những vấn đề
trừu tượng như triết học, Shakespeare vẫn sử dụng "hình ảnh hóa". Để cho
Hămlet gọi cuộc đời trước mắt là "một cái vườn hoang đầy cỏ rác thối tha
"gọi nước Đanh Mạch là "ngục thất ghê tởm" gọi cái chết là "một thế giới
huyền bí mà vượt biên cương thì không một du khách nào quay trở lại".
Nhưng để vạch mặt chỉ tên kẻ thù chàng lại dùng một ngôn ngữ sắc nhọn lạ
lùng lột trần ngay chân tướng của chúng. Chàng gọi Clôduix là "một thằng sát
nhân, một gã đê tiện, một tên vô hại, một tên vua hề, một thằng ăn cắp ngai
vàng và quyền uy, xoáy trộm vương miện trên cao đút vào túi áo". Chàng gọi
gã nịnh thần Poloniux là một tay lái cá, một con chuột. Nhưng chàng cũng
không tiếc lời chửi rủa mình "một kẻ khốn khiếp đần độn", "một thằng hèn

52
nhát"...

Shakespeare cũng sử dụng nghệ thuật hết sức sắc sảo trong nhưng đoạn
đối thoại giữa những nhân vật với nhau. Như những đoạn đối thoại giữa
Hămlet và hoàng hậu, Hămlet với vua với Colodiux, Ghinđoxton,
Rôzencrang...

Từ hơn ba thế kỷ nay vở kịch Hămlet không ngừng làm xúc động quần
chúng ở nước Anh cũng như các nước khác khắp trên thế giới. Vượt qua thời
gian và không gian nó đã từng lôi cuốn hàng triệu người, luôn gây được cảm
xúc mạnh mẽ trong quần chúng nhân dân các nước và nêu lên cho mọi người
những vấn đề cần phải suy nghĩ.

Với bi kịch Hămlet, trong văn học thế giới, Shakespeare đã mở đường
cho phương pháp xây dựng nhân vật điển hình đa dạng, trên cơ sở phân tích
tâm lý của cuộc sống. Tác phẩm đã từng làm mẫu học tập và gợi hứng cho
nhiều thi hào, văn hào ở các nước trên thế giới.

2.2.2.3. "Ôtenlô " tấn bi kịch về lòng tin tan vỡ.

Shakespeare viết Ôtenlô từ trước năm 1604, cốt truyện được mượn từ
"người Maure thành Venine" in trong tập "Một trăm truyện ngắn"
(Ecatommiti) của nhà văn J.Giraldi Cinthio (1504-1573). Ôtenlô là một tác
phẩm hoàn mỷ, một tác phẩm mà trong đó nhân vật sống, yêu đương, đau khổ
với một cường độ mà trước đây tác giả chưa bao giờ đạt tới được"
(Chambrum). Từ câu truyện đượm màu sắc phân biệt chủng tộc của Cinthio
về một người con gái da trắng yêu một người da đen và bị giết vì tội ngoại
tình, Shakespeare đã xây dựng lại theo tinh thần của chủ nghĩa nhân văn và
làm cho nó trở thành cái hồi quang của những xung đột thời phục hưng.

Cảm quan cho rằng thời đại mình là một thời đại "đảo điên tan tác" vẫn
tiếp tục được Shakespeare khai thác nhưng đối với Ôtenlô chủ đề có khác.

53
Nếu như trước đó Shakespeare viết Hămlet trình bày quá trình đấu tranh
để thực hiện lý tưởng thì Ôtenlô là bi kịch phản ánh quá trình tan vở của lý
tưởng nhân văn chủ nghĩa. Trước tiên Ôtenlô là một bản tình ca ngợi một mối
tình tuyệt đẹp giữa chàng dũng tướng da đen Ôtenlô với một cô gái da xinh
đẹp dịu hiền con của một vị nguyên lão giàu có nhất thành Venice. Mối tình
của họ đã trở thành biểu tượng tuyệt vời cao quí của tình yêu lý tưởng nhân
văn chủ nghĩa.

Ôtenlô là một trong những sáng tạo kỳ diệu của Shakespeare. Chàng là
con người thẳng thắn cao thượng, tin yêu cuộc đời và con người, tự tin ở
chính mình. "Công lao chức vụ, và tâm hồn trong sáng của ta sẽ cho họ thấy
ta đúng với con người của ta, chàng là con người từng trải qua trận mạc, đã
chịu nhiều gian nan nguy khốn "mặt trời Châu Phi đã chiếu sáng con người
chàng". Chàng vừa là người anh hùng vừa mang dáng dấp hào hoa phong nhã,
ý vị lãng mạn một con người đã đặt chân lên khắp nơi từ sa mạc mênh mông
nóng bỏng đến những đĩnh núi cao chót vót, một con người lộng gió bốn
phương và đáng được ngưỡng mộ. "Một con người cao thượng nhất xưa nay
do chính bàn tay con người tạo nên " "là kiểu mẫu của cái đẹp bên trong, cái
đẹp của một trái tim bình dị và một tâm hồn trong sạch". (Xembớt). Cái tài
giỏi của chàng ngay cả vị thống lĩnh triều đình cũng phải thừa nhận "thưa
ngài nguyên lão nếu đánh giá con người qua tài đức, thì lệnh tế của ngài tuy
đen nhưng thật đẹp đẽ vô cùng".

Chàng đã yêu Desdemona với một tình yêu say đắm, si mê, cuồng nhiệt.
Chàng yêu Desdemona vì nàng biết thông cảm và thương chàng, trong tình
yêu của chàng đối với người con giá dòng dõi tuyệt sắc ấy có cả dự trân trọng,
sự nâng niu, khi chàng được cử đi dẹp giặc, chàng không lo cho chính mình
mà chỉ lo cầu xin các vị thu xếp đích đáng cho vợ tôi, cho ở nhà, cho tiền trợ
cấp, cho người hầu đúng với dòng dõi của nàng. Tuy "những khát khao nhiệt
cuồng từng khích động tuổi thanh xuân đã lạnh trong lòng" nhưng chàng lại

54
"một con người hết mực thương yêu, yêu đương say sưa nhất trong các tác
phẩm của Shakespeare ". (Bredly). Chàng yêu Desdemona như yêu cái gì
hoàn thiện toàn mỹ, yêu bằng cả trái tim chàng, yêu đến tưởng như "khi ta
không còn yêu em nữa thì cũng là ngày trở lại hỗn mang". (Ôtenlô)

Vì sao Ôtenlô lại yêu Desdemona tha thiết đến như vậy? Một điều thật
đơn giản bởi Desdemona là một cô gái tuyệt vời cao quí của Venice. Với
nhansắc lộng lẫy nàng là đối tượng của nhiều công tử vương tôn . Vậy mà
nàng lại yêu Ôtenlô, một người có nước da đen. Ngay cả màu da của chàng
đối với tất cả các thiếu nữ khác đã là một trở ngại không thệ vượt qua được,
thế mà lại được nàng đánh giá cao hơn cả những làn da trắng và khuôn mặt
sáng láng của các chàng trai quí tộc ở Venice, những người ước mong lấy
nàng làm vợ. Điều gì đã làm cho nàng vượt qua được sự ngăn cách về sắc tộc
giữa nàng với Ôtenlô ? Đó chính là nàng đã nhận thấy ở Ôtenlô con người lý
tưởng của mình. "Chỉ riêng phẩm chất của chàng cũng đã chinh phục được
Desdemona". Nàng thích nghe chàng kể về những chuyến phiêu lưu của
chàng, mô tả những trận đánh mà chàng đã tham gia chiến đấu, những hiểm
nguy mà chàng đã gặp, những lần thoát hiểm trong gang tấc,... và nàng đã nói
"chính tôi đã nhận thấy bộ mặt Ôtenlô qua tâm hồn chàng". (Ôtenlô - Cảnh II)

Nàng đã hiến dâng tâm hồn và số phận cho sự nghiệp vinh quang của
chàng". Và chính Ôtenlô cũng đã bày tỏ "Nàng yêu tôi vì những gian nguy mà
tôi đã tải và tôi yêu nàng vì nàng thông cảm biết thương tôi" (Ôtenlô -cảnh
III)

Tình yêu của nàng là tình yêu dựa vào sự gần giũ bên trong tình yêu gắn
liền với lý tưởng. Nàng bỏ qua những thành kiến xã hội xung quanh để đến
với Ôtenlô. Mặc cho vua cha nàng cấm cản, nàng vẫn dùng lý lẽ của mình để
bảo vệ tình yêu đó. Nàng không chỉ là người đàn bà biết yêu đương mà còn là
người đàn bà biết chia sẻ với người mình yêu những khó khăn nguy hiểm
trong cuộc đời chiến đấu.

55
Ôtenlô và Desdemona dũng cảm đứng lên bảo vệ lý tưởng của mình,
hạnh phúc của mình. Họ đã sang bằng những thế lực do phong kiến dựng lên,
vượt lên trên phụ quyền, thành kiến về sắc tộc, đẳng cấp và đã chiến thắng.
"Ôtenlô Desdemona là biểu tượng vời cao quí và đẹp đẻ của tình yêu nhân
văn chủ nghĩa". (Lê văn Chính - Văn học phương Tây giản yếu). Nhưng tại
sao Ôtenlô lại là một bi kịch?

Mối tình của Ôtenlô và Desdemona đã chiến thắng được thế lực phong
kiến mà đại diện là bà Brabanxio nhưng lại vấp phải một thế lực đen tối hơn
đang xầm xập đổ xuồng đầu nhân loại, đó là thế lực tư bản chủ nghĩa mà đại
diện là Iago. Iago là một nhân vật đặc biệt sắc nét, một sáng tạo tài tình của
Shakespeare. Hắn nham hiểm đến cùng cực, hắn "hư vô chủ nghĩa" đến cao
độ. Hắn là hiện thân của chủ nghĩa các nhân đến cực đoan thời tích lủy
nguyên thủy tư bản chủ nghĩa. Là nhân vật tiêu biểu cho sức tàn phá của chủ
nghĩa tư bản đối với hạnh phúc con người. Đối với Iago tình yêu, tình vợ
chồng, tình bè bạn, thậm chí cả lương tâm cũng đều là vô nghĩa... "uy tín
thanh danh chỉ là cái trống rỗng. Nó đến với ta một cách dững dưng và nó
cũng mất đi không kèn không trống". Đạo lý đối với hắn "lương thiện chỉ là
điều ngu xuẩn". Tình yêu đối với hắn "tình yêu chỉ là sự thèm khát của các
giác quan, là sự phục tùng của ý muôn". Đối với hắn chỉ có tiền và danh vị cá
nhân của riêng hắn. Cả cuộc đời hắn là cả một chuổi ngày đầy những dục
vọng đê hèn, những mưu đồ đen tối.

Vì tiền làm lóe mắt hắn, nên hắn đâu có hiểu được mối tình cao quí của
Desdemona về Ôtenlô, hắn đã phun ra những lời độc địa. "Desdemona ấy à,
cái thứ đàn bà thích cái mới thường thích trẻ. Khi mà hắn đã thõa mãn với tên
Môtơ rồi thì hắng thấy là hắn nhầm, lẽ tất là phải đổi món thôi". Trong hắn
đầy những dục vọng thấp hèn, những âm mưu đen tối. Hắn xúi bẫy con bài
Rôdơrigô "hãy mang theo tiền! Desdemona không thể giữ mãi lòng chung
thủy đối với tên Morơ đâu! Nó mang theo tiền ! không có nó thì chẳng làm

56
nên trò trống gì đâu ". Hắn không ngần ngại làm một việc tàn nhẫn nhất là
giết người để bịt đầu mối khi âm mưu đã bị bại lộ. Hắn châm chọc và kích
động Brabanxio chỉ vì ghen tức "ngài để con gái ngài ăn nằm với cái thứ ngựa
thồ ấy, thì rồi ngài cũng có cháu trai đến hý đấy". Và nham hiểm hơn, hắn xây
dựng âm mưu thâm độc của mình để chống lại Ôtenlô trên cái quí giá nhất mà
chàng có là lòng tin đối với con người. Hắn xô đẩy những con người lương
thiện, trong trắng vào, với nhau, bày mưu nghĩ kế để họ nghi ngờ lẫn nhau,
không tin nhau để thỏa mãn dục vọng của hắn. Hắn không công nhận một uy
tín nào hết ngoài quyền lợi bản thân. Hắn phải sống trên sự tàn lụi của người
khác.

Iago là hiện thân của quá trình tích lũy tư bản của giai cấp tư sản. Qua
hắn chúng ta thấy được bản chất vô nhân đạo của những quan hệ xã hội mới,
giai cấp tư sản đang thắng thế. Đó chính là nguồn gốc gây nên tấn bi kịch
"Ôtenlô". Với bản chất gian manh xảo quyệt của mình Iago đã lợi dụng lòng
tin của Ôtenlô và Desdemona để thực hiện âm mưu nham hiểm của mình. hắn
đả khám phá và tìm hiểu ra rằng "trong tất cả những nổi đau đớn nhất làm rối
trí đàn ông (và hơn cả nổi đau của thể xác) nổi đau vì ghen tuôn là không sao
chịu đựng nổi và gây nhức nhối dữ dội nhất". (Charles). "Cô nàng càng gắng
giúp cho Caxio thì càng phá vỡ lòng tin của Môrơ đôi với nàng bấy nhiêu.
Thế là ta đã biến đức hạnh của nàng thành nhựa, biến lòng thương người của
nàng thành lưới để rồi bẫy tất cả chúng vào đó" (Ôtenlô). Nếu hắn có thể làm
cho Ôtenlô phải ghen với Cassio thì đọ la sự báo thù mĩ mãn. Và có thể kết
hác bằng cái chết của Cassio hay Ôtenlô hắn cũng không cần biết đến hoặc cả
hai cùng chết thì hắn cũng không bận tâm, thậm chí hắn còn thỏa mãn hả hê.

"Giai cấp tư sản đã đem đến cho nhân loại một món quà ý thức về cá
nhân và đồng thời một tai họa. Chủ nghĩa cá nhân "(Shakespeare với chúng ta
- TCVH 8/1995- Nguyễn Đức Nam)

57
Iago chính hắn là hiện thân của chủ nghĩa cá nhân. Hắn chỉ nghỉ đến bản
thân, lợi ích của hắn mà không còn nghĩ đến những gì xung quanh, ghenghét,
đố kỵ với mọi người xung quanh. Hắn căm ghét Ôtenlô vì chàng là một "kẻ
lang thang không nhà không cửa", "Một tên nhọ...". Và hắn còn ghen với
Ôtenlô vì chàng đã chiếm được trái tim của Desdemona. Tuy trong lòng thì
vậy còn ngoài mặt thì "mặc dù tôi căm ghét hắn như nhục hình nơi địa ngục
tối tâm, tuy nhiên vì bắt buộc phải sống cuộc sống hiện nay tôi vẫn phải giong
cờ biến tỏ ý kính yêu, thực ra đó chỉ là cờ biển". Không những thế hắn còn
ghen ghét với cả Cassio về chức vị mà Cassio có, về cảm tình mà mọi người
dành cho Cassio. Thế là hắn rắp tâm phá hoại hạnh phúc của Ôtenlô và
Desđemona, làm cho họ điêu đứng ê chề thì hắn mới hả dạ. Ngay từ đầu hắn
xúi giục Rođơrigô "hãy đến gọi cha nàng dậy! Dựng ông lão lên. Bám theo
tên nhọ ! Phá tan lạc thú của nó đi! Bêu riếu trước bà con hàng phố! Gây căm
phẫn trong họ hàng nhà gả. Dù nó đang ở trong cảnh vườn êm, niệm ấm ta
cũng xua ruồi xanh vào khuấy lên lung tung, làm cho nó phiền hà bực bội"
(I.1).

Hắn thực hiện mưu kế nham hiểm của mình : phá tan hạnh phúc của mọi
người một cách có tính toán kỹ càng. Đầu tiên họ phải làm suy yếu vị trí đối
thủ đáng ghét của hắn : Cassio, phải làm cho chàng mất chức, làm cho
Desdemona không còn cảm tình đối với chàng nữa và hắn đã thành công.
Bằng thủ đoạn vừa đánh vừa xoa, hắn tỏ ra thông cảm với Cassio và khuyên
chàng hãy đến gặp Desdemona đó nhờ nàng hòa giải giữa chàng và Ôtenlô.
Cassio đã tin và làm theo lời hắn thế là hắn lại thành công một bước nữa trong
âm mưu của mình. Với những câu nói lấp lửng ám chỉ nữa vời về mối quan
hệ giữa Desdemona và Cassio hắn đã kích động trí tò mò của Ôtenlô. Âm
mưu của Iago hắn muốn Ôtenlô điên lên vì ghen, nhưng hắn làm như thật sự
quan tâm đến sự bình yên trong chàng đã xin chàng hãy cảnh gíac đối với
ghen tuông. Chính bằng cách giả vờ ngăn ngừa chàng đừng ghen tuông hắn
đã càng làm tăng thêm mối ngờ vực trong lòng Ôtenlô.

58
Bằng thủ đoạn ném đá dấu tay, hắn đã làm cho chiếc khăn Misoa, vật kỷ
niệm mà Ôtenlô đã tặng cho Desdemona trong ngày cưới, rơi vào túi Cassio.
Hắn đã thực sự thổi bùng lên ngọn lửa ghen tuông trong lòng Ôtenlô, tạo nên
cái khủng hoảng khủng khiếp trong con người này.

Iago là nhân vật xấu xa, tàn ác và xảo quyệt xảo trá nhất trong văn học
thế giới". " Tính cách của hắn là tính cách quỉ sứ chứ không phải tiểu yêu".
Cái cảm quan hiện thực của Shakespeare thực sự nhạy bén "ông đã chộp được
tên quỉ sứ tư bản chủ nghĩa ấy ngay từ khi hắn còn đang rình mò trong bóng
tối và đưa ra ánh sáng cho nhân loại nhận mặt để khỏi nhầm lẫn như Ôtenlô,
phải trả giá quá đắt bằng cái chết của bản thân mình" (Lê Văn Chính - Văn
Học Phương Tây Giản Yếu).

Iago chính là nguồn gốc trực tiếp gây nên tấn bi kịch Ôtenlô nhưng tính
cách của Ôtenlô lại chính là nguyên nhân gây nên bi kịch thực sự.

Ôtenlô là con người quá cả tin, chính điều này đà dẫn đến bi kịch.
"Ôtenlô về bản chất không phải là con người cả ghen mà ngược lại chàng là
con người cả tin" (Puslin). "Bi kịch của Ôtenlô không phải là bi kịch của sự
cả ghen mà là bi kịch của sự cả tin, hay nói cách là bi kịch của sự lòng tin bị
lường gạt (Lê Văn Chính - Văn Học Phương Tây Giản Yếu)., cả Ôtenlô,
Desdemona và Cassio đều nhầm lẫn hắn là con người tốt và tin tưởng vào
hắn. Họ đã nhầm lẫn giữa bạn và thù. Chính cái nhầm lẫn nay mà Iago đã
nghe theo lời khuyên của Iago và từ một vị tướng một người bạn thân của
Ôtenlô bổng trở thành tình địch của Ôtenlô, đánh mất tình bạn với Ôtenlô.
Ôtenlô là một con người quá trung thực chính Iago đã từng nhận xét "Tên
Môrơ là con người thành thật, cởi mở tin người và hắn dể dàng để người ta
nắm mủi lên như một con lừa". Lòng tin của Ôtenlô đã bị lợi dụng và chàng
trở thành nạn nhân của chính mình, của chính đức tính mình. Cả tin vào Iago,
chàng tự đánh mất niềm tin với người mình yêu, Desdemona và cha nàng,
chàng bắt đầu nghi ngờ về sự không chung thủy của Desdemona. Từ chỗ tin

59
tưởng vào con người Ôtenlô đã sang nghi ngờ về con người. "Ôi tình yêu
khốn khổ! Những con người mĩ miều ấy ta chỉ có thể làm chủ thân thể họ mà
không làm chủ ham mê ước muốn của họ. Trời hỡi trời! Ta vừa nghĩ vợ ta
ngay thẳng! Ta vừa nghĩ vợ ta gian tà! Ta vừa nghĩ lời người hữu lý ta vừa
nghĩ lời người sai lầm".

Trong chàng luôn có sự đấu tranh dằn vặt của lòng tin và nghi ngờ.
Chàng yêu Desdemona tha thiết và tin vào lòng chung thủy của nàng. Không
tin vào những lời Iago nói. Nhưng chỉ vì xúc xiểm, lại vốn mặc cảm tự ti về
màu da về tuổi tác, về sự vụng về trong phép xã giao nên đôi lúc Ôtenlô hoài
nghi cả về giá trị của con người mình. "Hay có thể vì da đen, lời trò chuyện
không du dương yêm ái như những phường công tử gió trăng, hay vì bóng đời
ta đã ngã dài xuống thung lũng của thời gian... mà nàng đã xa ta?". Chính điều
này đã nảy sinh sự ngờ vực trong Ôtenlô. Nhưng chàng vẫn đấu tranh chống
lại sự ngờ vực đó. "Ta biết là nàng xinh đẹp, thích giao thiệp và tiệc tùng, ăn
nói thoải mái, múa hát và đàn giỏi, nhưng chỉ nơi nào đức hạnh thì những
phẩm chất chất ấy tốt đẹp được. Ta phải có bằng cớ trước khi nghĩ rằng nàng
giả dối .

Mãi khi thấy rõ bằng chứng (chiếc Musoa chàng tặng Desđemona trong
ngày cưới giờ đây nằm trong tay Cassio). Chàng mới để cho ghen tuông - cái
con quỉ mắt xanh ấy - lồng lộng điên cuồng. Lòng ghen là cái gì đó có thật ở
chàng "yêu một cách lạnh nhạt thì không biết ghen tuông là gì" (Môlie).

"Tình yêu về bản chất là không thể nào chia xẻ được". (Enghen). Nhưng
không phải ghen tuông đã đẩy Ôtenlô đến chỗ giết chết Desdemona. Chàng
ghen không phải vì mất một người vợ, một vật đặc hữu của mình. và Ôtenlô
giết Desdemona là không phải là chàng không còn yêu nàng nữa, mà chàng
còn tha thiết yêu nàng. Chàng đã khóc thật nhiều khiến cho Desdemona ngạc
nhiên "Hỡi ơi ! cái này nặng nề làm sao ! Sao anh khóc". Ôtenlô đã cho nàng
biết rằng chàng có thể chịu đựng được tất cả mọi thứ tai họa trên đời một cách

60
dũng cảm - nghèo đói, bệnh tật và nỗi ô nhục, nhưng thiếu sự chung thủy của
nàng làm tim chàng tan nát, chàng ước mơ chàng chưa hề sinh ra trên cõi đời
này. Người ta nói rằng ghen tuông thường gây đau đớn cho trái tim tước hết là
trái tim là nơi trú ngụ của tình cảm. Ôtenlô đau khổ không phải vì ghen. Nỗi
đau của chàng còn lớn hơn thế nữa, nỗi đau này không phải ở trong tim mà là
ở trên đầu. Đó là nỗi đau khổ khi niềm tin hoàn toàn bị sụp đổ. Chàng mất hết
niềm tin vào cuộc đời, nghi ngờ rằng mọi thứ trên đời điều dối trá càng có vẻ
bên ngoài tốt đẹp bấy nhiêu thì càng dối trá bấy nhiêu. Chàng trách mình đã
tưởng nhầm Desdemona là hiện thân của mọi cái đẹp trên thế gian này, cái
đẹp hình hài lẫn tâm hồn. Theo những lời Iago nói và những điều tận mắt
được chứng kiến, trong suy nghỉ của Ôtenlô, Desdemona là một là một
nguyên nhân tội lỗi, một khả năng phản bội. Giết nàng là thủ tiêu cái khả năng
cái nguyên nhân đó, trừ khử cho loài người một nguy cơ rối loạn. Giết
Desdemona là Ôtenlô thi hành bản án nhân danh sự trong sạch, trung thực của
con người, nhân danh sự an ninh của xã hội.

"Nàng phải chết nếu không nàng còn phản bội nhiều người đàn ông khác
nữa". Chàng không chỉ giết nàng vì ghen tuôn, bản thân mình bị xúc phạm mà
chàng trừng trị vì công lý. Ngay trong cách trừng phạt kẻ tội lỗi của Ôtenlô
cũng biểu hiện tích cách rất người của chàng.

"Đấy là nguyên nhân, đấy là nguyên nhân. Ôi linh hồn ta hỡi, đừng buột
ta gọi tên nó với các người, hỡi những vì sao trinh bạch!.. Chính đấy là
nguyên nhân... Nhưng ta sẽ không làm cho đổ máu nàng, cũng không làm xây
xát làn da nàng trắng hơn tuyết, mịn màn hơn cả một pho tượng bạch ngọc.
Nhưng nàng phải chết nếu không nàng sẽ còn lừa dối nhiều nguời nữa".

Cái chết của Desdemona do bàn tay Ôtenlô gây ra không phải kết quả
của lòng ghen tuông bình thường của một người bình thường, thậm chí thấp
kém như người Maures của Cinthio đã dùng bao cát đánh chết vợ rồi bỏ trốn.
Hành động giết vợ của Ôtenlô là biểu hiện của một thái độ tuyệt vọng của con

61
người, một sự sụp đổ của lý tưởng cao đẹp mà con người đang theo đuổi và
phụng thờ, một sự hủy duyệt của lòng tin mà với Ôtenlô mất lòng tin là mất
tất cả.

Chàng giết Desdemona vì đau đớn phẫn nộ và tiếc hận rằng một con
người đạo đức đến như vậy lại có thể hành động xấu xa đến như thế. Ngay
trong hành động giết người của chàng ta cũng không nhì thấy "cái bản chất
man ri", "cái thú tính trở lại" như một số nhà phê bình như Shiegel đã phân
tích. Những phản ứng của Ôtenlô rất tự nhiên đối với một con người : tin lời
Iago, ngờ vực tất cả ngay cả những lời Emille khẳng định vì đức hạnh của
Desdemona, tuy vẫn yêu nhưng bây giờ chàng không còn bình tĩnh nữa sáng
suốt trang nhã như Ôtenlô thuở trước. Chàng trở nên cục cằn đến tát vợ trước
mặt mọi người. Chàng mất trí đến nói năng lảm nhảm ngay trong cuộc tiếp
tân, chàng phẫn ưất đến mê loạn, lúc nào chàng cũng bị ám ảnh bởi những
hình ảnh bẩn thỉu mà Iago đã gợi ra để cuối cùng chàng giết vợ, giết vợ nhưng
vẫn yêu vợ say đắm "Hãy để ta hôn em một lần nữa, một lần nữa thôi! Nhưng
thế dù có phải ra tay hành quyết thì tình yêu em lại đắm chìm trong trái tim
ta".

"Ta sẽ giết em và sẽ vẫn yêu em. Ta hôn em một lần nữa cuối cùng. Một
cái hôn dịu dàng, đằm thắm như vậy nhưng là một cái hôn chưa từng từng
thấy bao giờ. Ta khóc, nhưng đây là những giọt nước mắt ác nghiệt! Nỗi đau
đớn này thật siêu phàm, đánh vào chính người ta yêu dấu". Chàng biết rằng
"tắt ngọn đèn kia rồi tắt ngọn đèn này" hỡi ngọn đèn đang cháy sáng sau khi
ta dập tắt mi, nếu có hồi lại, ta vẫn có thể trả lại ánh sáng cho mi được, nhưng
còn ngọn lửa này, ôi kiệt tác tuyệt vời của hóa công kỳ diệu. Một khi ánh sáng
của mi tắt rồi ta không biết tìm đâu ra ngọn lửa thần Promethé để có thể nhen
lại áng sáng cho mi được". Nhưng "nàng phải chết" vì theo Iago, nàng đã chà
đạp lên tình yêu cao thượng đắm say của chàng để vụng trộm với phó tướng
của chàng, mà hành động đó công khai trước mặt mọi người. Đó chính là một

62
cách gián tiếp nàng cho Ôtenlô biết rằng mình có một người chồng không
xứng đáng. Lòng tự trọng của chàng không chịu nổi sự xúc phạm trắng trợn,
bỉ ổi đó.

Ôtenlô đã thi hành bản án nhân danh sự trong trắng của con người để trả
thù cho tình yêu, cho lòng tin, cho danh dự. Vì thế khi công lý được phơi bày,
mọi chuyện đã rõ, Ôtenlô đã khóc "như cây Ảrập đầm đìa nhựa thuốc".
Ôtenlô là con người "tuy không quen mủi lòng cũng đã rơi lệ chan hòa", "lệ ta
không cầm được, nhưng đây là giọt lệ mà thượng đế rỏ xuống khi phải trừng
trị đứa con yêu". Khóc không phải vì thương tiếc vì mất nàng mà còn vì sung
sướng khi thấy Desdemona vẫn nguyên vẹn là con người mà mình hằng tin
tưởng và yêu thương như ngày trước.

Và khi lòng tin được phục hồi thì Ôtenlô vui vẻ thanh thản khi đón nhận
cái chết bên người yêu, chàng cảm thấy thanh thản hơn vạn lần cuộc sống
trước đây.

"Ta hôn em trước khi giết em,và bây giờ đây, ta chỉ còn cách tự giết ta
và chết trên cặp môi của em. Sự tự sát của Ôtenlô không phải là một hành vi
tuyệt vọng. "Chàng chết trong sự bừng tỉnh dậy", trong niềm an ủi lớn khi
nhận thấy Desdemona vẫn là hiện thân trung thành của lý tưởng nhân văn chủ
nghĩa về tình yêu cao đẹp.

Ôtenlô vừa là con người chứa đầy mâu thuẫn", là "cả một thế giới phức
tạp" (smirnor). Tính chất của bi kịch không chỉ thể hiện ở chỗ lòng tin tan vỡ
mà trong một mức độ sâu sắc hơn trong hành động của con người phải tự hủy
hoại chính mình. Khi lòng tin ở cuộc đời đã được phục hồi thì Ôtenlô, con
người trước đây rất tự tin ở chính mình bây giờ lại mất lòng tin ở chính mình.

"Nhìn đây tôi có một thanh gươm..., tôi đã sống những ngày với cánh tay
nhỏ bé và thanh bảo kiếm này mở đường vượt qua những trở ngại khó khăn...
Nhưng khoe khang làm chi vô ích : Ai làm được số mệnh của mình. Thời ấy

63
đã qua rồi không còn nửa Ôtenlô biết về đâu bây giờ?"

Qua nhân vật Ôtenlô một lần nữa Shakespeare cho chúng ta thấy nhân
vật trong bi kịch của ông. Con người trong Shakespeare hàng động là chịu
trách nhiệm trước người khác" (Anixt)

"Ôtenlô là tấm bi kịch của lòng tin bi lừa dối" cái sai lầm lớn nhất của
chàng quan niệm được sự giả dối sự phản bội. Trong cách hiểu của Ôtenlô -
một đại biểu chân chính cho tư tưởng nhân văn chủ nghĩa thời phục hưng -
con người chỉ có thể là trung thực trong sạch như tuyết trắng, giả dối, phản
bội là trái với bản chất của con người cho nên gặp nó là Ôtenlô xông lên thủ
tiêu thủ tiêu không thương tiếc. Cho nên mặc dù chàng vẫn yêu Desdemona
tha thiết nhưng chàng vẫn giết nàng. Chàng coi đó là việc thi hành một bản án
nhân danh sự trong trắng của con người nhân danh sự an ninh xã hội. Nhưng
khi biết mình bị lừa dối và phạm sai lầm thì chàng cũng lại hành động một
cách rất tự nhiên : Chàng tự lập một bản án tử hình và tự xử "Ôtenlô không
thể hòa hoãn với tội ác trong những người khác hay bản thân mình. Chàng
hiểu trách nhiệm của mình đối với xã hội. Giết người và tự sát trong Ôtenlô là
trừng phạt tội lỗi. Việc làm của chàng không phải ai cũng làm nổi" (Nguyễn
Đức Nam -Shakespeare với chúng ta- TCVH số 8 1995).

Ôtenlô chính là con người tiến bộ của thời đại phực hưng, là sản phẩm
của một trình độ phát triển nhất định của loài người. Chàng là con người hiện
đại, hiện đại trong quan niệm về trách nhiệm của con người đối với vận mệnh
bản thân mình, hiện đại về mối quán hệ giữa cá nhân và xã hội.

Qua vở kịch này, Shakespeare muốn rung tiếng chuông cảnh tình con
người hãy nhận cho rỏ cái thế lực đen tối mới đang gieo họa xuống đầu nhân
loại. Ông ca ngợi những con người dũng cảm đứng lên đấu tranh như Ôtenlô,
Esdemona, Emilia và ca ngợi lý tưởng nhân văn chủ nghĩa. Tác phẩm có sức
tố cáo mạnh mẽ đến xã hội tư bản đang hình thành.

64
• Nghệ thuật:

Bi kịch "Ôtenlô" từ xưa đến nay vẫn được xem là một mẫu mực về
phương diện kịch. Hành động kịch tuy đơn giản nhưng kết cấu rất chặt chẽ.
Hành động từ đầu đến cuối xoay quanh một trục duy nhất : mối quan hệ giữa
Ôtenlô và Iago. Các nhân vật khác, các mối quan hệ khác mà Shakespeare xây
dựng cũng đều qui tụ để nhằm làm rõ mối quan hệ chính này, và làm rõ tính
cách đối lập giữa hai nhân vật trung tâm Ôtenlô và Iago. Shakespeare đã khai
thác triệt để mâu thuẫn, từ mâu thuẫn nhỏ tích tụ thành mâu thuẫn lớn ông đã
nâng dần kịch tính của tác phẩm lên mức độ cao nhất căng thẳng nhất.

Về diễn biến hành động kịch cũng rất khẩn trương căng thẳng càng về
cuối hành động kịch càng diễn ra bão táp, bão táp của cuộc đấu tranh giữa các
nhân vật và bão táp trong nội tâm mỗi nhân vật và đặc biệt trong nội tâm nhân
vật chính Ôtenlô.

Cái tài của Shakespeare trong vở kích này là "là cái khả năng thấu hiểu
các đối tượng đúng như chúng tồn tại" (Biôlinxky) là nêu ra tình chất vô nhân
đạo của những quan hệ tư bản chủ nghĩa mà Iago là đại diện tiêu biểu.

Tuy câu truyện được viết dựa vào một truyện đã có sẵn nhưng
Shakespeare đã xây dựng những nhân vật của mình một cách hết sức độc đáo
rất riêng của mình. Shakespeare cũng rất tài tình khi sử dụng phương pháp
lưỡng hóa để đi sâu vào nội tâm nhân vật. Ngoài ra ngôn ngữ của các nhân vật
trong vở kịch là ngôn ngữ hết sức đa dạng phong phú. Ông sử dụng ngôn ngữ
rất tài tình thông qua các nhân vật mà ta có thể hiểu được đoán được tính cách
của con người.

2.2.2.4. Vua Lear : Bi kịch của ý thức cá nhân cực đoan

Shakespeare viết "Vua Lear" vào năm 1605. Câu chuyện Vua Lear được
truyền tụng từ lâu ở Anh, đã được nhiều người biết đến và đã từng được biểu

65
diễn trên sân khấu. Nhưng Shakespeare đã dựng câu chuyện về con bất hiếu
đối với cha mẹ biến thành vở bi kịch có ý nghĩa lớn vượt xa ý nghĩa luân lý
tầm thường của những bản cũ. "Vua Lear" của Shakespeare đã đạt một giá trị
về triết lý và xã hội sâu sắc.

"Vua Lear thực chất là một tấn bi kịch của một xã hội thu nhỏ trong
phạm vi gia đình". Thông qua câu chuyện về mối quan hệ gia đình "Vua
Lear" vẽ lên một xã hội hết sức lộn xộn như Gloxtơ nó ở hồi đầu "ân ái phai
nồng, bằng hữu tuyệt giao, anh em chia rẽ, thành thị phản loạn, nông thôn
khích bác, cung đình bội nghịch, giữa cha và con tan nát cương thường". Xã
hội trong "Vua Lear" là xã hội "đảo điên, tán tác" ngược với luân thường đạo
lý : cha từ bỏ chính con gái yêu của mình, Cordelia, hai cô con gái lớn thì
đuổi bố ra khỏi nhà ngay sau khi được chia gia tài đất đai. Etmơn thì lập mưu
gạt anh rồi phản lại cha...

Một xã hội mà "cái ác đang ngày càng phát triển và có xu thế áp đảo, cái
thiện cũng như người tốt đang bị hủy diệt dần mòn" (Lương Duy Trung -Văn
học phương tây. 1998). Trong xã hội đó mọi quan hệ tự nhiên giữa con người
bị vi phạm. Xã hội bị cắt thành từ mảnh vụn, mỗi thành viên chỉ lo cho quyền
lợi của riêng mình chống lại mọi người khác.

Shakespeare xây dựng vở kịch chủ yếu xoay quanh mối quan hệ giữa hai
phái đối lập nhau : một bên là những kẻ ích kỷ chỉ nghĩ đến mình - hai cô con
gái của Vua Lear, Rêgan, Gônơrin, Etmơn, Cornơuôn... với một bên là những
người sống có đạo đức tôn trọng sự thật, danh dự lẽ công bằng : đó là công
chúa Cordelia, Kent, Etge, hề điên. Xung đột giữa hai loại người vị kỷ và vị
tha khiến cho vở kịch có một giá trị đạo đức lớn. Loại người vị kỷ đặt quyền
lợi riêng lên tất cả, bất chấp mọi đạo lý, họ sống lợi dụng nhau, khi quyền lợi
mâu thuẩn họ sẵn sàng giết nhau...Người vị tha thì luôn tôn trọng đạo lý,
không khi nào xa rời đạo lý dù cho họ có phải chịu nhiều tai họa. Họ không
vụ lợi sẵn sàng tận dụng và hy sinh vì người khác. Họ tiêu biểu cho lý tưởng

66
đạo đức của nhân dân.

Trong xung đột giữa hai loại người đó thì Vua Lear chiếm một vị trí đặc
biệt. Thông qua Vua Lear chúng ta có thể thấy được Shakespeare có một cảm
quan rất nhạy bén và sâu sắc về kịch tính của cuộc đời, về những thay đổi bất
ngờ, về những xung đột kịch liệt mà một người khác trong thời đại khác
không thể có được. Ở đầu vở kịch ta thấy đó là một ông vua độc đoán, một
ông vua kiểu trung cổ quan niệm quốc gia là của cá nhân mình "đem chia đất
cho con như chia một cái bánh ngọt". Ông có quyền năng vô hạn lúc nào cũng
được xung quanh ca ngợi phục tùng kính trọng. Ông kêu ngạo đánh giá mình
quá cao. Ông tưởng phẩm chất mình là đáng được hưởng sự trọng ấy chứ
không phải địa vị và quyền thế, ông đem chia đất cho các con, từ bỏ ngai
vàng của mình để chứng minh cho mọi người và nhất cho bản thân mình thấy
rằng dù rằng không ở trên ngai vàng nhưng ông vẫn có uy tín, vẫn được mọi
người kính trọng và phục tùng như trước. Nhưng Lear đã lầm, khi ông không
còn quyền thế và của cải trong tay thì các con quay trở lại khinh rẻ ông, mắng
chửi ông, xua đuổi ông, cả quần thần cũng chả coi ông ra gì. Chính lòng kiêu
ngạo quá chớn của Vua Lear đã dẫn dắt ông làm việc lầm lẫn này. Từ bậc
thang cao nhất của xã hội, một đế vương độc đoán, Vua Lear rơi xuống bậc
thang thấp nhất, bị hất hủi bị xua đuổi ra khỏi nhà biến thành một kẻ không
nhà không cửa đi lang thang trên cánh đồng mênh mông trong một đêm bão
táp nhập bọn cùng với những người điên, những kẻ ăn xin, những kẻ khố rách
áo ôm. Lúc đầu Lear rất tức giận vì mình vẫn là một con người ngày trước mà
sao bây giờ lại bị đối xử một cách khác. Dân dân Lear mới hiểu ra sự thật của
"chân lý". Ông hiểu ra rằng người ta chỉ sợ ông khi ông làm vua khi ông có
quyền hành mà thôi, chứ khi ông làm dân thường thì chả ai sợ ông cả... Lúc
này Lear mới hiểu rằng mình không phải là một con người đặc biệt mà là một
con người như bao người khác. Tiếng nói của ông bây giờ đâu còn giá trị gì,
mà ở trong xã hội tư bản này cái gọi là giá trị con người nêu không có tiền tài
địa vị làm cơ sở thì con người chỉ là "một con vật trần chuồng hai chân". Giác

67
ngộ được chân lý cay đắng đó thì Lear đã mất trí cũng như Gloxtơ "nhìn thấy
sự thật khi đã mù lòa" Lear đã rơi vào bi kịch là ở chỗ đó : mình là nạn nhân
của chính mình của chính những tư duy những ý nghĩ ảo tưởng của mình.

Do đâu mà Lear bị hắt hủi xua đuổi để cuối cùng rơi vào bi kịch? nguyên
nhân sâu xa bắt nguồn từ xã hội tư bản, hay như Max nói "từ trong làn nước
băng giá của sự tính toán vị kỷ" của chủ nghĩa tư bản. "Trong xã hội tư bản
mỗi cá nhân là một tổng thể nhu cầu đóng kín vào đó và chỉ tồn tại với những
người khác - và những người khác chỉ tồn tại với nó trong giới hạn họ trở
thành thủ đoạn lẫn cho nhau". Xã hội tư bản đã sản sinh ra những con người
vị kỷ, hai cô con gái lớn của Vua Lear, Regan, Gônơrin, Etmơn... chỉ lo cho
quyền lợi của mình sẵn sàng vùi dập người khác bất chấp mọi thủ đoạn.

Chủ nghĩa tư bản mà điển hình là giai cấp tư sản đã "đem đến cho nhân
loại một món quà : ý thức về cá nhân và đồng thời một tai họa : "chủ nghĩa cá
nhân"" (Nguyễn Đức Nam - Tạp chí văn học số 8 - 1985). "chủ nghĩa tư bản
xuất hiện cùng với nhu cầu giải phóng cá nhân thì vấn đề con người được đặt
ra đề cao và đặc biệt phát triển. Nhưng sự nhận thức ra cá nhân con người là
sức mạnh hai mặt, một mặt nó làm cho con người chỉ ý thức về mình mà thôi,
một mặt nó làm cho con người lớn lên, mặt khác làm cho con người có tham
vọng đặt mình cao hơn tất cả" (Lê Văn Chín - Văn học phương tây giản yếu).
Vua Lear là một trường hợp như thế, một nạn nhân "của chủ nghĩa cá nhân".
Ông có tham vọng đặt mình cao hơn tất cả, ở mọi lúc mọi nơi. Ông thích nghe
những lời tâng bốc, đòi hỏi sự đối xử cao nhất của con cái đối vớ mình mà
không cần biết đến thực tế. Regan và Gônơrin đã khôn ngoan biết được tính
cách ông, chúng đã dùng mọi lời giả dối đưa ông lên mây xanh để rồi "rút
ruột" ông. Cordelia thì chỉ đáp lại bằng tình cảm nghĩa vụ con cái đối vói cha
mẹ, như vậy đối với Lear là chưa đủ. Vì vậy ông từ bỏ Cordelia đem chia gia
tài cho hai cô con gái đâu : Regan, Gônơrin. Ông nghe những lời hoa mỹ giả
dối mà từ bỏ một tấm lòng chân thực "được lắm! Đem cái chân lý thực đi mà

68
làm của hồi môn. Tại đây ta gạt bỏ mọi ân tình phụ tử, mọi qun hệ huyết tộc
tông môn và từ đây ta coi như vĩnh viễn như người dưng nước lã" (I.1) Hành
động này là một sự điên rồ của Lear "Lesr đã tít mắt trước những lời nịnh hót
giả dối của hai cô con gái đầu và gạt bỏ Cordeha là người trung thực nhưng
không nói gì hết. Đó là một hành động thần bí ngu xuẩn và điên rồ. Nhưng
ông ta chỉ trở thành điên thực sau khi hai cô con gái ấy đã tỏ ra vong ơn bạc
nghĩa một cách hèn hạ nhất" (Hegel). Bị con hắt hủi ruồng rẫy đuổi ra khỏi
nhà, bị những người thân lạnh lùng, Lear lang thang "không nhà không cửa",
nếm trải những mưa gió cuộc đời, lúc đó Lear mơi tỉnh ngộ mới nhận thức
được đời và Lear đã đau khổ. Nỗi đau khổ trong tâm hồn Lear là nỗi đau khổ
mang tính bi kịch sâu sắc. Lear đau khổ không phải với thái độ cư xử của hai
cô con gái, vì bạc tính phụ tử mà Lear đau khổ vì vì giá trị con người không
được công nhận. Nếu trước kia Lear kiêu hãnh về uy quyền của mình, về giá
trị của con người mình bao nhiêu thì bây giờ Lear lại đau khổ vì nó bấy nhiêu.
Trước kia Lear kiêu hãnh sung sướng vì những lời nịnh hót tâng bóc của hai
cô con gái thì bây Lear đau xót chua cay khi nghe những lời mắng nhiếc thậm
tệ của chúng xúc phạm đến nhân phẩm của mình "ý niện về giá trị con người
đã tạo ra cho con người niềm kiêu hãnh thì đồng cũng tạo ra cho con người
niềm đau khổ bi kịch" (Lê Vãn Chín - Văn Học Thế Giới Giản Yếu).

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bi kịch của Lear là xã hội tư bản. Xã hội tư
bản đã sản sinh ra cái gọi là chủ nghĩa cá nhân. Cá nhân nào cũng muốn đặt
mình lên trên tất cả, lên cao nhất. Vua Lear và hai cô con gái Lear cũng vậy.
Chính vì thế mà giữa họ nảy sinh ra mâu thuẫn và xung đột. Họ đấu tranh với
nhau để tồn tại. Và sự phát triển của người này là là do sự đau khổ và bị áp
bức của người khác mà ra" (Engles). Lear đau khổ khi nhận ra bản chất thực
của của những đứa con mình.

"Ôi lòng bất nhân của quân bất hiếu! Nó khác nào cái miệng ấy lại cắn
xé cái tay này khi đưa miếng cho nó ăn".

69
Nhưng bên cạnh đó tính cách của Lear cũng góp phần tạo nên cái bi
trong bi kịch "Vua Lear". Lear là một ông vua hết sức độc đoán, chuyên
quyền. Lear cho rằng mọi việc làm của mình điều đúng, không ai có quyền
can thiệp vào chuyện của ông. Chỉ vì những lời lẽ thật thà của Corđêlia mà
Lear đùng đùng nổi giận đuổi nàng đi, dứt tình phụ tử đối với nàng. Việc làm
dại dột này đã khiến cho Kent, một người hầu lân cận Lear hết sức bất bình.
Mặc dù Kent khuyên giải đến đâu Lear không chịu nghe vẫn cứ làm theo ý
mình. Nếu Lear bình tỉnh nghe lời góp ý của Kent thì có lẽ sự việc sẽ khác đi,
Lear đâu có bị rời vào cảnh như ngày hôm nay, đâu có rơi vào tình thế "tỉnh
táo trong hôn mê, và khôn ngoan trong điên dại" (lời Gloster)). Khi nhận ra
sai lầm của mình cũng là lúc Lear đau khổ dằn vặt trở thành một con người
mất trí, lang thang thét gào trong đêm bão táp.

Song song với bi kịch của Vua Lear còn có bi kịch của Glôxtơ, đã nghe
lời xiểm nịnh của đứa con ngoại tình Etmơn, đuổi đứa con chính thức của
mình là Etga đi. Nhưng cuối cùng Glôxtơ lại bị chính đứa con ngoại tình
Etmơn phản bội để rồi bị móc mắt. Ông cũng bị xua đuổi ra khỏi nhà mình để
trở thành kẻ lang thang. Shakespear cũng đã lên tiếng tố cáo xã hội "đảo điên
tan tác", thông qua cách ngộ khổ đau của hai người cha. Dưới một xã hội
"một nhà tù" này thì sự phản loạn ấy là chuyện bình thường, những người như
Lear và Glôxtơ ở xã hội này là không thiếu.

Nhưng cũng chính vì bị hắt hủi xua đuổi ra khỏi nhà biến thành những
kẻ lang thang không nhà không cửa nhập bọn cùng với những người điên,
những kẻ ăn xin, những người khố rách áo ôm nhan nhản khắp nước Anh lúc
bấy giờ. Chính lúc Lear đưa thân ra chịu rét như những người nghèo khổ kia,
Lear mới thấu hiểu những đau khổ của lớp người bần cùng trong xã hội, họ
phải chịu biết bao nỗi khổ, nỗi bất công. Vua Lear mới chợt hiểu những sai
lầm xưa kia của mình, Lear kêu lên "ôi nhưng kẻ áo manh, ở đây hay ở đâu
nữa đang niếm trải cảnh gió mưa hung tàn này, đầu đội trời bụng không gào

70
đói, thân mình tả tơi cho gió rét lùa vào tứ phía, làm sao các ngươi có thể
chống chọi được với thời tiết phũ phàng cay nghiệt? Trước đây ta ít nghĩ đến
sự tình này" (Hồi III lớp 4). Lear đã xám hối và nhìn xã hội bằng con mắt
khác trước. Lear rời bỏ những khái niệm cũ để đi tìm những khái niệm mới.
Lear đã thấy mà cái trước kia Lear không thấy "xưa kia chúng nịnh hót ta như
một con chó. Chúng nói rằng râu ta bạc phơ trong khi râu ta vẫn còn đen. Bất
kể ta nói điều gì chúng cũng vâng vâng, dạ dạ..." Cho đến khi mưa thấm ướt
cả người ta, gió lạnh làm ta run lên cầm cập... lúc đó ta mới tìm ra chúng, lúc
đó ta mới đánh hơi ra chúng. Thôi đi, chúng nó là những phường dối trá. Xưa
kia chúng nói rằng ta là tất cả. Đó là sự lừa bịp, ngay cả một cơn sốt ta cũng
không tránh được" (Hồi III cảnh 6).

Tư tưởng Lear đã thay đổi theo hoàn cảnh. Đau khổ đã dạy Lear làm
người. Lear lên tiếng bênh vực những kẻ nghèo khó, đứng lên chống lại cái xã
hội thối tha ngày xưa kia mà mình đại diện. "Hỡi những kẻ sống xa hoa hãy
lấy đây là thuốc đắng. Hãy dấn thân mà chung nếm khổ với kẻ nghèo hèn, hãy
biết san xẻ hớp những của thừa dùng cho trời khỏi mang điều bất công vô lý"
(hồi III lớp 4). Lear sẽ lập tòa án xử những tên tội phạm là những đứa con giá
bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa của mình "hãy hủy diệt mọi mầm mống sinh ra
quân bạc cá". Cuối cùng Lear chết đi không thỏa hiệp với thế giới cũ. Vua
Lear chết là kết thúc một cuộc đời đầy đau khổ. "Con người vừa giác ngộ
chân lý, vừa tự giác biến chuyển theo chiều hướng tốt hơn, vừa nhận ra giá trị
đích thực của cuộc đời thì không còn được tồn tại nữa".

Sự diễn biến trong tính cách nhân vật xảy ra trong một bối cảnh xã hội
và thiên nhiên vô cùng hòa hợp. Những biến cố xã hội to lớn bao vây lấy tấn
bi kịch của gia đình Vua Lear. Tấn bi kịch của Lear chỉ là một phận nhỏ của
thế giới khổng lồ, "đảo điên, tan tác" và đầy biến động này. Shakespear

Không chỉ dừng lại ở đây mà còn cụ thể hơn, quan trọng hơn.
Shakespear với tư cách là một nghệ sĩ hiện thực ông đã vẽ lên những con

71
người cụ thể - những con người xấu tượng trưng cho những thế lực xấu -
trong cái xã hội ấy, tuân theo các qui luật xã hội ấy.

Ông dựng lên trước mắt chúng ta những nhân vật tiêu biểu cho sự tàn
phá của chủ nghĩa tư bản đối với hạnh phúc loài người. Ông ghi lại một cách
sắc xảo tâm lý và hành động của lớp người đó để cho mọi người nhận diện.
tuy những người đó chưa phải là nhưng điển hình tiêu biểu cụ thể cho giai cấp
tư sản Tây Âu như Grandez của Banzac. Chính vì thời đại chưa cho phép ông
vẽ lên điển hình trọn vẹn của giai cấp tư bản thế kỷ XIX. Shakespear chỉ mô
tả tập trung vào tâm địa của lớp người mới mang ý thức về "chủ nghĩa cá
nhân".

Chủ nghĩa cá nhân đã đục rỗng tâm hồn của hàng loạt những con người
trong "Lear" : Rêgan, Etmơn... Chúng ý thức rất rỏ về cái gọi là "chủ nghĩa
các nhân". Vì cá nhân mình mà chúng sống độc ác. Đối với chúng không có
gì là thiêng liêng ngoài địa vị, danh vọng, quyền lực của cải. Chúng không có
một luân lý nào hết. Chúng không cần một thứ ngụy trang nào hết để che đậy
cái dã tâm ích kỷ của mình. Gônơrin, Rêgan xua đuổi bố đi trong đêm bảo tố
một cách không thương xót. Không những thế Gônơrin còn đầu độc giết chết
em gái Rêgan để chiếm đoạt người yêu của em gái, còn sung sướng nói "có
thể chứ nếu không mình không tin tưởng ở thuốc men nữa" (Hồi V cảnh 3).

Chúng là những con người nhưng đã bị chính những tham vọng về ý


thức cá nhân, về đồng tiền tha hóa thành những con thú. Điển hình nhất ở đây
ngoài Gônơrin , Rêgan còn phải kể đến Etmơn, hắn là điển hình mộ "anh
hùng", thực sự một thời kỳ tích lũy nguyên thúy trong "Vua Lear" (Nguyền
Đức Nam - Tạp chí văn học 95). Hắn năng động tháo vát nhưng hết sức tàn
nhẫn, gian ác mưu mô, trắng trợn vô luân lý, hắn có thể dùng bất cứ thủ đoạn
nào để thành công. Với hắn phương châm sống là tự do hành động, tự do
cướp bóc, tự do phá hoại - tự do kiểu tư bản. Đối với hắn cuộc sống là cuộc
đời không có Chúa, không có Vua, không có cha, không anh em không bạn bè

72
mà chỉ có mình hắn là đủ. Với hắn phạm tội ác là chuyện thường tình, là điều
tất yếu của cuộc sống. Nghệ thuật của Shakespear thật là tấc tính khi miêu tả
tả nhân vật này "lôi nó ra trước tòa án công chúng". Nghệ thuật của
Shakespear đúng như Biôlinxky nhận xét "có được cái năng lực sáng tạo ở
bậc cao nhất và được trời phú cho một trí tuệ bao trùm cả thế giới. Shakespear
đồng thời có được cái phẩm chất khách quan của một thiên tài, cái phẩm chất
này khiến ông trước hết là một nhà soạn kịch và thể hiện ra cái khả năng thấu
hiểu các đối tượng đúng nhưng chúng ta đã tồn tại".

Các nhân vật trong "Vua Lear" được Shakespear xây dựng hết sức độc
đáo. Họ là điển hình cho nghệ thuật cá tính hóa nhân vật của Shakespear. Khi
nói về những người con bất hiếu với cha mẹ, nhưng đứa con tàn ác thì không
ai bằng Rêgan, Gônơrin. Retmơn. Nhưng khi nói về người con có hiếu đối với
cha mẹ thì cũng không ai bằng công chúa Corđêlia "nàng là nhân vật phụ nữ
thành công nhất của Shakespear. Ở nàng hội tụ tất cả những đức tính quí báu
nhất : dịu hiền, xinh đẹp, nhân ái cương nghị, dũng cảm. Nàng yêu thương
trân trọng cha nàng bằng chính tấm lòng mình nhưng lại bị cha chối bỏ đuổi
đi, nàng vẫn không hề giận mà vẫn tha thứ cho cha, sẵn sàng hy sinh tất cả và
cha. Nàng là con người đẹp nhất, cao thượng nhất, nhân từ nhất, tha thứ tất cả
để sống chan hòa cho dù mình có bị đối xử tệ bạc đến như thế nào.

Và đặc biệt nghệ thuật chuyển hóa tính cách bi kịch trong "Vua Lear" là
thắng lợi to lớn của chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật Shakespear.
Shakespear thật tài tình khi miêu tả những diển biến tâm lý con người Lear :
một tính cách hết sức logic: Từ Lear - một nhà vua đến Lear, một con người
từ Lear xa lạ với nhân dân đứng trên nhân dân đến Lear sống trong nhân dân.
Vua Lear giờ đây đã hiểu hạnh phúc chân chính không phải là được ở trên
mọi người mà chính ở tâm lòng thanh thản gần gũi với mọi người. Tình cảm
của chúng ta cũng diễn biến theo diễn biến trong hồn Lear. Từ một thái độ
căm ghét một ông vua đến vô độ, đến cảm thương rồi cuối cùng bực dọc nổi

73
giận trước xã hội bất công, ngang trái.

Shakespear thật tài tình khi đặt bi kịch Lear vào một bôi cảnh thiên nhiên
xã hội hết sức phù hợp, rộng lớn, đặt cái nhỏ bé vào cái mênh mông, bão táp
trên đồng cỏ và bảo táp trong lòng Lear đã tạo nên hình tượng hài hòa tuyệt
đẹp. Những biến cố to lớn đang bao vây lấy tấm bi kịch gia đình vua Lear cho
chúng ta thấy rằng trong xã hội này còn biết bao những vi kịch như vua Lear
nữa.

Cũng như các nhân vật khác đều khác bao giờ Shakespear cũng sử dụng
nghệ thuật trộn lẫn cái bi và cái hài, qua đó bộc lộ điều mình muốn nói.

Tất cả các nhân vật khác đều đau khổ dằn vặt bởi những khát vọng lôi
cuốn nhưng nhân vật hề điên vẫn bình tỉnh sáng suốt, luôn miệng cười, những
lời nói, câu đùa, bài hát của hề điên ngoài tác dụng điều hòa không khí căng
thẳng còn cò vai trò quan trọng giúp Lear nhận thức được sự thật, vạch trần
những xấu xa công khai của xã hội nhưng vẫn tin tưởng ở tương lai.

Ai sống lâu rồi sẽ thấy hiển nhiên

Các thời thiên hạ không quen đi đằng đầu (III.2)

"Vua Lear" không chỉ là lời tố cáo đanh thép vào xã hội "đảo điên"
"phản loạn" mà còn là vở kịch mang ý nghĩa giáo huấn về luân lý đạo đức.
Con cái phải yêu thương cha mẹ. Những đứa con bất hiếu, ăn ở độc ác sẽ bị
trừng trị một cách thích đáng. Nhờ vậy mà "Vua Lear" được xếp vào một
trong những bi kịch xuất sắc nhát của Shakespear.

2.2.2.5. Macbeth

Mượn đề tài từ "Biên niên sử nước Anh, Ailen - xcôtlen". Shakespear

Shakespear viết Macbeth vào năm 1605 khi mà xã hội ngày càng trở nên

74
"đảo điên tan tác", khi mà con nguời được khẳng định, được đề cao ngày càng
có nhiều ham muốn và tham vọng đến không làm chủ được hành động mình.
Họ hành động gần như dưới sự chỉ huy hoàn toàn của bản năng của những
ham muốn, của những tham vọng... Tuy có lúc họ ý thức được việc mình làm
là sai trái nhưng họ đã không đủ sức chiến thắng lại nó và cuối cùng phải đền
tội do chính hành động của mình gây ra.

Tâm trạng của Shakespesar không ngừng băn khoăn ray rứt trước xã hội
ngày càng "đảo điên tan tác". Ông viết Macbeth để đi tìm ra nguyên nhân gây
nên tình trạng đó.

Mac - Parotta đã nhận xét về Macbeth : "Nếu Hămlet là nhà hiền triết
của bi thảm của Shakespesar thì Macbeth là nhà thơ bi thảm của ông
“Macbeth” là một vở kịch mô tả một con người khổng lồ, về những dục vọng
đen tối của thời đại Phục Hưng". Không giống như các nhân vật bi kịch khác
của Shakespesar. Macbeth là một nhân vật tội lỗi là nạn nhân của chính
những tham vọng của mình. Nhận thức được điều ác nhưng không đủ sức từ
bỏ điều ác. Macbeth bị ánh hào quang của chiếc ngai vàng làm lóe mắt, u mê,
mù quáng, làm lụi dần những tia sáng lương tâm le lói trong hắn. Hắn đã liên
tiếp lao vào tội ác mà mục đích là chiếc ngai vàng. Con đường đi đến chiếc
ngai vàng của hắn lát đầy thây người và đẫm máu.

Khác hẳn với vở bi kịch trước đó, viết Macbeth, Shakespesar muốn phơi
bày cho chúng thấy lịch sử của một tội ác từ khi nó đang được hoài thai đến
lúc sinh thành qua quá trình phát triển rồi đến những hậu quả do nó gây ra.

Ở “Macbeth” Shakespesar đã được trực tiếp chỉ cho chúng ta thấy


nguyên nhân gây nên bi kịch Macbeth không đâu xa lạ đó chính là những ham
muốn dục vọng của y. Đó chính là sự tác động của xã hội lúc bấy giờ, một xã
hội đồng tiền và "chủ nghĩa cá nhân " được đề cao.

Số phận của Macbeth được tiên đoán, mở đầu bằng những lời tiên tri mơ

75
hồ, bí ẩn của bọn phù thủy - những nhân vật huyền bí tượng trưng cho sự ngu
muội mù quáng tham lam và độc ác của con người. Diễn biến tâm trạng của
Macbeth khi nghe những lời tiên tri diễn ra rất phức tạp, đó là cả một quá
trình đấu tranh day dứt giữa một bên là cái thiện giữa một bên là cái ác và
điều xấu đang tồn tại trong con người y.

Thoạt đầu Macbeth khổ sở vì những lời tiên đoán mơ hồ, ông băn khoăn
ray rứt, nghi ngờ "những lời cám dỗ thần kỳ kia có thể là dở mà cũng có thể là
hay". Rồi sau đó Macbeth lại khổ sở vì chính lòng ham muốn để thực hiện
những lời tiên đoán đó. Macbeth biết rằng những lời tiên đoán sẽ thành sự
thực khi mà mình nhúng tay vào tội ác "lòng chàng rúng động, tóc chàng
dựng ngược vì ý nghĩ đó. Tương lai có vẻ như đầy hoa gấm, nhưng ai hết
chàng hiểu rõ hoa gấm đó là máu và nước mắt. Chưa nhúng tay vào tội ác
chàng câm nín, kinh hãi, nhưng ngay trong sự kinh hãi đó vẫn ray rứt mầm
mống của tội ác .Macbeth bản chất không phải là người xấu, người ác mà
cũng là một con người tràn trề những tình cảm yếu đuối. Đúng như vợ ông ta
đã nhận xét "chàng khao khát quyền uy, nhưng muốn chiếm đọat nó một cách
chính trực, muốn thành đạt nhưng không chơi trò gian lận". Trong tâm tư của
ông cũng có lúc ông mơ ước có được địa vị danh vọng một cách chính đáng
"phu quân không phải là người không có tham vọng, không phải không ao
ước địa vị lẫy lừng, nhưng lại không muốn làm điều tàn bạo cần thiết để đạt
được địa vị ấy. Muốn tiến bước cao, nhưng lại muốn đường hoàng, không
muốn bịp bợm nhưng lại muốn thắng một cách gian tà" giống như chú mèo
muốn ăn cá nhưng lại không muốn ướt chân" (Hồi I cảnh 5)

Bản chất của Macbeth vốn "chan chứa dòng sữa của tình nhân hậu dịu
hiền" nhưng điều gì đã khiến ông trở thành một kẻ giết người không tiếc tay,
một tên bạo chúa. Phải chăng đó chính là những tham vọng, cuồng vọng về
quyền lực, địa vị của chính ông? Phải chăng đó chính là những tác động của
xã hội bấy giờ xã hội tư bản chủ nghĩa, mà điển hình là người vợ y.

76
Macbeth là con người tràn đầy những tham vọng, dục vọng về quyền
lực, địa vị, dục vọng đen tối đó càng được thổi bùng lên được truyền cho lòng
can đảm bởi vợ ông ta, một con quỉ khát máu và hám danh lợi còn hơn chồng.
Mụ chính là hiện thân cho quá trình tích lũy tư bản của chủ nghĩa Tư Bản. Mụ
mưu mô xảo quyệt hiểu đời và biết cách để lừa đời. Mụ đã từng khôn ngoan
dạy đời cho Macbeth.

"Muốn lừa đời phải tạo ra một bộ mặt giống đời, trong ánh mắt, trong cử
động của bàn tay, trong lời nói phải làm ra vẻ vui tươi, niềm nở phải làm sao
giống được như một bông hoa dịu dàng vô hại, nhưng bên trong lại có rắn độc
cuộn mình" (II.5). Mụ là hiện thân đầy đủ nhất của cái ác, mụ sẵn sàng làm
mọi điều việc để đạt được mục đích của mình kể cả giết con : "tôi đã từng
nuôi, tôi đã được biết nỗi êm dịu sung sướng khi ôm con vào lòng cho nó bú.
Nhưng tôi cũng có gan giằng cái lợi đỏ hỏn không răng của nó ra khỏi đầu vú,
đập đầu nó cho óc văng ra tung tóe ngay chính lúc nó đang tươi rói mỉm
cười". (II.5). Mụ chính là người biến Macbeth từ một người tốt trở thành một
"con yêu tinh đầy tật xấu".

Khi biết những suy nghĩ trong đầu Macbeth thì mụ thúc giục Macbeth
hành động. Khi Macbeth chùn tay trước hành động tan ác thì mụ xúi dục,
truyền lòng can đảm cho chồng khi thì ngọt ngào "khi ông dám có ý định ấy
thì ông xứng đáng là người rồi. Bắt tay vào làm việc còn xứng đáng hơn nữa
kia" (II.5), khi thì chua cay xỉa xói "thế là trong hành động anh run sợ còn
trong ham muốn anh lại tỏ ra dũng cảm? Anh mơ ước chiếm được ngai vàng
để cho đời anh vinh hiển mà lại cứ sống hèn nhát với chính mình, anh khoe
khoang dám làm tất cả những gì một người đàn ông có thể làm khi thời cơ
đến anh lại thối lui thay vì phải hành động" (II.5).

Quá trình gây tội ác của Macbeth trải qua nhiều giai đoạn nhiều rắc rối,
phức tạp có lúc tưởng như được ngăn chặn, dừng lại hoặc gián đoạn. Lúc đầu
Macbeth hoàn toàn không muốn hành động. Ông cảm thấy việc làm của mình

77
là hoàn toàn sai trái, không được giết vua vì tình gia tộc, vì mình là bề tôi phải
có bổn phận trung quân, vì mình là gia chủ phải tỏ lòng hiếu khách. Hơn nữa
đức vua lại là người đức độ anh minh. Nhưng Macbeth đã không đủ sức
chống chọi với lòng ham muốn danh vọng địa vị, với lời xúi giục của mụ vợ.
Macbeth đã bước chân vào con đường tội ác và cứ thế y trượt dài trên con
đường đó. Y che dấu tội ác đầu tiên bằng những tội ác tiếp theo. Hắn không
còn ngần ngại chần chừ khi làm điều ác nữa mà hắn rất tỉnh táo giết người để
trấn an cơn điên loạn hốt hoảng ở trong hắn.

Nhận biết mình đang nhúng tay vào máu nhưng không đủ sức thắng nổi
dục vọng Macbeth trở thành nạn nhân của chính những dục vọng đen tối và
chút lương tri còn sót lại. Tuy đã đạt đến tuyệt đích của quyền uy nhưng vợ
chồng hắn nào có yên thân, ngày ngày sống trong tâm trạng phập phồng lo sợ
và hốt hoảng. Hồn ma của của Banque và những người khác hiện về đòi nợ
máu hay chính lương tâm trong con người hắn lên tiếng? Càng hoảng sợ
Macbeth càng lao vào tội ác, thẳng tay chém giết, càng thẳng tay chém giết y
càng lo âu run sợ. Cuộc sống của vợ chồng hắn luôn luôn bị dày vò bởi nhưng
cơn ác mộng ban đêm, những hoang tưởng ban ngày. Chúng trở nên thác
loạn. Tội ác mà chúng gây ra ngày càng chồng chất. Sự phẫn nộ ngàng càng
tăng. Những người thân xung quanh bỏ đi hết... Vợ chồng Macbeth cảm thấy
trơ trọi... Và cuối cùng cả vợ chồng hắn đều chết, chúng chết vì chính những
tham vọng của mình gây nên. Mỗi người chết vì một nổi đau khổ riêng : vợ
Macbeth chết vì sợ hãi trước những tội ác mà mình đã gây ra, mụ chết vì sợ bị
trừng phạt. Còn Macbeth chết vì sự trừng phạt của lương tâm hắn. Cái chết
của Macbeth là cái chết của nhân vật bi kịch.

Macbeth vốn trong sạch và lương thiện nếu gặp một môi trường tốt đẹp
hơn, nếu có một cánh tay đưa ra nâng đỡ thì ông đã trở thành người tốt. Ông
vốn là một viên tướng có tài, một cận thần trung quân ái quốc. Cái tốt đẹp gặp
phải môi trường xấu đã bị hủy duyệt vùi dập, cái xấu đã có điều kiện nẩy

78
mầm và vươn lên. Xã hội : bọn phù thủy, vợ đã đánh trúng lòng ham mê
quyền lực vốn tiềm ẩn trong con người Macbeth và các thế lực đó đã thành
công trong việc biến đổi hoàn toàn con người ông ta.

Nếu Macbeth thanh thản gây tội ác và sau đó vẫn tiếp tục tự nguyện làm
điều ác thì ông đã không trở thành một nhân vật bi kịch. Bi kịch của Macbeth
là ở chỗ ông ta gây tội ác nhưng vẫn mong muốn tiêu duyệt điều ác và thắng
được dục vọng của chính mình. Chút lương tri còn xót lại, lòng ham muốn
hướng thiện đã không thắng nổi tham vọng say mê quyền lực và tội ác tất yếu
sẽ xảy ra.

Macbeth đã rơi vào bi kịch, bi kịch của Macbeth đã làm ta xót thương.
Macbeth là nạn nhân của chính mình và của nhiều thế lực xung quanh khác.
Với Macbeth Shakespear đã thể hiện quan niệm của mình về cái bi. "Cái xấu
cái ác cũng có khả năng làm ta thông cảm và thương xót".

Nhân vật Macbeth rơi vào bi kịch do hoàn cảnh và tính cách của mình.
Macbeth là nhân vật bi kịch "gieo hành động gặt số phận". Theo Lê nin "bi
kịch có những dạng thức khác nhau : bi kịch của cái xấu, cái ác, cái cũ của sự
ngu dốt, sự lầm lẫn, bi kịch của cái đẹp, cái mới bị hủy diệt, v.v...". Đó chính
là những qui luật thường thấy của cái bi. Nhưng "hiện tượng bao giờ cũng
phong phú hơn qui luật" Macbeth chính là một trong những hiện tượng phong
phú đó. Bi kịch của Macbeth là bi kịch của cái xấu cái ác muốn vươn tới cái
tốt cái thiện nhưng thất bại. Qua Macbeth Shakespear muốn cảnh báo cho
chúng ta một điều : số phận bi kịch của Macbeth rất có thể trở thành số phận
của mỗi chúng ta, vì như người xưa đã nói con người sinh ra "tính bổn thiện"
và trong mỗi con người đều tiềm ẩn những tình cảm yếu đuối, đều có chứa ít
nhiều những suy nghĩ xấu xa, những điều ác. Cái thiện cái ác trong mỗi con
người luôn luôn giằng co tranh đấu tiêu diệt lẫn nhau và bi kịch xãy ra "các bi
của Shakespear đều xoay quanh một điểm, ẩn ở đó toàn bộ tính độc đáo của
mỗi chúng ta va chạm với tiến trình tất yếu của cái toàn thể" (Goethe).

79
• Với Macbeth Shakespear đã thể hiện đầy đủ nhất quan niệm của mình
về cái bi và bi kịch. Với Macbeth Shakespear đã xây dựng thành công tính
cách điển hình cho nghệ thuật bi kịch. "Macbeth" vẫn là một bi kịch đúng
nghĩa ở phương diện "bi kịch là sự bắt chước một hành động quan trọng và
hoàn chỉnh. Bi kịch thanh lọc tình cảm qua xót thương" (Aristote). Với tinh
thần sáng tạo tâm hồn nhạy bén và cảm quan thời đại Shakespear đã mở rộng
khái niệm bi kịch kịp thời phản ánh những chuyển biến cực kỳ phức tạp trong
tâm hồn con người ở hoàn cảnh mới. "Macbeth" đã thực hiện được nhiệm vụ
miêu tả một số phận dưới sự chi phối của tội ác, của cái "nguyên lý ác quỉ
trong con người". "Macbeth" thể hiện được chức năng "thanh lọc tình cảm
thông qua xót thương và sợ hãi" thông qua việc miêu tả cái ác và làm cho
người ta kinh hãi vì hậu quả của nó "giấc ngủ bình yên của Macbeth không
còn nữa vì tội ác đã giết chết nó".

Qua "Macbeth" Shakespear rút ra cho chúng ta một bài học. số phận bi
kịch của Macbeth là lời cảnh tỉnh đối với sự cám dỗ của cái ác núp sau lưng
những tham vọng, và nhắc nhở chúng ta phải xem xét lại khả năng chống trả
với mần mống của tội ác ngay trong tâm hồn mình. "Shakespear đã chú ý đến
cái sức mạnh tàn khốc núp kín trong ý thức con người, rồi có cơ hội bỗng
vùng lên để gieo chết chóc hoang tàn" (A.Anix).

Với Macbeth Shakespear đưa ra một cách lý giải mới về cái bi và nghệ
thuật bi kịch, số phận của nhân vật bi kịch. Macbeth không phải là nạn nhân
của hoàn cảnh của một ảo tưởng, một niềm tin đặt không đúng chỗ, không
phải là hiện thân cho lý tưởng trong cuộc đấu tranh với cái ác cái lạc hậu...
Trong hành động của mình, Macbeth hoàn toàn chủ động ý thức về hành động
về hành động tội lỗi của mình nhưng không đủ sức chống trả với sự hủy diệt
của tâm hồn mình, vì vậy Macbeth trở thành nạn nhân của tính cách chính
mình.

Với "Macbeth" Shakespear đã đưa ra một khái niệm rộng hơn về nhân

80
vật bi kịch. Nhân vật bi kịch vẫn có thể là kẻ xấu, kẻ ác khi nó vừa là thủ
phạm vừa là nạn nhân. Ý nghĩa của cái bi trong "Macbeth" bắt nguồn từ sự
xót thương và sợ hãi về tình trạng không lối thoát của con người khi bước
chân vào tội lỗi mà không đủ khả năng chống trả lại nó. Chủ thể bi kịch trong
"Macbeth" không còn là chủ thể bi kịch theo quan niệm Aristote "tính cách
nhân vật phải cao thượng". Macbeth nhân vật bi kịch đó là con người hành
động đầy tội lỗi, số phận của Macbeth do chính hành động tính cách mình tạo
nên. "Sự ngu dốt là một trong những nguyên nhân của những tấn bi kịch Hy
Lạp..." (Marx). Chính ngu dốt là một trong những nguyên nhân gây nên số
phận Macbeth. Ngu dốt là bản chất xấu xa của Macbeth là những tham vọng
về quyền uy và địa vị, Macbeth ngu dốt mù quáng làm theo những dục vọng
của mình và đã rơi vào bi kịch. Macbeth vừa là "hung thủ" vừa là nạn nhân
gây nên số phận mình. "Nguồn gốc duy nhất của cái bi là điều ác của con
người tạo ra cho người khác và cho chính bản thân mình" (A.Anixt).

Macbeth "gieo gió thì gặt bão" Macbeth ngỡ tội giết vua tước ngai vàng
nắm quyền hành địa vị sẽ làm mình xung sướng bình an, y cho đó là một việc
làm sáng suốt. Nhưng hắn đã lầm trong những tỉnh táo của mình. Hắn đã khổ
sở bởi sự trừng phạt của chính lương tâm hắn "ta ngày càng lo sợ Banque.
Tâm trí ta chứa đầy rắn rết độc địa... thế là sợ lại hoàn sợ". Đó là lời tự thú
của

con người có thế giới nội tâm thác loạn. "Macbeth biến thành một tên
hung bạo chỉ vì yếu đuối chứ không phải quen làm việc ác... Macbeth là hung
thủ nhưng là hung thủ có tâm hồn sâu sắc và mạnh khỏe, do đó gợi sự cảm
thông. Ông là một con người vừa có khả năng chiến thắng vừa vó khả năng sa
ngã và trong một chiều hướng khác đã có thể trở thành một người khác"
(Bielinxky).

Macbeth là một con người của một xã hội trong đó : một trong những
phương tiện để khẳng định cá nhân là giẫm đạp lên người khác. Có đức tính

81
của một chiến sĩ dũng cảm, một tướng lĩnh tài ba Macbeth muốn đứng lên
khẳng định mình. Hắn cho rằng chỉ có giết vua và làm vua thì mới trở thành
một con người với ý nghĩa trọn vẹn của nó. Đó chính là ngyên nhân gây nên
lòng tham của Macbeth, nhưng con đường đi đến ngai vàng lại con đường đi
qua tội ác. Macbeth trong suốt vở bi kịch luôn nhận ra cái sai của mình, luôn
luôn cố gắng lấy lại tính người đã mất, do đó nguyên nhân của cái bi trong
Macbeth không phải là cái chết của Macbeth mà đó chính là tính cách của
Macbeth. Diễn biến tâm lý Macbeth diễn ra rất phức tạp thể hiện một thế giới
nội tâm thác loạn, từ suy nghĩ đến hành động đó là cả một quá trình đấu tranh
không ngừng trong tâm tư của Macbeth. Cái tài về nghệ thuật của Shakespear
là sự thể hiện được điều đó. Vở kịch ngắn, bố cục chặt chẽ đầy kịch tính.
Không những thế Shakespear còn thật tài tình khi dựng lên những cảnh không
có thực mà hết sức thực. Những hồn ma hiện về có lẽ Shakespear cũng vậy
mà chúng ta cũng vậy chưa ai từng gặp. Nhưng Shakespear đã dựng lên
chúng và cho chúng sống thật sinh động.

Kết thúc vở bi kịch Shakespear đã đưa ra cho chúng ta một bài học có ý
nghĩa cái ác bao giờ cũng chỉ đem lại sự tàn phá và sự hủy diệt.

82
TỔNG KẾT

… . o O o . . ..
T
2
4

"Trong bi kịch Shakespear nói cái gì ? Mục đích của bi kịch Shakespear
là gì? Đó là con người và nhân dân... Chính đó làm cho Shakespear vĩ đại"
(Puskin).

"Thế giới của William Shakespear là thế giới của một vạn tâm hồn". (Cô
- lơ - rít). "Shakespear siêu việt vô địch kia đã bao quát cả địa ngục, trần gian
và thiên đường. Đây quả là một vị chúa tể của tự nhiên... Mỗi vở kịch của ông
là một vũ trụ thu nhỏ lại. Ông ta không có những tư tưởng được nuông chiều,
không có những nhân vật được ưu đãi như Schiller. Các bạn hãy xem ông ta
chế tạo tàn nhẫn như thế nào cái anh chàng Hămlet tội nghiệp kia với những ý
định không lồ nhưng ý chí lại là ý chí của một đứa trẻ, cứ đi một bước lại vấp
ngã dưới gánh nặng của một nhiệm vụ quá sức chịu đựng của mình. Các bạn
hãy hỏi Shakespear vị chúa tể của những người pháp sư kia, tại sao ông ta lại
phải Lear thành một ông già yếu đuối hầu như là ngốc nghếch, tại sao ông ta
biểu lộ Macbeth là một con người biến thành một tên hung bạo chỉ vì yếu
đuối chứ không phải quen làm điều ác và ở vộ Macbeth một con người bản
chất hung bạo? Tại sao ông lại biểu hiện ở Corđêlia thành một người con gái
dễ thương và đa tình : một trái,tim đàn bà hiền lành và dịu dàng. Trái lại ông
lại biến các chị của nàng thành những con quỉ thèm thuồng tham lam và hung
bạo. Ông đã trả lời rằng trên đời là như vậy và không thể khác đi được".
(Biêlinxky).

Shakespear viết bi kịch cũng chính là Shakespear viết lại những gì đang
tồn tại và diễn biến trong xã hội ông đang sống. Shakespear có cảm quan rất
nhạy bén và sâu sắc về kịch tính của cuộc đời, những mâu thuẫn, những thay
đổi bất ngờ. Cho nên kịch của Shakespear cũng chính là những gì có thực xảy
ra xung quanh ông trong xã hội bấy giờ "nhân loại đó là nhân vật của ông,

83
nhân vật này luôn chết đi, sống lại yêu thương và căm thù... Hôm nay đội mũ
tai lừa nhưng ngày mai lại đội vòng nguyệt quế và thường mang cả hai cùng
một lúc". (Heine).

Với bi kịch của Shakespear các phạm trù về cái bi, bi kịch nhân vật bi
kịch, nghệ thuật bi kịch .... Được mở rộng và nâng cao, khái quát hơn so với
quan niệm cổ điển truyền thông. Với Shakespear cái bi không chì là sự mất
mát đau khổ là cái tốt là cái đẹp, cái cao thượng bị hy sinh hủy diệt mà cái bi
còn là cái ác cái xấu, cái ác cái xấu cũng khiến người ta cảm thông thương xót
bởi vì thủ phạm gây nên cái ác cái xấu lại chính là nạn nhân của chính nó. Với
Shakespear bi kịch không chỉ là ca ngợi, khẳng định sự bất tử của con người
hay phát hiện ra những phẩm chất tốt đẹp anh hùng của nó mà bi kịch còn là
sự phê phán những dục vọng của con người, miêu tả cuộc đấu tranh giữa nó
với khát vọng chân chính của con người. Bi kịch của Shakespear không khu
biệt với hài kịch mà cái bi thường xen lẫn cái hài, cái bi xen lẫn cái hùng đó
chính là nét độc đáo mới mẻ về nghệ thuật bi kịch của Shakespear.

Shakespear xây dựng nhân vật bi kịch của mình không theo một khuôn
mẫu có sẵn, không theo một qui ước nào cả. Mà nhân vật bi kịch của
Shakespear chính là những con người có thực thường gặp trong cuộc sống
hàng ngày. Nhân vật bi kịch không chỉ là "những con người có một mức độ
phát triển nhất định về chất người, phải được thoa vào một thứ dầu thánh nào
đó để có đủ sức va chạm với những thế lực bên ngoài hay bên trong" (Herzen)
mà nhân vật của ông là những con người chưa đủ sức chống chọi với hoàn
cảnh bên ngoài như Romeo - Juliet. Họ không chỉ là những con người cao
thượng tự biết mình phạm tội và tuyên bố rằng mình nhận trách nhiệm về các
tội lỗi mà mình đã làm như Ôtenlô hay cảm thấy mình phải có trách nhiệm
đối với xã hội như Hămlet mà họ còn là những con người mù quán say mê
quyền lực thích được tôn sùng, thích được đứng cao hơn người khác như Vua
Lear hay những con người tràn đầy dục vọng tội lỗi như Mabeth. Với bi kịch

84
cổ đại thì số phận nhân vật bi kịch là tiền định thì với Shakespear chính tính
cách nhân vật quyết định số phận của họ "mình là nạn nhân của chính mình"
(Causa -sui-Fichte).

Shakespear đã đưa bi kịch lên đến đỉnh cao nghệ thuật mà từ trước đến
giờ chưa một ai có thể đạt tới. Thiên tài nghệ thuật Shakespear trước hết như
một số nhà nghiên cứu (Max. Ang ghen, Biôlinxky...) đã nhận xét "có được
cái năng lực sáng tạo ở bậc cao nhất và được trời phú cho một trí tuệ bao trùm
cả thế giới. Shakespear đồng thời có được cái phẩm chất khách quan của một
thiên tài, cái phẩm chất này khiến ông trở nên trước hết là một nhà soạn kịch
và thể hiện qua khả năng thấu hiểu các đối tượng đúng như chúng tồn tại,
không phụ thuộc vào cá nhân mình, tự chuyển mình vào trong các đối tượng
và sống đời sống của chúng" (Biôlinxky).

Shakespear là người đầu tiên trong văn học khám phá ra những đặc trưng
bản chất của quan hệ tư bản chủ nghĩa. Shakespear rất khéo léo đưa tất cả
những gì xảy ra trong cuộc sống vào trong bi kịch của mình để cho công
chúng nhìn thấy được bộ mặt thật mà họ đang sống để cảnh báo cho họ. Với
bi kịch của mình Shakespear đã chỉ ra cho loài người thấy rằng thời đại Phục
Hưng đằng sau cái vẻ huy hoàng rực rỡ còn ẩn dấu một thế lực đen tối mà
nguy cơn đang đe dọa loài người. Và Shakespear đã lôi nó từ trong bóng tối ra
trước mọi người để cho mọi người nhận diện, để cảnh giác với nó.

Trong bi kịch của mình Shakespear đã khéo léo trộn lẫn cái bi với cái
hài, cái bi với cái hùng để thể hiện chân thực cuộc sống muôn màu muôn vẽ.
Cuộc đời con người có lúc vui lúc buồn, có tiếng cười có nước mắt, có lúc
huy hoàng rục rỡ nhưng cũng có lúc ảm đạm thê lương, nếu viết theo bi kịch
truyền thống thì không thể nào thể hiện hết được sự đa dạng đó. Shakespear
đã khéo tài tình xây dựng nhân vật trong bi kịch giống như con người thực ở
ngoài đời.

85
Shakespear đã khai sinh ra một thể loại bi kịch mới : bi kịch tính cách,
chính tính cách của nhân vật quyết định số phận của họ và làm nên cái hay vở
kịch. Bi kịch của Shakespear đầy kịch tính, gay cấn... ông đã sử dụng biện
pháp lưỡng hóa để đào sâu nội tâm nhân vật. Ngòi bút của ông không chỉ
miêu tả ngoại diện nhân vật mà còn ông miêu tả những diễn biến, những diễn
biến trong tâm trạng, những cuộc đấu tranh trong tâm hồn các nhân vật. Tâm
lý các nhân vật của Shakespear biến đổi không ngừng theo hoàn cảnh khách
quan mà nó tiếp xúc. Nhân vật của Shakespear một khi được ông xây dựng
nên thì nó là một nhân vật sống, một con người sống, hành động suy nghĩ là
hành động suy nghĩ của chính nó chứ nó không chịu sự điều khiển của tác giả.
Nếu như với bi kịch truyền thống những gì thuộc về nhân vật và thế giới xung
quanh nó được đề xuất qua nhận xét của tác giả thì với Shakespear đều
chuyển qua phạm vi ý thức của nhân vật. Nhân vật của Shakespear có tính
độc lập của nó, trong nhân vật bao giờ cũng có một cái gì đó của chính nó chứ
nó không chịu sự điều kiến từ bên ngoài. Shakespear chính là người thầy của
thủ pháp : "tìm ra con người trong con người" mà nhiều tác giả sau này đều
phải học phương pháp sáng tác này của ông, kịch hiện đại, truyện, tiểu thuyết
hiện đại sau này đều học hỏi ít nhiều ở bi kịch của Shakespear.

Không những thế Shakespear còn rất tài tình trong việc sử dụng ngôn
ngữ. Kịch của Shakespear là cả một kho ngôn ngữ vô cùng tận. Shakespear
dùng ngôn ngữ để làm nổi bậc tính cách nhân vật. Qua ngôn ngữ Shakespear
cũng cho chúng ta biết nhân vật thuộc tầng lớp nào, nghề nghiệp của họ là gì?
Họ là con người như thế nào ? "nhà thơ có "chiếc lưỡi đường mật" này
dùng ngôn ngừ mà cảm hóa chúng ta, làm chúng ta phải cùng tác giả yêu,
ghét, căm thù... ngôn ngữ ấy của nhà thơ lại thường xuyên biến đổi cho phù
hợp với hoàn cảnh và tâm lý tính cách của nhân vật. Ngôn ngữ đó khi đanh
thép, khi hùng hồn, khi tha thiết, khi lại não ruột như một tiếng thở dài"
(Trích lịch sử văn phương Tây - Tập I) .

86
Nhân loại càng tiến bộ người ta biết đến Shakespear càng nhiều ảnh
hưởng của Shakespear ngày càng lớn trên thế giới. Bi kịch của Shakespear
vẫn mãi mãi là những viên ngọc quí trong kho tàng văn học thế giới những
viên ngọc đó càng ngày càng tỏa sáng lấp lánh hơn.

87
THƯ MỤC THAM KHẢO

1. A.Anixt- Sáng tác của Shakespear – Nhà xuất bản SựThật 1963

2. Trần Văn Báu- Hămlet Hoàng Tử Đan mạch

3. Đặng Thế Bính- Tuyển tập kịch Shakespear - NXB Sân Khấu –
1995

4. Lê Văn Chín- Văn học phương tây giản yếu - Trường ĐHSP
1994

5. Marx – Engels- Về văn học nghệ thuật - NXB Sự Thật 1977

6. Engels- Phép biện chứng của tự nhiên- NXB Sự Thật 1976

7. Lê Bá HânTrần Đình sử □ Từ điển thuật ngữ văn học –


NXBGD- Hà Nội 1992

8. Đỗ Đức HiếuVăn học thời đại Phục Hưng - Tạp chí văn học-Số
2-1963

9. Đỗ Đức Hiếu (Chủ biên)-Giáo Trình Văn Học Phương Tây TI -


NXB Giáo Dác -Hà Nội 1996.

10. Đỗ Khánh Hoan- Lịch sử văn học Anh Quốc

11. B ù i A n h K h a , B ù i Ý , B ù i □ H ă m l e t - NXB V ă n
T
2
4 T6
2
4

h ọ c - H à N ộ i 1986

……
T
2
4

88

You might also like